1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ kỹ thuật đòn tay cho nam vận động viên karatedo đội tuyển quốc gia

131 2,3K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐỖ TUẤN CƯƠNG NGHIÊN CỨU CÁC BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ KỸ THUẬT ĐÒN TAY CHO NAM VĐV K

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ

DU

ĐỖ TUẤN CƯƠNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

HÀ NỘI, 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU

VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

ĐỖ TUẤN CƯƠNG

NGHIÊN CỨU CÁC BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ

KỸ THUẬT ĐÒN TAY CHO NAM VĐV KARATEDO

ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

ĐỖ TUẤN CƯƠNG

NGHIÊN CỨU CÁC BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ

KỸ THUẬT ĐÒN TAY CHO NAM VĐV KARATEDO

ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA

Chuyên ngành: Huấn luyện thể thao

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bốtrong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận án

Đỗ Tuấn Cương

Trang 4

MỤC LỤC

Trang 5

Trang bìa Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục chữ viết tắt, ký hiệu và đơn vị đo lường sử dụng trong luận án

Danh mục bảng, biểu đồ, hình vẽ trong luận án

1.1 Xu thế phát triển Karatedo trên thế giới và ở Việt Nam 4

1.2 Một số đặc điểm cơ bản trong huấn luyện kỹ thuật đòn tay môn

Karatedo

12

1.2.3 Đặc điểm về tâm lý vận động của VĐV nam ĐTQG trong thi đấu đối

kháng môn Karatedo

181.2.4 Đặc điểm huấn luyện kỹ thuật trong môn Karatedo 211.2.5 Hệ thống kỹ thuật đòn tay trong thi đấu Kumite 23

1.3 Đặc điểm phát triển sức mạnh tốc độ trong môn Karatedo 25

1.3.1 Đặc điểm phát triển tố chất thể lực trong môn Karatedo 251.3.2 Đặc điểm về phát triển tố chất sức mạnh tốc độ trong môn Karatedo 32

1.3.3 Đặc điểm về tố chất sức mạnh tốc độ trong thi đấu đối kháng môn

Karatedo

35

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN

CỨU

47

Trang 6

2.2.5 Phương pháp thực nghiệm sinh cơ 52

3.1 Nghiên c u th c tr ng hu n luy n phát tri n SMTĐ kỹ thu t ứu thực trạng huấn luyện phát triển SMTĐ kỹ thuật ực trạng huấn luyện phát triển SMTĐ kỹ thuật ạng huấn luyện phát triển SMTĐ kỹ thuật ấn luyện phát triển SMTĐ kỹ thuật ện phát triển SMTĐ kỹ thuật ển SMTĐ kỹ thuật ật

đòn tay cho nam VĐV Karatedo đ i tuy n qu c gia ội tuyển quốc gia ển SMTĐ kỹ thuật ốc gia

61

3.1.1 Th c tr ng hu n luy n t ch t s c m nh t c đ cho nam VĐV ực trạng huấn luyện tố chất sức mạnh tốc độ cho nam VĐV ạng huấn luyện tố chất sức mạnh tốc độ cho nam VĐV ấn luyện tố chất sức mạnh tốc độ cho nam VĐV ện tố chất sức mạnh tốc độ cho nam VĐV ố chất sức mạnh tốc độ cho nam VĐV ấn luyện tố chất sức mạnh tốc độ cho nam VĐV ức mạnh tốc độ cho nam VĐV ạng huấn luyện tố chất sức mạnh tốc độ cho nam VĐV ố chất sức mạnh tốc độ cho nam VĐV ộ cho nam VĐV

Karatedo đ i tuy n qu c giaộ cho nam VĐV ển quốc gia ố chất sức mạnh tốc độ cho nam VĐV

61

3.1.2 Nghiên cứu thực trạng huấn luyện SMTĐ đòn tay của nam VĐV

Karatedo đội tuyển quốc gia

63

3.2 Nghiên cứu nội dung, tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh tốc độ và kỹ

thuật đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia

66

3.2.1 Lựa chọn các test đánh giá sức mạnh tốc độ đòn tay cho nam VĐV

Karatedo đội tuyển quốc gia

67

3.2.2 Xác định các thông số động học của kỹ thuật đòn tay cho nam VĐV

Karatedo đội tuyển quốc gia:

72

3.2.3 Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá SMTĐ và kỹ thuật đòn tay cho nam VĐV

Karatedo đội tuyển quốc gia:

77

3.3 Nghiên cứu lựa chọn các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ

kỹ thuật đòn tay cho nam VĐV Karatedo ĐTQG

85

3.3.1 Lựa chọn các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ kỹ thuật đòn tay

cho nam VĐV Karatedo ĐTQG

85

3.3.2 Đánh giá hiệu quả hệ thống các bài tập phát triển SMTĐ kỹ thuật đòn

tay cho nam VĐV Karatedo ĐTQG

93

Danh mục các công trình công bố liên quan đến luận án 116

Phụ lục

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU VÀ ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG

Trang 7

I CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN:

Trang 8

Tt Bảng Tên bảng Trang

1 3.1 Thời gian huấn luyện tố chất thể lực của nam VĐV Karatedo độituyển quốc gia 63

2 3.2 Hiệu quả các kỹ thuật đòn tay trong thi đấu Kumite của namVĐV Karatedo (n=144) Sau trang65

3 3.3 Kết quả phỏng vấn các test thể lực (n = 25) Sau trang

68

4 3.4 Kết quả phỏng vấn các test kỹ thuật (n = 25) Sau trang68

5 3.5 Độ tin cậy của các test đánh giá SMTĐ đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia 70

6 3.6 HSTQ các test đánh giá SMTĐ đòn tay với thành tích thi đấu củanam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia 71

7 3.7 Kết quả kiểm tra các test thể lực của nam VĐV Karatedo độituyển quốc gia

đội tuyển quốc gia

10 3.10 Bảng chuẩn điểm đánh giá tổng hợp SMTĐ đòn tay cho namVĐV Karatedo đội tuyển quốc gia 81

11 3.11 Kết quả kiểm tra các thông số kỹ thuật đòn tay của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia 82

12 3.12 Tiêu chuẩn đánh giá các thông số kỹ thuật đòn tay của nam VĐV

13 3.13

Kết quả phỏng vấn lựa chọn hệ thống các bài tập huấn luyện nhằm phát triển SMTĐ đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia (n = 25)

Sau trang 90

14 3.14 Kết quả kiểm tra các test đánh giá SMTĐ đòn tay của nam VĐVKaratedo ĐTQG sau thực nghiệm lần 1 103

15 3.15 Độ tăng trưởng các test đánh giá SMTĐ đòn tay của nam VĐVKaratedo ĐTQG sau thực nghiệm lần 1 103

16 3.16 Kết quả kiểm tra các test đánh giá SMTĐ đòn tay của nam VĐV

Karatedo ĐTQG sau thực nghiệm lần 2 104

17 3.17 Kết quả kiểm tra các test đánh giá SMTĐ đòn tay của nam VĐVKaratedo ĐTQG sau thực nghiệm lần 2 104

18 3.18 Độ tăng trưởng SMTĐ đòn tay của nam VĐV Karatedo ĐTQG

qua hai lần thực nghiệm

Sau trang 105

19 3.19 Kết quả so sánh các thông số kỹ thuật đòn tay của nam VĐVKaratedo đội tuyển quốc gia sau thực nghiệm lần 1 Sau trang106

Trang 9

20 3.20 Kết quả so sánh các thông số kỹ thuật đòn tay của nam VĐVKaratedo đội tuyển quốc gia sau thực nghiệm lần 2 Sau trang106

21 3.21 So sánh sự tăng trưởng các thông số kỹ thuật đòn tay của namVĐV Karatedo ĐTQG qua các giai đoạn thực nghiệm Sau trang106

22 3.22 Kết quả đánh giá tổng hợp SMTĐ đòn tay của nam VĐVKaratedo đội tuyển quốc gia sau quá trình thực nghiệm 110

23 3.23 Kết quả kiểm tra các thông số kỹ thuật đánh giá SMTĐ kỹ thuật

đòn tay của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia sau quá trình thực nghiệm

110

24 3.24 Hiệu quả các kỹ thuật đòn tay trong thi đấu Kumite của namVĐV Karatedo sau thực nghiệm (n=70 Sau trang111

28 3.1 Độ tăng trưởng SMTĐ đòn tay của nam VĐV Karatedo ĐTQGqua hai lần thực nghiệm Sau trang105

29 3.2 Sự tăng trưởng thông số đòn tay trước trong kỹ thuật tấn công củanam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia Sau trang106

30 3.3 Sự tăng trưởng thông số đòn tay sau trong kỹ thuật tấn công của

nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia

Sau trang 106

31 3.4 Sự tăng trưởng thông số đòn tay phải trong kỹ thuật phản công

của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia

Sau trang 106

32 3.5 Sự tăng trưởng thông số đòn tay trái trong kỹ thuật phản công củanam VĐV Karatedo đôị tuyển quốc gia Sau trang106

33 3.6 Hiệu quả sử dụng kỹ thuật tấn công đòn tay của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia qua quá trình thực nghiệm Sau trang111

34 3.7 Hiệu quả sử dụng kỹ thuật phản công đòn tay của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia qua quá trình thực nghiệm Sau trang111

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

Thể thao thành tích cao là một bộ phận cấu thành nền thể dục thể thao xãhội chủ nghĩa Mục đích của thể thao thành tích cao là vươn tới những đỉnh caothành tích Động cơ thành tích chính là động lực mạnh mẽ thúc đẩy vận độngviên (VĐV) trong việc vươn tới các thành tích kỷ lục, cũng như thúc đẩy hoạtđộng khoa học thể thao nhằm tìm ra những phương pháp, biện pháp, yếu tố mớithúc đẩy, khai thác tối đa khả năng của con người trong việc vươn tới các thànhtích đó Để thực hiện mục tiêu đó, ngành thể dục thể thao cũng đã đưa ra nhữngquan điểm, giải pháp hữu hiệu để đổi mới công tác đào tạo tài năng thể thao, chú

ý tập trung phát triển một số môn thể thao mũi nhọn để tham gia các đại hội thểdục thể thao quốc tế và khu vực, trong đó có môn Karatedo

Ở nước ta, so với các môn thể thao khác, Karatedo mặc dù được hìnhthành muộn hơn song đã nhanh chóng phát triển rộng khắp các tỉnh, thành phốnhư Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và hơn thế nữa đã có nhữngđóng góp không nhỏ về thành tích thi đấu tại các đấu trường quốc tế Nhưng, thậtđáng tiếc, tỷ lệ đạt thành tích giữa nam và nữ chưa được đồng đều, đa số vẫn làcác VĐV nữ, tuy vậy để tìm ra được nguyên nhân đích thực không phải dễ dàng.Trong hệ thống đào tạo VĐV Karatedo nói riêng, cũng như VĐV các môn thểthao khác nói chung, việc nâng cao thành tích thể thao phụ thuộc rất nhiều vàocác yếu tố tác động như lối sống, điều kiện, môi trường, đào tạo Ngoài việchoàn thiện trình độ kỹ, chiến thuật và rèn luyện ý chí, VĐV còn cần phải chuẩn

bị đầy đủ các tố chất thể lực, mà một trong những tố chất thể lực quan trọng đó

là tố chất sức mạnh Trong Karatedo, tố chất sức mạnh, đặc biệt là sức mạnh tốc

độ đóng một vai trò rất quan trọng - và cũng là một trong những tiêu chuẩn ghiđiểm trong thi đấu Kumite và Kata

Trong huấn luyện Karatedo ở nước ta đã có một số nghiên cứu về cácmặt: thể lực, kỹ thuật, tâm lý cho VĐV như các tác giả Vũ Sơn Hà, NguyễnĐương Bắc, Trần Tuấn Hiếu, Cao Hoàng Anh, Các tác giả trên đã nghiên cứu

Trang 12

các bài tập phát triển các tố chất thể lực, kỹ thuật cũng như các khả năng vậnđộng cho các lứa tuổi khác nhau Về tâm lý cho tác giả Nguyễn Thị Tuyết nghiêncứu một số chỉ số tâm lý trong VĐV Karatedo Tác giả Nguyễn Thế Truyềnnghiên cứu kiểm tra đánh giá trình độ tập luyện cho VĐV môn Karatedo độituyển quốc gia Tác giả Đặng Thị Hồng Nhung nghiên cứu về trình độ thể lựcchuyên môn của nữ VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia Tuy nhiên, vấn đề về sửdụng các bài tập sức mạnh tốc độ rất ít tác giả nghiên cứu đến, đặc biệt là sứcmạnh tốc độ đòn tay - là kỹ thuật chủ yếu sử dụng trong thi đấu Karatedo, vàcũng là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định đến khả năng cũng nhưthành tích của VĐV Đã có tác giả Trần Tuấn Hiếu nghiên cứu tới sự phát triểnsức mạnh tốc độ của VĐV Karatedo lứa tuổi từ 12 - 15, tác giả Ngô NgọcQuang nghiên cứu về nội dung tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh cho VĐV Karatedolứa tuổi 14 - 16, nhưng đối tượng là các nam VĐV đội tuyển vẫn chưa ai đề cập tới.

Trên cơ sở phân tích ý nghĩa, tầm quan trọng và tính bức thiết của vấn

đề, luận án quyết định chọn luận án: “Nghiên cứu các bài tập nhằm phát triển

sức mạnh tốc độ kỹ thuật đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia"

1.3 Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu 1: Nghiên cứu thực trạng huấn luyện phát triển sức mạnh tốc độ

kỹ thuật đòn tay của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia

Mục tiêu 2: Nghiên cứu nội dung, tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh tốc độ

và kỹ thuật đòn tay của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia

Trang 13

Mục tiêu 3: Nghiên cứu lựa chọn bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc

độ kỹ thuật đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia

1.4 Giả thiết khoa học:

Qua việc tìm hiểu đặc điểm phát triển sức mạnh tốc độ kỹ thuật đòn tay,giả thiết luận án đánh giá xác định năng lực sức mạnh tốc độ có ảnh hưởng quantrọng tới kỹ thuật đòn tay của VĐV nam Karatedo đội tuyển quôc gia Do đóviệc sử dụng hệ thống các bài tập thể lực chuyên môn có kết hợp các yếu tố kỹthuật phát triển SMTĐ đòn tay vào các buổi tập sẽ góp phần nâng cao năng lựcSMTĐ và kỹ thuật đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia

Trang 14

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Xu thế phát triển Karatedo trên thế giới và ở Việt Nam:

1.1.1 Lịch sử phát triển Karatedo trên thế giới:

1.1.1.1 Lịch sử Karatedo truyền thống:

Lịch sử của môn Karatedo truyền thống được xuất hiện bắt đầu từ võthuật Te (bàn tay) phát triển ở Okinawa, ban đầu đây chỉ là một hình thức mangtính tự vệ Tuy nhiên, qua thời gian dài thông thương giữa Okinawa và TrungQuốc, nền võ thuật Okinawa bị ảnh hưởng bởi môn phái Kenpo của Trung Quốc

ở một vài điểm trong quá trình phát triển của mình Tuy nhiên, sự ảnh hưởng nàymới chỉ mang tính truyền miệng và chưa được sử sách ghi chép một cách chínhthức, cũng không thể chắc chắn khi cho rằng Kate-Te được đặt tên đầu tiên ởOkinawa Song không thể phủ nhận rằng nó đã phát triển cách đây xấp xỉ 500năm, khi người cai trị của triều đại Vua Shoha đã thống nhất lãnh thổ sau nhiềuthập kỷ xảy ra chiến tranh và đã ban hành một sắc lệnh cấm sử dụng vũ khí trênhòn đảo này Theo những ghi chép đã được quy ước từ trước thì một điều luậttương tự cấm sở hữu và sử dụng vũ khí đã được ban hành lại và có hiệu lực bởiphe cánh của Satsuma, người mà đã xâm chiếm hòn đảo Okinawa vào đầu nhữngnăm 1600 và đưa nó ra dưới điều luật của một viên tướng người Nhật Do vậy,trong môi trường này karate đã phát triển như là một hình thức chiến đấu không

vũ khí để bảo vệ bản thân và đất nước của mình, tuy nhiên việc truyền bá và tậpluyện đều trong vùng bí mật

Sau đó là sừ ra đời của Karate Okinawa do thầy Funakoshi Gichin mangđến vào năm 1868 Ông đã cống hiến cả đời mình để đẩy mạnh các giá trị củanền võ thuật, truyền bá con đường của Karate-jutsu tới Nhật Bản, và nó đã đượclan truyền khắp nước Nhật Vào năm 1949, những môn sinh của ông đã thànhlập một hiệp hội về việc đẩy mạnh karate; họ đặt tên nó là Nihon Karate Kyokai,hay còn gọi là Hiệp hội Karate Nhật Bản, và đó là bước đi ban đầu của JKA Và

Trang 15

đây là Hiệp hội Karatedo lớn nhất và có uy tín nhất Nhật Bản, nó đại diện choKaratedo truyền thống Nhật Bản [67], [68].

1.1.1.2 Lịch sử phát triển môn Karatedo trên thế giới:

Karatedo đối với nhiều người yêu võ thuật vẫn còn mơ hồ về nguồn gốccủa nó Tuy nhiên, xuất xứ chính xác của môn võ này cũng chưa được xác định,bởi không tìm được thư tịch cổ nào ghi chép về môn võ này Ngày nay, mônKarate được phát triển khá mạnh trên toàn thế giới và được chia ra rất nhiềunhánh hệ phái khác nhau như: Shotokan Ryu, Shito Ryu, Shorin Ryu, WadoRyu, Goju Ryu, Kyokushinkai,… Tuy nhiên, hiện tại chỉ có 4 hệ phái được chínhthức sát nhập vào hệ thống Karate trên toàn thế giới đó là: Shotokan Ryu (dothầy Ghichin Funakoshi sáng lập), Shito Ryu (do thầy Kenwa Mabuni sáng lập),

Wado Ryu (do thầy Hironori Ohtsuka sáng lập) và Goju Ryu (do thầy Miyagi

Chojun sáng lập) [67].

Karatedo đã được truyền bá và nhân rộng tới nhiều quốc gia ngay từ đầunhững năm 1950, chủ yếu là các võ sư người Nhật trong Hiệp hội Karatedo NhậtBản (JKA) Nhưng họ chỉ quan tâm đến việc truyền bá võ thuật mà không quantâm đến việc thành lập các tổ chức quốc gia hay quốc tế giống như trong cácmôn thể thao khác

Vào năm 1961, một võ sư người Pháp (Đai đen 4 đẳng) tên là JacquesDelcuourt tập hợp và cùng với các võ đường tại Pháp thành lập Liên đoànKaratedo Pháp

Sau khi Karatedo được thành lập ở Pháp, thì liền ngay sau đó từ năm

1961 đến 1963 liên tục một số nước châu Âu thành lập liên đoàn (07 liên đoàn),vào vào thời gian đó một giải Karatedo quốc tế lần đầu tiên được tổ chức ở Phápvới chỉ có 3 nước tham gia, đó là Bỉ, Pháp, và Anh

Vào ngày 15 tháng 12 năm 1963 (đây là mốc khởi đầu của phong trào

Karatedo Thế giới), 7 quốc gia đã tập hợp lại tại Pháp để mở đầu một Đại hội

Karatedo Châu Âu lần thứ nhất Và tên tuổi của một trong số những thành viêncủa Đại hội này có một ảnh hưởng rất lớn đối với WKF sau này

Trang 16

Và qua các quá trình tìm hiểu và khảo sát thực trạng môn Karatedo, ngày

24 tháng 5 năm 1964, Đại hội Karatedo châu Âu lần thứ hai lại được tổ chức tạiParis Tại Đại hội này, những người Đại diện của các Liên đoàn đã nhận thấyrằng cần phải có một Ban Chấp hành, do đó Đại hội đã thành lập và bầu ra Banđiều hành, do ông Jacques Delcourt (người Pháp) làm chủ tịch và ông đã điềuhành cho đến năm 1997 (trong 34 năm), 03 Phó Chủ tịch là ông MM Briff(người Đức), Cherix (Thụy Sỹ); Fannoy (Bỉ) và Tổng thư ký là ông M Sebban(người Pháp) Trong số những người trong Ban điều hành, chỉ có duy nhất ôngDelcourt tiếp tục công việc và tâm huyết của mình, cũng là người khởi xướngthành lập lên tổ chức Karatedo Thế giới sau này

Trong Đại hội năm 1964 đã nghiên cứu các vấn đề, như đề cập tới mởlớp trọng tài quốc tế, vấn đề truyền thông báo chí, các trận đấu quốc tế, và cáclớp học đầu tiến đã được các chuyên gia Nhật Bản tư vấn với mục đích mongmuốn được tổ chức giải Vô địch Châu Âu

Đại hội Karatedo lần thứ 3 được tổ chức vào ngày 21 tháng 11 năm 1965,vẫn tại Paris Có 10 quốc gia tham dự (với 03 thành viên mới đó là: Áo, Bồ ĐàoNha và Ba Lan) Tại Đại hội này có sự tham gia của các chuyên gia Nhật bảnphụ trách về mảng chuyên môn đó là 04 chuyên gia: Kono, Yamashima, Toyama

và Suzuki

Vấn đề quan trọng nhất của Đại hội lần này đó là đạt được các thỏa thuận

và sự đồng thuận và thống nhất tên của tổ chức là EKU (Liên hiệp KaratedoChâu Âu) Đó là họ đã đồng ý không điều kiện với những phương thức điềuhành của Liên hiệp và tiếp tục theo sự điều hành của ủy ban Điều hành do ông

M Delcourt làm chủ tịch Về bản chất thì không có sự thay đổi nào so với năm

1964 (ngoại trừ sự ra đi của một vài người trong các ban Điều hành Tại Đại hộinày cũng đưa ra các quyết định về ngân sách tài chính, các điều luật trọng tài, vàmột giải Cúp quốc tế ở Cannes

Đại hội Châu Âu lần thứ tư được tổ chức vào năm 1966 đây là giải Vôđịch Châu Âu lần đầu tiên được tổ chức vào ngày 7/5/1966 tại Paris với các nội

Trang 17

dung: đồng đội (5 VĐV + 1 VĐV dự bị); và các nội dung cá nhân: với 4VĐV/01 quốc gia không kể hạng cân và hoàn toàn chỉ có nam giới tham gia thiđấu (mà phải đến 10 năm sau nữ mới có mặt tham gia thi đấu tại các giải củaKaratedo, năm 1974).

Trong giải đấu này có rất nhiều chấn thương ở mặt Các nhà Điều hành

đã phải họp nhau lại để thảo luận về vấn đề này (đây là vấn đề cho đến 33 nămsau vẫn chưa giải quyết được)

Trong số những VĐV thi đấu tại giải Vô địch Châu Âu lần thứ nhất này,

có một số VĐV đã trở nên nổi tiếng: Ông T Morris, người sau này trở thànhChủ tịch Hội đồng trọng tài Liên đoàn Karatedo thế giới

Đại hội đã phân tích các kết quả tại giải Vô địch Châu Âu Có rất nhiều ýkiến, quan điểm khác nhau: có ý kiến cho rằng các trận đấu quá nặng, căngthẳng, có người cho rằng các điều luật không ngăn được các tình huống bạo lựcthường xảy ra trong trận đấu, có ý kiến cho rằng phải có sự khống chế

Năm 1967 Lớp trọng tài đầu tiên được tổ chức ở Rom (Italia) Nhiệm vụchính duy trì và phát triển theo tinh thần dựa trên cơ sở các điều luật của Hiệphội Karatedo Nhật Bản – JKA (Japan Karate Association)

Giải Vô địch Châu Âu lần thứ 2 được tổ chức vào ngày 5 và 6/5/1967 tạiLuân Đôn (nước Anh) Tại giải lần này có hai nội dung chính được Chủ tịchDelcourt đề xuất và được Đại hội quyết định hai điểm chính sau:

Các trận đấu đồng đội sẽ là 5 người thi đấu chính và 2 người dự bị (hệthống thi đấu này vẫn duy trì cho đến nay)

Các trận đấu cá nhân bị chấn thương và các VĐV bị chấn thương tại cáctrận đồng đội hoặc bị kiệt sức trong trận đồng đội sẽ phải được xem xét trước khitiếp tục thi đấu Do đó, Chủ tịch đã đưa khuyến cáo những VĐV tham gia thi đấutrận đồng đội cần phải tự điều chỉnh mình trước khi bắt đầu đấu trận cá nhân vàmỗi một quốc gia có thể chọn các cá nhân theo tình hình kết quả trong thi đấuđồng đội của họ

Trang 18

Giải Vô địch Châu Âu lân thứ 3 được tổ chức vào ngày 4/5/1968 ở Paris(Pháp) và cũng vào ngày 5/4/1968 Đại hội lần thứ 6 được tiến hành.

Đại hội lần thứ 7 tổ chức vào tháng 5/1969 tại Luân Đôn (Anh) với 10quốc gia tham gia

Giải Vô địch Châu Âu lần thứ 5 được tổ chức ở Hamburg (Đức) tháng5/1970, đây là năm đặc biệt quan trọng đối với Karatedo, khi Liên đoàn Karate

Thế giới (WKF – World Karate Federation) được thiết lập và Giải Vô địch thế

giới lần đầu tiên đã được tổ chức vào Tháng 10 năm 1970 tại Tokyo, Nhật Bản

Năm 1970 có một sự đồng thuận đã được ký kết mang tính lịch sử giữahai nhà lãnh đạo (tổ chức Karatedo Nhật bản và Liên đoàn Karatedo Châu Âu)hợp tác cùng ký kết hợp tác cùng nhau phát triển Karatedo lên khắp thế giới Và

tổ chức mới này được gọi là WUKO (World Union Karate Organization), ôngDelcourt vẫn là chủ tịch và ông Sasakawa (Nhật) là Chủ tịch danh dự Đây là cáimốc khởi đầu sự nghiệp của Karatedo trên toàn thế giới

Vào năm 1975, kỳ vọng đưa Karatedo vào Olympic, với sự hỗ trợ củaHiệp hội Karatedo Nhật bản (JKA) giải Cúp Thế giới IKF (InternationalKaratedo Federation – Liên đoàn Karatedo quốc tế) được tổ chức ở Mỹ, và liêntục được tổ chức thêm được 3 lần nữa Tuy nhiên, để đạt được kỹ thuật đích thực

và tinh thần Karatedo trong thi đấu, thì phải đến giải Vô địch Karate Cup Shotothế giới được tổ chức tại Nhật Bản vào năm 1985 mới thể hiện được một phầnlinh hồn của của Karatedo, và đây cũng là một sự chứng nhận Karate trở thànhmôn Võ thuật Quốc tế Giai đoạn này chứng minh cho sự phát triển ngoạn mụccủa môn Karatedo trên toàn thế giới

Năm 1994 các liên đoàn Karatedo các nước trên thế giới đã họp và thốngnhất đổi tên Tổ chức liên hiệp Karatedo Thế giới (WUKO) thành Liên đoànKaratedo thế giới (WKF) với hơn 150 quốc gia trong đó có Việt Nam Cùng nămnày đội tuyển Karatedo Việt Nam cũng đã tham dự giải Vô địch thế giới lần thứ

2 được tổ chức tại Kota Kinabalu, Malaysia [68]

Trang 19

Từ năm 1994 đến nay WKF liên tục phát triển và ngày càng hoàn thiện

hệ thống tổ chức, luật thi đấu nhằm hướng tới có mặt tại Olympic - một đấutrường cao nhất hành tinh

1.1.2 Lịch sử phát triển Karatedo ở Việt Nam:

Ở Việt nam môn Karatedo được phát triển rất mạnh do tính khoa học vàhiệu quả tập luyện của nó cộng với chủ nghĩa anh hùng dân tộc và tinh thầnthượng võ của người dân Việt Nam Ở Thành phố Hồ Chí Minh phát triển hệphái Kyokyushinkar do võ sư Hồ Cẩm Ngạc truyền bá vào khoảng năm 1950 ỞHuế phát triển hệ phái Goju do một người Nhật tên là Chojin Suzuki truyền bá,giảng dạy Từ Miền Nam và qua một số học giả nước ngoài Karatedo đã được dunhập vào Hà Nội, nhưng chỉ sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất vào năm

1975, Karatedo mới thực sự được truyền bá và phát triển rộng khắp Với sự ham

mê võ thuật của người dân Việt Nam, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên vàđược sự quan tâm đầu tư, khuyến khích của Lãnh đạo các cấp trong và ngoàingành thể thao tại các tỉnh, thành ngành trong cả nước, nên đến năm 1980 đãthành lập được một số câu lạc bộ tập luyện có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành trong

cả nước

Tuy nhiên mãi đến năm 1984 một số giải thi đấu mới được tổ chứcnhưng vẫn mang tính tự phát, vì vậy năm 1987 một cuộc hội thảo về Karatedo tạiHuế đã thống nhất sử dụng Luật trong thi đấu Karatedo (tuy mới chỉ tập trungvào Luật Kumite) Tháng 7 năm 1988 giải Huế Hữu nghị được tổ chức và tiếptheo đó năm 1989 tại Hà Nội cũng tổ chức theo phương thức giải này Tại cácgiải này, hệ thống tổ chức chỉ mang tính giao lưu giữa các câu lạc bộ, vùng, miềntrong toàn quốc và một phần mang tính thử nghiệm ứng dụng các điều luật đượcđưa vào trong thi đấu Karatedo

Tháng 7 năm 1989 Sở Thể dục thể thao Hà Nội đã mời võ sư Yamamora

- huyền đai lục đẳng sang chính thức huấn luyện giảng dạy cho các võ sinh tạicác câu lạc bộ trên toàn quốc

Trang 20

Tháng 8 năm 1991 giải vô địch Karatedo toàn quốc lần thứ nhất được tổchức tại Hà Nội Năm 1992 giải vô địch Karatedo toàn quốc lần thứ hai được tổchức tại Huế Và bắt đầu từ đây hệ thống thi đấu giải toàn quốc chính thức đãđược đưa vào hệ thống thi đấu của Tổng cục Thể dục thể thao (định kỳ mỗi năm

1 lần) luân phiên tại các thành phố có phong trào Karatedo mạnh trên cả nước

Và cũng bắt đầu tại các giải này, Tổng cục thể dục thể thao chính thức tiến hànhphong cấp cho các VĐV đạt giải (từ cấp 1 đến Kiện tướng)

Trong những năm gần đây Karatedo luôn được coi là một trong số cácmôn thể thao mũi nhọn của nền thể thao nước nhà Việc thi đấu xuất sắc và giànhđược các thứ hạng cao của các võ sĩ Karatedo Việt Nam tại các giải đấu trongKhu vực và Quốc tế đã khẳng định vị trí của môn thể thao này và tạo đà cho sựphát triển mạnh mẽ của phòng trào tập luyện và thi đấu Karatedo trong cả nước

Để đáp ứng cho yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn và nhằm cung cấp đội ngũcán bộ, giáo viên, huấn luyện viên, trọng tài…Tại Việt Nam, Karatedo là mộtmôn học đã được đưa vào giảng dạy tại các trường đại học chính quy chuyênngành giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao

Karatedo còn là môn học đào tạo chuyên sâu hệ chính quy, hệ tại chức tạicác lớp học Chính khóa và ngoại khóa ở các trường Đại học Thể dục Thể thao -Đại học sư phạm - Đại học Nông Lâm các trường cao đẳng TDTT nhằm trang

bị cho sinh viên những kiến thức lý luận chuyên ngành TDTT, năng lực tậpluyện phát huy về chuyên môn Karatedo, với những phương pháp giảng dạy,huấn luyện, đào tạo, tổ chức, quản lý và trọng tài, tạo tiền đề để phát triển cácCâu lạc bộ Karatedo trên toàn quốc

1.1.3 Xu thế phát triển Karatedo hiện đại:

Hiện nay trình độ Karatedo thi đấu trên Thế giới đã phát triển đến đỉnh cao(mặc dù chưa được đưa vào Olympic), nhiều chuyên gia, HLV từ kinh nghiệmhuấn luyện thành công trong môn Karatedo đã cho rằng đặc trưng chủ yếutrong kỹ thuật, chiến thuật của VĐV Karatedo là: Nhanh, mạnh, khéo léo vàchuẩn xác với sự khống chế cao khi va chạm vào mục tiêu, hơn nữa những mục

Trang 21

tiêu lại luôn biến hóa khôn lường chỉ trong một hiệp đấu duy nhất Đây là conđường tất yếu giành thắng lợi trong thi đấu Karatedo đỉnh cao.

Nhanh: trong môn Karatedo chính là tốc độ ra đòn (tấn công và phản

công) trong Karatedo được các nhà chuyên môn và khoa học đánh giá rất cao về

sự biến hóa và tốc độ của nó, thậm chí nếu không tập trung cao thì khó quan sátđược đòn đánh diễn ra như thế nào Điều này cho thấy tốc độ đòn rất nhanh vàchớp nhoáng Kỹ thuật dứt điểm nhanh trong thời gian ngắn nhất (có thể chưa

đến 1 giây) Nhanh còn biểu hiện qua phản ứng ra đòn và vào đòn, tần số động

tác, di chuyển và né tránh đòn

Mạnh: Sức mạnh trong Karatedo thường được thể hiện ở sự kết hợp với

sức nhanh, như sự tung đòn với một tốc độ và sức mạnh tối đa nhưng khi chạmmục tiêu phải có sự khống chế, đây là khả năng tự điều khiển thần kinh – mộtkhả năng quan trọng và đặc trưng nhất mà các môn võ khác không có Sức mạnhtrong Karatedo hay nói cách khác chính là SMTĐ Sức mạnh trong mônKaratedo làm chấn động chứ không được phép làm chấn thương đối phương –đây cũng chính là chữ “Do” - chính là đạo trong môn Karatedo - và cũng là mộttrong những tiêu chuẩn ghi điểm trong thi đấu môn Karatedo

Khéo léo: Đây là một yếu tố mà Karatedo trước kia chưa được chú trọng,

hầu hết là cứng nhắc, chỉ tập trung vào 2 yếu tố nhanh, mạnh Tuy nhiên, cùngvới sự phát triển, năng lực khéo léo trong môn Karatedo hiện đại ngày càngkhông thể thiếu, gần như là yếu tố quyết định đến thành tích của VĐV Khéo léo

để sử dụng đòn hợp lý và hiệu quả Khéo léo để né tránh ra đòn phản đòn Khéoléo để thực hiện các chiến thuật trong thi đấu một cách hiệu quả Khéo léo đểthực hiện các kỹ thuật khó và luôn biến đổi trong quá trình thi đấu, như: các tìnhhuống ra đòn, đối phương

Chuẩn xác và có sự khống chế: Đây là một đặc điểm mà chỉ có ở

Karatedo Chuẩn xác cả về vị trí, khoảng cách và lực ra đòn Đây là mốc đạt tới

sự hoàn thiện của của trình độ phát triển đỉnh cao của thi đấu thể thao trong mônKaratedo trên thế giới

Trang 22

Chuẩn xác để ra đòn đúng thời điểm khi tấn công và phản công;

Chuẩn xác để ra đòn vào đúng vị trí ăn điểm;

Chuẩn xác để ra đòn ở khoảng cách hợp lý để đạt hiệu quả cao;

Chuẩn xác về lực để khống chế khi va chạm vào mục tiêu trong tấn công

và phản công

Trong những năm gần đây, việc tập luyện và thi đấu môn Karatedo chothấy các kỹ thuật ngày càng đa dạng và biến hóa cao, tuy nhiên vẫn không thểrời xa 3 đặc điểm chủ yếu ở trên Theo sự phát triển ngày càng rộng củaKaratedo, ở những quốc gia có ưu thế tập trung vào nhiều kỹ thuật đòn chân,hoặc đòn tay, hoặc quét, quật đều không thể thiếu các đặc điểm ở trên

Với xu hướng hiện đại ngày nay, trong thi đấu đối kháng trong mônKaratedo đã có nhiều biến hóa, đặc biệt trong chiến thuật ra đòn, đó là sự biếnhóa về chiến thuật trong thi đấu để thích ứng với từng trận, từng đối thủ và đặcbiệt là cập nhật và tận dụng tối đa sự hiểu biết về luật trong thi đấu Có nắmvững luật, VĐV mới phát huy được hiệu quả cũng như những ưu thế của mình

để giành chiến thắng Do vậy, một VĐV đỉnh cao, muốn có thành tích cao khôngthể không nắm rõ luật thi đấu Mặc dù, chỉ xoay quanh các kỹ thuật theo các tiêuchí ở trên, nhưng hàng năm Liên đoàn Karatedo đều có sự điều chỉnh bổ sungcác Điều luật để cho phù hợp cũng như ngắn gọn và rõ ràng hơn để có thể từngbước tham gia vào Đại hội thể thao Olympic trong tương lai

1.2.Một số đặc điểm cơ bản trong huấn luyện kỹ thuật môn Karatedo:

1.2.1 Đặc điểm kỹ thuật trong thi đấu thể thao:

1.2.1.1 Một số khái niệm:

Kỹ thuật của bài tập thể lực (tức kỹ thuật thể thao) là cách thức sắp xếp,

tổ chức và thực hiện hệ thống các động tác để giải quyết nhiệm vụ vận động,hoặc nói gọn hơn, đó là những cách thức để giải quyết nhiệm vụ vận động [36], [49]

Những cách thức giải quyết nhiệm vụ vận động hợp lý và có hiệu quảcao nhất được gọi là kỹ thuật thể thao

Trang 23

Kỹ thuật thể thao luôn được đổi mới và hoàn thiện Sự tìm tòi, khám phákhoa học về các quy luật vận động của cơ thể, sự tiến bộ về trình độ thể lực củaVĐV, sự hoàn thiện các phương pháp giảng dạy, huấn luyện, sự đổi mới cácthiết bị, dụng cụ, sân bãi thể thao đang là những nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự rađời các kỹ thuật thể thao mới trong hầu hết các môn thể thao.

Mỗi loại hình bài tập có những yêu cầu chuyên biệt về mặt kỹ thuật thểthao Xét theo các yêu cầu chuyên biệt đó, có thể phân tích chia các môn thể thaonhành ba nhóm:

Nhóm thứ nhất: Gồm các môn thể thao có quy định chặt chẽ cách thứcthực hiện động tác, như các môn thể dục dụng cụ, nhào lộn, và một số môn võthuật ở nội dung biểu diễn (kata trong môn Karatedo);

Nhóm thứ hai: Phần lớn gồm các môn vận động có chu kỳ, trong đó phụthuộc vào yêu cầu đạt thành tích ở mức tối đa, như các môn cử tạ, điền kinh, bơi,

Nhóm thứ ba: Gồm tất cả các môn thi đấu đối kháng và các môn bóng

Đó là những môn đòi hỏi sự biến hoá nhiều trong chiến thuật, kỹ thuật thực hiệncác động tác cho phù hợp với các tình huống luôn luôn thay đổi do sự tác độngqua lại với đối thủ và các điều kiện khác

1.2.1.2 Cấu trúc của kỹ thuật động tác:

Là mối liên quan lẫn nhau có tính quy luật và tương đối ổn định của tất

cả những yếu tố, khâu tạo nên động tác như một thể hoàn chỉnh thống nhất

Theo quan điểm sinh cơ học, đặc điểm của các động tác được phân tíchtheo cấu trúc chuyển động (kinematic) và cấu trúc về lực (dynamic) Cấu trúcchuyển động là hình dạng của động tác trong không gian và sự thay đổi hìnhdáng đó theo thời gian Cấu trúc về lực là tổng thể các lực bên trong và bênngoài có tác dụng làm thay đổi chuyển động của thân thể và các bộ phận thân thể

để tạo nên động tác Tóm lại, cấu trúc chuyển động của động tác thể hiện nhữngđặc tính không gian, đặc tính thời gian và đặc tính không gian-thời gian của độngtác; cấu trúc về lực thể hiện những đặc tính về lực của động tác; cấu trúc nhịpđiệu thể hiện tổng hợp các đặc tính không gian, thời gian và và lực của động tác [49]

Trang 24

1.2.1.2 Đặc tính của kỹ thuật:

Đặc tính không gian: Các đặc tính không gian của kỹ thuật gồm tư thế

của thân và quỹ đạo chuyển động Tư thế của thân được chia thành các tư thếban đầu, tư thế trong khi thực hiện kỹ thuật và sau khi thực hiện động tác Các tưthế ban đầu của thân trong nhiều hoạt động thể thao đòi hỏi đáp ứng được cácyêu cầu như tạo được thế đứng vững chắc, có khả năng xuất phát nhanh, theohướng cần thiết, giảm được mệt mỏi [49] Trong môn Karatedo tư thế khi kếtthúc đòn chính là một tiêu chuẩn để ghi điểm (Zanshin), do vậy đặc tính về mặtkhông gian có vai trò đặc biệt quan trọng quyết định đối với thành tích của VĐV,

đó là tư thế của thân và các bộ phận không những phải hợp lý về mặt sinh-cơhọc, mà còn phải đáp ứng những yêu cầu thẩm mỹ và mang tính truyền thốngcủa Karatedo

Quỹ đạo chuyển động là đường đi của một bộ phận nào đó của thân trongkhông gian Quỹ đạo được thể hiện bằng hình dạng, phương hướng và biên độchuyển động Sự đa dạng của hình dáng quỹ đạo động tác phụ thuộc vào khảnăng đa dạng của sự phối hợp thần kinh vận động, độ linh hoạt của các khớp [4], [49]

Đặc tính không gian-thời gian: Đặc tính này biểu hiện bằng tốc độchuyển động Đó là độ nhanh của sự chuyển dịch vị trí trong không gian của vậtthể hay một điểm trong một đơn vị thời gian [49] Trong các môn thể thao, đặcbiệt là các môn đòi hỏi SMTĐ, phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tạo được tốc độcao trong động tác của một số bộ phận cơ thể (thí dụ, động tác giậm nhảy trongcác môn nhảy, động tác ra đòn trong các môn võ)

Đặc tính về lực: Mỗi một động tác được thực hiện đều là kết quả của sựtác động qua lại giữa các lực tạo thành động tác đó Các lực đó gồm lực bêntrong và lực bên ngoài [49]

Lực bên trong của động tác bao gồm lực kéo của cơ khi co, lực đàn hồi

và độ trơn nhờn của cơ, lực phản hồi do sự tác động qua lại giữa các bộ phận cơthể (phản lực)

Trang 25

Lực bên ngoài là những lực tác động lên cơ thể từ phía ngoài, bao gồmtrọng lực của bản thân cơ thể, phản lực điểm tựa, lực ma sát của môi trường(nước, không khí ) và các lực tác động của người ngoài (đối thủ, người cùngtập ), của dụng cụ.

Đặc tính thời gian của động tác thể hiện ở thời gian kéo dài và nhịp độcủa động tác

1.2.2 Đặc điểm kỹ thuật trong môn Karatedo:

Khái niệm về kỹ thuật trong môn Karatedo: Thuộc loại hình môn kỹ năng

giao đấu đối kháng trực tiếp, với các quy định về giao tiếp, lễ nghĩa, giáo dụcphẩm chất ý chí; Trong thực hiện kỹ thuật với yêu cầu đòi hỏi cao về tư thế,động tác chính xác Là một môn thể thao được đưa vào hệ thống thi đấu bao gồmKata (quyền thuật) và Kumite (đối kháng) với rất nhiều nội dung phong phú và

đa dạng

Về bản chất kỹ thuật Karatedo cũng như kỹ thuật của các môn võ khác, lànhằm đạt hiệu quả cao nhất trong tấn công và phòng thủ Về tổng quát, kỹ thuậtKaratedo gồm có 4 loại khác nhau đó là: chặn đỡ, tấn công, quăng quật và chộp

bẻ, được phân thành 5 loại dựa theo các bộ phận khác nhau của cơ thể như kỹthuật tay, kỹ thuật chân, các kỹ thuật quật ngã (quăng, quật, chộp, bẻ), các thếtấn và các tư thế thân hình [11], [29], [36]

1.2.2.1 Hệ thống kỹ thuật cơ bản:

Kỹ thuật đòn tay:

Gồm ba nhóm chính là đấm thẳng (Tsuki-waza), đấm móc/vòng waza), và chém chặt (Uchi-waza) Mỗi nhóm kỹ thuật này đều có những đặctrưng có thể phân biệt nhờ các vị trí mà bàn tay (nắm đấm) chạm vào Ví dụ:Nếu chia cơ thể con người ra làm ba phần (phần thượng đẳng - tính từ cổ lên đếnđỉnh đầu; phần trung đẳng - từ vai cho đến đan điền; phần hạ đẳng - từ đan điềntrở xuống) thì thấy cùng một đòn đấm thẳng nhưng vị trí có thể ở phần trên của

(Kake-cơ thể (Jodan Tsuki) hay phần giữa của (Kake-cơ thể (Chudan Tsuki) hoặc phần dưới

Trang 26

của cơ thể (Gedan Tsuki) và tương tự như với các kỹ thuật đấm khác với các kỹthuật có tên gọi tương ứng [11], [29], [36], [67]

Kỹ thuật đòn chân:

Gồm 3 nhóm chính đó là, đá vươn (Geri-keage), đá thốc (Geri-kekomi)

và đá tống (Fumikomi) Mỗi nhóm gồm nhiều cách đá khác nhau và dựa trênphần bàn chân chạm vào đối thủ và cách thức chạm Thí dụ, tương tự như các kỹthuật tay, các phạm vi ra đòn trong kỹ thuật chân cũng phân thành 3 loại (thượngđẳng, trung đẳng, hạ đẳng) và tuỳ thuộc vào cách thức (là đá vòng hay đá thẳnghoặc tống) mà có những đặc trưng riêng và tên gọi riêng [11], [22], [27], [36]

Kỹ thuật quét, quật:

Ngay từ đầu những năm 1900, khi Karatedo đã phổ biến ở Nhật Bản, các

kỹ thuật quăng quật, chộp bẻ hầu như bị lãng quên và không được thường xuyên

sử dụng trong tập luyện kỹ thuật của Karatedo mà chỉ tập trung chủ yếu vào các

kỹ thuật tay, chân Đây chính là lý do nhiều người thường cho rằng Karatedo chỉ

có kỹ thuật tay và chân Nhưng sự thực Karatedo gồm tất cả các kỹ thuật quăng,quật, chộp bẻ và đều có quy luật và luật lệ riêng Thời gian gần đây, theo luật thiđấu, nếu các kỹ thuật này được kết hợp với các kỹ thuật để ghi điểm thì đây làmột trong những kỹ thuật ghi điểm cao trong Kumite [22], [30], [36]

Các tư thế tấn:

Karatedo có nhiều thế tấn, chúng được sử dụng để biểu diễn nghệ thuật

và trong thi đấu thể thao Những người chủ trương phòng thủ cũng như nhữngVĐV thể thao đều tận dụng đến tấn pháp để tìm dịp tốt tung ra những đòn đáhoặc đòn đấm thích thợi Trong Karatedo, các thế tấn đều tùy thuộc vào động táccủa tay và chân Chính thế đứng của cơ thể sẽ quyết định sức mạnh của một đònđánh hoặc một đòn đỡ Nếu thế đứng vững và thăng bằng thì các động tác sẽ rấtmạnh và có hiệu quả Một số thế đứng tấn cho phép người tập có thể dễ dàngtiến tới trước để tấn công hoặc lùi nhanh ra phía sau để tránh né Một số thế khácgiúp người tập có thể tung ra đòn nhanh, mạnh Các thế tấn không chỉ sử dụng

Trang 27

trong giao đấu đối khỏng, chỳng cũn giỳp ổ định thể lực khi người tập bị mệthoặc căng thẳng

Trong Karatedo, cú nhiều hệ phỏi mỗi một hệ phỏi lại cú những đặc trưngkhỏc nhau, với mỗi thế tấn đều cú mục đớch sử dụng khỏc nhau, nhưng tựu chungđều cú những nguyờn lý chung và được phõn thành 3 nhúm chớnh với cỏc thếđứng tự nhiờn, thế đứng kộo căng ra ngoài và thế đứng kộo căng vào trong [11], [24],[36]

Cỏc tư thế thõn hỡnh gồm hai nhúm là tư thế thẳng đứng và tư thế ngảngười, theo 3 cỏch: đối diện, bỏn diện và trắc diện [11], [29], [36]

1.2.2.2 Kỹ thuật trong thi đấu thể thao :

Dựa vào hệ thống kỹ thuật Karatedo, người ta đưa Karatedo vào thể thaotheo hai hỡnh thức là tập luyện và thi đấu Trong tập luyện Karatedo được baogồm rất nhiều nội dung, nhưng tựu chung gồm 3 phương thức tập luyện chủ yếulà: Kihon (kỹ thuật căn bản), Kata (quyền thuật) và Kumite (đối khỏng) trong

Kumite lại bao gồm Kihon kumite (đối khỏng căn bản); Jiyu kumite (đối khỏng

tự do) [30], [36], [67], [68]

“Kihon” chớnh là nền tảng của Karatedo Thuật ngữ này dựng để núi tới

cỏc kỹ thuật cơ bản để huấn luyện cho người tập Việc tập luyện Kihon đặc biệtquan trọng trước tất cả chương trỡnh huấn luyện nõng cao nào Ở trỡnh độ thấpviệc huấn luyện Kihon gồm: cỏc thế tấn, đũn đấm, đũn đỏ, … mang tớnh đơn lẻ,với mục đớch từng bước trang bị cho VĐV một nền tảng vững chắc trước khibước vào tập nõng cao

“Kata” là tổ hợp toàn bộ cỏc cỏch thức và phương phỏp được thực hiệntrong cỏc bài quyền Mỗi bài quyền đều là một hệ thống cỏc kỹ thuật động tỏc(tấn phỏp, thủ phỏp, cước phỏp và nhón phỏp) được sắp xếp bố trớ một cỏch khoahọc, hợp lý dựa trờn nền tảng tư tưởng truyền thống và những kinh nghiệm thuđược từ thực tiễn, đú là bao gồm hàng loạt cỏc chuyển động, cỏc kỹ thuật liênhoàn, với những động tác rất hài hoà uyển chuyển, mỗi một bài quyền là một hệthống các kỹ thuật động tác (gồm cả tấn công lẫn phòng thủ) đợc hệ thống hoá

Trang 28

nh đang giao đấu với một đối thủ ảo nào đó Trong thi đấu Kata, ngời tập phải cótrình độ nhất định và phải tuân thủ nghiêm ngặt về đờng di chuyển, thế tấn cũng

nh điều hoà về hơi thở khi thực hiện một bài quyền

“Kumite” nghĩa là thi đấu đối khỏng Trong thi đấu Kumite (thể thao)luụn luụn phải cú khống chế của đũn đỏnh, điều này rất khỏc biệt so với phần lớncỏc mụn vừ thuật thể thao khỏc Một vừ sĩ Karatedo thực sự, là khi ra đũn phảihiểu rừ và phải cú trỏch nhiệm đối với đũn đỏnh của mỡnh, tức là phải luụn kiểmsoỏt được đũn đỏnh của mỡnh ở mọi nơi, mọi lỳc Cú hai dạng Kumite được sửdụng trong tập luyện đú là Kihon Kumite và Jiyu Kumite [36], [57], [67]

“Kihon Kumite” là những bước căn bản đầu tiờn trong thi đấu đối khỏng,

nhằm huấn luyện cho VĐV khả năng thi đấu như trong mụi trường thi đấu thực

sự Cỏc kỹ thuật trong Kihon Kumite được sử dụng trong tập luyện và thi đấu cảtrong Kata (trong trỡnh diễn Bunkai) và trong thi đấu Kumite (đối khỏng)

“Jiyu Kumite” tương tự như cỏc kỹ thuật trong Kihon Kumite, nhưng cú

khỏc biệt là cỏc kỹ thuật được thực hiện ở một trạng thỏi tự nhiờn của cơ thể (cỏcthế tấn tự nhiờn) Việc sử dụng cỏc kỹ thuật trong Jiyu Kumite đũi hỏi cú sựthành thạo về cỏc kỹ thuật Kihon trước đú Cỏc kỹ thuật trong Jiyu Kumite cũngtương tự như cỏc kỹ thuật trong Kihon Kumite, nhưng khỏc biệt là cỏc đối thủ tự

do thực hiện tất cả cỏc kỹ thuật nếu thấy nú phự hợp với từng điều kiện, hoàncảnh, khoảng cỏch và cỏc nhõn tố khỏc Việc thi đấu này khụng cú quy ướctrước, khỏc với Kihon Kumite đó được quy ước khi thực hiện Do vậy, việc sửdụng cỏc kỹ thuật trong Jiyu Kumite đũi hỏi phải thành thạo cỏc kỹ thuật KihonKumite trước đú Cỏc kỹ thuật trong Jiyu Kumite chỉ sử dụng trong tập luyện vàthi đấu Kumite

1.2.3 Đặc điểm về tõm lý vận động của VĐV nam ĐTQG trong thi đấu đối khỏng mụn Karatedo

Trong thi đấu Kumite cỏc quỏ trỡnh cảm xỳc, ý chớ, hành động luụn thay đổi

và cỏc tỡnh huống xảy ra trong một trận đấu rất đa dạng, mặc dự chỉ trong thờigian rất ngắn, do vậy đũi hỏi phải cú tri giỏc nhạy bộn cao, tư duy chớnh xỏc, tốc

Trang 29

độ và khả năng phán đoán các hành động của đối thủ có thể xảy ra đặc biệt ởnhững giây phút cuối trận đấu hoặc ở những trận đấu quyết định.

Thi đấu Kumite trong Karatedo là một môn thể thao giao đấu đối kháng cánhân trực tiếp, đòi hỏi VĐV phải chịu đựng nặng nề về tâm lý với những áp lực

về khát vọng chiến thắng, do trách nhiệm danh dự và sự tự tôn của bản thân… cókhi còn gắn liền tới tương lai, sự nghiệp của bản thân Tâm lý tốt hay xấu sẽ chiphối hiệu quả thi đấu Để có tâm lý tốt liên quan tới trình độ của VĐV là khảnăng phát triển cao các trạng thái chức năng cơ thể, các chức năng điều hòa thầnkinh và tâm lý, các yếu tố vận động và thể lực đảm bảo cho hoạt động chuyênmôn [21], [22], [36]

Sự đối kháng cá nhân trực tiếp, hoạt tính hai chiều thể hiện rõ nét trong mônKaratedo Nét tiêu biểu hoạt tính tâm lý này là phải chống lại những hành động

đa dạng và luôn biến hóa về lực cũng như biến hóa về hình thức của đối phương

Do vậy VĐV phải tính toán rất cẩn thận về kỹ thuật, chiến thuật của từng hànhđộng để thích ứng với từng hành động thi đấu VĐV không chỉ nâng cao hiệuquả thi đấu của mình, đồng thời phải có khả năng chống đỡ làm giảm khả năngghi điểm của đối phương Trong thi đấu Kumite các quá trình cảm xúc, ý chí,hành động luôn thay đổi theo các tình huống thi đấu trong khoảng thời gian rấtngắn qua các ứng biến của trận đấu [22], [36], [85]

Có sức mạnh thể lực vẫn chưa đủ nếu tâm lý thiếu vững vàng Trong thi đấuKaratedo, VĐV mà lâm vào tình thế lưỡng lự, bối rối sẽ không kiểm soát nổimình và cũng không thể nhận rõ được đối thủ Cho nên, dù trong bất kỳ hoàncảnh nào VĐV Karatedo phải có một trạng thái luôn bình tĩnh, tỉnh táo Nét tiêubiểu hoạt tính tâm lý này là phải chống lại những hành động đa dạng và luônbiến hóa về lực cũng như về hình thức biến hóa của đối phương, do đó VĐVphải tính toán rất cẩn thận về kỹ thuật, chiến thuật từng hành động cụ thể đểthích ứng với hoạt động thi đấu VĐV không chỉ nâng cao hiệu quả thi đấu củamình, đồng thời phải luôn khống chế bản thân, ứng biến trước các tình huốngkhác nhau, chống đỡ làm giảm khả năng ghi điểm của đối phương, khi cần phải

Trang 30

có hành động quyết đoán để ghi điểm hoặc hạn chế hành động của đối phương[22], [31], [36]

Sự đối kháng tích cực của đối phương tạo tính đối lập và mâu thuẫn giữa ýnghĩ của VĐV (mối liên hệ trực tiếp) và thông tin về kết quả hành động (mối liên

hệ phản hồi) Các thể loại và mức độ không phù hợp giữa mối liên hệ trực tiếp vàphản hồi tạo nên những đối lập khác nhau trong điều hòa tâm lý hoạt động.Trong quá trình tư duy, các hình thức đối lập đã tạo các tình huống cấp bách,luôn mang tình huống xung đột Trong tình huống khi sức ép về tâm lý nặng nềcăng thẳng đó, một giải pháp chiến thuật có hiệu quả được thực hiện với điềukiện VĐV phải có khả năng cả về trí và lực (thể lực) Bên cạnh đó, yêu cầuchính xác về tư duy, tốc độ và sự phán đoán các hành động đối thủ có thể xảy ra

ở cuối trận đấu, hoặc ở những trận đấu mang tính quyết định

Kết hợp tâm - sinh lý

Phải biết kết hợp hoàn hảo giữa quá trình tâm lý và sinh lý Nếu không cókết hợp thật hiệu quả giữa hai mặt trên thì sẽ bị hạn chế đáng kể kết quả củangười tập luyện Biết và có khả năng nhưng thiếu ý chí nhập cuộc thì không thểtrở thành hiện thực Ngược lại, có ý chí nhưng thiếu khả năng thì kết quả cũngchẳng khá hơn Vấn đề phối hợp Tâm - Sinh lý được đặt ra từ lâu trong lý thuyếthuấn luyện thể thao hiện đại, mà có hai yếu tố được đặc biệt lưu tâm trong mônKaratedo đó là “trọng điểm” và “phản xạ”

Trọng điểm: là sự xác định được mục tiêu rõ, có khả năng tập trung mọi yếu

tố vào mục tiêu đó Sự tập trung không chỉ đơn thuần là tập trung năng lực cơbắp mà gồm cả các yếu tố tâm lý lẫn hơi thở, cũng như tốc độ động tác Phải nhớrằng, sự tập trung cao độ này cần xảy ra đúng thời điểm, bùng nổ chớp nhoáng

và ngay lập tức sau đó đưa toàn bộ cơ bắp về trạng thái thư giãn để kịp thời hồiphục để vận dụng cho động tác tiếp theo mà trong Karatedo gọi là Zanshin

Phản xạ: được diễn tả với hai đặc điểm: thứ nhất là phát hiện sớm, chính xác

mọi ý chí, cử động của đối thủ; Thứ hai là kịp thời lựa chọn ngay phương án đốiphó phù hợp Cả hai quá trình này đều xảy ra trong tích tắc - như một phản xạ

Trang 31

nhạy bén, tập trung cao độ nhất của sự phối hợp Tâm-Sinh lý mang tính tự nhiênchớp nhoáng (Karatedo gọi là Kime) - đặc điểm này rất quan trọng với nhữngVĐV đỉnh cao trong tập luyện thi đấu Karatedo, đặc biệt trong Kumite.

Như vậy, để đạt thành tích cao trong môn Karatedo đòi hỏi VĐV phải cótrình độ nhất định về kỹ thuật cơ bản, đặc biệt là kỹ thuật tay, chân Để đạt đượcđiều này, VĐV phải kết hợp rất nhiều yếu tố kỹ, chiến thuật và đặc biệt là tố chấtthể lực chuyên môn đặc trưng của môn phái, vì: có thể lực mới có cơ sở thựchiện kỹ thuật tốt nhất và phát huy hiệu quả kỹ thuật tốt nhất Có thể lực mới có

đủ khả năng đối phó với các tình huống trong thi đấu – vì môn Karatedo là mộtmôn giao đấu đối kháng trực tiếp đòi hỏi sự tự chủ rất cao của bản thân mớigiành được thành tích cao

1.2.4 Đặc điểm huấn luyện kỹ thuật trong môn Karatedo:

Huấn luyện kỹ thuật trong môn Karatedo là nội dung đặc biệt quan trọngcủa quá trình huấn luyện nhằm giúp VĐV nắm vững kỹ thuật cơ bản trong từnggiai đoạn cụ thể Tuy mỗi giai đoạn và đối tượng lại đòi hỏi các phương pháp vànguyên tắc huấn luyện khác nhau Nhưng nguyên tắc tăng tiến vẫn luôn được coi

là nguyên tắc cơ bản, chủ đạo của quá trình này, vì vậy việc rèn luyện kỹ thuậtnhất thiết phải được thực hiện theo yêu cầu từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, từnhững tình huống đơn giản đến phức tạp thường nảy sinh trong thi đấu

Mục đích cao nhất của cả quá trình huấn luyện trong môn Karatedo lànhằm giúp VĐV từng bước hình thành và hoàn thiện kỹ xảo động tác, biến việcthực hiện trở thành tự động hóa để trong các tình huống cụ thể VĐV có thể lậptức áp dụng hiệu quả chiến thuật thi đấu Một yêu cầu quan trọng nữa đối vớicông tác huấn luyện kỹ thuật là cần phải giúp VĐV sử dụng linh hoạt, thuần thụcbiến thể của đòn đánh để làm đối phương bị động, bất ngờ và khó phán đoánđược ý đồ tấn công Việc huấn luyện kỹ thuật trong Karatedo cũng cần phải chú

ý đến đặc điểm cá nhân của từng VĐV để xây dựng kỹ thuật sở trường cho từngngười, nhằm giúp họ phát huy hết khả năng của mình để đạt tới thành tích thểthao cao nhất [16]

Trang 32

Quá trình huấn luyện kỹ thuật Karatedo phải được kết hợp chặt chẽ vớiviệc phát triển thể lực cho VĐV Trong những giai đoạn đầu mục đích cơ bảncủa huấn luyện kỹ thuật có thể chỉ là nhằm hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo choVĐV, nhưng càng ở các giai đoạn sau thì việc nâng cao hiệu quả của đòn đánhnhất thiết phải được gắn liền với việc phát huy tối đa sức mạnh, sức nhanh, sứcbền và sự khéo léo trong động tác.

Để đảm bảo sự phát triển toàn diện của VĐV cần có sự phối kết hợp với

tỷ lệ hợp lý trong từng giai đoạn giữa huấn luyện chung và huấn luyện chuyênmôn trên cơ sở lấy huấn luyện chung làm nền tảng để phát triển chuyên mônđỉnh cao, nhằm phát huy tối đa hiệu quả huấn luyện

Quá trình huấn luyện phải được thực hiện có mục đích rõ ràng dựa trên

kế hoạch đã được đề ra tùy thuộc vào nội dung và nhiệm vụ của từng thời kỳ.Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của công tác huấn luyện và là một trong cácyếu tố cơ bản quyết định kết quả huấn luyện

Do huấn luyện Karatedo là một quá trình sư phạm nên cần quán triệt vàtuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc giảng dạy cơ bản và kết hợp chặt chẽ vớicác nguyên tắc đặc thù trong giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao Việc ápdụng và phối kết hợp một cách chặt chẽ với các nguyên tắc này sẽ góp phần tíchcực vào việc thúc đẩy, nâng cao hiệu quả tập luyện và hạn chế những ảnh hưởngtác động tiêu cực nảy sinh trong quá trình huấn luyện [5]

Kỹ thuật tấn công trong Karatedo thường được thực hiện chủ yếu trênđường thẳng gồm: Kỹ thuật tay, kỹ thuật chân, ngoài ra còn có các kỹ thuật khácnhư kỹ thuật tấn, kỹ thuật di chuyển

Trong huấn luyện môn Karatedo, đặc biệt trong thi đấu Kumite, việchuấn luyện kỹ thuật đòi hỏi phải có sự huấn luyện thuần thục các kỹ thuật đơnsau đó là những kỹ thuật phối hợp Đây là mục đích chủ yếu trong huấn luyệnKaratedo Tuy nhiên, để thực hiện tốt các kỹ thuật phối hợp đòi hỏi phải thựchiện tốt các yếu tố khác, đó là: sự thăng bằng, khả năng điều khiển cơ bắp, sửdụng động lực của cơ thể; sự phối hợp hài hòa giữa các kỹ thuật và sự di chuyển

Trang 33

(tấn pháp) Như vậy, có thể nói huấn luyện kỹ thuật trong môn Karatedo chính làhuấn luyện về các kỹ thuật tay, kỹ thuật chân và khả năng di chuyển (tấn pháp).Đây là những nội dung cơ bản trong huấn luyện kỹ thuật Karatedo.

Để đạt hiệu quả kỹ thuật trong Karatedo không thể tách rời với sự thăngbằng của cơ thể trong quá trình thực hiện các kỹ thuật, đó chính là tấn pháp.Trong thi đấu Kata, tấn pháp chính là tiêu chí đầu tiên để đánh giá trình độ VĐV

là điều bắt buộc khi thực hiện một bài quyền đó là sự ổn định của tấn pháp.Trongkhi thi đấu Kumite, kỹ thuật tấn pháp thường được sử dụng theo yêu cầu củahoàn cảnh Ví dụ: trong phòng thủ yêu cầu phải thực hiện thế tấn vững, còn khitấn công yêu cầu phải thực hiện các thế tấn linh hoạt, dễ di chuyển, dễ tạo đà vàthuận lợi cho việc thực hiện các kỹ thuật tấn công Tuy nhiên, do mỗi người cómột cấu trúc cơ thể khác nhau (người có chân ngắn, người có chân dài, người cóchân to, ) cho nên không thể đưa ra khoảng cách chung cố định để áp dụng tấnpháp cho mọi người Vì vậy, việc huấn luyện kỹ thuật tấn cho VĐV Karatedocần chú ý đến đặc điểm cấu tạo của từng tấn riêng biệt để có thể lập tấn một cáchchính xác và sử dụng nó một cách linh hoạt và có hiệu quả cao, đặc biệt trong thiđấu Kumite [4], [22], [36]

1.2.5 Hệ thống kỹ thuật đòn tay trong thi đấu Kumite:

Trong Karatedo, kỹ thuật đòn tay được xem gần như là bản chất của mônnày (Karatedo - nghệ thuật chiến đấu bằng tay không) Hệ thống kỹ thuật đòn taytrong Karatedo được khai thác và sử dụng một cách triệt để trên cả hai mặt công

và thủ Vì vậy, mỗi đòn đánh trong môn Karatedo vừa biểu hiện rõ nét tấn công,vừa mang đậm đặc tính của phòng thủ Những vũ khí thường được sử dụngnhiều nhất trong các kỹ thuật tay chính là nắm đấm, ngoài ra còn có các kỹ thuật

sử dụng bằng cạnh bàn tay, ức bàn tay, mu bàn tay đều có thể được sử dụngtrong tập luyện và thi đấu Karatedo [30]

1.2.5.1 Kỹ thuật nắm đấm:

Phần trước tay đấm:

Trang 34

Đấm bằng phần trước tay đấm (hay còn gọi là seiken) là phần phổ biếnnhất của kiều đấm trong Karatedo Mặt tiếp xúc chủ yếu của phần này là haikhớp ngón tay đầu tiên Để sử dụng phần này một cách hiệu quả, người thực hiệnphải nắm tay lại thật chặt sao cho không còn kẽ hở trong lòng bàn tay: bàn taytạo thành một khối vững chắc và mu bàn tay phải thẳng với cổ tay

Việc tập luyện để giữ cổ tay vững chắc và nắm đấm “thép”, người tậpphải thường xuyên thực hiện các bài tập chuyên biệt nâng cao sức mạnh củacánh tay và cơ tay Khi thực hiện đòn đấm cần phải giữ sao cho nắm đấm luônthẳng với cổ tay, điều này thấy rất rõ đó là, hai khớp của ngón tay đầu tiên (ngóntrỏ và ngón giữa) sẽ nằm trên một mặt phẳng, và điểm tiếp xúc tới đối phươngchính là hai đầu xương Hai khớp ngón tay phía ngoài (ngón áp út và ngón út)hầu như không sử dụng tới, vì đây là những khớp yếu và dễ bị tổn thương xét vềmặt cấu trúc cơ thể

Cùng ở một vị trí tiếp xúc đó mà đòn đấm Karatedo có rất nhiều thế đấmkhác nhau, với các đường đi khác nhau với một mục đích cuối cùng là tiếp xúcvới mục tiêu cần đánh tới, như các đòn đấm thẳng, đấm móc, đấm chéo, đấmvòng, và tương ứng với từng thế tấn, từng đường đi của quả đấm mà mỗi mộtđòn đấm có tên gọi riêng

Phần sau tay đấm:

Phần sau của tay đấm (hay còn gọi là đòn Uraken) là phần mu của bàntay, đây là đòn đấm rất bất ngờ trong thi đấu và khó đỡ, thường được sử dụngvào vùng mặt và đầu Cũng giống như đặc điểm của phần trước tay đấm, thì đònđấm sử dụng phần sau cũng đòi hỏi phải nắm chặt tay Đây là điều kiện tiênquyết trong thi đấu đối kháng nhằm ghi điểm và tránh chấn thương

Phần dưới tay đấm:

Phần này khi thực hiện giống như cái búa (còn được gọi là Hama) Nóthường dùng để đỡ Kỹ thuật này thường sử với những đòn đánh vào bên hônghoặc từ trên bổ xuống (đầu), hoặc từ dưới lên, tuy nhiên hiếm khi sử dụng trongthi đấu đối kháng Kumite

Trang 35

1.2.5.2 Kỹ thuật mở bàn tay:

Phần cạnh ngoài bàn tay:

Phần này còn được gọi là Shuto, được sử dụng trong các động tác chém,chặt Điểm tiếp xúc là phần trải dài dọc ngón út tới cườm tay Khi thực hiệnđộng tác này, đòi hỏi bàn tay người thực hiện phải thẳng, chắc, các ngón tay sátvào thành một khối vững chắc Do vùng tiếp xúc đối phương khác mảnh và lạidài, cho nên kỹ thuật này thường thường thực hiện vào vùng cổ và các vùngphần mềm khác của cơ thể Trong thi đấu Kumite, đây là một kỹ thuật khá bấtngờ, tuy nhiên cũng ít vận động viên thực hiện, vì đòn thường yếu và hở

Kỹ thuật thường được thực hiện theo hướng từ ngoài vào trong, từ trong

ra ngoài hoặc chéo từ trên xuống, kỹ thuật này cũng thường được sử dụng trongphòng thủ, đỡ đòn với các tư thế và phương đỡ, đánh khác nhau sẽ tương ứngvới tên gọi đặc trưng của nó

Phần cạnh trước bàn tay:

Phần này còn được gọi là Haito, đây là kỹ thuật tấn công rất bất ngờ,thường được sử dụng tấn công vào chỗ phần mềm như bên hông, cổ và tháidương

Kỹ thuật này được thực hiện theo đường vòng hướng từ ngoài vào, đây là

kỹ thuật rất bất ngờ trong thi đấu Kumite, và cũng được nhiều VĐV sử dụng tuykhông nhiều [68]

1.3 Đặc điểm phát triển sức mạnh tốc độ trong môn Karatedo:

1.3.1 Đặc điểm phát triển tố chất thể lực trong môn Karatedo:

Thể lực là một trong những nhân tố rất quan trọng, quyết định đến hiệuquả hoạt động của con người Theo quan điểm của các tác giả Nguyễn Toán,Phạm Danh Tốn [49, tr 282] cho rằng: “…Tố chất thể lực là những đặc điểm,mặt, phần tương đối riêng biệt trong thể lực của con người và thường được chiathành 5 loại cơ bản: Sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khả năng phối hợp động tác

và độ dẻo” Theo quan điểm của các tác giả Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên[17, tr.320] thì cho rằng: “…Tố chất thể lực có thể phát triển các mặt khác nhau

Trang 36

của năng lực hoạt động thể lực và có 4 tố chất vận động chủ yếu: sức mạnh, sứcnhanh, sức bền và khéo léo” Như vậy có thể thấy về bản chất tố chất thể lựcđược chia làm 5 loại cơ bản sau: sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khả năng phốihợp động tác và độ dẻo Tuy nhiên trong thực tiễn huấn luyện, các tố chất trênthường không biểu thị riêng lẻ, mà chúng có mối quan hệ tương tác lẫn nhau.Như trong kỹ thuật tấn công và phản công của môn Karatedo các đòn đấm và đátrong thi đấu là những động tác biểu thị năng lực sức mạnh tốc độ (là sự kết hợpgiữa sức mạnh và sức nhanh) không những thế còn bao hàm cả khả năng phốihợp, phản xạ và khả năng về xử lý thông tin của hệ thần kinh [2].

Do vậy, có thể thấy rằng việc phát triển các tố chất thể lực trongKaratedo được coi là nền tảng cơ bản, vững chắc để đạt được thành tích thi đấucao Quá trình phát triển các tố chất thể lực bao gồm thể lực chung và thể lựcchuyên môn

Thể lực chung: là toàn bộ các tố chất thể lực cũng như khả năng chứcphận khác nhau không đặc trưng cho một hoạt động riêng biệt nào và nó tạo điềukiện cần thiết để nâng cao thể lực chuyên môn [1], [14], [16]

Thể lực chuyên môn: là những năng lực thể chất tương ứng với đặc điểmcủa môn thể thao chuyên sâu, có nhiệm vụ phát triển đến mức tối đa những nănglực đó của VĐV Huấn luyện thể lực chuyên môn có nhiệm vụ củng cố và nângcao khả năng làm việc của các cơ quan chức phận, các tố chất thể lực phù hợpvới đòi hỏi của môn thể thao lựa chọn

Các tố chất thể lực gồm sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo, khéoléo và phối hợp vận động Các tố chất này được hình thành và phát triển qua tậpluyện, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và với các kỹ năng vận độngcùng mức độ phát triển các cơ quan nội tạng của cơ thể Do ảnh hưởng của tậpluyện nên các tố chất thể lực ngày càng được nâng cao để thích nghi với lượngvận động lớn khi tác động lên cơ thể trong một chu kỳ huấn luyện

1.3.1.1 Tố chất sức nhanh:

Trang 37

Là khả năng thực hiện động tác trong một khoảng thời gian ngắn nhất.

Nó là một tổ hợp thuộc tính chức năng của con người Nó quy định chủ yếu vàtrực tiếp đặc tính tốc độ động tác cũng như thời gian phản ứng vận động [16], [49]

Có ba hình thức biểu hiện chủ yếu của sức nhanh đó là: Thời gian tiềmphục của phản ứng vận động; Tốc độ động tác đơn (với lực đối kháng bên ngoàinhỏ); và tần số động tác Các hình thức đơn giản của sức nhanh tương đối độclập với nhau Đặc biệt những chỉ số về thời gian phản ứng vận động hầu nhưkhông tương quan với tốc độ động tác Những hình thức trên là thể hiện các nănglực tốc độ khác nhau

Phản ứng vận động trong môn Karatedo bao hàm 2 loại: phản ứng đốivới vật thể di động, và phản ứng lựa chọn, đó là khi người tập phải có phản ứngkhi đối phương di chuyển, tránh né hoặc ra đòn để đưa ra một quyết định có hiệuquả nhất

Trong tập luyện và thi đấu Karatedo, sức nhanh có vai trò và ý nghĩa hếtsức quan trọng, quyết định đến thành tích thi đấu của VĐV Karatedo thể hiện ởkhả năng ra đòn tấn công nhanh, tốc độ phòng thủ di chuyển phản công nhanh,đặc biệt thể hiện rõ trong tập luyện và thi đấu Kumite

Trong môn Karatedo sức nhanh thể hiện ở tốc độ phản ứng và tốc độ rađòn, sự di chuyển né tránh đòn đánh của đối phương Trong thi đấu, các tìnhhuống diễn ra rất nhanh, biến hóa, và chỉ kéo dài trong khoảng thời gian 2 - 4phút, do vậy đòi hỏi VĐV phải có khả năng phán đoán nhanh nhạy, đưa ra cácphương án và chiến thuật nhanh và hợp lý Một VĐV trình độ cao có thể thựchiện một tổ hợp kỹ thuật và có thể ghi điểm tổ hợp điểm đó, mà đôi khi đốiphương chưa kịp nhận ra (do trong thi đấu Kumite của Karatedo khi thực hiệnđòn - đặc biệt là vào mặt phải có sự khống chế) Tuy nhiên, nếu không kết hợpđược với sức mạnh thì đòn đánh sẽ không thể có uy lực và không thể ăn điểmđược Do vậy, tố chất tốc độ và sức mạnh tốc độ trong môn Karatedo vô cùngquan trọng, quyết định thành tích thi đấu của VĐV

1.3.1.2 Tố chất sức mạnh:

Trang 38

Là khả năng khắc phục lực đối kháng bên ngoài, hoặc đề kháng lại nóbằng sự nỗ lực cơ bắp [16], [49] Cơ bắp có thể sinh ra lực trong các trường hợpnhư: Không thay đổi độ dài của cơ (chế độ tĩnh), giảm độ dài của cơ (chế độkhắc phục), tăng độ dài của cơ (chế độ nhượng bộ) Trong chế độ hoạt động nhưvậy cơ bắp sản sinh ra các lực cơ học, các trị số khác nhau cho nên có thể coichế độ hoạt động của cơ là cơ sở phân biệt các loại sức mạnh Bằng thực nghiệm

và phân tích khoa học người ta đã đi đến một số kết luận có ý nghĩa cơ bản trongphân loại sức mạnh

Sức mạnh cơ có quan hệ mật thiết với sự phát triển của tổ chức xương

-cơ, sự phát triển của hệ thống dây chằng khớp, tức là phụ thuộc vào hệ vận động

Nó cũng có quyết định bởi năng lực khống chế, điều hòa các cơ Trong quá trìnhtrưởng thành, sự phát triển của các nhóm cơ là không đều nhau nên tỷ lệ sứcmạnh giữa các nhóm cơ thay đổi theo lứa tuổi Trong đó sức mạnh của các cơduỗi phát triển nhanh hơn sức mạnh của các cơ co, các cơ hoạt động nhiều sẽphát triển nhanh hơn các cơ ít hoạt động

Qua tham khảo các tài liệu có liên quan cho thấy, bằng thực nghiệm vàphân tích khoa học, các tác giả đó đi đến một số kết luận có ý nghĩa cơ bản trongphân loại sức mạnh như sau:

Trị số lực sinh ra trong các động tác chậm hầu như không có sự khác biệtvới các trị số lực phát huy trong trường hợp co cơ đẳng trường

Trong chế độ nhượng bộ của cơ khả năng sinh lực của cơ là lớn nhất, đôikhi gấp 2 lần lực phát huy trong điều kiện tĩnh

Trong các động tác nhanh trị số lực giảm dần theo chiều tăng tốc độ.Khả năng sinh lực trong các động tác nhanh tuyệt đối (tốc độ) và khảnăng sinh lực trong các động tác tĩnh tối đa (sức mạnh tĩnh) không có tươngquan với nhau

Dựa trên cơ sở đó có thể có nhiều cách phân loại sức mạnh Nếu căn cứvào chế độ hoạt động của cơ thì sức mạnh chia làm hai loại là sức mạnh động lực

và sức mạnh tĩnh lực Trong hoạt động vận động thể thao, sức mạnh luôn có

Trang 39

quan hệ với các tố chất thể lực khác, cụ thể là sức nhanh và sức bền Do đó nănglực sức mạnh được phân thành 3 loại: năng lực sức mạnh tối đa, năng lực sứcmạnh tốc độ và năng lực sức mạnh bền Đồng thời các năng lực sức mạnh nàyrất có ý nghĩa trong hoạt động thể dục thể thao, có vai trò quyết định đối vớithành tích thể thao

1.3.1.3 Tố chất sức bền:

Là năng lực thực hiện lâu dài một hoạt động với cường độ cho trước, hay

là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể có thểchịu đựng được [13], [16], [49]

Để có sức bền, VĐV phải khắc phục mệt mỏi, nên sức bền còn có thể nói

là năng lực của cơ thể chống lại mệt mỏi trong một hoạt động nào đó [49] Do đókhái niệm sức bền luôn luôn liên quan đến khái niệm mệt mỏi

Sức bền trong vận động thể lực của môn Karatedo bị chi phối bởi rấtnhiều nhân tố Do đó để phát triển được sức bền cho VĐV cần phải giải quyếthàng loạt nhiệm vụ nhằm hoàn thiện và nâng cao những nhân tố đó như (tay,chân và di chuyển) phải chuẩn xác, hợp lý để có thể đảm bảo phát huy được hiệuquả đòn đánh, đồng thời tiết kiệm được năng lượng trong khi thực hiện động tác;năng lực duy trì trong thời gian dài trạng thái hưng phấn của các trung tâm thầnkinh; phát huy khả năng hoạt động cao của hệ tuần hoàn và hệ hô hấp; tính tiếtkiệm của các quá trình trao đổi chất, đồng thời cơ thể có nguồn năng lượng lớn.Ngoài ra, còn có sự phối hợp hài hoà trong các hoạt động của các chức năng sinh

lý, hơn nữa cần có khả năng chống lại cảm giác mệt mỏi nhờ nỗ lực ý chí

1.3.1.4 Tố chất mềm dẻo:

Karatedo là môn thể thao đòi hỏi mức độ mềm dẻo khá lớn để có thể đạtthành tích cao (như một kỹ thuật đá vào mặt được tính là 3 điểm, trong khi đó đávào người chỉ được 2 điểm và đấm chỉ được 1 điểm) Trước hết tìm hiểu về tốchất mềm dẻo:

Trang 40

Mềm dẻo là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn Biên độ tối đacủa động tác là thước đo của năng lực mềm dẻo [16], [49] Năng lực mềm dẻođược chia làm 2 loại: Mềm dẻo tích cực và mềm dẻo thụ động.

Mềm dẻo là tiền đề quan trọng để đạt được yêu cầu về số lượng và chấtlượng động tác Nếu năng lực mềm dẻo không được phát triển đầy đủ sẽ dẫn đếnnhững hạn chế và khó khăn trong quá trình phát triển năng lực thể thao

Góc độ động tác kỹ thuật của VĐV Karatedo tương đối lớn, dùng lực độtngột, do đó yêu cầu đối với tố chất mềm dẻo đối với VĐV là rất cao Tính mềmdẻo chuyên môn trong Karatedo ngoài góc độ hoạt động của các khớp quantrọng của cơ thể, còn biểu hiện đặc biệt vận động các khớp xương, khớp hông,khớp gối, khớp cổ chân, cổ tay trong các kỹ thuật đấm, đá, quật Khả năngmềm dẻo của các khớp là điều kiện không thể thiếu trong nắm vững và nâng caotrình độ kỹ thuật của VĐV Karatedo

Do vậy có thể thấy, mềm dẻo rất cần thiết cho VĐV Karatedo để hoànthành các bài tập với biên độ động tác lớn Nhờ các bài tập chuyên môn, VĐVđạt được độ mềm dẻo tốt hơn, từ đó đáp ứng được đòi hỏi khi thực hiện các độngtác trong thi đấu Kumite hay đi quyền, nhất là khi phải sử dụng nhiều đòn tay vàchân Tố chất mềm dẻo giúp VĐV Karatedo thực hiện các đòn đá với biên độlớn dễ dàng hơn, nhanh hơn, mạnh hơn, chính xác hơn Tố chất mềm dẻo đóngmột vai trò quan trọng và quyết định đến thành tích thi đấu của VĐV Karatedo.Nếu không có dự trữ về khả năng mềm dẻo thì không thể đạt được sức mạnh tối

đa trong động tác cũng như không đạt được hiệu quả tốt, nhẹ nhàng trong độngtác

1.3.1.5 Tố chất khéo léo:

Năng lực phối hợp vận động là một phức hợp các tiền đề của VĐV (cầnthiết ít hoặc nhiều) để thực hiện thắng lợi một hoạt động thể thao nhất định.Năng lực này được xác định trước hết ở khả năng điều khiển động tác (xử lýthông tin) và được VĐV hình thành và phát triển trong tập luyện Năng lực phối

Ngày đăng: 30/05/2014, 14:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Cao Hoàng Anh, Nghiên cứu một số bài tập phát triển thể lực cho võ sinh nam Karatedo lứa tuổi 15 - 16, Luận văn thạc sỹ, ĐH TDTT Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số bài tập phát triển thể lực cho võ sinh nam Karatedo lứa tuổi 15 - 16
2. Aulic I. V. (1982), Đánh giá trình độ tập luyện thể thao, (Phạm Ngọc Trâm dịch), NXB TDTT, Hà Nội.Zuicô I.G (1975), Test sư phạm đánh giá trình độ thể lực tuổi 13-14, NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá trình độ tập luyện thể thao, "(Phạm Ngọc Trâm dịch), NXB TDTT, Hà Nội.Zuicô I.G (1975), "Test sư phạm đánh giá trình độ thể lực tuổi 13-14
Tác giả: Aulic I. V. (1982), Đánh giá trình độ tập luyện thể thao, (Phạm Ngọc Trâm dịch), NXB TDTT, Hà Nội.Zuicô I.G
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 1975
3. Bandarevski I. A (1970), Độ tin cậy của các test trong thể thao, NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Độ tin cậy của các test trong thể thao
Tác giả: Bandarevski I. A
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 1970
4. Nguyễn Đương Bắc (2000), Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nâng cao khả năng phối hợp vận động cho nam sinh viên chuyên sâu võ Karate- do trường ĐH TDTT1, Luận văn thạc sỹ KHGD, Đại học TDTT Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nâng cao khả năng phối hợp vận động cho nam sinh viên chuyên sâu võ Karate-do trường ĐH TDTT1
Tác giả: Nguyễn Đương Bắc
Năm: 2000
5. Lê Bửu, Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Hiệp (1983), Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao, Sở TDTT Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao
Tác giả: Lê Bửu, Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Hiệp
Năm: 1983
6. Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1986), Kiểm tra năng lực thể chất và thể thao, NXB TDTT Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm tra năng lực thể chất và thể thao
Tác giả: Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền
Nhà XB: NXB TDTT Tp. Hồ Chí Minh
Năm: 1986
7. Dương Nghiệp Chí (1983), Đo lường thể thao, NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đo lường thể thao
Tác giả: Dương Nghiệp Chí
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 1983
8. Dương Nghiệp Chí (2002), Điều tra đánh giá tình trạng thể chất và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn thể lực chung của người Việt Nam từ 6 -20 tuổi, báo cáo kết quả dự án chương trình khoa học, Viện KHTDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra đánh giá tình trạng thể chất và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn thể lực chung của người Việt Nam từ 6 -20 tuổi, báo cáo kết quả dự án chương trình khoa học
Tác giả: Dương Nghiệp Chí
Năm: 2002
9. Đỗ Tuấn Cương (2009), Nghiên cứu các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia, Luận văn thạc sỹ KHGD, ĐH TDTT Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia
Tác giả: Đỗ Tuấn Cương
Năm: 2009
10. Daxuoroxki V. M (1987), Các tố chất thể lực của VĐV, NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các tố chất thể lực của VĐV
Tác giả: Daxuoroxki V. M
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 1987
11. Lý Trung Di, Trần Thiện Tài, Đỗ Trường Chi (1987), Tuổi trẻ và võ thuật, NXB Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuổi trẻ và võ thuật
Tác giả: Lý Trung Di, Trần Thiện Tài, Đỗ Trường Chi
Nhà XB: NXB Tp. Hồ Chí Minh
Năm: 1987
12. Trịnh Quốc Dương (1999), Karate phản công, NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Karate phản công
Tác giả: Trịnh Quốc Dương
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 1999
13. Phạm Đông Đức (1998), Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập sức bền cho VĐV vật tự do Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, ĐHTDTT 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập sức bền cho VĐV vật tự do Việt Nam
Tác giả: Phạm Đông Đức
Năm: 1998
14. G.Macximenco (1980), Tố chất thể lực và thành tích, Nguyễn Kim Minh biên dịch, Bản tin KHDT TDTT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tố chất thể lực và thành tích
Tác giả: G.Macximenco
Năm: 1980

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình Tên hình - Nghiên cứu các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ kỹ thuật đòn tay cho nam vận động viên karatedo đội tuyển quốc gia
nh Tên hình (Trang 8)
Hình 2.1: Vật chuẩn 3D - Nghiên cứu các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ kỹ thuật đòn tay cho nam vận động viên karatedo đội tuyển quốc gia
Hình 2.1 Vật chuẩn 3D (Trang 64)
Bảng 3.7: Kết quả kiểm tra các test thể lực của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia - Nghiên cứu các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ kỹ thuật đòn tay cho nam vận động viên karatedo đội tuyển quốc gia
Bảng 3.7 Kết quả kiểm tra các test thể lực của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia (Trang 87)
Bảng 3.8: Bảng chuẩn phân loại đánh giá SMTĐ đòn tay của nam VĐV Karatedo  đội tuyển quốc gia - Nghiên cứu các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ kỹ thuật đòn tay cho nam vận động viên karatedo đội tuyển quốc gia
Bảng 3.8 Bảng chuẩn phân loại đánh giá SMTĐ đòn tay của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia (Trang 88)
Bảng 3.9: Bảng điểm chuẩn đánh giá SMTĐ đòn tay cho nam VĐV Karatedo  đội tuyển quốc gia - Nghiên cứu các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ kỹ thuật đòn tay cho nam vận động viên karatedo đội tuyển quốc gia
Bảng 3.9 Bảng điểm chuẩn đánh giá SMTĐ đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia (Trang 89)
Bảng 3.15: Độ tăng trưởng các test đánh giá SMTĐ đòn tay của nam VĐV Karatedo ĐTQG sau   thực nghiệm lần 1 - Nghiên cứu các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ kỹ thuật đòn tay cho nam vận động viên karatedo đội tuyển quốc gia
Bảng 3.15 Độ tăng trưởng các test đánh giá SMTĐ đòn tay của nam VĐV Karatedo ĐTQG sau thực nghiệm lần 1 (Trang 112)
Bảng 3.17: Độ tăng trưởng các test đánh giá SMTĐ đòn tay của nam VĐV Karatedo ĐTQG   sau thực nghiệm lần 2 - Nghiên cứu các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ kỹ thuật đòn tay cho nam vận động viên karatedo đội tuyển quốc gia
Bảng 3.17 Độ tăng trưởng các test đánh giá SMTĐ đòn tay của nam VĐV Karatedo ĐTQG sau thực nghiệm lần 2 (Trang 113)
Bảng 3.22: Kết quả đánh giá tổng hợp SMTĐ đòn tay của nam VĐV Karatedo đội tuyển   quốc gia sau quá trình thực nghiệm - Nghiên cứu các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ kỹ thuật đòn tay cho nam vận động viên karatedo đội tuyển quốc gia
Bảng 3.22 Kết quả đánh giá tổng hợp SMTĐ đòn tay của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia sau quá trình thực nghiệm (Trang 119)
Bảng 3.23: Kết quả kiểm tra các thông số kỹ thuật đánh giá SMTĐ kỹ thuật đòn tay của nam VĐV   Karatedo đội tuyển quốc gia sau quá trình thực nghiệm - Nghiên cứu các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ kỹ thuật đòn tay cho nam vận động viên karatedo đội tuyển quốc gia
Bảng 3.23 Kết quả kiểm tra các thông số kỹ thuật đánh giá SMTĐ kỹ thuật đòn tay của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia sau quá trình thực nghiệm (Trang 119)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w