1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu hiện trạng chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hộ gia đình và đề xuất các giải pháp quản lý, nghiên cứu điển hình cho phường 25, quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh

99 2,5K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 1,96 MB

Nội dung

Thực tế cho thấy, việc quản lý và xử lý CTRNH không an toàn đã để lại những hậu quả nặng nề về môi trường, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng như: các điểm tồn lưu hóa chất, t

Trang 1

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGHIÊN C ỨU HIỆN TRẠNG

ĐÌNH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ,

Ngành: MÔI TRƯỜNG

Chuyên ngành: K Ỹ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Gi ảng viên hướng dẫn : ThS VŨ HẢI YẾN

Sinh viên th ực hiện : PHAN THỊ THANH TRÚC

MSSV: 0951080096 L ớp: 09DMT2

TP Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2013

Trang 2

Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, tôi đã được sự hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ

từ nhiều phía

Trước tiên con xin dành muôn vàn lời yêu thương nhất gửi đến ba, má đã gian lao nuôi dạy con từng ngày Ba má luôn là chỗ dựa vững chắc nhất của con, là người giúp con đứng vững sau những lúc vấp ngã, là bờ vai cho con khi con đuối sức, là nguồn động viên, động lực để con tiếp tục phấn đấu hơn nữa trong cuộc sống

Với lòng biết ơn sâu sắc nhất Em xin chân thành cảm ơn toàn thể quý Thầy Cô Khoa Môi Trường và Công Nghệ Sinh Học, cùng toàn thể Thầy Cô Trường Đại Học

Kỹ Thuật Công Nghệ TP HCM đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt cho em những

kiến thức quý báu về cơ sở cũng như chuyên ngành từ ngày em bước chân vào giảng đường đại học tới nay

Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô Th.S Vũ Hải Yến, người cô đáng kính đã luôn chỉ dẫn tận tình và tạo mọi điều kiện giúp em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này Xin cảm ơn tất cả các bạn lớp 09DMT đã luôn sát cánh bên em, luôn hỗ trợ em trong suốt quá trình làm đồ án tốt nghiệp và trong suốt thời gian học tại trường

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả

Xin chân thành cảm ơn!

Tp HCM tháng 6 năm 2013

Phan Thị Thanh Trúc

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xim cam đoan đây là phần nghiên cứu và thể hiện đồ án tốt nghiệp của riêng tôi, không sao chép các đồ án khác, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu

mọi kỷ luật của khoa và nhà trường đề ra

Tp HCM, ngày17 tháng 6 năm 2013

Sinh viên thực hiện

Phan Thị Thanh Trúc

Trang 4

i

LỜI CÁM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH vii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI 6

1.1 Khái niệm về chất thải nguy hại 6

1.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại 8

1.3 Phân loại chất thải nguy hại 11

1.3.1 Phân loại theo EPA 11

1.3.2 Phân loại theo UNEP 13

1.3.3 Phân loại theo TCVN 15

1.3.4 Phân loại theo nguồn phát sinh 17

1.3.5 Phân loại theo đặc tính chất thải nguy hại 17

1.3.6 Phân loại theo mức độ độc hại 18

1.3.7 Phân loại theo mức độ gây hại 18

1.4 Ảnh hưởng của chất thải nguy hại 18

1.4.1 Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng 18

1.4.2 Ảnh hưởng đến môi trường đất 20

1.4.3 Ảnh hưởng đến môi trường nước 21

1.4.4 Ảnh hưởng đến môi trường không khí 21

1.4.5 Ảnh hưởng đến xã hội 22

1.5 Thực trạng rác thải và rác thải sinh hoạt 23

Trang 5

ii

1.5.2.1 Công nghệ xử lý hóa – lý 27

1.5.2.2 Công nghệ thiêu đốt 30

1.5.2.3 Công nghệ chôn lấp 33

1.5.2 Các cơ sở có khả năng xử lý CTNH trên địa bàn TP Hồ Chí Minh 35

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ PHƯỜNG 25, BÌNH THẠNH, TP.HCM 39

2.1 Giới thiệu chung về quận Bình Thạnh 38

2.2 Giới thiệu về Phường 25, Quận Bình Thạnh 38

2.2.1 Điều kiện tự nhiên 38

2.2.1.1 Vị trí địa lí 38

2.2.1.2.Thủy văn 39

2.2.1.3.Khí hậu 39

2.2.2 Điều kiện kinh tế 40

2.2.3 Điều kiện văn hóa - xã hội 40

2.2.3.1.Dân số 41

2.2.3.2.Giáo dục 41

2.2.3.3.Y tế 41

2.2.4 Cơ sở hạ tầng 41

2.2.5 Giao thông 42

2.2.6 Hệ thống cấp điện – nước 43

2.2.7 Hiện trạng môi trường tại phường 25 43

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI PHƯỜNG 25 45

3.1 Các loại CTRNH và độc tính trong chất thải sinh hoạt 45

3.2 Tác hại của các loại chất thải rắn nguy hại 46

3.2.1 Bao bì thuốc xịt côn trùng (kiến, gián, muỗi,…) 46

Trang 6

iii

3.3 Phương pháp điều tra và khảo sát 49

3.3.1 Đối tượng khảo sát 49

3.3.2 Nội dung khảo sát 50

3.4 Những khó khăn trong công tác thu thập thông tin ở phường 25 50

CHƯƠNG 4: HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI TẠI PHƯỜNG 25 51

4.1 Đặc điểm chất thải rắn nguy hại ở phường 25 51

4.2 Hiện trạng quản lý chất tại nguy hại tại các hộ gia đình ở phường 25 52

4.2.2 Kết quả và nhận xét số liệu điều tra 54

4.2.3 Đơn vị quản lý 55

4.2.4 Hiện trạng lưu giữ CTRNH tại phường 25 56

4.2.5 Tình hình thu gom và vận chuyển CTRNH tại phường 25 56

4.2.6 Những khó khăn trong công tác quản lý CTNH tại phường ……… 57

CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI TẠI PHƯỜNG 25 61

5.1 Đề xuất các giải pháp 59

5.1.1 Các giải pháp thu gom 59

5.1.1.1 Phân loại CTNH tại nguồn 59

5.1.1.2 Hệ thống thu gom 60

5.1.2 Các khuyến cáo đối với người tiêu dùng 61

5.1.3 Các giải pháp quản lý 64

5.1.3.1 Chủ trương và kế hoạch của UBND Phường 64

5.1.3.2 Trách nhiệm của UBND Phường 66

5.1.3.3 Về chính sách hỗ trợ lực lượng thu gom rác của phường 67

5.1.3.4 Về tổ chức lại lực lượng rác dân lập của phường 67

5.1.3.5 Đề xuất các giải pháp quản lý thu gom rác tại hộ gia đình 68

Trang 7

iv

5.1.4 Các giải pháp về kỹ thuật 70

5.1.4.1 Thu hồi và tái chế vật liệu chất dẻo 70

5.1.4.2 Thu hồi và chế biến các sản phẩm cao su 71

5.1.4.3 Tái chế ắc quy 71

5.1.4.4 Tái chế kim loại từ chất thải điện tử 73

5.1.5 Phương án thu gom – vận chuyển 75

5.1.5.1 Đối với CTRNH có thể tái chế 75

5.1.5.2 Đối với CTRNH không thể tái chế 76

5.1.6 Giáo dục nhận thức 78

5.1.7 Biện pháp kinh tế 80

5.1.7.1 Tăng mức phí thu gom CTNH 80

5.1.7.2 Cơ sở để xây dựng mức phí phù hợp 81

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83

1 Kết luận 83

2 Kiến nghị 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

PHỤ LỤC 1

Trang 8

v

CHỮ VIẾT TẮT Ý NGHĨA

CTNH Chất thải nguy hại CTRNH Chất thải rắn nguy hại CTRNH HGĐ Chất thải rắn nguy hại hộ gia đình CTRCN Chất thải rắn công nghiệp CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân

Trang 9

vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Một số ngành công nghiệp và các loại chất thải tương ứng .9

Bảng 1.2: Phân loại CTNH theo đặc tính .15

Bảng 1.3: Phân loại CTNH theo độ độc hại .18

Bảng 1.4: Kết quả đo chỉ số vi sinh vật trong 5 mẫu đất tại 2 bãi rác 20

Bảng 3.1: Các CTRNH trong rác thải sinh hoạt và các tác động 45

Bảng 4.1: Độ tuổi những người được khảo sát 52

Bảng 4.2: Số lượng người trong hộ gia đình .52

Bảng 4.3: Nghề nghiệp chính của các hộ gia đình 53

Bảng 4.4: Tỉ lệ phần trăm của các thành phần trong rác sinh hoạt hằng ngày .55

Bảng 5.1: Mức phí thu gom CTRNH đối với hộ gia đình .81

Trang 10

vii

Hình 1.1: Sơ đồ phân loại CTNH theo EPA 11

Hình 1.2: Hệ thống chưng dầu thải phân đoạn (trái) và chưng cất đơn giản (phải) 29 Hình 1.3: Xử lý đốt- Công ty Cổ Phần Môi Trường Việt Úc .31

Hình 1.4: Hệ thống lò nung xi măng và bộ phận nạp CTNH dạng lỏng 32

Hình 1.5: Công nghệ tiêu hủy hóa chất BVTV POP tại Nhà máy xi măng Holcim - Hòn Chông (Kiên Giang) .32

Hình 1.6: Hầm chôn lấp CTNH .34

Hình 1.7: Xử lý hóa rắn - Công ty Cổ Phần Môi Trường Việt Úc .35

Hình 1.8: Máy trộn bê tông và máy ép gạch block để hóa rắn CTNH .35

Hình 2.1: Bản đồ Phường 25, quận Bình Thạnh, TP.HCM 39

Hình 2.2: Một góc nhìn từ kênh Văn Thánh 44

Hình 2.3: Các loại rác thải lẫn lộn từ hộ gia đình .44

Hình 4.1: CTRNH lẫn với CTRSH 54

Hình 4.2: Biều đồ thể hiện tỉ lệ phần trăm các thành phần của rác sinh hoạt .54

Hình 4.3: Các công đoạn vận chuyển rác .57

Hình 5.1: Thùng rác 3 ngăn .61

Hình 5.2: Sơ đồ tái chế ắc quy - Công ty cổ phần môi trường Việt Úc .72

Hình 5.3: Dây chuyền phá dỡ ắc quy chì thải cơ giới hóa .72

Hình 5.4 : Quy trình thu gom chất thải điện tử nói chung .73

Hình 5.5 : Dây chuyền nghiền bản mạch điện tử (trái) và bàn phá dỡ đơn giản 73

Hình 5.6: Quy trình công nghệ thủy luyện các kim loại quý hiếm 74

Hình 5.7: Một số nhãn CTNH thông dụng .78

Trang 11

viii

Trang 12

Chất thải rắn nguy hại là thuật ngữ chỉ những chất thải rắn dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ bay hơi… CTRNH lẫn trong CTRSH và CTRCN nhưng không dễ phát hiện

Trước sự gia tăng nhanh chóng của CTRNH như vậy nhưng công tác quản lý CTRNH tại các đơn vị sản xuất, các hộ gia đình còn rất kém chưa đáp ứng được yêu

cầu bảo vệ môi trường Thực tế cho thấy, việc quản lý và xử lý CTRNH không an toàn

đã để lại những hậu quả nặng nề về môi trường, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe

cộng đồng như: các điểm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, các bãi rác không hợp vệ sinh và các bãi đổ chất thải của các nhà máy sản xuất, thải bỏ trực tiếp pin, acquy, bóng đèn hư, theo đường thoát nước chung của khu vực hoặc đổ theo rác

thải sinh hoạt cho các đơn vị vệ sinh công cộng thu gom dưới dạng rác thải sinh hoạt bình thường Vì vậy, quản lý và xử lý an toàn chất thải đặc biệt là CTRNH nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường và hạn chế các tác động xấu tới sức khỏe con người

là một trong những vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

CTRNH chiếm một phần đáng kể trong CTRSH, tuy nhiên việc quản lý CTRNH

tại hộ gia đình vẫn chưa được giải quyết tốt

Phường 25, quận Bình Thạnh là một địa bàn đông dân cư với các hoạt động sinh

hoạt diễn ra liên tục Và trên các tuyến đường chính (Xô Viết Nghệ Tĩnh, Ung Văn Khiêm, Điện Biên Phủ, D1, D2) tập trung các công trình trung tâm thương mại – dịch

vụ và cao ốc văn phòng khang trang tạo nên động lực phát triển và sự sầm uất cho khu

vực Cùng với hoạt động của các trường học, phòng khám, chợ, các xí nghiệp nhỏ nên

lượng rác của phường vô cùng đa dạng về chủng loại Phần lớn các loại rác này được thu gom chung với nhau nên CTRNH khó phát hiện và phân loại riêng

Trang 13

Vì vậy, trước những yêu cầu thực tế, đề tài “ Nghiên cứu hiện trạng chất thải

r ắn nguy hại phát sinh từ hộ gia đình và đề xuất các biện pháp quản lý – Nghiên cứu điển hình cho Phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành Phố Hồ Chí Minh” được

thực hiện với mong muốn đề tài sẽ góp phần tìm ra các nguồn gốc, hiện trạng ảnh hưởng của các chủng loại CTRNH phát sinh từ hộ gia đình và đề xuất các giải pháp

quản lý chất thải rắn nguy hại thích hợp

2 Mục đích

Trên cơ sở khảo sát thu thập số liệu quản lý chất thải rắn hiện có ở Phường 25,

Quận Bình Thạnh, đề tài thực hiện nhằm hướng đến một số mục tiêu sau:

- Điều tra về khối lượng, chủng loại chất thải rắn nguy hại có trong chất thải rắn

hộ gia đình tại phường 25, Quận Bình Thạnh

- Đánh giá được hiện trạng quản lý chất thải rắn nguy hại ở Phường 25, Quận Bình Thạnh

- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phân loại rác tại nguồn

- Hướng dẫn, giúp người dân từng bước hình thành thói quen phân loại và thải

bỏ đúng CTNH hộ gia đình

- Đề xuất chương trình hành động về quản lý CTRNH cho Phường 25

3 Nội dung nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích trên, cần triển khai các nội dung sau:

- Tiến hành phát phiếu điều tra, thu thập thông tin và các số liệu điều tra thực tế

về chất thải rắn trên địa bàn Phường 25, Quận Bình Thạnh

- Thu thập tài liệu có liên quan đến Phường 25: tìm hiểu về vị trí địa lý, điều kiện

tự nhiên, kinh tế xã hội và hiện trạng CTRNH của Phường 25

- Đề xuất các biện pháp quản lý CTNH nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường và tăng cường tiết kiện nguyên liệu thông qua việc phân loại và tái chế

4 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là địa bàn Phường 25

- Đối tượng nghiên cứu: Chất thải rắn nguy hại từ hộ gia đình

- Giới hạn nghiên cứu: Hiện trạng chất thải rắn nguy hại phát simh từ hộ gia đình

ở Phường 25

Trang 14

thực hiện cần thiết, nhằm thực hiện công tác quản lý môi trường đạt hiệu quả

Với sự gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế diễn ra mạnh

mẽ, là tiền đề cho nguồn phát sinh chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn nguy hại, ngày càng gia tăng cả về mặt khối lượng và đa dạng về thành phần Trong khi đó hệ

thống quản lý chất thải rắn cũng như xử lý chưa phù hợp gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường và cuộc sống của con người Vì vậy việc khảo sát và đề xuất biệp pháp quản lý cũng như lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn nguy hại một cách phù hợp cho tương lai là một vấn đề và cấp bách trong khoảng thời gian này

Đề tài được thực hiện dựa vào việc khảo sát điều tra bằng phiếu câu hỏi, thông qua đó đánh giá hiện trạng chất thải rắn nguy hại của hộ gia đình

Đề tài thực hiện trên cơ sở tổng hợp các dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau (số liệu của nhà quản lý, số liệu khảo sát của người dân), từ đó nhận định, đánh giá

về hiện trạng chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, tìm những giải pháp phù

hợp để cải thiện hiện trạng

Thông qua các số liệu văn bản hành chính của phường, nắm được hiện

trạng quản lý chất thải rắn nguy hại

Từ đó đề xuất phương án nâng cao nhận thức người dân về CTRNH, hoàn thiện các biện pháp quản lý CTRNH trên quy mô hộ gia đình

- Thu thập tư liệu về hiện trạng môi trường phường 25

- Phương pháp khảo sát: Thăm dò, phát phiếu điều tra kham thảo ý kiến các hộ gia đình trong phường 25 về chất thải rắn

Trang 15

- Phương pháp thực địa: tham quan, chụp hình

- Kế thừa và học hỏi kinh nghiệm từ các dự án vận động thu gom chất thải

rắn nguy hại tại hộ gia đình do Sở Tài Nguyên Môi Trường phát động

- Phương pháp thống kê, tổng hợp tài liệu

- Phương pháp sử dụng các phần mền soạn thảo văn bản, tính toán: MS Word word, Excel

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Đề tài cung cấp một số nguồn dữ liệu có thể tin cậy được, phục vụ cho công tác

quản lý chất lượng môi trường

a Ý nghĩa khoa học

Đề tài đã cung cấp một số cơ sở khoa học phục vụ công tác quản lý, thu gom chất thải rắn nguy hại cho TP Hồ Chí Minh nói chung và Phường 25, Quận Bình

Thạnh nói riêng Nghiên cứu điển hình ở Phường 25, nếu các biện pháp quản lý được

thực hiện mà có hiệu quả sẽ được nhân rộng ra các phường lân cận

b Ý nghĩa thực tiễn

- Thu gom hiệu quả, triệt để lượng CTRNH phát sinh hàng ngày, đồng

thời phân loại chất thải rắn tại nguồn

- Nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của CTRNH cũng như giúp người dân từng bước hình thành thói quen phân loại và thải bỏ đúng CTRNH hộ gia đình

- Mang lại lợi ích kinh tế khi phân loại rác tại nguồn

c Ý nghĩa kinh tế

- Giảm bớt chi phí cho công tác quản lý chất thải rắn nguy hại

- Giảm chi phí về nguyên liệu và năng lượng

- Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường cải thiện hình ảnh kinh doanh

d Ý nghĩa môi trường và xã hội

- Phân loại rác tại nguồn sẽ giảm rủi ro đối với công nhân quét dọn và các

thế hệ tương lai; giảm rủi ro trong quá trình xử lý nước rỉ rác; giảm ô nhiễm nguồn nước ngầm

Trang 16

- Góp phần bảo tồn tài nguyên và năng lượng

- Cải thiện mối quan hệ giữa chính quyền địa phương với Công ty vệ sinh Môi trường và các hộ gia đình trong phường

- Lợi ích xã hội lớn nhất do hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn mang lại chính là việc hình thành ở mỗi cá nhân nhận thức bảo vệ môi trường sống

7 C ấu trúc đề tài

Đề tài gồm các phần như sau:

Phần mở đầu

Chương 1: Tổng quan về chất thải nguy hại

Chương 2: Tổng quan về khu vực phường 25, quận Bình Thạnh

Chương 3:Khảo sát hiện trạng CTRNH trong các hộ gia đình ở Phường

Chương 4: Hiện trạng CTRNH tại Phường

Chương 5: Đề xuất các giải pháp quản lý CTRNH tại Phường

Kết luận – Kiến nghị

Trang 17

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI 1.1 Khái niệm về chất thải nguy hại

Khái niệm về thuật ngữ “chất thải nguy hại” (Hazardous Waste) lần đầu tiên

xuất hiện vào thập niên 70 của thế kỷ trước tại các nước Âu – Mỹ, sau đó mở rộng ra nhiều quốc gia khác Sau một thời gian nghiên cứu phát triển, tùy thuộc vào sự phát triển khoa học kỹ thuật và xã hội cũng như quan điểm của mỗi nước mà hiện nay trên

thế giới có nhiều cách định nghĩa khác nhau về chất thải nguy hại trong luật và các văn bản dưới luật về môi trường Chẳng hạn như:

Chất thải nguy hại là những chất có tính độc, ăn mòn, gây kích thích, hoạt tính,

có thể cháy, nổ mà gây nguy hiểm cho con người và động vật (định nghĩa của Philipine)

Chất thải nguy hại là những chất mà do bản chất và tính chất của chúng có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe con người và/hoặc môi trường, và những chất này yêu cầu các kỹ thuật xử lý đặc biệt để loại bỏ hoặc giảm đặc tính nguy hại cảu nó (định nghĩa của Canada)

Tại Việt Nam, theo Quy chế quản lý chất thải nguy hại năm 1999:” chất thải nguy hại (CTNH) là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lay nhiễm và các đặc tính nguy hại khác), hoặc tương tác chất với chất khác gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người”

Luật bảo vệ môi trường ban hành sau này nên định nghĩa ngắn gọn hơn, rõ ràng hơn và gần như là sự khái quát của định nghĩa trong Quy chế quản lý chất thải nguy

hại Theo Luật Bảo vệ môi trường thì chất thải nguy hại là chất chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính khác:

 Dễ nổ: các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng có thể nổ do kết quả cảu phản ứng hóa học khi tiếp xúc với lửa hoặc do bị va đập,, ma sát sẽ tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hịa cho môi trường xung quanh Chính vì dễ nổ

Trang 18

nên chúng có thể gây tổn thương da, bỏng và thậm chí là tử vong; phá hủy công trình

và thậm chí chết người

 Dễ cháy: Chất thải lỏng có nhiệt độ bắt cháy thấp hơn 600C, chất rắn có

khả năng tự bốc cháy hoặc phát lửa do bị ma sát, hấp thụ độ ẩm, do thay đổi hóa học

tự phát trong các điều kiện bình thường, khí nén có thể cháy Đặc tính dễ cháy sẽ gây

ra hỏa hoạn, bỏng, làm ô nhiễm không khí và nguồn nước

 Ôxy hóa: Chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng ôxy hóa tỏa nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các chất đó, sẽ gây ra cháy nổ, gây nhiễm độc nguồn nước và không khí

 Ăn mòn: Các chất hoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh (pH bằng 2

hoặc nhỏ hơn 2), hoặc kiềm mạnh (pH bằng 12,5 hoặc lớn hơn 12,5) Việc ăn mòn có thể gây ra cháy da, ảnh hưởng đến phổi và mắt, gây hư hại vật liệu công trình

 Có tính độc hại: Đầu tiên là độc tính cấp, các chất thải có thể gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng hoặc có hại cho sức khỏe qua đường ăn uống, hô hấp

hoặc qua da Độc tính từ từ hoặc mãn tính, các chất thải có thể gây ra các ảnh hưởng

từ từ hoặc mãn tính, kể cả gây ung thư, do ăn phải, hít thở phải hoặc ngấm qua da Sinh khí độc, các chất thải chứa các thành phần mà khi tiếp xúc với không khí hoặc với nước sẽ giải phóng ra khí độc, gây nguy hiểm đến con người và sinh vật Đặc biệt

là ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng

 Có độc tính sinh thái: Các chất thải có thể gây ra các tác hại nhanh chóng hoặc từ từ với môi trường thông qua tích lũy sinh học và/ hoặc gây tác hại đến các hệ sinh vật

 Dễ lây nhiễm: Chất thải nếu không được quản lý chặt chẽ, không đảm

bảo an toàn trong thu gom, lưu trữ, vận chuyển xử lý thì các rủi ro, sự cố sẽ gây hậu

quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khỏe cộng đồng Tùy thuộc vào đặc tính và bản chất của chất thải vào môi trường sẽ gây nên các tác động khác nhau, lan truyền bệnh

Trang 19

Ngoài ra, chất thải rắn nguy hại còn tồn tại nhiều trong chất thải sinh hoạt, đó

là các sản phẩm thường được sử dụng trong sinh hoạt có chứa các thành phần nguy

hại khi chúng bị thải bỏ Chất thải rắn nguy hại trong sinh hoạt có thể có một hoặc toàn bộ các đặc tính nguy hại như: cháy nổ, ăn mòn, gây ngộ độc hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người

1.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại

Do tính đa dạng của các loại hình công nghiệp, các hoạt động thương mại tiêu dùng, các hoạt động trong cuộc sống hay các hoạt động công nghiệp mà chất thải nguy hại có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau Việc phát thải có thể do bản chất của công nghệ hay do trình độ dân trí dẫn đến việc thải chất thải có thể là vô tình hay

cố ý Tùy theo cách nhìn nhận mà có thể phân thành các nguồn thải khác nhau, nhìn chung có thể chia các nguồn phát sinh chất thải nguy hại thành 4 nguồn chính như sau:

• Từ các hoạt động công nghiệp (ví dụ khi sản xuất thuốc kháng sinh sử dụng dung môi metyl clorua, xi mạ sử dụng xyamit, sản xuất thuốc trừ sâu sử dụng dung môi là toluen hay xylen,…)

• Từ hoạt động nông nghiệp (ví dụ sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật độc

hại)

• Thương mại (quá trình nhập – xuất các hàng độc hại không đạt yêu cầu cho sản xuất hay hàng quá hạn sử dụng….)

• Từ việc tiêu dùng trong dân dụng (ví dụ việc sử dụng pin, hoạt động nghiêm

cứu khoa học ở các phòng thí nghiệm, sử dụng dầu nhớt, ắc quy các loại…)

Trong các ngồn thải nêu trên thì hoạt động công nghiệp là nguồn phát sinh chất

thải nguy hại lớn nhất và phụ thuộc rất nhiều vào loại ngành công nghiệp (bảng 1.1)

So với các nguồn phát thải khác, đây cũng là nguồn phát thải mang tính thường xuyên

và ổn định nhất Các nguồn phát thải từ dân dụng hay từ thương mại chủ yếu không nhiều, lượng chất thải tương đối nhỏ, mang tính sự cố hoặc do trình độ nhận thức và

Trang 20

B ảng 1.1: Một số ngành công nghiệp và các loại chất thải tương ứng

Sản xuất hóa chất - Dung môi thải và cặn chưng cất: white spirit, kerosene, benzen,

xylen, etyl benzen, toluen, isopropanol, etanol, axeton, metylen clorua, 1,1,1 tricloroetal, tricloroetylen

- Chất thải dễ cháy không theo danh nghĩa (otherwise specified)

- Chất thải chứa axit/bazo mạnh: amonium hydroxit, hydrobromic axit, hydrocloric axit, potassium hydroxit, nitric axit, sulfuric axit, cromic axit, phosphoric axit

- Các chất thải hoạt tính khác: sodium pemangnat, oganic peroxit, sodium peclorat, potassium peclorat, potassium pemanganat, hypoclorit, potassium sulfit, sodium sulfit

- Phát thải từ xử lý bụi, bùn

- Xúc tác qua sử dụng Xây dựng - Sơn thải cháy được: etylen diclorit, benzen, toluen, etyl benzen,

metyl isobutyl keton, clorobenzen

- Các chất thải dễ cháy không theo danh nghĩa (otherwise specified)

- Dung môi thải: metyl clorit, cacbon tetraclorit, triclorotrifluoroetal, toluen, xylen, kerosen, mineral spirits, axeton

- Chất thải axit/bazo mạnh: amonium hydroxit, hydrobromic axit, hydrocloric axit, hydrofluoric axit , potassium hydroxit, nitric axit, sulfuric axi, phosphoric axit

Trang 21

diclorobenzen, xylen, kerosen, white sprits, butyl alcohol

- Chất thải axit/bazo mạnh: amonium hydroxit, hydrobromic axit, hydrocloric axit, hydrofluoric axit , potassium hydroxit, nitric axit, sulfuric axi, phosphoric axit, nitrat, pecloric axit, axetic axit, sodium hydroxit

- Chất thải xi mạ

- Bùn thải chứa kim loại nặng từ hệ thống xử lý nước thải

- Chất thải chứa xyanua

- Chất thải cháy được không theo danh nghĩa (otherwise specified)

- Chất thải hoạt tính khác: axetyl clorit, cromic axit, sulfit, hypoclorit, oganic peroxit, pemanganat

- Dầu nhớt qua sử dụng Công nghiệp giấy - Dung môi hữu cơ chứa clo: cacbon tetraclorit, metylen clorit,

tetracloroetylen, tricloroetylen, 1,1,1-tricloroetan, các hỗn hợp dung môi thải clo

- Chất thải ăn mòn: chất lỏng ăn mòn, chất rắn ăn mòn, ammonium hydroxit, hydroclorit axit, nitric axit, phosphoric axit, potassium hydroxit, sodium hydroxit, sulfuric axit

- Sơn thải: chất lỏng có thể cháy, chất lỏng dễ cháy, etylen diclorit, clorobenzen, metyl etyl keton, sơn thải có chứa kim loại nặng

- Dung môi: chưng cất dầu mỏ

Lewis Publishers, 1997

Trang 22

1.3 Phân loại chất thải nguy hại

Mục đích phân loại các chất nguy hại là để gia tăng thông tin về chúng trong mọi hoạt động từ sản xuất, sử dụng đến thải bỏ Hầu hết những người có liên quan đến việc sử dụng các chất này không phải là các nhà hóa học và sẽ không biết được tên hóa học của chúng Hệ thống phân loại này cho phép những người không chuyên có thể dễ dàng xác định những mối nguy có liên quan trên cơ sở đó tìm được thông tin hướng dẫn sử dụng

1.3.1 Phân loại theo EPA

Hình 1.1: Sơ đồ phân loại CTNH theo EPA

Tính

phản ứng

Tính độc

hại Tính

cháy

Trang 23

b Tính ăn mòn

pH là thông số thông dụng dùng để đánh giá tính ăn mòn của chất thải, tuy nhiên thông số về tính ăn mòn của chất thải còn dựa vào tốc độ ăn mòn thép để xác định chất thải có nguy hại hay không Nhìn chung chất thải được coi là chất thải nguy

hại có tính ăn mòn khi mẫu đại diện thể hiện một trong các tính chất sau:

 Là chất lỏng có pH nhỏ hơn hoặc bằng 2 hay lớn hơn hoặc bằng 12,5

 Là chất lỏng có tốc độ ăn mòn thép lớn hơn 6,35mm (0,25in) một năm ở nhiệt độ thí nghiệm là 550

C (1300F)

c Tính phản ứng

Chất thải được coi là nguy hại và có tính phản ứng khi mẫu đại diện chất

thải này thể hiện một tính chất bất kì trong các tính chất sau:

 Thường không ổn định và dễ thay đổi một cách mãnh liệt mà không gây

nổ

 Phản ứng mãnh liệt với nước

 Ở dạng khí trộn với nước có khả năng nổ

 Khi trộn với nước, chất thải sinh ra khí độc, bay hơi hoặc khói với lượng

có thể gây nguy hại cho sức khỏe con người hoặc môi trường

 Là chất thải chứa xyanit hay sulfit ở điều kiện pH giữa 2 và 11,5 có thể

tạo ra khí độc, hơi, hoặc khói với lượng có thể gây nguy hại cho sức khỏe con người

hoặc môi trường

 Chất thải có thể nổ hoặc phản ứng gây nổ nếu tiếp xúc với nguồn kích

nổ mạnh hoặc nếu được gia nhiệt trong thùng kín

 Chất thải có thể dễ dàng nổ hoặc phân hủy (phân ly) nổ, hay phản ứng ở nhiệt độ và áp suất chuẩn

Trang 24

 Là chất nổ bị cấm theo Luật định

d Đặc tính độc

Để xác định đặc tính độc hại của chất thải ngoài biện pháp sử dụng bảng liệt

kê danh sách các chất độc hại được ban hành kèm theo luật cảu mỗi nước, hiện nay còn phổ biến việ sử dụng phương pháp xác định đặc tính độc hại bằng phương thức rò

rĩ (Toxicity Charateristic Leaching Procedure-TCLP) để xác định

1.3.2 Phân loại theo UNEP

Chia làm 9 nhóm dựa trên những mối nguy hại và tính chất chung Dùng

một số quốc tế (UN) làm số chỉ định duy nhất cho chất đó

Nhóm 1: Chất nổ Nhóm này bao gồm:

 Các chất dễ nổ, ngoại trừ những chất quá nguy hiểm trong khi

vận chuyển hay những chất có khả năng nguy hại thì được xếp vào loại khác

 Vật gây nổ, ngoại trừ những vật gây nổ mà khi cháy nổ không tạo

ra khói, không văng mảnh, không có ngọn lửa hay không tạo ra tiếng nổ ầm ĩ

Nhóm 2: Các chất khí nén, hóa lỏng hay hòa tan có áp Nhóm này bao gồm những laoij khí nén, khí hóa lỏng, khí trong dung

dịch, khí hóa lỏng do lạnh, hỗn hợp một hay nhiều khí với một hay nhiều hơi của những chất thuộc nhóm khác, những vật chứa những khí như tellurium và bình phun khí có dung tích lớn hơn 1 lít

Nhóm 3: Các chất lỏng dễ cháy Nhóm 3 bao gồm những chất lỏng có thể bắt lửa và cháy, nghĩa là chất

lỏng có điểm chớp cháy lớn hơn hoặc bằng 610

C

Trang 25

Nhóm 4: các chất rắn dễ cháy, chất có khả năng tự bốc cháy và những

chất khi gặp nước sẽ sinh ra khí dễ cháy

Phân nhóm 4.1: Các chất rắn dễ cháy gồm:

 Chất rắn có thể cháy

 Chất tự phản ứng và chất liên quan

 Chất ít nhạy nổ Phân nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy gồm:

 Những chất tự bốc cháy

 Những chất tự tỏa nhiệt Phân nhóm 4.3: Những chất khi gặp nước sẽ sinh ra khí dễ cháy

Những chất khi tiếp xúc với nước sẽ giải phóng những khí dễ cháy có thể tạo thành những hỗn hợp cháy nổ với không khí Những hỗn hợp như thế có thể bắt nguồn

từ bất cứ ngọn lửa nào như ánh sáng mặt trời, dụng cụ cầm tay phát tia lửa hay những

Phân nhóm 6.1: Chất độc Phân nhóm 6.2: Chất gây nhiễm bệnh Nhóm 7: Những chất phóng xạ

Trang 26

Bao gồm những chất hay hợp chất tự phát ra tia phóng xạ Tia phóng xạ

có khả năng đâm xuyên qua vật chất và có khả năng ion hóa

Nhóm 8: Những chất ăn mòn Bao gồm những chất tạo phản ứng hóa học khi tiếp xúc với các mô

sống, phá hủy hay làm hư hỏng hàng hóa, công trình

Nhóm 9: Những chất khác Bao gồm những chất và vật liệu mà trong quá trình vận chuyển có biển

hiện mối nguy hại không được kiểm soát theo tiêu chuẩn các chất liệu thuộc nhóm khác Nhóm 9 bao gồm một số chất và vật liệu biểu hiện sự nguy hại cho phương tiện

vận chuyển cũng như cho môi trường, không đạt tiêu chuẩn của nhóm khác

1.3.3 Phân loại theo TCVN

Theo TCVN 6706:2000 chia CTNH thành 7 nhóm sau:

Bảng 1.2: Phân loại CTNH theo đặc tính

STT Lo ại chất thải

Mã s ố TCVN 6706-2000

Mô t ả tính nguy hại

Chất thải không là chất lỏng, bốc cháy khi

bị ma sát hoặc ở điều kiện p, t khí quyển

Chất thải có

thể tự cháy 1.3

Chất thải có khả năng tự bốc cháy do tự nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình thường hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với không khí và có khả năng bốc cháy

Trang 27

Chất thải tạo ra khí dễ cháy 1.4

Chất thải khi gặp nước, tạo ra phản ứng

giải phóng khi dễ cháy hoặc tự cháy

2 Chất

thải gây

mòn

Chất thải có tính axit 2.1 Chất thải lỏng có pH = 2

Chất thải có tính ăn mòn 2.2

Chất thải lỏng có thể ăn mòn thép với tốc

độ > 6,35 mm/năm ở 55 0

C

3 Chất

thải dễ nổ Chất thải dễ nổ 3

Là chất thải rắn hoặc lỏng hoặc hỗn hợp

rắn lỏng thự phản ứng hóa học tạo nhiều khí ở nhiệt độ và áp suất thích hợp có thể gây nổ

4 Chất

thải dễ bị

oxy hóa

Chất thải chứa các tác nhân oxy hóa vô cơ

4.1 Chất thải có chứa clorat, pecmanganat,

peoxit vơ cơ,…

Chất thải chứa peoxyt hữu cơ 4.2

Chất thải hữu cơ chứa cấu trúc phân tử 0- không bền với nhiệt nên có thể bị phân

-0-hủy và tạo nhiệt nhanh

5.1

Chất thải có chứa chất độc có thể gây tử vong hoặc tổn thương trầm trọng khi tiếp xúc

Chất thải gây

ngộ độc mãn tính

Trang 28

1.3.4 Phân loại theo nguồn phát sinh

Nguồn chất thải từ sản xuất công nghiệp: Các ngành công nghiệp phát sinh chất thải nguy hại theo DOMINGUEZ, 1983

+ Chế biến gỗ + Chế biến cao su + Công nghiệp cơ khí + Sản xuất xà phòng và bột giặt + Kim loại đen

+ Công nghiệp sản xuất giấy + Lọc dầu

+ Sản xuất thép + Nhựa và vật liệu tổng hợp + Sản xuất sơn và mực in + Hóa chất BVTV

1.3.5 Phân loại theo đặc tính chất thải nguy hại

1.2 Phân loại dựa vào dạng hoặc phân bố (rắn , lỏng, khí) 1.3 Chất hữu cơ hay vô cơ

1.4 Nhóm hoặc loại chất (dung môi hay kim loại nặng)

7 Chất

thải lay

nhiễm

Chất thải lây nhiễm bệnh 7

Chất thải có chứa các vi sinh vật sống

hoặc độc tố của chúng có chứa các mầm

bệnh

Trang 29

1.3.6 Phân loại theo mức độ độc hại

Bảng 1.3: Phân loại CTNH theo độ độc hại

1.3.7 Phân loại theo mức độ gây hại

Cách phân loại này dực vào thành phần, nồng độ, độ linh động, khả năng toàn lưu, lan truyền, con đường tiếp xúc và liều lượng chất thải

1.4 Ảnh hưởng của chất thải nguy hại

Ảnh hưởng của chất thải nguy hại đối với cơ thể sống thường thông qua

một số quá trình động học: như hấp thụ, phân bố, trao đổi chất, tích lũy và bài tiết Những tác nhân độc hại thường không thể hiện tính độc hại trên bề mặt của cơ thể

sống Thay vào đó, chúng sẽ tiếp diễn thông qua một chuỗi các tuyến tiếp xúc và con đường trao đổi chất Bằng những con đường này chất thải nguy hại và các sản phẩm

Trang 30

chuyển hóa của chúng sẽ đi đến các phân tử tiếp nhận hay các cơ quan mục tiêu và tích tụ với nồng độ đủ cao Khi một sinh vật tiếp xúc với chất thải nguy hại nó sễ hấp

thụ vào cơ thể sinh vật đó bằng 3 con đường: miệng, da và hô hấp Khi vào bên trong

cơ thể chất thải nguy hại sẽ được hấp thụ vào máu và phân bố khắp cơ thể

 Hấp thụ qua đường hô hấp: Khí và hơi độc dễ dàng được hít vào trong cơ thể Chất ô nhiễm dạng hạt có thể đi sâu vào đường hô hấp phụ thuộc vào kích thước của chúng Bụi với đường kính từ 0,5 – 0,7um (phạm vi có thể hít được vào cơ thể) có thể đi vào cuống phổi và đến túi phổi Hạt bụi có đường kính động học

hiệu quả từ 1 đến 2 um có thời gian lưu lại trong phổi lâu nhất Hạt có đường kính nhỏ hơn 1um có khả năng bị thở ra ngoài lại nên chúng ít tồn tại trong túi phổi

 Hấp thụ qua đường ăn uống: Các chất độc hại từ chất thải nguy

hại có thể được hấp thụ vào cơ thể qua đường ăn uống, các chất này có thể là các hạt trong không khí khi thở qua miệng, có thể là chất lỏng hay rắn Các chất này có thể tích tụ lại trong cơ thể nếu lượng hấp thụ vượt quá khả năng bài tiết của cơ thể

Trong một số trường hợp chất độc sẽ được phân giải bằng các cơ chế sinh hóa bao gồm: oxy hóa bởi trung gian các enzym, khử alkyl và các phản ứng thủy phân Kết quả của các phản ứng này là hình thành nhiều hợp chất hòa tan trong nước, các hợp chất này có thể sẽ được bài tiết nhanh hơn ra khỏi co thể không qua bài tiết Tuy nhiên, các phản ứng trao đổi chất cũng có thể chuyển hóa các hợp chất của chất

thải nguy hại thành các sản phẩn độc hại hơn Phụ thuộc vào đặc điểm và tính chất của

chất thải mà nó hoặc sản phẩm của nó sẽ liên kết với các phân tử tiếp nhận: protein, lipit, trên bề mặt màng tế bào, axit nucleic hoặc là những phân tử sinh học khác Sự tương tác qua lại của các phân tử tiếp nhận sẽ tạo ra các cơ chế độc hại

Các tác nhân độc hại từ chất thải nguy hại có thể di chuyển khắp cơ thể do

sự lưu thông máu Kết quả là một vài chất có thể tích trữ lại tại các vị trí khác với cơ quan mục tiêu do ái lực của nó Một số vị trí có khả năng tích trữ chất độc hại trong cơ

thể là:

Trang 31

 Mô mỡ lưu trữ các hợp chất không phân cực (các chất thu hút

mỡ) Ví dụ: PCBs, thuốc trừ sâu chứa các hợp chất clo hữu cơ

 Huyết tương lưu trữ các hợp chất liên kết với protein của máu,

Ví dụ: ion thủy ngân

 Xương lưu trữ chì, radium và fluor

 Thận lưu trữ cadmium

1.4.2 Ảnh hưởng đến môi trường đất

Các chất thải rắn có thể được tích lũy dưới đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường Chất thải xây dựng (gạch, ngói, thủy tinh, bê tông,…); chất thải kim loại (chì, kẽm, đồng cadimi,…) rất khó phân bị phân hủy Các

chất thải có thể gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn là các chất tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo

vệ thực vật, thuốc nhuộm, công nghiệp sản xuất pin, thuộc da, công nghiệp sản xuất hóa chất,…Đặc biệt là chất thải nguy hại, chứa nhiều độc tố như hóa chất, kim loại

nặng, phóng xạ,… nếu không được xử lý đúng cách, chỉ chôn lấp như rác thải thông thường thì nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất rất cao

Ví dụ: tại các bãi rác,bãi chôn lấp CTR không hợp vệ sinh, không có hệ

thống xử lý nước rác đạt tiêu chuẩn, hóa chất và vi sinh vật từ CTR dễ dàng thâm

nhập gây ô nhiễm đất Nghiên cứu của Viện Y học Lao động và Vệ Sinh Môi trường cho thấy các mẫu đất xét nghiệm tại bãi rác Lạng Sơn và Nam Sơn đều bị ô nhiễm trứng giun và Coliform

Bảng 1.4: Kết quả đo chỉ số vi sinh vật trong 5 mẫu đất tại 2 bãi rác

nhất Giá trị cao nhất Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất

Trang 32

Ngu ồn: Viện Y học Lao động và Vệ Sinh Môi trường, 2006

1.4.3 Ảnh hưởng đến môi trường nước

Chất thải rắn (đặc biệt là chất thải nguy hại) không được thu gom, thải vào kênh rạch, sông, hồ, ao gây ô nhiễm môi trường nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu thông, giảm diện tích tiếp xúc của nước với không khí dẫn tới giảm DO trong nước Thông thường các bãi chôn lấp chất thải đúng kỹ thuật có hệ thống đường ống, kênh

rạch thu gom nước thải và các bể chứa nước rác để xử lý trước khi thải ra môi trường Tuy nhiên, phần lớn các bãi chôn lấp hiện nay đều không được xây dựng đúng kỹ thuật vệ sinh và đang trong tình trạng quá tải, nước rò rỉ từ bãi rác được thải trực tiếp

ra ao, hồ gây ô nhiễm môi trường nước nghiên trọng Sự xuất hiện của các bãi rác tự phát cũng là một nguồn gây ô nhiễm nguồn nước đáng kể

Ví dụ: Tại T.p Hồ Chí Minh: Bãi rác Đa Phước, mặc dù sử dụng công nghệ

chống thấm hiện đại nhưng vẫn là nguồn gây ô nhiễm rạch Ráng, rach Bún Seo và

rạch Ngã Cậy; Nước trong rạch chuyển sang màu xanh, đục và hôi; Mùi hôi và ruồi

muỗi ảnh hưởng trên một phạm vi rộng, nhất là vào những ngày mưa; Tôm cá cũng không còn

1.4.4 Ảnh hưởng đến môi trường không khí

Chất thải rắn, trong đó có chất thải nguy hại dưới tác động của nhiệt độ, độ

ẩm và các vi sinh vật, chất thải rắn bị phân hủy và sản sinh ra các chất khí bao gồm amoniac NH3, oxit cacbon CO, hydro H2, sulfua lưu huỳnh H2S, nitơ N2 cacbonic

CO2, mêtan CH4,… đặc biệt tại các bãi rác lộ thiên và các khu chôn lấp

Khi vận chuyển và lưu giữ chất thải nguy hại sẽ phát sinh ra mùi gây ô nhiễm không khí, ví dụ như amoni có mùi khai, Hydrosunfur mùi trứng thối, Cl2 hơi nồng, Phenol mùi ốc đặc trưng,…

Trang 33

1.4.5 Ảnh hưởng đến xã hội

Chi phí xử lý chất thải rắn ngày càng lớn: trong 5 năm qua, lượng CTR của

cả nước ngày càng gia tăng Chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý CTR vì thế cũng tăng lên, chưa kể đến chi phí xử lý ô nhiễm môi trường liên quan đến CTR Các chuyên gia về kinh tế cho rằng, với điều kiện kinh tế hiện nay thì mức phí xử lý rác là

17 – 18 USD/tấn CTR dựa trên các tính toán cơ bản về tổng vốn đầu tư, chi phí vận hành, chi phí quản lý, khấu hao, lạm phát,… Hằng năm ngân sách của các địa phương

phải chi trả một khoản khá lớn cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR Chi phí xử lý CTR tùy thuộc vào công nghệ xử lý: Mức chi phí xử lý cho công nghệ hợp

vệ sinh là 115.000đ/tấn – 142.000đ/tấn và chi phí chôn lấp hợp vệ sinh có tính đến thu

hồi vốn đầu tư là 219.000 – 286.000đ/tấn Tp Hồ Chí Minh tổng chi phí hằng cho thu gom, vận chuyển, xử lý CTR sinh hoạt khoảng 1.200 – 1.500 tỷ VNĐ (Cục Hạ tầng

kỹ thuật – Bộ xây dựng, 2010)

Ảnh hưởng đến du lịch và nuôi trồng thủy sản do chất thải rắn: Việc xả rác

bừa bãi, quản lý CTR không hợp lý còn gây ô nhiễm môi trường tại các địa điểm danh lam thắng cảnh, các khu di tích lịch sử văn hóa và các địa điểm du lịch, ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển du lịch Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống đang

là một hướng phát triển kinh tế được nhiều địa phương lựa chọn Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường tại chính các làng nghề đã gây cản trở lớn tới các hoạt động phát triển du lịch làng nghề, làm giảm lượng khách du lịch,… dẫn tới giảm nguồn thu từ

hoạt động này tại các địa phương có làng nghề Các bãi trung chuyển rác lộ thiên và

Trang 34

bãi chôn lấp rác không đảm bảo vệ sinh thường xuyên gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản

1.5 Thực trạng rác thải và rác thải sinh hoạt

Theo T.S Phạm Văn Hải – Giám đốc trung tâm Khoa học môi trường và phát triển (Viện Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật – Bảo hộ lao động), hiện nay tại tất cả các thành phố, thị xã trong cả nước đều đã thành lập các công ty vệ sinh môi trường có

chức năng thu gom và xử lý rác thải Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của các công ty này vẫn còn thấp, chỉ đạt từ 30 – 80% lượng rác thải phát sinh Các biện pháp xử lý

chủ yếu vẫn là chôn lấp, còn phương pháp thiêu đốt chỉ áp dụng cho chất thải y tế

Ước tính lượng chất thải phát sinh trên toàn quốc khoảng hơn 15 triệu tấn/năm, trong đó có khoảng hơn 150.000 tấn là chất thải nguy hại Dự báo đến năm 2020, lượng chất thải rắn có thể tăng từ 24% đến 30% Các thành phố ở Việt Nam là nguồn phát sinh chính rác thải sinh hoạt, tuy chỉ chiếm 24% dân số của cả nước nhưng lại phát sinh tới 50% tổng lượng rác thải sinh hoạt và 80% chất thải rắn

Ước tính mỗi người dân đô thị Việt Nam phát thải trung bình khoảng 2 – 3 kg

chất thải rắn mỗi ngày, gấp đôi lượng phát thải bình quân đầu người ở nông thôn [ Báo điện tử văn hóa doanh nhân – vhdn.vn]

1.5.1 Quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam

Chất thải nguy hại là những chất cần vận chuyển, xử lý và thải bỏ một cách đặc biệt vì tiềm năng nguy hại hay thể tích lớn của chúng, tốt nhất các chất này không thể

nhập với các dòng thải sinh hoạt, nhưng hiện tượng này vẫn xảy ra khá thường xuyên, đặc biệt ở các nước đang phát triển như Việt Nam

Quản lý chất thải rắn nguy hại là một công việc tương đối khó khăn đối với hầu

hết các nước đang phát triển, đặc biệt những nơi chưa có hệ thống quản lý chất thải sinh hoạt hoàn chỉnh Có 3 nguyên nhân do: thứ nhất, quy định đối với quản lý chất

thải chưa rõ ràng; thứ hai, các nguồn lực sẵn có để quản lý chất thải còn thiếu thốn và

Trang 35

và thải riêng rẽ

Theo thứ tự ưu tiên, một hệ thống quản lý chất thải nguy hại được thực hiện như sau:

• Giảm thiểu chất thải tại nguồn

• Thu gom lưu trữ và vận chuyển chát thải nguy hại

• Tái sinh, tái sử dụng

• Xử lý

• Chôn lấp

Việc thực hiện giảm thiểu tại nguồn sẽ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, trong

đó có các yếu tố sẽ ảnh hưởng đáng kể đến khả năng giảm thiểu chất thải:

 Xác định chất thải cần quan tâm

 Tiến trình thực hiện

 Các yếu tố tác động tới tiến trình thực hiện

Trong các yếu tố nêu trên, việc xác định loại CTNH nào đáng quan tâm cần giảm thiểu có thể dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành Các tiến trình thực

hiện là một vấn đề gây tranh cãi giữa nhà quản lý nhà nước và các nhà khoa học Vì đây là yếu tố nắm phần quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của chương

Trang 36

trình giảm thiểu Các yếu tố tác động đến tiến trình thực hiện cũng rất đa dạng và phức

tạp bao gồm nhiều nguyên nhân từ kỹ thuật, kinh tế đến các vấn đề xã hội

Ở TP HCM phí thu gom rác thải sinh hoạt đang được triển khai theo hình thức bao

cấp trong quản lý Cụ thể, mỗi hộ gia đình chỉ cần đóng 10.000 – 20.000 đồng rồi vô

tư thải vào thùng rác bao nhiêu cũng được với đủ loại chất thải rắn nguy hại, chất thải sinh hoạt, túi nilông,… mà không cần phân loại cũng như quan tâm đến tác hại của nó

Mức phí thu gom rác thải sinh hoạt tại các hộ gia đình bình quân 20.000 đồng/hộ/tháng và mức thu này rất thấp so với chi phí bỏ ra để xử lý rác thải Bên lề

cuộc hội thảo về xử lý rác thải rắn do Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM tổ chức ngày 10/05/2013, ông Nguyễn Văn Phước – Phó giám đốc Sở không đề cập mức tăng phí thu gom rác cụ thể sắp tới là bao nhiêu nhưng ông Phước cho biết trong 5 năm tới, thành phố sẽ tính đến bước “thu đúng, thu đủ”, nghĩa là khoản thu vào bằng ngăn sách chi ra Phí thu gom rác sẽ tăng lên để giảm dần ngân sách nhà nước bỏ ra cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, đặc biệt là đối với CTRNH

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM, kinh phí từ ngân sách thành phố trả cho việc vận chuyển, xử lý rác hàng năm khá cao Nếu như trong năm 2007 kinh phí

vận chuyển, xử lý rác thải khoảng 500 tỉ đồng thì đến năm 2012 tăng lên trên 1.500 tỉ đồng

Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố cũng thừa nhận thời gian qua các dự án

xử lý chất thải rắn đô thị tại thành phố triển khai rất chậm mà nguyên nhân là do thiếu ngân sách đầu tư hạ tầng tại các khu liên hợp xử lý rác, bồi thường giải phóng mặt bằng,…

Trong những năm qua, quản lý CTNH đang trở thành một vấn đề bức xúc trong công tác bảo vệ môi trường tại Việt Nam Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2011, tổng lượng CTNH phát sinh năm 2009 của 35/63 tỉnh thành đã vào khoảng 700 nghìn tấn và thực tế ngày càng tăng; lượng CTNH này đang và sẽ là nguy

cơ lớn gây ô nhiễm môi trường nếu không được quản lý một cách chặt chẽ

Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý CTNH đã từng bước hoàn thiện nhằm thiết lập và tăng cường cơ sở pháp lý để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả

của công tác quản lý chất thải tại Việt Nam như Thông tư 12/2011/TT-BTNMT quy

Trang 37

định về quản lý CTNH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng CTNH: QCVN 07:2009/BTNMT,… Song, sau một thời gian triển khai, các quy định này đã bộc lộ

một số bất cập, vướng mắc do sự biến đổi không ngừng trong thực tiễn công tác quản

lý CTNH của các cơ quan quản lý địa phương và các đơn vị hành nghề quản lý CTNH

Hầu hết rác thải không được phân loại tại nguồn mà được thu lẫn lộn sau đó được

vận chuyển đến bãi chôn lấp Tỷ lệ thu gom vào khoảng từ 60% - 80% tổng lượng rác phát sinh ở các thành phố lớn, còn ở các đô thị nhỏ tỷ lệ này chỉ vòa khoảng 40% - 60% Tỷ lệ thu gom chung vào toàn quốc vào khoảng 60% Việc xử lý chất thải cho đến nay chủ yếu vẫn chỉ là đổ ở các bãi rác lộ thiên, không có sự kiểm soát môi trường

chặt chẽ Mới chỉ có một số bãi chôn lấp hợp vệ sinh đã được xây dựng còn hầu hết các bãi chôn lấp chất thải rắn đều chưa có hệ thống mương máng để thu gom và xử lý nước rác

Nhìn chung, các cơ quan chức năng mới chỉ quan tâm đến khâu thiết kế và xây

dựng chứ chưa chú ý đến vận hành và quản lý Do đó, khối lượng nước rác chưa được giảm thiểu và hoạt động củ hệ thống xử lý nước rác chưa đạt tiêu chuẩn môi trường Các bãi chôn lấp tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long hiện đang phải hứng chịu hiện

tượng úng ngập vào mùa mưa, gây ra những tác động bất lợi tới chất lượng môi trường Hầu hết các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, không có lớp cách nước chung

thấm ở dưới đáy và thành ô chôn lấp, không có hệ thống thu gom và kiểm soát nước rác, không có hệ thống thu gom khí, không có lớp phủ bề mặt và không có hàng rào xung quanh

Hiện nay, phần lớn các tỉnh, thành phố chưa có các bãi chôn lấp chất thải được xây

dựng đúng quy cách đảm bảo vệ sinh môi trường, ngoại trừ một số địa phương như Hà

Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng Công tác quy hoạch và xây dựng các bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh ở một số tỉnh, thành phố còn gặp nhiều khó khăn như

về quỹ đất, vốn đầu tư xây dựng, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân ở các vùng dựu

kiến quy hoạch bãi chôn lấp chất thải… Chưa có mức phí hợp lý cho quản lý chất

thải, mức thu phí hiện tại cho quản lý chất thải chưa đáp ứng đầy đủ và đúng mức cho yêu cầu của công tác quản lý chất thải Ngân sách nhà nước chi cho việc thu gom, xử

Trang 38

lý chất thải còn ở mức rất thấp Các chất thải không được phân loại, chất thải nguy hại

và chất thải sinh hoạt được tập trung chôn lấp đơn giản tại cùng một địa điểm Một số

cơ sở công nghiệp có nhiều chất thải nguy hại đang phải lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại chờ xử lý Phần lớn các chất thải y tế thu gom được từ các bệnh viện, trạm y

tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc chữa bệnh chưa được thiêu đốt tại các lò đốt đạt yêu cầu vệ sinh môi trường mà còn được chôn lấp chung với các chất thải sinh

hoạt

1.5.2 Phương pháp xử lý chất thải nguy hại tại Việt Nam

1.5.2.1 Công nghệ xử lý hóa – lý

Tức là sử dụng các quá trình biến đổi vật lý, hóa học để làm thay đổi tính

chất của chất thải nhằm mục đích chính là giảm thiểu khả năng nguy hại của chất thải đối với môi trường Công nghệ này rất phổ biến để thu hồi, tái chế chất thải đặc biệt

là một số loại CTNH như dầu mỡ, kim loại nặng, dung môi

Biện pháp tái chế, thu hồi chất thải bằng công nghệ hóa – lý thực sự chỉ mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường đối với những nhà máy xử lý chất thải quy

mô lớn, đầu tư công nghệ hiện đại để có thể xử lý chất thải cho cả một vùng Hiện tại kinh phí để đầu tư một nhà máy hoàn chỉnh rất lớn cso thể lên đến vài chục triệu USD, nên Việt Nam chưa có điều kiện xây dựng những nhà máy xử ý như vậy

Những năm tới, nếu có được sự đầu tư từ bên ngoài thì Việt Nam mới có thể xây dựng được những nhà máy xử lý CTNH cấp vùng Ngoài ra việc lựa chọn địa điểm phù hợp để xây dựng nhà máy cũng còn phải cân nhắc đến

Trong phương pháp xử lý hóa – lý có rất nhiều quá trình công nghệ khác nhau Tuy nhiên, người ta thường kết hợp một số biện pháp với nhau để xử lý chất

thải Một số biện pháp hóa – lý thông dụng để xử lý chất thải như sau:

(i) Trích ly

Trang 39

Là quá trình tách các cấu tử ra khỏi hỗn hợp nhờ dung môi, mà dung môi này có khả năng hòa tan chọn lọc một số chất trong hỗn hợp đó Trích ly chất hòa tan trong chất lỏng gọi là trích ly lỏng, trích ly trong chất rắn gọi là trích ly rắn

Trong xử lý chất thải, quá trình trích ly thường được ứng dụng để tách hoặc thu hồi các chất hữu cơ có lẫn trong chất thải như dầu mỡ, dung môi, hóa chất bảo vệ

thực vật,… Sau khi trích ly người ta thường thu hồi lại dung môi bằng cách chưng cất

hỗn hợp Sản phẩm trích ly còn lại có thể được tái sử dụng hoặc xử lý bằng cách khác

Ví dụ một số dung môi thường dùng trong quá trình trích ly như xăng, butan, benzen, toluen, ete etylic, etyl acetat, dicloetan, clorofoc,…

(ii) Chưng cất

Là quá trình tách hỗn hợp chất lỏng hay chất bay hơi thành những cấu tử riêng biệt dựa vào độ bay hơi khác nhau ở những nhiệt độ sôi khác nhau của mỗi cấu

tử chứa trong hỗn hợp đó bằng cách lập đi lập lại nhiều lần bay hơi và ngưng tụ

Quá trình chưng cất dựa trên cơ sở là các cấu tử của hỗn hợp lỏng có áp

suất hơi khác nhau Khi đun nóng những chất có nhiệt độ sôi thấp hơn sẽ bay hơi trước và được tách riêng ra khỏi hỗn hợp

(1) Chưng cất đơn giản: Đun nóng một lần hỗn hợp lỏng đến khi sôi có đưa hơi ra và làm nó ngưng tụ lại gọi là chưng cất đơn giản phương pháp này bao gồm:

- Chưng cất có hoàn lưu một phần hoặc không hồi lưu

- Chưng bằng chân không đối với những chất khó bay hơi

- Chưng thăng hoa chuyển chất rắn sang trạng thái hơi

- Chưng lôi cuốn bằng hơi nước để tách ra những chất có nhiệt độ sôi rất cao và không hòa tan trong nước

Trang 40

Dựa trên phản ứng tạo sản phẩm kết tủa lắng giữa chất bẩn và hóa chất, từ

đó có thể tách kết tủa ra khỏi dung dịch Qúa trình này thường được ứng dụng để tách các kim loại nặng trong chất thải lỏng ở dạng hydroxit kết tủa hoặc muối không tan

Ví dụ như việc quá trình tách Cr, Ni trong nước thải mạ điện nhờ phản ứng giữa Ca(OH)2 với các Cr+3 (khử từ Cr+6

) và Ni+2 tạo ra kết tủa Cr(OH)3, Ni(OH)2 lắng

xuống, lọc tách ra đem xử lý tiếp để trở thành Cr2O3 và NiSO4 được sử dụng làm bột màu, mạ Ni

(iv) Oxy hóa – khử

Là quá trình sử dụng các tác nhân oxy hóa – khử để tiến hành phản ứng oxy hóa khử chuyển chất độc hại thành không độc hại hoặc ít độc hại hơn Các chất oxy hóa khử thường được sử dụng là Na2S2O4, NaHSO3, H2, KMnO4, K2Cr2O7, H2O2,

O3, Cl2

Ngày đăng: 26/04/2014, 12:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS. TS. Lâm Minh Tri ết – TS. Lê Thanh Hải. Quản lý chất thải nguy hại. NXB. Xây D ựng, Hà Nội – 2006 Khác
2. ThS. Võ Đình Long, ThS Nguyễn Văn Sơn. Tập Bài Giảng Quản Lý Chất Thải R ắn Và Chất Thải Nguy Hại, 2008 Khác
3. Tr ần Thị Hường. Công Nghệ Xử Lý Chất Thải Đô Thị và Khu Công Nghiệp , Báo Cáo, Đại học Kiến Trúc Hà Nội, 2009 Khác
4. ThS.Hoàng Thị Kim Chi. Báo Cáo Tổng Hợp. Các Hình Thức Tổ Chức Thu Gom Rác Th ải Sinh Hoạt Trên Địa Bàn TP.HCM – Thực Trạng và Các Đề Xu ất Bổ Sung, Viện Nghiên Cứu Phát Triển - 2008 Khác
5. UBND Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp. HCM. Thông tin phường Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w