5.1.6. Giáo dục nhận thức
Công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý rác thải, đặc biệt là CTRNH.
Hoạt động tuyên truyền giáo dục cộng đồng về quản lý CTRNH nhằm mục đích tăng cường hiểu biết, nhận thức của người dân trong việc quản lý chất thải rắn nhằm tạo thói quen tiết kiệm, tận dụng và tái sinh chất thải rác ít nhất vào mơi trường.
Nội dung giáo dục như sau:
- Chỉ rõ các loại rác hữu cơ, rác cịn lại, rác có thể tái sử dụng, tái chế: hình ảnh trên áp phích, tờ rơi.
- Phân loại rác hữu cơ và rác cịn lại: hình ảnh 2 dụng cụ chứa rác riêng trong hộ gia đình trên áp phích, tờ rơi.
- Tác hại của việc vứt bỏ bừa bãi CTRNH trên đường phố, kênh, rạch, mương ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đông, cảnh quan, mơi tường : tranh biếm họa trên áp phích, tờ rơi.
- Viết các băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền.
- Các điểm chính về luật BVMT, các qui định về phân loại và lịch thu gom CTR, các quy định về xử phạt hành chính, trách nhiệm của cộng đồng, qui đinh về lệ phí dịch vụ thu gom và xử lý rác: viết thành bảng để treo, dán nơi công cộng.
79
- Tài liệu tập huấn về kỹ thuật phân loại rác và các qui trình xử lý rác hữu cơ, tái chế và chơn lấp rác cịn lại,….
Cơng tác truyền thông:
- Dán các pano, áp phích, băng rơn trên các đường phố chính, các điểm tập trung dân cư tuyên truyền thực hiện qui định về quản lý CTR, phân loại CTRNH, tác hại của việc thải bừa bãi CTRNH ra ngõ, đường phố.
- Tổ chức diễu hành tuyên truyền về quản lý CTRNH trong khu phố, viết kịch bản và diễn xuất cho mọi người trong khu phố xem về tác hại, hậu quả,… của việc vứt bỏ rác bừa bãi.
- Phổ biến các quy định về quản lý CTRNH thường xuyên trên đài phát thanh đến từng khu phố; phát tờ rơi đến từng hộ gia đình; tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thông tin hơn và nâng cao sự hiểu biết về CTRNH.
- Tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân dân trong vùng thu hồi đất làm trạm trung chuyển, lưu trữ CTRNH.
- Xây dựng phịng trưng bày (có thể nằm trong nhà văn hóa của phường): phịng trưng bày có diện tích khoảng 30 m2 để trưng bày các nội dung qui định về quản lý rác thải, pano, ách phích, tài liệu tuyên truyền, tập huấn, các văn bản quy định của nhà nước có liên quan đến bảo vệ mơi trường và quản lý CTR, CTRNH; ảnh ghi lại các hoạt động quản lý CTRNH,…
Công tác tập huấn
- Tập huấn, hướng dẫn các hộ gia đình trong khu phố về kỹ thuật phân loại CTRNH.
- Tập huấn, hướng dẫn các nhân viên hợp tác xã dịch vụ vệ sinh môi trường về kỹ thuật phân loại CTRNH, thu gom, vận chuyển CTRNH.
Người thực hiện
- Đại diện UBND phường, tổ dân phố, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ thực hiện tuyên truyền vận động.
- Chuyên gia tư vấn: hướng dẫn nội dung, hình thức tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn các buổi tập huấn.
80
- Tăng cường các biện pháp tuyên truyền các quy định có liên quan của Nhà nước cho các tổ chức và người lao động thu gom rác.
- Tăng cường các biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các chủ nguồn thải về vệ sinh môi trường.
- Phân cơng trách nhiệm rõ ràng giữa các cấp chính quyền và cơ quan chun mơn trong việc kiểm tra giám sát về vệ sinh môi trường. Thực hiện xử lý nghiêm minh theo các qui định đã ban hành.
5.1.7. Biện pháp kinh tế
Coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động người dân vừa nâng cao ý thức, vừa tự giác thực hiện giữu vệ sinh đường phố; có chế tài xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định chung. Các hộ gia đình đang hoạt động kinh doanh phải cam kết đảm bảo vệ sinh môi trường, nếu vi phạm sẽ bị rút giấy phép kinh doanh. Những gia đình ở mặt phố, mặt ngõ nếu vứt rác ra đường đều bị Đội dân phòng tuần tra xử phạt. Các hình thức xử phạt sẽ được dựa theo Điều 14 (Vi phạm các qui định về thải chất thải rắn) của Nghị định số 81/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường.
Tổ thu gom rác đảm nhận chủ yếu khâu thu gom ở các khu vực xóm ngõ, khu tập thể theo hình thức “phường tự quản hoặc rác dân lập”, sau đó chuyển cho doanh nghiệp thu gom ở các khu vực tập trung (trạm trung chuyển), vận chuyển ra bãi chôn lấp. Các hành vi vi phạm trong vận chuyển được xử phạt theo Điều 15 (Vi phạm các quy định về quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải) của Nghị định số 81/2006/NĐ-CP.
5.1.7.1. Tăng mức phí thu gom CTRSH
Mức phí thu gom CTR đối với hộ gia đình của phường tuân theo Quyết định số 88/2008/QĐ-UBND không phân loại rõ từng đối tượng hộ gia đình và từng loại rác và mức phí từ 15.000 đồng đến 20.000 đồng. Dựa vào mức thu phí như vậy, em xin đề xuất mức phí thu gom CTRNH đối với đối tượng nộp phí vệ sinh là các hộ gia đình khơng sản xuất, kinh doanh; các hộ gia đình sản xuất, kinh doanh; các hộ gia đình ở các đường phố chưa có tên hoặc có tên nhưng chưa phân loại được cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải.
81
Bảng 5.1: Mức phí thu gom CTRNH đối với hộ gia đình.
STT Đối tượng
Mức thu
Đơn vị tính Số tiến
I Hộ gia đình khơng sản xuất, kinh doanh
1 Hộ mặt đường, tầng trệt nhà tập thể
cao tầng
đồng/hộ/tháng 20.000
2 Hộ trong hẻm; Hộ chung cư, nhà tập
thể cao tầng (trừ tầng trệt)
đồng/hộ/tháng 15.000
3 Hộ chung cư thu nhập thấp, phòng
trọ, nhà tạm
đồng/hộ/tháng 10.000
II Hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại nhà ở
1 Đường phố loại 1, 2 đồng/hộ/tháng 60.000
2 Đường phố loại 3, 4, 5; Đường phố
chưa phân loại; Đường phố chưa đặt tên
đồng/hộ/tháng 45.000
3 Hẻm đồng/hộ/tháng 30.000
5.1.7.2. Cơ sở để xây dựng mức phí phù hợp
Mức phí do người dân chi trả chỉ bù đắp cho hoạt động thu gom rác từ nhà dân đến bơ rác. Cịn chi phí vận chuyển về bãi rác và xử lý – chôn lấp đều do ngân sách thành phố chi trả.
Mức phí thu gom rác chưa đồng nhất giữa lực lượng rác dân lập với Cơng ty cơng ích, các mức giá chênh nhau từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng.
82
CTRNH lẫn với CTRSH nhưng vẫn chỉ thu một giá, mức độ độc hại và nguy hiểm của CTRNH cao hơn nhiều so với CTRSH. Quá trình xử lý của CTRNH phức tạp và tốn nhiều chi phí hơn CTRSH.
Các chính sách hỗ trợ người thu gom rác trong việc chuyển đổi phương tiện và hướng dẫn chuyển đổi phương tiện thu gom phù hợp với tính chất hoạt động và đảm bảo vệ sinh mơi trường đều phải cần kinh phí.
Ban hành chính sách hỗ trợ người thu gom rác đảm bảo an sinh xã hội và tạo điều kiện thuận lợi cho người thu gom rác trong hoạt động thu gom rác.
83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Qua kết quả khảo sát (50 hộ gia đình) cho thấy lượng CTRNH trong hộ gia đình chiếm 0.53% bao gồm các loại như pin, đồ điện tử, bình ga mini, bóng đèn thải, bao bì thuốc xịt cơn trùng (kiến, muỗi, gián).
CTRNH HGĐ là mối đe dọa độc hại tiềm ẩn cho chính chúng ta và cả con cháu chúng ta nếu chúng không được sử dụng, lưu trữ và thải bỏ một cách cẩn thận. Hoạt động thu gom chất thải rắn nguy hại của Phường đã ngày càng được xã hội hóa,cả về lực lượng và nguồn kinh phí cho cơng tác thu gom. Tuy nhiên trong quá trình triển khai cịn nhiều mặt hạn chế:
(1) Các hình thức tổ chức thu gom rác hiện cịn nhiều bất cập, lực lượng thu gom rác hoạt động tự do, tổ chức hoạt động cịn tùy tiện, chưa có đầu mối quản lý thống nhất, khó khăn trong việc phối hợp thực hiện trong qui trình thu gom – vận chuyển, chất lượng vệ sinh chưa được đảm bảo.
(2) Nguồn thu cho công tác thu gom CTRNH chưa được tính đúng tính đủ và chưa có các qui định thống nhất về mức thu và quản lý nguồn thu, việc thu phí thu gom rác còn rất tùy tiện. Hầu hết người lao động thu gom rác có mức thu nhập cịn thấp, đặc biệt tỷ trọng nguồn thu từ phế liệu trong thu nhập của người thu gom rác khá lớn là một vấn đề cần được lưu ý khi phân loại rác tại nguồn.
(3) Hoạt động thu gom CTRNH là hoạt động có tính chất độc hại, có khi cịn ảnh hưởng đến tính mạng nhưng phần lớn người lao động ở Hợp tác xã, lao động tự do khơng được hưởng các chế độ chính sách, đặc biệt là các chế độ cần thiết như bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn.
(4) Phần lớn phương tiện thu gom rác không đạt yêu cầu về vệ sinh, an tồn giao thơng và mỹ quan đô thị và thuộc loại phương tiện phải thay thế theo qui định của Nghị quyết 38/CP của Chính phủ.
(5) Mặc dù đã có các văn bản của Trung ương và Thành phố qui định về vấn đề vệ sinh môi trường và xử lý các vi phạm nhưng công tác kiểm tra giám sát và xử lý các vi phạm về vệ sinh môi trường, đặc biệt là các vi phạm của người dân và lực lượng thu
84
gom rác chưa được quan tâm đúng mực. Việc quản lý lực lượng thu gom CTRNH còn mang nặng biện pháp hành chính, chưa chú ý đến quyền lợi của người lao động nên kết quả mang lại còn rất hạn chế.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý vệ sinh môi trường phù hợp với điều kiện thực tế của phường, cần tổ chức lại hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt. Trên cơ sở thực trạng tổ chức thu gom chát thải rắn nguy hại trên địa bàn phường, tham khảo kinh nghiệm của một số nước (Singapo, Nhật Bản, Indonesia,….) và các yêu cầu phát triển của Thành Phố trong những năm tới, đề tài kiến nghị củng cố lại mơ hình tổ chức thu gom rác của Cơng ty cơng ích quận và Hợp tác xã thu gom rác đã được hình thành và đề xuất một số hình thức tổ chức thu gom có thể hình thành trong thời gian tới như sau:
(1) Doanh nghiệp tu nhân vệ sinh môi trường (hoạt động theo luật doanh nghiệp). (2) Tổ hợp tác thu gom rác (hoạt động theo Nghị định 151/2007/NĐ - CP). Tổ hợp tác thu gom rác là mơ hình tổ chức phổ biến để sắp xếp lại lưc lượng rác dân lập.
2. Kiến nghị
- Tăng cường nguồn nhân lực cho UBND phường để tổ chức quản lý vệ sinh môi trường trên địa bàn.
- Việc tổ chức lại hoạt động thu gom CTRNH phải đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động (đồ bảo hộ lao động, bảo hiểm tai nạn,…), đặc biệt là quyền khai thác đường dây rác mà họ đang nắm giữ.
- Cho phép các Hợp tác xã và Doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực môi trường được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, cụ thể: miễn thuế bốn năm đầu khi thành lập và áp dụng thuế suất 5% trong chín năm tiếp theo theo qui định ở điều 14, chương III của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (số 14/2008/QH12).
- Các cơ quan liên quan nghiêm cứu đề xuất mẫu mã xe thu gom CTRNH phù hợp với đặc điểm hoạt động của từng địa bàn và phù hợp với khả năng về vốn đầu tư.
- Cần có lộ trình trong việc chuyển đổi phương tiện thu gom rác, hỗ trợ vốn cho các tổ chức và người lao động thu gom rác chuyển đổi phương tiện hoạt động.
- Kiến nghị các cơ quan thơng tấn báo chí, phát thanh, truyền hình UBND quận có kế hoạch tun truyền vận động người dân về phân loại rác tại nguồn, ý thức giữ
85
gìn vệ sinh mơi trường, tuyên truyền các hình thức xử lý vi phạm về vệ sinh môi trường.
- Xây dựng thí điểm các Thanh tra xây dựng phường, soạn thảo văn bản hướng dẫn thực hiện qui chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra xây dựng, trong đó cần qui định rõ hơn chức năng kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm về vệ sinh môi trường.
86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS. TS. Lâm Minh Triết – TS. Lê Thanh Hải. Quản lý chất thải nguy hại. NXB. Xây Dựng, Hà Nội – 2006.
2. ThS. Võ Đình Long, ThS Nguyễn Văn Sơn. Tập Bài Giảng Quản Lý Chất Thải Rắn Và Chất Thải Nguy Hại, 2008.
3. Trần Thị Hường. Công Nghệ Xử Lý Chất Thải Đô Thị và Khu Công Nghiệp , Báo Cáo, Đại học Kiến Trúc Hà Nội, 2009.
4. ThS.Hồng Thị Kim Chi. Báo Cáo Tổng Hợp. Các Hình Thức Tổ Chức Thu Gom Rác Thải Sinh Hoạt Trên Địa Bàn TP.HCM – Thực Trạng và Các Đề Xuất Bổ Sung, Viện Nghiên Cứu Phát Triển - 2008.
5. UBND Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp. HCM. Thơng tin phường. 6. http://www.namyangi.com.vn/vi-VN/zone/326/item/3753/item.cco 7. http://www.ykhoanet.com/yhocphothong/dalieu/03_0123.htm 8. http://news.bacsi.com/y-hoc/y-khoa/33726.html 9. http://dinhdoiyeuthuong.net/forum/showthread.php?t=1921 10. http://vietbao.vn/Suc-khoe/Thuoc-xit-con-trung-co-hai-cho-suc-khoe- khong/45205097/248/ 11. http://www.binhthanh.hochiminhcity.gov.vn/phuong25/default.aspx?Source=/p huong25&Category=&ItemID=40&Mode=1 12. http://plcnh.environment-safety.com 13. http://www.vfej.vn/vn/1209n/tam-giu-hon-15-tan-chat-thai-nguy-hai.html 14. http://tinnhanhmoitruong.vn/8/5179.tcmt 15. http://www.vinausen.com/vi/linh-vuc-hoat-dong/tai-che-chat-thai-va-phe-lieu- 21.html
87
16. http://www.enidc.com.vn/vn/Tham-khao/nghien-cuu/Danh-gia-hien-trang- cong-nghe-xu-ly-chat-thai-nguy-hai-tai-Viet-Nam.aspx
1