Phân loại CTNH theo độ độc hại

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hộ gia đình và đề xuất các giải pháp quản lý, nghiên cứu điển hình cho phường 25, quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 31)

Cấp độc

LD50 đối với chuột lang (mg/kg cân nặng)

Qua miệng Qua da Dạng rắn Dạng lỏng Dạng rắn Dạng lỏng I A (rất độc) <5 <20 <10 <40 I B (độc cao) 5 – 20 20 – 200 10 – 100 40 – 400 II (độc trng tính) 50 – 500 200 – 2000 100 – 1000 400 – 4000 III (ít độc) >500 >2000 >1000 >4000

1.3.7. Phân loại theo mức độ gây hại

Cách phân loại này dực vào thành phần, nồng độ, độ linh động, khả năng toàn lưu, lan truyền, con đường tiếp xúc và liều lượng chất thải.

1.4. Ảnh hưởng của chất thải nguy hại

1.4.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng

Người dân sống gần bãi rác khơng hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc các bệnh da liễu, viên phế quản, đau xương khớp cao hơn hẳn những nơi khác. Một nghiên cứu tại Lạng Sơn cho thấy tỷ lệ người ốm và mắc các bệnh như tiêu chảy, da liễu, hô hấp,.. tại khu vực chịu ảnh hưởng của bãi rác cao hơn hẳn so với khu vực không chịu ảnh hưởng.

Ảnh hưởng của chất thải nguy hại đối với cơ thể sống thường thông qua một số quá trình động học: như hấp thụ, phân bố, trao đổi chất, tích lũy và bài tiết. Những tác nhân độc hại thường khơng thể hiện tính độc hại trên bề mặt của cơ thể sống. Thay vào đó, chúng sẽ tiếp diễn thơng qua một chuỗi các tuyến tiếp xúc và con đường trao đổi chất. Bằng những con đường này chất thải nguy hại và các sản phẩm

19

chuyển hóa của chúng sẽ đi đến các phân tử tiếp nhận hay các cơ quan mục tiêu và tích tụ với nồng độ đủ cao. Khi một sinh vật tiếp xúc với chất thải nguy hại nó sễ hấp thụ vào cơ thể sinh vật đó bằng 3 con đường: miệng, da và hô hấp. Khi vào bên trong cơ thể chất thải nguy hại sẽ được hấp thụ vào máu và phân bố khắp cơ thể.

 Hấp thụ qua đường hơ hấp: Khí và hơi độc dễ dàng được hít vào trong cơ thể. Chất ơ nhiễm dạng hạt có thể đi sâu vào đường hơ hấp phụ thuộc vào kích thước của chúng. Bụi với đường kính từ 0,5 – 0,7um (phạm vi có thể hít được vào cơ thể) có thể đi vào cuống phổi và đến túi phổi. Hạt bụi có đường kính động học hiệu quả từ 1 đến 2 um có thời gian lưu lại trong phổi lâu nhất. Hạt có đường kính nhỏ hơn 1um có khả năng bị thở ra ngồi lại nên chúng ít tồn tại trong túi phổi.

 Hấp thụ qua đường ăn uống: Các chất độc hại từ chất thải nguy hại có thể được hấp thụ vào cơ thể qua đường ăn uống, các chất này có thể là các hạt trong khơng khí khi thở qua miệng, có thể là chất lỏng hay rắn. Các chất này có thể tích tụ lại trong cơ thể nếu lượng hấp thụ vượt quá khả năng bài tiết của cơ thể.

Trong một số trường hợp chất độc sẽ được phân giải bằng các cơ chế sinh hóa bao gồm: oxy hóa bởi trung gian các enzym, khử alkyl và các phản ứng thủy phân. Kết quả của các phản ứng này là hình thành nhiều hợp chất hịa tan trong nước, các hợp chất này có thể sẽ được bài tiết nhanh hơn ra khỏi co thể không qua bài tiết. Tuy nhiên, các phản ứng trao đổi chất cũng có thể chuyển hóa các hợp chất của chất thải nguy hại thành các sản phẩn độc hại hơn. Phụ thuộc vào đặc điểm và tính chất của chất thải mà nó hoặc sản phẩm của nó sẽ liên kết với các phân tử tiếp nhận: protein, lipit, trên bề mặt màng tế bào, axit nucleic hoặc là những phân tử sinh học khác. Sự tương tác qua lại của các phân tử tiếp nhận sẽ tạo ra các cơ chế độc hại.

Các tác nhân độc hại từ chất thải nguy hại có thể di chuyển khắp cơ thể do sự lưu thông máu. Kết quả là một vài chất có thể tích trữ lại tại các vị trí khác với cơ quan mục tiêu do ái lực của nó. Một số vị trí có khả năng tích trữ chất độc hại trong cơ thể là:

20

 Mô mỡ lưu trữ các hợp chất khơng phân cực (các chất thu hút mỡ). Ví dụ: PCBs, thuốc trừ sâu chứa các hợp chất clo hữu cơ.

 Huyết tương lưu trữ các hợp chất liên kết với protein của máu, Ví dụ: ion thủy ngân.

 Xương lưu trữ chì, radium và fluor.

 Thận lưu trữ cadmium.

1.4.2. Ảnh hưởng đến mơi trường đất

Các chất thải rắn có thể được tích lũy dưới đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường. Chất thải xây dựng (gạch, ngói, thủy tinh, bê tơng,…); chất thải kim loại (chì, kẽm, đồng cadimi,…) rất khó phân bị phân hủy. Các chất thải có thể gây ơ nhiễm đất ở mức độ lớn là các chất tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, công nghiệp sản xuất pin, thuộc da, công nghiệp sản xuất hóa chất,…Đặc biệt là chất thải nguy hại, chứa nhiều độc tố như hóa chất, kim loại nặng, phóng xạ,… nếu khơng được xử lý đúng cách, chỉ chơn lấp như rác thải thơng thường thì nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường đất rất cao.

Ví dụ: tại các bãi rác,bãi chôn lấp CTR không hợp vệ sinh, khơng có hệ thống xử lý nước rác đạt tiêu chuẩn, hóa chất và vi sinh vật từ CTR dễ dàng thâm nhập gây ô nhiễm đất. Nghiên cứu của Viện Y học Lao động và Vệ Sinh Môi trường cho thấy các mẫu đất xét nghiệm tại bãi rác Lạng Sơn và Nam Sơn đều bị ô nhiễm trứng giun và Coliform.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hộ gia đình và đề xuất các giải pháp quản lý, nghiên cứu điển hình cho phường 25, quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)