Tỉ lệ phần trăm của các thành phần trong rác sinh hoạt hằng ngày

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hộ gia đình và đề xuất các giải pháp quản lý, nghiên cứu điển hình cho phường 25, quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 66 - 92)

Thành phần Tỉ lệ (%)

Rác hữu cơ 79,6

Rác vô cơ 19,87

CTRNH 0,53

Hình 4.2 : Biều đồ thể hiện tỉ lệ phần trăm các thành phần của rác sinh hoạt.

 Nhận xét: Thành phần rác thải chủ yếu từ các hộ gia đình là rác hữu cơ (thực phẩm từ nhà bếp, giấy, rác làm vườn, gỗ, nhựa) chiếm 79,6%, rác vô cơ (thủy tinh, đồ hộp) chiếm 19,87%, CTRNH (pin, bóng đèn, đồ điện tử, bình gas mini) chiếm 0,53%. Các hộ ý thức được tính nguy hại từ CTRNH đều đồng ý nên có hệ thống thu gom và vận chuyển CTRNH cho các khu phố trong phường.

56

Công tác thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt (bao gồm cả CTRNH) được thực hiện bởi Cơng ty dịch vụ Cơng ích của quận Bình Thạnh và lực lượng dân lập.

4.2.4. Hiện trạng lưu giữ CTRNH tại phường 25

Phần lớn CTRNH đều được thải bỏ cùng với rác thải sinh hoạt. Các loại CTRNH như thủy tinh vỡ (với khối lượng lớn) thì được đựng riêng và để riêng với rác thải sinh hoạt hàng ngày. Do thói quen của người dân nên những thứ vứt đi hàng ngày ( rác từ nhà bếp, sản phẩm đồ hộp, túi ni lông, pin, ….) đều được đựng chung với nhau. Và lượng rác này chỉ được lưu giữ một ngày, chiều tối mỗi ngày rác điều được gom để ở trước cổng nhà hay tập kết tại những nơi tập trung rác của các hộ gia đình. Sau đó xe thu gom sẽ đến thu gom vào mỗi buổi sáng. Một số ít gia đình phân loại CTRNH riêng với CTRSH nhưng khi thu gom các công nhân vệ sinh đều gom chung và cho lên chung một chỗ và vận chuyển chúng đến trạm trung chuyển.

4.2.5. Tình hình thu gom và vận chuyển CTRNH tại phường 25

Công tác thu gom rác thải sinh hoạt, bao gồm cả CTRNH: - Quy trình thu gom rác của các Cơng ty cơng ích:

+ Quy trình thủ cơng: Cơng nhân chủ yếu sử dụng thùng 660L hoặc xe ba gác đạp thu gom rác hộ gia đình ở các tuyến đường thuộc địa bàn quản lý của Cơng ty. Sau đó đẩy thùng hoặc đạp xe đến điểm tập kết rác hoặc bô rác.

+ Quy tình thu gom cơ giới: Sử dụng xe cơ giới (2 tấn) đi dọc các tuyến đường để thu gom rác, sau đó chuyển đến trạm trung chuyển. Mỗi chuyến xe gồm 3 hoặc 4 người, họ sẽ phân công người thu gom, phân loại trên xe và người điều khiển xe Còn các hộ trong hẻm, họ sẽ sử dụng xe đẩy tự chế để gom rác (do xe thùng loại 660 lít di chuyển phải mất nhiều sức lực hơn, năng suất lại thấp nên cũng ít sử dụng) và chuyển lên xe 2 tấn. Còn các nhà ở mặt phố chỉ cần đem rác bỏ trước cổng nhà, xe thu gom sẽ đi qua và thu gom hết rác.

+ Thời gian các xe hoạt động: Buối sáng các xe bắt đầu thu gom từ lúc 5 giờ 30 phút đến 8 giờ.

- Quy trình thu gom rác của lực lượng dân lập:

Lực lượng rác dân lập (bao gồm cả các Hợp tác xã và lực lượng hoạt động tự do) thu gom rác tại các hộ gia đình bằng đủ các loại phương tiện (thùng 660L, xe ba

57

gác đạp, xe ba gác máy và xe lam) theo giờ giấc thỏa thuận với chủ nguồn thải. Sau đó đưa đến điểm hẹn hoặc bô rác tùy vào đặc điểm của địa bàn thu gom và loại phương tiện sử dụng.

Do tính chất cơng việc là nặng nhọc, cần nhiều sức lực nên lực lượng chủ yếu trong các đội thu gom rác là nam, có độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi. Cịn cơng nhân nữ (nếu có) chỉ phân loại rác trên xe. Và đa phần các cơng nhân đều khơng có đồ bảo hộ lao động.

Công đoạn vận chuyển: Khi xe thu gom lấy đầy rác từ các ngõ, hẻm, đường phố và tại các điểm tập kết, xe sẽ vận chuyển đến trạm trung chuyển Quang Trung (Quận Gò Vấp) để vận chuyển đến bãi chơn lấp.

Hình 4.3: Các cơng đoạn vận chuyển rác.

4.2.6. Những khó khăn trong cơng tác quản lý chất thải rắn nguy hại tại phường

- Cơng việc phân loại rác cịn gặp nhiều khó khăn: • Khả năng phân loại của người dân cịn kém.

• Lực lượng rác dân lập chưa đồng thuận với chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn. Nhất thiết phải hợp nhất lực lượng thu gom rác dân lập dưới hình thức những cơng ty tư nhân, tổ chức xã hội, có như thế mới tạo cơ sở để quản lý và buộc họ tuân thủ chính sách quản lý của nhà nước.

58

- Ý thức của người dân về CTRNH cũng như tác hại của chúng chưa cao. Từ trước tới nay, người dân luôn cho tất cả loại rác vào chung một túi vì tiện lợi và tiết kiệm nên dần dần đã hình thành thói quen in sâu vào ý thức của mỗi người.

- Số ít hộ gia đình có phân loại rác tại nguồn nhưng do phần lớn không phân loại nên theo thời gian họ cũng bắt đầu thiếu kiên trì và từ bỏ việc phân loại rác tại nguồn.

- Phát động các chương trình, phong trào thực hiện việc phân loại

59

CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI TẠI PHƯỜNG 25

5.1. Đề xuất các giải pháp

5.1.1. Các giải pháp thu gom

5.1.1.1. Phân loại CTNH tại nguồn

Phân loại rác tại nguồn sẽ là một hoạt động khả thi có sự đống nhất của các khâu: xả thải - phân loại – thu gom – xử lý. Ngồi sự tham gia tích cực của người dân; sự chỉ đạo, phối hợp giữa các ban ngành thì cần phải có sự giám sát của Ban giám sát cùng với một kế hoạch giám sát thích hợp, xun suốt các q trình như: phân loại rác từ các hộ gia đình; bỏ rác, thu gom rác tại các điểm tập kết, điểm trung chuyển rác đồng thời cần phải có các phương án duy trì tín hiệu quả để tạo thành thói quen cho người dân.Hộ gia đình là lực lượng nịng cốt trong cơng tác phân loại rác tại nguồn. Rác thải ra từ các hộ gia đình sẽ được phân loại thành:

• Rác hữu cơ: là các loại rác thực phẩm từ nhà bếp như rau, củ quả,… Rác hữu cơ sau khi được phân loại sẽ được dùng làm nguyên liệu để làm phân ủ hữu cơ tại hộ gia đình hoặc mang đến nhà máy sản xuất phân hữu cơ, để chế biến thành phân hữu cơ, rất tốt cho canh tác và an tồn cho người sử dụng. Vì vậy việc phân loại rác hữu cơ cẩn thận ngay từ đầu sẽ giúp ít rất nhiều cho q trình sản xuất phân hữu cơ sau này.

• Rác vơ cơ: là các loại rác như sành sứ, gạch vỡ, thủy tinh, xỉ than, đất, cát…. Rác vô cơ là loại rác không thể sử dụng được nữa, mà chỉ có thể mang đi chơn lấp. Vì vậy, để bảo vệ mơi trường, chúng ta cần giảm thiểu tối đa lượng rác vô cơ này.

• Rác tái chế: là các loại rác như giấy, kim loại, vỏ hộp,…sẽ được vận chuyển đến các xưởng tái chế để tái chế thành các sản phẩm mới.

Các loại rác này được đựng riêng trong những túi nhựa có khả năng tái sinh, có màu sắc khác nhau và các hộ gia đình tự mang ra điểm tập kết rác của cụm dân cư vào giờ quy định dưới sựu giám sát của đại diện cụm dân cư. Công ty vệ sinh môi trường sẽ gom những túi đựng rác đó và vận chuyển đi. Với những rác có thể tái chế

60

thì sẽ được Cơng ty Môi trường Đô thị thu mua theo giá thị trường (nhằm giảm thiểu đội ngũ thu mua ve chai, hạn chế tình trạng thu gom tự phát, thiếu sự kiểm soát của nhà nước đối với các hộ thu mua phế liệu dân lập hiện nay). Nếu gia đình nào phân loại rác khơng đúng sẽ bị đại diện cụm dân cư nhắc nhở hoặc gửi giấy báo phạt tiền (theo kế hoạch của Ủy Ban Nhân Dân Phường). Đối với những loại rác có kích thước lớn như tủ lạnh, máy điều hòa, ti vi, giường, ghế,…thải bỏ phải đăng ký và đúng ngày quy định đem đặt trước cổng, có xe của bộ phận chuyên trách đến chở đi.

Với những túi rác có thể tái chế, thì chúng ta khuyến khích và có thể đổi lấy những vật chất, ví dụ như 1 kg rác có thể đồi lấy 1 đồng xu may mắn và 10 đồng xu may mắn có thể đổi được một túi sủ dụng nhiều lần thân thiện môi trường, hay kết hợp với các siêu thị, áp dụng các đồng xu ấy trong các chương trình khuyến mãi của siêu thị.

5.1.1.2. Hệ thống thu gom

Thùng rác

Mỗi hộ gia đình cần phải trang bị ít nhất là hai thùng rác. Một thùng màu xanh (chứa rác hữu cơ) và thùng màu da cam (chứa rác vơ cơ). Trong đó, thùng rác hữu cơ sẽ có thêm lưới lọc chất lỏng phía đáy để tách nước ra khỏi phần rác hữu cơ.

UBND phải có dự án sẽ cung cấp túi ni lơng (số lượng phụ thuộc vào số lượng rác và số thành viên trong gia đình) cùng thùng đựng rác 2 màu để hỗ trợ người dân tiến hành phân loại rác dễ phân hủy và rác có thể tái chế ngay tại các hộ gia đình. Giúp người dân hình thành được thói quen và nhận thức được tác hại của chất thải rắn nguy hại.

61

Hình 5.1: Thùng rác 3 ngăn. Hệ thống thu gom Hệ thống thu gom

Thông thường, mỗi tổ dân phố sẽ có khoảng 1 – 2 điểm đặt thùng rác thu gom tập kết. Rác hữu cơ được đổ hằng ngày vào mỗi chiều (từ 18 giờ đến 20 giờ 30). Rác vô cơ chỉ đổ vào các ngày thứ ba, năm, bảy và chủ nhật (từ 18 giờ đến 20 giờ 30). Chất thải rắn nguy hại thì vào ngày thứ năm (từ 18 giờ đến 20 giờ 30) cùng với chuyến xe thu gom rác vô cơ. Nhờ việc phân loại rác tại nguồn, khối lượng rác chở về bãi rác sẽ giảm khá nhiều, đồng thời tăng hiệu quả kinh tế do giảm chi phí xử lý rác, tái sử dụng nhiều sản phẩm từ rác tái chế và giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường do các chất thải độc hại lẫn trong rác.

Nếu khơng có thùng rác chung cho khu phố, thì mỗi gia đình sẽ gom rác thải rắn nguy hại để trước nhà, vào đúng giờ, đúng ngày, xe sẽ thu gom. Một tuần một lần cho việc thu gom chất thải rắn nguy hại. Khi đó, khoan xe của xe thu gom sẽ phân ra làm 2 ngăn, ngăn với dunh tích ít thì đựng chất thải rắn nguy hại, ngăn nhiều thì đựng rác thải sinh hoạt.

5.1.2. Các khuyến cáo đối với người tiêu dùng

Sử dụng các sản phẩm có chứa ít chất độc hại nhất đang có trên thị trường: Trên thị trường có nhiều sản phẩm có chứa chất ít hoặc khơng độc hại. Vì vậy, nếu phải mua một sản phẩm có chứa chất độc hại, chỉ mua đủ dùng.

(1) Đọc kỹ nhãn sản phẩm: Đảm bảo rằng sản phẩm sẽ đáp ứng yêu cầu của chúng ta trước khi mua nó. Một khi đã mua, tuân thủ theo các hướng dẫn về sử dụng an tồn, thơng gió và tồn trữ. Một số thành phần trong các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày có

62

thể gây ra những hiệu ứng sức khỏe dài hạn (kinh niên) hoặc ngắn hạn (tức thời). Những sản phẩm mà thâm nhập vào cơ thể qua đường hơ hấp hoặc xun qua da có thể gây ra cho sức khỏe những hiệu ứng kinh niên. Trong những trường hợp đó phải đọc kỹ cảnh báo trên nhãn sản phẩm hoặc bản hướng dẫn sử dụng.

(2) Đừng sử dụng nhiều hơn mức được hướng dẫn sử dụng. Sử dụng một lượng dư chỉ đem lại các kết quả là mang lại nhiều mối nguy hơn cho chúng ta và môi trường, chứ không phải hiệu quả về mặt sử dụng.

(3) Đem các sản phẩm còn dư cho người khác: Đem các sản phẩm cịn dư cho bạn bè, hàng xóm, các nhóm cộng đồng hoặc làm từ thiện cho các sản phẩm này khơng khơng bị lãng phí và giảm rủi ro cho mơi trường và chính bạn.

(4) Tái chế bất cứ khi nào có thể: Có thể áp dụng với dầu nhớt, pin, sơn hoặc hóa chất rửa hình.

(5) Tránh sử dụng hương liệu hoặc dung môi bay hơi. Nhiều sản phẩm bị bay hơi trong khơng khí trước khi bạn sử dụng chúng, ví dụ, nước hoa xịt phịng, nước hoa. Vì vậy, sử dụng sản phẩm có hương liệu hoặc dung mơi bay hơi thường khơng kinh tế.

(6) Cất giữ những sản phẩm an toàn: Khi những sản phẩm nguy hiểm không sử dụng, cần cất giữ chúng bên trong một phòng (buồng, hộp, kho) ở nhà, bảo vệ tránh xa trẻ em, vật nuôi và môi trường bên trong nhà. Giữ những sản phẩm trong những hộp kín cho đến khi được sử dụng. Khơng trộn lẫn trừ phi phải làm như vậy. Đề phòng các sản phẩm dễ cháy và phải lưu trữ chúng ở nơi cách xa nguồn nhiệt, điện.

(7) Đặc biệt, không bao giờ chơn những vật liệu nguy hại vì chúng có thể ngấm vào tầng nước ngầm mà bạn sử dụng để uống. Không bao giờ đổi chất thải nguy hại xuống đất, vào sông, suối hay đổ chúng vào cống thốt nước. Ln ln giữu chất nguy hại trong bao bì nguyên thủy của chúng và bảo đảm rằng chúng được dán nhãn đúng. Không đốt nhựa, cao su, bao bì có chất thơm bay hơi hoặc gỗ ép, bởi vì các sản phẩm này có thể sản xuất ra chất độc làm ô nhiễm môi trường.

63

Hầu hết người tiêu dùng khơng có ý thức rõ rệt về những sản phẩm có chứa những độc tố nguy hiểm mà họ đang sử dụng trong gia đình. Cũng chính vì vậy khi đi mua hàng về sử dụng, hầu như chúng ta chưa có ý thức về tính độc hại của món hàng mình cần mua và cũng có rất ít người có ý định sử dụng những sản phẩm thay thế nếu món hàng định mua có thể mang lại một số tính độc tố nào đó cho họ và gia đình.

Trước tiên, làm sao để biết được món hàng mình cần mua là nguy hiểm? Hãy đọc nhãn hiệu.

Khi đọc nhãn của sản phẩm gắn lên bao bì sản phẩm chúng ta có thể nhận thấy: sự nguy hiểm, cảnh báo, hoặc một sự nhắc nhở nào đó khi sử dụng. Về nguyên tắc, nàh sản xuất phải hướng dẫn, chỉ báo rằng độ nguy hiểm tức thời của nó là ở mức nào, nó có tính nguy hiểm, tính độc, tính dễ cháy hoặc tính ăn mịn khơng. Cảnh báo hoặc nhắc nhở cũng cần chỉ báo cho những sản phẩm có tính nguy hiểm ít hơn. Những sản phẩm khơng liệt kê những từ ngữ hay tín hiệu thơng thường là những sản phẩm ít nguy hiểm nhất.

Một số mối nguy hiểm có thể gặp từ việc sử dụng các sản phẩm trong nhà:

(1) Những sự pha trộn của vài sản phẩm nguy hiểm có thể sản sinh ra hơi nước nguy hiểm, sự nổ hay sự bắt lửa.

(2) Những sản phẩm chứa đựng axit hoặc hóa chất khác có thể đốt cháy da, gây thương tích ở mắt hoặc ảnh hưởng đến hệ hơ hấp.

(3) Các loại hóa chất diệt côn trùng (thuốc sát trùng, thuoccs diệt muỗi, ruồi, gián,…), các loại sơn, pin có thể gây ra sự choáng váng, cáu kỉnh, nhức đầu, buồn nôn, đổ mồ hôi, sự chấn động ở hệ thần kinh,…

(4) Sự tiếp xúc nhiều lần (lâu dài, lặp đi lặp lại,…) với một số loại hóa chất thơng thường sử dụng hằng ngày có thể gây ra ung thư hoặc những khuyết tật khác.

(5) Các vật liệu nguy hại đặt trong các thùng chứa rác gia đình và cơng cộng có thể làm tổn thương nghiêm trọng những công nhân thu gom rác.

64

5.1.3. Các giải pháp quản lý

5.1.3.1. Chủ trương và kế hoạch của UBND Phường

Có thể nhận thấy sự thành cơng của việc phân loại tại nguồn và tái chế chất thải là kết quả của ba yếu tố có liên quan hữu cơ:

- Là quá trình kiên trì vận động, tuyên truyền và cưỡng chế người dân thực hiện phân loại rác tại nguồn;

- Là sự đầu tư thỏa đáng của Nhà nước và xã hội vào các cơ sở tái chế rác thải để đủ năng lực tiếp nhận và tiếp tục phân loại, tái chế lượng rác đã được phân loại sơ tại nguồn;

- Là trình độ phát triển của xã hơi cả về mặt kinh tế, nhận thức, sự đầu tư cơ sở vật chất đạt ngưỡng cần thiết để thực hiện xử lý tái chế phần lớn lượng rác thải ra

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hộ gia đình và đề xuất các giải pháp quản lý, nghiên cứu điển hình cho phường 25, quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 66 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)