9.1 Các văn bản hiện có về các loài ngoại lai
Vấn đề các loài sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam chưa từng được đề cập một cách thấu đáo và có hệ thống trong các văn bản pháp luật của Việt Nam. Chúng mới chỉ xuất hiện rải rác trong một số quy định liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ thực vật. Một số quy định pháp lý có đề cập đến các loài sinh vật ngoại lai xâm hại có thể kể đến là:
Pháp lệnh này quy định về bảo vệ và kiểm dịch thực vật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 36/2001/PL-UBTVQH10 ngày 25/07/2001
Điều 27: “Nghiêm cấm việc đưa vào Việt Nam hoặc làm lây lan giữa các vùng trong nước: ... 2) Sinh vật gây hại lạ.”
24 25
24 25
Nghị định No. 58/2002/NĐ-CP ngày 03/06/2002 ban hành Điều lệ bảo vệ thực vật, Điều lệ kiểm dịch thực vật và Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật
Điều lệ kiểm dịch thực vật Điều 16.
“Nghiêm cấm đưa đối tượng kiểm dịch thực vật, sinh vật gây hại lạ còn sống ở bất kỳ giai đoạn sinh trưởng nào vào Việt Nam, trong trường hợp cần đưa vào để nghiên cứu thì phải được phép của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.”
(Danh lục đối tượng kiểm dịch thực vật theo Quyết định 117/2000/QĐ/BNN-BVTV, được đưa vào Phụ chương 6 của tài liệu này)
Luật Thủy sản (2003)
Chương I. Những quy định chung
Ðiều 6. Những hành vi bị cấm trong hoạt động thủy sản
12) “Nuôi trồng giống thủy sản mới khi chưa được Bộ Thủy sản cho phép và các loài thủy sản thuộc danh mục cấm nuôi trồng.”
(chú ý: chưa có danh mục các loài thủy sản bị cấm nuôi trồng)
Nghị định 109/2003/NĐ-CP ngày 23/09/2003 về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước
Điều 7. Các hành vi bị cấm
5) “Đưa các động vật, thực vật lạ vào môi trường trên các vùng đất ngập nước gây mất cân bằng sinh thái hoặc làm biến đổi gen các động vật, thực vật tại chỗ.”
Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng (2004)
Chương I. Những quy định chung Ðiều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm
12) “Nuôi, trồng, thả vào rừng đặc dụng các loài động vật, thực vật không có nguồn gốc bản địa khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Pháp lệnh giống cây trồng. do Chủ tịch nước Trần Ðức Lương ký Lệnh số 03/2004/L/CTN công bố ngày 05/04/2004
Chương I. Những quy định chung Ðiều 9. Những hành vi bị nghiêm cấm
6) “Nhập khẩu nguồn gen, sản xuất, kinh doanh giống cây trồng gây hại đến sản xuất và sức khỏe con người, môi trường, hệ sinh thái.”
Pháp lệnh giống vật nuôi. do Chủ tịch nước Trần Ðức Lương ký Lệnh số 04/2004/L/CTN công bố ngày 05/04/2004
Chương I. Những quy định chung Ðiều 9. Những hành vi bị nghiêm cấm
5) “Sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi gây hại cho sức khỏe con người, nguồn gen vật nuôi, môi trường, hệ sinh thái.”
24 25
24 25
Pháp lệnh thú y 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/04/2004
Quy định các loài cần phải kiểm dịch là: “...các loài động vật gây hại cho người, động vật, môi trường, hệ sinh thái....”
Nghị quyết Số 41 ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
C- Nhiệm vụ
1- Các nhiệm vụ chung
c) “Điều tra nắm chắc các nguồn tài nguyên thiên nhiên và có kế hoạch bảo vệ, khai thác hợp lý, bảo vệ đa dạng sinh học... Bảo vệ các loài động vật hoang dã, các giống loài có nguy cơ bị tuyệt chủng; ngăn chặn sự xâm hại của các sinh vật ngoại lai, sinh vật biến đổi gen gây ảnh hưởng xấu đến con người và môi trường. Bảo vệ và chống thất thoát các nguồn gen bản địa quý hiếm..”
Ngoài ra còn có một số quy định đã được ban hành để đối phó với một số loài cụ thể. Tuy nhiên, hầu hết các văn bản này đều chỉ là đáp ứng tình huống khi mà các loài sinh vật ngoại lai xâm hại đã trở nên vấn đề nghiêm trọng. Sau đây là một số ví dụ:
Chỉ thị 528-TTg ngày 29/09/1994 của Thủ tướng Chính phủ về cấm nuôi và trừ diệt ngay Ốc bươu vàng Pomacea canaliculata.
Chỉ thị 151/TTg ngày 11/03/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung lực lượng nhằm nhanh chóng diệt trừ nạn Ốc bươu vàng
Thông tư liên bộ số 4-LB/TT ngày 22/03/1995 hướng dẫn thi hành Chỉ thị 151/TTg ngày 11/03/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung lực lượng nhằm nhanh chóng diệt trừ nạn Ốc bươu vàng
Thông báo số 914 TB- KNKL ngày 09/08/2002 thông báo kết luận của Cục Khuyến nông - Khuyến lâm việc nhập khẩu chuột Hải ly của Công ty Nấm Thiên Tân
Quyết định số 488/QĐ-TY ngày 14/08/2002 của Cục Thú y về ngăn chặn nhập bất hợp pháp chuột Hải Ly và thành lập Tổ công tác giải quyết vấn đề liên quan đến chuột Hải Ly.
9.2 Những thiếu hụt và bất hợp lý trong hệ thống pháp lý hiện tại về các loài ngoại lai ngoại lai
Như đã thấy ở trên, các loài sinh vật ngoại lai xâm hại mới được đề cập một cách rải rác trong các văn bản pháp quy của Việt Nam. Do vậy, rất cần có một khung pháp lý mới có tính tổng thể để quản lý và kiểm soát hiệu quả các sinh vật ngoại lai xâm hại. Để không phải nhắc lại, các kiến nghị liên quan đến một khung pháp lý như vậy được trình bày trong mục 10 ở dưới.
Ngoài ra, cần có một cơ quan được ủy quyền về mặt pháp lý chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến các sinh vật ngoại lai xâm hại, nhất là việc đánh giá rủi ro của việc du nhập các loài ngoại lai vào Việt Nam, lập danh sách các loài có khả năng gây hại, kiểm dịch để ngăn chặn việc du nhập các loài xâm hại qua biên giới, và kiểm soát các loài ngoại lai đã xuât hiện trong lãnh thổ Việt Nam.
26 27
26 27