Các nghiên cứu chuyên đề được thực hiện gần đây trong khuôn khổ Chương trình Loài Xâm hại Toàn cầu (www.gisp.org), cùng với kết quả rà soát tài liệu và các văn bản pháp lý đã ghi nhận là trên bình diện toàn cầu, mức độ xử lý các loài sinh vật ngoại lai xâm hại ở các quốc gia là rất khác nhau.
Ở hầu hết các quốc gia, các điều luật liên quan đến các loài ngoại lai xuất hiện rải rác trong các văn bản pháp quy về bảo tồn thiên nhiên, nguồn nước, nông lâm nghiệp, đánh bắt thủy sản, kiểm dịch, và đôi khi các văn bản ra đời trong thời gian gần đây còn đề cập đến các sinh vật biến đổi gen. Một số các điều khoản liên quan còn có thể thấy trong các quy chế về săn bắn động vật hoang dã và đánh bắt thủy sản trong đó đề cập đến việc du nhập hoặc phóng thích các loài với mục đích tái tạo quần thể. Lý lẽ cho việc thực hiện các tiếp cận đơn ngành này thường có tính lịch sử hay có mục đích hành chính hơn là cân nhắc đến yếu tố khoa học hay kỹ thuật (Shine et al. 2000). Do vậy, nhiều vấn đề nảy sinh và có thể sơ bộ phân vào các nhóm như sau
Khung chính sách và thể chế chưa hoàn thiện
• Thiếu một tiếp cận chiến lược, các vấn đề liên quan đến loài ngoại lai thường ít hoặc không được nhắc đến trong các văn bản pháp quy.
• Thiếu sự điều phối và trao đổi giữa các cơ quan chịu trách nhiệm về các vấn đề kiểm dịch thực vật, buôn bán sinh vật, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và các ngành khác. • Các điều luật hiện có rải rác và cách thức xử lý không nhất quán mà tùy thuộc cách thức
22 23
22 23
Phạm vi điều chỉnh không đầy đủ và các thuật ngữ sử dụng không rõ ràng
• Phân loại học: các khung chính sách thường không tuân thủ theo những hệ thống phân loại chuẩn, hoặc nêu rõ chúng được áp dụng đến mức loài hay dưới loài.
• Phạm vi điều chỉnh: thường bỏ qua các loài cá và vi sinh vật ngoại lai được du nhập vào các kiểu hệ sinh thái cụ thể nào đó.
• Mục tiêu hẹp: một số quốc gia không có cơ sở pháp lý để ngăn chặn việc du nhập các loài ngoại lai ngoại trừ trường hợp chúng gây hại đến sản xuất nông nghiệp và thủy sản.
• Định nghĩa về các điều khoản quan trọng không có hoặc không thống nhất.
• Việc phân tích rủi ro và các thủ tục cấp phép cồng kềnh, tốn thời gian và chi phí cao.
Các vấn đề về thỏa thuận, thực thi pháp luật và quản lý
• Thiếu yêu cầu hỗ trợ về pháp lý để giám sát sinh vật ngoại lai.
• Các tiếp cận bằng pháp chế không đủ mạnh, hầu như không có các biện pháp khuyến khích bằng kinh tế để ngăn chặn việc du nhập không mong muốn các loài ngoại lai hay khuyến khích việc kiểm soát và loại bỏ chúng.
Mô hình thực hiện của các nước
Một số Chiến lược và Kế hoạch Hành động của các quốc gia đã có những kiểm kê về các loài sinh vật ngoại lai. Ví dụ ở Ba Lan, các nguồn vốn cụ thể đã được phân bổ cho việc giám sát sinh vật ngoại lai và nhiệm vụ này được giao cho các viện nghiên cứu và các vườn thực vật (Krzy- wkowska 1999; in Shine et al. 2000). Tương tự, dự thảo chiến lược đa dạng sinh học của Argentina cũng đề xuất việc lập cơ sở dữ liệu về các loài sinh vật bản địa và ngoại lai, bao gồm cả thông tin cũ và các số liệu hiện có về các tác động gây hại (Di Paola and Kravetz 1999; in Shine et al. 2000). Ở Australia, Đạo luật Bảo tồn Đa dạng Sinh học và Bảo vệ Môi trường 1999 đã tiến một bước xa hơn khi chính thức đưa ra các yêu cầu về xác định và giám sát đa dạng sinh học, liên kết với Phụ chương I của Công ước Đa dạng Sinh học. Các yêu cầu về quy hoạch và quản lý cụ thể áp dụng đối với các hoạt động được xác định là đe dọa sự tồn tại, sự phong phú hay quá trình tiến hóa của một loài bản địa hay một quần xã sinh thái. Rõ ràng là những loài sinh vật ngoại lai xâm hại sẽ nằm trong loại đối tượng này.