1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xu hướng nghề của học sinh và công tác tư vấn hướng nghiệp ở một số trường trung học phổ thông quận 12 thành phố hồ chí minh

141 910 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 141
Dung lượng 774,28 KB

Nội dung

Từ đó đến nay, yêu cầu đẩy mạnh và nâng cao chất lượng của công tác hướng nghiệp ở trường phổ thông thường xuyên được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt trong một số Ch

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ TRƯỜNG HÂN

XU HƯỚNG NGHỀ CỦA HỌC SINH

VÀ CÔNG TÁC TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN 12 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC

Mã số: 603180

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS PHAN THỊ TỐ OANH

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Phan Thị Tố Oanh, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Xin chân thành cảm ơn Phòng Khoa học Công nghệ – Sau Đại học, quí Thầy Cô của Khoa Tâm lý – Giáo dục thuộc Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp

Xin cảm ơn Ban Giám hiệu, quí Thầy Cô cùng các em học sinh lớp 12 ở ba trường trung học phổ thông trên địa bàn Quận 12 thành phố Hồ Chí Minh: Võ Trường Toản, Trường Chinh và Thạnh Lộc đã hỗ trợ tôi trong giai đoạn nghiên cứu thực trạng

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Nguyễn Thị Trường Hân

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác

NGUYỄN THỊ TRƯỜNG HÂN

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

STT VIẾT ĐẦY ĐỦ VIẾT TẮT

5 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp HĐGDNGLL

8 Hoạt động giáo dục hướng nghiệp HĐGDHN

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong thế kỷ XXI, con người chứng kiến những biến đổi lớn về thị trường nghề nghiệp Xu thế hội nhập kinh tế thế giới và toàn cầu hoá khiến cho các ngành nghề phát triển đa dạng Bên cạnh sự xuất hiện của nhiều nghề mới thì không ít nghề cũ phải mất đi hoặc thay đổi công nghệ…

Ở bất cứ ngành nghề hoặc lĩnh vực hoạt động nào, nguồn lực con người luôn là yếu tố cơ bản của mọi sự phát triển, quyết định sự thành công hay thất bại Do đó, vấn đề nguồn nhân lực luôn được đặt lên hàng đầu Thực tế cho thấy, con người có thể phát huy tất cả thế mạnh của mình nếu được làm công việc yêu thích và phù hợp Điều này được bắt nguồn từ việc định hướng đúng đắn về nghề nghiệp định chọn

Lứa tuổi học sinh THPT, học tập không chỉ đơn thuần là tiếp thu tri thức mà còn gắn liền với việc chọn nghề Chọn cho mình một nghề nghĩa là chọn tương lai, chọn hướng đi cho cả cuộc đời Chọn nghề không phù hợp là tự đặt mình vào một tương lai không vững chắc Đây là quyết định mang tính bước ngoặt của đời người, như nhận định của C.Mac: “Chọn nghề là ngày sinh nhật thứ hai của cuộc đời” Có thể nói, việc xác định đúng hướng đi cho mình ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường là một yếu tố quan trọng để gặt hái thành công trong tương lai

Tuy nhiên, đối với phần lớn học sinh, việc chọn được nghề phù hợp để lập nghiệp sau này không phải dễ dàng, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: năng lực, hứng thú, tính cách, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, nhu cầu xã hội… Chính vì vậy, học sinh cần sự hỗ trợ từ gia đình, nhà trường và xã hội trong quá trình hướng nghiệp, trong đó, nhà trường giữ vai trò chủ đạo Năm 1981, trong quyết định 126/CP của Hội đồng Chính phủ về công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông có nêu rõ: “Công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông nhằm mục

Trang 6

đích bồi dưỡng, hướng dẫn việc chọn nghề của học sinh cho phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội đồng thời phù hợp với năng khiếu cá nhân” Từ đó đến nay, yêu cầu đẩy mạnh và nâng cao chất lượng của công tác hướng nghiệp ở trường phổ thông thường xuyên được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt trong một số Chỉ thị, Nghị quyết, Nghị định về giáo dục đào tạo như Nghị quyết 40/2000/QH 10 của Quốc hội, Chỉ thị 33/CT-BGD&ĐT ngày 23/7/2003 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo, Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006…

Những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện việc đổi mới công tác đào tạo, tuyển sinh nhằm góp phần mở ra cơ hội lớn cho học sinh trong chọn trường, chọn nghề Nhưng các số liệu thống kê về tuyển sinh đại học và cao đẳng hàng năm trong cả nước cho thấy, chỉ có khoảng 15% đến 20% số thí sinh thi đậu vào đại học ngay từ kỳ thi đầu tiên, trong số thí sinh trúng tuyển thì có khoảng 10% phải bỏ học hoặc bị buộc thôi học vì không có khả năng theo học

ở bậc này Đối với những sinh viên đã tốt nghiệp đại học thì chỉ một phần có việc làm ổn định đúng với bằng cấp và chuyên môn đã được đào tạo, thường tập trung vào một số sinh viên loại khá, giỏi, số còn lại không tìm kiếm được việc làm hoặc có việc làm không ổn định, không đúng với chuyên môn và bậc đào tạo [24, tr.114] Ngoài ra, lâu nay, tình trạng phổ biến là học sinh chọn trường – khối và ngành – nghề để thi và học chỉ theo cảm tính (không qua sự cân nhắc thận trọng, cũng không qua tư vấn hướng nghiệp) nên đã có đến 34% trường hợp chọn lầm nghề (hoàn toàn trái ngược), 42% trường hợp chỉ phù hợp gượng nên đã có đến 90% sinh viên tốt nghiệp bị thất nghiệp mà nguyên nhân chính là không phù hợp với nghề [21]

Thực tế trên khiến chúng ta cần xem xét thêm việc thực hiện công tác hướng nghiệp ở các trường phổ thông Nhà trường có thực sự “đóng vai trò chủ đạo nhằm hướng dẫn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ cả về tâm thế và kỹ năng để các

em có thể sẵn sàng đi vào lao động hoặc tự tạo việc làm ở các ngành nghề mà

Trang 7

xã hội đang cần phát triển, đồng thời phù hợp với hứng thú, năng lực của cá nhân cũng như hoàn cảnh gia đình” hay chưa? Câu hỏi này không chỉ dành cho các trường THPT trên cả nước nói chung, mà còn dành cho các trường THPT Quận

12 thành phố Hồ Chí Minh nói riêng - một Quận có nhiều nét đặc trưng vì lịch sử phát triển, vị trí địa lý, quy hoạch phát triển kinh và điều kiện giáo dục

Xuất phát từ những lý do nêu trên, người nghiên cứu chọn đề tài: “Xu

hướng nghề của học sinh và công tác tư vấn hướng nghiệp ở một số trường trung học phổ thông Quận 12 thành phố Hồ Chí Minh”

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng xu hướng nghề của học sinh và công tác tư vấn hướng nghiệp ở một số trường THPT Quận 12 thành phố Hồ Chí Minh Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này

3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3.1 Khách thể nghiên cứu: giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh ở 3 trường THPT Quận 12 thành phố Hồ Chí Minh: VÕ TRƯỜNG TOẢN, THẠNH LỘC và TRƯỜNG CHINH

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Xu hướng nghề và công tác tư vấn hướng nghiệp

4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

- Đa số học sinh ở các trường THPT Quận 12 đều có xu hướng học lên Đại học Học sinh lựa chọn ngành nghề và trường để thi phần nhiều theo cảm tính, các em chỉ căn cứ vào một hoặc một vài yếu tố mà chưa có sự quan tâm đúng mức đến những yếu tố quan trọng khác để chọn được nghề phù hợp

- Công tác tư vấn hướng nghiệp đã được các trường THPT Quận 12 tổ chức thực hiện nhưng chưa hiệu quả Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc học sinh lựa chọn trường hoặc nghề chưa phù hợp Vì vậy, cần có những

Trang 8

biện pháp cụ thể, có cơ sở khoa học để nâng cao hiệu quả của công tác tư vấn hướng nghiệp, từ đó giúp học sinh chọn nghề phù hợp hơn với nhu cầu xã hội, hứng thú, năng lực, tính cách… của bản thân

5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

5.1 Tìm hiểu cơ sở lý luận về xu hướng nghề và tư vấn hướng nghiệp

5.2 Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng xu hướng nghề của học sinh và công tác tư vấn hướng nghiệp ở các trường THPT Quận 12

5.3 Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác tư vấn hướng nghiệp ở các trường THPT Quận 12

6 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

Đề tài chỉ tập trung khảo sát thực trạng xu hướng nghề qua hứng thú, dự định, động cơ chọn nghề của học sinh khối 12 và công tác tư vấn hướng nghiệp ở

3 trường THPT trên địa bàn Quận 12 thành phố Hồ Chí Minh

7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

7.1 Cơ sở phương pháp luận

7.1.1 Quan điểm hệ thống – cấu trúc

Quan điểm hệ thống – cấu trúc yêu cầu phải xem xét các đối tượng một cách toàn diện, nhiều mặt, nhiều mối quan hệ, trong trạng thái vận động và phát triển, trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể để tìm ra bản chất và các quy luật vận động của đối tượng

Dựa trên luận điểm quan trọng này, vấn đề đã được tác giả nghiên cứu một cách toàn diện, khách quan:

- Nghiên cứu nhiều mặt khác nhau của xu hướng nghề như xu hướng chọn trường, chọn ngành nghề, định hướng giá trị nghề, hứng thú đối với nghề, động cơ chọn nghề…

Trang 9

- Nghiên cứu nhiều khía cạnh trong công tác tư vấn hướng nghiệp như nội dung tư vấn hướng nghiệp, biện pháp tư vấn hướng nghiệp và các yếu tố liên quan khác Xem xét công tác tư vấn hướng nghiệp của các trường THPT trên địa bàn Quận 12 trong những điều kiện đặc trưng của Quận như: lịch sử phát triển, vị trí địa lý và quy hoạch phát triển kinh tế, nhưng vẫn thống nhất với mục tiêu chung của giáo dục Việt Nam về công tác tư vấn hướng nghiệp

7.1.2 Quan điểm thực tiễn

Thông qua việc khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng, đề tài cung cấp một bức tranh thực tiễn vừa khái quát, vừa cụ thể về xu hướng nghề của học sinh và công tác tư vấn hướng nghiệp của các trường THPT Quận 12 Qua đó, chỉ ra những khó khăn rất thực mà học sinh gặp phải trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp tương lai và phát hiện những tồn tại trong công tác tư vấn hướng nghiệp của các trường Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tư vấn hướng nghiệp cho các trường THPT Quận 12

7.1.3 Quan điểm lịch sử –lôgic

Tìm hiểu lịch sử nghiên cứu xu hướng nghề và tư vấn hướng nghiệp Xem xét xu thế phát triển kinh tế – xã hội và nhu cầu nguồn nhân lực ở các ngành nghề trong những năm qua của đất nước và thành phố Hồ Chí Minh nói chung, của Quận 12 nói riêng, đặc biệt những ngành nghề đang và sẽ cần phát triển

7.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

7.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: phân tích, tổng hợp và hệ thống hoá

các vấn đề lý luận trong sách, báo, văn bản, thông tin trên Internet có liên quan đến vấn đề nghiên cứu làm căn cứ để viết cơ sở lý luận cho đề tài

7.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.2.1 Phương pháp quan sát: tác giả quan sát có chủ định hoạt động của

phòng tư vấn, cách thức tổ chức một số biện pháp tư vấn hướng nghiệp của trường cũng như sự tham gia, hưởng ứng của học sinh qua các buổi tư vấn hướng nghiệp được các trường THPT kết hợp với các trường đại học, cao đẳng

Trang 10

7.2.2.2 Phương pháp trò chuyện:

- Gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với học sinh để tìm hiểu dự định chọn nghề của học sinh, đánh giá của các em về công tác tư vấn hướng nghiệp của trường

- Gặp gỡ Ban Giám hiệu các trường, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và giáo viên phụ trách hướng nghiệp để tìm hiểu về công tác tư vấn hướng nghiệp của trường

7.2.2.3 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Người nghiên cứu trao đổi,

lấy ý kiến chuyên gia về xu hướng nghề của học sinh và công tác tư vấn hướng nghiệp ở trường THPT

7.2.2.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: thông qua việc

xem xét hồ sơ đăng ký dự thi đại học của học sinh

7.2.2.5 Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò:

- Đối với học sinh, phiếu thăm dò được xây dựng qua 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Với 7 câu hỏi mở, thu thập 80 phiếu trả lời (Phụ lục 1) + Giai đoạn 2: Dựa vào một số tài liệu, phối hợp với các ý kiến thu được ở giai đoạn 1 để xây dựng bảng câu hỏi chính thức nhằm lấy ý kiến số đông học sinh lớp 12 và giáo viên các trường THPT Quận 12 về xu hướng nghề và công tác tư vấn hướng nghiệp Tác giả xây dựng hai loại phiếu thăm dò ý kiến: phiếu trưng cầu ý kiến dành cho giáo viên và phiếu khảo sát dành cho học sinh

7.2.3 Phương pháp thống kê toán học: Xử lý số liệu bằng phương pháp thống

kê toán học và phần mềm SPSS FOR WINDOW phiên bản 11.5

8 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

Trên cơ sở phân tích những lý luận của các tác giả trong và ngoài nước về lĩnh vực nghề nghiệp, kết hợp với việc điều tra, phân tích thực trạng, tư vấn thử nghiệm, người nghiên cứu góp phần nhỏ bé của mình về những vấn đề sau:

- Vạch ra thực trạng xu hướng nghề của học sinh và công tác tư vấn hướng nghiệp của các trường THPT trên địa bàn Quận 12 thành phố Hồ Chí Minh

Trang 11

- Đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh các trường THPT Quận 12, đặc biệt là việc sử dụng các trắc nghiệm khách quan vào công tác tư vấn hướng nghiệp

9 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Luận văn bao gồm 3 phần:

- Phần 1: Mở đầu: trình bày các nội dung: Lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, giới hạn đề tài, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của luận văn

- Phần 2: Nội dung luận văn: bao gồm 3 chương:

+ Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

+ Chương 2: Thực trạng xu hướng nghề của học sinh và công tác tư vấn hướng nghiệp ở các trường THPT Quận 12

+ Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác tư vấn hướng nghiệp ở các trường THPT Quận 12

- Phần 3: Kết luận và kiến nghị

Trang 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về các khía cạnh khác nhau của vấn đề nghề nghiệp và tư vấn hướng nghiệp, bởi nghề nghiệp không chỉ gắn liền với đời sống cá nhân mà còn là một thành phần quan trọng trong sự phát triển xã hội, cho thấy trình độ văn minh, đời sống vật chất của con người và xã hội

1.1.1 Ở nước ngoài

1.1.1.1 Vấn đề nghề nghiệp và xu hướng nghề

Nhiều công trình nghiên cứu về hứng thú và dự định nghề nghiệp của học sinh của các tác giả: V.N.Supkin, V.P.Gribanov, X.N.Trixtaiakova, N.N.Dakharov, M.V.Giuvanov, A.A.Baixburg, A.A.Barbinova đã phản ánh phần nào xu hướng nghề nghiệp của học sinh ở các nước lúc bấy giờ Các nghiên cứu ấy đã chỉ ra: Hứng thú nghề nghiệp có thể nảy sinh và phát triển ngay từ khi các

em còn học ở trường phổ thông Học sinh THPT thường có dự định tiếp thu nền học vấn cao hơn, không thích đi làm ngay Những nghề học sinh dự định chọn rất khác nhau, tuỳ theo từng thời kỳ, đặc điểm lứa tuổi và giới tính Ví dụ, năm

1970, học sinh thường hứng thú với những nghề thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất Nhưng đến năm 1985, học sinh thành phố lại hứng thú với những nghề thuộc lĩnh vực xã hội hơn các nghề khác Học sinh nam quan tâm nhiều đến lĩnh vực kỹ thuật, trong khi đó, học sinh nữ quan tâm nhiều đến lĩnh vực y tế, giáo dục, nghệ thuật [38, tr.3]

Trong nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề nghề nghiệp, động cơ chọn nghề luôn dành được sự quan tâm đặc biệt của các tác giả nước ngoài Trong đó, một công trình nghiên cứu đầy đủ, công phu và có hệ thống nhất về động cơ chọn nghề là công trình của E.M.Pavlưuchenkov Tác giả chia động cơ chọn nghề thành chín nhóm: 1 Động cơ xã hội; 2 Động cơ đạo đức; 3 Động cơ thẩm

Trang 13

mỹ; 4 Động cơ nhận thức; 5 Động cơ sáng tạo; 6 Các động cơ có liên quan đến nội dung của lao động; 7 Động cơ vật chất; 8 Động cơ danh vọng; 9 Các động

cơ khác Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã khẳng định rằng những động cơ chiếm vai trò chủ đạo và tối quan trọng là động cơ đạo đức và động cơ xã hội [19, tr.9-10]

Theo A.V.Pêtropxki, nguyên nhân hấp dẫn học sinh lựa chọn một nghề nào đó là do tính chất sáng tạo của lao động, ý nghĩa xã hội của nghề nghiệp và qui mô tiền lương Tác giả nhận xét: học sinh THPT quan tâm nhiều nhất đến giá trị xã hội của nghề, sau đó mới đến giá trị vật chất [41] Tuy nhiên, chưa thấy tác giả đề cập đến hứng thú của học sinh với nghề nghiệp tương lai và các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề của học sinh

Trong công trình nghiên cứu của mình, N.D Lêvitov đánh giá động cơ chọn nghề có ý nghĩa to lớn đối với sự hình thành nhân cách và việc tự quyết định đường đời của thanh niên Khi chọn nghề thì xu hướng xã hội thường kết hợp với động cơ cá nhân như hứng thú đối với một công việc nào đó, nhận thấy mình có năng lực về công tác đó Ông đã đưa ra một số động cơ bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề của học sinh và đã nhận xét, học sinh chú ý đến hứng thú, năng lực, nguyện vọng của mình khi chọn nghề nhưng chưa nêu lên được thứ bậc động cơ nào chiếm ưu thế trong việc chọn nghề [29]

V.A Cruchetxki cho rằng nghề được chọn phù hợp với nguyện vọng của cá nhân khi khuynh hướng cá nhân đối với một dạng lao động nhất định, các năng lực đối với dạng lao động ấy và sự đánh giá các ý nghĩa xã hội của nó được kết hợp nhuần nhuyễn với nhau mang lại sự thoả mãn về đạo đức cho con người và lợi ích tối đa cho xã hội [15]

Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu Mỹ thuộc nhóm lý luận về động

cơ mà đại diện là G.Reynolds, J.Shister, A.Roe, A.A.Maslow thì điều kiện để con người thoả mãn với một nghề nghiệp là: 1 Tính độc lập và tính chất của sự chỉ dẫn; 2 Mối quan hệ qua lại tốt với đồng sự, địa vị xã hội; 3 Sự công bằng; 4

Trang 14

Hứng thú đối với công việc, khả năng áp dụng những kỹ năng của mình, sự đa dạng của công việc; 5 Các điều kiện khách quan của lao động, tính chất của công việc, điều kiện lao động, công cụ lao động, 6 Độ lớn của tiền lương; 7 Sự bảo đảm về công việc Trong đó, điều kiện 6, 7 là quan trọng [38, tr.6]

Ngoài hứng thú, dự định nghề nghiệp và động cơ chọn nghề, một khía cạnh quan trọng khác của vấn đề nghề nghiệp cũng được nhiều tác giả đề cập là nhận thức nghề của học sinh Tác giả M.S.Nay Matk cho rằng: “Thanh niên hãy còn biết rất ít, kể cả những thuộc tính thực tế của những nghề hấp dẫn họ và cả những yêu cầu mà nghề đó đề ra cho người lao động lẫn những khả năng tiềm tàng của bản thân” [18, tr.10] Điều này cũng tương tự như nhận xét của V.V.Tsêbưsêva: “Học sinh chọn nghề nhưng hiểu chưa đầy đủ ý nghĩa của việc lựa chọn đó, khi không có các kiến thức cần thiết về ngành nghề đã chọn” và

“Ngoài sự hiểu biết dù đó là tối thiểu về nghề đã chọn, còn cần phải đối chiếu những đặc điểm cá nhân mình với những yêu cầu mà nghề đó đề ra và đó là điều mà học sinh thường không tính đến” [38]

1.1.1.2 Hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp

Trên thế giới, vấn đề hướng nghiệp, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh đã có từ lâu và ngày càng phát triển Nhà giáo dục học và tâm lý học lỗi lạc người Nga N.K.Crupxkaia đã nêu lên luận điểm “tự do chọn nghề” cho mỗi thanh niên Theo bà, thông qua hướng nghiệp, mỗi thanh niên đều phải nhận thức sâu sắc hướng phát triển kinh tế của đất nước, những nhu cầu nào của nền sản xuất cần được thoả mãn, những nhiệm vụ mà thanh thiếu niên phải đáp ứng trước yêu cầu của xã hội trong lĩnh vực sản xuất lao động [26, tr.7]

Ở các nước phát triển có hẳn đạo luật về quyền được tư vấn nghề nghiệp của thanh niên, đạo luật qui định về trách nhiệm pháp lý và phẩm chất đạo đức của chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, về trách nhiệm và sự tham gia của nhà trường, của phụ huynh học sinh vào các hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh của trường mình, cho chính con em mình cũng như mối quan hệ giữa chuyên

Trang 15

gia tư vấn với học sinh và phụ huynh học sinh [49] Tác giả xin nêu mô hình hướng nghiệp có tổ chức chặt chẽ và khoa học được thực hiện ở Pháp và Úc

* Hướng nghiệp ở Pháp:

Pháp là một trong những nước rất đề cao công tác hướng nghiệp cho học sinh và công việc này do những nhà tâm lý tư vấn hướng nghiệp đảm nhiệm, thuộc biên chế của Bộ Giáo dục và làm việc tại các trung tâm độc lập với các trường phổ thông Công tác hướng nghiệp tại Pháp phân biệt rõ hai loại: định hướng học đường (thường dành cho học sinh và thanh thiếu niên) và định hướng nghề dành cho người trưởng thành đã đi làm Mục tiêu của định hướng học đường nhằm giúp cho thanh thiếu niên có những lựa chọn tốt cho đường hướng tương lai, phát triển bản thân; về mặt xã hội làm giảm tỉ lệ thất nghiệp ở thanh thiếu niên, cũng như đảm bảo sự phân bố nguồn lực trong cơ cấu xã hội Triết lý của công tác hướng nghiệp ở Pháp là “làm cho cá nhân nhận thức được những đặc tính, năng lực của cá nhân và phát triển các đặc tính đó để chọn ngành học và các hoạt động chuyên môn trong các hoàn cảnh của đời sống với mong muốn được phục vụ xã hội và phát triển trách nhiệm của mình” Có 3 cách thức định hướng học đường: 1: hướng nghiệp ban đầu trong hệ thống trường phổ thông; 2 Học nghề dưới dạng hợp đồng lao động chuyên biệt dành cho nhóm thanh niên từ 16 đến 25 tuổi Cơ sở sử dụng lao động phải tổ chức việc đào tạo thực hành nghề và chỉ định người hướng dẫn Sau khi làm việc, học viên được cấp chứng chỉ nghề Học viên được trả lương theo qui định của pháp luật Kinh phí cho học nghề được lấy kinh phí của cơ sở sử dụng lao động, nhà nước và địa phương 3 Thanh niên từ 16-25 tuổi rời trường phổ thông nhưng không đạt được bằng cấp hoặc chứng chỉ nào được hưởng những hỗ trợ đặc biệt của chính quyền (kí hợp đồng dự thính, hợp đồng làm thế chỗ) nhằm cung cấp cho họ các kỹ năng nghề

cơ bản và giúp họ xâm nhập vào thị trường lao động Các nhà tâm lý tư vấn định hướng có trình độ tương đương Thạc sĩ chuyên về tư vấn định hướng Nhiệm vụ của họ là: 1 Tham gia giám sát liên tục học sinh và thành công học tập của các

Trang 16

em 2 Đảm bảo thông tin về qui trình định hướng, đào tạo và nghề nghiệp cho học sinh và gia đình; 3 Đảm bảo công tác đặc biệt là tham vấn cá nhân cho học sinh và phu huynh học sinh; 4 Với tư cách là người hỗ trợ, thực hiện công việc đánh giá học sinh; 5 Hỗ trợ học sinh thực hiện các dự định học tập và nghề nghiệp; 6 Đóng vai trò cố vấn chuyên môn cho Hiệu trưởng, các nhà quản lý trong việc xây dựng các kế hoạch giáo dục liên quan đến hướng nghiệp Hiện ở Pháp có trên 4400 nhà tâm lý tư vấn định hướng [51]

* Hướng nghiệp ở Úc:

Hướng nghiệp trong nhà trường Úc là việc phát triển các kỹ năng, kiến thức và quan điểm thông qua một chương trình học đã hoạch định Những kỹ năng, kiến thức này sẽ giúp học sinh trở thành những người hiểu biết khi đưa ra các quyết định về học đường cũng như hậu học đường và làm việc có hiệu quả về sau

Chương trình hướng nghiệp giúp học sinh nhận ra những cơ hội nghề nghiệp có thể gặp, các đặc điểm cá nhân có thể dùng trong những cơ hội đó, giúp học sinh có những kỹ năng trong việc ra quyết định và có thể dự đoán cũng như vượt qua các giai đoạn chuyển giao sau mỗi thời kỳ trong sự nghiệp của họ

Hướng nghiệp trong nhà trường Úc bao gồm những yếu tố sau:

- Học về bản thân trong công việc

- Học về thế giới việc làm

- Học lập kế hoạch và quyết định về nghề nghiệp

- Thực thi các quyết định về nghề và vượt qua những giai đoạn chuyển đổi việc làm

Chương trình hướng nghiệp ở Úc chú trọng vào các kết quả rõ ràng của học sinh và đây cũng là nền tảng để đánh giá và báo cáo Hệ thống kết quả được đánh giá ở từng mức độ: ở mức độ học sinh theo bốn yếu tố nêu trên, ở mức độ học sinh theo cấp học, ở mức độ nhà trường và hệ thống giáo dục Trong đó, các

Trang 17

kết quả của hướng nghiệp ở mức nhà trường và hệ thống được sắp xếp theo các lĩnh vực trách nhiệm chủ yếu: chính sách, triển khai, sự chịu trách nhiệm[28]

1.1.2 Ở Việt Nam

1.1.2.1 Vấn đề nghề nghiệp và xu hướng nghề

Ở nước ta, vấn đề nghề nghiệp và xu hướng nghề của học sinh cũng đã được nhiều tác giả đề cập:

Kết quả nghiên cứu về xu hướng chọn nghề, dự định nghề nghiệp của học sinh THPT được trình bày trong tác phẩm “Một số vấn đề tâm lý học sư phạm và lứa tuổi học sinh Việt Nam” (1975) của tập thể tác giả thuộc Viện Khoa học Giáo dục cho thấy: đa số học sinh có xu hướng đạt trình đại học trước khi đi vào lao động phục vụ (78.64% ở nữ, 63.38% ở nam) Hứng thú nghề nghiệp của nam biểu hiện tập trung vào những nghề công nghiệp và của nữ là những nghề thuộc lĩnh vực y tế Từ đó, các tác giả đi đến tìm hiểu những yếu tố tác động đến sự hình thành xu hướng nghề nghiệp của học sinh cấp III [31]

Các tác giả Nguyễn Thị Xuân Hoà, Nguyễn Thị Bích Hồng, Phạm Thị Dung (1986-1987) đã đề cập đến xu hướng, nguyện vọng, lý do chọn nghề của học sinh lớp 12 Kết quả cho thấy xu hướng học lên đại học là xu hướng chủ yếu của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT Việc chọn nghề của học sinh chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau Nhưng lý do chủ yếu là phù hợp khả năng bản thân và hứng thú cá nhân

Trong khi đó, kết quả nghiên cứu về xu hướng nghề nghiệp của hai tác giả Phạm Nguyệt Lãng và Trần Anh cho thấy: thanh niên học sinh suy nghĩ về nghề rất muộn Suy nghĩ đó luôn luôn thay đổi và thiếu ổn định Các nghề mà thanh niên học sinh chọn đều hướng về phân phối lưu thông và dịch vụ Đáng chú ý là

3 ngành chủ chốt trong 3 chương trình kinh tế chủ chốt của đất nước như nông nghiệp, công nghiệp và thủ công nghiệp thì thanh niên chưa coi là loại nghề yêu thích Vấn đề khoa học kỹ thuật là một yêu cầu phát triển của đất nước cũng chưa được thanh niên quan tâm và coi là nghề say mê, yêu thích của mình [17]

Trang 18

Tác giả Nguyễn Quang Uẩn cùng đồng nghiệp đã nghiên cứu đặc điểm về

xu hướng nghề của học sinh thành phố theo các chỉ số: mức độ nhận thức nghề, tính ổn định của thái độ đối với nghề; qua đó cho thấy đặc điểm chung về xu hướng nghề của học sinh trung học, xác định được những nghề mà học sinh biết nhiều nhất cũng như thái độ đánh giá của học sinh về các nghề Đồng thời các tác giả cũng rút ra kết luận: nhận thức về nghề của học sinh còn yếu, số nghề và các trường chuyên nghiệp được học sinh biết đến chưa nhiều Hứng thú nghề nghiệp của học sinh hình thành muộn, chưa tập trung và chưa rõ nét [45]

Giáo sư Phạm Tất Dong đã nghiên cứu một cách sâu sắc về hứng thú nghề nghiệp cũng như nội dung, phương pháp hướng nghiệp cho học sinh Từ các công trình nghiên cứu ấy, tác giả kết luận: hứng thú môn học, hứng thú nghề nghiệp có tác dụng thúc đẩy việc lựa chọn nghề và thực hiện được khả năng của mình là động cơ mạnh nhất, quan trọng nhất [38, tr.10]

Trong công trình nghiên cứu về động cơ chọn nghề của thanh niên, tác giả Nguyễn Ngọc Bích đã nhận xét: Ở thanh niên học sinh, động cơ bên trong nổi bật hơn động cơ bên ngoài Nam thanh niên coi việc thực hiện khả năng của mình là động cơ đầu tiên trong chọn nghề, thứ hai là tính chất quan trọng của nghề, thứ ba là hoạt động hứng thú Trong khi đó, ở nữ thanh niên thì các thứ bậc động cơ lại khác: yêu cầu của nhà nước, vị trí xã hội trong nghề và tiếp đến là thực hiện được khả năng của mình Theo tác giả, sự lựa chọn ngành nghề của nam và nữ khác nhau [19, tr.11]

Nghiên cứu về nhận thức nghề và dự định chọn nghề của học sinh phổ thông trung học, tác giả Phan Thị Tố Oanh đã đưa ra một số nhận xét: nhận thức về nghề nghiệp của học sinh mới đang dừng lại ở những biểu hiện bên ngoài của nghề; trong ba trình độ nghề thì đa số học sinh chọn trình độ cao (đại học); giữa nhận thức nghề và dự định chọn nghề của học sinh chưa có sự phù hợp cao; nhận thức về nghề nghiệp của học sinh trở nên sâu sắc hơn khi học sinh được cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về nghề… Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra một số đề

Trang 19

xuất nhằm nâng cao nhận thức về nghề của học sinh để từ đó có sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp hơn [38].

Hai tác giả Nguyễn Thạc và Nguyễn Thị Ngọc Liên nghiên cứu xu hướng chọn nghề của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau ở ba khía cạnh: nhận thức của học sinh về yêu cầu nghề lựa chọn, thái độ của học sinh đối với nghề được chọn và thực trạng chọn nghề của học sinh có kiểu nhân cách khác nhau Kết quả nghiên cứu cho thấy: có mối quan hệ giữa kiểu nhân cách hướng nội, hướng ngoại với việc lựa chọn nghề của học sinh THPT Họ đã lựa chọn nghề chỉ ở trình độ cao (đại học) và tương đối phù hợp với kiểu nhân cách Theo hai tác giả, việc phát hiện kiểu nhân cách của học sinh và chỉ ra những phẩm chất cần có của mỗi nghề sẽ là căn cứ cơ bản để tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT [42]

Kết quả nghiên cứu xu hướng nghề nghiệp của học sinh trung học của tác giả Đào Thị Oanh cho thấy: hầu hết học sinh đã xác định được cho mình những hứng thú đối với một số lĩnh vực tri thức và nghề nghiệp tương ứng Tuy nhiên, chưa thấy có sự thể hiện rõ khuynh hướng nghề nghiệp đối với bất cứ lĩnh vực nào H ọc sinh chỉ mới dừng lại ở mong muốn hiểu biết chứ chưa đạt tới nguyện vọng được làm việc trong lĩnh vực đó Theo tác giả, điều này có thể có nhiều nguyên nhân nhưng một trong những nguyên nhân cơ bản nhất là công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông chưa được thực hiện hiệu quả [35]

Trong công trình nghiên cứu về khả năng tự định hướng cho nghề nghiệp và cuộc sống tương lai của học sinh trung học phổ thông, tác giả Đặng Hoàng Minh và các cộng sự kết luận: Trong các dự định về nhiều vấn đề khác nhau, vấn đề học tập – nghề nghiệp được quan tâm hàng đầu Nghiên cứu cũng chỉ ra mối quan hệ mật thiết, biện chứng về xu hướng hành động, các mức độ chuẩn bị cho kế hoạch tương lai và các dự định cụ thể [32]

Trang 20

1.1.2.2 Hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp

Hướng nghiệp được chính thức đưa vào trường phổ thông từ ngày 19/03/1981 theo quyết định 126/CP của Chính phủ Từ đó đến nay, công tác hướng nghiệp đã trải qua nhiều bước thăng trầm Có lúc, nó đã tạo được một khí thế mới trong trường học Nhiều trường có phòng hướng nghiệp, thậm chí có góc hướng nghiệp ở nhiều lớp Đó là nơi tập hợp các tư liệu để giúp học sinh tìm hiểu các nghề ở địa phương và cả nước Nhiều phòng hướng nghiệp còn là nơi để học sinh tập hợp tiến hành sinh hoạt hướng nghiệp Tại đó, các em được giới thiệu về nghề và được tư vấn chọn nghề Tuy nhiên, cuối những năm 1980 của thế kỷ XX, vai trò của công tác hướng nghiệp dần dần bị coi nhẹ do sự tác động của nhiều yếu tố khách quan như sự sút kém về đời sống, khủng hoảng kinh tế và lạm phát tiền tệ, đời sống của người lao động bấp bênh… Từ những năm 1992-1993 trở đi, việc chạy đua trong thi cử đã tạo ra một tâm trạng căng thẳng trong học sinh THPT Công tác hướng nghiệp theo đó cũng bị lu mờ, nhường chỗ cho việc học thi, luyện thi như một cứu cánh đối với học sinh tốt nghiệp THPT Nhận thức được tác hại của việc xa rời hướng nghiệp, coi nhẹ giáo dục lao động, không gắn nhà trường với đời sống sản xuất…, từ Đại hội lần thứ VIII (1996) đến Đại hội lần thứ IX (2001), Trung ương Đảng luôn nhấn mạnh đến tăng cường công tác hướng nghiệp, đẩy mạnh việc dạy nghề, song tình hình trường phổ thông hầu như chưa chuyển động là bao xét từ góc độ hướng nghiệp, chuẩn bị nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa [8]

Trong những năm gần đây, vấn đề hướng nghiệp đã nhận được quan tâm đặc biệt của giới truyền thông, của tất cả các cấp, ban ngành đoàn thể trong xã hội từ trung ương đến địa phương, các nhà giáo dục, các bậc phụ huynh và các

em học sinh Nhiều hội thảo khoa học, hội nghị chuyên đề do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức nhằm tìm

ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác này, như Hội thảo: “Đổi mới công tác lao động – hướng nghiệp phục vụ cho yêu cầu công nghiệp hoá, hiện

Trang 21

đại hóa đất nước “ (7/2003); “Tổ chức giáo dục lao động – hướng nghiệp theo yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông” (11/2001) Nhiều trang web hướng nghiệp xuất hiện trên mạng internet với những thông tin cụ thể về các ngành nghề, các trường đào tạo, các trắc nghiệm về sự phù hợp nghề Rất nhiều bài báo xoay quanh vấn đề hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, THPT Kéo theo đó là sự ra đời và phát triển của các trung tâm tư vấn hướng nghiệp, trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp…

Xét về lý luận lẫn thực tiễn, công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông Việt Nam được gắn liền với các tác giả Nguyễn Văn Hộ, Phạm Tất Dong, Đặng Danh Ánh, Đoàn Chi, Lê Đức Phúc [38, tr.12] Trong những công trình của mình, các tác giả đã giải quyết những vấn đề của công tác hướng nghiệp:

- Lịch sử phát triển hệ thống công tác hướng nghiệp ở các nước trên thế giới và Việt Nam

- Bản chất khoa học của công tác hướng nghiệp

- Mục đích, nhiệm vụ, vai trò của công tác hướng nghiệp

- Nội dung cơ bản và các hình thức hướng nghiệp

- Vấn đề tổ chức và điều chỉnh công tác hướng nghiệp

Trong những năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu về công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT đã được thực hiện Có thể điểm qua một số công trình tiêu biểu sau:

Nghiên cứu định hướng nghề nghiệp ở lứa tuổi học sinh THPT, hai tác giả Nguyễn Văn Lê – Nguyễn Công Khanh kết luận [27]: Đa số học sinh THPT chưa được định hướng nghề phù hợp, chưa được chuẩn bị tốt để sau khi tốt nghiệp phổ thông có một bộ phận lớn học sinh có thể sẵn sàng tham gia ngay vào thị trường việc làm Định hướng nghề của học sinh THPT phụ thuộc rất lớn vào sự giáo dục hướng nghiệp ở từng trường Tuy nhiên, các hoạt động giáo dục hướng nghiệp có vai trò mờ nhạt, chưa tạo được sự phát triển có sự khác biệt về chất cả trên bình diện thái độ nghề nghiệp lẫn năng lực hiểu biết nghề nghiệp,

Trang 22

đặc biệt chưa phát triển được năng lực làm các quyết định nghề nghiệp phù hợp, Những nguyên nhân chủ yếu làm cho công tác hướng nghiệp ở trường phổ thông hiện nay chưa hiệu quả là do: Nhà trường thiếu cơ sở vật chất để tiến hành hoạt động hướng nghiệp; Thiếu sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội; Đa số học sinh chưa có nhu cầu; Giáo viên chưa coi trọng hoặc thiếu khả năng để tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Trên cơ sở nghiên cứu một số trắc nghiệm tâm lý, nhóm tác giả ở trường Cán bộ Quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh đã vận dụng vào tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT và đưa ra kết luận: “Thực tiễn cho thấy, kết quả và sự phối hợp giữa các trắc nghiệm trong đề tài này là hoàn toàn có cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn để tiến hành triển khai đại trà trong công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh các trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh” [39]

Tác giả Mai Ngọc Luông và các cộng sự (2006) nghiên cứu “Thực trạng công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trong trường phổ thông bậc trung học

ở thành phố Hồ Chí Minh” kết luận: Vấn đề tư vấn định hướng nghề nghiệp là rất cần thiết nhưng chưa được nhà trường tích cực thực hiện Về mặt nhận thức, Ban Giám hiệu các trường đều cho rằng việc tư vấn định hướng nghề nghiệp là một nội dung không thể thiếu trong nhà trường phổ thông nhưng việc tổ chức thực hiện tư vấn hướng nghiệp chưa được quan tâm đúng mức [24, tr.131]

Theo tác giả Hồ Văn Dũng, một trong những nguyên nhân khiến học sinh nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc về khuynh hướng nghề của bản thân là công tác hướng nghiệp của nhà trường chưa được thường xuyên, liên tục Các em ít có các buổi trao đổi, hướng dẫn của thầy cô, của nhà trường Phần lớn các em nhận thức được nghề là do tự tìm tòi, trao đổi với gia đình và bạn bè Do vậy, vấn đề đặt ra cho các thầy cô – những nhà giáo dục cần có trách nhiệm, quan tâm hơn đến việc định hướng nghề nghiệp cho các em, giúp các em nhận thức về khuynh hướng nghề của bản thân có cơ sở khoa học, phù hợp với hứng thú, sở thích và năng lực của bản thân, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của xã hội [19]

Trang 23

Nghiên cứu giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông với việc phát triển nguồn nhân lực (đề tài KX-05-09), hai tác giả Nguyễn Sinh Huy và Nguyễn Văn Lê khẳng định: giáo dục hướng nghiệp thực chất là vấn đề văn hóa xã hội phức tạp, nó không chỉ là vấn đề giáo dục, tư vấn, định hướng cho mỗi cá nhân mà đòi hỏi sự tham gia của các lực lượng xã hội, gia đình và các đoàn thể xã hội tương ứng Hơn thế nữa, công việc này còn đòi hỏi không chỉ phải xây dựng và tiến hành công việc theo căn cứ, các cơ sở khoa học và thực tiễn, mà còn đòi hỏi sự bảo trợ của Nhà nước với các hỗ trợ về tài chính, cơ sở vật chất và nhất là về pháp luật với cơ chế điều kiện thích hợp [25]

Ngoài ra, còn nhiều tác giả khác cũng nghiên cứu về hướng nghiệp như: Quang Dương, Trần Thế Linh, Đoàn Văn Đàng, Phạm Thị Miền, Đào Văn Lê…

1.1.3 Một vài nhận xét chung

Vấn đề xu hướng nghề và công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT không phải là mới mẻ Nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này đã được thực hiện ở trong và ngoài nước Đây chính là nguồn tài liệu quí báu làm cơ sở để tác giả triển khai đề tài này Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy, phần lớn các công trình khảo sát xu hướng nghề của học sinh THPT trên các địa bàn khác nhau trong cả nước Nhiều nghiên cứu về công tác tư vấn hướng nghiệp cũng chỉ dừng lại ở việc khảo sát thực trạng chứ chưa áp dụng một số biện pháp hướng nghiệp cụ thể Hơn nữa, bản thân thế giới nghề nghiệp luôn biến động và phát triển không ngừng, cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở từng địa phương và trong cả nước cũng có sự chuyển dịch, kéo theo đó là sự thay đổi về xu hướng đối với các ngành nghề, các giá trị nghề nghiệp mà học sinh hướng tới Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề liên quan đến nghề nghiệp không bao giờ lỗi thời, mà ngược lại, luôn có tính thời sự và mới mẻ Ở Quận 12, đây là vấn đề thực tiễn của địa phương cần được quan tâm nghiên cứu nhưng cho đến nay vẫn chưa có công trình nào đề cập đến Và đó là lý do thúc đẩy người nghiên cứu thực hiện đề tài này

Trang 24

1.2 KHÁI QUÁT VỀ NGHỀ

1.2.1 Định nghĩa về nghề

Nghề là một hình thức lao động đặc thù mang tính chất riêng gắn bó chặt chẽ với con người Xã hội càng phát triển thì sự phân hoá ngành nghề càng diễn

ra mạnh mẽ, đa dạng và phức tạp

Để làm sáng tỏ khái niệm nghề thì cần phân tích một số khái niệm có liên quan: chuyên môn, việc làm, nghề nghiệp và ngành

- Chuyên môn là “Một lĩnh vực lao động sản xuất hẹp, trong đó con người bằng sức mạnh thể chất và sức mạnh tinh thần của mình làm ra những giá trị vật chất hoặc giá trị tinh thần như là phương tiện cần cho sự tồn tại và phát triển của xã hội” Theo nhận định của Viện sĩ X.G.Xtrumilin, chuyên môn là nghề hẹp, nhưng nó hoàn toàn qui định hình thức của một dạng hoạt động lao động và mang tên gọi đặc trưng cho nghề đó

- Trong khi đó, khái niệm nghề được hiểu có phần khác hơn Theo từ điển tiếng Việt, nghề được định nghĩa là “công việc chuyên làm theo sự phân công lao động trong xã hội Nghề nghiệp là để sinh sống và để phục vụ xã hội”

Theo tác giả E.A.Klimov: “Nghề là một lĩnh vực sử dụng sức lao động vật chất và tinh thần của con người một cách có giới hạn, cần thiết cho xã hội (do sự phân công lao động mà có), nó tạo khả năng cho con người sử dụng lao động của mình để thu lấy những phương tiện cần thiết cho việc tồn tại và phát triển”

Theo tác giả Nguyễn Tiến Đạt, trong tiếng Việt, từ nghề ghép với từ nghiệp thành từ nghề nghiệp Nghề nghiệp nên hiểu là "các nghề phức tạp thiên về trí tuệ, có trình độ cao hơn, bao giờ cũng đòi hỏi phải được đào tạo, nhiều khi lâu dài, luôn gắn với các cơ hội thăng tiến trong nghề của con người, vì trong thành phần từ ghép này có chữ nghiệp, hiểu theo nghĩa sự nghiệp, kế nghiệp" [22]

Như vậy, có thể hiểu mối tương quan giữa chuyên môn và nghề như sau: Chuyên môn là khái niệm hẹp hơn so với khái niệm nghề, nhưng nó có đủ các

Trang 25

qui định về mặt hình thức của một dạng hoạt động lao động, nó phân biệt sự khác nhau về từng chuyên môn trong nghề Nghề là thuật ngữ để chỉ một hình thức lao động trong xã hội có được do sự phân công lao động, ở đó, con người sử dụng sức lao động của mình để tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội Nghề là sự tổ hợp những chuyên môn có quan hệ cùng loại Nói cách khác, một nghề bao gồm nhiều chuyên môn Ví dụ: nghề dạy học có giáo viên dạy Văn học, giáo viên dạy Lịch sử, giáo viên dạy Địa lý… chúng liên kết với nhau một cách có ý nghĩa trong một nhóm gọi là “nghề dạy học”

Ở bất kỳ quốc gia nào cũng tồn tại hai loại nghề: nghề đào tạo và nghề không được đào tạo

+ Nghề không được đào tạo là nghề được hình thành tự phát do nhu cầu của xã hội, do tích luỹ kinh nghiệm hoặc do sự truyền nghề từ người này sang người khác, từ đời này sang đời khác

+ Nghề đào tạo là nghề được ghi trong danh mục ngành nghề của Nhà nước, được qui định rõ về nội dung, chương trình, thời gian, trình độ đào tạo, được cấp chứng chỉ văn bằng tương ứng Nghề đào tạo là trình độ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà con người cần đạt được nhờ quá trình đào tạo dài hạn hoặc ngắn hạn nhằm tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội, đòi hỏi người học phải có trình độ học vấn nhất định, có sức khoẻ và những yêu cầu về tâm lý phù hợp với nghề Vì vậy, so với các nghề không được đào tạo thì nghề đào tạo phức tạp hơn, có trình độ cao hơn; đối với các nghề thuộc về kỹ thuật thực hành

ít nhất phải có trình độ bán lành nghề nếu được đào tạo ngắn hạn, hoặc có trình độ lành nghề hoặc lành nghề bậc cao nếu được đào tạo dài hạn [22]

- Giải thích khái niệm việc làm, giáo sư Lê Thi cho rằng: “Đó là công việc đem lại lợi ích cho người lao động, tạo thu nhập để nuôi sống gia đình và bản thân, bất kỳ ở ngành nghề gì và khu vực kinh tế nào (quốc doanh, tập thể, tư nhân) và không bị pháp luật ngăn cấm” Việc làm cũng có thể hiểu là hành động cụ thể, là công việc được cho làm và được trả công để sinh sống

Trang 26

Như vậy, có thể coi nghề nghiệp là việc làm nhưng không phải việc làm nào cũng là nghề nghiệp Những việc làm nhất thời, không ổn định chỉ do con người bỏ sức lao động ra và được trả công để sinh sống thì chưa phải là nghề nghiệp Nghề nghiệp và việc làm có điểm chung là: con người phải bỏ sức lao động để tạo ra sản phẩm, để tồn tại và phát triển Chúng khác nhau ở chỗ: nghề nghiệp là sự gắn bó lâu dài với công việc chuyên môn, là trình độ, kỹ năng và kỹ xảo đối với việc làm đó nhờ vào quá trình đào tạo dài hạn hoặc ngắn hạn Còn việc làm chỉ gắn một phần, một số kỹ năng lao động nào đó thuộc một hay vài nghề miễn là qua hoạt động cụ thể, người lao động có thể hoàn thành nhiệm vụ và kiếm được tiền sinh sống

- Ngành có nội hàm rộng hơn nghề Trong mỗi ngành có chứa nhiều nghề khác nhau Ví dụ: ngành Kinh tế có rất nhiều nghề: kế toán, kinh doanh, chứng khoán, quản trị, kiểm toán, tiếp thị…; ngành Truyền thông cũng rất phong phú nghề: bưu chính, viễn thông, báo chí, truyền thanh, truyền hình, in ấn, xuất bản…

Khi nghiên cứu về đặc điểm hoạt động của nghề trong xã hội, người ta thường đề cập đến những đặc điểm như: đối tượng lao động, mục đích lao động, công cụ lao động, điều kiện lao động Ngoài ra, còn một số đặc điểm khác cũng không kém phần quan trọng như: quá trình công nghệ, tổ chức quá trình lao động, những yêu cầu đặc trưng về tâm-sinh lý của người hành nghề…

1.2.2 Phân loại nghề

Thế giới nghề nghiệp rất phong phú và đa dạng Hiện có tới 70.000 nghề và chuyên môn Ở nước ta, danh mục nghề đào tạo công nhân do Viện Khoa học Dạy nghề xây dựng có khoảng 400 nghề, còn nghề xã hội có hàng chục nghìn nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ

Để tiến hành giáo dục hướng nghiệp và tư vấn nghề cho học sinh, người ta đã đưa ra nhiều cách phân loại căn cứ trên những tiêu chí khác nhau Sau đây là một số cách phân loại nghề được nhiều tài liệu đề cập:

Trang 27

Theo John Holland và các nhà tâm lý học nghề nghiệp hiện đại, nghề được chia thành 6 kiểu tương ứng với 6 kiểu người: Kiểu thực tế cụ thể – thao tác kỹ thuật (thợ, kỹ thuật viên…); Kiểu thận trọng nề nếp – nghiệp vụ quy củ (nhân viên văn phòng, tài vụ, bưu điện, tiếp tân…); Kiểu kiên trì khoa học – điều tra nghiên cứu (viện sĩ, chuyên viên nghiên cứu…); Kiểu linh hoạt quảng giao – phục vụ xã hội (cán sự xã hội, giáo viên, bác sĩ, luật sư…); Kiểu chủ động uy quyền – dựng nghiệp quản lý (giám đốc, đội trưởng, người đi lập nghiệp…); Kiểu người sáng tạo tự do – văn học nghệ thuật (nhà văn, biên kịch, nghệ sĩ…)

Theo A.E.Glomstok, căn cứ vào xu hướng của học sinh về các lĩnh vực tri thức và hoạt động khác nhau, nghề được phân thành 13 nhóm: Nghề hoạt động trong lĩnh vực toán-lý; Nghề hoạt động trong lĩnh vực hoá học; Nghề hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử; Nghề hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật; Nghề hoạt động trong lĩnh vực địa lý - địa chất; Nghề hoạt động trong lĩnh vực sinh học và nông nghiệp; Nghề hoạt động trong lĩnh vực ngôn ngữ và báo chí; Nghề hoạt động trong lĩnh vực sử học và hoạt động xã hội; Nghề sư phạm; Nghề y; Nghề nội trợ; Nghề hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật; Nghề binh nghiệp

Theo E.A.Klimov, nếu lấy đối tượng lao động làm dấu hiệu để phân loại thì nghề được chia thành năm nhóm chính:

Trang 28

Ngoài ra, còn nhiều cách phân loại khác về nghề như: phân loại nghề theo kiểu nhóm rộng và theo đặc điểm của hoạt động nghề; theo dấu hiệu mức độ phức tạp về kỹ thuật; theo diện chuyên môn nghề và hoạt động của nghề…

Nhìn chung, mỗi cách phân loại nêu trên đều dựa vào dấu hiệu nào đó về nghề, theo mục đích khác nhau để phân loại nghề Vì vậy, khó có thể đưa ra kết luận cách phân loại nào là đúng đắn, phù hợp nhất Tuy nhiên, theo “Tài liệu bồi dưỡng giáo viên về hoạt động giáo dục hướng nghiệp”, trong nhiều cách phân loại nghề, cách phân loại nghề theo đối tượng lao động của E.A.Klimov là phù hợp với công tác hướng nghiệp hơn cả, bởi lẽ, chọn nghề trước hết là chọn đối tượng lao động Đối tượng lao động của nghề được hiểu là “hệ thống những thuộc tính, những mối quan hệ qua lại của các hiện tượng, các quá trình mà ở cương vị lao động nhất định con người phải vận dụng chúng” [38, tr.27] Hoặc có thể hiểu một cách đơn giản, đối tượng lao động “là cái mà sức lao động của con người tác động lên nó thông qua công cụ lao động và trả lời câu hỏi: làm việc với ai? Hoặc với cái gì?” [8, tr.131] Hơn nữa, hiện nay, có nhiều quan điểm cho rằng: hướng nghiệp là hướng đến thế giới việc làm, không chỉ hướng đến một nghề mà cần hướng đến nhóm nghề và rộng hơn Do đó, trong đề tài nghiên cứu của mình, tác giả cũng sử dụng cách phân loại nghề của E.A.Klimov để tìm hiểu hứng thú của học sinh đối với từng nhóm nghề cũng như quy các nghề mà học sinh dự định chọn về từng nhóm nghề cụ thể Dù vậy, việc quy các nghề về từng nhóm nghề chỉ mang tính chất tương đối vì một loại nghề nào đó có thể xếp vào kiểu này nhưng cũng có thể xếp vào kiểu khác Chẳng hạn, nhân viên tài chính ngân hàng với đặc trưng cơ bản là tiếp xúc với các con số, công thức nên được xếp vào nhóm nghề Người – Hệ thống ký hiệu Nhưng cũng có thể xếp nhân viên tài chính ngân hàng vào nhóm Người – Người vì trong quá trình lao động, họ thường tiếp xúc với rất nhiều khách hàng khác nhau

Trang 29

1.3 XU HƯỚNG NGHỀ CỦA HỌC SINH THPT

1.3.1 Một số đặc điểm tâm lý chủ yếu của học sinh THPT

* Đặc điểm nhận thức và tình cảm:

- Về nhận thức, cảm giác, tri giác của học sinh THPT đạt tới mức khá cao, các em có cảm giác tinh tế, quan sát nhạy bén Hoạt động ghi nhớ có ý nghĩa và có chủ định chiếm ưu thế Trí tưởng tượng phong phú, mạnh mẽ, phù hợp với hiện thực hơn Khả năng tư duy, nhất là tư duy trừu tượng ở mức cao… Nhìn chung, tuổi học sinh THPT có trí tuệ linh hoạt, nhạy bén, có khả năng lập luận logic, ngôn ngữ khá mạch lạc, đủ sức diễn đạt chính xác tư tưởng của mình

- Về tình cảm, các em có đời sống tình cảm rất phong phú Tình cảm ấy nảy sinh trên cơ sở nhận thức tương đối sâu sắc, gắn liền với thế giới quan, lý tưởng, xu hướng đường đời và xu hướng nghề nghiệp Trong đó, tình bạn sâu sắc và bền chặt, được xây dựng trên cơ sở của sự hiểu biết lẫn nhau, cùng phấn đấu cho mục đích chung, trên cơ sở những yêu cầu hứng thú, sở thích, lý tưởng

* Thế giới quan và lý tưởng:

- Độ tuổi học sinh THPT là giai đoạn hình thành thế giới quan Các em có khả năng đúc kết những suy nghĩ của mình trong việc nhìn nhận thế giới Tuy nhiên, thế giới quan của các em chưa đạt đến mức sâu sắc, bền vững Trong đó, các em quan tâm nhiều đến những vấn đề quan hệ giữa cá nhân và xã hội, giữa cống hiến và hưởng thụ, tình cảm và nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm…

- Học sinh THPT đã biết kết hợp những phẩm chất cao đẹp của những con người ưu tú trong lịch sử, trong hiện thực để tạo nên mẫu người lý tưởng của mình Các em còn có khả năng tìm thấy hình ảnh con người lý tưởng trong cuộc sống bình thường, từ những người lao động bình thường Mẫu người lý tưởng có tác dụng thúc đẩy các em vươn lên trong học tập và cuộc sống

* Đường đời và xu hướng nghề nghiệp:

Học sinh THPT có sự băn khoăn suy nghĩ để định đoạt phương hướng cuộc đời của mình Các em thường tự hỏi: “Mình sẽ làm gì?”, “Mình sẽ là người như

Trang 30

thế nào?”… Ý thức nghề nghiệp và sự lựa chọn kế hoạch sống tương lai của học sinh THPT không cố định, bất biến mà ngược lại, rất năng động và phong phú

Việc chọn nghề của các em có nhiều động cơ thúc đẩy Có sự kết hợp chặt chẽ xu hướng xã hội và động cơ cá nhân, có sự tham gia của hứng thú, năng lực, sự tác động của xã hội, của kinh nghiệm Nó còn phụ thuộc vào sản xuất, giới tính, xu hướng của nền kinh tế xã hội của từng thời kỳ và sự phát triển của đất nước cũng như nhiều yếu tố khác

Đối với những em mà thế giới quan còn hạn chế, việc chọn nghề phụ thuộc khá nhiều những động cơ cá nhân hoặc những động cơ chưa phù hợp Bởi vậy, một vấn đề quan trọng cần quan tâm đến là giáo dục hướng nghiệp một cách đầy đủ và đúng đắn

Động cơ hoạt động của học sinh THPT phức tạp và mang nặng tính xã hội Những động cơ có tính khái quát và lâu dài là chủ yếu Hứng thú của các em trở nên rõ rệt, gắn liền với xu hướng nghề và có tác dụng thúc đẩy hoạt động

Ngoài ra, học sinh THPT còn có một số đặc điểm cần lưu ý như: tính độc lập, nhu cầu tự tu dưỡng, có lòng tự trọng, ý thức vinh dự cao, có khả năng tự ngăn chặn những ham muốn lệch lạc, biết phân tích, đánh giá tình hình, biết tin ở sức mình Các em cũng có khả năng chịu đựng khó khăn, thiếu thốn, đã biết hành động theo quan điểm riêng của mình Tuy nhiên, các em cũng dễ chủ quan, nông nổi, kiêu ngạo, ít chịu học hỏi đến nơi đến chốn

1.3.2 Khái niệm xu hướng nghề

1.3.2.1 Xu hướng

Hoạt động của cá nhân trong cộng đồng bao giờ cũng hướng về một mục tiêu nào đó Sự hướng tới này được phản ánh trong tâm lý mỗi người như là xu hướng của nhân cách

Theo Đại từ điển tiếng Việt thông dụng, xu hướng là hướng đi tới, thể hiện khá rõ thực chất của nó: xu hướng chính trị, xu hướng tiến bộ [50]

Trang 31

Dưới góc độ tâm lý học, có nhiều quan niệm khác nhau về xu hướng nhân cách Chẳng hạn, xu hướng là tính tích cực của sự lựa chọn của nhân cách về lập trường và hoạt động (A.G.Kovalev); xu hướng là đặc điểm tâm lý xác định khuynh hướng toàn bộ hoạt động của con người trong hoàn cảnh cụ thể (V.S.Merlin); xu hướng nhân cách là lập trường lựa chọn rung cảm riêng của con người đối với hiện thực, trong đó có đời sống con người đối với hoạt động (V.N.Miaxisev và N.D.Levitov)…[13]

Mặc dù quan niệm về xu hướng của các tác giả là khác nhau, nhưng điểm chung của các quan niệm đó đều cho rằng xu hướng là đặc điểm chủ đạo của nhân cách, là một thuộc tính tâm lý điển hình nói lên phương hướng, chiều hướng

phát triển của nhân cách Từ đó, có thể định nghĩa xu hướng là hệ thống những thúc đẩy quy định tính lựa chọn thái độ và tính tích cực của con người hướng tới mục tiêu có nhiều ý nghĩa đối với đời sống của bản thân

Xu hướng là đặc điểm quan trọng nhất của nhân cách biểu hiện tính chất

cơ bản của con người với tư cách là một tồn tại xã hội Trên cơ sở đó xu hướng có thể xác định được mục đích sống, giá trị đạo đức và phẩm chất xã hội của con người Xu hướng thường được biểu hiện ở một số mặt chủ yếu như: nhu cầu, hứng thú, lý tưởng, niềm tin, thế giới quan… Chúng tạo thành hệ thống động cơ của nhân cách, là động lực của hoạt động Xu hướng xác định trước hoạt động sắp tới của con người, đóng vai trò định hướng cho hoạt động của con người

1.3.2.2 Xu hướng nghề

Dựa vào khái niệm về xu hướng nêu trên, có thể hiểu xu hướng nghề là sự thiên về một nghề nào đó, sự hướng tới việc lựa chọn nghề nghiệp nhằm thoả mãn nhu cầu, hứng thú của cá nhân Xu hướng nghề bao gồm toàn bộ những động cơ bền vững, có tác dụng định hướng hoạt động cho cá nhân, quy định tính tích cực và sự lựa chọn thái độ của cá nhân đối với nghề nghiệp tương lai

Xu hướng nghề là một bộ phận của xu hướng nhân cách, một biểu hiện của xu hướng hoạt động nhằm vào lĩnh vực nhất định Đối với học sinh THPT, xu

Trang 32

hướng nghề có tác dụng đáng kể trong việc điều chỉnh, thúc đẩy các mặt hoạt động của các em nhằm hướng đến việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai Càng ở cuối cấp học, nó càng rõ ràng, cụ thể và ổn định Vì vậy, việc tìm hiểu xu hướng nghề của học sinh THPT là nhiệm vụ rất quan trọng Nó cho biết hướng phát triển về nghề nghiệp của học sinh, từ đó giúp học sinh có những kế hoạch đúng đắn và tích cực hoạt động để đạt được mục tiêu, lý tưởng nghề nghiệp của mình

1.3.3 Một số mặt biểu hiện của xu hướng nghề

Xu hướng nghề được biểu hiện ở nhiều mặt: mức độ nhận thức nghề, tính ổn định của của thái độ đối với nghề, nhu cầu, nguyện vọng, hứng thú, lý tưởng của cá nhân đối với nghề, dự định của cá nhân trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai, động cơ chọn nghề…

1.3.3.1 Hứng thú nghề nghiệp

Hứng thú là thái độ đặc biệt của con người đối với sự vật hiện tượng nào đó, vừa có ý nghĩa quan trọng trong đời sống, vừa đem lại cho họ những khoái cảm trong quá trình hoạt động E.M.Chevlov cho rằng: “Hứng thú là động lực quan trọng nhất trong việc nắm vững tri thức, mở rộng học vấn, làm giàu nội dung của đời sống tâm lý con người Thiếu hứng thú hoặc hứng thú mờ nhạt, cuộc sống con người sẽ trở nên ảm đạm và nghèo nàn Đối với con người như vậy thể hiện đặc trưng nhất ở họ là sự buồn chán” Hứng thú khiến cho con người làm việc chăm chỉ, quên mệt mỏi, là nhân tố kích thích hoạt động, kích thích khả năng tìm tòi, sáng tạo ở con người

Theo tiến sĩ N.G.Marôzôva, có ít nhất ba yếu tố đặc trưng cho hứng thú: 1 Có xúc cảm đúng đắn đối với hoạt động; 2 Có khía cạnh nhận thức của xúc cảm này (niềm vui tìm hiểu và nhận thức); 3 Có động cơ trực tiếp xuất phát từ bản thân hoạt động, tức là hoạt động tự nó lôi cuốn và kích thích, không phụ thuộc vào các động cơ khác

Hứng thú đối với nghề nghiệp thể hiện thái độ của con người đối với một hoặc một số nghề xác định, biểu hiện thái độ của con người muốn làm quen tìm

Trang 33

hiểu những nghề đó, là động lực thúc đẩy người ta chọn nghề và là nguồn gốc cơ bản của lòng yêu nghề, niềm vui nghề nghiệp

Tác giả N.K.Crupxkaia nhận định: “Chỉ khi nào nghề nghiệp tạo cho nó tâm hồn, khi ở con người có hứng thú tới công việc đang làm, khi bị cuốn hút vào công việc – Chỉ khi đó nó có thể nâng cao tối đa xu hướng hoạt động của mình, không kể đến sự mệt mỏi” Vì vậy, hứng thú là động lực hết sức quan trọng để con người gắn bó với nghề Nó được coi như một chỉ số quan trọng hàng đầu để xét sự phù hợp nghề của con người

Hứng thú nghề được biểu hiện trong ý thức về giá trị của nghề và sự cuốn hút cảm xúc đối với người đó, trong sự say mê đối với quá trình lao động và học tập nhằm hoàn thiện, nâng cao học vấn chung và tay nghề của mình Hứng thú nghề nghiệp có tác dụng thúc đẩy con người tìm tòi, sáng tạo trong lao động, đi sâu vào mọi hoạt động có liên quan đến nghề nghiệp mà mình yêu thích

Đối với học sinh THPT, đặc biệt với những em sắp tốt nghiệp, lựa chọn nghề nghiệp là một quyết định quan trọng không chỉ với bản thân các em, mà cả gia đình và xã hội Vì vậy, việc xây dựng một kế hoạch về tương lai được phát triển trên cơ sở hứng thú sẽ có tác dụng tích cực trong quá trình học nghề và hành nghề sau này

1.3.3.2 Dự định chọn nghề

Nhiều nhà tâm lý học cho rằng: Dự định là mong muốn có ý thức hoàn thành hành động phù hợp với chương trình đã vạch ra, hướng tới việc đạt được kết quả đã định

Theo tác giả Phan Thị Tố Oanh, dự định chọn nghề là “mong muốn có ý thức hoàn thành hành động lựa chọn nghề nhằm đạt tới quyết định chọn nghề phù hợp với ý định cá nhân” [38, tr.49]

Sự lựa chọn nghề là biểu hiện cao của dự định nghề xuất hiện ở học sinh cuối THPT Đó là “sự thử nghiệm quyết định sẵn sàng đối với một hoạt động có ích cho xã hội” Nó cho thấy rất rõ xu hướng nghề của các em

Trang 34

Đứng trước ngưỡng cửa vào đời, mỗi học sinh đều có những dự định chọn nghề cho riêng mình Kèm theo dự định thường là những ước mơ về sự thành đạt nghề nghiệp trong tương lai Sự hình thành dự định chọn nghề hầu như bao giờ cũng gắn việc xem xét, cân nhắc các yếu tố ảnh hưởng như hứng thú, năng lực bản thân, định hướng phát triển kinh tế - xã hội và thị trường lao động với những điều kiện đã có và những khó khăn, thuận lợi sẽ gặp

Với nhà trường phổ thông, việc hướng dẫn các em xây dựng cho mình một dự định nghề nghiệp tương lai là nhiệm vụ quan trọng Chính dự định này sẽ trở thành động cơ thúc đẩy từng học sinh tích cực học tập các môn liên quan đến trường – khối thi cũng như ngành – nghề định chọn Do đó, việc động viên học sinh nói lên dự định nghề nghiệp tương lai của mình là rất cần thiết nhằm giúp các em chọn được nghề phù hợp Dự định nghề nghiệp bao giờ cũng đi liền với hứng thú nghề nghiệp của học sinh Hứng thú nghề nghiệp sẽ làm cho những dự định nghề nghiệp của các em gần với hiện thực hơn Tới mức độ phát triển nào đó, hứng thú nghề nghiệp có thể trở thành lý tưởng nghề nghiệp, vạch ra cho các

em con đường để đạt tới ước mơ đó Nhiều em còn cố gắng vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập và sửa đổi tính tình cho phù hợp với tính chất công việc mình chọn

Sau khi tốt nghiệp THPT, các em học sinh có nhiều hướng đi, nhưng phổ biến nhất là hai hình thức sau:

1 Hoặc các em sẽ tiếp tục theo học một hình thức đào tạo nào đó như: đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các khoá đào tạo nghề ngắn hạn… Gắn với trường được lựa chọn là một nghề cụ thể mà các em thường có mong muốn sẽ được làm việc sau khi tốt nghiệp

2 Hoặc tham gia lao động sản xuất với các hình thức phổ biến như: tham gia lao động nông nghiệp cùng với gia đình (tức lao động tại nhà), trực tiếp tham gia tại một cơ sở sản xuất, công trường xây dựng, xí nghiệp, công ty tư nhân…

Trang 35

Trong trường hợp này, nếu vẫn nuôi ý định đi học thì có thể vừa làm vừa học hoặc khi có dịp sẽ tiếp tục việc học của mình

Ngoài hai hình thức trên, một số học sinh có thể có những dự định khác tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó nổi bật nhất là hoàn cảnh gia đình, như: đi

du học, nhập ngũ, xuất khẩu lao động…

1.3.3.3 Động cơ chọn nghề

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng chọn nghề của học sinh Chúng sắp xếp theo thứ bậc và tạo thành một hệ thống động cơ thúc đẩy học sinh lựa chọn một nghề nhất định

A.N.Lêonchiev nhận định: “Cái gì được phản ánh trong đầu óc con người, thúc đẩy hoạt động và hướng hoạt động vào việc thoả mãn một nhu cầu nhất định thì gọi là động cơ hoạt động ấy” [30]

Động cơ chọn nghề của mỗi cá nhân là cái thúc đẩy cá nhân, chi phối mọi hoạt động của cá nhân vươn tới sự xác định cho mình một nghề nghiệp nào đó Trong chừng mực nhất định, khi xác định được động cơ chọn nghề của mỗi cá nhân, chúng ta có thể dự đoán trước chiều hướng hoạt động trong nghề đó và hơn nữa có thể dự đoán được hiệu quả trong hoạt động nghề của họ

N.T Calugin chia động cơ chọn nghề thành các loại sau:

- Theo bề ngoài, có thể chia động cơ chọn nghề thành 6 nhóm: 1 Động cơ chung; 2 Sự lãng mạn nghề nghiệp; 3 Động cơ có đặc tính nhận thức; 4 Động

cơ nhấn mạnh giá trị xã hội của nghề nghiệp; 5 Dựa vào gương sáng; 6 Lựa chọn không có động cơ

- Theo đặc tính, tất cả các động cơ có thể phân chia thành 4 nhóm: 1 Động cơ mà sự hợp lý của lựa chọn được chứng minh một cách rõ ràng và có bằng chứng của xu hướng hoạt động lao động đó; 2 Động cơ không rõ ràng, luận chứng không đầy đủ; 3 Động cơ không tin tưởng, thiếu luận chứng; 4 Hoàn toàn không có động cơ được luận chứng

Trang 36

Việc chọn nghề phù hợp đòi hỏi một thái độ nghiêm túc, đúng đắn, một sự suy nghĩ chín chắn, sự đấu tranh giữa các động cơ đôi khi căng thẳng Sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh có thể xuất phát từ động cơ bên trong (những yếu tố chủ quan) Loại động cơ này có vai trò quan trọng thúc đẩy các em vươn lên những mục tiêu nhất định để thoả mãn tâm lý đối với hoạt động nghề nghiệp sau này Nó là tiền đề cơ bản cho hoạt động có mục đích giúp cá nhân sử dụng có hiệu quả năng lực và kinh nghiệm của mình để hoàn thành tốt hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp đã chọn Những động cơ bên trong có thể là: khả năng học tập, sở trường, sở thích, tính cách, tình hình sức khoẻ của bản thân, việc hiểu được ý nghĩa xã hội, giá trị xã hội của nghề… Trong đó, việc đánh giá của học sinh về giá trị của nghề là một trong những động cơ quan trọng có tác dụng thúc đẩy các em lựa chọn nghề Nó cho thấy định hướng giá trị nghề nghiệp của học sinh – một mặt rất quan trọng của xu hướng nhân cách Định hướng giá trị nghề nghiệp là yếu tố chi phối, điều chỉnh hành vi, hoạt động của con người, hướng con người tới những mục đích cơ bản của cuộc sống Nói cách khác, khi nghiên cứu về xu hướng nghề của học sinh, không thể không đề cập đến những giá trị của nghề mà học sinh đang hướng tới Vì vậy, E.A.Klimov cho rằng: “Khi xem xét vấn đề lựa chọn nghề, cần chú ý tới hai mặt gắn bó với nhau: đó là đánh giá giá trị của nghề bằng chính học sinh và những tác động khách quan ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề”

Mặt khác, việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh cũng có thể xuất phát từ những động cơ bên ngoài Đó là các tác động khách quan đến cá nhân trong những tình huống cụ thể như: chọn nghề vì gần nhà, vì nguyện vọng của người thân trong gia đình, phù hợp với xu hướng chọn nghề (“mốt”), phù hợp với nhu cầu của xã hội đối với nghề, vì điều kiện kinh tế gia đình, vì bạn bè rủ rê, vì dư luận xã hội, vì nổi tiếng… Những động cơ bên ngoài thường tạo ra sự lựa chọn nghề một cách thụ động và chỉ góp phần nhất định vào việc thúc đẩy con người hoạt động, nhất là quá trình hành nghề một cách hiệu quả sau này

Trang 37

Tuy nhiên, việc kết hợp hài hoà giữa các loại động cơ là rất cần thiết, đặc biệt với học sinh có hoàn cảnh đặc biệt Do đó, xác định động cơ chọn nghề của học sinh và giúp các em nhận thức được những động cơ chọn nghề đúng đắn là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác hướng nghiệp của trường THPT

1.4 TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP

1.4.1 Một số vấn đề về hướng nghiệp ở trường THPT

1.4.1.1 Khái niệm hướng nghiệp

Khái niệm hướng nghiệp đã được truyền bá rộng rãi sau Hội nghị Quốc tế

ở Bácxơlon năm 1921 Từ năm 1925 trở đi, những cơ quan chuyên môn về hướng nghiệp đã được thành lập ở nhiều nước (Đức, Anh, Pháp, Ý, Nga) [40, tr.177]

Theo Đại Từ điển Tiếng Việt thông dụng, hướng nghiệp được hiểu theo hai khía cạnh: 1 Tạo điều kiện xác định nghề nghiệp cho người khác: Công tác hướng nghiệp cho thanh niên học sinh; 2 Giáo dục có định hướng: Trường hướng nghiệp [50]

Hướng nghiệp thường được hiểu trên hai bình diện: bình diện xã hội và bình diện trường phổ thông [8]:

- Trên bình diện xã hội, hướng nghiệp có thể hiểu là một hệ thống tác động của xã hội về giáo dục học, y học, xã hội học, kinh tế học… nhằm giúp cho thế hệ trẻ chọn được nghề vừa phù hợp với hứng thú, năng lực, nguyện vọng, sở trường của cá nhân, vừa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân Hướng nghiệp là công việc mà toàn xã hội có trách nhiệm tham gia Trong những điều kiện lý tưởng, thanh thiếu niên cần được hướng nghiệp thường xuyên bằng nhiều hình thức Nếu xã hội biết tận dụng câu lạc bộ, nhà văn hóa, truyền hình, đài phát thanh, thư viện… vào công tác hướng nghiệp thì tác dụng hướng dẫn chọn nghề đối với các em sẽ rất to lớn

- Trên bình diện trường phổ thông, hướng nghiệp là một hình thức hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò

Trang 38

+ Với tư cách là hoạt động dạy của thầy, hướng nghiệp được coi như là công việc của tập thể giáo viên, tập thể sư phạm, có mục đích giáo dục học sinh trong việc chọn nghề, giúp các em tự quyết định nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân tích khoa học về năng lực, hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực của các ngành sản xuất trong xã hội Tóm lại, hướng nghiệp trong trường phổ thông được thể hiện như một hệ thống tác động sư phạm nhằm làm cho học sinh chọn được nghề một cách hợp lý

+ Hướng nghiệp là một trong những hình thức hoạt động học tập của học sinh Qua đó, mỗi học sinh phải lĩnh hội được những thông tin về nghề nghiệp trong xã hội, đặc biệt là nghề nghiệp ở địa phương, phải nắm được hệ thống yêu cầu của từng nghề cụ thể mà mình muốn chọn, phải có kỹ năng tự đối chiếu những phẩm chất, những đặc điểm tâm – sinh lý của mình với hệ thống yêu cầu của nghề đang đặt ra cho người lao động…

Công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông chỉ là một bộ phận của công tác hướng nghiệp của toàn xã hội Công tác hướng nghiệp trong trường phải thống nhất với công tác hướng nghiệp ngoài xã hội Hai bộ phận này có quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung lẫn nhau và hỗ trợ cho nhau

Hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông là biện pháp tích cực nhằm phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS hay THPT và sớm định hướng nghề nghiệp cho các em

1.4.1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ của hướng nghiệp ở trường THPT

Trang 39

Trong quyết định 126CP của Hội đồng Chính phủ, công tác hướng nghiệp ở các trường phổ thông gồm những nhiệm vụ sau:

+ Giáo dục thái độ lao động đúng đắn

+ Tổ chức cho học sinh thực tập làm quen với một số nghề

+ Tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh để khuyến khích, hướng dẫn, bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất

+ Động viên, hướng dẫn học sinh đi vào những nghề, những nơi đang cần lao động trẻ tuổi có văn hóa…

Như vậy, giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT có 3 nhiệm vụ cơ bản sau:

* Định hướng nghề nghiệp cho học sinh:

Định hướng nghề là việc thông tin cho học sinh về đặc điểm hoạt động và yêu cầu phát triển của các nghề trong xã hội, đặc biệt là những nghề và những nơi đang cần nhiều lao động trẻ tuổi có văn hoá, về yêu cầu tâm sinh lý của mỗi nghề, về tình hình phân công và yêu cầu điều chỉnh lao động ở cộng đồng dân

cư, về hệ thống trường lớp đào tạo nghề của Nhà nước, tập thể và tư nhân

Định hướng nghề gồm: Giáo dục nghề nghiệp và tuyên truyền nghề nghiệp

- Nhiệm vụ của giáo dục nghề nghiệp:

+ Giúp học sinh làm quen với một số nghề cơ bản, phổ biến của địa phương

Định hướng nghề nghiệp

Các nghề và yêu cầu của chúng

Thị trường lao động

lực, hoàn cảnh cá

nhân

Tuyển chọn nghề

Định hướng nghề nghiệp

Các nghề và yêu cầu

của chúng

Thị trường lao động

hoàn cảnh cá nhân

Tuyển chọn nghề

Trang 40

và xã hội, đồng thời tìm hiểu xu thế phát triển các ngành nghề cùng với những yêu cầu tâm sinh lý do ngành, nghề đó đặt ra cho người lao động

+ Tạo điều kiện ban đầu để học sinh phát triển năng lực tương ứng với hứng thú nghề nghiệp đã hình thành

+ Giáo dục học sinh thái độ lao động đúng đắn, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc trong dự định chọn nghề cuả học sinh

- Nhiệm vụ của tuyên truyền nghề nghiệp:

+ Làm cho học sinh chú ý đến những nghề đang phát triển có nhu cầu cấp thiết về nhân lực, đang cần lực lượng lao động trẻ (công nhân kỹ thuật, công nghiệp, giao thông, du lịch, dịch vụ, doanh nghiệp )

+ Giới thiệu các gương lao động dũng cảm, sáng tạo trong sản xuất và đời sống xã hội, qua đó điều chỉnh hứng thú, động cơ chọn nghề của học sinh

* Tư vấn nghề nghiệp cho học sinh:

Tư vấn nghề nhằm giúp học sinh có thể định hướng nghề đúng đắn hơn hoặc sẽ chuẩn bị tốt hơn đối với việc xin được tuyển vào làm việc trong một nghề nào đó Để đảm bảo mặt này, nhà trường cần làm các nhiệm vụ cụ thể như: khảo sát, đánh giá các đặc điểm về thể chất, trí tuệ, hứng thú, hoàn cảnh… của học sinh, đối chiếu những đặc điểm đó với đặc điểm, yêu cầu của ngành nghề; trên cơ sở đó cho học sinh những lời khuyên về chọn nghề có căn cứ khoa học

* Tạo điều kiện cho tuyển chọn nghề nghiệp:

Tuyển chọn nghề là xác định xem các đội tượng dự tuyển có sự phù hợp với một nghề cụ thể hay không để có quyết định tuyển hay không tuyển vào học hay làm việc

Tuyển chọn nghề đi từ nghề/ nhóm nghề đến con người, xuất phát từ nghề/ nhóm nghề để chọn người vào học hay làm việc Trong khi đó tư vấn nghề lại xuất phát từ con người để đi đến nghề nghiệp

- Ý nghĩa của tuyển chọn nghề:

+ Tuyển chọn nghề giúp cho việc ngăn ngừa hay giảm bớt tai nạn lao động,

Ngày đăng: 30/05/2014, 15:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2. Học lực và điều kiện kinh tế gia đình của HS các trường THPT Quận 12 - xu hướng nghề của học sinh và công tác tư vấn hướng nghiệp ở một số trường trung học phổ thông quận 12 thành phố hồ chí minh
Bảng 2.2. Học lực và điều kiện kinh tế gia đình của HS các trường THPT Quận 12 (Trang 51)
Bảng 2.1. Mẫu nghiên cứu - xu hướng nghề của học sinh và công tác tư vấn hướng nghiệp ở một số trường trung học phổ thông quận 12 thành phố hồ chí minh
Bảng 2.1. Mẫu nghiên cứu (Trang 51)
Bảng 2.3. Dự định nổi bật của HS sau khi tốt nghiệp THPT - xu hướng nghề của học sinh và công tác tư vấn hướng nghiệp ở một số trường trung học phổ thông quận 12 thành phố hồ chí minh
Bảng 2.3. Dự định nổi bật của HS sau khi tốt nghiệp THPT (Trang 52)
Bảng 2.3 cho thấy: dự định thi vào các trường đại học, cao đẳng sau khi tốt  nghiệp  THPT  được  học  sinh  lựa  chọn  nhiều  nhất,  chiếm  tỷ  lệ  89.7% - xu hướng nghề của học sinh và công tác tư vấn hướng nghiệp ở một số trường trung học phổ thông quận 12 thành phố hồ chí minh
Bảng 2.3 cho thấy: dự định thi vào các trường đại học, cao đẳng sau khi tốt nghiệp THPT được học sinh lựa chọn nhiều nhất, chiếm tỷ lệ 89.7% (Trang 53)
Bảng 2.5. Các trường được HS dự định chọn với ưu tiên cao nhất - xu hướng nghề của học sinh và công tác tư vấn hướng nghiệp ở một số trường trung học phổ thông quận 12 thành phố hồ chí minh
Bảng 2.5. Các trường được HS dự định chọn với ưu tiên cao nhất (Trang 54)
Bảng 2.5 cho thấy: các trường đại học được học sinh chọn nhiều nhất với  82.5%. Trong đó, trường Đại học Kinh tế TP.HCM là trường có tỷ lệ học sinh dự  định thi vào cao nhất, chiếm 13.5% - xu hướng nghề của học sinh và công tác tư vấn hướng nghiệp ở một số trường trung học phổ thông quận 12 thành phố hồ chí minh
Bảng 2.5 cho thấy: các trường đại học được học sinh chọn nhiều nhất với 82.5%. Trong đó, trường Đại học Kinh tế TP.HCM là trường có tỷ lệ học sinh dự định thi vào cao nhất, chiếm 13.5% (Trang 55)
Bảng 2.7. Tỷ lệ học sinh chọn các nhóm nghề - xu hướng nghề của học sinh và công tác tư vấn hướng nghiệp ở một số trường trung học phổ thông quận 12 thành phố hồ chí minh
Bảng 2.7. Tỷ lệ học sinh chọn các nhóm nghề (Trang 57)
Bảng 2.8. So sánh các nhóm nghề được HS chọn theo trường và giới tính - xu hướng nghề của học sinh và công tác tư vấn hướng nghiệp ở một số trường trung học phổ thông quận 12 thành phố hồ chí minh
Bảng 2.8. So sánh các nhóm nghề được HS chọn theo trường và giới tính (Trang 59)
Bảng 2.9. Hứng thú của HS đối với các nhóm nghề - xu hướng nghề của học sinh và công tác tư vấn hướng nghiệp ở một số trường trung học phổ thông quận 12 thành phố hồ chí minh
Bảng 2.9. Hứng thú của HS đối với các nhóm nghề (Trang 60)
Bảng 2.10. So sánh hứng thú của HS đối với các nhóm nghề theo giới tính - xu hướng nghề của học sinh và công tác tư vấn hướng nghiệp ở một số trường trung học phổ thông quận 12 thành phố hồ chí minh
Bảng 2.10. So sánh hứng thú của HS đối với các nhóm nghề theo giới tính (Trang 61)
Bảng 2.11. Các giá trị của nghề được HS quan tâm - xu hướng nghề của học sinh và công tác tư vấn hướng nghiệp ở một số trường trung học phổ thông quận 12 thành phố hồ chí minh
Bảng 2.11. Các giá trị của nghề được HS quan tâm (Trang 62)
Bảng 2.12. Động cơ thúc đẩy HS chọn nghề - xu hướng nghề của học sinh và công tác tư vấn hướng nghiệp ở một số trường trung học phổ thông quận 12 thành phố hồ chí minh
Bảng 2.12. Động cơ thúc đẩy HS chọn nghề (Trang 64)
Bảng 2.15. So sánh các nguồn thông tin  theo trường (Xét mức ưu tiên 1, 2, 3) - xu hướng nghề của học sinh và công tác tư vấn hướng nghiệp ở một số trường trung học phổ thông quận 12 thành phố hồ chí minh
Bảng 2.15. So sánh các nguồn thông tin theo trường (Xét mức ưu tiên 1, 2, 3) (Trang 70)
Bảng 2.16. Đánh giá của GV về những nguồn thông tin - xu hướng nghề của học sinh và công tác tư vấn hướng nghiệp ở một số trường trung học phổ thông quận 12 thành phố hồ chí minh
Bảng 2.16. Đánh giá của GV về những nguồn thông tin (Trang 71)
Bảng 2.18. Đánh giá của GV về các nội dung TVHN đã được trường  thực hiện tốt - xu hướng nghề của học sinh và công tác tư vấn hướng nghiệp ở một số trường trung học phổ thông quận 12 thành phố hồ chí minh
Bảng 2.18. Đánh giá của GV về các nội dung TVHN đã được trường thực hiện tốt (Trang 75)
Bảng 2.20. Đánh giá của GV về mức độ thực hiện các biện pháp hướng nghiệp - xu hướng nghề của học sinh và công tác tư vấn hướng nghiệp ở một số trường trung học phổ thông quận 12 thành phố hồ chí minh
Bảng 2.20. Đánh giá của GV về mức độ thực hiện các biện pháp hướng nghiệp (Trang 79)
Bảng 2.22. So sánh đánh giá của HS giữa 3 trường về hiệu quả của TVHN - xu hướng nghề của học sinh và công tác tư vấn hướng nghiệp ở một số trường trung học phổ thông quận 12 thành phố hồ chí minh
Bảng 2.22. So sánh đánh giá của HS giữa 3 trường về hiệu quả của TVHN (Trang 82)
Bảng 2.23. Đánh giá của GV về hiệu quả công tác tư vấn hướng nghiệp - xu hướng nghề của học sinh và công tác tư vấn hướng nghiệp ở một số trường trung học phổ thông quận 12 thành phố hồ chí minh
Bảng 2.23. Đánh giá của GV về hiệu quả công tác tư vấn hướng nghiệp (Trang 82)
Bảng 2.24. Đánh giá của HS về mức độ cần thiết của  GV tư vấn hướng nghiệp - xu hướng nghề của học sinh và công tác tư vấn hướng nghiệp ở một số trường trung học phổ thông quận 12 thành phố hồ chí minh
Bảng 2.24. Đánh giá của HS về mức độ cần thiết của GV tư vấn hướng nghiệp (Trang 84)
Bảng 2.25. Đánh giá của GV về mức độ cần thiết của GV tư vấn hướng nghiệp - xu hướng nghề của học sinh và công tác tư vấn hướng nghiệp ở một số trường trung học phổ thông quận 12 thành phố hồ chí minh
Bảng 2.25. Đánh giá của GV về mức độ cần thiết của GV tư vấn hướng nghiệp (Trang 84)
Bảng 3.1. Những khó khăn của HS khi  lựa chọn nghề - xu hướng nghề của học sinh và công tác tư vấn hướng nghiệp ở một số trường trung học phổ thông quận 12 thành phố hồ chí minh
Bảng 3.1. Những khó khăn của HS khi lựa chọn nghề (Trang 90)
5  Hình ảnh, bài viết về nghề - xu hướng nghề của học sinh và công tác tư vấn hướng nghiệp ở một số trường trung học phổ thông quận 12 thành phố hồ chí minh
5 Hình ảnh, bài viết về nghề (Trang 119)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w