1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát sinh viên về mức chi tiêu hằng tháng cho bia

75 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo Sát Sinh Viên Về Mức Chi Tiêu Hằng Tháng Cho Bia
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung, Lê Thị Kim Anh, Thái Phan Thiên Phú, Bùi Thị Tuyết Nhung, Nguyễn Hoàng Phát
Người hướng dẫn Lâm Quốc Dũng
Trường học Trường Đại Học Hoa Sen
Chuyên ngành Kinh Tế Và Quản Trị
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp.HCM
Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 423,1 KB

Cấu trúc

  • I. MÔ TẢ ĐỀ ÁN (13)
    • 1.1 Mô tả yêu cầu (13)
    • 1.2 Mục tiêu hoàn thành (13)
    • 1.3 Phương pháp nghiên cứu (13)
  • II. THỐNG KÊ MÔ TẢ (14)
    • 2.1 Thu thập dữ liệu (14)
    • 2.2 Kết quả khảo sát (16)
  • III. TRÌNH BÀY VÀ MÔ TẢ DỮ LIỆU (17)
    • 3.1 Biến định tính (17)
    • 3.2 Biến định lượng (31)
  • IV. CÁC ĐẶC TRƯNG ĐO LƯỜNG KHUYNH HƯỚNG (42)
    • 4.1 Các đặc trưng đo lường khuynh hướng (42)
    • 4.2 Tổng hợp kết luận của các đặc trưng đo lường khuynh hướng (50)
  • V. Thống kê suy diễn (51)
    • 5.1 Ước lượng (51)
    • 5.2 Kiểm định (65)

Nội dung

MÔ TẢ ĐỀ ÁN

Mô tả yêu cầu

- Vận dụng các phương pháp thống kê và kiến thức đã học để thực hiện đề tài.

- Lập bảng khảo sát 27 câu hỏi (15 câu định tính, 8 câu định lượng và 4 câu mở) với số lượng mẫu khảo sát là 117 sinh viên.

Mục tiêu hoàn thành

- Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ mà một báo cáo thống kê yêu cầu: thực hiện khảo sát dựa vào bảng khảo sát tự lập, thực hiện làm sạch và phân tích các số liệu, và tiến hành viết báo cáo sau khi đã thu thập đủ dữ liệu.

- Vận dụng các kiến thức đã học trong môn Thống Kê Ứng Dụng để tính toán các bài toán có trong bài báo cáo.

- Nội dung báo cáo đầy đủ các phần: vấn đề nghiên cứu, thống kê mô tả, thống kê suy diễn và kết luận

- Bên cạnh đó, trau dồi thêm kĩ năng làm việc nhóm ở môn học Thống kê.

Phương pháp nghiên cứu

- Sử dụng những kiến thức đã học như: lập bảng tần số, tần suất, vẽ biểu đồ, tính các đại lượng, các bài toán ước lượng và kiểm định.

- Sử dụng các công cụ phần mềm phục vụ cho tính toán và khảo sát như: google biểu mẫu,excel, word.

THỐNG KÊ MÔ TẢ

Thu thập dữ liệu

Sau khi thảo luận và chọn được đề tài, nhóm đã quyết định chia phần thu thập dữ liệu làm 4 bước:

Bước 1: Xác định đề tài, đối tượng và mục tiêu của việc nghiên cứu khảo sát.

- Đề tài khảo sát mức chi tiêu cho việc uống bia hằng tháng của sinh viên.

- Đối tượng là sinh viên các trường đại học.

- Đối tượng chính là sinh viên trường Đại học Hoa Sen.

Bước 2: Xây dựng các câu hỏi cho việc nghiên cứu thực tế.

- Từ yêu cầu đề tài, nhóm đã xây dựng biểu mẫu câu hỏi khảo sát bao gồm 14 câu định tính, 10 câu định lượng và 3 câu mở, như bên dưới:

1 Giới tính của anh/chị là?

2.Anh/chị bao nhiêu tuổi?

3 Anh/chị là sinh viên khoa?

4 Thu nhập hàng tháng của anh/chị là bao nhiêu? (Chỉ ghi số: 1000000; Đơn vị: VNĐ)

5 Thương hiệu bia yêu thích của anh/chị:

6 Hình thức mua bia của anh/chị lựa chọn nhiều nhất là? (Đơn vị: Ngày)

7 Hình thức thanh toán cho việc mua bia được sử dụng nhiều nhất của anh/chị là gì? (Đơn vị: VNĐ) VD: 10.000.000

8 Yếu tố nào khiến anh/chị lựa chọn thương hiệu trên làm thương hiệu yêu thích của mình?

9 Anh/chị thường mua bia vào khoảng thời gian nào trong ngày?

10 Anh/chị thường xuyên đi uống bia vào khoảng thời gian nào trong ngày?

11 Anh/chị thường xuyên đi uống bia chung với ai nhất?

12 Đâu là lý do khiến anh/chị đi muốn đi uống bia?

13 Anh/chị dành bao nhiêu tiếng cho 1 lần uống bia?

14 Số lượng lon bia cho 1 lần mua tại nhà hàng hoặc beer club của anh/chị thông thường là bao nhiêu(chỉ ghi số: 1; Đơn vị:ly)

15 Số lượng lon bia cho 1 lần mua online của anh/chị thông thường là bao nhiêu? (Chỉ ghi số: 1; Đơn vị:lon)

16 Số lon anh/chị mua bia tại nhà hàng hoặc quán bar trên 1 tuần là: (Chỉ ghi số: 1; Đơn vị: lon)

17 Số lần anh/chị mua bia online trên 1 tuần là: (Chỉ ghi số: 1;Đơn vị: lần)

18 Ngoài sản phẩm bia ra, anh/chị còn dùng sản phẩm thức ăn đi kèm không?

19 Nếu sản phẩm bia trên hết hàng, và phải thay thế bằng một sản phẩm khác thì anh/chị thay thế bằng sản phẩm nào?

20 Tổng chi phí trên hoá đơn nhiều nhất mà anh/chị từng mua bia là bao nhiêu? (Chi phí số: 40000; Đơn vị: VNĐ)

21 Tổng chi phí anh/chị dành cho việc mua bia trong 1 tháng là bao nhiêu? (Chỉ ghi số: 40000; Đơn vị: VNĐ)

22 Theo anh/chị, tổng chi tiêu cho bia chiếm khoảng bao nhiêu % thu nhập của mình? (Chỉ ghi số, vd:10) (Đơn vị:%)

23 Giả sử mức thu nhập của anh/chị bị giảm 20% so với hiện tại, anh/chị vẫn tiếp tục giữ mức chi tiêu mua bia như hiện tại hay cắt giảm?

24 Giả sử mức thu nhập của anh/chị giảm 50% so với hiện tại, anh/chị vẫn tiếp tục giữ mức chi tiêu mua bia như hiện tại hay cắt giảm?

25 Giả sử mức thu nhập của anh/chị tăng 20% so với hiện tại, anh/chị vẫn tiếp tục giữ mức chi tiêu mua bia như hiện tại hay tăng thêm?

26 Giả sử mức thu nhập của anh/chị tăng 50% so với hiện tại, anh/chị vẫn tiếp tục giữ mức chi tiêu mua bia như hiện tại hay tăng thêm?

27 Anh/chị có góp ý nào với thương hiệu về sản phẩm bia hay không?

Bước 3: Quyết định cách thức thực hiện.

- Nhóm sử dụng công cụ là Google Form Biểu mẫu dùng để thiết kế phiếu khảo sát.

- Lập bảng biểu và trình bày dữ liệu dưới dạng biểu đồ.

- Sử dụng Word để tổng hợp nội dung báo cáo, dùng Excel để tính toán và đưa ra kết luận.

Bước 4: Tiến hành và xử lý dữ liệu.

- Nhóm đã gửi phiếu khảo sát vào các group facebook của sinh viên Hoa Sen, zalo sinh viên Hoa Sen và các fanpage trường khác để thu thập dữ liệu.

- Sau khi có dữ liệu, nhóm tiến hành xử lý những dữ liệu bị sai số và cách trình bày.

Kết quả khảo sát

(Phụ lục file Excel đính kèm)

TRÌNH BÀY VÀ MÔ TẢ DỮ LIỆU

Biến định tính

3.1.1 Giới tính của bạn là?

Mẫu gồm 117 sinh viên trong đó có 59 sinh viên nữ và 58 sinh viên nam Mục tiêu là biết được mức độ quan tâm cân bằng đến đề tài của cả nam và nữ, bên cạnh đó từ kết quả tính toán được có thể đưa ra kết luận so sánh giữa nam và nữ trong trường quan tâm đến đề tài.

Bảng 1 Bảng tần số, tần suất nam nữ tham gia khảo sát

Giới tính Tần số Tần số tích lũy Tần suất Tần suất tích lũy

Biểu đồ 1 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ sinh viên nam nữ tham gia khảo sát

Kết luận: Qua biểu đồ cho thấy tỉ lệ sinh viên nam tham gia khảo sát là 49,60% ít hơn không nhiều so với nữ là 50,40%.

3.1.2 Bạn là sinh viên của khoa nào?

Câu hỏi đặt ra nhằm nắm bắt được sinh viên thuộc các khoa nào mục tiêu để biết được sự quan tâm đến đề tài giữa sinh viên các khoa trong trường.

Bảng 2 Bảng tần số, tần suất giữa sinh viên các khoa tham gia khảo sát

Khoa Tần số Tần số tích lũy Tần suất Tần suất tích lũy

Khoa Kinh tế và Quản trị 57 60 48,72% 51,28%

Khoa Công nghệ thông tin 19 79 16,24% 67,52%

Khoa Thiết kế và Nghệ thuật 8 87 6,84% 74,36%

Khoa Khoa học xã hội và Nhân văn 5 92 4,27% 78,63%

Khoa Tài chính – Ngân hàng 7 106 5,98% 90,60%

Khoa Logistics và Thương mại quốc tế

Biểu đồ 2 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ sinh viên các khoa dùng bia

Kết luận: Qua biểu đồ cho thấy tỉ lệ sinh viên thuộc khoa Kinh tế và Quản trị chiếm 48,72%, kế tiếp là Công nghệ thông tin chiếm 16,24%, khoa Thiết kế và Nghệ thuật là 6,84%, Khoa Ngoại ngữ, khoa Tài chính Ngân hàng và Khoa Luật là 5,98%, khoa Khoa học xã hội và Nhân văn là 4,27%, Khoa Logistics và Thương mại quốc tế là 3,42%, cuối cùng là Khoa Du lịch là 2,56%.

3.1.3 Thương hiệu bia yêu thích của anh/chị?

Thông qua câu hỏi để biết được sinh viên yêu thích thương hiệu bia nào Từ đó biết được thị hiếu trong thị trường bia mà sinh viên sử dụng.

Bảng 3 Bảng tần số, tần suất sử dụng thương hiệu bia yêu thích của các sinh viên tham gia khảo sát

Thương hiệu bia yêu thích của anh/chị: Tần số Tần số tích lũy Tần suất Tần suất tích lũy

Biểu đồ 3 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ yêu thích thương hiệu bia của các sinh viên tham gia khảo sát

Kết luận: Qua biểu đồ cho thấy tỉ lệ sinh viên lựa chọn thương hiệu bia Tiger cao nhất là 41,03%,tiếp đến là thương hiệu bia Heineken là 32,48%, tiếp theo là Hoegaarden 11,97%, kế tiếp làBudweiser và cuối cùng là thương hiệu bia Tiger 3,42% ít người ưa chuộng hơn các thương hiệu khác.

3.1.4 Hình thức mua bia mà anh/chị lựa chọn nhiều nhất là?

Câu hỏi được đặt ra để biết được sinh viên đã sử dụng hình thức mua bia nào trong những phương thức, để từ đó chỉ ra đúng phương thức mà sinh viên tham gia khảo sát ưa chuộng nhất.

Bảng 4 Bảng tần số, tần suất của các hình thức mua bia của các sinh viên tham gia khảo sát

Hình thức mua bia Tần số Tần số tích lũy Tần suất Tần suất tích lũy Mua và uống bia tại nhà hàng hoặc beer club 36 36 30,77% 30,77%

Tự mua bia về địa điểm sử dụng bia (nhà mình, nhà bạn bè, ) 77 113 65,81% 96,58% Đặt hàng online ship đến địa điểm sử dụng bia (nhà mình, nhà bạn bè, ) 4 117 3,42% 100,00%

Biểu đồ 4 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ sử dụng các phương thức mua bia của các sinh viên tham gia khảo sát

Kết luận: Qua biểu đồ cho thấy tỉ lệ sinh viên sử dụng phương thức tự mua bia về địa điểm sử dụng bia (nhà mình, nhà bạn bè,…) chiếm 65,81%, tiếp theo là hình thức mua và uống bia tại nhà hàng hoặc beer club chiếm 30,77% và cuối cùng là hình thức mua bia là đặt hàng online ship đến địa điểm sử dụng bia (nhà mình, nhà bạn bè,…)

3.1.5 Hình thức thanh toán cho việc mua bia được sử dụng nhiều nhất của anh/chị là gì?

Thông qua câu hỏi để biết được hình thức thanh toán cho việc mua bia nào được sử dụng nhiều nhất Từ đó biết được tỉ lệ của các hình thức thanh toán của các sinh viên.

Bảng 5 Bảng tần số, tần suất hình thức thanh toán của sinh viên

Hình thức thanh toán Tần số Tần số tích lũy Tần suất Tần suất tích lũy

Biểu đồ 5 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ chi hình thức thanh toán mua việc mua bia của các sinh viên

Tiền mặt Thẻ Qua internet bankingQua ví điện tử Thiếu nợ

Kết luận: Qua biểu đồ cho thấy tỉ lệ sinh viên chọn hình thức thanh toán tiền mặt là nhiều nhất là 72,65%, tiếp theo là thanh toán bằng thẻ 14,53%, tiếp đến là thanh toán qua internet banking là 6,84% cuối cùng là 2 hình thức qua ví điện từ và thiếu nợ là thấp nhất.

3.1.6 Yếu tố nào khiến anh/chị lựa chọn thương hiệu trên làm thương hiệu yêu thích của mình?

Qua câu hỏi này, thấy được các yếu tố mà sinh viên lựa chọn các thương hiệu bia trên là thương hiệu yêu thích.

Bảng 6 Bảng tần số, tần suất lựa chọn thương hiệu trên làm thương hiệu yêu thích của mình

Yếu tố lựa chọn thương hiệu Tần số Tần số tích lũy

Tần suất Tần suất tích lũy

Khoảng cách địa lý thuận tiện 4 113 3,42% 96,58%

Thương hiệu có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn

Yếu tố lựa chọn thương hiệu

Chất lượng sản phẩm Chất lượng dịch vụ Giá cả hợp lý Khoảng cách địa lý thuận tiện Thương hiệu có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn

Biểu đồ 6 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ yếu tố lựa chọn thương hiệu của các sinh viên

Kết luận: Qua biểu đồ cho thấy tỉ lệ yếu tố lựa chọn thương hiệu bia của các sinh viên cao nhất là chất lượng sản phẩm 69,23%, kế tiếp là giá cả hợp lý 19,66%, tiếp theo là chất lượng dịch vụ 4,27% và cuối cùng là khoảng cách địa lý thuận tiện và thương hiệu có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn chiếm 3,42% ít nhất.

3.1.7 Anh/chị thường mua bia vào khoảng thời gian nào trong ngày?

Thông qua câu hỏi để biết sinh viên thường mua bia vào khoảng thời gian nào trong ngày để uống, từ đó biết được chính xác khoảng thời gian các sinh viên lựa chọn.

Bảng 7 Bảng tần số, tần suất mua bia vào khoảng thời gian nào trong ngày

Khoảng thời gian mua bia trong ngày

Tần số Tần số tích lũy Tần suất Tần suất tích lũy

Khoảng thời gian mua bia trong ngày

Buổi sáng Buổi trưa Buổi chiều Buổi tối

Biểu đồ 7 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ khoảng thời gian mua bia trong ngày của sinh viên

Kết luận: Qua biểu đồ trên cho thấy tỉ lệ mua bia buổi tối của sinh viên chiếm nhiều nhất là

71,79%, tiếp theo là mua bia vào buổi chiều chiếm 18,80%, tiếp theo mua bia vào buổi trưa chiếm 5,98% và cuối cùng chiếm tỉ lệ ít nhất là mua bia vào buổi sáng 3,42%.

3.1.8 Anh/chị thường uống bia vào khoảng thời gian nào trong ngày?

Câu hỏi được đặt ra để biết được sinh viên thường uống bia vào khoảng thời gian nào trong ngày.

Bảng 8 Bảng tần số, tần suất của sinh viên thường uống bia vào khoảng thời gian nào trong ngày

Khoảng thời gian uống bia trong ngày

Tần số Tần số tích lũy Tần suất Tần suất tích lũy

Khoảng thời gian uống bia trong ngày

Buổi sáng Buổi trưa Buổi chiều Buổi tối

Biểu đồ 8 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ khoảng thời gian uống bia trong ngày của sinh viên

Kết luận: Qua biểu đồ cho thấy đa số sinh viên uống bia vào buổi tối là cao nhất chiếm 84,62%, tiếp theo là uống vào buổi chiều chiếm 8,55%, tiếp đến là uống vào buổi sáng và buổi trưa chiếm 3,42% có tỉ lệ thấp nhất.

3.1.9 Anh/chị thường xuyên đi uống bia chung với ai nhất?

Câu hỏi được đặt ra để biết được sinh viên thường xuyên uống bia chung với ai nhất Để biết chính xác những người mà sinh viên muốn uống bia chung.

Bảng 9 Bảng tần số, tần suất độ thường xuyên đi uống bia chung với ai nhất của các sinh viên

Người thường xuyên uống bia với sinh viên

Tần số Tần số tích lũy Tần suất Tần suất tích lũy

Người thường xuyên uống bia với sinh viên

Không với ai cả Bạn bè

Người thân gia đình Người yêu

Biểu đồ 9 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ người thường xuyên uống bia với sinh viên

Kết luận: Biểu đồ cho thấy tỉ lệ sinh viên thường xuyên uống bia nhiều nhất với bạn bè chiếm khoảng 70,09%, tiếp theo là người thân gia đình chiếm khoảng 13,68%, tiếp đến là uống với người yêu chiếm 7,69%, kế tiếp là không uống với ai chiếm 5,98% và cuối cùng ít nhất là uống với vợ/chồng chiếm 2,56%.

3.1.10 Ngoài sản phẩm bia ra, anh/chị còn dùng sản phẩm thức ăn đi kèm không?

Biến định lượng

3.2.1 Hiện tại anh/chị bao nhiêu tuổi?

Mẫu gồm 117 sinh viên ta thu được 4 sinh viên 18 tuổi, 19 sinh viên 19 tuổi, 53 sinh viên 20 tuổi, 13 sinh viên 21 tuổi, 11 sinh viên 22 tuổi, 9 sinh viên 23 tuổi, 2 sinh viên 24 tuổi, 3 sinh viên 25 tuổi, 1 sinh viên 26 tuổi và 2 sinh viên 30 tuổi Mục tiêu biết được mức độ quan tâm đến đề tài của các độ tuổi khác nhau, bênh cạnh đó từ kết quả tính toán có thể đưa ra kết luận so sánh sinh viên qua các độ tuổi.

Bảng 15 Bảng tần số, tần suất tuổi của các sinh viên tham gia khảo sát

Tuổi Tần số Tần số tích lũy Tần suất Tần suất tích lũy

18 tuổi 19 tuổi 20 tuổi 21 tuổi 22 tuổi 23 tuổi 24 tuổi 25 tuổi 26 tuổi 30 tuổi

Biểu đồ 15 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ độ tuổi của các sinh viên tham gia khảo sát

Kết luận: Qua biểu đồ cho thấy tỉ lệ sinh viên 20 tuổi chiếm nhiều nhất là 45,3%, tiếp đến lần lượt 19 tuổi là 16,24%, 21 tuổi là 11,11%, 22 tuổi là 9,4%, 23 tuổi là 7,69%, 18 tuổi là 3,42%, 25 tuổi là 2,56%, 24 tuổi là 1,71%, 30 tuổi là 1,71% và 26 tuổi tỉ lệ thấp nhất là 0,85%.

3.2.2 Thu nhập hàng tháng của anh/chị là bao nhiêu?

Câu hỏi đặt ra với mục đích để biết thu nhập chính xác của sinh viên hàng tháng, từ đó có cái nhìn chính xác hơn cho chi tiêu cho việc mua bia

Bảng 16 Bảng tần số, tần suất thu nhập hàng tháng của sinh viên tham gia khảo sát

Thu nhập hằng tháng Tần số Tần số tích lũy Tần suất Tần suất tích lũy

Biểu đồ 16 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ thu nhập hàng tháng của các sinh viên tham gia khảo sát

Kết luận: Qua biểu đồ cho thấy tỉ lệ thu nhập hàng tháng của sinh viên tham gia khảo sát cao nhất dưới 3 triệu là 39,32%, kế tiếp là trong khoảng 3 triệu đến 6 triệu là 34,19%, tiếp từ 6 triệu - Dưới 9 triệu là 10,26%, tiếp từ 9 triệu - Dưới 12 triệu là 7,69%, tiếp từ 12 triệu - Dưới 15 triệu là 7,69%, tiếp có 2 khoảng bằng nhau từ 12 triệu - Dưới 15 triệu và từ 15 triệu - Dưới 18 triệu là 2,56%, tiếp từ 30 triệu - Dưới 33 triệu là 1,71%, tiếp từ 2 khoảng bằng nhau là từ 21 triệu - Dưới

24 triệu và từ 24 triệu - Dưới 27 triệu chiếm 0,85% thấp nhất.

3.2.3 Anh/chị dành bao nhiêu tiếng cho 1 lần uống bia?

Câu hỏi được đặt ra nhằm để biết rõ sinh viên dành bao nhiêu tiếng cho việc uống bia 1 lần.

Bảng 17 Bảng tần số, tần suất bao nhiêu tiếng cho 1 lần uống bia của sinh viên

Số lượng thời gian cho 1 lần uống bia (theo số giờ)

Tần số Tần số tích lũy Tần suất Tần suất tích lũy

Số lượng thời gian uống bia trong ngày

Biểu đồ 17 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ số lượng thời gian uống bia trong ngày của sinh viên

Kết luận: Qua biểu đồ trên thấy rõ tỉ lệ uống bia từ 2 tiếng đến 4 tiếng của sinh viên chiếm cao nhất với 45,30%, tiếp theo là uống từ 4 tiếng đến 6 tiếng chiếm 36,75% và cuối cùng thời gian dưới 2 tiếng chiếm tỉ lệ ít nhất là 17,95%.

3.2.4 Số lượng lon bia cho 1 lần mua tại nhà hàng hoặc beer club của anh/chị thông thường là bao nhiêu?

Câu hỏi được đặt ra nhằm để biết số lượng lon bia cho 1 lần mua tại nhà hàng hoặc beer club của sinh viên thông thường là bao nhiêu lon.

Bảng 18 Bảng tần số, tần suất số lượng lon bia 1 trong một lần của sinh viên

Số lon bia cho 1 lần mua tại nhà hàng hoặc beer club

Tần số Tần số tích lũy Tần suất Tần suất tích lũy

Số lon bia cho 1 lần mua tại nhà hàng hoặc beer club 0.00%

Số lượng lon bia cho 1 lần mua tại nhà hàng hoặc beer club

0 - 10 lon 10 - 20 lon 20 - 30 lon 30 - 40 lon 40 - 50 lon 50 - 60 lon

60 - 70 lon 70 - 80 lon 80 - 90 lon 90 - 100 lon 100 - 110 lon

Biểu đồ 18 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ số lượng lon bia cho 1 lần mua tại nhà hàng hoặc beer club của sinh viên

Kết luận: Qua biểu đồ cho thấy số lượng lon bia cho 1 lần mua tại nhà hàng hoặc beer club của sinh viên chiếm tỉ lệ cao nhất 48,72% là 0 đến 10 lon, kế tiếp là 20 đến 30 lon chiếm 20 đến 30 lon là 26,50%, kế tiếp là 10 đến 20 lon chiếm 16,24%, tiếp theo là 40 đến 50 lon chiếm 4,27%, tiếp theo là 70 đến 80 lon chiếm 1,71%, tiếp đến chiếm tỉ lệ ít nhất bằng nhau 0,85% là 30 đến

40 lon, 50 đến 60 lon, 100 đến 110 lon.

3.2.5 Số lượng lon bia cho 1 lần mua online của anh/chị thông thường là bao nhiêu?

Câu hỏi được đặt ra nhằm để biết rõ số lượng lon bia cho 1 lần mua online của sinh viên là bao nhiêu.

Bảng 19 Bảng tần số, tần suất số lượng lon bia sinh viên mua cho 1 lần mua online

Số lượng lon bia cho 1 lần mua online thông thường

Tần số Tấn số tích luỹ Tần suất Tần suất tích luỹ

Số lượng lon bia cho 1 lần mua online

Biểu đồ 19 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ số lượng lon bia cho 1 lần mua online của sinh viên

Kết luận: Qua biểu đồ cho thấy tỉ lệ cao nhất chiếm 77% là 0 đến 10 lon, kế tiếp chiếm 15% là

21 đến 30 lon, kế tiếp chiếm 4% là 11 đến 20 lon và 41 đến 50 lon, cuối cùng chiếm 1% là 31 đến 40 lon.

3.2.6 Số lon anh/chị mua bia tại nhà hàng hoặc quán beer club trên 1 tuần là?

Câu hỏi được đặt ra nhằm để hiểu rõ hơn số lon sinh viên mua bia tại nhà hàng hoặc quán beer club trên 1 tuần Từ đó biết chính xác số lượng lon bia sinh viên mua nhiều nhất trong 1 tuần.

Bảng 20 Bảng tần số, tần suất số lon sinh viên mua bia tại nhà hoặc hoặc quán beer club trên 1 tuần

Số lon anh/chị mua bia tại nhà hàng hoặc quán beer club trên

Tần số Tần số tích lũy Tần suất Tần suất tích lũy

Số lon mua bia trên 1 tuần

Biểu đồ 20 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ số lần mua bia trên 1 tuần của sinh viên

Kết luận: Từ biểu đồ trên cho thấy tỉ lệ sinh viên mua số lon bia từ 0 – 10 nhiều nhất là 86,32%, kế tiếp là 21 – 30 lần chiếm 8,55% và cuối cùng chiếm ít nhất 11 – 20 lần chiếm 5,13%.

3.2.7 Số lần anh/chị đặt mua bia online trên 1 tuần là?

Câu hỏi được đặt ra nhằm để hiểu rõ hơn về số lần mua bia online trên 1 tuần của sinh viên

Bảng 21 Bảng tần số, tần suất số lần sinh viên đặt mua bia online trên 1 tuần

Số lần anh/chị mua bia online trên 1 tuần

Tần số Tần số tích lũy Tần suất Tần suất tích lũy

Số lần mua bia online trên 1 tuần

Biểu đồ 21 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ số lần mua bia online trên 1 tuần của sinh viên

Kết luận: Qua biểu đồ trên cho thấy từ 0 đến 2 lần mua bia của sinh viên chiếm cao nhất là

86,32%, tiếp theo tỉ lệ bằng nhau 3 đến 5 lần và 6 đến 8 lần là 6,84%.

3.2.8 Tổng chi phí trên hóa đơn nhiều nhất mà anh/chị từng mua bia là bao nhiêu?

Câu hỏi đặt ra để biết rõ hơn tổng chi phí trên hoá đơn nhiều nhất mà sinh viên từng mua bia là bao nhiêu Từ đó có cái nhìn chính xác về số tiền sinh viên sử dụng cho việc mua bia.

Bảng 22 Bảng tần số, tần suất tổng chi phí trên hoá đơn nhiều nhất của sinh viên từng mua bia

Tổng chi phí trên hoá đơn nhiều nhất mua bia

Tần số Tần số tích lũy Tần suất Tần suất tích lũy

Tổng chi phí trên hoá đơn nhiều nhất mua bia

Biểu đồ 22 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ tổng chi phí trên hoá đơn nhiều nhất mà sinh viên đã mua bia

Kết luận: Qua biểu đồ trên cho thấy tỉ lệ cao nhất cho tổng chi phí mua bia 92,31% là từ 0 đến

4000000, tiếp theo là 4000001 đến 8000000chiếm 4,27% và cuối cùng từ 8000001 đến

12000000 chiếm tỉ lệ thấp nhất là 3,42%.

3.2.9 Tổng chi phí anh/chị dành cho việc mua bia trong 1 tháng là bao nhiêu?

Câu hỏi được đặt ra nhằm xác định đúng tổng chi phí sinh viên dành cho việc mua bia trong 1 tháng.

Bảng 23 Bảng tần số, tần suất tổng chi phí sinh viên dành cho việc mua bia trong 1 tháng

Tổng chi phí trên hoá đơn nhiều nhất mua bia trong 1

Tần số Tần số tích lũy Tần suất Tần suất tích lũy tháng

Tổng chi phí trên hoá đơn nhiều nhất mua bia trong 1 tháng

Biểu đồ 23 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ tổng chi phí sinh viên dành cho việc mua bia trong 1 tháng

Kết luận: Qua biểu đồ trên cho thấy tổng chi phí trên hoá đơn nhiều nhất sinh viên mua trong 1 tháng chiếm tỉ lệ cao nhất dưới 10000000 là 98,29% và ít hơn lần lượt với con số 10000001 đến

3.2.10 Theo anh/chị, tổng chi tiêu cho bia chiếm khoảng bao nhiêu % thu nhập của mình?

Câu hỏi trên được đặt ra nhằm mục đích biết chính xác tổng chi tiêu của sinh viên chiếm khoảng bao nhiêu % thu nhập của mình để từ đó có cái nhìn chính xác về chi tiêu cho khoảng mua bia.

Bảng 24 Bảng tần số, tần suất tổng chi tiêu cho bia chiếm khoảng bao nhiêu % của sinh viên

Tổng chi tiêu cho bia Tần số Tần số tích lũy Tần suất Tần suất tích lũy chiếm khoảng bao nhiêu

Tổng chi tiêu cho bia chiếm khoảng bao nhiêu % thu nhập của sinh viên

Biểu đồ 24 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ tổng chi tiêu cho bia chiếm khoảng bao nhiêu % thu nhật của sinh viên

Kết luận : Qua biểu đồ trên thấy rõ sinh viên chi tiêu tổng cho bia chiếm khoảng 0 đến 10% thu nhập chiếm tỉ lệ cao nhất là 85,47%, tiếp theo là 11 đến 20% chiếm khoảng 6,84%, kế tiếp 21 đến 30% chiếm khoảng 5,98% và cuối cùng chi tiêu 31 đến 40% chiếm ít nhất với 1,71%.

CÁC ĐẶC TRƯNG ĐO LƯỜNG KHUYNH HƯỚNG

Các đặc trưng đo lường khuynh hướng

1 Anh/Chị bao nhiêu tuổi? (Đơn vị: tuổi)

Bảng 25 Bảng kết quả thống kê mô tả số tuổi của sinh viên

Bảng tần số Bảng thống kê mô tả số tuổi của sinh viên

25 3 Hệ số bất đối xứng 2.238481256

Tứ phân vị thứ nhất 20

Tứ phân vị thứ hai 20

Tứ phân vị thứ ba 21 Độ trải giữa 1 Độ lệch tuyệt đối TB 1.394258163

Kết luận: Dựa vào bảng thống kê mô tả số tuổi của sinh viên, có thể thấy số sinh viên 20 tuổi chiếm áp đảo là khoảng 53 sinh viên Trung bình số tuổi của sinh viên là 20,718, độ tuổi của các sinh viên làm khảo sát có giá trị lớn nhất là 30, nhỏ nhất là 18 với độ biến thiên khá nhỏ là khoảng 9,6%.

2 Thu nhập hằng tháng của anh/chị là bao nhiêu? (Đơn vị: VND)

Bảng 26 Bảng thống kê mô tả thu nhập hằng tháng của sinh viên

Bảng tần số Bảng thống kê mô tả thu nhập hằng tháng của sinh viên Thu nhập hằng tháng Tần số

Từ 3 triệu - Dưới 6 triệu 40 Sai số chuẩn 496344.7266

Từ 6 triệu - Dưới 9 triệu 12 Trung vị 3000000

Từ 9 triệu - Dưới 12 triệu 9 Mốt 2000000

Từ 12 triệu - Dưới 15 triệu 3 Độ lệch mẫu 5368789.087

Từ 15 triệu - Dưới 18 triệu 3 Phương sai mẫu 2.88239E+13

Từ 18 triệu - Dưới 21 triệu 0 Hệ số nhọn 8.719784897

Từ 21 triệu - Dưới 24 triệu 1 Hệ số bất đối xứng 2.695237116

Từ 24 triệu - Dưới 27 triệu 1 Khoảng giá trị 29900000

Từ 27 triệu - Dưới 30 triệu 0 Nhỏ nhất 100000

Từ 30 triệu - Dưới 33 triệu 2 Lớn nhất 30000000

Số quan sát 117 Độ chính xác 1299866.16

Tứ phân vị thứ nhất 2000000

Tứ phân vị thứ hai 3000000

Tứ phân vị thứ ba 6000000 Độ trải giữa 4000000 Độ lệch tuyệt đối TB 3501892.03

Kết luận: Dựa vào bảng thống kê mô tả thu nhập hằng tháng, số sinh viên có mức thu nhập dưới

3 triệu và mức thu nhập từ 3 – 6 triệu chiếm ưu thế lần lượt là 40 và 46 Mức thu nhập trung bình là khoảng 5.036.752,137 VND, mức thu nhập nhỏ nhất là 100.000 VND, mức cao nhất là

30.000.000 VND, vì thế sinh ra độ biến thiên lớn là 106,5%.

3 Anh/Chị dành bao nhiêu tiếng cho 1 lần uống bia? (Đơn vị: tiếng)

Bảng 27 Bảng thống kê mô tả số tiếng cho 1 lần uống bia

Bảng tần số Bảng thống kê mô tả số tiếng cho 1 lần uống bia Khoảng thời gian cho 1 lần uống bia (theo số giờ) Tần số

Từ 2 tiếng - 4 tiếng 53 Sai số chuẩn 0.125713834

Từ 4 tiếng - 6 tiếng 43 Trung vị 3

Tổng 117 Mốt 3 Độ lệch mẫu 1.359803019

Hệ số bất đối xứng 0.062788204

Số quan sát 117 Độ chính xác 0.329229161

Tứ phân vị thứ nhất 2

Tứ phân vị thứ hai 3

Tứ phân vị thứ ba 4 Độ trải giữa 2 Độ lệch tuyệt đối TB 1.121922712

Kết luận: Dựa vào bảng thống kê mô tả số giờ cho 1 lần uống bia, số sinh viên uống bia trong khoảng từ 2 – 4 tiếng có số sinh viên nhiều nhất là 53 Ngoài ra, số tiếng trung bình sinh viên dành ra để uống bia trong 1 lần là 3,008 tiếng, số tiếng có giá trị nhỏ nhất là 1 tiếng và lớn nhất là 5 tiếng; độ biến thiên là 45,2%.

4 Số lượng lon bia cho 1 lần mua bia tại nhà hàng hoặc beer club của anh/chị thông thường là bao nhiêu? (Đơn vị: lon)

Bảng 28 Bảng thống kê mô tả số lượng lon bia cho 1 lần mua bia tại nhà hàng hoặc beer club của sinh viên

Bảng tần số Bảng thống kê mô tả số lượng lon bia cho 1 lần mua bia tại nhà hàng hoặc beer club

Số lon bia cho 1 lần mua tại nhà hàng hoặc beer club Tần số

70 - 80 lon 2 Hệ số bất đối xứng 1.772974063

Số quan sát 117 Độ chính xác 3.452478569

Tứ phân vị thứ nhất 3.5

Tứ phân vị thứ hai 10

Tứ phân vị thứ ba 24 Độ trải giữa 20.5 Độ lệch tuyệt đối TB 11.31627216

Kết luận: Dựa vào bảng thống kê mô tả số lượng lon bia cho 1 lần mua bia tại nhà hàng hoặc beer club, số lượng loa bia nằm trong khoảng từ 1 – 10 lon chiếm ưu thế là 57 lon Ngoài ra, số lượng lon bia được mua tại nhà hàng hoặc beer club trung bình là 13,915 lon, số lon có giá trị nhỏ nhất là 1 lon và lớn nhất là 72 lon dẫn đến độ biến thiên lớn là 172,5%.

5 Số lượng lon bia cho 1 lần mua online của anh/chị thông thường là bao nhiêu? (Đơn vị: lon)

Bảng 29 Bảng thống kê mô tả số lượng lon bia cho 1 lần mua bia online

Bảng thống kê mô tả số lượng lon bia cho 1 lần mua bia online

Số lượng lon bia cho 1 lần mua online thông thường Tần số

Hệ số bất đối xứng 1.840654269

Số quan sát 117 Độ chính xác 2.836964367

Tứ phân vị thứ nhất 1

Tứ phân vị thứ hai 1

Tứ phân vị thứ ba 10 Độ trải giữa 9 Độ lệch tuyệt đối TB 9.012491782

Kết luận: Dựa vào Bảng thống kê mô tả số lượng lon bia cho 1 lần mua bia online, số lượng lon bia trong khoảng từ 1 – 10 lon chiếm ưu thế với tần số 90 Số lượng lon được mua online trung bình là 8,299 lon, số lon bia giá trị nhỏ nhất là 1, lớn nhất là 50 dẫn đến độ biến thiên khá lớn là 141,2% Ngoài ra, có thể nhận thấy khi mua bia qua hình thức online, số lon bia giá trị lớn nhất có xu hướng giảm (72 lon giảm còn 50 lon).

6 Số lon anh/chị mua bia tại nhà hàng hoặc beer club trên 1 tuần? (Đơn vị: lon)

Bảng 30 Bảng thống kê mô tả số lon bia sinh viên mua tại nhà hàng hoặc beer club trên 1 tuần

Bảng tần số Bảng thống kê mô tả số lon bia sinh viên mua tại nhà hàng hoặc beer club trên 1 tuần

Số lần anh/chị mua bia tại nhà hàng hoặc quán beer club trên 1 tuần Tần số

Tổng 117 Mốt 1 Độ lệch mẫu 7.474812801

Hệ số bất đối xứng 2.086585293

Số quan sát 117 Độ chính xác 1.809766794

Tứ phân vị thứ nhất 1

Tứ phân vị thứ hai 1

Tứ phân vị thứ ba 5 Độ trải giữa 4 Độ lệch tuyệt đối TB 5.318430857

Kết luận: Dựa vào bảng thống kê mô tả số lon bia sinh viên mua tại nhà hàng hoặc beer club trên 1 tuần, số lon bia được mua trên 1 tuần trong khoảng từ 0 – 10 chiếm ưu thế với tần số 101

Số lon trung bình được mua là 4,496 lon, số lon có giá trị nhỏ nhất là 0, lớn nhất là 30 dẫn đến độ biến thiên là 166,3%

7 Số lần anh/chị đặt mua bia online trên 1 tuần? (Đơn vị: lần)

Bảng 31 Bảng thống kê mô tả số lần sinh viên mua bia online trên 1 tuần

Bảng thống kê mô tả số lần sinh viên mua bia online trên 1 tuần

Số lần anh/chị mua bia tại nhà hàng hoặc quán beer club trên 1 tuần Tần số

7 8 Hệ số bất đối xứng 2.135645814

Số quan sát 117 Độ chính xác 0.465734836

Tứ phân vị thứ nhất 0

Tứ phân vị thứ hai 1

Tứ phân vị thứ ba 1 Độ trải giữa 1 Độ lệch tuyệt đối TB 1.279859741

Kết luận: Dựa vào bảng thống kê mô tả số lần sinh viên mua bia online trên 1 tuần, số lần mua bằng 0 chiếm ưu thế với tần số 58 Mức tần suất trung bình mua online trên 1 tuần là 1,179 lần; mức tần suất giá trị nhỏ nhất là 0 lần, lớn nhất là 7 lần dẫn đến độ biến thiên là 163,1%.

8 Tổng chi phí trên hóa đơn nhiều nhất mà anh/chị từng mua bia là bao nhiêu? (Đơn vị: VND)

Bảng 32 Bảng thống kê mô tả tổng chi phí trên hóa đơn mua bia nhiều nhất của sinh viên

Bảng thống kê mô tả tổng chi phí trên hóa đơn mua bia nhiều nhất của sinh viên Tổng chi phí trên hoá đơn nhiều nhất mua bia Tần số

7000001-8000000 0 Hệ số bất đối xứng 3.343504209

Tổng 117 Số quan sát 117 Độ chính xác 508033.1285

Tứ phân vị thứ nhất 200000

Tứ phân vị thứ hai 500000

Tứ phân vị thứ ba 1000000 Độ trải giữa 800000 Độ lệch tuyệt đối

Kết luận: Dựa vào bảng thống kê mô tả tổng chi phí trên hóa đơn mua bia nhiều nhất, các chi phí nằm trong khoảng từ 0 – 1.000.000 VND chiếm ưu thế với tần số là 97 Mức chi phí mua bia nhiều nhất trung bình là 1.159.581,197 VND; mức chi phí nhiều nhất có giá trị nhỏ nhất là 0 VND, lớn nhất là 12.000.000 VND dẫn đến mức độ biến thiên cực kì lớn là 180,954% Như vậy, có thể thấy dù đều là sinh viên nhưng khả năng chi trả hoàn toàn khác nhau.

9 Tổng chi phí anh/chị dành cho việc mua bia trong 1 tháng là bao nhiêu? (Đơn vị: VND)

Bảng 33 Bảng thống kê mô tả tổng chi phí sinh viên dành cho việc mua bia trong 1 tháng

Bảng tần số Bảng thống kê mô tả tổng chi phí sinh viên dành cho việc mua bia trong 1 tháng Tổng chi phí trên hoá đơn nhiều nhất mua bia trong 1 tháng Tần số

Tổng 117 Mốt 1000000 Độ lệch mẫu 5114049.537

Hệ số bất đối xứng 8.023171714

Số quan sát 117 Độ chính xác 1238189.809

Tứ phân vị thứ nhất 100000

Tứ phân vị thứ hai 400000

Tứ phân vị thứ ba 1000000 Độ trải giữa 900000 Độ lệch tuyệt đối TB 1801837.736

Kết luận: Dựa vào bảng thống kê mô tả tổng chi phí sinh viên dành cho việc mua bia trong 1 tháng, các chi phí nằm trong khoảng từ 0 – 20.000.000 VND chiếm ưu thế với tần số là 116 Mức chi phí mua bia trong tháng trung bình là 1.421.805,137 VND; mức chi phí trong tháng có giá trị nhỏ nhất là 0 VND, lớn nhất là 50.000.000 VND dẫn đến mức độ biến thiên cực kì rất lớn là 359,687% Đối với câu hỏi này, nhóm gặp khó khăn cũng vì giá trị lớn nhất có giá trị quá lớn so với giá trị nhỏ nhất Dẫn đến việc, nhóm đã phải đặt tên khoảng giá trị khá lớn Như vậy, mới có thể cụ thể hết được các giá trị của câu hỏi này.

10 Theo anh/chị, tổng chi tiêu cho bia chiếm khoảng bao nhiêu % thu nhập của mình? (Đơn vị: %)

Bảng 34 Bảng thống kê mô tả tổng tỉ lệ chi tiêu mua bia so với thu nhập của sinh viên

Bảng tần số Bảng thống kê mô tả tổng tỉ lệ chi tiêu mua bia so với thu nhập của sinh viên Tổng chi tiêu cho bia chiếm khoảng bao nhiêu % thu nhập của mình Tần số

Hệ số bất đối xứng 2.008643628

Số quan sát 117 Độ chính xác 1.965473695

Tứ phân vị thứ nhất 1

Tứ phân vị thứ hai 5

Tứ phân vị thứ ba 8 Độ trải giữa 7 Độ lệch tuyệt đối TB 5.757615604

Kết luận: Dựa vào bảng thống kê mô tả tổng chi tiêu cho bia chiếm bao nhiêu phần trăm thu nhập của sinh viên, số sinh viên cho rằng mức chi tiêu bia của mình chiếm trong khoảng 0 – 10% chiếm ưu thế với tần số 100 Mức phần trăm trung bình là 6,581%; mức phần trăm có giá trị nhỏ nhất là 0%, lớn nhất là 40% dẫn đến mức độ biến thiên khá lớn là 123,687%.

Tổng hợp kết luận của các đặc trưng đo lường khuynh hướng

Từ việc tính toán, phân tích các số liệu của 10 câu định lượng cho nội dung đặc trưng đo lường khuynh hướng Có thể tổng hợp các kết luận như sau:

Các bạn sinh viên thực hiện khảo sát tương đối trạc tuổi nhau nhưng mức thu nhập và mức chi tiêu cho bia của các bạn hoàn toàn khác nhau rất nhiều Nhưng, mặt bằng chung các bạn đều có mức thu nhập và mức chi tiêu cho bia ở khoảng dưới 6.000.000 VND

Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp đặc biệt khác như có những bạn hầu như không uống bia thường xuyên (tính theo tháng) và nếu có bắt buộc phải đi thì các bạn sẽ chỉ uống 1 lon Ngoài ra, cũng có trường hợp đặc biệt khác tuy mức thu nhập 30.000.000 VND nhưng sẵn sàng chi 50.000.000 VND trong tháng chỉ để uống bia.

Thống kê suy diễn

Ước lượng

5.1.1 Bài toán ước lượng trung bình tổng thể

Bài toán 1: Khảo sát 117 sinh viên của Đại học Hoa Sen cho thấy độ tuổi trung bình là 20,178 Hãy ước lượng độ tuổi trung bình của sinh viên làm khảo sát này với độ tin cậy 99%.

Bảng 35 Bảng thống kê mô tả số tuổi của sinh viên

Bảng thống kê mô tả số tuổi của sinh viên

Hệ số bất đối xứng 2.238481256

Số quan sát 117 Độ chính xác 0.479876131

Giải: Gọi μ là độ tuổi trung bình của sinh viên Hoa Sen thực hiện khảo sát này

Từ bảng thống kê mô tả số tuổi của sinh viên, ta có: X´ ¿ 20,71794872; ε ¿ 0,479876131

Vậy, khoảng ước lượng trung bình độ tuổi của sinh viên nằm trong khoảng (20,23807259; 21,19782485).

Bài toán 2: Khảo sát 117 sinh viên của Đại học Hoa Sen cho thấy mức thu nhập trung bình là 5.036.752,137 VND Hãy ước lượng thu nhập trung bình của sinh viên làm khảo sát này với độ tin cậy 99%.

Bảng 36 Bảng thống kê mô tả thu nhập hằng tháng của sinh viên

Bảng thống kê mô tả thu nhập hằng tháng của sinh viên

Hệ số bất đối xứng 2.695237116

Số quan sát 117 Độ chính xác 1299866.16

Giải: Gọi μ là mức thu nhập trung bình của sinh viên Hoa Sen thực hiện khảo sát này

Từ bảng thống kê mô tả mức thu nhập của sinh viên, ta có: X´ ¿ 5.036.752,137; ε ¿ 1.299.866,16

Vậy, khoảng ước lượng trung bình mức thu nhập của sinh viên nằm trong khoảng

Bài toán 3: Khảo sát 117 sinh viên của Đại học Hoa Sen cho thấy số tiếng trung bình sinh viên dành ra cho 1 lần uống bia là 3,008547009 tiếng Hãy ước lượng số tiếng trung bình của sinh viên làm khảo sát này với độ tin cậy 99%.

Bảng 37 Bảng thống kê mô tả số tiếng dành cho 1 lần uống bia

Bảng thống kê mô tả số tiếng dành cho 1 lần uống bia

Hệ số bất đối xứng 0.062788204

Số quan sát 117 Độ chính xác 0.329229161

Giải: Gọi μ là số tiếng uống bia cho 1 lần trung bình của sinh viên Hoa Sen thực hiện khảo sát này

Từ bảng thống kê mô tả số tiếng uống bia cho 1 lần của sinh viên, ta có: X´ ¿ 3,008547009; ε ¿ 0,329229161

Vậy, khoảng ước lượng trung bình số tiếng uống bia cho 1 lần của sinh viên nằm trong khoảng (2,679317847; 3,33777617)

Bài toán 4: Khảo sát 117 sinh viên của Đại học Hoa Sen cho thấy số lượng lon bia trung bình sinh viên mua tại nhà hàng hoặc beer club là 13,91452991 lon Hãy ước lượng số lượng lon bia trung bình của sinh viên làm khảo sát này với độ tin cậy 99%.

Bảng 38 Bảng thống kê mô tả số lượng lon bia cho 1 lần mua tại nhà hàng hoặc beer club của sinh viên

Bảng thống kê mô tả số lượng lon bia cho 1 lần mua tại nhà hàng hoặc beer club của sinh viên

Hệ số bất đối xứng 1.772974063

Số quan sát 117 Độ chính xác 3.452478569

Giải: Gọi μ là số lượng lon bia trung bình cho 1 lần mua tại nhà hàng hoặc beer club của sinh viên Hoa Sen thực hiện khảo sát này

Từ bảng thống kê mô tả số tuổi của sinh viên, ta có: X´ ¿ 13,91452991; ε ¿ 3,452478569

Vậy, khoảng ước lượng trung bình số lượng lon bia cho 1 lần mua của sinh viên nằm trong khoảng (10,46205135; 17,36700848).

Bài toán 5: Khảo sát 117 sinh viên của Đại học Hoa Sen cho thấy số lượng lon bia trung bình sinh viên cho 1 lần mua online là 8,299145299 lon Hãy ước lượng số lượng lon bia mua online trung bình của sinh viên làm khảo sát này với độ tin cậy 99%.

Bảng 39 Bảng thống kê mô tả số lon bia trung bình mua online cho 1 lần của sinh viên

Bảng thống kê mô tả số lon bia trung bình mua online cho 1 lần của sinh viên

Hệ số bất đối xứng 1.840654269

Số quan sát 117 Độ chính xác 2.836964367

Giải: Gọi μ là số lượng lon bia cho 1 lần mua online trung bình của sinh viên Hoa Sen thực hiện khảo sát này

Từ bảng thống kê mô tả số lượng lon bia cho 1 lần mua online của sinh viên, ta có: X ¿ ´

Vậy, khoảng ước lượng trung bình số lượng lon bia cho 1 lần mua online của sinh viên nằm trong khoảng (5,462180932; 11,13610967).

Bài toán 6: Khảo sát 117 sinh viên của Đại học Hoa Sen cho thấy số lượng lon bia trung bình sinh viên mua tại nhà hàng hoặc beer club trên 1 tuần là 4.495726496 lon Hãy ước lượng số lượng lon bia trung bình của sinh viên làm khảo sát này với độ tin cậy 99%.

Bảng 40 Bảng thống kê mô tả số lượng lon bia trung bình sinh viên mua tại nhà hàng hoặc beer club trên 1 tuần

Bảng thống kê mô tả số lượng lon bia trung bình sinh viên mua tại nhà hàng hoặc beer club trên

Hệ số bất đối xứng 2.086585293

Số quan sát 117 Độ chính xác 1.809766794

Giải: Gọi μ là số lượng lon bia mua tại nhà hàng hoặc beer club trên 1 tuần trung bình của sinh viên Hoa Sen thực hiện khảo sát này

Từ bảng thống kê mô tả số lượng lon bia mua tại nhà hàng hoặc beer club trên 1 tuần của sinh viên, ta có: X´ ¿ 4,495726496; ε ¿ 1,809766794

Vậy, khoảng ước lượng trung bình số lượng lon bia mua tại nhà hàng hoặc beer club trên 1 tuần của sinh viên nằm trong khoảng (2,685959702; 6,30549329).

Bài toán 7: Khảo sát 117 sinh viên của Đại học Hoa Sen cho thấy số lần đặt mua bia online trên 1 tuần trung bình của sinh viên là 1,179487179 Hãy ước lượng số lần đặt mua bia online trung bình của sinh viên làm khảo sát này với độ tin cậy 99%.

Bảng 41 Bảng thống kê mô tả số lần sinh viên đặt mua bia online trên 1 tuần

Bảng thống kê mô tả số lần sinh viên đặt mua bia online trên 1 tuần

Hệ số bất đối xứng 2.135645814

Số quan sát 117 Độ chính xác 0.465734836

Giải: Gọi μ là số lần đặt mua bia online trên 1 tuần trung bình của sinh viên Hoa Sen thực hiện khảo sát này

Từ bảng thống kê mô tả số lần đặt mua bia online trên 1 tuần của sinh viên, ta có: X´ ¿

Vậy, khoảng ước lượng trung bình số lần đặt mua bia online trên 1 tuần của sinh viên nằm trong khoảng (0,713752343; 1,645222016).

Bài toán 8: Khảo sát 117 sinh viên của Đại học Hoa Sen cho thấy tổng chi phí mua bia trên hóa đơn nhiều nhất trung bình của sinh viên là 1.159.581,197 VND Hãy ước lượng tổng chi phí mua bia trên hóa đơn nhiều nhất trung bình của sinh viên làm khảo sát này với độ tin cậy 99%.

Bảng 42 Bảng thống kê mô tả tổng chi phí mua bia trên hóa đơn nhiều nhất của sinh viên

Bảng thống kê mô tả tổng chi phí mua bia trên hóa đơn nhiều nhất của sinh viên

Hệ số bất đối xứng 3.343504209

Số quan sát 117 Độ chính xác 508033.1285

Giải: Gọi μ là tổng chi phí mua bia trên hóa đơn nhiều nhất trung bình của sinh viên Hoa Sen thực hiện khảo sát này

Từ bảng thống kê mô tả tổng chi phí mua bia trên hóa đơn nhiều nhất của sinh viên, ta có: X´ ¿ 1.159.581,197; ε ¿ 508.033,1285

Vậy, khoảng ước lượng trung bình tổng chi phí mua bia trên hóa đơn nhiều nhất của sinh viên nằm trong khoảng (651.548,07; 1.667.614,33).

Bài toán 9: Khảo sát 117 sinh viên của Đại học Hoa Sen cho thấy tổng chi phí mua bia trong 1 tháng trung bình của sinh viên là 1.421.805,1 VND Hãy ước lượng tổng chi phí mua bia trong 1 tháng trung bình của sinh viên làm khảo sát này với độ tin cậy 99%.

Bảng 43 Bảng thống kê mô tả tổng chi phí mua bia trong 1 tháng của sinh viên

Bảng thống kê mô tả tổng chi phí mua bia trong 1 tháng của sinh viên

Hệ số bất đối xứng 8.0231717

Số quan sát 117 Độ chính xác 1238189.8

Giải: Gọi μ là tổng chi phí mua bia trong 1 tháng trung bình của sinh viên Hoa Sen thực hiện khảo sát này

Từ bảng thống kê mô tả tổng chi phí mua bia trong 1 tháng của sinh viên, ta có: X´ ¿ 1.421.805,1; ε ¿ 1.238.189,8

Vậy, khoảng ước lượng trung bình tổng chi phí mua bia trong 1 tháng của sinh viên nằm trong khoảng (183,615.33; 2,659,994.95).

Bài toán 10: Khảo sát 117 sinh viên của Đại học Hoa Sen cho thấy tỷ lệ chi tiêu cho bia so với thu nhập của sinh viên trung bình của sinh viên là 6.581196581% Hãy ước lượng tỷ lệ chi tiêu cho bia so với thu nhập trung bình của sinh viên làm khảo sát này với độ tin cậy 99%.

Bảng 44 Bảng thống kê mô tả tỷ lệ chi tiêu cho bia so với thu nhập của sinh viên

Bảng thống kê mô tả tỷ lệ chi tiêu cho bia so với thu nhập của sinh viên

Hệ số bất đối xứng 2.008643628

Số quan sát 117 Độ chính xác 1.965473695

Giải: Gọi μ là tỷ lệ chi tiêu cho bia so với thu nhập trung bình của sinh viên Hoa Sen thực hiện khảo sát này

Từ bảng thống kê mô tỷ lệ chi tiêu cho bia so với thu nhập của sinh viên, ta có: X´ ¿

Vậy, khoảng ước lượng trung bình tỷ lệ chi tiêu cho bia so với thu nhập của sinh viên nằm trong khoảng (4,615722887; 8,546670276).

5.1.2 Kết luận cho bài toàn ước lượng trung bình tổng thể Để thực hiện bài toán ước lượng trung bình tổng thể, ta cần tìm khoảng trung bình của tổng thể cho từng bài toán Dựa vào bảng thống kê mô tả, ta có được số X´ và ε; sau đó, lấy X´ ± ε để tìm ra khoảng trung bình chính xác cho bài toán.

5.1.3 Bài toán ước lượng tỷ lệ tổng thể

Bài toán 1: Sau khi khảo sát 117 sinh viên trường Đại học Hoa Sen, nhận thấy số sinh viên 19 tuổi có 19 bạn Hãy ước lượng tỷ lệ này với độ tin cậy là 99%.

Bảng 45 Bảng ước lượng tỷ lệ sinh viên 19 tuổi

Phản hồi quan tâm 19 Đếm phản hồi 19

Hệ số tin cậy 0.99 Giá trị Z 2.575829304 Sai số chuẩn 0.034096598 Biên sai số 0.087827016 Ước lượng điểm 0.162393162 Giới hạn dưới 0.074566147 Giới hạn trên 0.250220178

Giải: Gọi p là tỷ lệ sinh viên 19 tuổi với độ tin cậy 99%

Từ bảng phân tích tỷ lệ tổng thể của số sinh viên 19 tuổi, ta có ´p = 0.162393162; ε ¿

Vậy, tỷ lệ sinh viên 19 tuổi với độ tin cậy 99% đạt từ 7,46% đến 25%.

Bài toán 2: Sau khi khảo sát 117 sinh viên trường Đại học Hoa Sen, nhận thấy số sinh viên có mức thu nhập hằng tháng 3.000.000 VND là 16 bạn Hãy ước lượng tỷ lệ này với độ tin cậy là 99%.

Bảng 46 Bảng ước lượng tỷ lệ sinh viên có thu nhập hằng tháng là 3.000.000 VND

Hệ số tin cậy 0.99Giá trị Z 2.575829304Sai số chuẩn 0.03176449Biên sai số 0.081819904 Ước lượng điểm 0.136752137Giới hạn dưới 0.054932233Giới hạn trên 0.218572041

Giải: Gọi p là tỷ lệ sinh viên có thu nhập 3.000.000 VND độ tin cậy 99%

Từ bảng phân tích tỷ lệ tổng thể của số sinh viên 19 tuổi, ta có ´p = 0.136752137; ε ¿

Vậy, tỷ lệ sinh viên có mức thu nhập 3.000.000 VND với độ tin cậy 99% đạt từ 5,49% đến 21,8%.

Bài toán 3: Sau khi khảo sát 117 sinh viên trường Đại học Hoa Sen, nhận thấy số sinh viên dành ra 2 tiếng cho 1 lần uống bia là 24 bạn Hãy ước lượng tỷ lệ này với độ tin cậy là 99%.

Bảng 47 Bảng ước lượng tỉ lệ sinh viên dành 2 tiếng cho 1 lần uống bia

Phản hồi quan tâm 2 Đếm phản hồi 24

Hệ số tin cậy 0.99 Giá trị Z 2.575829304 Sai số chuẩn 0.037330886 Biên sai số 0.096157991 Ước lượng điểm 0.205128205 Giới hạn dưới 0.108970214 Giới hạn trên 0.301286196

Giải: Gọi p là tỷ lệ sinh viên dành ra 2 tiếng cho 1 lần uống bia với độ tin cậy 99%

Từ bảng phân tích tỷ lệ tổng thể của số sinh viên dành 2 tiếng cho 1 lần uống bia, ta có ´p 0.205128205; ε ¿ 0.096157991

Vậy, tỷ lệ sinh viên dành ra 2 tiếng cho 1 lần uống bia với độ tin cậy 99% đạt từ 10,9% đến 30%.

Bài toán 4: Sau khi khảo sát 117 sinh viên trường Đại học Hoa Sen, nhận thấy số sinh viên mua

24 lon cho 1 lần mua bia tại nhà hàng hoặc beer club là 23 bạn Hãy ước lượng tỷ lệ này với độ tin cậy là 99%.

Bảng 48 Bảng ước lượng tỉ lệ sinh viên mua 24 lon 1 lần mua tại nhà hàng hoặc beer club

Phản hồi quan tâm 24 Đếm phản hồi 23

Hệ số tin cậy 0.99 Giá trị Z 2.575829304 Sai số chuẩn 0.039712561 Biên sai số 0.102292778 Ước lượng điểm 0.214953271 Giới hạn dưới 0.112660493 Giới hạn trên 0.317246049

Giải: Gọi p là tỷ lệ sinh viên mua 24 lon bia cho 1 lần mua tại nhà hàng hoặc beer club với độ tin cậy 99%

Từ bảng phân tích tỷ lệ tổng thể của số sinh viên mua 24 lon bia cho 1 lần mua tại nhà hàng hoặc beer club, ta có ´p = 0.214953271; ε ¿ 0.102292778

Vậy, tỷ lệ sinh viên mua 24 lon bia cho 1 lần mua bia tại nhà hàng hoặc beer club với độ tin cậy 99% đạt từ 11,3% đến 31,7%.

Bài toán 5: Sau khi khảo sát 117 sinh viên trường Đại học Hoa Sen, nhận thấy số sinh viên mua

24 lon bia online là 17 bạn Hãy ước lượng tỷ lệ này với độ tin cậy là 99%.

Bảng 49 Bảng ước lượng tỉ lệ sinh viên mua 24 lon bia online

Phản hồi quan tâm 24 Đếm phản hồi 17

Hệ số tin cậy 0.99Giá trị Z 2.575829304Sai số chuẩn 0.032579594Biên sai số 0.083919473 Ước lượng điểm 0.145299145Giới hạn dưới 0.061379672Giới hạn trên 0.229218618Giải: Gọi p là tỷ lệ sinh viên mua 24 lon bia online với độ tin cậy 99%

Từ bảng phân tích tỷ lệ tổng thể của số sinh viên mua 24 lon bia online, ta có ´p = 0.145299145; ε ¿ 0.083919473

Vậy, tỷ lệ sinh viên mua 24 lon bia online với độ tin cậy 99% đạt từ 6% đến 23%.

Bài toán 6: Sau khi khảo sát 117 sinh viên trường Đại học Hoa Sen, nhận thấy số sinh viên mua

1 lon bia tại nhà hàng hoặc beer club trên 1 tuần là 45 bạn Hãy ước lượng tỷ lệ này với độ tin cậy là 99%.

Bảng 50 Bảng ước lượng tỉ lệ sinh viên mua 1 lon bia tại nhà hàng hoặc beer club trên tuần

Phản hồi quan tâm 1 Đếm phản hồi 45

Hệ số tin cậy 0.99 Giá trị Z 2.575829304 Sai số chuẩn 0.044977334 Biên sai số 0.115853936 Ước lượng điểm 0.384615385 Giới hạn dưới 0.268761449 Giới hạn trên 0.50046932

Giải: Gọi p là tỷ lệ sinh viên mua 1 lon bia tại nhà hàng hoặc beer club trên 1 tuần với độ tin cậy

Từ bảng phân tích tỷ lệ tổng thể của số sinh viên mua 1 lon bia tại nhà hàng hoặc beer club trên 1 tuần, ta có ´p = 0.384615385; ε ¿ 0.115853936

Vậy, tỷ lệ sinh viên mua 1 lon bia tại nhà hàng hoặc beer club trên 1 tuần với độ tin cậy 99% đạt từ 26,87% đến 50%.

Kiểm định

5.2.1 Kiểm định trung bình tổng thể

Bài toán 1: Có ý kiến cho rằng độ tuổi trung bình của 117 sinh viên làm khảo sát là 19 tuổi Hãy kiểm định con số này với mức ý nghĩa 1%.

Bảng 55 Bảng kiểm định độ tuổi trung bình của sinh viên làm khảo sát

Trung bình mẫu 20.71794872 Độ lệch mẫu 1.982014622

Từ bảng kiểm định, ta có: X´ = 20,71794872; μ 0 = 19; Z = 9,38

Vậy với mức ý nghĩa 1%, độ tuổi trung bình của 117 sinh viên làm khảo sát không phải 19 tuổi.

Bài toán 2: Có ý kiến cho rằng mức thu nhập trung bình hằng tháng của 117 sinh viên là

2.000.000 VND Hãy kiểm định con số này với mức ý nghĩa 1%.

Bảng 56 Bảng kiểm định thu nhập hằng tháng của sinh viên

2 Độ lệch mẫu 5368789.087 Giá trị kiểm định

Từ bảng kiểm định, ta có: X´ = 5.036.752; μ 0 = 2.000.000; Z = 6.12

Vậy với mức ý nghĩa 1%, mức thu nhập trung bình của 117 sinh viên làm khảo sát không phải là 2.000.000 VND.

Bài toán 3: Có ý kiến cho rằng số thời gian trung bình cho 1 lần uống bia của 117 sinh viên là 4 tiếng Hãy kiểm định con số này với mức ý nghĩa 1%.

Bảng 57 Bảng kiểm định số thời gian trung bình cho 1 lần uống bia của sinh viên

Trung bình mẫu 3.008547009 Độ lệch mẫu 1.359803019

Từ bảng kiểm định, ta có: X´ = 3,008547009; μ 0 = 4; |Z| = 7,89

Vậy với mức ý nghĩa 1%, số thời gian trung bình cho 1 lần uống bia của 117 sinh viên làm khảo sát không phải là 4 tiếng.

Bài toán 4: Có ý kiến cho rằng số lượng lon bia cho 1 lần mua tại nhà hàng hoặc beer club của

117 sinh viên là 10 lon Hãy kiểm định con số này với mức ý nghĩa 1%.

Bảng 58 Bảng kiểm định số lon bia trugn bình 1 lần mua tại nhà hàng hoặc beer club của sinh viên

Kích thước mẫu 107 Trung bình mẫu 14.23364486 Độ lệch mẫu 14.5573553

Từ bảng kiểm định, ta có: X´ = 14,23364486; μ 0 = 10; Z = 3

Vậy với mức ý nghĩa 1%, số lon bia trung bình 1 lần mua tại nhà hàng hoặc beer club của 117 sinh viên làm khảo sát không phải là 10 lon.

Bài toán 5: Có ý kiến cho rằng số lượng lon bia cho 1 lần mua online của 117 sinh viên là 10 lon. Hãy kiểm định con số này với mức ý nghĩa 1%.

Bảng 59 Bảng kiểm định số lon bia trung bình 1 lần mua online của sinh viên

Trung bình mẫu 8.299145299 Độ lệch mẫu 11.71740891

Từ bảng kiểm định, ta có: X´ = 8,299145299; μ 0 = 10; Z= -1,57

Vậy với mức ý nghĩa 1%, số lon bia trung bình 1 lần mua online của 117 sinh viên làm khảo sát là 10 lon.

Bài toán 6: Có ý kiến cho rằng số lon bia mua tại nhà hàng hoặc beer club trên tuần của 117 sinh viên là 5 lon Hãy kiểm định con số này với mức ý nghĩa 1%.

Bảng 60 Bảng kiểm định số lon bia trung bình mua tại nhà hàng hoặc beer club trên tuần của sinh viên

Trung bình mẫu 4.495726496 Độ lệch mẫu 7.474812801Giá trị kiểm định 5Sai số chuẩn 0.691046688Kiểm tra Z -0.729724219

Từ bảng kiểm định, ta có: X´ = 4,495726496; μ 0 = 5; Z= -0,73

Vậy với mức ý nghĩa 1%, số lon bia trung bình mua tại nhà hàng hoặc beer club trên tuần của

117 sinh viên làm khảo sát là 5 lon.

Bài toán 7: Có ý kiến cho rằng số lần đặt mua bia online trung bình trên tuần của 117 sinh viên là

2 lần Hãy kiểm định con số này với mức ý nghĩa 1%.

Bảng 61 Bảng kiểm định số lần đặt mua bia online trung bình trên tuần

Trung bình mẫu 1.179487179 Độ lệch mẫu 1.923607354

Từ bảng kiểm định, ta có: X´ = 1,179487179; μ 0 = 2; Z= -4,61

Vậy với mức ý nghĩa 1%, số lần đặt mua bia online trung bình trên tuần của 117 sinh viên làm khảo sát không phải là 2 lần.

Bài toán 8: Có ý kiến cho rằng tổng chi phí trên hóa đơn trung bình của 117 sinh viên là

1.000.000 VND Hãy kiểm định con số này với mức ý nghĩa 1%.

Bảng 62 Bảng kiểm định tổng chi phí trên hóa đơn trung bình của sinh viên

Trung bình mẫu 1159581.197 Độ lệch mẫu 2098310.426

Từ bảng kiểm định, ta có: X´ = 1.159.581,197; μ 0 = 1.000.000; Z= 0,82

Vậy với mức ý nghĩa 1%, tổng chi phí trên hóa đơn trung bình của 117 sinh viên làm khảo sát là 1.000.000 VND.

Bài toán 9: Có ý kiến cho rằng tổng chi phí mua bia trung bình trên tháng của 117 sinh viên là 2.000.000 VND Hãy kiểm định con số này với mức ý nghĩa 1%.

Bảng 63 Bảng kiểm định tổng chi phí mua bia trung bình trên tháng

Trung bình mẫu 1421805.137 Độ lệch mẫu 5114049.537

Từ bảng kiểm định, ta có: X´ = 1.421.805,137; μ 0 = 2.000.000; Z= -1,22

Vậy với mức ý nghĩa 1%, tổng chi phí mua bia trung bình trên tháng của 117 sinh viên làm khảo sát là 2.000.000 VND.

Bài toán 10: Có ý kiến cho rằng tỉ lệ chi tiêu cho bia so với thu nhập của 117 sinh viên là 10% Hãy kiểm định con số này với mức ý nghĩa 1%.

Bảng 64 Bảng kiểm định tỉ lệ chi tiêu cho bia so với thu nhập

Trung bình mẫu 6.581196581 Độ lệch mẫu 8.117923248

Từ bảng kiểm định, ta có: X´ = 6,581196581; μ 0 = 10; Z= -4,55

Vậy với mức ý nghĩa 1%, tỉ lệ chi tiêu cho bia so với thu nhập của 117 sinh viên làm khảo sát không phải là 10%.

5.2.2 Kết luận cho kiểm định trung bình Để thực hiện bài toán dạng này, trước hết cần có số X´ và số μ 0 (tự cho) muốn kiểm định, rồi tìm ra số Z Sau đó, so sánh số Z vớiZ α

2để xem xét có nhận μ 0 hay không và kết luận nhận định là đúng hay sai.

5.2.3 Kiểm định tỉ lệ tổng thể

Bài toán 1: Có ý kiến cho rằng tỉ lệ các sinh viên 19 tuổi chiếm 20% Hãy kiểm định con số này với mức ý nghĩa 1%.

Bảng 65 Bảng kiểm định tỉ lệ sinh viên 19 tuổi

Phản hồi quan tâm 19 Đếm phản hồi 19

Tỷ lệ mẫu 0.162393162 Giá trị kiểm định 0.2 Sai số chuẩn 0.036980013 Kiểm tra Z -1.01695036

Từ bảng kiểm định, ta có: ´p = 0.162393162; p 0 = 0.2; Z= -1

2 = 2,58 => Nhận p 0 vì Z ∈ (-2,58 – 2,58) Vậy với mức ý nghĩa 1%, tỉ lệ sinh viên 19 tuổi là 20%.

Bài toán 2: Có ý kiến cho rằng tỉ lệ các sinh viên có thu nhập hằng tháng là 2.000.000 VND chiếm 20% Hãy kiểm định con số này với mức ý nghĩa 1%.

Bảng 66 Bảng kiểm định tỉ lệ sinh viên có thu nhập hằng tháng là 2.000.000 VND

Phản hồi quan tâm 2000000 Đếm phản hồi 24

Từ bảng kiểm định, ta có: ´p = 0.205128205; p 0 = 0.2; Z= 0.14

2 = 2,58 => Nhận p 0 vì Z ∈ (-2,58 – 2,58)Vậy với mức ý nghĩa 1%, tỉ lệ sinh viên có thu nhập hằng tháng là 20%.

Bài toán 3: Có ý kiến cho rằng tỉ lệ các sinh viên dành 4 tiếng cho 1 lần uống bia chiếm 20% Hãy kiểm định con số này với mức ý nghĩa 1%.

Bảng 67 Bảng kiểm định tỉ lệ sinh viên dành 4 tiếng cho 1 lần uống bia

Phản hồi quan tâm 4 Đếm phản hồi 19

Từ bảng kiểm định, ta có: ´p = 0.162393162; p 0 = 0.2; Z= -1

2 = 2,58 => Nhận p 0 vì Z ∈ (-2,58 – 2,58) Vậy với mức ý nghĩa 1%, tỉ lệ sinh viên dành 4 tiếng cho 1 lần uống bia chiếm 20%.

Bài toán 4: Có ý kiến cho rằng tỉ lệ sinh viên mua tại nhà hàng hoặc beer club cho 1 lần là 10 lon bia chiếm 10% Hãy kiểm định con số này với mức ý nghĩa 1%.

Bảng 68 Bảng kiểm định tỉ lệ lon sinh viên mua tại nhà hàng hoặc beer club cho 1 lần là 10 lon

Phản hồi quan tâm 10 Đếm phản hồi 13

Tỷ lệ mẫu 0.121495327 Giá trị kiểm định 0.1 Sai số chuẩn 0.029002095 Kiểm tra Z 0.741164642

Từ bảng kiểm định, ta có: ´p = 0.121495327; p 0 = 0.1; Z= 0.7

Vậy với mức ý nghĩa 1%, tỉ lệ sinh viên mua tại nhà hàng hoặc beer club cho 1 lần là 10 lon bia chiếm 10%.

Bài toán 5: Có ý kiến cho rằng tỉ lệ sinh viên mua online 10 lon bia chiếm 10% Hãy kiểm định con số này với mức ý nghĩa 1%.

Bảng 69 Bảng kiểm định tỉ lệ sinh viên mua bia online là 10 lon

Kích thước mẫu 117 Phản hồi quan tâm 10 Đếm phản hồi 9

Tỷ lệ mẫu 0.076923077 Giá trị kiểm định 0.1 Sai số chuẩn 0.02773501 Kiểm tra Z -0.832050294

Từ bảng kiểm định, ta có: ´p = 0.076923077; p 0 = 0.1; Z= -0.83

2 = 2,58 => Nhận p 0 vì Z ∈ (-2,58 – 2,58) Vậy với mức ý nghĩa 1%, tỉ lệ sinh viên mua online 10 lon bia chiếm 10%.

Bài toán 6: Có ý kiến cho rằng tỉ lệ sinh viên mua 5 lon bia tại nhà hàng hoặc beer club trên tuần chiếm 10% Hãy kiểm định con số này với mức ý nghĩa 1%.

Bảng 70 Bảng kiểm định tỉ lệ sinh viên mua 5 lon bia tại nhà hàng hoặc beer club trên tuần

Phản hồi quan tâm 5 Đếm phản hồi 4

Tỷ lệ mẫu 0.034188034 Giá trị kiểm định 0.1 Sai số chuẩn 0.02773501 Kiểm tra Z -2.372884173

Từ bảng kiểm định, ta có: ´p = 0.034188034; p 0 = 0.1; Z= -2.37

Vậy với mức ý nghĩa 1%, tỉ lệ sinh viên mua 5 lon bia tại nhà hàng hoặc beer club trên tuần là 10%.

Bài toán 7: Có ý kiến cho rằng tỉ lệ sinh viên mua bia online 2 lần trên tuần chiếm 10% Hãy kiểm định con số này với mức ý nghĩa 1%.

Bảng 71 Bảng kiểm định tỉ lệ sinh viên mua bia online 2 lần trên tuần

Phản hồi quan tâm 2 Đếm phản hồi 7

Tỷ lệ mẫu 0.05982906Giá trị kiểm định 0.1Sai số chuẩn 0.02773501

Từ bảng kiểm định, ta có: ´p = 0.05982906; p 0 = 0.1; Z= -1.44

2 = 2,58 => Nhận p 0 vì Z ∈ (-2,58 – 2,58) Vậy với mức ý nghĩa 1%, tỉ lệ sinh viên mua bia online 2 lần trên tuần là 10%.

Bài toán 8: Có ý kiến cho rằng tỉ lệ sinh viên có tổng chi phí mua bia trên hóa đơn là 1.000.000 VND chiếm 10% Hãy kiểm định con số này với mức ý nghĩa 1%.

Bảng 72 Bảng kiểm định tỉ lệ sinh viên có tổng chi phí mua bia trên hóa đơn là 1.000.000 VND

Phản hồi quan tâm 1000000 Đếm phản hồi 11

Tỷ lệ mẫu 0.094017094 Giá trị kiểm định 0.1 Sai số chuẩn 0.02773501 Kiểm tra Z -0.215716743

Từ bảng kiểm định, ta có: ´p = 0.094017094; p 0 = 0.1; Z= -0.22

Vậy với mức ý nghĩa 1%, tỉ lệ sinh viên có tổng chi phí mua bia trên hóa đơn là 1.000.000 VND chiếm 10%.

Bài toán 9: Có ý kiến cho rằng tỉ lệ sinh viên có tổng chi phí mua bia trên tháng là 2.000.000 VND chiếm 10% Hãy kiểm định con số này với mức ý nghĩa 1%.

Bảng 73 Bảng kiểm định tỉ lệ sinh viên có tổng chi phí mua bia trên tháng là 2.000.000 VND

Phản hồi quan tâm 2000000 Đếm phản hồi 6

Tỷ lệ mẫu 0.051282051 Giá trị kiểm định 0.1 Sai số chuẩn 0.02773501 Kiểm tra Z -1.756550621

Từ bảng kiểm định, ta có: ´p = 0.051282051; p 0 = 0.1; Z= -1.76

Vậy với mức ý nghĩa 1%, tỉ lệ sinh viên có tổng chi phí mua bia trên tháng là 2.000.000 VND chiếm 10%.

Bài toán 10: Có ý kiến cho rằng tỉ lệ sinh viên có tỉ lệ chi tiêu cho bia là 10% so với thu nhập chiếm 10% Hãy kiểm định con số này với mức ý nghĩa 1%.

Bảng 74 Bảng kiểm định tỉ lệ sinh viên có tỉ lệ chi tiêu cho bia là 10% so với thu nhập

Phản hồi quan tâm 10 Đếm phản hồi 12

Tỷ lệ mẫu 0.102564103 Giá trị kiểm định 0.1 Sai số chuẩn 0.02773501 Kiểm tra Z 0.092450033

Từ bảng kiểm định, ta có: ´p = 0.102564103; p 0 = 0.1; Z= 0.09

Vậy với mức ý nghĩa 1%, tỉ lệ sinh viên có tỉ lệ chi tiêu cho bia là 10% so với thu nhập chiếm 10%.

5.2.4 Kết luận cho kiểm định tỉ lệ tổng thể Để thực hiện bài toán dạng này, trước hết cần có số ´p và số p 0 (tự cho) muốn kiểm định, rồi tìm ra số Z Sau đó, so sánh số Z vớiZ α

2để xem xét có nhận p 0 hay không và kết luận nhận định là đúng hay sai.

Ngày đăng: 17/07/2023, 16:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w