1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực tiễn áp dụng biện pháp cho vay

90 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Tiễn Áp Dụng Biện Pháp Cho Vay
Tác giả Đinh Ngọc Phương
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Văn A
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Luật Kinh Doanh
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 53,3 KB

Cấu trúc

  • Chơng 1 kháI quát chung về bảo đảm tiền vay (0)
    • 1. sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng việt nam:. 1 Giai đoạn 1951-1990 (2)
      • 1.2. Giai đoạn sau 1990 (4)
    • 2. những qui định chung về bảo đảm tiền vay bằng tài sản (6)
      • 2.1. Những khái niệm cơ bản về bảo đảm tiền vay (6)
      • 2.2. Đối tợng điều chỉnh và phạm vi áp dụng (6)
      • 2.3. Sự cần thiết phải áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay (7)
      • 2.4. Nguyên tắc bảo đảm tiền vay (8)
      • 2.5. Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản (0)
    • 3. những qui định cụ thể về đảm bảo tiền vay bằng tài sản:. 8 1. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba (10)
      • 3.1.1. CÇm cè (10)
      • 3.1.2. ThÕ chÊp (13)
      • 3.1.3. Bảo lãnh (20)
      • 3.1.4. Đánh giá, xác định giá trị tài sản bảo đảm tiÒn vay:................................................................18 3.1.5. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong các (24)
      • 3.2.1. Bản chất (30)
      • 3.2.2. Điều kiện đối với khách hàng vay và tài sản hình thành từ vốn vay (31)
      • 3.2.3. Hình thức, nội dung của hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay (32)
      • 3.2.4. Quyền và nghĩa vụ của các bên (33)
      • 3.3. Xử lí tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ đối với các khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản (35)
  • Chơng 2 Thực tiễn áp dụng biện pháp cho vay có bảo đảm bằng tài sản tại sở Giao dịch (0)
    • 1. Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam và SGD I - NH ĐT & PT Việt Nam (38)
      • 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NH §T & PT VN (38)
      • 1.2. Địa vị pháp lý của SGD - NH ĐT & PT VN:. 30 1.3. Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban (39)
        • 1.3.1. Cơ cấu tổ chức (40)
        • 1.3.2. Chức năng của phòng tín dụng (43)
      • 1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch trong những năm gần đây (46)
    • 2. Thực tiễn áp dụng về các bộ phận bảo đảm bằng tài sản tại Sở giao dịch NH ĐT & PT VN (48)
      • 2.1.2. Các biện pháp bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch (49)
      • 2.1.3. Nguyên tắc, điều kiện vay vốn có bảo đảm bằng tài sản (50)
      • 2.2. Hồ sơ cho vay có bảo đảm bằng tài sản:. 39 2.3. Quy trình thẩm định dự án trong cho vay có bảo đảm bằng tài sản (51)
        • 2.3.1. Xử lý tài sản bảo đảm (59)
    • 3. Đánh giá chung về hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản tại Sở giao dịch NH ĐT & PT VN (60)
      • 3.1. Tổng kết hoạt động kinh doanh trong thời (60)
        • 3.1.1 Những kết quả đạt đợc (63)
        • 3.1.2. Những mặt hạn chế còn tồn tại (64)
  • chơng 3 các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện (0)
    • 1. Mục đích, yêu cầu của việc kiến nghị (66)
    • 2. Một số các giải pháp, kiến nghị (67)
      • 2.1. Đối với nhà nớc và các cơ quan chức năng:. 51 1. Về vấn đề hồ sơ, thủ tục bảo đảm tiền vay (67)
        • 2.1.2. Về vấn đề cầm cố, thế chấp tài sản bảo đảm (72)
        • 2.1.3. Về vấn đề xử lý tài sản bảo đảm:.............59 2.1.4. Một số kiến nghị khác đối với nhà nớc và các (77)

Nội dung

kháI quát chung về bảo đảm tiền vay

sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng việt nam: 1 Giai đoạn 1951-1990

Trong giai đoạn này, ở Việt Nam đã thành lập một hệ thống ngân hàng một cấp, phù hợp với cơ chế quản lí kinh tế theo kế hoạch tập trung và mang tính tập thể Hệ thống ngân hàng một cấp chỉ bao gồm duy nhất một ngân hàng là ngân hàng nhà nớc, vừa thực hiện chức năng kinh doanh vừa thực hiện chức năng quản lí nhà nớc Ngân hàng trung ơng có nhiệm vụ: phát hành giấy bạc ngân hàng; điều hoà sự lu thông tiền tệ; huy động vốn của nhân dân và phát triển kinh tế nhà nớc; quản lí ngân quĩ quốc gia; quản lí ngoại tệ và thanh toán với các giao dịch n- ớc ngoài; đấu tranh tiền tệ với địch Trong thời kì này, ngân hàng trung ơng Việt nam đợc tổ chức theo 3 cấp: Ngân hàng trung ơng; ngân hàng liên khu ; ngân hàng tỉnh, thành phố.

Trong thời kì 1976 - 1986: một số ngân hàng chuyên nghiệp đợc thành lập nh: ngân hàng công nghiệp, ngân hàng thơng ngiệp Thời kì này, hoạt động ngân hàng đã tạo lập và từng bớc củng cố hệ thống tiền tệ - tín dụng ngân hàng; giảm dần việc phát hành tiền chi tiêu cho Chính phủ; góp phần giữ vững sự ổn định của giá trị đồng tiền, vợt qua thử thách nặng nề của cuộc chiến tranh, phấn đấu ổn định sức mua của đồng tiền, xây dựng và phát triển vững chắc hệ thống tín dụng ngân hàng theo chế độ tập trung thống nhất, thực hiện tín dụng ngân hàng trực tiếp; xây dựng và từng bớc hoàn chỉnh hệ thống thanh toán không dủng tiền mặt thông qua ngân hàng; làm trung gian thanh toán; trung tâm tín dụng, quản lí tiền tệ thực hiện chức năng quản lí nhà n- ớc về tiền tệ và kinh doanh tiền tệ.

Sau giai đoạn đổi mới, nhà nớc đã chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang cơ chế thị trờng thì bộ mặt của hệ thống cũng dần dần có những thay đổi rõ rệt Khi mới ra đời, ngân hàng nhà nớc là ngân hàng phát hành đồng thời là ngân hàng trực tiếp kinh doanh cho vay vốn đối với nền kinh tế quốc dân, vừa là tổ chức quản lí Nhà nớc về tiền tệ, tín dụng, thanh toán.

Với nghị định 53/NĐ - HĐBT ra ngày 16/3/1988 của Hội đồng bộ trởng về việc tổ chức bộ máy NHNN Việt nam, hệ thống ngân hàng một cấp đã chính thức chuyển sang hệ thống ngân hàng hai cấp, các ngân hàng chuyên nghiệp chuyển hẳn sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, thành lập mới các ngân hàng công - nông - thơng nghiệp; sắp xếp lại các tổ chức quĩ tiết kiệm, củng cố và phát triển các hợp tác xã tín dụng, thành lập mới các công ty kinh doanh vàng, bạc, đá quí Tuy nhiên, chỉ sau khi 2 pháp lệnh : pháp lệnh ngân hàng nhà nớc và pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính đợc Quốc hội thông qua ngày 23/5/1990, hệ thống ngân hàng hai cấp mới thực sự đợc xây dựng phù hợp với nền kinh tế thị trờng.

Cấp I là NHNN - Ngân hàng trung ơng, có chức năng quản lí nhà nớc đối với hệ thống ngân hàng, quản lí nhà nớc về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng.

Cấp II bao gồm các NHTM Ngân hàng chuyên doanh, công ty tài chính và hợp tác xã tín dụng thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.

1.2 Giai đoạn sau 1990: Để đảm bảo cho hoạt động ngân hàng diễn ra một cách có hiệu quả và an toàn, góp phần thúc đẩy tăng trởng kinh tế, Quốc hội đã thông qua hai đạo luật: Luật ngân hàng nhà nớc và luật các tổ chức tín dụng (năm 1997) đồng thời nhà nớc còn ban hành nhiều văn bản dới luật hớng dẫn đảm bảo cho hoạt động ngân hàng ngày càng phát triÓn.

 Vai trò và chức năng của NHTM:

+ NHTM là công cụ quan trọng thúc đẩy sự phát triển của lực lợng sản xuất:

NHTM không chỉ là tổ chức cung ứng vốn cho doanh nghiệp mà còn t vấn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh NHTM có vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho các dự án, chơng trình xây dựng cơ bản, tăng cờng cơ sở vật chất kĩ thuật của đất n- ớc , góp phần giám sát kỉ luật tài chính quốc gia trong quá trình triển khai các hoạt động tiền tệ, tín dụng và thanh toán

+ NHTM là công cụ thực hiện chính sách tiền tệ của NHNN:

Chính sách tiền tệ của NHNN chỉ thực hiện có hiệu quả khi có sự tham gia hỗ trợ của các NHTM, thông qua việc các NHTM thực hiện các qui định về chế độ dự trữ bắt buộc qui chế thanh toán không dùng tiền mặt

Thông qua các hoạt động của mình, NHTM đóng vai trò là nguồn tạo tiền Cùng với NHNN, NHTM góp phần thoả mãn nhu cầu dùng tiền làm phơng tiện giao dịch trong xã héi.

+ Trung gian tài chính tín dụng:

NHTM một mặt thu hút các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội từ các hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp, nhàn n- ớc Mặt khác, sử dụng chính số tiền đó để cho vay đối với các thành phần kinh tế trong xã hội khi họ có nhu cầu bổ sung vèn.

Trong nền kinh tế thị trờng, NHTM là một tổ chức trung gian tài chính quan trọng điều chỉnh vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn Thông qua hoạt động này, NHTM góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, góp phần điều hoà lu thông tiền tệ, ổn định sức mua của đồng tiền, kiềm chế lạm phát.

Phần lớn các khoản chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ của xã hội đều đợc thực hiện thông qua ngân hàng với những hình thức thanh toán thích hợp, thủ tục đơn giản, kĩ thuật ngày càngtiến bộ.

Thông qua hoạt động của NHTM, việc giao lu hàng hoá, dịch vụ trở nên thuận tiện, nhanh chóng, an toàn, tiết kiệm và hiệu quả.

Cũng thông qua hoạt động của NHTM, các NHTM có khả năng kiểm soát đợc phần lớn các hoạt động kinh tế xã hội, góp phần giám sát kỉ luật tài chính quốc gia, hỗ trợ cho các chính sách kinh tế của nhà nớc.

Với các chức năng là trung gian tài chính, Ngân hàng thơng mại thực hiện việc luân chuyển vốn trong nền kinh tế từ ngời có vốn sang ngời cần vốn Nghiệp vụ này thể hiện ở hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng.Trong đó, hoạt động tín dụng chính là hoạt động cấp tín dụng dới các hình thức cho vay và để bảo toàn nguồn vốn cho vay của mình, NHTM (hay các tổ chức tín dụng nói chung) thờng phải sử dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay mà chủ yếu là các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản.

những qui định chung về bảo đảm tiền vay bằng tài sản

2.1 Những khái niệm cơ bản về bảo đảm tiền vay:

- Bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lí để thu hồi đợc các khoản nợ đã cho khách hàng vay.

- Cho vay có bảo đảm bằng tài sản là việc cho vay vốn của tố chức tín dụng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay đợc cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay của khách hàng vay hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.

2.2 Đối tợng điều chỉnh và phạm vi áp dụng:

Bao gồm pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp t nhân và cá nhân có đủ điều kiện vay vốn tại tổ chức tín dụng theo qui định của pháp luật

 Đối tợng làm bảo đảm tiền vay bao gồm:

 Điều kiện đối với tài sản bảo đảm tiền vay:

- Tài sản phải thuộc quyền sở hữu của khách hàng vay, bên bảo lãnh

- Tài sản đợc phép giao dịch

- Tài sản không có tranh chấp

2.3 Sự cần thiết phải áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay:

Quan hệ tín dụng ngân hàng là một dạng của quan hệ vay mợn giữa ngân hàng với khách hàng của mình Hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng đợc thực hiện trên cơ sở “đi vay để cho vay” do đó, hoạt động kinh doanh tiền tệ của các tổ chức tín dụng chứa đựng nhiều rủi ro tiềm tàng khó có thể tránh khỏi Nguyên tắc cơ bản của tín dụng là cho vay có hoàn trả đúng hạn vốn và lãi, tuy nhiên sự hoàn trả phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau Thêm vào đó, rủi ro trong hoạt động ngân hàng mang tính dây chuyền vì tổ chức tín dụng nếu có một số bị phá thì ngời gửi tiền ở các tổ chức tín dụng khác có thể hoang mang rút tiền ồ ạt làm cho các tổ chức tín dụng này mất khả năng thanh toán dẫn tới đổ vỡ các tổ chức tín dụng một cách hệ thống Chính vì có tính rủi ro cao nh vậy nên rất cần có các biện pháp để bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng ngân hàng Khi đó, cả hai bên cho vay và đi vay đều yên tâm vì đã có cơ sở để đảm bảo cho khả năng thanh toán Nh vậy, các biện pháp bảo đảm tiền vay là vô cùng cần thiết đối với hoạt động tín dụng ngân hàng. Đảm bảo tín dụng có thể hiểu là một phơng thức tạo cho ngân hàng sự đảm bảo rằng sẽ có một nguồn thu để hoàn trả hoặc bao chi nếu đến thời hạn thanh toán mà khách hàng vay không có khả năng hoặc không muốn thực hiện nghĩa vụ thanh toán đã cam kết Tuy nhiên, nh chúng ta đã biết, ngân hàng cho vay là để nhằm kiếm lời nhng sự kiếm lời chỉ chắc chắn khi nó dựa trên tính hiệu quả của việc sử dụng vốn vay và chính khách hàng của mình, chứ không dựa vào các biện pháp bảo đảm đợc coi nh một trong những điều kiện để vay với những tổn thất một khi món nợ trở nên khó đòi hoặc trở nên không thể thanh toán đợc mà thôi

2.4 Nguyên tắc bảo đảm tiền vay:

Bảo đảm tiền vay có thể đợc hiểu là việc các tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa, tạo cơ sở pháp lí để thu hồi các khoản nợ đã cho khách hàng vay Đây không phải là biện pháp tối u nhất, đảm bảo chắc chắn rằng ngân hàng sẽ thu hồi đợc các khoản mà mìmh đã cho vay, kể cả lãi, nó chỉ là một biện pháp mang tính phòng ngừa, giảm bớt rủi ro trong trờng hợp khách hàng vay thựchiện không đúng hoặc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình Một trong những vấn đề quan trọng nhất cho việc triển khai thực hiện tốt việc sử dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay là phải triệt để tuân thủ các nguyên tắc bảo đảm tiền vay.

Có 4 nguyên tắc sau đây:

- Tổ chức tín dụng có quyền lựa chọn, quyết định cho vay có bảo đảm bằng tài sản, cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo qui định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

- Khách hàng vay đợc tổ chức tín dụng lựa chọn cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, nếu trong quá trình sử dụng vốn vay, tổ chức tín dụng phát hiện khách hàng vay vi phạm các cam kết trong hợp đồng tín dụng thì tổ chức tín dụng có quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm hoặc thu hồi nợ trớc hạn.

- Tổ chức tín dụng có quyền xử lí tài sản bảo đảm tiền vay theo qui định của pháp luật để thu hồi nợ khi khách hàng vay hoặc ngời bảo lãnh tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ đã cam kết.

- Sau khi xử lí tài sản bảo đảm tiền vay, nếu khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh cha thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ thì khách hàng vay hoặc ngời bảo lãnh tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ đã cam kết.

- Baỏ đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay hay bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3

- Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay

những qui định cụ thể về đảm bảo tiền vay bằng tài sản: 8 1 Bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba

3.1 Bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba:

Bản chất của cầm cố:

Theo điều 329, Bộ luật dân sự thì “Cầm cố tài sản là việc bên có nghĩa vụ giao tài sản thuộc sở hữu của mình là động sản cho bên có quyền để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự, nếu tài sản có đăng kí quyền sở hữu thì các bên có thể thoả thuận bên cầm cố vẫn giữ tài sản cầm cố hoặc giao cho bên thứ ba giữ“.

Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, cầm cố cũng đợc coi nh là một biện pháp bảo đảm Theo điều 2, qui chế thế chấp, cầm cố tài sản và bảo lãnh vay vốn ngân hàng ban hành kèm theo quyết định 217/QĐ - NH1(17/8/96) củaThống đốc ngân hàng Nhà nớc thì “ Cầm cố tài sản vay vốn ngân hàng là việc bên vay vốn ( bên cầm cố ) có nghĩa vụ giao tài sản là động sản thuộc sở hữu của mình cho tổ chức tín dụng ( bên nhận cầm cố ) để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ ( bao gồm nợ gốc, lãi và tiền phạt nếu có ), nếu tài sản mà pháp luật qui định phải đăng kí quyền sở hữu hoặc có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu thì các bên có thể thoả thuận bên cầm cố vẫn giữ tài sản cầm cố và giao bản gốc giấy tờ quyền sở hữu cho bên nhận cÇm cè gi÷ “

Nh vậy, đối tợng của cầm cố là tất cả các động sản (trừ những động sản đợc liệt kê theo phơng pháp loại trừ - là đối tợng của thế chấp), những tài sản có thể di dời đợc, có giá trị và đợc phép giao dịch trên thị trờng.

Chủ thể của quan hệ cầm cố:

Các bên tham gia trong quan hệ cầm cố bao gồm:

- Bên nhận cầm cố: gồm hệ thống ngân hàng (Ngân hàng thơng mại quốc doanh, ngân hàng thơng mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng đầu t phát triển, các công ty tài chính)

- Bên cầm cố: Các tổ chức, tổ hợp tác, hộ gia đình hay các cá nhân có đủ điêù kiện qui định của pháp luật. Đối tợng cầm cố: Đối tợng nói chung của cầm cố là các động sản đợc phép giao dịch thuộc quyền sử dụng hợp pháp của bên cầm cố Mọi tài sản kể cả bất động sản hay động sản nếu đang bị tranh chấp, niêm phong, phong toả thì không thể trở thành đối tợng của cầm cố khi vay vốn ngân hàng.

Các quyền tài sản, các giáy tờ có giá nh tín phiếu, th- ơng phiếu, sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi đợc phép giao dịch cũng có thể trở thành đối tợng của cầm cố.

Cụ thể, đối tợng làm bảo đảm tiền vay bằng cầm cố gồm:

- Máy móc, thiết bị, nguyên - nhiên vật liệu, hàng tiêu dùng, kim khí, đá quí.

- Ngoại tệ bằng tiền mặt, số d tài khoản trên tiền gửi, sổ tiết kiệm bằng tiền Việt nam, ngoại tệ.

- Trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, kì phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm, thơng phiếu, các giấy tờ có giá khác trị giá đợc bằng tiền; riêng đối với cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng phát hành thì tổ chức tín dụng đó không đợc nhận làm tài sản cầm cố.

- Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền đợc nhận số tiền bảo hiểm, các quyền tài sản khác phát sinh từ hợp đồng hoặc từ các căn cứ pháp lí khác

- Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên theo qui định của pháp luật.

- Tàu biển theo qui định của bộ luật hàng hải Việt nam, tàu bay theo qui định của bộ luật hàng không dân dụng Việt nam trong trờng hợp đợc cầm cố.

- Các loại tài sản khác theo qui định của pháp luật. Lợi tức phát sinh từ các quyền phát sinh từ tài sản cầm cố nếu các bên có thoả thuận hoặc phápluật có qui định. Trong trờng hợp tài sản cầm cố đợc bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng thuộc tài sản cầm cố.

Nội dung của cầm cố: Đó là việc bên cầm cố tài sản giao tài sản là động sản thuộc sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ Đối với tài sản có đăng kí quyền sở hữu thì các bên có thể thoả thuận tài sản do bên cầm cố giữ Những loại tài sản này có thể dùng để cầm cố cho nhiều lần vay tại một bên cho vay, mỗi lần cầm cố phải đăng kí tại cơ quan nhà nớc có thẩm quyền Trong trờng hợp nhiều tổ chức tín dụng cùng cho vay một dự án đầu t thì một tài sản có đăng kí quyền sở hữu có thể đợc dùng đảm bảo đồng thời tại các tổ chức tín dụng cùng tài trợ, khi cầm cố phải đăng kí tạicơ quan nhà nớc có thẩm quyền. Việc u tiên thanh toán các khoản nợ có bảo đảm trong hợp đồng này do các tổ chức tín dụng cùng cho vay hợp vốn thoả thuận trong hợp đồng hoặc theo thứ tự đã đăng kí giao dịch bảo đảm.

Bản chất của thế chấp: Điều 346.1, Bộ luật dân sự có định nghĩa: “Thế chấp tài sản là việc bên có nghĩa vụ dùng tài sản là bất động sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền”

Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, thế chấp cũng đợc sử dụng nh một biện pháp bảo đảm tiền vay Theo Điều 2, qui chế thế chấp, cầm cố tài sản và bảo lãnh vay vốn ngân hàng thì “Thế chấp vay vốn ngân hàng là việc bên vay vốn (bên thế chấp ) dùng tài sản là bất động dản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ (gồm nợ gốc, lãi và tiền phạt nếu có) đối với bên cho vay (bên nhận thế chấp).

Nh vậy, thế chấp là một biện pháp bảo đảm tiền vay đợc pháp luật thừa nhận - một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên có quyền, tài sản đợc dùng làm vật bảo đảm là các bất động sản.

Quan hệ thế chấp đợc coi là phụ thuộc của quan hệ hợp đồng tín dụng bởi nó chỉ phát sinh khi có quan hệ hợp đồng tín dụng Do đó, chủ thể của quan hệ hợp đồng tín dụng cũng là chủ thể của quan hệ chế chấp, bao gồm:

- Bên nhận thế chấp: Ngân hàng thơng mại quốc doanh, ngân hàng thơng mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng đầu t và phát triển

Thực tiễn áp dụng biện pháp cho vay có bảo đảm bằng tài sản tại sở Giao dịch

Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam và SGD I - NH ĐT & PT Việt Nam

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NH ĐT &

Ngày 26 tháng 4 năm 1957, thủ tớng chính phủ ký nghị định 177-TG thành lập “Ngân hàng kiến thiết Việt Nam” tại Bộ tài chính thay thế cho “vụ cấp phát vốn kiến thiết cơ bản” Ngân hàng có nhiệm vụ chủ yếu là thanh toán và quản lý vốn do nhà nớc cấp cho kiến thiết cơ bản, nhằm thực hiện các kế hoạch, phát triển kinh tế và hỗ trợ công cuộc chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc.

1957 - 1981: Ngân hàng là một cơ quan của Bộ tài chÝnh.

Thời điểm này, hoạt động của Ngân hàng nặng về kiểm soát và thanh toán các công trình xay dựng cơ bản hơn là cho vay, nặng về đánh giá và quản lý trớc và trong khi cung ứng vốn, coi nhẹ quản lý sau khi cung ứng vốn.

Lúc này, Ngân hàng không mang bản chất của một

Ngày 24 tháng 6 năm 1981, Hội đồng chính phủ ra quết định số 259 -CP về việc chuyến Ngân hàng kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ tài chính thành “Ngân hàng Đầu t và Xây dựng Việt Nam” trực thuộc Ngân hàng Nhà nớc Việt Nam Với quyết đinh này, Ngân hàng đợc tổ chức của doanh nghiệp quốc doanh, nhiệm vụ mới của Ngân hàng là thu hút và quản lý các nguồn vốn dành cho đầu t xây dựng cơ bản các công trình không do Ngân sách cấp hoặc không đủ vốn tự có, đại lý thanh toán và kiểm soát các công trình thuộc diện ngân sách đầu t Ngân hàng vẫn cha thực hiện nhiêm vụ kinh doanh.

Ngày 14 tháng 11 năm 1990, chủ tịch hội đồng bộ tr- ởng ra quyết định thành lập Ngân hàng đầu t và phát triển, thay cho Ngân hàng đầu t và kiến thiết cũ Bây giờ, Ngân hàng có chức năng huy động vốn trung và dài hạn trong nớc và ngoài nớc và nhận vốn từ ngân sách nhà n- ớc cho vay các dự án chủ yếu trong lĩnh vực đầu t và phát triÓn.

1.2 Địa vị pháp lý của SGD - NH ĐT & PT VN:

Căn cứ vào điều lệ tổ chức hoạt động của NH ĐT & PT

VN ban hành kèm theo quyết định 349QĐ ngày 16/10/1991 của thống đốc Ngân hàng nhà nớc Việt Nam.

Căn cứ vào quyết định 76/QĐ - TCCB ngày 28/3/1991 của tổng giám đóc NH ĐT & PT VN về việc thành lập sở giao dịch NH ĐT & PT VN.

Theo đề nghị của trởng phòng tổ chức hành chính

Sở giao dịch NH ĐT & PT VN.

Trong thời gian này, Sở giao dich NH ĐT & PT VN là một dịch vụ phụ thuộc thực hiện cho vay, nhận gửi từ trên xuống Mọi hoạt động của Sở giao dịch đều mang tính bao cấp thực hiện theo chỉ thị ( Sở giao dịch cho vay chủ yếu với các dự án phát triển kinh tế do NH ĐT & PT VN chỉ định)

Lỗ lãi không tự hạch toán vì không chịu trách nhiệm, chủ yếu do Ngân hàng mẹ đỡ đầu.

Từ năm 1998 đến nay, Sở giao dịch có bớc chuyển biến lớn thật sự tách ra thành một Ngân hàng hạch toán độc lập.

Năm 1998 - 1999, mặc dù đã chính thức đợc tách ra nhng Sở giao dịch vẫn còn mang dấu ấn của sự bao cấp, chỉ thị Một số chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh của Sở nh : nợ, lợi nhuận, d nợ, lơng, chi phí, đều do NH ĐT & PT VN đề ra và áp đặt cho Sở.

Năm 2000, các chỉ tiêu đề ra trên không còn, tuy vậy một số dự án lớn từ trớc vẫn còn kéo dài đến nay Trong đó vẫn còn có nhiều dự án vẫn còn mang tính bao cấp chỉ thị.

Năm 2001, đây là năm mà Sở giao dịch chính thức trở thành một dịch vụ hạch toán kinh doanh độc lập, có quyền tự chủ thực sự trong mọi hoạt động kinh doanh.

1.3 Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Cho đến nay, Sở giao dịch gồm có 11 phòng ban, một chi nhánh tại Gia Lâm Với số lợng công nhân viên 207 ngời đợc phân bổ cho các phòng ban nh sau :

- Chi nhánh trực thuộc : 59 ngời.

- Hành chính, tổ chức, kho qũi :18

1.3.2 Chức năng của phòng tín dụng:

Phòng tín dụng là đơn vị thuộc Sở giao dịch Ngân hàng đầu t và Phát triển Việt Nam, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và tham mu cho Giám đốc về hoạt động kinh doanh tiền tệ thông qua nghiệp vụ tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế (sau đây gọi là khách hàng) bằng VNĐ và ngoại tệ. Điều hành phòng tín dụng là trởng phòng, giúp việc cho trởng phòng là một số phó trởng phòng.

- Thực hiện cho vay ngắn hạn, trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, bảo lãnh cho các khách hàng theo chế độ tín dụng hiện hành, đảm bảo an toàn, hiệu quả của đồng vèn.

- Thực hiện t vấn trong hoạt động tín dụng và dịch vụ uỷ thác đầu t theo quy định.

- Thực hiện việc huy động vốn từ mọi nguồn vốn hợp pháp của khách hàng nh: tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn cả VNĐ và ngoại tệ.

- Tổ chức việc lập kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý, năm của phòng và tham gia xây dựng kế hoạch kinh doanh của Sở giao dịch.

- Thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh hàng quý, năm do Giám đốc giao.

- Thực hiện việc báo cáo thống kê theo chuyên đề định kỳ hoặc đột xuất về hoạt động tín dụng, bảo lãnh theo quy định của Ngân hàng Đầu t và Phát triển TW và Giám đốc.

- Tổ chức thực hiện công tác khách hàng thờng xuyên: phục vụ và khai thác tiềm năng của khách hàng truyền thống, mở rộng phát triển khách hàng mới.

- Tham mu cho Giám đốc về chiến lợc kinh doanh, chính sách khách hàng, chính sách tín dụng và chính sách lãi suất của Sở giao dịch.

- Tổ chức việc lập, lu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu theo đúng quy định.

- Thực hiện các công việc khác khi Giám đốc giao.

Mối quan hệ: Đối với phòng nguồn vốn kinh doanh:

- Phối hợp với phòng nguồn vốn lập kế hoạch kinh doanh của Sở giao dịch Cung cấp kế hoạch kinh doanh năm của phòng; báo cáo tình hình thực hiện chơng trình công tác hàng tháng, quý, năm và các báo cáo thống kê thờng xuyên và đột xuất theo quy định.

- Phối hợp với phòng nguồn vốn trong công tác điều hành nguồn vốn, thực hiện chính sách kinh doanh, kinh doanh ngoại tệ.

- Phối hợp trong công tác thẩm định dự án đầu t theo quy định của Giám đốc. Đối với phòng tài chính kế toán:

- Phối hợp với phòng tài chính kế toán theo dõi, thu nợ gốc, lãi của các khoản vay, bảo lãnh của khách hàng.

- Cung cấp bản chính các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các chứng từ liên quan đến việc xử lý phát sinh tín dụng, bảo lãnh: cho vay, gia hạn, giãn nợ, điều chỉnh lãi suất, thu nợ, lãi phí đã đợc Giám đốc duyệt.

- Đối chiếu các số liệu hàng tháng, quý, năm đảm bảo chính xác, kịp thời. Đối với phòng tổ chức - hành chính - kho quỹ:

Thực tiễn áp dụng về các bộ phận bảo đảm bằng tài sản tại Sở giao dịch NH ĐT & PT VN

Sở giao dịch NH ĐT & PT VN

2.1 Tình hình áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Sở giao dịch NH ĐT & PT VN

Tổ chức tín dụng xem xét và quết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau :

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật, cụ thể là :

+ Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự.

+ Cá nhân và chủ doanh nghiệp t nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.

+ Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự

+ Đại diện cảu tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.

+ Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Có dự án đầu t, phơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu t, phơng án phục vụ đời sống khả thi kèm theo phơng án trả nợ khả thi.

Dựa trên cơ sở những quy định trên của pháp luật, Sở giao dịch cũng quy định cho vay đối với các khách hàng đủ điều kiện nêu trên. ở Sở giao dịch, các doanh nghiệp nhà nớc đợc cho vay theo chỉ thị từ trên đa xuống Sở giao dịch Ngoài ra, Sở giao dịch NH ĐT & PT VN còn cho vay đối với các doanh nghiệp là khách hàng truyền thống, quen thuộc dựa trên uy tín của doanh nghiệp đó trong mối quan hệ với Sở giao dịch.

Tuy nhiên, ở Sở giao dịch còn có một số lợng lớn khách hàng đợc Sở giao dịch cho vay vốn bằng cách áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản, số khách hàng này chủ yếu là các cá nhân hay doanh nghiệp t nhân (sử dụng biện pháp bảo đảm tiền vay bằng cầm cố, thế chấp bảo đảm tài sản) Biện pháp bảo đảm bằng tài sản tại Sở giao dịch thờng là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và số này là lợng khách hàng chủ yếu của Sở giao dịch.

2.1.2 Các biện pháp bảo đảm tiền vay tại Sở giao

Cũng giống nh các NHTM khác, Sở giao dịch cũng hoạt động kinh doanh ở tất cả các mặt và trong hoạt động cho vay, sở giao dịch cũng sử dụng đầy đủ các biện pháp bảo đảm cho pháp luật quy định, nghĩa là bao gồm

- Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản

+ Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay. + Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3.

+ Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.

- Biện pháp bảo đảm tiền vay trong trờng hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản.

+ Tổ chức tín dụng chủ động lựa chọn khách hàng vay để cho vay không có bảo đảm bằng tài sản.

+ Tổ chức tín dụng nhà nớc đợc cho vay không có bảo đảm theo chỉ thị của Chính phủ.

+ Tổ chức tín dụng cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay có bảo lãnh bằng thế chấp của tổ chức đoàn thể chính trị - XH.

Trong đó, theo phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng ta chỉ tìm hiểu về hoạt động cho vay áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản mà thôi.

Tại Sở giao dịch, biện pháp đảm bảo tiền vay bằng tài sản chủ yếu đợc sử dụng là cầm cố, thế chấp và bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay Vấn đề bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3 ít đợc dùng ở đây hơn.

2.1.3 Nguyên tắc, điều kiện vay vốn có bảo đảm bằng tài sản:

Về nguyên tắc, điều kiện, Sở giao dịch cũng áp dụng đầy đủ và đúng đắn những nguyên tắc và điều kiện mà pháp luật đã đề ra theo điều 4, Nghị định 178/1999/NĐ-CP ra ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay.

2.2 Hồ sơ cho vay có bảo đảm bằng tài sản:

Nh trên đã nói, tại Sở giao dịch, các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản đều đợc sử dụng, tuy nhiên mức độ sử dụng có khác nhau, nhiều nhất vẫn là bảo đảm tiền vay bằng biện pháp thế chấp và bằng tài sản hình thành từ vốn vay.

Hồ sơ cho vay có bảo đảm bằng tài sản tại Sở giao dịch cũng đợc ký kết theo đúng pháp luật nghĩa là thực chất nó cũng là một hợp đồng tín dụng có kèm theo hợp đồng bảo đảm đợc lập thành văn bản riêng với hợp đồng chÝnh.

Chúng ta sẽ xem xét cụ thể 2 bộ hồ sơ vay vốn có bảo đảm bằng tài sản có tại Sở giao dịch để thấy rõ điều này.

Bộ hồ sơ vay vốn có những văn bản cần thiết kèm theo nh :

- Quyết định thành lập doanh nghiệp.

- Dự án nghiên cứu khả thi.

- Hợp đồng tín dụng (trung, dài, ngắn hạn).

- Bảng cân đối kế toán:

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

+ Biên bản kiểm tra báo cáo quyết toán thuế

+ Bảng cân đối tài sản. ở trên là bộ hồ sơ vay vốn có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay Còn một bộ hồ sơ khác lại dùng biện pháp bảo đảm bằng thế chấp tài sản; trờng hợp này hồ sơ không bao gồm hồ sơ dự thầu hay bảng cân đối kế toán mà thay vào đó là giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cùng các giấy tờ tài liệu liên quan đến tài sản thế chấp.

Cụ thể chúng ta nghiên cứu vấn đề sau:

Chủ thể của quan hệ bảo đảm tiền vay bằng tài sản : ở hồ sơ thứ nhất: Đơn xin vay vốn số 91/ĐXV có ghi rõ :

Tên công ty : Công ty khách sạn du lịch Kim Liên.

Quyết định thành lập số 309/QĐ-TCDL ngày 25/1/1994

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 111340 cấp ngày 28/10/1996. Địa chỉ : Số 7 Đào Duy Anh - Hà Nội.

Còn ở hồ sơ thứ 2 có ghi :

Tên khách hàng vay vốn : Nguyễn Thị ất. Địa chỉ : số

Nh vậy, thông qua 2 bộ hồ sơ cụ thể và các hồ sơ khác, chủ thể trong quan hệ bảo đảm chính là Sở giao dịch NH ĐT & PT VN và khách hàng của mình bao gồm các cá nhân, tổ chức, nhà nớc Có thể thấy lợng khách hàng của Sở giao dịch là rất phong phú mặc dù cũng có sự phân loại khá rõ ràng loại khách hàng nào thờng ứng với biện pháp bảo đảm nào Trong trờng hợp Sở giao dịch, khách hàng vay vốn có bảo đảm bằng tài sản thờng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đối tợng của quan hệ bảo đảm tiền vay bằng tài sản:

+ Máy móc thiết bị, nguyên, nhiên vật liệu, hàng tiêu dùng

+ Ngoại tệ bằng tiền Việt Nam , ngoại tệ.

+ Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ các quyền tài sản khác phát sinh từ hợp đồng hoặc từ các căn cứ pháp ly khác.

+ Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật.

+ Các loại tài sản khác theo quy định của pháp luật. Tại Sở giao dịch, các loại tài sản cầm cố trên trừ loại đầu tiên, còn lại là không nhiều ở đây chủ yếu là nhận cầm cố máy móc thiết bị, ngoài ra cũng có bao gồm cả cầm cố các trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi các giấy tờ có giá trị đợc bằng tiền.

Biện pháp bảo đảm bằng cách cầm cố tài sản ở Sở giao dịch chiếm tỷ lệ khoảng 20% so với tổng tài sản bảo đảm mà các biện pháp có bảo đảm bằng tài sản đợc thực hiện tại Sở giao dịch.

Trong việc bảo lãnh, Sở giao dịch chủ yếu dùng biện pháp bảo đảm không có tài sản ( nghĩa là hầu hết bảo lãnh bằng tín chấp ) Còn trờng hợp bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3 chỉ chiếm một lợng nhỏ

Đánh giá chung về hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản tại Sở giao dịch NH ĐT & PT VN

3.1 Tổng kết hoạt động kinh doanh trong thời gian gÇn ®©y (n¨m 2001):

Năm 2001, nền kinh tế nớc ta phát triển ổn định, có mức tăng trởng cao hơn các năm trớc, cơ cấu kinh tế có những bớc chuyển dịch tích cực, việc huy động các nguồn vốn cho đầu t đạt kết quả khá Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, nớc ta cũng phải đơng đầu với những khó khăn biến động phức tạp Nhận thức đợc điều đó, ngay từ đầu năm 2001, Sở giao dịch đã xây dựng kế hoạch kinh doanh với tốc độ cao tất cả các mặt và đã đạt đợc những kết quả so víi n¨m 2000 nh sau :

+ Huy động vốn tăng 24,6%, từng bớc đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Sở giao dịch và hỗ trợ một phần cho ngành.

+ Huy động vốn bằng ngoại tệ tăng 25,9%

+ Tín dụng tăng trởng tơng đối tôt trong đó có d nợ tín dụng ngắn hạn và trung dài hạn thơng mại tăng 1785 tỷ đồng bằng 184,8% so với năm 2000.

+ Cơ cấu tín dụng điều chỉnh theo xu hớng tích cực phù hợp với sự đổi mới của cơ chế tín dụng.

+ Thu dịch vụ tăng 38,23% do mở rộng đa dạng hoá các dịch vụ Ngân hàng theo hớng khép kín, phục vụ khách hàng. Đánh giá các mặt công tác :

31/12/2001, nguồn huy động vốn là 7390 tỷ, tăng24,6% so với 31/12/2000, trong đó huy động vốn dân c tăng 20,4%, tiền gửi khách hàng tăng 31,5%, giữ vững thị phần huy động vốn của Sở giao dịch, góp phần tạo một nền vốn tơng đối ổn định cho hoạt động ngân hàng.

Trong năm, Sở giao dịch đã thực hiện phát hành trái phiếu đợt 3 năm 2001 với tổng số huy động vốn chiếm 30% số trái phiếu hoạt động đợt 3 của toàn ngành, đa số d huy động trái phiếu đạt hơn 1265 tỷ VND, cải thiện cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn huy động Thực hiện chi trả lãi trái phiếu năm thứ 2 trái phiếu NH ĐT & PT VN đợt I, II/2000, thanh toán trái phiếu và trả lãi trái phiếu NH ĐT & PT VN năm

1998, 1999 nhanh chóng, an toàn với hơn 8000 lợt ngời, số tiền thanh toán là 51,421 triệu đồng.

TÝn dông: Đến 31/12/2001, d nợ tín dụng là 5804 tỷ đồng, tăng trởng là 35,84% so với 31/12/2000 số tuyệt đối tăng là 1 tỷ.

Phân loại theo kỳ hạn cho vay (31/12/2001)

Loại cho vay Tổng hợp

D nợ cho vay ngắn hạn 1456 tỷ đồng 124,89

D nợ cho vay trung và dài hạn

Trong đó DN CV TDHTM 2434 tỷ đồng 251,18

Phân theo nội ngoại tệ (31/12/2001)

- D nợ cho vay bằng nội tệ đạt 2975 tỷ đồng, chiếm 51,25% tổng số d nợ cho vay.

- Chiếm 48,75% tổng d nợ cho vay bằng ngoại tệ (quy đổi sang VND) ớc đạt 2829 tỷ đồng.

Tổ chức tốt hội nghị khách hàng từ đầu năm, thực hiện kế hoạch tiếp xúc trực tiếp với khách hàng ngay sau hội nghị để nắm bắt nhu cầu khách hàng Có chính sách khách hàng linh hoạt, tăng cờng các dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu khách hàng, tìm kiếm khách hàng mới, đặc biệt chú trọng tìm kiếm các hoạt động xuất khẩu, phối hợp thực hiện công tác khách hàng giữa các bộ phận đồng bộ, nhịp nhàng và phát huy hiệu quả.

Kết quả là trong năm đã tăng trởng 613 khách hàng là doanh nghiệp nhà nớc trong đó :

+ Khách hàng quan hệ tín dụng 54 + Kế hoạch có quan hệ tiền gửi 239 + Khách hàng sử dụng dịch vụ 320

3.1.1 Những kết quả đạt đợc:

Về hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản, Sở giao dịch đã tuân thủ đúng các quết định của pháp luật, tạo điều kiện mở rộng phạm vi cho vay, nâng cao chất lợng và hiệu quả trong hoạt động tín dụng ngân hàng.

- D nợ tín dụng đạt 5804 tỷ đồng, đạt mức tăng trởng là 35,84% so với cùng kỳ năm ngoái ( Số tuyệt đối tăng là 1 tỷ đồng ) Trong đó, d nợ cho vay ngắn hạn là 1456 tỷ đồng, đạt 124,89% ( phân theo kỳ hạn hco vay là311/12/2001 ) Mặc dù d nợ trung và dài hạn chỉ đạt tỷ lệ95,95% so với cùng thời điểm năm 2000 nhng vẫn chiếm một lợng tiền lớn là 3917 tỷ đồng

Trong số các khách hàng của mình, số lợng khách hàng đợc cho vay có bảo đảm bằng tài sản tại Sở giao dịch là rất nhiều Nh vậy có thể nói biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản đợc sử dụng chủ yếu ở đây THêm vào đó, Sở giao dịch đã không ngừng đầu t vào công tác khách hàng, có những chính sách khách hàng linh hoạt nhằm tăng cờng tìm kiếm các khách hàng mới và trong năm vừa qua , Sở giao dịch đã có 54 khách hàng mới quan hệ tín dụng là doanh nghiệp, nhà nớc cũng nh thu hút nhiều doanh nghiệp t nhân, cá nhân, hộ gia đình, tham gia vay vốn thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản.

3.1.2 Những mặt hạn chế còn tồn tại:

Bên cạnh những mặt đã đạt đợc, hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản tại Sở giao dịch cũng có những hạn chế nh :

- Tỷ lệ cho vay tập trung phần lớn vào cho vay ngắn hạn, cha có nhiều dự án khả thi cho vay trung và dài hạn nhằm ổn định d nợ lâu dài cho giá ngân hàng đã dẫn đến tình trạng giảm cho vay trung và dài hạn so với cùng kú n¨m tríc.

- Cho vay có bảo đảm bằng tài sản là cần thiết cho hoạt động tín dụng ngân hàng, đặc biệt góp phần làm giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng Tuy nhiên không phải mọi khách hàng vay vốn đều có tài sản bảo đảm đáp ứng đủ điều kiện để thế chấp, cầm cố hay nhận đợc sự bảo đảm của bên thứ 3 ĐIều này là khó khăn chung, hạn chế chung của mọi biện pháp cho vay có bảo đảm bằng tỷ suất đối với mọi tổ chức, không riêng gì Sở giao dịch. Thêm vào đó, trong tình hình hiện nay, công tác công chứng, cũng nh hồ sơ thủ tục liên quan đến việc thực hiện biện pháp bảo đảm này còn rờm rà; việc thanh lý, phát mại tài sản còn gặp nhiều khó khăn.

- Trình độ cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế, đặc biệt là cán bộ thẩm định dự án, phơng án kinh doanh hàng hóa dịch vụ bởi cán bộ tín dụng hầu nh không đợc đào tạo chuyên ngành về nghiệp vụ thẩm định mà chỉ là nghiên cứu thông qua tài liệu sách vở nên dĩ nhiên còn nhiều hạn chế Hơn nữa, chúng ta đang trong cơ chế thị trờng, các lĩnh vực kinh tế xã hội ngày một phát triển mở rộng phong phú, nếu không có sự cập nhật thờng xuyên thì công tác thẩm định cũng khó có thể đạt đợc chất lợng cao.

- Tại Sở giao dịch, cũng nh nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng khác, việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản chỉ chú trọng vào tài sản bảo đảm nên dẫn đến bị động về phía ngân hàng Công tác kiểm tra, kiểm soát mục đích cũng nh hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng cha thực sự đóng vai trò quan trọng (ch đợc quan tâm đúng mức) Vì vậy dẫn đến tình trạng khi ngân hàng phát hiện ra tình trạng tài chính của khách hàng có vấn đề thì tình huống đã trở nên cực kỳ khó khăn Lúc này tuy đã có tài sản bảo đảm những việc xử lý lại gặp nhiều khó khăn và thờng kéo dài gây ảnh hởng rất lớn cho hợp đồng kinh doanh của tổ chức tín dụng Hơn nữa, chúng ta cũng biết rõ, tài sản bảo đảm chỉ đóng vai trò bảo đảm

các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện

Mục đích, yêu cầu của việc kiến nghị

Nh trên đã nói, bên cạnh những thành tích đạt đợc,

Sở giao dịch cũng gặp phải một số những khó khăn trong hoạt động tín dụng của mình cũng nh cụ thể là trong việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản.

Chuyên đề cũng đã phân tích các qui định của pháp luật hiện hành về cho vay có bảo đảm bằng tài sản,thực tiễn áp dụng các qui chế đó tại Sở giao dịch, từ đó nhằm phân tích những tồn tại, vớng mắc- các nguyên nhân của nó nhằm đa ra các đề xuất về các giải pháp, kiến nghị.

Dới đây là một số giải pháp kiến nghị cơ bản mà chúng ta cần xem xét dới hai góc độ :

+ Đối với nhà nớc và các cơ quan chức năng.

+ Đối với bản thân Sở giao dịch

Một số các giải pháp, kiến nghị

2.1 Đối với nhà nớc và các cơ quan chức năng:

2.1.1 Về vấn đề hồ sơ, thủ tục bảo đảm tiền vay:

- Tại khoản 1, nghị định 165/1999/NĐ-CP hay tại khoản 6, mục 2, chơng II, thông t 6/2000(TT-NHNN1 đều có quy định “ Hợp đồng thế chấp, hợp đồng cầm cố phải đợc lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính."

Nh vậy, tổ chức tín dụng hoàn toàn có thể đa các nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo đảm vào hợp đồng tín dụng mà không cần lập thành hợp đồng riêng, có thể tránh đợc sự rờm rà, trùng lặp Nhờ đó bộ hồ sơ cho vay trở nên gọn hơn, rất thuận lợi cho công tác lu trữ, kiểm soát hồ sơ mà vẫn hoàn toàn bảo đảm an toàn về căn cứ pháp lý.

Trong trờng hợp này có lẽ chỉ cần quy định “ hợp đồng thế chấp, cầm cố đợc đa luôn vào hợp đồng chính “ là đủ.

- Theo pháp luật hiện hành không có quết định bắt buộc tất cả các dạng hợp đồng phải đợc công chứng nhà nớc chấp nhận mà chỉ quết định cụ thể hợp đồng mua bán chứng nhà nớc hoặc chứng thực của uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền (theo điều 443 và điều 489 Bộ luật dân sự) Còn các dạng hợp đồng khác thì chỉ phải có chứng nhận của công chứng nhà nớc nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Nh vậy, rõ ràng là hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng tài sản (trong trờng hợp gộp chung 2 hợp đồng) chỉ phải có chứng nhận của công chứng nhà nớc nếu tổ chức tín dụng và khách hàng vay có thoả thuận còn nếu không thì có thể không cần thực hiện việc công chứng.

Mặt khác, theo khoản 2, điều 37, nghị định 165/1999/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm thì “ Trong trờng hợp một tài sản đợc dùng để bảo đảm nhiều nghĩa vụ thì tiền bán đợc thanh toán theo thứ tự đăng ký giao dịch bảo đảm ”.

Nh vậy, việc đăng ký giao dịch bảo đảm là điều kiện bắt buộc theo quy định của pháp luật cho nên dù hợp đồng không đợc công chứng (nếu không có thoả thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng vay, nhng nếu đợc đăng ký trớc các giao dịch với tổ chức tín dụng, chủ thể khác khác thì tổ chức tín dụng cho vay vẫn có quyền u tiên thanh toán theo thứ tự đăng ký).

Do đó, rõ ràng là các khách hàng sẽ cố gắng hạn chế tối đa công tác thủ tục này để tránh tốn kém chi phí (thực tế là rất cao) bằng cáh không chỉ cần thực hiện đúng thủ tục việc đăng ký giao dịch bảo đảm.

- Bên cạnh đó vấn đề đăng ký giao dịch bảo đảm cũng gây không ít tranh cãi Theo điều 22, khoản 2, nghị định 08/2000 NĐ_CP thì : “ Thứ tự u tiên thanh toán giữa những ngời cùng nhận bảo đảm bằng một tài sản đợc xác định theo thứ tự đăng ký “ Điều này có nghĩa là khi tài sản đợc dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ buộc phải xử lý thì những giao dịch bảo đảm đợc đăng ký trớc (đợc thực hiện trớc) thì sẽ đợc u tiên thanh toán trớc Nếu giá trị tài sản bảo đảm khi thanh lý là lớn hơn nhiều tổng giá trị các nghĩa vụ bảo đảm thì chắc chắn ngời nhnj bảo đảm càng về sau sẽ càng bị thiệt thòi bởi không đợc bảo đảm thanh toán một cách đầy đủ mà thiệt hại này chỉ có thể đổ cho “ kém may mắn” Đối vơi sự công bằng của pháp luật thì điều này thật là không hợp lý.

Trong trờng hợp cho vay hợp vốn, đơng nhiên khách hàng vay đợc dùng tài sản để bảo đảm trả nợ cho nhiều tổ chức tín dụng đồng tài trợ cho dự án vì họ cùng nhau tài trợ cho một dự án nên đơng nhiên có vai trò bình đẳng trong việc hởng quyền và làm nghĩa vụ Do đó, việc đăng ký và thứ tự đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ nh thế nào để bảo đảm bình đẳng cho các tổ chức tín dụng khi phải xử lý tỷ suất bảo đảm để thu hồi nợ. Để giải quyết tình trạng này, nhà nớc và các cơ quan chức năng cần quy định rõ ràng, có thể đa ra cách xử lý tài sản bảo đảm khi các tổ chức tín dụng không thoả thuận đợc bằng cách phân chia theo tỷ lệ số tiền cho vay của mỗi tổ chức tín dụng đồng tài trợ, gần giống nh việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp bị phá sản cho các chủ nợ, đông thời cần có những văn bản hớng dẫn cụ thể đợc ban hành để việc thực hiện đợc đúng và nhanh chóng theo chủ trơng của nhà nớc.

- Về nội dung của hợp đồng bảo đảm, tại điều 11, nghị định 165/1999 NĐ_CP quy định : “ Hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản phải có các nội dung chủ yếu, bao gồm 7 loại nội dung sau :

1 Nghĩa vụ đợc bảo đảm

2 Mô tả tài sản bảo đảm.

3 Giá trị của tài sản cầm cố, thế chấp nêu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định

4 Bên giữ tài sản cầm cố, thế chấp.

5 Quyền và nghĩa vụ của các bên.

6 Các trờng hợp xử lý và phơng thức xử lý tài sản cầm cè, thÕ chÊp

Theo điều 401, Bộ luật dân sự cũng quy định : “ Nội dung chủ yếu của hợp đồng là những điều khoản mà nếu thiếu những điều khoản đó thì hợp đồng không thể giao kết đợc” Nh vậy, nếu trên hợp đồng bảo đảm đó bị coi là không có hiệu lực Vấn đề là ở chỗ điều khoản thứ 7 “Các thoả thuận khác” Các hoả thuận khác cụ thể là gì (nếu là cần thiết ) còn nếu không đa vào do không cần thiết thì có nghĩa là hợp đồng bảo đảm bị vô hiệu ? Điều này là vô lý

Nếu nh trong trờng hợp tổ chức tín dụng đã cho khách hàng vay mà khách hàng không có khả năng hoàn trả nợ, lúc này khách hàng có thể không cho tổ chức tín dụng cho vay tiến hành xử lý tài sản với lý do hợp đồng bảo đảm vô hiệu và có thể dẫn tới cả hợp đồng tín dụng cũng bị vô hiệu Việc này sản xuất dẫn tới thiệt hại rất lớn cho tổ chức tÝn dông.

Do đó để bảo đảm quyền lợi của các bên trong quan hệ tín dụng cũng nh nhằm tránh những rủi ro xảy ra xuất phát từ những tranh chấp đó, chúng ta nên có quy định lại rõ ràng theo hớng thay điều khoản thứ 7 “Các thoả thuận khác “ bằng điều khoản “ Xử lý tài sản bảo đảm” hoặc rút lại, hợp đồng cầm cố, thế chấp chỉ cần có 6 điều khoảnchủ yếu mà thôi, ngoài ra trong hợp đồng bảo đảm có thể có các nội dung khác mà các bên thoả thuận.

- Về hiệu lực của giao dịch bảo đảm cũng là điều đáng lu ý : Theo khoản 2, điều 16/ Nghị định 165/1999/NĐ-CP thì : “Giao dịch bảo đảm bị vô hiệu không làm ảnh hởng đến hiệu lực của nghĩa vụ đợc bảo đảm” Nh vậy, hợp đồng bảo đảm vô hiệu sẽ hầu nh dẫn nh dẫn đến vô hiệu hoá cả hợp đồng tín dụng vì đa số các trờng hợp để tổ chức tín dụng cho vay là phải có tài sản bảo đảm Với nghị định 165, đa ssố theo quan điểm cho rằng, hầu hết hợp đồng tín dụng sẽ vô hiệu khi việc cầm cố,thế chấp và bảo lãnh sẽ bị vô hiệu Theo quy định tại khoản 2, điều 146, Bộ luật dân sự ghi rõ “Khi giao dịch bị vô hiệu thì các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận từ việc thực hiện giao dịch, nếu không hoàn trả đợc bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền , thu nhập bất hợp pháp phải nộp vào Ngân sách nhà nớc, các thiệt hại các bên phải gánh chịu, bên nào có lỗi thì phải bồi thờng”

Theo quy định này thì rõ ràng việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản gặp nhiều bất lợi vì tổ chức tín dụng cho vay sẽ không thu đợc lãi và nhiều khi còn mất cả vốn. Trong khi, bản chất thực tế của giao dịch bảo đảm (hay hợp đồng bảo đảm) chỉ là một biện pháp để bảo đảm thực hiện hợp đồng và chỉ laf một trong những điều khoản, nội dung chính của hợp đồng dân sự hay kinh tế chứ không hoàn toàn là một hợp đồng độc lập, đặc biệt trong lĩnh vực hoạt động tín dụng ngân hàng.

Ngày đăng: 17/07/2023, 08:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Quyết định 324/ 98/ QĐ- NHNN1 về việc ban hành qui chế cho vay đối với khách hàng của thống đốc ngân hàng nhà nớc VN(30/ 9/ 98) Khác
2. Qui chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo quyết định số 180/ 98/ QĐ của hội đồng quản trị NHNN&PT VN Khác
3. Nghị định 178/ 99/ NĐ- CP về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng (29/ 12/ 99) Khác
4. Thông t 06/ 00/ TT-NHNN1 về việc hớng dẫn thực hiện nghị định 178/ 99/ NĐ- CP , do thống đốc ngân hàng nhà nớc VN ban hành ngày 04/ 4/ 2000 Khác
5. Nghị định 165/ 99/ NĐ- CP về giao dịch bảo đảm của chính phủ ban hành 19/ 11/ 99 Khác
6. Nghị định 08/ 2000/ NĐ- CP ngày 10/ 3/ 00 về đăng kí giao dịch bảo đảm(công báo 13/ 2000) Khác
7. Quyết định 217/ QĐ- NH1 ngày 17/ 08/ 96 của thốngđốc NHNN về qui chế thế chấp, cầm cố tài sản và bảo lãnh vay vèn NH Khác
8. Luật s Lơng Thanh Đức- Một số vấn đề pháp lý cần xem xét trong các qui định về giao dịch bảo đảm và bảođảm tiền vay (Tạp chí NH số 3-2000) Khác
9. Cẩm nang tín dụng ngân hàng - Ngân hàng Indobank ấn hành 1993.10. Bé luËt d©n sù Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w