1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ HUYỆN VIỆT YÊN

61 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 553,83 KB

Cấu trúc

  • Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển mạng lưới đô thị, thương mại dịch vụ (11)
    • 1.1 Lý luận chung về đô thị (11)
      • 1.1.1 Khái niệm về đô thị (11)
      • 1.1.2 Phân loại đô thị (11)
        • 1.1.2.1 Theo tính chất chức năng của đô thị (11)
        • 1.1.2.2 Theo tính chất hành chính, chính trị (13)
        • 1.1.2.3 Theo không gian (13)
        • 1.1.2.4 Theo quy mô dân số (13)
        • 1.1.2.5 Theo căn cứ tổng hợp (13)
      • 1.1.3 Đặc điểm đô thị (15)
      • 1.1.4 Các loại hình phát triển mạng lưới đô thị (15)
        • 1.1.4.1 Mô hình làn sóng điện (15)
        • 1.1.4.2 Mô hình thành phố đa cực (0)
        • 1.1.4.3 Mô hình phát triển theo khu vực (17)
    • 1.2 Tổng quan về sự phát triển của mạng lưới đô thị, thương mại dịch vụ (0)
      • 1.2.1 Khái niệm đô thị thương mại dịch vụ (18)
      • 1.2.2 Đặc điểm của đô thị thương mại dịch vụ (18)
      • 1.2.3 Vai trò của đô thị thương mại dịch vụ trong phát triển kinh tế đô thị (20)
      • 1.2.4 Các hình thức phát triển của thương mại dịch vụ trong đô thị (21)
      • 1.2.5 Điều kiện phát triển của đô thị thương mại dịch vụ (23)
      • 1.2.6 Nội dung của phát triển đô thị thương mại dịch vụ (24)
    • 1.3 Kinh nghiệm phát triển đô thị thương mại dịch vụ ở Thượng Hải. 17 (25)
      • 1.3.1 Về cơ sở hạ tầng (25)
      • 1.3.2 Về quy mô dân số, lao động (26)
      • 1.3.3 Thương mại dịch vụ (26)
  • Chương 2: Thực trạng phát triển của mạng lưới đô thị thương mại dịch vụ huyện Việt Yên (29)
    • 2.1 Giới thiệu chung về huyện Việt Yên (30)
      • 2.1.1. Vị trí địa lí (30)
      • 2.1.2 Đặc điểm địa hình (30)
      • 2.1.3 Khí hậu (30)
      • 2.1.4 Tài nguyên đất (30)
      • 2.1.5 Nguồn nước (30)
    • 2.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Việt Yên (30)
      • 2.2.1 Về phát triển kinh tế (30)
        • 2.2.1.1. Chỉ tiêu phát triển kinh tế tổng hợp (30)
        • 2.2.1.2. Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp (31)
        • 2.2.1.3. Lĩnh vực nông nghiệp (31)
        • 2.2.1.4. Lĩnh vực tài chính – ngân sách, thương mại – dịch vụ (32)
        • 2.2.1.5. Cơ sở vật chất, kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (32)
      • 2.2.2 Lĩnh vực văn hóa – xã hội (32)
        • 2.2.2.1. Giáo dục và đào tạo (32)
        • 2.2.2.2 Khoa học công nghệ (33)
        • 2.2.2.3 Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, dân số kế hoạch hóa gia đình (33)
        • 2.2.2.4 Văn hóa, thông tin, thể thao (33)
        • 2.2.2.5 Thực hiện chính sách xã hội, lao động, việc làm, xóa đói giảm nghèo (33)
    • 2.3 Thực trạng phát triển mạng lưới đô thị thương mại dịch vụ huyện Việt Yên (34)
      • 2.3.1 Mạng lưới đô thị (34)
        • 2.3.1.1 Thị trấn (34)
        • 2.3.1.2 Các thị tứ (35)
        • 2.3.1.3 Các trung tâm cụm xã (35)
        • 2.3.2.1 Các hình thức thương mại dịch vụ đô thị huyện Việt Yên (36)
        • 2.3.2.2 Nội dung phát triển đô thị thương mại dịch vụ huyện Việt Yên (42)
      • 2.3.3 Đánh giá thực trạng phát triển đô thị thương mại dịch vụ của huyện Việt Yên (46)
        • 2.3.3.1: Các vấn đề tồn tại (46)
        • 2.3.3.2 Nguyên nhân các vấn đề tồn tại (48)
  • Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh công tác phát triển mạng lưới đô thị thương mại dịch vụ huyện Việt Yên (51)
    • 3.1 Định hướng phát triển mạng lưới đô thị thương mại dịch vụ huyện Việt Yên (51)
      • 3.1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội (51)
        • 3.1.1.1 Về phát triển kinh tế (51)
        • 3.1.1.2 Về phát triển xã hội (51)
      • 3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển mạng lưới đô thị thương mại dịch vụ huyện Việt Yên (52)
        • 3.1.2.1 Mục tiêu và định hướng phát triển (52)
        • 3.1.2.2 Nhiệm vụ trọng tâm (53)
    • 3.2 Các giải pháp đưa ra nhằm đẩy mạnh phát triển đô thị thương mại dịch vụ huyện Việt Yên (54)
      • 3.2.1 Giải pháp cho vấn đề quy hoạch và quản lý quy hoạch (54)
      • 3.2.2 Giải pháp cho về vấn cơ chế chính sách xúc tiến đầu tư theo hướng phát triển đô thị thương mại dịch vụ (55)
      • 3.2.3 Giải pháp cho vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng mạng lưới thương mại dịch vụ với chức năng chuyên môn hóa cao (56)
    • 3.3 Những vấn đề cần kiến nghị (56)

Nội dung

Cơ sở lý luận về phát triển mạng lưới đô thị, thương mại dịch vụ

Lý luận chung về đô thị

1.1.1 Khái niệm về đô thị

Có rất nhiều khái niệm định nghĩa đô thị:

- Đô thị: là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp (Từ điển Bách Khoa Việt Nam, NXB Hà Nội năm 1995).

- Đô thị: là nơi tập trung dân cư, chủ yếu lao động phi nông nghiệp, sống và làm việc theo kiểu thành thị (Giáo trình quy hoạch đô thị ĐH Kiến trúc Hà Nội). Tuy nhiên ta có thể định nghĩa đô thị theo thông tư số 31/TTLD ngày 20 tháng

11 năm 1990 của liên Bộ Xây Dựng và ban tổ chức cán bộ của chính phủ như sau:

- Đô thị: là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, một tỉnh, một huyện hoặc một vùng trong tỉnh hoặc trong huyện.

1.1.2 Phân loại đô thị Đô thị được phân loại theo nhiều khía cạnh khác nhau tùy theo các mục đích nghiên cứu Các tiêu thức thường được sử dụng để phân loại đô thị đó là: Quy mô dân số, cơ cấu lao động, chức năng hoạt động, tính chất hành chính, mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng.

1.1.2.1 Theo tính chất chức năng của đô thị Đô thị là một trung tâm trao đổi, giao tiếp, sản xuất hàng hoá, dịch vụ Nhưng thường mỗi đô thị đều có một hoặc một vài hoạt động kinh tế nổi trội phân biệt nó với các đô thị khác Những hoạt động kinh tế nổi trội đó đảm bảo cho sự phát triển của đô thị thể hiện chức năng của thành phố đó.

Bằng phương pháp định tính, đô thị được chia thành:

Dựa vào các nhân tố hình thành đô thị:

- Do phát triển công nghiệp

- Do phát triển du lịch

- Phát triển đầu mối giao thông

- Là trung tâm kinh tế - chính trị của cả vùng

- Tổng hợp các nhân tố

Từ những nhân tố hình thành nên đô thị trên, có thể hình thành 4 loại hình đô thị theo chức năng:

- Đô thị có chức năng chính là công nghiệp: đô thị công nghiệp: Thái nguyên, Việt Trì…

- Đô thị với chức năng chính là phát triển du lịch: Đô thị du lịch: Nha Trang, Đà Lạt…

- Đô thị là đầu mối giao thông: đô thị giao thông, thành phố cảng… Đô thị tổng hợp: phát triển kinh tế-chính trị -văn hóa-đào tạo: Hà Nôi, TP Hồ Chí Minh…

Ngoài ra còn có các đô thị chức năng khác phát triển.

Việc phân loại đô thị theo chức năng nói trên sử dụng phương pháp định tính. Để chỉ rõ chức năng của một thành phố bằng phương pháp định lượng, người ta sử dụng thuyết cơ sở kinh tế.

Theo thuyết này với 1 thành phố bất kỳ, đều có 2 khu vực kinh tế:

Khu vực kinh tế xuất khẩu: bao gồm những hoạt động kinh tế đáp ứng cho nhu cầu có hiệu quả từ bên ngoài thành phố Sự tăng trưởng của khu vực này phụ thuộc vào các lực lượng bên ngoài Những lao động làm việc ở khu vực kinh tế xuất khẩu gọi là lao động cơ bản.

Khu vực kinh tế tại chỗ: bao gồm những hoạt động kinh tế đáp ứng cho nhu cầu có hiệu quả từ bên trong thành phố Đó là những hoạt động kinh tế đáp ứng cho nhu cầu hàng ngày của dân cư bên trong thành phố như hoạt động bán lẻ, các dịch vụ địa phương Lực lượng lao động ở khu vực này gọi là lao động không cơ bản. Một thành phố có rất nhiều hoạt động kinh tế, mỗi hoạt động kinh tế hầu như đều bao gồm cả hai lực lượng lao động cơ bản và không cơ bản Cùn như có những hoạt động kinh tế chỉ bao gồm lực lượng lao động cơ bản không cơ bản.

Lý thuyết cơ sở kinh tế chỉ ra rằng khu vực kinh tế xuất khẩu được xem như đóng vai trò là thành phần cơ bản thúc đẩy sự phát triển kinh tế của thành phố Nó đóng vai trò then chốt trong việc quyết định mức thu nhập tuyệt đối và mức thu nhập tính theo đầu người trong thành phố, quyết định nhiều đến số phận của các ngành sản xuất thuộc khu vực tại chỗ và chuyển thu nhập từ bên ngoài vào bên trong thành phố.

Như vậy,bằng kỹ thuật nghiên cứu và phân tích về cơ cấu lao động và việc làm của một thành phố, ta thấy được lĩnh vực hoạt động nào là lĩnh vực hoạt động quan trọng quyết định đến sự tồn tại và tăng trưởng của thành phố Một thành phố chỉ tồn tại và phát triển khi nó giữ vai trò là một trung tâm cung cấp hàng hoá và dịch vụ ra bên ngoài Nhu cầu từ bên ngoài là nhu cầu quan trọng hơn cho sự tăng trưởng đô thị Mặc dù quan hệ giữa một thành phố với phần còn lại của thế giới là quan hệ hai chiều: thành phố xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ra bên ngoài và là thị trường tiêu thụ cho những hoạt động kinh tế bên ngoài thành phố, nhưng mỗi thành phố luôn luôn là một cỗ máy tối đa hoá lợi ích xã hội, là một trung tâm, đầu tàu cho sự phát triển kinh tế của một khu vực lãnh thổ nhất định Khi một thành phố không còn giữ vai trò trung tâm cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho bên ngoài nữa thì nó sẽ nhanh chóng lụi tàn.

Ý nghĩa của việc phân loại đô thị theo chức năng giúp cho các cơ quan quản lý có những chính sách thích hợp để đầu tư xây dựng các công trình, cơ sở hạ tầng phù hợp với chức năng hoạt động của từng đô thị.

VD: đô thị du lịch thì có chính sách đầu tư nhiều vào hệ thống nhà nghỉ, công viên cây xanh, các khu vui chơi giải trí…phục vụ cho phát triển du lịch, k hoặc hạn chế xây dựng các công trình công nghiệp gây ra ô nhiễm môi trường

1.1.2.2 Theo tính chất hành chính, chính trị:

Thủ đô; Thành phố;Thị xã; Thị trấn; Thị tứ.

Nội thành; Nội thị; Ngoại ô.

1.1.2.4 Theo quy mô dân số: Đô thị có thể chia thành 5 loại như sau:

Bảng 1.1: Phân loại đô thị theo quy mô Đô thị có quy mô dân số rất lớn > 1 triệu dân Đô thị có quy mô dân số lớn Từ 35 vạn – 1 triệu Đô thị có quy mô dân số trung bình Từ 10 vạn – 35 vạn Đô thị có quy mô dân số trung bình nhỏ Từ 3 vạn – 10 vạn Đô thị có quy mô dân số nhỏ < 3 vạn

1.1.2.5 Theo căn cứ tổng hợp:

Vai trò của đô thị trong nền kinh tế và trình độ hoàn thiện các công trình kỹ thuật hạ tầng, quy mô dân số lao động:

Tổng quan về sự phát triển của mạng lưới đô thị, thương mại dịch vụ

1.2 Tổng quan về sự phát triển của mạng lưới đô thị, thương mại dịch vụ.

1.2.1 Khái niệm đô thị thương mại dịch vụ Đối với nước ta, đô thị thương mại dịch vụ là một thuật ngữ còn khá mới mẻ Vậy đô thị thương mại dịch vụ là một điểm dân cư tập trung với mật độ cao chủ yếu là lao động hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, dân cư sống và làm việc theo phong cách văn minh hiện đại có tổ chức chặt chẽ và hiệu quả kinh tế cao hơn, có trình độ văn hóa cao và có lợi thế cạnh tranh so với các đô thị khác trong phát triển các hoạt động thương mại dịch vụ.

1.2.2 Đặc điểm của đô thị thương mại dịch vụ

Thứ nhất: là đô thị có vị trí tự nhiên và xã hội quan trọng thuận lợi cho phát triển các hoạt động thương mại và dịch vụ: Đa số các thành phố, đô thị trên thế giới đã và đang trở thành những trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm nổi tiếng trên thế giới như Thượng Hải, Macao… đều có vị trí thuận lợi cho phát triển các ngành về thương mại dịch vụ.

Về điều kiện tự nhiên: có vị trí địa lý thuận lợi như nằm trên những tuyến đường, tuyến giao thông huyết mạch trong vận tải hàng hóa ở trong nước và quốc tế, kể cả vận tải đường bộ và đường thủy.

Về điều kiện xã hội: thường nằm trên những khu vực tập trung dân cư với mật độ cao, có lịch sử về phát triển thương mại và trao đổi hàng hóa.

Chính những lợi thế về tự nhiên và xã hội tại các khu vực là các đô thị trên đã tạo lợi thế so sánh đặc biệt với các khu vực khác thuận lợi cho phát triển thương mại và dịch vụ. Để xác định được vị trí thuận lợi của các đô thị này ta sử sụng lý thuyết vị trí trung tâm nhằm trả lời cho 2 câu hỏi đó là: Người cung cấp lựa chọn vị trí như thế nào? Và người mua lựa chọ vị trí cung như thế nào? Trả lời được hai câu hỏi trên sẽ xác định được vị trí xây dựng các đô thị với lợi thế thương mại dịch vụ sẵn có của mình.

Thứ hai: Có hoạt động kinh tế đặc thù là thương mại và dịch vụ.

Cơ cấu và tỷ trọng các ngành lĩnh vực trong GDP chuyển dịch dần theo hướng tăng dần tỷ trọng GDP các ngành thương mại và dịch vụ giảm dần tỷ trọng các ngành nông nghiệp. Đây là xu hướng chung cửa mọi đô thị không chỉ riêng đô thị chức năng thương mại dịch vụ Tuy nhiên ở đô thị thương mại dịch vụ thì tỷ trọng thay đổi theo xu hướng tăng tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ sẽ nhanh và mạnh hơn Vì hoạt động thương mại dịch vụ được ưu tiên phát triển hơn cả về lĩnh vực đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng lẫn các hoạt động đầu tư kinh doanh phát triển.

Thứ ba: Có các hoạt động đầu tư, hệ thống tài chính phục vụ cho phát triển cơ sở hạ tầng và các hoạt động thương mại dịch vụ đô thị.

Tại các đô thị thương mại dịch vụ, việc hoàn thiện cơ chế chính sách theo hướng phù hợp thúc đẩy xúc tiến thương mại dịch vụ là một yếu tố quan trọng Khi cơ chế chính sách thông thoáng và có nhiều ưu đãi, các hoạt động đầu tư ở đô thị sẽ tăng lên không chỉ về quy mô mà còn về số lượng Chính quyền đô thị sẽ chủ trương khuyến khích các hoạt động đầu tu có liên quan đến thương mại và dịch vụ trong đô thị Các cơ chế quản lý cũng như chính sách đầu tư đa phần sẽ khuyến khích đầu tư tới các lĩnh vực trên.

Có cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động thương mại dịch vụ.

Môi trường đầu tư thông thoáng, hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ phục vụ cho các hoạt động thương mại và dịch vụ sẽ thúc đẩy trực tiếp ngành thương mại và dịch vụ trong đô thị phát triển nhanh chóng Từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn đô thị.

Thứ tư: lao động, nguồn nhân lực

Cơ cấu lao động chủ yếu tập trung vào những ngành thương mại và dịch vụ.Cũng giống như các đô thị chức năng khác chỉ tập trung cung cấp các sản phẩm theo tính năng chuyên môn hóa, đô thị thương mại dịch vụ tập trung cung cấp các sản phẩm về thương mại dịch vụ mà đô thị đó có lợi thế phát triển Vì mức độ chuyên môn hóa cao đáp ứng các nhu cầu về thương mại dịch vụ ngày càng phong phú và đa dạng của cộng đồng dân cư nên các hoạt động thương mại dịch vụ trong khu đô thị thương mại dịch vụ cũng phải đa dạng cả về quy mô, chất lượng và số lượng Để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao đó đòi hỏi trình độ lao động của các lao động trong khu vực cũng phải dần được cải thiện Các lĩnh vực đào tạo nghề cũng phải phù hợp với cầu của thị trường khi các cơ sở kinh doanh chủ yếu là các hoạt động dịch vụ, thương mại.

1.2.3 Vai trò của đô thị thương mại dịch vụ trong phát triển kinh tế đô thị

- Là trung tâm kinh tế – xã hội của một khu vực Đô thị nói chung và đô thị thương mại dịch vụ nói riêng là một bộ phận quan trọng của một tỉnh một vùng và của toàn nền kinh tế Mỗi vùng, mỗi địa phương hay trong phạm vi cả nước đều cần có những trung tâm hay những cực tăng trưởng tạo đà cho tăng trưởng kinh tế của cả vùng Mỗi cực tăng trưởng đó là một đô thị với những quy mô, thế mạnh và vị trí khác nhau trong nền kinh tế quốc dân Để phát triển kinh tế cần cân đối giữa các vùng, Việt Nam đã chú trọng xây dựng hệ thống đô thị trong cả nước

- Thay đổi cơ cấu kinh tế – xã hội của vùng và của cả nước Đô thị thương mại dịch vụ là một bộ phận của vùng lãnh thổ và với vai trò là trung tâm kinh tế Sự tăng trưởng và phát triển của một đô thị thương mại dịch vụ làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của vùng và địa phương Bởi khi đô thị thương mại dịch vụ được hình thành và phát triển sẽ làm tăng tỷ trọng của các ngành thương mại, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng các ngành nông lâm ngư nghiêp, Thương mại dịch vụ không chỉ có giá trị gia tăng cao mà còn tạo thêm nhiều việc làm và thân thiện với mới trường Khi thương mại và dịch vụ tăng cao, nhu cầu về lao động trong ngành này cũng tăng làm một bộ phận người lao động chuyển từ lao động trong nông nghiệp sang lao đông trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, từ đó làm làm tăng tỷ trọng lao động phi nông nghiệp và giảm dần tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp Từ những thay đổi của bản thân đô thị thương mại dịch vụ, đô thị này còn làm thay đổi sự phát triển của hệ thống đô thị, làm thay đổi cơ cấu kinh tế của cả nước một cách đáng kể

- Tăng GDP của vùng và của cả nước Đô thị thương mại dịch vụ có hoạt động kinh tế đặc thù là thương mại, dịch vụ Thương mại và dịch vụ thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển Thông qua các hoạt động thương mai, dịch vụ, các chủ thể kinh doanh mua bán được các sản phẩm trên thị trường, có được nguồn lợi nhuận từ những việc mua bán này Có thể nói hoạt động thương mại dịch vụ là những hoạt động đem lại giá trị gia tăng lớn Do vậy với chức năng về thương mại dịch vụ, đô thị thương mại dịch vụ đã chuyên môn hóa các hoạt động này nhằm đem lại nhiều lợi nhuận hơn, từ đó làm tăng GDP của vùng và cả nước.

Bên cạnh đó, trong quá trình CNH-HĐH, thương mại và dịch vụ đã trở thành yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất thì đô thị thương mại dịch vụ càng khẳng định được vị thế và vai trò của mình trong việc làm tăng GDP của vùng và của cả nước.

- Tạo điều kiện phát triển những vùng lân cận.

Với sự phát triển về khoa học công nghệ, có hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng phát triển, đô thị thương mại dịch vụ ngày càng mở rộng thi trường, mở rộng các quan hệ giao thương với các đô thị khác Mặt khác, khi quan hệ giao thương mở rộng thì hệ thống cơ sở hạ tầng và hệ thống cở sở kỹ thuật cũng được mở rộng và hiện đại hóa theo Đó là một trong những điều kiện giúp thúc đẩy kinh tế của các vùng lân cận.

Kinh nghiệm phát triển đô thị thương mại dịch vụ ở Thượng Hải 17

Thượng Hải của Trung Quốc là trung tâm kinh tế lớn nhất, là thành phố cảng hàng đầu thế giới và việc phát triển kinh tế của Thượng Hải ở Trung Quốc có một vị trí cực kỳ quan trọng Phía bắc Thượng Hải là sông Dương Tử, phía Đông giáp biển Đông Trung Quốc, phía nam giáp vịnh Hàng Châu, phía tây giáp tỉnh Giang Tô và Chiết Giang.

Trước năm 1845,thị trấn Thượng Hải đã được thành lập và được bao quanh bởi những cánh đồng canh tác, đất đầm lầy, và sông Hoàng Phố ở phía đông Các trung tâm thị trấn là một điển hình truyền thống Trung Quốc, các thị xã được bao quanh bởi những bức tường kiên cố với một chu vi 4,5 km.Các đường phố nội bộ, về cơ bản chạy từ phía nam lên phía bắc và từ đông sang tây, là một mô hình phổ biến và truyền thống trong hầu hết các thành phố củaTrung Quốc, như Bắc Kinh Nhưng thành phố này có quy mô nhỏ hơn nhiều so với thành phố Bắc Kinh Các đường phố với diện tích nhỏ hẹp, không đủ rộng cho xe hoặc toa xe Cư dân chỉ tham gia vào các hoạt động sản xuất như đánh bắt cá, sản xuất muối và thương mại dệt may Tuy nhiên thị trấn nhỏ này đã lọt vào trí tưởng tượng của tư bản nước ngoài và bị buộc phải mở cửa cho các ngành nghề quốc tế Kể từ đó, Thượng Hải đã được đi trên con đường trở thành một thành phố hiện đại với tốc độ phát triển nhanh.

Cùng thời điểm khi mà các thành phố khác vẫn còn nghèo đói và lạc hậu thì Thượng Hải đã trở thành một thành phố giàu có và phát triển Nhận thấy rõ được lợi thế cạnh tranh hơn hẳn so với các thành phố khác như hệ thống cơ sở hạ tầng , văn hóa phức tạp, đa dạng, dân cư đông đúc và điều kiện địa hình thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán trong và ngoài nước bằng hệ thống đường sắt, đường sông và đường biển, Thượng Hải đã dần “biến mình” trở thành một đô thị thương mại dịch vụ hàng đầu của Châu Á Để có kết quả như ngày hôm nay Thượng Hải đã phải thực hiện rất nhiều chương trình Cụ thể

1.3.1 Về cơ sở hạ tầng

Nhận thức được tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng Thượng Hải đã đầu tư vào việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hoàn chỉnh và hiện đại.Các mô hình kết hợp giữa giao thông đường bộ, đường thủy và đường sắt hình thành một hệ thống lưu thông năng động vận chuyển các hoạt động dịch vụ và thương mại của thành phố này.

1.3.2 Về quy mô dân số, lao động:

Trước đây Thượng Hải đã thực hiện các chính sách nhằm thu hút dân cư, lao động nhằm đẩy mạnh việc tiêu dùng cũng như sản xuất các sản phẩm thương mại dịch vụ Tuy nhiên với tình hình dân số như hiện tại Thượng Hải đã ngừng các chính sách thu hút dân cư mà thay vào đó là các chính sách thu hút lao động đặc biệt là thu hút những lao động có tay nghề cao, chuyên môn giỏi nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động thương mại dịch vụ.

1.3.3 Thương mại dịch vụ:

Xác định thế mạnh của Thượng Hải là các hoạt động vê thương mại và dịch vụ Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động thúc đẩy thương mại dịch vụ tại Thượng Hải Thượng Hải bắt đầu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm

1980 và sau đó đặt ra mục tiêu trở thành trung tâm tài chính, thông tin, trung tâm thương mại vận chuyển.

Thứ nhất: Về quy hoạch chi tiết Thượng Hải thành trung tâm thương mại dịch vụ.

Thượng Hải áp dụng mô hình: Mọi mặt tiền của thành phố đều được giành cho các hoạt động thương mại và dịch vụ Không gian thương mại dịch vụ được đặt dọc theo tất cả các mặt tiền của đường phố, khu đô thị và bên trong đó là không gian để ở, sinh hoạt Chính những không gian bên trong được bao bọc bởi hệ thống các cửa hàng, hoạt động kinh doanh bên ngoài đã ngăn cản các tiếng ồn, các hoạt động nhộn nhịp từ bên ngoài của thành phố.chính sách hi sinh giá trị của bất động sản để phục vụ cho vợi ích phát triển thương mại dịch vụ.

Bảng 1.2: Phân phối không gian kinh tế tại Thượng Hải

Các quận tại Thượng Hải Chức năng, ngành nghề kinh tế chủ yếu

Hoàng phố Thương mại và du lịch

Luwan Thương mại, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ chuyên nghiệp.

Từ Hối Điện tử, công nghệ thông tin

Trường Ninh Thương mại, bất động sản, thực phẩm, tài chính chứng khoán, du lịch và các dịch vụ khácJing’an Thương mại, bất động sản, dịch vụ chuyên nghiệpPhổ Đà Thương mại, chế biến thực phẩm, đồ gỗ…

Zhabei Thương mại, điện tử, công nghệ thông tin

Hồng khẩu Thương mại, dịch vụ giải trí, đồ trang sức

Yangpu Máy công cụ, nhà máy điện và các sản phẩm bổ xung, máy nước, sản xuất động cơ, thương mại.

Nguồn:TP Thượng Hải, trang web chính thức của chính phủ

(http://www.shanghai.gov.cn/gb/shanghai/index.html) Có thể nói toàn bộ thành phố là một khu thương mại khổng lồ với chức năng thương mại dịch vụ là chủ yếu, hầu như tất cả các khu đô thị vệ tinh, các mạng lưới đô thị vừa và nhỏ đều có bóng dáng của các hoạt động thương mại tập trung với quy mô và chất lượng tốt.

Thứ hai: Các cơ chế chính sách nhằm phục vụ thúc đẩy thương mại dịch vụ. -Trong công tác quản lý nhà nước:

Thành lập ủy ban thương mại thành phố Thượng Hải với các chức năng như thực hiện pháp luật, các quy tắc quy định, hướng dẫn thực hiện các chính sách về thương mại trong nước và quốc tế Xây dựng và thực hiện các chương trình chiến lược cho phát triển thương mại, dịch vụ tại Thượng Hải Phụ trách thúc tiến thương mại tại các đô thị…

Xây dựng kế hoạch dài và trung hạn cho sự phát triển của thương mại dịch vụ. Trong các xu hướng phát triển của thương mại dịch vụ toàn cầu và xác định lợi thế và tiềm năng mà Thượng Hải đã có ở khía cạnh này,cơ quan quản lý đã đặt ra những kế, mục tiêu, chiến lược phát triển và biện pháp chính sách cho phát triển của thương mại của Thượng Hải trong các dịch vụ trên cơ sở nghiên cứu sâu rộng.

- Cơ chế chính sách:

Cải thiện cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ thương mại dịch vụ: nhà nước hỗ trợ cho Thượng Hải xây dựng cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa các tiện ích công cộng, giao thông vận tải, các mạng truyền thông

Môi trường đầu tư thương mại dịch vụ thông thoáng.Thượng Hải nắm một vị trí quan trọng là trung tâm vận tải thương mại quốc tế, vận chuyển hàng hóa trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương Tận dụng lợi thế ấy chính phủ Trung Quốc thiết lập mối quan hệ thương mại tốt với các nước trong khu vực-> tạo cho Thượng Hải có nhiều cơ hội hơn trong thương mại với các nước khác ở bên ngoài Một số chính sách ưu đãi ưu đãi về thuế quan không chỉ tạo thuận lợi đầu tư từ nước ngoài mà còn kích thích tăng cường xuất khẩu

Hoạt động xúc tiến đầu tư: Đưa ra hỗ trợ tài chính ngày càng tăng lên cho các hoạt động thương mại dịch vụ Tăng cường đầu vào tài chính và tập trung của hỗ trợ về việc mở rộng thương mại đối với các ngành dịch vụ tài chính và bảo hiểm, hiện đại hậu cần và vận chuyển, công nghệ thông tin, dịch vụ chuyên nghiệp, văn hóa, giáo dục và dịch vụ gia công phần mềm quốc tế

Chính phủ cũng đã thông qua một số biện pháp khác để thúc đẩy sự phát triển của thương mại dịch vụ, chẳng hạn như mở cửa dịch vụ thương mại với thế giới bên ngoài tiến hành phê duyệt hơn 25000 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 325 trên tổng số 500 công ty hàng đầu của thế giới đầu tư ở Thượng Hải Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thượng Hải đế từ hơn 80 quốc gia và khu vực khác nhau, khối lượng thương mại hàng năm đạt 40 tỷ USD

Thực trạng phát triển của mạng lưới đô thị thương mại dịch vụ huyện Việt Yên

Giới thiệu chung về huyện Việt Yên

Là huyện trung du nằm ở phía nam và cách tỉnh lị Bắc Giang 10 km Diện tích tự nhiên 17.135 ha, gồm 19 xã, thị trấn bao gồm hai thị trấn là: thị trấn Bích Động (huyện lị), thị trấn Nếnh, các xã: Việt Tiến, Tự Lạn, Hương Mai, Tăng Tiến, Vân Trung, Bích Sơn, Trung Sơn, Ninh Sơn, Tiên Sơn, Quang Châu, Quảng Minh, Hoàng Ninh, Hồng Thái, Nghĩa Trung, Minh Đức, Thượng Lan, Vân Hà.

Phía bắc giáp huyện Tân Yên, phía nam giáp thị xã Bắc Ninh và huyện Quế

Võ (Bắc Ninh), phía đông giáp huyện Yên Dũng và thị xã Bắc Giang, phía tây giáp huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh và huyện Hiệp Hoà.

2.1.2 Đặc điểm địa hình: Địa hình không đồng đều, đồi núi thấp ở một số xã phía bắc và phía nam huyện, gò đồi thấp ở các xã phía bắc, vùng đồng bằng tập trung ở phía đông và giữa huyện Độ nghiêng theo hướng từ bắc xuấng nam và tây tây bắc sang đông đông nam.

Việt Yên cũng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23 0 C-24 0 C, nóng nhất vào các tháng 6, 7, 8 và lạnh nhất vào các tháng 1 và tháng 2 Lượng mưa trung bình là 1.500 mm.

Diện tích đất nông nghiệp toàn huyện là 1.150 ha, chiếm 59% tổng diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp là 715 ha, chiếm 4,2% Nhìn chung đất đai khá đa dạng, thích nghi với nhiều loại cây trồng về lương thực, thực phẩm và công nghiệp.

Huyện có nguồn nước tự nhiên khá dồi dào từ sông Cầu, ngòi Sim, hệ thống kênh dẫn thuỷ nông sông Cầu hàng năm cung cấp nước tưới cho phần lớn diện tích đất nông nghiệp toàn huyện Ngoài ra còn có gần 500 ao hồ mặt nước phục vụ sản xuất và đời sống

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Việt Yên

2.2.1 Về phát triển kinh tế

2.2.1.1 Chỉ tiêu phát triển kinh tế tổng hợp :

Giá trị tăng trưởng sản xuất bình quân hàng năm đạt 33,59% ; trong đó, công nghiệp xây dựng tăng 45,79%; nông lâm nghiệp thủy sản tăng 17, 49% ; dịch vụ tăng 34,73% Cơ cấu giá trị sản xuất tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp tăng nhanh; đến hết 2010 nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 23,1%, công nghiệp xây dựng chiếm 56,5% và thương mại dịch vụ chiếm 20,4%.

2.2.1.2 Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp

Trong 6 năm từ 2005- 2010, toàn huyện đã triển khai giải phóng mặt bằng 3 khu công nghiệp và 2 cụm công nghiệp với diện tích 900ha nâng tổng số các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn lên 4 khu công nghiệp và 4 cụm công nghiệp với tổng diện tích trên 1000ha; thu hút được 77 dự án được đầu tư vào khu công nghiệp , 10 dự án đầu tư vào các cụm công nghiệp và 64 dự án đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp hiện đang đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp đến nay là 88; ngoài khu cụm công nghiệp là 318 ( 37 doanh nghiệp tư nhân, 73 công ty cổ phần, 208 công ty trách nhiệm hữu hạn); tổng số lao động người địa phương đang làm trong các doanh nghiệp trên 16500 lao động Toàn huyện có trên

6000 hộ chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng và kinh doanh thương mại; các hộ, cơ sở sản xuất đã có nhiều đổi mới về trang thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm; đại bộ phận các hộ, cơ sở sản xuẩt kinh doanh có hiệu quả; toàn huyện có 06 làng được công nhận làng nghề truyền thống và 01 làng được công nhận làng nghề.

Năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng đạt 2.944,7 tỷ đồng, gấp 7,7 lần so với năm 2005; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 45,79%, vượt 15,79% so với mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX Giá trị công nghiệp xây dựng đã chiếm tỷ trọng chủ yếu trong kinh tế của huyện.

2.2.1.3 Lĩnh vực nông nghiệp

Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản năm 2010 đạt 1.204,3 tỷ đồng tăng bình quân 17,9% / năm, vượt 12,9% Giá trị sản xuất bình quân trên 1ha đất nông nghiệp đạt 48,86 triệu đồng, vượt 12,86 triệu đồng so với mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX Cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực; cây lúa được chuyển dịch theo hướng tăng diện tích xuân muộn và mùa sớm, năng suất tăng từ 51 tạ/ ha năm 2005 lên 55 tạ/ ha năm 2010; tổng sản lượng lương tực có hạt năm 2010 đạt 74.630 tấn, tăng trên 4.000 tấn so với 2005.

Kinh tế trang trại tiếp tục phát triển Tính đến cuối năm 2010 toàn huyện có

400 hộ nuôi lợn quy mô từ 20 đến 100 con, 41 hộ nuôi từ 100 con trở lên; tổng đàn gia súc, gia cầm tăng so với đầu nhiệm kỳ, tốc độ tăng bình quân ở đàn trâu bò là2,8%/ năm; đàn lợn là 11%/ năm; đàn gia cầm là 13,9%/ năm Nuôi trồng thủy sản đã và đang có sự đóng góp quan trọng cho tăng trưởng ngành nông nghiệp Diện tích mặt nước nuôi thủy sản là 940ha, năng suất bình quân 2,5 tấn/ha tăng 44% so với 2005.

2.2.1.4 Lĩnh vực tài chính – ngân sách, thương mại – dịch vụ

Kết quả thu ngân sách địa phương trên địa bàn ( không kể thu tiền sử dụng đất) năm 2010 đạt 47,249 tỷ đồng, gấp 3,37 lần so với năm 2005 Chi ngân sách đảm bảo cân đối giữa các ngành, các lĩnh vực, ưu tiên cho đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục y tế; tổng chi năm 2010 đạt 202,276 tỷ đồng

Hỗ trợ quảng bá một số sản phẩm truyền thống của các làng nghề tại đại phương như rượ làng Vân, mây tre đan Tăng Tiến; đầu tư nâng cấp một số chợ nông thôn, tạo điều kiện phát triển các khu thương mại- dịch vụ tập trung Làm tốt công tác quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ nhất là việc chống sản xuất buôn bán hàng giả kém chất lượng.

2.2.1.5 Cơ sở vật chất, kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Trong 5 năm qua, toàn huyện đã huy động trên 279 tỷ đồng từ các nguồn để đầu tư xây dựng 281 công trình hạ tầng công cộng, trong đó riêng nguồn vốn huy động nhân dân đóng góp đạt 124,9 tỷ đồng.

Triển khai cải tạo nâng cấp quốc lộ 37 TÍnh đến nay đã hoàn thành 11,5km trên tổng số 13,4km giao thông trên địa bàn huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho đi lại của nhân dân; hoàn thành việc đặt tên đường phố, gắn biển số nhà trên các tuyến đường của thị trấn Bích Động.

2.2.2 Lĩnh vực văn hóa – xã hội

2.2.2.1 Giáo dục và đào tạo

Toàn huyện có 83 trường trong đó có 30 trường mầm non, 28 trường Tiểu học,

19 trường THCS, 4 trường THPT, 1 TT GDTX và 1 trường ĐH ( Đại Học NôngLâm); 19/19 xã, thị trấn đều có trung tâm học tập cộng đồng Tỷ lệ tuyến sinh các lớp đầu cấp đạt cao; số lượng học sinh đỗ vào các trường Đại học, Cao đằng hàng năm đều tăng Năm 2010-2011 có 1641 học sinh đủ điểm đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng bằng 56% số học sinh đăng ký, gấp 5 lần so với năm học 2005-2006.Đào tạo nghề tiếp tục phát triển, bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho trên 1.000 lao động Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng nhanh, đến nay trên 30% lao động đã được đào tạo nghê.

Hoạt động khoa học công nghệ được quan tâm tực hiện; tích cực đưa các tiến bộ khoa học công nghệ ứng dụng vào lĩnh vực sản xuất và đời sống đã góp phần quan trọng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, tạo ra nhiều mô hình tiên tiến hiệu quả và bền vững Việc ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin, khoa học quản lý đã nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

2.2.2.3 Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, dân số kế hoạch hóa gia đình

Hết năm 2010 cả 19/19 xã, thị trấn đều đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, tất cả các thôn đều có nhân viên y tế hoạt động; số lần khám chữa bện toàn huyện đạt 1,95 lần/ người/ năm.

Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước hợp vệ sinh ở các đô thị năm 2010 đạt 95 và khu vực nông thôn đạt 85%.

2.2.2.4 Văn hóa, thông tin, thể thao

Năm 2010 toàn huyện có 106 làng, khu phố văn hóa, tăng 33 làng, khu phố so với năm 2005; 158 cơ quan đạt danh hiệu cơ quan văn hóa, tăng 84 cơ quan so với năm 2005; 2 xã được UBND tỉnh công nhận danh hiệu văn hóa. Đến năm 2010 đã có hơn 70% di tích lịch sử văn hóa được trùng tu tôn tạo (trong đó có 50% di tích xếp hạng) Đặc biệt quan họ cổ thuộc các làng bờ bắc sông cầu đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Sự nghiệp thể dục thể thao tiếp tục phát triển kể cả phong trào thể thao quần chúng và phong trào thể thao thành tích cao Các chỉ tiêu về phả triển sự nghiệp thê dục, thể thao hàng năm đều đạt vượt kế hoạch đề ra.

2.2.2.5 Thực hiện chính sách xã hội, lao động, việc làm, xóa đói giảm nghèo

Thực trạng phát triển mạng lưới đô thị thương mại dịch vụ huyện Việt Yên

Trên địa bàn huyện Việt Yên có 2 đô thị loại V là: thị trấn Bích Động và thị trấn Nếnh

Thị trấn Bích Động: Là trung tâm chính trị của toàn huyện, có diện tích khoảng 5,47km2 dân số trên 6700 người, mật đọ dân số là 1231 người/ km2, được thành lập năm 1997 trên cơ sở tách ra từ địa giới hành chính của xã Bích Sơn cũ, gồm 06 đơn vị cấp thôn ( phố 1, phố2, phố3, thôn Đông, thôn Trung và thôn Dục Quang) Trung tâm thị trấn – ngã tư Bích Động, là điểm giao cắt của 2 trục đường Thân Nhân Trung ( một phần của quốc lộ 37) và Hoàng Hoa Thám ( một phần của tỉnh lộ 298) Hạ tầng đô thị mới phát triển, trục chính là đường Thân Nhân Trung mới được nâng cấp mặt đường nhựa trải thảm có mặt cắt từ 12-14m, vỉ hè rộng từ 0-6m đã được lát 30%.Thị trấn Bích Động hiện tập trung các cơ sở chính trị, văn hóa xã hội quan trọng của huyện và là nơi đặt trụ sở của các cơ quan Trung ương, của tỉnh đóng trên địa bàn ( Bưu điện, Bảo hiểm, Ngân hàng nông nghiệp…)

Thị trấn Nếnh được thành lập năm 2002 với diện tích khoản 5,72km2 dân số trên 8000 người Mật độ dân số 1406 người/ km2, gồm 05 đơn vị cấp thôn ( phố 1,phố 2, thôn Ninh Khánh, thôn Sen hồ và thôn Yên Ninh), đóng vai trò thúc đẩy giao lưu buôn bán, phát triển dịch vụ, thương mại của huyện Trung tâm thị trấn – phốNếnh là điểm giao cắt giữa Tỉnh lộ 295B và tuyến Đường liên huyện Nếnh – Bổ Đà– Vân Hà, là nơi tập trung nhiều cơ sở buốn bán quy mô nhỏ và vừa, đồng thời cũng là đầu mối tiêu thụ quan trọng của nhiều loại mặt hàng trên địa bàn huyện.

Bảng 2.1: Bảng thống kê dân số, mật độ dân số TT Bích Động và TT Nếnh

Dân số TT Bích Động Người 5967 6582 6728 6735 6766

Dân số TT Nếnh Người 7543 8102 8156 8194 8244

Mật độ dân số TT Bích Động Ng/km2 1090.86 1203.29 1229.98 1231.26 1236.93

Mật độ dân số TT Nếnh Ng/km2 1318.71 1416.43 1425.87 1432.52 1441.26

Nguồn: số liệu tổng hợp

Dân số và mật độ dân số tại hai thị trấn là trung tâm của huyện có xu hướng tăng dần trong những năm gần đây, tuy nhiên mật độ và số lượng vẫn còn nhỏ Để phấn đấu đến năm 2015 trở thành thị xã của huyện yêu cầu dân số tại các khu vực trên tập trung đông hơn nhưng cũng cần tránh việc tăng dân số quá nhanh, quá nóng, khi ấy cơ sở hạ tầng tại khu vực không đáp ứng được sự tăng dân số đột biến sẽ ảnh hưởng tới sinh hoạt và đời sống người dân

Mặc dù chưa được công nhận nhưng trên địa bàn toàn huyện đã quy hoạch 6 thị tứ là Kè Chàng, Quán Rãnh, Cầu Treo, Can Vang, Bãi Bò, Gốc Bưởi. Đây là trung tâm xã, cụm xã có mật độ dân cư và mật độ xây dựng cao, là các trung tâm đô thị nhỏ phục vụ thương mại cho dân cư nông thôn và các vùng lân cận. Vì chưa có quy hoạch chi tiết nên có cơ sở hạ tầng kém phát triển, bộ số bám các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ, còn được cấp phép xây dựng, xong thực tế nhà cửa xây dựng không có quy mô, chưa có hệ thống cấp thoát nước cũng như cống nước và điện chiếu sáng công cộng, tỷ lệ dân cư đô thị thấp, chưa có đơn vị hành chính là đô thị ( phố phường).

2.3.1.3 Các trung tâm cụm xã

Trên địa bàn huyện có 3 trung tâm cụm xã tụ hình thành là Chợ Nhẫm, Gốc Bưởi, Can Vang Đây là các trung tâm dịch vụ có thể phát triển nhanh thành các đô thị loại nhỏ với dân số hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực dịch vụ thương mại. Đa số các trung tâm này mọc lên dọc theo các con đường quốc lộ, tỉnh lộ và xung quanh các nhà máy xia nghiệp trên địa bàn Do mọc lên tự phát thiếu quy hoạch nên từ nhiều năm nay dân cư tại những khu vực này vẫn chưa có một hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, nhất là các dịch vụ như cấp thoát nước, dịch vụ về vệ sinh môi trường,

2.3.2 Thực trạng mạng lưới đô thị thương mại dịch vụ huyện Việt Yên

2.3.2.1 Các hình thức thương mại dịch vụ đô thị huyện Việt Yên

Thứ nhất: Hoạt động thương mại dịch vụ công cộng.

Hình thức thương mại ở khu vực công cộng chủ yếu trên địa bàn tồn tại dưới hình thức các chợ với số lượng và quy mô tương đối lớn Chức năng chính của chợ là nơi diễn ra hoạt động mua bán hay trao đổi các sản phẩm, hàng hóa dịch vụ khác nhau Hàng hóa trong chợ rất đa dạng, từ những loại sản phẩm dùng trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người đến các chủng loại sản phẩm khác.

Dưới đây là bảng hệ thống chợ trên địa bàn huyện phân theo vị trí và quy mô.

Bảng 2.2: Bảng hệ thống chợ trên địa bàn huyện Việt Yên

Phân loại theo địa bàn

Số hộ kinh doanh cố định

1 Chợ TT Bích Động

TT Bích Động 1 5,978 250

Nếnh TT Nếnh

3 Chợ Chàng Xã Việt

10 Chợ Thổ Hà Xã Vân

Nguồn: Quy hoạch Thương Mại tỉnh Bắc Giang

Phát triển mạng lưới chợ hết sức quan trọng, nó góp phần thúc đẩy thương mại địa phương, đáp ứng nhu cầu về hàng hóa dịch vụ, là nơi trực tiếp diễn ra các hoạt động trao đổi hàng hóa.Từ bảng số liệu trên cho ta thấy mạng lưới chợ tại huyện Việt Yên đã được quan tâm và đầu tư có trọng điểm như chủ trương mở rộng quy mô về diện tích và số hộ kinh doanh tại các chợ trong khu vực đô thị cùng với đó là các chợ tại các xã khác trong huyện

Toàn huyện có 14 chợ phục vụ cho các hoạt động trao đổi buôn bán hàng hóa và dịch vụ của người dân trong đó có 7 chợ tập trung ở các khu vực thị trấn và thị tứ Tổng số hộ đăng ký kinh doanh cố định ở các chợ tại khu vực thị trấn thị xã là

620 hộ Tính trung bình thì mỗi chợ tại thị trấn, thị tứ phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho khoảng 8400 người trong cùng khu vực Và bình quân khoảng 1,3 xã một chợ. Quy mô các chợ của huyện lớn và đang được đầu tư Số hộ kinh doanh cố định cao sẽ tạo nguồn thu cho ngân sách cho ban quản lý các chợ từ đó tạo nguồn quỹ để tái đầu tư phát triển hơn nữa các chợ hiện có Hai chợ với quy mô và số lượng lớn đều tập trung tại hai thị trấn của huyện Đó là nơi buôn bán trao đổi phục vụ không chỉ người dân của địa bàn thị trấn mà còn người dân của toàn huyện.

Các hoạt động dịch vụ công cộng được cung cấp chủ yếu từ các thành phần như nhà nước, các tổ chức và các nhân được nhà nước ủy quyền cung cấp các dịch vụ công cộng như dịch vụ về giáo dục, văn hóa thể thao, thông tin liên lạc, giao thông vận tải

Dịch vụ về giáo dục: Huyện hiện có 82 trường và một trung tâm giáo dục thường xuyên dạy nghề trong đó có 30 trường mầm non, 28 trường tiểu học, 19 trường trung học cơ sở, 4 trường trung học phổ thông trong đó có 1 trường tư thục. Trung tâm giáo giục thường xuyên – dạy nghề thực hiện dạy bổ túc văn hóa và dạy nghề cho các học viên. Đối với các dịch vụ về thông tin liên lạc: mạng lưới điện thoại cố định cũng như di động đã phủ sóng 100% diện tích toàn huyện và được cung cấp bởi đầy đủ các nhà mạng hiện có trên thị trường trong nước Hiện nay tất cả các xã đều có cơ sở bưu điện văn hoá xã tại khu trung tâm Như hộ gia đình ở các thôn, xóm, bản, làng đã có điện thoại Mạng lưới internet đã được kết nối tới các xã và các hộ có nhu cầu Báo chí hàng ngày luôn bảo đảm tới người đọc trong ngày.

Về giao thông vận tải: huyện có một nhà ga xe lửa tại thị trấn Nếnh, là nơi chuyên chở và cung cấp các sản phẩm hàng hóa từ các tỉnh khác, khu vực khác đến với số lượng lớn vì khả năng chuyên chở của nhà ga tương đối lớn Đáp ứng được nhu cầu lưu thông hàng hóa với các tỉnh bạn và khu vực bằng đường sắt Nhu cầu về xe bus của huyện tương đối lớn tuy nhiên hiện tại huyện chưa có mạng lưới xe bus riêng phục vụ đi lại cho người dân cũng như học sinh sinh viên.Toàn huyện có 328,7 km đường bộ, trong đó đường quốc lộ có 23 km, tỉnh lộ 60 km, huyện lộ 48 km, xã lộ 197 km Ngoài ra còn khoảng 520 km đường thôn, xóm xe cơ giới qua lại được Hàng năm cứng hoá thêm mặt đường bằng bê tông nhựa và bê tông xi măng khoảng 15 - 20% Đường sắt chạy qua 15 km với ga Sen Hồ Đường sông qua huyện có khoảng 10 km thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá

Cấp điện: Tính đến năm 2003, điện lưới quốc gia đã về tới 100% số xã, thị trấn, phục vụ cho 100% hộ gia đình Mạng lưới điện phục vụ cho sinh hoạt cũng như sản xuất của người dân được đảm bảo.

Cấp nước: Dân chủ yếu dùng nước sinh hoạt từ giếng đào, còn một phần dùng nước từ sông suối tự nhiên hoặc nước mưa Toàn huyện có 26.374 giếng đào, 1.834 giêng khoan và 2.653 bể nước mưa Hiện nay, tại khu trung tâm huyện là thị trấn Bích Động đã có công trình cấp nước sạch sinh hoạt Còn hơn 2.267 hộ dùng nước sông suối tự nhiên Nhìn chung khoảng trên 80% dân cư đã có nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Thứ hai: Hoạt động thương mại dịch vụ cá thể, hộ gia đình.

Tại trung tâm các thị trấn và các thị tứ hiện có hơn 4000 nhân khẩu tham gia vào các hoạt động thương mại và dịch vụ trong đó có khoảng 3083 người hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp, 979 người hoạt động trong lĩnh vực du lịch- dịch vụ kho bãi và 561 người hoạt động trong lĩnh vực khách sạn nhà hàng

Biểu đồ 1: Cơ cấu lao động trong các lĩnh vực ngành thương mại dịch vụ.

Nguồn: Số liệu tổng hợp

Giải pháp đẩy mạnh công tác phát triển mạng lưới đô thị thương mại dịch vụ huyện Việt Yên

Định hướng phát triển mạng lưới đô thị thương mại dịch vụ huyện Việt Yên

3.1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội

3.1.1.1 Về phát triển kinh tế

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt 13,74%, trong đó tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành nông nghiệp là 4,5%, nhóm ngành công nghiệp - xây dựng là 17%, nhóm ngành dịch vụ là 16% Cơ cấu 3 nhóm ngành nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ vào năm 2010 là: 20,35% - 55,45% - 24,20% Giá trị sản xuất bình quân/người/năm đạt 23,41 triệu đồng vào năm 2010

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt 15,37%, trong đó tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành nông nghiệp là 4%; nhóm ngành công nghiệp xây dựng là 17,5%; nhóm ngành dịch vụ là 18% Cơ cấu 3 nhóm ngành nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ vào năm 2015 là: 17,04% - 54,35% - 28,61% Giá trị sản xuất bình quân/người/năm đạt 48,96 triệu đồng vào năm 2015

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt 17,75%, trong đó tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành nông nghiệp là 3,5%; nhóm ngành công nghiệp - xây dựng là 19%; nhóm ngành dịch vụ là 20% Cơ cấu 3 nhóm ngành nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ vào năm 2020 là: 9,78% - 54,46% - 35,76% Giá trị sản xuất bình quân/người/năm đạt 77,27 triệu đồng vào năm 2020

3.1.1.2 Về phát triển xã hội Đến năm 2010: Đạt phổ cập giáo dục trung học; số trường học đạt chuẩn Quốc gia chiếm 60%; 75% các trường học được kiên cố hoá; giảm tỷ lệ tăng dân số xuống còn dưới 1%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50%; 100% các xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 10%; 85% các xã, thị trấn có đầy đủ các thiết chế văn hoá, tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn “Gia đình văn hoá” đạt 80%; số trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 20%; Đến năm 2015 : Số trường đạt chuẩn Quốc gia chiếm 75%; 85% các trường học được kiên cố hoá; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 5%; 95% các xã có đầy đủ các thiết chế văn hoá, tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn “Gia đình văn hoá” đạt 85%; số trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 15%;

- Đến năm 2020: Số trường đạt chuẩn Quốc gia đạt 95%; 100% các trường học được kiên cố hoá; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 3%; 100% các xã có đầy đủ các thiết chế văn hoá, tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn “Gia đình văn hoá” đạt 90%; số trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 10%;

3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển mạng lưới đô thị thương mại dịch vụ huyện Việt Yên

3.1.2.1 Mục tiêu và định hướng phát triển

Hiện tại trên địa bàn huyện chưa có định hướng phát triển toàn diện mạng lưới đô thị thương mại dịch vụ mà chỉ có định hướng phát triển đô thị, dịch vụ với nội dung:

Thứ nhất: về phát triển đô thị Đối với các cấp lãnh đạo, chuẩn bị mọi điều kiện làm tốt công tác quy hoạch xây dựng, đầu tư xây dựng cho một số xã, thị trấn có điều kiện về phát triển công nghiệp, dịch vụ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để đến hết năm 2015 cơ bản đạt được các tiêu chí và chậm nhất trước năm 2020 trên địa bàn huyện thành lập được 1 thị xã (đô thị loại IV) gồm: Thị trấn Bích Động; xã Hoàng Ninh, xã Quang Châu, xã Vân Trung, một phần xã Bích Sơn và xã Hồng Thái.

Triển khai xây dựng các đô thị đã được quy hoạch vừa tạo điều kiện cho phép phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, từng địa phương và làm một bộ phận cho điều kiện hình thành đô thị loại IV (Đình Trám – Sen Hồ; Khu dân cư số IV, Khu nhà ở - thương mại - Thị trấn Bích Động; các khu dân cư dịch vụ tại các xã, thị trấn có đất bị thu hồi phát triển công nghiệp tại Quang Châu, Vân Trung, Hoàng Ninh, Thị trấn Nếnh)

Quy hoạch và quan tâm đầu tư, tạo mọi điều kiện cho thành lập các thị tứ tại 1 số xã có thị tứ còn lại như: Kè Chàng (Việt Tiến), Quán Rãnh (Tự Lạn), Cầu Treo (Minh Đức), Can Vang (Tiên Sơn), Bãi Bò (Hồng Thái), Gốc Bưởi (Quảng Minh)

Thứ hai: về phát triển thương mại dịch vụ huyện Việt Yên.

Mục tiêu: Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân 16% (2007-2010); 18%

(2011-2015); 20% (2016-2020);Cơ cấu giá trị sản xuất: 24,20% (năm 2010);

28,61%(năm 2015); 35,76%(năm 2020);Thu hút khoảng 23,5 nghìn lao động vào năm 2010; 30,7 nghìn lao động năm 2015 và 62,2 nghìn lao động năm 2020 Tỷ lệ lao động chiếm 25,75% vào năm 2010; 27,65%, năm 2015 và 35,32%, năm 2020.Tạo bước phát triển quan trọng về chất lượng các loại hình dịch vụ. Định hướng phát triển:

Hệ thống chợ: Đầu tư cải tạo, nâng cấp các chợ Quán Rãnh, Cầu Treo, Chàng,

Nhẫm, Hồng Thái, Bài, Vân, Nếnh; đầu tư, di chuyển chợ Bích Động; mở rộng chợ Phúc Tằng.

Quy hoạch chợ dịch vụ các xã: Quang Châu, Hồng Thái, Yên Viên, Bích Sơn, thôn Chằm, Biển Tim, thôn Vàng, thôn Chùa

Siêu thị, trung tâm thương mại

Quy hoạch và xây dựng trung tâm thương mại cụm dân cư khu công nghiệp Quang Châu, trung tâm thương mại khu dân cư Đình Trám - Sen Hồ, trung tâm thương mại thị trấn Bích Động.

Xây dựng 3 siêu thị tại trung tâm Thị trấn Bích Động, khu cổng trường Cao đẳng Nông - Lâm và trung tâm Thị trấn Nếnh

Dự tính tổng nhu cầu vốn đầu tư huyện Việt Yên trong thời kỳ 2007 - 2020 khoảng 22.406,23 tỷ đồng, trong đó:

Giai đoạn 2007-2010: 1.888,36 tỷ đồng, bình quân 472,09 tỷ đồng/năm;

Giai đoạn 2011-2015: 5.764,89 tỷ đồng, bình quân 1.152,98 tỷ đồng/năm; Giai đoạn 2016-2020: 14.752,98 tỷ đồng, bình quân 2.950,6 tỷ đồng/năm. Dự kiến nguồn vốn: Nguồn ngân sách chiếm 8%; vốn tích lũy từ các doanh nghiệp chiếm 25%; Vốn nước ngoài chiếm 55%; vốn khác chiếm 12%.

Thứ nhất: Về phát triển đô thị:

Tập trung các nguồn lực, từng bước cải tạo và nâng cấp hạ tầng thị trấn Bích Động, thị trấn Nếnh theo Bộ tiêu chí áp dụng cho các đô thị

Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển đô thị với phát triển dịch vụ nhằm giảm tỷ trọng người dân của các thị trấn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp xuống còn 50% vào năm 2015.

Các giải pháp đưa ra nhằm đẩy mạnh phát triển đô thị thương mại dịch vụ huyện Việt Yên

3.2.1 Giải pháp cho vấn đề quy hoạch và quản lý quy hoạch

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân nhằm quán triệt, tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền và người dân nhằm tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động đối với chủ trương của Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI về phát triển đô thị và dịch vụ trong giai đoạn 2010 – 2015 và những năm tiếp theo. Ưu tiên cho công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị; tập trung cao độ cho việc thực hiện quy hoạch đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; làm tốt công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng, kiên quyết xử lý đối với các trường hợp cố tình không thực hiện đúng theo quy hoạch và phá vỡ quy hoạch xây dựng đô thị đã được phê duyệt; Nâng cao năng lực quản lý, điều hành cho công chức, lãnh đạo các thị trấn về công tác quản lý xây dựng và phát triển đô thị: trang bị các kiến thức về quản lý quy hoạch đô thị; đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng kết cấu hạ tầng đô thị; quản lý phát triển và sử dụng đất đô thị; quản lý tài chính, môi trường, kiến trúc, cảnh quan; kiểm soát phát triển đô thị.

Phát triển mạnh thị trường hàng hoá đi kèm với tăng cường quản lý nhà nước, chống buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; đẩy mạnh tuyên truyền tạo chuyển biến trong sử dụng hàng Việt Nam thay thế cho hàng ngoại nhập

Phát huy vai trò của ngành thương mại - dịch vụ trong việc phát triển và mở rộng thị trường kinh doanh hàng hóa với các địa phương trong và ngoài tỉnh; đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn; đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân trong huyện.

3.2.2 Giải pháp cho về vấn cơ chế chính sách xúc tiến đầu tư theo hướng phát triển đô thị thương mại dịch vụ

Bố trí, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nguồn vốn đầu tư; thực hiện cơ chế xã hội hoá trong lĩnh vực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị Xây dựng cơ chế phù hợp nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào việc đầu tư phát triển hạ tầng đô thị theo các hình thức BOT, BT Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ từ bên ngoài, ưu tiên bố trí đủ vốn đối ứng để thực hiện các dự án Tiết kiệm vốn, tập trung vốn để đầu tư cho các công trình quan trọng tại các đô thị, tránh đầu tư dàn trải

Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng, tạo điều kiện phát triển khu thương mại tập trung tại thị trấn Bích Động và thị trấn Nếnh; đầu tư phát triển các chợ nông thôn hiện có để thuận lợi cho việc giao thương, nhất là việc mua bán, trao đổi nông sản cho nông dân nhất là những vùng sản xuất hàng hoá tập trung.

Quan tâm đầu tư, hỗ trợ phát triển dịch vụ - thương mại tại các đô thị và trong các khu dân cư dịch vụ phục vụ phát triển các khu, cụm công nghiệp.

Tạo điều kiện, ưu tiên bố trí về quỹ đất, địa điểm để mở rộng số lượng và quy mô đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ công nghệ,viễn thông, điện lực, vận tải đường bộ, dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ nhân dân

3.2.3 Giải pháp cho vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng mạng lưới thương mại dịch vụ với chức năng chuyên môn hóa cao

Tổ chức tốt thị trường trao đổi hàng hoá, sản phẩm trong sản xuất công nghiệp

- TTCN, nông nghiệp, xây dựng và tiêu dùng của nhân dân Duy trì nhịp độ tăng về tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ bình quân 20%/năm trong giai đoạn 2010 – 2015.Đào tạo nghề theo hướng tăng lao động đầu ra trong các ngành thương mại dịch vụ Khuyến khích lao động trong những ngành lĩnh vực thương mại dịch vụ tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức và tay nghề

Những vấn đề cần kiến nghị

Cần có bản đồ quy hoạch chi tiết hơn nữa các cụm, các khu trung tâm tập trung phát triển đô thị dịch vụ theo hướng như thế nào để phát huy thế mạnh về điều kiện tự nhiên cũng như xã hội của vùng.

Vấn đề về vốn đầu tư: không chỉ hạn chế và bó hẹp ở nguồn vốn đầu tư của nhà nước và nguồn vốn tự có mà còn có thể huy động vốn từ các tổ chức trong nước và nước ngoài với các loại hình như đầu tư chuyển giao, vốn BT, BOT…

Khi đã tập trung được nguồn vốn cũng như xác định được chức năng của từng đô thị nói riêng cần tập trung nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật như mạng lưới về đường sá cầu cống, mạng lưới điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, mạng lưới cấp thoát nước, thông tin liên lạc… Vì có cơ sở hạ tầng hiện đại quy mô thì mới thu hút được các doanh nghiệp, cá nhân hộ gia đình đầu tư cũng như thực hiện công tác sản xuất cung cấp các sản phẩm thương mại dịch vụ.

Như đã nghiên cứu, đa số các thị tứ, các điểm tập trung dân cư vẫn mọc lên một cách tự phát nên dân số và mật độ dân số còn thưa, chưa đủ và đạt tiêu chuẩn của một đô thị Do vậy việc các cấp ban ngành cần đưa ra những cính sách cũng như đẩy mạnh công tác đầu tư vào những khu vực trên nhằm thu hút người dân chuyển đến sinh sống và làm việc tại các khu vực thị trấn, thị tứ từ đó tạo nguồn lao động dồi dào cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thương mại dịch vụ Số lượng và mật độ dân số tại các đô thị trên đông đảo cũng góp phần đấy mạnh hoạt động thương mại dịch vụ vì nó chính là thị trường cho các sản phẩm đầu ra của hoạt động thương mại dịch vụ.

Các chính sách thủ tục hành chính cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để phát triển các hoạt động thương mại dịch vụ Bài học của Thượng Hải cho ta thấy được chính quyền đô thị đã quan tâm phát triển lĩnh vực thương mại khi ra những thủ tục, những quyết định nhằm phát triển mạng lưới thương mại dịch vụ dọc các con đường huyết mach nội đô Tạo ra vành đai thương mại bao bọc các khu dân cư bên trong Một số ý kiến các nhân về công tác quy hoạch và phát triển mạng lưới đô thị theo hướng phù hợp với chức năng từng khu vực:

Cần có một bản quy hoạch chi tiết về chứ năng kinh tế xã hội của đô thị, thị trấn thị tứ để từ đó có cơ sở và định hướng phát triển kinh tế của vùng. Đối với huyện Việt Yên, mạng lưới đô thị nói chung có xu hướng phát triển theo mô hình thành phố đa cực dọc theo tuyến quốc lộ 1A cũ và quốc lộ 37 và một số con đường tỉnh lộ khác. Điều kiện kinh tế xã hội trong nước:

Cả nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và địa phương nào cũng đang trong thời kỳ chuyển mình với cả cơ hội và thách thức Kinh tế nước ta hàng năm đều tăng trưởng ở mức cao vào khoảng 6-7%/ năm Ngày 7 tháng 11 năm

2006 Việt Nam cũng đã chính thức ký kết tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO đó cũng là điều kiện để các địa phương tận dụng cơ hội của mình vươn ra thị trường không chỉ trong khu vực mà còn trên toàn thế giới đồng thời cũng đón nhận hàng loạt nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước Đó là những điều kiện thuận lợi để cho nền kinh tế địa phương phát triển.

- Điều kiện kinh tế xã hội địa phương.

Tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Việt Yên nói riêng cũng đang trong đà phsat triển đó Được sự quan tâm của các câp ban nghành cùng với chỉ đạo của nhà nước sẽ trở thành một tỉnh trọng điểm về khu công nghiệp khu vực phía Đông Bắc nước ta Hàng loạt các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tâng khu công nghiệp mọc lên phục vụ cho lĩnh vực sản xuất và sinh hoạt người dân bản địa cũng như công nhân từ khu vực khác đến

- Điều kiện phát triển mạng lưới đô thị chức năng thương mại dịch vụ

Các khu đô thị vệ tinh tập trung tại các khu công nghiệp trên địa bàn và các thị tứ đã có sẵn nằm trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Đô thị có thương mại dịch vụ phục vụ cho việc phát triển công nghiệp do gần các khu công nghiệp lớn(Đô thị Quang Châu và đô thị Phú Giang đang trong quá trình xây dựng.)

Tại đây tập trung các khu công nghiệp, cụm công nghiệp lớn của tỉnh như khu công nghiệp Quang Châu, khu công nghiệp Vân Trung- Nội Hoàng với diện tích hàng trăm ha thu hút hàng vạn lao động làm việc, do vậy phương hướng đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị thương mại dịch vụ phải theo hướng phục vụ cho sản xuất công nghiệp và các lao động trong khu công nghiệp Đáp ứng đầy đủ các yếu tố đầu vào cũng như đầu ra về thương mại dịch vụ cho hoạt động sản xuất và kinh doanh. Ngoài Quang châu ra còn có khu thị tứ Bãi Bò giáp các xí nghiệp và các công ty lớn với hàng nghìn lao động tham gia sản xuất cũng như sinh hoạt.

- Phát triển kinh tế thương mại dich vụ thị trấn Bích Động, là trung tâm kinh tế văn hóa xã hội của toàn huyện, là khu đô thị trọng tâm của vùng, là bộ mặt của tioanf huyện Do vậy trung tâm là thị trấn Bích Động, cần tập trung phát triển các hình thức thương mại dịch vụ đa dạng nhiều chủng loại và các thành phần như các dịch vụ về tài chính ngân hàng, văn hóa thể thao, vui chơi giải trí

- Khu thị tứ gần các khu du lịch, định hướng phát triển du lịch sẽ phát triển theo hướng gia tăng các hoạt động thương mại – dịch vụ phục vụ cho khách du lịch:

Hiện tại huyện Việt Yên có hai địa điểm thu hút khác thập phương đến tham quan du lịch đó là cụm di tích Chùa Bổ thuộc xã Tiên Sơn huyện Việt Yên và khu làng nghề thuộc xã Vân Hà Ở khu vực này có thị tứ là Can Vang thuộc xã Tiên Sơn Do vậy cần đầu tư và phát triển giao thông cũng như các sản phẩm dịch vụ du lịch và phục vụ du lịch teo tua.

- Đô thị tại thị trấn Nếnh gần ga Sen Hồ nằm trên tuyến đường sắt với hai tuyến chính là Hà Nội và Lạng Sơn đó là hai trung tâm kinh tế lớn của cả nước ngoài ra thị trấn Nếnh còn nằm trên quốc lộ 1A, là nơi chung chuyển hàng hóa các sản phẩm dịch vụ của huyện, do vậy phát triển các dịch vụ thương mại theo hướng vận tải hàng hóa.

Ngày đăng: 17/07/2023, 07:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w