1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh deloitte việt nam thực hiện

68 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Quy Trình Kiểm Toán Khoản Mục Hàng Tồn Kho Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Do Công Ty TNHH Deloitte Việt Nam Thực Hiện
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc
Người hướng dẫn GS.TS. Nguyễn Quang Quynh
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kiểm Toán
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 272,69 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY (9)
    • 1.1. Mục tiêu kiểm toán khoản mục HTK trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty (9)
    • 1.2. Đặc điểm của chủ thể và khách thể kiểm toán ảnh hưởng đến kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện (11)
      • 1.2.1. Đặc điểm của khách thể kiểm toán ảnh hưởng tới quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho với các mẫu chọn nghiên cứu (11)
      • 1.2.2. Đặc điểm của chủ thể kiểm toán ảnh hưởng tới quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho với các mẫu chọn nghiên cứu (14)
    • 1.3. Quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính do Công ty (28)
  • CHƯƠNG 2 NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DELOITTE THỰC HIỆN (55)
    • 2.1. Nhận xét về thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện (55)
      • 2.1.1. Những ưu điểm trong kiểm toán khoản mục hàng tồn kho do Công ty TNHH (55)
    • 2.2. Tính tất yếu phải hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện (59)
    • 2.3. Một số giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện (61)
      • 2.3.1. Hoàn thiện việc thiết kế và thực hiện thủ tục kiểm soát ở cấp độ 2 (61)
      • 2.3.2. Hoàn thiện kiểm toán các nghiệp vụ phát sinh trong năm (63)
  • KẾT LUẬN (47)
    • Bàng 17: Trích Giấy tờ làm việc số 5440 “Bảng tổng hợp số dư HTK cuối kỳ” (31/12/2009) (0)
    • Bàng 19: Trích Giấy tờ kiểm toán số 5445 “Kiểm tra dự phòng giảm giá HTK” (0)

Nội dung

THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY

Mục tiêu kiểm toán khoản mục HTK trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty

Mục tiêu kiểm toán chung của kiểm toán khoản mục HTK là xác định tính trung thực và hợp lý chung của khoản mục HTK Trong thực tế áp dụng tại Deloitte VN với khách thể kiểm toán là DN sản xuất kinh doanh, những mục tiêu chung được được cụ thể hóa thành các mục tiêu đặc thù Các mục tiêu đặc thù là cơ sở để Deloitte VN vàKTV xác định các thủ tục kiểm toán Bất kỳ thủ tục kiểm toán nào của Deloitte VN đều phải hướng tới xác định ít nhất một mục tiêu đặc thù Tổng hợp của việc thỏa mãn các mục tiêu đặc thù, các mục tiêu chung cũng được đáp ứng thỏa mãn Với doanh nghiệp(DN) sản xuất kinh doanh HTK là bộ phận giữ vị trí quan trọng, các chức năng củaHTK được thực hiện đầy đủ và phức tạp Các mục tiêu đặc thù khi kiểm toán đối tượng khách hàng này của Deloitte VN cụ thể như sau:

Bảng 1: Mục tiêu kiểm toán đặc thù với khách thể kiểm toán là DN sản xuất kinh doanh

Mục tiêu kiểm toán chung Mục tiêu kiểm toán đặc thù

Hiện hữu Tất cả tài sản trong khoản mục HTK ghi trên sổ sách kế toán đều tồn tại thực tế tại ngày lập BCTC Số dư khoản mục HTK trong Bảng cân đối kế toán là có thật. Tất cả nghiệp vụ HTK phát sinh trong năm đều thực sự phát sinh và có căn cứ ghi nhận. Đầy đủ Tất cả tài sản trong khoản mục HTK đều được phản ánh trên sổ sách kế toán tại ngày lập BCTC Số dư HTK trong Bảng cân đối kế toán phải bao hàm giá trị của tất cả tài sản HTK của khách thể kiểm toán tại ngày lập Bảng cân đối kế toán.

Tất cả nghiệp vụ HTK phát sinh trong năm đều được ghi nhận đầy đủ.

Quyền và nghĩa vụ Các tài sản trong khoản mục HTK phải thuộc sở hữu của khách thể kiểm toán và có đủ căn cứ pháp lý chứng minh, trong đó không bao gồm các tài sản đã được thế chấp, cầm cố, tạm vay,… và các tài sản nhận gia công chế biến, nhận giữ hộ,… Định giá và phân bổ HTK phải được định giá phù hợp với hiện vật, được tính theo giá thực tế hình thành HTK Các lần đánh giá lại giá trị của HTK phải phản ánh đúng và thực hiện điều chỉnh giá trị HTK sau đó.

Phương pháp tính giá và phân bổ HTK phải được thực hiện nhất quán.

Trích lập dự phòng giảm giá HTK phải được thực hiện tuân theo quy định hiện hành và nhất quán.

Chính xác cơ học Số tổng cộng khoản mục HTK trên các sổ phải chính xác và khớp đúng với nhau.

Giá trị HTK phải được tính toán chính xác theo phương pháp tính quy định

Trình bày và công bố HTK phải được phân loại theo các nhóm hợp lý và chi tiết theo quy định về mặt nội dung và hạch toán kế toán

Thuyết trình về dự phòng giảm giá HTK của khách thể kiểm toán hiện tại đang theo chính sách và quy định nào.

Nếu có HTK cầm cố, chuyển nhượng, nhận giữ hộ, thì phải thuyết trình rõ ràng.

Khi KTV thực hiện kiểm toán, các mục tiêu đặc thù này sẽ được KTV áp dụng cho các đối tượng kiểm toán cụ thể (NVL, CCDC, ) và đặc điểm của các đối tượng này để sử dụng thủ tục kiểm toán chi tiết phù hợp.

Đặc điểm của chủ thể và khách thể kiểm toán ảnh hưởng đến kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện

1.2.1 Đặc điểm của khách thể kiểm toán ảnh hưởng tới quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho với các mẫu chọn nghiên cứu

Trong khách thể kiểm toán là những DN sản xuất kinh doanh của Deloitte VN, kế toán khoản mục HTK là bộ phận rất quan trọng và được thiết kế để có thể quản lý và theo dõi được các nghiệp vụ HTK phát sinh trong năm Deloitte Việt Nam phân chia các nghiệp vụ HTK phát sinh thành sáu loại nghiệp vụ tương ứng với các chức năng của HTK là các nghiệp vụ mua hàng, các nghiệp vụ nhận hàng, các nghiệp vụ lưu kho,các nghiệp vụ xuất kho, các nghiệp vụ sản xuất và các nghiệp vụ tiêu thụ HTK Trong các khách hàng kiểm toán của Deloitte VN là DN sản xuất kinh doanh, sáu loại nghiệp vụ này đều phát sinh thường xuyên trong năm, cho nên quy trình kiểm toán HTK tại

DN sản xuất kinh doanh của Deloitte VN được thực hiện khá đầy đủ và bao quát được phương pháp kiểm toán của Công ty về khoản mục HTK. Đa số khách hàng kiểm toán của Deloitte VN áp dụng hệ thống kế toán máy và phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán kế toán nên tìm hiểu về kế toán khoản mục HTK tại các khách thể này có thể thấy chúng có những đặc điểm cơ bản như sau.

Thứ nhất, về tổ chức hệ thống tài khoản của khách thể kiểm toán

Các khách hàng kiểm toán của Deloitte VN hiện nay đều áp dụng hệ thống tài khoản theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006 Với đặc điểm HTK trong các DN này đa dạng phong phú từ NVL, CCDC, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng gửi bán, hàng đang đi đường nên số lượng tài khoản được sử dụng nhiều. Trong các tài khoản cấp 1 các DN có thể căn cứ vào loại, tính chất hoặc mục đích sử dụng của từng loại HTK để phân chia ra thành các tài khoản cấp 2, cấp 3 tương ứng tiện cho việc theo dõi.

Thứ hai, hệ thống sổ sách kế toán theo dõi HTK

Việc sử dụng kế toán máy dã giúp cho các khách thể kiểm toán của Deloitte VN quản lý hệ thống sổ sách kế toán tổng hợp và chi tiết hiệu quả hơn Trong một phần mềm kế toán có thể lựa chọn trong các hệ thống sổ tổng hợp và chi tiết có sẵn Các hệ thống sổ được các DN sản xuất kinh doanh sử dụng khác nhau DN có thể sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chung, Nhật ký chứng từ, Chứng từ ghi sổ để phù hợp có đặc điểm sản xuất kinh doanh Hiện nay, các khách hàng của Deloitte VN dùng hình thức kế toán Nhật ký chung nhiều nhất vì với đặc điểm sổ kế toán tổng hợp của hình thức này kế toán có thể nhập thông tin, truy cập và tìm kiếm dễ dàng hơn. Đối với sổ sách theo dõi và hạch toán chi tiết HTK, DN sản xuất cần phải thiết kế và sử dụng có hiệu quả Hiện nay các DN này sử dụng trong ba phương pháp hạch toán chi tiết HTK là phương pháp thẻ song song, phương pháp đối chiếu luân chuyển hoặc phương pháp sổ số dư Các phương pháp này được sử dụng một cách linh hoạt khi khách thể kiểm toán đưa vào sử dụng

Về cơ bản, các khách hàng kiểm toán của Deloitte VN đều có hệ thống sổ sách theo dõi HTK được thiết kế và sử dụng có hiệu quả và đầy đủ.

Thứ ba, các nguyên tắc kế toán sử dụng để theo dõi HTK

Một trong những điều quan trọng của kế toán HTK là phương pháp tính giá HTK. Với HTK mua ngoài được tính theo giá trị thực tế mua về theo quy định Công thức tính HTK mua ngoài về cơ bản như sau:

Giá thực tế = Giá ghi trên hoá đơn – các khoản khấu trừ + chi phí gia công + thuế không được hoàn lại + chi phí thu mua thực tế Các DN này phải tôn trọng nguyên tắc giá trị thực tế này Tại từng khách thể với đặc điểm HTK riêng biệt, công thức tính giá trị thực tế sẽ được chi tiết hơn và có một số điểm khác biệt, nên khi Deloitte VN kiểm toán luôn đòi hỏi kế toán giải trình về cách tính giá trị của hàng mua về để từ đó xây dựng ước tính của KTV.

Với HTK được sản xuất tại DN sản xuất kinh doanh KTV sẽ phải đòi hỏi sự giải trình trên giấy tờ của các khách thể vì tính đặc thù trong phương pháp tính, các yếu tố chi phí và các tài khoản được sử dụng Ở mỗi khách thể kiểm toán sẽ có phương pháp tính cụ thể khác nhau, song trên cơ bản việc tập hợp và kết chuyển chi phí cấu thành nên giá trị của HTK vẫn tôn trọng các quy định của kế toán.

Với HTK xuất kho, hiện nay các khách thể sử dụng một trong bốn phương pháp là Nhập trước xuất trước, Nhập sau xuất trước, Giá bình quân gia quyền, Giá hạch toán và Giá trị thực tế Cả bốn phương pháp này đều được các khách thể kiểm toán căn cứ và tình hình hoạt động của mình để lựa chọn phù hợp.

Thứ tư, về trích lập dự phòng giảm giá HTK

Các DN hiện nay đều phải tuân theo các quy định về trích lập dự phòng giảm giá HTK được quy định trong Luật Kế toán, chuẩn mực kế toán, các quy định cụ thể khác về trích lập dự phòng giảm giá HTK và các chính sách khác của DN về giá trị thuần có thể thực hiện và mức trích lập dự phòng Có một số DN thực hiện việc trích lập dự phòng rất nghiêm túc Họ lên kế hoạch kiểm kê và phân loại HTK đối chiếu với danh sách có trước để phát hiện và lập danh sách HTK cần lập dự phòng và theo dõi riêng Một số DN khác chưa có hệ thống kế toán lọc ra danh sách HTK cần lập dự phòng và có các tiêu chí cụ thể để xác định số HTK riêng biệt số HTK khác.

Việc xác định đặc điểm của khách thể kiểm toán rất quan trọng Đây là những kiến thức và hiểu biết cơ bản để KTV xác định được công việc kiểm toán và hiệu quả cuộc kiểm toán họ thực hiện.

1.2.2 Đặc điểm của chủ thể kiểm toán ảnh hưởng tới quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho với các mẫu chọn nghiên cứu

Chủ thể của cuộc kiểm toán là Deloitte VN thực hiện theo nguyên tắc và phương pháp đặc thù riêng Deloitte Việt Nam với tư cách là thành viên của Deloitte Touch Tohmatsu toàn cầu (DTT) được sử dụng những phần mềm kiểm toán Auditing System 2 (AS2) và các phương pháp kỹ thuật kiểm toán khác của DTT như cách chọn mẫu, liên kết và lưu trữ giấy tờ làm việc.

Quy trình kiểm toán của Deloitte nói chung về cơ bản vẫn bao gồm 3 phần chính đó là Chuẩn bị kiểm toán; Thực hiện kiểm toán và Kết thúc kiểm toán Ngoài ra, DTT còn cung cấp cho các công ty thành viên những bản hướng dẫn phương pháp kiểm toán tổng thể nói chung và những hướng dẫn cụ thể nói riêng cho kiểm toán từng đối tượng cụ thể trong Phương pháp tiếp cận kiểm toán của DTT Những bản hướng dẫn cho từng đối tượng kiểm toán cụ thể được tổng hợp trong Chương trình kiểm toán mẫu (Model Audit Programs – gọi tắt là MAP), trong đó nêu ra phương hướng kiểm toán và các thủ tục kiểm toán cơ bản cần thực hiện với đối tượng kiểm toán Khi thực hiện kiểm toán một khoản mục cụ thể, KTV có trách nhiệm phải thực hiện và hoàn thành công việc theo các tiêu chí mà MAP của khoản mục đó đề ra Như vậy, MAP giúp các KTV xác định được mục tiêu kiểm toán tốt, thực hiện kiểm toán đúng phương pháp và tiết kiệm được thời gian cũng như công sức.

Với đối tượng kiểm toán là khoản mục HTK nằm trên Bảng cân đối kế toán, có mối liên hệ trực tiếp đối với yếu tố Giá vốn trên Báo cáo Kết quả kinh doanh, khoản mục HTK luôn là đối tượng kiểm toán chiếm sự quan tâm hàng đầu của các KTV Cũng như các chương trình kiểm toán khác, kiểm toán khoản mục HTK đi theo những bước cơ bản của quy trình kiểm toán và đặc trưng riêng của kiểm toán khoản mục HTK.

Quy trình kiểm toán mẫu khoản mục HTK của Deloitte Việt Nam như sau:

Bước thứ nhất: Lập kế hoạch kiểm toán

Bước lập kế hoạch kiểm toán đòi hỏi KTV cần phải thu thập được những thông tin chung về khách hàng và thông tin cụ thể của khoản mục HTK, bao gồm:

Thứ nhất, KTV tiến hành thu thập thông tin chung về khách hàng.

Quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính do Công ty

Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán

Thứ nhất, thu thập thông tin về khách hàng kiểm toán.

Công ty A là khách hàng lâu năm của Deloitte VN, là DN sản xuất với hoạt động chinh là sản xuất và tiêu thụ xi măng ở Việt Nam và xuất khẩu, thuộc vào gói kiểm toán các DN sản xuất.

Công ty A (“Công ty”) là công ty liên doanh hoạt động trong 50 năm, được thành lập tại Việt Nam theo Giấy phép Đầu tư số 490/GP ngày 24 tháng 12 năm 1992 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp và các Giấy phép điều chỉnh

Tổng vốn góp là 90.000.000 USD trong đó các chủ sở hữu của Công ty là Công ty B, đối tác nước ngoài, với tỷ lệ vốn góp là 70%, và các bên Việt Nam là Công ty C và Công ty D với tỷ lệ vốn góp lần lượt là 15,56% và 14,44%.

Tổng số nhân viên của Công ty tại ngày 31 tháng 12 năm 2009 là 1.385 người (năm 2008 là 1.045 người).

Báo cáo tài chính kèm theo được trình bày bằng Đô la Mỹ (USD), theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành khác về kế toán tại Việt Nam Việc trình bày báo cáo tài chính bằng Đô la Mỹ đã được đăng ký và được Bộ Tài chính chấp thuận tại văn bản số 567/TC-CĐKT ngày 22/12/2000 Lĩnh vực kinh doanh của công ty hoàn toàn hợp pháp và công ty không chịu sự điều chỉnh đặc biệt nào của Luật pháp.

Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12.

Công ty có 2 nhà máy sản xuất là Nhà máy Tràng Kênh và nhà máy Hiệp Phước, các chi nhánh tiêu thụ chính ở Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.

Các thông tin khác về chính sách và ước tính kế toán được thu thập trong Bảng thuyết minh BCTC đính kèm BCTC của công ty.

Hoạt động chính của công ty bao gồm sản xuất và bán xi măng tại thị trường Việt Nam và nước ngoài Công ty có 2 loại sản phẩm chính (PC30 và PC40 trong túi nhỏ, PCB 40 trong túi lớn và thùng) được đưa tới khách hàng thông qua chi nhánh hoặc bán trực tiếp cho người mua với số lượng lớn.

Tìm hiểu về quy trình sản xuất của công ty gồm 2 bước:

Bước 1: Sản xuất bột xi măng – NVL chính (đá, sỏi, silica, quặng sắt) được đưa vào lò nung Những NVL này sẽ được nung nóng bằng than trong lò Sau đó được qua lò nung silo, nhào với nước và làm khô để trở thành bột Bột xi măng sau đó được chuyển tới các lò nung silo bột xi măng.

Bước 2: Sản xuất xi măng – Bột xi măng được mua về hoặc sản xuất được chuyển tới lò xay trước để nghiền trước khi đưa vào máy xi măng để nghiền lần nữa.

Xi măng nghiền cuối cùng được cho vào lò silo xi măng để đóng gói.

Yếu tố cấu thành giá của Công ty A được xác định như sau:

Nhà máy sán xuất theo dây chuyền hoạt động liên tục

Công ty có nhà máy sản xuất bột xi măng riêng và cũng nhập khẩu bột xi măng. Những NVL chính khác cho sản xuất được mua trong nước Với nhà máy tại Hiệp Phước, bộ xi măng được nhập khẩu để sản xuất xi măng Trong năm, vì không có biến động trong giá NVL, nên không có thay đổi trong việc tính giá đầu vào của sản phẩm.

Hợp đồng đặt mua hàng dài hạn:

Với mục đích ổn định giá cả, công ty ký kết hợp đồng dài hạn với các nhà cung cấp những NVL chính như than, đá trắng, đá đen, pozzolana, túi xi măng, Những hợp đồng này thường có thời hạn 1 năm.

Công ty không đặt ra giới hạn về phạm vi biến động của NVL và thành phẩm giữa năm này với năm khác.

Xi măng sau khi sản xuất được đóng gói trong túi hoặc thùng Sản phẩm được bán trực tiếp cho người bán ở Hải Phòng hoặc thông qua chi nhánh của Công ty ở Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng Doanh thu được dựa trên tổng giá trị hàng bán tại các chi nhánh, nhà máy ở Hải Phòng và Hiệp Phước.

Nhà cung cấp quan trọng:

Vì đặc điểm hoạt động liên tục, công ty có danh mục những cung cấp chiến lược, đa số là tập đoàn công ty nhà nước Riêng bột xi măng được công ty nhập khẩu từ Công ty Matsuo của Nhật.

Những thông tin cần thiết được KTV thu thập và tổng hợp trong giấy tờ làm việc số 1410 “Hiểu biết về Công ty và Môi trường kinh doanh”, trong đó gồm có thông tin về đặc điểm hoạt động sản xuất, đặc điểm sở hữu và quản lý của Công ty khách hàng, các bên liên quan, tình hình tài chính; các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng…

Thứ hai, thu thập thông tin và đánh giá về HTKSNB.

Với trọng tâm là kiểm toán khoản mục HTK, KTV chú ý tới một số đặc điểm về HTKSNB của Công ty A với HTK.

HTK được xác định trên cơ sở giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại Giá gốc của hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền Giá trị thuần có thể thực hiện được được xác định bằng giá bán ước tính trừ các chi phí để hoàn thành cùng chi phí tiếp thị, bán hàng và phân phối phát sinh.

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho của Công ty được trích lập theo các quy định kế toán hiện hành Theo đó, Công ty trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong trường hợp giá trị thực tế của hàng tồn kho cao hơn giá thị trường tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán.

Các tài khoản để theo dõi HTK sẽ được đưa ra trong phần thực hiện kiểm toán.

Về quản lý HTK của Công ty A:

Về lưu trữ và bảo quản HTK ở Nhà máy Tràng Kênh và Hiệp Phước có những đặc điểm như sau:

NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DELOITTE THỰC HIỆN

Nhận xét về thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện

2.1.1 Những ưu điểm trong kiểm toán khoản mục hàng tồn kho do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện

Quy trình kiểm toán khoản mục HTK là một quy trình khá hoàn thiện, bao gồm nhiều bước từ tìm hiểu thông tin khách hàng tới các hoạt động sau kiểm toán. Việc KTV thực hiện nghiêm túc các khâu của quy trình sẽ đảm bảo mức rủi ro cho việc KTV đưa ra ý kiến đồng ý với ghi nhận kế toán trong khi xảy ra sai phạm trọng yếu là rất thấp.

Các giai đoạn trong quy trình đều được tính toán và thiết kế hợp lý sao cho giai đoạn trước hỗ trợ cho giai đoạn sau, các công việc kiểm toán được tiến hành logic và hợp lý, bổ sung cho nhau trong suốt quá trình thực hiện.

Việc thu thập thông tin của khách hàng đầu tiên khiến cho KTV có cái nhìn tổng quan về khách hàng Khi đã nắm được lĩnh vực hoạt động , ngành nghề kinh doanh của Công ty khách hàng, bộ máy tổ chức và tính liêm chính của Ban giám đốc, KTV sẽ hình dung được rủi ro tiềm tàng của công việc kiểm toán Do khoản mục HTK là khoản mục mang tính trọng yếu cao và chứa đựng rủi ro tiềm tàng lớn nên trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, KTV đã chú trọng tìm hiểu thông tin về quy trình sản xuất kinh doanh của khách thể kiểm toán, đánh giá mức độ trọng yếu của khoản mục HTK đến toàn bộ BCTC và đồng thời thu thập thông tin và tài liệu cần thiết cho công việc thực hiện kiểm toán sau này Tất cả các công việc và thông tinKTV thu thập được đều được lưu giữ lại trong Hồ sơ kiểm toán và trong phần mềm kiểm toán AS2 Đây là một điểm mạnh trong phương pháp kiểm toán của Deloitte.

Giai đoạn chuẩn bị là giai đoạn KTV sẽ có được cách nhìn bao quát nhất về HTK và xác định được vùng rủi ro tốt vì chưa bị áp lực công việc đè nặng Phương pháp kiểm toán của DTT kết hợp với phần mềm AS2 là kim chỉ nam giúp cho KTV xác định phương hướng KTV bắt buộc phải tìm hiểu và hoàn thành các giấy tờ làm việc từ mục 1 cho đến mục 4 của Hồ sơ kiểm toán Trong các gói kiểm toán được thiết kế khá hoàn thiện, đây là lợi thế cho KTV hiểu rõ được khách thể kiểm toán, HTKSNB và hệ thống kế toán HTK.

Trước khi tiến hành kiểm tra chi tiết bằng chọn mẫu, KTV đã thực hiện công việc đánh giá rủi ro ở mức độ sai sót tiềm tàng Với hai lựa chọn cho sai sót tiềm tàng, đây là một thế mạnh của hệ thống và quy trình kiểm toán ở Deloitte vì bằng sự đánh giá này, KTV sẽ có một căn cứ định lượng để xác định mẫu kiểm tra chi tiết. Mặt khác, AS2 có làm sẵn các MAP trong đó KTV có thể chọn và xác định mức độ an toàn mong muốn phù hợp với từng đối tượng kiểm toán Với khoản mục HTK có tính trọng yếu cao, KTV thường chọn mức độ đảm bảo cần đạt tới là R = 2 KTV nhập các giá trị yêu cầu vào MAP gồm tên của đối tượng kiểm toán, số dư cuối kỳ, mức độ đảm bảo cần đạt tới, phần mềm sẽ tự động giúp KTV xác định các thủ tục nào cần thực hiện Quy trình này hỗ trợ rất tốt cho việc xác định các thủ tục kiểm tra chi tiết và các hoạt động ra kết luận Ngay từ đầu KTV đã thực hiện thao tác này và đã biết được công việc kiểm toán của mình KTV sẽ có thể chủ động phân bổ thời gian làm việc, thu thập tài liệu, thực hiện các thủ tục kiểm toán có yêu cầu về bằng chứng kiểm toán như nhau…

Trong giai đoạn này, KTV thực hiện các thủ tục phân tích và thử nghiệm kiểm soát Các thử nghiệm kiểm soát được thiết kế cho toàn bộ BCTC nói chung và cho sáu chu trình kế toán quan trọng nói riêng KTV bắt buộc phải thực hiện thủ tục kiểm soát nói chung cho toàn bộ BCTC để xác định ra mức độ an toàn cần đạt đến, vì đây sẽ là căn cứ để hoàn thành chọn mẫu Còn các thử nghiệm kiểm soát với từng chu trình cụ thể được thực hiện dựa vào xét đoán nghề nghiệp của KTV Thường các KTV chỉ thực hiện thủ tục kiểm soát vơi Doanh thu và HTK Thực hiện kiểm soát HTK được làm song song với quá trình tìm hiểu khách thể kiểm soát Sau đó

KTV thực hiện theo hướng dẫn các thử nghiệm kiểm soát HTK Do quản lý HTK rất phức tạp nên thử nghiệm kiểm soát thiết kế cho HTK gồm rất nhiều phần và áp dụng nhiều phương pháp thu thập bằng chứng Tuy nhiên trong hướng dẫn chỉ đưa ra tên của một số hoạt động trong HTKSNB cần kiểm toán chủ yếu, KTV vẫn phải tự tìm hiểu, tóm tắt và giải thích các hoạt động trong HTKSNB của khách hàng một cách cụ thể hơn từ đó mới áp dụng các thử nghiệm kiểm soát.

Trên cơ sở các công việc đã thực hiện ở các bước trên, phần mềm AS/2 với các thủ tục kiểm tra chi tiết được thiết kế sẵn cho từng khoản mục, KTV sẽ thực hiện kiểm toán theo các thủ tục đó Các thủ tục này được lựa chọn từ các thủ tục kiểm tra chi tiết đầy đủ trong Mô hình thủ tục kiểm toán của Deloitte để đảm bảo mức độ thích hợp với từng đối tượng khách hàng cụ thể Thủ tục kiểm tra chi tiết HTK của Deloitte VN được các KTV thực hiện rất thực tế Với mỗi khách thể kiểm toán khác nhau đặc điểm khoản mục HTK và các phương pháp kế toán, theo dõi đều rất khác biệt nên đòi hỏi sự am hiểu của KTV về đặc điểm của đối tượng trong từng tình huống Các KTV của Deloitte VN có kiến thức chuyên ngành rất sâu sắc. Khi thực hiện kiểm toán, các KTV luôn xác định được bản chất của các nghiệp vụ phát sinh, các yếu tố khác để từ đó xem xét, phân loại và thực hiện theo mô hình xây dựng trong MAP Các KTV luôn tôn trọng nguyên tắc bất cứ thủ tục kiểm toán nào thực hiện đều phải thu thập được những bằng chứng kiểm toán vững chắc để thỏa mãn mục tiêu đặc thù Trong giấy tờ làm việc của KTV các ước tính, con số, ghi chú đều có nói rõ nguồn và những đặc điểm chứng minh tính hợp lý và trung thực của thông tin trên các chứng từ Hồ sơ kiểm toán luôn được xem xét và duyệt lại kỹ càng Thủ tục kiểm tra chi tiết HTK của Deloitte VN được xây dựng khá bao quát và đầy đủ, quá trình KTV thực hiện các thủ tục kiểm toán hiệu quả và đạt được các mục tiêu đặc thù cũng như mục tiêu hợp lý chung.

Phương pháp kiểm toán của DTT cũng tạo ra sự logic trong thực hiện kiểm toán khoản mục HTK với các quy trình kiểm toán khác Quy trình kiểm toán HTK,KTV đi sâu và tăng cường thủ tục chi tiết các sai sót làm số dư HTK cuối năm có chiều hướng tăng Các sai sót làm số dư HTK cuối năm giảm thì có trong các MAP của quy trình khác như quy trinh kiểm toán các khoản phải thu, phải trả; quy trình kiểm toán Doanh thu; quy trình kiểm toán Chi phí… Bất cứ giá trị nào cấu thành nên số dư HTK cuối kỳ đều được kiểm toán và nối với nhau.

Mỗi giai đoạn trong quy trình là một mắt xích có quan hệ mật thiết với nhau, giai đoạn trước là nhân tố đầu vào cho giai đoạn sau và quyết định mức độ của giai đoạn sau.

Sự liên kết chặt chẽ và thống nhất trong toàn quy trình làm tăng tính logic và dễ dàng kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán.

2.1.2 Những tồn tại trong quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện

Bất cứ phương pháp nào dù hiện đại đến đâu đều có những tồn tại hạn chế. Phương pháp kiểm toán của Deloitte rất hiện đại và quy trình kiểm toán khoản mục HTK ngày càng được hoàn thiện, tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại và khó khăn cho KTV khi sử dụng cũng như nhiều tình huống không bao quát hết được đối tượng kiểm toán.

Thứ nhất, về thiết kế và thực hiện thủ tục kiểm soát: Mặc dù thủ tục kiểm soát cấp độ 2 được DTT thiết kế rất chi tiết và khoa học, song việc vận dụng vào thực tiễn các DN tại Việt Nam lại cho thấy có nhiều điểm chưa hợp lý Đây là một thủ tục khó áp dụng và việc các hướng dẫn cũng khiến KTV dễ bị nhầm lẫn Song thử nghiệm kiểm soát cấp độ 2 khi được thực hiện tốt sẽ góp phần giảm thiểu khối lượng công việc kiểm tra chi tiết cho kiểm toán viên Tuy vậy trên thực tế, nhóm kiểm toán của Deloitte Việt Nam thường chỉ thực hiện thủ tục này ở cấp độ 1, do sự hoài nghi quá lớn đối với chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng Sự hoài nghi này cũng có điểm đúng đắn, vì với đa số khách hàng của Deloitte VN đều chưa phát triển một cách hoàn thiện và hiệu quả HTKSNB Điều này dẫn đến thực trạng việc thực hiện kiểm tra chi tiết có khối lượng quá lớn Trong quy trình kiểm toán khoản mục HTK, KTV sẽ mất rất nhiều thời gian trong việc quan sát kiểm kê cùng với khách thể kiểm toán, tính toán lại và kiểm tra chứng từ cũng như điều tra phòng vấn trong thời gian rất ngắn Vì các thử nghiệm kiểm soát mức độ 2 được thực hiện chưa đầy đủ và KTV thường chọn Không dựa vào HTKSNB và mức độ đảm bảo đòi hỏi của thủ tục kiểm toán chi tiết lớn dẫn đến số mẫu cần chọn nhiều. Ngoài ra, thủ tục kiếm soát ở cấp độ 2 lại được thiết kế rất phức tạp, dẫn đến nếu áp dụng trong thực tế thì khó có DN nào có được chất lượng kiểm soát đạt được yêu cầu của thiết kế nhất là với các khách hàng là các tổng công ty nhà nước, các DN mới đi vào hoạt động hoặc chuyển đổi sở hữu Mà sau khi thực hiện thử nghiệm kiểm soát, KTV chỉ có thể chọn một trong hai lựa chọn là Có dựa vào HTKSNB và Không dựa vào HTKSNB.

Thứ hai, các thủ tục tập trung chi tiết vào mục tiêu tính hiện hữu nhiều hơn là các mục tiêu khác KTV kiểm toán chú trọng đến sự chính xác của số dư cuối kỳ của khoản mục HTK và sử dụng các thủ tục kiểm toán chi tiết chủ yếu để xác nhận số dư cuối kỳ này.Các thủ tục chủ yếu bao gồm quan sát kiểm kê, tổng hợp và tính toán lại HTK là trọng tâm sẽ giúp KTV hạn chế được công sức và thời gian Tuy nhiên, những thủ tục đó trong nhiều tình huống sẽ là không đủ để đảm bảo rằng số dư các tài khoản HTK trên BCĐKT đã được trình bày trung thực và hợp lý Trên thực tế hình thành số dư cuối kỳ do sự biến động HTK trong kỳ gây nên KTV khi kiểm toán lây đối tượng của mình là số dư HTK tại thời điểm 31/12/2009 và các thủ tục chi tiết được sử dụng để kiểm toán số dư này chứ chưa thực sự bao quát được các nghiệp vụ phát sinh trong năm Rủi ro tiềm tàng các sai phạm ngược chiều tự triệt tiêu là lớn.

Tính tất yếu phải hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện

HTK luôn giữ một vai trò quan trọng và là yếu tố thu hút sự quan tâm trong cả lĩnh vực kế toán và kiểm toán HTK thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số tài sản lưu động của DN với nhiều chủng loại đa dạng, số lượng nghiệp vụ phát sinh lớn, nội dung nghiệp phong phú Do vậy rất dễ xảy ra các sai phạm hoặc gian lận đối với khoản mục này Về mặt quản lý và theo dõi HTK rất phức tạp do HTK nhiều chủng loại, nhiều nghiệp vụ và trong nhiều tình trạng khác nhau (lưu kho, đang trên đường, …) khiến cho việc kiểm soát chúng đòi hỏi phải rất chặt chẽ mới theo dõi hết và chính xác tài sản HTK trong DN.

Mặt khác, do tính phức tạp về mặt định giá và tính toán, HTK cũng dễ có thể bị định giá và tính toán thiếu chính xác và thiếu nhất quán gây ảnh hưởng tới các khoản mục và chu trình khác Hơn nữa, việc xác định giá trị HTK có ảnh hưởng trực tiếp đến giá vốn hàng bán và do vậy ảnh hưởng trọng yếu tới lợi nhuận trong năm Như vậy, xét trên khía cạnh giá trị sổ sách kế toán, khoản mục HTK liên quan hầu hết tới các khoản mục và yếu tố quan trọng khác Khoản mục HTK trong DN bị trình bày thiếu trung thực và hợp lý sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới toàn bộ BCTC.

KTV khi thực hiện kiểm toán khoản mục HTK luôn phải rất thận trọng vì sự phức tạp và đa dạng của khoản mục này Khối lượng công việc kiểm toán khoản mục HTK, nhất là kiểm toán khách thể kiểm toán là DN sản xuất kinh doanh, là rất lớn và đòi hỏi công sức cũng như thời gian nhiều mà phải đạt được mục tiêu với hiệu quả tốt Các phương pháp và hướng dẫn hiện nay của Deloitte VN đã bao quát được các mục tiêu cần đạt tới và các thủ tục chi tiết giúp KTV thực hiện kiểm toán hiệu quả hơn Quy trình kiểm toán khoản mục HTK của Deloite VN là hệ thống mở và có thể được hoàn thiện hơn Hàng năm các KTV luôn xem xét lại các tình huống phát sinh trong năm và cập nhật vào hướng dẫn, quy định hay các tài liệu lưu hành nội bộ để cuộc kiểm toán năm sau được thực hiện tốt hơn Đây là điều rất tự nhiên và cần thiết

Thứ nhất, việc thu thập kinh nghiệm và cập nhật vào khối kiến thức hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục HTK sẽ làm cho chương trình kiểm toán và các thủ tục kiểm toán của Deloitte VN trở nên thực tế, đạt hiệu quả cao hơn. Những thủ tục hoặc kỹ thuật kiểm toán đã lỗi thời hoặc rườm rà sẽ được thay thế Đấy là điều tất yếu, vì mục tiêu hướng tới của của Deloitte VN là đạt được hiệu quả cao nhất.

Thứ hai, đây là tiêu chí mà Deloitte VN đặt ra cho các KTV Trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTV phải luôn luôn thận trọng và có ý thức tự xây dựng hoàn thiện bản thân Đây đồng thời cũng là quá trình KTV áp dụng mô hình trên lý thuyết của Deloitte VN vào thực tế Các KTV luôn được khuyến khích áp dụng các thủ tục một cách sáng tạo và phải kiểm soát được những việc mình làm Những kinh nghiệm như vậy sẽ được lưu trữ lại và tổng hợp để hoàn thiện hơn quy trình kiểm toán Nhất là với khoản mục HTK vốn được thiết kế nhiều thủ tục chi tiết và thực tế cũng phát sinh nhiều tình huống KTV phải tự thiết kế các thủ tục chi tiết để đáp ứng đạt mục tiêu.

Ngày đăng: 13/07/2023, 15:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Kiểm toán (Auditing) – ALVIN A.ARENS & JAMES K.LOEBBECKE – NXB Thống kê Khác
2. Giáo trình lý thuyết kiểm toán – GS.TS Nguyễn Quang Quynh (Khoa kế toán – Đại học Kinh tế quốc dân) – NXB Tài chính tháng 11/2001 Khác
3. Giáo trình Kiểm toán tài chính - GS.TS Nguyễn Quang Quynh (Khoa kế toán – Đại học Kinh tế quốc dân) – NXB Tài chính tháng 7/2001 Khác
4. Kiểm toán – NXB Thống kê 2001 – Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh – Khoa kế toán – kiểm toán Khác
6. Kiểm toán tài chính – NXB Thống kê 2003 – TS Võ Văn Nhị - Trần Anh Hoa – Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Dung Khác
7. Kiểm toán – TS. Vương Đình Huệ - Đoàn Xuân Tiên – NXB Tài chính năm 1996 Khác
9. Thông tư 13 /2006/TT-BTC ngày 27/02/2006 đối với các khoản trích lập dự phòng Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w