1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động vận tải thủy của công ty cp vận tải thủy i

62 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Vận Tải Thủy Của Công Ty CP Vận Tải Thủy I
Người hướng dẫn Nguyễn Văn Phúc
Thể loại Chuyên đề thực tập
Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 222,62 KB

Cấu trúc

  • PHẦN I MỞ ĐẦU (0)
  • CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CP VẬN TẢI THỦY I (2)
    • 1.1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp (3)
      • 1.1.1. Sự thay đổi hình thức pháp lý (3)
      • 1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Doanh Nghiệp (4)
    • 2. Bộ máy cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty (5)
      • 2.1. Hội Đồng Quản Trị (7)
      • 2.2. Ban Giám Đốc (7)
      • 2.3. Ban Kiểm soát (8)
      • 2.4. Phòng kinh doanh xi măng và vật liệu xây dựng (8)
      • 2.5. Phòng nhân chính (8)
      • 2.6. Phòng kế toán (9)
      • 2.7. Phòng kĩ thuật vật tư (9)
      • 2.8. Trung tâm cơ khí (9)
      • 2.9. Trung tâm dịch vụ tỏng hợp (0)
      • 2.10. Cảng Đức Giang (9)
      • 2.11. XN cảng Hòa Bình (9)
      • 2.12. XN cơ khí thủy Mạo Khê (10)
      • 2.13. XN Cơ khí thủy Thượng Trà (10)
      • 2.14. Chi nhánh Quảng Ninh (10)
      • 2.15. Chi Nhánh Hải Phòng (10)
      • 2.16. Chi Nhánh Hải Dương (10)
      • 2.17. Chi Nhánh Việt Trì (10)
    • 3. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong các năm qua (11)
    • 4. Các nhân tố tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty (16)
      • 4.1. Trình độ quản lý nhân sự của Công ty (16)
      • 4.2. Năng lực quản lý của các nhà quản trị trong chi nhánh (17)
      • 4.3. Trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật, tiến bộ và ứng dụng của (17)
      • 4.4. Các dịch vụ trong Công ty (18)
      • 4.5. Các yếu tố khác (19)
  • CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH (2)
    • 1. Thực trạng và khả năng của hoạt động vận tải thủy của Công ty CP Vận Tải thủy I (21)
      • 1.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng (21)
        • 1.1.1. Sản lượng vận tải (21)
        • 1.1.2. Doanh thu, lợi nhuận (22)
        • 1.1.3. Tốc độ tăng trưởng (23)
      • 1.2. Chất lượng , độ tin cậy trong phục vụ (24)
      • 1.3. Giá cước vận chuyển (25)
      • 1.4. Thời gian vận chuyển (25)
    • 2. Thực trạng khă năng cạnh tranh trong hoạt động vận tải của Công (0)
      • 2.1.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng (26)
      • 2.1.2. Thị phần vận tải (27)
      • 2.1.3. Chất lượng và độ tin cậy trong phục vụ (27)
      • 2.1.4. Giá cước phục vụ (28)
      • 2.1.5. Thời gian vận chuyển (30)
      • 2.2. Khả năng cạnh tranh của Công ty CP Vận Tải Thủy (30)
        • 2.2.1. Cạnh tranh với các doanh nghiệp vận tải trong lĩnh vực kinh (30)
        • 2.2.2. Cạnh tranh với các doanh nghiệp gián tiếp (35)
      • 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới cạnh tranh và vận tải thủy (37)
        • 2.3.1. Vị trí địa lý , điều kiện tự nhiên (37)
        • 2.3.2. Sự phát triển kinh tế và trình độ khoa học kĩ thuật (37)
        • 2.3.3. Nhân sự và trình độ quản lý (38)
        • 2.3.4. Khả năng vật chất và tài chính (38)
        • 2.3.5. Chính sách của Nhà Nước (41)
  • CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH (2)
    • 1. Định Hướng của toàn Ngành , Công ty trong các năm tới (42)
      • 1.1. Định hướng phát triển vận tải thủy của Nhà Nước , của Bộ (42)
        • 1.1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển (43)
        • 1.1.2. Quy hoạch phát triển đội tàu vận tải thủy nội địa đến năm 2010 (43)
        • 1.1.3. Định hướng phát triển đội tàu vận tải thủy nội địa đến năm 2020 (45)
        • 1.1.4. Một số giải pháp, chính sách chủ yếu (45)
      • 1.2. Định hướng phát triển vận tải thủy của Công ty trong các năm (46)
      • 2.1. Đẩy mạnh đàu tư phát triển cơ sở vật chất phục vụ hoạt động vận tải (49)
      • 2.2. Giảm thời gian, chi phí trong vận chuyển (50)
        • 2.2.1. Giảm thời gian vận chuyển (50)
        • 2.2.2. Giảm chi phí vận chuyển (50)
      • 2.3. tăng cường đào tạo cán bộ , thuyền viên và có chính sách lương thưởng hợp lý nhằm khuyến khích CBCNV (52)
      • 2.4. Ứng dụng Khoa học công nghệ thông tin (54)
      • 2.5. Xây dựng chính sách bảo hiểm hàng hóa một cách hợp lý (54)
  • PHẦN III KẾT LUẬN (0)

Nội dung

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CP VẬN TẢI THỦY I

Giới thiệu chung về doanh nghiệp

Công ty cổ phần Vận Tải Thuỷ I hiện nay có tiền thân là Công ty Vận Tải Sông Hồng , thành lập theo quyết định số 1019/ QĐ- TC ngày 20/09/1962 của

Bộ Giao Thông Vận Tải , trên cơ sở sáp nhập 4 đơn vị vận tải địa phương là Công ty Vận Tải Hà Nội , Công ty Vận Tải Ninh Bình , Công ty Vận Tải Hải phòng và Công ty Vận Tải Phú Thọ

Năm 1965 đổi tên thành XN Vận tải sông 204

Trong giai đoạn này, chiến tranh đang xảy ra ác liệt Công ty được giao nhiệm vụ vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí đạn dược vào Miền trung để chi viện cho chiến trường Miền Nam.

Năm 1992 đổi tên thành Công ty Vận tải đường sông số 1 - Trực thuộc

Cục đường sông , khi đó công ty được giao phụ trách thêm khối cảng là Cảng Việt Trì và Cảng Hoà Bình ; với nhiệm vụ là vận chuyển hàng hoá được phân theo vùng lãnh thổ phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế ở Miền Bắc.

Ngày 13/08/1996 Tổng công ty Đường sông Miền Bắc được thành lập, công ty Vận tải đường sông số I chuyển về trực thuộc Tổng công ty Đường sông Miền Bắc. Đến ngày 23/04/1999 do yêu cầu của tính chất ngành nghề kinh doanh và phạm vi hoạt động Công ty Vận tải đường sông số I được đổi tên thành Công ty Vận Tải Thuỷ I - Thuộc Tổng Công ty đường sông Miền Bắc theo quyết định số 966/1999/QĐ-BGTVT.

Ngày 01/06/2005 chuyển đổi từ Công ty trực thuộc sang Công ty CP

Vận tải thủy 1 hoạt động theo cơ chế thị trường.

1.1.1 Sự thay đổi hình thức pháp lý.

Thực hiện chủ trương đẩy mạnh đổi mới nền kinh tế đất nước mà trọng tam là cổ phần hoá các doang nghiệp nhà nước, Ngày 09/12/2004 -Bộ GTVT đã ký quyết định số 3810/QĐ – BGTVT chuyển Công ty vận tải thuỷ I –

Doanh nghiệp nhà nước – đơn vị thành viên của Tổng công ty đường sông Miền Bắc ( Nay đổi thành Tổng công ty vận tải thuỷ ) thành công ty cổ phần Vận Tải thuỷ I, với tỷ lệ vốn Nhà Nước là 56,13% và bắt đầu hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần từ ngày 01/06/2005.

Từ ngày cổ phần hoá công ty ( 01/06/2005 ) tới nay Công ty không ngừng đẩy mạnh hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng, cũng như nâng cao trình độ cho công nhân viên chức, thuyền viên và thợ cơ khí tay nghề cao.

1.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Doanh Nghiệp.

Công ty vận tải Thủy I là một Doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng Công ty vận tải thuỷ – Bộ Giao Thông Vận Tải có chức năng nhiệm vụ chủ yếu là vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện thủy trên toàn bộ các tuyến đường thủy nội địa phía Bắc, phục vụ việc xây dựng và phát triển đất nước. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiệm vụ bảo toàn, phát triển vốn, tạo việc làm nâng cao và cải thiện đời sống cho người lao động; Đồng thời phải làm tròn nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách cho Nhà Nước.

Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty

Công ty cổ phần vận tải thủy I hiện nay có một lực lượng phương tiện vận tải thủy lớn bao gồm: 48 tàu đẩy, 15 tàu tự hành, 149 sà lan với tổng công suất 12.993cv, tổng trọng tải 52.615 tấn và một đội ngũ cán bộ thuyền viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải thủy Công ty đang hoạt động sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực:

- Vận tải đường thuỷ trong và ngoài nước, vận tải đa phương thức;

- Vận chuyển và bốc xếp, hàng rời, hàng bao, hàng siêu trường, siêu trọng, container trên tất cả các tuyến sông phía Bắc và các tuyến sông đồng bằng sông Cửu Long theo phương thức từ kho đến kho.

- Trục vớt, nạo vét luồng lạch, khai thác cát vàng, cát đen, tôn tạo, san lấp mặt bằng dọc theo các tuyến sông và vùng ven biển, xây dựng các công trình vừa và nhỏ.

- Ðại lý xi măng và kinh doanh các loại vật liệu xây dựng (giao hàng đến tận chân công trình)

- Ðúc kim loại và làm các công việc cơ khí khác như gia công cốp fa, các kết cấu xây dựng bằng kim loại, sửa chữa và làm mới các thiết bị xếp dỡ

- Đại lý vận tải, tổ chức vận chuyển liên tuyến Bắc Nam và đại lý tàu biển.Mua bán vật liệu xây dựng, mua bán than;

- Hoạt động hỗ trợ vận tải: bốc xếp hàng hoá , hoạt động kho bãi;

- Ðóng mới và sửa chữa các loại tàu, sà lan có trọng tải đến 5.000 tấn, cung ứng các tổ máy và phụ tùng máy thủy, hệ thống trục láp và chân vịt

5 cánh đạo lưu quay, hệ thống lái và nâng hạ ca bin bằng điện thuỷ lực, các thiết bị an toàn phù hợp với từng loại tàu chạy tốc độ cao.

- Xây dựng công trình giao thông, công nghiệp, dân dụng, thuỷ lợi;

- Mua bán máy móc thiết bị phụ tùng thay thế;

- Dich vụ đại lý tàu biển, dịch vụ kiểm đếm hàng hoá;

- Đại lý kinh doanh xăng dầu;

- Xuất nhập khẩu máy móc thiết bị, phụ tùng, vật liệu xây dựng;

- Sản xuất và kinh doanh các loại sơn.

Bộ máy cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty

Ban Kiểm Soát Hội Đồng Quản Trị

Phòng Kĩ Thuật Vật Tư

Phòng Kế Toán Phòng Nhân Chính

Phòng Kinh Doanh Xi Măng Phòng Kinh Doanh Vận Tải

CN Phả Lại CN Quảng Ninh Cảng Hòa Bình XN Mạo Khê XN T Trà Bến Đức Giang Trung TâmCơ Khí

Trung TâmDịch Vụ Tổng Hợp

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI THỦY I

Mối quan hệ trực tuyến : Mối quan hệ chức năng :

Chủ tịch hội đồng quản trị: Nguyễn Tiến

Phó chủ tịch hội đồng quản trị: Nguyễn Văn Sơn Ủy Viên: Nguyễn Văn Nhàn

Vũ Tân Minh Nguyễn Trọng Khuyến

HĐQT là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc ĐHĐCĐ quyết định HĐQT định hướng các chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện các quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc hoạch định chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.

Trong thời gian qua, Không có biến động về nhân sự trong năm 2008. HĐQT công ty đã hoạt động hiệu quả phân công các thành viên phụ trách trực tiếp các lĩnh vực sản xuất, tài chính, lao động, tiền lương Tại các kỳ họp, HĐQT đã xem xét kết quả SXKD trong từng quý, bàn bạc tìm biện pháp chiến lược tháo gỡ những khó khăn để thực hiện các mục tiêu mà ĐHĐCĐ đã thông qua

Gồm 1 Giám đốc và 2 phó Giám đốc chịu trách nhiệm quản lý và điều hành chung mọi hoạt động của công ty

Hội Đồng Quản Trị khiêm Giám Đốc : Nguyễn Tiến

Các phó Giám đốc : Nguyễn Văn Sơn

Tổng giám đốc là người điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, quyết định của Hội đồng quản trị, Điều lệ công ty Tổng giám đốc là người đại diện của công ty trước pháp luật.

Gồm 3 người (là thành viên độc lập không điều hành), do Đại hội đồng cổ đông bầu, thay mặt cổ đông có nhiệm vụ kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành Công ty.

Trong công ty Vận Tải Thủy 1 thì đồng chí Nguyễn Qaung Khải đồng thời khiêm nhiệm cả 3 chức vụ trong ban kiểm soát: Trưởng ban Phó ban, Uỷ viên.

Ban Kiểm Soát họp định kỳ một quý một lần Nội dung các cuộc họp thường kỳ là lấy ý kiến các thành viên của Ban để xem xét việc chấp hành của Công ty theo các chính sách, chế độ của Nhà nước; tính hợp lý của các số liệu được trình bày trên báo cáo tài chính: Thực hiện việc kiểm soát theo các chuẩn mực kế toán Việt Nam Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý điều hành công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.

 Phòng kinh doanh vận tải

Phụ trách công tác khai thác kinh doanh trong lĩnh vực vận tải

Số cán bộ của phòng là 10 người

2.4 Phòng kinh doanh xi măng và vật liệu xây dựng

Trưởng phòng: Nguyễn Ngọc Dũng

Phụ trách công tác knh doanh bán hàng và đại lý mặt hàng xi măng và vật liệu xây dựng

Số cán bộ của phòng: 10 người

Phụ trách các công tác và các nghiệp vụ sau:

Công tác tổ chức, lao động, nghiệp vụ tiền lương.

Công tác nghiệp vụ hành chính văn phòng.

Công tác bảo vệ cơ quan

Công tác y tế chăm sóc sức khỏe cho cán bộ công nhân viên cho công ty.

Số cán bộ của phòng: 20 người.

Kế toán trưởng: Hoàng Thị Ngát Số điện thoại: 0989586701

Phòng làm các công tác nghiệp vụ tài chính – kế toán, theo dõi và quản lý toàn bộ hoạt động thu chi của công ty.

Số cán bộ nhân viên của phòng: 10 người.

2.7 Phòng kĩ thuật vật tư

Phụ trách chỉ đạo công tác kĩ thuật và quản lý vật tư của công ty

Số cán bộ của phòng: 13 người

Giám Đốc: Đinh Văn Tính Số điện thoại: 0912440812

Trung tâm chủ yếu sửa chữa phương tiện giao thông đường thủy

( nhưng chỉ là cấp sửa chữa nhỏ ), phân phối máy thủy và gia công cơ khí.

Số lượng cán bộ công nhân viên của trung tâm là: 18 người

2.9 Trung tâm dịch vụ tổng hợp

Giám Đốc Thái Văn Liên Số điện thoại: 0913232309

HIện công ty có 3 bộ phận dịch vụ hoạt động dịch vụ các lĩnh vực sau:

- Dịch vụ đời sống ( nhà ăn và căng tin bán hàng ).

- Dịch cụ dầu nhớt ( Đại lý phân phối dầu nhớt cho hãng TOTA ).

- Dịch vụ mua bán, XNK vật tư, toàn bộ phụ tùng máy thủy, đại lý và kinh doanh dầu diezen.

Tổng số cán bộ của các bộ phận dịch vụ trên là: 38 người

Cảng nằm tại thủy lưu Sông Đuống làm nhiệm vụ khai thác kinh doanh xếp dỡ hàng hóa cảng Sông

Số lượng cán bộ công nhân viên của cảng: 15 người

Giám Đốc: Nguyễn Hữu Cường Số điện thoại: 0913090410 Quản lý cảng Kì Sơn và cảng Ba Cấp tại Hòa Bình XN cảng Hòa Bình hoạt độngkinh doanh khai thác xếp dỡ hàng hóa cảng Sông.

Số lượng cán bộ của XN cảng là: 68 người.

2.12 XN cơ khí thủy Mạo Khê

Giám Đốc: Lưu Xuân Cách Số điện thoại: 0912036614

XN đóng trụ sở tại thị Trấn Mạo Khê – Quảng Ninh.XN hoạt động kinh doanh, sửa chữa và đóng mới phương tiện vận tải thủy.

Số lượng cán bộ công nhân viên của XN: 286 người.

2.13 XN Cơ khí thủy Thượng Trà

Giám Đốc: Nguyễn Văn Thùy Số điện thoại: 0903413877

XN đóng trụ sở tại Kim Môn Hải Dương XN hoạt động kinh doanh sản xuất và đóng mới phương tiện vận tải thủy.

Số lượng cán bộ công nhân viên của XN là: 121 người

Giám Đốc: Minh Văn Kính Số điện thoại: 0913265620

Có nghĩa vụ khai thác hàng hóa theo dõi, quản lý hoạt động vận tải của công ty ở khu vực biển Quảng Ninh.

Số cán bộ công nhân viên của chi nhánh là: 5 người

Có nghĩa vụ khai thác hàng hóa, theo dõi hoạt động quản lý vận tải của công ty ở khu vực cảng Hải Phòng, cảng Chisfon.

Số lượng cán bộ của chi nhánh là: 7 người.

Giám Đốc: Lê Anh Sơn

Chi nhánh đóng trụ sở tại nhà máy điện Phả Lại Chi nhánh có nhiệm vụ theo dõi, quản lý đội tàu vận atri của công ty và hoạt động vận tải phục vụ nhà máy điện Phả Lại.

Số cán bộ của chi nhánh là: 4 người.

Chi nhánh đóng trụ sở tại thành phố Việt Trì Chi nhánh có nhiệm vụ khai thác hàng hóa vận chuyển, theo dõi quản lý các đoàn tàu vận tải của công ty hoạt động trên tuyến phía Bắc (từ Việt Trì đi Tuyên Quang, đi Hòa Bình

…) và khai thác cát trên sông Lô.

Số lượng cán bộ công nhân viên của chi nhánh là 17 người.

Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong các năm qua

BẢNG 1 : KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD QUA CÁC NĂM 2005-2009 CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 I.Doanh Thu 157.917.320 193.610.950 224.083.566 267.487.596 326.495.464

Qua bảng số liệu về kết quả thực hiện hoạt động kinh doanh của công ty Vận Tải Thủy I trong giai đoạn 2005 - 2009 Ta có những nhận xét sau:

Trong 2 năm 2005 và 2006 ta có thể thấy năm 2006 là vận tải Khối lượng hàng hóa vận chuyển chỉ đạt 76,2% kế hoạch và 90,2% năm 2005, doanh thu chỉ đạt 91,1 % kế hoạch và bằng 99,4 % năm 2005 Nguyên nhân của kết quả đó là do thị phần container của công ty bị thu hẹp do sự cạnh tranh mạnh của tư nhân và sự thiếu hụt nợ quá nhiều của khác hàng ở mặt hàng cát vàng và ở tuyến vận chuyển trên vùng hồ Hòa Bình.

Trong năm 2007 công ty vận tải thủy 1 đã gặp rất nhiều các thuận lợi:

- Nền kinh tế hội nhập ( nước ta ra nhập vào tổ chức thế giới WTO ) nên nhu cầu về vận chuyển hàng hóa; nguyên nhiên vật liệu, cung ứng vật liệu xây dựng….tăng mạnh, tạo cơ hội lớn về công việc làm ăn cho lĩnh vực Vận tải cho Công ty.

- Với 46 năm kinh nghiệm, tầm nhìn trong việc khai thác vận chuyển hàng hóa cũng như sửa chữa, đóng mới các phương tiện vận chuyển Đồng thời Công ty cũng đã đầu tư thêm nhiều cơ sở sản xuất phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

- Một thuận lợi có tính chất quyết định rất cơ bản đó là yếu tố con người Với chiều dài kinh nghiệm và truyền thống đoàn kết của Công ty Vận

Tải Thủy 1, đội ngũ cán bộ từ quản lý lãnh đạo Công ty tới các phòng ban chi nhánh trực thuộc công ty, với đội ngũ cán bộ từ công nhân, thuyền trưởng, thủy thủ đã được đào tạo cơ bản, vừa có năng lực nghiệp vụ chuyên môn lại có ý thức trách nhiệm tâm huyết với nghề, gắn bó mật thiết với sự phát triển của công ty…

Bên cạnh những thuận lợi công ty cũng gặp không ít các khó khăn:

- Tình trạng cạnh tranh càng ngày càng gay gắt và quyết liệt Công ty lại vừa chuyển đổi từ công ty nhà nước sang công ty CP nên còn nhiều yếu kém trong phong cánh nề nếp làm việc, cùng tình trạng tiêu cực trên sông nước làm ảnh hưởng tới công việc vận chuyển hàng hóa của công ty.

- Ảnh hưởng của lạm phát vào quý IV năm 2007 và đầu năm 2008 làm tăng giá nguyên, nhiên vật liệu gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động SXKD của Công ty.

- Trong bước đầu chuyển sang Công ty CP nên cơ chế hoạt động của Công ty còn chưa được đồng bộ, cùng tình trạng thiếu cán bộ công nhân viên cũng là một khó khăn lớn cho Công ty Vận Tải Thủy I mà cần phải khắc phục ngay để hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho hoạt động SXKD.

Từ sự nhận định những thuận lợi cũng như khó khăn trên của Công ty, các lãnh đạo cùng CBNV của Công ty đã cố gắng hết sức mình nên đã đạt được các kết quả cao trong hoạt động SXKD:

Doanh thu từ hoạt động KD vận tải đã thu về 65.777.252 đồng vượt kế hoạch đề ra và doanh thu năm 2006 Đóng vai trò lớn vào kết quả SXKD của Công ty

BẢNG 2: LỢI NHUẬN CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2005 – 2009

Ngành Lợi nhuận trước thuế

Săn xuất dịch vụ khác -142.249 -13.026 0 37.069 0

Tổng 1.966.313 2.216.169 3.177.092 5.304.728 6.741.113 Đặc điểm tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2008: Công ty gặp không ít các Khó khăn:

- Năm 2008 là năm kinh tế thế giới xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến sự suy thoái của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta nhất là những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008 lạm phát tăng mạnh giá cả vật liệu nguyên liệu, nhiên liệu và một số hàng hóa tăng đột biến Trước tình trạng đó, Chính phủ đã đề ra một số giải pháp chống lạm phát như tiết kiệm chi tiêu ngân sách, tạm đình chỉ một số hạng mục lớn của Nhà Nước, tăng lãi suất ngân hàng, thắt chặt quản lí tiền tệ hạn chế iền vay…Các giải pháp trên có tác động chống lạm phát nhưng đồng thời lại là trở ngại khó khăn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Vận tải Thủy 1: giá nguyên, nhiên liệu tăng trong khi đó giá cước vận tải thì chưa thay đổi kịp với tốc độ lạm phát do cạnh tranh trong thị trường, khủng hoảng thừa phương tiện, thiếu nguồn hàng hóa vận chuyển … Các sản xuất dịch vụ khác như xi măng, vật liệu xây dựng, bốc xếp, bến bãi cũng bị ảnh hưởng do nhu cầu giảm.

- Từ một doanh nghiệp nhà nước vừa chuyển đổi lên công ty CP nên nề nếp làm việc vẫn còn chưa thay đổi kịp, nhiều bộ phận quản lý còn có những biểu hiện thụ động, sơ cứng trong điều hành công việc Đội ngũ cán bộ tham mưu giúp việc, quản lý điều hành cũng như nghiệp vụ còn thiếu và

1 4 chưa kịp sự đòi hỏi quản lý của Công ty Đội ngũ công nhân đặc biệt là công nhân có tay nghề cao thiếu hụt không đáp ứng kịp nhu cầu phát triển, tăng trưởng trong sản xuất kinh doanh.

- Còn có nhiều phương tiện lạc hậu, chất lượng kém hiệu quả Về sản xuất công nghiệp còn nhiều thiết bị tho sơ, công nghệ cũ lạc hậu chưa kịp thay thế, do vậy ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.

Bên cạnh đó cũng có rất nhiều thuận lợi:

- Kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh đã được tích lũy trong 47 năm phát triển, giúp Công ty có được tầm nhìn, khả năng phân tích trong các tình huống biến động của nền kinh tế

THỰC TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH

Thực trạng và khả năng của hoạt động vận tải thủy của Công ty CP Vận Tải thủy I

1.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng.

Ta có thể thấy sự biến động về số lượng hàng hóa Công ty vận chuyển là không cao, nhưng có một thực tế là trong năm 2009 sản lượng của năm là giảm sút so một số các khó khăn của năm: tình hình khủng hoảng tài chính bắt đầu từ thị trường Mỹ(nền kinh tế lớn nhất trên thế giới) kéo theo đó là sự khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu Nền kinh tế nước ta là một nề kinh tế mới, còn là nước đang phát triển nên cũng chịu ảnh hưởng lớn.Chính sách tiền tệ, thắt chặt chi tiêu, tăng lãi suất vay vốn …của Nhà nước gây rất nhiều khó khăn cho HĐSXKD của các doanh nghiệp Công ty CP vận tải thủy 1 không nằm trong ngoại lệ.Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc SXKD : tình trạng kinh tế trong cuộc khủng hoảng ảm đạm khiến nhu cầu vận chuyển hàng hóa giảm sút mạnh, vật liệu xây dựng và các mặt hàng khác cũng chững lại

BẢNG 6: SẢN LƯỢNG VẬN CHUYỂN GIAI ĐOẠN 2005-2009

Chỉ Tiêu TH2005 TH2006 TH2007 TH2008 TH2009

(Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Vận tải năm 2005-2009)

BẢNG 7: SẢN LƯỢNG VẬN TẢI CÁC LUỒNG HÀNG NĂM 2005 -

Các Luồng Hàng TH2005 TH2006 TH2007 TH2008 TH2009

1 Than 849.815 1,174,688 1,332,132 1.164.864 1,238,554 Điện ( Phả lại + Ninh Bình) 564.735 548,644 760,082 671,650 645,079

DT có thuế : + Vận tải 54,779,572,535 59,218,619,980 66,101,135,703 75,835,494,754 71,263,204,013

(Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Vận tải năm 2005-2009)

Các năm 2005 – 2008 thì có tỷ lệ tăng về doanh thu lợi nhuận là khá ổn định, duy chỉ có năm 2009 lợi nhuận giảm là vì do cuộc khủng hoảng toàn cầu nên sản lượng vận tải giảm, doanh thu vận tải giảm

BẢNG 8: DOANH THU HOẠT ĐỘNG CÔNG TY

Năm Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Vận tải 57.941.22

(Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Vận tải năm 2005-2009)

Tốc độ tăng trưởng về quy mô, khối lượng hàng hóa vận chuyển qua các năm.

BẢNG 9: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG SẢN LƯỢNG VẬN CHUYỂN

CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2005 - 2009 Thứ tự Chỉ tiêu 2007/2006 2008/2007 2009/2008

(Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Vận tải năm 2005-2009)

BẢNG 10: Tốc độ tăng trưởng về doanh thu trong giai đoạn 2005-2009

(Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Vận tải năm 2005-2009)

Trong các năm 2005 – 2008 tình hình nền kinh tế phát triển bình thường cùng với các chính sách của cCông ty, nhà nước nên tỷ lệ tăng trưởng về doanh thu là khá cao và không xảy ra biến động nhiều Nhưng năm 2009 do sự ảnh hưởng của tình hình thời tiết hạn hán làm giảm mực nước tạicác sông hồ làm cho hoạt động vận tải thủy của công ty gặp nhiều khó khăn. Đồng thời cùng với sự ảnh hưởng lớn lao của sự khủng hoảng trên toàn thế giới làm nhu cầu vận chuyển giảm sút nhất là nhu cầu về vận tải xi măng (năm 2009 chỉ bằng 95,73% của năm 2008 )…Doanh thu trong năm 2009 cũng giảm sút chỉ còn có 92,4% so với năm 2008.

1.2 Chất lượng , độ tin cậy trong phục vụ.

Trong nền kinh tế toàn cầu khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thì chất lượng là yếu tố quyết định sự cạnh tranh của Doanh nghiệp đó.Trong kinh doanh vận tải hàng hóa thì vấn đề nữa cần đề cập nữa chính là yếu tố độ tin cậy Độ tin cậy càng cao thì khả năng quay lại của các khách hàng là càng cao Đọ tin cậy được đo bằng chỉ số: sự hao hụt của hàng hóa trong quá trình vậnchuyển, sự hỏng hóc mất mát, giảm giá trị sử dụng của hàng hóa trong quá trình vận chuyển Nếu hàng hóa không bị mất mát và tỷ lệ hao hụt là thấp, giá trị sử dụng của hàng hóa không bị giảm sút thì độ tin cậy, cũng như chất lượng trong vận chuyển là cao.

Công ty CP vận tải thủy I đang áp dụng chính sách khoán cho các thuyền viên trên thuyền việc đảm bảo hàng hóa trong quá trình vận chuyển, vì họ chính là những người trực tiếp quản lý hàng hóa Nếu có xảy ra mất mát hư hỏng thì chính những thuyền viên sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho sự mất mát hay hư hỏng của hàng hóa khi sự mất mát hư hỏng đó vượt quá chỉ tiêu cho phép Chính điều đó đã tạo ra chất lượng cao cho hoạt động vận tải

Khi mất mát hay hư hỏng hàng hóa, thời gian cho việc bồi thường chokhách hàng cũng đánh giá chất lượng độ tin cậy trong hoạt động phục vụ của Công ty

Hoạt động lâu năm trong các năm hoạt động kinh doanh vận tải thủy với nhiều sự thay đổi trong chính sách phát triển hay thu hút khách hàng Công ty CP vận tải thủy I cũng có sự thay đổi theo sự phát triển của nền kinh tế thị trường Gía cước vận chuyển của Công ty đã được điều chỉnh cho phù hợp với giá cả thị trường, kết hợp cùng với sự linh hoạt, tin cậy trong phục vụ làm tăng khả năng cạnh tranh của Công ty

Do đặc điểm đặc trưng của hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy nên yếu tố cạnh tranh về thời gian thường khác so với các lĩnh vự kinh doanh khác Mà cụ thể là trong lĩnh vực kinh doanh vận tải thủy thì thời gian vận chuyển tùy thuộc vào từng hợp đồng khác nhau, từng chuyến vận tải khác nhau, từng lộ trình khác nhau của mỗi hợ đồng quy định Chính vì vậy áp dụng phương thức đánh vào chính lợi ích của từng cá nhân thuyền viên, Công ty CP Vận Tải Thủy I đã đưa ra các chính sách lương phù hợp với từng chuyến chuyên chở để tăng sức làm việc của các thuyền viên giúp cho hàng hóa vận chuyển một cách nhanh nhất nhưng cũng không gây tổn hao cũng như tai nạn một cách là tối thiểu nhất.

Ta có thể tham khảo một số bảng ví dụ về việc khuyến khích nhân viên, thuyền viên của Công ty CP Vận Tải Thủy I.

Chuyến hàng: Than điện: PHẢ LẠI- HÒN GAI- PHẢ LẠI

2 Định mức quay vòng: Tqv: 12 ngày.

Tqv Lương khoán (đồng) Tqv Lương khoán (đồng)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH

Định Hướng của toàn Ngành , Công ty trong các năm tới

1.1 Định hướng phát triển vận tải thủy của Nhà Nước, của Bộ GTVT.

Phê duyệt Quy hoạch phát triển đội tàu vận tải thủy nội địa đến năm

2010 và định hướng đến năm 2020 (thuộc Quy hoạch tổng thể phát triển

Page 42 of 62 ngành giao thông vận tải Đường sông Việt Nam đến năm 2020) với những nội dung chủ yếu sau:

Phê duyệt Quy hoạch phát triển đội tàu vận tải thủy nội địa đến năm

2010 và định hướng đến năm 2020 (thuộc Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải Đường sông Việt Nam đến năm 2020) với những nội dung chủ yếu sau:

1.1.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển a Quan điểm phát triển:

- Phát triển đội tàu vận tải thủy nội địa bảo đảm đủ số lượng, chủng loại, có tính năng kỹ thuật cao, phù hợp với điều kiện luồng lạch từng vùng lãnh thổ nhằm thỏa mãn nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách.

- Nâng cao tốc độ chạy tàu, rút ngắn thời gian quay vòng để có thể cạnh tranh lành mạnh với các phương thức vận tải khác.

- Trang bị hiện đại đối với tàu hàng; tàu khách đảm bảo an toàn, nâng cao năng suất vận tải và ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước.

- Phát triển nguồn nhân lực theo hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, thuyền viên để nâng cao hiệu quả quản lý, kinh doanh, mở rộng hoạt động dịch vụ vận tải đường thủy nội địa và xuất khẩu thuyền viên. b Mục tiêu phát triển:

- Phát triển đội tàu vận tải thủy nội địa để đủ năng lực đảm nhận khối lượng vận tải của ngành đường sông là:

+ Năm 2010: hàng hóa đạt 83 triệu tấn và 7,855 tỷ tấn.km; hành khách đạt 253,5 triệu khách và 3,32 tỷ khách.km.

+ Năm 2020: hàng hóa đạt 165 triệu tấn và 15,67 tỷ tấn.km; hành khách đạt 438 triệu khách và 5,63 tỷ khách.km.

Trong đó: Thị phần miền Bắc chiếm 44% về tấn hàng và 8 đến 10% về lượt khách, miền nam chiếm 50% về tấn hàng và 80% về lượt khách.

- Nâng cao năng suất, chất lượng và trẻ hóa đội tàu theo từng giai đoạn quy hoạch.

1.1.2 Quy hoạch phát triển đội tàu vận tải thủy nội địa đến năm 2010 a Nhu cầu và cơ cấu đội tàu:

- Tổng trọng tải đội tàu hàng đến năm 2010 là 4.822.400 tấn phương tiện và tàu khách là 362.200 ghế khách; nhu cầu cần đóng mới bổ sung hàng năm từ nay đến năm 2010 là 330.300 tấn phương tiện và 25.000 ghế khách cho mỗi năm;

- Cơ cấu đội tàu vận tải hàng đến năm 2010: Sà lan hàng khô chiếm 35%, sà lan hàng lỏng chiếm 2%, tàu tự hành hàng khô chiếm 60%, tàu tự hành hàng lỏng chiếm 3%. b Phương tiện vận tải tối ưu trên tuyến:

- Đối với các tuyến vận tải khu vực miền Bắc:

+ Đoàn tàu kéo đẩy: Sà lan vận tải 1.200 ÷ 2.000 tấn;

+ Tàu tự hành: 300 ÷ 600 tấn, một số tuyến sông cấp I có thể sử dụng tàu từ 800 đến 1.000 tấn, mớn nước có tải ≤ 3m;

+ Tàu chở container sức chở 16, 24 và 32 TEU;

+ Tàu khách thường: loại 100 ÷ 150 ghế;

+ Tàu khách cao tốc: loại 100 ghế;

- Đối với các tuyến vận tải khu vực miền Nam:

+ Các tuyến vận tải liên tỉnh có cự ly < 150 Km: tàu tự hành ≤ 300 tấn; + Các tuyến vận tải liên tỉnh có cự ly > 150 km: đoàn tàu kéo đẩy có sà lan vận tải 3 x 400 tấn hoặc 4 x 400 tấn, tàu tự hành 300 ÷ 600 tấn;

+ Tàu chở container sức chở 16, 24 và 32 TEU;

+ Tàu khách cao tốc: loại 100 ghế; c Chỉ tiêu khai thác và chất lượng đội tàu:

+ Đối với các đoàn tàu kéo đẩy: Tốc độ từ 8 đến 10 km/h;

+ Đối với tàu tự hành: Tốc độ từ 15 đến 20 km/h;

+ Đối với tàu khách: Tàu thường: tốc độ 25 km/h; tàu cao tốc: tốc độ từ

+ Nâng cao năng suất vận tải theo hướng dùng động cơ có công suất lớn;

+ Nâng cao tính linh hoạt và khả năng hoạt động của tàu Áp dụng những kỹ thuật tiên tiến trong việc đóng tàu để nâng cao tính năng khai thác vận tải. d Nhu cầu vốn đầu tư phát triển đội tàu giai đoạn đến năm 2010: 6.936 tỷ đồng.

1.1.3 Định hướng phát triển đội tàu vận tải thủy nội địa đến năm 2020 a Nhu cầu và cơ cấu đội tàu đến năm 2020:

- Tổng trọng tải đội tàu hàng là 6.600.000 tấn phương tiện và tàu khách là 515.300 ghế khách;

- Cơ cấu đội tàu vận tải hàng đến năm 2020: Sà lan chở hàng khô chiếm 33%, sà lan chở hàng lỏng chiếm 2%, tàu tự hành chở hàng khô chiếm 62%, tàu tự hành chở hàng lỏng chiếm 3%. b Phương tiện vận tải trên tuyến:

- Đoàn sà lan kéo đẩy có trọng tải 1.600 ÷ 2.000 tấn;

- Tàu tự hành trên một số tuyến sông cấp I có thể sử dụng loại 800 ÷ 1.000 tấn, mớn nước có tải ≤ 3m;

- Phát triển tàu chuyên dùng chở xi măng, chở hàng tươi sống;

- Phát triển tàu khách du lịch sinh thái vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. c Chất lượng đội tàu:

Nâng cao chất lượng và trẻ hóa đội tàu để đến năm 2020 đội tàu có tuổi bình quân từ 5 đến 7 năm tuổi. d Nhu cấu vốn đầu tư phát triển đội tàu giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020 là 9.553 tỷ đồng.

1.1.4 Một số giải pháp, chính sách chủ yếu a Các giải pháp, chính sách tạo vốn:

Thực hiện đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực vận tải thủy nội địa theo hướng cổ phần hóa, hoặc theo mô hình công ty Mẹ - công ty Con Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư ở tất cả các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển đội tàu vận tải thủy nội địa, đồng thời tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ phát triển của nước ngoài.

4 6 b Các giải pháp, chính sách phát triển vận tải:

- Tiếp tục khuyến khích các thành phần kinh tế đặc biệt là thành phần kinh tế tư nhân, tham gia kinh doanh vận tải đường thủy nội địa Thành phần kinh tế nhà nước cần chú trọng phát triển để vận tải phục vụ vùng sâu, vùng xa và các nhiệm vụ đột xuất khác Tăng cường quản lý nhà nước về lĩnh vực vận tải thủy nội địa như chất lượng phương tiện, chất lượng dịch vụ, an toàn giao thông.

- Tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải thủy nội địa Nhà nước có cơ chế chính sách cho tư nhân vay vốn phát triển phương tiện vận tải thủy nội địa để tham gia các dịch vụ vận tải, Nhà nước ưu tiên vốn ngân sách để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đường thủy nội địa.

- Nâng cao chất lượng vận tải và dịch vụ vận tải như: Đổi mới phương tiện về số lượng và chủng loại phù hợp với yêu cầu vận tải hàng hóa, hành khách trên các thuyền vận tải Phát triển vận tải đa phương thức tạo điều kiện thuận lợi cho chủ hàng và tiết kiệm chi phí xã hội. c Chính sách phát triển nguồn nhân lực:

- Xác định lao động chuyên ngành kỹ thuật phải được đào tạo, có dự báo nhu cầu lao động các loại và đề ra chương trình đào tạo và đào tạo lại đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳ.

- Xây dựng tiêu chuẩn các loại ngành nghề chuyên môn, để có chương trình đào tạo bổ túc phù hợp.

- Các cơ sở đào tạo phải đi trước một bước trong việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật chuyên ngành bằng việc trang bị các phương tiện kỹ thuật mới, học tập kinh nghiệm đào tạo nghề ở các nước có giao thông đường thủy phát triển.

1.2 Định hướng phát triển vận tải thủy của Công ty trong các năm sau.

Ngày đăng: 13/07/2023, 15:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w