1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Rui ro va han che rui ro trong phuong thuc thanh 70403

79 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Rủi Ro Và Hạn Chế Rủi Ro Trong Phương Thức Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Chi Nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội
Trường học Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn
Chuyên ngành Tín Dụng Xuất Nhập Khẩu
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Thành phố Nam Hà Nội
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 88,56 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG (3)
    • I. Giới thiệu chung về tín dụng xuất nhập khẩu (3)
      • 1. Khái niệm, đặc trưng của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (3)
        • 1.1. Khái niệm phương thức tín dụng chứng từ (TDCT) (0)
        • 1.2. Đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ (4)
        • 2.1. Khái niệm thư tín dụng (5)
        • 2.2. Nội dung chủ yếu của thư tín dụng (6)
        • 2.3. Các loại thư tín dụng (8)
    • II. Rủi ro trong hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng (13)
      • 1. Rủi ro là gì? (13)
      • 2. Rủi ro trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ và nguyên nhân của rủi ro (14)
        • 2.1. Rủi ro tín dụng (14)
        • 2.2. Rủi ro đạo đức (0)
        • 2.3. Rủi ro quốc gia (18)
        • 2.4. Rủi ro pháp lý (20)
        • 2.5. Rủi ro ngoại hối (21)
        • 2.6. Rủi ro về tác nghiệp (0)
      • 3. Chỉ tiêu phản ánh rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ (23)
        • 3.1. Chỉ tiêu về định mức ký quỹ (23)
        • 3.2. Chỉ tiêu về cho vay bắt buộc (24)
        • 3.3. Chỉ tiêu về nợ quá hạn (24)
      • I.V ài nét về hoạt động của hệ thống NHNo&PTNT (26)
    • II. Thực trạng tín dụng xuất nhập khẩu tại NHNo&PTNT Chi nhánh (30)
  • CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI (26)
    • 1.1. Định hướng phát triển chung của Chi nhánh (0)
    • 1.2. Định hướng phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại (51)
    • 2.1. Nhóm giải pháp đối với Ngân hàng (53)
    • 2.2. Nhóm giải pháp đối với dịch vụ khách hàng (62)
    • 3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước, Chính phủ (0)
    • 3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước (69)
    • 3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (72)
  • KẾT LUẬN (74)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (75)
    • 2. BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Tỷ trọng L/C NK và L/C XK trong TTQT tại NHNo & PTNT (0)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG

Giới thiệu chung về tín dụng xuất nhập khẩu

1 Khái niệm, đặc trưng của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 1.1 Khái niệm phương thức tín dụng chứng từ (TDCT)

Theo điều 2 UCP500 do ICC xuất bản 1993 thì thuật ngữ " tín dụng chứng từ" có nghĩa là bất cứ một sự thoả thuận nào cho dù được gọi hay mô tả như thế nào do đó một ngân hàng (ngân hàng phát hành) hành động theo yêu cầu và chỉ thị của khách hàng (người yêu cầu phát hành thư tín dụng) nhân danh chính mình:

- Uỷ quyền cho Ngân hàng khác chiết khấu, dựa vào những chứng từ đã được quy định, đảm bảo rằng các điều kiện và điều khoản của tín dụng phải phù hợp

- Phải thực hiện việc trả tiền theo lệnh của người thứ ba (người thụ hưởng) hoặc phải chấp nhận và trả tiền hối phiếu do người thụ hưởng phát hành.

- Uỷ quyền cho Ngân hàng khác thực hiện việc trả tiền như vậy, hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu đó.

Nói một cách khác:Thanh toán bằng thư tín dụng là một sự thoả thuận,trong đó một Ngân hàng (Ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho Ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.

1.2 Đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ a) Phương thức TDCT được thực hiện theo UCP500

Trong thanh toán quốc tế nói chung thì hình thức thanh toán bằng L/C được sử dụng phổ biến và an toàn nhất Tuy nhiên, trong thực tiễn thương mại quốc tế cho thấy việc áp dụng phương thức TDCT tại các quốc gia khác nhau cũng có sự khác biệt Chính vì thế, bản "Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ" ấn bản số 500 năm 1993 (gọi tắt là UCP500) do Phòng thương mại quốc tế (ICC) nghiên cứu, soạn thảo và sửa đổi, có hiệu lực từ 01/01/1994, đã có những chỉ dẫn cụ thể, chi tiết về nội dung giao dịch của phương thức này. b) TDCT là một sự thoả thuận

Khi áp dụng Bản UCP500< mang tính chất pháp lý tuỳ ý>, có nghĩa là : các bên tham gia phải thoả thuận ghi vào văn bản của hợp đồng và có dẫn chiếu trong L/C TDCT là một thoả thuận, là một cam kết trả tiền có điều kiện: người hưởng lợi phải xuất trình bộ chứng từ đúng hạn và các nội dung trong bộ chứng từ phải phù hợp với các điều kiện trong L/C Sự cam kết trả tiền của Ngân hàng phải căn cứ vào bộ chứng từ chứ không chỉ dựa vào thực tế giao hàng. c) TDCT dựa trên chứng từ

Hiện nay trong phương thức thanh toán TDCT, Ngân hàng chỉ căn cứ vào đơn yêu cầu mở thư tín dụng của người mua gửi đến để lập thư tín dụng cam kết trả tiền cho người bán chứ không căn cứ vào hợp đồng thương mại Khi người bán cam kết giao hàng, nếu xuất trình bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản, điều kiện quy định trong thư tín dụng thì Ngân hàng phát hành sẽ trả tiền mà không căn cứ vào việc bộ chứng từ đó có phù hợp với hợp đồng hay không =>điều đó có nghĩa là việc chi trả của Ngân hàng có liên quan mật thiết với việc thể hiện chứng từ mà không xét đến thực trạng của hàng hoá Nguyên tắc này được quy định trong Điều 4 của UCP 500: "Các nguyên tắc và cách sử dụng thích hợp liên quan tới tín dụng thư kèm chứng từ"

Tuy nhiên dù được thực hiện dưới hình thức nào, hay bản chất của nó là gì,có những chủ thể nào tham gia thì một yếu tố không thể không nhắc đến trong phương thức này là thư tín dụng Đây chính là yếu tố căn bản cho việc xác lập cũng như thực hiện thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ.

2.Thư tín dụng chứng từ (Letter of Credit - L/C)

2.1 Khái niệm thư tín dụng

Thư tín dụng (L/C) là một cam kết thanh toán của Ngân hàng cho người xuất khẩu nếu như họ xuất trình được một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C

Vì thư tín dụng có tính chất hết sức quan trọng nên nó được hình thành trên cơ sở của hợp đồng ngoại thương, tuy nhiên sau khi được thiết lập, nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng này Tính chất độc lập của thư tín dụng được thể hiện ở chỗ nghĩa vụ của ngân hàng đối với người hưởng lợi (nhà xuất khẩu) hoàn toàn không phụ thuộc vào mối quan hệ giữa người bán và người mua Khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ phù hợp về mặt hình thức với những nội dung của L/C đã được mở, Ngân hàng phát hành L/C phải trả tiền vô điều kiện cho nhà xuất khẩu mà không phụ thuộc vào tình hình cũng như thực trạng của hàng hoá Nếu thực trạng của hàng hoá không khớp với chứng từ thì hai bên mua bán phải trực tiếp giải quyết với nhau Trong trường hợp người mua từ chối thanh toán tiền cho Ngân hàng thì Ngân hàng vẫn phải hoàn thành nghĩa vụ trả tiền cho người bán, thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản đã được quy định trong L/C. Đặc trưng này thể hiện nghĩa vụ của Ngân hàng là không thay đổi Khi hợp đồng ngoại thương thay đổi mà không sửa đổi thư tín dụng thì Ngân hàng vẫn căn cứ vào thư tín dụng để thanh toán mà không cần biết đến sự thay đổi của hợp đồng Ngược lại, khi thư tín dụng đã được sửa đổi mà không sửa đổi hợp đồng thì khi xuất trình bộ chứng từ thanh toán, tuy phù hợp với hợp đồng nhưng trái với thư tín dụng thì Ngân hàng phát hành vẫn có quyền từ chối thanh toán.

2.2 Nội dung chủ yếu của thư tín dụng

* Số hiệu, địa điểm, ngày mở L/C

- Số hiệu L/C: Tất cả các thư tín dụng đều phải có số hiệu riêng để thuận lợi trong việc trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện thư tín dụng, hoặc để ghi vào các chứng từ có liên quan như hối phiếu hay các chứng từ cần thiết khác.

- Địa điểm phát hành L/C: là nơi Ngân hàng mở L/C viết cam kết thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu Địa điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc chọn pháp luật áp dụng khi giải quyết những tranh chấp về L/C.

- Ngày phát hành L/C: là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của Ngân hàng mở L/C với người xuất khẩu, là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C, là căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu thực hiện việc mở L/C có đúng hạn như đã quy định trong hợp đồng không

* Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến L/C

- Các thương nhân: bao gồm người xuất khẩu là người hưởng lợi L/C và người nhập khẩu là người yêu cầu mở L/C.

- Các Ngân hàng tham gia : bao gồm Ngân hàng mở L/C, Ngân hàng thông báo, Ngân hàng trả tiền, Ngân hàng xác nhận và các Ngân hàng khác (nếu có)

* Số tiền của thư tín dụng

Số tiền này được ghi bằng số và được ghi bằng chữ, thống nhất với nhau,tên của đơn vị tiền tệ phải ghi rõ ràng Trên thư tín dụng không nên ghi số tiền tuyệt đối vì người xuất khẩu khó có thể giao hàng có giá trị đúng như L/C quy định, khi đó khó có thể được thanh toán vì Ngân hàng sẽ đưa ra lý do chứng từ không phù hợp với những điều kiện quy định trong thư tín dụng Nên ghi số tiền theo một số giới hạn mà người xuất khẩu có thể đạt được hoặc là một giới hạn chênh lệch hơn kém % của tổng số tiền.

* Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền, thời hạn giao hàng

 - Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng: là thời hạn mà Ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu nếu người này xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp với những quy định trong L/C Thời hạn này được tính từ ngày mở L/C đến hết ngày hiệu lực của L/C

Rủi ro trong hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng

Hiểu một cách chung nhất: Rủi ro là những sự việc xảy ra ngoài ý muốn của con người, đem lại những hậu quả mà người ta không thể dự đoán được.

Rủi ro có thể gặp bất cứ lúc nào ngoài ý thức của con người, không lệ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người Chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro ra khỏi môi trường xã hội nói chung và môi trường kinh doanh nói riêng, mà chỉ có thể nghiên cứu, nhận biết, đo lường và hạn chế nó tới mức thấp nhất

Ngân hàng thương mại là loại hình doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá đặc biệt, đó là tiền tệ Do vậy, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng với bản chất của nó luôn chịu tác động của nhiều loại rủi ro đi cùng với các lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng Rủi ro trong kinh doanh của Ngân hàng thương mại là khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến của Ngân hàng Thông thường, một Ngân hàng hiện đại thường phải đối mặt với các loại rủi ro sau:

- Các loại rủi ro khác.

Thanh toán quốc tế là nghiệp vụ ngoại bảng quan trọng nhất của các Ngân hàng thương mại Rủi ro trong thanh toán quốc tế là những rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện TTQT liên quan đến các giao dịch quốc tế, nguyên nhân phát sinh từ quan hệ giữa các bên tham gia thanh toán như: nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, các Ngân hàng, các tác nhân trung gian… hoặc do các nhân tố khách quan khác gây nên như thiên tai, chiến tranh, chính trị… Vì phạm vi hoạt động lớn, có nhiều bên tham gia nên rủi ro trong hoạt động TTQT xuất hiện tại nhiều thời điểm, gây thiệt hại cho các bên nói chung và cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói riêng.

2 Rủi ro trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ và nguyên nhân của rủi ro

Có thể nói rằng, tín dụng chứng từ là phương thức được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay trong Thanh toán quốc tế với những ưu thế của nó so với các phương thức khác Để điều chỉnh phương thức này, Phòng thương mại quốc tế (ICC) đã ban hành văn bản "Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ" nhưng việc vận hành phương thức L/C vẵn ẩn chứa nhiều nguy cơ rủi ro cho các bên tham gia.

Rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ xảy ra khi quyền lợi của một hay một số bên bị vi phạm Rủi ro không chỉ là việc chứng từ không được thanh toán mà còn là bất kỳ một khúc mắc, chậm trễ nào trong các khâu của quá trình thanh toán.

Các loại rủi ro thường gặp khi áp dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:

2.1 Rủi ro tín dụng Đây là rủi ro mất khả năng thanh toán của một trong các bên tham gia vào phương thức thanh toán L/C. a) Rủi ro tín dụng từ phía nhà nhập khẩu

Thực chất của L/C chính là việc Ngân hàng dùng uy tín của mình để thay mặt nhà nhập khẩu cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu nếu họ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong L/C Do vậy, nếu L/C được ký quỹ 100% thì rủi ro tín dụng sẽ không xảy ra Nhưng trên thực tế, phần lớn các nhà nhập khẩu đều đề nghị Ngân hàng tài trợ cho mình dưới hai hình thức: cho mượn uy tín (ký quỹ

Ngày đăng: 13/07/2023, 05:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8.Báo cáo thường niên (2003-2005) - NHNo&amp;PTNT Việt Nam 9.Website: http://www.vbard.com Link
1. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của NHNNo&amp;PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội năm 2003, năm 2004 và 2005 Khác
2. Tiền tệ Ngân hàng và Thị trường Tài chính – Edward S. Mishkin 3. Thời báo Ngân hàng các năm 2003-2004-2005 Khác
5.Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đối ngoại (2003-2005) – Phòng TTQT – NHNo&amp;PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội Khác
6.Báo cáo doanh số thanh toán quốc tế (2003-2005) -Phòng TTQT – NHNo&amp;PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội Khác
7.Báo cáo kết quả thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ -Phòng TTQT – NHNo&amp;PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w