Sự hình thành, ý nghĩa và vai trò của thanh toán quốc tế
Vai trò của thanh toán quốc tế trong nền kinh tế hiện nay
Với đường lối đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ kinh tế do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo các giao lưu kinh tế giữa nước ta với cộng đồng thế giới ngày càng phát triển năng động và sâu sắc, diễn ra không chỉ ở một số vùng, một số khu vực mà còn trải rộng khắp Châu lục, không chỉ diễn ra ở một số lĩnh vực chính trị mà còn diễn ra ở lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội Việc mở ra các quan hệ trong các mối giao lưu và liên kết nói trên thực chất, xét về phương diện kinh tế, là đi từ một nền kinh tế đó sang một nền kinh tế mở với đa số các biểu hiện đa dạng, phong phú và phức tạp ở nhiều mức độ khác nhau Trong điều kiện như vậy nhằm thúc đẩy,tạo điều kiện cho các quan hệ giao lưu kinh tế diễn ra thuận lợi và trôi chảy, không thể không kể đến việc sử dụng các công cụ mang tính kỹ thuật thuộc lĩnh vực tài chính, tiền tệ và Ngân hàng, trong đó thanh toán quốc tế giữ một vai trò quan trọng bậc nhất và không thể thiếu được.
Các phương thức trong thanh toán quốc tế
Phương thức chuyển tiền
Sơ đồ 1.2.1 Phương thức chuyển tiền – Quy trình thanh toán quốc tế 2008 –
(1) dịch vụ (2)Giấy chuyển tiền Ghi có
Hiện nay, ngân hàng chỉ áp dụng hình thức chuyển tiền bằng điện
- Chuyển tiền bằng điện: (Telegraphic Tranfers -T/T) Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền bằng cách ra lệnh bằng điện cho Ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài trả tiền cho người hưởng lợi, chi phí tương đối cao, nhanh chóng mau lẹ kịp thời nhưng ít chịu ảnh hưởng của biến động tỷ giá.
Trong phương thức chuyển tiền, ngân hàng chỉ là trung gian thực hiện việc thanh toán theo ủy nhiệm để hưởng thụ chi phí (hoa hồng) và không bị ràng buộc gì cả.
- Việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí của người mua do đó nếu dùng phương thức này quyền lợi của tổ chức xuất khẩu không bảo đảm Vì vậy, phương thức này ít được sử dụng.
- Người áp dụng phương thức thanh toán này trong thanh toán các khoản tương đối nhỏ như thanh toán các chi phí liên quan đến xuất nhập khẩu: chi phí vận chuyển, bảo hiểm, bồi thường thiệt hại, dùng trong thanh toán phi mậu dịch, chuyển vốn, chuyển lợi nhuận đầu tư.
Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection of payment – Encaissement)
1.2.2.1 Nhờ thu trơn (Clean Collection):
Sơ đồ 1.2.2.1 Phương thức thanh toán nhờ thu trơn – Quy trình thanh toán quốc tế
* Nhận xét: Trong phương thức nhờ thu trơn, không đảm bảo quyền lợi cho tổ chức xuất khẩu, Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian đơn thuần, thu được hay không Ngân hàng cũng thu thủ tục phí, Ngân hàng không chịu trách nhiệm nếu bên nhập khẩu không chịu thanh toán Vì vậy nếu là tổ chức xuất khẩu, ta chỉ sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu trơn trong trường hợp tín nhiệm hoàn toàn tổ chức nhập khẩu, hoặc là trị giá xuất khẩu nhỏ, thăm dò thị trường, hàng hoá ứ đọng khó tiêu thụ…
1.2.2.2 Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection):
Qui trình tiến hành nghiệp vụ thanh toán:
Sơ đồ 1.2.2.2 - Phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ - Quy trình thanh toán quốc tế 2008 – Vietcombank Nam Sài Gòn
*Nhận xét: Sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ, quyền lợi của tổ chức xuất khẩu có được bảo đảm hơn là không bị mất hàng nếu bên nhập khẩu không thanh toán…Tuy nhiên tốc độ thanh toán vẫn chậm, rủi ro bên xuất khẩu vẫn lớn.
Nhà xuất khẩu Nhà nhập khẩu
(1) HHDv ụBáo có (8) (2) HP+BCT
Những điểm cần lưu ý khi áp dụng phương thức nhờ thu:
- Trong trường hợp đơn vị chúng ta là tổ chức xuất khẩu thì chỉ nên dùng phương thức nhờ thu kèm chứng từ với điều kiện D/P (trả tiền mới giao bộ chứng từ).
- Khi lập hối phiếu đòi tiền tổ chức nhập khẩu, thì cần lưu ý tổ chức nhập khẩu là người trả tiền chứ không phải là Ngân hàng vì vậy hối phiếu phải ghi tên người trả tiền là nhà nhập khẩu với đầy đủ chi tiết tên, địa chỉ…
- Chi phí nhờ thu trả cho Ngân hàng bên nào chịu? Nếu thu không được thì bên xuất khẩu phải thanh toán phí cho cả hai Ngân hàng.
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Document Credit)
1.2.3.1 Quy trình tiến hành nghiệp vụ
Sơ đồ 1.2.3.1 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ - Quy trình thanh toán quốc tế
1.2.3.2 Các loại thư tín dụng thường dùng trong thanh toán xuất nhập khẩu hiện nay
Tùy theo cách phân chia mà ta có nhiều loại hình thư tín dụng khác nhau. Chẳng hạn, khi phân loại theo nghĩa vụ và trách nhiệm (theo tính chất của L/C), ta có Thư tín dụng có thể hủy ngang và thư tín dụng không thể hủy ngang.
* Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable letter of Credit)
* Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C)
Khi phân loại theo thời hạn thanh toán, L/C chia làm 2 loại:
* Thư tín dụng trả ngay (At-sight L/C)
* Thư tín dụng trả chậm (Usance L/C)
Ngoài ra, người ta còn phân loại thư tín dụng theo phương thức sử dụng, bao gồm:
* Thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C)
* Thư tín dụng không hủy ngang miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C)
* Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C)
* Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C)
* Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C)
* Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C)
* Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C)
* Thư tín dụng thanh toán dần (Deferred Payment L/C)
* Thư tín dụng ứng trước (Packing L/C) (thư tín dụng với điều khoản đỏ –Red clause L/C)
1.2.3.3 Bộ chứng từ dùng trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ: i/ Hối phiếu (Bill of Exchange):
Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện, do một người ký phát cho một người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu hoặc đến một ngày cụ thể nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm hối phiếu.
Những người có liên quan trong hối phiếu:
- Người ký phát hối phiếu (drawer): là người bán hàng, nhà xuất khẩu hàng hóa, người cung ứng dịch vụ.
- Người trả tiền hối phiếu (drawee): là người mà hối phiếu được gửi đến để đòi tiền, họ là người mua, nhà nhập khẩu, người nhận dịch vụ hoặc một người thứ ba (thường là ngân hàng đại diện cho nhà nhập khẩu) do sự chỉ định của người trả tiền Trong phương thức tín dụng chứng từ, người trả tiền hối phiếu là Ngân hàng mở L/C.
- Người hưởng lợi hối phiếu (beneficiary): có thể là người ký phát hối phiếu hoặc do người ký phát hối phiếu chỉ định trên hối phiếu. ii/ Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice):
- Là chứng từ do người bán lập trao cho người mua để chứng minh việc cung cấp hàng hóa hay dịch vụ sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.
- Hóa đơn thương mại là chứng từ quan trọng đóng vai trò trung tâm của bộ chứng từ thanh toán Nó không thể thiếu được trong bộ chứng từ, là cơ sở để lập các chứng từ khác Khi không có hối phiếu, hóa đơn có thể thay thế hối phiếu, làm cơ sở cho việc đòi tiền, trả tiền và theo dõi việc thực hiện hợp đồng Trong khai báo hải quan, hóa đơn nói lên giá trị của hàng hóa, là bằng chứ của việc mua bán, trên cơ sở đó để tính thuế xuất nhập khẩu Trong quan hệ tín dụng, hóa đơn được xem là tài sản thế chấp, bảo đảm khi vay nợ.
- Hóa đơn cung cấp những chi tiết về địa chỉ người mua, bán hàng hóa như : đặc điểm hàng hóa, đơn giá, tổng giá trị hàng hóa…; về ngày ký hợp đồng, ngày gửi hàng, điều kiện giao hàng, điều kiện thanh toán, cảng đi – cảng đến, tên tàu…
- Hóa đơn được lập thành nhiều bản để xuất trình Ngân hàng đòi tiền, xuất trình công ty bảo hiểm tính phí, cho hải quan để tính thuế… iii/ Chứng từ vận tải (vận đơn) (Transport Documents):
Là chứng từ do người vận tải cung cấp cho người gửi hàng đồng thời xác định quan hệ pháp lý giữa đôi bên Tùy theo từng loại phương tiện vận tải mà có nhiều loại vận đơn như:
- Vận đơn đường biển (Bill of Lading-B/L).
- Vận đơn hàng không (Airway Bill – AWB)
- Vận đơn đường sắt, đường bộ hay đường thủy nội địa (Rail, Road or Inland Waterway Transport Document).
- Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter-party Bill of Lading).
- Biên lai bưu điện, biên nhận chuyển hàng (Courier and Post Receipts).
- Chứng từ vận tải do người giao nhận lập (Transport Document issued by Freight Forwarder).
- Vận đơn vận tải đa phương thức (Multimodal Transport Documents)
Thực tế trong thanh toán xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay thường phổ biến vận đơn đường biển và vận đơn đường hàng không.
* Vận đơn đường biển (B/L): Là loại hình chiếm đa số ở nước ta Đây chính là giấy xác nhận việc chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người chuyên chở (chủ tàu, thuyền trưởng) cấp cho người gửi hàng nhằm xác định quan hệ pháp lý giữa đôi bên.
Vận đơn được in theo mẫu, gồm những nội dung cơ bản như:
- Tên và địa chỉ của hãng tàu, của người nhận hàng, của người được thông báo khi hàng về.
- Tên tàu, cảng lên hàng, cảng bố dỡ hàng, cảng cuối cùng.
- Tên hàng, ký mã hàng hóa, số lượng kiện hàng, trọng lượng gộp, giá cả, cước phí, phụ phí, điều kiện thanh toán.
- Nơi và ngày phát hành vận đơn, các điều khoản về trách nhiệm và miễn trách nhiệm của người vận tải.
Số lượng vận đơn gốc tùy theo yêu cầu của hợp đồng, số bản sao tùy theo yêu cầu của Ngân hàng và các bên hữu quan mà lập Thông thường, vận đơn được lập thành 3 bản và 1 bản copy.
Ngày lập vận đơn không được trước ngày giao hàng, vận đơn có tác dụng làm căn cứ để xuất trình cho hải quan làm thủ tục xuất nhập khẩu và là giấy bảo đảm có thể nhận được hàng Đây chính là “linh hồn” của bộ chứng từ hàng hóa, chấp nhận quyền sở hữu hàng hóa của người nắm giữ.
* Vận đơn hàng không (Airway Bill): Là chứng từ vận tải xác nhận việc chuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không do hãng hàng không phát hành Do đó khác với vận đơn đường biển, vận đơn hàng không không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa nên không chuyển nhượng được (Not negotiation). iv/ Chứng từ bảo hiểm (Insurance Poliey/Certificate) :
Là chứng từ do công ty bảo hiểm cấp cho người mua bảo hiểm nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm và được dùng để phân định quyền và nghĩa vụ của người mua bảo hiểm với công ty bảo hiểm.
Chứng từ bảo hiểm phải do công ty bảo hiểm hay đại lý cấp, mọi chi tiết phải phù hợp với L/C Chú ý là ngày hiệu lực của chứng từ bảo hiểm được tính từ ngày phát hành nên ngày phát hành không được trễ hơn ngày gửi hàng hay ngày cấp vận đơn Nếu không, khi rủi ro xảy ra trước ngày lập chứng từ thì công ty bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. v/ Phiếu đóng gói (Packing List) :
Các vấn đề về rủi ro trong thanh toán quốc tế
Quan niệm về rủi ro
Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhất là trong lĩnh vực thương mại quốc tế thì rủi ro càng phức tạp Mặc dù không thể loại bỏ hẳn rủi ro nhưng chúng ta có thể giảm bớt mức độ ảnh hưởng của chúng, thậm chí có thể phòng ngừa chúng bằng cách chia làm nhiều mức độ, phân tán các rủi ro…
Rủi ro trong kinh doanh là điều tất yếu, chính vì vậy danh từ rủi ro đã được các kinh tế gia và các học giả định nghĩa theo nhiều cách khác nhau
Theo Frank Knight, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được Allan Willett định nghĩa rủi ro là sự bất trắc cụ thể có liên quan đến việc xuất hiện một biến cố không mong đợi Trong khi đó, Irving Efeffer lại cho rằng rủi ro là tổng hợp những sự ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất Như vậy, đa số các nhà kinh tế học đều cho rằng rủi ro có thể đo lường được, có thể xác định được và điều đó cho phép chúng ta có thể lường trước và phòng ngừa cũng như hạn chế chúng đến mức tối đa Ngoài ra, còn có thêm những khái niệm về rủi ro, chẳng hạn như:
Rủi ro bất trắc gây mất mát thiệt hại.
Rủi ro là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển.
Những rủi ro này đều có chung quan điểm đó là xem xét rủi ro dưới góc độ những ảnh hưởng và tác động do rủi ro đem lại Có lẽ những rủi ro này có ý nghĩa thiết thực hơn trong kinh doanh, nhất là trong xu hướng cạnh tranh như hiện nay
Qua sự phân tích trên ta có thể khái quát rằng: rủi ro trong thanh toán quốc tế dưới góc độ ngân hàng là những bất trắc có thể xảy ra trong quá trình thực hiện phương thức thanh toán quốc tế làm ảnh hưởng đến lợi nhuận và uy tín của ngân hàng.
Các loại rủi ro thường gặp trong thanh toán quốc tế
1.3.2.1 Nhóm các rủi ro mang tính vĩ mô
Rủi ro về kinh tế
Rủi ro về chính trị
Rủi ro về luật pháp
1.3.2.2 Nhóm các rủi ro gián tiếp
Rủi ro gián tiếp là những rủi ro liên quan gián tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu và nó có ảnh hưởng lây lan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chẳng hạn như:
Rủi ro trong quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng.
Rủi ro trong quá trình vận chuyển.
Rủi ro do gian lận thương mại…
1.3.2.3 Nhóm các rủi ro trực tiếp
Rủi ro trực tiếp là những rủi ro tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bao gồm các rủi ro sau:
Nguyên nhân dẫn đến rủi ro
1.3.3.1 Nhóm các rủi ro mang tính chất vĩ mô
Rủi ro chính trị: môi trường chính trị trong hầu hết các nước có khuynh hướng hỗ trợ tổng quát đối với những nỗ lực trong thương mại quốc tế Chính phủ có thể giảm hàng rào thương mại hoặc tăng cơ hội thương mại thông qua những mối quan hệ thương mại song phương hoặc đa phương Ngoài ra đối với một số nước còn có những luật lệ và quy định cụ thể để hạn chế kinh doanh giữa các quốc gia như lệnh cấm vận hoặc đạo luật thương mại có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
Rủi ro kinh tế: trong thương mại quốc tế, vấn đề thanh toán sẽ gặp rủi ro khi tình hình kinh tế quốc gia của các bên có liên quan hoặc tình hình chung trên thế giới có nhiều biến động như khủng hoảng về kinh tế hoặc khủng hoảng về tài chính. Khủng hoảng kinh tế thường gắn liền với sức mua của người tiêu dùng Khi sức mua giảm thì việc tiêu thụ hàng hoá trên thị trường gặp khó khăn ảnh hưởng đến việc thu hồi vốn và khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu, đặc biệt đối với những thương vụ mua hàng trả chậm Khủng hoảng tài chính tạo ra sự khan hiếm ngoại tệ mạnh được dùng trong thanh toán quốc tế giữa các quốc gia dẫn đến tình trạng khát ngoại tệ để thanh toán, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu và uy tín của ngân hàng.
Rủi ro về pháp luật: rủi ro về pháp luật chủ yếu thường do các quốc gia có những hệ thống pháp luật riêng, do đó trong quá trình thực hiện thanh toán quốc tế sẽ dẫn đến tình trạng khó khăn cho các bên thực hiện Ngoài ra, một số quốc gia còn có những quy định về pháp lý đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và quy chế quản lý ngoại hối Những quốc gia thiếu ngoại tệ sẽ có khuynh hướng kiểm soát việc di chuyển vốn vào và ra khỏi đất nước Với quy chế quản lý ngoại hối, việc chuyển tiền ra nước ngoài sẽ gặp khó khăn và sẽ ảnh hưởng đến quá trình thanh toán giữa các quốc gia.
1.3.3.2 Nhóm các rủi ro gián tiếp
Rủi ro về tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái đóng vai trò quan trọng trong thanh toán quốc tế Rủi ro về tỷ giá hối đoái trong thanh toán quốc tế được coi là rủi ro tài chính đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Trong trường hợp tỷ giá biến động, rủi ro có thể đến với nhà xuất khẩu hay nhà nhập khẩu tùy theo tình hình biến động tại nước xuất khẩu hoặc nước nhập khẩu vào thời điểm thanh toán.Nếu rủi ro ảnh hưởng rộng lớn đến doanh nghiệp thì có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Rủi ro lãi suất: trong kinh doanh, người ta thường so sánh tỷ lệ lợi nhuận thu được với tiền gởi ngân hàng Nếu tỷ lệ này lớn hơn lãi suất ngân hàng thì nhà kinh doanh mới quyết định kinh doanh (trừ những trường hợp vì mục đích khác ngoài lợi nhuận như thâm nhập thị trường, mở rộng thị phần…) Do đó, nếu trong quá trình kinh doanh, lãi suất thay đổi theo chiều hướng tăng lên thì có thể nhà nhập khẩu hay nhà xuất khẩu quyết định tham gia vào thương vụ kinh doanh và khả năng về rủi ro có thể xảy ra
Rủi ro do gian lận của nhà nhập khẩu hoặc nhà xuất khẩu: theo thống kê của các chuyên gia xuất nhập khẩu trên thị trường thế giới, người ta thống kê được khoản 25-27% các rủi ro trong thanh toán quốc tế là do cácbên có chủ ý gian lận với nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương Việc gian lận do chủ ý của một trong hai bên xuất khẩu hay nhập khẩu diễn ra rất phức tạp, lúc ở khâu này, lúc ở khâu khác Chính vì thế loại rủi ro này chiếm rất cao, trong đó chủ yếu là nhà xuất khẩu thường gian lận về hàng hoá và bộ chứng từ thanh toán.
1.3.3.3 Nhóm các rủi ro trực tiếp
Rủi ro tác nghiệp: rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện nghiệp vụ của ngân hàng, theo đó sự sai sót hoặc bất cẩn làm cho ngân hàng phải gánh chịu những tổn thất cả về tài chính và uy tín
Rủi ro tín dụng: là rủi ro phát sinh khi khách hàng không có khả năng thanh toán hay thực hiện những cam kết của mình Nguyên nhân gây ra rủi ro này là do sai sót trong khâu thẩm định tín dụng khách hàng của cán bộ ngân hàng hoặc do những nguyên nhân khách quan từ môi trường như lãi suất, môi trường kinh doanh…
Rủi ro hối đoái: là rủi ro bắt nguồn từ sự biến động bất lợi về tỷ giá và quy chế quản lý ngoại hối của chính phủ Các yếu tố này tác động mạnh mẽ đến loại tài sản bằng ngoại tệ cũng như các dịch vụ kinh doanh ngoại hối của ngân hàng.
Rủi ro uy tín: là những rủi ro phát sinh từ cách thức quản trị hoặc cơ cấu tổ chức bất hợp lý hoặc những yếu tố tương tự khiến cho ngân hàng mất uy tín trên thị trường tài chính và giảm niềm tin của khách hàng vào ngân hàng.
Trên đây là những rủi ro hết sức cơ bản mà một ngân hàng khi tham gia vào thanh toán quốc tế có thể gặp phải Tùy từng trách nhiệm của các ngân hàng mà có thể phát sinh rủi ro cụ thể và chuyên biệt hơn.
Trong việc TT XNK khả năng rủi ro xảy ra không những đối với người bán, người mua mà còn ảnh hưởng đến các ngân hàng tham gia Tùy vào từng phương thức thanh toán mà có mức độ rủi ro khác nhau Thông thường giảm dần theo thứ tự TTR -> D/P -> L/C, tất nhiên đây chỉ là trên lý thuyết, trên thực tế nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa (quan hệ với khách hàng, Ngân hàng thanh toán, ràng buộc của hợp đồng, )
+ TTR : người mua có khả năng xù tiền mà vẫn nhận được hàng của mình giao Việc thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của người mua Người bán có kiện được cũng khó khăn.
+ D/P : Khi người mua không trả tiền thì cũng sẽ không nhận được chứng từ để lấy hàng Nhưng người bán cũng khó lấy được hàng về, khả năng thanh toán chậm là dễ xảy ra Người bán chỉ có nước năng nỉ anh làm ơn trả tiền và lấy hàng dùm em Rủi ro của người mua sẽ dẫn theo rủi ro cho người bán.
+LC : Gần như hiếm có rủi ro xảy ra, nếu có thì đa phần là do người bán sai sót khi lập bộ chứng từ thanh toán hoặc do người mua cố tình lừa đảo ràng buộc các điều kiện về chứng từ không thể thực hiện được trên LC mà cả phía ngân hàng và người bán không phát hiện được cho đến khi hàng đã giao nhưng bộ chứng từ bị từ chối.
Ý nghĩa thực tiễn của việc hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ
bằng phương thức tín dụng chứng từ
Như đã trình bày ở trên, do có những ưu điểm so với các phương thức thanh toán (PTTT) khác nên nhiều doanh nghiệp đã chọn tín dụng chứng từ ( TDCT) làmPTTT trong thương mại quốc tế (TMQT) Ngân hàng tham gia vào quy trình thanh toán TDCT không chỉ với vai trò là trung gian mà là một đầu mối quan trọng nhằm chia sẻ rủi ro giữa người bán và người mua Ngân hàng đảm bảo cho người bán nhận được thanh toán khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp sau khi giao hàng, đồng thời đảm bảo cho người mua nhận được hàng do ngân hàng kiểm tra bộ chứng từ phù hợp với thư tín dụng Ngân hàng giúp cho quá trình thanh toán giữa người mua và người bán diễn ra nhanh chóng, thuận tiện, góp phần tạo cho phương thức TDCT phát huy được ưu điểm, trở thành công cụ tích cực trong quá trình mua bán ngoại thương Tuy nhiên, khi thực hiện vai trò của mình, ngân hàng cũng gặp phải những rủi ro do việc lạm dụng của một hay vài chủ thể tham gia vào quy trình thanh toán gây cản trở cho quá trình thanh toán và trở thành công cụ để lừa đảo, để thu phí Vì vậy, việc hạn chế rủi ro đối với các ngân hàng trong phương thức TDCT sẽ góp phần đáng kể trong việc giúp phương thức này phát huy được tác dụng tích cực, trở thành phương thức tín dụng có hiệu quả và là một công cụ hỗ trợ tích cực trong các giao dịch TMQT Từ đó, thúc đẩy TMQT phát triển, giúp ngân hàng nâng cao uy tín, tiết kiệm chi phí và mở rộng thị phần; giúp cho các bên xuất khẩu và nhập khẩu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
TÌNH HÌNH VẬN DỤNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG
Giới thiệu chung về ngân hàng Vietcombank Nam Sài Gòn
Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng qua các giai đoạn phát triển 21 2.1.2 Loại hình doanh nghiệp, quy mô
Với mục đích tìm kiếm các giải pháp phát triển kinh tế vào đầu những năm
90, Chính phủ ta đã phê duyệt dự án thành lập khu chế xuất đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1991 là khu chế xuất Tân Thuận, với ý tưởng qua đó sẽ rút kinh nghiệm để nhân rộng ra khắp đất nước Có thể nói đây là bước đi hết sức đúng đắn cuả Chính phủ đã áp dụng mô hình kinh tế không phải của hệ thống xã hội chủ nghĩa và thực tế đã chứng minh được sự đúng đắn này. Để khu chế xuất trong quá trình xây dựng và phát triển thuận lợi thì cần phải có một ngân hàng đảm nhiệm việc chuyển vốn từ nước ngoài vào và thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng như: mở tài khoản tiền gửi, thanh toán, chuyển tiền, cấp tín dụng, thu đổi ngoại tệ một cách tốt nhất cho các nhà đầu tư và cho các công ty xí nghiệp trong khu chế xuất Do đó, ngày 03/01/1993 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ra quyết định số 24/NHQĐ giao cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam mở chi nhánh tại khu chế xuất Tân Thuận.
Thực hiện quyết định này, ngày 26/08/1993, Tổng giám đốc Ngân hàngNgoại thương Việt Nam đã ra quyết định số 70/TCCB về việc thành lập Ngân hàngNgoại thương tại KCX Tân Thuận Theo chỉ thị cuả ban lãnh đạo, chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương được thành lập ngày 25/09/1993 vơí tên giao dịch là
Vietcombank Tân Thuận EPZ- trụ sở đặt tại KCX Tân Thuận, huyện Nhà Bè (nay là quận 7), TPHCM – là chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương đầu tiên và duy nhất phục vụ cho các nhà đầu tư trong và ngoài khu chế xuất với vốn điều lệ ban đầu là
Từ ngày chính thức đi vào hoạt động đến nay, Vietcombank chi nhánh Tân Thuận đã trải qua không ít khó khăn do những quy định về hoạt động của ngân hàng hầu như chưa có Tuy nhiên, sau 15 năm vừa kinh doanh vừa mở rộng, có thể nói cho đến nay Vietcombank Tân Thuận đã thực sự vững chắc ở khu chế xuất với trụ sở chính Tân Thuận và 5 chi nhánh cấp 2 với đội ngũ hơn 200 cán bộ công nhân viên Từ 06/2008, Vietcombank Tân Thuận đổi tên thành Vietcombank Nam Sài Gòn. Đối tượng phục vụ của Vietcombank là tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các cá nhân trong và ngoài nước Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam có công nghệ tiên tiến hiện đại, có thể cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ ngân hàng chất lượng cao:
Huy động tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ
Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ
Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước
Thanh toán xuất nhập khẩu với mọi phương thức
Mua bán ngoại tệ trong nước và quốc tế theo các phương thức: giao ngay, kỳ hạn hoán đổi
Thanh toán chuyển tiền trong và ngoài nước
Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế Visa, Mastercard, JCB, American Express, Diners Club
Phát hành thẻ ghi nợ và rút tiền tự động VCB-ATM Connect 24
Với mục tiêu trở thành một tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam và trở thành ngân hàng tầm cỡ quốc tế ở khu vực trong thập kỷ tới, hoạt động đa năng, kết hợp với điều kiện kinh tế thị trường, thực hiện tốt phương châm “Luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt” trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói riêng đang trong quá trình hội nhập, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Nam Sài Gòn đã xây dựng cho mình một chiến lược phát triển từ nay đến 2010 với những nội dung chính như sau:
- Nâng cao năng lực, nâng cao sức cạnh tranh bằng việc phấn đấu nâng chỉ số CAR đạt 10-12% và các chỉ số tài chính quan trọng khác theo chuẩn quốc tế, phấn đấu đạt mức xếp hạng “AA” theo chuẩn mực của các tổ chức xếp hạng quốc tế.
- Hoàn thành quá trình tái cơ cấu ngân hàng để có một mô hình tổ chức hiện đại, khoa học, phù hợp với mục tiêu và bảo đảm hiệu quả kinh doanh, kiểm soát được rủi ro, có khả năng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng, tổng hợp, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường và nhu cầu của khách hàng thuộc mọi thành phần.
2.1.2 Loại hình doanh nghiệp, quy mô
Ngân hàng Vietcombank Nam Sài Gòn hoạt động theo loại hình doanh nghiệp cổ phần với quy mô loại vừa, nhằm phục vụ chính cho khu chế xuất.
Chức năng, nhiệm vụ
Chính phủ vừa ban hành nghị định 52/2003/NĐ-CP quy định lại cơ cấu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN)
Theo đó NHNN là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, có chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và là Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) Cơ cấu tổ chức của NHNN bao gồm: 11 vụ, 3 cục,Thanh tra, văn phòng, Sở giao dịch, chi nhánh ở các tỉnh và thành phố trực thuộcTrung ương, Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh, giúp Thống đốc NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương; 5 tổ chức sự nghiệp thực hiện chức năng đào tạo, nghiên cứu và tuyên truyền
Nhằm tăng cường hoạt động của NHNN, phù hợp với yêu cầu của quá trình hội nhập và thông lệ quốc tế, Nghị định mới quy định NHNN đại diện cho nước CHXHCNVN tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế trong những trường hợp được Chủ tịch nước, chính phủ uỷ quyền; kiểm soát dự trữ quốc tế, quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước; ký kết tham gia điều ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật NHNN quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của NHNN theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước được Chính phủ phê duyệt; tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước.
Bộ máy tổ chức và quản lý của doanh nghiệp
Tất cả nhân viên được bố trí cụ thể vào 10 phòng nghiệp vụ sau:
- Phòng thanh toán quốc tế - Phòng quản lý nợ
- Phòng kế toán - Phòng vi tính
- Phòng quan hệ khách hàng - Phòng kiểm tra nội bộ
- Phòng ngân quỹ - Phòng vốn
- Phòng hành chánh nhân sự - Phòng kinh doanh dịch vụ
Chi nhánh Vietcombank Nam Sài Gòn là chi nhánh thứ 15 của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam và là Ngân hàng đầu tiên được Nhà nước Việt Nam cho phép hoạt động tại khu chế xuất thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động theo pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các quy chế của khu chế xuất Nội dung hoạt động chủ yếu của chi nhánh là cung cấp các dịch vụ Ngân hàng cho các tổ chức và cá nhân trong và ngoài khu chế xuất bao gồm:
- Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam (VNĐ) và ngoại tệ cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ dưới mọi hình thức.
- Tiến hành cho vay, bảo lãnh bằng nguồn vốn tự có, vốn vay và vốn huy động được.
- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
- Thực hiện dịch vụ chuyển tiền, thanh toán hối phiếu, kỳ phiếu.
- Làm đại lý thanh toán các loại thẻ quốc tế: Visa, Master, JCB, American Express, Money gram…
- Phát hành và thanh toán Vietcombank card bằng VNĐ.
- Làm dịch vụ tư vấn cho khách hàng về tín dụng, thanh toán.
- Những dịch vụ khác do ngân hàng Việt Nam quy định.
Sơ đồ 2.1.4 Bộ máy tổ chức và quản lý doanh nghiệp
(Nguồn: Hồ sơ quản lý nhân sự Phòng Hành chính-Nhân sự)
Phòng Kinh doanh dịch vụ
Phòng Kinh doanh dịch vụ
PhòngKinh doanh dịch vụ
Nhân sự
Vietcombank Nam Sài Gòn hiện có khoảng 200 cán bộ công nhân viên, trong đó có 80% có trình độ đại học và trên đại học, một phần nhỏ trình độ cao đẳng, và được cơ cấu như sau:
Ban giám đốc gồm : Giám đốc và 2 phó Giám đốc
Bộ phận kiểm tra nội bộ
Phòng hành chánh – nhân sự: phụ trách công tác hành chánh quản trị và tổ chức nhân sự.
Phòng tín dụng – bảo lãnh : phụ trách hoạt động tín dụng, bảo lãnh, kế hoạch tổng hợp và báo cáo thống kê
Phòng thanh toán quốc tế: phụ trách về hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và thanh toán phi mậu dịch.
Phòng kế toán : phụ trách công tác kế toán tài chính,kế toán giao dịch, thanh toán trong nước
Phòng kinh doanh dịch vụ khách hàng: phụ trách mảng thẻ tín dụng quốc tế, thẻ ATM, mở tài khoản khách hàng cá nhân.
Phòng ngân quỹ : phụ trách công tác ngân quỹ
Phòng vi tính: phụ trách quản lý mạng của chi nhánh, xử lý số liệu.
Ngoài ra còn có 5 chi nhánh cấp 2 trực thuộc là: Thủ Đức, Nhà Rồng, BìnhThạnh, Linh Trung, Phú Mỹ Hưng Hiện nay chỉ còn lại 2 phòng giao dịch NhàRồng và Phú Mỹ Hưng.
Bảng2.1.5 Công tác tổ chức Đvị: người
TỔNG SỐ LAO ĐỘNG DÀI HẠN 96 135 197
- Trong đó lao động nữ 51 69 95
- Cao đẳng, cao cấp Ngân hàng 17 16 32
- Không có bằng chuyên môn 12 16 17
SỐ TIẾP NHẬN TRONG NĂM 21 42 54
SỐ CHUYỂN ĐI TRONG NĂM 3 2 5
TỔNG SỐ LAO ĐỘNG THỜI VỤ 19 26 0
(Nguồn: Hồ sơ quản lý nhân sự Phòng Hành chính-Nhân sự)
Cơ sở vật chất, kỹ thuật
Ngoài trụ sở chính nằm trong khuôn viên khu chế xuất Tân Thuận, VCBNam Sài Gòn còn có 2 phòng giao dịch tại khu Nhà Rồng và Phú Mỹ Hưng.
Tình hình hoạt động kinh doanh
Dự kiến đến cuối năm 2008 lợi nhuận chi nhánh trước khi trích lập dự phòng rủi ro (DPRR) dự kiến là 44 tỷ đồng (tăng hơn so với năm trước là 18,76 tỷ đồng). Chi nhánh phải trích lập DPRR là 43 tỷ Lợi nhuận của chi nhánh sau khi trích lập DPRR dự kiến là 1 tỷ đồng.
Bảng2.1.7 Kết quả kinh doanh của chi nhánh Đvị: tỷ đồng
CHặ TIEÂU Năm 2008 CHặ TIEÂU Năm 2008
- Thu lãi tiền vay 472 Trả lãi tiền vay 287
- Thu lãi tiền gửi 472 Trả lãi tiền gửi 287.00
- Thu lãi KDNT 47 Chi KDNT 24
- Thu lãi KDCKhoán 0.21 Chi D/vụ NH 2
- Thu phí D/vụ NH 26 Chi tài sản,Vphòng 9
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh qua các năm của chi nhánh)
Tình hình tài chính của doanh nghiệp
Bảng2.1.8.1 - Tình hình huy động vốn của chi nhánh qua các năm Đvị: tỷ đồng, triệu USD
1.Tư ứkhỏch hàng 981.70 12.56 1179.52 1151.43 24.05 1526.8 1208.50 38.90 1820.59 a.Không kỳ hạn 165.58 9.77 318.97 195.84 18.71 487.83 412.90 24.20 794.28 Tieỏt kieọm 1.26 0.23 4.87 1.47 0.43 8.19 7.10 1.60 32.72 b Có kỳ hạn 803.12 1.97 834.05 941.95 3.43 995.55 782.80 7.80 906.17 12 tháng 33.92 0.85 47.27 27.68 1.00 43.23 39.60 2.00 72.03
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh qua các năm của chi nhánh)
Bảng 2.1.8.2 Phân tích tình hình sử dụng vốn của chi nhánh Đvị: tỷ đồng, triệu USD
USD QUI VND VND NTEÄ
USD QUI VND VND NTEÄ QUI
I TOÅNG DOANH SOÁ CHO VAY 1,743.34 2,200 26
II TỔNG DOANH SỐ THU NỢ 1,598.00 1,950 22
1 Dư nợ khách hàng 918.81 22.97 1277.37 1,010 31.22 1501.27 10 36 18 a Ngắn hạn 554.22 5.36 637.87 676.98 10.356 839.97 22 93 32 b Trung, dài hạn 364.60 5.45 449.62 332.88 10.18 493.15 (9) 87 10 c Đồng tài trợ 0.00 12.16 189.78 0 10.63 167 0 (13) (12) d Chiết khấu C/từ 0.00 0.01 0.10 0 0.05 0.78 0 614 657
3 TCTD rút quá số dư 0.00 0.00 0.00 0 0 0 0 0 0
IV.DƯ NỢ QUÁ HẠN 77.46 0.23 81.04 232.65 0.2 236.25 200 0 192
1 Cho vay khách hàng 77.46 0.23 81.04 232.65 0.2 236.25 200 0 192 a Ngắn hạn 67.733 0.229 71.31 187.47 0.2 191.08 177 0 168 b Trung, dài hạn 9.73 0.00 9.73 45.18 0 45.17 364 0 364
V TỶ LỆ NỢ QUÁ HẠN
(Nguồn: báo cáo tình hình kinh doanh năm 2007 của chi nhánh)
Đánh giá chung về doanh nghiệp
- Nguồn vốn huy động tuy tăng khá cao nhưng chỉ tập trung vào những Công ty lớn nên nguồn vốn huy động không ổn định và cũng rất dễ gặp khó khăn trong vấn đề thanh khoản
- Được phép của VCB TW, đề án công nghệ ATM đã được thực hiện, chi nhánh đã lắp đặt đến 16 máy ATM tại Hội sở, các chi nhánh cấp 2 và phòng giao dịch đáp ứng nhu cầu sử dụng máy ATM của khách hàng, đặc biệt là các khách hàng trong khu chế xuất.
- Tỷ lệ nợ quá hạn cao và việc xử lý nợ quá hạn là rất khó khăn chủ yếu là cácDoanh nghiệp Nhà nước thuộc khối Xây dựng Cơ bản.
Định hướng phát triển của doanh nghiệp
- Mở rộng, đa dạng hóa đội ngũ khách hàng có quan hệ tiền gửi bằng các chính sách ưu đãi thích hợp như: lãi suất, phí, qui trình, và các tiện ích dịch vụ khác. Đặc biệt chú trọng việc huy động trong dân, đây là nguồn huy động ổn định nhất.
- Nâng cao công tác quản lý tín dụng, mở rộng dịch vụ ngân hàng bán lẻ phát triển cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay cá nhân, đẩy mạnh hoạt động tín dụng ngoại tệ vào các công ty trong Khu chế xuất và các dự án đầu tư bằng ngoại tệ.
- Tập trung xử lý nợ quá hạn, chi nhánh đã thành lập Ban Xây dựng Đề ánNâng cao Chất lượng Tín dụng để phântích, định hướng và đề ra các biện pháp xử lý nợ quá hạn hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh được bền vững, an toàn.
Vài nét về phòng thanh toán quốc tế
2.1.11.1 Chức năng của phòng thanh toán quốc tế
Phòng thanh toán quốc tế giúp cho việc thanh toán được nhanh chóng, đảm bảo an toàn, tiện lợi, góp phần hoà nhập vào nền kinh tế thế giới.
Hoạt động thanh toán làm tăng tín thanh khoản cho Ngân hàng Trong quá trình thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế cho khách hàng Ngân hàng yêu cầu khách hàng ký qũy, nguồn tiền này tương đối ổn định và phát sinh thường xuyên cũng là một nguồn thanh khoản cho Ngân hàng.
Thanh toán quốc tế là tăng cường đối ngoại thông qua việc bảo lãnh cho khách hàng trong nước thanh toán cho Ngân hàng Nước ngoài Ngân hàng thực hiện thanh toán quốc tế sẽ có được những quan hệ đại lý với Ngân hàng và đối tác Nước ngoài Với thời gian hoạt động nghiệp vụ càng lâu mối quan hệ này ngày càng mở rộng hơn.
2.1.11.2 C ơ cấu nhân sự tại phòng thanh toán quốc tế
Phòng thanh toán quốc tế tại Vietcombank Nam Sài Gòn gồm 10 nhân viên: Với trình độ ngiệp vụ cao và đa số còn khá trẻ, nhân viên phòng thanh toán luôn tỏ ra năng động, có thái độ công việc tốt, xứng đáng là nhân viên của một Ngân hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn tại Việt Nam Với phương châm “Khách hàng là thượng đế”, thanh toán viên luôn tỏ thái độ ân cần, niềm nở Mặt khác, VCB Nam Sài Gòn cũng không ngừng nâng cao hiện đại hoá máy móc, công nghệ, trình độ của thanh toán viên, giúp cho kim ngạch xuất nhập khẩu của VCB Nam Sài Gòn không ngừng tăng lên trong thời gian qua.
2.1.11.3 Các nghiệp vụ của phòng thanh toán quốc tế
- Mở và thanh toán L/C xuất nhập khẩu.
- Chuyển tiền ra nước ngoài để thanh toán hàng xuất nhập khẩu.
Phòng thanh toán quốc tế tại VCB Nam Sài Gòn thực hiện các nghiệp vụ này với số lượng hồ sơ ngày càng gia tăng Qua đó, phòng thanh toán quốc tế cũng chứng tỏ được năng lực làm việc của mình: thực hiện thanh toán một số lượng rất lớn và không ngừng tăng lên qua các năm giúp cho VCB Nam Sài Gòn thu được một khoản phí không nhỏ từ dịch vụ thanh toán này.
Môi trường pháp lý
Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ - UCP DC (Uniform
(Uniform Customs and Practice Documentary Credit)
Quy tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ là văn bản do Phòng Thương mại quốc tế - ICC (International Chamber of Commerce) ban hành Ấn bản đầu tiên ra đời năm 1993 Từ đó đến nay nó đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần vào các năm : 1951, 1964, 1974, 1983, 1993 và trong năm 2007, ấn bản mới nhất được phát hành gọi là UCP 600 (có hiệu lực từ 1/7/2007) Trong các bản UCP, ấn phẩm số 600 gồm 39 điều khoản được coi là bản hoàn thiện nhất hiện nay UCP DC là bộ quy tắc quốc tế được hầu hết các quóc gia trên Thế giới thừa nhận và thực hành.
Một điểm cần lưu ý là UCP DC không phải là luật, nó là văn bản mang tính quy phạm tùy nghi Điều này có nghĩa, nếu muốn áp dụng UCP DC, các bên tham gia phải thỏa thuận và dẫn chiếu nó vào thư tín dụng và các văn bản khác có liên quan.
Ngoài ra, nhằm hỗ trợ và hoàn thiện cho UCP DC, ICC còn ban hành ISB(1/1994), eUCP (4/2002), ISBP (1/2003).
Quy tắc thống nhất về nhờ thu – URC (Uniform Rules for Collection)
Quy tắc thống nhất về Nhờ thu (URC) cũng làm ột ấn bản do ICC ban hành,URC giúp các nhà xuất khẩu, nhập khẩu, ngân hàng thống nhất các nguyên tắc cơ bản trong nhờ thu quốc tế Bản sửa đổi gần nhất là ấn bản số 522 (URC 522) có hiệu lực từ 1/1/1996 URC 522 gồm 26 điều khoản được phân thành 6 nhóm.
Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên ngân hàng theo tín dụng chứng từ - URR (Uniform Rule for Reimbursement under Documentary Credit)
URR (Uniform Rule for Reimbursement under Documentary Credit)
Quy tắc thống nhất về Hoàn trả liên hàng theo Tín dụng Chứng từ ấn bản số
525 (URR 525) do ICC ban hành và bắt đầu có hiệu lực từ 1/7/1996 Tuy không thiết thực bằng UCP DC, nhưng URR 525 là tài liệu không thể thiếu cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, đặc biệt là nhân viên ngân hàng URR trình bày các quy tắc trong thanh toán giúp ngân hàng của nhà xuất khẩu đòi tiền tại ngân hàng thứ ba một cách an toàn và nhanh chóng.
Luật hối phiếu thống nhất – ULB (Uniform Law for Bill of Exchange)
Luật hối phiếu thống nhất được thành lập theo Công ước Geneva năm 1930 với sự tham gia của 22 nước như: Pháp, Đức, Bỉ, Phần Lan, Áo, Bồ Đào Nha…Dựa trên Luật Hối phiếu thống nhất, các quốc gia thành viên ban hành các bộ luật hối phiếu của quốc gia mình như: Luật hối phiếu Đức, Luật hối phiếu Pháp…Luật Hối phiếu thống nhất chi phối hoạt động lưu thông hối phiếu của nhiều quốc gia trên Thế giới ngoại trừ Mỹ, Anh…Hai nước Anh, Mỹ không phải là thành viên của Công ướcGeneva, các quốc gia này sử dụng bộ luật hối phiếu riêng của mình; đó là, Luật Hối phiếu của Anh (BEA) và Bộ luật Thương mại của Mỹ (UCC) Song do tiềm năng kinh tế của các quốc gia này cũng như yếu tố lịch sử, các bộ luật trên cũng chi phối nhiều đến hoạt động thanh toán hối phiếu quốc tế.
Luật Séc thống nhất – ULC (Uniform Law for Check)
Luật Séc thống nhất được hình thành theo Công ước Geneva 1931 với sự tham gia của 30 nước Bộ luật này là nền tảng cơ bản cho việc soạn thảo các bộ luật séc của các quốc gia thành viên.
Những rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại VCB
Những rủi ro mang tính chất vĩ mô
a/ Rủi ro về vấn đề pháp lý liên quan đến giao dịch tín dụng chứng từ
Cũng giống như hầu hết các ngân hàng thương mại khác, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ chiếm vị trí chủ đạo trong thanh toán xuất nhập khẩu, chiếm gần 40% trong tổng thanh toán mậu dịch tại VCB Nam Sài Gòn Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, hầu hết các vụ tranh chấp về tín dụng chứng từ xảy ra với tính chất phức tạp và luôn biến đổi không ngừng Nhưng đến nay, nước ta vẫn chưa có văn bản nào quy định, hướng dẫn hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu để các ngân hàng thương mại áp dụng vào thực tế Các văn bản như vậy rất cần thiết đối với không chỉ ngân hàng mà còn là cơ sở để tòa án, trọng tài áp dụng khi xét xử các tranh chấp giữa các bên tham gia vào phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Cho đến nay, UCP 600 đã trở thành công cụ quan trọng, góp phần giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng Tuy nhiên UCP600 vẫn còn có những hạn chế nhất định và không thể bao quát hết tất cả các giao dịch vô cùng phong phú của thực tiễn và nó cũng không thể thay thế luật quốc gia Mà hiện nay, lừa đảo là một vấn đề ngày càng gia tăng, phức tạp và tinh vi trong giao dịch tín dụng chứng từ Do đó đây chính là hạn chế về mặt pháp lý của nước ta làm ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như hệ thống ngân hàng thương mại trong đó có VCB Nam Sài Gòn. b/ Rủi ro về chính trị
Rủi ro chính trị trong thanh toán quốc tế là rủi ro tùy thuộc vào tình hình chính trị của nước nhập khẩu hoặc nước xuất khẩu Nền kinh tế – chính trị của nước ta ngày càng mở cửa, hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thời cơ cho các doanh nghiệp đã đến nhưng xen vào đó thách thức lại càng lớn hơn. Khi các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nhưng lại thiếu thông tin và không am hiểu về tình hình chính trị của thị trường mà mình thâm nhập, chẳng hạn như xuất hàng sang các nước đang có chiến tranh, nội chiến hoặc nước đó có những quy chế bất lợi cho việc xuất nhập khẩu thì điều đó là hết sức rủi ro Bởi khi một chuyến hàng được xuất khẩu đến một nước khác đang có chiến tranh, bạo động, dân biến…, nhà xuất khẩu đương nhiên phải gánh chịu rủi ro chính trị Rủi ro này có thể ngăn chặn việc giao hàng vào trong nước nhập khẩu, hoặc chuyển giao tiền hàng về nước nhà xuất khẩu Đối với nhà nhập khẩu cũng vậy, vì những lý do chính trị cũng có thể khiến việc giao hàng của bên bán bị trì hoãn thậm chí có thể bị huỷ bỏ làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như của ngân hàng Rủi ro chính trị là bất khả kháng do thiếu thông tin về thị trường của doanh nghiệp hoặc của ngân hàng nhưng cho dù là doanh nghiệp hay ngân hàng thì ngân hàng vẩn là người chịu ảnh hưởng nhiều nhất trong việc thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ. c/ Rủi ro về kinh tế
Trong thương mại quốc tế, vấn đề thanh toán có thể gặp rủi ro khi tình hình kinh tế của bên đối tác hoặc tình hình chung trên thế giới có nhiều biến động như khủng hoảng kinh tế hoặc khủng hoảng tài chính
Nhà nhập khẩu gặp phải rủi ro này khi chính sách chính trị, môi trường pháp lý, tập quán thương mại có những khác biệt Gần đây, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, tài chính tiền tệ đã làm cho các nhà xuất khẩu trong khu vực hoặc trên thế giới phải lao đao trong kinh doanh hoặc có nguy cơ phá sản với vô số lý do hợp lý như: Thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, không nhận được thanh toán tiền hàng, hàng hoá chất, tranh chấp thương mại, tổn thất trong thanh toán, không cân đối ngoại tệ để thanh toán…
Khủng hoảng kinh tế thường gắn liền với sức mua của người tiêu dùng Khi sức mua của người tiêu dùng giảm thì việc tiêu thụ hàng hoá trên thị trường gặp khó khăn Hàng hoá bán không chạy, doanh nghiệp sẽ khó khăn trong việc thu hồi vốn, gây ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Khủng hoảng tài chính tạo ra một sự khan hiếm về ngoại tệ mạnh được dùng trong thanh toán quốc tế giữa các quốc gia, đặc biệt là đối với những thương vụ thanh toán hàng trả chậm đã đến thời hạn thanh toán.
Cũng như các rủi ro về chính trị, rủi ro kinh tế xảy ra chủ yếu là do các doanh nghiệp thiếu thông tin và hiểu biết về thị trường đối tác Đây là rủi ro của doanh nghiệp mà cũng chính là rủi ro của ngân hàng khi các doanh nghiệp thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ. d/ Rủi ro về tài chính
Rủi ro về tỷ giá hối đoái xảy ra khi các doanh nghiệp không có đủ thông tin về thị trường ngoại tệ, không dự đoán được xu hướng biến động của thị trường này trong khi tỷ giá hối đoái có những biến động đột biến hay thiếu công cụ đề phòng chống rủi ro: các doanh nghiệp kinh doanh ngoại tệ có kỳ hạn trên thị trường ngoại hối Tuy nhiên, nghiệp vụ này chưa phát triển tại Việt Nam do những điều kiện eo hẹp của chính sánh hối đoái tại Việt Nam.
- Rủi ro về lãi suất xảy ra khi Nhà nước thay đổi lãi suất liên tục làm ảnh hưởng kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp và tạo tâm lý bất ổn trong kinh doanh dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm sút Một nguyên nhân tạo ra rủi ro này còn do chênh lệnh giữa lãi suất bằng nội tệ và ngoại tệ cao tạo ra nhu cầu giả tạo về ngoại tệ làm rối loạn thị trường Khi rủi ro này xảy ra dẫn đến rủi ro về tỷ giá và khan hiếm ngoại tệ để thanh toán Lãi suất ngoại tệ của Việt Nam chưa được điều chỉnh linh hoạt theo tỷ lệ lạm phát nên gây khó khăn cho việt sản xuất kinh doanh. e/ Rủi ro do chiến tranh xảy ra
Nhà xuất nhập khẩu do không nhạy bén thông tin đã không đoán trước được rủi ro này Hậu quả là không nhận được tiền thanh toán, hay không nhận được hàng hoá của đối tác Đây là tổn thất khách quan mà nhà nhập khẩu, xuất khẩu phải tự gách chịu do đó cần cẩn thận trong việc lựa chọn thị trường kinh doanh.
Những rủi ro gián tiếp có thể xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại VCB Nam Sài Gòn
toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại VCB Nam Sài Gòn
2.3.2.1 Rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng
Như chúng ta đã biết, quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương là một quá trình bao gồm nhiều khâu, giữa các khâu có một mối liên hệ mật thiết với nhau, trong đó khâu thanh toán là khâu cuối cùng của quá trình này Do đó rủi ro trong thanh toán không chỉ giới hạn trong khâu thanh toán mà những hạn chế của các khâu trước là tiền đề để các rủi ro trong khâu thanh toán có thể xảy ra Thường đối tác nước ngoài hay lợi dụng những điểm hở trong hợp đồng mua bán ngoại thương để chiếm dụng hoặc ép giá các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
Rủi ro trong khâu đàm phán, ký kết hợp đồng: Đây là khâu quan trọng trong quá trình hoạt động ngoại thương Bước tiếp theo có thành công hay không là tùy thuộc vào giai đoạn đàm phán với đối tác Rủi ro trong giai đoạn này xảy ra là do các nguyên nhân sau:
+ Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chuẩn bị khâu đàm phán không kỹ, không dự liệu hết tất cả các tình huống dẫn đến việc ký hợp đồng có nhiều điểm hở mà trong quá trình thực hiện hợp đồng không thể thay đổi hay thực hiện được, buộc một trong hai bên phải vi phạm hợp đồng, hạ giá thành sản phẩm hay phải chuyển sang hình thức thanh toán khác có nhiều rủi ro hơn Loại rủi ro này thường xảy ra đối với các mặt hàng có nhiều đặc tính phức tạp và những mặt hàng mang tính chất thời vụ Đối với những mặt hàng mang tính thời vụ, nếu không dự đoán được nhu cầu sản xuất và tiêu thụ thì các nhà xuất nhập khẩu sẽ gặp khó khăn trong việc giao hàng kịp tiến độ và việc tiêu thụ hàng hoá trên thị trường Còn đối với những mặt hàng có đặc tính kỹ thuật phức tạp hoặc đòi hỏi nhiều thông số kỹ thuật thì việc thực hiện sẽ gặp khó khăn bởi tính chính xác của những thông số này.
+ Không nắm vững về hàng hóa và thị trường dẫn đến ký hợp đồng với nội dung sơ sài Trường hợp này thường xảy ra khi thị trường tiêu thụ là thị trường mới hoàn toàn và những luật lệ của nước này cũng như những thông tin về đối tác chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, đặc biệt là trong giai đoạn mở cửa như hiện nay với các thị trường mới như Châu Âu, Châu Mỹ Nói như thế không có nghĩa là chúng ta không khuyến khích xâm nhập vào thị trường mới, nhưng khi quyết định xâm nhập thì việc chuẩn bị cho công tác đàm phán phải hết sức chu đáo, năng động, phải đặt ra câu hỏi trong quá trình thương lượng nếu xét thấy vấn đề còn đang mù mờ, chưa rõ ràng, cụ thể.
Rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng:
Như đã phân tích ở trên, nếu quá trình đàm phán, ký kết được chuẩn bị chu đáo thì việc thực hiện hợp đồng ngoại thương sau này sẽ được tiến hành tương đối dễ dàng Điều đó nghĩa là không phải lúc nào việc thực hiện hợp đồng được tiến hành suôn sẻ mà chính quá trình thực hiện hợp đồng là quá trình phát sinh ra nhiều vấn đề nhất Rủi ro xảy ra trong khâu này là do kỹ thuật tiến hành thực hiện hợp đồng của các bên Quá trình này có thể trục trặc ở khâu chuẩn bị hàng hoá, khâu vận tải, khâu hải quan hoặc khâu tiêu thụ mà sự trở ngại này là một trong những yếu tố ảnh hưởng gián tiếp đến rủi ro trong thanh toán quốc tế Chúng ta biết rằng hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng nông sản, thủy sản – đây là những mặt hàng theo thời vụ, phải tổ chức thu gom hoặc phải qua chế biến và có thời gian sử dụng tối đa Do đó việc chuẩn bị hàng hoá phải được tính toán rất cụ thể để có thể đủ hàng theo đúng hợp đồng đã thỏa thuận, nếu không có thể vi phạm hợp đồng. Còn hàng hoá nhập khẩu chủ yếu của chúng ta là nguyên, nhiên, vật liệu và máy móc thiết bị Rủi ro trong khâu này chủ yếu là do vấn đề tiêu thụ trên thị trường. Một số mặt hàng do những yếu tố về mặt thị hiếu hoặc không phù hợp với thị trường hoặc không đưa vào sử dụng được hay giá cả trên thị trường giảm sút một cách trầm trọng do những điều kiện khách quan dẫn đến hàng hóa mua về không tiêu thụ được. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng cần phải biết thủ tục thông quan nhiều nước khác nhau trong việc quản lý hàng nhập khẩu Nếu hàng không làm thủ tục thông quan được thì ngoài việc vi phạm hợp đồng còn có khả năng hàng bị tịch thu theo quy định của nước nhập khẩu.
2.3.2.2 Rủi ro trong quá trình vận chuyển
Phương thức vận chuyển hàng hóa từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu thường không phải là do ngân hàng phát hành quy định để chọn những điều khoản giao hàng mà mức độ bảo hiểm hàng hóa là cao nhất nhằm bảo vệ quyền lợi của mình mà do hai bên xuất khẩu và nhập khẩu quy định Trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu có thể xảy ra một số rủi ro trong quá trình chuyên chở Do vậy để phân chia chi phí và rủi ro cho từng bên một cách cụ thể, ICC đã ban hành “Các Điều Kiện Thương Mại Quốc Tế - Incoterms” để các bên thỏa thuận lựa chọn Nhưng các nhà nhập khẩu Việt Nam thường chọn những điều khoản với chi phí càng thấp càng tốt mà ít coi trọng những hậu quả xảy ra trong quá trình vận chuyển như mất mát, va chạm, đắm tàu… và đến lúc này thì không sẵn lòng thanh toán nên cũng dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.
Người bán hàng còn chịu rủi ro về tiêu thụ Những rủi ro tiêu thụ này có liên quan đến chất lượng và cung ứng ở phía người mua Điều đó có ý nghĩa là đối với người mua luôn luôn tồn tại một vấn đề – đó là liệu các điều kiện về hàng hoá có đảm bảo hay không.
- Khoảng cách giữa người mua và người bán cũng tạo nên rủi ro về vận chuyển Nhiều tai nạn của các tàu chở dầu, máy bay chở cỡ lớn rơi, ngập lục ở hải cảng cho thấy sự cần thiết phải có bảo hiểm.
2.3.2.3 Rủi ro về thời hạn giao hàng và thời gian xuất trình chứng từ
Người mua luôn muốn nhận được bộ chứng từ để đi nhận hàng kịp thời và họ cũng không muốn phải thanh toán bộ chứng từ xuất trình theo thư tín dụng trước khi về đến Việt Nam Bên cạnh đó, bộ chứng từ được xuất trình thường không phù hợp với thời gian hàng hóa nhập khẩu đến Việt Nam và VCB NSG phải phát hành thư bảo lãnh nhận hàng hoặc giấy ủy quyền nhận hàng khi người mua chưa nhận bộ chứng từ gốc và rủi ro xảy ra tại khâu này Khó khăn đối với nhân viên TTQT là phải cân đối được giữa thời gian tàu đến Việt Nam và thời gian chứng từ được xuất trình đến VCB NSG để xác định thời hạn xuất trình chứng từ hợp lý Hiện nay, việc xác định thời gian tàu đi từ cảng nước người bán đến cảng Việt Nam chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của nhân viên TTQT nhưng nếu trong trường hợp tàu đi từ cảng xếp hàng đến cảng dở hàng dài thì việc xuất trình chứng từ thường sớm hơn thời gian cụ thể vì vậy sẽ gặp sai sót trong quá trình xử lí Tuy nhiên trường hợp này không phổ biến theo thông lệ quốc tế.
2.3.2.4 Rủi ro về tỷ giá, tín dụng
Mức ký quỹ sẽ được xem xét phù hợp vào tình hình kinh tế nước ta trong từng thời kỳ Trong tình hình kinh tế khó khăn, tỷ giá biến động nhiều theo chiều hướng không có lợi cho cả ngân hàng và khách hàng cần phải xem xét mức ký quỹ cao để đảm bảo an toàn cho VCB Nam Sài Gòn, bên cạnh đó còn có thể cung cấp những công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho khách hàng như forward, swap…
2.3.2.5 Rủi ro mang tính nghiệp vụ
Trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng, do các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam chuẩn bị khâu đàm phán không tốt, cán bộ đàm phán thiếu kinh nghiệm không dự liệu hết những tình huống xảy ra dẫn đến việc ký kết hợp đồng không chặt chẻ.
Thêm vào đó, việc thấu hiểu thông tin về thị trường làm cho việc soạn thảo hợp đồng với nội dung sơ sài Một khó khăn nữa của việc không nắm vững thị trường dẫn đến việc cạnh tranh không lành mạnh, tranh mua tranh bán giữa các doang nghiệp Việt Nam Do vậy, xuất khẩu tràn lan không có chiến lược chọn thị trường tiềm năng trong khi đó tính chọn lựa ở các thị trường xuất nhập khẩu ngày càng cao.
- Rủi ro này có thể xảy ra do các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam không tìm hiểu kỹ đối tác của mình về tư cách pháp nhân, năng lực tài chính và uy tín trên thị trường quốc tế Hiện nay, công tác xuất nhập khẩu còn mang nặng tính buôn chuyến, không có nguồn hàng ổn định.
2.3.2.6 Rủi ro về sự khác biệt trong pháp luật, tập quán và thủ tục Ở một vài nước có những quy định rất đặc biệt về các điều kiện thanh toán và cung ứng cũng như các thủ tục về kê khai giải trình và việc xuất trình các chứng từ cần thiết có liên quan mà các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam cũng cần phải lưu ý trong thanh toán quốc tế để tránh rủi ro này.
2.3.2.7 Rủi ro về chất lượng hoạt động của hệ thống Ngân hàng
Rủi ro về việc chọn Ngân hàng Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro này là Ngân hàng thiếu dịch vụ tư vấn, quan hệ đại lý chưa phát triển cao, nguồn ngoại tệ hỗ trợ cho các doanh nghiệp chưa nhiều, chất lượng và uy tín của Ngân hàng nhất là các Ngân hàng hương mại cổ phần giảm sút sau cuộc khủng hoảng tiền tệ Một số Ngân hàng trình độ nghiệp vụ thanh toán còn yếu, khi rủi ro này xảy ra, có thể bộ chứng từ thường bị bắt bất hợp lệ do lỗi của cả khách hàng lẫn Ngân hàng, dịch vụ thanh toán bị hạn chế, mất nhiều thời gian hay doanh nghiệp phải đối phó với việc nguồn ngoại tệ thanh toán bị khan hiếm hay không nhận được tiền thanh toán, việc thanh toán bị trể hạn.
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI VCB NSG 3.1 Định hướng hạn chế và phòng ngừa rủi ro của ngân hàng
Biện pháp hạn chế rủi ro
3.2.1 Hạn chế rủi ro gián tiếp
3.2.1.1 Biện pháp hạn chế rủi ro trong khâu đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng
VCB Nam Sài Gòn cần đẩy mạnh hoạt động tư vấn cho khách hàng, giúp cho khách hàng của mình không bị thiệt thòi khi thực hiện hoạt động thương mại quốc tế Tư vấn cho khách hàng lựa chọn phương thức thanh toán, điều khoản thanh toán cũng như các điều khoản, điều kiện sao cho ràng buộc chặt chẽ nhằm tránh những rủi ro cho cả các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như ngân hàng Việc tư vấn không chỉ thực hiện mà nên mở rộng tư vấn tận gốc rễ, giúp cho khách hàng trong quá trình thương lương, đàm phán ký kết hợp đồng chứ chỉ tư vấn khi quá trình thanh toán diễn ra có nghĩa là việc đã rồi và không cứu vãn gì hơn cả
3.2.1.2 Biện pháp hạn chế rủi ro trong quá trình vận chuyển
Rủi ro trong quá trình vận chuyển thường xảy ra do những sự cố về mất, hư hỏng, va chạm…., những rủi ro nhà chuyên chở không chịu trách nhiệm Đây là bài học lớn cho nhiều công ty xuất nhập khẩu Phương thức thanh toán qua L/C luôn có thể phát sinh nhiều rủi ro tương tự Do đó, bạn cần có những biện pháp tránh rủi ro như:
- Giành quyền chủ động thuê tàu (nhập khẩu theo điều kiện nhóm F của Incoterm - Bản quy định về các điều kiện thương mại quốc tế của ICC).
- Chỉ định hãng tàu nổi tiếng, đặc biệt nên thuê tàu của các hãng có văn phòng giao dịch tại nước nhập khẩu.
- Mua bảo hiểm cho hàng hoá.
Với vai trò là ngân hàng phát hành thì biện pháp duy nhất để hạn chế rủi ro trong quá trình vận chuyển này là VCB Nam Sài Gòn yêu cầu nhà nhập khẩu mua bảo hiểm cho lô hàng khi nhập hàng theo điều kiện FOB, CFR, EXW… Còn trong trường hợp nhà xuất khẩu giành được quyền thuê tàu và mua bảo hiểm thì VCB Nam Sài Gòn tư vấn cho nhà nhập khẩu quy định giới hạn về độ tuổi của tàu trong hợp đồng, nếu thuê tàu già thì nhà xuất khẩu phải mua bảo hiểm cho hành động này.
3.2.1.3 Biện pháp hạn chế rủi ro do lừa đảo của phía đối tác
Phần lớn các rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ đều do ý đồ lừa đảo của bên đối tác Thông thường đã mang tính chất lừa đảo thì thường xảy ra rất tinh vi và khó có thể lường trước được Thông qua các kinh nghiệm của các nước trên thế giới, để có thể ngăn ngừa những gian lận lừa đảo trong thanh toán quốc tế nói chung và trong phương thức tín dụng chứng từ nói riêng, chúng ta cần làm tốt những bước sau:
Hiểu rõ về đối tác trong kinh doanh: các doanh nghiệp cần phải biết rõ thông tin về khách hàng thông qua quá trình làm ăn lâu dài, qua các tổ chức thương mại liên quan như sở thương mại, tham tán thương mại của các quốc gia…
Hiểu biết về thị trường kinh doanh: như chúng ta biết, thị trường xuất nhập khẩu của chúng ta hiện nay còn hạn chế, chỉ tập trung vào một số thị trường chủ yếu như Asean, Đông Âu và gần đây mở rộng sang thị trường EU và Mỹ Để hạn chế lừa đảo, chúng ta cần phải nắm rõ đặc điểm của từng thị trường với những mặt hàng xuất nhập khẩu cùng với những điểm mạnh và điểm yếu của nó.
Có như thế chúng ta mới có thể phát hiện ra những điểm bất thường khi khách hàng đặt vấn đề mua bán nhằm hạn chế rủi ro.
Nắm vững các quy tắc, luật lệ, thông lệ trong buôn bán quốc tế: luôn đào tạo và nâng cao kiến thức chuyên môn cho cán bộ phụ trách hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thông qua các buổi hội thảo, tập huấn cũng như nhờ sự giúp đỡ của ngân hàng để tư vấn cho doanh nghiệp.
3.2.1.4 Biện pháp hạn chế rủi ro về tín dụng
Nếu xét về khía cạnh tín dụng thì phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được coi như là một dạng tín dụng ngắn hạn mà ngân hàng phát hành cấp cho nhà nhập khẩu Do vậy rủi ro tín dụng là điều mà có thể xảy ra, để hạn chế loại rủi ro này, VCB Nam Sài Gòn cần xây dựng khâu thẩm định khách hàng thật tốt và bài bản bằng cách thành lập một bộ phận chuyên trách thẩm định khách hàng thuộcPhòng Tín dụng để định mức được tỷ lệ ký quỹ một cách hợp lý đối với từng loại khách hàng khi họ yêu cầu mở L/C Bởi vì như hiện nay, đối với khách hàng lần đầu đến VCB Nam Sài Gòn mở L/C thì việc quyết định mức ký quỹ cho khách hàng thuộc Phòng Thanh toán quốc tế, trong khi đó Phòng Thanh toán quốc tế không có điều kiện để thẩm định tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng như thế nào, do đó sẽ không chính xác khi đưa ra mức ký quỹ mà quy định một cách máy móc là ký quỹ 30% đến 100% trị giá L/C theo đánh giá chủ quan
Ngoài ra, Phòng Tín dụng hội sở và chi nhánh luôn theo dõi sát sao quá trình sử dụng vốn vay, trả nợ và trả lãi của khách hàng Nếu có vấn đề bất thường có thể dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng, cần xác minh thêm thông tin và thông báo cho ban xử lý nợ để họ có biện pháp ngăn ngừa hay có những xử lý cần thiết.
3.2.2 Hạn chế rủi ro trực tiếp
3.2.2.1 Biện pháp hạn chế rủi ro với từng loại ngân hàng i/ Với vai trò là ngân hàng mở L/C i/ Với vai trò là ngân hàng mở L/C
Ngân hàng này không đảm bảo khả năng thanh toán
- Yêu cầu mở L/C tại các ngân hàng uy tín, có tên tuổi
- Ngân hàng xác nhận được chỉ đích danh hay là ngân hàng đại lý của ngân hàng phát hành L/C tại nước xuất khẩu ii/ Với vai trò là ngân hàng chiết khấu ii/ Với vai trò là ngân hàng chiết khấu Để hạn chế rủi ro với vai trò là ngân hàng chiết khấu, VCB Nam Sài Gòn cần:
Nắm vững tình hình tài chính và khả năng thanh toán của nhà xuất khẩu.
Nghiên cứu tình hình chính trị bên nước nhà nhập khẩu để quyết định xem có nên chiết khấu bộ chứng từ hay không Đối với những quốc gia đang có nội chiến, chiến tranh sắc tộc, tôn giáo, tình hình chính trị không ổn định hay đang bị khủng khoảng kinh tế có nguy cơ bị dẫn đến quyết định đóng cửa các tổ chức tài chính, tín dụng của các nước đó…thì VCB Nam Sài Gòn không nên chiết khấu bộ chứng từ đó vì trong những trường hợp này ngân hàng phát hành được miễn trách nhiệm thanh toán.
Cần xem xét lại hàng hoá của thư tín dụng, mức độ rủi ro do biến động giá cả trên thị trường, cũng như những điều khoản trong thư tín dụng Đối với những thư tín dụng có những điều khoản mập mờ, rối rắm, dễ phát sinh tranh chấp thì VCB Nam Sài Gòn nên xem xét để quyết định có nên chiết khấu hay không.
Cần phải thẩm định lại mối quan hệ giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu, xem xét đó có phải là khách hàng quen thuộc, có uy tín hay không, nếu đó là khách hàng mới thì VCB Nam Sài Gòn nên thận trọng khi chiết khấu.
Thanh toán viên cũng như Phụ trách phòng VCB Nam Sài Gòn thực hiện việc kiểm tra chứng từ phải thật cẩn thận để tránh bị bắt lỗi bộ chứng từ là bất hợp lệ iii iii / Với vai trò là ngân hàng đại lý / Với vai trò là ngân hàng đại lý ::
Mặc dù có rất nhiều ngân hàng trên thế giới nhưng không phải tất cả đều đáng tin cậy Điều quan trọng phải lựa chọn ngân hàng nào sao cho đáp ứng được nhu cầu của ngân hàng mình Thông thường không có một công thức hay tiêu chuẩn mẫu mực trong việc lựa chọn một ngân hàng đại lý Khi quyết định chọn một ngân hàng đại lý, thiết nghĩ VCB Nam Sài Gòn nên chú ý các vấn đề như:
Kiến nghị đối với nhà nước và các cơ quan hữu quan
Rủi ro về chính trị, kinh tế được coi là những rủi ro bất khả kháng nên khó có thể có những biện pháp phòng ngừa và hạn chế hữu hiệu Tuy nhiên để phòng ngừa các rủi ro chính trị và kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cùng với các ngân hàng khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế nên tìm hiểu kỹ càng môi trường đầu tư cũng như tình hình kinh tế, chính trị của phía đối tác nhằm hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra Đối với rủi ro này, thông tin về thị trường và khách hàng là vô cùng quan trọng, doanh nghiệp nên kết hợp với cơ quan chức năng của Nhà nước để có nguồn thông tin chính xác, kịp thời Ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, nguồn thông tin có thể tìm kiếm một cách dễ dàng trên mạng Internet nhưng cần phải chọn lọc thông tin thích hợp với mình. Để giảm thiểu rủi ro về chính trị, ngân hàng nên hướng dẫn doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về luật buôn bán các nước cũng như hoạt động của các tổ chức và định chế thương mại quốc tế trong giai đoạn toàn cầu hoá thương mại hiện nay. Để giảm thiểu rủi ro về kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cần phải xây dựng thị trường mục tiêu kết hợp với việc đa dạng hoá thị trường để phân tán rủi ro Để hạn chế những rủi ro do sự thiếu hụt về mặt pháp lý mang lại, Chính phủ cần:
Tạo lập hành lang pháp lý cho các giao dịch tín dụng chứng từ giữa các ngân hàng và khách hàng (nhà xuất khẩu/nhà nhập khẩu) bằng việc ký kết, thoả thuận bằng văn bản, xác định mối quan hệ, hành động cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch tín dụng chứng từ Cho đến nay, hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đều không có văn bản pháp lý có tính chất hợp đồng như vậy trong giao dịch tín dụng chứng từ Do vậy, cần phải quy định giá trị pháp lý của các loại giấy tờ như: đơn yêu cầu mở thư tín dụng, giấy cam kết thanh toán, đơn xin bảo lãnh nhận hàng và ký hậu vận đơn…Về bản chất các loại chứng từ này là một dịch vụ giữa khách hàng và ngân hàng nhưng hiện nay chúng đơn giản chỉ là chứng từ giao dịch của ngân hàng, không thể hiện tính ràng buộc giữ các bên nên đã gây nhiều khó khăn cho tòa án khi xét xử tranh chấp Hơn nữa, các chứng từ này nằm ngoài sự điều chỉnh của UCP 600.
Cần quy định rõ về thủ tục giải quyết tranh chấp trong thư tín dụng Chúng sẽ được giải quyết theo thủ tục nào, luật nào: kinh tế hay dân sự? Các cơ quan giải thích pháp luật cần xác định rõ thư tín dụng có phải là hợp đồng kinh tế theo luật Việt Nam hay không và quy định rõ thủ tục giải quyết tranh chấp về thư tín dụng. Nếu vấn đề này không được làm rõ sẽ gây bế tắc trong giải quyết các tranh chấp về thư tín dụng và làm cho các đối tác nước ngoài mất tin tưởng vào môi trường pháp lý của Việt Nam và điều này không có lợi cho việc phát triển các mối quan hệ thương mại với nước ngoài.
Cần thiết phải ban hành luật về trọng tài quốc gia Có thể nó giải quyết các tranh chấp về thanh toán quốc tế nói riêng và các tranh chấp về thương mại nói chung Hình thức giải quyết tranh chấp hiệu quả nhất và được sử dụng hiệu quả nhất hiện nay là giải quyết qua trọng tài vì thủ tục đơn giản, giữ được bí mật, trung lập đối với các bên và có hiệu lực thi hành quốc tế… Chính vì vậy đa số các tranh chấp về tín dụng chứng từ ở Việt Nam trong thời gian qua đều được giải quyết thông qua trọng tài, cụ thể là Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế Việt Nam bên cạnh
Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam Tuy nhiên, hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau, các quy định pháp luật về trọng tài nước ta còn chưa hoàn thiện Một yêu cầu cấp thiết đặt ra là Nhà nước cần ban hành một luật trọng tài, trong đó quy định đầy đủ các vấn đề như phạm vi trọng tài, hiệu lực của thoả thuận trọng tài, các điều khoản trọng tài, thủ tục chỉ định và thay thế trọng tài, lựa chọn nơi trọng tài, lựa chọn luật trọng tài và việc thi hành các quy định của trọng tài… Nếu các vấn đề này không được quy định rõ thì việc giải quyết các tranh chấp về tín dụng chứng từ bằng con đường trọng tài sẽ còn gặp nhiều khó khăn Việc vận dụng UCP 600 của các trọng tài viên khi giải quyết các tranh chấp cũng không được quy định rõ ràng Vấn đề pháp lý trong giao dịch tín dụng chứng từ không đơn giản là việc vận dụng thông lệ UCP 600 mà còn chịu sự chi phối và điều chỉnh bởi luật quốc gia Một văn bản pháp luật như vậy phải được xác định trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan: Bộ Thương Mại, Ngân hàng Nhà Nước, Tổng cục Hải Quan, Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam… Đây không chỉ là điều mà các ngân hàng thương mại, các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, các nhà đầu tư, doanh nghiệp mong đợi và hoan nghênh mà còn là sự cần thiết cho các thẩm phán của toà án có những phán quyết rõ ràng, công minh nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các bên tham gia.
3.3.2 Kiến nghị đối với nhà nước và ngân hàng nhà nước
Hiện nay, không chỉ VCB Nam Sài Gòn mà còn rất nhiều Ngân hàng khác được phép tham gia hoạt động đối ngoại Do đó, để tạo môi trường hoạt động cho các Ngân hàng cạnh tranh một cách lành mạnh, nhà nước cần tạo ra một môi trường pháp lý nhằm hạn chế những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh, giải quyết những tranh chấp thương mại xảy ra một cách rõ ràng.
Cần xóa bỏ các văn bản gây bất cập trong việc thực hiện công tác thanh toán quốc tế Xây dựng luật về hối phiếu, về xử lý tranh chấp trong phương thức tín dụng chứng từ.
Về chế độ, chính sách kinh tế:
Nhà nước cần tạo sự ổn định về môi trường kinh tế vĩ mô, tiếp tục hoàn thiện các chính sách, pháp luật nhằm tạo dựng môi trường kinh tế thông thoáng, ổn định và thuận lợi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển phù hợp với yêu cầu của các tổ chức kinh tế, các quy ước, định chế thương mại quốc tế mà chúng ta tham gia.
• Củng cố, phát triển và hoàn thiện môi trường pháp luật cho hoạt động TTQT. Sớm hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật trong nghiệp vụ TTQT của NHTM đáp ứng các yêu cầu mới của nền kinh tế Các quy định này cần được tiến hành từng bước phù hợp với tiến trình vận động của nền kinh tế, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa đảm bảo tính độc lập, đặc thù của nước ta.
• Nâng cao chất lượng điều hành vĩ mô về tiền tệ, tín dụng Duy trì chính sách tỷ giá thị trường có sự quản lý của nhà nước và thực hiện chính sách quản lý ngoại hối có hiệu quả.
• Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động TTQT Nhà nước cần tiếp tục đưa ra các giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế, củng cố và phát triển hệ thống tài chính, thị trường chứng khoán và hệ thống NH Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động TTQT, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro trong quá trình hoạt động TTQT của NHTM Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm.
- Hoàn thiện cơ chế quản lý ngoại hối: cần có chính sách hỗ trợ tỷ giá mua bán ngoại tệ trực tiếp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở các lĩnh vực cần khuyến khích Có như vậy, hoạt động xuất khẩu mới được mở rộng và phát triển hơn nữa, kéo theo sự phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế.
- Qui định trạng thái ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối: Theo điều 5 của qui định về trạng thái ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối, tỷ lệ trạng thái ngoại hối ở Việt Nam là tổng trạng thái ngoại tệ dư thừa/dư thiếu không được vượt quá vốn tự có của tổ chức tín dụng; tổng trạng thái dư thừa/dư thiếu USD cuối ngày không vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng Với qui định này, Ngân hàng sẽ sẽ gặp khó khăn trong việc cung cấp ngoại tệ cho các doanh nghiệp (thực hiện việc chiết khấu chứng từ bị hạn chế), bởi vì hiện nay các ngân hàng thương mại phải dành đến 90% lợi nhuận để đóng các khoản thuế Nếu ngân hàng không chấp hành sẽ bị phạt rất nặng khi bị ngân hàng nhà nước phát hiện Điều này làm cho ngân hàng lúng túng trong việc quyết định cho vay ngoại tệ ứng trước chứng từ xuất khẩu.
- Nghiên cứu bổ sung các chính sách ưu đãi về thuế với các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng xuất khẩu Xem xét điều chỉnh thuế xuất khẩu đối với các mặt hàng chịu sự cạnh tranh với các nước trên thế giới Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu tăng doanh số.
3.3.2.2 Đối với ngân hàng nhà nước
Một trong những khó khăn hiện nay của các Ngân hàng Thương mại ViệtNam có kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế là ít nhận được đầy đủ những thông tin, những dự báo trong và ngoài nước, dẫn đến những rủi ro đáng tiếc, hay do không nắm được những thông tin về khả năng tài chính của khách hàng nên không tránh được những rủi ro hoặc có khi thận trọng quá mức nên không thu hút được khách hàng Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước nên: