MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN TRONG DÂN CƯ
Khái niệm, cơ cấu, vai trò của các nguồn vốn trong dân cư
1.1.1.Khái niệm vốn dân cư
- Khái niệm vốn: Vốn, hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm các nguồn lực tài chính, nhân lực, tri thức, tài sản vật chất và cả các quan hệ tích lũy được của các cá nhân, các doanh nghiệp, quốc gia …
Vốn, theo nghĩa hẹp, chủ yếu là tiềm lực tài chính – tiền bạc của cá nhân, doanh nghiệp, quốc gia đó.
Vốn trong nước là toàn bộ những yếu tố cần thiết cấu thành và tham gia vào quá trình sản xuất và tái sản xuất- kinh doanh hình thành và tích lũy được trong mỗi gia đình, doanh nghiệp, địa phương và cả quốc gia Các nhân tố cấu thành nên vốn trong nước bao gồm: vốn tài chính- tiền tệ, các dạng của cải, tài sản vật chất và tri thức, nguồn nhân lực và các quan hệ trong nền kinh tế thị trường… Chúng có thể được chuyển hóa cho nhau và được đo lường chung bằng tiền trong các điều kiện nhất định (trừ vốn- con người).
Xét trên góc độ sở hữu, người ta phân chia vốn trong nước ra thành vốn Nhà nước, vốn doanh nghiệp và vốn dân cư.
Trong nền kinh tế thị trường, hàng năm cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, giá trị tiết kiệm, để dành của dân cư được tính bằng tổng thu nhập trừ đi tổng chi tiêu tất yếu thường xuyên cho các nhu cầu ăn ở, đi lại, học hành,chữa bệnh … của các hộ dân cư cũng sẽ ngày càng gia tăng và là một nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như của mỗi địa phương.
Nói cách khác, nguồn vốn dân cư là toàn bộ những nguồn tài chính nhàn rỗi, được giành dụm trong dân cư và được biểu hiện thông qua các hình thức như tiền mặt để giành tại nhà, gửi tiết kiệm, vàng bạc, tiền để mua các loại chứng khoán như trái phiếu, kỳ phiếu, cổ phiếu… và các khoản tài chính khác chưa được mang ra để đầu tư cho nền kinh tế.
1.1.2.Cơ cấu vốn dân cư
* Theo tổng cục thống kê, các nguồn thu nhập của dân cư chủ yếu gồm có những nguồn sau:
(1) Thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp
(2) Thu từ sản xuất ngành nghề phi nông nghiệp của hộ.
(3) Thu nhập từ tiền lương, tiền công: Thành phần thu nhập của mỗi công việc bao gồm cả tiền mặt và giá trị hiện vật được nhận về các khoản: Tiền công, lương, thu ngoài lương như các loại tiền thưởng, tiền chia thêm, trị giá ăn trưa, các loại phụ cấp, bảo hộ lao động … có liên quan đến công việc.
(4) Thu từ hưu trí, trợ cấp, học bổng: Bao gồm thu từ quĩ bảo hiểm xã hội như trợ cấp hưu trí, mất sức, các khoản trợ cấp xã hội khác và học bổng, trợ cấp giáo dục.
- Tiền thu cho thuê nhà ở.
- Thu từ cho biếu hàng tiêu dùng.
- Thu từ tiền lãi cho vay.
- Thu từ trợ giúp và các khoản thu nhập khác.
* Theo tổ chức lao động thế giới, thu nhập của hộ gia đình gồm những thành phần sau:
(1) Thu nhập từ lao động, làm thuê: bao gồm thu nhập của người lao động (lương…) và thu nhập tự tạo.
(2) Thu từ lợi tức sở hữu từ việc sở hữu các tài sản tài chính và các tài sản khác ( như thanh toán lợi tức…)
(3) Thu nhập từ tài sản tự tiêu.
(4) Các khoản chuyển giao được nhận bằng tiền mặt hoặc bằng hàng hóa.
(5) Các khoản chuyển giao được nhận thông qua các dịch vụ.
(1) Thu nhập từ lao động, làm thuê: bao gồm các khoản lương trực tiếp, các khoản tiền thưởng bằng tiền mặt và các khoản phân chia lợi nhuận và những hình thức thanh toán khác liên quan đến lợi nhuận, các hàng hóa và dịch vụ được miễn phí hoặc được trợ cấp, thu nhập từ lao động có thể bằng hính thức tiền mặt hoặc bằng hàng hóa dịch vụ.
Những khoản thu nhập từ lao động và làm thuê gồm những khoản sau:
- Tiền lương trực tiếp của người lao động trong thời gian làm việc quy định hoặc công việc qui định hoặc công việc đã được thực hiện.
- Tiền làm thêm ngoài giờ.
- Những khoản tiền thường hoặc trợ cấp ( gratuities ) thường lệ bằng tiền mặt bao gồm những khoản tiền thưởng theo từng năm và theo thời vụ, những khoản tiền thưởng và những khoản tiền trợ cấp (allowances).
- Tiền hệ số cấp bậc trong công việc (commission and tips)
- Các khoản phân chia lợi nhuận…
- Các khoản phí được người thuê lao động trong các doanh nghiệp đoàn thể.
- Thanh toán các khoản (severance and termination pay)
- Giá trị các hàng hóa và dịch vụ do người thuê lao động thanh toán.Thu nhập tự tạo gồm: Thu nhập tự tạo được định nghĩa là khoản thu nhập được nhận bởi các cá nhân, trong một thời gian nhất định cho bản thân hoặc đại diện cho các thành viên trong gia đình như là kết quả của công việc hiện tại hay trước đây của các cá nhân bao hàm trong chính công việc của mình.
(2) Thu lợi tức sở hữu.
-Lãi suất, cổ tức, lợi nhuận từ đầu tư vốn vào các doanh nghiệp đoàn thể. -Tiền thuê đối với những tài sản như đất đai, bản quyền…
Theo hệ thống tài khoản quốc gia gồm:
- Thu nhập về lợi tức cổ phần
- Thu nhập về lợi tức kinh doanh
- Thu nhập về tiền lãi cho vay
- Thu nhập về lợi tức cho thuê, đất đai…
(3) Thu từ các hoạt động tài sản tự tiêu
(4) Các khoản chuyển nhượng được nhận bằng tiền mặt và hàng hóa. Các chế độ bảo hiểm xã hội được nhà nước đài thọ.
- Các khoản trợ cấp liên quan đến gia đình
- Các khoản trợ cấp thất nghiệp…
- Các khoản chuyển giao phi tiền tệ của chính phủ trợ cấp dưới các hình thức an sinh xã hội ( nhà ở, sức khỏe, giải trí và văn hóa, giáo dục, an sinh xã hôi…)
Các chế độ bảo hiểm xã hội do người thuê lao động tài trợ.
-Lương hưu được trả như là một phần của:
+ Các chế độ được tài trợ
+ Các chế độ không được tài trợ
- Các khoản tài trợ ( như ở trên đối với các chế độ nhà nước tài trợ)
- Các khoản chuyển giao phi tiền tệ thông qua các hệ thống bảo hiểm xã hội( nhà ở, sức khỏe, giải trí, văn hóa, giáo dục…)
- Các khoản tài trợ giúp xã hội của chính phủ ( thẩm tra tài sản/thu nhập để cấp bảo trợ xã hội)
Bằng tiền: các khoản lương hưu và tiền thưởng cá nhân.
Các khoản trợ cấp phi tiền tệ: (trợ cấp lương thực, nhà ở, thực phẩm, phương tiện đi lại…)
Bằng hàng hóa: thông qua các hình thức học bổng…
-Các khoản chuyển giao được nhận từ các hộ gia đình khác.
(5) Các khoản chuyển giao được nhận thông qua các dịch vụ.
Tất cả các khoản thu nhập trên sau khi khấu trừ đi tất cả các khoản chi cho nhu cầu thiết yếu của gia đình và các cá nhân và nộp các nghĩa vụ tài chính chi Nhà nước và các tổ chức, đoàn thể khác… sẽ còn lại phần dư và hình thành nguồn vốn dân cư Trong nền kinh tế thị trường, vốn dân cư thể hiện chủ yếu dưới hình thức tiền tệ và các tài sản tài chính khác.
1.1.3 Vai trò của vốn dân cư Để thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội thì cần phải có một nguồn vốn lớn Chính sách huy động và sử dụng vốn là một bộ phận quan trọng trong chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, nó liên quan đến chính sách phân phối thu nhập trong phạm vi toàn xã hội, tác động trực tiếp đến các mối quan hệ tích lũy, tiêu dùng và các chính sách tiền tệ tín dụng.
Thực tế phát triển thế giới cho thấy, bất kỳ nước nào cũng đều sử dụng nguồn lực nội bộ là chính Nguồn vốn bổ sung từ bên ngoài, dù là viện trợ,cho vay hay đầu tư từ nước ngoài cũng không thể thay thế nguồn vốn trong nước.Hơn nữa các nguồn vốn nước ngoài không phải là vốn cho không mà đều có điều kiện và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.Về lâu dài vốn vay phải trả cả gốc lẫn lãi, còn FDI phải dành một phần cho chuyển lãi và vốn gốc về chính quốc.Xét dưới góc độ tổng quát, nguồn vốn trong dân cư có vai trò:
- Làm tăng vốn đầu tư toàn xã hội, trực tiếp làm tăng tổng vốn đầu tư trong nước.
- Đáp ứng sự linh hoạt phương thức, qui mô, lĩnh vực đầu tư, từ đó góp phần làm tăng hiệu quả đầu tư của xã hội.
Những nhân tố tác động đến nguồn vốn dân cư
Nguồn vốn dân cư chịu tác động tổng hợp của các nhân tố liên quan đến thu nhập và chi phí cần thiết của dân cư, cũng như liên quan đến các động thái phát triển và chính sách điều tiết kinh tế tài chính của Chính phủ tại những thời điểm lịch sử cụ thể, trong đó nổi bật là:
- Chính sách đầu tư Chính sách đầu tư của nhà nước có vai trò thu hút các nguồn lực của dân cư vào các hoạt động kinh tế, làm tăng của cải vật chất cho xã hội nói chung và tăng nguồn lực dân cư nói riêng Có một chính sách đầu tư thỏa đáng, môi trường đầu tư thông thoáng sẽ tạo điều kiện cho dân cư có thể bỏ vốn làm giàu hoặc có thể góp vốn kinh doanh với các thành phần khác, làm tăng thêm của cải vật chất của họ.
-Chính sách thuế:Chính sách thuế thu nhập đánh vào tiền lương, tiền công lao động.
Thuế thu nhập các nhân là thuế đánh trực tiếp thu nhập trực tiếp của các cá nhân nhận được từ các khoản thu nhập từ lao động Sau khi nộp thuế, thu nhập còn lại (tức thu nhập khả dụng) của người làm công ăn lương sẽ giảm đi. Thuế thu nhập ngoài mục tiêu động viên nguồn thu về cho Nhà nước, thuế này còn được sử dụng như công cụ hữu hiệu nhằm phân phối thu nhập giữa cá nhân và các tổ chức, tránh phân hóa giàu nghèo trong xã hội.
- Tiền lương và tiền công thực tế.
- Tình hình kinh doanh và đầu tư của các hộ gia đình.
- Biến động của các thị trường bất động sản.
- Các khoản kiều hối có thể có.
Các hình thức huy động vốn dân cư
Xét trên phương diện tổng thể, các nguồn vốn trong nước, trong đó có dân cư, đều sinh ra từ quá trình tiết kiệm và tích lũy của các nhân, tổ chức doanh nghiệp và Nhà nước Nguồn vốn này được huy động và sử dụng cho đầu tư phát triển thông qua các kênh như NSNN, các ngân hàng các TCTD thương mại, thị trường tài chính, thuê mua tài chính và qua các hình thức khác.
1.3.1.Huy động vốn dân cư thông qua NSNN:
Huy động vốn qua kênh NSNN được thực hiện dưới các hình thức như động viên phí, thuế và các hình thức vay nợ qua KBNN ( như công trái, trái phiếu, tín phiếu…)
Huy động vốn dân cư qua kênh NSNN là tăng cường các khoản thu ngân sách trực tiếp từ các cá nhân và hộ gia đình thông qua:
- Các khoản thu ngân sách trực tiếp: thuế nhà đất, thuế thu nhập cá nhân, thuế môi trường…
- Các khoản đóng góp và thu phí cho hoạt động và dự án xã hội hóa đầu tư ( vệ sinh môi trường, nước sạch…)
- Mua TPCP và địa phương…
Trong điều kiện tích lũy nội bộ từ nền kinh tế quốc dân còn thấp, nguồn vốn huy động thông qua thuế, phí không thể đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng lớn cho đầu tư phát triển Do vậy vay nợ của chính phủ là biện pháp rất quan trọng để bù đắp thiếu hụt cho NSNN và bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển Huy động vốn dân cư thông qua phát hành TPCP và cho phép các địa phương phát hành TPCQĐP là biện pháp hữu hiệu để bù đắp thiếu hụt ngân sách, đồng thời còn tập trung được lượng tiền nhàn rỗi trong xã hội để tăng nguồn chi cho phát triển kinh tế xã hội mà không phải dùng các biện pháp phát hành- lạm phát và không bị lệ thuộc vào vay nợ nước ngoài, dễ gây nên bất ổn cho nền kinh tế Biện pháp này được sử dụng phổ biến ở hầu hết các nước, ngay cả những nước phát triển có nguồn thu tương đối lớn Tuy nhiên, cũng không thể lạm dụng các biện pháp này khi vay nợ quá lớn thì sẽ tạo ra gánh nặng cho NSNN trong trả gốc và lãi.
1.3.2.Huy động vốn trong dân cư thông qua ngân hàng và các tổ chức tín dụng
Với chức năng trung gian huy động vốn từ nơi cung ứng đến nơi có nhu cầu đầu tư để giải quyết các quan hệ cung cầu về vốn đầu tư trên phạm vi toàn xã hội nên các NHTM và các TCTD có vai trò quan trọng trong việc góp phần thỏa mãn về nhu cầu về vốn đầu tư.
Các NHTM và các TCTD huy động vốn dân cư chủ yếu thông qua tiền gửi tiết kiệm từ dân cư.
Tiết kiệm có hai loại sau: tiết kiệm tự nguyện và tiết kiệm không tự nguyện.
Tiết kiệm không tự nguyện là những khoản tiết kiệm thông qua các hình thức như thuế hay những khoản chi bắt buộc cho chính quyền (như đóng bảo hiểm).
Tiết kiệm tự nguyện là những khoản tiền tiết kiệm được gửi vào ngân hàng và các TCTD một cách tự nguyện của các cá nhân trong phần thu nhập còn lại sau khi nộp thuế và đóng các phí Tiết kiệm tự nguyện phụ thuộc vào khả năng tiết kiệm và nhân tố sẵn sàng tiết kiệm Khả năng tiết kiệm lại phụ thuộc vào mức thu nhập bình quân đầu người, mức tăng trưởng thu nhập và sự phân chia của thu nhập, còn nhân tố sẵn sàng tiết kiệm phụ thuộc vào lãi suất, sự tồn tại của các tổ chức tài chính, tỷ lệ lạm phát…
Thực tế cho thấy, trong số các nhân tố sẵn sàng tiết kiệm thì yếu tố lòng tin nhiều khi đóng vai trò hết sức quan trọng, mà sự kiện ngân hàng ACB cách đây chưa lâu đã là một minh chứng Mặc dù chủ yếu là do nhiễu thông tin và ngân hàng nhà nước đã kịp thời can thiệp, vì vậy cơn sốt rút tiền xảy ra trong cực kỳ ngắn hạn, nhưng từ nay đã đến lúc những nhà nghiên cứu và những nhà làm chính sách (policy makers) không thể không suy nghĩ đến mô hình thể hiện tương đối toàn diện các nhân tố tác động đến huy động tiết kiệm dân cư Mô hình này càng có ý nghĩa khi Việt Nam đã có tỷ trọng cất giữ vốn nhàn rỗi dưới dạng không chính thức (tiết kiệm thông qua hệ thống ngân hàng dưới các hình thức như tiền mặt, nhà cửa đất đai, vàng bạc, ngoại tệ mạnh…) chiếm xấp xỉ 81,5%, và đặc biệt ở nông thôn chiếm hơn 90% trong cơ cấu tổng thu nhập Như vậy có hai nguyên nhân cần thiết yêu cầu các nhà làm chính sách cần có cái nhìn tổng quan về các nhân tố tác động đến huy động tiết kiệm dân cư đó là (1) làm sao giữ vững được các nguồn vốn đã huy động được của hệ thống ngân hàng và (2) tăng cường sự thu hút khối lượng vốn nhàn rỗi còn rất nhiều trong khu vực dân cư.
Từ góc độ thị trường, có thể phân chia thành hai mô hình tiết kiệm là mô hình huy động từ phía cầu và mô hình tiết kiệm nhìn về phía cung Cả hai mô hình này xuất phát từ mô hình lý thuyết của các nhà kinh tế U Tun Wai(1972), Weerasekara (1993), Mellor(1995) và được các tổ chức quốc tế trên thế giới kiệm nghiệm như quỹ tiến tệ quốc tế IMF(1995), APO(1992)… a.Huy động tiết kiệm từ phía cung (người tiết kiệm tiềm năng)
Mô hình này giải thích thông qua mối quan hệ giữa tổng số tiết kiệm có thể huy động được từ khu vực dân cư (S) với các nhân tố ảnh hưởng đến tổng số tiết kiệm có thể huy động được Có nghĩa là mô hình huy động tiết kiệm từ phía cung chủ yếu giải thích hành vi vì sao dân chúng lại tiết kiệm, dân chúng tiết kiệm nhiều hay ít, tiết kiệm dưới hình thức nào và vì mục đích gì? Mô hình này có thể được biểu diễn bằng hàm hồi quy đa biến như sau:
S (Savings) là tổng số tiền tiết kiệm tiềm năng có thể huy động bao gồm tiết kiệm không chính thức trong dân cư chiếm tỉ trọng đa số trong cơ cấu của tổng thu nhập dân cư.
A (Ability to save) là khả năng tiết kiệm của khu vực dân cư, khả năng tiết kiệm của dân cư phụ thuộc vào một hàm đa biến như sau:
Trong đó Y là thu nhập của dân cư, còn D là tỉ lệ phụ thuộc của hộ gia đình Tỉ lệ phụ thuộc của hộ gia đình được tính là tỉ số của số người sống phụ thuộc trong hộ với quy mô của hộ gia đình Vì vậy trong hàm này khả năng tiết kiệm dân cư có quan hệ đồng biến với thu nhập và nghịch biến với tỉ lệ phụ thuộc.
I (Incentive to save) là nhiệt tình tiết kiệm.Nhiệt tình tiết kiệm lại phụ thuộc vào suất sinh lời của một giao dịch cụ thể Ví dụ nếu tiết kiệm chính thức không mang lại suất sinh lời cao (vì lãi suất của ngân hàng quá thấp) so với các loại hình tiết kiệm khác, như đầu cơ vào đất đai, nhà ở thì trong trường hợp này nhiệt tình tiết kiệm đã thay đổi hành vi tiết kiệm, có nghĩa là dân chúng sẽ sử dụng tiền nhàn rỗi của mình vào kênh phi chính thức.
O (Opportunity to save) là cơ hội tiết kiệm Cơ hội tiết kiệm được mô tả là những lựa chọn tiết kiệm sẵn có mà dân cư có thể sử dụng Đó là phương thức tiết kiệm sẵn có của các thị trường tài chính chính thức (bao gồmNHTM,TCTD và TTCK), và các phương thức tiết kiệm của thị trường tài chính không chính thức (bao gồm các loại hình tiết kiệm hiện vật, chơi hụi,đầu cơ bất động sản, đầu tư ngầm vào các cơ sở sản xuất …) Cơ hội tiết kiệm tạo ra một ý tưởng khá lý thú cho khu vực tài chính chính thức là cố gắng tạo ra nhiều loại hình tiết kiệm phong phú phù hợp với nhu cầu tiết kiệm của dân chúng.Ví dụ, TTCK là loại hình đầu tư vốn nhàn rỗi chỉ tạo cơ hội cho nhóm dân cư có thu nhập cao, ngược lại, tiết kiệm từ ngân hàng, TCTD, tiết kiệm bưu điện lại tạo cơ hội cho nhóm dân cư có thu nhập thấp.
MS (Motive to save) là động cơ tiết kiệm Động cơ tiết kiệm giải thích dân chúng tiết kiệm vì mục đích gì Có ba động cơ cơ bản từ phía cung tiết kiệm, động cơ tiết kiệm thứ nhất giải thích là tiết kiệm vì lý do đầu cơ, loại tiết kiệm này thích hợp với những nhóm dân cư có thu nhập cao, họ tiết kiệm vì suất sinh lời là chủ yếu, nhóm dân cư này thường chịu khuynh hướng về rủi ro về hành vi đầu cơ của mình Tại Việt Nam thì những người tiết kiệm vì lý do đầu cơ chủ yếu ở các khu vực đô thị, họ đầu cơ chủ yếu vào thị trường bất động sản, và một số rất ít thì đầu tư vào TTCK Động cơ tiết kiệm thứ hai là tiết kiệm vì lý do dự phòng, dân chúng tiết kiệm với động cơ này chủ yếu là do thu nhập của họ thấp hơn khoản chi tiêu bất trắc có thể xảy ra Ví dụ như tiết kiệm đề phòng ốm đau, tai nạn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm giáo dục… Động cơ tiết kiệm thứ ba là tiết kiệm vì lý do duy trì cuộc sống ổn định trong thời gian dài, loại hình tiết kiệm này có thể diễn ra từ lúc bắt đầu có thu nhập cho đến khi không còn lao động được nữa, có nghĩa là dân chúng tiết kiệm với mục đích thu nhập ổn điịnh cho đến lúc tuổi già Loại hình phù hợp này là tiết kiệm bảo hiểm nhân thọ.
B (Believe to save) là niềm tin tiết kiệm Đây là một nhân tố cực kỳ quan trọng đối với khía cạnh cung tiết kiệm trong việc lựa chọn loại hình tiết kiệm chính thức và phi chính thức Khi dân chúng chưa tin tưởng vào hệ thống ngân hàng thương mại, thì họ sẽ chủ yếu giữ tiền nhàn rỗi dưới dạng phi chính thức Niềm tin tiết kiệm là một nhân tố cực kỳ quan trọng trong mô hình cung tiết kiệm Sự sụp đổ niềm tin của công chúng vào hệ thống tài chính chính thức sẽ có thể tạo ra sự sụp đổ của hệ thống tài chính Để xây dựng niềm tin của công chúng vào hệ thống tài chính chính thức thì cần phải có sự can thiệp của ngân hàng nhà nước thông qua những văn bản nguyên tắc luật lệ rõ ràng, có nghĩa là ngân hàng nhà nước có khả năng giám sát các NHTM và hình thành một nguyên tắc ổn định trong bảo hiểm tiền gửi tiết kiệm của công chúng vào các tổ chức tài chính chính thức Ở Việt Nam kể từ khi có sụp đổ hàng loạt các TCTD tư nhân vào những năm 1980, hệ thống ngân hàng cổ phần dưới sự đảm bảo của Ngân hàng nhà nước cũng đã từng bước gây niềm tin với dân chúng Tuy nhiên, xu hướng chung của dân chúng vẫn có niềm tin vào hệ thống ngân hàng quốc doanh nhiều hơn là ngân hàng cổ phần tư nhân. b.Huy động tiết kiệm từ khía cạnh cầu(các tổ chức tài chính huy động tiết kiệm)
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN DÂN CƯ
Khái quát về tình hình kinh tế-xã hội của thành phố Hà Nội
Hà Nội - mảnh đất có truyền thống nghìn năm văn hiến và lừng lẫy chiến công đánh giặc, nơi định đô của các vương triều phong kiến tự chủ Việt Nam tự hào là trung tâm đầu não chính trị của Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á với bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9-
1945, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ngay từ buổi đầu cách mạng, Hà Nội đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Ngày 2-9-1945, chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng công bố bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình Là trái tim đất nước, Hà Nội hội tụ các cơ quan lãnh đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các đoàn thể xã hội Thủ đô cũng là nơi diễn ra các Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, các kỳ họp Quốc hội, mà từ đó đã đưa ra các nghị quyết, đường lối, sách lược đối nội và đối ngoại cho từng giai đoạn xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Đại sứ quán của nhiều quốc gia trên thế giới đều đặt ở Hà Nội Mọi hoạt động ngoại giao, thăm viếng, trình quốc thư, hội đàm, ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác được tiến hành tại đây Người Hà Nội còn giữ mãi hình ảnh những ngày hoạt động tưng bừng và sôi động; những cuộc đón tiếp anh em bầu bạn từ bốn phương xa đến với Việt Nam Hà Nội tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế lớn mà Việt Nam đăng cai như Hội nghị cấp cao các nước có sử dụng tiếng Pháp, Hội nghị cấp cao các nước ASEAN
Nếu như cách đây gần 1000 năm, Thăng Long đã có Văn Miếu- Quốc TửGiám, trường đại học đầu tiên của nước ta, thì nay Hà Nội là nơi tập trung 44 trường đại học và cao đẳng của đất nước, với hơn 330 nghìn học sinh - sinh viên Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, tất cả các trường ở Việt Nam đều dùng tiếng Việt Bên cạnh đó là 25 trường trung học chuyên nghiệp với 15 nghìn học viên, tăng gấp 13 lần năm học sau giải phóng Tính bình quân cứ 3 người Hà Nội có một người đang đi học Nhiều học sinh Hà Nội đạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế Hà Nội còn là địa phương đầu tiên trong cả nước được công nhận phổ cập xong cấp trung học cơ sở, có một số trường đặc biệt dạy trẻ em khuyết tật.
Sau một thời gian dài của thời kỳ bao cấp, từ đầu thập niên 1990, kinh tế
Hà Nội bắt đầu ghi nhận những bước tiến mạnh mẽ Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của thành phố thời kỳ 1991–1995 đạt 12,52%, thời kỳ 1996–2000 là 10,38% Từ năm 1991 tới 1999, GDP bình quân đầu người của Hà Nội tăng từ 470 USD lên 915 USD, gấp 2,07 so với trung bình của Việt Nam Theo số liệu năm 2000, GDP của Hà Nội chiếm 7,22% của cả quốc gia và khoảng 41% so với toàn vùng Đồng bằng sông Hồng
Giai đoạn phát triển của thập niên 1990 cũng cho thấy Hà Nội đã có những thay đổi về cơ cấu kinh tế Từ 1990 tới 2000, trong khi tỷ trọng ngành công nghiệp tăng mạnh từ 29,1% lên 38% thì nông– lâm nghiệp và thuỷ sản từ 9% giảm xuống còn 3,8% Tỷ trọng ngành dịch vụ cũng giảm trong khoảng thời gian này, từ 61,9% xuống còn 58,2% Ngành công nghiệp của Hà Nội vẫn tập trung vào 5 lĩnh vực chính, chiếm tới 75,7% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, là cơ–kim khí, điện–điện tử, dệt–may–giày, chế biến thực phẩm và công nghiệp vật liệu Bên cạnh đó, nhiều làng nghề truyền thống như gốm Bát Tràng, may ở Cổ Nhuế, đồ mỹ nghệ Vân Hà cũng dần phục hồi và phát triển
Năm 2007, GDP bình quân đầu người của Hà Nội lên tới 31,8 triệu đồng,trong khi con số của cả Việt Nam là 13,4 triệu Hà Nội là một trong những địa phương nhận được đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhiều nhất, với 1.681,2 triệu
USD và 290 dự án Thành phố cũng là địa điểm của 1.600 văn phòng đại diện nước ngoài, 14 khu công nghiệp cùng 1,6 vạn cơ sở sản xuất công nghiệp. Nhưng đi đôi với sự phát triển kinh tế, những khu công nghiệp này đang khiến Hà Nội phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường Bên cạnh những công ty nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hà Nội Năm 2003, với gần 300.000 lao động, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 77% giá trị sản xuất công nghiệp cùa thành phố. Ngoài ra, 15.500 hộ sản xuất công nghiệp cũng thu hút gần 500.000 lao động. Tổng cộng, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 22% tổng đầu tư xã hội, hơn 20% GDP, 22% ngân sách thành phố và 10% kim ngạch xuất khẩu của
Hà Nội Sau khi mở rộng địa giới hành chính, với hơn 3,4 triệu dân, Hà Nội có 2,5 triệu người đang trong độ tuổi lao động Mặc dù vậy, thành phố vẫn thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao Nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn phải đào tạo lại, cơ cấu và chất lượng nguồn lao động chưa dịch chuyển theo yêu cầu cơ cấu ngành kinh tế Hà Nội còn phải đối đầu với nhiều vấn đề khó khăn khác Năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm dịch vụ cũng như sức hấp dẫn môi trường đầu tư của thành phố còn thấp Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm, đặc biệt cơ cấu nội ngành công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủ lực mũi nhọn Chất lượng quy hoạch phát triển các ngành kinh tế ở
Hà Nội không cao và thành phố cũng chưa huy động tốt tiềm năng kinh tế trong dân cư
Thành phố Hà Nội có số dân khoảng 3,4 triệu ngưới Dân cư Hà Nội phân bố không đều giữa các lãnh thổ hành chính và giữa các vùng sinh thái.Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 2881 người/km 2 (mật độ trung bình ở nội thành 19163 người/km 2 , riêng quận Hoàn Kiếm là 37265 người/km 2 , ở ngoại thành 1721 người/km 2 ) Mật độ này cao gấp gần 12 lần so với mức trung bình của cả nước, gần gấp đôi mật độ dân số của vùng đồng bằng sông Hồng và là thành phố có mật độ cao nhất cả nước.
Việc dân số tăng quá nhanh cùng quá trình đô thị hóa không được quy hoạch tốt đã khiến Hà Nội trở thành một thành phố chật chội, ô nhiễm và giao thông nội ô thường xuyên ùn tắc Nhiều di sản kiến trúc của thành phố đang dần biến mất, thay thế bởi những ngôi nhà ống nằm lộn xộn trên khắp các con phố Hà Nội còn là một thành phố phát triển không đồng đều với nhiều khu vực ngoại thành lạc hậu, nơi người dân vẫn chưa có được những điều kiện sinh hoạt thiết yếu.
Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa giáo dục của cả nước Bên cạnh đó còn nhiều bất cập như mật độ dân số tăng nhanh cộng với quy hoạch kiến trúc đô thị còn lộn xộn vì vậy nhất thiết phải tăng cường thu hút vốn cho đầu tư phát triển để xây dựng Hà Nội thành một thành phố bền vững trong tương lai Bên cạnh việc huy động vốn từ ngân sách, từ các nguồn vốn nước ngoài thì nguồn vốn trong dân cư về dài hạn là vô cùng quan trọng.
Thực trạng huy động nguồn vốn dân cư của Hà Nội cho đầu tư phát triển
2.2.1.Mô hình SWOT trong việc huy động vốn trong dân cư của thành phố Hà Nội Điểm mạnh trong việc huy động vốn trong dân cư thành phố Hà Nội:
- Hà Nội là thành phố có GDP lớn và tốc độ tăng trưởng GDP cao so với cả nước cùng với GDP bình quân đầu người cao là một trong những điều kiện cần để huy động tốt nguồn vốn trong dân cư Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của thành phố thời kỳ 1991–1995 đạt 12,52%, thời kỳ 1996–2000 là 10,38% Từ năm 1991 tới 1999, GDP bình quân đầu người của Hà Nội tăng từ 470 USD lên 915 USD, gấp 2,07 so với trung bình của Việt Nam Theo số liệu năm 2000, GDP của Hà Nội chiếm 7,22% của cả quốc gia và khoảng
41% so với toàn vùng Đồng bằng sông Hồng Năm 2007, GDP của thành phố tăng khoảng 12,1%, với GDP bình quân đầu người của Hà Nội lên tới 31,8 triệu đồng, trong khi con số của cả Việt Nam là 13,4 triệu.
Bảng 1: GDP bình quân đầu người của Hà Nội. Đơn vị tính:Triệu đồng.
GDP bình quân đầu người Hà Nội.
Nguồn: Cục thống kê Hà Nội
- Hà Nội là nơi có dân số đông với dân trí cao, dân số trong độ tuổi lao động lớn cũng tạo điều kiện thu hút vốn trong dân cư được tốt hơn Năm 2007 dân số Hà Nội là 3,4 triệu dân trong đó 2,5 triệu dân trong độ tuổi lao động chiếm 73,5 % dân số Hà nội là thành phố đầu tiên phổ cập trung học cơ sở trong cả nước, và trong các năm qua Hà Nội luôn là thành phố đứng đầu trong cả nước với tỷ lệ đỗ đại học Mặt khác,ở trên địa bàn Hà Nội có nhiều trường đại học ở đây như Đại học Y, Đại học Quốc gia, Bách khoa, Kỹ thuật Quân sự, Ngoại thương, Mỹ thuật, Kinh tế Quốc dân, Sư phạm, Xây dựng, là những trường đào tạo đa ngành và chuyên ngành hàng đầu của Việt Nam Vì vậy hàng năm Hà Nội cũng thu hút được một lượng lớn sinh viên với trình độ cao tay nghề giỏi ở lại làm việc cho mình Vì vậy với dân số có dân trí cao và đang ở trong độ tuổi lao động thì khả năng thu hút vốn trong dân cư là điều dễ dàng.
- Vị thế trung tâm kinh tế của Hà Nội đã được thiết lập từ rất lâu trong lịch sử Nên Hà Nội là nơi tập trung các doanh nghiệp bảo hiểm, các chi nhánh ngân hàng hàng đầu trong và ngoài nước, TTGDCK Hà Nội là nơi giao dịch chứng khoán lớn thứ hai cả nước (sau HOSTC ) cho nên việc huy động vốn trong dân cư càng được thực hiện một cách dễ dàng hơn. Điểm yếu trong việc huy động vốn trong dân cư:
- Tuy dân cư Hà Nội có thu nhập cao nhưng ở Hà Nội chi phí dùng thường xuyên bắt buộc hàng ngày cho sinh hoạt và chi thiết yếu khác cao, cộng với khi thu nhập cao thì chi tiêu của các hộ gia đình càng xa xỉ cho nên tiết kiệm giảm, vì vậy huy động nguồn vốn trong dân cư cũng gặp không ít khó khăn.
- Và có quá nhiều chi nhánh ngân hàng, doanh nghiệp và đại lý bảo hiểm rất nhiều và bố trí theo vị trí cũng chưa thực sự hợp lý như vậy làm tăng chi phí huy động vốn nên khả năng huy động vốn cũng giảm đáng kể
Cơ hội trong việc huy động vốn:
- Trong giai đoạn này cả nước cũng đang hướng tới nguồn vốn nội lực bền vững Vì vậy mục tiêu thu hút vốn trong dân cư của Hà Nội là đi cùng với xu hướng chung của cả nước nên cũng có thuận lợi hơn khi thu hút vốn dân cư.
Thách thức trong việc huy động vốn dân cư hiện nay:
- Tốc độ kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng chậm đi kèm với lạm phát cao cho nên huy động vốn trong dân cư cũng gặ không ít khó khăn và Hà Nội cũng không không nằm ngoài xu hướng chung đó Năm 2008 tốc độ tăng trưởng GDP là 6,23 Theo Tổng Cục thống kê, Tổng sản phẩm trong nướcGDP năm 2008 tăng 6,23% so với năm 2007 Tốc độ tăng tuy thấp hơn mức tăng 8,48% GDP của năm 2007 và thấp hơn mục tiêu kế hoạch điều chỉnh tăng 7% nhưng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới thì đây là một nỗ lực đáng ghi nhận Với tổng giá trị GDP năm nay đạt khoảng 90 tỷ USD nên mức thu nhập bình quân thu nhập đầu người của Việt Nam trong năm nay lần đầu tiên đạt hơn 1000 USD, nhưng điều đó không có nghĩa là Việt Nam đã thoát nghèo, bởi giá tiêu dùng tính bình quân năm 2007 tăng 8,3% nhưng năm
2008 tăng tới 23%, cộng với đồng USD tăng giá khoảng 2,35% Nếu tính quy về mức năm 2007, thì con số thu nhập bình quân đầu người năm 2008 chỉ hơn
900 USD/người Và trong tình trạng khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay thì dự báo tốc độ tăng trưởng của năm 2009 còn thấp hơn nũa và tỷ lệ lạm phát còn đảy cao hơn nữa so với năm 2008.
- Do xu hướng chung của khủng hoảng tài chính cho nên các kênh huy động vốn dân cư như ngân hàng, chứng khoản, bảo hiểm gặp không ít khó khăn.
2.2.2 Thực trạng huy động vốn cho đầu tư phát triển Để thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội thì cần phải có một nguồn vốn lớn Chính sách huy động và sử dụng vốn là một bộ phận quan trọng trong chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, nó liên quan đến chính sách phân phối thu nhập trong phạm vi toàn xã hội, tác động trực tiếp đến các mối quan hệ tích lũy, tiêu dùng và các chính sách tiền tệ tín dụng. Để đạt được mục tiêu trở thành quốc gia công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong 20 năm đầu của thế kỷ 21, Việt Nam phải hoàn tất củng cố hệ thống cơ sở hạ tầng Điều này yêu cầu một nguồn vốn khổng lồ, bao gồm quỹ Nhà nước và vốn từ các cá nhân cả trong nước và nước ngoài, cũng như sự hợp tác chặt chẽ giữa Nhà nước và cá nhân trong việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng quốc gia nói chung và cơ sở hạ tầng giao thông nói riêng.
Theo báo cáo Phát triển Việt Nam 2007 của ngân hàng Thế giới, đầu tư hàng năm của Việt Nam vào cơ sở hạ tầng chiếm từ 9-10% GDP (tỉ lệ cao nhất so với tiêu chuẩn quốc tế) Tuy nhiên, cả Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á đều cho rằng, để duy trì tỉ lệ hiện tại, Việt Nam nên tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng đến 11-12% trong tổng GDP.
Theo Thứ trưởng Sở Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Bích Đạt, đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng phải gấp 2 lần tỉ lệ tăng trưởng kinh tế, nếu không, mọi thứ sẽ phải được bố trí lại. Để đạt được mục tiêu trở thành quốc gia công nghiệp phát triển vào năm
2020, Việt Nam phải xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và toàn diện. Giai đoạn 2007-2008, đất nước cần khoảng 30 tỉ USD/năm để phát triển cơ sở hạ tầng Hiện tại, gần 40% trong tổng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là được cung cấp từ nguồn vốn quốc tế, trong khi đó, chỉ 15% là từ tư nhân. Đối với nhu cầu đầu tư vốn để nâng cao hệ thống giao thông cho đến năm
Kết quả huy động nguồn vốn trong dân cư cho đầu tư phát triển
2.3.1 Huy động nguồn vốn dân cư cho NSNN theo kênh phát hành trái phiếu chính phủ thông qua kho bạc nhà nước
Việt Nam bắt đầu tiến hành huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu thí điểm từ 1991 và tính đến 2005, Bộ Tài chính đã huy động được 200 ngàn tỷ đồng Trong đó, giai đoạn 2000-2005 là huy động nhiều nhất Hiện nay, trái phiếu Chính phủ đang là lượng hàng hoá lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trong giai đoạn 2001 - 2005, Chính phủ đã phát hành khoảng gần 60.000 tỉ đồng trái phiếu; trong đó 50.000 tỉ đồng phát hành qua Kho bạc Nhà nước, 8.000 tỉ đồng phát hành qua đấu giá trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Toàn bộ số vốn phát hành trái phiếu Chính phủ nói trên được Bộ Tài chính để Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam vay lại đầu tư cho các dự án đóng tàu.
Bảng 3: Các đợt huy động vốn của kho bạc Hà Nội giai đoạn 1995-2005
Năm 1995 6.681.015 Đợt 1 6 tháng 1,7 2.060.901 Đợt 2 12 tháng 21 4.620.114
Năm 1996 734.482 Đợt 1 12 tháng 16 260.302 Đợt 2 12 tháng 12 474.180
Năm 1997 1.218.956 Đợt 1 24 tháng 12 925.087 Đợt 2 24 tháng 14 293.869
Năm 1998 638.570 Đợt 1 24 tháng 12 29.341 Đợt 2 24 tháng 12 149.616 Đợt 3 24 tháng 13 412.874 Đợt 4 24 tháng 14 46.739
Năm 1999 3.814.207 Đợt 1 24 tháng 13 893.837 Đợt 2 60 tháng 10 2.920.370
Năm 2000 1.024.000 Đợt 1 24 tháng 7 591.000 Đợt 2 60 tháng 6.4 433.000
Năm 2001 759.528 Đợt 1 24 tháng 6.8 637.749 Đợt 2 24 tháng 7.0 80.426 Đợt 3 60 tháng 7.2 41.353
Năm 2002 759.528 Đợt 1 24 tháng 7.1 167.796 Đợt 2 24 tháng 7.4 277.446 Đợt 3 24 tháng 7.8 273.545
Năm 2003 2.513.876 Đợt 1 24 tháng 8.2 293.824 Đợt 2 60 tháng 8.0 1.490.747 Đợt 3 24 tháng 8.4 140.818 Đợt 4 24 tháng 8.2 147.761 Đợt 5 60 tháng 8.5 44.726
Năm 2004 1.323.071 Đợt 1 24 tháng 8.2 788.962 Đợt 2 60 tháng 8.5 534.109
Năm 2005 2.459.648 Đợt 1 24 tháng 8.4 381.903 Đợt 2 60 tháng 8.2 2.077.745 Đợt 3 60 tháng 8.6 120.198
Nguồn:Kho bạc Hà Nội Để chủ động hơn trong việc sử dụng vốn từ năm 1996 KBNN đã ngừng phát hành trái phiếu loại 1 năm để phát hành trái phiếu kỳ hạn 2 năm Thời hạn phát hành trái phiếu thường là 2 năm Lãi suất trái phiếu cũng được điều chỉnh giảm dần từ 16% năm 1996 xuống còn khoảng trên dưới 8% cho đến hiện nay.
Trong 2 năm 2005 và 2006,Hà Nội đã phát hành TPCQĐP qua KBNN thành phố thu được 1500 tỷ đồng dùng để đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị(cầu Nhật Tân và đường 5 kéo dài) Thời hạn huy động chủ yếu là 5 năm với lãi suất gần 8%.
Về huy động vốn qua phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP), tính đến hết ngày 24/12/2008, Kho bạc Nhà nước đã huy động được trên 39.627 tỷ đồng, bằng 63,6% kế hoạch được giao Trong năm 2008, đã có 70 thành viên thị trường tham gia vào thị trường đấu thầu TPCP, 40 thành viên bảo lãnh phát hành.
Ngày 1/4/2009, UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt kế hoạch đầu tư 400 tỷ đồng đợt 1 năm 2009 theo cơ chế cấp phát các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật, và nhà ở xã hội trên địa bàn Thủ đô
Cụ thể, ngân sách TP sẽ tạm ứng 200 tỉ đồng thực hiện các dự án đầu tư theo cơ chế cấp phát thuộc kế hoạch năm 2008 nhưng mất cân đối nguồn do hụt thu nguồn tiền sử dụng đất, tiền bán nhà phục vụ tái định cư thuộc kế hoạch thu năm ngoái, chuyển tiếp sang kế hoạch đầu tư năm 2009
Một số dự án thuộc kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản điều chỉnh năm
2008 giao Kho bạc Nhà nước thành phố thanh toán như: Nhà NƠ1 đô thị mới Định Công; Nhà N1A, N1B, N5A, N5BC, N5D đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính; cụm nhà ở cao tầng trên ô đất N2A, N2B, N2C, N2D, N2E, N2F cũng thuộc khu Trung Hòa - Nhân Chính
2.3.2 Huy động vốn dân cư qua kênh ngân hàng và các tổ chức tín dụng
Với mục đích huy động nguồn vốn lớn trong dân cư, hệ thống ngân hàng đã thực hiện nhiều cải cách theo hướng thị trường hóa và hiện đại hóa nhằm tăng cường khả năng huy động vốn và tăng cường lòng tin của công chúng trong hệ thống ngân hàng.
Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đưa ra quy chế mới về tiết kiệm của cá nhân và hộ gia đình Nội dung cải cách gồm:
- Quy định đối tượng gửi tiết kiệm bao gồm cả cá nhân nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
- Cho phép các TCTD được tự quy định các điều kiện và điều khoản đối với hoạt động gửi tiết kiệm của cá nhân và hộ gia đình Nội dung cải cách bao gồm:
- Quy định đối tượng gửi tiết kiệm bao gồm cả cá nhân nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
- Cho phép các tổ chức tín dụng được tự quy định các điều kiện và các điều khoản đối với hoạt động gửi tiết kiệm như thời hạn,các hình thức huy động…
- Cho phép tổ chức tín dụng tổ chức việc nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm tại các địa điểm giao dịch khác nhau trong cùng hệ thống.
- Cho phép tổ chức tín dụng áp dụng chức năng thanh toán đối với tài khoản riền gửi tiết kiệm của người gửi tiền trong một số trường hợp. Đánh giá việc huy động vốn của thành phố Hà Nội trong thời gian qua: Tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn huy động bình quân của các TCTD của thành phố Hà Nội giai đoạn 2005-2008 đạt trên 25% /năm (2008 vốn huy động tăng hơn 20% so với năm 2007) Cao hơn mức tăng trưởng bình quân của toàn ngành ngân hàng (24%/năm).Tiền gửi của dân cư và các doanh nghiệp, đặc biệt là nguồn vốn có thời hạn trên 1 năm tăng khá trong những năm gần đây đã tạo được thế chủ động trong cho vay và đầu tư trung và dài hạn Đây là yếu tố quan trọng đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế-xã hội và phát triển các ngân hàng trên địa bàn.
Bảng 4: Nguồn huy động vốn của các tổ chức dân cư thông qua hệ thống ngân hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đơn vị:tỷ đồng
Tổng nguồn vốn huy động
Nguồn:Tổng cục thống kê Hà Nội.
Các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng đã tìm mọi biện pháp đẩy mạnh huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế thông qua phát triển mạng lưới các chi nhánh trực thuộc, các phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm, mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng thanh toán Các phương thức huy động vốn và công cụ lãi suất đã được đáp ứng một cánh linh hoạt đa dạng. Đặc biệt, các NHTM và các TCTD còn quan tâm chú trọng hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống, phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, bao gồm: dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quĩ, dịch vụ thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, dịch vụ tư vấn, thanh toán liên ngân hàng qua mạng máy vi tính, chuyển tiền điện tử, dịch vụ rút tiền tự động (qua máy ATM), ngân hàng điện tử…Kết quả thu nhập từ hoạt động dịch vụ của các ngân hàng và các TCTD không ngừng được nâng lên.
Các dịch vụ ngân hàng hiện đại được ứng dụng với những tiện ích do công nghệ mới hiện đại mang lại đã có ý nghĩa kinh tế xã hội, khuyến khích dân cư mở rộng giao dịch với ngân hàng, giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, góp phần phát triển thương mại điện tử Hiện nay ngân hàng nhà nước Việt Nam và tất cả các ngân hàng thương mại đã xây dựng website để giới thiệu về hoạt động của mình, thông tin các dịch vụ ngân hàng Trên 80% nghiệp vụ ngân hàng được tin học hóa, công nghệ tin học được ứng dụng trực tiếp vào công tác thanh toán Đồng thời phần lớn các ngân hàng thương mại đã giao dịch một cửa, đặc biệt là trong giao dịch nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm, áp dụng phần mềm vi tính cho quá trình giao dịch nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi tài khoản cá nhân, áp dụng mã số hóa tiền gửi tiết kiệm, áp dụng phần mềm vi tính cho quá trình giao dịch nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm của dân cư.
2.3.3.Huy động vốn trong dân cư qua trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội
Một số hạn chế và vấn đề đặt ra trong việc huy động nguồn vốn
Vốn dân cư là một nguồn có tiếm năng lớn Cuộc khảo sát mức sống dân cư của tổng cục thống kê cho thấy, chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu cho đời sống (tức là nguồn tích lũy) bình quân một nhân khẩu 1 tháng của hộ gia đình năm 2004 tính chung cả nước là 114,4 nghìn đồng. Ưu thế của nguồn vốn dân cư không phụ thuộc vào bên ngoài, cũng như không chịu ảnh hưởng của sự biến động không lường của bên ngoài Một ưu thế nữa của nguồn vốn trong dân cư là do nguồn vốn này có chủ sở hữu thật sự và cụ thể, suất đầu tư thấp:do vậy hiệu quả đầu tư cao hơn, cùng một lượng vốn nhưng sẽ tạo ra tốc độ tăng trưởng cao hơn so với vốn nhà nước,
Tùy thuộc vào tiềm lực tài chính của mỗi bộ phận dân cư là nhiều hay ít mà họ có cách đầu tư và tích lũy khác nhau Tích lũy cá nhân và hộ dân cư thường được chuyển sang các trung gian tài chính cũng như các ngân hàng và bảo hiểm nhân thọ,công ty chứng khoán và quỹ đầu tư… Một phần nữa là trực tiếp chuyển sang doanh nghiệp phi tài chính như đầu tư vào cổ phiếu trái phiếu doanh nghiệp… Một phần khác đóng vào các quỹ an sinh xã hội nhà nước và tư nhân đóng qũy hưu trí, quỹ BHXH, quỹ BHYT…); Một phần vào bất động sản và các tài sản có giá trị khác Như phần trên đã trình bày, huy động vốn trong dân cư có 5 kênh chủ yếu ở Hà Nội và đã thu được nhiều kết quả bước đầu đáng khích lệ Tuy nhiên bên cạnh những thành công và những lợi thế, mỗi kênh huy động vốn vẫn còn những vấn đề còn tồn tại trong quá trình huy động nguồn vốn trong dân cư Đó là những vấn đề còn tồn tại sau đây:
2.4.1.Đối với kênh phát hành TPCP qua KBNN để tạo nguồn thu cho NSNN
Mặc dù khối lượng phát hành hàng năm khá lớn, song nhìn chung quy mô TPCP còn nhỏ bé Tổng dư nợ các loại TPCP bao gồm trái phiếu huy động cho NSNN và trái phiếu giao thông thủy lợi, công trái giáo dục đến cuối năm 2008 chỉ đạt mức 7,5% GDP, tỷ lệ này còn thấp so với các nước trong khu vực.
-Các loại trái phiếu phát hành từng bước đã được đa dạng hóa, nhưng chủ yếu là kỳ hạn 2 năm, các loại kỳ hạn khác không được duy trì đều đặn, thường xuyên, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của nhà đầu tư xây dựng đường cong chuẩn TPCP để thị trường tham chiếu.
-Cơ chế phát hành trái phiếu còn nhiều hạn chế, chưa xây dựng được chiến lược vay nợ mới chỉ dựa trên nhu cầu chi tiêu của NSNN và chỉ chú trọng đến việc đảm bảo khối lượng vốn huy động, chưa quan tâm đến hiệu quả và quản lý rủi ro trong vay nợ.
-Nhà nước còn can thiệp vào thị trường TPCP thông qua kiểm soát lãi suất trần, vì vậy đã làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường và lãi suất TPCP chưa thực sự trở thành chuẩn mực của các tổ chức tài chính tín dụng, các doanh nghiệp tham chiếu.
-Kỹ thuật phát hành trái phiếu còn nhiều hạn chế Phát hành trái phiếu trực tiếp qua hệ thống KBNN chi phí cao; các phương thức đấu thầu, bảo lãnh được coi là tiên tiến, nhưng trong bối cảnh cụ thể hiện nay vẫn chưa thể triển khai có hiệu quả; số lượng thành viên tham gia thị trường ít, chủ yếu tập trung vào một số NHTM Nhà nước, chưa có mạng lưới đại lý phân phối sơ cấp đóng vai trò nhà tạo lập thị trường, việc phát hành còn chia làm nhiều đợt trong năm với khối lượng hạn chế… gây khó khăn cho các nhà quản lý cũng như các nhà đầu tư tham gia thị trường thứ cấp.
- KBNN phát hành TPCQĐP trong 2 năm qua mới giới hạn chỉ phát hành loại trái phiếu công ích (do NSNN chi trả), và đối tượng mua là các tổ chức tài chính-tín dụng, chưa có hình thức bán lẻ đến tay người dân, vì thế chưa huy động được vốn dân cư trực tiếp cho cho NSNN Hơn nữa, việc chưa phát hành trái phiếu với công trình được chi trả bằng tiền thu hồi từ công trình cũng hạn chế vì chưa cho phép khả năng tăng huy động vốn dân cư xã hội hóa đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thành phố.
2.4.2 Đối với kênh huy động vốn qua ngân hàng và các tổ chức tín dụng
- Nguồn huy động của các ngành ngân hàng Hà Nội chiếm tỷ trọng cao so với toàn ngành song tỷ trọng huy động vốn trung và dài hạn còn thấp để đáp ứng yêu cầu vốn đầu tư cho công nghiệp hóa hiện đại hóa.Vốn huy động được từ dân cư chủ yếu là vốn ngắn hạn, thường có kỳ hạn 12 tháng - 24 tháng.Vốn có kỳ hạn 2 năm trở lên chiếm tỷ trọng rất thấp trong số tổng vốn huy động Nền kinh tế Việt Nam chưa phát triển vững chắc, còn chứa đựng những nhân tố biến động không luờng trước được như lạm phát, tỷ giá, lãi suất…vì vậy việc gửi các khoản tiền tiết kiệm với kỳ hạn ngắn thường được những người có vốn lựa chọn hơn để họ dễ dàng chuyển đổi mục đích sử dụng vốn chuyển sang mua vàng, chứng khoán, bất động sản… hơn là gửi tiền tiết kiệm.
- Dịch vụ ngân hàng chưa phát triển đa dạng: Hầu hết các dịch vụ ngân hàng do các TCTD trên địa bàn cung cấp là các dịch vụ ngân hàng truyền thống huy động vốn, tín dụng và thanh toán) Các dịch vụ ngân hàng nhất là các dịch vụ gắn kết trung tâm tiền tệ và trung tâm vốn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp và dân cư Các dịch vụ ngân hàng hiện đại cũng mới đang ở giai đoạn thử nghiệm, chưa được triển khai rộng rãi. -Hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông quốc gia còn có nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển dịch vụ ngân hàng và mở rộng lĩnh vực kinh doanh của các TCTD: Cơ sở cho sự phát triển mạnh mẽ dịch vụ ngân hàng một cách có hiệu quả là phải có một hệ thống hạ tầng công nghệ hỗ trợ hữu hiệu.Tuy nhiên, hiện nay nền tảng công nghệ thông tin viễn thông trên địa bàn chưa đáp ứng đầy đủ cho sự phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng Nhìn chung hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông quốc gia của các TCTD còn chưa hiện đại và phát triển không đồng bộ đã dẫn đến khả năng kết nối, tích hợp giữa các hệ thống công nghệ, nhất là hệ thống thanh toán giữa các TCTD gặp nhiều khó khăn.
- Trình độ năng lực đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực ngân hàng còn hạn chế so với yêu cầu phát triển hệ thống ngân hàng hiện đại Trong điều kiện ngành ngân hàng đang có những bước phát triển hết sức nhanh chóng nhờ ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin, song có một số bộ phận không nhỏ cán bộ và lãnh đạo điều hành trong các TCTD còn nhiều hạn chế về kỹ năng quản trị kinh doanh ngân hàng hiện đại, hiểu biết về dịch vụ ngân hàng mới, marketing, đánh giá, phân tích tín dụng, quản trị rủi ro…
2.4.3 Đối với kênh huy động vốn qua TTGDCK Hà Nội
- Tuy quy mô thi trường đã tăng cao, song quan hệ cung và cầu chứng khoán nhiều lúc mất cân đối làm cho hoạt động thị trường chưa thực sự ổn định.
- Chưa thu hút được một cách tối đa các doanh nghiệp tham gia đấu giá cổ phần Nếu nhìn vào số lượng các DNNN thực hiện cổ phần hóa đến năm
2008 thì chúng ta có thể thấy rằng tỷ lệ các doanh nghiệp tham gia thực hiện bán đấu giá cổ phần trên TTGDCK là quá ít.
- Chưa thu hút được tối đa các nhà đầu tư tham gia đấu giá Tính trung bình mỗi phiên đấu giá chỉ có khoảng vài trăm nhà đầu tư tham gia đấu giá trong số hàng chục tài khoản của các nhà đầu tư có thể thấy rõ điều này.
- Khả năng có đựợc mức giá tối ưu không cao, thậm chí nếu muốn thắng thầu các nhà thầu phải đẩy giá lên cao một cách “tù mù” vì nhà đầu tư thiếu thông tin.
Quan điểm và phương hướng huy động vốn trong dân cư cho đầu tư phát triển kinh tế thành phố Hà Nội giai đoạn 2006-2010
Thủ đô Hà Nội là thành phố đang có tốc độ đô thị hóa và phát triển nhanh, đòi hỏi phải có lượng đầu tư lớn Trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Vốn NSNN sẽ tập trung cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đảm bảo công bằng xã hội Đầu tư vào một số lĩnh vực mà tư nhân không được làm và không muốn làm và hỗ trợ phát triển một số lĩnh vực theo định hướng và mục tiêu lựa chọn Các lĩnh vực khác sẽ từng bước xã hội hóa, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư Trong những năm tới nhiệm vụ trọng tâm của Hà Nội là ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế, tương xứng với vai trò thủ đô của cả nước. Đường lối chủ đạo xuyên suốt thời kỳ CNH đến 2010 và tầm nhìn 2020 là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh”,vì vậy trong việc huy động vốn dân cư cho phát triển trên địa bàn thủ đô trong thời gian tới cần quán triệt các quan điểm và bám sát các phương hướng mục tiêu chủ đạo sau :
1 Huy động vốn dân cư nhằm tăng tích lũy cho đầu tư phát triển có hiệu quả, song không được coi nhẹ tiêu dùng cá nhân và hộ gia đình, đảm bảo phù hợp với qui mô và trình độ phát triển của nền kinh tế và đặc điểm phát triển của xã hội Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng.
2 Nhà nước phải bảo hộ các nguồn thu nhập hợp pháp từ lao động và tài sản của dân cư, đồng thời có chính sách tài chính tạo mọi điều kiện để người dân hưởng những thành quả chính đáng từ thu nhập do lao động và đầu tư của dân cư, không phân biệt đối xử theo nguồn gốc thu nhập, miễn đó là thu nhập hợp pháp Việc ngăn chặn và tăng cường TLTC của một nhóm dân cư từ thu nhập bất hợp pháp.
3 Nhà nước phải tạo môi trường thuận lợi nhằm khuyến khích đa dạng hóa và sử dụng đồng bộ, hài hòa các hình thức và giải pháp cần thiết để huy động vốn từ dân cư và đầu tư cho phát triển kinh tế phù hợp với các nguyên tắc thị trường, các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế và trong khuôn khổ pháp luật không cấm Gắn kết huy động vốn dân cư với huy động và sử dụng các nguồn vốn xã hội khác, đảm bảo nâng cao hiệu quả đầu tư và chất lượng phát triển kinh tế xã hội. Để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 11-12% trong giai đoạn 2006-2010 (phấn đấu trên 12%/năm), huy động vốn dân cư trong thời gian tới nhằm trực tiếp góp phần đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư của Hà Nội giai đoạn 2006-2010 khoảng 310.000-315.000 tỷ đồng.
Giai đoạn 2006-2010 nhu cầu thu hút vốn trong nước của Hà Nội là khoảng 240.000- 242.500 tỷ đồng, chiếm khoảng 77% tổng đầu tư xã hội (bao gồm vốn đàu tư từ ngân sách nhà nước, vốn đầu tư DNNN, vốn tín dụng đầu tư, vốn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh dự trữ đầu tư).Trong đó:
-Vốn đầu tư từ NSNN chiếm khoảng 24%, tập trung phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, giải quyết các vấn đề dân sinh bức xúc, hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế, hỗ trợ đầu tư phát triển các công trình quốc phòng, an ninh và các dự án đã ký kết giữa Hà Nội và các địa phương.
-Vốn DNNN đầu tư chiếm khoảng 25%, tập trung chủ yếu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế,hỗ trợ đầu tư quốc phòng, an ninh và các dự án đã ký kết giữa Hà Nội với các địa phương.
-Vốn DNNN đầu tư chiếm khoảng 25% tập trung chủ yếu phát triển sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng các khu đô thị mới.
-Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước chiếm khoảng 2%, tập trung vào đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất và kinh doanh.
-Vốn nhân dân tự đầu tư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội thành phố chiếm khoảng 26%.
Các giải pháp nhằm tăng cường huy động nguồn vốn trong dân cư
cư cho phát triển kinh tế thành phố Hà Nội.
3.2.1.Các giải pháp chung trong huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế ở Hà Nội trong thời gian tới
Thứ nhất mạnh dạn nghiên cứu áp dụng các phương thức mới và kết hợp sử dụng linh hoạt các phương thức, công cụ giải pháp hiện có để huy động ngày càng nhiều vốn cho đầu tư phát triển kinh tế thủ đô.
Tự do hóa kinh doanh là điều kiện hàng đầu để tạo nhu cầu và tăng năng lực huy động vốn.Việc cho phép khu vực kinh tế tư nhân tham gia ngày càng rộng rãi vào các lĩnh vực kinh doanh sẽ, một mặt, cho phép họ có cơ hội và an tâm đầu tư trực tiếp trong lĩnh vực ngành nghề, sản phẩm mà họ có thể và ưa thích trong lĩnh vực đầu tư Kể cả trong lĩnh vực thị trường vốn; mặt khác, việc tự do hóa này sẽ làm tăng nhu cầu vay vốn để đầu tư xây mới hoặc mở rộng sản xuất, hiện đại hóa thiết bị ,công nghệ, đồng thời tạo nguồn vốn tiềm năng nhờ tăng các khoản thu thuế và nghĩa vụ tài chính, đóng góp khác từ doanh nghiệp.
Cùng với sự phát triển thị trường tài chính và trình độ sản xuất, khả năng tích lũy, bên cạnh những loại hình truyền thống…sẽ xuất hiện những công cụ những phương thức huy động vốn mới, thích hợp với điều kiện cụ thể địa phương Vì vậy cần tăng cường sự chủ động và phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị liên quan để nghiên cứu, mạnh dạn áp dụng đồng bộ, linh hoạt cá đơn vị liên quan để nghiên cứu, mạnh dạn áp dụng đồng bộ, linh hoạt các công cụ,phương thức tạo huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội thủ đô phù hợp với quy hoạch chiến lược và kế hoạch phát triển mà thành phố đặt ra, làm tăng độ an toàn và linh hoạt của hoạt động tín dung hiện nay trên địa bàn, giảm thiểu tình trạng “lấy ngắn nuôi dài” và đơn điệu trong hoạt động này.
Có thể thấy trước là trong vòng 5-7 năm nữa rất có thể NHTM vẫn phải đóng vai trò chính trong việc huy động và cho vay dài hạn đối với nền kinh tế vì những lý do sau:
-Theo kế hoạch từ nay đến năm 2010, Hà Nội mới xây dựng được TTCK tập trung, nhưng đa phần các doanh nghiệp ở Hà Nội, đặc biệt là doanh nghiệp dân doanh với khả năng tài chính yếu, hiệu quả hoạt động kém sẽ khó lòng có thể vay vốn dài hạn trực tiếp thông qua thị trường này bằng cách niêm yết, phát hành trái phiếu cổ phiếu, họ vẫn sẽ phải đi vay vốn ngân hàng.
- Nguồn vốn dài hạn của NSNN (thông qua chính sách tài trợ), vốn ODA và NOG ở Hà Nội sẽ có xu hướng giảm đi vì định hướng chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư của Việt Nam sẽ giảm dần tỷ trọng đầu tư phát triển từ vốn NSNN, tăng tỷ trọng vốn đầu tư từ ngoài ngân sách.
- Dù có khó khăn về nguồn vốn nhưng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và vì mục tiêu kinh doanh các NHTM vẫn phải có giải pháp để tiếp tục đẩy mạnh cho vay vốn trung và dài hạn vì đây là hoạt động kinh doanh phổ biến và đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng.
Tuy nhiên trong tương lai, việc khai thác các nguồn trung và dài hạn của ngân hàng ngày càng khó khăn hơn vì những lý do sau:
-Kinh tế và thị trường tài chính phát triển người có vốn có nhiều cơ hội đầu tư trực tiếp hơn là gửi ngân hàng lấy lãi Vốn của doanh nghiệp gửi ở NHTM chủ yếu sẽ gửi dưới hình thức không có kỳ hạn để sử dụng các dịch vụ ngân hàng Tiền tiết kiệm của cá nhân và hộ gia đình có thể đầu tư vào chứng khoán và góp vốn, mua cổ phần, đầu tư vào bất động sản…Mặt khác, khi xã hội phát triển nhu cầu tiêu dùng của xã hội ngày càng tăng tỷ lệ tiền dành cho tiết kiệm ở Hà Nội không nhiều như hiện nay.
-Công cụ tài chính chủ yếu của các NHTM để thu hút vốn dài hạn của các NHTM là các chứng chỉ tiền gửi dài hạn và trái phiếu, tuy nhiên kết quả phát hành trái phiếu sẽ phụ thuộc nhiều vào sự ổn định kinh tế vĩ mô (nhất là các nhân tố tỷ lệ lạm phát, tỷ giá…) Chừng nào nền kinh tế Việt Nam chưa ổn định và phát triển bền vững thì các NHTM sẽ khó khăn khi định ra lãi suất huy động và công chúng cũng không yên tâm khi gửi tiền kỳ hạn dài tại Ngân hàng.
- Sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt trên thị trường tài chính giữa các ngân hàng với các định chế tài chính khác như công ty tài chính, các quỹ tài chính Giữa các ngân hàng nội địa với Ngân hàng nước ngoài và các định chế tài chính nước ngoài sẽ ngày càng xuất hiện nhiều hơn khi Việt Nam hội nhập kinh tế và tài chính quốc tế Trong cuộc cạnh tranh này đã thấy trước sự yếu kém hạn chế của hệ thống NHTM Việt Nam.
Thứ hai, tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn.
Trước mắt tập trung cải thiện rõ rệt năng lực và chất lượng quản lý Nhà nước cho tất cả ba lĩnh vực: quản lý hành chính nhà nước, quản lý khu vực sản xuất kinh doanh và quản lý trật tự đô thị, ưu tiên các việc sau:
-Xây dựng đồng bộ và hoàn thiện cơ sở pháp lý khung phù hợp cho quản lý nhà nước của thủ đô là công việc được ưu tiên hàng đầu và cần triển khai đồng thời theo ba hướng:
Một mặt, các tổ chức và cán bộ chính quyền các cấp của thành phố tích cực quán triệt và tổ chức thực hiện đầy đủ, nhanh chóng và nghiêm túc những chủ trương, chính sách và quy định thống nhất của Đảng và chính phủ cho toàn quốc nói chung, cũng như cho thành phố Hà Nội nói riêng Nghiêm cấm trì hoãn hoặc miễn cưỡng chấp hành chúng một cách hình thức, nửa vời, thậm chí làm biến dạng chúng, gây mất hiệu lực pháp lý và giảm hiệu quả quản lý Nhà nước theo nguyên tắc tập trung thống nhất.
Mặt khác, Thành phố chủ động nghiên cứu và đề xuất các kiến nghị với trung ương nhằm vừa góp phần hoàn thiện các chính sách quy định pháp lý chung từ trung ương, vừa cho phép Hà Nội có những cơ chế, chính sách pháp lý đặc thù để Hà Nội chủ động vận dụng một cách linh hoạt, thích hợp với vị thế thủ đô, mà trước mắt triển khai cụ thể hóa các nội dung các pháp lệnh thủ đô. Đặc biệt coi trọng việc xây dựng quy chế công vụ để nhanh chóng ”luật hóa” và “pháp quy hóa” những chủ trương nghị quyết, chỉ thị của Đảng bộ, HĐND và UBND Thành phố, nhằm tạo pháp lý triển khai trong thực tế. Tránh hiện tượng “đánh trống bỏ dùi”, không có chuyển động thực chất hoặc
“do trách nhiệm chung” nên không có người và địa chỉ thực hiện cụ thể Định kỳ tổ chức sơ kết, đánh giá một cách khách quan các chủ trương chính sách để điều chỉnh theo hướng ngày càng rõ ràng hơn, phù hợp với thực tiễn, với các cam kết và với các thông lệ quốc tế hơn, đồng thời bảo đảm lòng tin của nhân dân và các giới chức trách trong nước và quốc tế vào độ ổn định và những định hướng có thể dự báo được của những điều chỉnh này nói riêng, của môi trường pháp lý Hà Nội nói chung.