BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ / / HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐỖ THANH PHƯƠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ[.]
Cơ sở khoa học về quảng cáo, quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời
Một số khái niệm
Các Mác đã từng viết “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung…
Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần có nhạc trưởng.” 2 điều đó có nghĩa, ở đâu có sự hợp tác của nhiều người, ở đó cần có quản lý
Quản lý là hoạt động tất yếu khách quan của mọi quá trình hoạt động trong đời sống xã hội Quản lý xuất hiện khi có hoạt động chung của con người Quản lý có thể hiểu là hoạt động nhằm tác động một cách liên tục, có tổ chức và có chủ đích đến hoạt động của con người thông qua những biện pháp, phương pháp, phương tiện quản lý nhằm phối hợp các hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân tạo thành hoạt động chung thống nhất của tập thể hướng tới mục tiêu đã định trước Mục tiêu quản lý là cái đích cần đạt tời ở một thời điểm nhất định, do chủ thể quản lý định trước Để thực hiện hoạt động quản lí cần phải có tổ chức và quyền uy Tổ chức phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ của những người tham gia hoạt động chung; quyền uy đem lại khả năng áp đặt ý chí của chủ thể quản lí đối với các đối tượng quản lí, bảo đảm sự phục tùng của cá nhân đối với tổ chức
2 C Mác và Ph Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 4 để hương tới mục tiêu đã định trước. Để thực hiện có hiệu quả hoạt động quản lý, nhà quản lý cần phải thực hiện 4 bước quan trọng là: Lập kế hoạch, tổ chức, bố trí nhân lực cho phù hợp và kiểm tra, kiểm soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch.
Quảng cáo xuất hiện cách đây hàng ngàn năm, từ khi nền kinh tế hàng hoá xuất hiện và phát triển Dần theo thời gian, quảng cáo trở thành một thuật ngữ quen thuộc mà gần như ai cũng biết Dù bạn là người tiêu dùng hay nhà sản xuất thì mỗi ngày bạn vẫn đang tiếp xúc với vô vàn thông tin quảng cáo Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quảng cáo song có thể kết luận lại một số nội dung về khái niệm này như sau:
Từ điển Oxford, Nhà xuất bản Đại học tổng hợp Oxford năm 1995 định nghĩa: “Quảng cáo là mô tả sản phẩm hay dịch vụ để thuyết phục người ta mua hay sử dụng” 3 Cụ thể hơn, theo Hiệp hội quảng cáo Mỹ, hiệp hội quảng cáo lâu đời và uy tín nhất thế giới đã định nghĩa “Quảng cáo là hoạt động truyền bá thông tin, trong đó nói rõ ý đồ của chủ quảng cáo, tuyên truyền hàng hoá, dịch vụ của chủ quảng cáo trên cơ sở có thu phí quảng cáo, không trực tiếp nhằm công kích người khác” 4
Từ điển Bách khoa thư Việt Nam trực tuyến của Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) định nghĩa, quảng cáo là “Tuyên truyền, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ hay hãng kinh doanh những hàng hoá, dịch vụ đó, nhằm tạo sự hấp dẫn và kích thích người mua để đẩy mạnh việc bán hàng hoá và thực hiện dịch vụ” 5
Hiệp hội quảng cáo Việt Nam đã định nghĩa quảng cáo ngoài trời:
3 Từ điển Oxford, Nhà xuất bản Đại học tổng hợp Oxford năm 1995
4 https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/quang-cao-vi-pham-dao-duc-trong-kinh-doanh-thuc- trang-va-giai-phap-309967.html
5 Từ điển Bách khoa thư Việt Nam trực tuyến của Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam)
“Theo một khái niệm mới, quảng cáo ngoài trời được hiểu là out of home (OOH), tức là tất cả các loại hình quảng cáo tác động đến người tiêu dùng khi họ bước ra bên ngoài ngôi nhà đang sống Theo khái niệm này, nhiều loại hình quảng cáo dù là indoor nhưng vẫn được xếp vào outdoor, ví dụ quảng cáo trong thang máy, trong siêu thị, trong buồng điện thoại công cộng, rạp chiếu phim, sảnh của các toà nhà, trong nhà ga sân bay…” 6
Theo khái niệm này, không gian để thực hiện quảng cáo ngoài trời là rất rộng, bao gồm tất cả các hình thức quảng cáo với các loại hình dạng, kích thước khác nhau và được lắp đặt, dựng, để, treo tại các không gian công cộng và tác động trực tiếp đến người tiêu dùng khi họ bước ra bên ngoài ngôi nhà của họ
Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 quy định Quảng cáo là “việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân” 7
Như vậy, có thể nói, quảng cáo là việc người có nhu cầu quảng cáo sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của mình thông qua người kinh doanh dịch vụ quảng cáo là tổ chức, cá nhân thực hiện cung ứng dịch vụ quảng cáo để chuyển tải sản phẩm quảng cáo đến người tiếp nhận thông tin từ sản phẩm quảng cáo
Hoạt động quảng cáo ngoài trời có những yếu tố, đặc điểm khác biệt so với loại hình quảng cáo trên các ấn bản phẩm, internet và truyền hình…, đây là hình thức quảng cáo có sử dụng cả hình ảnh động và hình ảnh tĩnh, chữ viết với kích thước bề thế tại các vị trí đắc địa như các đường phố lớn, khu trung tâm thương mại, nhà chờ xe buýt, các nhà ga, sảnh sân bay… tác động liên tục đến người tiêu dùng làm thay đổi nhận thức của người tiêu dùng đối
7 Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 ngày 21/6/2021, tr.1 với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ
Quảng cáo ngoài trời là một hoạt động quảng bá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể nhằm mục đích sinh lợi hoặc không sinh lợi thông qua các phương tiện quảng cáo ngoài trời ở không gian công cộng Quảng cáo phải thông qua phương tiện trung gian để truyền tải thông tin đến các đối tượng, các phương tiện trung gian ở đây được xem là các hình thức quảng cáo mà doanh nghiệp lựa chọn để quảng bá hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ của mình như: quảng cáo trên mạng internet, quảng cáo truyền hình, quảng cáo qua báo chí, quảng cáo trên các phương tiện vận tải, vật phẩm quảng cáo, quảng ngoài trời (biển quảng cáo một cột, biển LED, biển hông tường nhà, biển mặt tiền nhà…) Tùy theo tính chất sản phẩm, dịch vụ cần quảng cáo mà khách hàng lựa chọn hình thức quảng cáo thích hợp cho sản phẩm của mình, chính vì vậy hình thức sử dụng cho quảng cáo ngoài trời càng phong phú, đa dạng như: Biển quảng cáo một cột, thích hợp cho quảng cáo nguyên vật liệu, hàng hóa công nghiệp, xây dựng, bưu chính viễn thông hoặc các sản phẩm tiêu dùng lâu năm như ti vi, tủ lạnh, xe hơi… Trong khi đó, loại hình quảng cáo ở tầm thấp như biển mặt tiền, mặt hông tường nhà, biển nhà chờ xe buýt, biển tại các nhà ga sân bay, biển trên cầu vượt đi bộ, biển hộp đèn, biển trên dải phân cách trên đường phố thích hợp với những sản phẩm tiêu dùng gần gũi hàng ngày như các loại thực phẩm ăn nhanh, hóa mỹ phẩm… Bên cạnh những hình thức quảng cáo truyền thống như biển in, hộp đèn, biển điện tử…, nhiều công ty quảng cáo đang khai thác những loại hình quảng cáo công nghệ cao như: màn hình đèn LED, màn hình LCD, màn hình trivision Ngoài ra còn có loại hình quảng cáo băng rôn, đoàn người
1.1.1.3 Quản lý nhà nước, quản lý nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa.
Quản lý nhà nước ra đời cùng với sự xuất hiện của Nhà nước Qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, quản lý nhà nước thay đổi phụ thuộc vào chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia Quản lí nhà nước được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ hoạt động của cả bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận hành như một thực thể thống nhất Nhà nước sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh các hành vi của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội
Quản lý nhà nước mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao và tính mệnh lệnh đơn phương của nhà nước Quản lý nhà nước được thiết lập trên cơ sở mối quan hệ “quyền uy” và “sự phục tùng” Bên cạnh đó, quản lý nhà nước mang tính tổ chức và điều chỉnh, tức là nhà nước thiết lập những mối quan hệ giữa con người với con người nhằm thực hiện quá trình quản lý xã hội và dựa vào các công cụ pháp luật để buộc đối tượng bị quản lý phải thực hiện theo quy luật xã hội khách quan nhằm đạt được sự cân bằng trong xã hội Ngoài ra, quản lý nhà nước mang tính khoa học, tính kế hoạch Quản lý nhà nước là những tác động liên tục và ổn định lên các quá trình xã hội và hệ thống các hành vi xã hội Nói rõ hơn, Nhà nước tổ chức các hoạt động quản lý của mình lên đối lên đối tượng quản lý một cách nhất quán, cụ thể và theo những kế hoạch được vạch ra từ trước, quá trình này phải diễn ra thường xuyên, liên tục để giúp cho các chủ thể quản lý có điều kiện kiện toàn hoạt động của mình và hệ thống hành vi xã hội được ổn định.
Các yếu tố cấu thành quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo ngoài trời
Công cụ quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo ngoài trời
Công cụ quản lý là những phương tiện, những giải pháp của chủ thể quản lý nhằm định hướng, dẫn dắt, khích lệ, điều hoà, phối hợp hoạt động của con người và cộng đồng người trong việc đạt mục tiêu đề ra Thông thường, nhà nước sử dụng công cụ vĩ mô và công cụ vi mô với mục đích là sử dụng các phương tiện quản lý để tác dộng ý chí quản lý đến chủ thể bị quản lý nhằm đạt hiệu ủa đã đặt ra theo định hướng công tác quản lý nhà nước Các công cụ quản lý nhà nước được dẫn chứng cụ thể bằng các chính sách, pháp luật của nhà nước, các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, lập kế hoạch, xây dựng đề án… cụ thể như: Luật Quảng cáo, Thông tư, Nghị định có liên quan đên hoạt động quảng cáo ngoài trời…
Kể từ ngày 01/01/2013, sau khi Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 ra đời thay thế cho Pháp lệnh quảng cáo số 39/2001/PL-UBTVQH10 ngày 16/11/2001, đến nay có rất nhiều các văn bản pháp luật khác nhau cùng điều chỉnh về hoạt động quảng cáo, như: Luật Đất đai năm 2013; Luật Xây dựng năm 2013; Luật Thương mại năm 2005; Luật Cạnh tranh năm 2018 Bên cạnh đó, hoạt động quảng cáo cũng được quy định tại các văn bản dưới luật khác bao gồm: Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo; Nghị định 38/2021/NĐ-
CP ngày 29/3/2021 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo; Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về việc quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, quy định tại Điều 8 về phân loại công trình xây dựng và phụ lục chi tiết kèm theo; Nghị định 158/2013/NĐ-CP, quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa thể thao, du lịch và quảng cáo; Thông tư số 04/2018/TT-BXD ngày 20/5/2018 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời; Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL ngày 06/12/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật quảng cáo và Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo.
Hệ thống bộ máy nhà nước và cơ chế quản lý
Quản lý nhà nước là sự tác động của chủ thể mang quyền lực nhà nước, chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước Việc điều hành và chấp hành được xem là hai yếu tố then chốt giúp cho hoạt động quản lý nhà nước được diễn ra suôn sẻ hơn, tính chấp hành được thực hiện thông qua việc các văn bản mà nhà nước ban hành được chấp thuận và áp dụng vào trong thực tế, còn tính điều hành thì được thể hiện thông qua những quyết định, tổ chức và chỉ đạo các người quản lý theo một hệ thống giúp cho các văn bản được áp dụng vào đời sống một cách dễ dàng hơn.
Như tác giả đã đề cập, quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo ngoài trời cũng nằm trong hệ thống quản lý nhà nước đối với ngành văn hóa.
Bộ máy quản lý ngành văn hóa cũng giống như các ngành khác trong hệ thông quản lý nhà nước Cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về văn hoá là Chính phủ; Bộ văn hoá, thể thao và du lịch (cấp trung ương); UBND là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hoá trong địa phương mình theo quy định của pháp luật Hoạt động này bao gồm các công việc như đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; xây dựng và chỉ đạo quy hoạch, kế hoạch; ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp quy; hướng dẫn, tuyên truyền; thẩm định; cấp giấy phép, giấy chứng nhận….
Sở Văn hóa và Thể thao là cơ quan tham mưu giúp việc trực tiếp cho UBND thành phố Phòng Quản lý Văn hóa, Thanh tra Sở, các phòng VHTT ; UBND quận, huyện, thị xã tham mưu giúp việc Sở Văn hóa và Thể thao
Thẩm quyền quản lí nhà nước đối với hoạt động quảng cáo có một số nét nổi bật: thứ nhất, Chính phủ là cơ quan thống nhất quản lí nhà nước đối với hoạt động quảng cáo Thứ hai, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo Thứ ba, Sở văn hoá và thể thao và du lịch (tại Hà Nội là Sở Văn hóa và Thể Thao) vẫn tiếp tục thực hiện mọi thẩm quyền quản lí nước đối với hoạt động quảng cáo tại địa phương
Là cơ quan hành pháp và thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực kinh tế - văn hóa, xã hội của Việt Nam, thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo (có quảng cáo ngoài trời).
1.2.2.2 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ và các cơ quan ngang bộ
Tại Điều 5, Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 có quy định: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo; Bộ, cơ quan ngành bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ VHTT&DL thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo.
Tại Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết thi hành mốt số điều của Luật Quảng cáo cũng nêu Bộ VHTT&DL chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quảng cáo trong phạm vi cả nước, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền cơ chế, chính sách, pháp luật về hoạt động quảng cáo; Hướng dẫn, đôn đốc công tác xây dựng quy hoạch quảng cáo ngoài trời tại địa phương; thành lập Hội đồng thẩm định và tổ chức thẩm định sản phẩm quảng cáo; tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, quản lý trong hoạt động quảng cáo; thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về quảng cáo theo quy định của pháp luật; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quảng cáo; các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Bộ và các cơ quan ngang bộ khác có trách nhiệm phối hợp với Bộ VHTTDL trong việc thực hiện quản lý nhà nước về quảng cáo theo lĩnh vực và phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
1.2.2.3 Ủy ban nhân dân các cấp
* UBND cấp tỉnh là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương được giao trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quảng cáo trong địa phương mình, việc này được thể hiện gồm thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng:
Tại Điều 4, Luật Quảng cáo năm 2012 quy định nội dung quản lý nhà nước thẩm quyền chung của UBND cấp tỉnh gồm: ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động quảng cáo; ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động quảng cáo; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển hoạt động quảng cáo; phổ biến, giáo dục pháp luật về hoạt động quảng cáo; chỉ đạo hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động quảng cáo; chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho hoạt động quảng cáo; tổ chức thực hiện công tác khen thưởng trong hoạt động quảng cáo; thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quảng cáo; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo.
Tại Điều 28 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP quy định nội dung quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân tỉnh và UBND các cấp về quảng cáo tại địa phương theo phân cấp của Chính phủ theo thẩm quyền riêng gồm: cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài; tổ chức xây dựng, phê duyệt và chỉ đạo thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn; tổ chức, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về quảng cáo tại địa phương; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ về quảng cáo tại địa phương; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về hoạt động quảng cáo theo thẩm quyền; báo cáo định kỳ việc quản lý hoạt động quảng cáo trên địa bàn gửi về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước ngày 31 tháng 12 hằng năm và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Tại Điều 38, Luật quảng cáo năm 2012 quy định cụ thể: Giao UBND cấp tỉnh về xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời, bao gồm: xây dựng và phê duyệt quy hoạch quảng cáo ngoài trời tại địa phương trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Luật quảng cáo có hiệu lực; điều chỉnh quy hoạch quảng cáo theo các giai đoạn phù hợp với sự phát triển của địa phương; niêm yết văn bản quy hoạch và bản vẽ chi tiết quy hoạch tại trụ sở UBND các cấp và công bố trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời
UBND cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc xây dựng, phê duyệt quy hoạch quảng cáo ngoài trời theo quy trình sau: Xây dựng dự thảo Đề án quy hoạch quảng cáo ngoài trời; lấy ý kiến công khai của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; hoàn thiện hồ sơ và phê duyệt quy hoạch quảng cáo ngoài trời; công bố quyết định phê duyệt, niêm yết đề án quy hoạch quảng caó ngoài trời và bản vẽ chi tiết quy hoạch tại trụ sở UBND cấp và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
1.2.2.4 Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội
Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Hà Nội; thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố Hà Nội quản lý nhà nước về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, quảng cáo (trừ quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng, trên xuất bản phẩm và quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin) trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật; các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Sở VH&TT và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy quyền của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố và theo quy định của pháp luật Sở VH&TT có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND thành phố Hà Nội, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của
Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo ngoài trời
Tại điều 4 Luật Quảng cáo năm 2012 có quy định rõ một số nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo ngoài trời: a) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động quảng cáo bao gồm: Tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành theo thẩm quyền các Quyết định, Chỉ thị và các văn bản khác về hoạt động quảng cáo ngoài trời; Ban hành các Quyết định, Chỉ thị và các văn bản khác về quản lý ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo ngoài trời; Chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước. b) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển hoạt động quảng cáo gồm: tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện đề án, chương trình, dự án, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm thuộc lĩnh vực hoạt động quảng cáo ngoài trời; Chỉ đạo, hướng dẫn và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của các cấp thẩm quyền về lĩnh vực hoạt động quảng cáo ngoài trời. c) Phổ biến, giáo dục pháp luật về hoạt động quảng cáo. d) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho hoạt động quảng cáo và tổ chức thực hiện công tác khen thưởng trong hoạt động quảng cáo. e) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo: kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với ngành, nghề kinh doanh, dịch vụ hoạt động quảng cáo ngoài trời và xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền; Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động quảng cáo ngoài trời
Trong số những nội dung nhà nước quản lý quảng cáo ngoài trời, quy hoạch quảng cáo giữ vai trò quan trọng như la bàn định hướng cho quảng cáo phát triển một cách có định hướng Một quy hoạch sát thực tế và có chất lượng cao sẽ là căn cứ cho việc điều tiết, định hướng hoạt động quảng cáo phát triển hài hòa về lợi ích riêng của của thể hoạt động quảng cáo cũng như lợi ích chung của xã hội Tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 và Điều 19 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định nội dung quy hoạch quảng cáo ngoài trời, cụ thể: quy hoạch quảng cáo ngoài trời phải xác định địa điểm, kiểu dáng, kích thước, chất liệu, số lượng các phương tiện quảng cáo trên đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, trong nội thành, nội thị.
Quy hoạch quảng cáo ngoài trời cần tuân thủ các nguyên tắc sau: Phù hợp với quy định của pháp luật về quảng cáo, xây dựng, giao thông và quy định khác của pháp luật có liên quan; phù hợp với quy hoạch xây dựng của địa phương, đảm bảo mỹ quan đô thị, an toàn giao thông và trật tự ạn toàn xã hội; bảo đảm tính ổn định, công khai, minh bạch và khả thi; đảm bảo sự thống nhất, hài hòa giữa các địa phương tại các điểm tiếp giáp trên trục đường quốc lộ, tỉnh lộ; ưu tiên kế thừa các vị trí quảng cáo phù hợp với quy hoạch đã có trước; trong trường hợp thực hiện hoặc điều chỉnh quy hoạch gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân thì cơ quan phe duyệt quy hoạch có trách nhiệm tổ chức đền bù theo quy định của pháp luật; lây ý kiến các tổ chức, các nhân tham gia hoạt động quảng cáo và nhân dân. Đối với các vị trí quảng cáo ngoài trời đã được quy hoạch cần tuân thủ các yêu cầu: không đặt trong hành lang an toàn giao thông, đê điều, mạng lưới điện quốc gia; bảo đảm không ảnh hưởng đến kiến trúc cảnh quan đô thị; xác định vị trí dành cho hoạt động tuyên truyền cổ động chính trị, phục vụ lợi ích xã hội và vị trí quảng cáo thương mại.
Mục đích quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo ngoài trời
Mục đích của quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo là điều tiết, định hướng các hoạt động quảng cáo ngoài trời, giúp hoạt động này ngày càng phát triển, đảm bảo mỹ quan đô thị, an toàn giao thông, an toàn phòng cháy, nổ cũng như nhằm đảm bảo lợi ích của Nhà nước, xã hội, tổ chức, cá nhân trên cơ sở tuân thủ những quy định của pháp luật nói chung và Luật quảng cáo nói riêng
Trong giai đoạn nền kinh tế trong nước hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ luôn quan tâm và khuyến khích, tạo điều kiện cho các hoạt động quảng cáo trong khuôn khổ quy định của pháp luật.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo ngoài trời
Đường lối chính sách và sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo ngoài trời
Kinh tế thủ dô Hà Nội từ năm 2016 đến nay có nhiều biến động Theo báo cáo kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội các năm của Cục thống kê thành phố Hà Nội cho thấy: Từ năm 2016 đến năm 2019 diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, khó lường Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, hoạt động thương mại, tài chính toàn cầu suy giảm do căng thẳng thương mại giữa các nước lớn gia tăng Từ cuối năm 2019 đến nay, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng toàn cầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới
Trong bối cảnh chung, từ năm 2016 đến năm 2019 nền kinh tế vĩ mô của Thủ đô Hà Nội ổn định nhưng phải đối mặt với nhiều khó khăn Để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đã đề ra, Quốc hội, Chính phủ và Thành phố đã chỉ đạo, điều hành và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước, đồng thời đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường công tác đối ngoại, xúc tiến thương mại, quảng bá phát triển du lịch và dịch vụ Nhờ đó, tình hình kinh tế xã hội của Thủ đô tiếp tục phát triển và đạt kết quả tích cực Năm 2019, “tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 7,62%, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra. Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng 13,5%, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,46%, tổng mức hàng hóa bán ra và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 12%” 8
Từ cuối năm 2019 đến nay, do đại dịch Covid-19 diễn biến nhanh, khó lường đã ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất, kinh doanh Nhìn chung năm
2020 GRDP của thành phố tăng 3,98% so với năm 2019 Tăng trưởng GRDP năm 2020 đạt mức thấp so với kế hoạch mức tăng trưởng của năm 2019 chủ yếu do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19.
Sự phát triển của nền kinh tế - xã hội của Thủ đô sẽ có tác dụng thúc đầy ngành quảng cáo, trong đó có quảng cáo ngoài trời và ngược lại, khi ngành quảng cáo ngoài trời phát triển sẽ làm gia tăng doanh thu của sản phẩm, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Trong giai đoạn đặc biệt của nền kinh tế thủ đô bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch covid-19, toàn thành phố thực hiện giãn cách xã hội, tạm dừng tất cả các hoạt động không thiết yếu dẫn đến số lượng người thất nghiệp gia tăng và tổng sản phẩm trên địa bàn giảm đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến ngành quảng cáo
8 Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2019 của Cục Thống kế thành phố Hà Nội” nói chung và quảng cáo ngoài trời nói riêng
Dựa trên tình hình kinh tế - xã hội, các doanh nghiệp, tổ chức quảng cáo đưa ra chiến lược phát triển kinh doanh phù hợp với thị trường Đồng thời cũng căn cứ trên các đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố mà cơ quan quản lý đưa ra các cơ chế, chính sách phù hợp để tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp quảng cáo phát triển đúng định hướng.
Cơ sở hạ tầng
Trong thời kỳ đổi mới, kinh tế Hà Nội phát triển với tốc độ cao, cơ sở hạ tầng được cải tạo và xây dựng mới nhiều Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và tốc độ đô thị hóa thì cớ sở hạ tầng của Thành phố còn nhiều hạn chế, hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị, cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đều quá tải, thiếu số lượng và kém về chất lượng so với các nước trong khu vực và thế giới Hà Nội hiện có 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã Đối với 17 huyện và 01 thị xã, thành phố đã có chỉ đạo các huyện, thị xã xây dựng nông thôn mới theo định hướng quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, môi trường và các dịch vụ xã hội phù hợp với định hướng đô thị hóa, nhằm từng bước chuẩn bị cho việc hình thành đô thị trên địa bàn, hình thành khu vực dân cư và cơ sở hạ tầng trên địa bàn cấp huyện phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong quá trình huyện phấn đấu thành quận
Sau khi Quyết định số 519/QĐ-TTg, ngày 31/3/2016 về việc quy hoạch giao thông vân tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2050 được Chính phủ phê duyệt Hà Nội đã và đang từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông theo quy hoạch, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy liên kết các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng Với các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư, Hà Nội tiếp tục quan tâm, nhất là hệ thống đường vành đai, trục hướng tâm, cầu đường bộ, gắn với nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng và hạ tầng xã hội Nhiều công trình giao thông trọng điểm đã được hoàn thành như: Đường Vành đai 2 và cầu Vĩnh Tuy, đường Vành đai 3, trục phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ), quốc lộ 1A (đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi), một số đoạn tuyến của đường Vành đai 2,5 và 3,5; các công trình cầu vượt tại các nút giao thông quan trọng (nút giao Nguyễn Văn Huyên - Hoàng Quốc Việt; An Dương - đường Thanh Niên…). Trong 5 năm tới, Hà Nội tập trung giải quyết là đầu tư các tuyến đường, công trình giao thông khung kết nối khu vực đô thị trung tâm với năm đô thị vệ tinh và kết nối Thủ đô với các tỉnh, địa phương thuộc vùng thủ đô, thông qua các tuyến đường hướng tâm như: QL1A, QL3, QL6, QL21; QL21B; các trục Tây Thăng Long, Ngọc Hồi - Phú Xuyên, đường trục phía Nam; các đường vành đai như vành đai 3,5, đường vành đai 4, vành đai 5; một số cầu vượt sông như cầu Tứ Liên, cầu Hồng Hà và cầu Mễ Sở (vành đai 4); cầu Ngọc Hồi (vành đai 3,5); cầu Đuống 2 (trên QL1A cũ)…
Từ Thủ đô Hà Nội, có thể đi khắp mọi miền đất nước bằng các loại phương tiện giao thông đều thuận tiện Các loại hình vân tải trên địa bàn thành phố gồm: Đường hàng không (sân bay Quốc tế Nội Bài), đường sắt,đường thủy (cảng Phà Đen), đường bộ có xe ô tô khác (bến xa phía nam,bến xe Nước Ngầm, bến xe Gia Lâm, bến xe Mỹ Đình, bến xe Lương Yên,bến xe Yên Nghĩa).
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Tình hình quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hà Nội
Theo Tổng cục thống kê, Hà Nội là thành phố có diện tích lớn nhất Việt Nam (gồm 30 quận, huyện, thị xã), đồng thời cũng là thành phố đông dân thứ hai và có mật độ dân số cao thứ hai trong 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh của Việt Nam Sự phát của Thủ đô thu hút rất nhiều nguồn nhân lực có tác dụng thúc đẩy các ngành kinh tế trong đó có quảng cáo ngoài trời, đồng thời sự phát triển của quảng cáo ngoài trời cũng góp phần gia tăng doanh thu của sản phẩm, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế - xã hội.
Hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố rất nhộn nhịp, các sản phẩm quảng cáo ngoài trời luôn ấn tượng, sáng tạo từ màu sắc, hình ảnh cho tới thông điệp truyền tài và chủ yếu do các tổ chức, cá nhân thực hiện, thông qua hệ thống dịch vụ quảng cáo, để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của mình tới công chúng, chủ yếu tập trung tại các tuyến đường trung tâm của các quận: Đống Đa (các tuyến đường Nguyễn Lương Bằng, Tây Sơn, ChùaBộc, Đường Láng), Ba Đình (tuyến đường Nguyễn Chí Thanh, Văn Cao, LiễuGiai, Kim Mã….), Hai Bà Trưng (tuyến đường Trần Khát Chân, Đại Cồ Việt,Bạch Mai, Lạc Trung, Trần Đại Nghĩa…), Hoàn Kiếm (Phố Huế, Bà Triệu,Trần Khánh Dư…), Tây Hồ (tuyến đường Âu Cơ, Lạc Long Quân…) và tập trung tại nơi có các trung tâm thương mại, các nút giáo thông chính, nơi có tầm quan sát tốt như: ngã tự Đại Cồ Việt – Giải Phóng, Kim Liên – Đào DuyAnh, Ngã Tư Sở, Ngã tư Cửa Nam… Loại hình quảng cáo chủ yếu là bảng quảng cáo nhỏ (dưới 40m2) gắn vào mặt tiền, mặt bên tường công trình xây dựng, biển hiệu có kết hợp quảng cáo nhãn hiệu hàng hoá
Bảng quảng cáo tấm lớn theo quy hoạch đã được UBND Thành phố phê duyệt trên các tuyến đường cao tốc Thăng Long – Nội Bài, Pháp Vân – Cầu Giẽ, quốc lộ 5, quốc lộ 1, nút cầu Chương Dương, cầu Vĩnh Tuy…
Các hình thức thực hiện quảng cáo cũng rất đa dạng, phong phú: Ví dụ bảng quảng cáo tại nhà chờ xe bus, trạm trung chuyển xe bus, bảng quảng cáo đặt tại dải phân cách, gắn vào mặt tiền nhà hoặc mặt tường bên công trình xây dựng, bảng quảng cáo tại tường rào các công trình, quảng cáo băng rôn tại các giá treo có hình hoa sen do Thành phố cho phép đầu tư …
Là thủ đô của cả nước, hoạt động quảng cáo tại thành phố Hà Nội, đặc biệt là quảng cáo ngoài trời diễn ra vô cùng sôi động Bên cạnh việc truyền tải đến người dân nhiều thông tin cần thiết, góp phần đưa các sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng, việc thực hiện quảng cáo trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều bất cập Đối với công tác quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời, các cơ quan chức năng của Thủ đô đã có nhiều nỗ lực, cố gắng để chấn chỉnh các vi phạm, điều chỉnh các văn bản quản lý cho phù hợp với sự phát triển của hoạt động quảng cáo trên thực tế Đối với công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện: UBND các quận, huyện, thị xã đã nghiêm túc triển khai xây dựng kế hoạch, ban hành các quyết định kiện toàn Đội kiểm tra liên ngành kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực văn hóa - thể thao, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, công tác xây dựng tuyến phố điểm văn minh đô thị; chấn chỉnh, quản lý hoạt động quảng cáo, viết đặt biển hiệu, quảng cáo rao vặt trên địa bàn, nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan nên vẫn còn tồn tại tình trạng quảng cáo gian dối, lộn xộn, phản cảm, không đúng quy định về nội dung, kích thước Quảng cáo rao vặt còn tràn lan, đặc biệt là trong các ngõ ngách, gây mất trật tự công cộng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới mỹ quan đô thị Tình trạng băng rôn dọc quảng cáo cho các chương trình biểu diễn nghệ thuật, chương trình khuyến mại, khai trương nhà hàng…treo tràn lan tại các gốc cây, cột điện, treo trong thời gian dài dẫn đến việc rách, bạc màu gây mất mỹ quan đô thị nghiêm trọng Một số cơ sở kinh doanh sử dụng màn hình LED, bảng điện tử chạy chữ làm phương tiện quảng cáo cho nhãn hiệu, sản phẩm, dịch vụ, không thông báo sản phẩm quảng cáo tại Sở Văn hóa và Thể thao.
Quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hà Nội .36 1 Công tác ban hành và chỉ đạo tổ chức thực hiện các văn bản pháp
2.2.1 Công tác ban hành và chỉ đạo tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quảng cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội
Năm 2012 Luật Quảng cáo được ban hành và được xem là văn bản quy phạm pháp luật dưới hình thức Luật đầu tiên và có hiệu lực cao nhất về quảng cáo Luật Quảng cáo quy định cụ thể, chi về hoạt động quảng cáo; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo; quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo Sau Luật Quảng cáo, các văn bản hướng dẫn lần lượt được ban hành quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo Tại Thành phố Hà Nội, từ năm 2016 đến nay, UBND thành phố,
Sở Văn hóa và Thể thao đã ban hành nhiều văn bản về quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo ngoài trời:
UBND Hà Nội đã ban hành các văn bản quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố nhằm triển khai nội dung của Luật Quảng cáo như: Quyết định số 348/QĐ-UBND ngày 13/01/2012 điều chỉnh, bổ sung quảng cáo tấm lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2012; Quyết định số 1997/QĐ-UBND, ngày 24/4/2018 phê duyệt Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố đến năm 2020, định hướng đến 2050; Quyết định số 01/2016/QĐ-UBND ngày 20/01/2016 ban hành Quy chế quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hà Nội; Kế hoạch số 181/KH-UBND ngày 31/7/2017 về việc triển khai Chỉ thị số 17CT-TTg ngày 09/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo; Công văn số 9314/VP-KGVX ngày 05/10/2017 về việc xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng biển hiệu, bảng quảng cáo; Tờ trình số 174/TTr-UBND ngày 16/11/2017 về việc xin ý kiến phế duyệt dự án Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố
Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2050; Công văn số 12312/ VP- KGVX ngày 25/12/2017 về việc rà soát quy hoạch biển quảng cáo tấm lớn dọc các tuyến cao tốc qua địa phận thành phố Hà Nội; Công văn số 12505/VP-KGVX ngày 28/12/2017 về việc tham mưu văn bản chỉ đạo về hoạt động quảng cáo; Công văn số 9125/VP-KGVX ngày 26/9/2019 về việc xử lý các bảng quảng cáo có liên quan đến Dự án xây dựng trạm biến áp và đường dây 110kv Phú Xuyên; Thông báo số 1235/TB-UBND ngày17/10/2019 về việc kết luận của Chủ tịch UBND thành phố tại cuộc họp về đầu tư xây dựng đồng bộ các nhà chờ xe buýt trên địa bàn Thành phố và các biển quảng cáo trên dải phân cách tại 12 quận nội thành; Công văn số5169/UBND-KGVX ngày 19/11/2019 về việc lắp dựng biển tuyên truyền theo hình thức xã hội hóa; Công văn số 767/ VP-KGVX ngày 21/01/2020 về việc tăng cường quản lý nhà nước, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo; Công văn số 2958/ VP-KGVX ngày 08/4/2020 về việc tuyên truyền kết hợp quảng cáo tại nội thành Hà Nội bằng hình thức xã hội hóa; Công văn số 4549/ VP-KGVX ngày 03/6/2020 về việc đề xuất lắp đặt màn hình LED gắn trên thân cột đèn chiếu sáng phục vụ tuyên truyền chính trị kết hợp quảng cáo thương mại; Công văn số 8931/ VP-KGVX ngày 15/10/2020 về việc bổ sung quy hoạch quảng cáo ngoài trời và đề xuất lắp dựng bảng LED trên địa bàn quận
Thanh Xuân; Công văn số 9494/VP-KGVX ngày 02/11/2020 về việc thực hiện chỉ đạo xử lý sau thanh tra công tác quản lý nhà nước về cấp phép quảng cáo tấm lớn; Công văn số 5781/UBND-KGVX ngày 16/12/2020 về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thanh phố; Công văn số 975/VP-KGVX ngày 04/2/2021 về việc lắp đặt màn hình LED của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn thành phố; Công văn số 7988/VP-KGVX ngày 29/7/2021 về việc thực hiện Nghị định số 70/2021/NĐ-
CP ngày 20/7/2021 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo; Công văn số 2415/UBND-KGVX ngày 28/7/2021 về việc lắp đặt màn hình LED tại trung tâm thương mại Tràng Tiền phục vụ nhiệm vụ chính trị, chính sách, đặc biệt là tuyên truyền chống dịch Covid-19 và quảng bá hình ảnh đất nước, xúc tiến thương mại; Công văn số 6711/VP-ĐT ngày 02/7/2021 về việc hình thức đầu tư (đầu tư công) hạng mục “Biển trang trí bên trong các nhà ga S1-S12” thành “Biển thông tin và quảng cáo thương mại” bằng hình thức đầu tư xã hội hóa thuộc Dự án đầu tư tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội đoạn Nhổn ga Hà Nội.
Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã ban hành các văn bản triển khai
Luật quảng cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành đảm bảo hiệu quả, thiết thực Việc ban hành các văn bản là cơ sở để các cấp, các ngành từ thành phố đến cơ sở triển khai thực hiện đảm bảo đồng bộ, hiệu quả Cụ thể như sau: Quyết định số 1997/QĐ-UBND, ngày 24/4/2018 phê duyệt Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố đến năm 2020, định hướng đến 2050; Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 20/01/2016 của UBND Thành phố ban hành Quy chế quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố; ban hành Kế hoạch số 181/KH-UBND, ngày 31/7/2017 của UBND thành phố
Hà Nội về việc thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg, ngày 09/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước,chấn chỉnh hoạt động quảng cáo; trên địa bàn Thành phố; Công văn số3400/SVHTT-QLVH ngày 15/9/2017 về việc xử lý quảng cáo trái phép; Công văn số 3110/SVHTT-QLVH ngày 09/10/2017 về việc yêu cầu tháo dỡ các bảng quảng cáo vi phạm trên địa bàn thành phố Hà Nội; Công văn số3956/SVHTT-QLVH ngày 23/10/2017 báo cáo một số nội dung liên quan nhằm đấy mạnh thủ tục pháp lý cảu dự án xã hội hóa có quảng cáo tại cầu vượt dành cho người đi bộ; Công văn số 4022/SVHTT-QLVH ngày26/10/2017 về việc rà soát nội dung Đề án Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đên năm 2050;Công văn số 4261/SVHTT-QLVH ngày 13/11/2017 về việc góp ý dự thảoQCVN về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời; Công văn số4629/SVHTT-QLVH ngày 11/12/2017 về việc đề nghị kiểm tra, xử lý bẳng quảng cáo, biển hiệu vi phạm, không phù hợp với quy định; thông báo số 173/TB-SVHTT ngày 14/12/2017 về việc khắc phúc vi phạm trong hoạt động quảng cáo bằng băng rôn các chương trình biểu diện nghệ thuật trên địa bàn thành phố; Kế hoạch số 432/KH-SVHTT ngày 14/12/2017 về việc công tác tuyên truyền phục vụ Hội nghị thường niên lần thứ 26, diễn đàn Nghị việnChâu Á – Thái Bình Dương (APPF); Kế hoạc số 443/KH-SVHTT ngày25/12/2017 về việc kiểm tra công tác trang trí, tuyên truyền, cổ động trực quan, quảng cáo, biển hiệu trên địa bàn thành phố chào mừng năm mới 2018,Tết nguyên đán Mậu Tuất và kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Đảng cộng sảnViệt Nam; Công văn số 3110/SVHTT-QLVH ngày 16/8/2017 về việc xử lý,tháo dỡ màn hình quảng cáo vi phạm; Công văn số 3058/SVHTT-QLVH ngày 13/8/2018 về việc chấp thuận thí điểm nội dung quảng cáo trên cầu vượt cho người đi bộ của Công ty Cổ phần thương mại và truyền thông Vinashing;Công văn số 3038/SVHTT-QLVH ngày 10/8/2018 về việc rà soát Quy hoạch biển quảng cáo tấm lớn dọc tuyến cao tốc qua địa phần thành phố Hà Nội; Công văn số 562/SVHTT-QLVH ngày 06/3/2020 về việc thực hiện tuyên truyền kết hợp quảng cáo tại nội thành Hà Nội bằng hình thức xã hội hóa; Công văn số 1361/SVHTT-QLVH ngày 02/6/2020 về việc đảm bảo an toàn bảng quảng cáo; Công văn số 1437/SVHTT-QLVH ngày 08/6/2020 về việc kiểm tra, xử lý màn hình LED và các bảng quảng cáo vi phạm trên địa bàn; Công văn số 1710/SVHTT-QLVH ngày 02/7/2020 về việc tăng cường công tác xử lý vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng thực phẩm bảo vệ sức khỏe; Công văn số 1707/SVHTT-QLVH ngày 02/7/2020 về việc trả lời đề xuất hỗ trợ chính sách cho các doanh nghiệp quảng cáo trong đại dịch Covid- 19; Công văn số 2006/SVHTT-QLVH ngày 31/7/2020 về việc đề nghị phối hợp kiểm tra, xử lý hoạt động quảng cáo trên các phương tiện giao thông vi phạm Luật quảng cáo; Công văn số 2007/SVHTT-QLVH ngày 31/7/2020 về việc yêu cầu tháo dỡ các nội dung tuyên truyền, quảng cáo hết thời hạn thực hiện; Công văn số 2365/SVHTT-QLVH ngày 07/9/2020 về việc đề nghị hướng dẫn về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố; Công văn số 3534/SVHTT-QLVH ngày 09/12/2020 về việc yêu cầu tháo dỡ các nội dung quảng cáo vi phạm; Công văn số 3534/SVHTT- QLVH ngày 09/12/2020 về việc yêu cầu tháo dỡ các nội dung quảng cáo vi phạm; Công văn số 3504/SVHTT-QLVH ngày 08/12/2020 về việc đề nghị thực hiện quảng cáo trên hệ thống thùng rác công nghệ của Công ty CP Công nghệ Xanh Goda.
2.2.2 Công tác thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2.2.2.1 Công tác phối hợp của Sở văn hóa và Thể thao Hà Nội với các cơ quan khác trong thành phố về hoạt động quảng cáo ngoài trời. a) Công tác phối hợp của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội với các cơ quan trung ương: Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực quảng cáo ngoài trời, dưới sự chỉ đạo của UBND thành phố, Sở VH&TT luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan như: Bộ VHTT&DL, hiệp hội quảng cáo Việt Nam, hiệp hội quảng cáo Hà Nội, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải… Có những vấn đề mới phát sinh trong thực tế quản lý, Sở VH&TT Hà Nội đều có báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Bộ VHTT&DL, hàng tháng, hàng năm đều có tổng hợp báo cáo định kỳ việc quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố gửi về UBND thành phố Hà Nội và Bộ VHTT&DL Đối với Hiệp hội quảng cáo Việt Nam (với gần 450 hội viên là các doanh nghiệp truyền thông quảng cáo, các cơ quan thông tấn báo chí tham gia thực hiện dịch vụ quảng cáo) và Hiệp hội quảng cáo Hà Nội thường xuyên tích cực tham gia đóng góp ý kiến trong việc xây dựng Quy hoạch quảng cáo tấm lớn và quy chế quản lý hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội để phù hợp với xu thế phát triển hiện nay. Bên cạnh đó Sở VH&TT Hà Nội có sự phối hợp phổ biến, thực hiện tuyên truyền các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động quảng cáo cho các thành viên trong hiệp hội quảng cáo vừa vận động các hội viên tham gia thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về quảng cáo ngoài trời vừa đảm bảo thúc đẩy sự phát triển nghề nghiệp quảng cáo và bảo vệ quyền lợi của Hội viên theo quy định của pháp luật b) Công tác phối hợp của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội với các cơ quan thành phố: Tại Quyết định số 01/2016/QĐ-UBND ngày 20/01/2016 UBND thành phố đã ban hành Quy chế quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hà Nội có nêu rõ trách nhiệm của các sở, ngành thực nhiện nhiệm vụ:
Sở VH&TT là cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm trước UBND thành phố thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hà Nội Ngoài những nhiệm vụ được giao như: xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch quảng cáo ngoài trời; tiếp nhận, trả lời hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo theo quy định pháp luật; thẩm định các đề án tuyên truyền theo hình thức xã hội hóa kết hợp quảng cáo cho nhà tài trợ; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về hoạt động quảng cáo…, còn có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp cùng các sở, ngành, đơn vị có liên quan xác định vị trí lắp đặt, hình thức, chất liệu, kiểu dáng bảng quảng cáo tại dải phân cách, cầu vượt dành cho người đi bộ, đường hầm dành cho người đi bộ, nhà chờ xe buýt, trạm trung chuyển xe buýt, bãi, bến đỗ xe; chủ trì phối hợp với Sở Giao thông Vận tải kiểm tra, xử lý vi phạm về quảng cáo trên phương tiện giao thông
Các sở, ngành khác có nhiệm vụ phối hợp với Sở VH&TT thực hiện các công tác quản lý nhà nước theo lĩnh vực chuyên môn:
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm cung cấp thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; phối hợp xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phối; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi pạm về đất đai, môi tường của công trình quảng cáo theo thẩm quyền; thông báo kết quả xử lý vi phạm về Sở VH&TT Sở Quy hoạch Kiến trúc cung cấp thông tin quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và các nội dung liên quan; phối hợp xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch quảng cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội và tham gia ý kiến đối với một số vị trí quảng cáo trên tuyến đường trung tâm và khu vực quan trọng của thành phố khi có yêu cầu.
Sở Giao thông Vận tải phối hợp với Sở VH&TT xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch quảng cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn giao thông trong hoạt động quảng cáo theo thẩm quyết và thông báo kết quả xử lý vi phạm về Sở VH&TT; phối hợp với SởVH&TT trong quản lý, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quảng cáo trên phương tiện giao thông Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở VH&TT xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch quảng cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội và phổ biến quy định của pháp luật về viết, đặt biển hiệu cho các tổ chức khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở VH&TT, các sở, ngành liên quan và UBND quận, huyện, thị xã trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động quản cáo; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hoạt động quảng cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (có ý kiến về nội dung quảng cáo thuộc lĩnh vực của Sở quản lý), Sở Công thương có ý kiến về nội dung quảng cáo đối với quảng cáo thương mại, quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực của Sở quản lý và Sở Y tế có ý kiến về nội dung quản cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Sở cho Sở VH&TT (nơi tiếp nhận hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo) khi được yêu cầu đồng thời các
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Sở Y tế thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của hoạt động quảng cáo thuộc lĩnh vực quản lý theo thẩm quyền; thông báo kết quả xử lý vi phạm về Sở VH&TT Sở Ngoại vụ có trách nhiệm phối hợp với sở VH&TT trong hoạt động quảng cáo có yếu tố nước ngoài như: trong các sự kiện đối ngoại chính trị của Thành phố, sự kiện do tổ cức quốc tế thực hiện trên địa bàn thành phố; quảng cáo có nội dung, hình ảnh liên quan an ninh đôi ngoại; quảng cáo về hội nghị, hội thảo quốc tế và Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về quảng cáo trong lĩnh vực đối ngoại theo thẩm quyền; thông báo kết quả đến Sở VH&TT Sở Xây dựng phối hợp với Sở VH&TT xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch quảng cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội, tổ chức thẩm định và cấp văn bản thỏa thuận lắp dựng biển, bảng quảng cáo; thỏa thuận bằng văn bản về địa điểm lắp đặt bảng quảng cáo bằng hộp đèn tại thân cột đèn chiếu sáng công cộng; bảng quảng cáo tại các vườn hoa, công viên và các địa điểm thuộc thẩm quyền quản lý của Sở XD; chỉ đạo Thanh tra XD các cấp tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về quy định chuyên ngành xây dựng công trình biển, bảng quảng cáo tấm lớn theo thẩm quyền
UBND quận, huyện, thị xã phối hợp với Sở VH&TT và phòng
VH&TT quận, huyện, thị xã tổ chức tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Quy chế quản lý hoạt động quảng cáo và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trên địa bàn quản lý và xây dựng quy hoạch chi tiết một số loại hình quảng cáo tại địa phương Sở VH&TT phối hợp chặt chẽ với UBND các quận, huyện, thị xã và tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho các cán bộ phụ trách của phòng VH&TT Khi thẩm định nội dung và cấp phép biển, bảng quảng cáo đều có sự tham gia của phòng VH&TT, kết quả giải quyết cấp phép đều được gửi đến phòng VH&TT, UBND quân, huyên, xã, phường nơi có địa điểm được đề nghị cấp phép quảng cáo, từ đó năng cao vai trò quản lý nhà nước ở cơ sở và góp phần xử lý, ngăn chặn các hành vi vi phạm trong hoạt động quảng cáo ngoài trời
Hăng năm, Sở VH&TT đều tiến hành các đoàn kiểm tra liên ngành gồm các Sở, công an thành phố và phòng VH&TT các quận, huyện, thị xã để thanh tra, kiểm tra, xử lý các sai phạm đối với hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn quản lý; đề nghị các doanh nghiệp quảng cáo tự giác tháo dỡ các chân, khung biển và nội dung quảng cáo sai phạm; kiên quyết xử lý hành chính hoặc tổ chức cưỡng chế nhiều biển sai phép, không phép, không phù hợp hoặc cố tình vi phạm.
2.2.2.2 Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về hoạt động quảng cáo ngoài trời
Tại điều 3, Luật quảng cáo có nêu “Tạo điều kiện và khuyến khích và phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động quảng cáo; ưu tiên đầu tư đào tạo,bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, công chức thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo” Vì vậy, song song với việc ban hành các văn bản pháp luật, UBND thành phố và Bộ VHTT&DL đã tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn chương trình, kiến thức pháp luật về quảng cáo và nghiệp vụ tuyên truyền cổ động trực quan cho các bộ làm công tác quản lý nhà nước, đông thời chỉ đạo Sở VH&TT tổ chức công tác tập huấn và bồi dưỡng cho các phòng Văn hóa và Thông tin quận, huyện, thị xã
Đánh giá chung kết quả đạt được
Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua đã đạt được hiệu quả đáng kể:
- Đối với việc tiếp nhận hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo: Sở VH&TT đã đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, điều này giúp gắn kết việc số hoá hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết hổ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo với quá trình tiếp nhận, xử lý thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa tạo cơ sở hình thành dữ liệu sống, sạch, đủ và chính xác Hơn thế nữa, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có thể được hướng dẫn kê khai, chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo tự động mà không cần phải có sự hỗ trợ, tiếp nhận trực tiếp của cán bộ một cửa
- Đối với công tác cấp phép hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo được thực hiện đúng quy định, đúng thời gian
- Công tác thanh tra, kiểm tra: dưới sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của UBND thành phố, sự vào cuộc của cơ quan chủ trì là Sở VH&TT, phối hợp chặt chẽ với Sở Xây Dựng, Sở QH&KT, Sở GTVT, UBND các quận, huyện, thị xã đã tháo dỡ hàng trăm biển tấm lớn, bảng quảng cáo vi phạm Hàng năm đoàn thanh tra liên ngành đã kiểm tra, nhắc nhở, xử phạt các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh quảng cáo vi phạm quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo ngoài trời.Lực lượng chức năng sẽ tổ chức cưỡng chế, tháo dỡ triệt để các nội dung quảng cáo vi phạm Trường hợp vi phạm mang tính hệ thống, không chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền…, sẽ phải tạm dừng giải quyết hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo cho đến khi các tổ chức, cá nhân, nhãn hàng chấp hành xong các quyết định xử phạt hành chính và khắc phục xong hậu quả Vì vậy, hiện tượng quảng cáo không phép,sai phép gây mất mỹ quan đô thị dần được giải quyết, tình trạng quảng cáo rao vặt trái phép tồn tại gây nhức nhối dự luận và xã hội từ nhiều năm nay cũng từng bước được giải quyết bằng cách lắp dựng được các điểm quảng cáo rao vặt miễn phí trên toàn thành phố, đáp ứng được nhu cầu quảng cáo rao vặt của tổ chức, cá nhân Về cơ bản tình hình vi phạm quảng cáo rao vặt đã giảm,trên các tuyến đường, phố đã khang trang, sạch đẹp.
Đánh giá chung hạn chế và nguyên nhân
2.4.1 Sự chồng chéo và bất cập trong các văn bản pháp luật về quảng cáo
- Trong các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động quảng cáo, có nhiều nội dung chưa thống nhất với các văn bản pháp luật quản lý chuyên ngành dẫn tới khó khăn trong công tác quản lý và xử lý vi phạm như:
- Các quy định liên quan đến quảng cáo bằng màn hình nơi công cộng quá đơn giản, không quy định phải thông báo quảng cáo tới cơ quan quản lý quảng cáo là kẽ hở trong quản lý; màn hình gắn tại các cửa hàng, tòa nhà, bên trong các phương tiện giao thông chưa có quy định, hướng dẫn của Bộ chuyên ngành Do đó, việc quản lý hoạt động quảng cáo bằng màn hình chuyên quảng cáo lỏng lẻo, chưa đạt yêu cầu quản lý
- Hiện nay Sở Văn hóa và Thể thao quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời; Sở Thông tin và truyền thông quản lý hoạt động quảng cáo trên báo chí, xuất bản phẩm, mạng Internet và các phương tiện truyền thông, nhưng chưa có văn bản của Liên Bộ hướng dẫn thực hiện cụ thể và phân định trách nhiệm của hai cơ quan quản lý, đặc biệt là vấn đề quản lý màn hình chuyên quảng cáo
- Luật Đất đai năm 2013 quy định thẩm quyền cho thuê đất đối với các tổ chức là thuộc UBND cấp tỉnh Theo quy định trước đây, các doanh nghiệp quảng cáo đã ký hợp đồng với các chủ hộ gia đình (đối với đất nông nghiệp) hoặc với UBND cấp xã (đối với đất công) được cấp phép lắp dựng bảng và quảng cáo nhưng nay hết hạn hợp đồng thuê đất Từ ngày 01/7/2013 khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực sẽ không ký lại được hợp đồng với các xã, các hợp đồng ký sau thời điểm Luật quảng cáo có hiệu lực, theo hướng dẫn của sở
Tài nguyên và Môi trường là không đúng quy định của Luật Đất đai Sở VH&TT không thể tiếp nhận hồ sơ và giải quyết, đây là vướng mắc rất khó tháo gỡ ở cấp tỉnh, thành phố thuộc Trung ương.
- Việc tổ chức đấu thầu các vị trí quảng cáo sau khi quy hoạch quảng cáo được phê duyệt liên quan đến thu hồi đất, giao đất, chuyển quyền sử dụng đất là vấn đề mới trong công tác quản lý hoạt động quảng cáo, chắc chắn sẽ có lúng túng, vướng mắc trong tổ chức thực hiện quy hoạch Luật Đất đai sửa đổi năm 2013 có nhiều thay đổi về giải phóng mặt bằng, thu hồi sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và thẩm quyền cho thuê đất. Việc thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất để lắp dựng công trình quảng cáo tại vị trí đã được quy hoạch là đất nông nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn, nhiều khả năng không thể kế thừa vào quy hoạch mới Đặc biệt, việc thuê đất thực hiện các vị trí quy hoạch phải thực hiện như một dự án sẽ là khó khăn trong thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời
- Thực tế Trong quá trình thực hiện quy hoạch quảng cáo tấm lớn có nhiều khó khăn do Quyết định số 1997/QĐ-UBND, ngày 24/4/2018 về việc phê duyệt quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng năm 2050 chưa phê duyết kế hoạch triển khai thực hiện.
- Khi xây dựng Quy hoạch quảng cáo (Từ 2013-4/2018): 33 vị trí bảng quảng cáo trong nội thành đã áp dụng theo quy định tại Thông tư số19/2013/TT-BXD ngày 31/10/2013 của Bộ Xây dựng (sau đây gọi tắt làTT19) về khoảng cách “tính từ mép đường đến cạnh gần nhất của bảng tối thiểu là 5m”, kích thước bảng dưới 40m 2 : theo đó có 09 vị trí phải hủy bỏ do không đủ khoảng cách, 24 vị trí bảng phải điều chỉnh kích thước xuống dưới40m 2 Tuy nhiên, ngày 20/5/2018, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số04/2018/TT-BXD (sau đây gọi tắt là TT04), đã bãi bỏ quy định về khoảng cách và kích thước nêu trên Từ đó phát sinh những vướng mắc: 09 vị trí bảng phải hủy bỏ, không có trong quy hoạch, tuy nhiên thực tế bảng quảng cáo vẫn đang tồn tại Nay chiếu theo TT04 không trái quy định 24 vị trí bảng phải điều chỉnh kích thước, chưa điều chỉnh, hiện vẫn đang tồn tại, phù hợp quy định TT04 nhưng kích thước bảng không phù hợp với quy hoạch
- Tại khoản 6, Điều 29 Luật Quảng cáo quy định về “Văn bản chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng bảng quảng cáo; quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng địa điểm quảng cáo đối với băng-rôn”.Thực tế đối với hồ sơ thông báo lần đầu chưa có bảng quảng cáo thì không thể chứng minh được quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu bảng quảng cáo; mặt khác bảng quảng cáo gắn trên đất hay gắn vào công trình/nhà ở đều có thời hạn sử dụng địa điểm theo hợp đồng hoặc văn bản thoả thuận cho sử dụng địa điểm đặt bảng quảng cáo Sở VH&TT đã thực hiện quy định này căn cứ vào hợp đồng cho thuê địa điểm quảng cáo tại hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo Hiện nay xuất hiện việc nộp Vi bằng xác nhận hiện trạng công trình, nhà ở trong trường hợp vị trí là số tầng không có giấy phép xây dựng, không thể hiện ở giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất Nội dung này Sở đã có công văn đề nghị Bộ VHTTDL hướng dẫn nhưng chưa nhận được văn bản của Bộ).
- Hiện nay tại Hà Nội xuất hiện các loại màn hình chuyên quảng cáo (LED) dưới 20m 2 , tại mặt tiền, mặt bên tường nhà, đối với hình thức này với điều kiện thực tế là không thể quy hoạch được, hoặc có quy hoạch cũng chỉ ở hình thức màn hình chuyên quảng cáo (LED) lắp dựng một cột, diện tích trên 40m 2 .Theo Luật Quảng cáo không có quy định thành phần Hồ sơ thông báo sản phầm quảng cáo đối với màn hình chuyên quảng cáo (LED), không quy định thẩm quyền quản lý Cơ quan quản lý địa phương đang lúng túng trong quá trình quản lý đối với loại hình này
- Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày
14/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo: “Tổ chức đấu thầu các vị trí quảng cáo ngoài trời nằm trong quy hoạch theo quy định của pháp luật về đấu thầu” Việc đấu thầu vị trí quảng cáo tấm lớn sẽ liên quan đến Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu; theo hướng dẫn của sở Tài nguyên và Môi trường thì Sở VH&TT cần trình thành phố giao Trung tâm quản lý quỹ đất của thành phố tổ chức thực hiện thu hồi đất, hoàn tất thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất và tổ chức việc đấu thầu.
- Theo quy định tại Điều 6, Thông tư số: 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng: Đối với công trình quảng cáo: “Bản sao được công chứng hoặc chứng thực giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực quảng cáo” Điều này trái quy định của Luật Quảng cáo Sở Văn hoá
Thể thao đã có kiến nghị với Bộ VHTT&DL Bộ XD đã có công văn đề nghị các sở Xây dựng tỉnh, thành phố giải quyết theo Luật Quảng cáo; Sở đã đưa vào dự thảo Quy chế quản lý hoạt động quảng cáo phân công trách nhiệm cho
Sở Xây dựng và UBND quận, huyện, thị xã thực hiện cấp giấy phép xây dựng công trình bảng quảng cáo theo Quyết định số 59/2013/QĐ-UBND ngày 19/12/2013 của UBND Thành phố về quy định chi tiết một số nội dung về cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố Tuy nhiên, hiện nay Bộ XD đã có văn hướng dẫn về việc này cho UBND quận, huyện, thị xã.
2.4.2 Khó khăn, bất cập trong công tác triển khai và thực hiện
- Theo Phó Trưởng phòng Quản lý văn hóa (Sở VH&TT Hà Nội)Nguyễn Ngọc Quế, Quy chế quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố được xây dựng dựa theo Thông tư số 19/2013/TT-BXD ngày31-10-2013 của Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện quảng cáo ngoài trời Tuy nhiên, Thông tư này đã được thay thế bằng Thông tư số 04/2018/TT-BXD ngày 20-5-2018 của Bộ Xây dựng với nhiều quy định mới, dẫn đến lúng túng trong xử lý vi phạm, khó giải quyết triệt để vì đến nay Hà Nội chưa có quy chế thay thế Còn theo Trưởng phòng Văn hóa Thông tin quận Đống Đa Nguyễn Trọng Hải, do chưa có hướng dẫn xử lý đối với những biển hiệu có diện tích hơn 20m2 tồn tại trước khi có Luật Quảng cáo, nên việc xử lý gặp nhiều khó khăn.
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hà Nội
Sự phát triển của quảng cáo ngoài trời những năm gần đây diễn ra rất mạnh mẽ đã đặt ra những yêu cầu đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3.1.1 Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách
3.1.1.1 Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò của quảng cáo ngoài trời
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ, thị trường hàng hóa diễn ra đầy cạnh tranh và sôi động kéo theo sự phát triển của ngành quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo ngoài trời Một số doanh nghiệp tham gia ngành quảng vì cạnh tranh với các doanh nghiệp khác hoặc vì lợi ích kinh tế đã có nhiều hành vi vi phạm các quy định của pháp luật Một số doanh nghiệp vì không đủ hiểu biết về pháp luật, họ chỉ nghĩ đơn thuần rằng hoạt động quảng cáo chỉ là hoạt động kinh tế nhằm mang lại lợi nhuận cao mà không đánh giá đúng vai trò của hoạt động quảng cáo cũng là một hoạt động văn hóa góp phần làm đẹp cảnh quan đô thị và nâng cao giá trị văn hóa của Thủ đô.
Bên cạnh đó, nhận thức xã hội về vai trò của quảng cáo ngoài trời chưa đồng đều và thống nhất Công tác tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về quảng cáo, viết, đặt biển hiệu chưa thực sự sâu rộng, hiệu quả.Đối với một số cơ quan quản lý nhà nước, ở nơi này hay nơi khác, vẫn còn biểu hiện lo ngại về nội dung quảng cáo nên có sự e ngại và chặt ché quá đối với hoạt động quảng cáo làm hạn chế phát triển bình thường của hoạt động này Một số cơ quan quản lý nhà nước lại buông lỏng quản lý dẫn đến tình trạng quảng cáo lộn xôn, gây mất mỹ quan đô thị Vì vậy, yêu cầu đặt ra là cần nâng cao ý thức của lạnh đạo cơ quan quản lý đối với hoạt động quảng cáo nói chung và quảng cáo ngoài trời nói riêng, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho cả người làm quản lý lẫn người tham gia hoạt động quảng cáo Tăng cường hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và tăng cường hợp tác giao lưu, hội nhập quốc tế Để thay đổi được nhận thức, tư duy của xã hội về hoạt động quảng cáo, cần phải thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền, phố biến các quy định của pháp luật về quảng cáo Tuyên truyền phố biến các nội dung của Luật quảng cáo, Nghị đinh của Chính phủ, Thông tư của Bộ VHTT&DL, Bộ
XD, Quy chế, Quy hoạch của UBND thành phố và các chế tài có liên quan, tuyên truyền về trách nhiệm thực hiện các quy định của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo
3.1.1.1 Củng cố bộ máy quản lý nhà nước về quảng cáo ngoài trời
- Đối với Trung ương: Cần thống nhật Bộ nào chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hoạt động quảng cáo thay vì các quy định như hiện nay là Bộ VHTT&DL thực hiện QLNN chung về hoạt động quảng cáo; Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện QLNN về quảng cáo trên xuất bản phẩm, báo chí, internet; Bộ Công thương QLNN về quảng cáo trên các sản phẩm thương mại.
Do đó, gây nên sự chồng chéo, hiệu quản QLNN không cao và dễ gây nhầm lẫn cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo Bên cạnh đó cũng cần coi trọng công tác phối hợp giữa các ngành và các cấp để nâng cao hiêu quả quản lý.
- Đối với địa phương: Tăng cường sự lãnh đạo của UBND các quận,huyện, thị xã và sự phối hợp giữa các Sở, ngành có liên quan Cụ thể: Đối với
Sở VHTT cần tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo, viết đặt biển hiệu Rà soát, thống kê, phân loại bảng quảng cáo, chuẩn bị hồ sơ các bảng quảng cáo vi phạm, phục vụ công tác kiểm tra, xử lý Kiểm tra, xử lý, cưỡng chế, tháo dỡ bảng quảng cáo, biển hiệu vi phạm theo thẩm quyền; đề xuất phương án tổ chức, triển khai thực hiện, đảm bảo hiệu quả ; Sở XD cần thực hiện công tác cấp giấy phép xây dựng đối với công trình quảng cáo trên địa bàn thành phố theo thẩm quyền Hướng dẫn, kiểm tra công tác cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo, biển hiệu đối với UBND các quận, huyện, thị xã theo phân cấp. Phối hợp chặt chẽ với UBND các quận, huyện, thị xã kiểm tra, xử lý vi phạm, cưỡng chế tháo dỡ các bảng quảng cáo, biển hiệu, khung, chân khung bảng quảng cáo vi phạm trên địa bàn; Sở KH&ĐT cần có văn bản hướng dẫn Phòng đăng ký kinh doanh, Phòng Kinh tế phối hợp với Phòng VHTT các quận, huyện, thị xã xây dựng văn bản, mẫu, nội dung, hình thức biển hiệu theo quy định để hướng dẫn các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thực hiện ngay khi làm thủ tục cấp Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh; UBND các quận, huyện, thị xã cần tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo, viết đặt biển hiệu; kiểm tra, xử lý nghiêm, triệt để các vi phạm, ngăn chặn kịp thời vi phạm mới, tái vi phạm Chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành chức năng xử lý triệt để, hiệu quả các bảng quảng cáo, biển hiệu vi phạm; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình quảng cáo, biển hiệu có diện tích trên 20m2 tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Thường xuyên tổng hợp, cập nhật tình hình, kết quả xử lý vi phạm,những khó khăn, vướng mắc, những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện, báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của UBND Thành phố Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định về quảng cáo, viết đặt biển hiệu, hướng dẫn các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh thực hiện biển hiệu, bảng quảng cáo theo đúng quy định của pháp luật Chỉ đạo Phòng Quản lý đô thị phối hợp với phòng, ban chức năng tổ chức thực hiện cấp giấy phép xây dựng đối với bảng quảng cáo, biển hiệu có diện tích trên 20m2 theo quy định Xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện, đề ra giải pháp hiệu quả nhằm đưa hoạt động quảng cáo, biển hiệu tại các cơ sở kinh doanh trên địa bàn vào nề nếp, trật tự, đảm bảo văn minh đô thị và thực hiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực quảng cáo
3.1.1.3 Xây dựng hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ
Từ khi Luật quảng cáo ra đời, đã cơ bản tạo được hành lang pháp lý định hướng cho ngành quảng cáo phát triển Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện đã phát sinh nhiều vướng mắc, bất cập cần thiết phải điều chỉnh và bổ sung
- Đối với Luật quảng cáo: Tại Khoản 6, điều 29 Luật Quảng cáo có quy định về hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng rôn “Văn bản chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng bảng quảng cáo, quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng địa điểm quảng cáo đối với băng rôn”.
Trên thực tế khi doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo lần đầu thì tại vị trí xin cấp phép thì không thể chứng minh được quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu bảng quảng cáo đó Vì vậy cần bổ sung văn bản chứng mình quyền sở hữu hoặc sử dụng bảng quảng cáo, địa điểm quảng cáo bằng hợp đồng thuê vị trí quảng cáo.
Luật quảng cáo có quy định không thu phí quảng cáo, trên thực tế đã gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước khi thự kiện công tác thẩm định thực tế địa điểm quảng cáo Vì vậy, cần ban hành văn bản quy định mức thu phí thẩm định quảng cáo áp dụng trong trường hợp cán bộ đi thẩm định thực tế bối cảnh địa điểm lắp đặt bảng quảng cáo.
Hiện nay hình thức quảng cáo biển LED đang rất thịnh hành nhưng chưa có quy định chi tiết hướng dẫn quản lý nhà nước đối với loại hình quảng này và chưa nêu rõ trách nhiệm quản lý thuộc Sở, ngành nào Đề xuất Bộ VHTT&DL bổ sung chi tiết quy định này
- Đối với Thông tư số 04/2018/TT-BXD: Mặc dù hiện giờ Thông tư 04/2018/TT-BXD ra đời và thay thế cho Thông tư số 19/TT-BXD, nhưng tại thời điểm xây dựng Quyết định 1997/QĐ-UBND, Thông tư số 19/TT-BXD vẫn còn hiệu lực nên một số quy định tại thông tư này vẫn được áp dụng làm thiếu đồng bộ trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định 1997/QĐ- UBND Về việc này Bộ XD cần hướng dẫn chi tiết hơn về các nội dung sau: vị trí bảng quảng cáo trên đường đô thị phải cách mép đường tối thiểu 5m khiến các vị trí quy hoạch bảng tấm lớn trong khu vực nội đô có nguy cơ phải huỷ bỏ, không được kế thừa vào quy hoạch đang lập hiện nay khiến doanh nghiệp quảng cáo bức xúc, kiến nghị
- Về thủ tục chuyển đổi mục đích sư dụng đất để lắp dựng công trình quảng cáo tại các vị trí đã được quy hoạch nằm trên đất nông nghiệp; quy định về thẩm quyền và nội dung, trình tự thủ tục đấu thầu các vị trí quảng cáo theo quy định của Luật quảng cáo, hiện nay vân đề rất vướng mắc, cần có sự thống nhất hướng dẫn thực hiện của các Bộ VHTT&DL, Bộ KH&ĐT, Bộ TN&MT, Bộ XD.
Một số khuyến nghị khoa học
3.2.1 Đối với Bộ VHTT&DL
- Bộ VHTT&DL đề nghị Bộ XD nghiên cứu điều chỉnh Thông tư số 19/2013/TT-BXD, đặc biệt quy định về số lượng biển hiệu được lắp đặt; vị trí đặt biển hiệu dọc; quy định về việc đặt bảng quảng cáo tại ban công mặt tiền công trình nhà; quy định về màn hình quảng cáo lắp đặt trên các tuyến đường giao thông cần hạn chế (hoặc không được quảng cáo) Sửa đổi bổ sung Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng.
- Đề nghị Bộ VHTT&DL phối hợp với Bộ XD nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung một số điều tại Thông tư 04/2018/TT-BXD kèm theo tiêu chuẩn quốc gia về xây dựng công trình quảng cáo, đặc biệt về lắp đặt biển quảng cáo tại ban công, mặt tiền nhà… hiện nay khó áp dụng.
- Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ,phổ biến, hướng dẫn các quy định mới về công tác quản lý hoạt động quảng cáo cho các tỉnh, thành phố.
- Cần thiết có quy định về phân định trách nhiệm của các ngành, UBND các cấp, đặc biệt là quy định về phối hợp liên ngành trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo cụ thể hơn trong Nghị định của Chính phủ để giải quyết tháo gỡ vướng mắc, chồng chéo gây khó khăn trong quản lý nhà nước về quảng cáo và khó khăn của doanh nghiệp quảng cáo
3.2.2 Đối với UBND Thành phố, HĐND Thành phố
- Phân công rõ trách nhiệm của các Sở, ngành, UBND quận, huyện ,thị xã trong công tác quản lý hoạt động quảng cáo tránh chồng chéo, đùn đẩy.
- Chỉ đạo Sở TN&MT phối hợp Sở KH&ĐT tham mưu UBND Thành phố sớm có hướng dẫn quy trình, thủ tục thực hiện Luật Đất đai đối với quảng cáo tấm lớn có sử dụng đất; đặc biệt là các vị trí bảng quảng cáo tấm lớn đã lắp dựng đúng quy định pháp luật trước đây, đúng quy hoạch quảng cáo theo Quyết định số 1997/QĐ-UBND để thực hiện quản lý quảng cáo sau thời điểm ngày 24/4/2018
- Chỉ đạo UBND quận, huyện, thị xã không để doanh nghiệp quảng cáo dựng bảng tuyên truyền – quảng cáo theo đề án xã hội hoá bảng tuyên truyền trên địa bàn quản lý khi chưa được Thành phố phê duyệt Chủ trì chỉ đạo công tác tháo dỡ công trình quảng cáo vi phạm trên địa bàn
- Chỉ đạo Sở XD và Sở GT&VT ngăn chặn kịp thời và tháo dỡ bảng quảng cáo, bảng tuyên truyền xã hội hoá, biển hiệu lắp dựng sai quy định trên hè đường, dải phân cách và các bãi đỗ xe, bến xe; phối hợp với Sở Văn hoá và Thể thao xử lý vi phạm về quảng cáo.
- Thành phố có chế tài xử lý đối với các tổ chức cho thuê đất, dựng bảng quảng cáo trong khuôn viên đất dự án, khuôn viên trụ sở cơ quan, doanh nghiệp sai mục đích sử dụng đất được giao
- Cần quy định về đầu tư kinh phí để chi cho công tác cưỡng chế giải toả các công trình quảng cáo vi phạm Hiện tại, theo quy định của pháp luật thì các tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu toàn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế, điều này trên thực tế rất khó thực hiện, việc tổ chức cưỡng chế vẫn phải xin hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách của Nhà nước; địa phương khó khăn về kinh phí sẽ không xử lý tháo dỡ triệt để vi phạm
- Đối với biển hiệu, quảng cáo rao vặt, Thành phố phân cấp UBND quận, huyện, thị xã chủ trì quản lý; tiếp tục giao Sở Thông tin Truyền thông xử lý số điện thoại vi phạm trên cơ sở đề nghị của quận, huyện, thị xã và Sở VH&TT (vi phạm quảng cáo trên băng rôn).
3.2.3 Đối với các cơ quan quản lý
Cần phải xem quảng cáo ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu trong sự phát triển của nền kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, các cơ quan quản lý nhà nước cần có biện pháp tích cực nhằm nâng cao, phổ biến nhận thức của cộng đồng cũng như các cơ quan quản lý các cấp về vai trong của quảng cáo trong nền kinh tế thị trường Đề nghị cơ quan quản lý các cấp quan tâm nghiên cứu rà soát, sớm có giải pháp điều chỉnh, bổ sung những văn bản quy phạm liên quan đến quảng cáo cho phù hợp với thực tế và quy định chung của pháp luật và phù hợp với tiến trình cải cách hành chính Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên Mội trường, Bộ XD về việc hướng dẫn liên tịch thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cho thuê đất để xây dựng các công trình quảng cáo tại các vị trí đã được quy hoạch.Cần có quy định rõ về đấu thầu các vị trí quảng cáo theo quy định của LuậtQuảng cáo theo hướng cải cách hành chính, đồng thời tháo gỡ khó khăn,vướng mắc về thủ tục pháp lý cho doanh nghiệp làm quảng cáo
Các Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ liên quan tăng cường công tác phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong công tác quản lý Nhà nước về quảng cáo, công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.
Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, phổ biến hướng dẫn các quy định mới về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo tại thành phố Hà Nội Nghiên cứu, đề xuất có quy định cơ chế 1 cửa liên thông trong việc xem xét chấp thuận nội dung thực hiện quảng cáo của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo Xây dựng hướng dẫn cụ thể thành phần hồ sơ thủ tục cấp phép trên màn hình chuyên quảng cáo, nhất là loại hình quảng cáo công nghệ mới tại các cửa hàng, cửa hiệu khi họ có nhu cầu
Khuyến khích việc nộp hồ sơ quan mạng để giám thiểu hành vi tiêu cực, đảm bảo công khai, minh bạch, đồng thời rà soát, có sự đột phá trong cải cách thủ tục hành chính.
Phân cấp quản lý rõ ràng nhằm giảm và thu gọn đầu mối quản lý để tránh gây khó khăn, phiền phức cho doanh nghiệp; tăng cường hậu kiểm thay vì vừa tiền kiểm vừa hậu kiểm như hiện nay.