1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của chi nhánh hà nội thuộc công ty tnhh thương mại và đầu tư kỹ thuật ánh dương

74 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Thúc Đẩy Hoạt Động Kinh Doanh Của Chi Nhánh Hà Nội Thuộc Công Ty TNHH Thương Mại Và Đầu Tư Kỹ Thuật Ánh Dương
Tác giả Đỗ Thị Thuỳ
Trường học Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Thương mại
Thể loại báo cáo thực tập cuối khoá
Năm xuất bản 2009
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 95,26 KB

Cấu trúc

  • Chương 1: Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty (6)
    • 1.1. Tổng quan về Công ty TNHH Thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương (6)
      • 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty và Công ty TNHH Thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương (6)
      • 1.1.2. Lĩnh vực hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của công ty (8)
        • 1.1.2.1. Lĩnh vực hoạt động của công ty (8)
        • 1.1.2.2. Chức năng hoạt động của công ty (10)
        • 1.1.2.3. Nhiệm vụ của công ty (11)
      • 1.1.3. Các đặc điểm hoạt động của công ty (14)
        • 1.1.3.1. Đặc điểm về bộ máy tổ chức, quản lý trong công ty (14)
        • 1.1.3.2. Nguồn lực của công ty (19)
      • 1.1.4: Đặc điểm về lĩnh vực hoạt động của công ty (27)
      • 1.1.5. Sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh (28)
        • 1.1.5.1. Các cam kết của kinh tế của Việt Nam khi giao nhập tổ chức thương mại thế giới (28)
        • 1.1.5.2. Môi trường vĩ mô (32)
    • 1.2. Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (35)
      • 1.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (35)
      • 1.2.2. Doanh thu các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty (36)
      • 1.2.3. Tỷ trọng kinh doanh XNK các mặt hàng của công ty (38)
      • 1.2.4. Phân tích cơ cấu chi phí kinh doanh của công ty (39)
      • 1.2.5. Phân tích giá trị lợi nhuận của công ty (40)
      • 1.2.6. Thực trạng tiêu thụ hàng trong nước và quốc tế (40)
        • 1.2.6.1. Kết quả tiêu thụ hàng trong nước của công ty (40)
        • 1.2.6.2. Kết quả tiêu thụ hàng hoá theo kênh phân phối (41)
        • 1.2.6.3. Kết quả tiêu thụ hàng hoá trên thị trường quốc tế (44)
    • 1.3. Phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh (45)
      • 1.3.1. Nghiên cứu thị trường và xác định nhu cầu các loại hàng hoá (45)
      • 1.3.2. Lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh (46)
      • 1.3.3. Huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực đưa vào kinh doanh (47)
      • 1.3.4. Lựa chọn đối tác, đàm phán và ký kết hợp đồng (48)
      • 1.3.5. Quảng cáo và xúc tiến hàng hoá (50)
      • 1.3.6. Chỉ tiêu xuất nhập khẩu của công ty (51)
        • 1.3.6.1. Tỷ suất doanh lợi nhập khẩu (P) (51)
        • 1.3.6.2. Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu ( Hnk ) (51)
    • 1.4. Đánh giá về hoạt động kinh doanh của công ty (52)
      • 1.4.1. Thành tựu (52)
      • 1.4.2. Tồn tại (53)
  • Chương 2. Phương hướng và giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương (55)
    • 2.1. Mục tiêu của công ty trong thời gian tới (55)
      • 2.1.1. Mục tiêu chung (55)
      • 2.1.2. Mục tiêu cụ thể (56)
    • 2.2. Phương hướng thúc đẩy hoạt động kinh doanh ở công ty (58)
    • 2.3. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ở công ty (58)
      • 2.3.1. Nhóm giải pháp liên quan đến tìm kiếm đối tác và ký kết hợp đồng (58)
      • 2.3.2. Nhóm giải pháp trong công tác tổ chức hoạt động kinh doanh (59)
        • 2.3.2.1. Khâu xin giấy phép nhập khẩu (60)
        • 2.3.2.2. Khâu nhận hàng (60)
        • 2.3.2.3. Khâu kiểm tra hàng hoá (61)
        • 2.3.2.4. Khâu khiếu nại và đòi bồi thường (62)
      • 2.3.3. Nhóm giải pháp thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá (63)
        • 2.3.3.1. Đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh (63)
        • 2.3.3.2. Thúc đẩy kênh phân phối hàng hoá (64)
        • 2.3.3.3. Thúc đẩy xúc tiến thương mại (64)
        • 2.3.4.2. Nâng cao khả năng tài chính của công ty (65)
    • 2.4. Các điều kiện thực hiện giải pháp (65)
      • 2.4.1. Quan điểm của công ty (65)
      • 2.4.2. Nguồn lực của công ty (66)
  • Kết luận (69)

Nội dung

Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty

Tổng quan về Công ty TNHH Thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty và Công ty TNHH Thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương.

Công ty TNHH Thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương tiền thân là Công ty TNHH giao nhận và tiếp vận AAA, tên giao dịch là AAAs logistics services co, ltd Công ty được thành lập từ năm 2000, trụ sở chính tại địa chỉ số 45 Hoàng Sa, phường Đakao, quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh Các năm tiếp sau đó công ty đã không ngừng lớn mạnh mở nhiều chi nhánh và thiết lập nhiều trụ sở tại nhiều vùng trên đất nước Ngoài trụ sở chính của công ty ở Thành phố Hồ Chí Minh thì công ty còn có các trụ sở đại diện tại:

1, Thôn Vĩnh Trà, xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi.

2, Số 79 Lý Tự Trọng, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

3, Số 37/66 Đê Tô Hoàng, phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

Do điều kiện hạn chế nên tôi xin đi sâu vào nghiên cứu và tìm hiểu về chi nhánh công ty có trụ sở tại Hà Nội với tên gọi là Công ty TNHH Thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương. Địa chỉ liên hệ: Số 37/66 Đê Tô Hoàng, phường Cầu Dền, quận Hai

Bà Trưng, thành phố Hà Nội. ĐT: (84-4) 36227708.

Email: doc_han@3aservices.vnn.vn. mkthan@3aservices.vnn.vn.

Website: htpp:// www aaavietnam.com.

Giấy phép đăng ký kinh doanh tại Hà Nội số: 0102022067

Giám đốc: Hồ Ngọc Ánh.

Sự phát triển của công ty được thể hiện qua 2 giai đoạn:

* Giai đoạn 1: 2000- 2005. Đây là giai đoạn mới thành lập, tìm kiếm thị trường và khách hàng nên hoạt động của công ty còn nhiều khó khăn Do giai đoạn đầu chưa có nhiều khách hàng và thiết lập mối quan hệ, bên cạnh đó còn phải đầu tư cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cho công ty nên hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty chưa được cao Thị trường và khách hàng của công ty trong giai đoạn này chủ yếu là khách hàng trong nước và quy mô thị trường nhỏ.

Công ty đã không ngừng lớn mạnh, doanh thu và lợi nhuận tăng đáng kể, thị trường mở rộng Năm 2006 Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, đây vừa là thách thức vừa là cơ hội với các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có Công ty TNHH Thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương. Tận dụng cơ hội, công ty đã thiết lập, tìm mối quan hệ với khách hàng trong nước và trên thế giới như: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, …

Cùng với sự lớn mạnh và phát triển công ty còn tham gia nhiều hoạt động tài trợ và các chương trình từ thiện, ví dụ như:

- Từ thiện cho chương trình “Vì người nghèo” diễn ra hàng năm với số tiền là 50 triệu đồng.

- Đồng tài trợ cho chương trình “ Tuổi trẻ thủ đô” tổ chức tại Hà Nội năm 2008.

Bên cạnh đó, công ty thường xuyên cử các cán bộ nhân viên có kinh nghiệm tham gia tình nguyện các chương trình hướng nghiệp cho sinh viên, người lao động, …

1.1.2 Lĩnh vực hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của công ty.

1.1.2.1 Lĩnh vực hoạt động của công ty.

Theo giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh, lĩnh vực hoạt động của công ty bao gồm:

1, Dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hoá trong nước và quốc tế.

2, Khai thuê hải quan, môi giới hàng hoá.

4, Dịch vụ kho bãi (không bao gồm kinh doanh bất động sản).

5, Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng chủ yếu là: điện tử, điện lạnh, nguyên vật liệu xây dựng, nông thổ sản, dụng cụ thể thao, hoá mỹ phẩm, may mặc, thủ công mỹ nghệ, thiết bị vận tải xếp dỡ hàng hoá.

6, Đại lý và môi giới bảo hiểm.

7, Khai thác, sản xuất, chế biến, xuất nhập khẩu, kinh doanh khoáng sản (không bao gồm vàng, khoáng sản nhà nước cấm kinh doanh và doanh nghiệp chỉ được kinh doanh khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật).

8, Kinh doanh hoá chất (không bao gồm hoá chất nhà nước cấm kinh doanh và doanh nghiệp chỉ được kinh doanh khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật).

9, Kinh doanh du lịch, lữ hành nội địa, quốc tế.

10, Đại lý giao nhận hàng hoá.

11, Dịch vụ hàng hải, kiểm đếm hàng hoá.

12, Dịch vụ môi giới thương mại và môi giới vận tải (không bao gồm môi giới hôn nhân có yếu tố nước ngoài).

13, Sản xuất bột bả, sơn tường, buôn bán vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội, ngoại thất.

14, Mua bán: vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ ngành công nghiệp, xây dựng, giao thông, phương tiện vận tải và thiết bị phụ tùng đi kèm, thiết bị văn phòng, hàng điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, máy vi tính, hàng nông- lâm- thuỷ hải sản, lương thực, thực phẩm.

15, Gia công, sửa chữa máy vi tính, máy điện tử, máy móc phục vụ ngành công, nông, ngư nghiệp, sửa chữa container.

16, Đại lý mua, bán và ký gửi hàng hoá.

17, Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, bưu điện.

18, Dịch vụ logistics (nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi mã ký hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng).

19, Vận chuyển hành khách bằng ôtô theo hợp đồng.

20, Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.

1.1.2.2 Chức năng hoạt động của công ty. Điều lệ hoạt động của công ty: giữ vững và phát triển hơn nữa vị trí của công ty là nhà cung ứng dịch vụ tốt nhất trên thị trường; cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao, thời gian giao hàng nhanh, đưa ra các chế độ dịch vụ tốt nhất và đạt được sự tín nhiệm của khách hàng.

Công ty TNHH Thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương là một doanh nghiệp thương mại nên có các chức năng hoạt động của một doanh nghiệp thương mại Phát hiện nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ trên thị trường và tìm mọi cách để thoả mãn nhanh chóng các nhu cầu đó Không ngừng nâng cao trình độ thoả mãn nhu cầu của khách hàng để nâng cao hiệu quả kinh doanh Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các đơn vị trong ngành kinh doanh, giữa trong ngành với ngoài ngành và với thì trường quốc tế trên một quy mô rộng lớn và ngày càng khốc liệt Công ty phải định hướng khách hàng đổi mới hoạt động kinh doanh, đặt khách hàng vào vị trí trung tâm trong hoạt động của mình, không ngừng nâng cao trình độ thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng bằng chất lượng hàng hoá, phương thức phục vụ, giá cả hợp lý và bằng các hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng Giải quyết tốt các mối quan hệ trong nội bộ công ty và quan hệ giữa công ty với bên ngoài Giải quyết tốt mối quan hệ bên trong là cơ sở, nền tảng để giải quyết môi quan hệ bên ngoài của công ty Đó là mối quan hệ với bạn hàng, người cung ứng, với cơ quan cấp trên, với cơ quan quản lý chức năng có liên quan như tài chính, ngân hàng, … nhất là với khách hàng và đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp.

1.1.2.3 Nhiệm vụ của công ty.

Thứ nhất, công ty phải kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã đăng ký và mục đích thành lập của doanh nghiệp: theo khuôn khổ của pháp luật Việt Nam, các doanh nghiệp thương mại có quyền tự do kinh doanh và chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh Thực hiện quyền tự do kinh doanh, các doanh nghiệp thương mại dựa trên tổ chức nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm kết hợp với tiềm năng kinh doanh của doanh nghiệp để lựa chọn quy mô, ngành nghề kinh doanh Như vậy dựa trên cơ sở đăng ký kinh doanh,doanh nghiệp thương mại sẽ tổ chức bộ máy, thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh để thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng về những hàng hoá và dịch vụ mà doanh nghiệp đã dăng ký kinh doanh Trong quá trình hoạt động, nếu cần thay đổi, bổ sung hoặc mở rộng mặt hàng và lĩnh vưc kinh doanh, doanh nghiệp thương mại phải làm đơn khai báo và đăng ký lại với cơ quan đã đăng ký kinh doanh Sau khi được chấp nhận mới tiến hành kinh doanh.

Thứ hai, quản lý tốt lao động, vật tư, tiền vốn để nâng cao hiệu quả kinh doanh Mục đích quan trọng của kinh doanh là lợi nhuận Để thực hiện kinh doanh có lợi nhuận, doanh nghiệp thương mại phải sử dụng triệt để các nguồn lực của doanh nghiệp là lao động vật tư, tiền và các nguồn lực khác trong hoạt động kinh doanh Hiện nay việc bảo toàn và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng Chỉ trên cơ sở quản lý sử dụng các nguồn lực bên trong, doanh nghiệp thương mại mới có đièu kiện đón nhận các cơ hội hấp dẫn từ bên ngoài, mở rộng thị trường vì mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp thương mại.

Thứ ba, thực hiện phân phối theo lao động và chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp thương mại có quyền tuyển dụng, thuê mướn lao động theo yêu cầu của hoạt động kinh doanh, nhưng phải trên cơ sở đảm bảo lợi ích cho người lao động Để tạo nguồn lực kích thích người lao động doanh nghiệp thương mại phải thực hiện phân phối kết quả lao động theo số lượng và chất lượng lao động đã hao phí một cách hữu ích trong kinh doanh Trong điều kiện còn có khó khăn, các doanh nghiệp thương mại phải phát triển kinh doanh, tạo mở đầy đủ việc làm,tăng thêm thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, thực hiện phân phối công bằng, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi … sẽ là nguồn sinh lực động viên cho cán bộ công nhân viên gắn bó và quan tâm đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

1.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty được thể hiện qua bảng 2.

Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Đơn vị: triệu VND

1 Doanh thu từ hoạt động kinh doanh 46558 57287 65931

2 Kim ngạch xuất nhập khẩu 4438 3457 3062

4 Chi phí hoạt động kinh doanh 14977 17260 16295

11 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 26051 34727 44024

16 Thuế thu nhập doanh nghiệp 6579 8967 11796

Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của công ty

Qua bảng số liệu cho thấy doanh thu và lợi nhuận sau thuế đều tăng qua các năm Trong đó năm 2008 doanh thu từ hoạt động kinh doanh đạt

57287 triệu VND tăng 10.729 triệu VND so với năm 2007 tương ứng khoảng 23% Doanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụ tăng lên 65931triệu VND trong năm 2009 tương ứng tăng lên khoảng 15,1% Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên 13.416 triệu VND trong giai đoạn 2007 - 2009

1.2.2 Doanh thu các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty.

Giá trị và tỷ trọng của các mặt hàng kinh doanh của công ty được thể hiện qua bảng 3.

Bảng 3: Cơ cấu mặt hàng kinh doanh của công ty

1 Đại lý môi giới hàng hải 38743

2 Vận tải đa phương thức 19534

Trong các lĩnh vực và hàng hoá kinh doanh thì các mặt hàng trên là các lĩnh vực chiếm tỷ trọng đáng kể Qua bảng số liệu cho thấy giá trị và tỷ trọng đều tăng và tăng lên gấp hai lần trong giai đoạn 2007 - 2009 Trong bốn mặt hàng chính mà công ty kinh doanh thì đại lý môi giới hàng hải chiếm tỷ trọng cao nhất (khoảng 47% trong cả 3 năm) Ngành này chiếm tỷ trọng cao là do đây là lĩnh vực công ty kinh doanh từ lúc mới thành lập, có nhiều đối tác, thị trường rộng lớn, đơn đặt hàng với số lượng nhiều và đây cũng là loại hình kinh doanh đang được phổ biến, có nhu cầu cao trên thị trường.

1.2.3 Tỷ trọng kinh doanh XNK các mặt hàng của công ty.

Tỷ trọng kinh doanh XNK các mặt hàng của công ty được thể hiện qua bảng 4.

Bảng 4: Tỷ trọng kinh doanh XNK các mặt hàng của công ty Đơn vị: 1000 VND

Qua bảng số liệu cho thấy tổng kim ngạch XNK trong 3 năm đều tăng mạnh, tăng từ 970 triệu VND năm 2007 lên 2,219 triệu VND tương khoảng128.76% Kéo theo là sự thay đổi của kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu dao động trong khoảng 15% và 85% Nhận thấy tỷ trọng nhập khẩu cao hơn rất nhiều so với tỷ trọng xuất khẩu vì trên thực tế nhu cầu về các loại hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam rất cao và thị trường hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam chưa có nhiều mặt hàng phục vụ được cho nhu cầu xuất khẩu.

1.2.4 Phân tích cơ cấu chi phí kinh doanh của công ty.

Các loại chi phí kinh doanh của công ty được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 5 : Cơ cấu chi phí kinh doanh của công ty trong giai đoạn

3 Chi phí quản lý doanh nghiệp 3594 3293 4932 11819

Sơ đồ 6: Cơ cấu chi phí kinh doanh của công ty.

Qua biểu đồ ta thấy các loại chi phí chủ yếu trong doanh nghiệp là: chi phí bán hàng, chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp Trong ba loại chi

Chi phí bán hàng Chi phí tài chính Chi phí quản lý doanh nghiệp phí này thì chi phí bán hàng chiếm giá trị lớn nhất, chi phí tài chính chiếm tỷ lệ nhỏ Sự phân bổ giá trị các loại chi phí này là do đặc trưng của lĩnh vực hoạt động của công ty là doanh nghiệp thương mại nên sẽ phải giành cho hoạt động mua bán hàng hoá khoảng 40000 triệu VND trong tổng ba năm.

1.2.5 Phân tích giá trị lợi nhuận của công ty.

Giá trị lợi nhuận của công ty trong giai đoạn 2007-2009 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 6: Giá trị lợi nhuận của công ty. Đơn vị: triệu VND

1 Lợi nhuận bán hàng và cung ứng dịch vụ

3 Tổng lợi nhuận sau thuế 1691

Khoản lợi nhuận khác của công ty thu được trong 3 năm đều âm là do công ty phát sinh thêm nhiều chi phí đặc biệt trong kinh doanh XNK như: chi phí kho bãi, lưu kho do hàng hoá về mà chưa được giao ngay Qua 3 năm

2007 - 2009 tất cả các khoản chi phí đều tăng nhưng lợi nhuận sau thuế thu được của doanh nghiệp cũng tăng chứng tỏ công ty kinh doanh có hiệu quả.

1.2.6 Thực trạng tiêu thụ hàng trong nước và quốc tế.

1.2.6.1 Kết quả tiêu thụ hàng trong nước của công ty.

Kết quả tiêu thụ hàng trong nước của công ty được thể hiện qua bảng 7.

Bảng 7: Kết quả tiêu thụ hàng trong nước của công ty Đơn vị: 1triệu VND

3 Chi phí bán hàng và chi phí khác 4875 4812 5743

Bảng số liệu trên cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty liên tục tăng trong các năm 2007 - 2009 Tổng các loại chi phí về giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí khác cũng tăng là do công ty mở rộng quy mô kinh doanh với nhiều mặt hàng khác nhau và giá trị của hàng hoá lớn. Cùng với tăng chi phí, tổng doanh thu cũng tăng lên đáng kể điều này làm cho tổng lợi nhuận sau thuế tăng lên cụ thể là từ 1.292 tỷ VND lên 2.435 tỷ VND tương ứng gấp hai lần trong giai đoạn 2007 - 2009.

1.2.6.2 Kết quả tiêu thụ hàng hoá theo kênh phân phối.

Kênh phân phối hàng là một tập hợp có hệ thống các phần tử tham gia vào quá trình chuyển đưa hàng hoá từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng Công ty là nột doanh nghiệp thương mại và chuyên về lĩnh vực xuất nhập khẩu nên công ty áp dụng kênh phân phối gián tiếp Đây là dạng kênh phân phối mà trong đó doanh nghiệp bán hàng của mình cho người sử dụng thông qua các người mua trung gian Qua nghiên cứu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn kênh phân phối thì công ty đã quyết định lựa chọn kênh phân phối gián tiếp theo các điều kiện sau: Giới hạn địa lý của thị trường, khoảng cách từ doanh nghiệp đến các nhóm khách hàng là khác nhau có thể ngắn, có thể rất xa do thị trường của công ty là cả trong và ngoài nước; Các nhóm khách hàng trọng điểm chủ yếu là khách hàng quốc tế, sản phẩm kinh doanh của công ty lại rất đa dạng; Lực tượng bán hàng của doanh nghiệp không nhiều; Mục tiêu và lựa chọn hình thức kinh doanh của doanh nghiệp là chuyên cung ứng hàng hoá đến các đại lý, công ty khác.

Kết quả kênh phân phối hàng hoá trong nước thể hiện qua bảng 8.

Bảng 8: Kết quả phân phối hàng hoá trong nước.

Stt Địa điểm Chỉ tiêu

Giá trị hàng nhập 2603 100 5576 100 7050 100Giá trị hàng bán 2499 96 5414 97.1 6717 95.5 Đà

Qua bảng số liệu cho thấy, kết quả phân phối hàng ở ba trụ sở đều tăng lên trong giai đoạn 2007 - 2009 Giá trị hàng lưu chuyển tại Hà Nội và

TP Hồ Chí Minh cao hơn ở TP Đà Nẵng, có thể đây là hai trung tâm kinh tế lớn của đất nước nên mọi giao dịch thương mại đều diễn ra thuận lợi hơn.

1.2.6.3 Kết quả tiêu thụ hàng hoá trên thị trường quốc tế.

Kết quả tiêu thụ hàng hoá trên thị trường quốc tế được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 9: Kết quả tiêu thụ hàng hóa tại thị trường quốc tế.

Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh

Bảng số liệu trên cho thấy thị trường quốc tế chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của công ty là Châu Á Trong đó thị trường Trung Quốc luôn chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 30%), đứng thứ hia là Singapo Trong giai đoạn

2007 - 2009, tỷ trọng hàng hoá xuất nhập khẩu sang thị trường Trung Quốc giảm dần và chuyển tỷ trọng đó sang thị trường Đài Loan và các thị trường khác như Mỹ, Nhật Bản và Philipin.

Phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh

1.3.1 Nghiên cứu thị trường và xác định nhu cầu các loại hàng hoá.

Công tác nghiên cứu thị trường của công ty được tiến hành thông qua bộ phận nghiên cứu thị trường Công việc này được tiến hành thường xuyên chủ yếu là qua internet do đặc điểm của lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty là doanh nghiệp thương mại và hoạt động trên lĩnh vực logisics.Ngoài ra, hàng năm công ty thường tổ chức các hoạt động đến tham quan tìm hiểu các doanh nghiệp khác để tìm hiểu nhu cầu của thị trường và tìm kiếm khách hàng Trong năm nay, công ty đã tiến hành nhiều cuộc điều tra bằng bảng hỏi và các cuộc phỏng vấn trên thị trường miền bắc Lĩnh vực chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của công ty là logisitics, giao nhận và vận chuyển hàng hoá nên công ty thường tiến hành gửi thư mời đến một số nhà đại lý phân phối ở cả trong và ngoài nước Những mặt tốt của công tác nghiên cứu thị trường mà doanh nghiệp đã đạt được đó là: đã khai thác được những thị trừơng trọng điểm như ở các thành phố lớn, tận dụng tối đa được đội ngũ nghiên cứu thị trường Bên cạnh những kết quả mà công ty đã đạt được trong công tác nghiên cứu thị trường thì công ty cũng gặp phải rất nhiều khó khăn do hạn chế nguồn lực Là một doanh nghiệp vừa và nhỏ nên đội ngũ nhân lực trong hoạt động nghiên cứu thị trường không đáp ứng đủ cho công tác này. Công ty vẫn chưa triển khai được hoạt động nghiên cứu thị trường ở các vùng sâu vùng xa và các địa phương Do hạn chế về địa lý nên thị trường nước ngoài công ty chủ yếu nghiên cứu thông qua internet, không có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với thị trường ngoài nước Thông qua nghiên cứu thị trường công ty sẽ xác định được nhóm mặt hàng kinh doanh, tìm kiếm được khách hàng và lập kế hoạch kinh doanh cho phù hợp Từ đó công ty chuẩn bị cơ sở vật chất, chuẩn bị mặt hàng, các điều kiện để đưa vào hoạt động kinh doanh. Việc nghiên cứu thị trường và xác định nhu cầu của khách hàng về loại hàng hoá công ty lựa chọn kinh doanh không phải chỉ làm một lần mà phải làm trong cả quá trình tồn tại, phát triển kinh doanh Doanh nghiệp thương mại luôn phải nghiên cứu nhu cầu của thị trường cũng như cách đáp ứng cho các nhu cầu của khách hàng sao cho kịp thời, thuận tiện và văn minh hơn.

1.3.2 Lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh.

Chiến lược kinh doanh là định hướng hoạt động có mục tiêu của doanh nghiệp trong một thời kỳ dài và hệ thống các chính sách, biện pháp, điều kiện để thực hiện mục tiêu đề ra Chiến lược kinh doanh của công ty bao gồm: Các mục tiêu và phương hướng đi tới đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền vững trong một thời gian dài; Các chính sách, biện pháp, điều kiện cơ bản quan trọng để đảm bảo quá trình hoạt động kinh doanh; Trình tự hành động và các điều kiện để thực hiện các mục tiêu đề ra.

Mục tiêu của chiến lược kinh doanh bao gồm mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn; Mục tiêu ngắn hạn của công ty là mục tiêu đề ra cho một chu kỳ kinh doanh hoặc cụ thể hoá mục tiêu cho từng tháng, quý Đây là mục tiêu rất cụ thể, nó xuất phát từ điều kiện cụ thể của thị trường khách hàng, nguồn hàng và nguồn lực hiện tại của doanh nghiệp Ví dụ, doanh nghiệp đang kinh doanh thua lỗ thì phải làm thế nào cho bớt lỗ, phải tăng thu, giảm chi, từ chỗ lỗ nhiều đến lỗ ít, không lỗ và có lãi Mục tiêu được coi là đúng đắn khi nó đáp ứng được các tiêu chuẩn: tính cụ thể, tính linh hoạt, tính định lượng, tính khả thi, tính nhất quán và tính hợp lý; Mục tiêu dài hạn là lợi nhuận, vị thế, an toàn.

1.3.3 Huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực đưa vào kinh doanh.

Các nguồn lực mà công ty đưa vào hoạt động kinh doanh là vốn hữu hình như tiền, vàng, ngoại tệ, nhà cửa, kho tàng và vốn vô hình như sự nổi tiếng của nhãn hiệu, sự tín nhiệm của khách hàng …Nguồn vốn được huy động từ vốn chủ sở hữu, vốn vay của ngân hàng thương mại, vốn góp của cổ đông, vốn liên doanh liên kết, vốn từ nguồn tiền trả trước của khách hàng và vốn phải trả sau của công ty Nguồn nhân lực với tài năng, học vấn, kinh nghiệm nghề nghiệp được đào tạo cũng là một nguồn lực quan trọng được huy động vào hoạt động kinh doanh Công ty đã có một đội ngũ nhân lực đại học chiếm đại đa số chiếm khoảng 77% Đây là một điểm lợi thế và sẽ là điều kiện rất tốt để công ty tận dụng và phát huy được nguồn nhân lực trong hoạt động kinh doanh của công ty Các nguồn lực khác trong công ty như: nguồn bị… Công ty đã biết kết hợp nguồn lực vật chất với con người để hoạt động kinh doanh được tiến hành một cách nhanh chóng, thuận lợi cả bề rộng và bề sâu Các nguồn vốn được huy động sử dụng vào các hoạt động như vận chuyển hàng hoá và mua sắm, cải tiến thiết bị trong hoạt động kinh doanh, một phần dùng để chi trả lương cho nhân viên và công tác đào tạo nguồn nhân lực…Nguồn nhân lực của công ty được bố trí phù hợp với trình độ và khả năng của từng nhân viên, những thành viên đã học đã có trình độ thạc sĩ hoặc cao hơn thường được giữ nhiệm vụ lãnh đạo và các cấp được phân bổ hợp lý trong bộ máy quản lý.

1.3.4 Lựa chọn đối tác, đàm phán và ký kết hợp đồng.

Thị trường hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm cả thị trường trong nước và quốc tế nên việc lực chọn đối tác và ký kết hợp đồng sẽ rất phức tạp và gặp nhiều khó khăn Doanh nghiệp phải hiểu rõ điều kiện chính trị, thương mại, luật pháp, tập quán thị hiếu, ước tính được dung lượng thị trường và sự biến động giá cả của mặt hàng xuất nhập khẩu ở thị trường nước ngoài Nội dung nghiên cứu bao gồm: Những đánh giá khái quát về thương nhân; Chọn mặt hàng và phương thức xuất nhập khẩu; Mục tiêu và biện pháp thực hiện; Ước tính sơ bộ hiệu quả xuất nhập khẩu: xác định các chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu, tỷ suất doanh lợi, điểm hoà vốn và thời gian hoà vốn.

Nội dung cơ bản của hợp đồng xuất nhập khẩu, hai bên thoả thuận các vấn đề: Nội dung của công việc xuất khẩu; Bao bì, đóng gói, ký mã hiệu hàng hoá;Thời gian, phương tiện, địa điểm giao hàng và quyền sở hữu hàng hoá;Giám định hàng hoá; Điều kiện xếp dỡ hàng hoá và thưởng phạt; Những chứng từ cần thiết cho lô hàng xuất nhập khẩu; Đồng tiền thanh toán, phương thức và thời hạn thanh toán; Trách nhiệm của các bên do vi phạm hợp đồng; Các thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng; Hiệu lực của hợp đồng. Để thực hiện tốt các công việc trên thì doanh nghiệp phải tiến hành công cuộc nghiên cứu thị trường để lựa chọn đối tác, thị trường và lập chiến lược kinh doanh Đây là hoạt động tiên quyết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tham gia vào thị trường quốc tế Đó là quá trình điều tra, khảo sát để tìm khả năng bán hàng đối với một hoặc một nhóm sản phẩm Trong công tác thanh toán, công ty thường thanh toán bằng hình thức chuyển tiền trực tiếp và thanh toán bằng LC là chủ yếu Đối với tác lâu năm, có mối quan hệ tốt thì công ty thanh toán bằng hình thức chuyển tiền trực tiếp Đối với các đối tác mới hợăc các hợp đồng có giá trị lớn thì công ty thanh toán bằng LC Hợp đồng thanh toán chuyển tiền thông qua tài khoản số 5435992010 tại ngân hàng Techcombank, chi phí chuyển tiền do bên chuyển tiền trả Bộ hồ sơ ngân hàng yêu cầu để chuyển tiền là: Lệnh chuyển tiền, Hợp đồng nhập khẩu hàng hoá, Giấy phép nhập khẩu, Tờ khai hải quan, hoá đơn thương mại và các giấy tờ liên quan.

Nhà xuất khẩu phải có nhiệm vụ xuất trình bộ chứng từ theo đúng yêu cầu của LC thông qua ngân hàng thông báo xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng Việt Nam xin thanh toán Bộ chứng từ bao gồm:

- 02 bản hoá đơn thương mại.

- 02 bản vận đơn gốc hoặc chứng từ vận tải.

- 01 bản gốc + 01 bản sao giấy chứng nhận xuất sứ.

- 02 bản gốc kê khai đóng gói.

- 01 giây chứng nhận bảo hiểm.

Ngân hàng thương mại có nhiệm vụ kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp thì ngân hàng chấp nhận trả tiền Nếu không phù hợp với các điều khoản trong hợp đồng hoặc một số giấy tờ có liên quan thì ngân hàng thông báo cho công ty để công ty xem xét có chấp nhận thanh toán hay không để ngân hàng có thể chấp nhận thanh toán với nhà xuất khẩu.

1.3.5 Quảng cáo và xúc tiến hàng hoá.

Quảng cáo và xúc tiến hàng hoá có một vai trò rất quan trọng như: kích thích hiệu quả bán hàng, kích thích sức mua hàng Hoạt động quảng cáo xúc tiến thương mại sẽ giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội phát triển các mối quan hệ thương mại với các bạn hàng trong nước và quốc tế Thông qua hoạt động xúc tiến thương mại các doanh nghiệp có điều kiện để hiểu biết lẫn nhau, đặt quan hệ buôn bán với nhau Ngoài ra hoạt động xúc tiến thương mại giúp các doanh nghiệp có thêm thông tin về thị trường, có điều kiện để nhanh chóng phát triển kinh doanh và hội nhập vào kinh tế khu vực Nhờ có hoạt động xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp có thông tin tốt về khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh Qua đó, doanh nghiệp có hướng đổi mới kinh doanh, đầu tư công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh.

Xúc tiến thương mại là công cụ hữu hiệu trong công việc chiếm lĩnh thị trường và tăng tính cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường Thông qua các hoạt động xúc tiến, các doanh nghiệp tiếp cận được với thị trường tiềm năng của doanh nghiệp, cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết, những dịch vụ ưu đãi để tiếp tục chinh phục khách hàng và lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh Các hoạt động xúc tiến sẽ tạo ra hình ảnh đẹp về doanh nghiệp trước con mắt của khách hàng, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhờ đó mà không ngừng tăng lên Công ty đã tiến hành quảng cáo về hình ảnh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: internet, báo chí, tham gia các hội trợ triển lãm, quảng cáo thương mại, đặc biệt là thông qua các khách hàng truyền thống của công ty.

1.3.6 Chỉ tiêu xuất nhập khẩu của công ty.

1.3.6.1 Tỷ suất doanh lợi nhập khẩu (P).

CP Trong đó: - P: Tỷ suất doanh lợi nhập khẩu.

- DT: Doanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụ.

- CP: Tổng chi phí kinh doanh cua doanh nghiệp trong kỳ.

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ: một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu Các số liệu: P2007, P2008, P2009 trên đều lớn hơn 1 chứng tỏ trong cả 3 năm doanh nghiệp kinh doanh đều có lãi và hiệu quả.

1.3.6.2 Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu ( Hnk ).

Trong đó: Hnk: Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu.

DTnk: Doanh thu do nhập khẩu mang lại (bằng bản tệ).

CPnk: chi phí bằng ngoại tệ cho nhập khẩu (bằng ngoại tệ).

Chỉ tiêu này cho biết phải chi ra bao nhiêu ngoại tệ để có được 1 đồng bản tệ. Dựa vào các số liệu trên: 1USD = 18,260VND năm 2007

Đánh giá về hoạt động kinh doanh của công ty

Trong những năm qua kết quả hoạt động kinh doanh của công ty dã không ngừng phát triển lên Hệ thống đội ngũ nhân viên không ngừng lớn mạnh về cả số lượng và chất lượng Thị trường của công ty được mở rộng, doanh thu hàng năm không ngừng tăng lên kéo theo là lợi nhuận của công ty cũng tăng lên đáng kể.

Ban lãnh đạo công ty là đội ngũ nhân sự có kinh nghiệm, chịu trách nhiệm cao đã dẫn dắt toàn bộ của công ty đật được hầu hết các mục tiêu đề ra;

Bộ máy quản lý công ty được sắp xếp một cách hợp lý, cán bộ công nhân viên trong các phòng ban được điều chỉnh, phân công đúng nhiệm vụ và chức năng, thường xuyên được đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn; công ty đã biết sử dụng hợp lý nguồn vốn được huy động để đầu tư và phát triển thị trường; Công ty có nguồn vốn đủ và có khả năng kiểm soát vốn tốt; Môi trường làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo, năng động; Đội ngũ lãnh đạo có kinh nghiệm và trách nhiệm cao; Vị trí công ty ở trung tâm thành phố, có nhiều chi nhánh rộng khắp với số lượng khách hàng lớn; Hiện tại công ty đã có một vị thế tốt trên thị trường, được nhiều khách hàng biết đến.

Các nguyên nhân tạo nên thành tựu của công ty là: tác động từ xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam tạo ra nhiều cơ hội cho công ty khi gia nhập vào thị trường và tìm kiếm khách hàng; Nhu cầu của thị trường về các lĩnh vực kinh doanh của công ty ngày càng nhiều và đa dạng tạo ra nhiều điều kiện tốt để công ty phát huy và tận dụng được tiềm lực của mình.

1.4.2 Tồn tại. a, Những tồn tại trong công tác nghiên cứu thị trường: Tuy công ty đã có bộ phận nghiên cứu thị trưòng nhưng do thị trường của công ty rất rộng lớn cả trong nước và quốc tế nên công ty gặp nhiều hạn chế trong công tác nghiên cứu thị trường Công ty chỉ tập trung vào các thị trường trọng điểm:trong nước (các thành phố lớn), quốc tế (các khách hàng truyền thống như: ty rất đa dạng nên bộ phận nghiên cứu thị trường vẫn chưa chuyên sâu vào từng lĩnh vực kinh doanh, thị trường nhỏ lẻ ở các địa phương vẫn chưa tiếp cận được b, Những tồn tại trong lựa chọn khách hàng và ký kết hợp đồng. Khách hàng chủ yếu của công ty là những khách hàng quen thuộc, chưa mở rộng được thị trường trong nước cũng như quốc tế Công ty vẫn bị động trong việc cung ứng các loại hàng hoá cho khách hàng, công tác đàm phán về giá cả vẫn phụ thuộc nhiều vào đối tác Hình thức thanh tiền chủ yếu là chuyển tiền trực tiếp và LC nên đôi khi cũng gặp phải nhiều khó khăn về thời gian, chi phí làm thủ tục dẫn đến làm giảm hiệu quả kinh doanh Thanh toán bằng thư tín dụng LC có thẻ dẫn đến nhiều sai xót như nhầm tên, địa chỉ…Một lỗi sai bị phạt 10USD/ lần và 5USD/ điện phí (chưa có VAT) Nếu công ty muốn thay đổi giá trị hàng hoá thì phải mất thêm khoản chi phí là 0.1% giá trị số tiền sửa Trong khâu khiếu nại và giải quyết các khiếu nại, công ty gặp nhiều lúng túng khi xử lý do chưa lập ra được phòng ban riêng chuyên trách về nhiệm vụ này c, Những tồn tại trong công tác tiêu thụ hàng hoá Công ty đã sử dụng các hình thức quảng cáo, xúc tiến trên các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu là trên internet nhưng số lượng khách hàng biết đến còn hạn chế Thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty là những trung tâm lớn nên chưa tiếp cận đến được các địa điểm vùng sâu, vùng xa Những hạn chế trên làm cho công tác tiêu thụ hàng hoá của công ty gặp rất nhiêu khó khăn Nguồn vốn của công ty nhỏ nên khi có nhiều đơn đặt hàng có giá trị lớn thì công ty khó thực hiện.

Phương thức thanh toán các đơn hàng của công ty bằng thư tín dụng

LC chưa linh hoạt và có nhiều khó khăn, hạn chế; Khách hàng của công ty chủ yếu là khách hàng truyền thống và quen thuộc nên nhiều điều khoản trong hợp đồng không chặt chẽ, dẫn đến nhiều khó khăn trong thực hiện hợp đồng của công ty mỗi khi có khiếu nại; Nguồn vốn vốn của công ty có hạn nên mất cơ hội thực hiện và ký kết các hợp đồng lớn

Thủ tục làm chứng từ hải quan cồng kềnh, chưa thống nhất tạo ra nhiều thiếu xót và tăng chi phí, thời gian, giảm hiệu quả kinh doanh; Cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn chưa hoàn chỉnh, phương tiện vận tải còn lạc hậu và kém chất lượng; Thị trường của công ty rộng lớn, đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều; Chính sách thuế khoá và tỷ giá hối đoái của nhà nước không ổn định Điều này dẫn đến nhiều khó khăn với cán bộ nhân viên do chưa thích ứng được sự phức tạp và thay đổi của nhà nước khiến việc thực hiện hợp đồng bị chậm trễ.

Phương hướng và giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương

Mục tiêu của công ty trong thời gian tới

Mục tiêu chung của công ty trong nhiều năm là lợi nhuận, an toàn và vị thế.

Mục tiêu lợi nhuận: là doanh thu phải lớn hơn chi phí, doanh thu lớn, tìm kiếm và đấp ứng được nhiều thị trường, bán được nhiều hàng và giảm được chi phí, thu được lợi nhuận cao.

Mục tiêu an toàn: trong thị trường cạnh tranh , môi trường kinh doanh thường có những biến động to lớn và nhanh chóng mà nhiều dự đoán lạc quan nhất cũng không thể tính đến Tất cả những biến động gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp khi mới đầu tư vào một thị trường phải đặt ra mục tiêu an toàn trong kinh doanh

Mục tiêu vị thế: Bất kì doanh nghiệp nào cũng đạt được vị thế ngày càng cao trên thương trường Tỷ trọng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường càng cao gắn với quy mô của doanh nghiệp và phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp xác định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

Mục tiêu cụ thể của công ty hàng năm là:

Tăng doanh thu bán hàng: 17% -19%.

Tăng lợi nhuận sau thuế: 12% -14%.

Giảm chi phí về giá vốn, chi phí quản lý và chi phí bán hàng: 7% - 8%.

Mục tiêu cụ thể trong năm 2010 được thể hiện qua bảng 10.

Bảng 10: Mục tiêu cụ thể trong năm 2010. Đơn vị triệu VND

1 Doanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụ 44645.23

3 Chi phí bán hàng và chi phí khác 14687.39

Nguồn kế hoạch kinh doanh

Mục tiêu đặt ra với phòng xuất nhập khẩu:

- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng: 16% -18%.

- Doanh thu bán hàng từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu tăng: 24%.

- Lợi nhuận sau thuế từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu tăng: 17%.

Tỷ trọng xuất nhập khẩu đặt ra năm 2010 được thể hiện qua bảng 11.

Bảng 11: Chỉ tiêu về tỷ trọng xuất nhập khẩu năm 2010.

1 Tổng kim ngạch XNK ( 1000VND) 2640610

Nguồn phòng kế hoạch kinh doanh

Phương hướng thúc đẩy hoạt động kinh doanh ở công ty

Tiếp tục củng cố và cải thiện bộ máy quản lý của công ty và các chi nhánh tại trụ sở Hà Nội và các tỉnh thành khác; Tổ chức các đợt đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên, xây dựng mối quan hệ tốt giữa các phòng ban trong công ty; Tập trung, tăng cường và phát triển thị trường trong và ngoài nước; Nghiên cứu thị trường, mở rộng và phát triển thêm các lĩnh vực hoạt động kinh doanh trong công ty; Duy trì tốt các công tác tổ chức công đoàn,thiết lập các quỹ khen thưởng, phúc lợi cho cán bộ công nhân viên trong công ty; Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phát triển kinh doanh.

Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ở công ty

2.3.1 Nhóm giải pháp liên quan đến tìm kiếm đối tác và ký kết hợp đồng. Để công việc tìm kiếm đối tác diễn ra được thuận lợi thì phòng Maketing rất quan trọng Giải pháp đặt ra để phát triển bộ phận này là phải thực hiện các nhiệm vụ sau: Phát triển nghiên cứu thị trường bằng các cuộc khảo sát, điều tra trực tiếp (thông qua bảng hỏi thu thập thông tin, phỏng vấn trực tiếp), qua internet, liên hệ trực tiếp để giao dịch… Đảm bảo tốt nguổn vốn, chi phí, nguồn nhân lực và các phương tiện phục vụ cho việc tìm kiếm thị trường và khách hàng.

Về phía nhà cung ứng: Công ty thường hay phụ thuộc vào các nhà cung ứng hàng hoá về các điều khoản trong hợp đồng như giá cả, thời hạn thanh toán, phương tiện thanh toán… Biện pháp đưa ra hiện tại là công ty chủ động chào hàng thông qua gọi điện, gửi thư chào hàng hoặc email Công ty chủ động được vấn đề này, công ty sẽ tìm được nguồn hàng mới và chủ động trong thực hiện các điều khoản của hợp đồng mua bán Trong ký kết hợp đồng thì công ty cần xem xét kĩ lưỡng về các điều khoản đặt ra nhu quy cách phẩm chất hàng hoá, giá cả và các điều khoản có lợi cho công ty, các điều mà công ty phải làm là: Đối tác của công ty chủ yếu là khách hàng quen nên việc tìm hiểu khai thác các khách hàng mới cả trong nước và quốc tế là công việc cần thiết với điều kiện kinh doanh của công ty hiện nay; Phát triển, đầu tư vào bộ phận nghiên cứu thị trường, đào tạo các nhân viên nghiên cứu thị trường nhanh nhạy và chuyên nghiệp hơn; Quan tâm đến việc đi tham quan trực tiếp đơn vị của đối tác để tạo mối quan hệ tốt hơn, đồng thời tìm hiểu được đối tác của mình; Kết hợp song song hai hình thức đàm phán trực tiếp hoặc gián tiếp để tiết kiệm chi phí và hạn chế được những yếu điểm của công ty.

2.3.2 Nhóm giải pháp trong công tác tổ chức hoạt động kinh doanh.

Nhóm giải pháp trong công tác tổ chức bao gồm: Hoàn thiện mô hình tổ chức quản trị và phân bố mạng lưới kinh doanh tối ưu đối với công ty, công tác này được thực hiện là thường xuyên kiểm tra và sắp xếp lại mô hình tổ chức trong công ty, những thành viên có năng lực sẽ được thuyên chuyển lên vị trí cao hơn, tập trung vào thị trường trọng điểm và có khả năng t ; Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động, lề lối làm việc của từng bộ phận, từng khâu trong hệ thống tổ chức của công ty; Xây dựng và không ngừng hoàn thiện điều lệ (hoặc quy chế) tổ chức và hành động của công ty;Xác định nhân sự tuyển chọn và bố trí những cán bộ hợp lý vào những khâu quan trọng để đảm bảo sự vận hành và hiệu lực của cả bộ máy; Thường xuyên xem xét, đánh giá thực trạng của bộ máy và cán bộ để có biện pháp chấn chỉnh và bổ sung kịp thời tạo điều kiện cho bộ máy có sức mạnh phù hợp luôn thích ứng với yêu cầu, nhiệm vụ kinh doanh của công ty.

2.3.2.1 Khâu xin giấy phép nhập khẩu.

Công tác xin giấy phép nhập khẩu phải chú ý đến các vấn đề sau: Chuẩn bị tốt giấy tờ và các chứng từ khi làm thủ tục hải quan để giảm bớt chi phí, tiết kiệm thời gian khi làm thủ tục xin giấy phép nhập khẩu; Quá trình thực hiện nhập khẩu hàng hoá được diễn ra theo trình tự sau: Đầu tiên phải xin giấy phép nhập khẩu, tiến hành mở LC sau đó đôn đốc bên giao hàng, mua bảo hiểm cho hàng hoá và làm thủ tục thanh toán.

Hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu phải bao gồm: Đơn đăng kí nhập khẩu tự động.(có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân trong lần đầu đăng kí nhập khẩu); Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 01 bản sao + Họp đồng nhập khẩu (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân trong lần đầu đăng kí nhập khẩu); LC hoặc chứng từ thanh toán hoặc xác nhận thanh toán của ngân hàng bao gồm: 01 bản sao(có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân trong lần đầu đăng kí nhập khẩu); Vận đơn hoặc chứng từ vận tải của lô hàng:

01 bản sao (có sao y bản chinh của thương nhân); Tờ khai hải quan có xác nhận thực nhập của lô hàng Trong 10 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ công ty sẽ được cấp giấy phép nhập khẩư.

Quá trình làm thủ tục thanh toán sẽ được diễn ra trước hoặc sau khâu nhận hàng Những giải pháp để khắc phục khó khăn trong khâu thanh toán tiền là: Hình thức thanh toán của công ty bằng thư tín dụng LC nên sẽ dẫn đến nhiều sai xót, công ty cần tập trung tốt và thực hiện cẩn thận các công việc: Ghi tên, địa chỉ, số tài khoản để giảm thiểu chi phí phát sinh và thời gian làm thủ tục nhận hàng; Ngoài phương thức thanh toán bằng thư tín dụng LC thì công ty có thể áp dụng nhiều hình thức thanh toán khác như thanh toán nhờ thu, tín dụng chứng từ…Để có thể linh hoạt và chủ động trong quá trình thanh toán; Công ty phải chuẩn bị tốt về việc mở LC để đáp ứng kịp thời và thuận lợi cho đối tác khi họ yêu cầu trong giao dịch; Thường xuyên kiểm tra và đôn đốc bên xuất khẩu gửi bộ chứng từ Packing list, Invoice, gửi thông báo cho công ty nhận bộ chứng từ để nhanh chóng, kịp thời nhận hàng hoá về và giao đúng tiến độ cho khách hàng; Công ty có thể áp dụng thanh toán theo các hình thức: thanh toán trước, thanh toán ngay, thanh toán sau, thanh toán một lần hay nhiều lần sao cho hai bên cùng có lợi.

Các thủ tục bốc dỡ và nhận hàng phải làm theo trình tự sau: Làm thủ tục hải quan cho hàng hoá nhập khẩu; Nhận thông báo nộp thuế nhập khẩu; Lập bảng đăng ký hàng đường biển giao cho cảng; Nhận và ký bảng quyết toán nhạn hàng nếu là tàu chuyến; Thông báo cho chủ hàng nội địa thời gian giao hàng, và kiểm tra lại kho bãi chứa hàng (nếu đưa về kho riêng); Xuất trình vận đơn gốc cho đại diện hãng tàu để đổi lấy lệnh giao hàng D/O, làm thủ tục hải quan và nộp thuế nhập khẩu; Kiểm tra sơ bộ hầm tàu, công cụ vận tải và tình trạng hàng hoá xếp bên trong khi dỡ hàng (nếu nhận nguyên tàu hoặc nguyên container); Tổ chức dỡ hàng, nhận hàng và quyết toán với tàu theo từng vận đơn hoặc toàn tàu.

2.3.2.3 Khâu kiểm tra hàng hoá.

Sau khi nhận hàng hoá được nhập về, công tác kiểm tra hàng hoá phải được tiến hành cẩn thận và kỹ lưỡng bao gồm các công tác sau: Tiến hành kiểm tra, so sánh, đối chiếu số lượng, chất lượng hàng hóa thực nhập với các số liệu ghi trên chứng từ; Kiểm tra thông tin xác nhận hàng hoá; Thiết kế các đầu mối giao nhận hàng hoá; Kiểm tra và nhận hàng hoá;Đóng gói hàng hoá; Ghi nhãn mác phù hợp với quy định về vận chuyển; Kê khai hải quan xuất hàng, kê khai thủ tục xuất hàng, kê khai thủ tục giao hàng; Kiểm soát đầu mối luân chuyển hàng; Kê khai nhận hàng và kiểm tra hàng với cơ quan hải quan; Kiểm tra sơ bộ và vận chuyển hàng đến địa chỉ chính xác; Làm thủ tục bàn giao và kiểm tra lại hàng hoá và xác nhận hàng hoá còn nguyên đai nguyên kiện; Chuẩn bị và xem xét kỹ lưỡng các giấy tờ liên quan đến hàng hoá vì nếu thủ tục không khớp thì công ty sẽ không được nhận hàng và sẽ dẫn đến tăng chi phí, gây ra nhiều tổn thất; Tổ chức dỡ hàng nhanh để giải phóng tàu nhằm giảm bớt tiền phạt do dỡ hàng chậm; Nhận hàng và quyết toán với tàu đầy đủ và chính xác; Phát hiện kịp thời những tổn thất của hàng hoá và lập đầy đủ các giấy tờ hợp lệ, kịp thời gian để khiếu nại các bên liên quan.

2.3.2.4 Khâu khiếu nại và đòi bồi thường

Hoạt động khiếu nại và đòi bồi thường là hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính, hình ảnh và uy tín của công ty Vì vậy, công ty cần phải thực hiện tốt các công tác sau: Am hiểu về pháp luật Việt Nam và quốc tế, các điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh để tránh những tổn thất đến với công ty; Chuẩn bi đầy đủ bộ hồ sơ, chứng từ và kiểm tra kỹ lưỡng trước khi làm thủ tục để tránh những sai xót, nhầm lẫn có thể xảy ra Thành lập phòng chuyên trách về làm nhiệm vụ khiếu nại và bồi thường để giải quyết những vấn đề của khách hàng; Thường xuyên trao đổi, tham khảo ý kiến của các chuyên gia về kinh tế và luật pháp để công ty đi đúng hướng trong hoạt động kinh doanh của mình; Khi xảy ra trường hợp khiếu nại, công ty nên gặp trực tiếp khách hàng và tiến hành thương lượng, tìm hiểu nguyên nhân, sai xót sau đó chuẩn bị và kiểm tra lại giấy tờ, thủ tục liên quan để tiến hành giải quyết khiếu nại; Hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp khiếu nại, bồi thường vì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh, uy tín, quan hệ với khách hàng của công ty.

2.3.3 Nhóm giải pháp thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá

2.3.3.1 Đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh. Để tiến hành đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh ở công ty thì công ty phải thực hiện các nghiệp vụ sau: Nghiên cứu nhu cầu mặt hàng cua khách hàng về quy cách, cỡ loại, số lượng, trọng lượng, màu sắc, thời gian, địa điểm bán hàng, giá cả hàng hoá và dịch vụ Đây là những vấn đề đầu tiên và quan trọng để công ty có thể tiến hành hoạt động đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh; Khi lập danh mục đơn hàng công ty phải tuân thủ theo các yêu cầu sau: Lựa chọn mặt hàng và đặt mua hàng phải phù hợp với nhu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng, quy cách, phẩm chất, màu sắc,… và thời gian giao hàng; Phải nắm vững khả năng mặt hàng đã có hoặc có thể mua được ở doanh nghiệp thương mại; Phải tìm hiểu kỹ đối tác về chất lượng măt hàng, trình độ tiên tiến của mặt hàng, công nghệ chế tạo mặt hàng, giá thành và giá bán cua đối tác và khai thác đến mức cao nhất khả năng đáp ứng của nhà cung ứng; Các lĩnh vực và ngành kinh doanh cua công ty là rất rộng song công ty vẫn chỉ tập trung vào một vài lĩnh vực như: đại lý môi giới hàng hải, vận tải đa phương thức, vận tải hàng không và hàng hải, vận tải nội địa, vận tải hành khách, chuyển phát nhanh, kiểm đếm và đóng gói, nhà kho, bảo hiểm, kho lạnh Ngoài các lĩnh vự này, công ty có thể mở rộng ngành kinh doanh sang các lĩnh vực khác như: kinh doanh du lịch, lữ hành nội địa và quốc tế; gia công, sửa chữa máy vi tính, máy điện tử, máy móc phục vụ nhiều ngành; xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, bưu điện; buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng: điện tử, điện lạnh, nguyên vật liêu xây dựng, nông thổ sản, thiết bi vận tải xếp dỡ.

2.3.3.2 Thúc đẩy kênh phân phối hàng hoá.

Thị trường của công ty ở cả trong nước và quốc tế nên việc thúc đẩy kênh phân phối cũng là một công tác quan trọng góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh Đối với kênh phân phối hàng trong nước: chủ yếu là kênh phân phối gián tiếp vì đây là hình thức phân phối thuận tiện nhất của công ty Kênh phân phối có thể mở rộng đến nhiều tỉnh, địa phương trên toàn quốc Công ty có thể khai thác và phát triển các kênh phân phối cấp một, hai hoặc ba sao cho phù hợp với điều kiện và nguồn lực cua công ty Đối với kênh phân phối hàng quốc tế: công ty phân phối gián tiếp đến các công ty hoặc đại lý giao nhận bên nước ngoài Thông qua các đối tác công ty có thể tìm kiếm và khai thác thêm các thị trường khác để mở rộng kênh phân phối. Để thực hiện tốt được công tác này thì công ty phải thực hiện các nội dung sau: Nghiên cứu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn kênh phân phối; Xác định mục tiêu và tiêu chuẩn cua hệ thống kênh phân phối; Xác định dạng kênh và phương án kênh phân phối; Lựa chọn và phát triển các phần tử trong kênh phân phối: lực lương bán hàng của công ty, người mua trung gian, lựa chọn người mua trung gian cho kênh phân phối, xác định dạng người mua trung gian.

2.3.3.3 Thúc đẩy xúc tiến thương mại.

Công ty thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại một cách thường xuyên và phổ biến để có thể đưa hình ảnh của công ty đến với khách hàng.

Các hình thức của công ty có thể sử dụng là: Quảng cáo: công ty có thể tiến hành quảng cáo qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, truyền hình, quảng cáo ngoài trời, máy thu thanh, băng video), quảng cáo trực tiếp (catalogue gửi qua đường bưu điện, mang các tờ rơi quảng cáo bỏ vào thùng thư cá nhân), quảng cáo tại nơi bán hàng Ngoài ra, công ty còn quảng cáo thương hiệu qua các hoạt động tài trợ; Khuyến mại: các hình thức khuyến mại mà công ty áp dụng là giảm giá với các đơn đặt hàng lớn, thanh toan tiền trước; tạo nhiều ưu đãi trong hợp đồng đối với các khách hàng truyền thống của công ty; tặng khách hàng những vật phẩm mang biểu tượng quảng cáo của công ty; Chiết giá: giảm giá so với giá bán ghi trên hoá đơn trong từng trường hợp mua hàng hoặc trong từng thời kỳ; thêm hàng hoá cho khách hàng mua với số lượng hàng nhất định

2.3.4.2 Nâng cao khả năng tài chính của công ty.

Các điều kiện thực hiện giải pháp

2.4.1 Quan điểm của công ty.

Công ty luôn hướng tới khách hàng và tìm kiếm thị trường tốt nhất, phù hợp nhất với các tiềm lực kinh doanh của công ty để có được hiệu quả kinh doanh cao nhất Các mục tiêu của công ty luôn được đưa ra hàng năm theo chu kỳ kinh doanh để có được định hướng kinh doanh tốt nhất Trong quá trình xây dựng và phát triển của công ty nhân viên luôn giữ vững quan điểm: Cung cấp các sản phẩm tốt với giá cả cạnh tranh nhất đi kèm với những chế độ dịch vụ hoàn hảo nhất; Luôn đặt chữ tín lên hàng đầu, không vì lợi nhuận mà gian dối, lừa bịp khách hàng…Luôn đặt mình vào vị trí của khách hàng để có những quyết định, cư xử phải lẽ nhất…Luôn làm hài lòng mọi khách hàng đến với công ty bằng việc thấu hiểu và thực hiện theo quan điểm: "Khách hàng luôn luôn đúng" Tất cả các cán bộ nhân viên trong công ty đều thấu hiểu được một điều đó là: “Khách hàng mới là người quyết định tương lai, sự tồn tại và phát triển của Bạch Đằng”

Khi đến với công ty, khách hàng sẽ cảm thấy hoàn toàn yên tâm và hài lòng về mọi mặt vì công ty thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương luôn cung cấp cho các bạn những điều mà bạn mong muốn và quan tâm như giá cả, chất lượng, thái độ phục vụ, dịch vụ hoàn hảo và các hỗ trợ lâu dài, công ty không chỉ dừng lại ở việc bán hàng, đằng sau đó là uy tín của công ty Công ty cam kết không bao giờ bỏ rơi khách hàng vì lợi ích trước mắt, thay vì đó là công ty chia sẻ lợi ích cho khách hàng để hai bên cùng có lợi Với mong muốn được phục vụ các khách hàng ngày càng chu đáo hơn, công ty Thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương luôn sẵn sàng tiếp nhận và biết ơn mọi sự góp ý của các quí khách hàng Vì vậy nếu quí khách có bất cứ điều gì chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ hay cung cách phục vụ của công ty thì có thể phản ánh trực tiếp với Giám đốc công ty thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương.

2.4.2 Nguồn lực của công ty. Để thực hiện được các giải pháp trên thì công ty cần có các điều kiện về nguồn lực :

Thứ nhất, về nguồn lực vốn: Để nâng cao khả năng tài chính thì công ty có thể áp dụng các biện pháp sau: Đẩy mạnh khối lượng hàng hoá, dịch vụ bán ra, nâng cao năng suất chất lượng hàng hoá, dịch vụ để dòng vốn quay vòng nhanh phục vụ cho hoạt động kinh doanh Giảm đến mức thấp nhất những chi phí trong hoạt động kinh doanh, chi phí vận chuyển, bảo quản, hao hụt hàng hoá để thu được lợi nhuận cao hơn Tăng cường công tác quản lý tài chính ở công ty như: theo dõi chính xác toàn bộ tài sản, vốn hiện có theo đúng chế độ hạch toán kế toán; phản ánh trung thực, kịp thời tình hình sử dụng, biến động của tài sản và vốn trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp để giảm mức đột thiệt hại về vốn Công ty huy động vốn bằng cách: vay ngân hàng thương mại, vốn liên doanh liên kết, vốn góp của các cổ đông và sử dụng tiền ứng trước của khách hàng để tăng tiềm lực vốn cho công ty Ngoài ra, công ty cũng có thể huy động vốn từ các nguồn như mua hàng trả chậm, nhận bán hàng đại lý, ký gửi, uỷ thác …từ nguồn khách hàng như nhận từ tiền đặt cọc, nhận mua hộ, huy động từ người thân, cán bộ công nhân viên trong công ty Tất cả các nguồn này có thể không nhiều nhưng cũng giúp cho công ty huy động được số vốn nhất định phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Thứ hai, nguồn nhân lực: Công ty phải có đội ngũ lãnh đạo và nhân viên am hiểu về luật thương mại, các điều luật liên quan đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có mục tiêu đúng đắn và hợp pháp; Đội ngũ nguồn nhân lực trong các phòng ban, bộ phận của công ty cần am hiểu và chuyên môn sâu về từng lĩnh vực mà mình làm để có thể thực hiện tốt được các nhiệm vụ của mình; Công ty phải am hiểu thị trường, nắm bắt được cơ hội kinh doanh và hạn chế đến mức thấp nhất các nguy cơ, rủi ro có thể đến với công ty; Để nâng cao vào trình độ nhân lực công ty phải thực hiện tốt các công tác sau: Liên tục đào tạo và tuyển chọn đội ngũ nhân viên mới có trình độ chuyên môn cao; Tiến hành đào tạo, nâng cao tay nghề của cán bộ công nhân viên trong công ty; Tạo môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, sáng tạo để cho nhân viên phát huy được hết khả năng của mình; Thực hiện tốt việc chi trả lương, thưởng, phúc lợi đối với nhân viên để khuyến khích họ làm việc; Thường xuyên cử các cán bộ có đủ năng lực đi đào tạo ở nước ngoài để nâng cao trình độ Để thưc hiện tốt các điều kiện công ty phải giải quyết ba vấn đề cơ bản sau: Thứ nhất, xây dựng chiến lược về nhân sự và kế hoạch hoá nhân sự; Thứ hai, tổ chức tuyển dụng, sắp xếp, đào tạo và phát triển nhân sự; Thứ ba, thực hiện chế độ đãi đối với nhân sự.

Thứ ba, cơ sở vật chất kỹ thuật trong công ty cần được thay đổi phù hợp với trình độ phát triển của khoa học công nghệ trong nước và quốc tế; Cơ sở hạ tầng và các điều kiện vật chất công cộng cần được hoàn thiện, nâng cấp để phục vụ tốt cho công tác vận chuyển, giao dịch với khách hàng của công ty.

Ngày đăng: 10/07/2023, 09:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Giáo trình Marketing thương mại - PGS.TS Nguyễn Xuân Quang, NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khác
[2] Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương - PGS Vũ Hữu Tửu, NXB Giáo Dục 2002 Khác
[3] Giáo trình chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thương mại - PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc, TS Trần Văn Bão, NXB Lao Động - Xã Hội 2005 Khác
[4] Giáo trình kinh tế thương mại - PGS.TS Đặng Đình Đào, GS.TS Hoàng Đức Thân, NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khác
[5] Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại I - PGS.TS Hoàng Minh Đường, PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc, NXB Lao Động - Xã Hội Khác
[6] Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại II - PGS.TS Hoàng Minh Đường, PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc, NXB Lao Động - Xã Hội Khác
[7] Giáo trình giao dịch và đàm phán kinh doanh - GS.TS Hoàng Đức Thân, NXB Thống Kê Khác
[8] Giáo trình thương mại quốc tế - TS Trần Văn Hoè, NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khác
[9] Các luận văn tham khảo K47 - Khoa thương mại và kinh tế quốc tế, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khác
[10] Các tài liệu của Công ty TNHH Thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w