LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG MIỀN BẮC
KHÁI NIỆM VỀ KINH DOANH VÀ KINH DOANH THƯƠNG MẠ
Theo luật doanh nghiệp năm 2005, được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam: “Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” Tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào đều có nghĩa là tập hợp các phương tiện, con người… và đưa họ vào hoạt động để sinh lợi cho doanh nghiệp
Như vậy kinh doanh là một hoạt động có thể là sản xuất ra sản phẩm để bán, mua hàng hóa để bán, thực hiện cung ứng các dịch vụ…và các chủ thể của hoạt động này đều nhằm mục tiêu cuối cùng là sinh lợi.
Có thể phân biệt hoạt động kinh doanh với các hoạt động kinh tế khác thông qua các đặc tính chủ yếu sau:
- Kinh doanh phải do một chủ thể thực hiện gọi là chủ thể kinh doanh. Chủ thể kinh doanh có thể là cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức kinh tế.
- Kinh doanh phải gắn liền với thị trường, chịu sự chi phối của các quy luật thị trường.
- Kinh doanh phải gắn liền với sự vận động của vốn Chủ thể kinh doanh sử dụng nguồn vốn đó để đầu tư mua sắm tư liệu sản xuất hay hàng hóa nhằm sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận.
Chủ thể kinh doanh sử dụng vốn dưới hình thức tiền tệ (T) để mua hàng(H) Hàng hóa ở đây có thể là tư liệu sản xuất và sức lao động được dùng để
4 sản xuất ra sản phẩm mới Đối với các nhà thương mại, hàng hóa ở đây là sản phẩm của nhà sản xuất, và đưa vào lưu thông nhằm thu được số tiền (T’) lớn hơn số tiền bỏ ra ban đầu (T) Tiếp theo chủ thể kinh doanh tiếp tục dùng tiền (T’) để mua hàng hóa (H’), cứ như vậy chu trình chuyển hóa giữa tiền và hàng diễn ra liên tục.
Mục đích chủ yếu của kinh doanh là thu được lợi nhuận Do đó các doanh nghiệp thương mại luôn nỗ lực tìm kiếm và tạo nguồn hàng đáp ứng nhu cầu thị trường với chi phí bỏ ra thấp nhất nhưng có thể mang lại lợi nhuận tối ưu đạt được trong suốt kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
Kinh doanh thương mại là việc đầu tư tiền của, công sức, tài năng … vào việc buôn bán hàng hóa và thực hiện các hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng nhằm mục đích kiếm lời.
Kinh doanh thương mại được xem xét theo những góc độ khác nhau có thể phân thành các loại hình khác nhau Như xét theo chủ thể kinh doanh thương mại có thể chia ra là kinh doanh thương mại của một cá nhân hay một tổ chức Xét theo loại hình kinh doanh thương mại, có thể phân thành kinh doanh thương mại chuyên doanh, kinh doanh thương mại tổng hợp và kinh doanh thương mại đa dạng hóa (hỗn hợp) Xét theo hình thức bán hàng, có thể phân thành kinh doanh thương mại bán buôn, kinh doanh thương mại bán lẻ hoặc kinh doanh thương mại cả bán buôn lẫn bán lẻ… Với bất kỳ loại hình kinh doanh nào là kinh doanh thương mại đều có bốn đặc trưng cơ bản sau:
- Thứ nhất, kinh doanh thương mại cần phải có vốn kinh doanh Vốn kinh doanh là các khoản vốn bằng tiền (tiền Việt Nam, vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ) và bằng các tài sản có khác như nhà cửa, kho tàng, cửa hàng… Phải có vốn mới thực hiện được chức năng lưu thông hàng hóa Đó chính là T – H
Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp: Thương mại 47C
- Thứ hai, kinh doanh thương mại đòi hỏi phải thực hiện hành vi mua để bán (buôn bán) Xét trên toàn bộ các hoạt động và cả quá trình thì hoạt động kinh doanh thương mại phải thực hiện hành vi mua hàng, nhưng mua hàng không phải để mình dùng mà mua hàng là để bán cho người khác Mua ở nơi này bán ở nơi khác Mua thời gian này bán thời gian khác Đó là hoạt động buôn bán.
- Thứ ba, kinh doanh thương mại hàng hóa phải hiểu hàng hóa và quản lý hàng hóa, mặc dù doanh nghiệp kinh doanh không phải là người sản xuất ra hàng hóa, nhưng việc lưu thông hàng hóa đến đúng nơi có nhu cầu, đúng thời gian và khách hàng có nhu cầu, cũng như việc dự trữ, bảo quản tốt hàng hóa… là các hoạt động dịch vụ cần thiết cho sản xuất và đời sống xã hội.
- Thứ tư, kinh doanh thương mại dùng vốn (tiền của, công sức, tài năng) vào hoạt động kinh doanh cũng đòi hỏi sau mỗi chu kỳ kinh doanh phải bảo toàn được vốn và có lãi Vì vậy kinh doanh thương mại phải nghiên cứu thị trường và chú ý đến luật pháp, cơ chế quản lý, đến những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra… Có lợi nhuận mới có thể mở rộng và phát triển kinh doanh. Ngược lại, chi phí cao, nhiều rào cản, rủi ro có thể dẫn tới doanh nghiệp phải phá sản.
2.1 Mục đích của kinh doanh thương mại
Ba mục đích căn bản của kinh doanh thương mại mà các doanh nghiệp kinh doanh thương mại cần quan tâm đó là lợi nhuận, vị thế và an toàn Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, mục tiêu chiến lược định hướng kinh doanh của từng doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định cần xác định mục tiêu nào là quan trọng nhất, từ đó giúp doanh nghiệp huy động hợp lý nguồn lực để đạt được mục tiêu đề ra.
- Mục đích lợi nhuận là mục tiêu trước mắt, lâu dài và thường xuyên của
6 kinh doanh thương mại cũng như các hoạt động kinh doanh khác và nó cũng là nguồn động lực của người hoạt động kinh doanh Lợi nhuận là khoản dôi ra khi so sánh giữa doanh thu và chi phí kinh doanh Muốn có lợi nhuận thì doanh thu bán hàng và dịch vụ phải lớn hơn chi phí kinh doanh Muốn có doanh thu bán hàng và dịch vụ lớn thì phải có thị trường, phải chiếm được khách hàng, phải bán được nhiều và nhanh hàng hóa và dịch vụ, và phải giảm được các khoản chi phí kinh doanh có thể và không cần thiết Trong điều kiện thị trường cạnh tranh, có nhiều doanh nghiệp bán hàng hóa cùng loại thì việc thu hút khách hàng đòi hỏi doanh nghiệp thương mại phải kinh doanh loại hàng hóa phù hợp với nhu cầu của khách hàng, hàng hóa được đưa đến đúng nơi, đúng thời gian khách hàng có nhu cầu và có dịch vụ thuận tiện, văn minh, được khách hàng chấp nhận Mức độ đạt được về lợi nhuận và kỳ vọng về lợi nhuận phụ thuộc vào chất lượng của loại hàng hóa, khối lượng và giá cả hàng hóa bán được, lượng cung cầu của loại hàng hóa đó trên thị trường, chi phí kinh doanh và tốc độ tăng giảm của chi phí kinh doanh, tài kinh doanh, trường vốn kinh doanh của người quản trị doanh nghiệp và điều kiện của môi trường kinh doanh Mức độ đạt được về lợi nhuận và kỳ vọng về lợi nhuận còn phụ thuộc vào sự độc đáo của mặt hàng kinh doanh, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường và sự mạo hiểm trong các thương vụ.
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KINH DOANH THƯƠNG MẠI
1 Nghiên cứu và xác định nhu cầu thị trường
Trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường và xác định nhóm loại mặt hàng để lựa chọn kinh doanh. Doanh nghiệp thương mại phải nghiên cứu xác định nhu cầu của khách hàng cho khu vực thị trường mình định kinh doanh và sự đáp ứng cho các nhu cầu về mặt hàng đó hiện nay Doanh nghiệp thương mại cũng cần phải xem xét các nguồn cung ứng các sản phẩm đó Nghiên cứu thị trường và xác định nhu cầu thị trường về mặt hàng doanh nghiệp sẽ kinh doanh phải trên cơ sở doanh nghiệp có đủ trình độ chuyên môn về mặt hàng và doanh nghiệp nắm được khả năng nguồn hàng đã biết và có khả năng khai thác, đặt hàng, mua hàng để đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng tốt hơn cách đáp ứng nhu cầu hiện tại.
Từ đó doanh nghiệp chuẩn bị cơ sở vật chất, chuẩn bị mặt hàng, chuẩn bị các
1 6 điều kiện để đưa vào hoạt động kinh doanh Việc nghiên cứu thị trường và xác định nhu cầu của khách hàng về loại hàng hóa doanh nghiệp lựa chọn kinh doanh không phải chỉ làm một lần mà trong quá trình tồn tại và phát triển kinh doanh, doanh nghiệp thương mại luôn phải nghiên cứu nhu cầu của thị trường về mặt hàng để đưa vào kinh doanh những mặt hàng cùng loại, mặt hàng mới, tiên tiến, hiện đại có nhu cầu trên thị trường, cũng như cách đáp ứng cho các nhu cầu của khách hàng sao cho kịp thời, thuận tiện và văn minh hơn.
2 Huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực đưa vào kinh doanh
Bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào cũng phải huy động được các nguồn vốn, tài sản, con người và công nghệ… đưa chúng vào hoạt động để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của xã hội và thu được lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Kinh doanh thương mại cũng phải huy động các nguồn lực để tiến hành các hoạt động kinh doanh Các nguồn lực mà doanh nghiệp thương mại phải huy động để đưa vào hoạt động kinh doanh là: Vốn hữu hình như tiền VND, vàng, bạc, nhà cửa, kho tàng, cửa hàng…Vốn vô hình như sự nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hóa, sự tín nhiệm của khách hàng,… và con người với tài năng, học vấn, kinh nghiệm, nghề nghiệp được đào tạo… huy động vào kinh doanh, đây là nguồn tài sản quý hiếm của doanh nghiệp Tuy nhiên, dù người quản trị doanh nghiệp có tài huy động đến mức nào thì nguồn tài sản của doanh nghiệp cũng chỉ là có hạn Doanh nghiệp cần kết hợp các nguồn lực vật chất với con người cụ thể như thế nào để doanh nghiệp có thể tiến hành một cách nhanh chóng, thuận lợi và rút ngắn được thời gian chuẩn bị, có kết quả kinh doanh ngay và phát triển kinh doanh cả bề rộng lẫn bề sâu Việc huy động nguồn lực là điều kiện không thể thiếu được của hoạt động kinh doanh nhưng việc sử dụng nguồn lực một cách hợp lý, có kết quả và hiệu quả mới là
Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp: Thương mại 47C hoạt động quyết định của kinh doanh.
3 Tổ chức các hoạt động nghiệp vụ mua bán, dự trữ, bảo quản, vận chuyển, xúc tiến thương mại và các hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng
Hoạt động kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp thương mại là hoạt động mua hàng để bán (buôn bán hàng hóa) Tổ chức tạo nguồn hàng, khai thác, gia công, đặt hàng, ký kết các hợp đồng mua hàng để đảm bảo nguồn hàng cho doanh nghiệp là khâu nghiệp vụ quan trọng để doanh nghiệp có hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Tổ chức mạng lưới bán hàng và phân phối hàng hóa cho mạng lưới bán hàng cơ hữu và đại lý bán hàng là nghiệp vụ kinh doanh quan trọng bậc nhất bởi vì chỉ có bán được hàng doanh nghiệp mới thu hồi được vốn, mới có nguồn trang trải chi phí lưu thông và mới có lãi để tái đầu tư mở rộng và phát triển kinh doanh Doanh nghiệp thương mại cũng phải dự trữ hàng hóa để bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời, đồng bộ và ổn định cho khách hàng Để thực hiện tốt nghiệp vụ mua bán hàng hóa, doanh nghiệp phải tổ chức các kho hàng để dự trữ hàng hóa và phải bảo quản, bảo vệ tối đa số lượng và chất lượng hàng hóa dự trữ Doanh nghiệp thương mại còn phải tổ chức tốt hệ thống thu mua , đặt hàng, khai thác để có nguồn hàng hóa phong phú, ổn định, chất lượng tốt Tổ chức tốt hệ thống các quầy hàng (lưu động và cố định), cửa hàng, các siêu thị, trung tâm thương mại… để bán hàng cho khách hàng một cách thuận lợi và kịp thời Để giảm chi phí kinh doanh, đặc biệt chi phí lưu thông, doanh nghiệp thương mại cần tổ chức hợp lý nghiệp vụ giao nhận, vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa ở các ga, cảng đầu mối tiếp nhận hàng hóa Và đặc biệt trong môi trường kinh doanh hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh thương mại cần quan tâm hơn đến hoạt động xúc tiến thương mại Xúc tiến thương mại là hoạt động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ thương mại.
4 Quản trị vốn, phí, hàng hóa và nhân sự trong hoạt động kinh doanh
Quản trị doanh nghiệp thương mại cũng phải quản trị các yếu tố cơ bản
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là thể hiện bằng tiền của tài sản cố định và tài sản lưu động của doanh nghiệp Quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp có chiến lược và kế hoạch sử dụng vốn hợp lý, cũng như bảo đảm huy động vốn kịp thời cho các nhu cầu kinh doanh hàng hóa - dịch vụ của doanh nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, bảo toàn và phát triển được vốn qua mỗi chu kỳ kinh doanh, chấp hành đầy đủ các nguyên tắc và kỷ luật, sử dụng vốn tiết kiệm.
Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là biểu hiện bằng tiền của các chi phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được kết quả kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm) Quản lý chi phí kinh doanh là phải có kế hoạch và mục tiêu chi phí, có quy định rõ mức độ quyền hạn của các cấp trong doanh nghiệp được duyệt chi và chi phí như thế nào là hợp lý, hợp lệ, tiết kiệm Quản lý chi phí kinh doanh là nắm bắt được nội dung của các khoản chi, nắm bắt được các nguyên tắc, chế độ chi trả, thanh toán và mức độ (tỷ lệ) của các khoản chi trong doanh thu, lợi nhuận, cũng như các yêu cầu khác như kế hoạch, mục đích, tiết kiệm, hợp lý và hợp lệ, giảm các tổn thất.
Quản lý hàng hóa trong kinh doanh thương mại đòi hỏi người quản trị kinh doanh và các bộ phận có liên quan đến giao nhận, bốc dỡ, vận chuyển, dự trữ, bảo quản, thu mua, bán hàng phải nắm được tính chất vật lý, hóa học của hàng hóa, phải biết cách sắp xếp, bao gói, bảo quản, giữ gìn hàng hóa sao cho khỏi đổ vỡ, hư hỏng, biến chất, mất mát Để dự trữ, bảo quản và bảo vệ hàng hóa, doanh nghiệp thương mại cần phải có cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng theo đòi hỏi kỹ thuật của mặt hàng Trong kinh doanh thương mại, người kinh doanh còn phải biết nhu cầu về hàng hóa của khách hàng Khách hàng nào có nhu cầu khối lượng, chất lượng, hàng hóa, nhu cầu đó ở địa bàn nào,
Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp: Thương mại 47C thời gian nào, người ta dùng hàng hóa để làm gì… chỉ có như vậy người kinh doanh mới đưa hàng đến nơi và thời gian thích hợp nhất thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, mới tránh được tình trạng hàng hóa vận động loanh quanh, ứ đọng, chậm luân chuyển, bảo quản không tốt làm hàng hóa hư hỏng, vỡ bẹp, kém mất phẩm chất phải hủy bỏ, vừa lãng phí của cải vật chất của xã hội, vừa phải tốn chi phí cho chính việc hủy bỏ ấy Điều này chứng tỏ kinh doanh thương mại là lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật Hoạt động kinh doanh chỉ che lấp mặt kỹ thuật đi thôi.
Quản trị nhân sự là quản trị những hoạt động liên quan đến nhân sự như: việc tạo lập, duy trì, sử dụng và phát triển có hiệu quả yếu tố con người nhằm thực hiện các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp một cách tốt nhất Quản trị nhân sự là một mặt của công tác quản trị doanh nghiệp thương mại, là quá trình hoạch định, tuyển dụng, tổ chức sắp xếp, đào tạo và phát triển , đãi ngộ nhân sự và phân quyền, giao quyền, tạo dựng ê kíp, cũng như đánh giá nhân sự Quản trị nhân sự là quản trị con người, đó là một nguồn lực quan trọng nhất Thành công của doanh nghiệp là thành công của việc sử dụng nhân sự. Mọi quản trị suy cho cùng cũng là quản trị con người Dù doanh nghiệp thương mại có vốn vật chất, có vốn tài chính dồi dào, phong phú nhưng không có nhân sự có đủ năng lực nghiệp vụ, kỹ thuật, tổ chức kinh tế, trình độ quản lý và những tài năng sáng tạo thì doanh nghiệp không thể hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao, bởi chính con người mới thực sự là chủ thể của vốn vật chất, vốn tài chính ấy Vì vậy, sử dụng con người đúng đắn thì doanh nghiệp thành công, còn sử dụng con người không đúng với năng lực, trình độ,tài năng… thì doanh nghiệp sẽ không đạt được mục tiêu như mong muốn.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÍ HÓA LỎNG MIỀN BẮC
1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Bắc (PVGAS North) tiền thân là Công ty Kinh doanh Khí hoá lỏng Miền Bắc - thành lập theo Quyết định số 826/QĐ-DKVN ngày 12/4/2006 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Dầu khí Việt Nam trên cơ sở Xí nghiệp 2 thuộc Công ty Chế biến và Kinh doanh sản phẩm khí (được thành lập theo Quyết định số 2062/QĐ-HĐQT ngày 29/11/2000 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Dầu khí Việt Nam) và bộ phận kinh doanh khí hoá lỏng của Công ty Thương mại Dầu khí tại các tỉnh phía Bắc. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tạo chủ động cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ngày 20/12/2006 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã ký Quyết định số 3733/QĐ-BCN về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty Kinh doanh khí hoá lỏng Miền Bắc thành Công ty cổ phần Kinh doanh khí hoá lỏng Miền Bắc.
Ngày 25/06/2007, Công ty cổ phần Kinh doanh khí hóa lỏng Miền Bắc được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103018088, đánh dấu sự ra đời của Công ty cổ phần Kinh doanh khí hóa lỏng Miền Bắc Công ty cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Bắc chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/07/2007.
Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp: Thương mại 47C
Tên giao dịch bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH KHÍ HOÁ LỎNG MIỀN BẮC
Tên giao dịch đối ngoại : PETROVIETNAM NORTHERN GAS JOINT STOCK COMPANY
Tên giao dịch viết tắt : PVGAS NORTH
Nhãn hiệu thương mại :Bình gas màu hồng có nhãn hiệu PETROVIETNAM GAS Địa chỉ :Tầng 5 – 6 tòa nhà 59 Quang Trung, Quận Hai Bà Trưng,
Hà Nội. Điện thoại : (84.4) 394455555 Fax: (84.4) 39445333
Ngày 07/08/2007, Hội đồng quản trị của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có Nghị quyết số 4589/NQ-DKVN về việc chuyển quyền sở hữu cổ phần của Tập đoàn Dầu khí tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực khí cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên Tổng Công ty khí (PV Gas), trong đó có Công ty PV Gas North Công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên Tổng Công ty khí (PV Gas) được hình thành theo quyết định số 2232/QĐ-DKVN ngày 18/7/2007, là công ty TNHH 1 thành viên do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sở hữu 100% vốn điều lệ.
2 Ngành nghề kinh doanh của công ty
Ngành nghề kinh doanh (theo Giấy chứng nhận ĐKKD công ty cổ phần số 0103018088 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 25 tháng 06 năm 2007 và đăng ký thay đổi lần thứ tư ngày 10 tháng 09 năm 2008)
- Kinh doanh khí hoá lỏng và các sản phẩm dầu khí;
- Kinh doanh vật tư, thiết bị, phụ kiện; kho bãi; trạm chiết nạp khí hoá lỏng;
- Dịch vụ vận tải khí hoá lỏng;
- Tư vấn, thiết kế, đầu tư, chuyển giao công nghệ, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt máy thiết bị và các dịch vụ khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh gas;
- Đào tạo lao động kỹ thuật ngành gas (Chỉ hoạt động sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép);
- Dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu;
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh;
- Đại lý, mua bán, ký gửi hàng hoá;
- Giám định kỹ thuật chai chứa khí hóa lỏng và các thiết bị chịu áp lực
- Kiểm định kỹ thuật an toàn đối với chai chứa khí hóa lỏng và các thiết bị chịu áp lực.
3 Tình hình nguồn lực của công ty
3.1 Vấn đề về lao động và cơ cấu lao động
3.1.1 Số lượng người lao động trong Công ty
- Tổng số CB-CN Công ty đến thời điểm hiện tại là: 245 người Trong đó:
Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp: Thương mại 47C
BẢNG 1: CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY NĂM 2008
CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY ST
Tỷ trọng Năm 2006 Năm 2007 Tháng 6/2008
I Phân theo thời hạn hợp đồng
1 Hợp đồng lao động dài hạn 106 51.71 96 40.00 97 39.59
2 Hợp đồng lao động có thời hạn 36 tháng 56 27.32 53 22.08 56 22.86
3 Hợp đồng lao động có thời hạn 12 tháng 40 19.51 84 35.00 88 35.92 4
Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng, thử việc, mùa vụ
II Phân theo giới tính
III Phân theo trình độ
1 Đại học và trên đại học
-Công ty thực hiện đầy đủ các chế độ BHXH, BHYT theo đúng quy định của nhà nước đối với người lao động Mua bảo hiểm thân thể cho người lao động trong Công ty.
-Các chương trình đào tạo theo chỉ tiêu của Tập đoàn
-Các chương trình đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao tay nghề, an toàn lao động, …
-Thu nhập bình quân tháng của lao động toàn công ty năm 2003, 2004,
2005, 2006, 2007 và 6 tháng đầu năm 2008 tương ứng là 3,7 triệu, 5,2 triệu, 6,7 triệu, 5,5 triệu, 4,7 triệu và 4,1 triệu đồng.
3.2 Cơ sở vật chất máy móc thiết bị
PVGas North đang sở hữu một hệ thống kho chứa, trạm nạp khí hiện đại nhằm đáp ứng các yêu cầu khắt khe:
BẢNG 2: BẢNG TỔNG HỢP HỆ THỐNG KHO /TRẠM NẠP
STT Tên kho Địa điểm Công suất
Km 5,5 An Trì, phường Hùng Vương, Hồng Bàng, Hải Phòng
Tổng kho có 4 bồn trục nằm ngang, theo công nghệ định áp với công suất 277 tấn/bồn
Hà Nội Đình Xuyên, Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội
50 tấn LPG - bể trụ nằm ngang đặt nổi 3
1TV kinh doanh khí hóa lỏng Nam Định
30 tấn LPG - bể trụ nằm ngang đặt nổi
1TV kinh doanh khí hóa lỏng Miền
Lô 3 Điện Biên Phủ, Thanh Khê, Đà Nẵng
60 tấn LPG - bể trụ nằm ngang đặt nổi
BẢNG 3: BẢNG TỔNG HỢP MỘT SỐ MÁY MÓC THIẾT BỊ
Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp: Thương mại 47C
CHÍNH CỦA KHO/TRẠM NẠP
I Tổng kho LPG Hải Phòng
1 Bồn chứa LPG (277 tấn) 4 Hàn Quốc
Hệ thống đo đếm lưu lượng LPG
(Massflow Coriolis) sử dụng trong giao nhận thương mại
3 Hệ thống camera giám sát 8 Đài Loan AVTech
5 Cân điện tử tại trạm nạp bình Hàn quốc
6 Máy bơm LPG 30 m 3 /h 2 Mỹ Corken
7 Máy bơm LPG 4 m 3 /h 2 Mỹ Corken
8 Máy nén hơi LGP 1 Mỹ Corken
9 Máy nạp bình 2 Hàn Quốc Deasung
10 Trạm biến áp 560KVA/6/0.4KV 1
11 Máy bơm cứu hoả 2 Scotland
12 Hệ thống rò gas, báo cháy 1
13 Hệ thống giám sát mức bồn bằng rađar tank 4
II Trạm nạp LPG Yên Viên
1 Bồn chứa LPG 10T 2 Hàn Quốc MS ENG
2 Bồn chứa LPG 30T 1 Việt Nam
3 Máy bơm LPG 2 Hàn Quốc Corken
4 Cân điện tử 1 Hàn Quốc Deasung
5 Máy nạp bình bán tự động 3 Hàn Quốc Deasung
6 Máy bơm nước cứu hỏa, động cơ 2 ACME TECO
7 Máy bơm nước cứu hỏa, động cơ điện 3 pha 11KW 1 ACME TECO
8 Máy nén khí/Động cơ 3 pha1.5 kw 1 Hàn Quốc Dongman
9 Máy nén khí dự phòng 2.2 kW 1 ITALIA ABAC
10 Máy phát điện dự phòng 1 Italia SDMO
11 Hệ thống rò gas, báo cháy 1 Hàn Quốc
III Trạm nạp LPG Nam Định
1 Bồn chứa LPG 15T 2 Việt Nam
2 Máy bơm LPG 2 Mỹ Corken
3 Máy nạp bình bán tự động 3 Malaysia
5 Hệ thống rò gas, báo cháy 1 Nhật Bản
6 Máy bơm nước cứu hoả 2 Pháp
8 Máy nén khí dự phòng 1 ITALIA ABAC
IV Trạm chiết nạp LPG Đà Nẵng
1 Bồn chứa LPG 30T 1 Việt Nam
2 Máy bơm LPG 5m3/h 2 Mỹ Corken
3 Máy nạp bình bán tự động 2 Hàn Quốc Deasung
4 Máy nén khí 1 Việt Nam
5 Máy nén khí dự phòng 1 ITALIA ABAC
6 Máy phát điện dự phòng 1 Việt Nam
7 Hệ thống rò gas, báo cháy 1 Hàn Quốc Hancock
9 Bơm cứu hoả 1 Nhật Bản
-Các tài sản chính của Công ty tính đến thời điểm 31/12/2007 và
Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp: Thương mại 47C
BẢNG 4: DANH MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Đơn vị: đồng
Nguyên giá Giá trị còn lại Nguyên giá Giá trị còn lại
Nhà cửa, vật kiến trúc
0 Thiết bị, dụng cụ quản lý
1 Tài sản cố định hữu hình khác
Nguồn: Công ty cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng miền Bắc.
Máy móc thiết bị của công ty bao gồm hệ thống máy móc thiết bị đo LPG
Phương tiện vận tải, truyền dẫn bao gồm hệ thống xe tải, xe bồn chở LPG, xe con…
Thiết bị dụng cụ quản lý: Hệ thống máy vi tính, máy photocopy, điều hoà, máy chủ và các máy văn phòng khác
Tài sản cố định khác bao gồm máy bơm corken trần, hệ thống cung cấp gas cho khách hàng, trạm nạp, máy nạp, cân điện tử kiểm tra phòng nổ…
Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp: Thương mại 47C
Tài sản cố định vô hình gồm có phần mềm kế toán, bản quyền phần mềm mạng nội bộ, website.
3.3 Năng lực vốn tài chính của doanh nghiệp
Vốn điều lệ ban đầu của Công ty là 135.000.000.000 (Một trăm ba mươi lăm tỷ đồng) theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103018088 do Sở
Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 25/06/2007.
Ngày 29/10/2007, Đại hội đồng cổ đông bất thường của Công ty đã họp và đưa ra Nghị quyết số 09/NQ-ĐHCĐ-KMB thông qua phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điểu lệ từ 135 tỷ đồng lên 270 tỷ đồng.
Ngày 06/06/2008, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước ban hành quyết định số 303/UBCK-GCN, cấp giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu ra công chúng cho Công ty cổ phần Khí hoá lỏng Miền Bắc, tổng số lượng cổ phiếu chào bán là 13.500.000 (Mười ba triệu năm trăm nghìn cổ phiếu) Thời gian phân phối trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp phép.
Tính đến ngày 15/08/2008, sau khi kết thúc đợt phát hành, số vốn điều lệ của Công ty tăng thêm là 131.170.000.000 (Một trăm ba mươi mốt tỷ một trăm bảy mươi triệu đồng), nâng số vốn điều lệ của Công ty lên 266.170.000.000 (Hai trăm sáu mươi sáu tỷ một trăm bảy mươi triệu đồng). Ngày 10/09/2008, Công ty đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố
Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103018088 với số vốn điều lệ là 266.170.000.000 (Hai trăm sáu mươi sáu tỷ một trăm bảy mươi triệu đồng).
CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH KHÍ HOÁ LỎNG MIỀN BẮC
Công ty TNHH Khí hóa lỏng
Công ty TNHH Khí hóa lỏng
Nam Định Công ty TNHH Khí hóa lỏng Miền Trung
4 Cơ cấu tổ chức của công ty
HÌNH 1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC
Cơ cấu tổ chức Công ty hiện nay bao gồm Trụ sở chính (Văn phòng) tại
Hà Nội, 01 Tổng kho (Chi nhánh) chứa LPG đầu mối tại Hải Phòng, 03 Công ty TNHH Một thành viên Kinh doanh khí hoá lỏng.
5 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ) là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của
Công ty cổ phần Kinh doanh khí hoá lỏng Miền Bắc ĐHĐCĐ có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của HĐQT về tình hình hoạt động kinh doanh; quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư; tiến hành thảo luận thông qua, bổ sung, sửa đổi Điều lệ của Công ty; thông qua các chiến lược phát triển; bầu, bãi nhiệm HĐQT, Ban kiểm soát; và quyết định bộ máy tổ chức của Công ty và các nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệ.
HĐQT là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty do ĐHĐCĐ bầu ra gồm
5 thành viên với nhiệm kỳ là 5 (năm) năm HĐQT nhân danh Công ty quyết
Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp: Thương mại 47C định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty Các thành viên HĐQT nhóm họp và bầu Chủ tịch HĐQT
Ban kiểm soát là tổ chức giám sát, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh; trong ghi chép sổ sách kế toán và tài chính của Công ty nhằm đảm bảo các lợi ích hợp pháp của các cổ đông Ban kiểm soát gồm 3 thành viên với nhiệm kỳ là 5 (năm) năm do Đại hội đồng cổ đông bầu ra.
Ban điều hành hiện nay của Công ty gồm có Tổng Giám đốc và hai Phó Tổng Giám đốc Tổng Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm, là người chịu trách nhiệm chính và duy nhất trước HĐQT về tất cả các hoạt động kinh doanh của Công ty Phó Tổng Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm theo đề xuất của Tổng Giám đốc
Ban điều hành hiện nay của Công ty là những người có kinh nghiệm quản lý và điều hành kinh doanh, đồng thời có quá trình gắn bó với Công ty lâu năm Tổng Giám đốc hiện nay là Ông Trần Trọng Hữu - Kỹ sư xây dựng
Chức năng nhiệm vụ chính của các phòng ban trực thuộc:
Phòng Kế hoạch – Kinh doanh: Tham mưu cho Tổng Giám đốc Công ty
Quản lý điều hành và thực hiện các hoạt động đảm bảo nguồn khí hoá lỏng (LPG).
Hoạch định chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh;
Tìm kiếm khách hàng và cơ hội kinh doanh;
Thực hiện hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu;
Xây dựng, quản lý, điều hành kế hoạch sản xuất kinh doanh;
Phân tích và quản lý hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh;
Quản lý các hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Phòng Tổ chức – Hành chính: Tham mưu cho Tổng Giám đốc Công ty
Tổ chức bộ máy, bố trí sử dụng cán bộ, công nhân viên.
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG KINH
1 Sản phẩm khí hóa lỏng
Khí đốt hóa lỏng (viết tắt là LPG-Liquified Petroleum Gas), hay còn được gọi là Gas, là hỗn hợp khí chủ yếu gồm Propane (C3H8) và Butan (C4H10) đã được hóa lỏng Thành phần hỗn hợp LPG có tỷ lệ Propane/Butan là 50/50 ±10% (mol). Ở nhiệt độ lớn hơn 0 0 C trong môi trường không khí bình thường với áp suất bằng áp suất khí quyển, LPG bị biến đổi từ thể lỏng thành thể hơi theo tỷ lệ thể tích 1 lít LPG thể lỏng hóa thành khoảng 250 lít ở thể hơi Vận tốc bay hơi của LPG rất nhanh, dễ dàng khuyếch tán, hòa trộn với không khí thành hỗn hợp cháy nổ.
Tỉ trọng LPG nhẹ hơn so với nước là: Butan từ 0.55 – 0.58 lần, Propane từ 0.5 – 0.53 lần Ở thể hơi (Gas) trong môi trường không khí với áp suất bằng áp suất khí quyển, Gas nặng hơn so với không khí: Butan 2.07 lần, Propane 1.55 lần Do đó, hơi LPG thoát ra ngoài sẽ bay là là trên mặt đất, tích tụ ở những nơi kín gió, những nơi trũng, những hang hốc của kho chứa bếp… Màu sắc: LPG ở trạng thái nguyên chất không có mùi, nhưng dễ phát hiện bằng khứu giác khi có rò rỉ do khí hóa lỏng được pha trộn thêm chất tạo mùi Mercaptan với một tỷ lệ nhất định để có mùi đặc trưng LPG gây bỏng nặng trên da khi tiếp xúc trực tiếp, nhất là với dòng LPG rò rỉ trực tiếp vào da nếu không có trang bị bảo hộ lao động.
Nhiệt độ của LPG khi cháy rất cao từ 1900 0 C – 1950 0 C, có khả năng đốt cháy và nung nóng chảy hầu hết các chất LPG là loại nhiên liệu dễ cháy khi kết hợp với không khí tạo thành hỗn hợp cháy nổ Đạt tới giới hạn nồng độ cháy, dưới tác dụng của nguồn nhiệt hoặc ngọn lửa trần sẽ bắt cháy làm phá hủy thiết bị, cơ sở vật chất, công trình Vì thế kinh doanh khí hóa lỏng đòi hỏi phải có đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo an toàn, đúng tiêu chuẩn cùng với đội ngũ lao động có trình độ, có trách nhiệm cao trong công việc tránh tối đa những tai nạn cháy nổ đáng tiếc xảy ra.
2 Thị trường Gas tại Việt Nam
Nền kinh tế nước ta đang ngày càng phát triển rõ rệt, mức sống của người dân đã nâng lên một mức cao hơn Việc sử dụng LPG trong sinh hoạt và sản xuất để thay thế than, điện hoặc dầu đã trở thành phổ biến Với ưu điểm là loại nhiên liệu rẻ, sạch và thuận tiện nên LPG ngày càng được đại bộ phận dân chúng sử dụng, đã mở ra một thị trường đầy tiềm năng cho ngành kinh doanh khí hóa lỏng.
Nhu cầu tiêu thụ Gas ở Việt Nam ngày càng cao: Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ khí hóa lỏng trong các năm gần đây trung bình đạt khoảng trên 8%/năm So với các nước lân cận trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philippin, Indonesia… tỷ lệ tăng trưởng bình quân chỉ đạt từ 5 7%/năm thì tỷ lệ tăng trưởng tiêu thụ LPG của Việt Nam là khá cao Trong đó, các hộ tiêu thụ công nghiệp chiếm khoảng 55%, hộ tiêu thụ thương mại, dịch vụ chiếm khoảng 35%, và hộ tiêu thụ dân dụng chiếm khoảng 15% Năm
2008 mặc dù có rất nhiều khó khăn về tài chính, các cơn sốt giá dầu… kinh tế Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng cao trong khu vực với mức tăng trưởng GDP là 7% Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, mức tiêu thụ khí hóa lỏng của Việt Nam trong những năm tới còn tăng rất mạnh, ít nhất cũng phải ngang bằng với mức tiêu thụ LPG của các nước như Philippin, Thái Lan hiện nay. Thị trường khí hóa lỏng sẽ còn phát triển với tỷ lệ cao trong những năm tới. Các chuyên gia kinh tế dự đoán tỷ lệ tiêu thụ khí hóa lỏng còn tăng khoảng 8
Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp: Thương mại 47C
Thành phần tham gia vào thị trường: Tại khu vực Bắc Bộ hiện nay có khoảng 50 nhà cung cấp LPG lớn tập trung bán hàng ở các thành phố lớn như
Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ Thị trường khí hóa lỏng hiện nay do một số các doanh nghiệp lớn là PVGas North, Petrolimex Gas, Đài Hải, Thăng Long Gas, Total Gas, Shell Gas nắm giữ, trong đó PVGas North là một trong những công ty có ảnh hưởng mạnh tới sự vận động của thị trường Thời gian qua, từ năm 2007 – 2008, tốc độ tăng trưởng thị trường miền Bắc của công ty cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng miền Bắc đạt bình quân 20%/năm, thị phần chiếm từ 23% - 26% tổng sản lượng tiêu thụ LPG của cả nước.
HÌNH 3: THỊ PHẦN CUNG CẤP KHÍ HOÁ LỎNG
NĂM 2008 – KHU VỰC MIỀN BẮC
THỊ PHẦN CÁC HÃNG CUNG CẤP LPG TẠI THỊ
An Pha Đại Hải Petrolimex PVGas N Shell Trần Hồng Quân Thăng Long Gas Total
HÌNH 4: SẢN LƯỢNG CUNG CẤP KHÍ HOÁ LỎNG CÁC CÔNG
Nguồn: Số liệu Công ty tư vấn Le And Partener cung cấp (số liệu 7 tháng đầu năm 2008)
Ngoài ra, hiện nay một thực trạng đáng báo động là trên thị trường đang tồn tại ngày càng nhiều các thành phần kinh doanh Gas không đảm bảo tiêu chuẩn cho phép Chủ yếu là một số đại lý đã mạo danh thương hiệu của các công ty có uy tín, một số công ty có vốn đầu tư thấp, mang tính chất manh mún, không có quy hoạch cụ thể…vì lợi nhuận họ bất chấp nguy hiểm có thể xảy ra cháy nổ nghiêm trọng khi sử dụng hệ thống bồn chứa, đầu nạp cũ, tiêu thụ các loại bếp gas, linh kiện lậu không đảm bảo chất lượng, chiếm giữ bình trái phép của một số công ty kinh doanh có uy tín, chiết nạp rồi bán ra ngoài. Tình trạng sang chiết gas lậu có xu hướng tăng mạnh rất đáng lo ngại, cách sang chiết gas lậu phổ biến vẫn là từ loại bình lớn 45 – 48kg sang loại bình 12 -13kg, sang chiết từ các loại bình gas thường sang bình gas có thương hiệu nổi tiếng để hưởng chênh lệch giá, nguy hiểm nữa là tình trạng sang chiết gas từ bình lớn sang bình mini (gas lon) diễn ra tràn lan không có sự quản lý của
Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp: Thương mại 47C
SẢN LƯỢNG CUNG CẤP LPG CỦA CÁC CÔNG TY
20072008 nhà nước… Với thực trạng trên khiến cho vấn đề quản lý hệ thống phân phối của công ty gặp nhiều khó khăn, bất cập: không kiểm soát được các cửa hàng mạo danh, sang chiết gas lậu Điều này gây ảnh hưởng xấu không nhỏ tới hình ảnh của các công ty có uy tín, trong đó có công ty PVGas North, thị trường bị tranh giành đáng kể, cạnh tranh thiếu lành mạnh ảnh hưởng tới doanh thu của công ty
Kiến thức của người tiêu dùng về khí hóa lỏng còn thiếu, người tiêu dùng còn chủ quan: Hiểu biết về khí hóa lỏng của người tiêu dùng còn nhiều hạn chế, một mặt do người tiêu dùng chưa quan tâm nhiều, mặt khác do các công ty, do nhà nước chưa có những biện pháp tích cực phổ biến cho người dân Người tiêu dùng chưa ý thức được sự nguy hiểm rất lớn xuất phát từ những vụ cháy nổ gas, dẫn đến sự chủ quan Hơn nữa khí hóa lỏng là một mặt hàng khá nhạy cảm về giá, trong khi đời sống của đại đa số người dân vẫn ở mức bình thường, do vậy nhiều người dân vẫn có tâm lý chuộng giá rẻ, ít quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ chất lượng bình gas Mặt khác những đại lý mạo danh, những công ty kinh doanh lậu cũng sử dụng nhiều tiêu thức tinh vi để lừa người tiêu dùng Các tình trạng trên dẫn đến việc sử dụng gas thiếu an toàn ở các hộ gia đình, vừa nguy hiểm vừa gây thiệt hại về doanh thu, giảm hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh khí hóa lỏng có uy tín chất lượng, trong đó có công ty cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng miền Bắc
Ngoài ra, sự quản lý về tiêu thụ khí hóa lỏng của nhà nước còn thiếu chặt chẽ: Bên cạnh việc sang chiết gas lậu trái phép, các đại lý, công ty kinh doanh mạo danh các công ty khí hóa lỏng lớn có uy tín, thì gần đây còn gia tăng tình trạng buôn lậu bếp gas, các loại linh kiện đi kèm như dây dẫn, van vặn… không đảm bảo chất lượng Gây ra tâm lý hoang mang, lo sợ cho nhiều người tiêu dùng, không phân biệt được mặt hàng nào đảm bảo chất lượng, e dè trong tiêu dùng Theo các cơ quan chuyên môn thì sự cố cháy nổ gas thường do hai nguyên nhân lớn, thứ nhất là do việc sang chiết gas lậu trái phép, và nguyên nhân thứ hai là do người tiêu dùng sử dụng bếp gas, linh kiện đi kèm không đảm bảo chất lượng, hoặc đã sử dụng quá lâu không được kiểm tra dẫn đến nguy cơ gas bị rò rỉ, khả năng cháy nổ là rất cao, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm Do đó đòi hỏi các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để chấn chỉnh lại, nhằm có những hướng phát triển đúng đắn cho ngành kinh doanh khí hóa lỏng đầy tiềm năng, góp một phần lớn vào sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước.
3 Đặc điểm của công ty cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng miền Bắc
Công ty cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng miền Bắc là một công ty có ảnh hưởng lớn trên thị trường kinh doanh khí hóa lỏng ở nước ta Đi vào tìm hiểu một số đặc điểm của công ty ta thấy được một số ưu thế tạo nên thế mạnh trong kinh doanh của công ty, từ đó tạo đà để công ty có thể phát triển bền vững chiếm lĩnh được thị trường.
- Công ty cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng Miền Bắc là một thành viên của Tổng Công ty Khí - trực thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam Hiện tại có Kho đầu mối LPG tại Hải Phòng với sức chứa 1108 tấn đưa vào sử dụng năm
2001, tổng sức chứa các kho tiếp nhận đến cuối 2009 là 5.885 tấn.
- Có sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Tập đoàn dầu khí Việt Nam cả về cơ chế pháp lý và tài chính, nên việc chiếm lĩnh thị phần khi đầu tư kho cảng tiếp nhận là rất thuận lợi.
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG MIỀN BẮC
MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚ
1 Triển vọng thị trường khí hóa lỏng ở Việt Nam
Cùng với sự phát triển rõ rệt của nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua thì thị trường kinh doanh khí hóa lỏng ở nước ta đang là một thị trường đầy tiềm năng Hơn nữa ngành kinh doanh khí hóa lỏng cũng góp phần vào nâng cao đời sống xã hội, là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn đẩy mạnh thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Nhu cầu tiêu thụ Gas ở Việt Nam ngày càng cao: Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ khí hóa lỏng trong các năm gần đây trung bình đạt khoảng trên 8%/năm.
So với các nước lân cận trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philippin, Indonesia… tỷ lệ tăng trưởng bình quân chỉ đạt từ 5 7%/năm thì tỷ lệ tăng trưởng tiêu thụ LPG của Việt Nam là khá cao Các chuyên gia kinh tế dự đoán tỷ lệ tiêu thụ khí hóa lỏng còn tăng khoảng 8 10%/năm trong giai đoạn 2006 – 2015 (dựa vào số liệu dự báo của các công ty kinh doanh lĩnh vực khí hóa lỏng, dân số và sự tăng trưởng GDP, sự tiện lợi và hiệu quả
Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp: Thương mại 47C của nhiên liệu, giá LPG so với nhiên liệu khác…)
BẢNG 8: NHU CẦU TIÊU THỤ LPG CẢ NƯỚC 2006-2015
Thị trường LPG ở Việt Nam được dự báo với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 10%/năm sẽ hứa hẹn một thị trường đầy tiềm năng cho các công ty kinh doanh khí hóa lỏng, trong đó có công ty cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng miền Bắc Tuy hiện nay đang có quá nhiều hãng kinh doanh mặt hàng này, cung vượt cầu, nhưng Nhà nước đang dự kiến đưa ra Nghị định về kinh doanh khí hóa lỏng để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, có thể kiểm soát được thị trường, kinh doanh có hiệu quả Và công ty cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng miền Bắc là một trong số ít các đơn vị đủ điều kiện được kinh doanh nhập khẩu cung ứng khí hóa lỏng ở thị trường Việt Nam.
Phấn đấu trở thành Công ty kinh doanh khí hoá lỏng có thị phần lớn nhất Miền Bắc, miền Trung, và trong tương lai sẽ vươn ra thị trường quốc tế. Mục tiêu trước mắt trong các năm tới là duy trì thị phần LPG hiện nay từ 25% - 30% thị phần Miền Bắc, hướng tới đạt 50% theo định hướng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Công ty sẽ từng bước phát triển kinh doanh các dịch vụ đa ngành như đầu tư tài chính, kinh doanh bất động sản và các sản phẩm dầu khí…
Chuyên nghiệp hoá trong quản lý, về sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật
Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp: Thương mại 47C
Đảm bảo trả đủ cổ tức theo phương án kinh doanh, phấn đấu đạt mức cổ tức tăng trưởng qua các năm.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, không ngừng nâng cao, cải thiện đời sống của người lao đông.
3 Phương hướng hoạt động chung
Về định hướng thị trường:
Xây dựng chiến lược phát triển thị trường sản phẩm trong và ngoài nước, tập trung phát triển ở những khu vực khách hàng trọng điểm
Duy trì và cải thiện mối quan hệ tốt với các khách hàng truyền thống thông qua các chiến dịch chăm sóc khách hàng
Xây dựng và củng cố hệ thống phân phối trên địa bàn kinh doanh một cách đồng bộ, chuyên nghiệp và hiệu quả.
Về định hướng loại hình dịch vụ:
Đảm bảo tiếp nhận LPG từ nhà máy Dinh Cố
Thực hiện phân phối hàng đầy đủ, kịp thời
Tối ưu hoạt động nhập, tồn, bán nhằm mục đích tăng vòng quay vỏ, kho, vận chuyển…
Đa dạng hoá sản phẩm, gia tăng dịch vụ bổ trợ cho từng sản phẩm
Củng cố, hoàn thiện và phát triển kênh phân phối, mở rộng thị trường
Hoàn thiện chích sách bán hàng theo hướng phù hợp với từng vùng thị trường
Tổ chức các chương trình quảng cáo, khuyến mại theo quy mô từng khu vực thị trường
Đa dạng hoá các dịch vụ về LPG
Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ kế toán, giám sát chi phí hoạt động SXKD, kiểm soát công nợ và thời hạn thanh toán.
Xác định chính xác nhu cầu vốn theo hướng chủ động tài chính, bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo huy động vốn, sử dụng vốn hiệu quả.
Về kỹ thuật – an toàn
Tổ chức bộ máy kỹ thuật đảm bảo thiết kế, cung cấp vật tư thiết bị và lắp đặt hệ thống cung cấp gas cho các hộ sử dụng
Xây dựng các định mức kỹ thuật
Nghiên cứu và phát hiện các lĩnh vực có triển vọng trong việc sử dụng gas phục vụ cho công tác mở rộng và phát triển thị trường
Huấn luyện an toàn cho các khách hàng
Duy trì các hoạt động quản lý an toàn, phòng chống cháy nổ
Duy trì hoạt động quản lý an toàn trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:1999
Xây dựng hệ thống thông tin trong toàn Công ty
Tiếp tục triển khai xây dựng hoàn thiện các dự án đầu tư Tổng kho khí hoá lỏng Miền Bắc tại Đình Vũ - Hải Phòng, Tổng kho khí hóa lỏng Bắc Trung Bộ, đầu tư trạm nạp LPG Đà Nẵng, đầu tư trung tâm kiểm định và sửa chữa bình gas Nam Định và Đà Nẵng.
Một số dự án góp vốn liên doanh
Công ty CP kinh doanh khí thấp áp
Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Gas đô thị
Công ty CP xăng dầu dầu khí Vũng Áng
Công ty đầu tư & tư vấn tài chính dầu khí
Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp: Thương mại 47C
4 Kế hoạch lợi nhuận và cổ tức năm 2008-2009
BẢNG 9: KẾ HOẠCH LỢI NHUẬN VÀ CỔ TỨC NĂM 2008 - 2009 Đơn vị tính: Triệu đồng
Thực hiện 6 tháng đầu năm
Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần
Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế / Vốn điều lệ (%) 11,31% 6,13% - 9,34% 3,21%
Lợi nhuận chia cổ tức - 12.592 - 21.836 73,41
Nguồn: Công ty cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Bắc
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp: Thương mại 47C
Công tác nghiên cứu thị trường
Công tác nghiên cứu thị trường là công tác đầu tiên trong nội dung của hoạt động kinh doanh, nhưng lại là yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn tới sự thành công của hoạt động kinh doanh ở mỗi công ty Chú trọng đầu tư hợp lý vào công tác nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp lựa chọn và định hướng hoạt động kinh doanh của công ty theo đúng hướng, kinh doanh có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Để đứng vững và phát triển trong điều kiện nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong thời kỳ nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay thì công ty cần phải chuẩn bị tốt công tác nghiên cứu thị trường:
- Tiến hành điều tra thị trường dựa vào phiếu điều tra, phiếu thăm dò… đặc biệt với thị trường khách hàng dân dụng Để từ đó nắm bắt, dự kiến đúng được nhu cầu, những thay đổi nhu cầu và khả năng đáp ứng được những nhu cầu đó một cách hiệu quả nhất Công việc này phải được tiến hành ở từng khu vực thị trường khác nhau.
- Để điều tra thị trường được tiến hành thuận lợi phải thành lập nhóm điều tra thị trường, thành viên của nhóm phải là người địa phương, từ đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công việc Mỗi nhóm khoảng 5 người, tùy thuộc vào từng khu vực và khả năng của doanh nghiệp
- Nên tổ chức, đăng kí tham gia các chương trình triển lãm, đặc biệt Triển lãm hàng người tiêu dùng, Hội chợ xuân hàng năm nhằm giới thiệu, chào hàng kết hợp với việc thu thập các thông tin, yêu cầu, kiến nghị trực tiếp từ khách hàng.
- Để đảm bảo cho hoạt động nghiên cứu thị trường diễn ra thường xuyên liên tục và có hiệu quả cao, Công ty cần phải thiết lập một khoản kinh phí nhất định, phù hợp với từng cuộc điều tra.
- Yêu cầu các nhân viên điều tra phải có một số lượng phiếu thăm dò đã hoàn thành không nhỏ hơn 50% số lượng khách hàng, Đại lý (đối tượng điều tra).
- Phân công rõ ràng cụ thể cán bộ nào tổng hợp các thông tin thị trường, phân tích và xử lý một cách nhanh chóng, khoa học nhằm mang lại hiệu quả tối đa.
- Để thu thập những tài liệu, thông tin về thị trường đặc biệt các dự án mới, dự án chuyển đổi sang sử dụng những loại nhiên liệu mới, về các chính sách mới của Nhà nước liên quan, ảnh hưởng đến việc kinh doanh LPG như thuế xuất nhập khẩu LPG và các thiết bị sử dụng LPG, Nghị định được kinh doanh LPG…Công ty cần thiết lập một mạng lưới các mối quan hệ với các cơ quan hữu quan, quản lý…
- Góp phần tạo nên sự gắn bó, trung thành giữa khách hàng với công ty, đồng thời kiểm tra lại thông tin, cung cấp thông tin cần thiết về sản phẩm cho khách hàng, đồng thời kiểm tra lại thông tin nhận biết được các đại lý kinh doanh gas lậu, đánh giá hoạt động của nhân viên và thu thập thêm thông tin của khách hàng về sản phẩm, các chính sách và dịch vụ của công ty Lãnh đạo công ty cần tiến hành các cuộc viếng thăm khách hàng, đặc biệt là những khách hàng truyền thống có sức tiêu thụ sản phẩm của công ty lớn ít nhất một quý một lần.
- Một công tác nghiên cứu thị trường quan trọng không thể thiếu đó là điều tra xác định rõ các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là các đối thủ chiếm thị phần khá lớn, có vị thế, kinh doanh ổn định trên thị trường như Petrolimex, Thăng Long gas, Đại Hải, Shell gas, Total gas…Cần tìm hiểu mục tiêu kinh doanh, khả năng tài chính, cơ cấu mặt hàng, các chính sách về bán hàng, về giá, nguồn nhân lực…cũng như các hoạt động dịch vụ hậu mãi cung ứng cho khách hàng…Từ đó đưa ra phương thức cạnh tranh, chiến lược kinh doanh phù hợp, đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty ổn định và đạt được
Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp: Thương mại 47C những tăng trưởng nhất định
Tổ chức phân phối và kênh phân phối Để đạt được mục tiêu trở thành Công ty kinh doanh khí hoá lỏng có thị phần lớn nhất Miền Bắc, miền Trung, và trong tương lai sẽ vươn ra thị trường quốc tế thì việc mở rộng phát triển mạng lưới tiêu thụ là hết sức cần thiết, tức là việc lựa chọn kênh phân phối phù hợp.
Công ty cũng đã xây dựng được mạng lưới phân phối trải đều trên khắp các tỉnh, thành từ Đà Nẵng trở ra và đã xây dựng được hệ thống chiết nạp vệ tinh phân bố đều khắp thị trường Miền Bắc Nhờ có uy tín của PETROVIETNAM, PETROVIETNAM GAS, Công ty Cổ phần kinh doanh khí hoá lỏng Miền Bắc đã hình thành và phát triển được hệ thống bán lẻ phân phối, quảng bá sản phẩm mang thương hiệu này tới tất cả các tỉnh, thành trên toàn Miền Bắc Để các kênh phân phối quảng bá, nâng cao hình ảnh, thương hiệu sản phẩm của mình, các công ty kinh doanh đang hướng chính sách đầu tư và củng cố mạng lưới phân phối, phát triển mạng lưới phân phối ngày càng chuyên nghiệp. Đối với khách hàng sử dụng bồn chứa (khách hàng công nghiệp)
Công ty cần lựa chọn kênh phân phối một cấp vì khi cấp hàng phải dùng xe bồn chuyên dụng, và tốt nhất chỉ nên sử dụng xe bồn của công ty để người của công ty có thể thường xuyên theo dõi, kiểm tra hệ thống sử dụng LPG khi cấp hàng Việc này sẽ tránh những rủi ro có thể xảy ra do thiết bị hoạt động không đồng bộ hay trục trặc kỹ thuật, đồng thời tạo thêm lòng tin cho khách hàng đối với công ty Hiện nay, số lượng các nhà máy xí nghiệp chuyển đổi từ dùng dầu làm nhiên liệu đốt sang sử dụng LPG đang có xu hướng tăng mạnh, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao uy tín để thu hút được lượng khách hàng đầy tiềm năng này.
Mặc dù vậy, để chuyển đổi công nghệ sang sử dụng LPG thì khách hàng cần phải đầu tư một khoản tiền khá lớn, vì vậy với các khách hàng tiềm năng công ty nên hỗ trợ về công nghệ cũng như về trang thiết bị sử dụng LPG Tuy nhiên, trước khi đầu tư công ty cần xem xét nghiên cứu khả năng tiêu thụ sản phẩm cũng như khả năng chi trả của đối tượng mà công ty dự định đầu tư. Ngoài ra, công ty phải đảm bảo chất lượng thiết bị, thiết kế, lắp đặt nhanh, đạt chất lượng hướng dẫn vận hành, đảm bảo an toàn trong vận hành, đồng thời có dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng tốt, với đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao. Đối với khách hàng sử dụng LPG trong bình chứa (khách hàng dân dụng)
Công ty nên sử dụng kênh phân phối hai cấp theo hệ thống Marketing dọc theo hợp đồng:
CÔNG TY NHÀ PHÂN PHỐI ĐẠI LÝ KHÁCH HÀNG
Nên hạn chế số lượng Nhà phân phối, quy định phạm vi địa bàn hoạt động của nhà phân phối, chỉ phân phối, bán hàng của công ty nhằm kiểm soát tốt hoạt động của họ trong việc thực hiện chính sách giá cả, kích thích tiêu thụ và cung ứng các hoạt động dịch vụ Khi lựa chọn nhà phân phối cần quan tâm đến các vấn đề chính như: Khả năng phân phối, kinh nghiệm, khả năng tài chính…