Mặc dù đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về biến đổi văn hóa và văn hóa sinh kế của cư dân trước tác động của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở nhiều địa phương khác nhau trên phạm vi cả nước, trong đó có tác động của phát triển du lịch, nhưng chưa có công trình nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên biệt về biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch dưới góc độ văn hóa học. Trước những vấn đề đặt ra về cả thực tiễn và nhu cầu nghiên cứu khoa học về biến đổi văn hóa sinh kế của người dân địa phương trong vùng Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của phát triển du lịch, nghiên cứu sinh chọn đề tài nghiên cứu “Biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành văn hóa học.
Trang 11
MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài
Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới là những tài sản vơ giá và khơngthể thay thế, có giá trị và ý nghĩa đặc biệt to lớn đối với mỗi cá nhân, cộng đồng,địa phương, quốc gia và toàn nhân loại Di sản thế giới là những khu vực có giátrị nổi bật về cảnh quan tự nhiên, văn hóa, kiến trúc độc đáo và hệ sinh thái đadạng, phong phú, có sức lôi cuốn rất lớn với khách du lịch Không phải ngẫunhiên mà hàng năm các khu Di sản thế giới thu hút hàng triệu lượt lượt du kháchtới thăm Du lịch trở thành một công cụ chủ yếu trong nỗ lực giữ gìn, bảo vệ disản, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho cộng đồng địaphương, đặc biệt ở những khu vực được bảo vệ của di sản.
Tuy nhiên quá trình phát triển du lịch cũng tạo ra khơng ít những tác độngtới khu di sản và cộng đồng cư dân địa phương, nhất là ở các nước đang pháttriển Một trong những tác động rõ nhất đối với cư dân trong khu di sản, đó là sựthay đổi các nguồn lực sinh kế (nguồn lực con người, nguồn lực tư nhiên, tàichính, vật chất và nguồn lực xã hội), hệ thống sinh kế, phương thức sinh kế vàcác hoạt động sinh kế truyền thống cùng với những giá trị văn hóa gắn liền vớicác hoạt động sinh kế Trước đây người dân sinh sống trong các khu vực di sảnchỉ quen với nghề làm nông nghiệp, chăn nuôi, săn bắt, hái lượm, làm một sốnghề thủ công, khi thực hiện các dự án phát triển du lịch, nhiều diện tích đất tựnhiên, đất sản xuất nơng nghiệp, đất ở của người dân bị thu hồi để làm dự án dulịch, nguồn lực đất đai bị hạn chế, không gian sản xuất, canh tác bị thu hẹp, buộcnhiều người phải chuyển đổi nghề nghiệp, cách thức kiếm sống.
Trang 2quan và trở thành một phần không thể tách rời của di sản Đến nay trong vùnglõi của di sản có khoảng 20.000 dân sinh sống, tập trung chủ yếu ở các xãTrường Yên, Ninh Xuân và Ninh Hải của huyện Hoa Lư, với sinh kế truyềnthống chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi và làm nghề thủ công Khu di sản Quầnthể danh thắng Tràng An hiện là điểm đến hàng đầu của tỉnh Ninh Bình và khuvực phía Bắc, hàng năm thu hút khoảng 3 triệu lượt khách Du lịch khơng chỉđóng góp trực tiếp vào việc bảo tồn, gìn giữ di sản mà cịn góp phần tích cựcchuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng chụcnghìn lao động địa phương và nâng cao đời sống văn hóa của người dân địaphương Bên cạnh đó, phát triển du lịch cũng tạo ra nhiều tác động tiêu cựcđối với cư dân địa phương do sự thay đổi về môi trường, không gian sản xuất,tri thức, kinh nghiệm trong lao động, sản xuất cũng như tác động tới lối sống,phong tục tập quán, văn hóa truyền thống của địa phương Mức độ tác động,ảnh hưởng của du lịch tới người dân cịn phụ thuộc khả năng thích ứng vànguồn lực của cá nhân và hộ gia đình, nhiều người thích ứng, chủ động họchỏi, trang bị kiến thức, kỹ năng về kinh doanh du lịch làm kế sinh nhai mớinhư kinh doanh nhà hàng, khách sạn, bán hàng lưu niệm, vận tải du lịch,nhưng cũng có nhiều người thích ứng chậm hơn, bị động trong việc chuyểnđổi sinh kế, việc làm, thậm chí hẫng hụt, mất phương hướng, kết quả là chịuthiệt thòi và yếu thế hơn trong các hoạt động sinh kế mới Những thay đổi nàycũng dẫn đến sự biến đổi các giá trị văn hóa sinh kế, phong tục, tập quán, lốisống của người dân địa phương.
Trang 3“Biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng Antrước tác động của du lịch” làm luận án tiến sĩ chun ngành văn hóa học.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu về biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quầnthể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch, Luận án tập trung nghiêncứu, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về biến đổi văn hóa sinh kế, tìm hiểu sựbiến đổi văn hóa sinh kế trong bối cảnh phát triển du lịch, đồng thời lý giảinhững nguyên nhân, xu hướng ảnh hưởng tới sự biến đổi, bàn luận một số vấn đềđặt ra để phát triển văn hóa sinh kế bền vững trước tác động của du lịch.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
1) Nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận về biến đổi văn hóa sinh kếdo tác động của phát triển du lịch;
2) Nghiên cứu làm rõ thực trạng biến đổi sinh kế và văn hóa sinh kế củacư dân 3 xã nằm trong vùng lõi Quần thể danh thắng Tràng An trước và sau khiphát triển du lịch;
3) Nhận diện các yếu tố tác động, xu hướng khai thác du lịch tác động tớibiến đổi, thời cơ và thách thức đối với biến đổi văn hóa sinh kế; bàn luận xácđịnh một số vấn đề đặt ra để phát triển sinh kế bền vững của cư dân tại Quần thểdanh thắng Tràng An trong quá trình phát triển du lịch.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Những bến đổi văn hóa sinh kế của cư dân trong khu di sản Quần thể danhthắng Tràng An trước tác động của phát triển du lịch.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Trong vùng lõi khu di sản thế giới Quần thể danh thắng
Trang 4- Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2000 đến nay, khi cư dân địa phương
trong khu vực di sản chịu tác động do phát triển du lịch Đây là thời điểm các dựán phát triển các khu, điểm du lịch được triển khai và đưa vào khai thác phục vụkhách du lịch và những năm tiếp theo.
- Về nội dung: Phân tích, đánh giá thực trạng biến đổi văn hóa sinh kế và
ứng xử của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của pháttriển du lịch.
4 Những câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất, đặc điểm văn hóa sinh kế của cư dân trong khu di sản thế giới
Quần thể danh thắng Tràng An trước khi phát triển du lịch?
Thứ hai, văn hóa sinh kế của cư dân trong khu di sản Quần thể danh thắng
Tràng An biến đổi như thế nào trước tác động của phát triển du lịch?
Thứ ba, những vấn đề gì đặt ra đối với sự biến đổi văn hóa sinh kế của cư
dân trong khu di sản trước tác động của phát triển du lịch; cần làm gì để pháttriển văn hóa sinh kế bền vững trong quá trình phát triển du lịch.
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của Luận án được phát triển trên cơ sở phương pháp luận duyvật biện chứng của Chủ nghĩa Mác - Lê nin và quan điểm, đường lối của Đảng vàNhà nước về văn hóa và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bảnsắc dân tộc Luận án đã sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành như xã hội học,văn hóa học, kinh tế học, du lịch học để khảo sát, xem xét sự biến đổi văn hóasinh kế của cư dân tại khu di sản Quần thể danh thắng Tràng An trước tác độngcủa phát triển du lịch, đồng thời vận dụng các lý thuyết về biến đổi văn hóa,khung sinh kế bền vững và đưa ra khung phân tích sự biến đổi văn hóa sinh kế đểphân tích, luận giải về sự biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân trong khu di sảncũng như các yếu tố tác động trong quá trình phát triển du lịch đối với sự biến đổiđó.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp
Trang 5các nhận định, đánh giá khoa học của luận án, đảm bảo tính khoa học của cácphân tích, đánh giá về văn hóa sinh kế và sự biến đổi văn hóa sinh kế của cư dântrong khu di sản Quần thể danh thắng Tràng An.
5.2.2 Phương pháp điền dã
Phương pháp điền đã được sử dụng để thu thập các nguồn tài liệu địnhtính liên quan đến địa bàn nghiên cứu Nghiên cứu sinh đã trực tiếp quan sát,kiểm tra, trao đổi, nói chuyện và phỏng vấn sâu các đối tượng sau: 1) Cán bộ xã,cán bộ, thôn xóm của các địa phương trong khu di sản; 2) Cán bộ quản lý, điềuhành của các doanh nghiệp, đơn vị quản lý, khu, điểm du lịch; 3) Người dântham gia hoạt động dịch vụ du lịch; 4) Các hướng dẫn viên, công ty lữ hành đưakhách đến khu di sản; 5) Các chuyên gia nghiên cứu về di sản văn hóa, du lịch,xã hội học và kinh tế.
Với vai trò là người làm công tác quản lý di sản và du lịch của tỉnh,nghiên cứu sinh đã thường xuyên đi xuống địa bàn các khu, điểm du lịch và cáckhu dân cư để kiểm tra và nắm bắt tình hình hoạt động, xử lý các vấn đềphát sinh liên quan đến di sản, hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ Thông quacác buổi làm việc tại thực địa, trực tiếp nói chuyện với cộng đồng cư dân địaphương, nghiên cứu sinh đã được chia sẻ và cung cấp nhiều thông tin bổ íchphục vụ cho đề tài của Luận án cũng như công tác quản lý di sản và phát triển dulịch của tỉnh Vừa thực hiện quan sát tham dự vừa tham dự tích cực vào các hoạtđộng du lịch, đào tạo tập huấn, nghiên cứu cùng các chuyên gia nước ngoài xâydựng hồ sơ di sản, quy hoạch, kế hoạch quản lý di sản, khai quật khảo cổ học…,nghiên cứu sinh đã có cái nhìn tương đối đầy đủ, dưới nhiều góc độ về các hoạtđộng sinh kế và sự biến đổi văn hóa sinh kế của người dân tại khu di sản Quầnthể danh thắng Tràng An trong quá trình phát triển du lịch.
5.2.3 Phương pháp điều tra xã hội học
Trang 6Trường Yên, Ninh Xuân và Ninh Hải Đây là 3 xã nằm trong vùng lõi di sản, nơicó nhiều dự án đầu tư du lịch và có hoạt động du lịch phát triển nhất, đối tượngđiều tra chủ yếu là: 1) người dân làm các dịch vụ du lịch (chèo đò, bán hàng, bảovệ, kinh doanh nhà nghỉ, nhà hàng); 2) những người dân làm quản lý tại các khu,điểm du lịch; 3) cán bộ công chức xã Tổng số phiếu phát ra và thu về: 500 phiếu,được phân bổ như sau: người chèo đò và làm dịch vụ du lịch 350 phiếu; ngườiđiều hành và quản lý tại các khu du lịch 100 phiếu; cán bộ cơng chức xã 50 phiếu.Trong q trình thực hiện điều tra, được sự giúp đỡ của cán bộ Ban Quảnlý khu du lịch sinh thái Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, Trung tâm Bảo tồn ditích Cố đô Hoa Lư, Ban Quản lý Quần thể danh thắng Tràng An, Trung tâmThông tin xúc tiến du lịch, lãnh đạo 3 xã Trường Yên, Ninh Xuân và Ninh Hải,Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường, Doanh nghiệp Ngôi Sao và nhiều ngườidân địa phương, nghiên cứu sinh đã hồn thành việc điều tra 500 phiếu Bên cạnhđó, nghiên cứu sinh đã trực tiếp gặp gỡ và thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn sâu vớimột số người chèo đò, hướng dẫn viên du lịch, cán bộ quản lý và lãnh đạo chínhquyền địa phương để hiểu rõ hơn về những thay đổi trong cuộc sống, việc làm,phong tục tập quán và các nghi lễ liên quan đến sinh kế cũng như những thuận lợi,khó khăn, thách thức của người dân từ khi chuyển đổi sang làm du lịch.
5.2.4 Phương pháp so sánh
Bên cạnh các phương pháp trên, nghiên cứu sinh còn sử dụng các phươngpháp nghiên cứu chung của ngành khoa học xã hội như: so sánh hai thời kỳ trướcvà sau khi phát triển du lịch để tìm hiểu về văn hóa sinh kế ở từng thời kỳ; đưa racác dự báo xu hướng biến đổi văn hóa sinh kế và bàn luận, đưa ra các giải phápmang tính khuyến nghị giúp cho các cơ quan quản lý ở địa phương trong quátrình phát triển du lịch.
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1 Ý nghĩa lý luận
Trang 7sự biến đổi của văn hóa sinh kế trước những tác động của du lịch tại các khu disản thế giới hiện nay.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án làm sáng tỏ thực trạng biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tạikhu Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch.
- Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho côngtác nghiên cứu và giảng dạy các mơn học về văn hóa học và du lịch học, làm tàiliệu tham khảo cho công tác quản lý, bảo tồn di sản và phát triển du lịch ở nướcta hiện nay.
7 Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục cơng trình nghiên cứu đã côngbố; Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của Luận án đượcbố cục thành 4 chương cụ thể như sau:
Chương 1 Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Chương 2 Cơ sở lý luận về biến đổi văn hóa sinh kế và khái quát địa bàn
nghiên cứu.
Chương 3 Thực trạng biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể
danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch.
Chương 4 Bàn luận về sự biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần
Trang 8Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUANĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SINH KẾ VÀ VĂN HĨA SINH KẾ1.1.1 Về sinh kế
Sinh kế là vấn đề được nhiều ngành khoa học trên thế giới quan tâm,nghiên cứu từ lâu Về sau, sinh kế được các nhà nghiên cứu văn hóa từ nhiềuchuyên ngành trong nước tiếp nhận và phát triển trong nghiên cứu về khoa họcvăn hóa ứng dụng, bởi nội hàm của sinh kế có tính thực tiễn cao.
Ý tưởng về sinh kế đã có từ tác phẩm của Robert Chambers vào giữa nhữngnăm 80 của thế kỷ XX, sau đó được Chambers, Conway và những nhà nghiêncứu khác phát triển vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX Tiếp tục bổ sung vàphát triển các nghiên cứu về sinh kế của Ủy ban Thế giới về Môi trường và pháttriển (WCED), Chambers & Conway đã đưa ra khái niệm sinh kế tương đối hoànchỉnh về sinh kế, bao gồm năng lực, tài sản (dự trữ, nguồn lực, yêu cầu và tiếpcận) và các hoạt động cần có để bảo đảm phương tiện sinh sống: sinh kế chỉ bềnvững khi nó có thể đương đầu với và phục hồi sau các cú sốc, duy trì hoặc cảithiện năng lực và tài sản, và cung cấp các cơ hội sinh kế bền vững cho các thế hệkế tiếp [104, tr.6].
Trong tài liệu hướng dẫn khung phân tích sinh kế nông thôn bền vững(1997), trên cơ sở kế thừa nghiên cứu của Chambers & Conway và các cơngtrình nghiên cứu trước đó, Ian Scoone và đồng nghiệp đã đưa ra khái niệm vàkhung phân tích sinh kế bền vững khá đầy đủ với 5 chỉ số đánh giá chính (bốicảnh, điều kiện xu hướng; các nguồn lực sinh kế; thể chế và tổ chức; chiến lượcsinh kế; và kết quả sinh kế), trong đó các yếu tố thể chế và tổ chức ảnh hướngquan trọng tới kết quả sinh kế bền vững [109].
Trang 9đồng thời nghiên cứu cái cách mà các khâu sản xuất phân phối tiêu thụ đã thamgia như thế nào vào toàn bộ cấu trúc của xã hội, sinh kế không chỉ là kinh tế màcịn là văn hóa và phản ánh văn hóa [105].
Các nhà nghiên cứu tại Việt Nam trong những năm trở lại đây đã có nhiềunghiên cứu và đưa ra những nhận định về vấn đề sinh kế Các nghiên cứu đaphần đã chỉ ra hoạt động kinh tế hay sinh kế chính là sự thích nghi của con ngườivới mơi trường tự nhiên trong quá trình thỏa mãn các nhu cầu vật chất để đảm bảosự sinh tồn của mình, hay sinh kế là những phương thức kiếm sống của cá nhânhay cộng đồng, nhằm đáp ứng các nhu cầu về vật chất cũng như tinh thần để duy
trì sự phát triển của cá nhân hay cộng đồng đó Trong Luận án “Biến đổi sinh kếcủa người Dao di cư tự do tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk” của Đào Thanh
Thái [75, tr 34] đã đưa ra những vấn đề về sinh kế của người Dao tại Cư M’gar,tác giả cũng đã nhận định sinh kế của người Dao tại địa bàn mình nghiên cứu làmột tập hợp của các nguồn lực và khả năng của con người kết hợp với nhữngquyết định và hoạt động mà họ sẽ thực hiện để không những kiếm sống mà cịnđạt đến mục tiêu đa dạng hơn Hay nói cách khác, sinh kế của một hộ gia đình haymột cộng đồng còn được gọi là kế sinh nhai của hộ gia đình hay cộng đồng đó.
Trên cơ sở khung lý thuyết về sinh kế và biến đổi sinh kế của DFID, TrầnVăn Bình đã đưa ra một quan niệm và hướng nghiên cứu tương đối toàn diện vềsinh kế và biến đổi sinh kế Tác giả đã nhấn mạnh đến việc kết hợp các hoạtđộng trong quá trình sử dụng các nguồn lực để đảm bảo cuộc sống (con ngườigồm khả năng, kỹ năng cá nhân; nguồn lực tự nhiên, tài chính và các thiết bị vàcác mối quan hệ, trợ giúp của xã hội) [13, tr.53] Nội dung chính của khung phântích sinh kế bền vững được nhà nghiên cứu Trần Văn Bình tóm tắt thành bốnđiểm chính sau:
Thứ nhất, khung phân tích sinh kế bền vững đề cập đến nhiều yếu tố và
Trang 10sống của con người, bao gồm các xu hướng kinh tế, công nghệ, dân số, các cúsốc và mùa vụ.
Thứ hai, khung phân tích này lấy con người và sinh kế của họ làm trung
tâm của sự phân tích, nghĩa là đặt con người ở trung tâm của sự phát triển vàhành động
Thứ ba, khung phân tích sinh kế bền vững thừa nhận các chính sách, thể
chế và quá trình ảnh hưởng đến sự tiếp cận và sử dụng các tài sản hay còn gọi làcác loại vốn mà cuối cùng chúng đều ảnh hưởng đến sinh kế của con người
Thứ tư, sinh kế của con người được phân tích dưới góc độ sở hữu và tiếp
cận các loại vốn, hay còn gọi là tài sản vốn Trong đó có năm loại vốn chính là:1) Vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng và các loại hàng hóa mà con người sảnxuất cần để hậu thuẫn sinh kế; 2) Vốn tài chính, ngụ ý về các nguồn lực tài chínhmà con người sử dụng để đạt được các mục tiêu sinh kế của mình; 3) Vốn xã hội,là các nguồn lực xã hội mà con người sử dụng để theo đuổi các mục tiêu sinh kếcủa mình bao gồm quan hệ, mạng lưới, thành viên nhóm, niềm tin, sự phụ thuộclẫn nhau và trao đổi cung cấp các mạng an ninh phi chính thống quan trọng; 4)Vốn con người đại diện cho các kỹ năng, tri thức, khả năng làm việc và sức khỏetốt, tất cả cộng lại tạo thành những điều kiện giúp con người theo đuổi các chiếnlược sinh kế khác nhau và đạt được các mục tiêu sinh kế 5) Vốn tự nhiên là tấtcả những nguyên vật liệu tự nhiên để tạo dựng sinh kế Có rất nhiều nguồn lựctạo thành vốn tự nhiên bao gồm cả các nguồn lực đất đai [13, tr.40-46].
Năm 2011, hai nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Mai, Nguyễn Huy Thắng của
Viện Xã hội học đã công bố công trình “Sinh kế bền vững cho cư dân venbờ vịnh Bắc bộ - Thực trạng và giải pháp” [48] trong phạm vi nghiên cứu 3 tỉnh
Trang 11nghiên cứu này chính là tác giả đã đề xuất các mơ hình sinh kế thay thế đánh bắtven bờ thơng qua sự tham vấn của cộng đồng ngư dân ven biển.
Năm 2015, tác giả Bùi Văn Tuấn đã công bố cơng trình nghiên cứu Thựctrạng và giải pháp đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ven đơ HàNội trong q trình đơ thị hóa [74], trong đó đã khẳng định sinh kế, sinh kế bền
vững có vai trị quan trọng đối với cộng đồng dân cư trong q trình đơ thị hóa.Trên cơ sở tiếp cận khung sinh kế bền vững, bài viết phân tích một số vấn đề lýluận về sinh kế và vận dụng nghiên cứu sinh kế của cộng đồng dân cư vùng venđơ trong q trình đơ thị hóa qua trường hợp quận Bắc Từ Liêm Nghiên cứu đánhgiá thực trạng sinh kế của cộng đồng dân cư quận Bắc Từ Liêm, xác định nhữngnhân tố thuận lợi và cản trở hộ gia đình tiếp cận các nguồn lực phát triển sinh kế.Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nâng cao và đảm bảo sinh kế bền vững chocộng đồng dân cư dưới tác động của q trình đơ thị hóa trong bối cảnh phát triểnvà hội nhập.
Nghiên cứu về quá trình chuyển đổi phương thức sinh kế của người dân ởvùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh
tế nông nghiệp, tác giả Ngơ Thị Phương Lan, trong cơng trình nghiên cứu “Từ cásang tôm” [44] đã phác họa lại một bức tranh khá sinh động và sâu sắc về hoạt
động sản xuất, mưu sinh của người nông dân vùng đồng bằng sơng Cửu Long,với khả năng thích ứng nhanh với nền kinh tế thị trường Từ việc đi sâu tìm hiểucác phương thức mưu sinh mới trong bối cảnh văn hóa, phát triển kinh tế xã hộicủa vùng, tác giả thấy rằng so với trồng lúa, nuôi tôm là nghề có tính rủi ro cao,người dân đã biết phát huy tốt nguồn vốn xã hội để giảm thiểu rủi ro Q trìnhchuyển đổi từ trồng lúa sang ni tôm của người dân đã cho thấy lối tư duy duylý theo cách tiếp cận của Samuel Popkin (1979), mối quan tâm hàng đầu củangười nông dân là sự thịnh vượng và an tồn của bản thân và gia đình họ [44,tr.78-81]; người dân lựa chọn việc chuyển dần các mảnh ruộng của gia đình làmđầm ni tơm, đầu tư phát triển các mạng lưới, quan hệ xã hội để phát triển kinhtế, giảm thiểu rủi ro khi mất mùa, đó là sự kết hợp giữa yếu tố duy tình và duy lýtrong kinh tế để phù hợp bối cảnh phát triển.
Trang 12này, nghiên cứu sinh thấy rằng sinh kế chính là cách thức tổ chức những hoạtđộng kinh tế của cộng đồng địa phương, bao gồm cả các giá trị vật chất (nguồnlực đất đai, tài chính, công cụ, phương tiện lao động…) và các giá trị tinh thần(khả năng, kỹ năng, tri thức, kinh nghiệm, nghi lễ…) được sắp xếp thành nhữngngành nghề đặc thù phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng nhằm đảm bảo duytrì và phát triển cuộc sống của hộ gia đình và cộng đồng dân cư và có sự thay đổilinh hoạt khi có biến động về mơi trường sống.
1.1.2 Về văn hóa sinh kế
Khái niệm sinh kế được các nhà nghiên cứu trên thế giới tìm hiểu từ khálâu trong các cơng trình nghiên cứu về dân tộc học, nhân học, văn hóa học.Thuật ngữ văn hóa mưu sinh hay sinh kế được nhiều nhà nghiên cứu sử dụnggần đây để chỉ các hoạt động sản xuất, kiếm sống của cộng đồng cư dân, của tộcngười Theo nhóm các nhà nghiên cứu Makarian và dân tộc học Xô Viết (LiênXơ cũ) văn hóa bao gồm hai hệ thống với 4 thành tố cơ bản: văn hóa sản xuất,văn hóa đảm bảo đời sống, văn hóa chuẩn mực xã hội (luật lệ, nghi lễ, phongtục) và văn hóa nhận thức Trong đó Markarian nhấn mạnh “văn hóa sản xuất làthành tố quan trọng bậc nhất” Như vậy có thể khẳng định các nhà dân tộc họcLiên Xô cũ là những người đầu tiên nghiên cứu văn hóa sinh kế [13].
Trong các cơng trình nghiên cứu của Norman Long (1980), Wallman (1982),Robert Chambers và Conway (1992), Caroline Ashley (1999), Emily A Schultz -Robert H Lavenda (2001), Scoones (1998), Grant Evans (2001), Carney, D.(2003),
Trang 13Nhà sử học Trần Quốc Vượng [96] chia văn hóa thành: văn hóa sản xuất,văn hóa vũ trang và văn hóa sinh hoạt, cịn nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm [76]cho rằng văn hóa là một hệ thống gồm 4 thành tố: văn hóa nhận thức, văn hóa tổchức cộng đồng, văn hóa ứng xử với mơi trường tự nhiên và văn hóa ứng xử vớimơi trường xã hội Mặc dù cịn nhiều quan điểm khác nhau, nhưng các nhà nghiêncứu trong nước cơ bản thống nhất xếp văn hóa sinh kế thuộc nhóm văn hóa sảnxuất, chính là những giá trị, tri thức, phong tục tập quán, nghi lễ được hình thànhtrong quá trình lao động sản xuất, kiếm sống của cư dân và cộng đồng.
Vận dụng lý thuyết về sinh kế và khung sinh kế bền vững của các nhànghiên cứu trên thế giới, đặc biệt là khung sinh kế bền vững của Cơ quan pháttriển Anh (DFID), nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam như Trần Văn Bình,Nguyễn Văn Sửu, Bùi Văn Tuấn, Đào Thanh Thái, Nguyễn Văn Tạo, HoàngCầm, Phạm Thúy Quỳnh, Nguyễn Xuân Mai, Nguyễn Duy Thắng, Nguyễn VănHồng, Đỗ Hải Yến… từ các góc độ tiếp cận khác nhau đã thực hiện nhiều cơngtrình nghiên cứu về sinh kế, biến đổi sinh kế do tác động của q trình cơngnghiệp hóa, hiện đại hóa, di dân, tái định cư, phát triển du lịch… trong đó đã cónhững nhìn nhận đánh giá về biểu hiện và yếu tố gắn với các giá trị của văn hóasinh kế như các giá trị văn hóa, lối sống, phong tục tập quán, nghi lễ liên quanđến sinh kế, tri thức địa phương, kỹ năng, trình độ lao động sản xuất, phươngthức làm ăn kinh doanh mới và những tác động tới cuộc sống, quan hệ gia đình,làng xóm, truyền thống văn hóa của địa phương do những tác động của quá trìnhphát triển làm thay đổi sinh kế truyền thống của cộng đồng cư dân địa phươnghay từng cá nhân trong cộng đồng.
Trang 14khá sâu sắc về sự chuyển đổi sinh kế và những biến đổi văn hóa - xã hội củangười Nùng Cháo ở Nà Lầu, trong đó cho rằng sinh kế có quan hệ mật thiết vớivăn hóa vật chất, văn hóa xã hội, văn hóa nhận thức và các mối quan hệ với cácyếu tố môi sinh (tự nhiên và xã hội) [2] Trong bối cảnh phát triển du lịch tácđộng mạnh mẽ làm thay đổi nhiều phương thức sinh kế truyền thống, gần đâytrong nghiên cứu “Biến đổi văn hóa mưu sinh của cư dân xã Hương Sơn, huyệnMỹ Đức, thành phố Hà Nội trong bối cảnh phát triển du lịch” [98], dưới lăngkính văn hóa học, tác giả Đỗ Hải Yến đã đồng nhất mưu sinh với sinh kế và đưara một khái niệm khá đầy đủ về văn hóa mưu sinh, đồng thời nghiên cứu, đánhgiá sự biến đổi văn hóa mưu sinh thơng qua các biểu hiện: (1) văn hóa ứng xửvới các nguồn lực mưu sinh; (2) văn hóa thể hiện trong các hoạt động mưu sinh;và (3) văn hóa thể hiện trong các nghi lễ gắn với mưu sinh Đây là hướng nghiêncứu khá gần với nội dung và đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án, nghiên cứusinh có thể tham khảo, kế thừa phát triển hơn trong nghiên cứu của mình.
Nhìn chung, qua các nghiên cứu trên, có thể nhận thấy văn hóa sinh kếchính là những giá trị vật chất và tinh thần được tạo ra trong quá trình lao động,sản xuất phục vụ cuộc sống Vì văn hóa là tất cả những gì do con người tạo ratrong quá trình lao động (gồm cả trí óc và chân tay) và tương tác với môi trườngtự nhiên và xã hội để đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình Chính nhờlao động mà các giá trị văn hóa cả vật chất và tinh thần mới được tạo ra Nhữnggiá trị văn hóa trong sinh kế chính là những định hướng, chuẩn mực, quy tắc chocác hành vi sinh kế của hộ gia đình và cộng đồng.
1.2 CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA VÀBIẾN ĐỔI VĂN HÓA SINH KẾ
1.2.1 Về biến đổi văn hóa
Trang 15nghĩa của những chương trình biến đổi và tương lai của cộng đồng làng quê điểnhình ở Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ [107].
Nghiên cứu về biến đổi văn hóa của các tộc người dưới góc nhìn tâm lýhọc, năm 2010, các tác giả Pamela Balls Organista, Gerardo Marin, và Kevin M.Chun có đề cập tới vấn đề biến đổi văn hóa với những nội dung quan trọng củakhái niệm, vai trị của biến đổi văn hóa khi nghiên cứu tâm lý các tộc người [112].Theo các tác giả biến đổi văn hóa (BĐVH) được đề cập để lý giải hay phán đoánhành vi cá nhân khi tiếp xúc với một nền văn hóa mới Các cá nhân thay đổi theocác chiến lược BĐVH mà họ chọn lựa, đồng thời có sự liên hệ tới các áp lựcBĐVH Biến đổi văn hóa hình thành hành vi và thái độ để xác định các khnmẫu Tiếp biến văn hóa diễn ra tất yếu ở chủ thể trước thế giới quan hình thànhthái độ, giá trị và hành vi… trong quá trình di cư và tiếp nối thế hệ của họ.
Trong đánh giá về các vấn đề biến đổi văn hóa, phương pháp tiếp cận năm2011, Ozgur Celenk và Vande đưa ra quan niệm về BĐVH được hiểu là: quátrình thay đổi khi những cá thể từ các nền văn hóa khác nhau có sự tiếp xúc trựctiếp với nhau lâu dài và liên tục dẫn đến sự biến đổi của bản thân cá thể (giá trị,thái độ, niềm tin và phẩm chất) cũng như sau biến đổi của nhóm cá thể (hệ thốngxã hội và văn hóa) Những hình thức quan trọng nhất của q trình biến đổi vănhóa bao gồm các yếu tố tiên quyết (điều kiện biến đổi văn hóa), chiến lược (xuhướng biến đổi văn hóa) và kết quả của biến đổi văn hóa [103 tr.10] Như vậy,sau 10 năm phát triển vấn đề BĐVH trên thế giới, bên cạnh việc kế thừa cáccơng trình nghiên cứu cũ về khái niệm, bản chất của biến đổi văn hóa, tác giảOzgur Celenk đã có những bước tiến trong nghiên cứu biến đổi văn hóa về sauso với những nghiên cứu thời kỳ trước đó như: những biểu hiện của biến đổi vănhóa và dự báo những xu hướng biến đổi văn hóa.
Trang 16Tìm hiểu về những xu hướng biến đổi trong văn hóa và lối sống ở ViệtNam, các nghiên cứu của tác giả Mai Văn Hai, Phạm Việt Dũng [35] chỉ ra sựbiến đổi trên phương diện văn hóa, lối sống với mọi biểu hiện đa dạng, sinhđộng, đồng thời làm rõ những nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến biến đổi đó.Những biểu hiện dễ thấy nhất trong văn hóa, lối sống ở Việt Nam thể hiện trên 5lĩnh vực: Sự biến đổi của mỗi cá nhân gắn liền với sự biến đổi của gia đình; sựbiến đổi về cơ cấu lứa tuổi trong chu trình đời người; sự thay đổi trong quan hệhàng xóm, láng giềng; sự biến đổi trong văn hóa tiêu dùng; xu hướng thay đổigiá trị, triết lý sống của cá nhân và các nhóm xã hội Nguyên nhân của nhữngbiến đổi đó gồm: tác động của kinh tế thị trường, văn minh công nghiệp, sự thayđổi của môi trường nhất thể hóa cá nhân, chuyển đổi từ cơ cấu xã hội truyềnthống sang cơ cấu xã hội hiện đại, đa dạng hơn.
Theo hướng khác, tác giả Ngô Đức Thịnh lại đề cập đến một chiều cạnhcủa sự biến đổi văn hóa ở cộng đồng các dân tộc thiểu số [77] trên cơ sở nêu vàphân tích một số đặc trưng cơ bản, các giá trị, vai trò của luật tục, phong tụctrong đời sống các dân tộc thiểu số, tác giả trình bày sự biến đổi của luật tục vàtính thích ứng của nó với xã hội hiện đại Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam tuycòn ở trình độ phát triển xã hội thấp hơn so với người Kinh nhưng cũng nằmtrong xu hướng phát triển chung của xã hội Cả luật tục, phong tục đều khơngcịn ngun vẹn, một phần do sự thay đổi hoàn cảnh xã hội, do con người vô ýđể rơi rụng, hoặc chủ động loại bỏ do coi đó là lạc hậu, phản tiến bộ…; một phầndo có sự thâm nhập của những phong tục và luật lệ mới Phạm vi ảnh hưởng củaluật tục cũng thu hẹp dần, có sự kết hợp giữa luật tục, luật pháp của Nhà nước.Luật tục đã từng đóng vai trị rất quan trọng trong quản lý nơng thôn, nên sự kếthợp giữa luật pháp và luật tục là một đòi hỏi tất yếu khách quan.
Trang 17Tác giả Đỗ Lan Phương [51] dựa trên cơ sở tiếp cận hệ thống, phương phápphân tích văn hóa học, nhân học xã hội và nhiều phương pháp khác đã chỉ ranhững nhân tố tác động đến sự BĐVH Việt Nam trên 6 phương diện: Phát triểnkinh tế xã hội, phục hưng văn hóa truyền thống, hoạt động tôn giáo, phát triểntruyền thông đại chúng, giao lưu văn hóa quốc tế Từ đó tìm ra ngun nhân củasự BĐVH Việt Nam trong giai đoạn này Cơng trình nghiên cứu này là nền tảng,định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo về BĐVH trong từng lĩnh vực cụ thể.
Tiếp cận biến đổi văn hóa dưới sự ảnh hưởng của công cuộc đổi mới đấtnước, tác giả Nguyễn Văn Dân [22] đã chỉ ra rằng: Sau hai mươi năm đổi mới vàhội nhập, văn hóa Việt Nam đã có những biến đổi sâu sắc theo hướng nâng cao,trở nên phong phú, cởi mở hơn Trong đời sống văn hóa, tác giả đã phân tích sựđổi mới trên một số mặt như: đổi mới văn hóa về khía cạnh chính trị, pháp lý;tiếp thu các giá trị văn hóa thế giới; đổi mới trong quan niệm sống, lối sống;phục hồi, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; đổi mới trong tự do sáng tác.Từ đó tác giả bàn về vấn đề nảy sinh trong đổi mới văn hóa.
Năm 2013, từ góc nhìn văn hóa học, luận án tiến sĩ của Vũ Diệu Trung đã
nghiên cứu về Những biến đổi văn hóa làng nghề ở Sơn Đồng; Bát Tràng; ĐồngXâm, Thái Bình [88] đưa ra các khái niệm làng nghề, văn hóa làng nghề, biến đổi
văn hóa làng nghề Những biểu hiện biến đổi văn hóa làng nghề được đề cập trêncác phương diện: 1) Không gian, cảnh quan và di tích; 2) Biến đổi phương thứctruyền nghề và bí quyết giữ gìn nghề nghiệp; 3) Biến đổi hình thức tổ chức sảnxuất; 4) Biến đổi về quan niệm và quan hệ xã hội; 5) Biến đổi tín ngưỡng, lễ hộivà phong tục tập quán Luận án cũng đưa ra những giải pháp cho các nhà quản lýtrong khai thác di sản văn hóa làng nghề Trên cơ sở những nghiên cứu của Luận
án tiến sĩ của mình, tác giả Vũ Diệu Trung đã xuất bản cuốn sách “Biến đổi vănhóa Làng nghề ở Châu thổ sông Hồng hiện nay”, phân tích biến đổi văn hóa
diễn ra theo hai xu hướng: Xu hướng thích ứng và xu hướng bảo thủ Và nhân tốtư tưởng, chính trị giữ một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoặc kìm hãmsự biến đổi văn hóa.
Năm 2013, Nguyễn Văn Quyết với Luận án tiến sĩ chuyên ngành Văn hóa
Trang 18thơn trong q trình phát triển các khu công nghiệp (thông qua nghiên cứutrường hợp tỉnh Đồng Nai)” [55], đã khảo sát các biển đổi đời sống văn hóa của
ba cộng đồng dân cư nông nghiệp - nông thôn sau khi bị cắt một phần đất nôngnghiệp, đất thổ cư để xây dựng các khu công nghiệp tập trung, đã bị biến đổi nhưthế nào trong bối cảnh phát triển nhanh chóng, phát triển nóng, mang tính cưỡngbức từ trên xuống Thơng qua sự khảo sát này đã khái quát lên bức tranh pháttriển đời sống văn hóa của những cộng đồng dân cư có khu cơng nghiệp tậptrung với tất cả những lợi thế, hạn chế, thời cơ và thách thức đối với họ.
Trong nghiên cứu về biến đổi văn hóa làng ở đồng bằng Bắc Bộ cơng bốtrên tạp chí Lý luận chính trị năm 2017, tác giả Vũ Thị Phương Hậu cho rằngvăn hóa làng thuộc nhóm văn hóa tĩnh, mang tính truyền thống, chậm thay đổi.Theo tác giả, văn hóa làng bao gồm những giá trị, chuẩn mực đã được cộng đồnglựa chọn, được thử thách qua thời gian, được bảo tồn có ý thức, thậm chí cả vơthức Tác giả đã phân tích và đánh giá một số vấn đề biến đổi văn hóa làng Việttruyền thống vùng đồng bằng Bắc bộ biểu hiện trong các thiết chế gia đình, dịnghọ, tín ngưỡng, lễ hội và hương ước của làng Xác định những giá trị văn hóalàng khơng chỉ có ý nghĩa về phương diện tinh thần mà cịn là động lực trực tiếpthúc đẩy nơng thôn phát triển, tác giả đã đưa ra 4 nhóm giải pháp để bảo tồn,phát huy văn hóa làng trong xây dựng nơng thơn mới hiện nay [37].
Nhìn chung trong các cơng trình nghiên cứu về biến đổi văn hóa và biếnđổi văn hóa làng ở trong và ngồi nước từ các góc độ tiếp cận khác nhau đã đưara một số cơ sở lý thuyết về biến đổi văn hóa, tiếp biến văn hóa, đồng thời cácnghiên cứu cũng đã nghiên cứu, tìm hiểu, chỉ ra những xu hướng biến đổi vănhóa nói chung và những vấn đề biến đổi lối sống, đời sống văn hóa, phong tụctập quán, giá trị, chuẩn mực, phương thức truyền nghề….
1.2.2 Về biến đổi văn hoá sinh kế
Trang 19hóa sinh kế hay văn hóa mưu sinh như phong tục tập quán lao động sản xuất,nguồn lực xã hội, nguồn lực văn hóa, nghi lễ, tri thức liên quan đến hoạt độngsinh kế….
Năm 2012, tác giả Bùi Thị Bích Lan đã cơng bố luận án tiến sĩ nghiên cứu
về Hoạt động mưu sinh của người Kháng ở xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu,tỉnh Sơn La [43] Trong nghiên cứu này tác giả cung cấp những nguồn tư liệu
mới có hệ thống về các hoạt động mưu sinh truyền thống của người Kháng ởChiềng Bơm; phân tích và lý giải sự biến đổi văn hóa mưu sinh của người Khángtừ khi thực hiện đổi mới đến nay; kết quả nghiên cứu chính của đề tài chính làtác giả đã xác định các vấn đề được đặt ra cho hoạt động mưu sinh của ngườiKháng hiện nay trong mối quan hệ với phát triển bền vững như: Tăng trưởngkinh tế, ổn định xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ tài ngun mơi trường Nộidung nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tư liệu cần thiết làm cơ sở cho việc hoạchđịnh những chương trình phát triển kinh tế xã hội cho các dân tộc thiểu số nóichung và người Kháng ở Chiềng Bơm, Sơn La nói riêng.
Năm 2012, trong cơng trình nghiên cứu luận án tiến sĩ “Sự thích ứng củađời sống mới của dân di cư Sơn La" của tác giả Nguyễn Văn Hồng [39], từ góc
độ tâm lý học đã tìm hiểu những đặc điểm thích ứng về sinh học, tâm lý và tâmlý xã hội cùng với những biểu hiện và tiêu chí đánh giá sự thích ứng tâm lý xãhội, trên cơ sở đó phân tích, luận giải sự thích ứng của dân di cư Sơn La trướcnhững khó khăn trong điều kiện lao động và điều kiện sống mới qua những biểuhiện: nhận thức, thái độ và hành vi, đồng thời chỉ ra những yếu tố ảnh hưởngtrực tiếp tới sự thích ứng như khoảng cách, đặc điểm văn hóa, độ tuổi, chế độchính sách từ đó đề xuất các giải pháp về chế độ chính sách, cách thức thựchành các dự án phát triển theo hướng từ dưới lên.
Năm 2014, tác giả Nguyễn Văn Sửu đã công bố công trình nghiên cứu
“Cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa và biến đổi sinh kế ở ven đơ Hà Nội” [72] Tác giả
Trang 20bối cảnh, yếu tố tác động tới sự biến đổi, lý giải về việc tiếp cận, sử dụng vàphân phối các nguồn vốn những cách thức ứng phó với những thay đổi về nguồnvốn để tạo ra sinh kế mới.
Trong cơng trình nghiên cứu “Biến đổi sinh kế của người Mường vùng lịnghồ thủy điện Hịa Bình ở nơi tái định cư” tác giả Trịnh Thị Hạnh [36], từ góc độ
dân tộc học, tiếp cận trên cơ sở khung sinh kế bền vững của DFID, đã có nghiêncứu, tìm hiểu khá đầy đủ về sự biến đổi sinh kế của người Mường trong quá trìnhtái định cư xây dựng Thủy Điện Hịa Bình và sự thích ứng văn hóa của các cộngđồng dân cư ở hai mơ hình tái định cư khác nhau (mơ hình “di vén” và “lập làngmới”), qua đó thấy rằng trong các nguồn lực sinh kế, vốn xã hội có vai trị như“sợi chỉ đỏ” đối với việc phục hồi sinh kế sau tái định cư và vai trị của tri thức địaphương và tơn trọng đa dạng văn hóa trong thực hành các dự án phát triển.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu khác cịn cho thấy, cộng đồng nông nghiệp -nông thôn chuyển thành các cộng đồng mang tính đơ thị do áp lực của q trìnhcơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các địa phương Trong đó, tác giả Nguyễn VănQuyết đã tiến hành khảo sát các biến đổi đời sống văn hóa của ba cộng đồng dâncư nông nghiệp Tác giả đã tiến hành phân tích sự biến đổi kinh tế, xã hội từnông thôn sang đô thị, biến đổi trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng, sinh hoạtvăn hóa… Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra các điều kiện, yếu tố tác động đến quátrình biến đổi đời sống văn hóa, trong đó, đặc biệt chú ý đến các yếu tố kinh tế,chính trị, xã hội, sự giao lưu, tiếp biến văn hóa Cơng trình đã khái qt lên mộtbức tranh sinh động về sự phát triển đời sống văn hóa của những cộng đồng dâncư có khu cơng nghiệp tập trung, với tất cả những lợi thế, hạn chế, thời cơ vàthách thức, từ đó đề ra một số giải pháp mang tính lý luận và thực tiễn [55].
Trang 21thiết lập các chuẩn mực văn hóa trong kinh doanh, quản lý du lịch cần được thựchiện trong mối quan hệ gắn bó với sự phát triển chung của toàn ngành cũng nhưđường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Từ góc độ văn hóa học, trong nghiên cứu “Văn hóa đảm bảo đời sống củangười Nùng Cháo” của tác giả Nguyễn Thị Vân Anh [2] đã cho thấy quá trình
chuyển đổi sinh kế có sự đang xen giữa những cơ sở của nền kinh tế trọng tìnhvà nền kinh tế duy lý và dựa trên những cơ sở đạo lý nhất nhất định Người nôngdân một mặt luôn ý thức duy trì một nền kinh tế với những cơ sở đạo đức trọngtình, vừa biết thích ứng với hồn cảnh, xoay sở lựa chọn cho mình một phươngthức sinh kế phù hợp, một cách linh hoạt, chủ động mà không làm mất đi nhữngcơ sở đạo đức của nền kinh tế trọng tình và các mối quan hệ xã hội và hành vivăn hóa tương ứng.
Nhìn chung từ các góc độ nghiên cứu văn hóa dân gian, tâm lý học, nhânhọc văn hóa, văn hóa học, các cơng trình nghiên cứu về biến đổi văn hóa sinh kế(VHSK) chủ yếu tiếp cận những khía cạnh khác nhau của hoạt động sinh kế nhưxu hướng biến đổi trong văn hóa lối sống, phong tục tập quán, lối sống, khai tháccác giá trị văn hóa trong kinh doanh, biến đổi kinh tế xã hội từ nông thôn sangđô thị, hay văn hóa đảm bảo đời sống thể hiện trong tư duy và phương thức sảnxuất, kinh doanh trên cơ sở của nền kinh tế trọng tình sang nền kinh tế duy lý.Tuy nhiên chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ vềbiến đổi văn hóa sinh kế.
1.3 CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓASINH KẾ TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH
Trang 22Vấn đề phát triển du lịch dựa vào cộng đồng và những tác động của du lịchtới sự biến đổi và bảo tồn văn hóa địa phương đã thu hút sự quan tâm của giớinghiên cứu trong nước Từ góc độ quản lý văn hóa, trong nghiên cứu “Văn hóacác tộc người thiểu số tỉnh Hịa Bình với việc phát triển du lịch văn hóa” tác giảBùi Thanh Thủy đã phân tích, tìm hiểu về giá trị, vai trị của văn hóa tộc ngườitrong phát triển du lịch và đánh giá thực trạng hoạt động quản lý khai thác vănhóa tộc người trong phát triển du lịch, từ đó ra các giải pháp khai thác phát huygiá trị văn hóa tộc người trong phát triển du lịch Tuy nhiên, vấn đề tác động củadu lịch tới sự biến đổi các giá trị văn hóa tộc người hay văn hóa sinh kế của tộcngười cũng chưa được đề cập trong đề tài này [78].
Trang 23du lịch cộng đồng và phát triển bền vững văn hóa sinh kế ở trong khu vực QTDTTràng An.
Trong bài viết đăng trên Tạp chí văn hóa nghệ thuật “Du lịch dựa vào cộngđồng và vấn đề bảo tồn văn hóa địa phương” của tác giả Đặng Thị Diệu Trang
[85], đã tìm hiểu, phân tích vai trị của du lịch dựa vào cộng đồng trong việc pháthuy, bảo tồn văn hóa địa phương Nghiên cứu đã cho thấy sự tham gia của cánhân trong cộng đồng vào việc cung cấp các dịch vụ du lịch sẽ vừa đảm bảo duytrì quyền sở hữu của người dân vừa giải quyết được vấn đề bảo tồn tài nguyênthiên nhiên và những giá trị văn hóa của cư dân địa phương Du lịch được ví như“sợi dây vơ hình” gắn kết giữa lợi ích của cá nhân với cộng đồng thơng qua việclàm, thu nhập…từ đó sẽ giúp cho mỗi cá nhân trong cộng đồng nâng cao ý thứcbảo tồn giá trị văn hóa địa phương Nghiên cứu cũng chỉ ra những thách thứctrong cơng việc bảo tồn văn hóa như vấn đề lợi ích của cộng đồng, tính thươngmại hóa văn hóa trong du lịch đã làm giảm đi giá trị văn hóa truyền thống, maimột sự niềm nở, hiếu khách của người dân…Tuy nhiên những khía cạnh về giátrị văn hóa sinh kế, sự tác động của phát triển du lịch tới sự biến đổi các giá trịcủa văn hóa sinh kế chưa được tác giả đề cập tới trong nghiên cứu.
Trang 24Nghiên cứu đã xem xét mối quan hệ giữa phát triển du lịch với đảm bảo sinh kế,vai trò và tác động của phát triển du lịch với chiến lược sinh kế của cộng đồngđịa phương Từ đó đưa ra các khuyến nghị, giải pháp đảm bảo phát triển du lịchbền vững trong khu di sản và đảm bảo lợi ích về sinh kế của người dân trong khudi sản Sanqinshan [120] Từ góc độ du lịch, vấn đề mối quan hệ giữa sinh kếnông thôn và du lịch di sản ở khu di sản Sanginshan đã được tác giả phân tíchlàm rõ, đồng thời chỉ ra những vấn đề về thu hồi đất, sinh kế truyền thống bị maimột, sự gắn kết xã hội, suy giảm văn hóa, tính dễ bị tổn thương, vv Đây chính lànhững vấn đề đã, đang diễn ra với cư dân tại QTDT Tràng An.
Một cơng trình nghiên cứu gần đây của Đỗ Hải Yến năm 2017 về biến đổivăn hóa mưu sinh của cư dân xã Hương Sơn trong bối cảnh phát triển du lịch, cócách tiếp cận khá gần với mục tiêu, nội dung hướng nghiên cứu của đề tài, màNghiên cứu sinh có thể tham khảo, tiếp tục phát triển phục vụ cho nghiên cứucủa mình Tác giả Đỗ Hải Yến đã đưa ra quan niệm về biến đổi văn hóa mưusinh trong bối cảnh phát triển du lịch Theo đó BĐVH mưu sinh được xem xét,phân tích dưới 3 biểu hiện chính: (1) Biến đổi hữu cơ các giá trị vật chất và tinhthần trong cách ứng xử với các nguồn lực mưu sinh; (2) biến đổi ứng xử trongquá trình mưu sinh; (3) biến đổi trong các nghi lễ gắn với mưu sinh của chủ thể[98, tr.26] Xem xét vấn đề biến đổi văn hóa mưu sinh trong bối cảnh phát triểndu lịch, tác giả đã đi sâu phân tích, đánh giá những biến đổi tích cực, tiêu cực, cơhội và thách thức cùng với các yếu tố tác động, xu hướng biến đổi, từ đó đưa cácbàn luận về chiến lược phát huy giá trị văn hóa mưu sinh Đây là đề tài nghiêncứu biến đổi văn hóa mưu sinh dưới lăng kính văn hóa học được thực hiện khácơng phu, với nhiều nhìn nhận, đánh giá khá khách quan và hệ thống về vấn đềbiến đổi văn hóa mưu sinh trong bối cảnh phát triển du lịch Tuy nhiên đề tài nàymới dừng lại ở việc phân tích, đánh giá sự biến đổi văn hóa mưu sinh qua cácbiểu hiện về ứng xử với các nguồn lực, văn hóa trong các hoạt động mưu sinh vàtrong các nghi lễ mưu sinh, chưa xem xét đến các đặc điểm, thành tố hay các giátrị của văn hóa sinh kế
Trang 25để nhận diện trong biến đổi sinh kế dưới sự tác động của du lịch hay đơ thị hóa,tồn cầu hóa, bởi vì trong chính sách phát triển, quy hoạch đơ thị của tỉnh NinhBình đã chủ trương xây dựng các khu vực nơng thôn này thành các xã đạt chuẩnnông thôn mới, nông thơn mới kiểu mới gắn với các mơ hình phát triển du lịchcộng đồng, du lịch trải nghiệm nông nghiệp, du lịch di sản…, đồng thời sự thayđổi về mọi mặt chính trị - kinh tế - xã hội gần như là tất yếu của sự phát triển.Hơn nữa khi phát triển du lịch đã góp phần thúc đẩy nhanh q trình xây dựngnơng thơn mới, đơ thị hóa các vùng nơng thơn hiện nay một cách bền vững.
Chính vì thế, đặt trong bối cảnh phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, biếnđổi văn hóa là một vấn đề được quan tâm nghiên cứu Các xu hướng nghiên cứurất đa dạng và phong phú, liên quan đến nhiều cấp độ, nhiều lĩnh vực, với nhiềucách tiếp cận khác nhau, tuy nhiên, tựu chung lại, vấn đề nghiên cứu này đều chỉra những quá trình, nguyên nhân, bối cảnh biến đổi, những nhân tố tác động tớisự biến đổi và sự biến đổi trong từng lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội, trongđó phát triển du lịch là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến nhiềungành, nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội của người dân, từ việc làmthay đổi các nguồn lực sinh kế, phương thức sinh kế đến các giá trị định hướng,chuẩn mực và hành vi sinh kế.
1.4 CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VĂN HÓA, TÁC ĐỘNG CỦADU LỊCH ĐỐI VỚI DI SẢN VÀ SINH KẾ CỦA CƯ DÂN TẠI QUẦN THỂDANH THẮNG TRÀNG AN
Trang 26gian, phong tục tập quán và tin ngưỡng dân gian của mảnh đất và con ngườiNinh Bình Qua cơng trình này, nghiên cứu sinh có thể tìm hiểu về các nghề thủcơng truyền thống cùng tri thức dân gian về các hoạt động sinh kế của người dânNinh Bình nói chung và cư dân trong khu vực di sản thế giới QTDT Tràng Annói riêng.
Cơng trình nghiên cứu khảo cổ học do Tiến sĩ Ryan Rabett cùng đồngnghiệp tại Trường đại học Cambridge, Queen Belfast và Viện Khảo cổ học ViệtNam tiến hành từ năm 2007 đến năm 2019, đã có những phát hiện quan trọngchứng minh người tiền sử đã cư trú và sinh sống ở vùng đất Tràng An, NinhBình cách nay khoảng hơn 30.000 năm Các nguồn thức ăn tìm thấy trong cácđống rác bếp khai quật ở các hang cho thấy hoạt động sinh kế chủ yếu là săn bắt,hái lượm và khai thác các nguồn lợi từ sông (cua nước ngọt, cá và rùa) và đánhcá từ biển Cuối năm 2017, các chuyên gia khảo cổ học đã phát hiện được bộxương người khá hoàn chỉnh có niên đại khoảng trên 12.000 năm, hiện đã táihiện được khuôn mặt và chiều cao Kết quả nghiên cứu đã chứng minh làm rõthêm về truyền thống cư trú và sử dụng vùng đất cũng như cách cư dân TràngAn xưa thích ứng với sự thay đổi to lớn về môi trường để kiếm sống và sinh tồnnhư việc khai thác ốc núi khi biển tiến và đánh bắt và khai thác nguồn thức ăn từsơng suối, ao đầm khi biển thối [125].
Trang 27điều này đã giúp cho việc đảm bảo sinh kế bền vững và gắn bó chặt chẽ ngườidân địa phương với khu di sản [92].
Quần thể danh thắng Tràng An trở thành di sản văn hóa và thiên nhiên thếgiới đã thu hút khá nhiều các nhà khoa học trong nước và quốc tế đến nghiêncứu Trong nghiên cứu về quản lý di sản thế giới ở Việt Nam, “Đánh giá của dukhách về công tác quản lý và truyền bá di sản của QTDT Tràng An”, các tác giảBùi Thị Hương, Lê Tuấn Anh và Ngô Phương Dung [108] đã có điều tra, nghiêncứu về tình hình phát triển du lịch ở di sản thế giới Tràng An, đánh giá sự hàilòng và cảm nhận của khách du lịch trong và ngoài nước đối với việc quản lý vàgiới thiệu di sản; đưa ra trao đổi thảo luận một số vấn đề cần giải quyết về quyhoạch và quản lý quy hoạch sử dụng đất, diễn giải các giá trị của di sản để đảmbảo hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, trong đó có vấn đề sinh kế của người dân.Tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ dừng lại việc điều tra bằng bảng hỏi đối với 278khách du lịch và dựa trên một số báo cáo, tài liệu về quy hoạch, quản lý di sản,mà chưa có số liệu điều tra về dân cư, việc làm, tác động của du lịch đối vớingười dân và sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương như thế nào, nên nhữngnhìn nhận, đánh giá cịn hạn chế, thiếu khách quan và định tính.
Đặc biệt, một nghiên cứu gần đây vào đầu năm 2019, “Màu xanh cho ai?Khai thác du lịch sinh thái như là một chiến lược thích ứng khí hậu ở Tràng An ,
Trang 28Yên, Ninh Xuân và Ninh Hải của huyện Hoa Lư (nơi chiếm 90% dân cư trongkhu di sản), nhưng nghiên cứu mới chỉ tập trung ở xã Trường Yên, phỏng vấnđược 24 người, trong đó có 15 người dân địa phương Bên cạnh đó nhiều số liệuthu thập về thu hồi đất như 90% đất nông nghiệp bị thu hồi chuyển thành đấtdịch vụ du lịch là khơng chính xác Thực tế tổng diện tích đất canh tác thu hồi tạixã Trường Yên khoảng hơn 208 ha, chiếm khoảng 15% tổng diện tích đất canhtác Như vậy phần lớn đánh giá của nghiên cứu cịn thiếu chính xác và mang tínhchủ quan, nguồn số liệu thiếu tin cậy.
Như vậy tuy đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về sinh kế, BĐSK, sinh kếbền vững, BĐVH mưu sinh, trong đó có một số cơng trình gần đây nghiên cứu,đánh giá về công tác quản lý, bảo tồn di sản và phát triển du lịch, tác động dulịch đối người dân tại khu vực di sản thế giới QTDT Tràng An … Nhưng đếnnay chưa có một cơng trình nghiên cứu một cách khoa học, toàn diện, đầy đủ vàhệ thống về vấn đề biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắngTràng An trước tác động của phát triển du lịch.
1.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHỮNG THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU MÀLUẬN ÁN CÓ THỂ KẾ THỪA VÀ NHỮNG KHOẢNG TRỐNG MÀ LUẬN ÁNCẦN ĐI SÂU NGHIÊN CỨU
Qua tổng hợp, nghiên cứu các tài liệu về sinh kế, văn hóa sinh kế và biếnđổi văn hóa sinh kế… trong và ngoài nước, đặc biệt là các tài liệu liên quan đếnsinh kế, VHSK và phát triển du lịch ở khu vực di sản thế giới QTDT Tràng An,nghiên cứu sinh nhận thấy một số vấn đề sau:
Một là, với các cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu trong nước và
Trang 29kế như các tài sản, vốn hay nguồn lực con người và nguồn lực xã hội có ngườigọi là nguồn lực văn hóa.
Hai là, việc vận dụng lý thuyết về BĐVH vào nghiên cứu biến đổi văn
hóa truyền thống, văn hóa địa phương, văn hóa làng nghề, văn hóa gia đình, vănhóa nơng thơn, văn hóa tộc người… khá phổ biến, tuy nhiên trong lĩnh vực biếnđổi văn hóa sinh kế cịn rất ít, nhất là SBĐVHSK của cư dân tại các khu di sảnthế giới, nơi vừa có sự phát triển mạnh mẽ của du lịch nhưng vừa phải tuân thủcác quy định về quản lý, bảo tồn di sản và đảm bảo sinh kế cho người dân;những nguyên nhân tác động đến sự biến đổi đó.
Ba là, hoạt động sinh kế hay kiếm sống xuất hiện cùng với sự xuất hiện và
phát triển của con người, cùng với q trình đó, các giá trị vật chất và tinh thầntrong lao động sản xuất, kiếm sống cũng được kết tinh, tích lũy, kế thừa và pháttriển thành tài sản chung của cộng đồng Như vậy VHSK thuộc nhóm văn hóasản xuất, nó gần gũi và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống xã hội, nó có thểđược vận dụng như là một lý thuyết văn hóa trong việc nghiên cứu về cộng đồngdân cư, tộc người về cả lý luận và thực tiễn để giúp họ thốt nghèo, gìn giữ bảotồn văn hóa truyền thống, thích ứng với sự phát triển kinh tế xã hội và duy trì vàphát triển cuộc sống.
Bốn là, những nghiên cứu về BĐVHSK trên thế giới và Việt Nam đã có
Trang 30giá trị định hướng trong sinh kế; 2) Những giá trị mang tính chuẩn mực, quy tắccủa sinh kế; và 3) Hành vi sinh kế hay phương thức sinh kế.
Năm là, địa điểm nghiên cứu: các khu vực dân cư thuộc các xã (Ninh Hải,
Ninh Xuân và Trường Yên), huyện Hoa Lư nằm trong vùng lõi của di sản thếgiới QTDT Tràng An Là người làm công tác quản lý di sản, quản lý du lịch củatỉnh, trực tiếp tham gia xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận QTDTTràng An là di sản thế giới, đồng thời tham gia vào quá trình hoạch định, địnhhướng, quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của khu di sản cũng như xử lý nhữngvấn đề mối quan hệ giữa người dân và di sản, nghiên cứu sinh chứng kiến sựthay đổi từng ngày của cộng đồng cư dân địa phương, cả về việc làm, phong tụctập quán và lối sống Đặc biệt từ khi nơi đây trở thành di sản của nhân loại, hàngnăm đã thu hút hàng triệu lượt khách, riêng năm 2019 đón được hơn 3,1 triệulượt khách, chiếm hơn 40% lượng khách đến Ninh Bình Quá trình phát triển đóđã tác động khơng nhỏ tới sinh kế, việc làm, thu nhập và văn hóa của người dân.Tuy nhiên đến nay vấn đề biến đổi văn hóa sinh kế của người dân trong khu disản thế giới QTDT Tràng An do tác động của phát triển du lịch cịn chưa đượcquan tâm, có thể nói chưa có cơng trình nghiên cứu nào.
Tiểu kết chương 1
Trang 31hóa đặc trưng là yếu tố nội lực để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nói chungvà du lịch nói riêng một cách bền vững.
Vấn đề nghiên cứu về VHSK được nhiều ngành khoa học trên thế giới quantâm, nghiên cứu từ lâu Về sau, sinh kế (livelihood) hay mưu sinh được các nhànghiên cứu văn hóa từ nhiều chuyên ngành trong nước tiếp nhận và phát triểntrong nghiên cứu về khoa học văn hóa ứng dụng, bởi sinh kế chính là cuộcsống của người dân, chỉ khi sinh kế của người dân được đảm bảo, kiếm đủtiền để đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình, thì những vấn đề lớn hơnnhư phát triển kinh tế, an ninh, trật tự, ổn định xã hội và nhu cầu văn hóa mớiđược đảm bảo.
Trang 32Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA SINH KẾVÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÔNG CỤ
2.1.1 Khái niệm văn hóa
Văn hóa là một khái niệm khá rộng và đa dạng tùy thuộc góc độ tiếp cậnnghiên cứu Mỗi định nghĩa đề cập đến những dạng thức hoặc những lĩnh vựckhác nhau trong văn hóa Đến nay theo thống kê của nhiều nhà nghiên cứu, cóđến hơn 500 định nghĩa khác nhau về văn hóa Năm 1871, E.B Tylor đưa rađịnh nghĩa “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người, nói chung gồmcó tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số nănglực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên củaxã hội” [110, tr.46] Theo định nghĩa này thì văn hóa và văn minh là một; nó baogồm tất cả những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người, từ tri thức, tínngưỡng đến nghệ thuật, đạo đức, pháp luật… F Boas định nghĩa:
Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể chất và những hoạt độngđịnh hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên một nhóm người vừacó tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với môi trường tựnhiên của họ, với những nhóm người khác, với những thành viên trongnhóm và của chính các thành viên này với nhau [101, tr.159].
Theo định nghĩa này, mối quan hệ giữa cá nhân, tập thể và môi trường làquan trọng trong việc hình thành văn hóa của con người.
Trong những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam và kể cả ởnước ngoài khi đề cập đến văn hóa thường vận dụng định nghĩa văn hóa doUNESCO đưa ra năm 1982 tại Mê-hi-cô:
Trang 33Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, nhà nghiên cứu Trần Ngọc
Thêm cho rằng: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thầndo con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sựtương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình [76, tr.25].
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh:
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới sángtạo và phát minh ra ngơn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học,tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằngngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng Tồn bộ những sángtạo và phát minh đó tức là văn hoá Văn hoá là sự tổng hợp của mọiphương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đãsản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sựsinh tồn [96, tr.20].
Quan điểm này của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định văn hóa là nhữngsáng tạo và phát minh của con người, nguồn gốc của văn hóa là lẽ sinh tồn củacon người Văn hóa vừa là mục đích và vừa động lực của cuộc sống, nhằm thíchứng những nhu cầu đời sống và địi hỏi của sự sinh tồn Văn hóa là tổng hợp mọiphương thức sinh hoạt (từ ăn mặc ở, phương thức sử dụng, ứng xử, giao tiếp…).
Trên đây là những định nghĩa, quan điểm về văn hóa phù hợp với đối tượngvà hướng nghiên cứu của đề tài luận án, trong đó quan điểm của Chủ tịch Hồ ChíMinh và nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm về văn hóa được nghiên cứu sinh sửdụng làm cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về văn hóa nói chung vàvăn hóa sinh kế nói riêng.
2.1.2 Khái niệm sinh kế
Sinh kế là vấn đề được nhiều ngành khoa học trên thế giới quan tâm,nghiên cứu cuối những năm 80 của Thế kỷ XX Về sau, sinh kế được các nhànghiên cứu văn hóa từ nhiều chuyên ngành trong nước tiếp nhận và phát triểntrong nghiên cứu về khoa học văn hóa ứng dụng, bởi nội hàm của sinh kế có tínhthực tiễn cao.
Trang 34Theo Chambers & Conway, khái niệm sinh kế được giải thích như sau: Sinh kế bao gồm năng lực, tài sản (dự trữ, nguồn lực, yêu cầu và tiếpcận) và các hoạt động cần có để bảo đảm phương tiện sinh sống: sinh kế chỉ bền vững khi nó có thể đương đầu với và phục hồi sau các cú sốc, duy trì hoặc cải thiện năng lực và tài sản, và cung cấp các cơ hội sinh kế bền vững cho các thế hệ kế tiếp; và đóng góp lợi ích ròng cho các sinh kế khác ở cấp độ địa phương hoặc toàn cầu, trong ngắn hạn và dài hạn [104, tr.6].
Khi nói đến sinh kế, Emily A Schultz - Robert H Lavenda (2001) nhấnmạnh đến hành động hay cách thức con người phải làm để có được của cải vậtchất như lương thực, quần áo, chỗ ở nhằm duy trì cuộc sống [70] Trong khi đóGrant Evans thì cho rằng sinh kế nghiên cứu mặt vật chất của đời sống trong bốicảnh xã hội và văn hóa của nó, đồng thời nghiên cứu cái cách mà các khâu sảnxuất phân phối tiêu thụ đã tham gia như thế nào vào toàn bộ cấu trúc của xã hội,sinh kế khơng chỉ là kinh tế mà cịn là văn hóa và phản ánh văn hóa [105].
Ở Việt Nam, khi nói đến sinh kế thường hàm ý là hoạt động kinh tế để đảmbảo cuộc sống hay hoạt động mưu sinh kiếm sống của con người, chẳng hạn như
mưu sinh bằng nghề xe ôm, bán vé số… Theo Từ điển Tiếng Việt [99] khi giải
nghĩa sinh kế thì cho rằng đó là việc làm để kiếm ăn, để mưu sống, như vậy sinhkế có thể hiểu là những phương thức kiếm sống của một cá nhân hay cộng đồng,nhằm đáp ứng các nhu cầu về vật chất cũng như tinh thần để duy trì sự phát triểncủa cá nhân hay cộng đồng đó.
Trang 35Từ các cách hiểu và khái niệm về sinh kế của các nhà nghiên cứu trong vàngoài nước, với các cách tiếp cận, hướng nghiên cứu khác nhau, trên quan điểmvăn hóa học và hướng nghiên cứu của luận án, nghiên cứu sinh đưa ra khái niệm
về sinh kế như sau: Sinh kế chính là cách thức sử dụng các nguồn lực và tổ chứcnhững hoạt động kinh tế của cư dân địa phương được sắp xếp thành nhữngngành nghề đặc thù phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng nhằm duy trì cuộcsống được lặp lại từ ngày này qua ngày khác và có sự thay đổi linh hoạt khi cóbiến động về mơi trường sống.
2.1.3 Văn hóa sinh kế và biến đổi văn hóa sinh kế
2.1.3.1 Khái niệm, đặc điểm và cấu trúc của văn hóa sinh kế
a) Khái niệm văn hóa sinh kế
Văn hóa là tất cả những gì do con người sáng tạo ra, bao gồm cả giá trị vậtchất và tinh thần, nên nó bao gồm văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của conngười Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu Liên Xơ cũ, văn hóa bao gồm 4thành tố: văn hóa sản xuất; văn hóa đảm bảo đời sống (nhà cửa, ăn mặc…); vănhóa chuẩn mực xã hội (luật lệ, nghi lễ, phong tục…) và văn hóa nhận thức, trongđó văn hóa sản xuất được coi là thành tố quan trọng nhất [13, tr.22].
Trên quan điểm về nhân học và dân tộc học, nhà nghiên cứu Nguyễn TừChi theo cách hiểu góc rộng cho rằng “văn hóa là toàn bộ cuộc sống cả vật chất,xã hội, tinh thần của từng cộng đồng” [96, tr.22] Trong ba bộ phận cấu thànhvăn hóa dân tộc (văn hóa vật chất, văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần), các hoạtđộng sinh kế, phương thức kiếm sống, tập quán cư trú, làng bản được xếp vàonhóm văn hóa vật chất Văn hóa là tất cả những gì do con người tạo nên trongquá trình lao động chân tay và lao động trí óc theo quy tắc và cách thức tổ chứcriêng biệt của từng cộng đồng.
Trang 36Đồng nhất khái niệm sinh kế với mưu sinh, theo Đỗ Hải Yến, văn hóa mưusinh là hệ thống hữu cơ những yếu tố vật chất và tinh thần, từ sự thích ứng, cáchứng xử của chủ thể mưu sinh với môi trường tự nhiên, xã hội… trong cácphương thức sinh hoạt nhằm bảo đảm sinh tồn, giảm nghèo hay phát triển cuộcsống [98, tr 22].
Để xóa đói, giảm nghèo và phát triển cuộc sống, chủ thể trong các hoạtđộng sinh kế (cá nhân, hộ gia đình) phải có những giải pháp hữu hiệu nhằm pháthuy giá trị của tài nguyên thiên nhiên, di sản vật thể và phi vật thể nơi mình đangsống; bằng những con đường chính thống và những con đường phi chính thốngđể đạt được mục tiêu ổn định đời sống trước hết là của từng cá nhân, đến hộ giađình và cộng đồng trước những tác động khách quan Do vậy, văn hóa sinh kếchịu sự chi phối, tác động và ảnh hưởng chủ động và bị động từ ngoại cảnh khácnhau Trong thực tế, sinh kế của người dân thường bị tác động rất lớn bởi nhữngbiến động, thay đổi của nguồn lực tự nhiên Trong quá trình thực hiện các dự ánphát triển du lịch, khu công nghiệp, nhà máy thủy điện, người dân bị thu hồi hếtđất sản xuất hoặc di chuyển đến nơi ở mới, các nguồn lực tự nhiên, xã hội, vậtchất và con người thay đổi đã làm thay đổi sinh kế của họ.
Mỗi hộ dân là một bộ phận cấu thành nên cộng đồng họ đang sống, các tàisản và nguồn lực của họ cũng là một phần tài sản và nguồn lực của cộng đồng đó,vì vậy chiến lược sinh kế của mỗi hộ đều có sự tương đồng, phù hợp với nhau vàphù hợp với chiến lược sinh kế của cộng đồng Sinh kế là việc thực hiện các hoạtđộng lao động sản xuất làm ra của cải vật chất đảm bảo cuộc sống của cá nhân vàhộ gia đình, ở khía cạnh nào đó văn hóa sinh kế cịn được quan niệm là văn hóađảm bảo cuộc sống Hiện nay có nhiều quan niệm và cách hiểu khác nhau về sinhkế và văn hóa sinh kế tùy theo hướng vận dụng và nghiên cứu của đề tài.
Trên cơ sở kế thừa các quan điểm của nhà nghiên cứu về văn hóa và vănhóa sinh kế ở trong và ngồi nước, trong trường hợp nghiên cứu sự biến đổi vănhóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An do tác động của du
Trang 37phát triển trong quá trình tương tác, ứng xử với môi tự nhiên và xã hộinhằm đảm bảo và phát triển cuộc sống của cộng đồng và cư dân địa phương.
b) Đặc điểm của văn hóa sinh kế
Văn hóa bao gồm tất cả những yếu tố tạo nên đời sống con người Qua cácbiểu hiện của văn hóa sinh kế, có thể nhận thấy văn hóa sinh kế có những đặcđiểm như sau:
- Các giá trị văn hóa được hình thành thơng qua q trình tương tác, ứng xửcủa con người với thiên nhiên, con người với con người và với cộng đồng Vănhóa khơng chỉ biểu hiện trong các phong tục tập quán, tri thức dân gian mà còn ởtrong các phương thức sinh kế được bồi đắp, lưu giữ qua nhiều thế hệ Các hoạtđộng sinh kế truyền thống được hình thành và phát triển cùng với cộng đồng dâncư, cùng với đó các giá trị của văn hóa sinh kế cũng được hình thành trong mộtthời gian nhất định, trải qua quá trình lao động, sản xuất, kiếm kế sinh nhai,gồm: các giá trị định hướng, chuẩn mực, hành vi, nghi lễ, phong tục, cách thức,tri thức và các công cụ phục vụ cho việc canh tác, ni trồng, làm nghề được tíchlũy, lưu truyền, bồi đắp và trở thành tài sản chung của cộng đồng Q trình nàykhơng tĩnh, mà ln vận động có tiếp thu, cải biến cho phù hợp với điều kiện tựnhiên, xã hội và văn hóa ở từng thời kỳ nhất định.
- Sinh kế có quan hệ thiết với văn hóa vật chất, văn hóa xã hội Văn hóasinh kế là những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng sáng tạo, tiếp biến vàthay đổi trong khoảng không gian sinh tồn của cộng đồng Về bản chất sự biếnđổi sinh kế sẽ bắt đầu từ các hộ gia đình cá thể đến cộng đồng Các giá trị vănhóa sinh kế của cộng dân cư được hình thành, tích lũy và trao truyền qua khônggian và thời gian, từ thế hệ này qua thế hệ khác Văn hóa sinh kế là bộ phận củavăn hóa truyền thống, văn hóa địa phương được chia sẻ rộng rãi trong cộngđồng, có thể coi như tài sản chung của cộng đồng thậm chí của cả dân tộc, ví dụnhư một số giá trị văn hóa sinh kế của cư dân đồng bằng Châu thổ sông Hồng đãtrở thành tài sản, di sản văn hóa của cả dân tộc.
Trang 38người dân địa phương tích lũy, trao truyền qua nhiều thế hệ thơng qua q trìnhlao động sản xuất, ứng xử với môi trường tự nhiên, các mối quan hệ gia đình,làng xóm, ăn ở, sinh hoạt… Các phong tục, tập quán và tri thức truyền thốngthường có cội rễ từ một địa bàn nhất định gắn liền với cuộc sống hàng ngày củangười dân địa phương.
c) Các thành tố của văn hóa sinh kế
Văn hóa sinh kế thuộc nhóm văn hóa vật chất, là một thành tố quan trọngcủa văn hóa, nó được hình thành trong quá trình lao động, sản xuất, tương tác,ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội Qua việc nghiên cứu nội hàm, đặc điểmcủa văn hóa sinh kế, nghiên cứu sinh thấy rằng văn hóa sinh kế gồm 3 thành tốsau:
- Hệ thống giá trị định hướng sinh kế: Văn hóa có đặc trưng quan trọng là
“tính giá trị” [76, tr.21] Giá trị chính là những điều tốt đẹp được tích lũy quakinh nghiệm của nhiều thế hệ, nó trở thành “la bàn” định hướng dẫn lối cho conngười trên con đường mưu cầu hạnh phúc Các giá trị văn hóa sinh kế giúp choviệc thiết lập mục tiêu sinh kế của người dân, tác động trực tiếp tới việc lựa chọnphương thức kiếm sống nhằm duy trì và đảm bảo cuộc sống cho một cộng đồngdân cư và hộ gia đình và mỗi cá nhân Hay nói cách khác, hệ thống giá trị nàychính là mục tiêu, đích hướng tới của các hoạt động sinh kế Hệ thống giá trị củaVHSK vừa là nền tảng vừa là mục đích hướng tới của cộng đồng dân cư trongnhững thời kỳ nhất định Chẳng hạn trước đây, với người nông dân, với đặctrưng của cư dân nông nghiệp “trọng tĩnh”, “duy tình” trong điều kiện thiênnhiên thất thường, kỹ thuật còn hạn chế, mong muốn và quan tâm hàng đầu củanơng dân là sự an tồn của bản thân và gia đình [44, tr.81], theo đó họ sẽ lựachọn các phương thức sinh kế an tồn, ít rủi ro Trong thời buổi ngày nay, với sựphát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường và khoa học công nghệ, trong khi đấtcanh tác bị thu hẹp hoặc khơng cịn, nhiều người nơng dân đã bị đặt vào thế tiếnlên hoặc chấp nhận nghèo khó, nên đã chấp nhận rủi ro, tìm kiếm các phươngthức sinh kế mới như đầu tư xưởng sản xuất đồ lưu niệm, kinh doanh nhà hàng,khách sạn, làm trang trại hữu cơ phục vụ du lịch….
- Chuẩn mực sinh kế (thiết chế và quy tắc ứng xử): Văn hóa có vai trị quan
Trang 39GT đ.hướng
VHSK
Chuẩn mực SKHành vi SK
người trong các hoạt động sinh kế Hệ thống quy tắc mang tính tiêu chuẩn, địnhhướng cho các hoạt động mưu sinh, kiếm sống của con người Chuẩn mực tronghoạt động sinh kế truyền thống của người nông dân trước đây là nước, phân, cần,giống Nhưng khi chuyển đổi sang ngành nghề mới, làm dịch vụ du lịch thì yêucầu về tiêu chuẩn và quy tắc cũng thay đổi, đòi hỏi cộng đồng dân cư, hộ giađình và mỗi cá nhân phải có kiến thức về văn minh du lịch, giao tiếp, ngoại ngữ,kỷ cương, sạch sẽ, coi khách hàng là thượng đế, khách hàng ln đúng, sự hàilịng của khách hàng là mục tiêu của người làm dịch vụ du lịch…
Sơ đồ 2.1 Các thành tố của văn hóa sinh kế
Nguồn: Tác giả tổng hợp năm 2019.
- Hành vi sinh kế là các phương thức, cách thức sử dụng các nguồn lực để
Trang 40vụ du lịch, kết hợp giữa làm nông nghiệp với du lịch hoặc liên kết với với cơng tylữ hành tổ chức chương trình du lịch trải nghiệm nông nghiệp, trang trại,…
Các thành tố của văn hóa sinh kế có quan hệ mật thiết với nhau Hệ thốnggiá trị định hướng có vai trò quan trọng nhất, định hướng cho việc lựa chọn cácphương thức, hành vi sinh kế phù hợp, trong khi đó các quy tắc, chuẩn mực sẽgiúp cho việc điều chỉnh các hành vi, ứng xử của cộng đồng và hộ gia đình trongq trình tương tác với mơi trường tự nhiên và xã hội để đạt được mục tiêu sinhkế đảm bảo cho bản thân và gia đình có cuộc sống ấm no, hạnh phúc Do đó khimột yếu tố thay đổi, thì các yếu tố khác cũng bị tác động và biến đổi theo Có thểcoi giá trị định hướng như “la bàn” hay “kim chỉ nam” cho hoạt động sinh kế, cácchuẩn mực chính là các quy tắc điều chỉnh các hành vi sinh kế và các phươngthức, hành vi sinh kế phù hợp như cách thức làm ăn, lao động sản xuất, kinhdoanh được thiết lập dựa trên các giá trị mang tính định hướng và chuẩn mực.
2.1.3.2 Biến đổi văn hóa sinh kế
Theo Từ điển Nhân học, biến đổi văn hóa được hiểu là q trình vận độngcủa xã hội: bao hàm sự chia sẻ, sự biến đổi tương đối lâu dài của những mơ hìnhứng xử và niềm tin văn hóa Nhìn ở khía cạnh lịch sử, xã hội nào cũng bộc lộnhững sự biến đổi, cũng trộn lẫn những sự tiếp nối và biến đổi [19, tr.11].
Trong quá trình tồn cầu hóa hiện nay, các nhà nghiên cứu nhân học vàkhoa học xã hội đều cho rằng, sự biến đổi văn hóa là xu hướng tất yếu, đa dạngvà theo nhiều hướng khác nhau Sự biến đổi đó được Tsing nhắc đến như “sự vachạm”, kết nối từ phạm vi nhỏ là một làng đến cả quốc gia [19, tr.17] Samuel P.Hungtington đã đưa ra sự phân biệt khá rõ ràng về những đặc trưng của xã hộinông nghiệp so với xã hội hiện đại: xã hội nơng nghiệp với sự chiếm ưu thế củatính đặc thù, tính ổn định….[19 tr.18].