1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp thơ Hồ Chí Minh qua tập Nhật ký trong tù

88 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC

THI PHÁP THƠ HỒ CHÍ MINH

QUA TẬP NHẬT KÝ TRONG TÙ

LÊ THỊ TUYẾT TRINH

Trang 2

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC

THI PHÁP THƠ HỒ CHÍ MINH

QUA TẬP NHẬT KÝ TRONG TÙ

Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN HOA BẰNG

Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ TUYẾT TRINH

Trang 3

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, cán bộ, nhân viên trường Đại học Võ Trường Toản, Khoa Cơ bản, thư viện Đại học Võ Trường Toản và trung tâm học liệu Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành khóa luận

Trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã dành nhiều tâm huyết, hết lịng giảng dạy, giúp tơi và các bạn sinh viên khác có những kiến thức quý báu, những phương pháp, kỹ năng cần thiết trong công tác chuyên môn sau này

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Nguyễn Hoa Bằng người đã hướng dẫn tơi tận tình, giúp tơi hồn thành luận văn này

Tơi xin chân thành cảm ơn!

Hậu giang, ngày…tháng 05 năm 2013

Sinh viên thực hiện:

Trang 4

Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tơi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào

Sinh viên thực hiện:

Trang 5

1 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN HOA BẰNG 2 SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÊ THỊ TUYẾT TRINH

MSSV:0956010075 KHÓA: II

3 TÊN ĐỀ TÀI: THI PHÁP THƠ HỒ CHÍ MINH

QUA TẬP NHẬT KÝ TRONG TÙ

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

1 Đánh giá chung quá trình làm luận văn tốt nghiệp:

1.1 Chuyên cần:

1.2 Thái độ:

1.3 Khác:

Trang 6

2.3 Chú thích, thư mục: 2.4 Hình thức trình bày:

2.4.1 Dung lượng (trang):

Trang 7

Đánh giá:

Xếp loại:

………, ngày tháng 04 năm 2013

Trang 8

LỜI CAM ĐOAN………………………………………………………………… ii

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN………………………………………….iii

MỤC LỤC………………………………………………………………………….iv MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài…………………………………………………………… 1 2 Lịch sử vấn đề……………………………………………………… 2 3 Mục đích nghiên cứu…………………………………………………… …6 4 Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………… 6

5 Phương pháp nghiên cứu…………………………………………….……….7

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THI PHÁP, THI PHÁP HỌC; VÀI NÉT VỀ HỒ CHÍ MINH VÀ NHẬT KÝ TRONG TÙ 1.1 Lí luận chung về thi pháp và thi pháp học………………………………… 8

1.1.1 Về “thi pháp”…………………………………………………………….8

1.1.1.1 Các ý kiến khác nhau về khái niệm “thi pháp”…………………… 8

1.1.1.2 Xác định khái niệm “thi pháp”…………………………………….11

1.1.2 Về “thi pháp học”………………………………………………………11

1.1.2.1 Khái niệm “thi pháp học”………………………………………….11

1.1.2.2 Đối tượng và phương pháp của “thi pháp học”………………… 11

1.2 Cuộc đời, sự nghiệp sáng tác Hồ Chí Minh và giá trị tập Nhật ký trong tù 1.2.1 Cuộc đời Hồ Chí Minh…………………………………………………13

1.2.1.1 Vài nét về Hồ Chí Minh……………………………………………13

1.2.1.2 Sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh………………………… 14

1.2.2 Khái quát về sự nghiệp sáng tác Hồ Chí Minh và giá trị tập Nhật ký trong tù…………………………………… 16

1.2.2.1 Sự nghiệp sáng tác 16

Trang 9

TRONG TẬP NHẬT KÝ TRONG TÙ CỦA HỒ CHÍ MINH

2.1 Thi pháp nhân vật trong Nhật ký trong tù………………………………….21

2.1.1 Lí luận chung về thi pháp nhân vật…………………………………….21

2.1.1.1 Nhân vật văn học và thi pháp nhân vật…………………………….21

2.1.1.2 Quan niệm nghệ thuật về con người………………………………22

2.1.2 Quan niệm nghệ thuật về con người trong Nhật ký trong tù………… 23

2.1.2.1 Con người mất tự do trong cảnh tù đày……………………………23

2.1.2.2 Con người trong cuộc sống sinh hoạt đời thường………………….27

2.1.2.3 Con người mang niềm tin, hy vọng hướng đến tương lai………….29

2.2 Thi pháp thời gian nghệ thuật trong Nhật ký trong tù…………………… 31

2.2.1 Lí luận chung về thi pháp thời gian nghệ thuật ……………………….31

2.2.1.1 Khái niệm thời gian nghệ thuật…………………………………….31

2.2.1.2 Cấu trúc và biểu hiện của thời gian nghệ thuật…………………….31

2.2.1.3 Tính chất và chức năng của thời gian nghệ thuật………………… 34

2.2.2 Thời gian nghệ thuật trong tập thơ Nhật ký trong tù………………… 34

2.2.2.1 Thời gian vận động…………………………………………….… 34

2.2.2.3 Thời gian hướng đến tương lai…………………………………… 35

2.3 Thi pháp không gian nghệ thuật…………………………………………….39

2.3.1 Lí luận chung về thi pháp khơng gian nghệ thuật…………………… 39

2.3.1.1 Khái niệm không gian nghệ thuật………………………………… 39

2.3.1.2 Cấu trúc và biểu hiện của không gian nghệ thuật………………… 39

2.3.1.3 Tính chất và chức năng của khơng gian nghệ thuật……………… 39

2.3.2 Thi pháp không gian nghệ thuật trong tập Nhật ký trong tù………… 40

2.3.2.1 Khơng gian trong tù…………………………………………….….40

2.3.2.2 Khơng gian ngồi nhà tù………………………………………… 42

Trang 10

TRONG TẬP NHẬT KÝ TRONG TÙ CỦA HỒ CHÍ MINH

3.1 Thi pháp thể loại trong Nhật ký trong tù ………………………………… 50

3.1.1 Lí Luận chung về thi pháp thể loại…………………………………… 50

3.1.1.1 Khái niệm về thi pháp thể loại…………………………………… 50

3.1.1.2 Về thi pháp thể loại hiện nay………………………………………50

3.1.2 Thi pháp thể loại trong tập Nhật ký trong tù…………… …………….51

3.1.2.1 Thể tài tự sự trữ tình………………………………………… ……51

3.1.2.2 Thể tài đạo đức thế sự……………………………………… …….54

3.2 Thi pháp kết cấu………………………………………………… ………….54

3.2.1 Lí luận chung về thi pháp kết cấu…………………………….……… 54

3.2.1.1 Khái niệm về thi pháp kết cấu…………………………… ……….54

3.2.1.2 Các phương diện của thi pháp kết cấu………………….………….57

3.2.2 Thi pháp kết cấu trong tập Nhật ký trong tù………………… ………… 58

3.2.2.1 Kết cấu so sánh…………………………………………….………58

3.2.2.2 Kết cấu liên tưởng………………………………………… …… 60

3.2.2.3 Kết cấu tương phản……………………………………… ………62

3.3 Thi pháp ngôn ngữ và giọng điệu…………………………….…………… 63

3.3.1 Lí luận chung về thi pháp ngơn ngữ và giọng điệu……….………… 63

3.3.1.1 Những vấn đề chung về thi pháp ngôn ngữ…………………… 63

3.3.1.2 Những vấn đề chung về thi pháp giọng điệu…………………… 65

3.3.2 Thi pháp ngôn ngữ và giọng điệu trong tập Nhật ký trong tù………….67

3.3.2.1 Thi pháp ngôn ngữ trong Nhật ký trong tù……………………… 67

3.3.2.2 Thi pháp giọng điệu trong Nhật ký trong tù……………………….70

KẾT LUẬN……………… …………………76

Trang 11

giải phóng dân tộc và cũng là một danh nhân văn hóa thế giới Cuộc đời và sự nghiệp của Người là niềm tự hào của toàn dân tộc, là tấm gương sáng để chúng ta noi theo

Trong suốt cuộc đời làm cách mạng của mình chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm

rất nhiều thơ Nhật ký trong tù là tập thơ tiêu biểu nhất trong di sản thơ ca của Hồ

Chí Minh

Trước hết Nhật ký trong tù là cuốn nhật ký bằng thơ phản ánh tâm hồn và

nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong hồn cảnh khó khăn và khắc nghiệt nhất, đồng thời lên án chế độ nhà tù hà khắc của chính quyền Tưởng Giới Thạch Đó là tác phẩm văn học lớn của một chiến sĩ cộng sản vĩ đại Thế nhưng với tính cách khiêm tốn Người lại khơng thừa nhận mình là một nhà thơ, có lần Người nói trong một cuộc gặp mặt với nhà báo: “Các chú khơng nhắc thì Bác cũng khơng nhớ đến nữa, Bác không phải là người hay thơ mà thơ của Bác cũng không hay Mười mấy tháng bị nhốt trong cái phòng u ám và quạnh hiu, một mình một bóng, khơng được nói chuyện với ai, khơng có việc gì làm Muốn đi “du lịch” thì đi dọc chỉ năm bước, đi ngang bốn bước Để “tiêu khiển ngày giờ, chỉ có cách nghêu ngao, vắn tắt ghi lại sinh hoạt của người tù, cho khy khỏa thế thơi, phải thơ phú gì”

Nhật ký trong tù là một sự kết hợp linh hoạt giữa ký và thơ nên đã tạo nên

một dáng vẻ đặc biệt, vừa mang tính chân thực cao lại vừa trầm bổng thanh điệu của thơ ca, vừa trang trọng lại vừa gần gũi, giản dị, vừa như những lời kể, lời tâm tình nhưng vẫn vẽ nên được một bức tranh xã hội

“Từ hơn ba chục năm nay, nhiều trước tác của Người đã được chọn đưa vào

giảng dạy chính thức trong trường phổ thông như: Tuyên ngôn độc lập, Nhật ký

trong tù…Những trước tác ấy có vị trí quan trọng hàng đầu trong việc giáo dục tinh

Trang 12

không thể thiếu cho học sinh, giáo viên Việt Nam.” [17; tr 3]

Từ những điều trên chúng tơi nhận thấy rằng tìm hiểu thi pháp thơ Hồ Chí

Minh qua tập Nhật ký trong tù là một vấn đề rất thú vị

Chúng tôi muốn đi sâu khám phá để có những hiểu biết đúng đắn về các giá

trị độc đáo của Nhật ký trong tù về thi pháp cũng như khẳng định tài năng của Hồ

Chí Minh khơng chỉ trong lĩnh vực qn sự mà cả thơ văn

Hy vọng đề tài nghiên cứu này sẽ giúp bạn đọc tiếp cận tác phẩm một cách trọn vẹn hơn

3 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Nhật ký trong tù là một tập thơ nổi tiếng và có giá trị to lớn về nhiều mặt của

Hồ Chí Minh cũng như của dân tộc Việt Nam Đó là lí do mà tập thơ có rất nhiều bản dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, song song là rất nhiều cơng trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả trong nước cũng như nước ngồi Sau đây chúng tơi chỉ xin trích những cơng trình tiêu biểu mà chúng tơi sưu tầm được:

v Những nghiên cứu ở nước ngoài

Tiến sĩ Phê-Ren-Xơ Xdilaghi (Thụy Điển) là tổng biên tập báo chí văn học

Lăng kính phương bắc xuất bản tại Thụy Điển Tác giả đã được đọc tập thơ Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh qua bản dịch quốc tế ngữ của Đào Anh Kha, nhà xuất

bản Ngoại văn, Hà Nội Cũng trong tạp chí trên, số Xuân 1937, tiến sĩ có bài viết

“Nhật ký trong tù-Một bức tranh tự họa của Hồ Chí Minh” với nội dung khen ngợi

Trang 13

– để tập trung ý nghĩ vào một con người đang chân thành bộc lộ mình Và chúng ta đã tiếp nhận được một bức chân dung làm cho mình phải ngạc nhiên Đây là một cuốn sách mà tất cả mọi người yêu thơ đều nên đọc, vô luận người đọc ấy mang chính kiến như thế nào (Đào Anh Kha dịch)

Lelio Basso, giáo sư xã hội học, Trường Đại học Rooma – Italia – là người viết nhiều báo, sách ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam cũng có bài viết

về Nhật ký trong tù trích bài Lời nói đầu tập Nhật ký trong tù dịch sang tiếng Ý sơ lược lại như sau: Những bài thơ trong tập Nhật ký trong tù do Người viết bằng chữ

Hán trong thời kì này và cũng là một trong các hoạt động cách mạng hàng ngày Nhưng tình cảm được biểu hiện trong thơ của Người lại rất phong phú Đó là tình yêu đất nước, yêu tự do, và đó cũng chính là lý tưởng mà Người đã cống hiến cả cuộc đời chiến đấu của mình Trong đó lịng u nước và yêu nhân dân là nổi

bật…Qua tập thơ Nhật ký trong tù, người ta tìm thấy những đặc tính nổi bật của

nhân vật đặc biệt: Hồ Chí Minh Những bài thơ Người viết vào thời kì mà tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã chín muồi, càng chứng tỏ tinh thần dân tộc nổi bật trong suy nghĩ và hành động của Người Điều đó giúp chúng ta hiểu rõ bản chất cách mạng của các dân tộc đang phát triển, nơi mà thành phần dân tộc luôn luôn nổi bật trong mọi lý tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa Mặt khác, chúng ta hiểu được rõ khả năng kỳ diệu của nhân dân Việt Nam chống xâm lược Mỹ Nếu chúng ta nghĩ rằng trong mỗi con người Việt Nam đều mang ít nhiều tính cách vị lãnh tụ của họ, có sự gắn bó chặt chẽ với đất nước và dân tộc họ, có một yêu cầu bức thiết về tự do và công lý, chúng ta mới hiểu rõ hơn tại sao tên cường quốc quân sự hùng mạnh nhất thế giới không thể bắt một dân tộc đa số là nông dân quỳ gối Bởi dân tộc đó đã được cụ Hồ Chí Minh giáo dục về ý thức dân tộc độc lập, dân chủ và chủ nghĩa

xã hội Chính Người đã dạy rằng: Trên đời ngàn vạn điều cay đắng/ Cay đắng chi

bằng mất tự do Và chúng ta có thể hiểu sâu sắc những giá trị đó mà Cụ Hồ Chí

Trang 14

người chân chính của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh ln ln đầy tin tưởng, bất khuất, lạc quan trước viễn cảnh tương lai, nhận thức được những điều trên đây, người ta đi sâu vào tập thơ và đánh giá nó rất cao, vì tính bộc trực, chân thành và lối diễn đạt không chút kiểu cách của nó

Nhà văn Pháp – Roger Denux viết bài “Hồ Chí Minh, nhà thơ” đăng trên tạp

chí Europe, số 458, tháng 6-1967 nhận định: “Cụ Hồ Chí Minh là một trong những nhà thơ Việt Nam lớn nhất hiện nay Dù cho chính kiến của mỗi chúng ta có khác nhau chăng nữa, ai cũng phải thừa nhận cái sức mạnh về tâm hồn của con người đó: trong cảnh lao tù dã man, Cụ đã viết nên những bài thơ nhân đạo khiến cho chúng ta cảm thấy tác giả cống hiến cuộc đời mình để thực hiện sứ mệnh bảo vệ sự nghiệp

cách mạng Cuốn Nhật ký trong tù cho thấy cái chủ yếu và cái sâu xa nhất trong

lịng cụ Hồ Chí Minh, và Người thì khơng lúc nào phơ trương cảnh giam cầm của mình”

Ax-tơ-rô-gin-đô Pê-rê-I-ra (Braxin) tác giả này sinh năm 1890, bắt đầu hoạt động năm 1910 Từ năm 1922 đến 1930, đồng chí là Tổng bí thư Đảng Cộng Sản

Braxin Bài đăng báo Nhân dân, 21-1-1962 với tựa đề “Những bài thơ đẹp nhất”:

“Tôi thật ngạc nhiên khi đọc những bài thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh in trong cuốn

sách mang cái tên đơn giản mà ý nghĩa biết bao, cuốn Nhật ký trong tù Một con

người vừa làm lãnh tụ cách mạng lớn lại vừa làm nhà thơ lớn thì vẫn là một chuyện hiếm xưa nay…”

Eche Sec-nơ (Cộng hòa Dân chủ Đức) viết bài “Nhật ký trong tù – là sự bộc

lộ bằng văn học của một nhân vật cách mạng đầy sức sống, cực kì uyên thâm” cho

bản dịch tập thơ Nhật ký trong tù của Hồ chủ tịch sang tiếng Đức do chính tác giả

và vợ là bà Henga Secno dịch từ nguyên văn chữ Hán

v Những nghiên cứu ở Việt Nam

Năm 1979, Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã xuất bản quyển “Nghiên cứu

học tập thơ văn Hồ Chí Minh” do Phong Lê Đặng Việt Ngoạn Phạm Ngọc Hy

-Trần Đình Việt - Nguyễn Trung Đức sưu tầm và biên soạn với nhiều bài viết hay và

Trang 15

nhà tù và xốy sâu vào tình cảm yêu nước của Hồ Chí Minh

Đọc nhật ký trong tù – Đặng Thai Mai, Nhà xuất bản tác phẩm mới, Hà Nội,

1977 Bài viết đã giải quyết được câu hỏi: “Cái gì trong tập thơ này đã quyến rũ

người đọc, đã làm cho người đọc ở nước ta cũng như ở nước ngoài đánh giá hết sức cao một tác phẩm vĩ đại mà tác giả hình như chỉ “đánh rơi” vào kho tàng văn học, như một hành động ngẫu nhiên, hoặc giả có thể nói là một câu chuyện bất đắc dĩ?” [8; tr 153] Chính là cái tính ghi hằng ngày của tập nhật ký, tình cảm của

Người với thiên nhiên và yếu tố tinh thần không nản trước gian nan mà vẫn luôn

mang niềm lạc quan hướng tới tương lai của Người trong tập Nhật ký trong tù

Đọc “Nhật ký trong tù” – Hoài thanh, trích bài ở Tập san Nghiên cứu Văn

học, số 4-1931 Bài viết phân tích những khó khăn, khổ cực của Bác, bên cạnh đó làm nổi bật lên tinh thần lạc quan, niềm tin hướng tới tương lai.[8; tr 290]

In trong Tạp chí sơng Hương – số 13(T.6-1985) Phong Lê có bài viết Nhật

ký trong tù trên hành trình thơ văn của Bác Phong Lê viết về hoàn cảnh ra đời của

tập thơ Nhật ký trong tù Hai phương diện được xét đến: thứ nhất đây là lúc nhà

cách mạng, nhà thơ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp được tiếp xúc với quần chúng, đồng bào Thứ hai là vì Người khơng được tự do trị chuyện…nên một tình thế thơ đã xuất hiện

Quyển “Nhật ký trong tù – Tác phẩm và lời bình” của Tơn Thảo Miên, Nhà

xuất bản Văn học, Đinh Tị Quyển sách này đi sâu phân tích giá trị nhân đạo của tập

thơ Nhật ký trong tù, tác giả nhận định: “Tình cảm nhân đạo trong Nhật ký trong tù

là tinh thần trân trọng, u thương con người, vì con người góp phần giải phóng con người Tình cảm đó được Bác biểu hiện với nhiều lớp người khác nhau…”

Quyển Hồ Chí Minh, tác gia, tác phẩm, nghệ thuật ngôn từ do Nguyễn Như Ý, Nguyên an, Chu Huy tuyển chọn, trong đó có bài viết Các thước đo thời gian

của Nhật ký trong Tù – Tác giả Phùng Văn Tửu đã bàn đến vấn đề thời gian nghệ

thuật Tác giả viết: “Bản thân nhan đề Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh trước hết

Trang 16

Minh, Nhà xuất bản Giáo dục, 2008 Điểm nổi bật trong quyển này là có nhiều bài

viết tiếp cận Nhật ký trong tù từ những yếu tố cấu thành nghệ thuật

Trên đây là một số cơng trình nghiên cứu về Nhật ký trong tù của các nhà

nghiên cứu nước ngoài và Việt Nam đã đưa ra nhiều ý kiến có giá trị cao Những nét đặc sắc về nội dung và cả nghệ thuật và được soi rọi từ nhiều góc độ, chúng tơi

nhận thấy chưa có cơng trình nào chuyên đi sâu nghiên cứu tập Nhật ký trong tù

dưới góc độ thi pháp

Với tinh thần học tập khơng ngừng, với thái độ tôn trọng và cầu thị Chúng tơi sẽ kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những thành tựu nghiên cứu, những ý kiến bổ

ích từ các bài nghiên cứu của những người đi trước để đi sâu tìm hiểu Nhật ký trong

tù theo một quan điểm mới dưới góc độ thi pháp

3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu về thi pháp thơ Hồ Chí Minh đồng thời nâng cao kiến thức về thi pháp và vận dụng thi pháp trong phân tích tác phẩm văn học

- Mở rộng và nâng cao hiểu biết về giá trị tập Nhật ký trong tù đồng thời qua

đó khám phá tài năng thơ của Hồ Chí Minh

- Khẳng định giá trị văn học của tập Nhật ký trong tù

- Nhằm phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu (học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh…)

4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Phạm vi chính là tập Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh Trong phạm vi

nghiên cứu của đề tài này chúng tơi khơng có điều kiện khảo sát tồn bộ các bài thơ

trong tập Nhật ký trong tù, nên đề tài này chúng tôi chỉ khảo sát trên những bài thơ

tiêu biểu nói lên đặc điểm thi pháp thơ của Hồ Chí Minh

Nghiên cứu đề tài này dựa trên tài liệu Nhật ký trong tù-Hồ Chí Minh, Nxb

Trang 17

phương pháp hệ thống để tuyển chọn những bài thơ tiêu biểu trong tập Nhật ký

trong tù Phương pháp này giúp bao quát tác phẩm và dễ dàng nhận ra những nét

đặc sắc, đặc điểm nghệ thuật độc đáo

5.2 Phương pháp thống kê

Chúng tôi tiến hành thống kê, ghi lại những dẫn chứng cần thiết trong tập

Nhật ký trong tù và các tài liệu liên quan để dẫn chứng phù hợp với từng đề mục

của khóa luận

5.3 Phương pháp phân tích tổng hợp

Trang 18

VÀ VÀI NÉT VỀ HỒ CHÍ MINH

1.1 LÍ LUẬN CHUNG VỀ THI PHÁP VÀ THI PHÁP HỌC

1.1.1 Về “thi pháp”

1.1.1.1 Các ý kiến khác nhau về khái niệm “thi pháp”

Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về thi pháp, mỗi tác giả nghiên cứu về thi pháp lại có một cách hiểu khác nhau về thi pháp

Nhà nghiên cứu Nga V.Girmunxki đã định nghĩa: “Thi pháp học là khoa học nghiên cứu văn học với tư cách là một nghệ thuật” (1923)

Nhà nghiên cứu Roman Gia-cốp-xơn trong cơng trình “ngơn ngữ học và thi

pháp học” (1960) định nghĩa: “Thi pháp là một bộ phận của ngôn ngữ học, chuyên

nghiên cứu “chức năng thơ của phát ngôn thơ”, tức là những nghiên cứu những cách thức làm cho phát ngôn trở thành lời thơ

Nhà nghiên cứu Pháp Ts Tô-dô-rốp trong cơng trình Thi pháp học (1975)

định nghĩa: “Thi pháp là các qui tắc chung mà người ta sử dụng để sáng tác ra các tác phẩm văn học cụ thể Nói cụ thể hơn là nghiên cứu tính văn học, chất văn học của tác phẩm văn học nói chung

Viện sĩ Nga V.V Vi-nô-gra-đốp xác định “Thi pháp học là một khoa học nghiên cứu các hình thức, các dạng thức, các phương tiện, phương thức tổ chức tác phẩm, sáng tác ngôn từ, các kiểu cấu trúc, các thể loại tác phẩm nhằm nắm bắt…không chỉ là các hiện tượng của ngôn từ văn học, mà còn là bản thân các phương diện hình tượng khác nhau nhất của cơ cấu tác phẩm văn học và sáng tác

văn học dân gian”

Theo Trần Đình Sử thì Thi pháp có nhiều cách hiểu nhưng có hai cách hiểu chủ yếu: Một là hiểu thi pháp như là nguyên tắc, biện pháp chung làm cho văn bản, phát ngôn trở thành tác phẩm nghệ thuật Theo cách này, thi pháp học nghành nghiên cứu thi pháp trở thành lí luận văn học và người ta cũng thường gọi là “thi học” Hai là hiểu thi pháp như là những nguyên tắc, biện pháp nghệ thuật cụ thể tạo thành đặc sắc nghệ thuật, của một tác giả, tác phẩm, thể loại, trào lưu v.v… trong

Trang 19

hiện trên các cấp độ: tác phẩm, thể loại, ngôn ngữ, tác giả và bao trùm cả nền văn học Thi pháp học là khoa học nghiên cứu về thi pháp Nó bao gồm mấy bộ phận sau:

- Lí luận về thi pháp của một giai đoạn văn học cụ thể Ở đây sẽ bao gồm lý luận về thi pháp vốn có của giai đoạn văn học

- Hệ thống các nguyên tắc nghệ thuật thể hiện trong bản thân sáng tác của giai đoạn văn học được xét Hệ thống này do tồn tại tiềm tàng trong sáng tác nên cần được miêu tả ra, đồng thời nó cũng khơng trùng khít với thi pháp học lý thuyết của giai đoạn văn học ấy

- Lý luận thi pháp của người nghiên cứu dùng để miêu tả một cách hệ thống thi pháp tiềm tàng trong thực tế văn học và lý giải mới đối với lý luận thi pháp đã có trong lịch sử

Ba bộ phận của thi pháp này liên hệ với nhau theo một mối quan hệ hết sức khăng khít Lý luận thi pháp lịch sử là siêu ngôn ngữ thành văn của thi pháp văn học một thời Lý luận thi pháp học hiện đại dùng để miêu tả lý luận thi pháp lẫn thi pháp học của một giai đoạn Chính vì vậy thi pháp học hiện đại có một ý nghĩa quan trọng, bao trùm Thiếu một quan niệm thi pháp học hiện đại sáng tỏ khơng thể tiến hành phân tích miêu tả hệ thống thi pháp văn học được

Đỗ Đức Hiểu trong Đổi mới phê bình văn học quan niệm: Thi pháp là

Trang 20

học Thi pháp hay lí luận văn học (theo định nghĩa của Vacga – Varga) trước hết nghiên cứu các phương thức nghệ thuật, miêu tả các đặc trưng thể loại văn học, từ đó mới tìm tòi các tầng lớp ý nghĩa ẩn giấu của tác phẩm

Theo Nguyễn Thị Dư Khánh trong Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi

pháp: Thì có thể xác lập nội dung của khái niệm thi pháp từ chính nội dung ngữ

nghĩa của nó

Chữ “thi” ở đây chỉ tồn bộ văn học nói chung không phải chỉ riêng về thơ Thi là cách nói đã thành quen, mang nội dung lịch sử, ghi dấu ấn của cả một thời kì lịch sử khá dài, khi mà mọi loại hình văn học từ anh hùng ca, truyện, kịch, tiểu thuyết đều được diễn đạt bằng thơ Còn “pháp” là phương pháp, là phép tắc Vậy thi pháp là phương pháp, phép tắc làm thơ, làm văn… Có thể nói ngay ở đây, phép tắc căn bản nhất của nó là sáng tạo, hư cấu nghệ thuật, tất nhiên khơng phải là xun tạc, làm méo mó đời sống mà là để thể hiện đời sống một cách nghệ thuật lung linh, hấp dẫn…Dù các quan điểm lý luận có khác nhau, có lệ thuộc vào những thiên kiến xã hội, giai cấp, chính trị như thế nào thì vẫn khơng thể khơng thừa nhận một thực tế là ngay từ buổi sơ khai, các nhà nghệ sĩ vô danh đã không chịu bằng lịng với việc mơ phỏng, sao chép tự nhiên mà luôn luôn khát vọng, khám phá, chiếm lĩnh và chinh phục tự nhiên bằng những sáng tạo bay bổng của mình

Trang 21

quả của một quá trình nung nấu “thai nghén, mang nặng đẻ đau”; nó cũng có thể là kết quả của những năng lực thiên bẩm nhưng cũng vừa là sản phẩm lao động miệt mài; vừa là kết quả của những đam mê, say đắm, hạnh phúc, khổ đau…và cuối cùng là để tạo thành tác phẩm: một văn bản ngôn từ…tóm lại, thi pháp là tồn bộ quá trình sáng tạo ra tác phẩm bằng nghệ thuật ngôn từ, bằng hàng loạt những thao tác nghệ thuật phức tạp, bắt đầu từ việc “thai nghén” nuôi dưỡng cảm hứng cho đến việc chọn lựa giọng điệu, thể thơ, thể văn…

Đi tìm thi pháp của một tác gia, tác phẩm khơng phải xem tác phẩm nói gì mà chủ yếu xem tác giả nói như thế nào, bằng hình thức nghệ thuật ra sao Lẽ đương nhiên, nghệ thuật tác phẩm bao giờ cũng gắn liền với nội dung trong sự thống nhất vốn có Tuy nhiên, sự thống nhất này, không làm cản trở việc nghiên cứu những hiện tượng thuộc về hình thức và qui luật mang tính hình thức của nó

1.1.1.2 Xác định khái niệm “thi pháp”

Thi pháp là một hệ thống các phương tiện và phương thức thể hiện cuộc sống bằng nghệ thuật, khám phá cuộc sống bằng hình tượng

Nói cách khác, thi pháp là ý thức nhà văn khi sáng tạo ra hình thức nghệ thuật Hình thức nghệ thuật có hai mặt:

-Mặt cụ thể, cảm tính (chất liệu tác phẩm, khơng gian, thời gian, chi tiết, tình tiết, nhân vật, sự kiện, mâu thuẫn, xung đột…)

-Mặt quan niệm (lí lẽ, nhận thức, triết lí, tư tưởng, tình cảm…)

1.1.2 Về “thi pháp học”

1.1.2.1 Khái niệm “thi pháp học”

Cũng theo Trần Đình Sử từ rất nhiều ý kiến về định nghĩa thi pháp học ta có thể xác định khái niệm: Thi pháp học là bộ môn nghiên cứu tất cả mọi phương diện của hình thức nghệ thuật, mọi nguyên tắc, phương tiện tạo thành nghệ thuật cũng như sự vận động, phát triển lịch sử của chúng

1.1.2.2 Đối tượng và phương pháp của “thi pháp học”

Ø Đối tượng nghiên cứu của thi pháp học là hình thức mang tính nội dung Nội dung của văn học tức là cuộc sống được ý thức và là sự ý thức về cuộc sống

Trang 22

nghiên cứu hình thức tức là nghiên cứu tính xác định của nội dung Do gắn với nội dung nên hình thức là cụ thể Cần phân biệt ý đồ với nội dung, điều muốn nói và điều đã nói Cái trước là một “nội dung” tiềm tàng, chưa có hình thức nghệ thuật, cịn cái sau là nội dung đã hình thức hóa Do đó, nội dung ta nói ở đây là nội dung được xác định trong hình thức, chứ khơng phải nội dung trong ý nghĩ người sáng tác Còn hình thức là hình thức của nội dung, mang nội dung cụ thể Thông thường chúng ta không quan niệm rằng hình thức đó là cụ thể và chỉ tồn tại trong tác phẩm Cũng cần nói thêm là nội dung này không phải là một vô thức như quan niệm của trường phái phân tâm học, cũng không phải là các bản chất, các quan hệ xã hội trừu tượng theo quan hệ xã hội học, mà là nội dung tư tưởng của sáng tác Thực ra, mỗi hình thức gắn liền với hồn cảnh, khơng khí, ngơn ngữ riêng

Do đó, cần phải nghiên cứu hình thức của từng tác phẩm, từng nhà văn, từng giai đoạn

Ø Phương pháp nghiên cứu của thi pháp học - Phương pháp hệ thống:

Phương pháp hệ thống đặc biệt quan trọng trong việc nghiên cứu thi pháp Nói đến tính hệ thống là nói đến những mối quan hệ có tính qui luật Trong đó mối quan hệ giữa bộ phận và toàn thể, giữa cái riêng và cái chung là quan trọng nhất

Tính hệ thống và những mối liên hệ đó bộc lộ ở các yếu tố lặp lại, chính tính lặp lại này là phạm vi bộc lộ tính quy luật

Văn học là hiện tượng lặp lại trên tất cả các cấp độ

Văn học là sự phản ánh cuộc sống một cách độc đáo, nhưng khơng thấy tính lặp lại thì cũng khơng thấy gì cả

Một tác phẩm văn học là sự hệ thống giữa tính độc đáo và tính lặp lại Chính sự lặp lại đó bộc lộ tính quy luật và tính hệ thống

Trang 23

để nghiên cứu Vì mỗi bộ phận đều mang cái tồn thể được bộc lộ ra ở những bộ phận

- Phương pháp lịch sử:

Khi ta quan niệm thi pháp nghiên cứu hệ thống hình thức thì phải hiểu rằng các hình thức đó có tính lịch sử

Quan niệm nghệ thuật một cách trừu tượng, đời nào cũng như đời nào là hoàn toàn sai lầm

Khi nghiên cứu ta có quyền trừu tượng hóa, miêu tả, nghiên cứu cấu trúc tác phẩm Nhưng mặt khác lại phải đặt trong hồn cảnh của nó, chứng minh được rằng hình thức đó là duy nhất đúng

Nguyên tắc lịch sử đòi hỏi chúng ta phải chứng minh được tính tối ưu của nó (hệ thống hình thức đó trong thời đại, nếu khơng sẽ hiện đại hóa tác phẩm cổ xưa) [1, tr16]

1.2 CUỘC ĐỜI, SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA HỒ CHÍ MINH

VÀ GIÁ TRỊ TẬP NHẬT KÝ TRONG TÙ

1.2.1 Cuộc đời Hồ Chí Minh

1.2.1.1 Vài nét về Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc), sinh ngày 19-5-1890 ở làng Kim Liên, xã Nam Liên (nay là xã Kim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và mất ngày 2-9-1969 tại Hà Nội

Người sinh ra trong một gia đình: Bố là nhà nho yêu nước_phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, nguồn gốc nông dân; mẹ là nông dân Hoàng Thị Loan; chị và anh đều tham gia chống Pháp và bị tù đày

Cuộc đời và nhân cách Hồ Chí Minh khó có thể trình bày hết được qua những trang giấy Vì Người là vị lãnh tụ được nhân dân tin yêu và coi như ngọn cờ của toàn dân tộc Nhân cách cao đẹp và những cống hiến của Người dành cho dân tộc là vô bờ bến Mấy dịng dưới đây phần nào nói lên được hình ảnh Hồ Chí Minh trong lịng nhân loại:

Trang 24

121 quốc gia trên thế giới để bày tỏ lời ca ngợi ông và chia buồn với nhân dân Việt Nam

Một số các nước theo chủ nghĩa xã hội tổ chức buổi lễ truy điệu và đưa ra những lời ca tụng ơng Thủ đơ Mạc Tư Khoa chính thức ca tụng ông như là “người con vĩ đại của dân tộc anh hùng Việt Nam, một người lãnh đạo xuất sắc của phong trào giải phóng dân tộc và cộng sản quốc tế, và là người bạn vĩ đại của Liên Bang Xô Viết” Các nước trong Thế Giới Thứ Ba (các nước trung lập) cũng nhận xét về ông với những lời ca tụng như là một người bảo vệ những người bị áp bức Một vài bài báo phát hành ở Ấn Độ mô tả ông như là tinh túy của dân tộc và là hiện thân của lòng khát vọng tự do, của sự tranh đấu bền bỉ Những bài báo khác đề cao đức tính giản dị và thẳng thắn của chủ tịch Hồ Chí Minh Một bài xã luận trong một tờ báo ở Uruguay (Nam Mỹ) ghi nhận “Ơng có một tấm lịng bao la như vũ trụ và có một tình thương vơ bờ bến đối với các trẻ em Ông là gương mẫu về đức tính giản dị và

thẳng thắn trong tất cả mọi phạm vi.” (trích Vài nét về cụ Hồ-Trần Chung Ngọc)

1.2.1.2 Sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh

Ngày 3-6-1911, Hồ Chí Minh ra nước ngồi, làm nhiều nghề, tham gia cuộc vận động cách mạng của nhân dân nhiều nước, đồng thời không ngừng đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam mình

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên ủng hộ Cách mạng Tháng

Mười Nga vĩ đại và tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin con đường giải phóng của giai cấp cơng nhân và nhân dân các nước thuộc địa Năm 1920, Người tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội Tua Năm 1921, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp; xuất bản tờ báo Người cùng khổ ở Pháp (1922) Năm 1923, Người được bầu vào Ban Chấp hành Quốc tế Nông dân Năm 1924,Người tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được chỉ định là Uỷ viên thường trực Bộ Phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục Phương Nam Năm 1925, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức châu Á, Xuất

bản hai cuốn sách nổi tiếng: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) và Đường cách

mệnh (1927)

Trang 25

Nam

Ngày 3-2-1930, Người chủ tọa Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ Đảng do chính Người soạn thảo Người ra lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản VN Từ năm 1930 đến 1940, Người tiếp tục hoạt động cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam của các dân tộc bị áp bức trong điều kiện vô cùng gian khổ Năm 1941, Người về nước, triệu tập Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, thành lập Việt Nam độc lập đồng minh Hội (Việt Minh), tổ chức lực lượng vũ trang giải phóng, chính sách căn cứ địa, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa từng phần và chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền Sau Cách mạng Tháng Tám (1945) thắng lợi, ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tun ngơn Độc lập tun bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; tổ chức Tổng tuyển cử tự do trong cả nước, bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của VN Quốc hội khóa I đã thống nhất bầu Hồ Chí Minh làm chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1946) Cùng với Trung ương Đảng, Người lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Việt Nam phá tan âm mưu của đế quốc, giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng

Trang 26

Cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân VN chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ; lãnh đạo sự nghiệp cải tạo xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, đề ra đường lối đúng đắn đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Người sáng lập ra Đảng Mácxít-Lêninnít ở Việt Nam, sáng lập ra Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, sáng lập ra các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam và sáng lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, góp phần tăng cường đoàn kết quốc tế Người là tấm gương sáng của tinh thần tập thể, ý thức tổ chức và đạo đức cách mạng cho tất cả các tầng lớp, giai cấp nhân dân Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc

Suốt cuộc đời hoạt động chính trị cách mạng, Hồ Chí Minh đều sáng tác thơ, văn

1.2.2 Khái quát về sự nghiệp sáng tác Hồ Chí Minh, giá trị tập Nhật ký trong

1.2.2.1 Sự nghiệp sáng tác

Ø Văn chính luận:

- Những tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh được viết ra chủ yếu với mục đích đấu tranh chính trị nhằm tiến công kẻ thù hoặc thể hiện những nhiệm vụ cách mạng qua những chặng đường lịch sử

- Từ những năm 20 của thế kỉ, các bài văn chính luận với bút danh Nguyễn

Ái Quốc đăng trên các tờ báo: Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền đã

tác động và ảnh hưởng đến công chúng Pháp và nhân dân các nước thuộc địa Nổi

bật là Bản án chế độ thực dân Pháp, áng văn chính luận sắc sảo nói lên một cách

thống thiết nỗi đau khổ của người dân bản xứ và tố cáo trực diện chế độ thực dân Pháp, thức tỉnh, kêu gọi nhưng người nô lệ đứng lên chống áp bức, bóc lột…

- Tun ngơn độc lập là một văn kiện chính trị có giá trị lịch sử lớn lao, phản

Trang 27

giành được thắng lợi, tuyên bố hùng hồn quyền độc lập của dân tộc Việt Nam

trước nhân dân trong nước và thế giới Tuyên ngôn độc lập là tác phẩm chính luận

có giá trị pháp lí, giá trị lịch sử, nhân bản và nghệ thuật cao

- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Khơng có gì q hơn độc lập tự

do (1966) là những áng văn chính luận hào hùng, tha thiết làm rung động hàng triệu

trái tim yêu nước Những tác phẩm ấy nói lên những vấn đề thời sự cấp bách dân tộc, thể hiện sâu sắc tiếng gọi của non sông đất nước trong những giờ phút thử thách đặc biệt Trong những năm tháng cuối đời, Người viết bản di chúc thiêng liêng chan chứ tình cảm Bản di chúc là lời căn dặn thiết tha, chân tình với đồng bào, đồng chí, vừa mang tính chiến lược trong hướng phát triển, vừa thấm đượm tình yêu thương con người

Ø Truyện và kí

- Khoảng từ năm 1922-1925 Nguyễn Ái Quốc đã viết một số truyện ngắn và kí bằng tiếng Pháp rất đặc sắc sáng tạo và hiện đại, tiêu biểu là các truyện ngắn:

Pari (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Con người biết mùi hun khói

(1922), Vi hành (1923), Những trị lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1925), Con

Rùa (1925) truyện ngắn của Hồ Chí Minh cơ đọng, cốt truyện sáng tạo, kết cấu độc

đáo Mỗi truyện đều có tư tưởng riêng hấp dẫn, sáng tỏ ý tưởng thâm thúy, kín đáo chất trí tuệ tỏa sáng trong hình tượng và phong cách

Ø Thơ ca

Thơ ca là lĩnh vực nổi bật nhất trong giai đoạn sáng tác văn chương của Hồ Chí Minh Với trên dưới 250 bài thơ có giá trị và được tuyển chọn in trong các tập

Nhật ký trong tù (133 bài), Thơ Hồ Chí Minh (86 bài), Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh

(36 bài) Hồ Chí Minh đã có những đóng góp quan trọng trong nền thơ hiện đại

- Nhật ký trong tù là tập thơ tiêu biểu nhất trong di sản thơ ca của Hồ Chí

Minh

- Ngồi ra, Hồ Chí Minh cịn viết nhiều bài thơ trữ tình độc đáo, và những

bài thơ mộc mạc, giản dị để tuyên truyền đường lối cách mạng (Pác Bó hùng vĩ,

Tức cảnh Pác bó…) đặc biệt, trong thời kì chống thực dân Pháp, Người đã bộc lộ

những lo lắng về vận mệnh non sơng và tình cảm tha thiết gắn bó với cảnh sắc thiên

Trang 28

Người ca ngợi sức mạnh của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến và niềm vui

thắng lợi (Rằm tháng Giêng, Tin thắng trận…)

- Những tác phẩm của Hồ Chí Minh có phong cách đa dạng và thống nhất, kết hợp sâu sắc mà nhuần nhị mối quan hệ giữa chính trị và văn chương, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại Dù sáng tác bằng thể loại nào thì tác phẩm của người đều có phong cách riêng, độc đáo, hấp dẫn, có giá trị bền vững

Ø Quan điểm sáng tác văn chương của Hồ Chí Minh rất rõ ràng:

- Nghệ sĩ là một chiến sĩ Hoạt động văn chương là hoạt động chính trị, cách mạng nên bao giờ cũng có mục đích thiết thực, đối tượng cụ thể

Các sáng tác đều có nội dung:

- Cổ động tuyên truyền: vạch trần mưu mô xảo quyệt, tội ác của kẻ thù - Động viên dân tộc, chiến sĩ chiến đấu

- Tình cảm tư tưởng riêng được bộc lộ trong thơ văn cũng tập trung vào những mục đích riêng

Ø Phong cách:

Các tác phẩm của Hồ Chí Minh mang phong cách: - Ngắn gọn, giản dị, trong sáng

- Ngơn ngữ linh hoạt, nhiều hình ảnh, sử dụng nhiều loại cú pháp khác nhau, và mạch văn trôi chảy lôi cuốn người đọc

- Luôn luôn mang tư tưởng lạc quan, chiến thắng, hướng về tương lai tươi sáng

Với Hồ Chí Minh, văn chương thể hiện rõ mục đích đấu tranh cho quyền sống của con người trong từng giai đoạn Trong con người ấy có cả tính truyền thống lẫn tính cách tân cả về tư tưởng lẫn ngôn ngữ

1.2.2.2 Giá trị tập “Nhật ký trong tù”

Trang 29

Nhật ký trong tù (Hán Việt: Ngục trung nhật ký) của Hồ Chí Minh được viết

từ ngày 29-8-1942 đến ngày 10-9-1943, trong thời gian này Người bị giải đi khắp 18 nhà giam ở 13 huyện tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc Nguyên gốc tập thơ chỉ là

một sổ tay nhỏ màu xanh, bài ghi bốn chữ Ngục trung nhật ký kèm theo 4 câu thơ

và hình vẽ 2 nắm tay bị xích trong đó có 133 bài thơ chữ hán và một số ghi chép

Tác phẩm Nhật ký trong tù đã được xuất bản nhiều lần, được dịch và giới

thiệu ở nhiều nước trên thế giới, nhiều lần được thể hiện bằng thư pháp tiếng Việt, Hán, Triều Tiên, Nhật, Hàn…

Tập thơ đã được một số nhà phê bình đánh giá cao, không chỉ các tác giả Việt Nam và phương Tây mà ngay chính các nhân vật của Trung Quốc-quê hương của thơ chữ Hán-như Quách Mạt Nhược, Viên Ưng, Hoàng Tranh đều ca ngợi tập

thơ Nhật ký trong tù này

Nhật ký trong tù là tập thơ tiêu biểu nhất trong di sản thơ ca của Hồ Chí

Minh Tập thơ Nhật ký trong tù trước hết là cuốn nhật ký bằng thơ phản ánh tâm

hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh nặng nề và khắc nghiệt nhất Tập thơ chan chứa tình cảm nhân đạo, luôn hướng về những người lao động nhiều bài thơ biểu hiện lòng yêu nước thiết tha của người chiến sĩ cộng sản, chứa đựng những bài học về nhân sinh, đạo lí, thể hiện ý chí, nghị lực

vượt khó khăn, gian khổ để vươn tới tự do Đồng thời, Nhật ký trong tù là một tác

phẩm giàu giá trị nghệ thuật, nhiều tứ thơ được thể hiện rất sáng tạo, nhiều hình ảnh gợi cảm, thể thơ tứ tuyệt của nhiều bài thơ được sử dụng thuần thục…Tạo nên vẻ đẹp hàm súc, linh hoạt, tài hoa, vừa cổ điển vừa hiện đại và còn là một áng thơ mẫu mực về sự kết hợp giữa lí tưởng và hiện thực, giữa hiện thực với trữ tình và châm biếm, giữa hiện thực trực tiếp và những mối liên hệ mở rộng theo nhiều tầng, nhiều lớp, để nhận thức bản chất xã hội Sự miêu tả hiện thực cũng như tinh thần phê phán trong tập thơ đã vượt khỏi ranh giới của chủ nghĩa hiện thực phê phán và biểu hiện sâu sắc quan điểm nhận thức và sáng tạo của chủ nghĩa hiện thực cách mạng

* * *

Trang 30

Đề tài này nghiên cứu Thi pháp thơ Hồ Chí Minh qua tập Nhật ký trong tù,

tập nhật ký bằng thơ độc đáo của vị lãnh tụ vĩ đại trong lòng nhân dân Việt Nam cũng như bạn bè khắp năm châu Người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam và nước Việt Nam độc lập, tự do như ngày hôm nay

Trong suốt cuộc đời, sống và chiến đấu vì dân tộc, Người đã để lại rất nhiều

sáng tác thơ văn của mình, một trong những sáng tác đó có Nhật ký trong tù, giá trị

của tập thơ đã được giới phê bình trong nước và nước ngoài khẳng định về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật và cả giá trị nhân đạo

Ngoài việc được coi như một chứng tích quan trọng về giai đoạn Chủ tịch

Hồ Chí Minh hoạt động cách mạng tại Trung Quốc, tập Nhật ký trong tù-gồm 133

bài thơ bằng chữ Hán cịn được nhìn nhận về giá trị trữ tình, tính cách mạng và

nhân cách cao đẹp của Hồ Chí Minh Nhận định về giá trị của Nhật ký trong tù, ông

N.I.Niculin, tiến sĩ văn học Liên Xô (cũ) viết:

“Cái cao cả và cái thấp hèn cùng tồn tại trong Nhật ký trong tù đã làm sáng

Trang 31

Chương 2

THI PHÁP NHÂN VẬT, KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TẬP NHẬT KÝ TRONG TÙ CỦA HỒ CHÍ MINH

2.1 THI PHÁP NHÂN VẬT TRONG NHẬT KÝ TRONG TÙ

2.1.1 Lí luận chung về thi pháp nhân vật

2.1.1.1 Nhân vật văn học và thi pháp nhân vật

Khái niệm: Nhân vật văn học có thể là con người (có tên hoặc khơng có tên), con vật trong các câu chuyện ngụ ngơn, có thể là đồ vật hay một lồi cây nào đó Điểm chung là các đối tượng đó được xem như là một phương tiện để chuyển tải những quan niệm, những suy nghĩ về con người Nhân vật văn học là một hình tượng có tính chất ước lệ, có những dấu hiệu để nhận biết: tên gọi, dấu hiệu về tiểu sử, nghề nghiệp, đặc điểm riêng về ngoại hình, ngơn ngữ, hành vi, cử chỉ Các yếu tố này có thể xuất hiện tập trung hoặc rải rác tùy thuộc vào mục đích của tác giả Những điểm đó có thể có q trình vận động Nhân vật văn học có chức năng khái qt những tính cách (tính đại diện điển hình), hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời

Phân loại nhân vật:

- Xét ở góc độ tư tưởng: Nhân vật chính diện là nhân vật đại diện cho lực lượng chính nghĩa trong xã hội,cái thiện, cái tiến bộ, bởi vậy thường được sử dụng với những phẩm chất hồn hảo, có tính chất tiêu biểu cho tinh hoa của một giai cấp, một dân tộc, một thời đại Nhân vật phản diện là nhân vật đại diện cho cái phi nghĩa, cái ác, cái lạc hậu

- Xét từ góc độ kết cấu: · Nhân vật trung tâm · Nhân vật chính · Nhân vật phụ - Xét từ góc độ thể loại:

Trang 32

- Xét về chất lượng miêu tả: Nhân vật (nói chung) là những con người nói chung được miêu tả trong tác phẩm Nhà văn chỉ nêu một vài chi tiết về ngôn ngữ, cử chỉ hành động hoặc có thể miêu tả kĩ và đậm nét nhưng chưa thể hiện khái quát về phẩm chất nổi bật nào của nhân vật Nhân vật tính cách là nhân vật được khắc họa với một chiều sâu bên trong Nét tính cách được khái quát như một điểm quy tụ mà từ đó có thể giải thích được biểu hiện sinh động bên ngồi của nhân vật Nhân vật điển hình là nhân vật tính cách đạt đến độ sâu sắc, là sự thống nhất cao độ của cái riêng và cái chung, cái cá thể và cái cộng đồng

Cách xây dựng nhân vật: - Ngoại hình cho thấy cuộc sống và tính cách - Hành động, cử chỉ, ngôn ngữ (đối thoại, độc thoại) cho thấy thế giới nội tâm

2.1.1.2 Quan niệm nghệ thuật về con người

Theo GS Trần Đình Sử trong giáo trình “Dẫn luận thi pháp học”(Nxb Giáo

dục 1998) thì “Quan niệm nghệ thuật về con người là nguyên tắc lí giải, cảm thụ và

miêu tả con người trong nghệ thuật”

Quan niệm nghệ thuật là cách cắt nghĩa, lí giải về con người trên cơ sở hấp thu các yếu tố thế giới quan nhất định của thời đại, tạo ra một quan niệm của mình về thế giới và con người Văn học là nhân học, là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con người Con người là đối tượng chủ yếu của văn học Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lí giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị

nghệ thuật và thẩm mĩ cho các hình tượng nhân vật trong đó

Quan niệm nghệ thuật về con người hướng người ta cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan của sáng tạo chủ thể, là nguyên tắc cảm thấy hiểu và miêu tả con người trong văn học và các nguyên tắc đó có cơ sở sâu xa trong thực tế lịch sử, nó là một sản phẩm của lịch sử và cũng đồng thời là sản phẩm của văn hóa, tư tưởng và quan điểm nghệ thuật về con người cũng mang dấu ấn sáng tạo của cá tính nghệ

sĩ, gắn liền với cái nhìn nghệ sĩ

Trong các thể loại văn học khác nhau, do chức năng và hệ thống phương tiện

Trang 33

Một nền nghệ thuật mới bao giờ cũng ra đời cùng với con người mới, con người mới, quan niệm con người tạo thành cơ sở, thành nhân tố vận động của nghệ

thuật, thành bản chất nội tại của hình tượng nghệ thuật

Quan niệm nghệ thuật về con người hướng người ta khám phá cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan, sáng tạo của chủ thể, ngay cả khi miêu tả con người giống

hay không giống so với đối tượng

2.1.2 Quan niệm nghệ thuật về con người trong Nhật ký trong tù

2.1.2.1 Con người mất tự do trong cảnh tù đày

Người xưa có nói “một ngày trong tù bằng nghìn năm ở ngồi”, có lẽ khơng chỉ bởi những cực hình, những vất vả người tù phải trải qua mà là chỉ cả sự vô vị của cuộc đời đang dần trơi lãng phí và cả sự mất tự do Đặc biệt nhân dân Việt Nam đang cần Hồ Chí Minh lãnh đạo trong công cuộc giành độc lập - tự do Vậy mà Người lại bị cho là Hán gian và bị tống vào ngục, khiến Người đau khổ, day dứt vô

hạn Nhật ký trong tù đã thực hiện đúng chức năng của những trang nhật ký, ghi lại

sự việc hàng ngày và phản ánh hiện thực, từ chuyện ăn uống, sinh hoạt của tù nhân, bộ mặt của kẻ thù cho đến những tin tức thời sự ở ngoài lọt vào được nhà giam

Trước hết là sự mất tự do Người đã thốt lên:

Trên đời ngàn vạn điều cay đắng Cay đắng chi bằng mất tự do

(Cảnh binh khiêng lợn cùng đi)

Xếp hàng đầu trên ngàn vạn điều cay đắng, cho thấy ý thức tự do cao độ của Người, và xót xa cho hoàn cảnh ngục tù hiện tại Nơi con người không được đối xử như người, công lý được coi là thứ xa xỉ Vào tù cũng phải hối lộ cho bọn quan lại, sao có sự bất cơng như thế? Nhưng dường như đã là qui luật Cuộc sống trong bốn bức tường mang rõ dấu vết của một xã hội đầy bất công:

Mới đến nhà giam phải nộp tiền

Lệ thường ít nhất năm mươi “nguyên”! Nếu anh khơng có tiền đem nộp,

Một bước anh đi, một bước phiền

Trang 34

Có khi Người lại trào lộng đầy chua chát cho cái chuyện dường như rất đời thường, là nhu cầu thiết yếu của con người Nhưng trong hoàn cảnh mất tự do như lúc này cũng thật lắm nực cười:

Người mất tự do cực đủ điều! Ngặt nghèo ngay cả chuyện đi tiêu Giờ lao mở cửa, không đau bụng Đau bụng, thì khơng mở cửa lao

(Hạn chế)

Chỉ riêng chuyện ăn uống quá thiếu thốn và tồi tệ cũng đủ khiến người tù phải chịu khổ cực Ở nhà lao Tĩnh Tây, tù nhân phải chịu cảnh:

Lót lịng mỗi bữa lưng cơm đỏ,

Không muối, không canh, cũng chẳng cà

Ở nhà lao Điền Đơng cịn tệ hơn:

Cháo tù lưng bát thấm vào đâu, Bụng đói ln ln cứ réo gào

(Điền Đông)

Miếng ăn đã vậy, đến giấc ngủ trong cảnh tù đày thì cũng khơng được n giấc khi lo cho vận mệnh dân tộc, lo cho sự nghiệp cách mạng, điều kiện nhà tù lại tồi tệ khiến lịng người như lạnh thêm:

Đêm thu khơng đệm, cũng khơng chăn, Gối quắp, lưng cịng, ngủ chẳng an Khóm chuối trăng soi, càng thấy lạnh, Nhịm song, Bắc Đẩu đã nằm ngang

(Đêm lạnh)

Rồi nhiều lần chuyển lao “xiềng xích thay dây trói”, giải đi thuyền thì hai chân phải treo ngược trên mui “lủng lẳng chân treo tựa giảo hình” Sau 4 tháng người đã hao mịn đi rất nhiều:

Răng rụng mất một chiếc Tóc bạc thêm mấy phần Gầy đen như quỷ đói Ghẻ lở mọc đầy thân

Trang 35

Dường như không đệm, không chăn nên tù nhân phải tự sưởi ấm cho mình qua tư thế “gối quắp, lưng cịng” nhưng cũng khơng chống chọi được với cái lạnh của thiên nhiên, cái lạnh thấm sâu vào da thịt, thấm vào cả tâm hồn khát khao tự do

Quá khổ cực, quá tồi tệ:

Bốn tháng cơm không no, Bốn tháng đêm thiếu ngủ Bốn tháng áo không thay Bốn tháng không giặt giũ

(Bốn tháng rồi)

Quá thiếu thốn, quá chật vật:

Mỗi người phần nước vừa lưng chậu Rửa mặt, đun trà tự ý ta;

Ai muốn đun trà, đừng rửa mặt, Ai cần rửa mặt chớ đun trà

(Chia nước)

Cuộc sống nhà tù bạc đãi như vậy khiến tù nhân mang bệnh tật, đói rét, thậm chí bỏ mạng lại nơi tăm tối này Hồ Chí Minh đã mở rộng tâm hồn mình, tấm lịng mình để xót thương, đồng cảm với những nạn nhân của chế độ Tưởng Giới Thạch với những lời thơ xót thương, đau đớn:

Thân anh da bọc lấy xương

Khổ đau, đói rét, hết phương sống rồi Đêm qua cịn ngủ bên tơi

Sáng nay anh đã về nơi suối vàng!

(Một người tù cờ bạc vừa chết)

Chịu đựng lắm nỗi buồn trong ngục như thế mà:

Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu, Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu; Muôn dặm quan hà khôn xiết nỗi, Lên lầu, ai đó ngóng trơng nhau

(Người bạn tù thổi sáo)

Trang 36

sáo thê lương, tha thiết buồn Phải chăng đó là sự gặp gỡ của những tâm hồn đồng điệu? Hồ Chí Minh đã góp phần làm cho tiếng sáo trở nên thăng hoa và chất trữ tình của bài thơ thấm vào lòng người đọc một cách sâu sắc, thấm thía Tiếng sáo của người bạn tù nhớ quê hương cũng là tiếng lòng đau đáu nhớ mong của chủ tịch Hồ Chí Minh đang hướng về cố quốc

Vậy mà tinh thần Người vẫn có lắm lạc quan vì Người quan niệm tự do không chỉ là tự do thân thể mà quan trọng hơn vẫn là tự do tinh thần Nhà tù đã giam giữ và đày đọa thể xác nhưng tinh thần yêu tự do và ý chí bất khuất, kiên cường của người thì rõ ràng khơng nhà tù nào có thể giam cầm Vẫn cho mình là khách tiên:

Hai giờ ngục mở cửa thông hơi Tù nhân ngẩng mặt ngắm trời tự do; Tự do tiên khách trên trời

Biết chăng trong ngục có người khách tiên

(Buổi chiều)

Hay:

Mây mưa mây tạnh bay đi hết Còn lại trong tù khách tự do

Trong ngục Người vẫn có thú tiêu giao của người quân tử:

Người ngắm trăng soi ngồi cửa sổ Trăng nhịm khe cửa ngắm nhà thơ

(Ngắm Trăng)

Trên đường giải lao, tâm hồn lớn ấy vẫn thả cùng thiên nhiên và không quên thực tại mình bị giam cầm:

Mặc dù bị trói chân tay

Chim ca rộn núi, hương bay ngát rừng Vui say ai cấm ta đừng

Hiu quạnh đường dài, vợi nhẹ hơn

(Trên đường đi)

Trang 37

Mơ thấy cưỡi rồng lên thượng giới Tỉnh ra trong ngục vẫn nằm trơ

Ở Hồ Chí Minh, sự tự do nội tại đã đạt đến phong thái, sự ung dung như cốt cách một nhà hiền triết phương Đông, vừa là tinh thần làm chủ người cộng sản nắm giữ tự do nên vẫn giữ được phong thái ung dung của người qn tử chứ khơng vì hoàn cảnh mất tự do hiện tại mà khúm núm, rụt rè trước bọn quan lại xấu xa và cúi đầu trước xã hội thối nát:

Tuy bị tình nghi là gián điệp Mà như khanh tướng vẻ ung dung

(Đi Nam Ninh)

Vẫn ngắm cảnh trên đường giải lao, quan sát xung quanh và thả hồn cùng thiên nhiên:

Làng xóm ven sơng đơng đúc thế Thuyền câu rẽ sóng nhẹ thênh thênh

(Giữa đường đáp thuyền đi huyện Ung)

Cái ung dung, chủ động của Người trong hoàn cảnh tù đày này thật đáng khâm phục, vượt lên trên cả những khó khăn về vật chất, những đày đọa về thể xác, mọi gian nan khổ ải Tinh thần đó chứng tỏ cốt cách của người cách mạng, của chiến sĩ cộng sản kiên cường, trên hết là sự chiến thắng về nhân cách của Hồ Chí Minh

2.1.2.2 Con người trong cuộc sống sinh hoạt đời thường

Hồ Chí Minh là một nhà nhân văn Điều này được thể hiện trong toàn bộ q trình hoạt động chính trị, xã hội của Người, trong những bài thơ Người viết trong những hoàn cảnh khác nhau, đặc biệt là một tập thơ được viết trong cảnh tù đày:

Nhật ký trong tù Đó là một tập thơ lớn mà bên cạnh nhiều giá trị khác, giá trị nhân

đạo, chủ nghĩa nhân đạo luôn lấp lánh trên từng vần thơ

Trong hoàn cảnh bị tù đày oan uổng nơi đất khách quê người mà cảnh vật và nhân dân Trung Quốc vẫn ấm tình yêu thương của Bác trong mỗi vần thơ

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, Chịm mây trơi nhẹ giữa tầng khơng Cơ em xóm núi xay ngơ tối,

Trang 38

(Chiều tối)

Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh tác giả bị giải từ nhà lao Tĩnh Tây đến Thiên Bảo, nhưng tuyệt nhiên không một từ ngữ, một chi tiết nào nói đến cảnh tù đày, chỉ có thiên nhiên bát ngát, thanh bình và n ả Chỉ có sự sống bình dị, trẻ trung, chỉ có một hồn thơ thư thái, ung dung, hồn hậu, ấm áp…vượt lên trên cảnh tù

đày Nếu không nằm trong tập Nhật ký trong tù ắt hẳn người đọc sẽ nghĩ bài thơ

được sáng tác nhân một chuyến dạo chơi vào buổi chiều nơi thôn vắng, giữa khung cảnh rất đỗi thanh bình và đầy sức sống của con người Chẳng có vẻ gì của khơng khí tù tội, giam cầm Con người trong bức tranh sinh hoạt này không tách khỏi thiên nhiên giữa bầu trời có chim, có mây…và đang rất hăng say lao động Cơ gái trở thành hình tượng trung tâm, nổi bật của bài thơ hết sức giản dị, khỏe khoắn và thu hút Và trong con mắt Hồ Chí Minh con người khi lao động là một hình tượng đẹp Ánh lửa sưởi ấm cho người con gái xay ngô cũng tỏa ra thứ ánh sáng chiếu rọi tâm hồn con người, rọi sáng cả tinh thần lạc quan của người tù Vẻ đẹp được chắt lọc, nâng niu từ cuộc sống bình dị, dân dã nhưng mang chất thép kiên cường, bất khuất

Trong hơn một năm Hồ Chí Minh bị giam cầm trong nhà tù với điều kiện hết sức tồi tệ và thiếu thốn thì nhân dân Trung Quốc cũng gặp rất nhiều khó khăn Sự khó khăn ấy cũng tác động vào tận nhà tù Nhưng dẫu sao trong những dịp ít ỏi trên đường đi, nhìn thấy cảnh khốn khổ của người dân Trung Quốc vì chiến tranh, hạn hán, mất mùa, dịch bệnh Người đã động lịng xót xa Cũng vì vậy khi chứng

kiến Cảnh ngoài đồng khắp nơi nhân dân mặt mày hớn hở Hồ Chí Minh đã trải

lịng đón nhận niềm vui cùng họ Bài thơ này thật sự mang niềm vui hiếm hoi trong tập Nhật ký:

Khi ta mới đến còn xanh lúa, Mùa gặt giờ đây nửa đã xong Khắp chốn nông dân cười hớn hở, Câu ca tiếng hát rộn vang đồng

Trang 39

hạn, thiên tai không khỏi thốt lên mấy lời chua xót và đầy cảm thông với người nông dân lao động nghèo:

Vùng đây tuy rộng, đất khô cằn, Vì thế nhân dân kiệm lại cần Nghe nói xn nay trời đại hạn, Mười phần thu hoạch chỉ đôi phần

(Long An – Đồng Chính)

Hay sự cảm thơng cùng người phụ nữ khóc chồng:

Hỡi ơi! Chàng hỡi, hỡi chàng ơi! Cơ sự vì sao vội lánh đời? Khiến thiếp từ nay đâu thấy nữa Con người tâm ý hợp mười mươi

(Nửa đêm nghe tiếng khóc chồng)

Thời ấy, chính quyền Tưởng Giới Thạch tuy danh nghĩa là chống Nhật, song thực chất là bảo vệ quyền lợi giai cấp thống trị, nên mặc dù việc gọi đi lính được mệnh danh là cứu nước, nhưng phần đơng người có nghĩa vụ đi lính lại trốn Có gia đình chồng trốn đi lính, bọn chức trách bắt vợ bỏ tù:

Biền biệt chàng đi không trở lại? Buồng the trơ trọi, thiếp ôm sầu Quan trên xót nỗi em cơ quạnh, Nên lại mời em tạm ở tù

(Gia quyến người bị gọi đi lính)

Trang 40

2.1.2.3 Con người mang niềm tin, hy vọng hướng đến tương lai

Nhật ký trong tù lên án chế độ nhà tù hà khắc, đồng thời nói lên được tinh

thần chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, tinh thần lạc quan cách mạng và niềm tin, niềm hy vọng hướng đến tương lai của người cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh Trong điều kiện và hồn cảnh sống hoàn toàn mất tự do như lúc bấy giờ, tinh thần lạc quan đó là hết sức cần thiết, khơng phải ai cũng có được Con người mang niềm tin, niềm hy vọng hướng tới tương lai góp phần tạo nên động lực lớn để có thể vượt qua những khó khăn, hà khắc, gian khổ trong tù

Tinh thần lạc quan là nét đặc sắc của tập thơ Từ bài thơ đầu tiên đã thể hiện sự nổi bật, nguồn động lực cần bồi dưỡng để xây dựng sự nghiệp lớn:

Thân thể ở trong lao, Tinh thần ở ngoài lao, Muốn nên sự nghiệp lớn, Tinh thần phải càng cao

Cho nên, đối với người cách mạng, bao nhiêu nguy nan trước mắt cũng là bấy nhiêu thử thách trên đường đấu tranh để rèn luyện tinh thần Tinh thần ấy được thể hiện ở ý chí vượt qua mọi khó khăn trở ngại của thiên nhiên:

Đi đường, mới biết đường đi khó, Núi này, qua núi nọ trùng trùng Núi cao, leo tới đỉnh cùng,

Nước non mn dặm trong vịng mắt ta

(Đi đường)

Bài thơ thể hiện được thế giới và nhân sinh quan cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh Chính nhờ lí tưởng sống cao đẹp, biết tự rèn luyện bản thân trong khó khăn mà người chiến sĩ cách mạng vẫn vững lịng, kiên định trong bất kì tình huống nào Đường đi khơng thuận tiện vì: núi này, qua núi nọ trùng trùng Núi cao thì núi cao chỉ cần nghĩ đến cảm giác khi leo lên đến đỉnh núi, được phóng tầm mắt đến mn dặm để ngắm nhìn vạn vật thì có thể quên mệt mỏi

Có khi Người tự khuyên mình:

Ví khơng có cảnh đơng tàn,

Ngày đăng: 07/07/2023, 00:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN