1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán và kiểm toán (aasc) thực hiện

81 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 185,28 KB

Nội dung

Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kếtoán và Kiểm toán AASC em đã được đào tạo về những quy định nội bộ của Công ty về quy trình kiểm toán, được quan sát

Trang 1

Chuyên đề thực tập chuyên ngành

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC) THỰC HIỆN 3

1.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện 3

1.1.1 Mục tiêu kiểm toán chung đối với khoản mục tiền: 3

1.1.2 Mục tiêu kiểm toán đặc thù đối với khoản mục tiền 4

1.2 Đặc điểm kế toán nghiệp vụ thu chi và bảo quản tiền ở khách thể kiểm toán của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán AASC có ảnh hưởng đến kiểm toán 5

1.2.1 Xí nghiệp A 5

1.2.2 Công ty Cổ phần XNK B 11

1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện 16

1.3.1 Chuẩn bị kiểm toán: 16

1.3.1.1 Tìm hiểu thông tin và đánh giá khách hàng, 16

1.3.1.2 Kí hợp đồng kiểm toán: 17

1.3.1.3 Bố trí nhân sự và thời gian cho cuộc kiểm toán 18

1.3.1.4 Lập kế hoạch kiểm toán: 18

1.3.1.4.1 Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ: 18

1.3.1.4.2 Tìm hiểu HT kế toán và HTKSNB: 20

1.3.1.3.2 Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro: 22

1.3.1.3.3 Chương trình kiểm toán với khoản mục tiền: 27

1.3.2 Thực hiện kiểm toán 33

1.3.2.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát, Sử dụng: 33

1.3.2.1.1 Bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ đối với tiền 33

Trang 2

1.3.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích và đối chiếu số liệu tổng hợp 37

1.3.2.2.1 Đối chiếu số liệu tổng hợp: 37

1.3.2.2.2 Thủ tục phân tích: 45

1.3.2.3 Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết 45

1.3.2.3.1 Đối với tiền mặt 45

1.3.2.3.2 Đối với tiền gửi NH 51

1.3.2.4 Kiểm toán Tiền đang chuyển 56

1.3.3 Kết thúc kiểm toán 56

1.3.4 So sánh thực trạng kiểm toán khoản mục tiền tại Xí nghiệp A và Công ty Cổ phần XNK B 58

CHƯƠNG II: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC) THỰC HIỆN 60

2.1 Nhận xét về thực trạng kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện, 60

2.1.1 Nhận xét chung về quy trình kiểm toán tại Công ty 60

2.1.2 Những ưu điểm về quy trình kiểm toán khoản mục tiền tại Công ty AASC: 62

2.1.3 Những nhược điểm 64

2.2 Các giải pháp hoàn thiện kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện 65

KẾT LUẬN 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 3

Chuyên đề thực tập chuyên ngành

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp A: 6

Sơ đồ 1.2: Phương pháp hạch toán khoản mục tiền tại Xí nghiệp A: 10

Sơ đồ 1.3: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần XNK B 13

Sơ đồ 1.4: quy trình hạch toán khoản mục tiền tại Công ty Cổ phần XNK B 15

Lưu đồ 2.1: Mô tả về việc nhận tiền thanh toán của khách hàng qua thư thanh toán tại Công ty B……….70

Biểu 1.1: Mục tiêu kiểm toán chung đối với khoản mục tiền 4

Biểu 1.2: Thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại Xí nghiệp A 19

Biểu 1.3: Thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty Cổ phần XNK B 19

Biểu 1.4: Tìm hiểu hệ thống kế toán Xí nghiệp A 20

Biểu 1.5: Tìm hiểu hệ thống kế toán Công ty Cổ phần XNK B 21

Biểu 1.6: Mức trọng yếu chỉ đạo 22

Biếu 1.7: Xác định mức trọng yếu đối với Xí nghiệp A 23

Biểu 1.8: Phân bổ mức trọng yếu cho Xí nghiệp A 23

Biểu 1.9: Xác định mức trọng yếu đối với Công ty B 25

Biểu 1.10: Phân bổ mức trọng yếu tại Công ty B 25

Biểu 1.11: Chương trình kiểm toán mẫu Công ty AASC 28

Biểu 1.12: Bảng câu hỏi đánh giá HT KSNB với khoản mục tiền tại Công ty Cổ phần XNK B 33

Biểu 1.13: Bảng câu hỏi đánh giá HT KSNB với khoản mục tiền tại Xí nghiệp A 35 Biểu 1.14: Đối chiếu tổng hợp TK 111 Xí nghiệp A 38

Trang 4

Biểu 1 15: Đối chiếu số liệu tổng hợp TK tiền gửi NH- Xí nghiệp A 39

Biểu 1.16: Đối chiếu số liệu tổng hợp Công ty CP XNK B TK 1111 40

Biểu 1.17: Đối chiếu số liệu tổng hợp TK112 Công ty B 40

Biểu 1.18: Kiểm kê quỹ tiền mặt Công ty B 41

Biểu 1.19: Kiểm tra sổ quỹ tiền mặt Xí nghiệp A 42

Biểu 11.20 Kiểm tra sổ quỹ tiền mặt Công ty B 42

Biểu 1.21: Đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết TK112, Xí nghiệp A với xác nhận NH 43

Biểu 1.22: Đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết TK 112 Công ty B với xác nhận ngân hàng 44

Biểu 1.23: Kiểm tra chi tiết TK 111- Xí nghiệp A (trích) 46

Biểu 1.24: Kiểm tra chi tiết TK111 công ty B (trích) 47

Biểu 1.25: Kiểm tra chia cắt niên độ Xí nghiệp A TK 1111 (trích) 49

Biểu 1.26: Kiểm tra chia cắt niên độ Công ty B TK111 (trích) 50

Biểu 1.27: Kiểm tra chi tiết TK 112 Xí nghiệp A 51

Biểu 1.28: Kiểm tra chi tiết TK 112 Công ty B 52

Biểu 1.29: Đánh giá lại chênh lệch tỷ giá tại Công ty B 53

Biểu 1.30: kiểm tra chia cắt niên độ TK 112 Xí nghiệp A 54

Biểu 1.31: Kiểm tra chia cắt niên độ TK112 Công ty B 55

Biểu 1.32: Tổng hợp các bút toán điều chỉnh: 57

Trang 5

Chuyên đề thực tập chuyên ngành

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BCĐKT Bảng cân đối kế toánBCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanhBCTC Báo cáo tài chính

GTGT Giá trị gia tăng

XNK Xuất nhập khẩu

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 7

Chuyên đề thực tập chuyên ngành

LỜI MỞ ĐẦUTính cấp thiết của đề tài:

Tiền là yếu tố có vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp, là phương tiệnthanh toán giúp cho mọi hoạt động kinh doanh được diễn ra liên tục và thườngxuyên Khoản mục tiền có ảnh hưởng đến hầu hết các khoản mục trên Báo cáo tàichính như hàng tồn kho, chi phí… Ngoài ra do đặc điểm của tiền là có tính thanhkhoản cao nhất vì nó biểu hiện trực tiếp dưới hình thức giá trị, gọn nhẹ, dễ vậnchuyển, nghiệp vụ thu chi tiền trong doanh nghiệp có tần suất lớn… nên rất dễ xảy

ra gian lận và sai sót Có thể nói khoản mục tiền là khoản mục luôn ẩn chứa rủi rotiềm tàng và trở thành một trong những khoản mục trọng yếu Do đó vai trò củakiểm toán khoản mục tiền trong toàn bộ quy trình kiểm toán BCTC là rất lớn và vấn

đề đầy đủ và thích hợp đối với các bằng chứng kiểm toán thu thập được trong khikiểm toán tiền cần phải được chú trọng

Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kếtoán và Kiểm toán (AASC) em đã được đào tạo về những quy định nội bộ của Công

ty về quy trình kiểm toán, được quan sát và trực tiếp tham gia vào quá trình kiểmtoán của Công ty, cụ thể là kiểm toán các khoản mục như: Tiền, tạm ứng, chi phíkhác Với nhận thức về tầm quan trọng của khoản mục tiền ảnh hưởng đến cáckhoản mục khác trong BCTC và toàn bộ BCTC cùng với những kinh nghiệm thực

tế khi kiểm toán tiền trong quá trình thực tập tại Công ty AASC nên em đã lựa chọn

đề tài:” Hoàn thiện kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán Báo cáo tàichính tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán vàKiểm toán (AASC) thực hiện” để viết chuyên đề thực tập chuyên ngành

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

Đề tài nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm toánkhoản mục tiền trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch

vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán AASC

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt được mục tiêu trên, người viết phải tiến hành các công việc sau: Tìmhiểu về kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tạiCông ty AASC: mục tiêu kiểm toán, chương trình kiểm toán khoản mục tiền; lấy ví

Trang 8

dụ về hai khách hàng của Công ty để minh họa: nghiên cứu những ảnh hưởng củacông tác kế toán khoản mục tiền tại khách hàng đến công tác kiểm toán, nghiên cứuthực trạng kiểm toán tại hai khách hàng và tiến hành đối chiếu và so sánh sự giống

và khác nhau khi kiểm toán tiền tại hai khách hàng Trên cơ sở đó người viết đưa ranhững nhận xét đánh giá về kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toánbáo cáo tài chính tại Công ty và các giải pháp nhằm nâng cao khả năng phát hiện racác sai phạm trong kiểm toán khoản mục tiền, nâng cao chất lượng của các bằngchứng kiểm toán thu thập được trong kiểm toán khoản mục này

Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng kiểm toán khoản mục tiền bao gồm: tiền

mặt, tiền gửi NH, tiền đang chuyển tại Công ty AASC

Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: Công tác kiểm toán tại hai khách hàng của Công ty AASC.

Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng kiểm toán tại Công ty cho kiểm toán

năm tài chính 2009 (thực hiện chủ yếu vào tháng 3/2010)

Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp lý luận chung: Sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biệnchứng và duy vật lịch sử

Phương pháp nghiên cứu cụ thể: sử dụng quan sát, phỏng vấn, phân tích

Kết cấu của đề tài:

Ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề thực tập gồm có hai chương:

Chương 1: Thực trạng kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện.

Chương 2: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện.

Để hoàn thành chuyên đề này ngoài nỗ lực của bản thân em còn có sự hướngdẫn nhiệt tình của Cô giáo Th.s Bùi Thị Minh Hải và sự giúp đỡ của anh chị PhòngKiểm toán 6- Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán vàKiểm toán (AASC) Em xin gửi đến cô giáo và các anh chị lời cảm ơn sâu sắc

Trang 9

Chuyên đề thực tập chuyên ngành

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DỊCH VỤ

TƯ VẤN TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC)

THỰC HIỆN

1.1.Mục tiêu kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện

1.1.1 Mục tiêu kiểm toán chung đối với khoản mục tiền

Tại Công ty AASC, mục tiêu kiểm toán chung nhất được đặt ra khi kiểmtoán cho một khách hàng là mục tiêu về tính hợp lý chung: tất cả các thông tin trênBCTC là hợp lý, muốn vậy KTV phải tiến hành xác minh những thông tin trong báocáo tài chính; đánh giá việc tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành(hoặc được chấp nhận), các nguyên tắc và phương pháp kế toán được áp dụng, cácước tính và xét đoán quan trọng của Giám đốc cũng như cách trình bày tổng quátcác BCTC Từ đó làm cơ sở cho KTV bày tỏ ý kiến của mình về các thông tin tàichính trên khía cạnh trung thực, hợp lý và hợp lệ Từ mục tiêu hợp lý chung đó,KTV xác đinh các mục tiêu chung đối với BCTC và bộ phận cấu thành của nó

Mục tiêu kiểm toán chung đối với khoản mục tiền tại Công ty AASC đượcxác định trong chương trình kiểm toán của khoản mục này:

“Ngân quỹ là có thực và thực sự có thể cho phép doanh nghiệp thực hiện cáccam kết của mình

Chia cắt niên độ phải được thực hiện một cách chính xác đối với các khoảnnhập quỹ cũng như đối với các khoản xuất quỹ (tính hữu hiệu và cách trình bày)

Đối chiếu số liệu NH với số dư tiền gửi NH trong sổ kế toán và các yếu tốđưa ra đối chiếu phải được giải thích (tính hiện hữu, tính chính xác, giá trị, tính sởhữu, cách trình bày).”

Như vậy các mục tiêu kiểm toán chung đối với khoản mục tiền là:

Trang 10

Biểu 1.1: Mục tiêu kiểm toán chung đối với khoản mục tiền

Khoản mục tiền hiện có ghi trên sổ của doanh nghiệp là tài

sản của doanh nghiệp

Khoản mục tiền trên BCTC của doanh nghiệp phải được lập

và trình bày trung thực hợp lý theo đúng chuẩn mực

1.1.2 Mục tiêu kiểm toán đặc thù đối với khoản mục tiền

Việc xác định mục tiêu kiểm toán đặc thù đối với khoản mục tiền phải dựatrên các yếu tố tác động sau:

Thứ nhất: Đặc điểm các bộ phận cấu thành khoản mục tiền: khoản mục tiềntrong doanh nghiệp có thể bao gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển

Có doanh nghiệp có cả ba loại tiền này, có doanh nghiệp chỉ có tiền mặt và tiền gửingân hàng Do đó mục tiêu kiểm toán đặc thù đối với khoản mục tiền tại các doanhnghiệp này là khác nhau Đối với doanh nghiệp có cả ba loại tiền nói trên thì KTVphải xác định thêm mục tiêu kiểm toán đặc thù về tiền đang chuyển so với doanhnghiệp chỉ có hai loại tiền Có doanh nghiệp chỉ có tiền VND, có doanh nghiệp có

cả VND cả ngoại tệ Đối với doanh nghiệp chỉ có VND thì không có mục tiêu địnhgiá đối với khoản mục tiền Đối với doanh nghiệp có cả VND và ngoại tệ thì mụctiêu định giá là một trong những mục tiêu quan trọng đối với khoản mục tiền

Trang 11

1.2 Đặc điểm kế toán nghiệp vụ thu chi và bảo quản tiền ở khách thể kiểm toán của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán AASC có ảnh hưởng đến kiểm toán

-Đặc điểm thị trường và lĩnh vực kinh doanh: Các ngành nghề đăng kí kinhdoanh của Xí nghiệp X:

+Quản lý, vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp 110KV;

+Thực nghiệm thí nghiệm định kì các thiết bị lưới điện 110KV, trang bị dụng

cụ an toàn, bảo hộ lao động; Thực hiện lập kế hoạch, phương án kĩ thuật, tiến độ vàtổng dự toán sửa chữa lớn lưới điện 110KV; Chủ trì hoặc tham gia xét duyệt,nghiệm thu về công tác kĩ thuật, an toàn của các công trình mới, các sản phẩm mới;các công trình sửa chữa, phục hồi, cải tạo; Nghiên cứu, đề xuất ứng dụng và pháttriển các phần mềm, các tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ, các sáng kiến cảitiến kỹ thuật trong quản lý, vận hành và sửa chữa lưới điện 110KV; Tổ chức muasắm thiết bị, nhiên liệu, nguyên liệu và vật liệu trong nước theo đúng ủy quyền phâncấp của Công ty;

+Giám sát thi công các công trình điện đến 110KV;

+Đại lý kinh doanh dịch vụ viễn thông, Internet và quảng cáo;

+Sản xuất các cấu kiện thép cho xây dựng (dầm cầu thép, xà, thanh giằng,các cột thép) và sản xuất các sản phẩm khác từ thép;

+Sửa chữa, thí nghiệm thiết bị điện;

Trang 12

Giám đốc

Phó Giám đốc

Các trung tâm thí nghiêm

Trung tâm thí nghiệm điện

Các Phân Xưởng tại các tỉnh

Hòa Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Lai châu, Lào Cai, Yên Bái, Bắc NinhPhòng ban tại văn phòng

Phòng Tài chính kế hoạch

Phòng Tổ chức hành chính

+Xây lắp đường dây và trạm biến áp;

-Về cơ cấu tổ chức Xí nghiệp:

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp A:

(Nguồn: Kế hoạch kiểm toán Xí nghiệp A năm 2009, Công ty AASC)

-Công tác kế toán: là đơn vị phụ thuộc vào Công ty D nhưng Xí nghiệp A

hạch toán riêng rồi gửi báo cáo lên công ty mẹ để hợp nhất

+Công tác kế toán chung: Là Đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty D, Xí

nghiệp A áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng cho Tổng công ty điện lực

Việt Nam được Bộ Tài chính chấp thuận tại Công văn số 7444/BTC-CĐKT ngày

19/6/2006, các Chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành và các văn

bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực hiện kèm theo

Các chính sách kế toán chủ yếu được áp dụng nhất quán với Công ty D

Hình thức ghi sổ : Chứng từ ghi sổ trên phần mềm kế toán

Chứng từ: sử dụng mẫu chứng từ của Bộ Tài chính, đối với khoản mục tiền

các chứng từ này bao gồm: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh

toán tiền tạm ứng, giấy đề nghị tạm ứng, biên lai thu tiền, bảng kiểm kê quỹ (dùng

cho VND và dùng cho ngoại tệ), bảng kê chi tiền

Về hệ thống tài khoản: Xí nghiệp A sử dụng hệ thống tài khoản theo chế độ

kế toán doanh nghiệp áp dụng cho Tổng Công ty Điện lực Việt Nam được Bộ Tài

chính chấp nhận Về cơ bản hệ thống tài khoản này thống nhất với hệ thống tài

Trang 13

Chuyên đề thực tập chuyên ngành

khoản theo Quyết định 15/2006/BTC của Bộ Tài chính Đơn vị sử dụng hai loại tàikhoản một cho SXKD, một cho XDCB Ngoài ra để thuận lợi cho công tác quản lýCông ty sử dụng đã chi tiết một số tài khoản đặc thù như: 11211- SXKD: Tiền gửiNH- VNĐ tại NH Công thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long phục vụ SXKD,11212- SXKD: tiền gửi NH- VND tại NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thônViệt Nam chi nhánh Tây Hồ phục vụ cho hoạt động SXKD

Sổ sách và phần mềm kế toán: sử dụng phần mềm kế toán do Công ty Dcung cấp: phần mềm kế toán MISA, các loại sổ sách kế toán bao gồm: Chứng từghi sổ, Sổ Đăng kí Chứng từ ghi sổ, Sổ cái, Các sổ thẻ kế toán chi tiết

Báo cáo: Do là đơn vị phụ thuộc của Công ty D nên Xí nghiệp X không pháthành báo cáo ra bên ngoài Hệ thống báo cáo của Xí nghiệp gửi lên Công ty D baogồm: Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo Kết quả kinh doanh, Báo cáo Lưu chuyển tiền

tệ, Thuyết minh BCTC, ngoài ra còn có các báo cáo khác như: báo cáo tình hìnhtăng giảm tài sản, Bảng phân bổ khấu hao, Bảng kê tình hình sử dụng nguồn kinhphí của Công ty D… Hệ thống báo cáo này được lập theo quý và gửi lên công ty Dtrước ngày 15 tháng đầu tiên của quý tiếp theo

+Công tác kế toán với nghiệp vụ thu chi và bảo quản tiền:

Đặc điểm khoản mục tiền tại Xí nghiệp A: Do xí nghiệp A là đơn vị phụthuộc của Công ty D nên các nghiệp vụ thu chi về tiền chủ yếu là thu chi để thựchiện các nhiệm vụ mà Công ty D giao cho Công ty D cấp tiền cho Xí nghiệp A qua

TK NH Đơn vị sử dụng các khoản tiền theo dự toán về chi phí được lập đầu kì hoặccác quyết định của cấp trên như chi khen thưởng Xí nghiệp A thu tiền từ các côngtrình qua TGNH, Xí nghiệp xác định kết quả kinh doanh và nộp thuế TNDN tại địaphương, số dư trên TK 421 sau khi nộp thuế không được phân phối Toàn bộ lợinhuận được nộp về Công ty D để Công ty phân phối

Kế toán tiền tại đơn vị:

Nguyên tắc hạch toán tiền áp dụng tại Xí nghiệp: các nguyên tắc này tuântheo hệ thống chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam: Nguyên tắc tiền tệ thốngnhất: tất cả các nghiệp vụ kinh tế đều được ghi chép theo một đồng tiền thống nhấtđược quy định là tiền Việt Nam đồng (VND) Điều này có nghĩa là các nghiệp vụ cóliên quan đến các loại ngoại tệ khác nhau khi hạch toán phải quy đổi theo tiền ViệtNam theo tỷ giá giao dịch hoặc tỷ giá liên NH tại thời điểm trao đổi

Nguyên tắc cập nhật thường xuyên: các nghiệp vụ liên quan đến tiền đềuphải cập nhật và ghi chép thường xuyên Nguyên tắc này cũng bao hàm cả việc ghi

Trang 14

chép hạch toán nghiệp vụ tiền phải đúng thời điểm phát sinh nghiệp vụ Nguyên tắcnày góp phần quan trọng trong việc ngăn chặn việc sử dụng tiền sai mục đích vàphát hiện sớm các sai phạm đối với tiền Áp dụng nguyên tắc này trong quản lý quỹ:đối chiếu sổ sách hàng ngày giữa kế toán tiền mặt và thủ quỹ, hàng tháng đối chiếugiữa Xí nghiệp và Công ty mẹ.

Các yêu cầu đối với HT KSNB đối với tiền là: thu đủ, chi đúng và duy trì số

dư tiền hợp lý trên cơ sở các loại tiền, đảm bảo khả năng thanh toán đồng thời phảisinh lợi Để đạt được các yêu cầu này, Xí nghiệp đã tuân thủ các nguyên tắc cơ bảnsau:

Nguyên tắc phân công phân nhiệm: phân tách giữa bán hàng và thu tiền, giữamua hàng và trả tiền Thông thường việc mua hàng và bán hàng do phòng kinhdoanh thực hiện còn việc thu tiền và trả tiền do phòng kế toán thực hiện

Nguyên tắc bất kiêm nhiệm: trong hoạt động thu chi và bảo quản tiền Xínghiệp đã phân tách trách nhiệm giữa thủ quỹ và kế toán tiền mặt Điều này gópphần quan trọng trong việc kiểm soát tiền không bị biển thủ

Nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn: Thông thường nguồn ngân sách của Xínghiệp được cấp bởi Công ty D, do đó việc sử dụng nguồn ngân sách này phải đảmbảo có sự phê chuẩn của Công ty Người được Công ty ủy quyền phê chuẩn cácnghiệp vụ chính là Giám đốc Xí nghiệp Việc ủy quyền tiếp tục được thực hiệnxuống cho cấp phó đối với các nghiệp vụ chi tiêu thường xuyên với số lượng lớn ví

dụ như: tạm ứng đi công tác thường xuyên xuống các phân xưởng thì có thể đượcphê chuẩn bởi kế toán trưởng

Đối với ngoại tệ: Các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ được quy định hạchtoán như sau:

Đối với tài khoản thuộc loại doanh thu, hàng tồn kho, tài sản cố định, chi phíSXKD, chi phí khác bên nợ các tài khoản vốn bằng tiền… khi phát sinh các nghiệp

vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng VNĐ hoặc bằng đơn vịngoại tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giágiao dịch bình quân liên NH tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế

Đối với bên có tài khoản vốn bằng tiền: khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tếbằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng VND, hoặc bằng đơn vị tiền tệ sử dụngchính thức trong kế toán theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán

Đối với bên có của các tài khoản nợ phải trả, hoặc bên nợ tài khoản nợ phảithu: khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng

Trang 15

Chuyên đề thực tập chuyên ngành

VND hoặc bằng đơn vị tiền tệ sử dụng chính thức trong kế toán theo tỷ giá giaodịch Cuối năm tài chính, các số dư bên Có nợ phải trả hoặc bên Nợ nợ phải thu cógốc ngoại tệ phải được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân liên NH tại thờiđiểm cuối năm tài chính

Đối với bên Nợ các tài khoản nợ phải trả, bên Có các tài khoản nợ phải thukhi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằngVND, hoặc bằng đơn vị tiền tệ sử dụng chính thức trong kế toán theo tỷ giá ghi trên

sổ kế toán

Chứng từ: Đối với khoản mục tiền Xí nghiệp A sử dụng các chứng từ: Phiếuthu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, giấy đề nghị tạmứng, biên lai thu tiền, bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VND và dùng cho ngoại tệ),Bảng kê chi tiền

Tài khoản sử dụng: trên Bảng Cân đối Kế toán khoản mục tiền của Xí nghiệpbao gồm: tiền mặt- VND và Tiền gửi NH- VND Xí nghiệp sử dụng hai loại tàikhoản một cho SXKD, một cho XDCB

Đối với quỹ tiền mặt: TK 111: chi tiết:

TK 1111- SXKD: tiền mặt VND phục vụ SXKD

1111- XDCB: tiền mặt VND tại quỹ phục vụ XDCB

Đối với tiền gửi NH: TK 112: chi tiết:

11211- SXKD: tiền gửi NH- VND tại NH Công thương Nam Thăng Longphục vụ SXKD

11212- SXKD: tiền gửi NH- VND tại NH Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn Việt Nam Chi nhánh Tây Hồ phục vụ SXKD

11211-XDCB: tiền gửi NH- VND tại NH Công thương Nam Thăng Longphục vụXDCB

11212- XDCB: tiền gửi NH- VND tại NH Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn Việt Nam Chi nhánh Tây Hồ phục vụ XDCB

Phương pháp hạch toán:

Trang 16

Sơ đồ 1.2: Phương pháp hạch toán khoản mục tiền tại Xí nghiệp A

Công ty D cấp kinh phí

152,156Mua vật tư, hàng hoá

Nộp tiền mặt vào ngân hàng

Trả nợ hoặc ứng trước tiền cho người bán

Thanh toán thuế GTGT khi mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ

Mua TSCĐ, BĐS hoặc thanh toán

121,128,221,222,223,228

635

Trang 17

Chuyên đề thực tập chuyên ngành

(Nguồn: Sổ kế toán chi tiết Xí nghiệp A)

Sổ sách: Xí nghiệp sử dụng phần mềm kế toán để hạch toán, đồng thời in sổcái, Chứng từ ghi sổ, Sổ Đăng kí Chứng từ ghi sổ và Sổ chi tiết TK 111, 112 đểtheo dõi, ngoài ra đối với Quỹ tiền mặt: thủ quỹ lập một sổ quỹ chép tay để theodõi, đối với tiền gửi NH: hàng ngày kế toán tiền gửi nhận sổ phụ từ NH để theo dõicác nghiệp vụ và đối chiếu với Sổ chi tiết của đơn vị

Báo cáo: hàng tháng Xí nghiệp tiến hành kiểm kê quỹ tiền mặt và lập bảngkiểm kê quỹ tiền mặt để đối chiếu với sổ chi tiết TK 111 và đối chiếu với Công ty

D Đối với tiền gửi ngân hàng Xí nghiệp thu thập sổ sao kê và bảng xác nhận số dưngân hàng cuối kì Cuối kì kế toán lập các BCTC: Bảng Cân đối Kế toán, Báo cáoKết quả Kinh doanh, Báo cáo Lưu chuyển Tiền tệ và Thuyết minh Báo cáo Tàichính Khoản mục tiền được phản ánh trên Bảng Cân đối Kế toán, và Báo cáo Lưuchuyển Tiền tệ Các nguyên tắc hạch toán ngoại tệ được trình bày trên Thuyết minhBCTC Ngoài ra, khoản mục tiền còn liên quan mật thiết đến các khoản chi phí,doanh thu trên Báo cáo Kết quả Kinh doanh

Đặc điểm của kế toán nghiệp vụ thu chi và bảo quản tiền ở Xí nghiệp A ảnhhưởng khá lớn đến việc kiểm toán khoản mục này Do Xí nghiệp A là một đơn vịphụ thuộc của một doanh nghiệp nhà nước, nên nghiệp vụ thu chi chủ yếu theoQuyết định của cấp trên và theo dự toán đã được lập Nguồn kinh phí chủ yếu là doCông ty D cấp Do đó khi kiểm toán khoản mục này, KTV phải chú ý đến mục tiêutuân thủ đối chiếu giữa nội dung kinh tế của các nghiệp vụ phát sinh với các Quyếtđịnh của Công ty D ban hành đi kèm cho Xí nghiệp A, phải so sánh số thực tế đãchi với dự toán hoặc định mức (nếu có) Thêm nữa mục tiêu đầy đủ đối với nghiệp

vụ thu tiền cũng phải được xem trọng

1.2.2 Công ty Cổ phần XNK B

Đây là năm đầu tiên Công ty AASC tiến hành kiểm toán cho Công ty Cổphần XNK B BCTC năm trước (năm 2008) đã được kiểm toán bởi Công ty Kiểmtoán C

Giấy phép hoạt động kinh doanh: Công ty Cổ phần XNK B được thành lậptheo QĐ số 1345/BTC ngày 1/2/1995 tiền thân là Doanh nghiệp Nhà nước Công ty

Cổ phần XNK B có trụ sở tại số 2A Phạm Sư Mạnh- Hoàn Kiếm- Hà Nội Đến1/5/2000 Công ty tiến hành Cổ phần hóa theo QĐ số 1232A/BTC, Giấy phép hoạtđộng kinh doanh số 3223/2000/QĐ- BTC, và được bổ sung ngày 02/3/2009:

Trang 18

-Đặc điểm thị trường và lĩnh vực kinh doanh: Đây là một doanh nghiệp lớn

và hoạt động trong lĩnh vực: XK, NK hàng hóa Thủ công Mỹ nghệ, NK ủy thác:

Kinh doanh XNK: đây là hoạt động kinh doanh chính của Công ty, mang lạidoanh thu lớn nhất cho Công ty Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty B là hàngthủ công mỹ nghệ, còn mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là hóa chất Ngoài ra, Công tycòn kinh doanh XNK ủy thác

Kinh doanh và khai thác bất động sản: là lĩnh vực kinh doanh quan trọng củaCông ty, mặc dù doanh thu thấp hơn hoạt động xuất NK nhưng hoạt động này lạiđóng góp phần lợi nhuận quyết định của Công ty

Đầu tư tài chính: các khoản đầu tư tài chính và góp vốn liên doanh của Công

ty tại các công ty khác là 26 tỷ VNĐ

Ngoài việc tiếp tục các hoạt động kinh doanh trên của năm 2008, năm 2009,Công ty còn mở rộng thêm các hoạt động kinh doanh khác là: kinh doanh nguyênliệu phụ liệu hương liệu thuốc lá; kinh doanh thuốc lá nội; kinh doanh rượu bia vànước giải khát; đầu tư xây dựng cơ bản các tòa nhà làm việc và cho thuê; đầu tưhình thành công ty con: công ty quản lý nhà

-Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty gồm:

Đại hội đồng Cổ đông, Hội đồng Quản trị, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, BanKiểm soát, Tổng Giám đốc, Ban Giám đốc và các Phòng , Ban (Xem sơ đồ 1.3)

-Công tác kế toán:

+Công tác kế toán chung: chế độ kế toán theo QĐ 15/2006/BTC

Hình thức ghi sổ: Nhật ký chung trên phần mềm máy vi tính, các loại sổ sáchbao gồm: Sổ nhật kí chung, Sổ cái tài khoản, sổ chi tiết tài khoản

Chứng từ: Công ty sử dụng hệ thống chứng từ theo QĐ 15/2006/ BTC, ngoài

ra Công ty còn sử dụng các hóa đơn bán hàng tự in có sự đồng ý của Bộ Tài chính

Tài khoản: theo QĐ 15/2006/BTC, một số TK chi tiết riêng của doanhnghiệp để phục vụ quản lý, ví dụ: 112101: TK tiền gửi NH tiền Việt Nam tại NHNgoại Thương VCB

Sổ sách và phần mềm kế toán: phần mềm kế toán Fast

Báo cáo: Hệ thống báo cáo của Công ty B bao gồm: Bảng Cân đối kế toán,Báo cáo Kết quả kinh doanh, Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh BCTC,ngoài ra còn có các báo cáo khác như: báo cáo tình hình tăng giảm tài sản, Bảngphân bổ khấu hao … Hệ thống báo cáo này cũng được lập theo quý

Trang 19

Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Sơ đồ 1.3: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần XNK B

(Nguồn: Kế hoạch kiểm toán Công ty B 2009- Công ty AASC)

+Công tác kế toán đối với khoản mục tiền: nghiệp vụ thu chi và bảo quảntiền tại Công ty Cổ phần XNK B

Đại hội cổ đông

Chủ tịch Hội đồng

quản trịHội đồng quản trị

Ban kiểm soát

Tổng giám đốc

Phó Tổng giám đốc

Khối Kinh doanh

Phòng XNK TH1Phòng XNK TH2Phòng XNK TH3Phòng XNK TH5Phòng XNK TH9Phòng XNK TH10Phòng thêu renPhòng gốm sứPhòng mỹ nghệ

Chi nhánh

Chi nhánh Hải PhòngVăn phòng đại diện ĐàNẵng

Chi nhánh TP Hồ ChíMinh

Xưởng sản xuất

Xưởng thêuChi nhánh CT CPXNKTCMN - XN sản xuất NKhàng TCMN

Xưởng gỗ Đông MỹQuản lý phục vụ

Đường 1A, xã Thanh

Tuyền, huyện Thanh

Liêm, tỉnh Hà Nam

Trang 20

tệ tại NH HSBC để mở LC (khoảng từ 30%- 100% giá trị lô hàng) Phần giá trị cònlại của lô hàng sẽ được Công ty thanh toán bằng chuyển khoản Đối với nghiệp vụ

XK, sau khi kí hợp đồng XK, Công ty yêu cầu khách hàng mở LC, sau đó Công tyvận chuyển hàng đến cảng Hải Phòng và làm thủ tục xuất khẩu Tiền hàng đượcthanh toán bằng chuyển khoản

Các nguyên tắc hạch toán tiền, các nguyên tắc về kiểm soát nội bộ đối vớitiền và nguyên tắc hạch toán đối với ngoại tệ quy định tại Công ty tuân thủ đúngtheo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành tương tự như tại Xí nghiệp A ở trên và:

Đối với các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ: cuối năm tài chính doanhnghiệp phải đánh giá lại các khoản mục này theo tỷ giá giao dịch bình quân liên NHtại thời điểm cuối năm tài chính

Đối với các trường hợp mua bán ngoại tệ bằng đồng Việt Nam kế toán ghi sổtheo tỷ giá thực tế mua bán

Tài khoản: trên Bảng Cân đối Kế toán của Công ty khoản mục tiền bao gồmTiền mặt- VND, Tiền gửi NH- VND, và Tiền gửi NH- ngoại tệ (USD)

Tiền mặt: TK 111: chi tiết TK 1111: tiền mặt VND

Tiền gửi NH: TK 112: chi tiết

TK 11211:NH Thương mại Cổ phần Công thương Viêt Nam- Chi nhánh Chương Dương

TK 11212:NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam

TK 112211:NH ngoại thương VN – USD

TK 11226: Tiền gửi ngoại tệ NH HSBC ( USD)

TK 11224: Tiền gửi NH đầu tư (USD)

Sơ đồ 1.4: quy trình hạch toán khoản mục tiền tại Công ty Cổ phần XNK B

Trang 21

15Thu tiền bán hàng

Thu thuế GTGT cho Nhà nước khi bán hàng, cung cấp dịch vụ

Nộp tiền mặt vào ngân hàng

Trả nợ hoặc ứng trước tiền cho người bán

Thanh toán thuế GTGT khi mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ

Mua TSCĐ, BĐS hoặc thanh toán chi phí XDCB

(Nguồn: Sổ kế toán Chi tiết Công ty B)

Sổ sách: Công ty sử dụng Sổ cái TK 111, Nhật kí chung, Sổ chi tiết TK 111

Trang 22

Báo cáo: Cuối kì kế toán Công ty tiến hành kiểm kê quỹ tiền mặt và lập bảngkiểm kê quỹ tiền mặt Đối với tiền gửi ngân hàng Xí nghiệp thu thập sổ sao kê vàbảng xác nhận số dư ngân hàng cuối kì Cuối kì Công ty lập 4 báo cáo: Bảng Cânđối Kế toán, Báo cáo Kết quả Kinh doanh, Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ, Thuyếtminh Báo cáo Tài chính.

Từ đặc điểm kế toán nghiệp vụ thu, chi và bảo quản tiền nói trên ta có thểthấy ảnh hưởng của nó đến việc kiểm toán khoản mục tiền như thế nào Do doanhnghiệp sử dụng ngoại tệ trong khi thanh toán nên KTV phải chú ý đến mục tiêu vềtính giá, và việc hạch toán các khoản chênh lệch tỷ giá nhất là việc hạch toán chênhlệch tỷ giá tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán Ngoài ra đây là một doanh nghiệpthương mại lưu lượng vào doanh nghiệp và đi ra là lớn do đó KTV phải quan tâmđến mục tiêu hiện hữu khi kiểm toán

1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện

1.3.1 Chuẩn bị kiểm toán

1.3.1.1 Tìm hiểu thông tin và đánh giá khách hàng

Đây là bước đầu tiên để đánh giá tổng quan về khách hàng để chấp nhận yêucầu có kiểm toán hay không, từ đó làm cơ sở để lập kế hoạch kiểm toán

Với Xí nghiệp A, là khách hàng truyền thống của Công ty AASC, thông tinchung về Xí nghiệp A được lưu trong hồ sơ kiểm toán chung KTV phỏng vấn BanGiám đốc về những thay đổi trong ngành nghề kinh doanh, việc áp dụng chế độchính sách mới có ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của Xí nghiệp

So với năm 2008, lĩnh vực kinh doanh và cơ cấu tổ chức quản lý của Xínghiệp X không thay đổi KTV chấp nhận kiểm toán cho Xí nghiệp A

Công ty Cổ phần XNK B là khách hàng năm đầu tiên của Công ty AASC

Do đó để chấp nhận kiểm toán, Công ty AASC đã thu thập các tài liệu quan trọngnhư: quá trình hình thành và phát triển của công ty, các giấy chứng nhận đăng kíkinh doanh lần đầu và các lần sửa đổi, bổ sung, thu thập các thông tin liên quan đến

bộ máy quản lý, bộ phận nhân sự đặc biệt là Ban giám đốc, Hội đồng Quản trị, tìnhhình hoạt động kinh doanh của công ty trong hai năm 2008 và 2009… , tìm hiểu vàđánh giá về HT KSNB và HT kế toán, ngoài ra Công ty còn thu thập báo cáo kiểmtoán năm trước (với sự đồng ý của Công ty kiểm toán C đã kiểm toán cho Công ty

Cổ phần XNK B năm 2008)

Trang 23

Kinh doanh XNK: đây là hoạt động kinh doanh chính của Công ty

Kinh doanh và khai thác bất động sản: là lĩnh vực kinh doanh quan trọng củaCông ty, mặc dù doanh thu thấp hơn hoạt động xuất NK nhưng hoạt động này lạiđóng góp phần lợi nhuận quyết định của Công ty

Đầu tư tài chính: các khoản đầu tư tài chính và góp vốn liên doanh của Công

ty tại các công ty khác là 26 tỷ VNĐ

Ngoài việc tiếp tục các hoạt động kinh doanh của năm 2008, năm 2009,Công ty còn mở rộng thêm các hoạt động kinh doanh khác là: kinh doanh nguyênliệu phụ liệu hương liệu thuốc lá; kinh doanh thuốc lá nội, kinh doanh rượu bia vànước giải khát; đầu tư xây dựng cơ bản các tòa nhà làm việc và cho thuê; đầu tưhình thành công ty con: công ty quản lý nhà

Năm 2008, Công ty B được kiểm toán bởi Công ty Kiểm toán C, theo đónăm 2008 Công ty B còn có những tồn tại là: các ý kiến giới hạn năm 2007 vẫn còntồn tại như không chứng kiếm kiểm kê tiền mặt, tài sản cố định, hàng tồn kho tạicác chi nhánh, toàn bộ công nợ phải thu, phải trả với khách hàng nước ngoài chưađược đối chiếu vào thời điểm cuối năm

Qua tìm hiểu về Công ty Cổ phần XNK B của KTV, Công ty AASC đã quyếtđịnh chấp nhận kiểm toán cho khách hàng

1.3.1.2 Kí hợp đồng kiểm toán:

Sau khi chấp nhận kiểm toán cho Xí nghiệp A và Công ty Cổ phần XNK B,KTV thảo luận với các khách hành các điều khoản của hợp đồng kiểm toán Sau khithống nhất hợp đồng đã được kí kết hợp đồng dịch vụ kiểm toán với Xí nghiệp Ađược kí thông qua việc kí kết hợp đồng với Công ty D

Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng thông thường bao gồm các nội dung:

- Điều 1: (Nội dung dịch vụ) Công ty AASC nhận cung cấp dịch vụ kiểm

toán báo cáo tài chính niên độ kết thúc ngày 31/12/2009

- Điều 2: (Luật định và chuẩn mực) Dich vụ kiểm toán được tiến hành theo

Nghị định 105/204/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2004 của Chính phủ về kiểm toánđộc lập và theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Các chuẩn mực đòi hỏi bên B là

Trang 24

(Công ty AASC) phải lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán để đảm bảo rằng báo cáotài chính không còn chứa đựng các sai sót trọng yếu.

- Điều 3: (Trách nhiệm và quyền hạn của các bên)

- Điều 4: (báo cáo kiểm toán) Sau khi thực hiện kiểm toán bên B cung cấp

cho bên A: báo cáo kiểm toán và thư quản lý (nếu có )

- Điều 5: (Phí dịch vụ và phương thức thanh toán) 4.000.000.000 VND với

Công ty D (Công ty chủ quản của Xí nghiệp X, với hơn 20 đơn vị phụ thuộc) và200.000.000 VND với Công ty Cổ phần XNK B Hình thức thanh toán thông quachuyển khoản

- Điều 6 : (Cam kết thực hiện) Hai bên cam kết sẽ thực hiện đúng những điều

khoản trong hợp đồng Trong thời gian thực hiện hợp đồng nếu có gì vướng mắc haibên phải kịp thời thông báo cho bên kia để cùng tìm cách giải quyết thích hợp

- Điều 7 : ( Hiệu lực ngôn ngữ và thời hạn hợp đồng)

1.3.1.3 Bố trí nhân sự và thời gian cho cuộc kiểm toán:

Sau khi kí hợp đồng kiểm toán Công ty AASC sẽ lựa chọn nhóm kiểm toánthực hiện công việc kiểm toán cho Xí nghiệp A và Công ty Cổ phần XNK B Nhómkiểm toán cho Xí nghiệp A gồm có 5 người tiến hành kiểm toán từ 1/3/2010-10/3/2010, nhóm kiểm toán cho Công ty Cổ phần XNK B có 7 người tiến hànhkiểm toán từ 14/3/2010- 25/3/2010, trong mỗi nhóm có một nhóm trưởng là KTV

có kinh nghiệm cùng với các KTV, trợ lý kiểm toán cùng tiến hành kiểm toán chokhách hàng Trưởng nhóm kiểm toán là người chịu trách nhiệm lập kế hoạch kiểmtoán, và là người chịu trách nhiệm chính cho cuộc kiểm toán

1.3.1.4 Lập kế hoạch kiểm toán

1.3.1.4.1 Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ

KTV tiến hành phân tích sơ bộ đối với BCTC năm 2009 của hai khách hàng.Công ty AASC chủ yếu sử dụng các phân tích ngang so sánh giữa số dư CK/ĐK vềmột số chỉ tiêu để đánh giá Mục tiêu của quá trình phân tích này là xem xét sự biếnđộng của các chỉ tiêu quan trọng như doanh thu, lợi nhuận hay tổng tài sản, tìm hiểunguyên nhân và làm cơ sở để xác định mức trọng yếu Ví dụ: doanh thu của Xínghiệp A năm 2009 tăng so với năm 2008 27% vì nguyên nhân chủ yếu là giá điệntăng Còn doanh thu của Công ty B năm 2009 giảm so với 2008 là do khủng hoảngkinh tế toàn cầu và trong nước dẫn đến xuất khẩu giảm

Biểu 1.2: Thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại Xí

nghiệp A

Trang 25

Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Doanh thu 697,069,704.215 548,565,070,718 27.00

LN trước thuế 35,195,703,034 31,897,501,390 10.34Tài sản ngắn hạn

(Cuối kì) 134,544,298,123 119,531,181,701 12.56

Nợ ngắn hạn (Cuối

kì) 142,323,445,358 120.562.003.692 18.05Tổng tài sản (cuối

kì) 256,378,567,526 243,243,422,634 5.40

(Nguồn: Kế hoạch kiểm toán năm 2009- Xí nghiệp A; Công ty AASC)

Doanh nghiệp B, năm vừa qua đã thu hẹp thị trường tiêu thụ của mình dẫnđến một số chỉ tiêu trên BCTC như Tổng tài sản, doanh thu đều giảm tuy nhiên dogiảm chi phí nhất là các khoản chi phí bất thường so với năm 2008 nên lợi nhuậntrước thuế tăng cao 99.32%

Biểu 1.3: Thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại

Trang 26

trường kiểm soát, Hệ thống kế toán của khách hàng Sau đây là bảng câu hỏi tìmhiểu về Hệ thống kế toán của Xí nghiệp A (thực hiện năm 2008) Công ty Cổ phần

B Qua tìm hiểu thì môi trường kiểm soát và hệ thống kế toán của Xí nghiệp là khácòn của Công ty được đánh giá ở mức trung bình

Biểu 1.4: Tìm hiểu hệ thống kế toán Xí nghiệp A

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM

TOÁN

Auditing and Accounting Financial Consultancy Service Company (AASC)

THÀNH VIÊN INPACT QUỐC TẾ

Tên khách hàng: Xí nghiệp A Tham chiếu: B2

Niên độ kế toán: 31/12/2009 Người thực hiện: NAN

Người được phỏng vấn: Kế toán trưởng Ngày thực hiện: 25/12/2008

Tìm hiểu bộ phận kế toán

Câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ Có Không Không

áp dụng

1.Các chức danh trong bộ máy kế toán có hợp lý không? 

2 Những thay đổi trong công việc được phân công có được

cập nhật thường xuyên hay không?

3 Công việc được phân công, nhiệm vụ của từng nhân viên

kế toán có được quy định bằng văn bản không?

4 Kế toán trưởng có được đào tạo theo đúng chuyên ngành

kế toán, tài chính hay không?

5 Kế toán tổng hợp có được đào tạo theo đúng chuyên

ngành kế toán, tài chính hay không?

6 Các nhân viên khác thuộc bộ phận kế toán, tài chính có

được đào tạo về chuyên ngành mà mình đang làm việc hay

không?

7 Công việc của những người nghỉ phép có được người

khác đảm nhiệm hay không?

8 Các nhân viên có được gửi đi đào tạo lại hoặc tham gia

các khoá cập nhật kiến thức mới về TCKT, thuế hay không?

9 Mọi thư từ, tài liệu gửi đến bộ phận kế toán có được

BGĐ xem xét trước khi chuyển tới các bộ phận thực thi

không?

10 Công ty có quy định khi cung cấp tài liệu, thông tin

CKTT ra bên ngoài phải được sự phê duyệt của cấp lãnh

đạo không?

Trang 27

Biểu 1.5: Tìm hiểu hệ thống kế toán Công ty Cổ phần XNK B

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM

TOÁN

Auditing and Accounting Financial Consultancy Service Company (AASC)

THÀNH VIÊN INPACT QUỐC TẾ

Tên khách hàng: Công ty CP XNK B Tham chiếu: B2

Niên độ kế toán: 31/12/2009 Người thực hiện: PTTG

Người được phỏng vấn: Kế toán trưởng Ngày thực hiện: 28/12/2009

Tìm hiểu bộ phận kế toán

Câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ Có Không Không

áp dụng

1.Các chức danh trong bộ máy kế toán có hợp lý không? 

2 Những thay đổi trong công việc được phân công có được

cập nhật thường xuyên hay không?

3 Công việc được phân công, nhiệm vụ của từng nhân viên

kế toán có được quy định bằng văn bản không?

4 Kế toán trưởng có được đào tạo theo đúng chuyên ngành

kế toán, tài chính hay không?

5 Kế toán tổng hợp có được đào tạo theo đúng chuyên

ngành kế toán, tài chính hay không?

6 Các nhân viên khác thuộc bộ phận kế toán, tài chính có

được đào tạo về chuyên ngành mà mình đang làm việc hay

không?

7 Công việc của những người nghỉ phép có được người

khác đảm nhiệm hay không?

8 Các nhân viên có được gửi đi đào tạo lại hoặc tham gia

các khoá cập nhật kiến thức mới về TCKT, thuế hay không?

9 Mọi thư từ, tài liệu gửi đến bộ phận kế toán có được

BGĐ xem xét trước khi chuyển tới các bộ phận thực thi

không?

10 Công ty có quy định khi cung cấp tài liệu, thông tin

CKTT ra bên ngoài phải được sự phê duyệt của cấp lãnh

đạo không?

Trang 28

Kết luận: Hệ thống KSNB đối với nhân sự kế toán

(Nguồn: hồ sơ kiểm toán chung- Công ty Cổ phần XNK B/ 2009; Công ty AASC) 1.3.1.3.2 Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro

Đánh giá trọng yếu

Xác định mức trọng yếu đối với BCTC của khách hàng:

Mức trọng yếu đối với Xí nghiệp A được xác định là 1% trên Tổng tài sảncòn của Công ty B là 0.8% so với Tổng tài sản Cơ sở cho việc lựa chọn mức trọngyếu là sự biến động của khoản mục được chọn để xác định mức trọng yếu và nhữnghiểu biết về HT kế toán và HTKSNB của KTV đối với doanh nghiệp khách hàng.Tại AASC các khoản mục được chọn để xác định mức trọng yếu là: doanh thu, lợinhuận trước thuế, Tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn và Tổng tài sản

Biểu 1.6: Mức trọng yếu chỉ đạo

Mức trọng yếu Tỷ lệ tính trọng yếu

(Tài liệu đào tạo nội bộ- Công ty AASC)

Khoản mục nào ít biến động nhất so với năm trước (đối với doanh thu, lợinhuận trước thuế) hoặc là so với số cuối kì năm trước (tài sản ngắn hạn, nợ ngắnhạn, tổng tài sản) thì sẽ được chọn Ở cả Xí nghiệp A và Công ty B Tổng tài sản là

ít biến động nhất nên KTV chọn khoản mục này để xác định mức trọng yếu Tiếptheo KTV xác định mức trọng yếu là bao nhiêu phần trăm tổng tài sản Mức trọngyếu tối đa được xác định đối với Tổng tài sản là 1% và mức trọng yếu tối thiểu là0,8% KTV căn cứ vào việc đánh giá HTKSNB để xác định mức trọng yếu Xínghiệp A, KTV đánh giá HTKSNB là có hiệu lực nên mức trọng yếu được xác định

ở mức tối đa là 1% Công ty B, KTV đánh giá HTKSNB là kém hiệu lực (xem phầnđánh giá rủi ro ở trên) nên KTV lựa chọn mức trọng yếu thấp nhất: 0,8%

Phân bổ mức trọng yếu đối với khoản mục tiền: Từ mức trọng yếu này KTVphân bổ cho từng khoản mục, trong đó có khoản mục tiền Mức trọng yếu đối vớikhoản mục tiền tại Xí nghiệp A báo cáo tăng giảm 45,454,344 VND Mức trọng yếu

Trang 29

Chuyên đề thực tập chuyên ngành

phân bổ cho khoản mục tiền tại Công ty B là báo cáo tăng giảm 44,388,086VND

Biểu 1.7: Xác định mức trọng yếu đối với Xí nghiệp A

Mức

Biếnđộng(%)

Tỷ lệ tính

Tốithiểu(%)

Tốiđa

Doanh

thu 697,069,704,215 548,565,070,718 27.00 0.4 0.8 2,788,278,817 5,576,557,634

LN trước

thuế 35,195,703,034 31,897,501,390 10.34 4.0 8.0 1,407,828,121 2,815,656,243Tài sản

(Kế hoạch kiểm toán Xí nghiệp A năm 2009- Công ty AASC)

Lựa chọn mức trọng yếu đối với Xí nghiệp A là 2,563,785,675 VND, KTVtiến hành phân bổ cho từng khoản mục trên Bảng Cân đối Kế toán

Biểu 1.8: Phân bổ mức trọng yếu cho Xí nghiệp A

Trang 30

(Kế hoạch kiểm toán Xí nghiệp A năm 2009- Công ty AASC)

Đối với Công ty B:

Biểu 1.9: Xác định mức trọng yếu đối với Công ty B

Tỷ lệ tính

Tốithiểu(%)

Tốiđa(%)

Doanh

thu 464,713,136,113 518,421,060,718 -10.36 0.4 0.8 1,858,852,544 3,717,705,080Lợi

Trang 31

(Kế hoạch kiểm toán Công ty Cổ phần XNK B năm 2009- Công ty AASC)

Lựa chọn mức trọng yếu là 1,893,497,410 VNĐ (tương đương 0,8% Tổng tàisản) Từ đó KTV tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục trên Bảng

Cân đối Kế toán:

Biểu 1.10: Phân bổ mức trọng yếu tại Công ty B

tương đương tiền 6,862,805,447 2 44,388,086 44,388,086

Các khoản đầu tư

Trang 32

Nợ ngắn hạn 102,416,193,099 1 331,209,945 331,209,945

Nợ dài hạn 27,242,270,688 1 88,100,433 88,100,433Vốn chủ sở hữu 106,655,331,987 1 344,919,154 344,919,154Nguồn kinh phí và

0

(Kế hoạch kiểm toán Công ty Cổ phần XNK B năm 2009- Công ty AASC)

Đánh giá rủi ro:

Trên cơ sở mức trọng yếu được xác định cho toàn bộ BCTC và phân bổ chotừng khoản mục, KTV đánh giá khả năng xảy ra sai sót trọng yếu ở mức toàn bộBCTC cũng như từng khoản mục cụ thể để phục vụ cho việc thiết kế các thủ tụckiểm toán và xây dựng chương trình kiểm toán cho từng khoản mục

Công ty AASC lượng hóa các rủi ro theo mô hình: rủi ro kiểm toán mongmuốn= Rủi ro tiềm tàng* Rủi ro hoạt động* Rủi ro phát hiện

Các rủi ro tiềm tàng của Xí nghiệp A là: Xí nghiệp là đơn vị phụ thuộc củaCông ty D 100% vốn nhà nước kinh doanh trong lĩnh vực phân phối điện không bịcanh tranh do đó rủi ro tiềm tàng thấp Là khách hàng năm thứ hai nên thông quaviệc đánh giá về HTKSNB năm 2008 là hoạt động có hiệu lực vì vậy rủi ro kiểmsoát là thấp

Các rủi ro cố hữu đối với Công ty Cổ phần XNK B theo đánh giá của KTV:

là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên nên KTV rất thận trọng trong đánh giá rủi rođối với Công ty B Rủi ro tiềm tàng của Công ty B là lớn do khủng hoảng kinh tếthế giới và trong nước năm 2008, 2009 Đồng thời năm 2008, 2009 tỷ lệ lạm phát ởViệt Nam tăng cao, giá cả của các mặt hàng như gạo, nguyên vật liệu xây dựng,ngoại tệ, xăng dầu tăng đột biến khiến cho doanh số XNK của Công ty B sụt giảm.Hoạt động chủ yếu của Công ty B là kinh doanh XNK, do đó chịu ảnh hưởng lớnvào chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Những năm gần đây việc kiểm soát

tỷ giá đồng Việt Nam với ngoại tệ được nới lỏng dẫn đến tỷ giá VND sụt giảm sovới USD, EU, dẫn đến kim ngạch XK của Công ty B giảm mạnh Rủi ro kiểm soátcủa Công ty B được KTV đánh giá thông qua việc xem xét báo cáo kiểm toán nămtrước của Công ty Kiểm toán C: trong năm 2008 Công ty chưa tham gia chứng kiếnkiểm kê tiền mặt, hàng tồn kho, tài sản cố định, toàn bộ số dư công nợ phải thu,phải trả khách nước ngoài chưa được xác nhận với đối tượng có liên quan; và thôngqua việc đánh giá HT kế toán và HTKSNB trong năm 2009 của KTV các vấn đề

Trang 33

Chuyên đề thực tập chuyên ngành

năm 2008 vẫn tồn tại đó là các xác nhận công nợ phải thu, phải trả khách hàng nướcngoài vẫn chưa được đối chiếu; theo đó hoạt động kiểm soát của Công ty kém hiệuquả, công tác kế toán còn nhiều vấn đề cần khắc phục

Từ việc xác định rủi ro cho toàn bộ BCTC, KTV xác định mức độ sai sót đốivới từng khoản mục: Đối với Xí nghiệp A, mặc dù rủi ro cố hữu là thấp nhưng dođây là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp nhà nước do đó KTV luôn quan tâm đếnkhả năng tiền trong xí nghiệp bị sử dụng sai mục đích, bị chiếm dụng Đối với Công

ty B, KTV xác định sai sót trọng yếu có thể xảy ra đối với khoản mục tiền là khảnăng hạch toán sai các khoản chênh lệch tỷ giá nhất là sự nhầm lẫn giữa chênh lệch

tỷ giá đánh giá lại cuối kì của khoản ngắn hạn và dài hạn (theo Thông tư số201/2009/TT- BTC ngày 15/10/2009) và mục tiêu hiện hữu đối với khoản mục này

1.3.1.3.3 Chương trình kiểm toán với khoản mục tiền:

Dựa trên chương trình kiểm toán mẫu của Công ty AASC, KTV thiết kếchương trình kiểm toán cho tất cả các khoản mục trên BCĐKT và BCKQKD chokhách hàng Tùy vào đặc điểm về quy mô và tính chất của khách hàng mà các thủtục được thực hiện nhiều hơn hay ít hơn so với chương trình kiểm toán mẫu Như đãtrình bày ở phần trên, đối với Xí nghiệp A mục tiêu kiểm toán quan trọng là mụctiêu tuân thủ và mục tiêu đầy đủ, đối với Công ty B mục tiêu quan trọng là tính giá

và hiện hữu Do đó trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTV phải sử dụng các thủtục kiểm toán để đạt được các mục tiêu này Đối với mục tiêu tuân thủ, KTV cầnthu thập các Quyết định cung như các dự toán, định mức để tiến hành kiểm tra đốichiếu với chứng từ gốc Đối với mục tiêu định giá, KTV cần tính toán lại và xemxét định khoản của khách hàng Đối với mục tiêu hiện hữu và đầu đủ thì thủ tụcquan trọng là chứng kiến kiểm kê quỹ tiền mặt hoặc tiến hành kiểm kê lại rồi đốichiếu số thức tế với số ghi sổ, đối chiếu thư xác nhận ngân hàng với sổ sách của đơn

vị và sử dụng thủ tục chia cắt niên độ

Chương trình kiểm toán khoản mục tiền của Công ty AASC như sau:

Biểu 1.11: Chương trình kiểm toán mẫu Công ty AASC

Trang 34

Ngày thực hiện

1, Thủ tục phân tích và đối chiếu số liệu tổng hợp

1,1, Thu thập các thông tin về chính sách kế toán áp dụng

Đánh giá mức độ hợp lý và phù hợp của chính sách

này

1,2, Lập trang tổng hợp tài khoản tiền Tiến hành kiểm tra

tổng thể về các tài khoản tiền để đảm bảo không có số

dư âm hay số dư lớn bất thường trong quỹ hay trên tài

khoản tiền gửi Trường hợp có số dư âm hay số dư lớn

bất thường, trao đổi với khách hàng để tìm ra nguyên

nhân và thu thập các bằng chứng để chứng minh cho

các giải thích đó

1,3, Thu thập số dư đầu kỳ, số phát sinh, số dư cuối kỳ các

khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (theo cả nguyên tệ

và đồng tiền hạch toán đầu kì và cuối kì trên sổ kế toán

chi tiết Đối chiếu số dư chi tiết đầu kỳ với số dư chi

tiết cuối kỳ năm trước, thực hiện đối chiếu với số liệu

trên sổ kế toán tổng hợp và Báo cáo tài chính Đối

chiếu số dư các khoản tiền là ngoại tệ với số liệu trên

các chỉ tiêu ngoài BCĐKT

Kiểm tra các trình bày các tài khoản tiền trên bảng cân

đối kế toán

1,4, So sánh tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt/ tổng số tiền

đã chi giữa năm kiểm toán và năm trước, so với kế

C1/1 đến C1/3

Trang 35

Chuyên đề thực tập chuyên ngành

hoạch ngân quĩ (nếu có) và lý giải những thay đổi bất

thường (ví dụ đang thanh toán chủ yếu bằng TGNH

nay chuyển sang thanh tóan bằng tiền mặt…)

2, Tiền mặt

2,1, Chứng kiến kiểm kê tiền mặt tại quỹ tại thời điểm

khoá sổ kế toán/ hoặc thời điểm kiểm toán cùng với

khách hàng

2,2, Thu thập Biên bản kiểm quỹ tại ngày khoá sổ kế toán

hoặc thời điểm kiểm toán và đối chiếu với số liệu trên

sổ kế toán Giải thích các khoản chênh lệch nếu có

Đối chiếu liệu giữa sổ kế toán và sổ quĩ

2,3, Kiểm tra để đảm bảo rằng các chính sách kế toán được

áp dụng trên thực tế và nhất quán

2,4, Đảm bảo các khoản tiền bằng ngoại tệ được đánh giá

theo tỷ giá tại thời điểm khoá sổ, kiểm tra xử lý chênh

lệch tỷ giá

2,5, Dựa vào tổng hợp đối ứng tài khoản, sổ kế toán chi

tiết đối chiếu các khoản thu, chi tiền từ các TK đối ứng

bất thường; kiểm tra chi tiết, xem xét lại các nhật ký

quỹ tiền mặt của niên độ để phát hiện ra những khoản

tiền thu chi không bình thường về giá trị hay diễn giải,

2,6, Chọn mẫu 100%, nghiệp vụ phát sinh trong kỳ để

kiểm tra chứng từ bằng cách đối chiếu các chứng từ với

sổ kế toán :

 Kiểm tra các nghiệp vụ trên sổ kế toán để đảm bảo sự

phù hợp giữa nội dung hạch toán với tài khoản đang

hạch toán

 Mẫu của phiếu thu phiếu chi có phù hợp với quy định

hiện hành hay không? các nội dung trong phiếu thu

phiếu chi có đầy đủ hay không ?

 Tính liên tục của việc đánh số thứ tự phiếu thu phiếu

chi có phù hợp với ngày tháng trên chứng từ và ngày

tháng ghi sổ hay không ?

 Phiếu thu, phiếu chi được có phê duyệt bởi cấp có thẩm

C1/4

C1/5 đến C1/11

Trang 36

quyền và được đính kèm các chứng từ gốc (hoá đơn,

giấy biên nhận,…vv) hay không ? nội dung trên PT,

PC có phù hợp với chứng từ gốc hay không ?

 Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ gốc

 Sự phù hợp về nội dung, số tiền và thời gian giữa

chứng từ gốc và phiếu thu, phiếu chi

2,7, Kiểm tra, khẳng định rằng không có công nợ hoặc tài

sản được hạch toán ghi nhận không đúng kỳ bằng cách

kiểm tra các sổ quỹ của tháng sau ngày khoá sổ bằng

cách :

Chọn và thu thập chứng từ … nghiệp vụ thu chi quỹ

tiền mặt phát sinh trước và sau thời điểm khoá sổ kế

toán, kiểm tra việc phân chia niên độ kế toán (15 ngày

trước, 15 ngày sau thời điểm khóa sổ)

3, Tiền gửi ngân hàng

3,1, Thu thập các xác nhận số dư TGNH (sổ phụ ngân

hàng hoặc xác nhận của ngân hàng) tại thời điểm kết

thúc niên độ Nếu chưa có xác nhận thì gửi thư yêu cầu

NH xác nhận

Đối chiếu số liệu xác nhận của Ngân hàng với số liệu

trên sổ kế toán

Đối chiếu tổng phát sinh trên sổ kế toán tiền gửi và

tổng phát sinh trên sổ phụ ngân hàng của tài khoản đó

để đảm bảo rằng tất cả các giao dịch qua TK tiền gửi

ngân hàng của doanh nghiệp đều được ghi nhận đầy đủ

trong sổ kế toán

3,2, Thu thập hoặc lập, kiểm tra Bảng đối chiếu các TK

ngân hàng Giải thích nguyên chênh lệch và thu thập

các bằng chứng chứng minh cho các giải thích đó

3,3, Kiểm tra để đảm bảo rằng các chính sách kế toán được

áp dụng trên thực tế và nhất quán

Đảm bảo rằng các khoản tiền bằng ngoại tệ được đánh

giá theo đúng tỷ giá quy định tại thời điểm khoá sổ;

kiểm tra cách xử lý chênh lệch tỷ giá

C1/12

Trang 37

Chuyên đề thực tập chuyên ngành

3,4, Dựa vào tổng hợp đối ứng tài khoản, sổ kế toán chi tiết

đối chiếu các khoản thu, chi tiền từ các TK đối ứng bất

thường Kiểm tra chi tiết, xem xét lại các sổ chi tiết của

niên độ để phát hiện ra những khoản tiền thu chi không

bình thường về giá trị hay nội dung

3,5, Chọn mẫu… nghiệp vụ kinh tế phát sinh để kiểm tra

chứng từ bằng cách đối chiếu các chứng từ với sổ kế

toán:

 Kiểm tra các nghiệp vụ trên sổ kế toán để bảo đảm sự

phù hợp giữa nội dung hạch toán với tài khoản đang

hạch toán

 Các uỷ nhiệm thu, chi, séc… có được đính kèm theo các

chứng từ gốc chứng minh (hợp đồng, hoá đơn, giấy

biên nhận, đề nghị thanh toán…) hay không? Sự phù

hợp giữa nội dung trên UNC,UNT, séc… với nội dung

trên chứng từ gốc?

 Các chứng từ gốc đính kèm có hợp pháp, hợp lệ hay

không? Có đảm bảo sự phê duyệt của các cấp hay

không ?

 Giữa chứng từ gốc và uỷ nhiệm thu, chi, séc… đã có sự

phù hợp, logic về số tiền phát sinh, ngày, lý do phát

sinh,,, hay chưa

3,6, Kiểm tra, khẳng định rằng không có công nợ hoặc tài

sản được hạch toán không đúng kỳ bằng cách kiểm tra

các sổ phụ của Ngân hàng của tháng sau ngày khoá sổ,

Chọn và kiểm tra… giao dịch trước và sau thời điểm

khoá sổ kế toán, kiểm tra việc chia cắt niên độ kế toán

4, Tiền đang chuyển

4,1, Đối chiếu tổng số tiền trên bảng kê chi tiết các khoản

đang chuyển với số dư trên Bảng cân đối và kiểm tra

việc kết toán các tài khoản tiền đang chuyển với chứng

từ ngân hàng của tháng tiếp theo của năm sau

4,2, Thu thập các bằng chứng có liên quan

4,3 Kiểm tra để đảm bảo rằng các chính sách kế toán được

Trang 38

áp dụng trên thực tế và nhất quán.

Đảm bảo rằng các khoản tiền bằng ngoại tệ được đánh

giá theo đúng tỷ giá quy định tại thời điểm khoá sổ;

kiểm tra cách xử lý chênh lệch tỷ giá

5, Kết luận

5,1, Hoàn thiện giấy tờ làm việc (tham chiếu) và giải quyết

những vấn đề còn tồn tại (nếu có)

5,2, Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề được

đề cập trong thư quản lý

5,3, Lập trang kết luận kiểm toán dựa trên kết quả công

việc đã thực hiện

5,3 Lập lại Thuyết minh chi tiết nếu có sự điều chỉnh của

kiểm toán viên

(Nguồn: hồ sơ kiểm toán mẫu AASC)

Trang 39

3 3

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Bùi Thị Minh Hải

1.3.2 Thực hiện kiểm toán

1.3.2.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát

Sử dụng: Bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ đối với tiền:

-Đối với khách hàng năm đầu tiên: Công ty B: phỏng vấn kế toán tiền mặt vàthủ quỹ về việc thu, chi và bảo quản tiền

Biểu 1.12: Bảng câu hỏi đánh giá HT KSNB với khoản mục tiền tại

Công ty Cổ phần XNK B.

1 Công việc thủ quỹ và kế toán tiền mặt có do cùng

2 Công ty có quy định về định mức tiền mặt tồn

quỹ tối đa không? Mức quy định (nếu có) là……, X

3 Các khoản chi tiêu có được lên kế hoạch để Giám

đốc phê duyệt trước không? Nếu có kế hoạch chi tiêu

được lập theo tuần / tháng/ quý (gạch chân phương

6 Tiền mặt tồn quỹ được kiểm kê 1 tháng / 1 quý /

1năm (gạch chân phương án thực hiện) một lần? X

7 Có quy định các khoản tiền thu về phải được gửi

8 Việc đối chiếu với NH có được thực hiện hàng

9 Bảng đối chiếu các tài khoản NH có được lập

10 Các khoản chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán

và sổ phụ NH có được ghi chép lại để tìm nguyên

nhân và giải quyết không?

X

11 Các khoản tiền gửi có gốc ngoại tệ có được theo

12 Các phiếu thu/chi tiền có được đánh số thứ tự

theo thời gian thực thu/chi tiền không? X

13 Mọi chứng từ chi tiền có bắt buộc phải có duyệt

chi của Giám đốc trước khi chi không? Nếu không,

Trang 40

các phiếu chi được ký hàng ngày, hàng tuần hay hàng

14 Có quy định về việc uỷ quyền cho phó Giám đốc

hoặc kế toán trưởng ký duyệt chi trong trường hợp

Giám đốc đi công tác không? Nếu có thì áp dụng với

những khoản chi về nội dung gì và số tiền từ bao

nhiêu trở xuống?

X

15 Các phiếu chi và chứng từ kèm theo có được

đóng dấu [đã thanh toán] để tránh việc thanh toán

trùng, tái sử dụng không?

X

16 Các phiếu thu, phiếu chi bị hủy bỏ có dấu hiệu

huỷ bỏ để tránh việc sử dụng không? Tất cả các liên

có được lưu tại cuống không?

X

17 Người được giao quản lý séc có theo dõi thường

xuyên về tổng số tờ séc, số tờ séc đã phát hành, số đã

bị huỷ bỏ, số séc chưa sử dụng không? Các séc chưa

phát hành có được kiểm soát chặt chẽ không?

X

18 Các khoản tiền ký cược, ký quỹ có được theo dõi

để đảm bảo rằng chúng được thu hồi về sau khi đã

thực hiện cam kết hoặc sau khi đáo hạn không?

X

19 Có áp dụng các biện pháp kiểm soát đối với các

20 Ban lãnh đạo có yêu cầu phải lập báo cáo lưu

chuyển tiền tệ theo định kỳ hàng tháng để theo dõi

các luồng tiền lưu chuyển không?

22 Nếu có, đơn vị có lập biên bản kiểm quỹ và lưu

giữ trong chứng từ kế toán không?

Kết luận: Hệ thống KSNB đối với nghiệp vụ thu, chi và bảo quản tiền

(Nguồn: hồ sơ kiểm toán năm 2009- Công ty Cổ phần XNK B; Công ty AASC)

-Đối với khách hàng là đơn vị được kiểm toán năm tiếp theo: Xí nghiệp A:xem xét việc thực hiện các phát hiện kiểm toán trong Biên bản Kiểm toán trongnăm trước đối với khoản mục tiền và KTV phỏng vấn về những thay đổi trong lĩnh

Ngày đăng: 06/07/2023, 17:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1, Công ty Kiểm toán AASC (2009), Hồ sơ kiểm toán của Xí nghiệp A và Công ty Cổ phần XNK B, Lưu hành nội bộ Khác
2, Công ty Kiểm toán AASC (2009), Chương trình kiểm toán của AASC, Lưu hành nội bộ Khác
3, Công ty Kiểm toán AASC (2009), Các tài liệu đào tạo nội bộ của AASC, Lưu hành nội bộ Khác
5, Bộ Tài Chính (2006) Hệ thống các chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam, Nhà xuất bản Tài chính- Hà Nội Khác
6, GS.TS Nguyễn Quang Quynh, PGS.TS Ngô Trí Tuệ (Chủ biên- 2005) Giáo trình Kiểm toán tài chính, Nhà xuất bản Tài chính- Hà Nội Khác
7, GS.TS Đặng Thị Loan (Chủ biên- 2009) Giáo trình Kế toán tài chính, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w