1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bước đầu tìm hiểu cơ quan lập pháp hoa kỳ

85 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 236,34 KB

Nội dung

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (Mỹ) trải qua một quá trình hình thành và xáclập hơn 200 năm nhưng đã để lại những dấu ấn đáng ghi nhận và gợi nhiềucảm hứng cho các nhà nghiên cứu sử học Đây là một trong số ít nước trênthế giới đã đi lên không ngừng trong lịch sử của mình Một nhà sử học có tên

tuổi - ơng Alan Brinkley đã gọi Hoa Kỳ là "một quốc gia chưa hoàn thiện"

(The Unfinished Nation) [20; 384] và dùng thuật ngữ này để đặt tên cho tácphẩm về lịch sử nước Mỹ của mình.

Sự ra đời của Liên bang Mỹ chính là sự kết hợp của những yếu tố vừangẫu nhiên, vừa tất yếu Yếu tố ngẫu nhiên chính là ở vị trí của đất nước này.Vị trí tách biệt khỏi Thế giới Cũ đã tạo điều kiện cho tính "tự do" phát triển ởmức tối đa Yếu tố tất yếu chính là ở những con người làm nên nước Mỹ.Quá trình hình thành nước Mỹ đến lượt mình góp phần định hình nên nhữngđặc điểm văn hố, chính trị tiêu biểu mang tính chất "rất Mỹ" nếu so với cácnước tư bản phương Tây phát triển khác Chính những đặc điểm văn hố,chính trị đó đã có tác động nhất định đến cách thức Mỹ thực thi chính sáchcủa mình đối với các nước trên thế giới.

Khác với đa số các tư bản phương Tây, nước Mỹ khởi đầu là mộtthuộc địa ít người biết đến nằm ven bờ Đại Tây Dương, trải qua một bướcchuyển mình lớn lao nó đã trở thành cái mà nhà phân tích chính trị Ben

Wattenberg từng gọi là "quốc gia toàn cầu đầu tiên" với dân số trên 250 triệu

người đại diện cho gần như tất cả các quốc tịch và nhóm chủng tộc trên thế

Trang 2

thấp, có béo, có gầy Khơng có người Mỹ thuần khiết nào (ngay cả ngườidân Mỹ bản xứ xưa kia cũng từ châu Á di sang)…Về mặt tiềm năng, bất cứngười nào cũng có thể là người Mỹ Hàng ngày, người ta tới đây, ở lại, chỉvài năm sau thành người Mỹ" [25; 30].

Hoa Kỳ cũng là một đất nước mà nhịp độ và phạm vi đổi mới về kinhtế, khoa học kỹ thuật, dân số, văn hố và xã hội diễn ra khơng ngừng NướcMỹ thường là nước báo hiệu sự hiện đại hố và đổi mới mà nó chắc chắn sẽlan rộng sang một đất nước và xã hội khác cho một thế giới ngày càng trở nênnối kết và phụ thuộc vào nhau hơn Song Hoa Kỳ cũng là một đất nước đầynhững mâu thuẫn George Katsiaficas - một người Mỹ đã nhận định Mỹ là

"một nước tự do nhất từ trước đến nay vậy mà nó đã được thành lập do sự diệtchủng thổ dân, và được xây dựng trên sự nơ lệ hố người Phi Tự do báo chí,có nghĩa là chúng tôi buộc phải chấp nhận một cách thụ động sự tuyên truyềnđược đóng gói bởi một vài tập thể có khả năng kiểm sốt mọi người Chúng tơitự do nhưng lại ngại đi lại ngồi phố vì sợ bọn gây tội ác" [25; 30].

Từ trước tới nay, nước Mỹ thường được nhắc đến với thuật ngữ Moltingpot nghĩa là nồi nung chảy, nồi hầm nhừ Nồi nung chảy nghĩa là nơi con ngườicủa nhiều nhóm chủng tộc khác nhau hợp thành một xã hội hoà nhập Ý tưởngnày bắt nguồn từ việc nung chảy các kim loại trong nồi nung Khi tan chảy, cáckim loại hoà trộn vào nhau mà tạo ra một loại kim loại mới, bền hơn Trong thờigian gần đây, các nhà nghiên cứu lại đang nói đến một thuật ngữ mới ví nướcMỹ với một đĩa Salad Salad được chế biến từ nhiều loại thực phẩm khác nhau,mỗi loại giữ hương vị riêng của mình nhưng vẫn là một phần của món ăn ngonnhư là các nhóm văn hố vẫn giữ được phong tục và ngơn ngữ của mình nhưngvẫn là một phần của xã hội Mỹ.

Trang 3

Mỹ chính là nơi học thuyết "Tam quyền phân lập" đi vào thực tế Có thể nóichính quyền Mỹ chính là sự hiện thực hoá thuyết tam quyền phân lập với bangành: lập pháp (thuộc về Quốc hội), hành pháp (đứng đầu là Tổng thống) vàtư pháp (hệ thống toà án mà đứng đầu là Toà án Tối cao).

Quốc hội Mỹ theo mơ hình hai viện: Thượng nghị viện và Hạ nghịviện Đây là cơ quan đại diện của nhân dân, là nơi để thể hiện ý chí vànguyện vọng của người Mỹ qua các chức năng của nó như lập pháp, giám sátviệc thi hành pháp luật, phục vụ cử tri, đại diện cho các lợi ích khác nhau haygiải quyết mâu thuẫn trong xã hội… Đặc biệt, quốc hội Mỹ chính là cơ quankiềm chế quyền lực của Tổng thống và các Toà án nhằm tạo ra sự cân bằngquyền lực giữa các nhánh quyền lực Do đó, khi tìm hiểu về Quốc hội HoaKỳ, chúng ta sẽ hiểu được đời sống chính trị nước Mỹ đồng thời cịn biếtthêm về cả ngành hành pháp và tư pháp của đất nước này

Đã thành quy luật, kiến trúc thượng tầng phải phản ánh cơ sở hạ tầngcho nên, khi nghiên cứu về sự ra đời và phát triển của cơ quan lập pháp Mỹ -một bộ phận của kiến trúc thượng tầng - chúng ta sẽ thấy được tình hình kinhtế cũng như xã hội Mỹ qua các thời kỳ.

Lịch sử có quy luật khách quan của nó Đó là thời kỳ các dân tộc vàcộng đồng quốc tế phải xích lại gần nhau, chung sống hồ bình và cùng có lợilà xu thế tất yếu của thời đại Ngày 3-2-1994, Tổng thống nước Mỹ - BillClinton đã ra tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam Điều này đãmở ra một thời kỳ mới trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt - Mỹ.Vậy là quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đã được giải quyết trên tinh thần như

đồng chí Tổng bí thư Đỗ Mười đã nói: "Khép lại quá khứ, hướng về tương laiđể hợp tác hai bên cùng có lợi" và lời của Thủ tướng Võ Văn Kiệt thườngnhắc tới trong buổi tiếp các đoàn ngoại giao nước ngoài rằng: "Việt Nammuốn làm bạn với tất cả các nước" Đó là phương châm ứng nhân xử thế của

Trang 4

Ngày nay, trong xu thế phát triển ngoại giao đa phương của thời đại,mối quan hệ Việt Nam và Mỹ sẽ có nhiều triển vọng ngày càng tiến bộ, tốtđẹp hơn Song muốn thúc đẩy quan hệ ấy phát triển, ta cần hiểu nhân dânMỹ, hiểu nhà nước Hợp chúng quốc Hoa Kỳ sâu hơn nữa như câu châm ngôn"biết người biết ta, trăm trận trăm thắng" Do đó, tìm hiểu sự ra đời, phát triểncũng như vai trò của Quốc hội Mỹ cùng mối quan hệ giữa cơ quan lập phápnày với cơ quan hành pháp và tư pháp Mỹ sẽ giúp chúng ta "biết người" đểcó thể "trăm trận trăm thắng".

Hiện nay, trong khơng khí sơi nổi chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hộikhoá XII của nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, việc tìm hiểu vềQuốc hội Mỹ không những giúp chúng ta hiểu về ngành lập pháp của quốcgia này mà trên cơ sở đó có sự đối chiếu để có thể hiểu hơn về Quốc hội ViệtNam, về sự đa dạng của các mơ hình Quốc hội trên thế giới.

Xuất phát từ những lý do trên cùng sự hướng dẫn tận tình của GS.TS.

Đỗ Thanh Bình, em đã chọn đề tài: "Bước đầu tìm hiểu cơ quan lập phápHoa Kỳ" để làm đề tài khoá luận tốt nghiệp.

2 Lịch sử vấn đề

Lịch sử nước Mỹ cũng như lịch sử chính quyền trong đó có cơ quanlập pháp Mỹ đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu Chúng ta cóthể kể đến một số tác phẩm sau:

- Cuốn "Khái quát về chính quyền Mỹ" của Richard C Schroeder do

Trần Thị Thái Hà và Lê Hải Trà dịch, Nguyễn Thị Hoa hiệu đính đã đề cậpkhái quát đến chính quyền Mỹ với một Hiến pháp được đánh giá là một vănkiện trường tồn và chính quyền với ba nhánh hành pháp, lập pháp và tư phápđược hình thành từ bản Hiến pháp Cơng trình nghiên cứu này đã cho biếtnhững nét khái quát nhất về Quốc hội hai viện của Mỹ, về các nghị sĩ cũngnhư quá trình làm luật và các hoạt động khác của Quốc hội

- Cuốn "Chân dung nước Mỹ" do George Clack chủ biên, Nxb Thanh

Trang 5

hố, chính trị nước Mỹ trong đó có đề cập đến cấu trúc của Quốc hội và cáchnhìn nhận của cơng dân Mỹ đối với cơ quan lập pháp của mình.

- Cuốn "Niên giám lịch sử Hoa Kỳ” của Arthur M Schlesinger như một

bản niên biểu về lịch sử nước Mỹ trong đó có các sự kiện về Quốc hội cũngnhư mối quan hệ của nó với Tổng thống và Tồ án Tối cao Mỹ.

- Trong nước, cuốn "Hệ thống chính trị Mỹ" do TS Vũ Đăng Hinh chủ

biên cũng đã cung cấp một hệ thống kiến thức khá tồn diện về hệ thốngchính trị Mỹ Cơng trình này đã nghiên cứu về sự hình thành, cơ cấu tổ chức,các chức năng cũng như thẩm quyền của Quốc hội Mỹ Ngồi ra, cuốn sáchcịn quan tâm tìm hiểu những vấn đề đặt ra với cơ quan này và sự ảnh hưởngcủa các đảng phái chính trị đến cơ quan lập pháp nói riêng, chính quyền Mỹnói chung

- Cuốn "Hoa Kỳ tiến trình văn hố, chính trị" của Trung tâm nghiên cứu

Bắc Mỹ thuộc Trung tâm KHXH&NV Quốc gia do PGS, PTS Đỗ Lộc Diệpchủ biên có đề cập đến tình hình văn hố, chính trị nước Mỹ trong suốt lịchsử hơn 200 năm của quốc gia này Trong đó, các nhà nghiên cứu đã chongười đọc thấy cấu trúc và sự hoạt động của Quốc hội Mỹ cũng như vai tròcủa cơ quan lập pháp này

- Bài viết "Quá trình bầu cử Quốc hội Mỹ" của Nguyễn Thị Hạnh đăngtrên tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 4/2004 cung cấp những quy định chung

nhất về tiến trình bầu cử Quốc hội của Mỹ và tình hình nước Mỹ khi diễn racuộc bầu cử Quốc hội năm 2000

Trang 6

3 Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là cơ quan lập pháp Hoa Kỳ -một trong ba nhánh quyền lực của chính quyền Mỹ Việc nghiên cứu về Quốchội được đặt trong hệ thống chính trị của quốc gia này trong suốt tiến trìnhlịch sử của nó cũng như trong thể chế Quốc hội trên thế giới nói chung

Đề tài có nhiệm vụ tìm hiểu một cách tồn diện về Quốc hội Mỹ đểqua đó thấy được sự điển hình của nước Mỹ khi áp dụng học thuyết tamquyền phân lập Đồng thời, khố luận cịn chỉ ra vai trị của Quốc hội Mỹ, cósự so sánh, đối chiếu với các mơ hình Quốc hội trên thế giới cũng như ở ViệtNam và xem xét mối quan hệ của cơ quan lập pháp Mỹ với cơ quan hànhpháp và tư pháp như thế nào để Quốc hội Mỹ có thể thực hiện tốt những chứcnăng của mình.

Đề tài tìm hiểu cơ quan lập pháp Hoa Kỳ từ khi đất nước này đượcthành lập cho đến nay, đồng thời có sự liên hệ, so sánh với một số mơ hìnhquốc hội trên thế giới.

4 Phương pháp nghiên cứu

Để có thể thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu, với đặc trưng của bộmơn, trong q trình nghiên cứu Quốc hội Mỹ, người viết chủ yếu sử dụnghai phương pháp chuyên ngành là phương pháp lịch sử và phương pháplogic Ngồi ra, phương pháp so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp… cũngđược sử dụng khá thường xuyên.

5 Bố cục của khố luận

Ngồi phần mở đầu và kết luận, khố luận gồm có 2 chương:

Chương 1: Khái qt về nước Mỹ và cơ quan lập pháp Mỹ

Chương 2: Vai trò và mối quan hệ giữa cơ quan lập pháp với cơ quan

Trang 7

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1

KHÁI QUÁT VỀ NƯỚC MỸ VÀ CƠ QUAN LẬP PHÁP MỸ

1.1 Những nét lớn về lịch sử hình thành nước Mỹ và hệ thống chính trị Mỹ1.1.1 Những nét lớn về lịch sử hình thành nước Mỹ

Nước Mỹ nằm ở Bắc Mỹ, giáp Canada, Mêhicơ, Thái Bình Dương vàĐại Tây Dương Người ta ví khơng gian nước Mỹ giống như một hình thangngược có đáy dài 2600 km và 2400 km với diện tích 7.839.000 km2 Nó gồm3 khối địa hình lớn kéo dài đại thể theo hướng kinh tuyến: các dãy núi ở phíaTây, vùng đồng bằng lớn ở giữa và hệ Appalaches ở phía Đơng với dải đồngbằng ven Đại Tây Dương Ngoài phần lục địa với 48 bang đó, nước Mỹ cịncó hai bang khác là Alaska và Hawai tạo nên tổng diện tích của nước Mỹ là9.372.614 km2.

Liên bang Mỹ ngày nay là kết quả của sự hoà đồng, thay đổi của cảngười di cư lẫn người Mỹ bản địa và biến đổi về dân cư, kinh tế, tôn giáocũng như nền tảng tư tưởng Vậy thì Hợp chúng quốc Hoa Kỳ ra đời từ baogiờ và được hình thành như thế nào?

Trong cuốn "Lịch sử Hợp chúng quốc Hoa Kỳ", hai nhà sử học Alen

Trang 8

phát hiện thấy những bông hoa lạ, những quả dâu ngọt lịm to gấp bốn lần quảdâu ở nước Anh Họ cịn tìm thấy rất nhiều ổ gà tây, ổ nào cũng đầy ắp trứngto Đi sâu hơn nữa, họ lọt vào một làng da đỏ, được nhân dân cho ăn ngô vàhút thuốc lá…" [19; 20] Vậy là người Anh đã đặt trên lên lãnh thổ Mỹ ngày

nay và đã bị choáng ngợp trước sự trù phú của mảnh đất này

Đến thế kỷ XVII, người Anh đã chiếm cứ miền duyên hải Bắc Mỹ kéodài từ vịnh Fundy đến cửa sông Savannah Lãnh thổ của người Anh lúc nàylà lãnh thổ hẹp nhất trong số các thuộc địa của người Âu tại châu Mỹ.

Người Anh tới đây vì các miền khác đã bị chiếm cứ và vì nhữngnguyên nhân tinh thần - lập cư trên miền duyên hải Bắc Mỹ để có thể sốngmột đời sống thích hợp với tín ngưỡng của họ khi mà ở Anh, Thanh giáođang bị cấm đoán, đàn áp.

Những sự chiếm cứ đầu tiên đã được thực hiện gần như vào cùng mộtlúc Sir Walter Raleigh đổ bộ lên bờ xứ Virginia vào cuối thế kỷ XVI; năm1620 chiếc tàu May Flower cập bến gần mũi Cod và miền Masachusettes bắtđầu hình thành

Chỉ trong khoảng khơng đầy một thế kỷ, người Anh loại được nhữngngười châu Âu khác ở vùng này hoặc bằng chiến tranh hoặc bằng thươnglượng: người Hà Lan trên cửa sông Hudson, người Thụy Điển trên bờ sôngDelaware Và cuối thế kỷ XVII, nước Anh đã làm chủ toàn bộ miền DuyênHải Nhưng dân cư miền này gồm nhiều thành phần khác nhau: người Anh,xứ Wales, Hà Lan, Thụy Điển, Đức, Pháp… Lúc này, người Anh đã thiết lậpđược 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ.

Trang 9

Yếu tố tơn giáo có một ảnh hưởng rất quan trọng đối với đời sốngchính trị Các giáo phái tại các thuộc địa đều được bắt nguồn từ tân giáoCalvinisme, mà tân giáo Calvinisme lại là môi trường thuận lợi nhất cho sựnảy nở của các quan niệm dân chủ Tại Bắc Mỹ, các tín ngưỡng, tơn giáo điđơi với các truyền thống chính trị du nhập từ Anh quốc đã hướng xã hội tớimột nền dân chủ thực tiễn Tuy nó bắt nguồn từ nước Anh nhưng xã hội nàyđã cho thấy rõ vai trò quan trọng của giai cấp trung lưu - tư sản chứ khôngphải là quý tộc

Hoạt động kinh tế phát triển đã đưa tới sự ra đời của giai cấp tư sản vàchủ nô Ở các thuộc địa miền Bắc (New Hampshire, Massachusettes,Conneticut và Rode Island) và miền Trung (New York, New Jersey,Delaware và Pennsylvania), kinh tế thương nghiệp và kĩ nghệ phát triển vớinhững xưởng lọc đường, làm giấy, đóng tàu tạo nên những hải cảng sầm uấtnhư Boston, New York, Philadelphia… Tại đây, giai cấp tư sản ngày một giữvai trò quan trọng trong đời sống kinh tế nhưng lại bị các chính sách của thựcdân Anh kìm hãm Trong khi đó ở các thuộc địa miền Nam (Maryland,Virginia, North Carolina, South Carolina, Georgia), kinh tế đồn điền sử dụngsức lao động của nô lệ da đen rất phổ biến Ở đây, người ta sản xuất nhữngsản phẩm thích ứng với khí hậu nóng và ẩm như thuốc lá, gạo, cây chàm,bông vải… Nếu như ở các thuộc địa miền Bắc tính dân chủ cao thì ngược lại,ở các thuộc địa miền Nam, số đơng là nơ lệ lại bị bóc lột, thống trị bởi thiểusố các chủ đồn điền Tuy vậy, cũng như đông đảo nhân dân thuộc địa, tầnglớp chủ nô cũng mâu thuẫn gay gắt với thực dân Anh.

Vào thế kỷ XVIII, trên đất Mỹ, dân số mới chỉ vào khoảng 1,5 triệungười nhưng đất đai đã bắt đầu thiếu thốn và đắt giá Yêu cầu bức thiết đặt ralà đi tìm những vùng đất mới và người ta đã đi sang phía Tây Chẳng bao lâuhọ tới chân núi Allegheny

Trang 10

Người da đỏ vốn là những người dân bản xứ và càng ngày càng bịngười dân di cư dồn đuổi về phía Tây Đến lúc này, chiến tranh lại là phươngthức người dân da trắng dùng để chiếm đất đai của người Anh điêng

Người Pháp đã tới Bắc Mỹ rất lâu trước người Anh Trong một thờigian dài, người Pháp và người Anh chưa có xung đột ở đây Nhưng kể từ thếkỷ XVIII trở đi, họ bắt đầu tranh giành nhau để chiếm cứ những vùng đất khiđó cịn bỏ trống Trong quá trình đi sâu vào nội địa, bên kia dãy núiAllegheny, người Anh ở Bắc Mỹ đã vấp phải các đồn điền của người Pháp.Người Pháp lúc này đã có một thuộc địa rộng mênh mông trải dài từ cửa sôngSaint Laurent đến cửa sông Mississippi và được gọi là xứ Louisiane Đất đaicủa Pháp ở Bắc Mỹ đã vây kín 13 thuộc địa của Anh

Vì thế, xung đột đã xảy ra Các thuộc địa đã lợi dụng cuộc chiến giữaAnh và Pháp để củng cố địa vị Năm 1748, Pháp mất cửa sông Saint Laurent,miền Terre Neuve và Acadie Đến năm 1763, Pháp hoàn toàn bại trận và mấtmọi lãnh thổ ở Bắc Mĩ Lúc này, miền Tây đã được mở rộng ra cho các thuộcđịa Anh ở đây

Nhờ những cuộc xung đột này mà các thuộc địa đã ý thức được là cónhững lợi ích chung và cần phải đồn kết để giành lấy những lợi ích ấy

Cùng với sự phát triển của ý thức dân tộc, giai cấp tư sản non trẻ củacác thuộc địa cũng đang tăng cường thế lực kinh tế của mình và bước đầu trởthành một lực lượng đối kháng với tư sản chính quốc Chính sách cấm đốncủa thực dân Anh khiến cho mâu thuẫn giữa 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ với nướcAnh chính quốc ngày một gay gắt và làm bùng nổ cuộc chiến tranh giành độclập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (1775 - 1781).

Năm 1774, các thuộc địa cử đại biểu đi dự "Đại hội lục địa" lần 1 ởPhiladenphia Từ Đại hội, vang lên những lời cơng kích chính sách chunchế của Anh và những lời kêu gọi đấu tranh cách mạng Trong Đại hội, có đại

Trang 11

Ngày 4/7/1776, Đại hội lục địa lần 2 đã thông qua bản "Tuyên ngônđộc lập" Đây là bản tuyên ngôn nhân quyền đầu tiên, được thảo ra theo tinh

thần dân chủ và thấm nhuần triết học Ánh sáng của Pháp cũng như triết họctiến bộ của Anh Đây là văn kiện đầu tiên tuyên bố nguyên tắc chủ quyền củanhân dân, tuyên bố những quyền tự do dân chủ tư sản và cộng hồ Nó đã cổvũ tinh thần đấu tranh của nhân dân thuộc địa

Năm 1783, theo hoà ước Versaire, Anh công nhận nền độc lập của 13thuộc địa ở Bắc Mỹ Một nước mới xuất hiện ở Bắc Mỹ là Hợp chúng quốcchâu Mỹ hay Hoa Kỳ và thường quen gọi là Mỹ.

Năm 1787, Hiến pháp mới được thơng qua Trước đó, vào tháng11/1777, Hiến pháp đầu tiên của Liên bang 13 nước Bắc Mỹ được thông qua.Đến ngày 1/3/1781 Hiến pháp bắt đầu có hiệu lực (vì vậy nên gọi là Hiếnpháp 1781) Hiến pháp 1787 với một số sửa đổi cịn có hiệu lực cho đến ngàynay Thực chất, Hiến pháp 1787 là sự thoả hiệp giữa hai tầng lớp lãnh đạocách mạng: chủ nô miền Nam và tư sản miền Bắc Hiến pháp đã thiết lập chếđộ cộng hoà ở Mỹ Trong chế độ cộng hồ mới này, chính quyền ở trong taytư sản cơng thương nghiệp miền Bắc và chủ nô miền Nam Với chế độ tổngthống, nền thống trị của giai cấp tư sản ở Bắc Mỹ được thiết lập

Sau khi giành được độc lập, một dân tộc mới vừa sinh ra trong cáchmạng bắt đầu vươn mình, làm nên những biến đổi lớn Từ một loạt nhữngkhu định cư bám chắc vào bờ Đại Tây Dương, nước Mỹ đã mở rộng lãnh thổcủa mình sang tận bờ Thái Bình Dương

Trang 12

Việc mở rộng đất đai đóng một vai trị vơ cùng quan trọng đối với sựphát triển kinh tế của Mỹ Có thể nói, những vùng đất mới mênh mơng, giàutài ngun này chính là "kho vàng" để nước Mỹ nhanh chóng vươn lên đuổikịp các nước châu Âu và trở thành một siêu cường trên thế giới Đồng thời,vùng đất tràn đầy nhựa sống này đã trở thành điểm đến ước mơ của hàngtriệu người trên thế giới.

Lịch sử dân tộc Mỹ cũng là lịch sử của nhập cư và tính đa dạng Hợpchúng quốc Hoa Kỳ đã đón nhận nhiều người nhập cư hơn bất cứ quốc gianào khác Người nhập cư vào Mỹ từ mọi quốc gia, mọi châu lục Nhữngngười Mỹ nhập cư đầu tiên từ hơn 20 000 năm trước là những người du hànhxuyên lục địa đi từ châu Á sang Rồi đến hàng đoàn người từ châu Âu, kéotheo hàng triệu nô lệ da đen từ châu Phi và đến cả dòng người Do Thái Ngàynay, dân số Mỹ có 95% là người da trắng gốc châu Âu cịn những người dânbản xứ (Anh điêng) chỉ có khoảng 2 triệu (chiếm 0,8% tổng dân số Mỹ) vàchỉ có khoảng 1/3 trong số họ còn sống ở các khu bảo tồn [6; 6].

Từ thế kỉ XVIII, nước Mỹ đã bước vào tiến hành cuộc cách mạng côngnghiệp Từ năm 1814 trở đi, hầu hết các ngành công nghiệp Mỹ đều đã sửdụng máy móc Cơng nghiệp đường sắt phát triển nhanh chóng Năm 1850,Mỹ xây dựng được 15 000 km, đứng hàng đầu thế giới Đến giữa thế kỉ XIX,sản xuất công nghiệp Mỹ đứng hàng thứ tư trên thế giới [35; 9].

Về chính trị, Mỹ theo thể chế cộng hoà tổng thống với chế độ tamquyền phân lập Theo đó, Tổng thống là người đứng đầu Nhà nước, do nhândân bầu ra, có nhiệm kì 4 năm Tổng thống có tồn quyền hành pháp và làtổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Mỹ Nắm quyền lập pháp là Quốc hộigồm hai viện: Thượng nghị viện và Hạ nghị viện Quyền tư pháp thuộc vềToà án tối cao với 9 quan toà giữ chức vụ suốt đời Từ khi lập nước đến nay,ở Mỹ có rất nhiều đảng phái chính trị song chỉ có hai đảng thay nhau cầmquyền là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà.

Trang 13

giới Là một nước có đồng bằng rộng nhất thế giới (2000 000 km2), Mỹ cũngdẫn đầu thế giới về các lĩnh vực như: năng lượng, sản xuất điện, hàng khôngdân dụng… Nước Mỹ là quê hương của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuậtlần hai mà trọng tâm là điện tử, vi tính Đồng thời, Mỹ cũng là điển hình củachế độ cộng hồ tổng thống, điển hình của chế độ tam quyền phân lập

So với các nước khác trong hệ thống tư bản phương Tây, Mỹ là mộtquốc gia trẻ, ra đời muộn Khi liên bang Mỹ hình thành thì hệ thống tư bản ởchâu Âu đã định hình và có một nền tảng kinh tế, chính trị khá vững chắc.Các nước này cịn có cả một hệ thống thuộc địa trải dài trên khắp các châulục của thế giới Từ lúc ra đời đến nay, nước Mỹ mới chỉ trải qua có hơn 200năm lịch sử, một quốc gia khơng có bề dày lịch sử khi so sánh với các quốcgia châu Âu khác như Pháp, Anh hoặc Nga…

Đến mảnh đất Bắc Mỹ, hàng triệu người châu Âu đã vượt hơn 300nghìn hải lý, bỏ lại đằng sau những hủ tục và nếp sống cũ để hồ nhập vàomột "gia đình" mới với một nếp sống mới Họ đem theo mình những ý tưởngchính trị, thành tựu khoa học kỹ thuật, nếp nghĩ và cả thói quen của người

châu Âu sang một lục địa gần như trống rỗng Có thể nói rằng "mối quan hệqua lại giữa các lực lượng địa lý, sinh học và lịch sử đã tạo nên đất nướcnày" [20; 240].

1.1.2 Những nét lớn về hệ thống chính trị Mỹ

Trang 14

là người coi Nhà nước Anh là bạo ngược Một số người khác cảm thấy bị loạitrừ khỏi hệ thống quyền lực, coi hệ thống quan chức lúc đó là tham nhũng,đồi bại Các thành phần cấp tiến ở thuộc địa đã có điều kiện tiếp cận vớinhiều tư tưởng mới của phong trào khai sáng Tư tưởng khai sáng được chấpnhận rộng rãi nhất ở thuộc địa là học thuyết của John Locke, thể hiện rõ tronghai bộ "Khảo luận về chính phủ" xuất bản năm 1690 Những người bất đồngchính kiến đã dựa vào các tác phẩm của John Milton và John Locke làm cơsở lý luận chống lại chính phủ chính quốc thời kỳ đó

Điểm cốt lõi của luồng tư tưởng mới này là khái niệm về chính phủ.Các học thuyết này cho rằng nhà nước có nhiệm vụ cao cả trong việc bảo vệsự sống, tự do và quyền tư hữu của cơng dân bởi con người sinh ra đều ích kỉvà tham lam nên họ thường có lịng tham trước của cải của người khác Tuyvậy, có khá nhiều chính phủ lại do nhóm người tham nhũng cầm đầu nênngười dân cần có sự bảo vệ và che chở trước khả năng lạm dụng quyền lực.Quyền lực chính trị thực sự thuộc về nhân dân và nhân dân uỷ quyền chochính phủ đứng ra bảo vệ quyền lợi của họ Trong trường hợp chính phủ viphạm các quyền tự nhiên của người dân, họ sẽ là người có quyền bãi nhiệmchính quyền đó

Học thuyết chính trị của John Locke có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển

sau này của hệ tư tưởng chính trị tư sản, đặc biệt là quan điểm về "quyền tựnhiên không thể tước bỏ của con người" được Jefferson và các nhà lý luận

Trang 15

một mơ hình xã hội lúc này chưa hề tồn tại Vì khơng phải kế thừa những tưtưởng phong kiến, tư tưởng tự do tư sản bắt nguồn từ các ngun tắc chính trịmà John Locke đã ni dưỡng có điều kiện nảy nở trên đất Mỹ Hartz lập luận:

"các luồng tư tưởng của chủ nghĩa tự do hình thành trên một thực tế là chúngta (nước Mỹ) chưa bao giờ có một truyền thống bảo thủ" [20; 131]

Một hệ thống quản lý dựa trên tư tưởng của nhà triết học Anh JohnLocke dần dần hình thành ở các thuộc địa Điểm đáng chú ý là, với hệ thốngquản lý đó, những mầm mống cơ bản của việc hình thành tầng lớp quý tộccha truyền con nối vốn vẫn tồn tại trong xã hội châu Âu đã bị loại trừ từ trongtrứng nước Tại hầu hết các thuộc địa, cộng đồng địa phương từng bước cóthói quen tự giải quyết cơng việc của mình với sự can thiệp hãn hữu của bênngoài hoặc ở cấp cao hơn Hội đồng đại diện (Assembly) tại các thuộc địađảm nhiệm khá nhiều quyền tương đương với Nghị viện ở chính quốc Nhưvậy, có thể thấy rằng cơ cấu hệ thống chính trị của các cuộc địa chia sẻ mộtsố điểm tương đồng nhất định - yếu tố thuận lợi cho sự hình thành hệ thốngchính trị liên bang thống nhất trong tương lai Gần như tất cả các thuộc địađều có thống đốc là người đứng đầu cùng phối hợp hành động với hai việnlập pháp Một hội đồng, hoặc được bầu hoặc chỉ định, sẽ là cơ quan tư vấncho thống đốc các vấn đề về chính sách và đơi khi hoạt động với tư cách làtồ án tối cao của thuộc địa Chính những bộ luật, khế ước được ban hành tạicác thuộc địa đã đặt nền móng cho sự hình thành quốc gia mới

Chính nền tảng tư tưởng đó đã hình thành nên hệ thống chính trị Mỹsau khi cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc thành công

Trang 16

được trao vẫn thuộc chính quyền bang Do những mong muốn này, Hiếnpháp Liên bang và những điều bổ sung của nó đã thể hiện rõ những nội dungcơ bản của các nguyên tắc đã được thoả thuận.

Trên cơ sở của những nguyên tắc được trình bày dưới các loại quyđịnh khác nhau trong hiến pháp, hệ thống chính trị Mỹ đã được hình thành.

Bộ máy cơng quyền theo ngun tắc tam quyền phân lập đã được chialàm ba nhánh với ba loại nhiệm vụ khác nhau, ba loại quyền khác nhau và cóthể kiềm chế lẫn nhau để tránh nguy cơ đi tới lộng quyền Bộ máy côngquyền này nằm dưới sự kiểm định tối cao của nhân dân và được tổ chức theokiểu phân quyền.

Trang 17

Quốc hội

Thượng việnHạ việnTồ án Quốc hội MỹVườn thực vật MỹVăn phịng Kế tốn

Văn phịng In ấn của Chính phủThư viện của Quốc hộiVăn phịng Thẩm định cơng nghệ

Văn phịng Ngân sách Quốc hộiHội đồng Xét xử bản quyền

Toà án Mỹ về ThuếNhánh lập pháp

Tổng thống

Văn phòng Điều hành của Tổng thống

Phó Tổng thống

Nhánh hành pháp

Tồ án Tối cao

Tồ án Phúc thẩm của MỹCác tịa án quận của MỹTồ án Khiếu nại của Mỹ

Toà án Phúc thẩm của Mỹ trong khu vực liên bangToà án về các vụ xét xử thương mại quốc tế trong lãnh thổ Mỹ

Toà án Phúc thẩm cựu chiến binh MỹVăn phịng Quản lý của các tồ án Mỹ

Trung tâm Xét xử liên bang

Nhánh tư pháp

Có thể hình dung chính quyền Mỹ theo Hiến pháp 1787 qua sơ đồ sau:

Trang 18

Do chính quyền được trao nhiều quyền hạn trong việc xây dựng thểchế và áp dụng thể chế đó để quản lý xã hội, mà những thể chế này lại liênquan tới quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người dân, nên trong điều kiện xã hộicó quyền dân chủ, mọi tầng lớp nhân dân đều quan tâm tới việc chi phốichính quyền ấy Từ đây, các tổ chức đảng phái và nhóm lợi ích xuất hiện vàtham gia mạnh vào đời sống chính trị.

Các đảng phái chính trị, các nhóm lợi ích ra đời từ đó Đây là nhữngliên minh cá nhân có cùng quan tâm trong xã hội đã trở thành những bộ phậncấu thành quan trọng của hệ thống chính trị Mỹ Những đảng phái này thamgia từ hoạt động tranh cử giành bộ máy chính quyền tới xây dựng chính sáchvà thể chế hố những chính sách phục vụ lợi ích cho mình dưới hình thứcpháp luật Mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội Mỹ đều có những tổ chức, songgiai cấp tư sản với tiềm lực kinh tế của mình có những tổ chức mạnh nhất.Các đảng và các nhóm lợi ích của họ đóng vai trị chính trong đời sống chínhtrị Mỹ mà tiêu biểu là hai đảng Dân chủ và Cộng hoà từ khi lập nước đến nayvẫn thay nhau giữ ghế Tổng thống và quyền chi phối trong Quốc hội.

Mọi luật lệ trong thể chế này chỉ có thể hình thành trên cơ sở thoả thuậngiữa các tập đồn, phe nhóm trong xã hội, bởi các nguyên tắc tổ chức và phânchia quyền lực của bộ máy chính quyền khơng tạo cơ hội cho bất kỳ phe pháinào có tiếng nói độc quyền khi ra luật Đa số không áp đặt được thiểu số vàthiểu số cũng không khống chế được đa số Tuy nhiên, những nhóm xã hội cótiềm lực mạnh vẫn có tiếng nói ảnh hưởng tới thể chế nhiều hơn.

Một điều hiển nhiên đã được ghi trong Hiến pháp của Mỹ là mọi thểchế, mọi luật lệ của Mỹ đều nhằm bảo vệ sự tồn tại và phát triển quan hệ tưbản chủ nghĩa.

Trang 19

Đảng Dân chủ Bởi vậy, việc xây dựng thể chế và quản lý xã hội phụ thuộcchủ yếu vào hai đảng này, đặc biệt là đảng thắng cử.

Khi nghiên cứu hệ thống chính trị Mỹ, một câu hỏi được nhiều ngườiđặt ra là tại sao nước Mỹ khơng theo chính thể qn chủ lập hiến như ở Anhmà lại theo chính thể cộng hồ tổng thống Lý do quan trọng nhất chính lànước Mỹ không phải trải qua thời kỳ phong kiến, không phải kế thừa những tưtưởng phong kiến và do đó tư tưởng tự do tư sản có điều kiện phát triển mạnh.Hơn nữa, những người dân đã dời bỏ sự kìm kẹp của xã hội phong kiến châu khơng có lý do gì để lại thiết lập lên một ơng hồng ở vùng đất mới - nơihọ có điều kiện tốt để tạo dựng một xã hội tự do Mặt khác, những người dânthuộc địa đã chịu ách thống trị của Anh hồng hàng thế kỷ cũng khơng mongmuốn lại xây dựng một chính quyền mới với một vị vua đứng đầu

Hệ thống chính trị Mỹ với những nguyên tắc được ghi trong Hiến pháp1787 về cơ bản vẫn tồn tại đến nay Điều đó nói lên tính ổn định cao của mơhình này Đó là một chính quyền điển hình của học thuyết tam quyền phân lập,chịu ảnh hưởng lớn từ học thuyết chính trị của John Locke Đã hơn 200 nămnay, hệ thống chính trị ấy vẫn tồn tại cùng lịch sử nước Mỹ và là mẫu hình đểnhiều nước xây dựng nên bộ máy chính quyền của mình

1.2 Sự ra đời và phát triển của cơ quan lập pháp Mỹ

1.2.1 Quốc hội là gì? Các hình thức Quốc hội trên thế giới

Ở mỗi nước, Quốc hội lại được gọi với nhiều tên khác nhau, ví nhưĐuma quốc gia ở Nga, Nghị viện ở nhiều nước tư sản hay Quốc hội ở ViệtNam… Tựu chung lại, người ta thường gọi là Quốc hội hoặc Nghị viện VậyQuốc hội (Nghị viện) là gì?.

Trong "Từ điển tiếng Việt" của Viện Ngôn ngữ, Quốc hội được định

Trang 20

Theo "Từ điển bách khoa Việt Nam" của Hội đồng quốc gia chỉ đạo

biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam thì Nghị viện là "cơ quan lập pháp ởmột số nước, còn gọi là quốc hội Nghị viện có quyền ban hành hiến pháp vàsửa đổi hiến pháp, ban hành luật và sửa đổi luật Nghị viện có thể gồm mộtviện, cũng có thể gồm hai viện: Thượng nghị viện và Hạ nghị viện Thôngthường, ở các nhà nước liên bang, Hạ nghị viện đại diện cho dân cư nóichung cịn Thượng nghị viện đại diện cho các tiểu bang… Tính đại diện củaThượng viện và Hạ viện cũng khác nhau ở các nước, tuỳ thuộc vào hình thứctổ chức của nhà nước liên bang hay đơn nhất" [17; 111].

Tác giả Jay M Shafrits trong “Từ điển về chính quyền và chính trịHoa Kỳ” đã định nghĩa Quốc hội Hoa Kỳ (Congress, United States) là

“nhánh lập pháp của chính quyền Mỹ” Quốc hội Mỹ được xác lập theo ĐiềuI, khoản 1 của Hiến pháp Điều khoản này quy định rằng “toàn bộ quyền lựclập pháp được thừa nhận tại đây sẽ được trao cho một Quốc hội Hoa Kỳ.Quốc hội gồm có Thượng viện và Hạ viện” [ 33; 213].

Trang 21

nhân dân kiểm tra các hoạt động của nhà nước, một hình thức để nhân dânthay đổi, để cho nhà nước luôn luôn thuộc về nhân dân.

Việc tổ chức và hoạt động của quốc hội rất khác nhau Sự khác nhaunày phụ thuộc vào từng điều kiện hoàn cảnh lịch sử, văn hoá, truyền thốngcủa mỗi quốc gia Do vậy, các hình thức Quốc hội rất là đa dạng và phongphú Sự da dạng và phong phú của Quốc hội ngoài việc được tạo nên từ cácđiều kiện, hoàn cảnh của từng nước còn từ các chức năng cần phải đảmnhiệm của Quốc hội.

Nếu xét dưới góc độ triết học, hình thức là thể hiện của nội dung vấnđề tổ chức và hoạt động của Quốc hội thì chúng ta có thể thấy rằng vấn đềhình thức, mơ hình của Quốc hội bao quát tất cả các vấn đề của Quốc hội cácnước trên thế giới.

Theo chính thể, chúng ta có những mơ hình Quốc hội sau:

Thứ nhất, Quốc hội của các nước theo chính thể đại nghị kể cả cộng

hồ lẫn qn chủ Đây là mơ hình Quốc hội cổ điển nhất, được gọi là mơ hìnhtruyền thống Khn mẫu cũng như xuất phát của mơ hình này là từ nướcAnh Theo chính thể này thì Quốc hội là cơ quan có quyền lực Nhà nước tối

cao, quyền lực đó có nguồn gốc và thống nhất từ nhân dân “Quốc hội là hếtý có quyền làm được tất cả trừ cái quyền không thể làm được là biến đàn ơngthành đàn bà” [12; 368] Đó là nhận thức của người Anh thời làm cách mạng

Trang 22

nghị viện Vì lẽ đó nên Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Hạ nghị viện.Tình hình đó tạo nên những dấu hiệu căn bản của chế độ nghị viện này như:Chính phủ phải được thành lập dựa trên cơ sở của nghị viện; Chính phủ phảichịu trách nhiệm trước nghị viện; Chính phủ chỉ được thực hiện nhiệm vụ khivẫn cịn sự tín nhiệm của nghị viện, trong trường hợp khơng cịn tín nhiệmnữa thì bị lật đổ, và kèm theo đó là việc Quốc hội cũng có thể bị giải tántrong trường hợp khơng có khả năng thành lập ra một Chính phủ mới.

Nhưng với sự ảnh hưởng của các hoạt động đảng phái chính trị, tronghoạt động của nghị trường bị đảng chiếm đa số khống chế nên “nghị gật”xuất hiện từ đây và tạo nên sự khủng hoảng của chế độ đại nghị Từ đó sinhra các quy luật bất thành văn: đảng cầm quyền đứng ra thành lập Chính phủ,Chính phủ được quyền giải tán Quốc hội hoặc Chính phủ và người đứng đầuChính phủ đe doạ đặt vấn đề tín nhiệm trước Quốc hội…Và cuối cùng, Quốchội đáng lí ra phải là cơ quan lập pháp nhưng trên thực tế lại là cơ quan hạnchế sự lập pháp.

Thứ hai, Quốc hội của các nước theo chính thể cộng hồ tổng thống.

Trang 23

nghĩa là, khơng có sự phối kết hợp lẫn nhau như ở trong chính thể cộng hồhay qn chủ đại nghị giữa lập pháp và hành pháp Đặc điểm của chúng là:Chính phủ hành pháp khơng chịu trách nhiệm trước Quốc hội, không bị Quốchội lật đổ và kèm theo đó là Quốc hội cũng khơng bị giải tán.

Thứ ba, mơ hình Quốc hội của các nước thuộc hệ thống xã hội chủ

nghĩa như Liên Xô và các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây vàcủa Việt Nam hiện nay Quốc hội được quy định là cơ quan quyền lực nhànước tối cao, thực hiện quyền làm chủ duy nhất thuộc về nhân dân, không ápdụng học thuyết phân chia quyền lực mà là tập quyền Việc tổ chức và hoạtđộng của Quốc hội phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Nếu nhưQuốc hội của các nhà nước tư sản bao gồm các thành viên Quốc hội - nghị sĩlàm việc một cách chuyên nghiệp, được hưởng lương thì của nhà nước xã hộichủ nghĩa không được chuyên nghiệp mà kiêm nhiệm các công tác chuyênmôn hay nghề nghiệp khác (rất nhiều công chức trong bộ máy hành pháp làđại biểu Quốc hội) Hoạt động của họ có tính chất xã hội, không được hưởnglương mà chỉ được hưởng phụ cấp Thứ nữa, ngoài việc chuyên nghiệp, nghịsĩ của Nghị viện tư sản chỉ chịu trách nhiệm trước đảng mà không chịu tráchnhiệm trước cử tri, đại biểu Quốc hội của các nước xã hội chủ nghĩa còn phảichịu trách nhiệm trước cử tri.

Dưới góc độ lịch sử phát triển của nhân loại, có thể chia Quốc hội rathành hai mơ hình: Quốc hội của các nước phát triển và chậm phát triển.

Thứ nhất là mơ hình Quốc hội của các nước tư bản phát triển mà ở đó,

Trang 24

năng lập pháp – làm luật ở tất cả các vấn đề, tất cả mọi lĩnh vực như học thuyếtphân chia quyền lực của J Locke và S Montesquieu đã chỉ ra đến chỗ Quốchội trở thành nơi có chức năng chỉnh lí các dự án đã được chuẩn bị sẵn từ phíacác cơ quan hành pháp; từ chỗ về ngun tắc khơng có quyền thâm nhập vàocác lĩnh vực của hành pháp và tư pháp dần dần đã trở thành nơi hoặc là cơ sởcho việc thành lập nên Chính phủ hành pháp, bắt Chính phủ phải chịu tráchnhiệm, chỉ được hoạt động khi và chỉ khi có sự tín nhiệm của mình.

Thứ hai, Quốc hội của các nước mới phát triển, mới được giải phóng

đều được thành lập trong khoảng 50 năm trở lại đây Về cơ bản, việc tổ chứcvà hoạt động của Quốc hội các nước này tiếp thu kinh nghiệm của các nướcnói trên.

Thứ ba, Quốc hội của một số nước khác cho đến nay vẫn chỉ dừng lại

ở những bước đi ban đầu, là cơ quan tư vấn giúp việc cho nhà vua của cácnhà nước tôn giáo phong kiến đạo Hồi.

Theo cơ cấu tổ chức, Quốc hội có thể gồm một viện, hai viện thậm chíba viện…

Đa số Quốc hội của các nhà nước tư bản phát triển đều được tổ chứcthành hai viện: Thượng viện và Hạ viện Nghị viện chỉ có một viện hiện có ởĐan Mạch, Phần Lan, Thuỵ Sĩ, Hy Lạp, Bồ Đào Nha Ở Italia, có Viện dânbiểu (Hạ nghị viện) và Thượng nghị viện Ở Anh có Hạ nghị viện và Việnnguyên lão (Thượng nghị viện) Ở Cộng hoà liên bang Đức, cơ quan đại diệnchung của liên bang là Bundestag Bên cạnh đó cịn có Bundesrat là đại diện

của các bang trong liên bang, mà thơng qua nó các bang “tham gia vào hoạtđộng lập pháp và quản lí của liên bang” (Điều 50 - Hiến pháp Cộng hoà liên

Trang 25

Cơ cấu hai viện này trước hết được áp dụng cho nhà nước liên bang.Tức là ở nhà nước liên bang, Nghị viện có cơ cấu hai viện: Hạ viện là đạidiện cho ý chí của tồn liên bang khơng phân biệt các bang hợp thành, dotoàn cử tri của liên bang bầu ra, còn Thượng viện là viện phải đại diện cho ýchí của các bang và mối liên hệ giữa các bang với nhau, do cử tri của từngbang bầu ra rồi nhóm họp lại Ở đây, các viện đều tham gia vào việc giảiquyết các công việc của tồn liên bang Vì nhiệm vụ khác nhau cho nên có sựphân biệt giữa Thượng viện và Hạ viện Thượng viện có nhiệm vụ này lạikhơng có nhiệm vụ kia và ngược lại, công việc này thuộc về chức năng củaHạ viện mà khơng thể là của Thượng viện Vì vậy, khơng thể nói rằng việnnày có nhiều quyền năng hơn cịn viện kia có ít quyền năng hơn.

Cơ cấu hai viện không phải là cơ cấu đặc thù của nhà nước liên bang.Khơng ít những nhà nước đơn nhất vẫn có cơ cấu hai viện như ở Anh, NhậtBản, Italia… Việc tổ chức Quốc hội thành hai viện chủ yếu là để nhằm giảiquyết mâu thuẫn có thể xảy ra giữa các quyền lợi vốn dĩ là không thể thống nhấtcủa các tầng lớp, giai cấp, giữa các dân tộc trong cùng một quốc gia theo conđường mà pháp luật đã định ra mà không bằng một con đường nào khác.

Nếu như ở các nhà nước tư bản phát triển, cơ cấu Quốc hội hai viện làphổ biến, thì ở các nhà nước mới phát triển hoặc phát triển chậm, nhất là của cácnhà nước mới được giải phóng khỏi ách thực dân, đế quốc thì cơ cấu Quốc hộimột viện lại là phổ biến Hiện tượng này có nhiều cách giải thích khác nhau.Người thì cho rằng, vì do nhu cầu phải thống nhất ý chí dân tộc phục vụ chocuộc đấu tranh giải phóng đất nước Một số khác lại giải thích rằng ở đó khơngtồn tại một tầng lớp quý tộc đáng cần phải quan tâm.

Trang 26

hội bao gồm Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các thành viênkhác Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ thường trực cho hoạt động của Quốchội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội cịn có quyền ban hành các văn bản có hiệulực dưới luật nhưng thực tế là thay các đạo luật Đó là Pháp lệnh.

Mặc dù có nhiều hình thức, mơ hình Quốc hội khác nhau song giữachúng vẫn có những điểm chung Những điểm chung ấy được tạo ra từ nguồngốc hình thành của Quốc hội Quốc hội có gốc tích hay cịn gọi là manh nhatừ thời kì cách mạng tư sản, mà trước hết là của thời kì phong kiến Anh quốc.Quốc hội các nước có mơ hình chung bởi vì chúng đều đảm nhiệm chungchức năng cơ bản nhất của một nhà nước là làm luật.

1.2.2 Sự ra đời và phát triển của Quốc hội Mỹ

Quốc hội ra đời và có cơ sở pháp lý từ bản Hiến pháp được Hội nghịlập hiến soạn thảo năm 1787, chính thức được phê chuẩn và có hiệu lực kể từnăm 1789 Mặc dù trong hơn 200 năm lịch sử, bản Hiến pháp Liên bang đãđược bổ sung, sửa đổi tổng cộng 27 lần, lần gần đây nhất là vào năm 1992,nhưng những điểm cơ bản vẫn giữ nguyên như trước đây và là bản hiến phápcó lịch sử lâu đời nhất trên thế giới (khơng tính Hiến pháp khơng thành văncủa Anh).

Theo Hiến pháp này, chính quyền Liên bang Hoa Kỳ bao gồm 3 nhánhquyền lực là: Quốc hội, Tổng thống và Toà án Quốc hội bao gồm hai viện:Thượng nghị viện và Hạ nghị viện Hiện nay, Thượng viện bao gồm 100 đạibiểu, mỗi bang được cử 2 người, có nhiệm vụ kỳ 6 năm và cứ 2 năm thì bầulại 1/3 Hạ nghị viện bao gồm 435 đại biểu được bầu trực tiếp từ 435 khu vựcbầu cử, có nhiệm kỳ 2 năm Quận thủ đơ và các quốc đảo phụ thuộc cũngđược cử đại diện tham gia Hạ nghị viện nhưng khơng có quyền bỏ phiếu.

Trang 27

bắt đầu Trong hội nghị, có 3 mơ hình chính quyền được đưa ra là: phương ánVirginia, phương án New Jersey và phương án Hamilton.

Thứ nhất, phương án Virginia (hay còn có tên "Những giải pháp

Radolph") do E Radolph - thống đốc bang Virginia và những đồng nghiệpcùng tiểu bang đưa ra Nền tảng của chính quyền này chủ yếu do J Madisonthiết kế gồm 3 nhánh: lập pháp, hành pháp và tư pháp Mỗi nhánh được cấutrúc để kiểm soát quyền lực của các nhánh kia Với quyền lực tập trung caođộ, chính quyền theo mơ hình này có thể phủ quyết mọi đạo luật mà cơ quan

lập pháp tiểu bang ban hành Về phương án này, Radolph đã thú nhận: "(đó)là một liên minh thống nhất, trong đó ý kiến (riêng) của các tiểu bang gầnnhư không được đếm xỉa đến" [4; 24]

Theo phương án này, Quốc hội liên bang sẽ bao gồm hai viện đượcchọn theo quy mô dân số Việc thiết lập hai viện là nhằm đại diện cho nhữnglợi ích khác nhau và để q trình làm luật tỉ mỉ và kỹ lưỡng hơn Hạ nghịviện do người dân trực tiếp bầu, còn các thành viên của Thượng nghị viện lạiđược chính Hạ nghị viện lựa chọn

Có một giai thoại được kể để giải thích và biện hộ cho sự ra đời của hệthống lập pháp lưỡng viện: Trong khi hội nghị lập hiến diễn ra, ThomasJefferson đang ở Pháp Khi trở về ông gặp Goerge Wasshington để cùng ănsáng Người ta kể rằng Thomas Jefferson đã hỏi Wasshington tại sao hội nghịdo ơng chủ trì lại đồng ý với sự tham gia của một viện thứ hai là Thượng

Trang 28

đông thành viên; nó cần phải được chia nhỏ ra Bản thân số đơng khơng thơithì chưa đủ để ngăn cản sự bốc đồng của cảm xúc, sự kết hợp của các lợi ích,âm mưu của các bè phái, những hành động vội vã điên rồ hay tư tưởng lạmquyền Một viện có thể theo dõi và kiểm sốt viện kia, cung cấp những cáimà bên kia thiếu, sửa chữa những sai lầm và gây trở ngại cho những dự địnhcủa bên kia nếu những dự định đó là phạm pháp và sai lầm"[33; 77].

Thứ hai là phương án New Jerrey (các giải pháp Paterson) do W.

Paterson đại biểu bang New Jerrey đưa ra (đại diện cho những bang nhỏ).Lo sợ về một chính quyền quốc gia mạnh, Paterson đề xuất giải phápbao gồm 9 điểm, kêu gọi tổ chức một cơ quan lập pháp duy nhất, trong đó tấtcả các bang đều có phiếu bầu bình đẳng

Các đại biểu của các bang nhỏ đều tập hợp quanh phương án này, đồnglòng chống lại các mưu đồ nhằm ném các bang nhỏ vào "mớ hỗn lộn".

Paterson đã đề nghị một mơ hình nhà nước mà "sự liên kết của các tiểu bangchúng ta chỉ thuần tuý là một liên minh của quốc gia" [4; 22] Phương án

New Jerrey kêu gọi chỉ thông qua các điều khoản cho phép Quốc hội có thêmquyền hạn trong việc tăng nguồn thu và điều hành vấn đề thương mại Giảipháp này cũng đảm bảo rằng, các đạo luật của Quốc hội và các hiệp ước đượcthông qua sẽ là luật tối cao của các tiểu bang

Trang 29

Thứ ba là phương án Hamilton do Alexander Hamilton đệ trình mơ

hình chính quyền lý tưởng của riêng ơng Ơng cho rằng chính quyền Anh là"tốt nhất trên thế giới" Hamilton đề xuất một mơ hình chính quyền tương tự,theo đó một Thượng viện với các thành viên phục vụ suốt đời, nếu có tư cáchđạo đức tốt thì có quyền phủ quyết tất cả các đạo luật Nhiều đại biểu rất bấtbình với kế hoạch này, vì coi đó sẽ dẫn tới một chính thể quân chủ lập hiến,một thứ vua do dân bầu ra.

Những người dân Mỹ vừa từ bỏ chế độ qn chủ Anh nên chẳng thíchthú gì một mơ hình tương tự, nhưng một số thành viên của hội nghị thực sựtrông đợi đất nước đi theo hướng này Đại biểu Hugh William của tiểu bang

Bắc Carolina, một bác sĩ phẫu thuật giàu có tuyên bố "khá chắc chắn rằng, lúcnày hay lúc khác chúng ta đều cần phải có vua" [4; 26] Các tờ báo xuất hiện

vào mùa hè năm 1787 cũng đồn đại về một phương án đang được xây dựngnhằm mời con trai thứ hai của vua George III là Fredrick, Công tước xứ York,một giáo sĩ thế tục ở Osnaburgh - Phổ về làm "Vua của Hợp chúng quốc".

Đến cuối tháng 6, cuộc tranh luận giữa các bang lớn và các bang nhỏvề vấn đề đại diện tại cơ quan lập pháp thứ nhất ngày càng gay gắt Các đạibiểu của Virginia và các bang lớn khác khăng khăng yêu cầu số lượng đạibiểu trong Quốc hội phải được chọn căn cứ theo số dân, còn những đại biểucủa các bang nhỏ nhất định địi quyền đại diện bình đẳng mà họ đã có nhưquy định của "Các điều khoản hợp bang".

Trang 30

các bang lớn khơng sẵn lịng thoả hiệp về vấn đề này, Hội nghị trở nên cực kìcăng thẳng.

Luther Martin, đại biểu bang Maryland tuyên bố: "các tiểu bang phảicó quyền đại diện bình đẳng Đối với chúng ta, điều này được đảm bảo vớiCác điều khoản hợp bang; và ngay lúc này đây, chúng ta đang được hưởngđặc ân đó"[4; 27] Đúng thế, Hội nghị lập hiến được tổ chức hoàn toàn phù

hợp với quy định bình đẳng giữa các bang theo "Các điều khoản Hợp bang"(Bất kể bang lớn hay nhỏ và có bao nhiêu đại biểu thì trong mọi cuộc bỏphiếu tại Hội nghị, mỗi bang đều chỉ có một phiếu bầu Tất cả các đại biểucủa cùng một tiểu bang sẽ bỏ phiếu về vấn đề đó Nếu có nhiều phiếu thuậnhơn thì là phiếu của tiểu bang này được coi là thuận và ngược lại Hội nghị sẽchấp thuận điều được đa số các bang tán thành, mà không cần quan tâm đếnđa số phiếu bầu của cá nhân các đại biểu).

Cuộc tranh cãi phức tạp tại Hội nghị càng căng thẳng thêm vì mâuthuẫn giữa các bang miền Bắc với các bang miền Nam về phương pháp tínhnơ lệ để xác định thuế và quyền đại diện Vào thời gian đó, chế độ sở hữu nơlệ đã được xố bỏ ở các bang miền Bắc nhưng vẫn còn tồn tại ở hầu hết cácbang miền Nam.

Trong tuần tiếp theo, cuối cùng các thành viên dự Hội nghị cũng đạtđược thoả hiệp Họ đồng ý rằng, thuế thu trực tiếp sẽ được xác định theoquyền đại diện, còn quyền đại diện tại Hạ viện sẽ dựa trên tổng số người datrắng và 3/5 "những người khác" (nô lệ) Nhờ thoả hiệp này và với nhận thứcrằng, những thoả hiệp như vậy là cần thiết để tránh một sự tan vỡ hoàn toàncủa Hội nghị, các thành viên sau đó chấp thuận việc các tiểu bang có quyềnđại diện bình đẳng tại Thượng viện Như Roger Sherman đã nói mong ước

Trang 31

Các đại biểu sau đó cịn tranh luận về cách thức bầu chọn hạ nghị sĩ,thượng nghị sĩ cũng như nhiệm kì của Thượng viện và Hạ viện Cuối cùng Hộinghị quyết định hạ nghị sĩ phải do dân chúng trực tiếp bầu chọn còn thượngnghị sĩ sẽ do các cơ quan lập pháp tiểu bang bầu chọn, nhiệm kỳ của Hạ viện là2 năm còn nhiệm kỳ của Thượng viện là 6 năm và cứ hai năm bầu lại 1/3.

Vậy là Hiến pháp Mỹ năm 1787 đã mang đến cho thế giới một ví dụđầu tiên về một thể chế cộng hoà liên bang rộng lớn được thành lập trênnguyên tắc đại diện mặc dù đây không phải là mơ hình đầu tiên được thànhlập trên ngun tắc dân chủ nhưng bản Hiến pháp này đã xây dựng nền tảngcho một chính quyền dân chủ cộng hồ lớn nhất trên thế giới Chính quyền ấyphù hợp với nước Mĩ như lời nhận định của Hamilton trong thư gửi hầu tước

Lafayette (6/1/1799): "Tôi muốn nói là tơi hồn tồn tán thành NgàiMontessquieu rằng, một chính quyền phải phù hợp với từng quốc gia, nhưthể mỗi chiếc áo phù hợp với từng cá nhân Vì thế, điều có thể là tốt đẹp ởPhiladenphia có thể sẽ là thứ tồi tệ ở Paris, hay trở nên lố bịch ở SaintPetersburgh" [4; 481]

Trang 32

Theo bản Hiến pháp do Hội nghị lập hiến soạn thảo, thượng nghị sĩ sẽdo cơ quan lập pháp tiểu bang lựa chọn, nhưng điều sửa đổi thứ 17 đã quyđịnh lại rằng thượng nghị sĩ cũng như hạ nghị sĩ đều do dân chúng bầu chọntrực tiếp Sự thay đổi này là do chất lượng của các cử chi đã tăng mạnh sauhơn 200 năm Ngoài ra, các cử chi da đen và phụ nữ cũng đã giành đượcquyền bỏ phiếu như mọi nam công dân da trắng.

Trong suốt tiến trình lịch sử, thời gian được coi là cực thịnh của Quốchội Mỹ là vào cuối thế kỷ XIX Thời gian gần đây, quyền hạn quốc hội ởnhiều nước trong đó có Hoa Kỳ bị giảm sút trong tất cả các lĩnh vực: làmluật, quyết định về ngân sách và kiểm tra hoạt động của chính phủ Tuynhiên, bất chấp xu hướng tăng cường ảnh hưởng của quyền lực Tổng thống,về cơ bản, Quốc hội Mỹ vẫn duy trì được quyền lực của mình, trước hết làtrong lĩnh vực ngân sách Tính cơng khai chưa từng có của liên bang là đặcđiểm khác biệt của nền dân chủ Mỹ Đồng thời, các nhà lập pháp cũng tíchcực sử dụng quyền của mình vào việc thẩm định và giám sát các hoạt độngcủa các nhà hành pháp Chính điều đó cho phép Quốc hội cả trong nhữngđiều kiện chiến tranh lạnh vẫn hạn chế được một cách đáng kể những yêusách của chính quyền hành pháp muốn thốt khỏi sự kiểm sốt trong lĩnh vựcqn sự dưới chiêu bài "lợi ích an ninh quốc gia".

1.3 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Quốc hội Mỹ

Quốc hội liên bang Hoa Kỳ bao gồm hai viện: Thượng nghị viện và Hạnghị viện Hai viện này tồn tại đồng thời và hoạt động độc lập với nhau khôngviện nào lãnh đạo hay chèn ép viện nào Tuy mỗi viện có những nét đặc trưngriêng nhưng chúng cùng tạo nên một cơ quan lập pháp của Hoa Kỳ

Trang 33

khi Phó tổng thống vắng mặt Mặc dù chỉ có những quy định hết sức chungchung như vậy, trên thực tế thì tổ chức và hoạt động của mỗi viện đều rất quycủ và hoàn thiện Sự hoàn thiện về tổ chức cũng cùng phát triển qua cácnhiệm kỳ Quốc hội từ khoá I (1789 1791) đến nay khoá 110 (2007 -2009).

Khi Quốc hội khoá trước hết nhiệm kỳ vào trưa ngày 3/12 của các nămmà nhiệm kỳ đó kết thúc thì cũng là lúc các nghị sĩ Quốc hội mới đắc cử sẽhọp phiên đầu tiên của mình Trong phiên họp này, mỗi viện sẽ hình thànhnên cơ cấu tổ chức của mình dựa trên mơ hình của khoá trước Về cơ bản, cơcấu tổ chức của hai viện khá giống nhau Cả hai viện đều có ban lãnh đạo baogồm Chủ tịch, người lãnh đạo nhóm đa số, người lãnh đạo nhóm thiểu số vànhững người đứng đầu các nhóm nghị sĩ cùng một đảng Các chức vụ nàyđều có ảnh hưởng rất lớn trong hoạt động của mỗi viện Đặc biệt là chức vụChủ tịch Hạ nghị viện Chủ tịch Hạ nghị viện có các quyền cơ bản sau:

- Điều khiển các cuộc họp của Hạ nghị viện.- Bổ nhiệm một số thành viên của các Uỷ ban.- Sắp đặt chương trình lập pháp.

- Quyết định giao dự án luật cho các Uỷ ban.

Trong cuộc bầu cử ngày 7/11/2006, bà Nancy Pelosi của Đảng Dânchủ đã trở thành nữ Chủ tịch Hạ viện đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ.

Trang 34

Hai viện đều lập ra một hệ thống các uỷ ban để thực hiện cơng việc củamình Các loại uỷ ban chủ yếu của Quốc hội bao gồm uỷ ban thường trực, uỷban chuyên biệt và uỷ ban hội thảo Hầu hết các uỷ ban của mỗi viện đều làcác ủy ban thường trực và chúng đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong việcgiải quyết các vấn đề hàng ngày của mỗi viện

Một nghị sĩ đã từng nhận xét: "Quốc hội là sự tập hợp theo định kỳ cácuỷ ban lại với nhau trong một viện để phê chuẩn các hoạt động của nhau" [32;

107] Lời tuyên bố này đã chỉ ra một cách chính xác đặc trưng của các uỷ banthường trực và thường xuyên - những trung tâm đầu não của Quốc hội Mỹ Vídụ, trong kỳ họp hai năm một lần gần đây của Quốc hội, các thành viên đã đềxuất 11.602 dự luật tại Hạ viện và 4080 dự luật tại Thượng viện Đối với mỗi dựluật này, các uỷ ban có trách nhiệm nghiên cứu, cân nhắc các lý lẽ ủng hộ vàphản đối, nghe các nhân chứng và tranh luận về những thay đổi trước khi các dựluật này đến được Hạ viện hay Thượng viện Trong số gần 15 nghìn dự luật đưara, chỉ có 664 dự luật tức là chưa đầy 6% được ban hành thành luật

Hiến pháp không có quy định cụ thể đối với các uỷ ban của Quốc hội.Tuy nhiên, khi quốc gia phát triển thì mức độ cần thiết phải xem xét các vănbản pháp luật sắp ban hành cũng tăng lên Hệ thống uỷ ban được hình thànhtừ năm 1789, khi các thành viên Hạ viện tự thấy họ bị sa lầy vào các cuộcthảo luận bất tận về các luật mới được đề xuất, uỷ ban đầu tiên có nhiệm vụgiải quyết các yêu sách đối với chiến tranh cách mạng, những con đường vàlãnh thổ liên quan tới hệ thống bưu điện và quan hệ thương mại với các nướckhác Trong suốt nhiều năm, các uỷ ban được thành lập và giải thể đáp ứngnhững thay đổi về chính trị, xã hội và kinh tế Ví dụ, Uỷ ban những ưu sáchđối với chiến tranh cách mạng khơng cịn cần thiết nữa nhưng cả hai viện củaQuốc hội đều có một Uỷ ban các vấn đề về cựu chiến binh.

Trang 35

hai viện: Uỷ ban thư viện của quốc hội, Uỷ ban về in ấn, Uỷ ban thuế và Uỷban kinh tế học Ngồi ra, mỗi viện có thể chỉ định những tiểu ban đặc biệt,hay lựa chọn ra các uỷ ban để nghiên cứu những vấn đề cụ thể Do khốilượng công việc tăng lên, các uỷ ban thường trực lại sinh ra khoảng 300 tiểuban Có đến gần 25 nghìn người tham gia vào việc nghiên cứu, thu thậpthơng tin và phân tích các chương trình của Quốc hội Mới đây, trong mộttuần điều trần, thành viên của các uỷ ban và tiểu ban đã thảo luận vấn đề tàitrợ cho việc phát sóng vơ tuyến truyền hình, tính an tồn của các nhà máy hạtnhân cho tới các hiệp ước thương mại quốc tế.

Thực sự tất cả các "cơ quan lập pháp nhỏ" (các uỷ ban) đã làm gì? Saukhi thu thập tất cả các sự kiện, uỷ ban sẽ quyết định có báo cáo một dự luậtmới theo tinh thần ủng hộ hay không, hay kèm theo một khuyến nghị rằng nóphải được sửa đổi trước khi được thông qua Đôi khi, các dự luật sẽ được gácsang một bên hoặc để lại sau, mà thực tế là chấm dứt việc xem xét nó Tuynhiên, khi các dự luật được các uỷ ban báo cáo lên và được tồn thể Thượngviện hay Hạ viện thơng qua thì một uỷ ban khác sẽ bắt tay vào công việc,thảo luận bất cứ sự khác biệt nào giữa các văn bản của Thượng viện và Hạviện về từng dự luật đó "Uỷ ban tham vấn" này bao gồm thành viên của cảhai viện, sẽ hoàn tất một dự luật có đủ sự thoả mãn của tất cả các thành viên,sau đó trình lên Thượng viện và Hạ viện để thảo luận lần cuối và bỏ phiếu.Nếu được thông qua, dự luật đó sẽ được trình lên Tổng thống để ký.

Trang 36

Các Uỷ ban thường trực, thường xuyên của Quốc hội

Hạ việnThượng viện

1 Nông nghiệp 1 Nông nghiệp, dinh dưỡng và lâm nghiệp

2 Phân bổ ngân sách 2 Phân bổ ngân sách 3 Các lực lượng vũ trang 3 Các lực lượng vũ trang 4 Tài chính, ngân hàng và các vấn đề

đơ thị

4 Tài chính ngân hàng và các vấnđề đơ thị

5 Ngân sách 5 Ngân sách thương mại

6.Quận Columbia 6 Khoa học và giao thông vận tải7 Giáo dục và lao động 7 Năng lượng và tài nguyên thiên

nhiên

8 Năng lượng và thương mại 8 Môi trường và các cơng trình cơng cộng

9 Ngoại giao 9 Tài chính

10 Hoạt động của Chính phủ 10 Các quan hệ quốc tế

11 Văn phòng Hạ viện 11 Các vấn đề của chính phủ 12 Các vấn đề của lục địa và các đảo 12 Tư pháp

13 Tư pháp 13 Lao động và các nguồn nhân lực14 Thương mại đường biển và đánh cá 14 Luật lệ và hành chính

15 Bưu điện và dân chính 15 Kinh doanh nhỏ16 Các cơng trình cơng cộng và giao

thơng vận tải

16 Các vấn đề về cựu chiến binh

17 Luật lệ

18 Khoa học, vũ trụ và công nghệ19 Kinh doanh nhỏ

Trang 37

Cơ cấu tổ chức của Quốc hội mang tính đảng phái rất rõ rệt khi mộtđảng chiếm được đa số ghế trong một viện thì đảng đó là đảng cầm quyềnviện đó Sở dĩ đảng đa số có thể kiểm soát được tổ chức và hoạt động củaQuốc hội là do nguyên tắc đa số phiếu trong việc quyết định tất cả các vấn đềở mỗi viện Nếu Đảng Dân chủ chiếm được đa số trong Hạ viện hoặc Thượngviện thì những người của Đảng Dân chủ sẽ nắm giữ những vị trí quan trọngtrong viện đó Các chức vụ lãnh đạo như Chủ tịch Hạ viện, người lãnh đạo đasố sẽ là người của Đảng Dân chủ Các uỷ ban quan trọng cũng thường có chủtịch và đa số thành viên là người của Đảng Dân chủ Quá trình tương tự sẽdiễn ra khi Đảng Cộng hồ chiếm đa số Đảng thiểu số cũng luôn cố gắngkhẳng định vị trí của mình trong việc củng cố quyền lực của mình bằng cáchtận dụng khả năng bố trí người của mình vào các vị trí quan trọng Tất nhiênlà đảng thiểu số có khó khăn trong việc thực hiện những mong muốn củamình bởi vì số lượng ít ỏi của nó so với đảng chiếm đa số nên khơng thể cóđủ số phiếu để thắng cử trong việc bỏ phiếu bầu các vị trí lãnh đạo cũng nhưchiếm đa số trong các uỷ ban quan trọng Từ việc nắm giữ các chức vụ quantrọng cũng như chiếm đa số trong các uỷ ban quan trọng của mỗi thành viên,đảng chiếm đa số có thể kiểm sốt mọi hoạt động của Quốc hội.

Khi nghiên cứu về Quốc hội hai viện của Mỹ, một câu hỏi được đặt ralà mối quan hệ giữa Thượng nghị viện và Hạ nghị viện Mỹ như thế nào?

Trang 38

chức cấp cao của chính quyền liên bang thì quyền lập phiên toà xét xử lạithuộc về Thượng viện Hay như các dự luật về thu ngân sách phải bắt nguồntừ Hạ viện chứ khơng phải từ Thượng viện Vì vậy, khơng thể nói rằng việnnày có nhiều quyền năng hơn hoặc viện kia có ít quyền năng hơn và tất nhiênlà không viện nào lãnh đạo viện nào mà mỗi viện có chức năng riêng

Một mặt, Thượng nghị viện và Hạ nghị viện Hoa Kỳ có những chứcnăng, nhiệm vụ chung của một cơ quan lập pháp, mặt khác Thượng viện vàHạ viện cũng có những quyền hạn riêng Do đó, hoạt động của hai viện vừađộc lập lại vừa phụ thuộc, ràng buộc lẫn nhau Ví như, điều I, khoản 5 của

Hiến pháp 1787 quy định: “khơng có viện nào khi Quốc hội đang họp vàkhơng có sự đồng ý của viện kia, được quyền trì hỗn hơn ba ngày hoặcđuợc dời đến địa điểm khác nơi diễn ra cuộc họp của lưỡng viện” [7;628].

Mối quan hệ này thể hiện rõ trong quá trình lập pháp, một dự án luậtđược coi là đã được Quốc hội thông qua phải được cả hai viện thông qua vớicùng một nội dung Một dự luật có thể xuất phát từ Hạ viện hoặc Thượngviện Dự án luật có thể được giới thiệu bởi thượng nghị sĩ hoặc hạ nghị sĩ ởThượng viện hoặc Hạ viện Sau đó, dự luật sẽ được chuyển tới uỷ ban soạnthảo của viện đó Việc soạn thảo dự án luật do các uỷ ban tiến hành Trongquá trình soạn thảo, các dự án luật có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc soạnthảo lại toàn bộ Khi được các thành viên soạn thảo thông qua, dự luật sẽđược giới thiệu ở phiên họp toàn thể của viện.

Trang 39

Sau khi tranh luận, các nghị sĩ sẽ thông qua dự án luật Khi một dự ánluật được một viện thông qua (Hạ viện hoặc Thượng viện), dự án luật đó sẽđược gửi tới viện thứ hai để xem xét Viện thứ hai này có thể thơng qua dự ánluật đó mà khơng có một sự sửa đổi nào hoặc sửa đổi dự án luật theo quanđiểm của mình Nếu như có bất kì sự sửa đổi nào thì sau khi được thông qua,dự án luật sẽ được gửi trở lại viện đã thơng qua trước đó để xem xét thơng qua.Thượng viện có quyền thơng qua hoặc sửa đổi các dự án luật đã đượcHạ viện thông qua và ngược lại, Hạ viện có quyền thơng qua hoặc sửa đổicác dự án luật đã được Thượng viện thông qua Nhưng một dự án luật chỉđược coi là đã được Quốc hội thơng qua khi nó được cả hai viện thơng quavới cùng một nội dung Sau khi nhận được một dự luật đã được một việnthông qua mà viện thứ hai thấy cần phải sửa đổi những nội dung quan trọngthường yêu cầu viện thứ nhất cùng nhau thành lập một uỷ ban hội thảo (uỷban hỗn hợp) để thảo luận những vấn đề còn chưa thống nhất Ở Mỹ, việcgiải quyết các bất đồng của hai viện bằng một uỷ ban hỗn hợp là một nét đặctrưng của quá trình làm luật Các thành viên của uỷ ban này thường được cácquan chức có uy tín của cả hai viện chỉ định Uỷ ban này thường có tiếng nóicuối cùng trong việc xem xét một đạo luật mà cả hai viện đều khơng thể sửachữa hoặc bổ sung gì thêm Hầu hết các cuộc họp của uỷ ban hỗn hợp đều bímật và khơng có văn bản ghi lại Dĩ nhiên, kết quả cuối cùng của uỷ ban cóthể khơng thể hiện quan điểm của cả hai viện và cũng có thể chứa đựngnhững nội dung mà cả hai viện chưa bao giờ quan tâm đến Người ta thườngbày tỏ sự nghi ngờ đối với uỷ ban hỗn hợp – cơ quan được coi như “viện thứba” trong Quốc hội – nơi có những thành viên khơng do nhân dân lựachọn, khơng có văn bản ghi lại q trình làm việc và quyết định của nó là cáikhơng được phép tranh luận.

Trang 40

Quá trình lập pháp ở Quốc hội Mỹ đó cho thấy dù làm việc độc lậpsong Thượng nghị viện và Hạ nghị viện vẫn giữ mối quan hệ gắn bó mật thiếtvà phụ thuộc vào nhau, có khi phải thành lập một uỷ ban hỗn hợp với thànhviên đến từ cả hai viện Việc một dự án luật khi đã được viện này thông quaphải được chuyển sang viện kia để xem xét thơng qua thì mới được coi là đãđược Quốc hội thơng qua cho thấy rõ sự kiểm sốt lẫn nhau của hai việntrong Quốc hội Hoa Kỳ Nhờ sự kiểm sốt này mà những đạo luật được thơngqua sẽ tránh được sức ép của dư luận trong từng thời điểm và từng địaphương nhất định vì phải trải qua một thời gian dài hơn với những thủ tụcrườm rà hơn để viện còn lại xem xét Đây thực sự là quá trình “làm nguội”của viện này đối với viện kia

Điều này phù hợp với nhận thức ban đầu của bản Hiến pháp 1787chính là một Hạ viện đầy quyền lực sẽ chịu sự kiểm soát của một Thượngviện bảo thủ hơn do cơ quan lập pháp các bang bầu chọn (lần sửa đổi Hiếnpháp thứ 17 đã qui định bầu cử phổ thông đối với thượng nghị sĩ) Tuy nhiên,

có lúc Madison đã lập luận tổng quát hơn rằng “các cơ quan tự kiểm sốt lẫnnhau” cịn Hamilton thì bình luận rằng “một Quốc hội dân chủ sẽ chịu sựkiểm soát của một Thượng viện dân chủ và cả hai viện sẽ chịu sự kiểm soátcủa một chánh án” [32;54].

Ngày đăng: 06/07/2023, 17:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thế Anh - Lịch sử Hoa Kỳ (từ độc lập đến chiến tranh Nam - Bắc), Nxb Lửa Thiêng - Tủ sách sử địa Đại học, 1969 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Hoa Kỳ (từ độc lập đến chiến tranh Nam -Bắc
Nhà XB: Nxb Lửa Thiêng - Tủ sách sử địa Đại học
2. Phan Anh (biên tập từ thể chế chính trị thế giới đương đại) - Thể chế chính trị Mỹ, Tạp chí Cải cách nền hành chính Nhà nước, số 11/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thể chếchính trị Mỹ
3. Bầu cử Tổng thống và hệ thống chính trị nước Mỹ - Tài liệu tham khảo số 11/2000 - Thông tấn xã Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bầu cử Tổng thống và hệ thống chính trị nước Mỹ
4. Nguyễn Cảnh Bình (dịch và giới thiệu) - Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào, Nxb Thế giới, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp Mỹ được làm ranhư thế nào
Nhà XB: Nxb Thế giới
5. Vương Kính Chi - Lược sử nước Mỹ, Nxb TP. Hồ Chí Minh, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lược sử nước Mỹ
Nhà XB: Nxb TP. Hồ Chí Minh
6. George Clack (chủ biên) - Chân dung nước Mỹ, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chân dung nước Mỹ
Nhà XB: Nxb Thanh niên
7. Pam Cornelison, Tep Yanak - Những sự kiện lớn trong lịch sử Hoa Kỳ, Nxb Văn hoá Thông tin, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những sự kiện lớn trong lịch sử Hoa Kỳ
Nhà XB: Nxb Văn hoá Thông tin
8. Cơ quan thông tin Mỹ - Lược sử nước Mỹ, Huỳnh Kim Oanh và Phạm Viêm Phương dịch, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lược sử nước Mỹ
Nhà XB: Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh
9. Wiliam A. Degregorio - 42 đời Tổng thống Hoa Kỳ - Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 42 đời Tổng thống Hoa Kỳ -
10. Đỗ Lộc Diệp (chủ biên) - Chủ nghĩa tư bản ngày nay: mâu thuẫn nội tại, xu thế, triển vọng, Nxb Khoa học xã hội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa tư bản ngày nay: mâu thuẫn nộitại, xu thế, triển vọng
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
11. Đỗ Lộc Diệp - Hoa Kỳ tiến trình văn hoá, chính trị, Nxb Khoa học xã hội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoa Kỳ tiến trình văn hoá, chính trị
Nhà XB: Nxb Khoa học xãhội
12. Nguyễn Đăng Dung - Một số vấn đề về Hiến pháp và bộ máy nhà nước, Nxb Giao thông Vận tải, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về Hiến pháp và bộ máy nhà nước
Nhà XB: Nxb Giao thông Vận tải
13. Eric Foner (chủ biên) - Lịch sử mới của nước Mỹ, Nxb Chính trị Quốc gia, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử mới của nước Mỹ
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốcgia
14. Nguyễn Thị Hạnh - Chế độ hai đảng ở Hoa Kỳ và ảnh hưởng của nó đối với đời sống chính trị - xã hội Mỹ (từ ngày lập quốc đến nay), Luận văn thạc sĩ lịch sử, ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế độ hai đảng ở Hoa Kỳ và ảnh hưởng của nó đốivới đời sống chính trị - xã hội Mỹ (từ ngày lập quốc đến nay)
15. Nguyễn Thị Hạnh - Quá trình bầu cử Quốc hội Mỹ, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 4/2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quá trình bầu cử Quốc hội Mỹ
16. Vũ Đăng Hinh (chủ biên) - Hệ thống chính trị Mỹ, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống chính trị Mỹ
Nhà XB: Nxb Khoa học Xãhội
17. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam - Từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từđiển bách khoa Việt Nam
18. Trịnh Vương Hồng, Phan Ngọc Liên - Lịch sử nước Mỹ trong tác phẩm của Hồ Chủ tịch, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 144/1972 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử nước Mỹ trong tác phẩmcủa Hồ Chủ tịch
19. Lê Kim Hưng - Đen và trắng, Nxb Thanh niên, 1978 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đen và trắng
Nhà XB: Nxb Thanh niên
20. Nguyễn Thái Yên Hương - Liên bang Mỹ đặc điểm xã hội - văn hoá, Viện văn hoá, Nxb Văn hoá thông tin Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Liên bang Mỹ đặc điểm xã hội - văn hoá
Nhà XB: Nxb Văn hoá thông tin Hà Nội

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w