1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bước đầu tìm hiểu nồng độ acid uric trong máu bệnh nhân nmct với yếu tố tiên luợng sớm của bệnh trong và sau điều trị 30 ngày

63 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bước đầu tìm hiểu nồng độ acid uric trong máu bệnh nhân nmct với yếu tố tiên luợng sớm của bệnh trong và sau điều trị 30 ngày
Trường học Viện Tim Mạch Quốc Gia Việt Nam
Năm xuất bản 2009
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 355,12 KB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN (3)
    • 1.1. Đại cương về NMCT (3)
      • 1.1.1. Định nghĩa (3)
      • 1.1.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh trong NMCT cấp (5)
      • 1.1.4. Chẩn đoán NMCT cấp (6)
    • 1.2. Đại cương về các yếu tố tiên lượng trong bệnh NMCT (7)
      • 1.2.1. Một số yếu tố nguy cơ của NMCT (7)
      • 1.2.2. Các yếu tố tiên lượng bệnh NMCT cấp (8)
      • 1.3.1. Chuyển hóa của acid uric và vai trò cũng như mối liên quan giữa nồng độ uric với bệnh lý tim mạch (11)
      • 1.3.2. Vai trò của acid uric trong NMCT, mối liên quan giữa uric với các yếu tố nguy cơ khác (14)
  • Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (18)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (18)
      • 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân (18)
      • 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ (18)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (18)
      • 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu (18)
      • 2.2.2. Phương pháp lựa chọn đối tượng nghiên cứu (19)
      • 2.2.3. Các bước tiến hành (19)
      • 2.2.4. Xử lý thống kê số liệu nghiên cứu (20)
  • Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (22)
    • 3.1. Đặc điểm chung (22)
      • 3.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới (22)
      • 3.1.2 Đặc điểm về lâm sàng trong nhóm nghiên cứu (22)
      • 3.1.3. Đặc điểm chung về cận lâm sàng (23)
    • 3.2. Đặc điểm chung về nồng độ acid uric (27)
      • 3.2.1. Phân bố acid uric (27)
      • 3.2.2. Trung bình acid uric theo nhóm tuổi (28)
      • 3.2.3. Tỉ lệ tăng acid uric của nam và nữ (28)
    • 3.3. Mối liên quan giữa acid uric với cận lâm sàng (29)
      • 3.3.1 Mối liên quan giữa acid uric với vùng nhồi máu trên ĐTĐ (29)
      • 3.3.2 Mối liên quan giữa acid uric với các chỉ số xét nghiệm (29)
      • 3.4.1. Mối liên quan giữa độ Killip và các mức độ acid uric trong máu (31)
      • 3.4.2 Mối liên quan giữa điểm TIMI và các mức độ acid uric máu (32)
      • 3.4.3 Mối liên quan giữa chỉ số nguy cơ TIMI với các nhóm acid uric (33)
      • 3.4.4 Mối liên quan giữa các YTNC và các mức độ acid uric máu (33)
    • 3.5. Tỷ lệ tử vong trong 30 ngày (34)
      • 3.5.1 Tỷ lệ tử vong với nồng độ acid uric trung bình (34)
      • 3.5.2 Tỷ lệ tử vong với các nhóm acid uric khác nhau (35)
      • 3.5.3 Mối liên quan giữa tỷ lệ tử vong với các yếu tố tiên lượng nặng (35)
      • 3.5.4. Mối liên quan giữa tỷ lệ tử vong với điểm TIMI và TIMI risk Index (35)
      • 3.5.5 Mối liên quan giữa tỷ lệ tử vong với các chỉ số cận lâm sàng (37)
      • 3.5.6. Mối liên quan giữa số nhánh động mạch vành tổn thương với tỷ lệ tử vong (37)
      • 3.5.7 Mối liên quan ĐMV thủ phạm với tỷ lệ tử vong (37)
  • Chương 4: BÀN LUẬN (39)
    • 4.1. Đặc điểm chung (39)
      • 4.1.1 Đặc điểm về tuổi và giới (39)
      • 4.1.2 Đặc điểm về lâm sàng (39)
      • 4.1.3 Đặc điểm về cận lâm sàng (40)
    • 4.2. Đặc điểm chung về nồng độ acid uric (41)
    • 4.3. Mối liên quan giữa nhóm acid uric với các yếu tố lâm sàng tiên lượng nặng (42)
      • 4.3.1. Mối liên quan với độ Killip (42)
      • 4.3.2 Mối liên quan giữa điểm TIMI và chỉ số nguy cơ TIMI (44)
      • 4.3.3 Mối liên quan với các yếu tố nguy cơ (44)
    • 4.4. Mối liên quan các nhóm acid uric với cận lâm sàng (44)
      • 4.4.1 Mối liên quan với các chỉ số xét nghiệm cận lâm sàng đặc biệt là creatinine (44)
      • 4.4.2 Liên quan với động mạch vành bị tổn thương (45)
      • 4.4.3. Liên quan với động mạch vành thủ phạm (45)
    • 4.5 Mối liên quan giữa nồng độ acid uric của bệnh nhân NMCT cấp với tỷ lệ bệnh nhân bị tử vong theo dõi trong 30 ngày (45)
    • 4.6. Hạn chế trong của nghiên cứu (46)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

TỔNG QUAN

Đại cương về NMCT

Nhồi máu cơ tim là hiện tượng hoại tử cơ tim xảy ra do tắc nghẽn hoàn toàn một hoặc nhiều nhánh của động mạch vành nuôi dưỡng vùng cơ tim đó.

Hàng năm tại Mỹ có khoảng hơn 1 triệu người phải nhập viện vìNMCT cấp Theo thống kê năm 2000 cho thấy ở nước Mỹ có khoảng 13 triệu người bị bệnh tim thì một nửa trong số đó bị NMCT [1], [18], [20], [36] Đến nay NMCT vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nước Mỹ, chiếm 1/5 trường hợp tử vong Uớc tính, cứ khoảng 500 000- 700 000 trường hợp tử vong do bệnh mạch vành mỗi năm (trong đó 1/3 tử vong trong 24 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng, 10% tử vong ở bệnh viện , 10% tử vong trong năm đầu tiên) [1], [20], cũng như Mỹ, ở Anh mỗi năm có khoảng 120 000 trường hợp NMCT, ở Pháp mỗi năm có khoảng 200 000 trường hợp NMCT [30].

Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO 1999) tỷ lệ tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ ở một số nước Châu Á là: Trung Quốc: 8,6%, Ấn Độ: 12,5%, các nước châu Á khác; 8.3% [6]

Khuynh hướng tương lai tỷ lệ tử vong do bệnh mạch vành ở những nước đang phát triển tăng lên nhiều Từ năm 1990-2020, dự đoán tỷ lệ tử vong do bệnh mạch vành ở các nước đang phát triển sẽ tăng 120% đối với nữ và 137% đối với nam [1], [36].

NMCT có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi và cả hai giới nhưng nhìn chung NMCT tăng theo tuổi và ở cùng lứa tuổi thì nam bị bệnh cao hơn [29], [36].

Trước năm 1960, chỉ phát hiện được 2 ca NMCT [3] và hiện nay bệnh NMCT ngày càng gia tăng.

Năm 1965 có 22 trường hợp NMCT: 10 trường hợp gặp ở bệnh viện Bạch Mai, 9 trường hợp ở bệnh viện Hữu Nghị, 3 trường hợp ở bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng [16] Theo Trần Đỗ Trinh và cộng sự tại Viện tim mạch Việt Nam, tỷ lệ NMCT so với tổng số những bệnh nhân nằm viện là ; năm 1991: 2%, năm 1992: 2,74%, năm 1993: 2,53% trong đó tỷ lệ tử vong là 27,4% [12].

Theo Phạm Gia Khải và cộng sự: tỷ lệ NMCT so với tổng số bệnh nhân nằm viện năm 1994; 3,42%, năm 1995: 5%, năm 1996: 6.05%, đến năm1999: 9,5%.[9] Từ 02/1999 đến 04/2000 tại Bệnh viện Tim mạch 49 bệnh nhân được chẩn đoán NMCT cấp và điều trị nội trú tại bệnh viện Tỷ lệ tử vong tại bệnh viện là 12/49 (24,5%) ,tỷ lệ tử vong trong vòng 30 ngày sau khi vào viện là 14/49 ( 28,6%) [10].

Trong 1 năm ( 08/2001-08/2002) tại Viện tim mạch Việt Nam có 86 bệnh nhân được chẩn đoán NMCT cấp , tỷ lệ tử vong là 10,84% [2].

Theo nghiên cứu của Tiến sỹ Nguyễn Quang Tuấn - Viện Tim mạch Việt Nam (01/2002-06/2003) có 149 bệnh nhân được chẩn đoán NMCT cấp nằm điều trị nội trú tại Viện Tim mạch Việt Nam [6].

Theo thống kê của sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh thì riêng năm 2000 có

3222 ca NMCT Trong 6 tháng đầu năm 2001 có 1725 ca NMCT vào viện [1].

Như vậy số lượng bệnh nhân NMCT ngày càng gia tăng và tỷ lệ tử vong còn cao do đó NMCT trở thành một vấn đề hết sức cần quan tâm

1.1.3 Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh trong NMCT cấp

Nguyên nhân chủ yếu của NMCT là do tình trạng bất ổn của các mảng xơ vữa động mạch tách ra và gây tắc hoàn toàn một nhánh hay nhiều nhánh động mạch vành Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến sự không ổn định của mảng xơ vữa như: đặc tính dễ vỡ của mảng xơ vữa, hẹp nhẹ hoặc vừa động mạch vành, các tế bào viêm kích thích ngưng tập tiểu cầu,tăng nồng độ catecholamine, thrombin trong máu, áp lực thành mạch cao, tình trạng đông máu … Do sự không ổn định của mảng xơ vữa dẫn đến dễ nứt ra,lớp dưới nội mạc sẽ bị lộ ra và tiếp xúc với tiểu cầu, giải phóng ra các chất trung gian hoá học hoạt hoá các thụ thể Glycoprotein IIb/IIIa trên bề mặt các tiểu cầu, hoạt hoá quá trình ngưng kết tiểu cầu tạo huyết khối tại vị trí tổn thương Nứt các mảng xơ vữa cùng với hoạt hoá tiểu cầu làm cho hoạt hoá dây truyền đông máu nội tại và ngoại lai hình thành fibrin Fibrin là yếu tố làm phát triển, hoàn thiện và bền vững cục huyết khối Cục huyết khối hình thành trên mảng xơ vữa phối hợp thêm tình trạng co thắt của động mạch vành làm tắc hoàn toàn hoặc một phần động mạch Nếu huyết khối được hình thành ồ ạt và lớn sẽ gây tắc hoàn toàn lòng mạch của nhánh động mạch vành Cũng chính các hoá chất trung gian này gây hiện tượng co mạch làm hẹp thêm lòng động mạch vành Đồng thời, khi mảng xơ vữa phát triển lấn sâu vào lòng mạch cũng gây hẹp lòng động mạch vành Phối hợp các yếu tố này chính là nguyên nhân gây tắc động mạch vành và gây nên bệnh cảnh của NMCT cấp.

Ngoài ra trong một số trường hợp có thể gặp tổn thương động mạch vành do các nguyên nhân khác gây tổn thương mạch vành như: bất thường động mạch vành bẩm sinh, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, bóc tách động mạch vành, giang mai….[2], [6], [13], [3], [15] [23], [22], [31], [24].

Tiêu chuẩn chẩn đoán NMCT cấp : theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới năm 1971:

(1) Cơn đau thắt ngực điển hình, kéo dài trên 30 phút, nghỉ ngơi hoặc dùng các thuốc giãn mạch vành không đỡ.

(2) Biến đổi đặc trưng trên điện tâm đồ: Đoạn ST chênh lên  1mm ở ít nhất 2 chuyển đạo ngoại vi hoặc  2 mm ở 2 chuyển đạo trước tim liên tiếp hoặc có biểu hiện của blốc nhánh trái mới trên điện tâm đồ hoặc có xuất hiện sóng Q mới.

(3) Men tim (CK, CK- MB) tăng lên gấp ít nhất 2 lần giới hạn trên của bình thường, (troponin I hoặc T tăng trên bình thường).

Chẩn đoán xác định khi có ít nhất 2 trong 3 tiêu chuẩn trên.

Đại cương về các yếu tố tiên lượng trong bệnh NMCT

1.2.1 Một số yếu tố nguy cơ của NMCT [11], [13],[38]

Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được:

Tăng huyết áp làm nguy cơ tăng bệnh ĐMV lên 3 lần, khi phối hợp với các yếu tố nguy cơ khác làm tăng vọt ( theo cấp số nhân) nguy cơ bệnh mạch vành.

Trên thế giới, số người bị THA nhiều hơn số người bị bệnh tim thiếu máu cục bộ 8 lần và thường xảy ra trước bệnh tim thiếu máu cục bộ [3].

Hút thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai trên thế giới, mỗi năm có khoảng 5 triệu trường hợp tử vong có liên quan đến thuốc lá. Hiện nay trên thế giới có khoảng 1,3 tỷ người hút thuốc lá, 84% ở các nước đang phát triển.( Esson,2004) Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành lên 30-50% Nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm ngay sau khi ngưng hút thuốc lá, ngay cả với những người đã hút thuốc lá nhiều năm [11]

Rối loạn lipid máu là một trong những yếu tố nguy cơ chính của bệnh ĐMV tăng lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-C), giảm lipoprotein tỷ trọng cao(HDL-C), tăng triglyceride là những yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh ĐMV.

- Đái tháo đường. Đái tháo đường là một trong những yếu tố nguy cơ chính của bệnh ĐMV NMCT tăng lên gấp 2-3 lần ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường týp II

[26] (theo1) Theo các nghiên cứu cho thấy 65% bệnh nhân đái tháo đường týp II tử vong do bệnh tim mạch [14], [29] Vì vậy để giảm thiểu bệnh tim mạch nói chung và NMCT nói riêng ở bệnh nhân đái tháo đường týp II chúng ta cần kiểm soát đường huyết.

- Ít hoạt động thể lực, căng thẳng tâm lý.

Các yếu tố nguy cơ không thay đổi được:

- Các bệnh ĐMV bẩm sinh

1.2.2 Các yếu tố tiên lượng bệnh NMCT cấp

1.2.2.1 Các yếu tố lâm sàng có giá trị tiên lượng bệnh.

Việc đánh giá tiên lượng bệnh nhân NMCT cấp đóng vai trò rất quan trọng giúp thầy thuốc có thái độ xử trí, theo dõi bệnh, cũng như giải thích cho bênh nhân và gia đình tốt hơn Những nghiên cứu lớn trên thế giới đã chỉ ra những yếu tố sau (xếp theo mức độ từ cao đến thấp) có tiên lượng xấu đối với NMCT cấp:

- Tuổi: càng cao tiên lượng càng xấu.

- Huyết áp tâm thu tụt (100 chu kỳ /phút.

Bảng 1.1 Liên quan giữa độ Killip và tỷ lệ vong trong vòng 30 ngày [6] Độ Killip Đặc điểm lâm sàng Tỷ lệ gặp (%)

Tỷ lệ tử vong trong 30 ngày (%)

I Không có triệu chứng của suy tim 85 5,1

II Có ran ẩm < 1/2 phổi, tĩnh mạch cổ nổi, có thể có tiếng ngựa phi 13 13,6

Bảng 1.2 Mối liên quan giữa vị trí NMCT cấp và tỷ lệ tử vong [6]

Vị trí NMCT Thay đổi trên ĐTĐ

Tử vong trong năm đầu (%) Đoạn gần của động mạch liên thất trước (LAD)

ST chênh lên ở V1-V6, D1, aVL hoặc kèm theo bloc nhánh trái

ST chênh lên V1-V6, D1 và aVL 9,2 12,5 Đoạn xa của

NMCT sau dưới rộng (đoạn gần của ĐMV phải hoặc động mạch mũ)

ST chênh lên ở D1, D3, aVF và kèm theo một trong các chuyển đạo sau:

R>S ở V1, V2 hoặc ST chênh lên chỉ ở D2, D3 và aVF

NMCT sau dưới nhỏ (Đoạn xa của ĐMV phải hoặc động mạch mũ)

ST chỉ chênh lên ở D2, D3, aVF 4,5 6,7

Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kì về

“Điểm TIMI trong nhồi máu cơ tim có ST chênh lên” [20] thang điểm TIMI là yếu tố liên quan đến tỷ lệ tử vong trong 30 ngày với bệnh lý tim mạch

Biểu đồ 1.1 Điểm TIMI với tỷ lệ tử vong trong 30 ngày Điểm TIMI cao thì tỷ lệ tử vong cao trong 30 ngày tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân NMCT có TIMI > 8 điểm là 35,9%. Điểm TIMI cao liên quan nhiều đến yếu tố tử vong của bệnh NMCT cấp.

1.2.2.3 Chỉ số nguy cơ TIMI.[41]

Chỉ số nguy cơ TIMI (TRI) được tính là

TRI= [Nhịp tim * (tuổi/10) 2 ]/ huyết áp tâm thu.

Biểu đồ 1.2 Chỉ số nguy cơ TIMI risk với tỷ lệ tử vong

Wiviott SD; Morrow DA và cộng sự đã chứng minh được rằng điểm TRI tỷ lệ với tỷ lệ tử vong của bệnh nhân NMCT trong viện khi nghiên cứu

1 3 Vai trò của acid uric trong NMCT

1.3.1 Chuyển hóa của acid uric và vai trò cũng như mối liên quan giữa nồng độ uric với bệnh lý tim mạch

1.3.1.1 Chuyển hóa của acid uric trong cơ thể:[33]

Chỉ số nguy cơ TIMI

Mối quan hệ giữa tăng acid uric, XO và kháng insulin (IR), mô hoại tử, rối loạn chức năng mạch, nội mô, phóng thích các cytokine Khi các yếu tố làm tăng XO sẽ gây tăng acid uric Cơ chế phức hợp mối liên quan được giải thích tại sao nồng độ acid uric tương quan với nhiều tham số: rối loạn chức năng thận, do dùng thuốc, mô hoại tử… Sự kháng insulin và các tế bào hoại tử là sự tích tụ của purin cơ thể dẫn tới tăng acid uric Sự hoạt hóa làm tăng

XO có thể là nguyên nhân từ các tế bào hoại tử mà chính nó là hậu quả của rối loạn chức năng mạch hay của nội mô Như vậy, Trong chuyển hóa acid uric của cơ thể liên quan đến rối loạn chức năng mạch và nội mô.

- Nồng độ acid trong máu tăng do nhiều nguyên nhân như[36]:

Liên quan đến Nhiễm sắc thể, Do yếu tố di truyền, tiền sử gia đình, Do rối loạn các enzyme chuyển hóa, Do sự bài tiết của thận kém, Do thói quen ăn uống và tập luyện, Do stress, Rượu, Sử dụng thuốc, Tăng sản xuất acid nucleic, Nhiễm khuẩn…

1.3.1.2 Một số nghiên cứu về mối liên quan của acid uric với các bệnh tim mạch.

Dịch tễ học gần đây nghiên cứu nhiều về yếu tố của acid uric có liên quan đến nhiều bệnh như: các bệnh do chuyển hóa, bệnh thận, bệnh cơ xương

… và cho rằng acid uric có thể là yếu tố nguy cơ cho các bệnh tim mạch đặc biệt là bệnh NMCT Đã có những nghiên cứu kết luận: Acid uric cao đoán trước được tỷ lệ tử vong trong bệnh nhân bị suy tim hoặc các bệnh mạch vành các bệnh tim mạch khác [27].

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân

- Tất cả các bệnh nhân vào Viện Tim mạch quốc gia Việt nam trong thời gian từ tháng 09 năm 2008 đến tháng 02 năm 2009 được chẩn đoán xác định NMCT cấp và được làm acid uric khi vào viện.

* Tiêu chuẩn chẩn đoán NMCT cấp : theo tiêu chuẩn của Tổ chức

(1) Cơn đau thắt ngực điển hình, kéo dài trên 30 phút, nghỉ ngơi hoặc dùng các thuốc giãn mạch vành không đỡ.

(2) Biến đổi đặc trưng trên điện tâm đồ: Đoạn ST chênh lên  1mm ở ít nhất 2 chuyển đạo ngoại vi hoặc  2 mm ở 2 chuyển đạo trước tim liên tiếp hoặc có biểu hiện của blốc nhánh trái mới trên điện tâm đồ hoặc có xuất hiện sóng Q mới.

(3) Men tim (CK, CK- MB) tăng lên gấp ít nhất 2 lần giới hạn trên của bình thường, Tăng troponin I hoặc T.

Chẩn đoán xác định khi có ít nhất 2 trong 3 tiêu chuẩn trên.

Chúng tôi loại trừ khỏi nghiên cứu các bệnh nhân NMCT cấp nhưng không được làm acid uric.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu tiến cứu, theo dõi dọc theo thời gian.

2.2.2 Phương pháp lựa chọn đối tượng nghiên cứu

Tất cả các đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi được lựa chọn chuẩn đoán rõ trên lâm sàng có NMCT cấp và được làm acid uric không phân biệt về tuổi, giới tính cũng như tình trạng huyết động khi nhập viện của người bệnh.

- Hỏi tiền sử, bệnh sử và khám lâm sàng bệnh nhân khi nhập viện, chú ý dấu hiệu đau ngực, nhịp tim, huyết áp, đánh giá mức độ suy tim trong giai đoạn cấp của NMCT theo phân độ Killip ,TIMI, TIMI risk index và làm bệnh án theo mẫu riêng (phụ lục 1)

- Phân độ Killip được đánh giá như sau:

Killip 1: không có triệu chứng của suy tim

Killip 2: Có ran ẩm 4 giờ: 1 điểm

- Chỉ số nguy cơ TIMI được tính điểm như sau:

Chỉ số nguy cơ TIMI = Nhịp tim x (tuổi / 10) 2

- Xem các xét nghiệm bệnh nhân được làm trong bệnh án vào viện: các xét nghiệm cơ bản (công thức máu và sinh hoá máu) đặc biệt phải có acid uric máu, men tim, đường máu, lipid máu, Urê, Creatinin máu, điện tim, siêu âm tim, chụp ĐMV nếu có.

- Theo dõi bệnh nhân từ khi nằm viện và trong vòng 30 ngày sau khi có chẩn đoán NMCT cấp

- Theo dõi trong thời gian 30 ngày: đánh giá mức độ biến cố tim mạch là: tử vong có hay không?

2.2.4 Xử lý thống kê số liệu nghiên cứu

Các số liệu thu thập được của nghiên cứu được xử lý theo các thuật toán thống kê y học trên máy vi tính bằng chương trình phần mềm SPSS 16.0 để tính toán các thông số thực nghiệm: trung bình thực nghiệm, phương sai, độ lệch chuẩn, mối tương quan tuyến tính… Dùng nguy cơ tương đối (RR) với khoảng tin cậy (Confidence interval) 95% Giá trị p < 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê

Tìm hiểu sự liên quan giữa các yếu tố tiên lượng với tỷ lệ tử vong của các bệnh nhân NMCT cấp

Chúng tôi chia làm 3 nhóm theo tỷ lệ % 3 Quantile tương xứng với có mức acid uric < 281 àmol/l; từ 281-367 và >367 àmol/l.

Ngoài ra chúng tôi còn chia ra làm 2 nhóm là có acid uric tăng và acid uric không tăng theo khóa hóa sinh là:

- Nhúm 1: khụng tăng là Nam cú acid uric ≤420 àmol/l và Nữ cú acid uric ≤360 àmol/l

- Nhúm 2: cú tăng là Nam cú acid uric >420 àmol/l và Nữ cú acid uric > 360 àmol/l

Dùng nguy cơ tương đối (RR) với khoảng tin cậy 95% Giá trị p < 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm chung

3.1.1 Đặc điểm về tuổi và giới

Bảng 3.1 Đặc điểm chung tuổi và giới Đặc tính Nam Nữ Chung p

Nhận xét : tỷ lệ nam va nữ bị bệnh NMCT có sự chênh lệch rõ rệt có

86/26 (3,3/1) tỷ lệ nam cao hơn hẳn so với nữ Tuy nhiên độ tuổi của nữ trung bình cao hơn nam sự khác biệt đó có ý nghĩa thống kê với p0,05), trừ yếu tố thuốc lá thì ở nam là cao hơn và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p0,05

Tỷ lệ tử vong trong 30 ngày

3.5.1 Tỷ lệ tử vong với nồng độ acid uric trung bình

Bảng 3.15 Tỷ lệ tử vong

Tử vong Không tử vong Chung

Nhận xét : có 5 trường hợp tử vong trong 90 bệnh nhân nghiên cứu được chiếm 5,56% bệnh nhân NMCT cấp

Trong số những bệnh nhân tử vong có 3/112(2,68%) bệnh nhân tử vong trong thời gian 24 giờ đầu, có 2/80(2,5%) bệnh nhân tử vong sau khi ra viện trong 30 ngày

Biểu đồ 3.7 Nồng độ acid uric trung bình với tử vong

Nhận xét : Nồng độ acid uric trung bình của nhóm tử vong có xu hướng cao hơn nhóm không tử vong tuy nhiên không khác biệt có ý nghĩa thống kê(p>0,05). acid uric 395

400 có tử vong không tử vong acid uric

3.5.2 Tỷ lệ tử vong với các nhóm acid uric khác nhau

Chỉ có 90 trường hợp liên lạc được và theo dõi tình trạng bệnh nhân sau

30 ngày kể từ khi nhập viện

Bảng 3.16 Tỷ lệ tử vong với các nhóm nghiên cứu

Nhận xét : Ở nhóm 1 không có trường hợp nào bị tử vong, chỉ có bệnh nhân bị tử vong ở nhóm 2 và nhóm 3, có 5/90(5,56%) tủ vong.

3.5.3 Mối liên quan giữa tỷ lệ tử vong với các yếu tố tiên lượng nặng

Bảng 3.17 Độ killip với tỷ lệ tử vong

Tử vong Không tử vong p

Nhận xét : có 3/5(60%) trường hợp tủ vong là killip 3-4 Độ killip có ảnh hưởng với tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân NMCT Killip càng cao tỷ lệ tử vong càng lớn.(p360 àmol/l ) và khụng tăng acid uric (nam ≤ 420 àmol/l và nữ ≤ 360 àmol/l) cú 30/112 (26,79%) là cú tăng trong đú nam cú 22 bệnh nhân và nữ có 8 bệnh nhân, tỷ lệ tăng giữa 2 giới là như nhau Như vậy yếu tố giới tính không ảnh hưởng đến sự tăng hay không tăng của nồng độ acid uric ở những bệnh nhân NMCT cấp.

Mối liên quan giữa nhóm acid uric với các yếu tố lâm sàng tiên lượng nặng

4.3.1 Mối liên quan với độ Killip

Theo bảng 3.3.1 nhận thấy chỉ có 5/112(4,46%) là có độ Killip 1-2 còn lại là độ killip 1-2 và đồng đều ở cả 3 nhóm theo Quantile không có sự khác biệt giữa các nhóm nghiên cứu với nhau (p>0,05) Như vậy chưa tìm thấy mối liên quan giữa độ killip và nồng độ acid uric Nghiên cứu của chúng tôi khác với nghiên cứu của MY Nadkar và cộng sự [32] có kết luận rằng nồng độ acid uric của bệnh nhân liên quan đến mức độ killip, nồng độ acid uric càng cao thì độ killip càng cao Sự khác biệt này có thể là do nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 5 bệnh nhân có độ killip 3-4 trong khi nghiên cứu của MY Nadkar và cộng sự có 21/100(21%) bệnh nhân ở killip 3-4 đồng thời những bệnh nhân của họ được làm xét nghiệm acid uric ngay trong giờ đầu tiên còn bệnh nhân của chúng tôi chỉ được làm xét nghiệm sau khi bệnh nhân đã ổn định nên killip chủ yếu là killip 1-2 vì vậy chúng tôi đã bỏ xót rất nhiều trường hợp killip 3-4.

4.3.2 Mối liên quan giữa điểm TIMI và chỉ số nguy cơ TIMI [41] [20] Điểm TIMI trung bình là 4,91±2,07 khá cao, điểm TIMI của nhóm có tăng acid uric là cao 5,17±2,41 hơn của nhóm không tăng 4,82±1,94 nhưng chúng tôi chưa tìm được sự khác biệt giữa các nhóm có thể là do cỡ mẫu của chúng tôi nhỏ (n2) và do một số hạn chế trong nghiên cứu.

Chỉ số nguy cơ TIMI cao là một yếu tố tiên lượng nặng của những bệnh nhân NMCT cấp vì vậy chúng tôi đã tìm hiểu mối liên quan giữa các mức acid uric với Chỉ số nguy cơ TIMI nhận thấy các nhóm có chỉ số nguy cơ TIMI khá cao 29,64±13,74 nhưng chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm.

4.3.3 Mối liên quan với các yếu tố nguy cơ

Tổng các yếu tố nguy cơ chung của các bệnh nhân là 2,92±1,06 Nhóm

3 có trung bình các yếu tố nguy cơ cao hơn nhóm 1, tuy nhiên không scó sự khác biệt giữa các nhóm với nhau Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả khác với nghiên cứu của Suno Kojima, MD và cộng sự [34], họ đã có kết quả nghiên cứu cho rằng acid uric chia theo 4 nhóm Quartiles theo mức độ tăng dần có liên quan đến các yếu tố nguy cơ như tuổi, giới , tiền sử tăng huyết áp,hút thuốc lá và tiền sử tăng lipid máu…nồng độ acid uric càng cao thì các yếu tố nguy cơ gặp càng nhiều Sự khác biệt này là do bệnh nhân của chúng tôi không được kiểm tra sức khỏe thường xuyên và định kỳ trước đó nên các bệnh lý liên quan chưa phát hiện được hết, tuy nhiên yếu tố nguy cơ về hút thuốc lá, giới,tuổi cao ở các bệnh nhân chúng tôi nghiên cứu là có phù hợp [40]

Mối liên quan các nhóm acid uric với cận lâm sàng

4.4.1 Mối liên quan với các chỉ số xét nghiệm cận lâm sàng đặc biệt là creatinine

Theo bảng 3.8 ta có: tương quan giữa acid uric với các chỉ số sinh hóa khác như CK, CK-Mb, ure, glucose là độc lập, nhưng acid uric với creatinine có mối tương quan chặt chẽ mà theo nghien cứu của AU - Anavekar NS [19] McMurray JJ và cộng sự đã thấy rằng nồng độ creatinine có liên quan đến tỷ lệ tử vong của các bệnh nhân NMCT cấp thông qua ảnh hưởng đến mức lọc cầu thận

4.4.2 Liên quan với động mạch vành bị tổn thương

Nhận thấy có sự khác biệt rõ rệt giữa 3 nhóm Ở nhóm 3 nhóm có acid uric cao nhất có tỷ lệ tổn thương 2-3 nhánh cao nhất có 15/33 trong khi ở nhóm 1 chỉ có 5/36 trường hợp Như vậy nồng độ acid uric liên quan đến sự tổn thương các nhánh mạch vành sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p

Ngày đăng: 11/07/2023, 17:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Phạm Mạnh Hùng – Nguyễn Lân Hiếu – Nguyễn Ngọc Quang (2001)“Nguyên cứu giá trị của phân độ Killip trong tiên lượng bệnh nhân NMCT cấp theo dõi dọc theo thời gian 30 ngày ”, tạp chí Tim mạch học Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên cứu giá trị của phân độ Killip trong tiên lượng bệnh nhânNMCT cấp theo dõi dọc theo thời gian 30 ngày ”
11. Phạm Mạnh Hùng (2005), “Các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch”, Tạp chí tim mạch học Việt Nam, (40), Tr 103-104 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch”,"Tạp chí tim mạch học Việt Nam
Tác giả: Phạm Mạnh Hùng
Năm: 2005
12. Trần Đỗ Trinh và cộng sự (1990), “Một số nhận xét về bệnh nhồi máu cơ tim tại khoa Tim mạch bệnh viện Bạch Mai 1980-1990”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 89-90, Bộ y tế - Bệnh viện Bạch Mai, tr 82-86 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số nhận xét về bệnh nhồi máucơ tim tại khoa Tim mạch bệnh viện Bạch Mai 1980-1990”, "Kỷ yếu côngtrình nghiên cứu khoa học 89-90, Bộ y tế - Bệnh viện Bạch Mai
Tác giả: Trần Đỗ Trinh và cộng sự
Năm: 1990
13. Trường Đại Học Y Hà Nội, “Nhồi máu cơ tim”, Bài giảng bệnh học nội khoa tập 2 (2004), Tr 100 -106 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhồi máu cơ tim”, "Bài giảng bệnh học nộikhoa tập 2 (2004)
Tác giả: Trường Đại Học Y Hà Nội, “Nhồi máu cơ tim”, Bài giảng bệnh học nội khoa tập 2
Năm: 2004
14. Trương Quang Bình (2006), “Sinh bệnh học vữa xơ động mạch”, bệnh động mạch vành trong thực hành lâm sàng, Nhà xuất bản y học, tr.36-38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh bệnh học vữa xơ động mạch”, "bệnhđộng mạch vành trong thực hành lâm sàng, Nhà xuất bản y học
Tác giả: Trương Quang Bình
Nhà XB: Nhà xuất bản y học"
Năm: 2006
15. Trương Thị Thuý Nga (2008), “Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp do tổn thương độnh mạch mũ”, luận văn thạc sỹ y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ởbệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp do tổn thương độnh mạch mũ”, l
Tác giả: Trương Thị Thuý Nga
Năm: 2008
16. Vũ Đình Hải – Hà Bá Miễn (1999), “Đau thắt ngực và NMCT”, Nhà xuất bản Y học, tr.56-57 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đau thắt ngực và NMCT”, "Nhàxuất bản Y học
Tác giả: Vũ Đình Hải – Hà Bá Miễn
Nhà XB: Nhàxuất bản Y học
Năm: 1999
17. Vũ Đình Triển, Đoàn Văn Đệ (2004), “Nghiên cứu nồng độ acid uric máu ở bệnh nhân tăng huyết áp và thiếu áu cơ tim cục bộ” Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học- Hội nghị toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa lầ thứ II, NXB Y học, Hà Nội, 2004 : 618-625 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Đình Triển, Đoàn Văn Đệ (2004), “Nghiên cứu nồng độ acid uricmáu ở bệnh nhân tăng huyết áp và thiếu áu cơ tim cục bộ” "Kỷ yếu toànvăn các đề tài khoa học- Hội nghị toàn quốc chuyên ngành nội tiết vàchuyển hóa lầ thứ II, NXB Y học, Hà Nội, 2004
Tác giả: Vũ Đình Triển, Đoàn Văn Đệ
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2004

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w