Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀIVẤN ĐỀ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA Ở THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY Trong thời gian gần đây, vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH
Trang 1TRẦN THỊ HỒNG MINH
vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa
ở thừa thiên huế hiện nay
Chuyờn ngành : CNDVBC & CNDVLS
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN HÙNG HẬU
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tụi xin cam đoan đõy là cụng trỡnh nghiờn cứu độc lập Cỏc kết quả số liệu nờu trong luận ỏn là
Trang 2các cơ quan chức năng đã công bố Những kết luận khoa học của luận án là mới và chưa có tác giả công bố trong bất cứ công trình khoa học nào.
Tác giả luận án
Trần Thị Hồng Minh
Trang 3MMỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI VẤN ĐỀ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA Ở THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY 51.1 Các công trình nghiên cứu tổng quát về văn hóa, di sản văn hóa
và vấn đề giữ gìn, phát huy di sản văn hóa dân tộc 51.2 Các công trình nghiên cứu trực tiếp đến việc giữ gìn và phát huy
Chương 2: GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 222.1 Văn hóa, di sản văn hóa và vấn đề giữ gìn phát huy di sản văn
2.2 Vị trí và vai trò của di sản văn hóa đối với sự phát triển kinh tế
2.3 Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong việc giữ
Chương 3: GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HOÁ Ở THỪA
THIÊN HUẾ HIỆN NAY- THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN
3.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc giữ gìn và phát huy di sản
3.2 Thực trạng của vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở Thừa
3.3 Những vấn đề đặt ra đối với việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ
BẢN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC GIỮ GÌN, PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA Ở THỪA THIÊN HUẾ
4.1 Phương hướng cơ bản, tầm nhìn để nâng cao hiệu quả của việc
giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay 1184.2 Những giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả của việc giữ gìn
và phát huy các di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay 124
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 151
Trang 4CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
KTTT : Kinh tế thị trường
TTBTDTCĐ : Trung tâm bảo tồn di tích cố đô
Trang 5Bảng 3.1: Tổng số khách du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển
Bảng 3.2: Doanh thu của tỉnh Thừa Thiên Huế từ 2006-2012 101
Bảng 3.3: Lượt khách và doanh thu của nhà hát Duyệt Thị Đường và
Biểu đồ 3.1: Doanh thu vé tham quan từ năm 1996- 2011 102
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng, bất kỳ dân tộc nào cũng có quátrình lịch sử phát triển riêng của mình, đồng thời sản sinh ra giá trị văn hóadân tộc và chính giá trị văn hóa đó đã làm nên diện mạo, cốt cách riêng củamỗi dân tộc để tạo nên sự phong phú đa dạng của nền văn hóa chung củanhân loại Thực tế ngày càng khẳng định vai trò to lớn của DSVH dân tộc đốivới quá trình phát triển của xã hội Một quốc gia không thể phát triển bềnvững nếu thiếu một nền tảng văn hóa nội sinh, nếu các giá trị DSVH bị maimột hoặc không được giữ gìn, phát huy đúng đắn, có hiệu quả
Hiện nay, công tác giữ gìn và phát huy DSVH ở nước ta đã thu đượcnhững thành tựu rất đáng khích lệ Cho đến nay, ở Việt Nam đã có khoảng3.000 di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh được xếp hạng DSVHquốc gia; 120 bảo tàng các loại ở hầu khắp các tỉnh, thành phố trong toànquốc Nhiều DSVH phi vật thể đã và đang được phát hiện, nghiên cứu giữ gìn
và phát huy tác dụng Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảngtại Đại hội X, Đảng ta đã nêu rõ quyết tâm:
Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóaViệt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ vàđồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hoá thấmsâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
Tiếp tục đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cáchmạng, kháng chiến, các DSVH vật thể và phi vật thể của dân tộc,các giá trị văn hoá, nghệ thuật, ngôn ngữ, thuần phong mỹ tục củacộng đồng các dân tộc Bảo tồn và phát huy văn hoá, văn nghệ dângian Kết hợp hài hoà việc bảo vệ, phát huy các DSVH với các hoạtđộng phát triển kinh tế, du lịch [3, tr.106]
Ngày nay, TTH là trung tâm văn hóa - du lịch quốc gia và quốc tế hấpdẫn, đã được Tổ chức UNESCO công nhận hai DSVH của nhân loại Nơi đây
Trang 7hiện đang lưu giữ trong lòng nhiều DSVH vật thể và phi vật thể chứa đựnggiá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam Ngay saungày Việt Nam thống nhất, Thủ tướng Phạm Văn Đồng khi vào thăm Huế
đã mừng rỡ cho rằng: "Giải phóng xong, Việt Nam may ra còn có Huế đểđối ngoại về văn hóa" [6, tr4] Trong nhiều năm qua, với sự quan tâm củaĐảng và Nhà nước, cùng sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là sựtham gia đầy nhiệt huyết của các cấp chính quyền địa phương, cán bộ,Đảng viên và nhân dân TTH, công tác trùng tu, giữ gìn và phát huy cácDSVH ở TTH đã có những chuyển biến lớn lao và đạt nhiều thành tựu tolớn Nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị tiêu biểu đã được khôi phục;cảnh quan thiên nhiên được giữ gìn và tôn tạo; các DSVH phi vật thể vàngành nghề truyền thống cũng được nghiên cứu, phục dựng và phát huy giátrị Nhìn chung, DSVH ở TTH đã vượt qua giai đoạn khó khăn và đangchuyển dần vào giai đoạn ổn định phát triển theo hướng bền vững Nhữnggiá trị DSVH vật thể và phi vật thể tưởng chừng bị mai một đã dần dầnsống lại trong sinh hoạt cộng đồng, trong nếp nghĩ và việc làm người dân
cố đô Huế, góp phần mở rộng giao lưu và hội nhập trong đời sống văn hóacủa dân tộc Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới
Tuy nhiên, do hậu quả nặng nề của chiến tranh và do thiên tai tàn phá,nhiều di tích văn hóa ở TTH vẫn thường xuyên bị đe dọa Những nỗ lực trongcông tác trùng tu, bảo vệ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của một quần thể ditích có quy mô lớn, đa dạng, phức tạp và chưa tương xứng với tiềm năng vănhóa vốn có của tỉnh TTT Không gian hoang phế ở các khu di tích còn lớn,một số công trình văn hóa nghệ thuật tiêu biểu cho bộ mặt hoàng cung Huếvẫn chưa khôi phục, môi trường văn hóa và cảnh quan thiên nhiên, hệ thốngnhà vườn vẫn còn bị xâm phạm; kho tàng văn hóa phi vật thể: ca múa nhạccung đình, các lễ hội dân gian, các ngành nghề truyền thống vẫn chưa đượckhai thác triệt để và đầu tư hiệu quả Vai trò chủ thể của nhân dân TTH trongviệc giữ gìn và phát huy DSVH cũng chưa được khẳng định
Trang 8Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng nói trên, để các giá trị DSVHcủa TTH tiếp tục được phát huy có hiệu quả, góp phần xây dựng TTH trởthành một tỉnh vững về chính trị, giàu về kinh tế, đẹp về văn hóa, tôi quyết
định chọn đề tài: “Vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở Thừa Thiên
Huế hiện nay" để làm luận án tiến sĩ của mình.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ những vấn đề lý luận và thựctiễn của vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH; phân tích, đánh giá thực trạng giữgìn và phát huy DSVH ở TTH hiện nay; từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả của việc giữ gìn và phát huy các DSVH tại địa phương nàyhiện nay
2.2 Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên luận án có nhiệm vụ:
- Làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH ở nước tahiện nay Đặc biệt làm rõ các khái niệm liên quan đến luận án như: văn hóa,DSVH, giữ gìn và phát huy DSVH
- Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về giữ gìn
và phát huy DSVH Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Namnói chung và tỉnh TTH nói riêng
- Phân tích thực trạng, một số vấn đề đặt ra của việc giữ gìn, phát huyDSVH ở TTH hiện nay Trên cơ sở đó, luận án đưa ra các quan điểm làm cơ
sở và một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc giữ gìn vàphát huy DSVH tại địa phương trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu hoạt động giữ gìn và phát huy DSVH ở tỉnh TTHdưới góc độ triết học Chủ yếu nghiên cứu thực trạng giữ gìn và phát huyDSVH ở TTH trên những nét tiêu biểu gắn liền với quần thể di tích Cố đôHuế do TTBTDTCĐ Huế quản lý
Trang 93.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Qua quá trình điền dã thực tế, kế thừa từ các kết quả
nghiên cứu của các công trình đi trước, tác giả luận án lựa chọn và tập trungkhảo sát chủ yếu các DSVH ở TTH gắn liền với quần thể di tích cố đô Huế
Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng giữ gìn và phát huy các giá trị DSVH ở
TTH với trọng tâm số liệu được giới hạn trong khoảng thời gian từ 1996 đến năm
2013, các giải pháp đưa ra cho thời kỳ đến năm 2020
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
- Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối chủ trương của Đảng, chính sáchcủa Nhà nước Việt Nam về văn hóa, DSVH, giữ gìn và phát huy DSVH Cơ
sở thực tiễn của luận án là phân tích kinh nghiệm của một số nước và đánhgiá thực trạng giữ gìn và phát huy DSVH ở tỉnh TTH
- Trên cơ sở lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủnghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng các phương pháp cụ thể: Phương phápphân tích- tổng hợp, phương pháp thu thập và xử lý thông tin Đồng thời có sự
kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
5 Những đóng góp về khoa học của luận án
- Làm rõ thực trạng giữ gìn và phát huy DSVH ở tỉnh TTH với những nétđặc thù riêng có của một tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền trung baogồm: những kết qủa đạt được, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của vấn đề giữ
gìn và phát huy DSVH ở tỉnh TTH trong thời gian tới
6 Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài luận
án gồm 4 chương, 10 tiết
Trang 10Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
VẤN ĐỀ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA
Ở THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY
Trong thời gian gần đây, vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH được nhiềunhà khoa học quan tâm và đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học cógiá trị, đã công bố rộng rãi dưới dạng sách tham khảo, bài báo cáo khoa học…
Để đảm bảo tính kế thừa và khẳng định những đóng góp của luận án, luận ánchia các công trình nghiên cứu khoa học theo 2 nhóm vấn đề: nhóm côngtrình nghiên cứu tổng quát về văn hóa, DSVH và vấn đề giữ gìn phát huyDSVH dân tộc; nhóm công trình nghiên cứu trực tiếp đến vấn đề giữ gìn vàphát huy DSVH ở TTH Trên cơ sở sự phân định đó, luận án tiến hành chọnlọc có thực hiện tổng quan những công trình nghiên cứu khoa học liên quanđến luận án như sau:
1.1 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TỔNG QUÁT VỀ VĂN HÓA, DI SẢN VĂN HÓA VÀ VẤN ĐỀ GIỮ GÌN, PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC
- Trong cuốn “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc” [5], các tác giả xuất phát từ sự tiếp cận văn hóa, các yếu tố cấu thành
nền văn hóa, những tiền đề lý luận và thực tiễn hoạt động văn hóa hơn nữa thế
kỷ qua do Đảng ta lãnh đạo, đã phản ánh rõ những nét chính yếu về tính tiên tiếncủa nền văn hóa mà nhân dân ta đang xây dựng, về bản sắc văn hóa dân tộc Quahoạt động thực tiễn và tham khảo kinh nghiệm xử lý vấn đề văn hóa ở một sốnước trên thế giới, cuốn sách ghi nhận rõ nét về thực trạng văn hóa Việt Nam, đềxuất một số giải pháp và kiến nghị để xây dựng nền văn hóa Việt Nam đáp ứngyêu cầu của tình hình mới Từ đó, đưa ra những định hướng chiến lược cơ bảncho sự nghiệp xây dựng nền văn hóa “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, để trởthành nền tảng tinh thần xã hội trên con đường thực hiện mục tiêu: “Dân giàunước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
- Cuốn sách “Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển DSVH dân tộc”
[108] gồm 3 chương và phần phụ lục đề cập đến những vấn đề lý luận về
Trang 11DSVH dân tộc; về vai trò, chức năng của DSVH đối với việc lựa chọn môhình phát triển văn hóa dân tộc Căn cứ vào những đòi hỏi thực tiễn của cuộcsống để tiến hành phân loại và bước đầu mô tả thực trạng vốn DSVH dân tộc.Làm nổi rõ những mặt tồn tại, những nguyên nhân đã và đang gây nên sựxuống cấp vốn DSVH trong thời gian qua Từ đó, đưa ra những kiến nghị,biện pháp cụ thể và giới thiệu kinh nghiệm của Nhật Bản về giữ gìn và pháthuy DSVH.
Những nội dung của cuốn sách liên quan đến đề tài luận án:
- Khái niệm DSVH là tổng thể những tài sản văn hóa truyền thống trong
hệ thống giá trị của nó, được chủ thể nhận biết và đưa vào sử dụng nhằm đápứng những nhu cầu của hiện tại Đóng vai trò then chốt ở đây là những kháiniệm “nhận biết” và sử dụng; bên ngoài mối quan hệ với chủ thể, không tồntại khái niệm DSVH theo nghĩa đích thực của nó
- Chính sách về bảo tồn và phát triển DSVH dân tộc của nước ta trongthời gian qua thông qua các kỳ đại hội của Đảng
- Một số bài học kinh nghiệm từ việc bảo tồn và phát huy DSVH tạiNhật Bản: Luôn coi bảo tồn và khai thác tài sản văn hóa là một vấn đề quantrọng được quy định trong các văn bản pháp luật, chính sách Thể hiện việcbảo tồn các DSVH được nhấn mạnh trong nhận thức của mỗi người dân vàthể hiện chức năng, vai trò của di sản trong qúa trình phát triển của đất nướcNhật Bản theo hướng bền vững Từ những nhận thức trên, Nhật Bản đã thựchiện hóa DSVH trong đời sống thực tiễn bằng một loạt biện pháp cụ thể như:
Tổ chức bộ máy hành chính và ngân sách hoạt động, khai thác các giá trị vănhóa trên cơ sở đưa chúng thâm nhập vào đời sống hiện đại của cộng đồng…Tuy nhiên, cuốn sách này chỉ nghiên cứu giá trị DSVH nói chung mà chưa
đi sâu nghiên cứu về vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH ở một số thành phố cónhiều tài sản văn hóa đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển như TTH Nhữnggợi ý đối với việc giữ gìn và phát huy DSVH dân tộc ở Việt Nam nêu trên mới ởtầm vĩ mô và ở phương diện lý luận chung, chưa đưa ra một cách cụ thể gắn vớimột loại hình DSVH nào, nhất là đối với TTH, một thành phố đang lưu giữ rất
Trang 12nhiều tài sản văn hóa dân tộc Tuy nhiên, tác giả luận án xem đây là một côngtrình khoa học có thể kế thừa để làm những căn cứ tìm ra các giải pháp thích hợpnhằm giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH.
- Cuốn sách “Văn hóa mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội”, ”
[25] đã nghiên cứu bản chất của văn hóa nhằm chứng minh văn hóa vừa làmục tiêu phấn đấu vươn lên của xã hội loài người vừa là động lực mạnh mẽ
có ý nghĩa quyết định trong việc thúc đẩy quá trình phát triển xã hội theohướng nhân văn; từ đó vận dụng nguyên tắc về mối quan hệ thống nhất giữamục tiêu và động lực của văn hóa (văn hóa- phát triển- tiến bộ) vào quá trìnhxây dựng và phát triển xã hội Việt Nam hiện nay
Nội dung của cuốn sách liên quan đến đề tài chủ yếu nằm ở chương I,trong đó tác giả có thể tiếp cận quan niệm triết học mát xít về văn hóa để làm
cơ sở lý luận của luận án
- Trong cuốn “Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011-2020 những
vấn đề phương pháp luận” [8] là kết quả nghiên cứu bước đầu của đề tài khoa
học cấp Nhà nước Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011- 2020, mã sốKX04- 13/06 do tác giả làm chủ nhiệm Trên cơ sở tổng kết thực tiễn 25 nămxây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”,các bài viết trong cuốn sách đã phân tích, đánh gía thực trạng văn hóa Việt Nam
và thực trạng lãnh đạo, quản lý văn hóa của Đảng, Nhà nước ta; chỉ rõ mối quan
hệ giữa văn hóa và các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng văn hóachính trị; đề xuất mục tiêu, quan điểm, định hướng và các giải pháp có tínhchất đột phá để phát triển văn hóa dân tộc trong thập kỷ tới
Những nội dung của cuốn sách này liên quan trực tiếp đến đề tài luận ántập trung chủ yếu ở các bài viết: Khái niệm văn hóa và sự phát triển của vănhóa (GS.TS Đỗ Huy); Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng
và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc(PGS.TS Phạm Đức Duy) Tác giả luận án có thể kế thừa các nội dung sau:
- Cách tiếp cận khái niệm văn hóa theo nhiều cách khác nhau, đặc biệtcuốn sách khẳng định phương pháp tiếp cận mácxít về văn hóa là cách tiếp
Trang 13cận về hình thái kinh tế - xã hội, do đó: “Văn hóa gắn bó chặt chẽ với sự vậnđộng của các phương thức sản xuất”, “nguyên tắc tiếp cận đầu tiên với vănhóa là phải tìm thấy mối quan hệ giữa tự nhiên và văn hóa” [8, tr.22].
- Các quan điểm chỉ đạo của Đảng cộng sản Việt Nam như văn hóa lànền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sựphát triển kinh tế - xã hội; nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóatiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thốngnhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; đồng thời chỉ ra mộttrong những nhiệm vụ quan trọng là cần giữ gìn và phát huy các DSVH:
DSVH là cơ sở để liên kết cộng đồng, là nền tảng để sáng tạo ra các giátrị văn hóa mới, là tiền đề để mở rộng giao lưu văn hóa với các dân tộc kháctrên thế giới DSVH không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của nhândân, góp phần khẳng định niềm tự hào dân tộc mà còn là nguồn lực để pháttriển kinh tế - xã hội” [8, tr.177]
- Cuốn “Bảo tồn, phát huy giá trị DSVH vật thể Thăng Long - Hà Nội”
[8] đã làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn kinh nghiệm bảo tồn, phát huy giá trị củaDSVH vật thể Thăng Long - Hà Nội, tiếp thu những quan điểm mới về quản
lý di sản một số nước trên thế giới để vận dụng vào công tác bảo tồn, phát huycác giá trị di sản vật thể Thăng Long - Hà Nội; xuất phát từ thực trạng DSVHvật thể Thăng Long - Hà Nội làm rõ giá trị của nó trong thời kỳ công nghiệphóa- hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế Trên cơ sở chỉ ra những nguy
cơ, thách thức của công cuộc bảo tồn DSVH, cuốn sách đã đề xuất các giảipháp nhằm phát huy hiệu quả của công tác bảo tồn và phát huy các giá trị disản vật thể Thăng Long - Hà Nội Sách gồm 5 chương và những nội dung củacuốn sách liên quan trực tiếp đến đề tài luận án tập trung chủ yếu ở chương 2
và chương 5 Từ kết quả nghiên cứu của cuốn sách, tác giả có thể chọn lọc, kếthừa và phát triển trong quá trình viết luận án là:
- Các văn bản của Đảng ta về công tác bảo tồn và phát huy các giá trịDSVH, đặc biệt một mốc đánh dấu quan trọng về định hướng của Đảng đó làNghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa
Trang 14VIII) viết: “DSVH là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi củabản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa”.
- Thông qua các nhóm giải pháp về: Nâng cao năng lực quản lý DSVH;
cơ chế chính sách kinh tế - tài chính; luật pháp; huy động sự tham gia củacộng đồng; nâng cao nhận thức của người dân, cán bộ trong và ngoài ngànhvăn hóa, thể thao và du lịch về giá trị của di sản và việc bảo tồn và phát huygiá trị của di sản; xây dựng lưu trữ tài liệu, thông tin; hợp tác quốc tế… tácgiả luận án có thể áp dụng vào chính thực tiễn của công tác bảo tồn và pháthuy các giá trị DSVH ở TTH hiện nay
- Ở cuốn “Bảo tồn, phát huy giá trị DSVH phi vật thể ở Thăng Long - Hà
Nội” [76], tác giả luận án có thể kế thừa có chọn lọc phần cơ sở lý luận về bảo
tồn và phát huy các giá trị DSVH như: Khái niệm văn hóa; văn hóa vật thể vàvăn hóa phi vật thể; bảo tồn và phát huy DSVH phi vật thể, mối quan hệ giữaDSVH vật thể và DSVH phi vật thể, quan điểm của UNESCO, Đảng và Nhànước ta về bảo tồn và phát huy DSVH phi vật thể đồng thời nêu kinh nghiệmmột số nước trong công tác này Luận án quán triệt quan điểm: “Bảo tồn cầnphải đi kèm với khai thác, phát huy giá trị DSVH trong đời sống…Bảo tồncần phải quan tâm đến đặc điểm xã hội trong từng thời điểm cụ thể để cónhững điều chỉnh phù hợp với thời đại” [76, tr.237] Một trong những biệnpháp hữu hiệu để giữ gìn và phát huy DSVH là cần đẩy mạnh công tác tuyêntruyền giáo dục ý thức tự giác, trách nhiệm của người dân tham gia vào côngtác này
- Cuốn “Thành tựu trong xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam 25
năm đổi mới (1986- 2010)” [9] là tập hợp các bài viết có chọn lọc của các
chuyên gia nghiên cứu về văn hóa Xuất phát từ sự tiếp cận văn hóa, nhữngyếu tốc cấu thành nền văn hóa, những tiền đề lý luận và thực tiễn hoạt độngvăn hóa do Đảng ta lãnh đạo, nội dung cuốn sách phản ánh thực trạng văn hóaViệt Nam qua 25 năm đổi mới, chỉ ra những thành tựu quan trọng, đồng thờivạch ra những mặt yếu kém, hạn chế, qua đó đề xuất một số giải pháp cơ bản
và kiến nghị xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam trong những năm tiếp
Trang 15theo vừa đáp ứng những đòi hỏi bức xúc tinh thần của xã hội ta trên conđường: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Bài viết trong cuốn sách liên quan trực tiếp tới đề tài luận án: Thực trạng bảotồn và phát huy DSVH dân tộc và bài học kinh nghiệm(Th.s Vũ Công Hội), tácgiả luận án kế thừa được khái niệm DSVH và vai trò của DSVH trong đời sống xãhội, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về việc bảo tồn và phát huy DSVH dântộc và đặc biệt là những ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân và bài học kinhnghiệm, những vấn đề đặt ra trong việc bảo tồn và phát huy DSVH dân tộc
- Trong cuốn “Giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn
cầu hóa hiện nay” [13] đã khằng định, vấn đề bản sắc dân tộc và việc giữ gìn
bản sắc dân tộc là mối quan tâm của nhiều quốc gia trong bối cảnh toàn cầuhóa Vì một trong những thách thức mà toàn cầu hóa đặt ra đối với sự pháttriển của các nước là sự nhạt nhòa, mai một bản sắc dân tộc Đòi hỏi mỗi quốcgia phải có những phương thức xử lý để không những đưa đất nước phát triển
đi lên, hội nhập cùng thế giới và phát huy được sức mạnh vốn có của mình,đưa bản sắc dân tộc thành động lực nội sinh thúc đẩy dân tộc phát triển
Trong cuốn sách, tác giả khẳng định: “Dân tộc Việt Nam phải giữ gìn…bản sắc dân tộc một cách sáng tạo, linh hoạt; phải kết tinh lại và nâng lên tầmcao mới mọi đặc điểm tích cực của dân tộc và những đặc điểm tích cực mớicủa thế giới” [13, tr.69] Với cách nhìn nhận này, tác giả luận án có thể tiếpthu vào công tác giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH, vì suy cho đến cùng,DSVH là biểu hiện rõ nét bản sắc văn hóa dân tộc Hay nói cách khác, giữ gìnDSVH là giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
- Cuốn“Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa
Việt Nam” [30] là kết quả nghiên cứu của hai tác giả tổng hợp qua các bài viết
được đăng tải trên các tạp chí về lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển vănhóa Việt Nam trong quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế dưới sự chỉ đạo củaĐảng: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thầnnhân văn, dân chủ tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm nhuần
Trang 16vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnhnội sinh quan trọng của phát triển”.
Những nội dung của cuốn sách này liên quan trực tiếp trực tiếp đến đềtài luận án tập trung chủ yếu ở phần 2, gồm:
- Kinh nghiệm của Trung Quốc về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong
xu thế toàn cầu hóa, xem “phát triển văn hóa dân tộc phải gắn với trình độkhoa học kỹ thuật” [30, tr.77], “Phải có những phương thức thích hợp trongviệc bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc” [30, tr.78]
- Chính sách của Canada trong việc giữ gìn di sản lịch sử- văn hóa Theobách khoa toàn thư Canada, “Giữ gìn di sản- đó là sự nhận thức, sự thừa nhậngiá trị và bảo tồn một cách xác đáng những vật thể được coi là quan trọng đốivới sự phát triển văn hóa và lịch sử của đất nước” [30, tr.87] Trong các phươngdiện đối nội và đối ngoại của mình, Canada luôn có những chính sách phù hợp,tối ưu cho công tác giữ gìn di sản lịch sử- văn hóa Những kinh nghiệm đó có ýnghĩa lớn đối với Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
Tuy nhiên, cuốn sách bàn về xây dựng, phát triển văn hóa Việt Nam nóichung và ở tầm vĩ mô, chưa bàn đến vấn đề giữ gìn và phát huy các giá trịDSVH trong bối cảnh hội nhập và phát triển, nhất là đối với tỉnh TTH nóiriêng, chưa có điều kiện để đưa ra các giải pháp cụ thể để việc giữ gìn và pháthuy giá trị DSVH có hiệu quả
Ngoài ra còn có một số bài viết đăng ở các tạp chí khoa học cũng đề cậpđến vấn đề này như:
- GS.TS Ngô Đức Thịnh trong bài “Bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật
thể” [58] đã khẳng định: Văn hóa phi vật thể là một cách phân loại, chỉ ra các
dạng chính thức của văn hóa phi vật thể, các đặc trưng của văn hóa phi vật thể
và việc sưu tầm bảo tồn chúng Qua đó, tác giả muốn gửi thông điệp rằng:Văn hóa phi vật thể là văn hóa trải dài trong cả không gian và thời gian, chịuảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong giai đoạn hiện nay với sự giao thoa, giaolưu văn hóa giữa các vùng miền, các quốc gia thì văn hóa phi vật thể mangtính mỏng manh, dễ bị thương tổn Do đó, Nhà nước cần thông qua các cấp
Trang 17chính quyền, các nhà khoa học, giữ vai trò định hướng trong nhiệm vụ bảo
tồn và phát huy văn hóa phi vật thể của dân tộc
- Chu Thái Thành trong bài “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc” [55] khẳng định từ xưa đến nay, bản sắc văn hóa dân tộc đã làm nên sức
sống mãnh liệt, giúp cộng đồng người Việt Nam vượt qua biết bao thử tháchkhắc nghiệt của lịch sử để không ngừng phát triển và lớn mạnh Nhận thứcđược tầm quan trọng đó, Đảng ta đã ra nhiều chỉ thị, nghị quyết nhằm động viêntối đa nguồn lực nội sinh và ngoại sinh để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóadân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con người trong điều kiện đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
- Tác giả Nguyễn Văn Huyên trong bài “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc” [26] khẳng định quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực chất tự bản thân nó chính là một quá trìnhbiến mọi hoạt động kinh tế - chính trị - xã hội, đặc biệt là hoạt động sảnxuất tinh thần và đời sống văn hóa từng bước lên trình độ tiên tiến và hiệnđại Trong đó, bản sắc văn hoá là cơ sở bảo đảm cho sự phát triển ổn định
và trường tồn của văn hoá đất nước Theo phương châm đó, CNH, HĐH ởViệt Nam phải lấy văn hóa truyền thống làm nền tảng và động lực, lấy việclàm đậm đà bản sắc văn hóa làm mục tiêu
- Tác giả Nguyễn Chí Bền trong bài viết “Bảo tồn DSVH phi vật thể ở
nước ta hiện nay” [7] xuất phát từ khái niệm DSVH phi vật thể đến chính
sách đối với nó và các vấn đề đang đặt ra, tác giả đã khẳng định: Trong côngcuộc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắcdân tộc, việc sưu tầm, nghiên cứu và bảo tồn, phát huy DSVH phi vật thể cácdân tộc đang được đặt ra rất nhiều vấn đề đòi hỏi phải giải quyết cả ở tầm vĩ
mô lẫn vi mô, cả ở phương diện lý luận lẫn thực tiễn
- Tác giả Ngô Phương Thảo trong bài “Bảo vệ di sản, cuộc chiến từ
những góc nhìn” [56] đã đề cập trực tiếp đến vấn đề bảo vệ DSVH hiện nay.
Theo tác giả thì “Mỗi ngày, DSVH càng đối mặt với nhiều nguy cơ, xuất phát
từ những hệ lụy của cuộc sống hiện đại Cũng mỗi ngày, ý thức về trách
Trang 18nhiệm phải gìn giữ các giá trị văn hoá đã tồn tại với thời gian càng lan toả sâurộng trong toàn xã hội, trong mỗi cộng đồng để dẫn tới những chương trình
dự án ngày càng có hiệu quả hơn trong việc gìn giữ các giá trị văn hoá vật thể
1.2 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRỰC TIẾP ĐẾN VẤN ĐỀ GIỮ GÌN
VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA Ở THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY
TTH hiện đang lưu giữ trong lòng nhiều DSVH vật thể và phi vật thểchứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc ViệtNam nên cũng được khá nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm và tiếp cận bằngnhiều cách khác nhau:
Trang 191.2.1 Từ góc độ sử học
- Trong cuốn “Quần thể di tích Huế di sản thế giới” [44], tác giả Thái
Công Nguyên chủ yếu giới thiệu pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử,văn hóa và danh lam thắng cảnh của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Hệ thống các DSVH của TTH như sông hương, núi Ngự Bình, cầu Trường tiền,Kinh thành, Hoàng thành, Đàn Nam giao, Điện hòn chén, chùa Linh mụ đồngthời khẳng định giá trị của nó đối với sự phát triển của tỉnh TTH
Với cuốn sách này tác giả luận án tiếp thu để có cái nhìn một cách có hệthống các giá trị DSVH ở Huế một cách chi tiết và khá đầy đủ
- Tác giả Phan Thuận An trong cuốn“Kiến trúc cố đô Huế” [2] cho rằng,
Huế ngày nay còn bảo lưu được một khối lượng lớn những di sản vật chất vàtinh thần mang tính văn hóa nghệ thuật truyền thống của Việt Nam Tronggần 400 năm (1558- 1945), Huế là trung tâm chính trị và văn hóa của Đàngtrong, rồi trở thành Kinh đô của cả đất nước thống nhất Huế đã được xácnhận là một trung tâm văn hóa du lịch của Việt Nam, và quần thể di tích cố đôHuế đã được công nhận là một DSVH Thế giới Sau đó một thập niên, nhãnhạc triều Nguyễn lại được tổ chức UNESSCO công nhận là kiệt tác di sảnphi vật thể và truyền khẩu của nhân loại
Cuốn sách chủ yếu giới thiệu các công trình kiến trúc, thời gian và vậtliệu xây dựng các DSVH: Quách thành cung điện, kinh thành, Đại nội, Ngọmôn, điện Thái Hòa, điện Long An, Lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăngThiệu Trị, lăng Tự Đức, lăng Dục Đức, lăng Đồng Khánh, lăng Khải Định,Văn Miếu Huế, đàn Nam Giao, Hổ Quyền, điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ.Nhìn chung, cuốn sách này đã bổ sung cho tác giả luận án một cách nhìnphong phú hơn: có thể tiếp cận một cách cụ thể, hiểu thêm kiến trúc cácDSVH ở TTH để từ đó có cơ sở đưa ra một số kiến nghị nhằm bảo vệ, giữ gìn
và phát huy có hiệu quả các DSVH đó
1.2.2 Từ góc độ văn hóa học, quản lý văn hóa
Tập san kỷ niệm 5 năm thực hiện dự án quy hoạch bảo tồn và phát huy
giá trị di tích cố đô Huế: “Thời gian đã chứng minh” [77] gồm 42 bài viết bàn
về những thành tựu mà Huế đạt được sau 5 năm thực hiện dự án quy hoạch
Trang 20bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đô Huế Trong đó các bài liên quan đếntrực tiếp đến luận án: Chặng đường ngắn trên con đường dài (Thái côngNguyên), Đẩy mạnh công cuộc bảo tồn khu di tích Huế- di sản thế giới đầutiên ở Việt Nam (Trương Quốc Bình); công cuộc bảo tồn các di sản văn hóaHuế, Việt Nam (Phan Thanh Hải và Shin’e Toshihiki).
Tác giả luận án có thể kế thừa những khía cạnh sau:
- Phương pháp đánh giá tình trạng di tích Huế trước và sau khi có quyếtđịnh 105/TTg của thủ tướng chính phủ về bảo tồn và phát huy giá trị di tích
cố đô Huế
- Kế thừa và phát triển thêm khi phân tích các yếu tố tác động đến côngtác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH ở Huế hiện nay
- Tham khảo những số liệu về kinh phí tu bổ, các công trình di sản được
tu bổ, mục tiêu bảo tồn DSVH phi vật thể cung đình Huế cũng như công tácphát huy DSVH của tỉnh nhà trong thời gian tới
- Tham khảo vai trò của các cấp, các ngành ở Trung ương và địa phươngtrong việc phối hợp, tổ chức thực hiện nghị quyết 105/TTg của thủ tướngchính phủ và nghị quyết 06/NQ- TƯ của Tỉnh ủy TTH về bảo tồn và phát huygiá trị di tích cố đô Huế
- Kế thừa chọn lọc một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường việcbảo vệ và phát huy quần thể di tích lịch sử- văn hóa Huế trước bối cảnh mớicủa thời kỳ mới
Cuốn “Huế Di sản và cuộc sống” [78] gồm 28 bài viết của các nhà
nghiên cứu văn hóa Huế chủ yếu khẳng định sau 10 năm kể từ khi quần thể ditích cố đô Huế đã được công nhận là một DSVH Thế giới, sự nghiệp giữ gìn
và phát huy DSVH Huế đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt đượcnhiều thành tựu to lớn Mới 5 năm được thế giới công nhận, quần thể di tích
cố đô Huế đã vượt qua được giai đoạn cứu nguy khẩn cấp để kịp bước vào thời
kỳ ổn định và phát triển Trong 5 năm tiếp theo hàng chục dự án trùng tu di tíchlớn đã được thực hiện thành công; các chính sách và biện pháp cụ thể để bảo tồn
và phát huy các DSVH phi vật thể cũng được xúc tiến mạnh mẽ, đặc biệt là việc
Trang 21xây dựng hồ sơ đề nghị UNESSCO công nhận nhã nhạc cung đình Huế là một
“Kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại” Huế đã trở thànhđiểm hẹn hấp dẫn của du khách bốn phương và lượng khách không ngừng giatăng qua các năm Từ năm 2000, Huế đã được chính phủ chọn làm thành phốFestival đặc trưng của Việt Nam
Các bài viết trong cuốn sách liên quan trực tiếp đến đề tài luận án: DSVHHuế cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển của tác giả PhạmGia Khiêm; DSVH Huế- 10 năm hội nhập và phát triển của tác giả Phùng Phu;
Di tích Huế trên chăn đường chuẩn hóa trùng tu của tác giả Trần Bá Việt; Giá trịcủa Nhã nhạc cung đình Huế của tác giả Trần Văn Khê; DSVH Huế trong giaolưu và hội nhập với văn hóa Thế giới của tác giả Phan thuận An Từ việc xâydựng các cơ sở khoa học trong hồ sơ trình UNESCO công nhận di sản thế giớiđến thực tiễn công tác bảo tồn di tích Huế của tác giả TS Phan Tiến Dũng
Với những bài viết mang tính khái quát, tác giả luận án có thể kế thừanhững khía cạnh sau:
- Thành tựu 10 năm của tỉnh TTH trong việc giữ gìn các giá trị DSVH kể
từ khi UNESSO công nhận DSVH thế giới (1993- 2003) đã tạo điều kiện thuậnlợi cho việc phát huy các giá trị DSVH, làm động lực để phát triển du lịch địaphương, đóng góp ngân sách cho sự phát triển của tỉnh nhà
- Đánh giá quần thể di tích cố đô Huế trong công tác nghiên cứu, trùng tucác di tích tiêu biểu của DSVH Huế: Lăng Khải Định, Điện Khải Hoàn, LầuNgũ Phụng, cung An Định v.v…
- Có cái nhìn sâu hơn về giá trị lịch sử và giá trị nghệ thuật của Nhã nhạccung đình Huế, một kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu được tổ chứcUNESSCO công nhận năm 2003
- Những chuyển biến tích cực của khu di tích Huế trong quá trình thựchiện Dự án Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế giai đoạn1996- 2010
Kỷ yếu hội thảo: “DSVH Huế nghiên cứu và bảo tồn” [80] của Trung tâm
Bảo tồn di tích cố đô Huế gồm những bài viết về công tác bảo tồn, phát huy các
Trang 22giá trị di sản ở TTH và các giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao công tác nàycho hoạt động du lịch và phát triển kinh tế ở tỉnh nhà Thông qua các bài viếttrong hội thảo tác giả kế thừa được sự đánh giá những mặt làm được và chưalàm được của công tác bảo tồn, phát huy DSVH ở TTH.
Cuốn sách “30 năm bảo tồn và phát huy giá trị DSVH Huế
(1982-2012)” [84] khẳng định DSVH Huế là một kho báu, một bộ phận cấu thành
sinh thái văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam Đây là mấu chốt củavấn đề mở rộng phát triển du lịch, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế -
xã hội Đồng thời biết khai thác và phát huy những giá trị văn hóa cũng là mộtgiải pháp để giữ gìn, làm cho di tích sống lại, hòa với cuộc sống đương đại.Cuốn sách ghi lại những hình ảnh của hoạt động bảo tồn, trùng tu di tích;hoạt động bảo tồn, phục hồi văn hóa phi vật thể; hoạt động tôn tạo cảnh quanmôi trường; hoạt động hợp tác đối ngoại; hoạt động bảo tàng, trưng bày, triểnlãm; hoạt động nghiên cứu khoa học; hoạt động tuyên truyền quảng bá; hoạtđộng phát huy giá trị di tích; các lễ hội trong Festival Huế của TTBTDTCĐHuế, một cơ quan chủ quản trong việc tôn tạo và phát huy giá trị di sản Vớinhững tư liệu này tác giả luận án vận dụng khi luận giải những vấn đề thànhtựu và hạn chế của thực trạng giữ gìn và phát huy giá trị DSVH ở TTH
Kỷ yếu hội thảo khoa học: “ Tiềm năng và hướng phát triển du lịch Bắc
trung bộ” [104] của UBND tỉnh TTH, Thể thao và du lịch- Hội Khoa học lịch sử
TTH là tập hợp của 26 bài viết bàn về tiềm năng và định hướng phát triển dulịch Bắc trung bộ Trong đó có những bài viết như: phát huy lợi thế văn hóa-xây dựng TTH trở thành điểm đến ngang tầm thế giới của TS Phan TiếnDũng; Tiếp tục khai thác tiềm năng, thiết kế thêm nhiều tuyến tham quan cho
du lịch TTH của Nguyễn Đắc Xuân; DSVH lợi thế đặc biệt của du lịch TTHcủa TS Phan Thanh Hải…đã gợi mở cho tác giả luận án khi giải quyết vấn đềphát huy DSVH ở TTH hiện nay
Cuốn “Công cuộc bảo tồn di sản thế giới ở TTH” [85] là tập hợp của
nhiều bài viết đánh giá những thành tựu cũng như hạn chế qua một chặngđường bảo tồn di sản ở Huế Khẳng định những nỗ lực của các cấp chính
Trang 23quyền địa phương, nhân dân TTH đã là cho DSVH ở TTH từng bước hồi sinhdiện mạo vốn có trong lịch sử và đang vươn mình với sức sống ngày càngmãnh liệt Cuộc vận động bảo vệ di tích Huế đã được Unesco đánh giá là mộttrong hai cuộc vận động toàn cầu mang lại hiệu quả thiết thực nhất Các bàiviết trong cuốn sách đã cho tác giả luận án một cái nhìn khái quát, hệ thốngquá trình giữ gìn và phát huy DSVH ở Huế giai đoạn 1993- 2013.
Ngoài ra còn có một số bài viết trên các tạp chí liên quan đến đề tài luận
án như:
- Bài viết của tác giả Phan Tiến Dũng “Bảo tồn DSVH phi vật thể - một
yếu tố cơ bản làm cho giá trị quần thể di tích Huế luôn được tỏa sáng” [25]
đã khẳng định bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể là một công việc khókhăn, phức tạp, đòi hỏi thời gian dài và sự quyết tâm của chính quyền, nhândân tỉnh TTH Công tác bảo tồn sẽ đưa lại hiệu quả to lớn cho văn hóa - conngười xứ Huế: Bồi đắp cho Huế có được một diện mạo và tâm hồn sâu sắc,một vùng đất luôn hấp dẫn mọi người đến tìm tòi, khám phá Từ những thànhquả bước đầu của việc bảo tồn phi vật thể ở Huế, tác giả đã bàn đến một sốđịnh hướng bảo tồn cho các giai đoạn tiếp theo
- Tác giả Huỳnh Đình Két trong bài “Di tích cảnh quan Huế- một số
vấn đề về công tác bảo tồn” [31] khẳng định để làm tốt công tác bảo tồn di
tích cảnh quan Huế cần phải xem xét các mối quan hệ chi phối di tích cảnhquan, từ đó đưa ra một số kiến nghị như phải xây dựng một cơ chế bảo vệ ditích, cấp giấy chứng nhận di tích, cần có chế độ riêng đối với di tích đã đượcxếp loại, xây dựng dư luận xã hội theo hướng bảo tồn di tích cảnh quan Huế
là đảm bảo lợi ích văn hoá của cộng đồng
- TS Lê Đình Phúc trong bài “Nhã nhạc cung đình Huế với việc phát
triển du lịch” [47] cho rằng, nhờ giá trị nổi bật của mình, Nhã nhạc có phạm
vi lan tỏa và ảnh hưởng rộng đến các loại hình âm nhạc khác ở Việt Nam.Nhã nhạc được xem là tài sản chung của bốn nước trong khu vực: TrungQuốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam Sự tương đồng về nghệ thuật của Nhãnhạc cung đình Huế với nhã nhạc của các nước đồng văn đã tạo điều kiện
Trang 24thúc đẩy sự giao lưu văn hóa giữ các cộng đồng dân tộc, từ đó tất yếu nảysinh nhu cầu du lịch để tìm hiểu sâu sắc hơn giá trị văn hóa.
- Tác giả Nguyễn Hữu Thông trong bài“ Hệ giá trị và nhân tố con
người trong DSVH xứ Huế” [60] trên cơ sở phân tích sự khác nhau giữa tính
bền vững của những giá trị truyền thống và tính hỗn dung hai mặt của disản cổ truyền đã tập trung lý giải 2 vấn đề lớn: Hệ di sản đặc trưng củaHuế; yếu tố con người trong bảo tồn và phát huy di sản Đối với hệ di sảnđặc trưng của Huế, gồm: DSVH cung đình, DSVH dân gian, DSVH tâmlinh nhất thiết phải coi trọng cả phần “xác” lẫn phần “hồn” Cững như trongphát triển kinh tế, tác giả bài viết cho rằng: yếu tố con người cực kỳ quan trọngtrong việc bảo tồn và phát huy DSVH Huế, phải cùng nhau tạo nên một nguồnnhân lực có thể lực cường tráng và tinh thần khỏe mạnh, phải biết làm chủ tínhcách và lề thói, biết đoạn tuyệt với lối mòn tư duy và nếp nghĩ, biết chất vấnchính mình, hiểu tận ngon nguồn những rào cản và trở lực một cách khoa học
để tiến về phía trước
- TS Phan Thanh Hải trong bài viết“30 năm bảo tồn và phát huy DSVH
Huế” [17] cho rằng, DSVH Huế là một phức hệ bao gồm cả quần thể di tích
cố đô đồ sộ với thành quách, cung điện, lăng tẩm, đàn miếu, đài tạ, chùa quán,cầu cống, phủ đệ; hệ thống kiến trúc cộng đồng, tôn giáo và kiến trúc dângian; các giá trị văn hóa phi vật thể phong phú; các giá trị cảnh quan môitrường độc đáo Tuy nhiên, sau khi triều Nguyễn chấm dứt, hai cuộc chiếntranh kéo dài suốt 30 năm (1945-1975) đã tàn phá nghiêm trọng các DSVH Bên cạnh đó, việc quản lý lỏng lẻo cùng việc tu sửa các di tích một cách tùytiện trước đây đã gây ảnh hưởng bất lợi cho các di sản Trong 30 năm qua,Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh TTH và Bộ Văn hóa Thông tin,công cuộc bảo tồn di tích Cố đô Huế đã được triển khai và đạt kết quả rấtquan trọng: DSVH Huế đã vượt qua giai đoạn cứu nguy khẩn cấp và đangtừng bước hồi sinh diện mạo ban đầu của một Cố đô lịch sử Công cuộc bảotồn di tích Huế chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững Bài viết
đã cho tác giả cái nhìn tổng quát về những thành tựu đạt được của việc giữgìn và phát huy DSVH của TTH trong giai đoạn hiện nay
Trang 25Như vậy, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về giữ gìn và phát
huy DSVH với những kết quả đáng trân trọng Những kết quả đó có giá trịtham khảo, nên tác giả đã kế thừa và phát triển để hoàn thành luận án với đềtài: “Vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH ở Thừa Thiên Huế hiện nay”
Những kết luận và vấn đề đặt ra cho nghiên cứu tiếp theo của luận án
Thứ nhất, trong thời gian qua, DSVH, vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH
là một trong những chủ đề thu hút nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu
và đạt được những kết quả đáng trân trọng Những kết quả đó có giá trị thamkhảo cho tác giả luận án
Thứ hai, tổng hợp các nghiên cứu về vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH
như đã trình bày ở trên cho thấy, từ mục tiêu, nhiệm vụ khác nhau, phạm vinghiên cứu khác nhau, cách tiếp cận khác nhau,…phần lớn các công trình chủyếu nghiên cứu về giữ gìn và phát huy DSVH thuần túy mà chưa đề cập nhiềuđến mối quan hệ giữa giữ gìn, phát huy DSVH với tác động của KTTT, giữagiữ gìn với phát triển Các công trình nghiên cứu một cách chuyên biệt, hệthống và quy mô về thực trạng giữ gìn và phát huy các DSVH ở TTH tronggiai đoạn hiện nay còn rất ít Vì vậy, trên cơ sở kế thừa và tiếp thu kết quảnghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, việc bổ sung vào khoảng trống cácvấn đề nghiên cứu còn bỏ ngõ để hoàn thiện thêm những vấn đề lý luận vàthực tiễn của vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH được luận án xác định làhướng phát triển nghiên cứu tiếp theo
Thứ ba, các công trình nghiên cứu trước đây đã đề cập đến nhiều vấn đề
liên quan đến DSVH, việc giữ gìn và phát huy DSVH Tuy nhiên, luận án chorằng, còn một số vấn đề sau đây cần tiếp tục để nghiên cứu:
- Luận án cần thiết làm sáng tỏ các quan niệm khác nhau về văn hóa;DSVH; giữ gìn và phát huy DSVH; vị trí và vai trò của nó trong đời sống xãhội hiện nay
- Luận án đánh giá nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến vấn đề giữ gìn
và phát huy DSVH ở TTH chính là nhận thức của chủ thể văn hóa
- Luận án nghiên cứu và đánh giá thực trạng của vấn đề giữ gìn và phát huyDSVH ở một địa phương trong một thời gian dài, trên cơ sở đó tìm kiếm các giải
Trang 26pháp nhằm nhằm nâng cao hiệu quả việc giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH hiệnnay Đây là việc làm hết sức cần thiết và chưa được nhiều người nghiên cứu.
Đó là những gợi mở để đề tài luận án: “Vấn đề giữ gìn và phát huy di
sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay” lựa chọn thực hiện, không trùng lặp
với công trình khoa học nào nêu trên về nội dung và hình thức luận án Đồngthời, luận án này rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng đối vớivấn đề giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH trong giai đoạn hiện nay
Trang 27Chương 2 GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN
2.1 VĂN HÓA, DI SẢN VĂN HÓA VÀ VẤN ĐỀ GIỮ GÌN, PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1.1 Khái niệm văn hóa và di sản văn hóa
- Khái niệm văn hóa (Culture)
Văn hóa là một khái niệm có nội hàm rất rộng, liên quan đến đời sốngvật chất và tinh thần của con người Xuất phát từ nhiều cách tiếp cận, cónhững quan niệm và cách lý giải khác nhau về văn hóa
Có khá nhiều định nghĩa về văn hóa, nhưng hầu hết các định nghĩa đóđều xoay quanh một số khuynh hướng nhất định Hiện nay, có 2 xu hướngđịnh nghĩa về văn hóa: Xu hướng thứ nhất là loại định nghĩa miêu tả liệt kêcác thành tố về văn hóa, xu hướng thứ hai là loại định nghĩa nêu đặc trưng củavăn hóa Các xu hướng có thể khác nhau nhưng đều thống nhất ở một điểmrất quan trọng là khẳng định mối quan hệ mật thiết giữa con người với tựnhiên, nơi nào có con người là nơi đó có văn hóa, văn hóa là sản phẩm thíchứng giữa con người với tự nhiên
Quan điểm của triết học Mác - Lênin cho rằng: “Văn hóa là toàn bộ
những thành quả được tạo ra nhờ hoạt động lao động sáng tạo của con người hoạt động sản xuất vật chất và tái sản suất ra đời sống hiện thực của conngười” [40, tr.136-137], văn hóa là thiên nhiên thứ hai, thiên nhiên được con
-người cải biến Văn hóa là “tác phẩm của con -người”, là phương thức hoạt
động sống đặc thù, phương thức hoạt động sống riêng có của con người Đó
là phương thức mà con người sử dụng lao động sáng tạo của mình để biến đổi
và cải tạo giới tự nhiên, “vận dụng bản chất cố hữu của mình” để cải tạo hiệnthực khách quan, “nhào nặn”, “xây dựng” thực tại khách quan cho chính mình
Trang 28“theo các quy luật của cái đẹp” Trong Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844,
C Mác viết: “Việc tạo một cách thực tiễn ra thế giới vật thể, việc cải tạo giới
tự nhiên vô cơ là sự tự khẳng định của con người với tư cách là một sinh vật
có tính loài có ý thức (…) Nhờ sự sản xuất đó, giới tự nhiên biểu hiện ra là tácphẩm của nó (con người) và thực tại của nó” [40, tr.136-137]
Theo C.Mác, văn hóa xuất hiện trong quá trình hoạt động thực tiễn của conngười, trong đó hoạt động đặc trưng, cơ bản nhất là lao động và cải tạo xã hội.Văn hóa xuất hiện trong mối tương tác giữa con người với tự nhiên và với chínhbản thân mình Văn hóa chính là trình độ người của các quan hệ đó Chủ thểsáng tạo văn hóa là con người Con người sử dụng văn hóa để phát triển nănglực của mình trong quá trình cải tạo và biến đổi tự nhiên, đồng thời cải tạo chínhbản thân mình Trong quá trình đó, con người ngày càng ý thức một cách rõ rànghơn sức mạnh xã hội của lao động và ý thức đầy đủ hơn khả năng, năng lực sángtạo mang bản chất người của mình- sáng tạo văn hóa, tái sản xuất ra giới tựnhiên, “xây dựng” giới tự nhiên cho chính mình “theo quy luật của cái đẹp”.Bằng hoạt động lao động sáng tạo đó và với chính sự tồn tại, phát triển của mìnhtrong thế giới hiện thực, con người đã tự xác định cho mình cái ranh giới đểphân biệt phương thức sống của mình với phương thức sinh hoạt sinh tồn củaloài vật
Như vậy quan điểm của C.Mác cho thấy, văn hóa với tư cách là hoạtđộng sống đặc thù của con người, văn hóa không chỉ là hoạt động lao độngsản xuất nhằm tạo ra những vật phẩm thiết yếu cho cuộc sống con người màcòn là hoạt động tinh thần, là kết tinh năng lực sáng tạo, là cách sống, phươngthức sống, phương thức bộc lộ nhân tính, biểu hiện ra trong toàn bộ sản phẩmvật chất, tinh thần do chính con người sáng tạo ra trong quá trình thực tiễnlịch sử- xã hội của mình Con người là thước đo của mỗi giá trị, còn văn hóa
là thước đo nhân tính sự sáng tạo và thái độ của con người trước hiện thực Vìvậy, Ph Ăngghen đã nói: “Mỗi bước tiến trên con đường văn hóa lại là mộtbước tiến tới sự tự do” [39, tr.164]
Trang 29C.Mác còn quan niệm, văn hóa là lĩnh vực hoạt động mà nhờ đó, conngười sản xuất và tái sản xuất ra bản thân mình với tư cách là một thực thể xãhội Đó là hoạt động mà con người nhằm tạo ra một hệ thống giá trị mang tínhđịnh hướng cho sự phát triển ý thức con người và cho lối ứng xử của conngười trong cộng đồng xã hội Với hệ thống giá trị định hướng này, mỗi nềnvăn hóa trở thành một hệ thống biểu tượng bao hàm trong đó các khuôn mẫuứng xử xã hội của con người.
Hoạt động văn hóa là một hoạt động sáng tạo hướng tới chân- thiện- mỹ.Không phải sáng tạo nào cũng mang đặc trưng văn hóa mà phải là những hoạtđộng sáng tạo được chi phối bởi quan niệm thẩm mỹ tiến bộ, mang lại giá trịcho con người Các giá trị đó tất yếu phải vì con người, phải có tác dụng pháttriển các lực lượng bản chất người, rồi thông qua các hoạt động thực tiễn củacon người để tiếp tục lưu truyền, tích lũy từ thế hệ này sang thế hệ khác đểthúc đẩy xã hội phát triển không ngừng và làm nên truyền thống văn hóa chomột cộng đồng xã hội
V.I.Lênin trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và phát triển các nguyên lý củatriết học Mác, đã phân tích sâu sắc thêm về mặt xã hội của văn hóa với cáchtiếp cận từ hình thái kinh tế- xã hội Ông khẳng định tính tất yếu của cáchmạng văn hóa, cuộc cách mạng này rất khó khăn vì trình độ dân trí và cơ sở
hạ tầng lạc hậu song không phải ngồi chờ lực lượng sản xuất phát triển rồimới làm cách mạng văn hóa mà phải chủ động tạo ra các tiền đề căn bản củanền văn hóa cách mạng, là yếu tố quan trọng để xây dựng xã hội mới Rõràng, Lênin đã gắn văn hóa với sự phát triển xã hội, chỉ ra mục tiêu quantrọng nhất của văn hóa là hoàn thiện con người về mọi mặt
Như vậy, trong quan điểm của triết học Mác- Lênin, văn hóa không chỉđóng vai trò là cơ sở, nền tảng tinh thần của xã hội, của lịch sử nhân loại màcòn là lĩnh vực luôn ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại,đến sự phát triển xã hội Trong sự tác động và ảnh hưởng đó, văn hóa khôngchỉ ảnh hưởng đến nguyên nhân sinh ra nó- đến tồn tại xã hội, đến quá trình
Trang 30sản xuất vật chất của con người mà còn góp phần quyết định phương thức vậnđộng và phát triển của lịch sử nhân loại, của xã hội loài người Văn hóa đemlại cho con người sự điều chỉnh và định hướng hoạt động của mình và qua đó,điều tiết quá trình sản xuất vật chất, điều tiết sự phát triển xã hội, trở thànhnguồn nội sinh cho phát triển xã hội bền vững- phát triển vì mục tiêu nhânvăn, vì giá trị nhân đạo.
Hồ Chí Minh nhận định về văn hóa ở cấp độ khái quát như sau:
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mớisáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinhhoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộnhững sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá Văn hoá là sự tổnghợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó màloài người đã sản sinh ra Nhằm thích ứng với những nhu cầu đờisống và đòi hỏi của sự sinh tồn [41, tr.431]
Từ nhận xét trên của Hồ Chí Minh, chúng ta có thể thấy văn hóa là toàn
bộ những gì con người tạo ra và lao động sáng tạo là cội nguồn, khởi điểm củavăn hóa Văn hóa chỉ tất cả các khía cạnh biểu tượng và học thức của xã hội loàingười Văn hóa vật chất bao gồm các đồ vật, công nghệ và cả một bộ phận nghệthuật Văn hóa phi vật chất bao gồm ngôn ngữ, các kiến thức, kỹ năng, giá trị, tínngưỡng và tập quán Như vậy, bản chất của văn hóa là có tính người và tính xãhội Văn hóa là một thực thể sống của con người “Người ta có thể nhìn thấy,nghe thấy, sờ thấy và cảm thấy bằng những cách khác nhau của một nền vănhóa, một thời đại văn hóa, một giá trị văn hóa do con người tạo ra” [22, tr.11]
Theo từ điển triết học: “văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần
do con người tạo ra trong quá trình thực tiễn xã hội- lịch sử và tiêu biểu chotrình độ đạt được trong lịch sử phát triển xã hội” [89, tr.656]
Định nghĩa này khẳng định văn hóa được biểu hiện trong toàn bộ giá trịvật chất, giá trị tinh thần và là kết quả khách quan của hoạt động con người
Trang 31Cùng với quan điểm này còn có định nghĩa của GS.TS.Trần Ngọc Thêm: “Văn
hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sángtạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa conngười với môi trường tự nhiên và xã hội” [57, tr 41]
Định nghĩa văn hóa được cộng đồng thế giới sử dụng nhiều và được
nhiều người trích dẫn hơn cả là định nghĩa của UNESCO:
Văn hóa là tổng thể những nét đặc thù về tinh thần và vật chất, về trí tuệ
và cảm xúc quy định tính cách của một xã hội hay một nhóm xã hội nênđược đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn,vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong
xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống,phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin [92]
Có thể nói, tính phức tạp của nội hàm khái niệm văn hóa được thể hiện rõkhi bản thân văn hóa là một yếu tố mang “tính động” Tính động ở đây chính làtính chất biến đổi không ngừng của văn hóa theo tiến trình lịch sử cũng như thayđổi của nó theo không gian văn hóa Vì vậy khi nói đến văn hóa , chúng ta phảixem xét trên cả hai chiều thời gian và không gian, nếu thiếu đi một trong haichiều nói trên, thành tố văn hóa mà chúng ta quan sát có thể trở nên vô nghĩa Vậy, để thống nhất về mặt nhận thức, chúng tôi đưa ra định nghĩa sau để giải
quyết các vấn đề của luận án: Văn hóa là toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần
do con người sáng tạo ra, tích lũy lại trong quá trình hoạt động thực tiễn - xã hội Những giá trị vật chất và tinh thần đó làm nên hệ giá trị xã hội, là một thành tố cốt lõi tạo ra bản sắc riêng của một cộng đồng xã hội, nó có khả năng chi phối đời sống tâm lý và mọi hoạt động của con người sống trong cộng đồng xã hội ấy
Khái niệm di sản văn hóa (Cultural leritage)
Theo nghĩa Hán Việt, DSVH là những tài sản văn hóa có giá trị của quá
khứ còn tồn tại trong cuộc sống đương đại và tương lai Di là để lại, còn lại, dịch chuyển, chuyển lại Sản là tài sản, là những gì quý giá, có giá trị Di sản
văn hóa được hiểu bằng sự tổng hợp của các ý nghĩa nói trên.
Trang 32Khái niệm DSVH với tư cách là một thuật ngữ khoa học đã có một quátrình hình thành khá lâu dài, được hình thành và biết đến từ cuộc cách mạng
tư sản Pháp 1789 Di sản lúc đó được hiểu như “ý niệm về một tài sản chung,tài sản của mọi công dân, chứ không phải của riêng một ai, đó là ý niệm đãtạo thành cái ý thức về di sản quốc gia” [11, 32]
Năm 1983, Hội nghị Di sản toàn quốc của Vương quốc Anh đã định
nghĩa: “Di sản là những gì thuộc về thế hệ trước giữ gìn và chuyển giao chothế hệ hiện nay và những gì mà một nhóm người quan trọng trong xã hội hiệnnay mong muốn chuyển giao cho thế hệ tương lai” [52, tr.20]
Như vậy, với các quan niệm về di sản nói trên thì DSVH được hiểu như
là tài sản, là báu vật của thế hệ trước để lại cho thế hệ sau DSVH là các tàisản văn hóa như các tác phẩm nghệ thuật dân gian, các công trình kiến trúc,các tác phẩm điêu khắc, các tác phẩm văn học mà các thế hệ trước để lạicho hậu thế mai sau
Tuy nhiên, khái niệm DSVH là một khái niệm có tính vận động thay
đổi theo thời gian Ngày nay khái niệm DSVH không hoàn toàn đồng nhất vớikhái niệm tài sản từ quá khứ nữa Bởi lẽ không phải bất cứ cái gì của quá khứcũng được coi là di sản Di sản là sản phẩm của quá khứ nhưng đó là quá khứ
đã được lựa chọn theo nhu cầu của xã hội hiện đại Di sản là sự lựa chọn từquá khứ lịch sử những ký ức, báu vật của cộng đồng, thể hiện nhu cầu,nguyện vọng, mong muốn của xã hội hiện đại
Trên bình diện quốc tế, năm 1989, UNESCO đã định nghĩa DSVH như sau: DSVH là tập hợp những biểu hiện vật thể hoặc biểu tượng di sảnquá khứ truyền lại cho mỗi nền văn hóa, và do đó là của toàn thểnhân loại Là một phần của việc khẳng định cũng như làm giàu thêmbản sắc văn hóa, là một dạng di sản nhân loại, DSVH mang lạinhững đặc điểm riêng cho mỗi địa danh cụ thể, và vì thế nên là nơicất giữ kinh nghiệm con người Việc bảo tồn và giới thiệu DSVHnày là cốt lõi của mọi chính sách văn hóa [8, tr.14]
Trang 33Luật DSVH của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định:
“DSVH bao gồm DSVH phi vật thể và DSVH vật thể, là sản phẩm tinh thần,vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ nàyqua thế hệ khác ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [15, tr.17].Như vậy, theo các quan điểm trên, con người bao giờ cũng có 2 nhu cầu
cơ bản, đó là nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần Do đó hoạt độngcủa con người cũng có 2 loại cơ bản, đó là sản xuất ra của cải vật chất và sảnxuất ra các giá trị tinh thần Tương ứng với nó là những giá trị của DSVH vậtthể và DSVH phi vật thể:
Thứ nhất, DSVH vật thể bao gồm toàn bộ những sản phẩm do sản xuất
vật chất của con người tạo ra như các công trình kiến trúc, công cụ sản xuất
và sinh hoạt, đồ ăn, đồ mặc, các phương tiện đi lại DSVH vật thể là một dạngthức tồn tại của văn hóa chủ yếu dưới dạng vật thể có hình khối, có chiều cao,chiều rộng, trọng lượng, đường nét, màu sắc, kiểu dáng tồn tại trong khônggian và thời gian xác định DSVH vật thể được tạo tác từ bàn tay khéo léo củacon người, để lại dấu ấn lịch sử rõ rệt DSVH vật thể được khách thể hóa vàtồn tại như một thực thể ngoài bản thân con người, luôn chịu sự thách thứccủa quy luật bào mòn của thời gian, trong sự tác động của con người thời đạisau DSVH vật thể luôn đứng trước nguy cơ biến dạng hoặc thay đổi rất nhiều
so với nguyên gốc Do đó, vấn đề giữ gìn những DSVH vật thể lâu đời đòi hỏicần công nghệ kỹ thuật cao mới có thể phục nguyên lại như cũ
Tại điều 4, Luật DSVH định nghĩa DSVH vật thể như sau: “DSVH vật thể
là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịchsử- văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia” [21, tr.15-16]
Thứ hai, DSVH phi vật thể bao gồm những sản phẩm do hoạt động sản
xuất tinh thần của con người sáng tạo ra như phong tục, tập quán thể hiệntrong lối sống, trong các mối quan hệ xã hội của con người, các quy ước thểhiện mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người với tổ tiên, với lựclượng siêu nhiên mà con người luôn tin tưởng Đó là toàn bộ tri thức liên quan
Trang 34đến việc sản xuất ra của cải vật chất để duy trì sự sống và phát triển của conngười như sản xuất lương thực, y học dân gian, văn hóa ẩm thực, nghề thủ công.
Đó là các loại hình nghệ thuật biểu diễn như âm nhạc, múa rối, sân khấu, cácloại hình thức trình diễn cho đến kiến trúc, trang trí, đồ họa…Đó là các loại hìnhnghệ thuật ngôn từ như truyện kể, ca dao, dân ca, thành ngữ, tục ngữ
Theo điều 2 của bản Công ước về bảo vệ DSVH phi vật thể, khái niệmDSVH phi vật thể được UNESSCO hiểu như sau:
Các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng vàkèm theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gianvăn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm người và trongmột số trường hợp là các cá nhân, công nhận là một phần DSVH của
họ Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, DSVH phi vậtthể được các cộng đồng và nhóm người không ngừng tái tạo đểthích nghi với môi trường và quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tựnhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ một ý thức vềbản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đadạng văn hóa và tính sáng tạo của con người [21, tr.84]
Điều 4 của Luật DSVH cho rằng:
DSVH phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân,
vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học,thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn vàcác hình thức khác [50]
Trên thực tế, sự phân biệt hai thể loại DSVH như trên chỉ có ý nghĩa quyước, thực ra chúng có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau, khó phân biệt rạchròi Cả hai loại này sẽ mất đi nếu không được cộng đồng, cá nhân giữ gìn và pháthuy
Dựa trên những văn bản của Đảng, Nhà nước Việt Nam và của các tác
giả đi trước về DSVH mà chúng tôi vừa khái quát, có thể rút ra: DSVH là
tổng thể những tài sản văn hóa truyền thống bao gồm cả văn hóa vật thể và
Trang 35văn hóa phi vật thể trong hệ thống giá trị của nó, được chủ thể nhận biết, qua
đó tiến hành giữ gìn và phát huy nhằm đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của cuộc sống hiện tại.
Như vậy, khái niệm DSVH được hiểu là một tập hợp những cặp phạmtrù vừa tương phản, vừa thống nhất, trong đó có hai cặp phạm trù chính là:Truyền thống - hiện đại, Kế thừa - phát triển
Trong mối quan hệ với cặp phạm trù Truyền thống - hiện đại, DSVHtồn tại như một thực thể khách quan DSVH là cái hiện đại được truyền lại từtrong quá khứ như một “mã di truyền xã hội” (Abraham Moles), một ký ứctập thể được tái sinh, nhớ về quá khứ trên trục thời gian, tạo nên tính liềnmạch của nền văn hóa dân tộc DSVH là hiện thân của một hệ thống giá trị(Federico Mayor) hình thành nên bản sắc văn hóa của dân tộc “Bản ở đâyvừa là cái gốc, cái nguyên thủy, vừa là cái cốt lõi, cái nền tảng cho phép nềnvăn hóa đó tự hồi sinh, tự hóa trên cơ sở của chính mình” [108, tr.7]
Trong mối quan hệ với cặp phạm trù Kế thừa- phát triển, DSVH khẳng địnhtính khả biến của mình dưới tác động của chủ thể Chủ thể nhận thức, tiếp thu cácDSVH trên cơ sở kế thừa, đưa chúng vào hiện tại trong những phức hợp loại hìnhquan hệ với những gí trị mới nảy sinh, làm phong phú cho kho tàng DSVH vănhóa của mình Trên thực tế, việc khai thác và sử dụng DSVH của chủ thể có thểchính xác và cũng có thể sai lầm, dẫn đến DSVH có thể được phát triển, cũng cóthể bị suy kiệt, nghèo nàn, thẩm chí bị triệt thoái từng phần hoặc toàn bộ Gắn liềnvới vấn đề nhận thức, khai thác, sử dụng nền DSVH, trong bình diện này khôngcòn là những giá trị trừu tượng, mà là những giá trị đã được hiện thực hóa, vậtchất hóa thành lối sống, phong tục, tập quán, ngôn ngữ, những vật thể…
DSVH được chứa đựng các yếu tố sau: thứ nhất, trong DSVH chứa đựng vốn kinh nghiệm và tri thức sống của con người Thứ hai, DSVH hội tụ những yếu tố, phẩm chất: đúng, tốt đẹp, có ích Thứ ba, DSVH phải biểu hiện thành những hiện tượng văn hóa Thứ tư, tính lịch sử sẽ làm cho vốn DSVH
có bề dày về thời gian, có sự phong phú về loại hình
2.1.2 Các quan điểm của UNESCO, Đảng và Nhà nước Việt Nam về
Trang 36giữ gìn, phát huy di sản văn hóa
Theo từ điển Tiếng Việt thì “ giữ gìn” có nghĩa là giữ cho được nguyênvẹn, không bị mất mát, tổn hại Về cơ bản, khái niệm giữ gìn và bảo tồn cónghĩa gần giống nhau đó là giữ lại không để cho mất đi Theo bách khoa toànthư Canada, “Giữ gìn di sản- đó là sự nhận thức, sự thừa nhận giá trị và bảotồn một cách xác đáng những vật thể được coi là quan trọng đối với sự pháttriển văn hóa và lịch sử của đất nước” [30, tr.87]
Giữ gìn DSVH là bảo vệ sự tồn tại của sự vật hiện tượng theo dạngthức vốn có của nó Giữ gìn DSVH là không để DSVH bị mai một, “không để
bị thay đổi, biến hóa hay biến thái” Như vậy, trong nội hàm của thuật ngữnày, không có khái niệm “cải biến”, “nâng cao” hoặc “phát triển” Hơn nữa,khi nói đối tượng giữ gìn “phải được nhìn là tinh hoa”, có nghĩa chúng ta đãkhẳng định giá trị đích thực và khả năng tồn tại theo thời gian, dưới nhiều thểtrạng và hình thức khác nhau của đối tượng được bảo tồn
Đối tượng giữ gìn (giữ gìn với nghĩa bao hàm cả phát huy) các giá trịDSVH cần thỏa mãn hai điều kiện:
- Một là, nó phải được nhìn là tinh hoa, là một “giá trị” đích thực được
thừa nhận minh bạch, không có gì phải hồ nghi hay bàn cãi
- Hai là, nó phải hàm chứa khả năng, chí ít là tiềm năng, đứng vững lâu
dài (tức là có giá trị lâu dài, có thể “trơ gan cùng tuế nguyệt”) trước nhữngbiến đổi tất yếu về đời sống vật chất và tinh thần của con người, nhất dưới tácđộng của nền kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa, hội nhập đang diễn
ra cực kỳ sôi động
Giữ gìn DSVH nguyên vẹn (bảo tồn trong dạng “tĩnh”): là vận dụng
thành quả khoa học kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại đảm bảo giữ nguyên trạnghiện vật như sự vốn có về kích thước, vị trí, đường nét màu sắc, kiểu dáng Khicần phục nguyên các DSVH vật thể cần sử dụng hiệu quả các phương tiện kỹ
thuật như: đồ họa kỹ thuật vi tính công nghệ 3D theo không gian ba chiều; chụp ảnh; băng hình video; xác định trong lượng, thành phần chất liệu của DSVH vật
thể Sau khi tiến hành bảo quản nguyên vẹn, phải so sánh đối chiếu số liệu với
Trang 37nguyên mẫu đã được lưu giữ chi tiết để không làm biến dạng DSVH vật thể.
Giữ gìn, bảo quản DSVH phi vật thể ở dạng “tĩnh” là tiến hành điều trasưu tầm, thu thập các dạng thức văn hóa phi vật thể như nó hiện có theo quytrình khoa học nghiêm túc chặt chẽ, “giữ” chúng trong sách vở, các ghi chép, mô
tả bằng băng hình (video), băng tiếng (audio), ảnh.v.v Tất cả các hiện tượng
văn hóa phi vật thể này có thể lưu giữ trong các kho lưu trữ, các viện bảo tàng
Giữ gìn DSVH trên cơ sở kế thừa (bảo tồn trong dạng “động”): là giữ
gìn các hiện tượng văn hóa trên cơ sở kế thừa Các DSVH vật thể sẽ được bảotồn trên tinh thần giữ gìn những nét cơ bản của di tích, cố gắng phục chế lạinguyên trạng di sản văn hóa vật thể bằng nhiều kỹ thuật công nghệ hiện đại.Đối với các DSVH phi vật thể, bảo tồn “động” trên cơ sở kế thừa là bảo tồncác hiện tượng văn hóa đó ngay chính trong đời sống cộng đồng Bởi lẽ, cộngđồng không những là môi trường sản sinh ra các hiện tượng văn hóa phi vậtthể mà còn là nơi tốt nhất để giữ gìn, bảo vệ, làm giàu và phát huy văn hóaphi vật thể trong đời sống xã hội theo thời gian Các hiện tượng văn hóa phivật thể tồn tại trong ký ức cộng đồng, nương náu trong tiếng nói, trong cáchình thức diễn xướng, trong các nghi lễ, nghi thức, quy ước dân gian
Văn hóa phi vật thể luôn tiềm ẩn trong tâm thức và trí nhớ của con
người mà chúng ta thường mệnh danh họ là những nghệ nhân hay là những
Báu vật nhân văn sống Do đó giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể
còn đồng nghĩa với việc bảo vệ những Báu vật nhân văn sống Đó là việc xã hội
thừa nhận các tài năng dân gian, tôn vinh họ trong cộng đồng, tạo điều kiện tốtnhất để trong hoàn cảnh có thể, để họ sống lâu, sống khỏe mạnh, phát huy đượckhả năng của họ trong quá trình giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyềnthống Cần phải phục hồi các giá trị văn hóa phi vật thể một cách khách quan,sáng suốt, tin cậy, chứ không thể chủ quan tùy tiện Tất cả những giá trị văn hóaphi vật thể phải được kiểm chứng qua nhiều phương pháp nghiên cứu có tínhchất chuyên môn cao, có giá trị thực chứng, thuyết phục thông qua các dự ánđiều tra, sưu tầm bảo quản, biên dịch và xuất bản các dấu tích DSVH phi vật thể
Giữ gìn theo quan điểm phục hồi nguyên dạng DSVH phi vật thể chính
Trang 38là mong muốn “lý tưởng” nhất, hoàn hảo nhất Nếu không thể giữ gìn nguyên
dạng thì phải giữ gìn, bảo quản theo hiện dạng đang có Bởi theo quy luật của
thời gian thì các DSVH phi vật thể ngày càng có xu hướng xa dần nguyên
gốc Do vậy, nếu không thể khôi phục được nguyên gốc thì giữ gìn hiện dạng
là điều cần phải thực hiện và có ý nghĩa khả thi nhất
Tuy nhiên, hiện dạng phải có mối liên hệ chặt chẽ với nguyên dạng.
Theo đó, cần xác định rõ thời điểm giữ gìn, bảo quản để sau này khi có thêm
tư liệu tin cậy thì sẽ tiếp tục phục nguyên ở dạng gốc các DSVH
Còn “phát huy” có nghĩa là làm cho cái hay, cái tốt tỏa tác dụng và tiếptục nảy nở thêm” [46, tr.39] Nói một cách đơn giản phát huy DSVH chính
là việc khai thác, sử dụng di sản một cách có hiệu quả Công việc này xuấtphát từ nhu cầu thực tế, con người mong muốn DSVH của họ phải đượcnhiều người cùng biết đến hoặc đem về những lợi ích kinh tế Phát huyDSVH là một hoạt động có tính liên ngành, có tiêu chí chung, mục đích làphục vụ cho sự tiến bộ của xã hội, cho việc phát triển du lịch bền vững vàgóp phần quan trọng trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, giữ gìnbản sắc văn hóa dân tộc đồng thời là nhịp cầu nối với bạn bè năm châu.Cách thức phát huy của mỗi di sản, mỗi thời điểm có khác nhau, điều đótùy thuộc vào văn hóa của mỗi vùng, vào nhận thức của từng người Nhưngtất thảy các hoạt động này đều phải dựa vào giá trị sẵn có của di sản, làmtôn vinh vẻ đẹp và phát triển các giá trị văn hóa đó Hình thức chủ đạo củaphát huy DSVH là quảng bá hình ảnh của di sản trên mọi phương diệnnhằm khai thác, thu hút khách đến tham quan, đầu tư Từ đó giúp việc phụchồi tối đa các giá trị văn hóa truyền thống, tạo cơ hội giao lưu giữa các nềnvăn hóa khác nhau góp phần hiểu biết lẫn nhau và tăng cường mối quan hệquốc tế vì hòa bình, vì sự phát triển của xã hội Mặt khác, nếu biết phát huylợi thế của di sản văn hóa thì đây còn được xem là một tiềm lực kinh tế đểphát triển xã hội
Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều cho rằng DSVH tồn tạitrong đời sống kinh tế - xã hội như một tất yếu khách quan, minh chứng cho
Trang 39quá trình hình thành và phát triển của quốc gia dân tộc Vì thế, DSVH là vấn
đề được nhiều tổ chức quốc tế quan tâm và được chú trọng trong quan điểm,đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta
- Quan điểm của UNESCO về giữ gìn và phát huy DSVH
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc- (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization), là mộttrong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên hiệp quốc, hoạt động với mụcđích "thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hoá
Unesco-để đảm bảo sự tôn trọng công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản chotất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo".Nguyên Tổng giám đốc UNESCO, F.Mayor cũng nhấn mạnh:
Kinh nghiệm của hai thập kỷ qua cho thấy rằng trong mọi xã hộingày nay, bất luận ở trình độ phát triển kinh tế nào hoặc theo xuhướng chính trị nào, văn hóa và phát triển là hai mặt gắn liền vớinhau ( ) Hễ nước nào tự đặt ra cho mình mục tiêu phát triển kinh
tế mà tách rời môi trường văn hóa thì nhất định sẽ xảy ra những mấtcân đối nghiêm trọng cả về mặt kinh tế lẫn văn hóa và tiềm năngsáng tạo của nước ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều Một sự phát triển chânchính đòi hỏi phải sử dụng một cách tối ưu nhân lực và vật lực củamỗi cộng đồng Vì vậy phân tích đến cùng, các trọng tâm, các độnglực và các mục đích của phát triển phải được tìm trong văn hóa ( )
Từ nay trở đi văn hóa cần coi mình là một nguồn bổ sung trực tiếpcho phát triển và ngược lại phát triển cần thừa nhận văn hóa giữ một
vị trí trung tâm, một vai trò điều tiết xã hội [trích theo 106, tr.23]
Ở phương diện pháp lý, UNESCO đã có công ước về bảo vệ di sản thiênnhiên và văn hóa thế giới (năm 1972) Mục tiêu chính của công ước này làxây dựng một chương trình nhằm phục hồi, bảo tồn các di tích, địa danh hayphong cảnh nổi tiếng
Để đảm bảo có được những biện pháp hữu hiệu và tích cực cho việc giữgìn, phục hưng DSVH và thiên nhiên có trên lãnh thổ đất nước mình, mỗi quốc
Trang 40gia tham gia Công ước này sẽ nỗ lực, trong điều kiện phù hợp với sự triển kinh
tế - xã hội đất nước đó: Tiếp nhận một chính sách chung nhằm quy định mộtchức năng cho DSVH trong đời sống của cộng đồng và đưa việc bảo vệ di sảnvào một chương trình quy hoạch tổng thể; có những biện pháp thích hợp về luậtpháp, khoa học, kỹ thuật, hành chính và tài chính cần thiết cho việc xác định,bảo vệ, bảo tồn, giới thiệu và phục hồi di sản đó; thiết lập hoặc phát triển cáctrung tâm đào tạo tầm quốc gia hoặc địa phương về bảo vệ, bảo tồn và giới thiệuDSVH, ưu tiên nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này
Năm 1989, UNESCO đưa ra một văn bản Đề nghị về việc bảo tồn vănhóa truyền miệng và văn hóa dân gian Văn bản này yêu cầu các quốc gia trênthế giới đưa ra những giải pháp bảo tồn văn hóa phi vật thể nằm trong đườngbiên quốc gia của họ Và từ năm 2001, UNESCO đã xây dựng chương trìnhNhững kiệt tác DSVH truyền miệng và phi vật thể và 4 lần công bố các danhsách vào các năm 2001(gồm 19 di sản), năm 2003 (gồm 28 di sản), năm 2005(gồm 43 di sản) và gần đây nhất năm 2009 (76 di sản)
Mục tiêu chương trình này của tổ chức UNESCO là nâng cao nhận thức
về tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy DSVH phi vật thể của nhânloại Kêu gọi các quốc gia hành động để giữ gìn và phát huy các DSVH, bằngviệc thống kê các DSVH trong lãnh thổ của mình; thiết lập một ủy ban bảo vệDSVH phi vật thể
Năm 2003, với Công ước quốc tế về bảo vệ DSVH phi vật thể đã đượccác thành viên trong tổ chức UNESCO thông qua và có hiệu lực sau khi có đủ
30 nước phê chuẩn vào năm 2005 Điều 12 của bản công ước quy định: “Đểđảm bảo cho công việc bảo tồn, mỗi quốc gia thành viên dựa vào năng lựcriêng của mình sẽ xây dựng một hay nhiều thống kê các DSVH phi vật thểtrên lãnh thổ của họ Những bản thống kê này sẽ được cập nhật một cáchthường xuyên” Ngoài việc thống kê, bản công ước còn yêu cầu các quốc gia,các cộng đồng phát triển hành động cho công việc bảo tồn các DSVH
- Quan điểm của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam về giữ gìn và phát huy DSVH.
Thứ nhất, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về giữ gìn và phát