ĐẤU TRANH VÀ QUẢN LÝ CÁI TIÊU CỰC

Một phần của tài liệu Minh triết: Cô gái đồng trinh pdf (Trang 38 - 41)

"Négatif" trong tiếng Pháp là một từ có hai nghĩa, thứ nhất là những phNm chất xấu, tiêu cực, thứ hai là chức năng phủđịnh. Trong tiếng Việt, hai nghĩa này diễn đạt bằng hai từ khác nhau, từ "tiêu cực" và từ "phủđịnh". Tôi sẽ trình bày về khái niệm Négatif. Nghiên cứu về 3 chủđề nói trên, tôi thấy chúng có chung một vấn đề mà tôi gọi là cái Tiêu cực. Hiện nay, có một luồng tư tưởng cho rằng tiến trình của thế giới là đi đến một thế giới mà trong đó, tất cả những cái Tiêu cực đều bị loại trừ một cách dễ

dàng, chỉ còn lại toàn bộ những cái tích cực. Điều đó thể hiện khát vọng loại trừ hết cái Tiêu cực, chỉ

còn cái Tích cực (cái tích cực ở đây là hoà bình, hữu nghị, hợp tác, là tất cả những cái tốt đẹp mà chúng ta mong muốn). Nhưng tôi cho rằng có lẽ không nên có một khát vọng như vậy. Trước khi bàn

đến cái khát vọng đó, tôi sẽ trình bày sự phân biệt hai khái niệm cái Ác và cái Tiêu cực. Công việc của tôi là công việc của một nhà Triết học nên trước hết phải phân biệt rành mạch các khái niệm. Cái Ác và cái Tiêu cực trong cách dùng hiện nay vẫn có sự lẫn lộn. Chúng ta phải đối lập giữa một bên là cái Ác, một bên là cái Tiêu cực.

Khái niệm cái Ác là ý niệm đạo đức, còn khái niệm cái Tiêu cực là ý niệm chức năng. Cái Ác là ý niệm đạo đức thì nó dẫn đến một khái niệm khác là "Chủ thể", còn cái Tiêu cực là ý niệm chức năng thì nó dẫn đến khái niệm "Quá trình", dẫn đến sự suy nghĩ về quá trình. Cái Ác gắn với khái niệm chủ

thể thì người ta nghĩđến việc loại trừ cái Ác, còn cái Tiêu cực gắn với khái niệm quá trình thì người ta nghĩ đến việc đưa nó gia nhập vào quá trình. Trong quá trình đó có những phương diện gắn bó với nhau. Ởđây, tôi xin trích dẫn một câu của Héraclite: "Cái đối lp luôn tham gia vào s hp tác". Ý niệm cái Ác gắn với truyện kể, chẳng hạn câu chuyện Adam và Eva trong Kinh thánh kể về cái Ác thông qua hình ảnh con rắn. Như vậy là cái Ác có tính kịch, còn cái Tiêu cực không được kể mà nó

được miêu tả, có sự miêu tả thế giới, miêu tả cái toàn bộ. Trong cái toàn bộấy người ta miêu tả những phương diện khác nhau và miêu tả sự hợp tác của chúng với nhau.

Hai ý niệm này dẫn đến hai hình ảnh. Ý niệm về cái Ác thì dẫn đến hình ảnh bậc Thánh, còn ý niệm về

cái Tiêu cực thì dẫn đến hình ảnh bậc Hiền giả. Như vậy, cái Tiêu cực đối lập với cái Ác, còn Hiền giả đối lập với Thánh. Vị Thánh là nạn nhân của cái Ác, và tìm cách chạy trốn khỏi cái Ác. Còn bậc Hiền

giả thì không phàn nàn mà ngắm nhìn thế giới, tìm cho ra tương tác giữa các phương diện, các nhân tố

tạo ra quan hệấy. Sựđối lập giữa hình ảnh vị Thánh và hình ảnh bậc Hiền giả dẫn đến những thái độ

khác nhau trong cuộc sống và trong Triết học. Làm theo hình ảnh vị Thánh thì tìm cách thoát khỏi cái Ác, còn làm theo hình ảnh bậc Hiền giả thì tìm cách để dung hoà những cái đối lập trong một toàn thể. Vậy là ởđây lại có thêm một đối lập nữa. Gắn với hành vi, cách cư xử của vị Thánh là sự cứu rỗi để

thoát khỏi cái Ác, còn bậc Hiền giả thì không tìm cách cứu rỗi để thoát khỏi cái Ác mà nhìn thế giới trong cái toàn thể, tìm cách thấy được mối quan hệ giữa cái Tích cực và cái Tiêu cực.

Gắn liền với hai ý niệm này, trong lịch sử Triết học phương Tây có hai tư tưởng: một là tư tưởng của những người theo Manichaeism (tiếng Anh) (Pháp: Manicheisme), đây là một quan niệm về cái Ác gắn với một giáo phái Ba tư mà giáo chủ là Mani. Giáo phái này quan niệm cái Ác bản thân nó là một nguyên lý, nguyên lý này cũng quan trọng, cũng có trọng lượng như cái Thiện. Thiện và Ác là hai nguyên lý ngang nhau và thường xuyên đấu tranh với nhau. Vì quan niệm như vậy, họ nhìn thế giới

đầy rẫy tính kịch. Quan niệm này, tạm dịch sang tiếng Việt là quan niệm "Nhị nguyên Thiện-Ác". Đây là một tư tưởng xuyên văn hoá, có cảở phương Đông và phương Tây). Ở phương Tây, đặc biệt là với những hoàng đế La Mã và ở phương Đông với những hoàng đế Trung Hoa đều có sự bài trừ tư tưởng này. Đối lập với tư tưởng "Nhị nguyên Thiện-Ác" là tư tưởng "Khắc kỷ". Nhà Triết học khắc kỷđứng trước thế giới vừa tìm cách hiểu nó, vừa tìm cách bao gộp nó, vì thế họ vừa tìm hiểu cái Tiêu cực, vừa tìm cách đặt cái Tiêu cực gộp vớicái Tích cực. Trở lại một vấn đề liên quan đến văn học là khái niệm cái Ác thường gắn với truyện kể. Truyện kể thường thường phải nói cách người ta đấu tranh, khắc phục cái Ác như thế nào. Còn quan niệm về cái Tiêu cực dẫn đến sự miêu tả thế giới trong cái toàn thể, trong thế giới đó, cái này hợp tác, gắn bó với cái kia.

Tôi xin tóm tắt lại hai chuỗi đối lập: cái Ác và cái Tiêu cực. Cái Ác là giảđịnh một quan niệm “phải như thế nào”. “Phải như thế nào” mới định được cái này là ác hay không. “Phải như thế nào” gắn với

đạo đức, mà đạo đức gắn với chủ thể, chủ thể tìm cách trốn cái Ác, người ta gọi đó là sự cu ri. Trong tôn giáo, quan niệm về với cái Ác là tư tưởng "Nhị nguyên Thiện-Ác". Nói đến cái Ác thì phải

kể. Đối với cái Ác, thái độ của ta là tìm cách loại trừ nó. Phương Tây đặt ra vấn đề : "Tại sao thế giới này do Thượng Đế, một đấng tối thiện tạo ra mà lại có cái Ác?". Đặt ra câu hỏi đó thì dẫn đến vấn đề

tìm cách loại trừ cái Ác. Còn cái Tiêu cực gắn với một chuỗi ý niệm khác. Cái Tiêu cực là quan niệm gắn với chức năng, và như vậy nó gắn với việc tìm hiểu quá trình, thái độ tìm hiểu quá trình này là Minh triết. Nói đến cái Tiêu cực thì phải miêu tả, thái độ với nó là tìm cách tích hợp nó vào quá trình. Trong Triết học, có một trường phái tìm hiểu cái Tiêu cực và có một thái độ như vậy đối với cái Tiêu cực đó là trường phái "Khắc kỷ": cái Tiêu cực đặt ra vấn đề những cái khác nhau gắn với nhau như thế

nào.

Cái Ác và cái Tiêu cực có đối tượng chung là những gì con người không mong muốn, như bệnh tật, chiến tranh, tai họa... Nhưng vấn đề là người ta nhìn nhận các đối tượng ấy như thế nào. Có hai cách nhìn: nhìn nó như là cái Ác hoặc nhìn nó như là cái Tiêu cực, nhìn nó như một nhà Minh triết hoặc nhìn nó như một người có tư tưởng Nhị nguyên Thiện-Ác. Đứng trước những cái con người không mong muốn, hoặc là người ta tìm cách loại trừ nó, hoặc là sáp nhập nó vào cái toàn thể. Khi loại trừ, bao giờ người ta cũng đặt ra câu hỏi "Tại sao loại trừ nó?" thì mới đạt được ý nghĩa của việc loại trừ. Nhưng lại có một cách nhìn khác là không loại trừ nó mà tìm cách đưa nó vào một toàn thể. Khi sáp nhập nó thì bao giờ người ta cũng đặt ra câu hỏi "Sáp nhập nó như thế nào?". Nhìn nhận những cái nhân loại không muốn như là cái Ác thì người ta có câu Kinh: "Hi Thượng đế , hãy cu tôi thoát khi cái Ác". Còn nhìn nhận nó như là cái Tiêu cực thì người ta có câu châm ngôn: "Cn phi có tt c mi làm ra thế gii này", tức là phải có cả cái Tích cực và cái Tiêu cực, cả Thiện và Ác, cả kẻ gian với người ngay,cả chiến tranh và hoà bình... mới có thế giới này. Như vậy ởđây có thểđặt ra hai cực: một cực là Minh triết và một cực là tư tưởng Nhị nguyên Thiện - Ác. Nếu xét quan điểm của các nhà tư

tưởng phương Tây, có thểđánh giá có người gần với tư tưởng Nhị nguyên hơn, có người gần với tư

tưởng Minh triết hơn. Tôi lấy ví dụ trường hợp Plato. Plato cuối cùng đi đến quan niệm gần với Minh triết hơn, tức là tìm cách bao gộp sự vật vào cái toàn thể. Những quan niệm khác nhau về hai cực cái Ác và cái Tiêu cực luôn luôn tạo ra sức căng trong tư duy của nhân loại, vì hai cực đối lập này luôn tồn tại, bên cạnh những cặp đối lập khác. Sau sự kiện ngày 11/9, ở phương Tây, người ta bàn nhiều về

về mặt Triết học, có những lý tính (rationalité) khác. Quan điểm của Minh triết cho rằng dù thế nào cũng phải đưa cái Tiêu cực vào quan hệ, làm thế nào nó đứng với những cái khác, trong đó có cả cái Tích cực. Là một triết gia nên tôi muốn có một sự phát triển, không dừng lại ở Minh triết. Minh triết mới dừng lại ở quan niệm cái Tiêu cực có khả năng hợp tác, còn Triết học thì nhìn cái Tiêu cực và thấy rằng cái Tiêu cực là tích cực và nó còn có những tài nguyên, có sức sinh sôi nảy nở phong phú. Tôi muốn nâng Minh triết lên một bậc cao hơn nữa, cái Tiêu cực không những có khả năng hợp tác mà bản thân nó là tích cực, bản thân nó có tài nguyên dồi dào, có sức sinh sản dồi dào. Vì thế, một vấn đề

của Triết học hiện nay là sáp nhập cái Tiêu cực vào quá trình, và một nhà Triết học như vậy có nhiều việc phải làm.

Trên đây, tôi đã trình bày với các bạn vấn đề cái Tiêu cực được đặt ra trong hiện thực châu Âu như thế

nào, trong đó, Triết học châu Âu hiện nay có một quan niệm khác với Minh triết về cái Tiêu cực. Nó

đặt ra vấn đề cái Ác khi đưa vào cái toàn thể thì tiêu tan đi, biến mất như thế nào và có những cái Tiêu cực khi đưa vào quá trình thì hợp tác như thế nào. Như vậy, cái Ác là một mặt của sự vật, là mặt trái của sự vật. Ở châu Âu có một thuyết gọi là thuyết Biện thần, đây là một thuyết biện bạch cho Thượng đế: Thượng đế toàn thiện, toàn mỹ nhưng tại sao thế giới mà Thượng đế tạo ra lại đầy rẫy tội ác? Người ta nghi ngờ lòng tốt của Thượng đế nên có cả một học thuyết biện bạch cho Thượng đế: Thế giới được tạo ra có nhiều cái mục ruỗng, nhiều cái hư hỏng nhưng Thượng đế vẫn toàn thiện, toàn mỹ. Tư tưởng này có từ thời Plato, đến Augustin,... đến thế kỷ Ánh sáng, và nó còn tiếp tục diễn biến. Tất nhiên, diễn biến của luận đề trong Triết học thì chậm hơn, trong lịch sử thì nhanh hơn. Ở châu Âu, bao giờ một triết gia mới cũng phủđịnh học thuyết của những triết gia đi trước. Có người định nghĩa “Triết gia là người phủ định cái trước mình”. Triết học là phủ định người đi trước mình và mở con

đường cho mình. Nhưng có những quan niệm truyền thống kéo dài suốt lịch sử hai, ba nghìn năm nay như thuyết Biện thần, nó có sức sống rất lâu bền, nó vẫn tìm cách biện bạch cho thế giới này. Một cách lập luận phổ quát của thuyết Biện thần là: phải có cái Ác mới nổi bật cáiThiện,, trong tác phNm của Thượng đế có cái Ác vì cái Ác này là cần thiết. Đến Kant thì ông có lý lẽ cụ thể hơn: Cái không hoàn thin ca tôi làm ni bt cái hoàn thin ca thế gii này, vì có cái không hoàn thin ca tôi mi ni lên cái hoàn thin ca người khác và người ta mi thy cái hay, cái đẹp, cái hp lý ca to hoá. Cái Ác đưa vào trong quá trình thì nó có thể tiêu tán , nhưng cái đối lập thì khác, Héraclite nói: “Cái

đối lp cùng thao tác (co-operer)”, tức là “hợp tác”. Như vậy chúng ta sẽ có“ngày đêm” chứ không phải "ngày và đêm", "chiến tranh hoà bình" chứ không phải "chiến tranh và hoà bình", "thin ác" chứ

không phải "thiện và ác"… Như vậy là sống và chết, tỉnh và ngủ, già yếu và trẻ trung cùng là một. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đến Hegel, ông đưa ra một quan niệm mới về cái Tiêu cực, tiếng Pháp gọi là "Négatif". Hegel gọi nó là cái Tiêu cực tích cực, cái Phủđịnh tích cực hoạt động, đóng góp, hợp tác. Cái Tiêu cực là cái làm ra sự tiến bộ, làm cho tiến bộ. Cái Tiêu cực là trái tim của cái Tích cực, nó không chỉ bổ sung mà còn hợp tác với cái Tích cực. Trước Hegel, Spinoza quan niệm cái Tiêu cực đến từ bên ngoài, còn bản thể

tự nó là tốt, là tích cực. Như vậy, đến Hegel, quan niệm về cái Tiêu cực có sự thay đổi: cái Tiêu cực, cái Phủđịnh nằm ngaytrong bản thể và chính nó tạo ra sự tiến bộ. Cái Tiêu cực ở ngay trong bản thể

là cái làm cho nó cảm thấy thiếu, cái thiếu là âm, là tiêu cực, cái thiếu làm cho nó đau đớn, cái đau đớn làm cho nó hoạt động, và cái hoạt động làm cho nó tiến bộ. Tư tưởng sự phủ định nội tại ngay trong bản thểcòncó một ngọn nguồn nữa, một mối liên hệ nữa, đó là tư tưởng Thiên chúa giáo. Thiên chúa giáo quan niệm Đức Thánh Cha chết ở Đức Thánh Con, và trở thành Tinh thần. Đức Thánh Con là Kito, Đức Thánh Con ra đời thì Đức Thánh Cha nhập vào đấy và chết ởđấy. Với sự chết này thì Tinh thần ra đời cùng với Đức Thánh Con..

Về tư tưởng “cái phủđịnh ,cái tiêu cực nội tại ngay trong bản thể” của Hegel, nhiều triết gia châu Âu rất tán thành tư tưởng này. Nhưng cho rằng sự phát triển “phủđịnh của phủđịnh” có tính cứu cánh thì riêng tôi, tôi nghi ngờ. Không nhất thiết phủđịnh của phủđịnh là có tính cứu cánh: cuối cùng nó đưa

đến hiểu biết tuyệt đối. Tôi nghi ngờ sự hiểu biết tuyệt đối ấy. Như vậy là Hegel đã phản bội biện chứng. Biện chứng nó phủđịnh, nhưng phủđịnh với một cứu cánh như vậy cuối cùng đi đến hiểu biết tuyệt đối và thế là cái phủđịnh tích cực bị tiêu tan. Ởđây tôi có một quan niệm về người trí thức hiện nay. Trí thức hiện nay không phải là người làm công việc chôn vùi cái Tiêu cực, mà phải nhìn thấy ở

nó những gì có tính tích cực và để cho nó phát triển. Nhưng cũng có những cái Tiêu cực là hoàn toàn tiêu cực, buộc phải vứt bỏ, không dùng vào việc gì nữa. Như vậy nhiệm vụ của người trí thức là tìm

hiểu ở cái Tiêu cực những gì có tính tích cực, làm cho nó trở nên thông minh hơn và với sự thông minh này, tài nguyên của nó được triển khai,,tiềm lực của nó được bộc lộ. Nói đến cái hoàn toàn tiêu cực thì tôi lại trở lại vấn đề cái Ác trong quan hệ với cái Tiêu cực. Cái Tiêu cực có thể có một sức sinh sôi dồi dào, phong phú nên nhiệm vụ của người trí thức là giải thích cái Tiêu cực, làm thế nào để cái Tiêu cực triển khai được tiềm lực dồi dào của nó. Vấn đề không phải vì cái Ác đã cũ rồi mà chúng ta không bàn đến nữa ‚chúng ta có thể diễn nó lại và có những ý kiến khác. Cái Ác phải được xem xét ở

ba bình diện: Phán đoán nó - Vứt bỏ nó - Đau đớn khi đứng trước nó.

Có những sự việc mình nói là "xấu", có trường hợp nói là "ác", có trường hợp nói là "đê tiện", "đê

Một phần của tài liệu Minh triết: Cô gái đồng trinh pdf (Trang 38 - 41)