Cái phổ quát (Pháp: l’universel)là một vấn đề lớn của Triết học. Ở phương Tây, khái niệm phổ quát không những quan trọng trong Triết học mà còn quan trọng trong cả chính trị. Tôi muốn phân biệt hai nghĩa khác nhau của từ phổ quát. Nghĩa yếu, nghĩa thông tục của từ này là một sự nhận xét nào đó và mình nói "nó là phổ quát" mà không cần suy nghĩ nhiều. Còn nghĩa mạnh thì khi nói phổ quát là muốn nói đến nó như một tất yếu. Theo nghĩa thứ nhất, nghĩa yếu, nghĩa thông dụng thì cái phổ quát được nhận định chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, người ta nói: “đấy là phổ quát”. Nhưng theo nghĩa Triết học thì sự nhận thức cái phổ quát đòi hỏi không chỉ kinh nghiệm mà còn phải nhận thức được như thể là tất yếu. Cái phổ quát là tất yếu. Ởđây có một vấn đề chúng ta phải quan tâm, đặc biệt trong khoa học, chữ phổ quát nghĩa là “nó trở nên một cái gì phải là như vậy, tất yếu phải như vậy”. Phổ quát là đòi hỏi của khoa học. Trong mọi lĩnh vực của khoa học luôn có đòi hỏi về sự phổ quát, mà đòi hỏi phổ
quát này là đòi hỏi tất yếu, không thể khác được, phải có tính chất phổ quát: về quy luật, về nhận xét, về giả thiết… Vấn đề của châu Âu hiện nay là: Sự phổ quát một cách tất yếu thì trong khoa học đã hình thành rồi, trong toàn bộ kết cấu của khoa học nó là đương nhiên rồi, vậy chuyển cái tất yếu của phổ quát sang lĩnh vực đời sống, lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn như thế nào? Cái phổ quát một cách tất yếu trong khoa học có thể chuyển thành cái phổ quát một cách tất yếu trong lĩnh vực đời sống, trong lĩnh vực đạo đức, trong lĩnh vực xã hội không? Kant là người trong lĩnh vực khoa học xã hội,
đặc biệt trong lĩnh vực đạo đức luôn luôn đặt câu hỏi: "Ở hành động này của mình có những quy luật phổ biến không?". Nếu như trong khoa học tự nhiên, mỗi hiện tượng đều có quy luật phổ biến, thì trong đạo đức, trong hành động, trong xem xét, ứng xử hành vi, Kant cũng muốn tìm thấy những quy luật phổ biến. Sau Kant, có những phản ứng của nh ững triết gia không muốn tìm những quy luật phổ
biến đằng sau những hành vi, những cách ứng xử của cá nhân. Ví dụ, Nieztsche cho rằng ông không thấy có quy luật phổ biến ở hành vi ứng xử cá nhân mà ông chỉ tìm thấy một cái gì đặc biệt, riêng biệt. Như tôi vừa trình bày, Triết học sau Kant trong việc giải thích những hành động, những ứng xử cá nhân thì họ tìm những động cơ cá nhân, những động cơđặc biệt và một khi như vậy thì bản thân khái niệm phổ quát không có tính phổ biến, nó chỉ có giá trị trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. Bản thân khái niệm phổ quát nó có tính chất đặc biệt, người ta cứđinh ninh rằng khái niệm phổ quát là có tính phổ biến nhưng với sự phát triển của nó thì khái niệm phổ quát không phổ biến trong lĩnh vực khoa
học xã hội, lĩnh vực đạo đức. Như vậy, bản thân khái niệm phổ quát là không phổ biến. Đặc biệt thế hệ
chúng tôi thì tôi cảm nhận rất rõ vấn đề này. Ví dụ, người phương Tây thì cứđinh ninh rằng văn minh phương Tây là phổ biến nhưng đến thế hệ chúng tôi thì tôi thấy rằng, bên cạnh nền văn minh phương Tây có những nền văn minh khác, những nền văn minh này cũng chính đáng như nền văn minh phương Tây. Tức là văn minh phương Tây không phải là cái phổ biến cho toàn nhân loại, bên cạnh nền văn minh phương Tây có những nền văn minh khác. Thường thường người ta nói những nền văn minh ngoài châu Âu là tuổi thơấu của văn minh phương Tây nhưng không phải, nó không phải tuổi thơấu của nền văn minh của phương Tây. Văn minh châu Phi, châu Á khác văn minh châu Âu, nó không phải là tuổi thơấu của phương Tây trong khi phương Tây thì già dặn. Nó cũng là một nền văn minh chính đáng như nền văn minh phương Tây và phải đối xử với nó như đối xử với nền văn minh phương Tây. Như vậy là bằng kinh nghiệm của thế hệ tôi, một cái mà người ta đinh ninh là phổ quát lại không phổ quát. Văn minh phương Tây không phải là cái phổ quát cho tất cả mọi người, cho cả
nhân loại. Mới đây, Deleuze, một triết gia đương đại lớn của Pháp, cho rằng, những nền văn minh ngoài phương Tây là những nền văn minh tiền Triết học, còn văn minh phương Tây là văn minh Triết học. Vì thế, văn minh phương Tây phát triển còn các nền văn minh khác thì không. Một ví dụ khác là các triết gia phương Tây luôn cho rằng, Triết học có thể bắt đầu từ nơi này nơi khác trên trái đất nhưng nó ra đời từ Hy Lạp. Đành rằng, ở Trung Hoa từ rất sớm, trước Hy Lạp đã có những tư tưởng triết học, nhưng Triết học chỉ ra đời ở Hy Lạp.. Đây là một quan niệm khá phổ biến mà nếu những người như
tôi có ý kiến khác quan điểm đó thì thường bị nghi ngờ, chỉ trích. Vấn đềđặt ra là phương Tây có một mâu thuẫn, họđòi hỏi cái phổ quát hoặc cho rằng cái họ tạo ra là phổ quát nhưng chính bản thân họ là
đặc biệt, nền văn minh của họ cũng là sản phNm của các điều kiện lịch sử nhất định chỉ có ở họ, đó cũng là đặc biệt vậy. Đấy là một chỗ lủng củng phải giải quyết mà họ chưa giải quyết được. Như vậy,
ở một số tác giả lớn của phương Tây như Heghen hay Kant, phổ quát là một khái niệm thống nhất,
nhưng nếu tìm hiểu lịch sử ra đời của khái niệm phổ quát thì thấy rằng phải có nhiều phương diện
đóng góp vào sự hình thành của khái niệm này, các phương diện này là hỗn hợp, thậm chí hỗn loạn.
Có rất nhiều nguồn thuộc những bình diện khác nhau đóng góp vào sự hình thành khái niệm phổ quát
ở phương Tây, nhưng ởđây tôi chỉ nêu ba nguồn: Thứ nhất là Logic, thứ hai là Luật pháp, thứ ba là Tôn giáo.
- Logic là nguồn thứ nhất đóng góp vào sự ra đời của khái niệm phổ quát. Ở phương Tây, trước Socrates, cái toàn thể là đối tượng nghiên cứu của Triết học. Nhưng đến Socrates thì ông đặt vấn đề
khác, đó là sự vật phải được nghiên cứu theo phương thức của cái toàn thể. "Cái toàn thể là đối tượng nghiên cứu của Triết học" và "Sự vật phải được nghiên cứu theo phương thức của cái toàn thể",
đây là hai vấn đề khác nhau. Sự vật được nghiên cứu theo phương thức toàn thể là khái niệm, hay nói cách khác, khái niệm là kết quả của việc phương thức toàn thểđược đưa vào để nghiên cứu sự vật. Ở
phương Tây khi dạy Triết học cho học sinh thì người ta lý giải :Triết học là đi từ cái hiện tượng chuyển sang một thế giới khác, thế giới Triết học, đây là thế giới của những khái niệm và chúng ta nhìn sự vật như là khái niệm tức là chúng ta nhìn sự vật theo phương thức của cái toàn thể. Khái niệm cái đẹp chẳng hạn, cái đẹp được nhìn nhận theo phương thức của cái toàn thể, một cái gì nó bao trùm lên tất cả, đấy là tìm hiểu sự vật theo phương thức của cái toàn thể chứ không phải nghiên cứu bản thân sự vật. Hai việc này là khác nhau. Đấy là nguồn logic góp phần vào sự hình thành cái phổ
quát.
- Nguồn thứ hai là nguồn luật, ởđây có sựđóng góp của Luật Công dân của La Mã. Trước La Mã thì người ta là công dân của một địa phương, nhưng với sự hình thành của đế quốc La Mã thì người ta vừa là công dân của một địa phương, người ta vừa là công dân phổ quát của cảđế quốc La Mã. Khi luật La Mã nâng vị thế công dân địa phương lên vị thế công dân phổ quát của cảđế quốc thì nó cũng đóng góp vào sự hình thành khái niệm phổ quát.Từ công dân địa phương thành công dân phổ quát đây là sự kiện luật, sự kiện chính trị, nó cũng đóng góp vào sự hình thành khái niệm phổ quát.
- Nguồn thứ ba đóng góp vào sự hình thành khái niệm phổ quát là Tôn giáo. Về nguồn này phải kểđến một tín đồ của Đạo Kitô là Thánh Paul, thậm chí Thiên Chúa giáo gắn bó với Thánh Paul nhiều hơn là với Kito, Thánh Paul đưa ra rất nhiều khái niệm quan trọng. Thánh Paul vốn là người Do Thái, và sau này thì ông chuyển Đạo, chuyển tôn giáo do sự bừng tỉnh của ông ta trước sự kiện Chúa phục sinh. Nhân chuyện Chúa phục sinh, ông ấy nghĩđến chuyện sống, chết. Cái sống, cái chết là cái chung cho
cả loài người, là phổ quát. Sự phổ quát của sống, chết là chung cho cả loài người. Sựđóng góp của Thánh Paul còn được mở rộng ra ở khía cạnh ngôn ngữ. Ngôn ngữ của Kito là ngôn ngữ arameen (Do Thái) không phải Hy Lạp, nhưng Kinh Thánh, những lời của Chúa cuối cùng được chuyển thành tiếng Hy Lạp mà tiếng Hy Lạp là ngôn ngữ Triết học. Nhưng từ những kinh nghiệm của mình, Thánh Paul
đi đến chỗ xoá bỏ mọi khác biệt, không có sự khác biệt giữa đàn ông và đàn bà, không có sự khác biệt giữa người chủ và người nô lệ, không có sự khác biệt giữa người Do Thái và người La mã... Đây cũng là một cơ sở quan trọng cho tính phổ quát, không phân biệt đàn ông, đàn bà là một cái gì đó phổ quát, không có sự khác biệt giữa chủ và tớ, xoá bỏ sự khác biệt ấy đi thì cũng là một căn cứđể hình thành tư
tưởng phổ quát. Việc Kinh Thánh và những lời dạy của Chúa được chuyển sang tiếng Hy Lạp là sự
kiện rất quan trọng, tức là tôn giáo Kito và những lời dạy của Kito được tách khỏi môi trường địa phương của họ. Đây là những lời nói, những ngôn ngữ ông ấy dạy dân bằng tiếng Do Thái của ông ấy, bằng một hệ ngôn ngữ Do Thái, khi chuyển sang tiếng Hy Lạp là ngôn ngữ của Triết học thì tính khái quát, tính phổ quát của nó rất cao, đấy là một sự kiện rất đáng ghi nhớ. Lại nữa, Thiên chúa giáo được
đặt ở bình diện của Thượng đế, bình diện này đã có từ trước khi mọi người sinh ra và bình diện Thượng đế này phổ quát chung cho mọi người, nó cũng là một căn cứđể từđó hình thành một ý niệm, một phương diện nào đó về tính phổ quát, ngoài phương diện tính logic và tính luật pháp của nó. Đặc biệt trường hợp nền văn minh phương Tây, nó rất cần khái niệm phổ quát vì nó có những dân tộc khác nhau, những ngôn ngữ khác nhau, những phong tục tập quán khác nhau, bây giờđể cùng đứng lại với nhau thì phải có một cái gì đó chung, cái chung đó là cái phổ quát. Đó là thêm một lý do vì sao phương Tây lại có nhu cầu về tính phổ quát và khái niệm này lại ra đời ở phương Tây.
Bây giờ tôi sẽ trình bày vấn đề tôi chấp nhận cái phổ quát nào và tôi bác bỏ cái phổ quát nào. Tôi xin nêu ví dụ về một bức tranh thờở Ghent (Ghent Altarpiece) tác giả là hai anh em hoạ sĩ Hà lan Van Eyck (cuối t.k.XIV - đầu t.k. XV), trong bức tranh hoành tráng là toàn thiên hạ, có tất cả, có Thượng
đế toàn năng, có Adam và Eva, có Đức bà đồng trinh và cácvị Thánh, có chư vị thiên thần, phần dưới bức tranh, chính giữa là Cừu non Thần bí (tức Ki-tô) ,từ tứ phía lũ lượt kéo nhau dến quần tụ với đức thánh Con là toàn thiên hạđủ mọi tâng lớp, mọi dân tộc khác nhau (thời bấy giờ mà trong bức tranh có một người đội mũ Trung quốc”) Cái gọi là “phổ quát” trong bức tranh này là phổ quát có “tính toàn cảnh“ (panoramique) thật là quá đầy đủ, không thiếu gì cả và tôi không chấp nhận cái phổ quát như
thế này. Tôi muốn phân biệt hai khái niệm, một là Phổ quát và một tạm dịch là Toàn vũ trụ khép kín.
Đặc điểm của cái phổ quát là phá vỡ cái khép kín để mở ra tiếp, còn cái toàn vũ trụ khép kín, dù nó có mênh mông bao la đến đâu thì nó vẫn là khép kín. Mà đặc điểm của cái phổ quát là nó phá vỡ, chọc thủng những cái gì khép kín, liên tục chọc thủng cái khép kín, liên tục mở và cái mở này là liên tục, vô tận. Còn toàn vũ trụ khép kín thì dù bao quát được rất nhiều nhưng vẫn là một cái gì có giới hạn, một cái gì khép kín. Tôi cho rằng, cái Phổ quát là cái tích cực, nó mở toàn vũ trụ khép kín. Ví dụ, ở Pháp có luật phổ thông đầu phiếu. Phổ thông đầu phiếu cũng là một cái gì phổ quát, chung cho mọi người, nhưng ban đầu chỉ có nam giới được đi bầu, phụ nữ thì không, và đấy là sự phổ quát khép kín. Sự tiến bộ chỉ có khi có cái gì chọc thủng cái khép kín, tức là phụ nữđược đi bầu. Vì thế, tôi cho rằng, cái phổ
quát là một sự phủ định tích cực, và nếu chúng ta bằng lòng với tư tưởng toàn vũ trụ khép kín thì dễ
dẫn đến một chân trời có sẵn. Nếu chúng ta bằng lòng với chân trời có sẵn đó, cái toàn cảnh khép kín
đó thì dễ đi đến tâm lý tự mãn. Cho nên luôn luôn phải mở, không cố định ở một chân trời nào, mà muốn mở thì phải nói đến vai trò của cái phổ quát và cách hiểu cái phổ quát. Cái phổ quát không phải là cái gì được chấp nhận như là cốđịnh, bao trùm, “đương nhiên chỉ có vậy” mà đó là một nhân tốđể
phá vỡ những gì khép kín, dù sự khép kín đó mênh mông rộng lớn đến đâu thì cũng vẫn phải mở nó ra. Tôi muốn đề cập đến một khái niệm nữa là cái "đang phổ quát hoá". Cái phổ quát khác với cái đang phổ quát hoá. Khi dùng chữ phổ quát phải cảnh giác vì chúng ta có thể nghĩ phổ quát là cái gì có sẵn rồi, là đương nhiên chỉ có thế thôi. Ngay như Newton trong một sốđịnh luật đã đưa ra một số luật gọi là luật phổ quát, nhưng Einstein lại gọi nó là cái đặc thù. Vì thế, dùng chữ khái niệm phổ quát thì phải cảnh giác với sự tự mãn, thoả mãn mà nên hiểu đó là quá trình phổ quát hoá. Con người có sựđòi hỏi về tính phổ quát, với sựđòi hỏi đó thì tất cả là quá trình, không dừng lại ở cái phổ quát có sẵn mà từ
cái phổ quát có sẵn mình tiếp tục đi nữa, quá trình này gọi là quá trình phổ quát hoá (universalisant). Trên đây tôi đã trình bày một cách tóm tắt những ý kiến của mình về cái Phổ quát. Trước đó, tôi đã trình bày về cái tiêu cực, cái phủđịnh. Tôi đề nghị hiểu cái phổ quát như là những nhân tố phủđịnh,
phủđịnh những cái toàn cục khép kín. Tôi muốn nói đến tính liên hệ giữa hai vấn đề, tôi cũng muốn nhấn mạnh cái phổ quát là một nhân tố phủđịnh tích cực và với nhân tố phủđịnh tích cực đó, chúng ta có một quá trình phổ quát hoá không bao giờ ngừng, không bao giờ khép kín.