Càng ít sử dụng quyền lực thì quyền lực càng lớn

Một phần của tài liệu Minh triết: Cô gái đồng trinh pdf (Trang 31 - 32)

Tác giả: Hoàng Ngọc Hiến – Bài đã được xuất bản: 21/02/2010 06:20 GMT+7

Vô vi là một cách làm biết nương theo cái "tự nhiên" của sự vật, tức là sự phát triển của nội lực sự vật, không nôn nóng cậy quyền lực, để can thiệp một cách chủ quan, vũ đoán. Hiểu như vậy thì minh triết vô vi của Lão tử gần với minh triết của Thomas Jefferson đã nghiệm rằng: "chúng ta càng ít sử dụng quyền lực thì quyền lực của chúng ta càng lớn". >>Bài 2: Tuyt đối hoá mt tư tưởng, tư

tưởng khác s thoái lui >>Bài 1: Minh triết Tam giáo trong văn hoá Vit

Trong Đạo đức kinhvô viđối lập với hữu vi dễ bị hiểu lầm như là sựđối lập giữa không (làm) và

(làm), thực ra đây là sựđối lập giữa hai cách làm. Hữu vi là làm theo cách can thip ch quan (cậy quyền lực một cách vũ đoán, thô bạo), không coi trọng sự phát triển tự thân, tự nội lực của bản thân sự vật, và vô vi là làm theo cách không can thiệp chủ quan, trước sau tôn trọng và nương vào sự

tự phát triển của nội giới, nội lực của sự vật. Hiểu như vậy thì "vi vô vi" (th.63) là làm mà không can thiệp chủ quan, "s vô sự" (th.63) là làm mà "không đa sự (phiền hà)","không sinh sự"... và câu danh ngôn "vô vi nhi vô bất vi" có thể hiểu là: không làm (theo cách chủ quan, cậy quyền vũ đoán...) thì chẳng có việc gì là không làm".

Trong minh triết Đông Á, cách làm "vô vi" quán xuyến từ việc giáo dục đạo đức đến việc trị dân. Trong quan niệm của Mạnh tử (xem Mnh tử, II, A,2) muốn bồi dưỡng khí hạo nhiên và đạo đức cho ai đó thì "đừng có hấp tấp, cầu cho mau xong... mà nong sức trưởng thành..." [H.N.H.tô đậm], đừng có làm như người nước Tống kia "lo lắng đám mạ của mình chẳng lớn bèn lấy tay mà nhổ lên từng cọng". "Không hấp tấp nong sức trưởng thành..." cũng như "nhổ cỏ mọc xen đám mạ" để mạ tự mọc lên, đó chính là vô vi.

Trong việc trị dân cũng vậy, Lão tửđặc biệt quan tâm đến nội giới, nội lực ở bản thân người dân. Lời của thánh nhân (minh triết) [xem th.57]: "ngã vô vi nhi dân t hóa... ngã vô s nhi dân t phú..." (...ta không làm [theo cách can thiệp chủ quan, cậy quyền vũ đoán], vậy thế mà dân tự cải hóa..., ta không làm [theo cách đa sự, sinh sự] vậy thế mà dân tự phú túc...).

Như vậy "vô vi" không có nghĩa là "không làm". "Nếu vô vi là không làm gì c thì Lão tử đã không viết Đạo đức kinh ra làm gì!" (Nguyễn

Duy Cần).[1] Vô vi là một cách làm biết nương theo cái "tự nhiên" của sự vật, tức là sự phát triển của nội lực sự vật, không nôn nóng cậy quyền lực, để can thiệp một cách chủ quan, vũđoán.

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của chúng ta, minh triết "vô vi" sớm được nêu lên. Vua Lê Đại Hành (941-1005) thường mời Thiền sư Pháp Thuận (916-991) vào triều bàn việc chánh trị và ngoại giao và xem sư như là Quốc Sư. Một lần vua Đại Hành hỏi về vận nước, sư Pháp Thuận bèn dâng một bài kệ:

Quc t nhưđằng lc, Nam thiên lý thái bình.

Vô vi, cưđin các, X x tc đao binh. Dch thơ Vn nước như mây qun Tri Nam m thái bình Vô vi trên đin các X x hết đao binh (Bản dịch thơ trích dẫn từ WikiPhậtgiáo)

Đại ý hai câu cuối của bài kệđược giảng là: "Nhà Vua ung dung vô vi ngự nơi đền các, mọi chốn đều tắt binh đao". Có thể triển khai ý hai câu này như sau: "mọi chốn đều tắt binh đao" có nghĩa là mọi chốn trời Nam đều "mở thái bình", "thái bình" có nghĩa là không có đấu đá, xâu xé, đâm chém lẫn nhau, vì "dân tự hóa" (bớt tham, sân, si), vì "dân tự phú" (thoát cảnh nghèo đói) ...; Do đâu mà "mở

thái bình"? Đến đây có thể láy lại câu của Lão tử, vì vua "vô vi mà dân tự hóa", vì vua "vô sự mà dân tự phú".

Thomas Jefferson (1743-1826), người khởi thảo bản Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ, trong một bức thư viết ngày 12/6/1815 (năm tham chính cuối cùng của ông), T.Jefferson đã tổng kết kinh nghiệm hơn bốn chục năm cầm quyền và hoạt động chính trị của ông như sau: "Tôi hy vng rng minh triết ca chúng ta s ln lên cùng vi quyn lc ca chúng ta và dy cho chúng ta rng chúng ta càng ít s dng quyn lc thì quyn lc ca chúng ta càng ln". Đầu t.k.XIX, ở phương Tây thanh thế của

triết hc nổi trội vượt bậc, minh triết bị lu mờ, thế nhưng điều thứ nhất, điều duy nhất mà Jefferson đòi hỏi ở nhà cầm quyền,

ở chính trị gia, đó là minh triết,ở họ minh triết phải tương xứng với quyền lực: "Tôi hy vng rng minh triết ca chúng ta s ln

lên cùng vi quyn lc ca chúng ta". Và tư tưởng "càng ít s dng quyn lc thì quyn lc ca chúng ta càng ln" mà minh triết dạy cho ông rất gần với minh triết "vô vi" của Lão tử.

Một phần của tài liệu Minh triết: Cô gái đồng trinh pdf (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)