1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

LUẬN VĂN KINH TẾ ĐỘC QUYỀN: Kinh Tế Du Lịch Theo Hướng Bảo Tồn Và Phát Huy Di Sản Lễ Hội Ở Tỉnh Phú Thọ Hiện Nay

136 394 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 31,12 MB

Nội dung

Bài luận án kinh tế ĐỘC QUYỀN gồm trang,bản đẹp, dễ dàng chỉnh sửa và tách trang làm tài liệu tham khảo. rên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế du lịch theo hướng bảo tồn và phát huy các di sản lễ hội của tỉnh Phú Thọ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, di tích lịch sử và cảnh quan thiên nhiên trên địa bàn toàn tỉnh.

Trang 1

IV MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT V DANH MUC BANG, BIEU vi MỞ ĐÂU SG G3 HH 0n ng 1 Chuong 1: CO SO VA LY LUAN THUC TIEN VE PHAT TRIEN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH .- - - << <<< << <<< << 12

1.1 Những vấn đề lý luận về phát triển kinh tế du lịch - 12 1.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch ở một số địa phương 35

Chuong 2: THUC TRANG BAO TON VA PHAT HUY VAI TRO CUA DI SAN LE HOI DE PHAT TRIEN DU LICH O PHU THO

HIEN NAY .ccsscccccsccecccescccecceeseccecesececceecceseeseceseueeceseenes 42

2.1 Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Phú Thọ 42 2.2 Thực trạng kinh tế du lich theo hướng bảo tồn và phát huy di sản

lễ hội ở tỉnh Phú Thọ -⁄- 222222222 ssẻ 57 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ GIAI PHAP NHAM BAO TON VA

PHAT HUY DI SAN LE HOI DE PHAT TRIEN DU LICH O TINH

PHÚ THỌ HIỆN NAY .- << << << << secse 87 3] Phương hướng phát triển kinh tế du lịch theo hướng bảo tồn, phát

huy di sản lê hội đê phát triên du lịch - S7

32 Hệ thống giải pháp phát triển kinh tế du lịch theo hướng bảo tôn,

phát huy di sản lê hội đê phát triên du lịch 89

33 Tiêu chí đánh giá kính tế du lịch theo hướng bảo tôn, phát huy di

sản lễ hội để phát triển du lịch - 22c c c2 << 125

KẾT LUẬN - << S5 S223 130 11115 113 1 15 se 127

Trang 2

STT Oo ON DB Nn FBP C2 t = = =e Ww NO mm & 14 15 PHU LUC DANH MUC CAC CHU VIET TAT TU VIET TAT BCH TW BVH,TT&DL BTV CNH-HDH DCSVN GS(PGS) TS KT- XH THCS THPT TNDL TTCN TSKH UBND UNESCO XHCN NGHIA

Ban Chấp hành Trung ương

Trang 3

Bang 2.1 Bang 2.2 Bang 2.3 Bang 2.4 VI DANH MỤC CÁC BẢNG

Cơ cấu kinh tế của tỉnh Phú Thọ trong những năm qua AT Lễ hội truyền thống trên vùng đất Phú Thọ theo mùa 65 Thống kê lễ hội truyền thống ở Phú Thọ gắn với di tích 66

Thống kế sự phát triển của cơ sở kinh doanh khách sạn du

Trang 4

MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, điểm trung chuyển giữa Đông và Tây Bắc, một

trong những địa phương có tiềm năng du lịch khá toàn diện và nhiều lợi thế dé phat triển du lịch Nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng núi Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và vùng núi Tây Bắc, vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiêu vùng Tây - Đông -Bắc đem lại lợi thế trong mối liên kết vùng

phát triển du lịch

Các điều kiện tự nhiên của Phú Thọ, đặc biệt là địa hình trung du đa

dạng đã tạo cho Phú Thọ có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên khá phong phú và hấp dẫn Cũng là nơi có truyền tống văn hóa, lịch sử lâu đời đến với Phú

thọ là đến với vùng đất cô nhiều di sản văn hóa và lễ hội truyền thống: Trong

đó là 02 di sản văn hóa thế giới đó là: “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” và

“ Hát xoan Phú Thọ” đã được UNECO công nhận là di sản văn hóa thế giới;

Phú Thọ với 1.372 di tích và các điểm liên quan đến di tích lịch sử Có 291 di

tích được xếp hạng,trong đó có 01 di tích đặc biệt quốc gia là khu di tích Lịch

sử Đền Hùng: có 72 di tích cấp quốc gia và 218 di tích cấp tỉnh Tỉnh Phú Thọ

có 260 lễ hội các loại, trong đó có 223 lễ hội dân gian, 32 lễ hội Lịch sử Cách mạng, 05 lẽ hội tôn giáo và 01 lễ hội quy mô cấp quốc gia và hơn 13.000 hiện

vật qua các thời kỳ dựng nước và giữ nước Trong đó, Khu di tích lịch sử

quốc gia Đền Hùng là một không gian văn hóa có một không hai, vô cùng

thiêng liêng của dân tộc Việt Nam; là trung tâm sinh tụ của người Việt cô, nơi

ra đời của Nhà nước Văn Lang và kinh đô Văn Lang, kinh đô đầu tiên của

nước Việt Nam Hiện nay trên tỉnh Phú Thọ còn đậm đặc các di tích lịch sử

của người Việt cô và di tích thời Hùng Vương dựng nước với hàng trăm lễ hội

Trang 5

đặc sắc của lễ hội truyền thống trên đất Phú Thọ, Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú

Thọ lần thứ XVI đã xác định: "Phát huy thế mạnh dịch vụ, du lịch từng bước

đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” Tuy nhiên, do biến đổi của lịch sử, nhiều lễ hội truyền thống trên đất Phú Thọ đã bị mai một, nhiều lễ hội

đã bị thất truyền, việc nghiên cứu phục dựng lễ hội truyền thống để phục vụ

cho du lịch ít được chú ý, các hoạt động du lịch chưa gắn kết chặt chẽ với lễ

hội, chưa phát huy được thế mạnh và giá trị của lễ hội đối với phát triển đu

lịch tạo được những bước đột phá trong những năm tiếp theo

Phú Thọ là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa, trong đó có nhiều đi

tích được xếp hạng cấp quốc gia; là nơi có rừng quốc gia Xuân Sơn, có nguồn nước khoáng nóng Thanh Thủy; là vùng đất nằm ở trung du Bắc Bộ, có đường sắt Hà Nội - Vân Nam, đường Hồ Chí Minh, đường cao tốc Vân Nam -

Hà Nội - Hải Phòng, đường quốc lộ 2 và các đường liên tỉnh chạy qua Chính

vì thế mà Phú Thọ có vị trí thuận lợi, có tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên

văn hóa phong phú để phát triển các loại hình du lịch Kinh tế du lịch phát

triển góp phần chuyên dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, là yêu cầu bức thiết

đặt ra cho nhiệm vụ phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ

Tỉnh Phú Thọ là địa bàn cư trú của 34 dân tộc khác nhau Ngoài dân tộc

Kinh, trong số các dân tộc thiểu số, đông nhất là dân tộc Mường, tiếp theo là dân tộc Dao Các dân tộc quần cư đan xen theo làng, bản Các làng, bản đều

có lễ hội và nghề thủ công truyền thống Đây là cơ sở để hình thành các sản

phẩm du lịch đặc trưng của miền Đất Tổ

Tài nguyên du lịch Phú Thọ đa dạng, phong phú cả về tự nhiên và nhân

văn cho phép phát triển nhiều sản phẩm đặc thù có khả năng cạnh tranh trên

Trang 6

Trên cơ sở phát huy tiềm năng và lợi thế của mình, năm 2006 Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ đã phê duyệt "Quy hoạch điêu chỉnh phát triển du lịch

tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến 2020” làm cơ sở cho

việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và

ngành du lịch nói riêng Nội dung quy hoạch đã có những định hướng quan

trọng để quản lý phát triển du lịch tỉnh thời gian qua Cùng với tiến trình phát

triển của du lịch cả nước, du lịch tỉnh Phú Thọ đã đạt được những thành tựu

đáng kể Ngành du lịch Phú Thọ đã có đóng góp nhất định vào tăng trưởng

kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá

trị văn hố, bảo vệ mơi trường và giữ vững quốc phòng, an ninh

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, thực tế những năm qua

cho thấy du lịch Phú Thọ phát triển còn nhiều hạn chế, bất cập; nhiều khó khăn, trở ngại; chưa có bước phát triển đột phá để khăng định thực sự là

ngành kinh tế mũi nhọn; kết quả chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh; phát triển nhưng vẫn ân chứa nhiều nguy cơ, yếu tố thiếu bền vững

Những năm gần đây, xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu mở rộng và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong nền kinh tế tri thức trên thế giới đang tạo những cơ hội to lớn đồng thời cũng là thách

thức đối với phát triển du lịch cả nước trong đó có phát triển du lịch Phú Thọ

Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập của Việt Nam với việc gia

nhập các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới đã, đang và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch phát triển

Để nắm bắt vận hội mới, hòa nhập với xu thế phát triển chung, năm

2011 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam

đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và tiếp tục chỉ đạo Ngành lập Quy hoạch tổng

Trang 7

quan trọng cho các địa phương trên cả nước lập quy hoạch phát triển ngành

phù hợp với tiến trình phát triển chung

Xác định được vị thế quan trong va tiém nang, loi thé phat trién du lich,

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã xác định du lịch là một

trong ba khâu đột phá, tiễn tới xây dựng thành ngành kinh tế mũi nhọn

Trước bối cảnh và xu hướng đó, du lịch Phú Thọ cần thiết phải được

định hướng phát triển với tầm nhìn dài hạn và mang tính đột phá để làm cơ sở

xây dựng các chương trình, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch tỉnh phù

hợp với giai đoạn phát triển chung của du lịch Việt Nam

Do đó tôi chọn đề tài nghiên cứu “Kinh tế du lịch theo hướng bảo tôn và phát huy dì sản lễ hội ở tỉnh Phú Thọ hiện nay” cho luận văn cao học của

mình, với mong muốn đóng góp nhỏ về phương diện lý luận và thực tiễn cho

sự phát triển du lịch gắn với lễ hội truyền thống và Bảo tồn, phát huy di sản lễ

hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

2 Tình hình nghiên cứu

Những năm gần đây cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, kinh tế xã

hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện nâng

cao, nhu cầu vui chơi, du lịch ngày càng lớn Nhiều lễ hội cổ truyền được

phục dựng, các tua tuyến du lịch được hình thành Các công trình nghiên cứu

lễ hội gắn với du lịch cũng được nhiều học giả quan tâm, đặc biệt là các lễ hội

lớn ở các địa phương trên khắp địa bàn cả nước, trong đó có lễ hội Đền Hùng

và các lễ hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Do vậy các đề tài nghiên cứu mới chỉ

tập trung nghiên cứu về lĩnh vực lễ hội chưa tập chung đến các nhóm giải

pháp để phát triển một loại hình du lịch cụ thể trên địa bàn tỉnh và chỉ tập

trung xây dựng cơ sở lý luận về mối quan hệ biện chứng giữa lễ hội và các

Trang 8

tiễn tới xây dựng thành ngành kinh tế mũi nhọn đề phát triển kinh tế - xã hội

của tỉnh

Cho nên một số chương trình, công trình nghiên cứu liên quan đến phát

triển kinh tế du lịch của tỉnh Phú Thọ như:

Kế hoạch Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012-2015 (QÐ

654/KH-UBND ngày 05/3/2012) Kế hoạch mới chỉ tập trung ở việc đưa ra

những phương hướng, lộ trình, kế hoạch dé đây mạnh việc phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ đến năm 2015, chưa đánh giá được thực trạng phát triển du lịch

của tỉnh những năm trước đây, chưa chỉ ra được những hạn chế, yếu kèm

trong công tác quản lý các loại hình du lịch trên địa bàn nhằm đưa ra những giải pháp khắc phục để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo

Quy hoạch các di tích khảo cô tỉnh Phú Thọ giai đoạn 1997-2015 và

định hướng đến năm 2020 Quy hoạch đã đánh giá được thực trạng các di tích

khảo cô trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp để bảo tồn và phát triển các di tích trên địa bàn đến năm 2020, là cơ sở để xây dựng hồ

sơ và đề nghị công nhận xếp hạng các di tích khảo cô cấp quốc gia và cấp

tỉnh, đồng thời đây là cơ sở pháp lý để bảo vệ di tích tránh tình trạng bị mai

một và xâm lấn Tuy nhiên, quy hoạch mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá và định hướng trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các di

tích khảo cổ, chưa có những giải pháp đồng bộ đề các di tích khảo cổ thực sự

trở thành điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan, nghiên cứu

Chu Thi Thanh Hiền: “Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” (Đề tài khoa học cấp tỉnh 2012) Đề tài đã tập trung nghiên cứu các điều kiện hình thành và phát triển, đồng thời đã đánh

Trang 9

cong đồng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó

khăn trong tô chức thực hiện và những hiệu quả phát triển kinh tế xã hội trên

địa bàn tỉnh do du lịch cộng đồng mang lại, từ đó đưa ra các giải pháp khai

thác tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Tuy nhiên, đề

tài chưa nêu bật duoc vi tri, vai tro cũng như tầm ảnh hưởng của hình thức du

lịch cộng đồng đối với sự phát triển kinh tẾ, xã hội của tỉnh; chưa đưa ra được

những giải pháp cụ thể, chiến lược trong giai đoạn tới như: việc thu hút đầu tư

phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu, những nhân tố ảnh hưởng tới nguồn tài

nguyên du lịch, ảnh hưởng đến môi trường, việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ; đồng thời đề tài chưa chỉ rõ được những mặt thuận lợi, khó khăn, những ton tại, hạn chế khi mở rộng và phát triển loại hình du lịch này trên địa

bàn tỉnh, để nó trở thành loại hình du lịch hấp dẫn du khách đến với Phú Thọ

Nguyễn Thị Thịnh, Ngô Văn Nhuận: “Khảo sát thực trạng lao động

làm việc trong các Doanh nghiệp dịch vụ du lịch và đề xuất các giải pháp đào tạo lao động phục vụ việc phát triển ngành du lịch trên địa bàn huyện Thanh

Thủy, tỉnh Phú Thọ” (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở 2012) Đề tài tập

trung rà soát, đánh giá thực trạng lao động làm việc trong các Doanh nghiệp du lịch trên địa bàn huyện Thanh Thủy, một trong những huyện có điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng với nguồn nước khoáng nóng giàu hàm lượng khoáng chất tốt cho sức khỏe con người, từ đó đưa ra

những giải pháp để các Doanh nghiệp xây dựng kế hoạch đào tạo, phát triển

nguồn nhân lực này Tuy nhiên, đề tài mới chỉ dừng lại ở việc rà soát, thống kê số lượng lao động du lịch trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đồng thời chỉ ra những tôn tại, hạn chế trong việc quản lý, sử dụng lao động, chưa đề xuất được các giải pháp cụ thể để các doanh nghiệp có định hướng về cơ chế, chính sách trong việc sử dụng nguồn lao động này cũng như lộ trình đào

Trang 10

vấn đề sử dụng và quản lý nguồn nhân lực này một cách hiệu quả để tạo thành sức mạnh thực sự trong việc phát triển kinh doanh của doanh nghiệp

Phùng Quốc Việt: “Nghiên cứu, kết nối du lịch Phú Thọ với các tuyến

du lịch vùng Tây Bắc mở rộng” (Đề tài khoa học cấp tỉnh 2012) Đề tài đã nêu

bật được cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về du lịch và hoạt động du lịch liên

vùng, hiện trạng du lịch tinh Phu Tho va vung Tay Bac mo rong (Hoa Binh,

Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai và Hà Giang), đưa ra những

định hướng và đề xuất giải pháp kết nối du lịch Phú Thọ với du lịch vùng Tây

Bắc mở rộng: Xây dựng bản đồ các tuyến kết nối (theo tuyến đường giao

thông: đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không) Tuy nhiên, đề

tài mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra những giải pháp, định hướng cho việc kết

nối liên vùng giữa du lịch Phú Thọ với các tỉnh Tây Bắc, chưa nêu bật được

tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ với vị trí là trung tâm của vùng

Tây Bắc, chưa đánh giá cụ thể được những tồn tại, hạn chế trong việc phát

triển du lịch trên địa bàn tỉnh và địa bàn các tỉnh Tây Bắc để từ đó đưa ra được những giải pháp khắc phục để du lịch Phú Thọ và các tỉnh Tây Bắc thực

sự là điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nước

Bùi Thị Nhiệm: “Xác lập cơ sở khoa học cho việc phát triển dụ lịch

sinh thai ở Vườn quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ” (Luận văn tốt nghiệp 201 1)

Trên cơ sở vận dụng lý luận và thực tiễn phát triển du lịch sinh thái trên thế

giới và Việt Nam, dé tài đã làm rõ tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch

sinh thái ở Vườn quốc gia Xuân Sơn, từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái nhằm làm cơ sở cho công tác quy hoạch phát

triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Xuân Sơn trong tương lai Dé tài mới

chỉ tập trung nghiên cứu về tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Xuân Sơn nhằm định hướng khai thác các giá trị tài nguyên một

Trang 11

nguyên tắc và yêu cầu của du lich sinh thái ở Vườn quốc gia Xuân Sơn Đề tài cần đưa ra những giải pháp cụ thể đối với việc khai thác nguồn tài nguyên

thiên nhiên một cách hợp lý, gắn với yêu cầu bảo tồn nhằm đưa du lịch sinh

thái trở thành loại hình du lịch phát triển trên địa bàn tỉnh

Ngoài ra còn nhiều bài viết nghiên cứu về lễ hội và du lịch như “Du

lịch lễ hội tiềm năng và hiện thực khả thi" (GS.TS Phan Đăng Nhật), “Lễ hội

dân gian và du lịch Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” (PGS.TS Nguyễn Chí

Bén), “Đa dạng hoá các hoạt động di tích - lễ hội qua con đường du lịch"

(Tran Nhoãn), “Cần có chính sách phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi

nhọn” (Cao Sỹ Kiêm), “Phát huy thế mạnh du lịch lễ hội” (Võ Phi Hùng),

“Du lịch văn hoá ở Việt Nam” (Thu Trang - Công Nghĩa), “Suy nghĩ về bản

sắc văn hoá dân tộc trong hoạt động du lịch” (Huỳnh Mỹ Đức), “Lễ hội chọi

Trâu trong phát triển du lịch văn hoá Đỗ Sơn" (Bùi Hoài Sơn), “Suy nghĩ về phát triển lễ hội dân gian trở thành ngày hội văn hoá- du lịch ở địa phương"

(Cao Đức Hải), “Khai thác lễ hội du lịch ở Việt Nam" (Dương Văn Sáu),

“Quan hệ du lịch - văn hoá và triển vọng ngành du lịch Việt Nam" (Ngô Kim Anh), “Chính sách bảo tồn khai thác tài nguyên du lịch lễ hội”? (Nguyễn

Phương Lan), "Tổ chức du lịch lễ hội và sự kiện ở Việt Nam" (Nguyễn Quang

Lân), “Chào năm du lịch trên đất Tô Vua Hùng" (Thăng Long)

Nhìn chung những công trình, đề tài nghiên cứu trên thường tập trung

nghiên cứu về lĩnh vực du lịch như: du lịch lễ hội, du lịch sinh thái, du lịch

cộng đồng, du lịch tâm linh vv để cung cấp nguồn tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp, các ngành tỉnh Phú Thọ đối với

việc phát triển kinh tế- xã hội nói chung và phát triển kinh tế du lịch nói riêng

Đồng thời những nghiên cứu đó mới đánh giá sơ bộ thực trạng về tình hình

quản lý, bảo vệ và khai thác các khu di tích, các điểm thăm quan, tuyến du

Trang 12

xuất các nhiệm vụ, giải pháp nhằm phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh

Phú Thọ trong những năm tiếp theo

Trong giai đoạn hiện nay chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập của

Việt Nam với việc gia nhập các tô chức kinh tế khu vực và thế giới đã, đang và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch phát

triển của Việt Nam nói chung và của tỉnh Phú Thọ nói riêng Vì vậy, tôi chọn

đề tài này để đánh giá lại một cách tổng thê thực trạng kinh tế du lịch theo hướng bảo tồn và phát huy di sản lễ hội trong những năm trước đây, từ đó đưa

ra những giải pháp để phát triển du lịch của tỉnh trong những giai đoạn tiếp

theo, nhằm đạt được mục tiêu để kinh tế du lịch thực sự là khâu đột phá trong

việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích của luận văn

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế du lịch theo hướng

bảo tồn và phát huy các di sản lễ hội của tỉnh Phú Thọ trở thành ngành kinh tế

mũi nhọn góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, di tích lịch sử và cảnh quan thiên nhiên trên địa ban toan tinh

3.2 Nhiém vu nghién ciru

Khái quát một số vẫn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế du lịch theo hướng bảo tồn và phát huy di sản lễ hội gắn với phát triển kinh tế, kinh tế

- xã hội trên địa bàn toàn tỉnh

Nghiên cứu kinh nghiệm của những tỉnh bạn có điều kiện kinh tế - xã hội

tương tự như tỉnh Phú Thọ trong việc phát triển kinh tế du lịch nhằm đưa ra

những giải pháp cụ thể, có tính khả thi cao để đưa kinh tế du lịch trở thành

Trang 13

10

Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế du lịch tỉnh Phú Thọ và tác động của phát triển kinh tế du lịch theo hướng bảo tồn và phát huy di sản lễ hội Đề

xuất các phương hướng và giải pháp nhằm phát triển kinh tế du lịch trên cơ sở

bảo tồn và phát huy các di sản lễ hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

4.1 Đối trợng nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng kinh tế du lịch theo hướng bảo tồn và phát huy

di san lễ hội trên địa bàn tỉnh từ 2005 đến nay đề từ đó đưa ra các giải pháp

phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới

4.2 Pham vi nghién ciru

- Về mặt nội dung, không gian: luận văn chỉ xem xét, làm rõ thực trạng

việc phát triển du lịch trên địa bàn và mối quan hệ hữu cơ giữa phát triển kinh

tế du lịch và việc khai thác phục vụ mục đích phát triển kinh tế xã hội, nhưng

do điều kiện tài liệu, số liệu, thời gian có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên

cứu mối quan hệ một chiều: phát triển kinh tế du lịch theo hướng bảo tồn và

phát huy di sản lễ hội trên địa bàn toàn tỉnh

- Về thời gian: Từ năm 2005 đến nay 5 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết van đề trên, luận văn sử dụng các phương pháp như sau:

- Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật Biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong quá trình thực hiện đề tài

- Luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thê như: phân

tích, tổng hợp; thống kê, đối chiếu, so sánh và lý luận của các chuyên gia nghiên cứu về văn hóa, kinh tế, du lịch Ngoài ra, còn tham khảo số liệu, luận

Trang 14

11

6 Những đóng góp của luận văn

6.1 Xây dựng cơ sở lý luận về mối quan hệ biện chứng giữa phát triển

kinh tế du lịch và phát triển kinh tế - xã hội, xác định rõ vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và môi trường, các điều

kiện để du lịch phát huy được vai trò của nó là khâu đột phá trong phát triển

kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn tới

6.2 Đánh giá cụ thê thực trạng phát triển kinh tế du lịch theo hướng

bảo tồn và phát huy di sản lễ hội trên địa bàn tỉnh đến thời điểm hiện nay;

những kết quả đạt được trong việc phát triển kinh tế du lịch, đưa ra các giải

pháp đề phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Phú Thọ cho những năm tiếp theo 7 Kết cầu của luận van

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo và phụ

lục, luận văn gồm có 3 chương, 7 tiết

Chương 1: Co sé ly luận và thực tiễn về phát triển du lịch trên địa bàn tinh

Chương 2: Thực trạng bảo tồn và phát huy vai trò của di sản lễ hội dé phat triển du lịch ở tỉnh Phú Thọ hiện nay

Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy di sản lễ

Trang 15

12

CHUONG I: LY LUAN VA THUC TIEN VE KINH TE DU LICH TREN DIA BAN TINH PHU THO

1.1 Những vấn đề lý luận về kinh tế du lịch

1.1.1 Khái niệm một số loại hình du lịch

1.1.1.1 Dinh nghia

Hoạt động du lịch xuất hiện rất lâu trong lịch sử phát triển của loài

người Ngày nay, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời

sống văn hóa, xã hội của con người và hoạt động du lịch đang phát triển mạnh

mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới Trên

thế giới một sỐ quốc gia đã xác định du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó có Việt Nam Hội đồng Lữ hành Du lịch quốc tế (World Travel and

Tourism Council-WTTC) đã công bố du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt lên cả ngành sản xuất ô tô, điện tử Mặc dù vậy, cho đến nay

vẫn có rất nhiều cách hiểu khác nhau về “khái niệm” du lịch tại các quốc gia

Giáo sư, tiến sỹ Berneker - một chuyên gia hàng đầu về du lịch thế giới đã

nhận định “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu

định nghĩa” Khái niệm du lịch được hiểu khác nhau theo các cách tiếp cận và

quan điểm riêng

Nam 1811, lan dau tién co dinh nghia về du lịch tại Anh như sau: “Du

lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí”

Theo Giáo sư, Tiến sỹ Hunziker và Giáo sư, Tiến sỹ Krapf là hai nhà khoa học đặt nền móng cho lý thuyết về cung du lịch, cho rằng: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành

trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không

Trang 16

13

Dinh nghĩa này đã mở rộng và bao quát hơn hiện tượng du lịch, có

bước tiến về lý thuyết trong viên nghiên cứu nội dung của du lịch Hiện nay

định nghĩa này vẫn được nhiều nhà kinh tế sử dụng để giải thích từng mặt là các hiện tượng du lịch Tuy nhiên, định nghĩa nảy còn bộc lộ nhiều hạn ché,

đó là chưa giới hạn được đặc trưng về lĩnh vực của hiện tượng và của mỗi

quan hệ du lịch

Trước kia du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một

nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình trong thời gian ngắn để đến các vùng xung quanh nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh

Càng ngày số lượng người đi du lịch nhiều hơn, khoảng cách xa hơn,

thời gian kéo dài hơn Lúc này du lịch mang tính nhận thức và trở thành hiện tượng thường xuyên, phố biến Để thỏa mãn các nhu cầu của con người trong

chuyến du lịch như giao thông, lưu trú, ăn uống, đồ lưu niệm và nhiều mặt

hàng, dịch vụ khác đòi hỏi nhiều hoạt động kinh tế - xã hội gắn liền với nó

Vì thế khái niệm du lịch có nhiều cách hiểu khác nhau tùy theo cách tiếp cận,

có nhà nghiên cứu cho rằng hầu như mỗi tác giả nghiên cứu du lịch đều đưa

ra một định nghĩa cho riêng mình và theo thời gian nội dung khái niệm càng rộng hơn

Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu thường sử dụng định nghĩa du lịch của nhà khoa học người Belarus - L.I.Pirojnik (nam 1985): “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rồi, liên quan tới sự đi chuyển và lưu lại

tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi chữa bệnh, phát

triển thể chất và tỉnh thần, náng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giả trị về tu nhiên, kinh tế và văn hóa ”

Luật du lịch Việt Nam năm 2005 tại Khoản I, Điều 4, Chương I định

Trang 17

14

con người ra ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình, nhằm đáp ung nhu cau tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng một khoảng thời gian nhất định ”

Từ những định nghĩa trên chúng ta thấy khái niệm du lịch có nội hàm kép:

- Du lịch mang ý nghĩa truyền thống: là sự đi chuyên của con người ra

ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình đến một nơi xa lạ, nhằm nghỉ ngơi,

giải trí, thỏa mãn những nhu cầu to lớn về mặt tinh thần Nội hàm này chỉ mới giải thích được hiện tượng đi du lịch, tuy nhiên đây cũng là khái niệm cơ sở

để xác định khách du lịch, một yếu tố quan trọng để hình thành câu du lịch

Một mặt do mức sống người dân nâng cao, giá cả dịch vụ rẻ hơn, cơ sở

vật chất kỹ thuật du lịch như lưu trú, vận chuyên ngày càng thuận tiện và

thoải mái hơn, thời gian nhàn rỗi nhiều hơn, giáo dục phát triển Mặt khác do

sự gia tăng ô nhiễm các thành phố, khu công nghiệp, đã kích thích du lịch phát triển, số lượng du khách ngày càng tăng nhanh, thành phần du khách

được xã hội hóa, địa bàn du lịch được mở rộng và thời vụ du lịch được kéo

dài Để phục vụ các nhu cầu của khách du lịch xuất hiện nhiều hoạt động kinh tế - xã hội gắn liền với nó

- Du lịch mang ÿ nghĩa của những hoạt động kinh tế: ngành kinh tế được hình thành nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch trong thời gian rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ, đó là ngành kinh tế du lịch, bao gồm

các lĩnh vực phục vụ nhu cầu của khách: vận chuyền, lữ hành, lưu trú, ăn

uống, giải trí, mua sắm

Như vậy có thể hiểu, du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích

Trang 18

15

hành mà có mục đích chính là làm tiền Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi

năng động trong môi trường sống khác hắn nơi định cư

1.1.1.2 Một số loại hình du lịch

Việc phân loại du lịch sẽ giúp xác định được những đóng góp về mặt kinh tế cũng như hạn chế của từng loại hình du lịch, giúp các tổ chức du lịch

có một cơ sở để hoạch định những chính sách phù hợp với từng loại hình du

lịch ở từng địa phương Đồng thời, phân loại du lịch sẽ làm cơ sở cho các hoạt

động marketing của các nơi đến các tổ chức kinh doanh du lịch và các khách hàng mục tiêu phù hợp

* Phan loai theo muc dich chuyển đi

Trên cơ sở nghiên cứu các lý do đi du lịch, Tháp nhu cầu của Maslow

và Thuyết về động cơ du lịch của MclIntosh, Goeldner, Ritchier các nhà

nghiên cứu đã phân loại du lịch theo mục đích chuyến đi Cụ thể một số loại

du lịch theo mục đích này như sau:

- Du lịch tham quan: Mục đích của nhóm du lịch này là nâng cao hiểu

biết về thế giới xung quanh như hiểu biết về văn hóa, lịch sử, điều kiện tự

nhiên, điều kiện kinh tế, đời sống xã hội Đối tượng tham quan thường là một tài nguyên thiên nhiên như một phong cảnh kỳ thú, một tài nguyên du lịch nhân văn như một di tích, một công trình đương đại hay một cơ sở nghiên cứu

khoa học, cơ sở sản xuất

- Du lịch giải trí: Nhằm tìm kiếm sự thư giãn thoải mái, giải tỏa tâm lý

và áp lực căng thăng từ công việc hàng ngày thông qua các hoạt động giải trí

ở điểm đến du lịch, khách du lịch đi theo hình thức này thường chọn những

nơi yên bình, thanh tĩnh, không có nhiều người đi lại Họ có thể có nhu cầu

tham quan, tuy nhiên đây không phải là yếu tố cơ bản

- Du lịch kinh doanh: Hiện tại chúng ta không thé phu nhan muc dich

Trang 19

16

chính này thường là tìm kiếm cơ hội đầu tư, cơ hội kinh doanh, tìm các đối

tác làm ăn, Đây được xem là đối tượng phục vụ đặc biệt của các cơ sở kinh doanh du lịch, đặc biệt là các cơ sở lưu trú

- Du lịch nghỉ dưỡng: Một trong những chức năng xã hội của du lịch là

phục hồi sức khỏe cộng đồng Điểm đến của loại hình du lịch này thường là

những nơi có không khí trong lành, khí hậu dễ chịu, nhiều cảnh đẹp như các

bãi biển, vùng sông, suối, hồ, vùng núi hay vùng nông thôn lý tưởng Cho đến

nay, đây vẫn là loại hình du lịch kinh doanh chủ yếu của Ngành du lịch Việt

Nam

- Du lịch lễ hội: Lễ hội ở đây có thê là lễ hội truyền thống, liên hoan

phim, 4m nhac hay festival chuyén dé, Muc dich cua du lich lễ hội là tạo cơ hội cho du khách tham gia vào một lễ hội được tô chức tại một địa danh nào

đó, qua đó nâng cao hiểu biết về văn hóa, bản sắc và tăng cường mở rộng

quan hệ giao tiếp Ngày nay, loại hình du lịch này đang có sức hấp dẫn rất lớn

đối với khách du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế Vì vậy, việc khôi phục lại nét đặc sắc của các lễ hội truyền thống được xem là một hướng đi quan trọng

của ngành du lịch

- Du lịch tôn giáo: Từ xa xưa, loại hình du lịch này đã hình thành từ rất

sớm và trở nên khá phố biến Đó là các chuyến đi mang mục đích tôn giáo như việc đi truyền giáo của các tu sĩ, thực hiện nghi lễ tôn giáo của các tín đồ

tại các giáo đường Ngày nay, hình thức này được hiểu là các chuyến đi của

khách du lịch chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu thực hiện nghi lễ tôn giáo của tín đồ hoặc tìm hiểu tôn giáo của người di giáo Điểm đến của các luồng khách

du lịch này là các chùa chiền, nhà thờ, thánh địa

- Du lịch chữa bệnh: Mục đích chính của chuyến đi là để điều trị hoặc

phòng ngừa một căn bệnh tiềm tàng nào đó dựa vào từng loại tài nguyên cụ

Trang 20

17

chữa bệnh như nhà nghỉ, điểm nước khống, nơi có khơng khí trong lành Du khách thường là những bệnh nhân mắc các bệnh khớp, ngoài da, đường tiêu hóa, viêm khí quản

- Du lịch công vụ: Mục đích chính của khách là tham dự hội nghị, hội

thảo, hội chợ hoặc tăng cường ngoại giao, trao đổi văn hóa Tuy nhiên họ

cũng có nhu cầu về đi lại, ăn ở, giải trí, thông tin liên lạc, dịch thuật, tô chức

hội họp, MICE Đối tượng khách du lịch công vụ thường có khả năng tri trả

lớn

* Phân loại theo lãnh thổ hoạt động

Trong cuốn Những triết lý, nguyên tắc và thực tiễn của du lịch các học

giả người Mỹ Mc Intosh, Goeldner và Richie đã sử dụng tiêu chí này để chia

thành các loại hình du lịch khá chỉ tiết

- Du lịch quốc tế: là loại hình du lịch mà trong quá trình thực hiện nó

có sự giao tiếp với người nước ngoài, một trong hai phía (du khách hay nhà cung ứng dịch vụ du lịch) phải sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp, về mặt không gian địa lý: du khách đi ra ngoài đất nước của họ, về mặt kinh tế: có sự

giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ

- Du lịch nội địa: Du lịch nội địa được hiểu là các hoạt động tô chức,

phục vụ người trong nước đi du lịch, nghỉ ngơi và tham quan các đối tượng du lịch trong lãnh thổ quốc gia, về cơ bản không có sự giao dịch thanh toán bằng

ngoại tỆ

- Du lịch quốc gia: Theo cách hiểu hiện nay du lịch quốc gia bao gồm

toàn bộ hoạt động du lịch của một quốc gia từ việc gửi khách ra nước ngoải

đến việc phục vụ khách trong và ngoài nước tham quan, du lịch trong phạm vi

nước mình Thu nhập từ du lịch quốc gia (thường gọi tắt là thu nhập từ du

lịch) bao gồm thu nhập từ hoạt động du lịch nội địa và từ du lịch quốc tế, kế

Trang 21

18

* Phan loai theo loai hinh du lich dac thu khac

Trong những năm gần đây, song song với sự phát triển của kinh tế và

khoa học kỹ thuật đã xuất hiện một số hình thức du lịch đặc thù theo tính chất của từng hoạt động du lịch Các loại hình du lịch này ngày càng trở nên phố

biến, bao gồm:

- Du lịch sinh thái (du lịch thiên nhiên): là một loại hình du lịch mới và

đang có xu hướng phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới Nó ngày càng thu hút sự quan tâm rộng rãi của nhiều tầng lớp trong xã hội, đặc

biệt là các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học Mục đích của du lịch sinh thái là thỏa mãn sự khát khoa đến với thiên nhiên, thưởng thức thiên nhiên của

khách du lịch, đồng thời có tác dụng bảo tồn và phát triển thiên nhiên, ngăn ngừa các tác động tiêu cực với sinh thái văn hóa

- Du lịch hoài niệm: là loại hình du lịch mà du khách thực hiện các chuyến đi hướng về tổ tiên, cội nguồn gia đình, dân tộc

- Du lich đi sản: Tham quan các di tích lịch sử, các chiến trường và các

công trình cổ xưa như các công trình xây dựng, kênh đảo

- Du lịch nông nghiệp: là loại hình du lịch đi đến các trang trại dé nhằm

mục đích hỗ trợ kinh tế nông nghiệp địa phương

- Du lịch vườn: là loại hình du lịch nhằm giúp khách thăm các vườn thực vật tại các nơi nồi tiếng

- Ngoài ra còn có các cách phân loại khác như:

+ Dựa theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch bao gồm du lịch miền

biến, du lịch núi, du lịch đô thị, du lịch thôn quê

+ Dựa theo phương tiện giao thông bao gồm du lịch bằng xe đạp, du

lịch bằng xe máy, du lịch bằng ô tô, du lịch bằng tàu hỏa, du lịch máy bay

+ Dựa theo lứa tuổi du khách bao gồm du lịch thiếu niên, du lịch thanh

Trang 22

19 + Dựa theo độ dài chuyến đi bao gồm du lịch ngắn ngày, du lịch dai ngày 1.1.2 Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội 1.1.2.1 Vai trò về mặt kinh té

Du lịch có ảnh hưởng rất lớn đến nên kinh tế của địa phương thông qua việc tiêu dùng của du khách Ngành du lịch không khói, là “con gà đẻ trứng

vàng”, tức là ngành thu hồi vốn nhanh, tạo nhiều công ăn việc làm, bán hàng

tiếp thị xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ, ngoại giao và các quan hệ khác

Ngành công nghiệp du lịch được các nước trên thế giới thừa nhận là một ngành kinh doanh có lợi nhuận và phát triển với nhịp tăng trưởng cao, là

nguồn đóng góp chủ yếu cho kinh tế - xã hội Theo công bố mới đây tại Hội

nghị Bộ trưởng Du lịch G20 diễn ra ngày 16 tháng 5 năm 2012 tại Mexico,

ngành du lịch chiếm 9% thu nhập GDP thế giới Du lịch là một trong những

ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất Năm 2011, mặc dù trong bối

cảnh nên kinh tế thế giới tăng trưởng không lấy gì làm tốt đẹp và ổn định,

ngành du lịch toàn thế giới vẫn tăng 4,6%, đón được 982 triệu lượt khách và

thu nhập du lịch tăng 3,8% Dự báo du lịch thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng

một cách bền vững trong những năm tới, đạt I tỷ lượt khách trong năm 2012

và 1,8 tỷ lượt năm 2030 Du lịch cũng đóng vai trò quan trọng trong thúc đây mậu dịch quốc tế Năm 2011, xuất khẩu thông qua du lịch quốc tế bao gồm cả

vận chuyên hành khách đạt 1,2 nghìn tỷ USD, chiếm 30% xuất khẩu toàn thế

ĐIỚI

Giá trị của du lịch còn biểu hiện ở chỗ nó là ngành thu ngoại tệ, là

ngành xuất khẩu tại chỗ Ở nhiều quốc gia, du lịch là dịch vụ xuất khẩu chủ

yếu và trở thành động lực chủ yếu để phát triển kinh tế Thực tiễn cho thấy,

khách du lịch tiêu thụ một khối lượng lớn nông sản thực phẩm dưới dạng các

Trang 23

20

các địa phương hoặc quốc gia thông qua hoạt động du lịch thu được ngoại tệ

tại chỗ với hiệu quả cao Xuất khẩu hàng hóa theo đường du lịch có lợi hơn

nhiều so với con đường ngoại thương Trước hết, một phần lớn đối tượng mua

bán hàng hóa và dịch vụ là lưu trú, ăn uống, vận chuyền, dịch vụ bổ sung, do vậy xuất khẩu qua con đường du lịch là xuất đa dạng dịch vụ, đó là điều mà

ngoại thương khơng làm được Ngồi ra, đối tượng xuất khẩu của du lịch quốc tế còn là hàng ăn, uống, rau quả, hàng lưu niệm là những mặt hàng rất khó xuất khâu theo con đường ngoại thương, đồng thời tiết kiệm được các chỉ

phí về lưu kho, bảo quản, bao bì, đóng gói, vận chuyền, hao hut do xuất khẩu Hiéu qua kinh tế cao của du lịch còn thể hiện ở thu nhập Theo tính

toán của các chuyên gia kinh tế, mỗi USD doanh thu từ du lịch sẽ tạo ra từ 2-3

USD thu nhập gia tăng tùy thuộc vào khối lượng hàng hóa và dịch vụ được

các nhà kinh doanh trong nước cung cấp Với sự gia tăng thu nhập ngoại tệ,

du lịch đã góp phần đáng kể làm cân bằng cán cân thanh toán của mỗi quốc

gia

Hoạt động du lịch tác động mạnh đến co cau can cân thu, chi cua vung

du lịch, của mỗi đất nước Đối với du lịch quốc tế, việc mang ngoại tệ đến đổi

va chi tiêu ở khu vực du lịch làm tăng tổng số tiền trong cán cân thu chi của vùng và của đất nước Có thể thấy, nguồn thu nhập ngoại tệ từ khách du lich quốc tế của nhiều nước ngày càng tăng Chăng hạn, Mỹ luôn là nước đứng

đầu thế giới về thu nhập từ du lịch quốc tế Năm 1990, ngành du lịch nước

này mang lại nguồn thu là 43 tỷ USD, thì đến năm 1996 đã lên tới 64,4 tỷ USD, đến năm 2002 là 80,7 tỷ USD Tiếp đến là Tây Ban Nha, năm 1996 thu được 28,4 tỷ USD, thì năm 2002 con số này lên đến 38,7 tỷ USD Pháp năm

1996 thu được 28,2 tỷ USD, năm 2002 thu được 33,5 tỷ USD

Đối với du lịch nội địa, việc tiêu tiền của dân cư ở vùng du lịch mặc dù

Trang 24

21

không làm thay đổi tổng số như tác động của du lịch quốc tế Song sự phát

triển của du lịch nội địa lại sử dụng được triệt dé cong suất của các cơ sở vật

chất kỹ thuật, đảm bảo cho đời sống của nhân dân địa phương được sử dụng

các dịch vụ của cơ sở kinh doanh du lịch, huy động được tiền nhàn rỗi của

nhân dân, đồng thời cũng là một trong những hình thức tái sản xuất sức lao

động của con người, lại vừa là biện pháp để nâng cao kiến thức, giáo dục

chính trị, tư tưởng cho nhân dân lao động, càng làm tăng thêm tình yêu quê hương, đất nước

1.1.2.2 Về mặt xã hội

Trong thời đại hiện nay, việc làm cho người lao động là vấn đề bức xúc

nhất của các quốc gia Du lịch phát triển tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần đáng kể giảm tỷ lệ thất nghiệp, thu hút một số lượng lao động

rất lớn, nâng cao mức sống của người dân Đối với nhiều người, du lịch được

nhìn nhận như một nghề kinh doanh béo bở, đễ làm Vì vậy, xu hướng chuyên

đổi hay chuyển hướng sang kinh doanh du lịch là một động cơ tốt để mọi

người trao đồi, bỗổ sung các kiến thức cần thiết như ngoại ngữ, giao tiếp, văn

hóa, lịch sử

Theo tính toán của các chuyên gia du lịch, cứ một việc làm trong ngành

du lịch ước tính tạo ra hai việc làm cho các ngành khác Theo cách tính toán

này, lao động trực tiếp, lao động gián tiếp phục vụ cho ngành du lịch chiếm

8% lao động toàn cầu Ngành du lịch cũng sử dụng lao động nhiều vượt trội

so với ngành công nghiệp khác, gấp 6 lần ngành sản xuất ô tô, gấp 4 lần

ngành khai khoáng và gấp 3 lần ngành tài chính Theo thống kê của Tổng cục

Du lịch, năm 2009 ngành du lịch Việt Nam có khoảng I triệu lao động, trong

đó có 262.200 lao động trực tiếp (chiếm 33,75% tông số lao động) và trên 700

nghìn lao động gián tiếp (chiếm 66,25%) Việc phát triển du lịch góp phần

Trang 25

22

kiện để người nông dân kiếm được việc làm ngay trên quê hương minh bang

các nghề chăn nuôi, trồng trọt, làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền

thống phục vụ khách du lịch

Phát triển du lịch góp phần nâng cao trình độ dân trí, làm phong phú

thêm nhận thức, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đồng thời góp phần

mở rộng và củng cô mỗi quan hệ hợp tác, ngoại giao, g1ao lưu kinh tẾ, văn hóa khoa học, kỹ thuật, tạo mối quan hệ thân thiện, hiểu biết lẫn nhau giữa

các dân tộc, giữa các quốc gia Phát triển du lịch sẽ góp phần xóa đói, giảm

nghẻo, sẽ làm thay đổi diện mạo của một vùng, của một quốc gia ngày cảng

văn minh, tốt đẹp hơn

Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả tích cực của ngành du lịch cũng

còn một số các tiêu cực về mặt xã hội đó là khi phát triển du lịch có thể làm

phát sinh và gia tăng các tệ nạn xã hội như mại dâm, cờ bạc, ma túy

1.1.2.3 Về văn hóa

Du lịch là một trong những điều kiện quan trọng để các dân tộc giao lưu văn hóa với nhau Những yếu tố văn minh trong nền văn hóa nhân loại càng phát triển càng kích thích phát triển những nét độc đáo của văn hóa dân

tộc Văn hóa dân tộc phát triển góp phần làm phong phú, đa dạng thêm nền

văn hóa nhân loại, nâng cao trí thức con người Khi đi du lịch, khách du lịch luôn muốn được thâm nhập vào các hoạt động văn hóa của địa phương và con

người địa phương

Đối với một quốc gia, du lịch là điều kiện để mọi người hiểu nhau hơn,

tăng thêm tình đoàn kết cộng đồng, điều này rất dễ nhận thấy ở lứa tuổi thanh

niên, ở những cơ quan, đơn vị có chế độ làm việc ít tập trung hay làm việc

theo dây truyền Những chuyến tham quan, du lịch tại các di tích lịch sử, các công trình văn hóa có tác dụng giáo dục tinh thần yêu nước, khơi dậy lòng tự

Trang 26

23

hóa của dân tộc, được sự giải thích cặn kẽ của hướng dẫn viên, du khách sẽ

thực sự cảm nhận được giá trị to lớn của các di tích, các công trình văn hóa

Du lịch sẽ là động lực trực tiếp và gián tiếp nhằm chấn hưng, bảo ton,

bảo tang, phát triển những tài sản văn hóa quốc gia, sẽ khôi phục và phát triển

các di sản văn hóa vat thé va phi vật thể, các loại hình nghệ thuật truyền

thống, các nghề thủ công mỹ nghệ Thực tế ở Việt Nam cho thấy, nhờ du lịch

phát triển mà một số công trình kiến trúc như đền đài, miếu, chùa được khôi

phục Những loại hình nghệ thuật truyền thống như tudng, chéo, ca Hué, Hat

Xoan Phú Thọ có nguy cơ bi mai một, lãng quên nhờ có du lịch nay đã được

khôi phục và phát triển

Nhưng sự phát triển du lịch đã kéo theo cả những nền văn hóa của các

nước khác thông qua khách du lịch trong đó có cả những văn hóa, lối sống

trái với thuần phong, mỹ tục làm xói mòn hoặc mất đi bản sắc văn hóa địa phương, dân tộc

1.1.2.4 VỀ môi trường

Phát triển du lịch có tác dụng thúc đây cải tạo môi trường, làm cho

cảnh quan, môi trường sinh thái xanh, sạch, đẹp hơn Mặt khác, phát triển du

lịch là động lực thúc đây xây dựng các cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật,

các khu bảo tồn thiên nhiên là điều kiện tốt để bảo vệ các loài động, thực vật quý hiểm, bảo vệ môi trường

Bên cạnh những mặt tích cực, phát triển du lịch có nguy cơ làm hư hại,

phá vỡ hệ sinh thái môi trường, làm ô nhiễm nguồn nước, tàn phá các danh lam thắng cảnh, làm cạn kiệt dần nguồn tài nguyên, thiên nhiên

Du lịch là ngành hoạt động đòi hỏi môi trường và khoảng không rộng

lớn, là yếu tố nội tại của ngành du lịch Văn hóa và môi trường là nguyên liệu

thô của ngành công nghiệp du lịch Vấn đề đặt ra cho người lãnh đạo, người

Trang 27

24

phát huy mạnh mẽ những thế mạnh và hạn chế đến mức tối đa những mặt tiêu cực do phát triển du lịch đem lại, đồng thời, đây cũng là trách nhiệm của mọi

người dân, trách nhiệm của toàn xã hội

1.1.3 Phát triển du lịch gắn với xây dựng cơ chế chính sách, quy

hoạch, kế hoạch và nguôn nhân lực

1.1.3.1 Xây dựng những cơ chế, chính sách thu hút; xây dựng quy

hoạch, kế hoạch phái triển du lịch

Đề khai thác tốt các nguồn lực, lợi thế, tiềm năng phát triển du lịch của

địa phương, cần xây dựng cơ chế, chính sách có tính chất đặc thù trên cơ sở

khung pháp lý chung Chính sách khuyến khích thu hút đầu tư vào lĩnh vực du

lịch phải được cụ thê hóa bằng những văn bản quy phạm pháp luật, là cơ sở để các nhà đầu tư nghiên cứu, xem xét việc quyết định đầu tư Đầu tư vào lĩnh

vực du lịch đòi hỏi một lượng vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu, cho nên tùy điều kiện cụ thể của địa phương mà xác định cơ chế ưu đãi cho phù hợp Cơ chế, chính sách banh hành phải vừa đảm bảo nguyên tắc không trái với khung

pháp lý chung trong lĩnh vực du lịch, vừa tạo sự thông thoáng hấp dẫn các nhà đầu tư Địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế và nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, nhưng nếu không có cơ chế, chính sách phù hợp thì

không thê thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực du lịch Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch có

tính chất quyết định đến sự phát triển nhanh hay chậm của ngành du lịch địa

phương Do vậy, cần chú trọng đến việc thu hút đầu tư, mời gọi các doanh

nghiệp có năng lực quản lý điều hành và năng lực tài chính mạnh đầu tư vào

lĩnh vực du lịch

Trên cơ sở chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của cả

nước, các địa phương cần lập quy hoạch tổng thẻ, kế hoạch phát triển du lịch

Trang 28

25

nang, loi thé vé du lich Quy hoach, ké hoach phat trién du lich cua dia

phương sau khi được cấp có thâm quyền phê duyệt phải được công bố công khai để nhân dân và các cơ quan liên quan được biết Xây dựng quy hoạch

tong thê phát triển du lịch là cơ sở quan trọng để thúc đây du lịch phát triển

theo hướng bền vững, nó tác động tích cực đối với việc định hướng đầu tư

Phát triển theo quy hoạch góp phan phát huy tối đa nguồn lực đầu tư, hệ

thống khách sạn, nhà hàng và các công trình phục vụ cho du lịch sẽ được đầu tư xây dựng đúng hướng, tạo nên sự đồng bộ của cơ sở vật chất kỹ thuật

ngành du lịch

Nội dung quy hoạch tổng thể phải xác định và thê hiện được tầm nhìn dài hạn, đánh giá thực những lợi thế so sánh để khai thác tối đa nguồn lực

thúc đây phát triển du lịch Những mục tiêu, chỉ tiêu phải phù hợp với điều

kiện thực tiễn địa phương và triển vọng phát triển của ngành du lịch trong bối

cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và thời kỳ đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại

hóa ở nước ta

1.1.3.2 Phát triển nguôn nhân lực du lịch

Phát triển du lịch là chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế ở

Việt Nam Theo đó, phát triển nhân lực du lịch theo kịp xu hướng phát triển

du lịch là một nhu cầu khách quan Đã có rất nhiều chương trình, dự án, đề án xây dựng và thực hiện các nội dung liên quan đến phát triển nhân lực du lịch ở Việt Nam Cả nước hiện có 284 cơ sở tham gia đào tạo du lịch, các trung

tâm đào tạo của bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp cũng được hình thành, nâng cấp và tăng cường năng lực đào tạo, bồi dưỡng Bên cạnh đó, các chương trình hợp tác liên kết đào tạo quốc tế và trong nước cũng luôn là nội

dung được ưu tiên nhằm huy động nguồn lực cho phát triển nguồn lực ngành

Trang 29

26

nâng cao, quy mô đào tạo mới tăng mạnh, chất lượng đảo tạo cơ bản được

đảm bảo, gắn với nhu cầu xã hội nên khoảng 70% sinh viên tốt nghiệp đại

học, cao đẳng du lịch và 80% học sinh tốt nghiệp trung cấp du lịch tìm được

việc làm Tuy nhiên, SỐ lượng nhân lực du lịch với 1,Š triệu lao động như hiện

nay là chưa đảm bảo, kiến thức hội nhập, tin học, năng lực quản lý và kinh

nghiệp thực tiễn của đội ngũ này chưa tương ứng với yêu cầu phát triển của

ngành Trong thời gian tới, mỗi năm cần đào tạo thêm khoảng 25 nghìn lao

động mới đáp ứng đủ nhu cầu bởi số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh

vực du lịch tăng mạnh cũng như các cơ sở lưu trú, sân golf, khu giải trí cao

cấp đang được xây dựng và hoàn thiện cần thêm nhiều lao động có trình độ

tay nghề cao Điều này đòi hỏi lớn sự nỗ lực của công tác đào tạo chuyên

nganh du lịch

Ngay 18 tháng 02 năm 2013 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2013 - 2020 tại Quyết

định số 321/QĐ-TTg, đã đưa ra các mục tiêu và chương trình hành động cụ thể về du lịch, trong đó có các vấn đề liên quan đến phát triển nhân lực du

lịch Về mục tiêu cụ thể: đến năm 2015, 90% đội ngũ cán bộ quản lý nhà

nước về du lịch cập nhật kiến thức mới, ngoại ngữ, tin học phù hợp với yêu

cầu công tác; 50% cán bộ công tác tại các lĩnh vực liên quan đến du lịch được

bồi dưỡng, cập nhật thông tin, văn hóa ứng xử trong lĩnh vực du lịch, đến năm

2020, 100% đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quản lý nhà nước về du lịch ở

địa phương được bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ du lịch

Trong các hoạt động của chương trình có hoạt động hỗ trợ nâng cao

chất lượng nguồn nhân lực du lịch; đồng thời tô chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ

năng tô chức, khai thác, phục vụ khách du lịch cho các doanh nghiệp du lịch,

công đồng địa phương trong khai thác các sản phẩm du lịch theo hướng bền

Trang 30

27

để phát triển nhân lực du lịch tỉnh Phú Thọ theo đúng mục tiêu và xu hướng

phát triển chung của du lịch trong bối cảnh hiện nay

1.1.4 Những nhân tổ ảnh hưởng đến phát triển du lịch

1.1.4.1 Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và lịch sử văn hóa cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục phát triển trí lực và thể lực của con người Tài nguyên du lịch được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp đáp

ứng yêu cầu cho việc sản xuất dịch vụ du lịch Căn cứ vào đặc điểm và lịch sử

hình thành, tài nguyên du lịch được phân thành hai nhóm cơ bản, đó là:

Tài nguyên du lịch tự nhiên: gồm các yếu tố, thành phần, các hiện

tượng tự nhiên, các quá trình biến đổi chung hoặc có thể khai thác và sử dụng vào đời sống và sản xuất của con người Do vậy, mỗi một quốc gia, vùng có

điều kiện tự nhiên cụ thê sẽ tạo nên nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên khác

nhau mang tính đặc thù Một số yếu tố cơ bản tạo thành nguồn tài nguyên du

lịch tự nhiên, đó là:

- Khí hậu: là yếu tố có tác động liên quan trực tiếp tới trạng thái tâm lý,

thể lực của con người, khí hậu càng ôn hòa thì chất lượng của khu vực dành

cho hoạt động du lịch càng tốt hơn Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp

tới việc tô chức và chất lượng các hoạt động, dịch vụ du lịch Những nơi có

khí hậu điều hòa thường được khách du lịch ưu thích hơn Khí hậu là một

trong những nhân tổ tác động làm cho hoạt động du lịch mang tính chất màu

vụ

- Địa hình: Đối với hoạt động du lịch đặc điểm hình thái địa hình có ý

nghĩa quan trọng, nhất là đối với loại hình du lịch sinh thái, du lịch leo núi, du

lịch nghỉ dưỡng Biểu hiện hình thái bên ngoài của tự nhiên được gọi là phong

cảnh Khách du lịch thường thích thú thưởng ngoạn những điểm đến có phong

Trang 31

28

duoc khai thac, phat trién da dang, do vậy địa hình núi, đôi và địa hình ven bờ

thường có giá trị cao đối với hoạt động du lịch, phù hợp với du lịch leo núi,

thám hiểm, du lịch bién vv

- Tài nguyên nước: bao gồm nước mặt như ao, hỗ, sông, suối và nguồn nước ngầm Đây là nhân tố quan trọng có ý nghĩa nhiều mặt đối với hoạt động

du lịch Nguồn nước khoáng có giá trị chữa bệnh và dưỡng sinh; nước sạch

đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của khách du lịch; nước biên tạo nên sức hấp dẫn

đối với loại hình du lịch biển Ngoài ra tài nguyên nước còn là môi trường đề

tô chức các hoạt động du lịch nước

Tài nguyên du lịch nhân văn: Tài nguyên du lịch nhân văn là tài

nguyên được hình thành do con người sáng tạo ra, có sức hấp dẫn với du

khách và có thể khai thác phát triển du lịch Tài nguyên du lịch nhân văn tích tụ và thê hiện những giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của mỗi vùng, mỗi quốc

gia

Tài nguyên du lịch nhân văn gồm tài nguyên vật thể và phi vật thể:

Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể gồm: Di sản văn hóa vật thê, các di tích lịch sử văn hóa, cách mạng, các cô vật và bảo vật quốc gia, các công trình

nghệ thuật kiến trúc

Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể: bao gồm các lễ hội truyền thống, làng nghề thủ công truyền thống, văn hóa nghệ thuật, văn hóa âm thực,

văn hóa ứng xử, phong tục tập quán, thơ ca và văn học, văn hóa các tộc

nguoi Vvv

Ngành du lịch có tính định hướng quản lý và khai thác tài nguyên rõ

Trang 32

29

ngành du lịch xác định quy hoạch, định hướng phát triển vùng du lịch, sản

pham du lich

1.1.4.2 Các nhân tổ về kinh tế, chính trị, pháp luật

Tiêm lực kinh tế: Đó là sự phát triển kinh tế của một nước, từ công

nghiệp, nông nghiệp, xuất - nhập khẩu, giao thông vận tải, tài chính - ngân hàng Kéo theo nó là sự gia tăng các doanh nhân, những nhà đầu tư, những nhà tiếp thị đến với nước mình Chính nguồn khách này sẽ tiêu dùng các sản

phẩm du lịch của ngành du lịch như dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ

vận chuyền, dịch vụ tham quan Một đất nước trong một năm tổ chức được

nhiều Hội chợ quốc tế về thương mại, công nghiệp, thì đồng thời cũng là

nguồn cung ứng khách du lịch Một bến cảng mà mật độ, khối lượng giao

nhận hàng hóa với khách hàng quốc tế lớn, thì ở đó số lượng khách lên bờ sẽ

nhiều và như vậy sẽ tạo điều kiện cho kinh doanh nhà hàng, khách sạn

Sự ổn định chính trị: Bất cứ một sự xáo động chính tri, x4 hdi nao, du

lớn hay nhỏ cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động du lịch Ôn định và

an toàn là yếu tố có ý nghĩa rất lớn đối với du khách và cơ quan cung ứng du

lịch Các nước có nền kinh tế phát triển, chính trị trong nước ôn định, có

đường lối hòa nhập cộng đồng, làm bạn với tất cả mọi người thị nhu cầu đi du

lịch của người dân đến các nước khác cũng như thu hút người dân của các nước khác đến du lịch ngày càng tăng Nền kinh tế có nhiều biến động, chính

trị bất ôn, đồng tiền lạm phát thì số lượng người dân đi du lịch giảm, người

dân của các nước khác đến du lịch cũng giảm

Đường lối, chính sách phát triển du lịch đúng đắn: Đây là yếu tô rất

quan trọng đề phát triển du lịch, bởi lẽ đường lối, chính sách phát triển du lịch xác định rõ vị trí của ngành du lịch trong tổng thê các ngành kinh tế xã hội và

Trang 33

30

1.1.4.3 Nguôn nhân lực du lịch

Con người là nhân tố trung tâm và là mục đích của nền sản xuất xã hội

Con người giữ vai trò quyết định đối với sản xuất, chất lượng nguồn nhân lực có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm, dịch vụ và năng suất lao

động Đối với ngành du lịch, do đặc thù của sản phẩm dịch vụ du lịch không

tồn tại dưới dạng vật thể và quá trình tạo ra sản phẩm cũng đồng thời là quá

trình tiêu dùng sản phẩm Do vậy, chất lượng sản phẩm du lịch phụ thuộc vào sự đánh giá mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch Chất lượng nguồn nhân lực có tính chất quyết định đến chất lượng dịch vụ du lịch và hiệu quả

kinh doanh du lịch Các nước có ngành du lịch phát triển thường có nguồn

nhân lực chất lượng cao

1.1.4.4 Nhân tổ quản lý nhà nước về dụ lịch

Quá trình phát triển của ngành du lịch chịu sự tác động của các quy luật

mang tính khách quan, đồng thời vai trò quản lý nhà nước có ý nghĩa quan

trọng nhằm định hướng cho sự phát triển đó, đảm bảo yêu cầu phát triển du

lịch bền vững, phù hợp với điều kiện đặc thù của mỗi quốc gia Nhà nước xây

dựng những định chế để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động du lịch phát

triển thuận lợi, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch, nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực và xây dựng hình ảnh quốc gia để quảng bá với bên

ngoài Phát triển du lịch đòi hỏi cần có sự phối kết hợp chặt chẽ của nhiều

ngành, nhiều cấp Do đó, quản lý nhà nước có vai trò quan trọng nhằm tạo

nên sự đồng bộ, nhất quán trong hành động, là nhân tố quan trọng dé phat

triển du lịch bền vững Quan điểm, chính sách và tô chức bộ máy quản lý nhà

nước về du lịch phù hợp với thực tiễn có tác động tích cực tới sự phát triển du

lịch Quốc gia nào có chính sách đúng đắn, cơ cấu tô chức bộ máy khoa học,

Trang 34

31

pháp luật du lịch quốc tế, sử dụng tốt các thiết bị khoa học công nghệ sẽ góp

phần thúc đây phát triển ngành du lịch

1.1.4.5 Nhân tổ cơ sở hạ tang kỹ thuật du lịch

Cơ sở hạ tầng có vai trò rất quan trọng đối với du lịch Xây dựng hệ

thống mạng lưới giao thông đồng bộ, thuận tiện sẽ tác động tích cực đến sự

phát triển du lịch Hạ tầng viễn thông, điện nước có vai trò quan trọng đối với khách du lịch, vì nó đáp ứng các nhu cầu trực tiếp của du khách

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được tạo ra là yếu tô quan trọng tác động đến mức độ thỏa mãn nhu cầu của du khách bởi năng lực và

tính tiện ích của nó Bằng sức lao động của mình, con người sử dụng cơ sở

vật chất kỹ thuật để khai thác giá trị của tài nguyên du lịch, tạo ra dịch vụ cung ứng cho khách du lịch Tình hiện đại, hấp dẫn của cơ sở vật chất, kỹ

thuật du lịch tạo nên sự phong phú, đa dạng và hấp dẫn của dịch vụ du lịch

Một quốc gia muốn phát triển du lịch thì cần có cơ sở vật chất, kỹ thuật du

lịch tốt Vì vậy, có thể nói rằng trình độ phát triển của cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch là điều kiện, đồng thời cũng thể hiện trình độ phát triển du lịch của

mỗi đất nước

1.1.5 Quan hệ giữa phát triển du lịch với phát triển kinh tế - xã hội

và phương diện xã hội, du lịch là hiện tượng của một xã hội có trình độ cao, về phương diện kinh tế, du lịch là một ngành dịch vụ mà sản phẩm

của nó dựa trên và bao gồm sản phẩm có chất lượng cao của nhiều ngành kinh

tế khác nhau Nhu cầu tiêu dùng của du lịch là những nhu cầu tiêu dùng đặc

biệt: nhu cầu nâng cao kiến thức, học hỏi, văn cảnh, thư giản, nghỉ ngơi v.v

Du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng các hàng hóa vật chất cụ thể,

hữu thể và các hàng hóa phi vật chất khác Khi đi du lịch du khách cần được

Trang 35

32

rộng kiến thức, quá trình cung ứng các sản phẩm và thái độ của người phục

vụ rất được du khách quan tâm Đó là các nhu cầu về dịch vụ

Một đặc điểm quan trọng và khác biệt giữa việc tiêu dùng du lịch và tiêu dùng các hàng hóa khác là việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra cùng

lúc, cùng nơi với việc sản xuất ra chúng Do đó đề thực hiện quá trình tiêu thụ

sản phẩm, người mua hàng được đưa đến nơi sản xuất và tiêu dùng tại chỗ Đây cũng là lý do làm cho sản phẩm du lịch mang tính độc quyền và không

thể so sánh giá của sản phẩm du lịch này với giá của sản phẩm du lịch khác

một cách tùy tiện được

Như vậy, ảnh hưởng kinh tế của du lịch được thể hiện thông qua tác

động qua lại của quá trình tiêu dùng và cung ứng sản phẩm du lịch Quá trình này tác động lên lĩnh vực phân phối, lưu thông và do vậy ảnh hưởng đến

những lĩnh vực khác nhau của quá trình tái sản xuất xã hội Trên bình diện

chung, hoạt động du lịch có tác dụng biến đổi cán cân thu chi của khu vực và của đất nước Du khách quốc tẾ mang ngoại tệ vào đất nước du lịch, làm tăng

thêm nguồn thu ngoại tệ cho đất nước đến, ngược lại phần chi ngoại tệ sẽ tăng

lên đối với những quốc gia có nhiều người đi du lịch nước ngoài Cán cân thu

chi được thực hiện giữa các vùng có trình độ kinh tế khác nhau, tuy không

làm biến đổi cán cân kinh tế của đất nước, song có tác dụng điều hòa nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kém phát triển hơn, kích thích sự

tăng trưởng kinh tế các vùng sâu, vùng xa

Như vậy, có thể nhận thấy du lịch có tác dụng tích cực làm thay đôi bộ

mặt kinh tế khu vực Nhiều nước trên thế giới coi du lịch là cứu cánh để mong muốn vực dậy nền kinh tế ốm yếu và què quặt của mình Người Pháp gọi du

lịch là "con gà đẻ trứng vàng” cũng chính vì các tác động này

Tuy nhiên, về mặt kinh tế du lịch cũng có một số ảnh hưởng tiêu cực

Trang 36

33

khi vượt quá khả năng chỉ tiêu của người dân địa phương, nhất là những

người mà thu nhập của họ không liên quan đến du lịch

Nhận thức của cộng đồng xã hội về thế giới xung quanh nói chung, về

hiện tượng du lịch nói riêng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động này Trong

xã hội công nghiệp, việc có được các trang thiết bị phục vụ đời sống thường

nhật không phải làm một vấn đề khó khăn đối với những người có công ăn,

việc làm Giá các mặt hàng, đặc biệt là các mặt hàng công nghiệp ngày càng

rẻ do áp dụng công nghệ tiên tiến và do cạnh tranh Trong khi đó việc đi du lịch để hưởng một bầu không khí một bầu không khí trong lành đang trở thành một nhu cầu cao cấp Do vậy, việc đi du lịch không chỉ còn có ý nghĩa

là thỏa mãn mục đích, nhu cầu được đặt ra cho chuyến đi mà còn phần nào thảo mãn nhu cầu thể hiện minh trong xã hội của con người Đối với xã hội,

du lịch có vai trò giữ gìn, phục hội sức khỏe và tắng cường sức sống cho

người dân Trong một chừng mực nào đó du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật,

kéo đài tuổi thọ và khả năng lao động của con người Khi đi du lịch mọi

người có điều kiện tiếp xúc với nhau, gần gũi nhau hơn Một trong những ý

nghĩa của du lịch là góp phần cho việc phục hồi và phát triển truyền thống văn hóa dân tộc Nhu cầu về nâng cao nhận thức văn hóa trong chuyên đi của du khách thúc đây các nhà cung ứng chú ý, yêm trợ cho việc khôi phục, duy trì

các di tích, lễ hội, sản phẩm làng nghề

1.1.6 Quan hệ giữa phát triển kinh tế du lịch với bảo tôn dì sản văn

hóa

Cùng với chính sách mở cửa, mở rộng giao lưu hợp tác, du lịch Việt

Nam trong thời gian gần đây đã đạt dược những thành tựu đáng kể Việt Nam

đã được xếp vào 4 nước có tỷ lệ phát triển du lịch cao nhất ở Đông Nam á Du

lịch đã trở thành một “mũi nhọn chiến lược” trong chính sách phát triển kinh

Trang 37

34

Du lịch Việt Nam phát triển trên nền tảng là nền văn hóa hiện đại, tiến

tiến đậm đà bản sắc dân tộc Các hoạt động du lịch đều được hướng vào

những nội dung nhằm bảo tồn, quảng bá và phát huy những giá trị văn hóa

tuyên thống Các di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật, làng nghề và

sản phẩm nghề thủ công truyền thống, những tinh hoa văn hóa dân tộc được

khai thác giới thiệu với du khách trong nước và quốc tế Các lễ hội truyền

thống, những môn nghệ thuật dân gian và những giá trị văn hóa phi vật thể khác luôn là những chủ đề nghiên cứu, xây dựng, để những tài nguyên văn

hóa đó thực sự trở thành những sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc Khách du

lịch nước ngoài đến Việt Nam đã có được những an tượng tốt đẹp về đất

nước, con người và nền văn hóa Việt Nam Việt Nam được nhìn nhận là một điểm đến “tiềm ấn” thân thiện và an toàn cho du khách

Thực tế là ở nhiều nơi, việc khai thác tài nguyên du lịch đã diễn ra bừa

bãi, quá mức, người ta chỉ quan tâm đến lợi ích thu được từ hoạt động du lịch

mà không quan tâm đến tác động của du lịch với môi trường, đặc biệt là môi

trường văn hóa

Nhận thức được thực trạng đó, “Luật du lịch” và “Luật di sản văn hóa” đã dược ban hành, chính thức đi vào cuộc sống xã hội, những hiện tượng nói

trên đã dần được khắc phục một phần cơ bản song sự không cân đối giữa khai thác và tu bổ, tái đầu tư vẫn còn khá phổ biến Để hoạt động bảo tồn di sản

văn hóa đạt được hiệu quả cao, cũng như đảm bảo được việc khai thác giá trị

di sản văn hóa hợp lý nhằm phát triển du lịch bền vững, ngoài chính sách của

Nhà nước còn cần có sự tham gia của các chủ thể: khách du lịch, các doanh

Trang 38

35

1.2 Kinh nghiệm Phát triển du lịch ở một số địa phương

1.2.1 Tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh được biết đến như là một miền đất của các di tích lịch sử, văn

hoá Tiêu biểu nhất là chùa đền, đình miễu gắn liền với các lễ hội: đền thờ

Kinh Dương Vương, đền Đô, chùa Bút Tháp, chùa Dâu, chùa Phật Tích, đền

Bà Chúa Kho, Văn Miếu, hội Lim Ngoài ra thu hút khách du lịch cần phải

kế đến các làng nghề truyền thống: tranh Đông Hồ, đúc đồng Đại Bái, rèn Đa

Hội, đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Ky, gốm Phù Lãng và đặc biệt một loại hình

nghệ thuật làm nên bản sức văn hoá rất riêng của Bắc Ninh là các làn điện dân

ca Quan ho dam thắm, trữ tình đã luôn là nguồn tài nguyên phong phú cho

phát triển du lịch của tỉnh Sự kiện văn hóa quan trọng đặc biệt, niềm tự hào

của quê hương Bắc Ninh chính là việc UNESSCO công nhận Dân ca quan họ

Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vat thé đại điện của nhân loại

Với truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, Bắc Ninh có nhiều tiềm

năng, thế mạnh để phát triển du lịch với nhiều loại hình phong phú, đa dạng

Đề thúc đây ngành du lịch phát triển, tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng nhiều cơ

chế, chính sách tạo sự thơng thống cho thu hút đầu tư xác dự án vào lĩnh vực

du lịch, nhằm tạo ra thế và lực mới cho ngành du lịch Xây dựng chương trình

hành động quốc gia về du lịch, khảo sát và điều tra thực trạng tài nguyên du

lịch của tỉnh để hoạch định chiến lược khai thác, bảo đảm phát triển du lịch

theo hướng bên vững

Ngành du lịch đã chủ động tham mưu với chính quyền tỉnh về day

mạnh thu hút đầu tư, khai thác các nguồn vốn phục vụ cho đầu tư phát triển

cơ sở hạ tầng du lịch Nhiều dự án được hoàn thiện và phát huy hiệu quả như

xây dựng đường vào khu du lịch Phật Tích, Cổ Mễ: dự án đầu tư xây dựng

chủa Hồng Ân - Nui Lim , day là những điểm có triển vọng thu hút nhiều

Trang 39

36

Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch được nâng cao với nhiều hình thức, quy mô được mở rộng nhằm giới thiệu du lịch Bắc Ninh đến với đông đảo du

khách trong và ngoài nước Nhiều an phẩm du lịch được phát hành, tỉnh đã tô chức các sự kiện văn hóa, lễ hội mang đậm nét của vùng văn hóa kinh bắc,

nhằm tạo sự thu hút khách du lịch thập phương đến với Bắc Ninh

Chính những tiềm năng du lịch, những đầu tư đúng đắn và công tác quảng bá có hiệu quả đã thu hút một lượng khách rất lớn đến với Bắc Ninh

Theo số liệu thống kê của Tổng cục du lịch Việt Nam, lượng khách nội địa và

lượng khách quốc tế đến địa phương tăng mạnh Nếu năm 2001 khách nội địa

đến Bắc Ninh là 36.500 lượt người, 2002 là 40.920 lượt người thì đến năm 2011 là 233.700 lượt người và năm 2012 là 1.500 lượt người Về khách quốc

tế đến Bắc Ninh, nếu năm 2001 là 36.500 lượt khách, 2002 là 1.700 lượt

khách thì đến năm 2011 là 13.549 lượt khách và năm 2012 là 16.500 lượt

khách

Với số lượng cơ sở lưu trú và buồng lớn, không ngừng tăng theo từng

năm, Bắc Ninh đã đáp ứng tốt nhu cầu lưu trú của du khách quốc tế và nội

địa, góp phần thu hút và giữ chân du khách ở lại nghỉ dưỡng, tham quan địa

phương nhiều hơn Theo số liệu thống kê của Tổng cục du lịch Việt Nam,

năm 2007 Bắc Ninh có 119 cơ sở lưu trú với 1.096 buồng , năm 2008 có 139

cơ sở với 1.297 buông thì đến năm 2011 Bắc Ninh có 221 cơ sở lưu trú với

2.084 buồng và năm 2012 có 268 cơ sở lưu trú với 2.606 buồng

Bên cạnh đó, công tác phát triển số lượng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch cũng được tỉnh quan tâm sâu sát, nội dung bồi dưỡng tập trung sâu vảo việc nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, trình độ ngoại ngữ, do vậy

hiện nay lượng du khách đến với Bắc Ninh ngày một đông Theo số liệu

thống kê của Tổng cục du lịch Việt Nam, lao động trong ngành du lịch của

Trang 40

37

tăng nhanh và số lượng hướng dẫn viên quốc tế được cấp thẻ cũng mạnh, chủ yếu là sử dụng tiếng Anh

1.2.2 Tỉnh Hà Giang

Hà Giang là tỉnh có tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, bao gồm cả

tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn Hà Giang mảnh đất nơi địa đầu tổ quốc, nơi có cột cờ Lũng Cú sừng sững, hiên ngang, cao nguyên đá Đồng Văn với những dãy núi đá tai mèo trập trùng Tổng dân số ở Hà Giang trên 730.000 người với 23 cộng đồng dân tộc cùng sinh sống

Mỗi dân tộc ở Hà Giang đều có một nền văn hoá dân gian riêng biệt, độc đáo

mang đậm nét văn hố vùng Đơng Bắc Hà Giang có một kho tàng Văn hoá

vật thể và phi vật thể phong phú và quý báu, đặc biệt là được thê hiện qua các

loại vật liệu, dụng cụ, nhà ở, trang phục, trang sức, âm nhạc, hát, múa, trò

chơi, trò diễn, lễ hội dân gian Xuất phát từ những phong tục tập quán, văn hoá truyền thống của dân tộc thiểu số là một nét đẹp trong đời sống văn hoá của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam Chính những nét văn hoá truyền thống

ây đã thôi thúc mỗi con người Việt Nam chúng ta tìm về cội nguồn một cách

tận tâm, tận ý Mỗi dòng họ, mỗi tộc người trong cộng đồng dân tộc Việt Nam

đều có một nét văn hoá độc đáo riêng Đưa các giá trị văn hoá vào phục vụ du

lịch là hình thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của các dân

tộc thiểu số, góp phần phát triển mọi mặt đời sông kinh tế xã hội, thực hiện

mục tiêu xoá đói giảm nghèo đối với bà con các dân tộc vùng sâu, vùng xa

Những năm qua, tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi để cho các doanh

nghiệp đầu tư vào lĩnh vực du lịch Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi về đất

đai, đền bù giải phóng mặt bằng; tỉnh rất coi trọng công tác quy hoạch phát

trién du lịch để khắc phục tình trạng mạnh ai nấy làm, manh mún nhỏ lẻ, thiếu

Ngày đăng: 07/04/2017, 17:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w