1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

LUẬN VĂN KINH TẾ ĐỘC QUYỀN: Kinh Tế Du Lịch Với Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Ở Tỉnh Thanh Hóa Hiện Nay

101 450 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 22,65 MB

Nội dung

Bài luận án kinh tế ĐỘC QUYỀN gồm 101 trang,bản đẹp, dễ dàng chỉnh sửa và tách trang làm tài liệu tham khảo. Trên cơ sở lý luận về vị trí, vai trò, những tác động của kinh tế du lịch và thực trạng phát triển kinh tế du lịch với phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua, từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản để kết hợp phát triển kinh tế du lịch với phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.

Trang 1

Chương 2: Kinh tế du lịch với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh

Thanh Hóa từ 2001 đến nayy 5 SE SE EESE‡EEEEEEEEEEEEeEerkrkrkrree

2.1 Các yếu tô tự nhiên kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến kinh tế du lịch

với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Thanh Hóa - 2.2 Những tiềm năng phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thanh Hóa 2.3 Thực trạng kinh tế du lich tác động đến kinh tế - xã hội

Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh

phát triển kinh tế du lịch với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Thanh

Hóa trong thời gian tới .- cc 1 1n ST HH vn key

3.1 Phương hướng phát triển kinh tế du lịch với phát triển kinh tế - xã

hội ở Thanh Hóa .- - EE < 22 c3 EEE111111 11111111113 1 1k er

3.2 Giải pháp chủ yếu thúc đây kinh tế du lịch với phát triển kinh tế -

xã hội ở tỉnh Thanh Hoá trong thời g1an tỚI +5 -<<ss s2 KẾT LUẬN - 5-5 ST 111 1111211111111111E1112121 111 211010101010111 0111111 1kg TÀI LIỆU THAM KHẢO - 5-52 SE +ESEEEE+EEEEEEEEEEEEEEeEerkrkrkrre

Trang 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam . - - +©s+<+cs+s+: 19

Bảng 2.1 Số đơn vị phục vụ lưu trú tại Thanh Hóa giai đoạn 2001 -

Bảng 2.5 Lợi nhuận công ty cô phần du lịch Thanh Hóa (2001 - 2012) 48

Bảng 2.6 Lợi nhuận công ty du lịch Hồ Thành (2001 - 2012) 49

Bảng 2.7 Đóng góp vào ngân sách của ngành du lịch Thanh Hóa giai

đoạn 2001 - 202 G1111 vn ng ngư hưu 50

Bảng 2.8 Cơ cầu GDP theo ngành của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn (2001 - 2010) 5 I

Bảng 2.9 Số lượng việc làm cho người lao động ngành kinh tế du lịch

Thanh Hóa đã tạo ra (2001 - 2012) .- 755 S25<<s+++xss 52

Bảng 2.10 Các dự án đầu tư phát triển du lịch của Thanh Hóa giai đoạn

2001 - 2(12 2-21 2 2EE21212212112121121121111111111 1121.111111 xe 53

Bảng 2.11 Trình độ lao động ngành kinh tế du lịch (2001 - 2012) 61

Bảng 2.12 Đội ngũ nhân viên phục vụ lưu trú du lịch Thanh Hoá (2012) 62

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Du lịch là một ngành kinh tế ngày càng có vai trò quan trọng đối với

phát triển kinh tế - xã hội, đã và đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn ở

hầu hết các quốc gia trên thế giới Ở các nước công nghiệp phát triển du lịch

là ngành năng động nhất, có tỷ lệ lợi nhuận cao, đóng góp một phần trong tổng sản phần quốc nội của đất nước Với các nước đang phát triển thì đây là

một ngành có tiềm năng thu hút đầu tư từ nước ngoài, thu hút ngoại tệ lớn,

đồng thời góp phần chuyền dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng hiện đại

Ở nước ta, du lịch đã được thị trường hóa, trở thành ngành kinh tế mũi

nhọn từ sau đối mới Chỉ thị 46/CT - TW ngày 14/10/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII xác định: “phát triển du lịch

là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội

nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” Đại hội

toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta chỉ rõ: “Phát triển du lịch thật sự trở thành

một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên

cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa,

lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc

tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực” Vai trò của ngành kinh tế

du lịch tiếp tục được khăng định ở Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X với chủ

trương: “Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, đa dạng hoá sản phẩm và các loại hình du lịch” Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ

XI khăng định: “Xây dựng một số trung tâm du lịch lớn trong nước, gắn kết

có hiệu quả với các trung tâm du lịch lớn của các nước trong khu vực”

Thanh Hóa là tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ, có nhiều địa điểm du lịch,

nhiều loại hình giao thông vận tải đường bộ, đường sắt và đường biển, thuận lợi cho phát triển kinh tế du lịch Trong những năm qua, ngành kinh tế du lịch

Trang 4

tỉnh Thanh Hóa đã có những bước phát triển đáng kẻ, tốc độ tăng trưởng ngày càng cao, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa

phương Tuy nhiên quy mô kinh tế du lịch Thanh Hóa còn nhỏ hẹp, sản phẩm

du lịch chưa phong phú, đa dạng, tốc độ phát triển của ngành còn chậm, khả

năng hội nhập kém nhìn chung, sự phát triển kinh tế du lịch của Thanh Hóa

còn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có Xuất phát từ tình hình đó, tác giả

đã lựa chọn đề tài “Kinh tế du lịch với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên

ngành Kinh tế chính trị

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Đến nay, vị trí của kinh tế du lịch đã có nhiều đề tài, công trình, luận

văn và những bài viết được nghiên cứu đăng tải và công bố Trong đó, có một

số công trình đề tài được tác giả quan tâm như:

- “Kinh tế du lịch Thừa Thiên - Huế, tiềm năng và phương hướng phát

triển” Luận văn Thạc sĩ kinh tế của Nguyễn Thị Hòa, Học viện Chính trị

quốc gia Hồ Chí Minh (1997) Trong luận văn này tác giả đã đánh giá đúng những tiềm năng to lớn của ngành du lịch Thừa Thiên Huế và chỉ ra những phương hướng đề khai thác có hiệu quả tiềm năng này

- “Kinh tế du lịch ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa” Luận văn Thạc

sĩ kinh tế của Vũ Đình Qué, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí

Minh (2008) Luận văn nghiên cứu du lịch là ngành kinh tế trên địa bàn thị xã

Sam Sơn Đánh giá những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất giải

pháp phát triển kinh tế du lịch

- “Thị trường du lịch” (2009), Nxb, Đại học quốc gia Hồ Chí Minh Sách tham khảo do TS Nguyễn Văn Lưu biên soạn Cuốn sách đã tổng quan

về thị trường du lịch bao gồm: Khái niệm và những đặc điểm của thị trường

du lịch, các loại thị trường du lịch, phân tích một số yếu tố cơ bản trên thị

trường du lịch

Trang 5

- “Một số vấn đề về du lịch Việt Nam” năm 2005 của PGS, TS Đinh

Trung Kiên Cuốn sách đã nêu và phân tích những vẫn đề cơ bản du lịch Việt Nam: tài nguyên du lịch, quản lý nhà nước về du lịch, quy hoạch phát triển di lịch

- “Tổ chức và kinh doanh trên thị trường hàng hóa và dịch vụ ở Việt Nam” Nxb Thống kê, Hà Nội, năm 2003 của GS,TS Hoàng Đức Thân Trong

đó tác giả đã nghiên cứu phát triển thị trường hàng hóa, dịch vụ ở nước ta

hiện nay trong tong thé thi trường xã hội

- “Kinh tế du lịch” của Robert lanquar, giới thiệu các mốc lịch sử của

ngành du lịch, đồng thời tác giả đã đi sâu phân tích những ảnh hưởng của du

lịch đến phát triển kinh tế, những công cụ và phương tiện phân tích kinh tế

học du lịch và kinh doanh du lịch

Tất cả những đề tài nghiên cứu, bài viết nói trên đều nghiên cứu ở

những khía cạnh khác nhau Nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về

kinh tế du lịch với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Chính vì vậy, việc nghiên cứu: “Kinh tế du lịch với phát triển kinh tế - xã

hội ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay” được chọn làm luận văn thạc sĩ

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Muc dich

Trên cơ sở lý luận về vị trí, vai trò, những tác động của kinh tế du lịch

và thực trạng phát triển kinh tế du lịch với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh

Thanh Hóa trong những năm qua, từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản để

kết hợp phát triển kinh tế du lịch với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Thanh

Hóa trong thời gian tới

3.2 Nhiém vu

Làm rõ một số lý luận về kinh tế du lịch, các nhân tố ảnh hưởng kinh tế

du lịch; vị trí, vai trò của kinh tế du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội

Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển kinh tế du lịch gắn phát triển

kinh tế - xã hội ở tỉnh Thanh Hóa từ năm 2001 đến năm 2012.

Trang 6

Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển nhanh và bền vững kinh

tế du lịch để phát triển kinh tế - xã hội ở Thanh Hóa đến năm 2020

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối trợng nghiên cứu

Quá trình quan hệ, tác động, kết hợp của kinh tế du lịch với phát triển

kinh tế - xã hội

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu vị trí, vai trò, tác dụng, quan hệ đồng hành và kết quả của

sự gắn kết giữa kinh tế du lịch với phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Thanh Hóa

từ năm 2001

5 Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ

nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng một số phương pháp đặc trưng sau: Phương pháp trừu tượng hóa khoa học; phương pháp phân tích và tổng hợp,

phương pháp so sánh, thống kê, phương pháp lôgíc — lịch sử

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tải liệu tham khảo, làm cơ sở cho các cơ quan có chức năng của địa phương trong việc xây

dựng các kế hoạch, định hướng, phát triển kinh tế du lịch

7 Kết cầu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết

cấu thành 3 chương, 8 tiết

Trang 7

Chương 1

CƠ SO LY LUAN CHUNG VE KINH TE DU LICH

VOI PHAT TRIEN KINH TE - XA HOI

1.1 Kinh tế du lịch và đặc điểm của kinh tế du lịch

1.1.1 Du lịch và kinh tế du lịch

* Du lich

Ngày nay trên thế giới, du lịch đã trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội

phố biến, là cầu nối hữu nghị, phương tiện gìn giữ hòa bình và hợp tác giữa

các quốc gia, dân tộc Du lịch được coi là một trong những ngành kinh té

hang dau, phat triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì

những mục đích to lớn về nhiều mặt mà nó đem lại Hội đồng Lữ hành và Du

lịch quốc tế cũng đã công nhận du lịch là một trong những ngành kinh tế lớn

nhất thế giới Có thể nói du lịch ngày nay là một lĩnh vực hấp dẫn và đã trở

thành vấn đề mang tính toàn cầu Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của

dân cư là một tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống

Mặc dù hoạt động du lịch đã có nguồn gốc hình thành từ rất lâu và phát

triển với tốc độ rất nhanh, song cho đến nay vẫn chưa có một nhận thức thống

nhất về khái niệm du lịch

Du lịch có ý nghĩa đầu tiên là sự khởi hành và lưu trú tạm thời của con

người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ Từ xa xưa, loài người đã khởi hành với nhiều lý do khác nhau như: vì lòng ham hiểu biết về thế giới xung quanh, vì lòng yêu thiên nhiên, vì để học ngoại ngữ

Theo các học giả khác nhau, bản thân thuật ngữ du lịch trong ngôn ngữ

nhiều nước cũng được bắt nguồn từ một số nguồn gốc khác nhau

Có một số học giả cho rằng thuật ngữ du lịch trong ngôn ngữ nhiều nước bắt nguồn từ tiếng Pháp Le tourisme với nghĩa gốc của nó là một cuộc hành trình đi đến nơi nào đó và quay trở lại Một số học giả khác lại cho rằng

Trang 8

thuật ngữ du lịch bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp Tornos với nghĩa đi một vòng Tuy các tác giả chưa có sự thống nhất về nguồn gốc của thuật ngữ du lịch, song nghĩa đầu tiên của thuật ngữ đó đều được bắt nguồn từ gốc: cuộc hành trình đi một vòng, từ một nơi này đến một nơi khác và có quay trở lại Trong tiếng Việt thuật ngữ du lịch được dịch thông qua tiếng Hán, là sự ghép nối của 2 từ: du (đi qua) và lịch (xem xét, ngắm nhìn)

Có thê nói, từ du lịch xuất hiện sớm nhất là trong quyên từ điển Oxford

xuất bản năm 1811 ở Anh, có hai ý nghĩa là: đi xa và du lãm Với ý tứ là rời nhà

đi xa và trở về, trong thời gian đó thì tham quan, du lãm ở một vài địa phương

Vào những năm 1930, ông Glusman, người Thụy sỹ đã đưa ra định

nghĩa: “Du lịch là sự chinh phục không gian của những người đến một điểm

mà ở đó họ không có chỗ cư trú thường xuyên” [18, tr.16]

Giáo sư, Tiến sĩ Hunziker và krapf được coi là những người đặt nền

móng cho lý thuyết về du lịch thì nêu lên: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ

và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên

và không liên quan hoạt động kiếm lời” [18, tr.16]

Với định nghĩa này, các tác giả đã thành công trong việc mở rộng và bao quát hơn hiện tượng du lịch, đã có một bước tiến về lý thuyết trong việc nghiên

cứu nội dung của du lịch Tuy nhiên, bên cạnh đó định nghĩa vẫn còn những

hạn chế nhất định như: Chưa giới hạn được đầy đủ những đặc trưng về lĩnh vực

của các hiện tượng và của mối quan hệ du lịch Ngoài ra, định nghĩa còn bỏ sót

hoạt động của các công ty giữ nhiệm vụ trung gian, nhiệm vụ tổ chức du lịch

và nhiệm vụ sản xuất hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch

Hội nghị Mamila năm 1980 của tô chức du lịch quốc tế đã nêu ra định

nghĩa: “Việc lữ hành của mọi người bắt đầu từ mục đích không phải di cư

một cách hòa bình, hoặc xuất phát từ mục đích thực hiện sự phát triển cá

Trang 9

nhân về các phương diện kinh tế - xã hội, văn hóa và tinh thần cùng với việc

day mạnh sự hiểu biết và hợp tác của mọi người” [25, tr.I2] Định nghĩa này

có ưu điểm là đã nhắn mạnh được mục đích hòa bình của việc du lịch, đồng

thời nó cũng bao quát cả việc du lịch để vui chơi, tiêu khiến, cả việc du lịch

vì công việc Nhưng nó lại chưa nhấn mạnh đến tính chất lạ của việc du lịch,

cũng chưa phản ánh đặc điểm tổng hợp khách quan của hoạt động du lịch của người du lịch

Ngược lại với những định nghĩa trên, Hichael Coltman (Mỹ) đã đưa ra định nghĩa ngắn gọn: “Du lịch là sự kết hợp vả tương tác của 4 nhóm nhân tố

trong quá trình phục vụ khách du lịch bao gồm: Du khách, nhà cung ứng dịch

vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch” [18, tr I§]

Các học giả Trung Quốc trên cơ sở phân tích bản chất và thuộc tính của

việc du lịch đã đưa ra định nghĩa:

Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội nảy sinh trong điều kiện

kinh tế - xã hội nhất định, là sự tổng hòa tất cả các quan hệ và hiện

tượng do việc lữ hành để thỏa mãn mục đích chủ yếu là nghỉ ngơi,

tiêu khiến, giải trí và văn hóa nhưng lưu động chứ không định cư

mà tạm thời cư trú của mọi người dẫn tới [25, tr.12]

Trên cơ sở tổng hợp lý luận và qua thực tiễn của hoạt động du lịch trên thế giới và ở Việt Nam trong những thập niên gần đây, Khoa Du lịch và

Khách sạn của trường Đại học kinh tế quốc dân đã đưa ra định nghĩa:

Du lịch là một ngành kinh tế bao gồm các hoạt động tổ chức, hướng

dẫn du lịch, sản xuất, trao đôi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các yêu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham

quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch Các

hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực

cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp [1§, tr.20].

Trang 10

Tuy nhiên, khái niệm này được nhìn nhận dưới góc độ kinh tế nhiều hơn

là góc là góc độ hoạt động du lịch nói chung Để có góc nhìn đầy đủ, toàn diện

và khoa học, Khoản 1, Điều 4 Luật du lịch quan niệm: “Du lịch là các hoạt

động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên

của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng

trong một khoảng thời gian nhất định” [27, tr6]

Như vậy, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù gồm nhiều thành

phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp Hoạt động du lịch

vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành văn hóa xã hội

Trên thực tế, hoạt động du lịch ở nhiều nước không những đem lại lợi

ích kinh tế mà còn cả lợi ích chính trị, văn hóa, xã hội Ở nhiều nước trên

thế giới, ngành du lịch phát triển với tốc độ khá nhanh và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân, nguồn thu nhập từ ngành du lịch

đã chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng sản phẩm xã hội Với ý nghĩa đó, tác giả sử dụng khái niệm này trong quá trình phân tích luận văn của mình

* Kinh tế du lịch

Khi tiếp cận du lịch dưới góc độ là kết quả tất yếu của sự phát triển

kinh tế - xã hội Khi con người đã dần thỏa mãn các nhu cầu cơ bản về ăn,

mặc, thì có nhu cầu giao lưu, văn hóa, tình cảm và nghỉ ngơi Nếu dừng lại ở mức độ này thì các hoạt động của cơ sở du lịch như đảm bảo, dịch vụ chỉ

được xem như đó là công việc đồng hành của du lịch

Nếu tiếp cận dưới góc độ rộng hơn bao hàm cả bên cung cấp các dịch

vụ, điều kiện bảo đảm thỏa mãn các nhu cầu thì mới phù hợp với yêu cầu phát

triển Với quan niệm như vậy, du lịch trở thành nhân tố của sự phát triển kinh

tế Ngoài sự phụ thuộc và sự phát triển kinh tế - xã hội, du lịch đã trở thành

một lĩnh vực độc lập có tác động trực tiếp vào kinh tế Ngay từ 1883, trong

báo cáo tại Đại hội Graz ở Áo, Stadner đã cho rằng, du lịch là một ngành công nghiệp, là một hoạt động kinh tế nhăm phục vụ khách nước ngoài.

Trang 11

Trong tác phẩm Kinh tế du lịch, Nxb Thế giới, Hà Nội, 1993 của

Roberdlanquar đã tổng kết nhiều công trình nghiên cứu khoa học được công

bố trên thế giới từ đầu thế kỷ XIX, về cơ bản đều khăng định du lịch một

ngành công nghiệp đón khách Nó đã hoàn toàn chuyền từ lĩnh vực giải trí của

cá nhân hay tập thé sang lĩnh vực kinh tế - kinh tế du lịch Dưới góc độ đầu tư

một chuyên gia tài chính quốc tế đã tuyên bồ trong tác phẩm Công nghiệp du lịch là một trong những nơi đâu tư vốn đáng tin cậy nhất

Từ hai cách tiếp cận trên, có thể khái quát lại, bản thân du lịch luôn

đồng nhất hai mối quan hệ cơ bản: Một là, đối tượng du lịch, là những du

khách gồm cá nhân, tap thé, gia đình Với những nhu cầu du lich da dang dé

tìm hiểu, khám phá, tận hưởng những điều kiện tự nhiên Đây là thứ nhu cầu

tỉnh thần đặc biệt cao cấp thường nảy sinh khi các nhu cầu vật chất được thỏa

mãn Hai là, chủ thể hoạt động du lịch là những cá nhân, tập thể, tổ chức kinh

tế phục vụ khách du lịch Họ dựa vào các điều kiện tự nhiên thuận lợi, hoàn

thiện, cung ứng dưới dạng dịch vụ cần thiết phục vụ du khách và thu lợi ngày

càng tăng, người du lịch ngày càng nhiều, kinh doanh du lịch càng có điều

kiện phát triển, thu nhiều lợi ích

Từ thế kỷ XX, với những thành tựu nôi bật của khoa học công nghệ (từ

phát minh máy hơi nước đã ra đời hệ thống đường sắt có thể đi xa hàng ngàn

km, ô tô, đặc biệt là ngành hàng không phát triển, giúp cho việc mở rộng giao lưu giữa các nước, các châu lục .) Du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu và phố biến trong cuộc sống xã hội loài người Khách du lịch tăng lên cả

số lượng và chất lượng, đã tạo cơ hội và điều kiện kinh tế - xã hội cho các tổ

chức kinh doanh du lịch Du lịch đã trở thành một hoạt động kinh tế mang lại

lợi ích cho nhiều quốc gia, nhiều vùng lãnh thổ, đặc biệt những quốc gia, những vùng được thiên nhiên ban tặng cho các di sản, kỳ quan thiên nhiên quý hiếm Khi kinh tế du lịch ngày càng phát triển, liên kết hoạt động, gắn bó

Trang 12

10

với nhau tạo thành một mạng lưới đan xen gắn kết lan tỏa nhiều quốc gia,

châu lục thì du lịch được coi như một lĩnh vực kinh tế

Hiện nay, tại nhiều quốc gia coi du lịch như một ngành công nghiệp với

toàn bộ các kế hoạch, mục tiêu phát triển, các chỉ số giá trị tổng sản lượng, tỷ

trọng trong cơ cầu kinh tế, nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch

của mình vừa mang lại thu nhập, vừa từng bước quảng bá hình ảnh của đất nước đối với cộng đồng các dân tộc quốc tế Từ sự phân tích trên đây, theo

chúng tôi có thể quan niệm kinh tế du lịch là ngành hay lĩnh vực kinh tế hoạt

động trong lĩnh vực du lịch, thông qua các tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu

dựa vào các điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước của vùng

để phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước để thu lợi ích kinh tế và phát triển kinh tế xã hội Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, góp phần vào nâng cao dân trí, tạo việc

làm và phát triển kinh tế - xã hội và coi du lịch là một hướng chiến lược quan

trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Phân đấu từng bước đưa nước ta “trở thành

trung tâm du lịch, thương mại, dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực” [9, tr.89|

1.1.2 Đặc điểm của kinh tẾ du lịch

* Tĩnh nhạy cảm

So với các ngành kinh tế khác ngành kinh tế du lịch có tính nhạy cảm

hơn Do ngành kinh tế du lịch gồm nhiều bộ phận tạo thành nên trong quá trình

cung cấp dịch vụ đối với du khách nhà cung ứng cần bố trí chính xác về thời

gian, có kế hoạch chu đáo chỉ tiết về nội dung các hoạt động, cần phải kết hợp một cách hữu cơ, liên hệ chặt chẽ giữa các khâu đi lại, du ngoạn, ăn ở, vui chơi,

giải trí, mua sắm Giả sử một khâu nào đó không tuân thủ quá trình thì có thể gây ra hàng loạt phản ứng dây chuyền làm mất sự phối hợp nhịp nhàng trong

cơ câu tô chức, ảnh hưởng đên việc cung câp dịch vụ du lịch.

Trang 13

11

Mặt khác, các nhân tố thiên nhiên, chính trị, kinh tế và xã hội đều có

ảnh hưởng đến ngành kinh tế du lịch như chiến tranh, nạn động đất, khủng bố

kinh té, dai dich SAR hay nan dich cúm A,H;:N; đều ảnh hưởng lớn, gây cản trở đối với sự phát triển của du lịch

Do đó, để khắc phục được “tính nhạy cảm” này ngành kinh tế du lịch

cần phải chủ động đề có chiến lược đúng đắn trong hoạt động của mình

* Tĩnh thời vụ

Do ảnh hưởng của yếu tố địa lý tự nhiên, thời tiết khí hậu, nên du lịch

hầu khắp các nước đều mang “tính thời vụ” đặc trưng

Tại điểm du lịch, điều kiện khí hậu có hưởng ảnh rất lớn tới sự hình thành tính thời vụ du lịch Ví dụ, loại hình du lịch biển thường rất đông khách vào mùa

hè, vắng khách vào mùa đông, ngược lại loại hình du lịch leo núi, trượt tuyết thì thường vắng khách vào mùa hè nhưng lại nhiều khách vào mùa đông

Ngoài ra, tính thời vụ của du lịch có liên quan mật thiết tới việc sắp xếp ngày nghỉ của nhân viên, các kỳ nghỉ của học sinh, sinh viên; sự bố trí sắp xếp này có ảnh hưởng đáng kế đến hoạt động của ngành kinh tế du lịch Những nguyên nhân xuất phát từ yếu tố cung - cầu trên khiến hoạt động kinh

doanh du lịch có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của ngành kinh tế du lich

Những nguyên nhân xuất phát từ yếu tố cung - cầu trên khiến hoạt động kinh

doanh du lịch có tính mùa vụ rõ rệt, ảnh hưởng tới tỷ lệ cung và cầu của du

lịch, gây ra hiện tượng mùa thịnh thì cung du lịch không đủ cầu du lịch, mùa

suy thì thiết bị và nhân viên phục vụ nhàn roi

Vì vậy, muốn tối đa hóa lợi nhuận người kinh doanh du lịch cần chú ý

đầy đủ tới đặc điểm này để tìm mọi cách áp dụng các thủ thuật và biện pháp

hữu hiệu, cố gang giam thiểu sự chênh lệch giữa mùa thịnh, mùa suy, khai thác

tối đa các thiết bị và tài nguyên du lịch nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế Việc

khắc phục tính mùa vụ trong kinh doanh du lịch luôn là vấn đề bức xúc cả về mặt thực tiễn cũng như về mặt lý luận trong lĩnh vực kinh doanh du lịch.

Trang 14

12

* Tính tổng hợp Hoạt động du lịch là hoạt động có tính tổng hợp cao, bởi vì trong quá

trình hoạt động du lịch, khách du lịch có nhu cầu về ăn ở, đi lại, du ngoạn, vui

chơi giải trí, mua sắm Để đáp ứng các nhu cầu khác nhau đó, nhà cung ứng

du lịch cần cung cấp tuyến du lịch, cung cấp tư vấn tin tức, cung cấp các phương tiện giao thông, nhà nghỉ cho du khách Vì vậy, sản phẩm của

ngành kinh tế du lịch là sản vật tác dụng chung của nhiều bộ phận, là sản phâm tổng hợp được biểu hiện ra bang nhiéu loai dich vu

Phạm vi hoạt động của ngành kinh kế du lịch bao gồm các khách sạn

du lịch, công ty du lịch, giao thông du lịch, đơn vị bán hàng lưu niệm du

lịch Và có cả các bộ phận sản xuất tư liệu vật chất (công nghệ dệt, ngành xây dựng .) và một số bộ phận sản xuất tư liệu phi vật chất (văn hóa, giáo dục, tôn giáo, khoa học kỹ thuật, hải quan, tài chính, bưu dién )

Nắm được đặc điểm tông hợp của ngành kinh tế du lịch có ý nghĩa thực

tế vô cùng quan trọng đối với việc quản lý kinh doanh của ngành Các bộ phận trong ngành kinh tế du lịch không chỉ có đặc tính hướng đích thông qua

nút “thõa mãn nhu cầu của du khách” mà còn liên hệ chặt chẽ với nhau Bắt

cứ hành vi chậm trễ hoặc bỏ lỡ dịp của bất kỳ bộ phận nào cũng sẽ ảnh hưởng

tới số lượng khách du lịch Do vậy, các bộ phận trong ngành kinh tế du lịch

phải hỗ trợ lẫn nhau và cần thiết triển khai kinh doanh liên hợp Nếu các

doanh nghiệp du lịch theo đuổi lợi ích cục bộ, không phối hợp nhịp nhàng với các doanh nghiệp khác có liên quan thì hiệu quả kinh doanh của toàn ngành sẽ

bị ảnh hưởng theo Vì thế, thực hiện quản lý ngành nghề toàn diện trong

ngành kinh tế du lịch là điều hết sức cần thiết

* Tĩnh đa ngành

Tính đa ngành được thé hiện ở đối tượng khai thác phục vụ cho hoạt

động du lịch như: Sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hóa, cơ sở hạ tâng và các dịch vụ kém theo.

Trang 15

13

Du lịch sẽ không phát triển được nếu không có sự trợ giúp của các ngảnh kinh tế - xã hội khác như bảo hiểm, y tế, giao thông vận tải, công an, môi

trường Ngược lại, du lịch cũng mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế

khác nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch như

điện, nước, hàng nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ, tranh ảnh, sách báo

Nắm được đặc tính đa ngành trong hoạt động du lịch đòi hỏi các cấp,

các ngành, các địa phương cần phải có chính sách phối hợp, kết hợp chặt chẽ,

nhằm tạo ra “xung lực” mạnh mẽ cho sự phát triển của nên kinh tế quốc dân

* Tính đa thành phân Biểu hiện ở tính đa dạng trong thành phần khách du lịch, những người

phục vụ du lịch, các cộng đồng dân cư trong khu du lịch, các tô chức chính

phủ và phi chính phủ tham gia vào các hoạt động du lịch

Do đặc tính đa thành phần của ngành kinh tế du lịch mà nhiều loại hình

du lịch khác nhau và dịch vụ mới đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu phong phú

Mục đích đi du lịch của các khách du lịch là hưởng thụ các sản phẩm

du lịch chứ không phải với mục tiểu kiếm tiền Du khách sẵn sàng trả những

khoản chi phí trong chuyến đi của mình về các khoản dịch vụ như: ăn, uống,

ở, đi lại và nhiều các chi phí khác nhằm thực hiện được mục đích, vui chơi, giải trí, hưởng thụ vẻ đẹp của thiên nhiên, giải trí văn hóa, lịch sử

Hiểu rõ đặc tính này, các quốc gia, các nhà kinh doanh du lịch cần có

biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đa dạng các loại hình dịch

vụ, nhằm thu hút khách du lịch, kéo đài thời gian lưu trú của du khách.

Trang 16

14

Thực tế, ở một số điểm du lịch nhiều nhà kinh doanh du lịch đã lợi

dụng đặc tính này dé day mức giá dịch vụ lên cao, làm cho sự tin tưởng của

du khách đối với nhà cung ứng du lịch giảm sút Những sai sót này sẽ lan

truyền từ du khách này đến du khách khác làm ảnh hưởng đến hình ảnh của

ngành kinh tế du lịch trong con mắt của du khách

* Tĩnh liên vùng Biểu hiện thông qua các tuyến du lịch với một quần thể các điểm du lịch trong một khu vực, trong một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau

Mỗi một điểm du lịch đều có những nét độc đáo, hấp dẫn riêng, song nó không thê tách khỏi xu thế thời đại và sự phát triển chung của khu vực và quốc gia Vì vậy, bất cư một khu vực, một quốc gia nào muốn phát triển du lịch cần đưa mình vào “quỹ đạo” chung của quốc tế và khu vực Hoạt động du lịch ở

một vùng, một quốc gia khó có thê phát triển du lịch nếu không có sự liên kết

các tuyến, điểm du lịch trong phạm vi quốc gia cũng như trên toàn thế giới

1.1.3 Vị trí của kinh tế du lịch trong cơ cấu ngành kinh tẾ

Ngành du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có vị trí ngày càng quan trọng,

đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân, tác

động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người

lao động và xã hội

Xu hướng mang tính quy luật của cơ cấu kinh tế thế giới chỉ ra rằng tỉ trọng nông nghiệp từ chiếm vị thế quan trọng đã dần nhường cho công nghiệp

và cuối cùng vai trò của kinh tế dịch vụ sẽ chiếm vài trò thống soái Hiện nay

ở các nước có thu nhập thấp, các nước Nam Á, châu Phi nông nghiệp vẫn còn chiếm 30% GNP, công nghiệp khoảng 35% Trong khi đó các nước thu nhập

cao như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Italia trên 70% GNP do nhóm ngành dịch

vụ đem lại, nông nghiệp chỉ đóng khoảng 3 — 5% tổng sản phẩm quốc dân

Trang 17

15

Vai trò của kinh tế du lịch trong ngành dịch vụ cũng ngày càng rõ nét

Theo hội đồng du lịch và lữ hành thế giới, năm 1994 du lịch quốc tế trên toàn thế giới đã chiếm 6% GNP, tức là có doanh thu gần 4000 tỷ đô la, vượt trên

công nghiệp ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp Du lịch thu hút trên 200 triệu

lao động chiến hơn 12% lao động trên thế giới

Ở Việt Nam xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng đã được thê hiện rõ qua các năm: Năm 2001, nông nghiệp chiếm 23.24% GDP, công nghiệp chiếm 38,13%, dịch vụ chiếm 37,63% GDP Năm 2005, nông nghiệp

chiếm 20,97%, công nghiệp chiếm 41,53%, dịch vụ chiếm 37,50% GDP Năm 2012 nông nghiệp chiếm 21,03%, công nghiệp chiếm 40,79%, dịch vụ chiếm 39,02% GDP( trong đó du lịch chiếm 5,99%) Với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm thì kinh tế du lịch đã đóng góp lớn cho nền kinh tế Kinh

tế du lịch đã nạp hàng ngàn tỷ đồng vào ngân sách nhà nước Ngoài ra cùng

với sự phát triển kinh tế du lịch cũng để tạo điều kiện cho các ngành kinh tế

khác cùng phát triển Với những thuận lợi, những mặt tích cực mà phát triển kinh tế du lịch đem lại thì kinh tế du lịch thực sự có khả năng làm thay đổi bộ

mặt kinh tế của nước ta

Qua phân tích các vấn để nêu trên, có thể khẳng định du lịch là một

trong những ngành kinh tế mang lại nhiều giá trị tích cực đối với đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia nói chung và của mỗi địa phương nói riêng

1.2 Kinh tế du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội

1.2.1 Thúc đây tăng trưởng kinh tế

Tất cả các quốc gia đều phải xác lập chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhằm tao ra sự tiến bộ toàn diện về kinh tế và xã hội, trong đó tăng

trưởng kinh tế là điều kiện cần thiết cho sự phát triển, tăng trưởng kinh tế là

sự tăng thêm về quy mô sản lượng sản pham hang hóa và dịch vụ trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) Nếu tổng sản phẩm là hàng hóa và

Trang 18

16

dịch vụ của một quốc gia tăng lên thì nó được coi là tăng trưởng kinh tế Góp phần vào tăng trưởng kinh tế, du lịch có sự đóng góp quan trọng và chiếm tỷ

lệ ngày càng cao trong tông sản phẩm quốc dân

Xét ở phạm vi trong nước, kinh tế du lịch là sản xuất ra các hàng hóa du

lịch, như xây dựng cơ sở vật chất: Khách sạn, câu lạc bộ, sản xuất ra các đồ lưu

niệm hay chế biến lương thực, thực phẩm phục vụ du khách Việc thực hiện giá trị hàng hóa du lịch sẽ góp phần vào tăng trưởng GDP Đồng thời, sự phát triển

du lịch ở vùng, ở địa phương nào đó sẽ có tác động lan tỏa rất lớn đến phát triển

của các ngành khác, trực tiếp hoặc gián tiếp đến du lịch như giao thông vận tải,

công nghiệp chế biến, các ngành nghề thủ công và các ngân hàng, bưu điện

Song hành với sự phát triển ấy, là quá trình làm tăng thu nhập của dân

cư kéo theo cấu trúc chỉ tiêu cũng có sự thay đôi và phát triển Thường thì khi

thu nhập tăng, sức mua tiêu dùng tăng theo, khi nhu cầu tiều dùng tăng sẽ kích thích sản xuất phát triển, làm tăng cung, ngược lại cung không chỉ đáp ứng cầu mà góp phân vào kích thích cầu phát triển Mối quan hệ cung - cầu ấy

tác động vào giá cả, lợi nhuận, quy mô sản xuất, việc làm, cạnh tranh và

hướng người sản xuất, kinh doanh tới mục tiêu lợi nhuận cao Đồng thời, khi cầu tăng, hướng sản xuất phát triển mạnh các ngành có giá trị gia tăng cao, góp phân tích cực, chủ yếu vào tăng trưởng kinh tế

Xét phạm vi quốc tế, kinh tế du lịch được coi như một ngành “xuất khẩu

tại chỗ” có hiệu quả kinh tẾ cao, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn Theo Tổ

chức du lich thé giới, thu nhập từ du lịch quốc tế chiếm 5 - 6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa toàn thế giới Ở một số nước, thu nhập từ du lịch quốc tế đã lớn hơn kim ngạch xuất khâu hàng hóa: Thái Lan (1987) đã thu hút 3,4 triệu du khách nước ngoài với doanh thu gần 2 tỷ USD, vượt kim ngạch xuất khâu gạo vốn là hàng xuất khẩu chủ lực của họ Từ đó đến nay, tăng trưởng du lịch quốc

tế Thái Lan tăng liên tục ở mức hai con số qua các năm Đến nay, tại nhiều

nước trong khu vực ASEAN, du lịch quốc tế đã chiếm tỷ trọng trên 10% GDP

Thu nhập hàng năm từ du lịch quốc tế đạt doanh số hàng chục tỷ USD Từ năm

Trang 19

17

2004, đã có 4 nước ASEAN đón khách quốc tế du lịch 5 triệu lượt (Malaixia 12 triệu, Thái Lan I1,6 triệu, Singgapore 9 triệu, Inđônêxia 7,l triệu) Việt Nam có

tốc độ phát triển du lịch quốc tế cao nhưng cũng mới chỉ đạt trên 5 triệu lượt

khách/năm; năm 2007 đã đạt trên 4 triệu khách/năm; năm 2010 đã đạt trên 5

triệu khách/năm Sự phát triển kinh tế du lịch của Việt Nam góp phan đưa tỷ

trọng khu vực dịch vụ trong GDP tăng từ năm 2001 đạt 37,63% /năm, năm

2006 tang lên 38,55% và trong năm 2012 đạt 39,03%

1.2.2 Cải thiện cơ cấu kinh tế quốc dân Trước hết, du lịch phát triển góp phần tăng tỷ trọng GDP của ngành du

lịch trong khối ngành dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân Du lịch mang lại

thu nhập ngày một lớn cho xã hội và tham gia tích cực vào quá trình phân

phối lại thu nhập quốc dân

Du lịch phát triển còn có tác dụng thúc đây sự phát triển của các ngành khác Đó là các ngành bồ trợ hay liên quan đến du lịch như: Nông nghiệp, công nghiệp, thủ công truyền thống, ngân hàng Du lịch chính là thị trường tiêu thụ rộng lớn và ôn định các sản phẩm cho các ngành kinh tế trên Sự phát

triển du lịch không chỉ đơn thuần dựa vào các tài nguyên du lịch mà phải trên

cơ sở cung ứng tốt tất cả các nhu cầu của khách Đây là nhu cầu cao cấp cần

một sự cung cấp các dịch vụ với chất lượng cao Ngành nông nghiệp cung cấp cho du lịch lương thực, thực phâm, ngành tiêu thủ công nghiệp cung cấp hang hoá làm đồ lưu niệm, ngành ngân hàng cung cấp các dịch vụ tài chính,

phương thức thanh toán Việc tiêu thụ các sản phẩm này chính là một hình

thức xuất khẩu tại chỗ Phát triển du lịch để thu hút khách quốc tế đến là chiến

lược quan trọng của nhiều quốc gia nhằm nhiều mục đích mà một trong số đó

là tăng cường xuất khẩu tại chỗ thu ngoại tệ Theo tô chức du lịch thế giới

năm 2000 cả thế giới thu được 476 tỷ USD chỉ tính riêng du lịch quốc tế,

chiếm 11,7% tỷ trọng GDP của toàn thế giới Trong giai đoạn khủng hoảng

Trang 20

18

tai chinh tién té nganh du lich Thai Lan voi chién dich kham pha Thai Lan da thu hút gần 15 triệu lượt khách du lịch quốc tế đem lại 17 tỷ USD, góp phần

đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng Việt Nam năm 2000, du lịch đem lại

nguồn thu 2 tỷ USD và con số này đang tăng theo từng năm

Đối với sự chuyên dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, sự phát

triển lực lượng sản xuất đã thúc đây phân công lao động xã hội Các ngành, các lĩnh vực được phân chia theo tính chất sản phẩm, chuyên môn kỹ thuật

Khi các ngành, các lĩnh vực kinh tế hình thành, nó đòi hỏi phải giải quyết mối quan hệ giữa chúng với nhau Mối quan hệ đó vừa thê hiện sự hợp tác, hỗ trợ nhau, song cũng cạnh tranh với nhau để phát triển Sự phân công và mối quan

hệ hợp tác trong hệ thống thống nhất là tiền đề cho quá trình hình thành cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế

với vị trí, tỷ trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn

định hình thành Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, tiến bộ khoa

học- công nghệ, nhu cầu tiêu dùng xã hội tăng lên, xu thế quốc tế hóa lực lượng sản xuất đã thúc đầy nền kinh tế các nước phát triển, nhiều ngành kinh

tế mới ra đời Vì vậy, chuyên dịch từ nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn sang phát triển công nghiệp và dịch vụ đang là xu hướng

cơ bản của các quốc gia trong quá trình phát triển Sự phát triển kinh tế du lịch đã góp phần quan trọng vào xu hướng này, thê hiện ở cả cơ cầu ngành, cơ

cầu thành phần và cơ cấu vùng kinh tế

Về cơ cầu ngành, kinh tế du lịch đòi hỏi có sự hỗ trợ liên ngành: giao thông

vận tải, công nghiệp, nông nghiệp, các ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, hải quan Mặt khác, sự phát triển của du lịch tác động trực tiếp

đến nền sản xuất xã hội, mở ra thị trường rộng lớn về nhiều mặt cho các ngành

kinh tế khác cùng phát triển Xu hướng thế giới hiện nay nói chung cũng như ở Việt Nam hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ trong đó

Trang 21

19

công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong GDP và lao động trong nông nghiệp giảm xuống, trong công nghiệp và dịch vụ tăng, đồng thời lao động trong dịch vụ tăng với tốc độ lớn hơn Ở nước ta, từ năm 2001 đến nay, cơ cấu

nganh có xu hướng chuyên dịch tích cực, cụ thé 1a:

Bảng 1.1 Cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam

lịch ngày càng cao theo từng năm: 2001 chiếm 3,45% trong GDP và đến

2005 đạt 3,52 Năm cao nhất GDP của ngành du lịch chiếm 5,99% (2012)

Về cơ cấu lao động: Năm 2001, lao động nông nghiệp chiếm 73.02%

đến năm 2012 giảm xuống còn 57% Trong công nghiệp - xây dựng 18%, dịch vụ tăng 25% Đóng góp vào thành tích trên của kinh tế du lịch là rất

quan trọng

Về cơ cau thành phần kinh tế, với chủ trương thực hiện nhất quán chính

sách kinh tế nhiều thành phần, kinh tế du lịch thực sự có môi trường đầu tư,

sản xuất kinh doanh phát triển Huy động được mọi tiềm năng của đất nước

Trang 22

20

vào lĩnh vực này Sự hiện diện của các thành phần kinh tế trong lĩnh vực du lịch rất phù hợp, bởi vì đây là lĩnh vực đặc thù thể hiện ở chỗ nhiều công việc

các thành phần kinh tế khác không thể thay thế hoặc thay thế không có hiệu

quả bằng Sự tăng trưởng của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực du lịch những

năm qua là bằng chứng cho vai trò to lớn đó Năm 2000, vốn của doanh

nghiệp tư nhân trong du lịch đạt 18.569.7 tỷ đồng, năm 2005 tăng lên

235.111.8 tỷ đồng, đến năm 2012 đã tăng lên đến 3.526.4 tỷ đồng chiếm

26,5% trong tổng số vốn đầu tư của ngành du lịch

Về cơ câu vùng kinh tế, sự khác nhau về các điều kiện tự nhiên, kinh tế,

lịch sử, xã hội, truyền thống, kinh nghiệm của mỗi vùng là hoạt động pho bién

trong tất các quốc gia trên thế giới Vì vậy, kinh tế du lịch phát triển có vai trò

to lớn trong việc khai thác triệt để các lợi thế tiềm năng của tất cả các vùng,

liên kết hỗ trợ nhau để từng bước tạo ra nền kinh tế phát triển đồng đều Sự phát triển kinh tế du lịch góp phần hình thành các khu công nghiệp, các đô thị

tương ứng cho mỗi vùng, lẫy trọng điểm của vùng làm trung tâm, là hạt nhân

phát trién cua vùng và thu hút, thúc đây sự phát triển của cả nước Đầy mạnh giao lưu văn hóa, nâng cao dân trí, giải quyêt các vân đê xã hội

1.2.3 Cung cấp nhiều cơ hội để giải quyết công ăn, việc làm

Sự phát triển của kinh tế du lịch vừa trực tiếp, vừa gián tiếp tạo việc làm và thu nhập của người lao động Bởi lẽ thuộc ngành kinh tế dịch vụ, du

lịch có nhu cầu cao về lực lượng lao động Đồng thoi van đề việc làm, thất

nghiệp luôn đặt ra cho mọi quốc gia trong quá trình phát triển Vì khi khoa

học - công nghệ được ứng dụng, một bộ phận lao động được dôi dư, gây sức

ép cho chính phủ Phát triển kinh tế du lịch đang là hướng tháo gỡ thiết thực,

có hiệu quả vấn đề này Theo thống kê về du lịch thế giới năm 2000, có tới

10.7% trong tổng số lao động toàn cầu hoạt động liên quan tới du lịch và cứ

2.5 giây, du lịch tạo ra được một việc làm mới, đến năm 2012, cứ 8 lao động

Trang 23

21

thì có một người làm trong ngành kinh tế du lịch Và theo dự báo Tổ chức

thương mại thế giới WTO năm 2020, ngành kinh tế du lịch tăng thêm khoảng

185 triệu việc làm chủ yếu tập trung khu vực châu Á - Thài Bình Dương Tuy

nhiên, vấn đề việc làm trong ngành du lịch hiện nay đang đặt ra trước yêu cầu

phát triển là thiếu nghiêm trọng lao động được đảo tạo có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ Đặc biệt, ở nước ta, khi mà du lịch quốc tế có

xu hướng tăng nhanh, cả trước mắt và trong tương lại Theo ước tính của Hiệp hội du lịch quốc tế, một buồng khách sạn từ 1 - 3 sao trên thế giới hiện nay thu hút khoảng I,3 lao động trong các dịch vụ chính và khoảng 5 lao động trong các dịch vụ bố sung Số lao động bổ sung tăng lên nhiều lần nếu các dịch vụ này được nâng cao về chất lượng và phong phú về chủng loại dịch vụ

Đi kèm với giải quyết việc làm, kinh tế du lịch đã mang lại thu nhập thường xuyên, ổn định và có xu hướng ngày cảng tăng đối với người lao

động Năm 1990, trên thế giới có 212 triệu người lao động làm trong ngành

“công nghiệp không khói” đem lại thu nhập 340 tỷ USD Đến năm 1998, du

lịch thế giới đã thu hút 10% lao động toàn cầu Năm 2005, đã thu hút 338

triệu lao động trong ngành du lịch và thu nhập đạt 7.2000 tỷ USD nhưng đến năm 2012 là 578 triêu lao động thu nhập đạt 9.8000 tỷ USD

Ở phạm vi trong nước, thu nhập từ du lịch không chỉ mang lại lợi ích

kinh tế trực tiếp cho người sản xuất kinh doanh mà còn gián tiếp đối với người lao động ở các ngành liên quan Đặc biệt mang lại thu nhập cho các cộng đồng dân cư địa phương Tốc độ tăng trưởng nhanh về thu nhập có thể

thấy rõ là năm 2001, thu nhập xã hội từ du lịch mới đạt 20.5 tỷ đồng, thì đến năm 2005 đã là 30.000 tỷ đồng, đến năm 2010 tăng 96.000 tỷ đồng, năm 2012 con số ấy đã tăng 130.000 tỷ đồng Nếu xét dưới góc độ xã hội, sự phát triển kinh tế du lịch có tính chất lan tỏa thông qua du lịch, các ngành kinh tế - xã

hội khác cùng phát triển, mở rộng thêm thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ,

thúc đây thương mại và mang lại hiệu quả cao Ở đâu du lịch phát triển thì ở

Trang 24

22

đó kết cầu hạ tầng kinh tế - xã hội được đổi thay, đời sống nhân dân được cải

thiện, nâng cao ý thức trách nhiệm, giữ gìn, phát triển các giá trị văn hóa, khôi

phục các lễ hội truyền thống, truyền tải các giá trị văn hóa đến các tầng lớp

nhân dân và bạn bẻ quôc tê nhăm tạo nên sự hâp dẫn du khách

1.2.4 Tăng thu ngoại tệ

Du lịch còn là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao nhất trong nền kinh

tế Tính hiệu quả cao trong kinh doanh du lịch thể hiện trước nhất ở chỗ, du

lịch là một ngành “Xuất khẩu tại chỗ” những hàng hóa công nghiệp, thủ công

mỹ nghệ, nông lâm sản theo giá bán lẻ cao hơn (nếu như bán qua xuất khẩu

sẽ theo giá bán buôn) mà không phải chịu hàng rào thuế quan mậu dịch quốc

tế Bên cạnh đó, nó còn là ngành “xuất khâu vô hình” hàng hóa du lịch Hai

hình thức xuất khẩu trên đem lại lợi nhuận kinh tế cao hơn, do tiết kiệm được

dang ké chi phi dong gói bao bì, bảo quản và thuế xuất nhập khẩu, có khả

năng thu hồi vốn nhanh, lãi suất cao do nhu cầu du lịch là nhu cầu có khả

năng thanh toán

Ngành du lịch còn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của

các nước đang phát triển Trên diễn đàn Du lịch và thế giới vì hòa bình và phát

triển bền vững họp tại Braril năm 2006, Ông Lelei Lelaulu chủ tịch Đối tác quốc tế, một tổ chức hoạt động vì mục đích phát triển nhân đạo khăng định du lịch là phương tiện chuyên giao của cải tự nguyện lớn nhất từ các nước giàu

sang các nước nghèo, đồng thời cho biết khoản tiền do du khách mang lại cho các khu vực nghèo khô trên thế giới còn lớn hơn viện trợ chính thức của các chính phủ Thách thức đặt ra là làm thế nào để bảo đảm rằng khoản tiền này mang lại lợi ích thực sự và trực tiếp cho các cộng đồng người nghẻo

Theo Tổ chức Du lịch thế giới (WTO), du lịch là ngành tạo ra nhiều

việc làm nhất trên thế giới, với 207 triệu việc làm trực tiếp hoặc gián tiếp;

75% hành khách của ngành hàng không quốc tế là du khách; du lịch toàn cầu

Trang 25

23

mỗi năm mang lại thu nhập hơn 514 tỷ USD; tại 83% nước trên thế giới, du

lich 1a 1 trong 5 nguồn thu ngoại tệ lớn nhất

Nguồn ngoại tệ do du lịch quốc tế đem lại là rất quan trọng, nó góp phần như một trong những thành phần quan trọng của cán cân thanh toán khi ngày càng tiến đến chuyên môn hóa và toàn cầu hóa sâu rộng

Mỗi một dịch vụ kinh doanh đơn lễ như nhà hàng, khách sạn, đồ ăn

thức uống, đi lại, giải trí được ngành kinh doanh du lịch nối kết với nhau

thành một dịch vụ tổng hợp, liên quan chặt chẽ với nhau, tạo nên một sản phẩm phải hoàn hảo Nơi khách nghỉ ngơi như khách sạn, nhà trọ rất được coi

trọng Ngày nay, du khách, đặc biệt khách nước ngoài không những đòi một

chỗ nghỉ ngơi, nhân viên phục vụ phải thân thiện, nhiệt tình và chuyên nghiệp Sự thỏa mãn của khách hàng sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng

tài chính của từng khách

Du khách thường muốn biết các điểm đặc trưng nới họ đến Chất lượng

cuộc sống ngày càng được nâng cao, khách nước ngoài thường có thu nhập

cao nên nhu cầu ăn uống không nhiều, họ muốn thưởng thức thức các món ăn

như một nghệ thuật ầm thực, các nhà hàng khách sạn phải đa dạng, phong phú

và có chất lượng cao cách bài trí đẹp, cách bảo quản sạch sẽ, chuyên nghiệp

Đối với du khách nhu cầu thưởng thức một đặc sản nào đó của một vùng là

mot ly do dé ho du di du lịch

Phương tiện đi lại cũng không kém phần quan trọng khách thường phải

di chuyển những chặng đường ngắn dài giữa các điểm du lịch với các điều

kiện khí hậu khác nhau thoải mái, thư giãn cũng là điều cần thiết

Như vậy kinh tế du lịch phát triển đã góp phần thúc đây sự phát triển của nhiều ngành kinh tế liên quan như đã kế trên góp phần làm thay đổi diện

mạo hệ thống đô thị hóa đất nước với sự phát triển dịch vụ tổng hợp đem lại

lượng ngoại tệ không nhỏ cho quốc gia

Trang 26

24

1.2.5 Thu hôi von

Du lịch thu hút các nguốn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các nguồn đầu

tư từ nước ngoài thông qua các dự án xây dựng các khu du lịch tổng hợp, các

khu du lịch trọng điểm

Du lịch có vai trò khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài Theo

quy luật có tính phổ biến của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thế giới

hiện nay, giá trị ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong tổng sản phẩm

xã hội Do vậy, các nhà kinh doanh đi tìm hiệu quả của đồng vốn, thì du lịch là một lĩnh vực kinh doành hấp dẫn so với nhiều ngành kinh tế khác Du lịch đem

lại tỷ suất lợi nhuận cao, vì vốn đầu tư vào du lịch tương đối ít so với ngành

công nghiệp nặng, mà khả năng thu hối vốn lại nhanh, kỹ thuật không phức tạp,

mức độ rủi ro thấp Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bé sung thi nhu

cầu về vốn đầu tư không lớn như lĩnh vực được nhiều kinh doanh dịch vụ cơ bản, mà thu hồi vốn nhanh, doanh thu cao, thu hút được nhiều lao động góp

phân giải quyết nhiêu nhu câu về việc làm, giảm sức ép cho toàn xã hội

1.2.6 Tăng thu ngân sách và thu hút các nguồn lực

Vẫn đề bội chi và cân đối thu - chi trong ngân sách của mỗi quốc gia

cũng như mỗi địa phương luôn đặt ra cần phải giải quyết, đặc biệt đối với các nước đang phát triển Trong quá trình công nghiệp hóa, đòi hỏi nguồn

vốn tích lũy từ nội bộ nền kinh tế quốc dân xét về lâu dài là nguồn vốn chủ

yếu, có vai trò quyết định Tích lũy vốn, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước cũng như ngân sách các địa phương phải được thực hiện trên cơ sở nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh mà nguồn của nó chính từ lao động thặng dư thuộc tất cả các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế, phát triển kinh tế du lịch hiện nay đang là một trong những con đường, bước đi cơ bản

để giải quyết vẫn đề tăng thu ngân sách Đặc biệt đối với những địa phương

có tiêm năng về du lịch

Trang 27

25

Nhìn nhận từ góc độ lịch sử có thể khăng định vai trò vô cùng to lớn của kinh tế du lịch đối với tăng thu ngân sách Từ thập kỷ 50 của thế kỷ XX trở lại đây, sự phát triển nhanh chóng của du lịch đã trở thành ngành kinh tế có tốc độ

tăng trưởng cao với doanh thu tăng I1,8%/năm và tăng bình quân về khách

6.93%/năm Kéo theo đó là sự phát triển lan tỏa rất nhiều ngành gắn với du lịch

và đưa du lịch trở thành nhân tố của tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội

Du lịch là ngành đạt hiệu quả kinh tế cao, đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách, đặc biệt là nguồn thu ngoại tệ từ du lịch quốc tế Các nước ASEAN trong vòng

10 năm trở lại đây, nhiều nước trở thành trung tâm du lịch sôi động và hấp dẫn

như Thái Lan, Malaixia, Singapore, Inđônêxia Những nước này đều vượt qua

con số 7 triệu lượt khách quốc tế một năm Từ 2004, du lịch chiếm ty trong 10%

GDP, có nước chiếm 20% GDP, đóng góp hàng năm vào ngân sách mỗi nước

hàng chục tỷ USD (năm 2012 Thái Lan đón được 11,6 triệu lượt khách quốc tế, thu nhập ngoại tệ từ du lịch đạt 9.6 tỷ USD; khách nội địa đạt 74,8 triệu lượt

khách, đạt tương đương 8 tỷ USD) Như vậy, tổng thu nhập từ du lịch Thái Lan

đạt 17,6 tỷ USD Tương tự như trên đóng góp của ngành du lịch Singapore đã

đón được 14,8 triệu lượt khách và đạt doanh thu là 23.5 tỷ USD

Ở Việt Nam, trong thời kỳ đổi mới phát triển kinh tế du lịch đã có vai trò

quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế, góp phần ôn định kinh tế, chính trị, xã hội, khơi dậy và huy động tiềm năng của đất nước cho phát triển kinh tế - xã hội

Đó là các nguồn lực như trí tuệ, kinh nghiệm, khả năng kinh doanh, quan hệ xã hội, tiền vốn, sức lao động của con người, tài nguyên, thông tin và các nguồn lực

khác Việc huy động các nguồn lực để phát triển du lịch đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội rất to lớn không chỉ đổi với những người trực tiếp kinh doanh du lịch, mang lại lợi ích trực tiếp cho cộng đồng dân cư địa phương

Đồng thời, với quá trình huy động các nguồn lực cho phát triển, du lịch cũng là quá trình xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các doanh nghiệp và

Trang 28

26

các tầng lớp nhân dân đối với tạo lập môi trường kinh tế - xã hội lành mạnh,

thuận lợi cho các hoạt động du lịch và đóng thuế cho ngân sách Hoạt động du

lịch góp phần vào phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng miễn, giữa

các tầng lớp dân cư Đối với du lịch nội địa, là kênh huy động hiệu quả các

nguồn lực tại chỗ như: kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực để

phát triển Đối với du lịch quốc tế, xu hướng ngày càng tăng về số lượng

khách hàng và thu nhập ngoại tệ Kích thích hoạt động kinh doanh của ngành

càng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng Đối với lĩnh vực này, du

lịch thể hiện lợi ích kép vì không chỉ là “xuất khâu tại chỗ” Vai trò, lợi ích to

lớn từ du lịch quốc tế đã đem lại lợi ích kinh tế cao do tiết kiệm các chỉ phí và

thu hồi vốn rất nhanh

Dưới góc độ kinh tế, phát triển du lịch góp phân thu hút vốn đầu tư, đặc

biệt là đầu tư nước ngoài Bởi lẽ, nó phủ hợp với xu hướng chuyền dịch cơ

cấu kinh tế chung hiện nay, các nhà kinh doanh thường hướng vào những

ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao Đầu tư du lịch có tỷ suất lợi nhuận cao, mức độ rủi ro thấp hơn so với các ngành khác Trong khi lợi thế phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên

Tóm lại, từ nhiều cách tiếp cận khác nhau để phân tích, đánh giá vai trò

của phát triển du lịch đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Có thể khăng định rằng: là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực dịch vụ, phát triển du

lịch mang lại lợi ích toàn diện, tổng hợp cả kinh tế - chính trị - văn hóa - xã

hội cho mỗi quốc gia cũng như mỗi vùng, miền, địa phương Đồng thời, thu

hút được mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế có thể tham gia với các mức

độ khác nhau Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đem lại, phát triển kinh tế du

lịch cũng luôn đồng hành một số vấn đề tiêu cực nảy sinh mà nhiều nước, nhiều địa phương đã phải trả giá như ô nhiễm môi trường, các tệ nạn xã hội

từ cách nhìn nhận khách quan, khoa học về phát triển kinh tế du lịch làm căn

cứ phân tích, đánh giá về đề xuất giải pháp phát triển du lịch của địa phương

Trang 29

27

1.3 Các nhân tố ảnh hướng đến kinh tế du lịch với phát triển kinh

tế - xã hội

Sự phát triển của du lịch chịu sự ảnh hưởng của những nhân tố nhất

định Một số nhân tổ là điều kiện cần thiết bắt buộc phải có đối với tất cả mọi

vùng, mọi quốc gia muốn phát triển du lịch Còn một số nhân tố khác là cần thiết mang tính đặc thù để phát triển du lịch ở từng điểm, từng vùng nhất định

1.3.1 Mức sống và xu hướng phát triển kinh tế của đất nước

Điều kiện sống của người dân là nhân tố quan trọng để phát triển du

lịch Nó được hình thành nhờ việc tăng thu nhập thực tế và cải thiện điều kiện

sinh hoạt, nâng cao khâu phần ăn uống, phát triển y tế, văn hóa, giáo dục

Du lịch chỉ có thể phát triển được khi mức sống (vật chất, tinh thần) của con

người đạt tới trình độ nhất định Một trong những nhân tố quan trọng nhất là

thu nhập thực tế của mỗi người trong xã hội Cùng với mức thu nhập thực tế,

các điều kiện sống khác được cải thiện Các phương tiện đi lại của cá nhân

tăng lên sẽ góp phần phát triển du lich, tăng cường tính cơ động của nhân dân trong quá trình nghỉ ngơi, giải trí

Có thể nói giữa hoạt động du lịch và phát triển kinh tế của một nước có

mối quan hệ chặt chẽ tác động qua lại lẫn nhau Trước hết khả năng và xu

hướng phát triển du lịch của một đất nước phụ thuộc rất lớn vào tình hình và

xu hướng phát triển kinh tế ở đó Nếu một nước có nền kinh tế phát triển, đảm

bảo cho người dân có mức sống cao sẽ có điều kiện sản xuất ra nhiều vật chất

để có thể phát triển du lịch trong nước cũng như gửi khách du lịch ra nước ngoài Trên thực tế có nhiều nước giàu tài nguyên du lịch nhưng vì kinh tế lạc

hậu, chậm phát triển nên khả năng khai thác tiềm năng hạn chế và du lịch

không phát triển mạnh được Mặt khác khi du lịch có điều kiện phát triển sẽ

góp phần thúc đây kinh tế phát triển với tốc độ nhanh hơn

Giữa nhu cầu du lịch và khả năng đáp ứng nhu cầu ấy có một khoảng cách nhất định Trình độ phát triển của nền kinh tế sẽ làm rút ngắn khoảng

Trang 30

28

cách ấy Bên cạnh đó đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của khách du lịch như

khách sạn, nhà hàng, giao thông vận tải thì một nền kinh tế kém phát triển

rất khó làm được

Trong nền sản xuât xã hội nói chung, sự phát triển của công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch Ngành du lịch sử dụng khối lượng lớn

lương thực, thực phẩm Đặc biệt cần nhấn mạnh vai trò của các ngành công

nghiệp chế biến rượu, bia Là các ngành cung cấp nhiều hàng hóa cần thiết

cho du lịch Một số ngành công nghiệp nhẹ cũng đóng vai trò quan trọng trong

việc cung ứng vật tư cho du lịch như công nghiệp dệt, công nghiệp sành sứ

1.3.2 Tài nguyên du lịch và cơ sở du lịch

* Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch được xem là yếu tố cần để phát triển du lịch Một

quốc gia, mot vung du co nền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội phát triển cao

nhưng nếu không có tài nguyên du lịch thì cũng không thê phát triển du lịch

được Tiềm năng về kinh tế là vô hạn song tiềm năng về tài nguyên du lịch là

có hạn, nhất là đối với tài nguyên du lịch tự nhiên Vì vậy, để tiễn hành

nghiên cứu, bảo tồn, tôn tạo và khai tác tiềm năng du lịch thì cần phải tiễn

hành phân loại tải nguyên du lịch khoa học cho phù hợp Tài nguyên du lịch

gồm nhiều loại, có hàm nghĩa rộng, phức tạp, chồng chéo, khó có thể áp dụng

tiêu chuẩn đo lường chính xác Nhiều tác giả và các nhà nghiên cứu du lịch trong nước cũng như quốc tế đã đưa ra nhiều cách phân loại khác nhau Trên

cơ sở các công trình nghiên cứu, có thể phân tài nguyên du lịch ở nước ta

thành các loại sau:

- Tài nguyên du lịch tự nhiên:

Tài nguyên du lịch tự nhiên là các yếu tố mà thiên nhiên ban tặng để

con người có thể khai thác tiền hành các hoạt động du lịch.

Trang 31

29

Luật Du lịch năm 2005 quy định: “Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các

yếu tô địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch” [27, tr L7]

Các loại tài nguyên du lịch tự nhiên luôn gắn với điều kiện tự nhiên

cũng như các điều kiện văn hóa, kinh tế xã hội và thường được phân bổ gần

các tài nguyên du lịch nhân văn Vì vậy sự phân loại tài nguyên du lịch tự

nhiên chỉ mang tính tương đối

- Tải nguyên du lịch nhân văn:

Tài nguyên du lịch nhân văn là tài nguyên do con người sáng tạo ra trong quá trình phát trién

Luật du lịch 2005 quy định: “Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền

thống văn hóa, các yếu tổ văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách

mạng, khảo cô, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và

các di sản văn hóa vật thê, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục

đích du lich” [27, tr17]

Vậy, tài nguyên du lịch nhân văn là tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo

do con người sáng tạo ra Tuy nhiên chỉ có những tài nguyên có sức hấp dẫn

với du khách và có thể khai thác phát triển du lịch để tạo ra hiệu quả xã hội,

những giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của mỗi địa phương, mỗi quốc gia Mỗi địa phương, mỗi quốc gia thường có tải nguyên du lịch nhân văn mang tính đặc sắc, độc đáo riêng để hấp dẫn du khách Du khách đi du lịch là để

hưởng thụ những nét đặc sắc, độc đáo riêng đó

- Tài nguyên kinh tế - kỹ thuật và bổ trợ:

Ngoài tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn thì một

yếu tô cần kế đến khi đề cập đến tài nguyên du lịch đó là tài nguyên kinh tế -

kỹ thuật và bổ trợ Tài nguyên kinh tế kỹ thuật và bổ trợ không phải là đối

tượng trực tiếp hấp dẫn khách Nhưng đó là những nguồn lực, nhân tố rất quan trọng, mang tính quyết định để tạo ra các sản phâm du lịch hấp dẫn du khách

Trang 32

30

Theo hệ thống phân loại tài nguyên du lịch và các phân loại tài nguyên

du lịch của các cơ quan cũng như các nhà nghiên cứu ở nhiều nước thì tài nguyên kinh tế kỹ thuật và bổ trợ gồm các dạng:

Xúc tiễn quảng bá phát triển du lịch, đường lối chính sách thuận lợi

cho phát triển du lịch, hợp tác và đầu tư trong lĩnh vực du lịch, tổ

chức quản lý nhà nước về du lịch, quy hoạch du lịch, kết cầu hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, nguồn lao

động du lịch, các nhà máy, các trung tâm thương mại, văn hóa thê

thao va két cau ha tang [53, tr.17]

* Két cau ha tang và cơ sở vật chất kỹ thuật Các điều kiện về kỹ thuật ảnh hưởng đến sự sẵn sàng đón tiếp khách du

lịch trước tiên là cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và sau đó là cơ sở vật chất hạ

tầng xã hội

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm toàn bộ nhà cửa và phương

tiện kỹ thuật giúp cho việc phục vụ để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch

như: khách sạn, nhà hàng, phương tiện giao thông vận tải, khu giải trí, công

viên Thuộc về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn bao gồm tất cả những

công trình mà tô chức du lịch xây dựng bằng vốn đầu tư của mình Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất vả tiêu

thụ sản phẩm du lịch Sự tận dụng hiệu quả các tài nguyên du lịch và việc

thỏa mãn các nhu cầu của du khách phụ thuộc một phần lớn vào cơ sở vật

chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội là những phương tiện vật chất

không phải do các tổ chức du lịch xây dựng lên mà là của toàn xã hội Đây là

điều kiện không thể thiếu để phát triển du lịch Đó là hệ thống đường sá., nhà

ga, sân bay, đường sắt, hệ thống thông tin viễn thông

Trang 33

31

Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội là đòn bẩy thúc đây mọi hoạt động kinh tế xã hội của đất nước Đối với ngành du lịch thì đây là yếu tố cơ

sở nhằm khai thác tiềm năng du lịch và nâng cao chất lượng sản phẩm du

lịch Trong cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tang xã hội, phục vụ đắc lực và quan

trọng nhất đối với du lịch là hệ thống giao thông vận tải Ví dụ gắn với sự

di chuyên của con người, nó phụ thuộc vào mạng lưới đường sá và phương tiện giao thông Một địa bàn có thể có sức hấp dẫn đối với du khách nhưng

sẽ khó khai thác nếu yếu tố giao thông không đảm bảo Vì vậy phát triển

giao thông đảm bảo các loại phương tiện vận chuyền là điều kiện để khai

thác tiềm năng du lịch

Hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cung cấp điện cũng là một phần quan trọng trong kết cấu hạ tầng của hoạt động du lịch

Nó được xây dựng dé phuc vu nhan dan dia phuong va khach du lich dén do

Day la yeu tố nằm sát nơi du lịch, nó quyết định nhịp độ phát triển và một phần chất lượng phục vụ du lịch

Như vậy kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là tiền đề,

đòn bầy của mọi hoạt động kinh tế trong đó có du lịch Đây là yếu tô hết sức

quan trọng để khai thác tiềm năng du lịch Vì vậy việc xây dựng và hoàn thiện

kết cau ha tang va co so vật chất kỹ thuật là điều không thê thiếu để thúc đây

sự phát triển của du lịch

1.3.3 Thị trường du lịch

Thị trường du lịch là một loại thị trường đặc biệt trong nên kinh tế thị

trường vì nó liên quan trực tiếp đến con người Khi du lịch trở thành một hiện

tượng phô biến, xuất hiện những cá nhân, tổ chức chuyên kinh doanh dịch vụ

du lịch Vẫn đề cung - cầu trên thị trường du lịch cũng xuất hiện, cung trên thị

trường du lịch là các doanh nghiệp kinh doanh du lịch với sản phẩm du lịch

có thể cung ứng cho khách hàng Cầu là du khách trả tiền cho những tô chức

Trang 34

32

giúp họ chăm lo tổ chức việc đi lại, ăn nghỉ, lưu trú và vui chơi, giải trí Mối

quan hệ cung cầu của thị trường du lịch được hình thành và giải quyết thông

qua các quan hệ kinh tế giữa du khách và các cơ sở kinh doanh phục vụ du lịch thông qua quan hệ hàng - tiền làm trung gian

Là thị trường đặc biệt trong hệ thống thị trường nói chung, thị trường

du lịch bao gồm toàn bộ các mối quan hệ, thê chế kinh tế liên quan trực tiếp

đến vị trí, thời gian, các điều kiện và phạm vi thực hiện các dịch vụ, hàng

hóa đáp ứng yêu cầu xã hội về du lịch Các mối quan hệ trên được hình

thành trên cơ sở yêu cầu của các quy luật kinh tế thị trường (quy luật giá trị,

cung - cầu, cạnh tranh, khan hiếm .) trong chế độ xã hội nhất định Theo tác

giả Nguyễn Văn Lưu:

Thị trường du lịch là một bộ phận của thị trường chung, là một

phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch, phản

ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán, giữa cung và cầu và toàn bộ các mối quan hệ thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với các mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch [24]

Từ sự phân tích và khái quát trên đây, có thể luận giải những nội dung

cơ bản và ý nghĩa kinh tế khi nghiên cứu thị trường du lịch sau đây:

Một là, nằm trong hệ thống cấu thành của kinh tế thị trường nói chung,

thị trường du lịch chịu sự chị phối, điều tiết của các quy luật kinh tế thị trường

(quy luật giá trị, giá cả, cạnh tranh, cung cầu )

Hai là, hàng hóa cung cấp trên thị trường du lịch gồm cả hàng hóa hữu hình và vô hình, do đó vừa có tính chung Đồng thời có tính chất đặc thù dịch

vụ khác với hàng hóa thông thường

Ba là, thị trường du lịch thường được xác định theo địa điểm và thời gian

có định, do đó toàn bộ thể chế kinh tế và các mối quan hệ kinh tế đều phải

được xác định cụ thé theo vị trí, thời gian, các điêu kiện ràng buộc đê thê hiện.

Trang 35

33

Từ nội dung cơ bản của thị trường, dưới góc độ kinh tế để thấy được

tính chất đặc thù, nhận thức và vận dụng các quan hệ kinh tế Cung - cầu, giá

cả, cạnh tranh một cách khách quan, khoa học và phù hợp nhằm điều tiết thị

trường và đảm bảo ôn định và phát triên cả trước mắt và tương lai

1.3.4 Đường lỗi và chính sách phát triển kinh té du lich

Ngoài những nhân tố như đã phân tích ở trên thì để phát triển kinh tế

du lịch cần có đường lối và chính sách đúng đắn Đây là nhân tố mang tính định hướng cho sự phát triển kinh tế du lịch nhằm khai thác có hiệu quả

tiềm năng du lịch để phát triển kinh tế - xã hội Một quốc gia dù giàu có về

tài nguyên du lịch, kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo, nhưng nếu hệ thống đường lối chính sách phát triển du lịch thiểu đồng bộ,

thì du lịch cũng khó phát triển được Đường lối chính sách phát triển du

lịch là một bộ phận tổng thê trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nằm

trong quy hoạch tông thể phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương, một quốc gia Nhiều địa phương, quốc gia đã đưa du lịch vào chương trình phát triển kinh tế trọng điểm Vì vậy, nó có mối quan hệ biện chứng với

đường lối chính sách phát triển của các ngành lĩnh vực cụ thể khác Đường

lối, chính sách phát triển du lịch thể hiện trong quy hoạch tổng thể phát

triển du lịch, chương trình phát triển du lịch trong từng thời kỳ nhất định

của mỗi địa phương, mỗi quốc gia

Tóm lai, tất cả các nhân tố trên đều tác động quan trọng đến sự phát

triển kinh tế du lịch Tuy nhiên, tùy vào tính chất của từng nhân tố mà mức độ

ảnh hưởng có khác nhau, có nhân tố tác động trực tiếp, có nhân tố tác động gián tiếp tới phát triển kinh tế du lịch Vì vậy các cấp quản lý cần áp dụng vào

điều kiện cụ thể của từng địa phương mình, có chính sách, giải pháp phù hợp

thúc đây phát triển kinh tế du lịch ở địa phương.

Trang 36

34

Du lịch là một ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát

triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Thực tế cho thấy, sự đóng góp của nó

trong tổng sản phẩm của xã hội và tăng trưởng kinh tế ngày càng nhanh Bởi

vậy, ngành kinh tế du lịch đã, đang và sẽ được nhiều quốc gia quan tâm tìm giải pháp phát triển

Đối với Việt Nam hiện nay, phát triển kinh tế du lịch đã trở nên cấp

thiết không chỉ bắt nguồn từ yêu cầu phát huy tiêm năng, thế mạnh về điều

kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mình mà quan trọng hơn là từ yêu cầu tạo

ra tiền đề thúc đây công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân, mở

rộng giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các vùng, giữa trong và ngoài nước

cho tăng trưởng kinh tế nhanh Điều này lại càng trở nên cấp thiết hơn đối với

Thanh Hóa — một tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thé dé phat triển kinh tế du lịch

Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu những quan niệm về du lịch và kinh tế

du lịch, những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế du lịch trong phát triển kinh tế xã hội Khăng định là ngành kinh tế dịch vụ có những nét đặc thu

riêng, làm căn cứ phân tích, đánh giá tiềm năng và dự báo phát triển kinh tế

du lịch tại địa phương

Trên cơ sở phân tích vị trí, vai trò kinh tế du lịch, khang dinh uu thé,

khả năng phát triển kinh tế du lịch Những lợi ích từ kinh tế du lịch đem lại rất

lớn, có sức lan tỏa, góp phần vào giải quyết nhiều vấn đề vốn, giải quyết việc

làm, thu nhập 6n định xã hội Đồng thời chỉ ra những vấn đề tiêu cực phát

sinh cùng với phát triển kinh tế du lịch.

Trang 37

35

Chương 2

KINH TE DU LICH VOI PHAT TRIEN KINH TE - XA HOI

O TINH THANH HOA TU 2001 DEN NAY

2.1 Các yếu tố tự nhiên kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến kinh tế du

lịch với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Thanh Hóa

2.1.1 Đặc điểm về tự nhiên

- VỊ trí địa lý

Thanh Hóa là tỉnh nằm ở phía Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ, có tọa độ

địa lý từ 19° đến 2040 phút vĩ độ Bắc và từ 104”20' đến 1065 kinh độ Đông, phía Bắc giáp với các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình, phía Nam giáp với tỉnh Nghệ An; phía Đông giáp với biển Đông với đường bờ biển dai 102 km

và phía Tây giáp với tỉnh Hủa Phăn của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Chiều rộng từ Tây sang Đông 110km, từ Bắc xuống Nam 100km Thành phố

Thanh Hóa cách thủ đô Hà Nội trên 150 km Tổng diện tích tự nhiên của Thanh Hóa là 11.106km”, chiếm 3,37% tổng diện tích tự nhiên cả nước

VỊ trí địa lý thuận lợi, kết hợp với nguồn tài nguyên đa dạng và phong

phú, Thanh Hóa có điều kiện đề phát triển một ngành kinh tế tổng hợp nhiều thành phần trong đó du lịch là một ngành kinh tế có triển vọng phát triển lớn

và hứa hẹn giữ một vai trò quan trọng trong nên kinh tế của tỉnh

- Về địa hình cảnh quan thiên nhiên Thanh Hóa có địa hình khá phức tạp, bị chia cắt nhiều và thấp dần theo

hướng Tây Bắc - Đông Nam, hai phần ba diện tích của tỉnh là đổi núi, nhìn chung có thê chia ra các dạng địa hình sau: vùng miễn núi và trung du; vùng ven biên và vùng đồng bằng

Vùng ven biển thuận lợi cho sự phát triển du lịch, Thanh Hóa có đường

biển đài 102km, kéo dài từ Nga Sơn đến Tĩnh Gia Bờ biển nhìn chung tương

đôi băng phăng, có những dây núi đâm ra biên tạo nên các vùng như vùng

Trang 38

36

Gấm, vùng biển, vùng thủy xen kẽ là các cửa lạch như Lạch Trường, Lạch

Sung, Lạch Hới, Lạch Ghép và Lạch Bạng tạo điều kiện thuận lợi cho phát

triển giao thông đường thủy Vùng ven biển cũng là nơi có nhiều bãi st vet,

các bãi bôi rộng lớn, thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản, tạo nguồn

thức ăn đặc sản cho dân cư và du khách Ở đây cũng rất thuận lợi cho việc trồng cói, nhờ đó mà có làng nghề thủ công truyền thống như dệt chiếu Nga

Sơn Đây là một lợi thế đề thu hút khách tham quan du lịch

Bên cạnh đó, biển còn đem lại cho đất xứ Thanh những điểm nghỉ mát

nỗi tiếng như Sầm Sơn, Độc Cước, hòn Trống Mai, nui da Hoa Cuong, bai cat

trăng mịn, bờ thoải và rừng phi lao xanh mát Hiện nay, một số bãi tắm khá lý

tưởng khác đang được đầu tư, khai thác đưa vào sử dụng như ở Hải Tiến

(Hoằng Hóa), Quảng Vinh (Quảng Xương), Hải Hòa (Tĩnh Gia) Ngoài khơi

vùng biển Thanh Hóa còn có một số đảo nhỏ, không xa bờ, tô điểm thêm cho

vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên như Hòn Nẹ, Đảo Nghi Sơn, Hoàn Mê

2.1.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội

Thanh Hóa là một trong những tỉnh đông dân nhất cả nước, chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội Tuy nhiên, mật độ dân số trung bình Thanh Hóa không cao, chỉ đạt mức 303 người/km” nhưng mức tăng dân số tự

nhiên lại khá cao: 2,3%/năm Cơ cấu dân số của Thanh Hóa tương đối trẻ, nhóm tuổi lao động chiếm khoảng 45% toàn bộ dân số Hiện tại, về cơ cầu dân

số, có tới 90,5% dân cư sống ở vùng nông thôn, chỉ có 9,5% sống ở thành thị

Điều đáng chú ý là trình độ dân trí của Thanh Hóa khá cao: 11/23

huyện thị được công nhận pho cap cap 1, ty lệ người lớn hết mù chữ đạt

90,2% (cả nước 87,67%) Số lao động có trình độ sơ cấp chiếm tỷ lệ 3,32%;

trung cấp 4.4%; cao đăng, đại học và trên đại học 1,671%

Về cơ câu dân tộc, Thanh Hóa là tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống Trong đó, người Kinh chiếm 84,7%; người Mường chiếm 8,7%; người Thái

chiếm 6,0%; còn lại khoảng 0,4% là người thuộc các dân tộc khác như H Mông,

Trang 39

37

Dao, Hoa Người dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở các huyện miền núi phía tây Thanh Hóa như Quảng Sơn, Mường Lát, Bá Thước, Lang Chánh

Người dân tộc thiểu số ở Thanh Hóa có bản sắc văn hóa khá độc đáo

Nó được thê hiện trong tập tục, trong sinh hoạt văn hóa dân gian, trong lễ hội

và ngay trong các hoạt động canh tác Thanh Hóa được mệnh danh là “thủ

phủ của dân tộc Mường” Đây là một vốn quý, là nguồn tài nguyên đặc sắc

được khách du lịch trong nước và ngoài nước quan tâm

2.2 Những tiềm năng phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thanh Hóa

2.2.1 Tài nguyên và cơ sở du lịch

* Tai nguyén du lich

- Tai nguyén du lich tu nhién:

Thanh Hóa nỗi tiếng với nhiều hang động Karster khá đẹp gắn với truyền thuyết, di tích lịch sử văn hóa như động Từ Thức (Nga Sơn) với vẻ đẹp huyền ảo hấp dẫn du khách; động Hồ Công (Vĩnh Lộc) được mệnh danh là

“Phong Nha thứ 2”; động Long Quang trên núi Hàm Rồng - thành phố Thanh Hóa (gọi tắt là động Hàm Rồng); quần thể hang động ở Tĩnh Gia; động Từ Sơn (Vĩnh Lộc) - một hang động có quy mô lớn và đẹp; động Bàn Bù hay gọi

là động Hàng Ngán (Ngọc Lặc) Là những điểm du lịch kỳ thú hấp dẫn du khách đến với du lịch mạo hiểm ở Thanh Hóa

- Tải nguyên du lịch nhân văn:

Thanh Hóa là một trong những địa bản cư trú của người Việt cổ, nơi có

nền văn hóa rực rỡ với di vật độc đáo là trống đồng Đông Sơn Nhiều hang động đá vôi là những nơi cư trú của những nhóm người cô từ hàng mấy ngàn

năm trước, Thanh Hóa là đất có truyền thống văn hóa lâu đời được gọi là đất

anh hùng dân tộc, nơi phát tích của các triều Tiền Lê, Hậu Lê, nhà Hồ, Chúa

Trịnh, chúa Nguyễn mà dâu ân còn ghi lại ở các vùng quê với các đên đải,

Trang 40

38

mộ, miếu, lăng tâm, thành quách Hiếm có vùng nào lại sinh ra tới “ba dòng

vua”, như ở đất Thanh

Thanh Hóa có nhiều lễ hội, trong đó tiêu biểu là những lễ hội sau:

Lễ hội đền Dương Sơn:

Đền Dương Sơn thuộc huyện Hoằng Hóa Lễ hội diễn ra từ ngày 4 đến

7 tháng 1 âm lịch để tưởng nhớ công đức của Lê Phụng Hiếu, một danh tướng

nhà Lý Ngày 5 tháng 1 là chính hội Lễ hội có nhiều trò thi nâu cơm, thi đồ

xôi, thi làm bánh, ca hát thơ, múa bài bông, múa đèn, múa Tứ linh

Lễ hội Lam Kinh:

Khu di tích Lam Kinh thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, cách

thành phố Thanh Hóa khoảng 50 km, là quê hương của vị anh hùng dân tộc

Lê Lợi và nhiều danh tướng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn như Lê Lai, Lê

Thạch, Lê Khôi Đây cũng là khu di tích có quy mô lớn về các đời vua,

hoàng tộc nhà Hậu Lê và nhiều danh tướng đương thời

Hàng năm cứ đến ngày 22 tháng 8 âm lịch, nhân dân khắp nơi nô nức kéo

về điện Lam Kinh đề dự lễ tưởng niệm Lê Lợi và các danh tướng Nhà Lê đã có

công giành độc lập, xây dựng đất nước phôn thịnh Nghi lễ rước kiệu từ lăng về

đền thờ rất trang trọng Sau lễ dâng hương tưởng niệm, khách trảy hội có dịp

thăm quan quần thể di tích Lam Kinh, trò chơi truyền thống đặc sắc như múa

xuân phả, trò Bình Ngô phá trận, được xem các điệu múa, hò, vẻ dân gian

Lễ hội đền Bà Triệu:

Lễ hội được tổ chức hàng năm vảo ngày 21 tháng 2 âm lịch Nhân dân

các nơi về dự hội nhắc lại câu nói đầy khí phách của Bà: “tôi muốn cưỡi con

gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuôi quân Ngô,cởi ách nô lệ chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp người”

Lễ hội đền Sòng:

Lễ hội được tổ chức vào ngày 15 tháng 3 âm lịch để tưởng nhớ bà chúa

Liễu Hạnh (người được tôn là Thánh Mẫu) Lễ hội này rất đông người tham

gia, với tâm lòng thành kính, biết ơn và cầu phúc.

Ngày đăng: 07/04/2017, 17:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w