Xây dựng & kết xuất bản đồ

Một phần của tài liệu bài giảng mapinfo (Trang 51 - 57)

IV.1 - Bản đồ chuyên đề

Thành lập bản đồ chuyên đề là một công cụ hiệu quả nhất để thể hiện sự phân tích và hiển thị các dữ liệu. Thành lập bản đồ chuyên đề là một quá trình thể hiện thông qua tô vẽ các đối tượng bản đồ theo cột chuyên đề cụ thể. Ví dụ bản đồ thể hiện bằng phương pháp tô màu mật độ dân số theo đơn vị hành chính cấp huyện là một bản đồ chuyên đề

Trong phần mềm Mapinfo có 6 loại thể hiện bản đồ chuyên đề khác nhau: - Ranges: thể hiện theo khoảng dữ liệu

- Bar Charts: thể hiện theo biểu đồ hình chữ nhật - Pie Charts: thể hiện theo biểu đồ hình tròn - Graduated: thể hiện theo ký hiệu có trọng số - Dot Density: thể hiện theo mật độ điểm - Individua: thể hiện theo giá trị độc lập

Mỗi một loại bản đồ chuyên đề trên có thể sử dụng cho một mục đích cụ thể và chúng có các tính chất khác nhau. Các dữ liệu sử dụng để thành lập bản đồ chuyên đề có thể là giá trị số hoặc không nhất thiết phải là giá trị số.

Thông qua bản đồ chuyên đề chúng ta có thể tạo ra một Xêri bản đồ dựa trên cùng một nền các đối tượng bản đồ chung, hiển thị các vấn đề khác nhau liên quan đến các chủ đề quan tâm.

IV.2 - Khái quát về thành lập bản đồ chuyên đề

- Tham số thành lập bản đồ chuyên đề:

Trước khi chúng ta thành lập các bản đồ chuyên đề phải hiểu rõ về các thành phần tạo nên bản đồ chuyên đề và sự quan hệ giữa chúng khi thành lập bản đồ. Các dữ liệu hiển thị trên bản đồ chuyên đề được gọi là các tham số chuyên đề. Tùy theo kết quả phân tích chuyên đề mà chúng ta thực hiện và có thể xác định một hay nhiều tham số chuyên đề. Tham số chuyên đề có thể là giá trị của một trường dữ liệu hay là một biểu thức toán học của các trường dữ liệu

- Thông qua thành lập bản đồ chuyên, các thông tin phục vụ để thành lập bản đồ chuyên đề có thể được truy cập từ một lớp thông tin hay nhiều lớp thông tin

- Lớp thông tin chuyên đề (thematic layer), khi chúng ta tạo ra bản đồ chuyên đề thì hệ thống tự động tạo ra một lớp thông tin chuyên đề độc lập để quản lý và lưu trữ các thông tin đó. Trong hộp điều khiển của hệ thống nó cũng được tự động thêm vào. Nếu không muốn hiển thị lớp thông tin chuyên đề này trên bản đồ thì chúng ta tắt chế độ hiển thị của lớp thông tin chuyên đề đó.

Để thực hiện tạo ra bản đồ chuyên đề vào Map - Create Thematic Map, xuất hiện cửa số sau:

Hình: Xây dựng bản đồ chuyên đề IV.3 - Các phương pháp tạo bản đồ chuyên đề

IV.3.1 - Tạo bản đồ chuyên đề theo phương pháp Range

Chọn biểu tượng Range trong cửa sổ Create Thematic Map và bấm nút Next khi đó màn hình hiện ra cửa sổ sau:

Tại cửa sổ này chúng ta cần xác định:

- Table: tên Table cần xây dựng bản đồ chuyên đề - Field: chọn trường dữ liệu tạo chuyên đề

- Ignore Zeroes or Blank: bỏ qua các bảng ghi trắng Chọn Next để sang bước tiếp theo:

Tại cửa sổ này chúng ta được cung cấp một tầm nhìn tổng quan về các nhóm chuyên đề sẽ tạo ra trong khung Preview. Các đối tượng trong lớp chuyên đề sẽ được nhóm theo giá trị ngầm định của hệ thống trên cơ sở các thông tin thuộc tính đã gắn với chúng

Chúng ta có thể chọn phong cách thể hiện của các dữ liệu trong bảng ghi chú bằng cách chọn ô Ascending cho sự hiển thị giá trị từ nhỏ đến lớn hoặc Descending cho sự hiển thị từ lớn đến nhỏ

Trước khi sang bước kế tiếp chúng ta có thể thay đổi các tham số của bản đồ chuyên đề tạo ra như định nghĩa lại các khoảng giá trị, thay đổi thuộc tính thể hiện và bảng ghi chú chuyên đề theo các nút trên cửa sổ như sau:

1. Nếu chọn nút Range màn hình hiện ra cửa sổ như sau:

Tại cửa sổ này chúng ta xác định:

- Phương pháp tạo bản đồ chuyên đề tại hộp Method, trong danh sách các phương pháp có thể chọn một trong các phương pháp như sau:

+ Equal count: tạo ra nhóm các đối tượng có số bảng ghi như nhau + Equal range: tạo ra nhóm các đối tượng có khoảng dữ liệu như nhau + Nature Break: sự phân tách các khoảng dữ liệu chuyên đề dựa trên cơ sở tối thiểu hóa (Minimum) các hiệu số của các dữ liệu với giá trị trung bình của chúng

+ Standar Deviation: khoảng giữa được phân tách tại giá trị trung bình của các dữ liệu, khoảng trên và khoảng dưới nó được xác định bằng khoảng giữa cộng trừ đi một giá trị sai lệch chuẩn.

+ Quantile: xác định sự phân bố của một biến dữ liệu dọc theo khoảng dữ liệu. Khi chọn phương pháp này màn hình hiện ra hộp Quantile và chúng ta chọn biểu thức để thực hiện thao tác xác định phân bố.

+ Custom: chọn phương pháp này chúng ta phải tự xác định các khoảng dữ liệu chuyên đề. Khi chọn Custom, màn hình hiện ra cửa sổ Custom range và chúng ta nhập khoảng dữ lệu vào đó thông qua giá trị Min và Max

2. Chọn nút Style để tiến hành chọn màu thể hiện bản đồ chuyên đề 3. Chọn nút Legend để biên tập chú dẫn cho bản đồ chuyên đề

IV.3.3 - Tạo bản đồ chuyên đề bằng phương pháp Pie Chart IV.3.4 - Tạo bản đồ chuyên đề bằng phương pháp Graduated IV.3.5 - Tạo bản đồ chuyên đề bằng phương pháp Dot Density IV.3.6 - Tạo bản đồ chuyên đề bằng phương pháp Individual

Sau khi đã hình thành bản đồ chuyên đề chúng ta có thể sửa đổi các tham số đã chọn bằng cách vào Map - Modify Thematic Map

IV.4 - Tạo trang Layout để xuất bản đồ IV.4.1 - Tạo lưới bản đồ

Để tạo lưới cho bản đồ chúng thực hiện theo các bước sau:

- Chạy chương trình Mapbasic tạo lưới: Menu Tool - Run Mapbasic Program - chọn \Mapinfo\Professional\Tools\Gridmark

- Chọn công cụ tạo lưới, kéo tạo khung lưới trên cửa sổ bản đồ, xuất hiện cửa sổ sau:

Hình: Tạo lưới bản đồ

Trong cửa sổ trên chọn các tham số như sau:

- Object Types: nên chọn kiểu Straight Polylines - Spacing between lines: khoảng cách giữa các đường - Projection: chọn hệ quy chiếu

- New table: đặt tên cho lưới sắp tạo

IV.4.2 - Tạo thước tỷ lệ

- Chạy chương trình Mapbasic thước tỷ lệ: Menu Tool - Run Mapbasic Program - chọn \Mapinfo\Professional\Tools\Scalebar

- Xác định vị trí đặt thước tỷ lệ, xuất hiện cửa sổ:

Hình: Tạo thước tỷ lệ

- Width of scalebar: khai báo chiều dài của thước tỷ lệ - Chọn màu, font chữ cho thước tỷ lệ

IV.4.3 - Thiết kế trang in (layout) 1. Tạo ra trang trình bày bản đồ mới

Trang trình bày là một công cụ của Mapinfo cho phép tổng hợp các cửa sổ thông tin như cửa sổ bản đồ, cửa sổ xét duyệt, cửa sổ biểu đồ, cửa sổ ghi chú,…

trên một trang bản đồ và có thể in ấn ra thiết bị đầu ra. Chúng ta có thể thêm bớt bất kỳ một cửa sổ thông tin hiện thời đang mở nào vào trang trình bày hoặc thêm các tiêu đề, ghi chú vào trang trình bày.

Chúng ta vào Menu Window - New Layout Window, cửa sổ New Layout Window như sau:

- One Frame for Window: tự động tạo ra một khung tại trung tâm của trang trình bày và chúng ta có thể chọn tên của cửa sổ thông tin hiện thời đang mở. Chúng ta có thể biên tập, thay đổi kích thước, vị trí cũng như các thuộc tính thể hiện của khung giống như là một đối tượng vùng

- Frames for All Currently Open Windows: tự động tạo một khung và gán toàn bộ các cửa sổ thông tin đang mở vào trang trình bày.

- No Frame: chức năng này tương tự như khi tạo ra cửa sổ Layout mới nếu chúng ta chưa có một cửa sổ thông tin nào được mở

Frame trong Layout có các tính chất sau:

- Frame là một đối tượng đồ thị và chúng ta có thể chọn, biên tập

- Chúng ta có thể sao chép, xóa và dán đối tượng vào cửa sổ Layout khác

Một phần của tài liệu bài giảng mapinfo (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w