MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Gia đình là tế bào của xã hội, là nhân tố tích cực thúc đẩy sự phát triển của xã hội thông qua việc thực hiện các chức năng như tái sản xuất con người, sức lao động, của cải vật chất và tinh thần của các thành viên trong gia đình và của toàn thể cộng đồng xã hội. Đặc biệt là gia đình có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế, cũng như giữ gìn, phát huy, truyền thụ những giá trị văn hóa tinh thần từ đời này sang đời khác, giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc một cách bền vững. Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội. Mỗi cá nhân con người là một thành viên của gia đình, sinh ra và trưởng thành trong một gia đình. Sự tồn tại và phát triển của gia đình được phản ánh bằng sự tồn tại và phát triển của xã hội. Vì vậy, có thể xem gia đình là hình ảnh thu nhỏ của xã hội. Nho giáo cho rằng, gia đình là cái nước nhỏ có một vị trí quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Những hành vi ứng xử, giao tiếp của mỗi thành viên trong gia đình đều được Nho giáo quy định chặt chẽ, phụ thuộc vào danh phận của mỗi người. Theo Nho giáo mọi thành viên trong xã hội đều bị trói buộc bởi Ngũ thường gồm Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Ngũ thường quy định hành vi ứng xử của con người nó phản ánh hai mặt của cuộc sống hiện thực là quan hệ gia đình và quan hệ xã hội. Trong gia đình, Nho giáo rất coi trọng việc ứng xử đúng theo Ngũ luân tức là năm mối quan hệ: vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bạn bè. Bởi, chỉ có thực hiện đúng Ngũ luân thì con người mới trở thành con người xã hội. Đồng thời, theo tư tưởng Ngũ thường thì nước cũng chỉ là căn nhà to, căn nhà nhỏ gia đình hòa thuận thì căn nhà to cũng hòa thuận. Tư tưởng Ngũ thường của Nho giáo đã làm cho các thành viên trong gia đình ứng xử với nhau theo trật tự luân thường, đạo lý góp phần làm cho gia đình có văn hóa, phù hợp với cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta. Trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế, một mặt phải phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc, đồng thời phải kế thừa những điểm tích cực trong tư tưởng Ngũ thường của Nho giáo. Bởi, ở Thừa Thiên Huế, nơi đây đã từng là thủ phủ của vương triều nhà Nguyễn, là nơi tồn tại cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Học thuyết chính trị tư tưởng tiến bộ đều được giai cấp thống trị đưa lên vị trí độc tôn trong nền tảng đời sống tinh thần. Tư tưởng Ngũ thường của Nho giáo đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa gia đình con người xứ Huế. Mục tiêu cuối cùng là giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc, để Thừa Thiên Huế mãi xứng đáng là di sản văn hóa thế giới trong thời kỳ hội nhập. Vì lẽ đó, tôi quyết định chọn đề tài: Ngũ thường trong triết học Nho giáo với việc xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay để làm khóa luận tốt nghiệp cử nhân triết học.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội, là nhân tố tích cựcthúc đẩy sự phát triển của xã hội thông qua việc thựchiện các chức năng như tái sản xuất con người, sức laođộng, của cải vật chất và tinh thần của các thành viêntrong gia đình và của toàn thể cộng đồng xã hội Đặcbiệt là gia đình có vai trò rất quan trọng trong sự pháttriển kinh tế, cũng như giữ gìn, phát huy, truyền thụnhững giá trị văn hóa tinh thần từ đời này sang đờikhác, giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc một cách bềnvững
Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội Mỗi
cá nhân con người là một thành viên của gia đình, sinh
ra và trưởng thành trong một gia đình Sự tồn tại vàphát triển của gia đình được phản ánh bằng sự tồn tại
và phát triển của xã hội Vì vậy, có thể xem gia đình làhình ảnh thu nhỏ của xã hội
Nho giáo cho rằng, gia đình là cái nước nhỏ cómột vị trí quan trọng trong sự phát triển của xã hội
Trang 2Những hành vi ứng xử, giao tiếp của mỗi thành viêntrong gia đình đều được Nho giáo quy định chặt chẽ,phụ thuộc vào danh phận của mỗi người Theo Nhogiáo mọi thành viên trong xã hội đều bị trói buộc bởiNgũ thường gồm Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín Ngũthường quy định hành vi ứng xử của con người nóphản ánh hai mặt của cuộc sống hiện thực là quan hệgia đình và quan hệ xã hội Trong gia đình, Nho giáorất coi trọng việc ứng xử đúng theo Ngũ luân tức lànăm mối quan hệ: vua - tôi, cha - con, vợ - chồng, anh
- em, bạn - bè Bởi, chỉ có thực hiện đúng Ngũ luân thìcon người mới trở thành con người xã hội Đồng thời,theo tư tưởng Ngũ thường thì nước cũng chỉ là cănnhà to, căn nhà nhỏ - gia đình hòa thuận thì căn nhà tocũng hòa thuận
Tư tưởng Ngũ thường của Nho giáo đã làm chocác thành viên trong gia đình ứng xử với nhau theotrật tự luân thường, đạo lý góp phần làm cho gia đình
có văn hóa, phù hợp với cương lĩnh xây dựng đất nước
Trang 3trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội của chúngta.
Trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa ởThừa Thiên Huế, một mặt phải phát huy truyền thốngvăn hóa của dân tộc, đồng thời phải kế thừa nhữngđiểm tích cực trong tư tưởng Ngũ thường của Nhogiáo Bởi, ở Thừa Thiên Huế, nơi đây đã từng là thủphủ của vương triều nhà Nguyễn, là nơi tồn tại cuốicùng của chế độ phong kiến Việt Nam Học thuyếtchính trị tư tưởng tiến bộ đều được giai cấp thống trịđưa lên vị trí độc tôn trong nền tảng đời sống tinh thần
Tư tưởng Ngũ thường của Nho giáo đã có ảnh hưởngmạnh mẽ đến văn hóa gia đình con người xứ Huế Mụctiêu cuối cùng là giữ gìn và phát huy truyền thống vănhóa của dân tộc, để Thừa Thiên Huế mãi xứng đáng là
di sản văn hóa thế giới trong thời kỳ hội nhập
Vì lẽ đó, tôi quyết định chọn đề tài: "Ngũ thường trong triết học Nho giáo với việc xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay" để làm khóa luận tốt
nghiệp cử nhân triết học
Trang 42 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Nho giáo là đối tượng nghiên cứu của nhiều bộmôn khoa học, của nhiều ngành, nhiều giới Từ trướcđến nay, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về sự ảnhhưởng của tư tưởng Nho giáo ở nước ta Trong đó có:Nho giáo của Trần Trọng Kim, Nxb Văn hóa thôngtin, Hà Nội, 2001; Nho giáo xưa và nay của QuangĐạm, Viện KHXHNV, Hà Nội, 1994; Đạo Nho và vănhóa phương Đông của Hà Thúc Minh, Nxb Giáo dục,2001; Mối quan hệ giữa Nhân và Lễ trong học thuyếtKhổng Tử của Nguyễn Thị Thanh Hải, Luận văn Thạc
sĩ, ĐHKH Huế, 2004; Tư tưởng Nhân, Lễ, Chính danhtrong tác phẩm Luận ngữ của Khổng Tử và vận dụnggiáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay củaNguyễn Thị Thanh Bình, Luận văn Thạc sĩ, ĐHKHHuế, 2005
Ngoài ra, còn rất nhiều bài viết trên các tạp chí,các báo đã đề cập đến vấn đề này Nhưng nhìn chung,các đề tài nghiên cứu ấy đã nghiên cứu một cách tổngquát nhất sự ảnh hưởng của Nho giáo đối với các lĩnh
Trang 5vực của xã hội Việt Nam Việc nghiên cứu tư tưởngNgũ thường trong triết học Nho với việc xây dựng giađình văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay đang nằmtrong hệ thống chung chưa có đề tài nghiên cứu cụ thể.Trên cơ sở tiếp thu và hệ thống hóa kiến thức, nhữngquan điểm khoa học của những người đi trước dưới góc
độ triết học Mác - Lênin tôi sẽ nghiên cứu rõ hơn vềNgũ thường trong triết học Nho giáo với việc xây dựnggia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay
3 Mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Chỉ ra những dấu ấn mà tư tưởng Ngũ thườngtrong triết học Nho giáo với việc xây dựng gia đình vănhóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay, đồng thời cũng làm rõnét khác biệt nổi bật trong văn hóa gia đình ở ThừaThiên Huế khác với các vùng trong cả nước Từ đó,nghiên cứu thực trạng và có những giải pháp cụ thểnhằm xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huếhiện nay
Trang 6Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Tư tưởng Ngũ thường trong lịch sử tư tưởng triếthọc Nho giáo ở Trung Quốc và trong truyền thống vănhóa Việt Nam Những biểu hiện của tư tưởng Ngũthường và thực trạng của việc xây dựng gia đình vănhóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Cơ sở lý luận của đề tài
Đứng trên quan điểm của phép biện chứng duy vậttrong quá trình nghiên cứu đề tài như: quan điểm toàndiện, quan điểm lịch sử cụ thể, quan điểm phát triển,quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng HồChí Minh về xây dựng gia đình văn hóa
Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Trên cơ sở mục đích, đối tượng, phạm vi nghiêncứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp điều tra xãhội học, phương pháp diễn dịch, phương pháp quynạp, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháplôgíc và lịch sử
Trang 75 Đóng góp của đề tài
Đề tài đã nêu lên một cách có hệ thống, khoa học
về tư tưởng Ngũ thường trong triết học Nho giáo.Đồng thời, làm rõ quan niệm về gia đình văn hóatrong cả nước Mặt khác, đề tài còn làm rõ thực trạng
và đưa ra các giải pháp nhằm xây dựng gia đình vănhóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay Tuy vậy, phạm vinghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp này, do khả năngcòn hạn chế, tác giả lại sống ở Huế chưa lâu nên việcnghiên cứu còn chưa thực sự đầy đủ và hoàn chỉnh
Do vậy, vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu vềsau
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, bố cục của
đề tài gồm có hai chương, chương 1 có 2 tiết, chương
2 có 3 tiết và Danh mục tài liệu tham khảo
Chương 1.
Trang 8QUAN ĐIỂM NGŨ THƯỜNG TRONG TRIẾT HỌC NHO GIÁO
1.1 Sơ lược sự hình thành và phát triển của Nho giáo
1.1.1 Sự ra đời và phát triển của Nho giáo ở Trung Quốc
Nho giáo ra đời cách đây hơn 2500 năm ở TrungHoa cổ đại, gắn liền với tên tuổi người sáng lập làKhổng Tử Ông sinh năm 551 TCN và mất năm 479TCN
Sang thời Chiến quốc, Mạnh Tử đã ra sức bảo vệNho giáo, thường xuyên tỏ thái độ tôn sùng vươngđạo, khinh bỉ bá đạo, tôn sùng nhân, nghĩa, khinh bỉthói mưu lợi
Thời Đông Chu kéo dài trong cảnh rối ren, loạnlạc, từ quyền lợi của giới kinh doanh, Tần DoanhChính đã thống nhất Trung Hoa và xưng hoàng đế.Tần Doanh Chính đã ra chủ trương đốt sách, chôn nho
sĩ "phần thư khanh nho" đã làm cho Nho giáo phải laođao khốn đốn
Trang 9Triều đại nhà Hán nổi lên một nhân vật quantrọng đó là Đổng Trọng Thư Ông đã bổ sung vào họcthuyết Khổng - Mạnh phần nói về trời đất, quỷ thần,
âm dương, ngũ hành
Đến cuối triều đại nhà Thanh một số nhân vậttiêu biểu hấp thụ được nhiều tư tưởng mới ở Tây Âu
về "tự do", "bình đẳng", "dân chủ" như Khang Hữu
Vi, Lương Khải Siêu Mãi cho đến 1911 cách mạngTân Hợi đã giành thắng lợi, Trung Quốc mới bắt đầu
từ vũng bùn phong kiến dần dần bức lên
1.1.2 Quá trình du nhập và phát triển của Nho giáo ở Việt Nam
Lịch sử Nho giáo ở Trung Quốc kéo dài hơn
2500 năm thì ở Việt Nam, Nho giáo cũng đã có lịch sửhàng ngàn năm Trong suốt một ngàn năm đô hộ nước
ta, các thế lực phương Bắc đã dùng Nho giáo làmcông cụ đồng hóa dân tộc ta Trong suốt thời kỳ Bắcthuộc, Nho giáo đã không thể bám rễ được vào mảnhđất Việt Nam Nhưng nó lại được tiếp thu sau khi dântộc ta giành được độc lập từ thế kỷ thứ X
Trang 10Từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XIX, Nho giáo đã cóảnh hưởng sâu rộng trong xã hội Việt Nam và gópphần không nhỏ trong việc tạo thành diện mạo của dântộc Từ thế kỷ thứ XV đến thế kỷ thứ XIX, Nho giáođược giữ địa vị độc tôn Nho giáo thời kỳ đầu cónhững yếu tố tích cực như tư tưởng đại đồng, hiếu vớicha mẹ , bên cạnh đó, nó cũng có những yếu tố tiêucực như tư tưởng trọng nam khinh nữ, tính gia trưởng.Ngọn cờ của anh em nhà Tây Sơn đã tạo nên một
xu thế tập hợp mới Nguyễn Huệ đã tỏ rõ quyết tâmnhất quán đi tới những sự đổi mới về tổ chức, chínhtrị, quân sự và một số chính sách về ruộng đất, chủtrương dùng chữ Nôm chính thức
Nguyễn Ánh đã đi theo vết xe đổ của Lê ChiêuThống "rước voi" về giày xéo đất nước Triều Nguyễncần đến lễ giáo Nho giáo với mục đích giữ lấy địa vịcủa mình và khai thác Nho giáo về các giá trị đạo đứcnhư Tam cương, Ngũ thường , nhằm tăng cường sựràng buộc các mối quan hệ trong xã hội
Trang 11Trên đất nước ta, Nho giáo đã có lịch sử lâu đời,trải qua nhiều giai đoạn với những bước thăng trầmkhác nhau Ngày nay chúng ta phê phán Nho giáo dựatrên lập trường triết học Mác - Lênin Từ đó kế thừa
và phát huy những nhân tố tích cực của nó để phục vụcho công cuộc phát triển đất nước
1.2 Những nội dung cơ bản của tư tưởng Nho giáo về Ngũ thường
1.2.1 Tư tưởng về đức Nhân
Nhân là phạm trù "hạt nhân” trong học thuyết củaNho giáo, được xem là tư tưởng xuyên suốt củatrường phái này Mặc dù vậy, khi Nho giáo quan niệm
về Nhân thì có nhiều cách quan niệm khác nhau, songchúng ta cũng có thể hiểu Nhân với nghĩa như sau.Trong triết học Trung quốc có hai chữ Nhân,nhân nghĩa là người, con người và nhân nghĩa là nhân
ái, nhân đức là bản tính của con người Theo nghĩahẹp là một phẩm chất đạo đức cụ thể, cơ bản và nềntảng của con người Theo nghĩa rộng, Nhân bao gồmmọi đức của con người như lễ, nghĩa, trí, tín, hiếu,
Trang 12trung , đây là những phẩm chất có ý nghĩa bao trùmlên mọi đức tính, bao gồm chữ nhân đứng kết hợp vớichữ nhị có nghĩa là đạo làm người.
Phạm trù Nhân được Khổng Tử đề cao là tưtưởng chủ đạo, trong tác phẩm Luận ngữ, Ông đã nóiđến khoảng 105 lần về Nhân Song, tùy từng hoàncảnh, mà Khổng Tử có một cách giải thích khác nhau,
về Nhân
Thứ nhất: Khi trả lời Phan Trì, Khổng tử đáp:
“Người Nhân làm những việc khó khăn trước, cònhiệu quả lượm được thì về sau, như vậy mới có thể làNhân được” [20, 199]
Thứ hai: khi trả lời Nhan Uyên, Khổng Tử giảithích theo cách khác: “Dẹp bỏ tư dục làm theo điều lễ
là làm điều Nhân Một ngày dẹp bỏ được tư dục củamình và làm theo điều Lễ thì trong thiên hạ cũng theo
về điều Nhân Làm điều Nhân là do nơi mình há tạingười khác sao” [20,398]
Thứ ba: khi trả lời Tử Cống về Nhân ông nói:
“Người Nhân mình muốn thành lập mà làm cho người
Trang 13được thành lập; mình muốn thông đạt mà làm cho ngườikhác thông đạt Hãy đem lòng của mình làm thí dụ đểhiểu biết lòng muốn của con người Có thể coi đó làphương pháp thực hành Nhân vây” [20, 212].
Còn Mạnh Tử nói, "Có Nhân thì vinh hiển,không Nhân thì nhục nhã Hiện nay, các bậc vua chúađều ghét sự nhục nhã nhưng vẫn ăn ở, sống bất Nhân.Như vậy có khác nào mình ghét chỗ ẩm ướt mà cứ ởchỗ thấp" "Người quân tử sở dĩ khác với ngườithường là biết giữ gìn tâm của mình Người quân tửdùng đức Nhân để giữ gìn tâm của mình, lấy Lễ để giữgìn tâm của mình Có Nhân thì yêu thương người, có
Lễ thì kính người Mình thương người ta thì người taluôn thương mình, mình kính người ta thì người taluôn kính mình"
1.2.2 Tư tưởng về đức Lễ
Lễ là một phạm trù đạo đức, một chuẩn mực đạođức dùng để chỉ tôn ti trật tự kỷ cương của xã hội màmọi người, mọi giai cấp trong xã hội phải học, phải
Trang 14làm theo Trong tư tưởng Ngũ thường có các quanniệm như sau về Lễ.
Thứ nhất: Trong tác phẩm Luận ngữ, Lễ đượcKhổng tử đề cập đến hơn 70 lần Phạm trù Lễ với nộidung là những nghi thức, quy định trong tế lễ Khổng
Tử cho rằng tế lễ là để tỏ lòng thành kính, khi tế lễ phảituân thủ theo những quy định đã định sẵn
Thứ hai: Trong quan niệm của Tuân Tử thì chữ
Lễ cũng có nghĩa rất rộng, đối với người nào cũngphải có Lễ: “Lễ là đối với kẻ quý thì kính, đối với kẻgià thì hiếu thảo, đối với người lớn thì thuận, đối vớingười trẻ thì từ thiện” [22, 322]
Như vậy, Nho giáo quan niệm Lễ có tác dụngbao trùm hết tất cả các hành vi của con người và xãhội, là khâu chủ yếu của đạo làm người và được cụ thểhóa thành những nguyên tắc đạo đức để đánh giá đạođức của con người
1.2.3 Tư tưởng về đức Nghĩa
Nghĩa, có nghĩa đen, là điều nên nói, việc nênlàm Nói điều gì đó, làm việc gì đó, thấy thảnh thơi
Trang 15thoải mái hứng thú trong lương tâm thì điều nói đó,việc làm đó là điều nghĩa, việc nghĩa Không nói điều
ấy, không làm việc ấy thì thấy bứt rứt trong lương tâmthì như thế là có điều nghĩa không nói, có việc nghĩakhông làm
Tuy nhiên, đức Nghĩa trong tư tưởng Nho giáođược thể hiện một cách khác nhau qua quan niệm củamỗi nhà tư tưởng khác nhau
Thứ nhất: Nghĩa của Khổng Tử chính là để chỉcái thích đáng hay là cái đạo lý Đồng thời Khổng Tửcoi nghĩa là phẩm chất của người quân tử còn lợi làcái thuộc về kẻ tiểu nhân
Thứ hai: Mạnh Tử, cho rằng, nghĩa là việc nênlàm thì làm, không nên làm thì không làm: “Người ta
ai cũng có lòng thương xót chẳng nỡ đối với việc nàyhoặc việc khác, nhưng nếu mình biết đem tấm lòng ấy
mà phổ cập đến những việc mà mình chưa thương xót,chẳng nỡ, thì mình mới thật là người nhân vậy Người
ta ai cũng có việc mà mình chẳng thèm làm, nếu nhưmình biết nới rộng khí tiết ấy mà chẳng thèm làm
Trang 16những việc mình đương làm thì mình mới thật làngười nghĩa vậy” (Mạnh tử, Tận tâm)
Thứ ba: Tuân Tử lại cho rằng Nghĩa là điềukhông thể thiếu trong bản thân của mỗi con người vàtrong xã hội Từ đó, Ông khuyên người quân tử phải
"nắm vững cái nghĩa", chỉ theo cái Nghĩa, hướng vềquyền, trong sự chất mà vẫn nắm vững Nghĩa, khôngloạn đó là cái của bậc sĩ, quân tử
Thứ tư: đến Đổng Trọng Thư là người đã chorằng Nghĩa là phạm trù riêng biệt, nó khác với cácphạm trù khác như Lợi, Nhân, Lễ, Trí, Tín Theo Ôngthì Nghĩa là để "nuôi cái tâm"- tinh thần, cao cả, lẽphải Như vậy, ta thấy có nhiều quan niệm khác nhau
về đức Nghĩa, nhưng trong Ngũ thường Nghĩa cũng làmột trong năm đức cơ bản và quan trọng cùng vớiNhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín
1.2.4 Tư tưởng về đức Trí
Trong tiếng Việt người ta thường định nghĩa Trí
là "khôn" nhưng trong tư tưởng của Nho giáo KhổngMạnh thì Trí chỉ có ở người quân tử còn kẻ tiểu nhân
Trang 17thì không có Trí Trí là biết người, là dùng người trực,
bỏ kẻ gian, như vậy, có thể giáo hóa kẻ gian thànhngười trực Trí là hiểu biết được Đạo nên mọi mốiquan hệ rộng, hẹp, cao, thấp của con người với trời đấtvạn vật với người khác trong thiên hạ
Thứ nhất: Theo Khổng Tử, con người phải có Trímới vươn tới được đức Nhân Trí là hiểu biết đượcđạo trên mọi mối quan hệ của con người với trời đất,muôn vật và với mọi người
Thứ hai: Đổng Trong Thư cũng là người đề caođức Trí, Ông cho rằng: không gì gần hơn là Nhân ái,không gì thiết yếu bằng trí tuệ Nhân ái mà không trítuệ thì là yêu mà không phân biệt Trí tuệ mà khôngnhân ái thì biết mà không làm Cho nên Nhân là đểyêu nhân loại, Trí là để trừ điều hại
Có thể nói Trí có một vai trò quan trọng trongđạo làm người Do vậy, phải luôn học tập để bồidưỡng đức Trí cho mình, để đối nhân xử thế cho phảiđạo, để vươn tới đức Nhân
1.2.5 Tư tưởng về đức Tín