MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Gia đình là tế bào của xã hội, là nhân tố tích cực thúc đẩy sự phát triển của xã hội thông qua việc thực hiện các chức năng như tái sản xuất con người, sức lao động, của cải vật chất và tinh thần của các thành viên trong gia đình và của toàn thể cộng đồng xã hội. Đặc biệt là gia đình có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế, cũng như giữ gìn, phát huy, truyền thụ những giá trị văn hóa tinh thần từ đời này sang đời khác, giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc một cách bền vững. Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội. Mỗi cá nhân con người là một thành viên của gia đình, sinh ra và trưởng thành trong một gia đình. Sự tồn tại và phát triển của gia đình được phản ánh bằng sự tồn tại và phát triển của xã hội. Vì vậy, có thể xem gia đình là hình ảnh thu nhỏ của xã hội. Nho giáo cho rằng, gia đình là cái nước nhỏ có một vị trí quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Những hành vi ứng xử, giao tiếp của mỗi thành viên trong gia đình đều được Nho giáo quy định chặt chẽ, phụ thuộc vào danh phận của mỗi người. Theo Nho giáo mọi thành viên trong xã hội đều bị trói buộc bởi Ngũ thường gồm Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Ngũ thường quy định hành vi ứng xử của con người nó phản ánh hai mặt của cuộc sống hiện thực là quan hệ gia đình và quan hệ xã hội. Trong gia đình, Nho giáo rất coi trọng việc ứng xử đúng theo Ngũ luân tức là năm mối quan hệ: vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bạn bè. Bởi, chỉ có thực hiện đúng Ngũ luân thì con người mới trở thành con người xã hội. Đồng thời, theo tư tưởng Ngũ thường thì nước cũng chỉ là căn nhà to, căn nhà nhỏ gia đình hòa thuận thì căn nhà to cũng hòa thuận. Tư tưởng Ngũ thường của Nho giáo đã làm cho các thành viên trong gia đình ứng xử với nhau theo trật tự luân thường, đạo lý góp phần làm cho gia đình có văn hóa, phù hợp với cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta. Trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế, một mặt phải phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc, đồng thời phải kế thừa những điểm tích cực trong tư tưởng Ngũ thường của Nho giáo. Bởi, ở Thừa Thiên Huế, nơi đây đã từng là thủ phủ của vương triều nhà Nguyễn, là nơi tồn tại cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Học thuyết chính trị tư tưởng tiến bộ đều được giai cấp thống trị đưa lên vị trí độc tôn trong nền tảng đời sống tinh thần. Tư tưởng Ngũ thường của Nho giáo đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa gia đình con người xứ Huế. Mục tiêu cuối cùng là giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc, để Thừa Thiên Huế mãi xứng đáng là di sản văn hóa thế giới trong thời kỳ hội nhập. Vì lẽ đó, tôi quyết định chọn đề tài: Ngũ thường trong triết học Nho giáo với việc xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay để làm khóa luận tốt nghiệp cử nhân triết học.
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài 2
3 Mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề tài 3
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 3
5 Đóng góp của đề tài 4
6 Kết cấu của đề tài 4
CHƯƠNG 1 QUAN ĐIỂM NGŨ THƯỜNG TRONG TRIẾT HỌC NHO GIÁO 5
1.1 Sơ lược sự hình thành và phát triển của Nho giáo 5
1.1.1 Sự ra đời và phát triển của Nho giáo ở Trung Quốc 5
1.1.2 Qúa trình du nhập và phát triển của Nho giáo ở Việt Nam 7
1.2 Những nội dung cơ bản của tư tưởng Nho giáo về Ngũ thường 8
1.2.1 Tư tưởng về đức Nhân 9
1.2.2 Tư tưởng về đức Lễ 15
1.2.3 Tư tưởng về đức Nghĩa 21
1.2.4 Tư tưởng về đức Trí 23
1.2.5 Tư tưởng về đức Tín 25
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY 30
2.1 Quan niệm về gia đình văn hóa 30
2.1.1 Quan niệm về văn hóa và gia đình 30
2.1.2 Quan niệm về gia đình văn hóa 33
2.2 Thực trạng xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay 34
2.2.1 Xây dựng đạo đức gia đình ở Thừa Thiên Huế hiện nay 37
2.2.2 Xây dựng nếp sống gia đình ở Thừa Thiên Huế hiện nay 41
2.2.3 Giáo dục gia đình ở Thừa Thiên Huế hiện nay 49
2.3 Các giải pháp nhằm xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay 54
2.3.1 Thiết lập quan hệ bình đẳng nam - nữ trong gia đình gắn liền với việc xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế 54
2.3.2 Phát triển kinh tế nhiều thành phần, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình và nâng cao dân trí gắn liền với việc xây dựng gia đình văn hóa nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho gia đình ở Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay 56
2.3.3 Xác lập tình yêu đúng đắn trong quan hệ vợ chồng để xây dựng gia đình ấm no, hòa thuận, tiến bộ, hạnh phúc .59
2.3.4 Xây dựng gia đình văn hóa gắn liền với việc tăng cường giáo dục ý thức nghĩa vụ và trách nhiệm của các thành viên đối với gia đình ở Thừa Thiên Huế hiện nay .60
KẾT LUẬN 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội, là nhân tố tích cực thúc đẩy sự pháttriển của xã hội thông qua việc thực hiện các chức năng như tái sản xuất conngười, sức lao động, của cải vật chất và tinh thần của các thành viên trong giađình và của toàn thể cộng đồng xã hội Đặc biệt là gia đình có vai trò rất quantrọng trong sự phát triển kinh tế, cũng như giữ gìn, phát huy, truyền thụnhững giá trị văn hóa tinh thần từ đời này sang đời khác, giữ vững bản sắcvăn hóa dân tộc một cách bền vững
Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội Mỗi cá nhân con người làmột thành viên của gia đình, sinh ra và trưởng thành trong một gia đình Sựtồn tại và phát triển của gia đình được phản ánh bằng sự tồn tại và phát triểncủa xã hội Vì vậy, có thể xem gia đình là hình ảnh thu nhỏ của xã hội
Nho giáo cho rằng, gia đình là cái nước nhỏ có một vị trí quan trọngtrong sự phát triển của xã hội Những hành vi ứng xử, giao tiếp của mỗi thànhviên trong gia đình đều được Nho giáo quy định chặt chẽ, phụ thuộc vào danhphận của mỗi người Theo Nho giáo mọi thành viên trong xã hội đều bị tróibuộc bởi Ngũ thường gồm Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín Ngũ thường quy địnhhành vi ứng xử của con người nó phản ánh hai mặt của cuộc sống hiện thực làquan hệ gia đình và quan hệ xã hội Trong gia đình, Nho giáo rất coi trọngviệc ứng xử đúng theo Ngũ luân tức là năm mối quan hệ: vua - tôi, cha - con,
vợ - chồng, anh - em, bạn - bè Bởi, chỉ có thực hiện đúng Ngũ luân thì conngười mới trở thành con người xã hội Đồng thời, theo tư tưởng Ngũ thườngthì nước cũng chỉ là căn nhà to, căn nhà nhỏ - gia đình hòa thuận thì căn nhà
to cũng hòa thuận
Tư tưởng Ngũ thường của Nho giáo đã làm cho các thành viên tronggia đình ứng xử với nhau theo trật tự luân thường, đạo lý góp phần làm chogia đình có văn hóa, phù hợp với cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳquá độ đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta
Trang 3Trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế, mộtmặt phải phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc, đồng thời phải kế thừanhững điểm tích cực trong tư tưởng Ngũ thường của Nho giáo Bởi, ở ThừaThiên Huế, nơi đây đã từng là thủ phủ của vương triều nhà Nguyễn, là nơi tồntại cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam Học thuyết chính trị tư tưởngtiến bộ đều được giai cấp thống trị đưa lên vị trí độc tôn trong nền tảng đờisống tinh thần Tư tưởng Ngũ thường của Nho giáo đã có ảnh hưởng mạnh
mẽ đến văn hóa gia đình con người xứ Huế Mục tiêu cuối cùng là giữ gìn vàphát huy truyền thống văn hóa của dân tộc, để Thừa Thiên Huế mãi xứngđáng là di sản văn hóa thế giới trong thời kỳ hội nhập
Vì lẽ đó, tôi quyết định chọn đề tài: "Ngũ thường trong triết học Nho giáo với việc xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay" để
làm khóa luận tốt nghiệp cử nhân triết học
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Nho giáo là đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học, củanhiều ngành, nhiều giới Từ trước đến nay, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về
sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo ở nước ta Trong đó có: Nho giáo củaTrần Trọng Kim, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2001; Nho giáo xưa và naycủa Quang Đạm, Viện KHXHNV, Hà Nội, 1994; Đạo Nho và văn hóaphương Đông của Hà Thúc Minh, Nxb Giáo dục, 2001; Mối quan hệ giữaNhân và Lễ trong học thuyết Khổng Tử của Nguyễn Thị Thanh Hải, Luận vănThạc sĩ, ĐHKH Huế, 2004; Tư tưởng Nhân, Lễ, Chính danh trong tác phẩmLuận ngữ của Khổng Tử và vận dụng giáo dục đạo đức cho sinh viên ViệtNam hiện nay của Nguyễn Thị Thanh Bình, Luận văn Thạc sĩ, ĐHKH Huế,2005
Ngoài ra, còn rất nhiều bài viết trên các tạp chí, các báo đã đề cập đếnvấn đề này Nhưng nhìn chung, các đề tài nghiên cứu ấy đã nghiên cứu mộtcách tổng quát nhất sự ảnh hưởng của Nho giáo đối với các lĩnh vực của xãhội Việt Nam Việc nghiên cứu tư tưởng Ngũ thường trong triết học Nhovới việc xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay đang nằm
Trang 4trong hệ thống chung chưa có đề tài nghiên cứu cụ thể Trên cơ sở tiếp thu và
hệ thống hóa kiến thức, những quan điểm khoa học của những người đi trướcdưới góc độ triết học Mác - Lênin tôi sẽ nghiên cứu rõ hơn về Ngũ thườngtrong triết học Nho giáo với việc xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa ThiênHuế hiện nay
3 Mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Chỉ ra những dấu ấn mà tư tưởng Ngũ thường trong triết học Nho giáovới việc xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay, đồng thờicũng làm rõ nét khác biệt nổi bật trong văn hóa gia đình ở Thừa Thiên Huếkhác với các vùng trong cả nước Từ đó, nghiên cứu thực trạng và có nhữnggiải pháp cụ thể nhằm xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay
Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Tư tưởng Ngũ thường trong lịch sử tư tưởng triết học Nho giáo ởTrung Quốc và trong truyền thống văn hóa Việt Nam Những biểu hiện của tưtưởng Ngũ thường và thực trạng của việc xây dựng gia đình văn hóa ở ThừaThiên Huế hiện nay
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Cơ sở lý luận của đề tài
Đứng trên quan điểm của phép biện chứng duy vật trong quá trìnhnghiên cứu đề tài như: quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử cụ thể, quanđiểm phát triển, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ ChíMinh về xây dựng gia đình văn hóa
Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Trên cơ sở mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, tác giả đã sửdụng các phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp diễn dịch, phương phápquy nạp, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp lôgíc và lịch sử
5 Đóng góp của đề tài
Đề tài đã nêu lên một cách có hệ thống, khoa học về tư tưởng Ngũthường trong triết học Nho giáo Đồng thời, làm rõ quan niệm về gia đình văn
Trang 5hóa trong cả nước Mặt khác, đề tài còn làm rõ thực trạng và đưa ra các giảipháp nhằm xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay Tuy vậy,phạm vi nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp này, do khả năng còn hạn chế,tác giả lại sống ở Huế chưa lâu nên việc nghiên cứu còn chưa thực sự đầy đủ
và hoàn chỉnh Do vậy, vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu về sau
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, bố cục của đề tài gồm có haichương, chương 1 có 2 tiết, chương 2 có 3 tiết và Danh mục tài liệu thamkhảo
Trang 6CHƯƠNG 1 QUAN ĐIỂM NGŨ THƯỜNG TRONG TRIẾT HỌC NHO
GIÁO 1.1 Sơ lược sự hình thành và phát triển của Nho giáo
1.1.1 Sự ra đời và phát triển của Nho giáo ở Trung Quốc
Nho giáo ra đời cách đây hơn 2500 năm ở Trung Hoa cổ đại, gắn liềnvới tên tuổi người sáng lập là Khổng Tử Ông sinh năm 551TCN, ở nước Lỗ,trong một gia đình quý tộc sa sút Khi còn nhỏ, tuy gia cảnh nghèo khó nhưngông vẫn có điều kiện học sớm và rất ham học Ở thời đại Khổng Tử thì chế độtông pháp nhà Chu đảo lộn, đạo lý nhân luân suy đồi Khổng Tử muốn đemtài sức mình ra giúp vua, với hy vọng lập lại trật tự lễ, nghĩa của nhà Chu vàcải thiện cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới Nhưng không được vua nước
Lỗ trọng dụng, ông chu du đến các nước chư hầu với mong muốn được mang
lý tưởng cải tạo xã hội ra giúp nước, trị dân, cứu đời nhưng không thành.Cuối đời Ông san định Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Dịch, Kinh Lễ và biên soạncuốn Xuân Thu Đến năm 479 TCN Khổng Tử qua đời
Trong cuộc đời dạy học của mình, những lời dạy của thầy đã đượccác học trò ghi lại và tập hợp lại thành bộ "Luận Ngữ" Về sau Tăng Sâm đãviết nên cuốn Đại học, học trò của Tăng Sâm là Khổng Cấp đã viết nên cuốnTrung dung
Sang thời Chiến quốc, Mạnh Tử đã ra sức bảo vệ Nho giáo, thườngxuyên tỏ thái độ tôn sùng vương đạo, khinh bỉ bá đạo, tôn sùng nhân, nghĩa,khinh bỉ thói mưu lợi Từ những đòi hỏi của thực trạng xã hội lúc bấy giờ,Mạnh Tử đã đề cập đến nhiều vấn đề cụ thể của đời sống chính trị và kinh tếnhiều hơn thầy Khổng Tử Mạnh Tử đã tập hợp và ghi lại những cuộc biệnluận của mình thành tập gọi là "bảy thiên" Mạnh Tử Mạnh Tử cùng với Luậnngữ, Đại học và Trung dung tập hợp thành bộ Tứ thư và cùng với Ngũ kinh
đã trở thành tài liệu chính thức của Nho giáo
Thời Đông Chu kéo dài trong cảnh rối ren, loạn lạc, trước tình hìnhnày đẩy toàn bộ triều đại nhà Chu và hình thái kinh tế xã hội của nó đến chỗ
Trang 7kết thúc Thực trạng này đòi hỏi Nho giáo muốn tồn tại và phát triển được thìphải vượt qua khủng hoảng.
Thực tế đạo lý Nho giáo không thể chấm dứt được tình trạng loạn lạc
Từ quyền lợi của giới kinh doanh, Tần Doanh Chính đã thống nhất Trung Hoa
và xưng hoàng đế Nho giáo, đạo lý làm vũ khí tinh thần bảo vệ nề nếp thểchế nhà Chu cũng phải chịu sự phán quyết của thế lực đang lên Tần DoanhChính đã ra chủ trương đốt sách, chôn nho sĩ "phần thư khanh nho" đã làmcho Nho giáo phải lao đao khốn đốn Với những chính sách tàn bạo của nhàTần đã gặp phải sự lên án và buộc tội của nhiều người, nhất là những thế lựcđại biểu cho xu thế mới của xã hội Lưu Bang đã giành thắng lợi, triều đại nhàHán bắt đầu Từ đây Nho giáo bắt đầu dần dần lấy lại ưu thế của mình và trởthành vũ khí tinh thần của nhà Hán
Triều đại nhà Hán nổi lên một nhân vật quan trọng đó là ĐổngTrọng Thư Ông đã bổ sung vào học thuyết Khổng - Mạnh phần nói về trờiđất, quỷ thần, âm dương, ngũ hành mà Khổng Tử, Mạnh Tử cố né tránh hoặcnói sơ qua Đồng thời hệ thống hóa học thuyết này một cách tương đối hoànchỉnh, vừa làm cho quân quyền và thần quyền quyện chặt vào nhau
Từ thế kỷ XVI trở đi triều đại nhà Minh, triều đại nhà Thanh gắn với
sự tiếp xúc văn hóa phương Tây đã đặt ra những vấn đề không thể giải quyếtđược dưới ánh sáng của đạo Nho Cùng với sự trao đổi hàng hóa, giao lưu vănhóa Đông Tây, các triết lý của các nhà tư tưởng dân chủ , thực tế cuộc sống
đã làm nảy sinh trong đầu óc nhà Nho những nỗi băn khoăn khó quyết định.Đến cuối triều đại nhà Thanh một số nhân vật tiêu biểu đã hấp thụ được nhiều
tư tưởng mới ở Tây Âu về "tự do", "bình đẳng", "dân chủ" Khang Hữu Vi,Lương Khải Siêu cũng muốn xây dựng và phát triển Trung Quốc theo hướngcông nghiệp và chú trọng phát triển khoa học kỹ thuật, nhưng cuối cùng họ điđến "cải lương" và "duy tâm" dưới ngọn cờ của Hoàng đế triều Thanh Mãicho đến 1911 cách mạng Tân Hợi đã giành thắng lợi, Trung Quốc mới bắt đầu
từ vũng bùn phong kiến dần dần bức lên Đến đây lịch sử Nho giáo gắn liền
Trang 8với các triều đại phong kiến Trung Quốc cơ bản đã kết thúc, song những ảnhhưởng của nó vẫn tồn tại cho đến ngày nay.
1.1.2 Quá trình du nhập và phát triển của Nho giáo ở Việt Nam
Lịch sử Nho giáo ở Trung Quốc kéo dài hơn 2500 năm thì ở ViệtNam, Nho giáo cũng đã có lịch sử hàng ngàn năm Trong suốt một ngàn năm
đô hộ nước ta, các thế lực phương Bắc đã dùng Nho giáo làm công cụ đồnghóa dân tộc ta Không chịu sự đồng hóa, dân tộc ta đứng lên chống lại ách đô
hộ và tư tưởng Nho giáo để xây dựng xã hội phong kiến bảo vệ lợi ích của cáctriều đại Trong suốt thời kỳ Bắc thuộc, Nho giáo đã không thể bám rễ đượcvào mảnh đất Việt Nam Nhưng nó lại được tiếp thu sau khi dân tộc ta giànhđược độc lập từ thế kỷ thứ X
Từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XIX, Nho giáo đã có ảnh hưởng sâu rộngtrong xã hội Việt Nam và góp phần không nhỏ trong việc tạo thành diện mạocủa dân tộc Trong việc xây dựng xã hội phong kiến, các triều đại phong kiếnViệt Nam đã giành cho Nho giáo địa vị ngày một quan trọng hơn trong hệ tưtưởng Từ thế kỷ thứ XV đến thế kỷ thứ XIX, Nho giáo được giữ địa vị độctôn Nho giáo thời kỳ đầu có những yếu tố tích cực như tư tưởng đại đồng,hiếu với cha mẹ , bên cạnh đó, nó cũng có những yếu tố tiêu cực như tưtưởng trọng nam khinh nữ, tính gia trưởng Một mặt, Nho giáo đã phát huyđược những yếu tố tích cực góp phần tạo nên những thời kỳ thịnh trị của xãhội phong kiến và tạo ra những nhà giáo dục, nhà chính trị, nhân hóa tài năng,đức độ như Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn , mặt khác Nho giáocũng bị các thế lực phản động lợi dụng mặt hạn chế làm vũ khí tư tưởngchống lại dân tộc, kìm hãm sự phát triển của đất nước
Ngọn cờ của anh em nhà Tây Sơn đã tạo nên một xu thế tập hợp mới.Tuy vậy vẫn chưa vượt ra khỏi hình thái kinh tế xã hội phong kiến Sau khiđánh tan quân Mãn Thanh và bè lũ tay sai của nó Nguyễn Huệ đã tỏ rõ quyếttâm nhất quán đi tới những sự đổi mới về tổ chức, chính trị, quân sự và một
số chính sách về ruộng đất, chủ trương dùng chữ Nôm chính thức Nhưng sựthay đổi mới chưa hoàn thành thì Nguyễn Huệ qua đời
Trang 9Nguyễn Ánh đã đi theo vết xe đổ của Lê Chiêu Thống "rước voi" vềgiày xéo đất nước Triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng giặc, đổi đất nước đểlấy ngai vàng Triều Nguyễn cần đến lễ giáo Nho giáo với mục đích giữ lấyđịa vị của mình Các vua triều Nguyễn đã triệt để lợi dụng và khai thác Nhogiáo về các giá trị đạo đức như Tam cương, Ngũ thường , nhằm tăng cường
sự ràng buộc của vua đối với bề tôi, của cha anh đối với con em, của bề trênđối với bề dưới
Sự pha trộn của các nền văn hóa, các tôn giáo và các dòng tư tưởng ởphương Đông và phương Tây trong xã hội Việt Nam đang đẩy sự suy tàn của
xã hội phong kiến thêm nhanh chóng Nếu như trước đây, Nho giao chỉ chấpnhận đạo lý của Phật giáo và Lão giáo thì giờ đây Nho giáo phải thừa nhậnvới cả đạo Thiên chúa giáo nữa Trải qua các triều đại phong kiến, chưa baogiờ Nho giáo lại thể hiện sự phản động như triều đại nhà Nguyễn
Trên đất nước ta, Nho giáo đã có lịch sử lâu đời, trải qua nhiều giaiđoạn với những bước thăng trầm khác nhau và không có một trường phái nàonổi bật cả Các danh Nho Việt Nam không có sự sáng tạo gì đóng góp vào họcthuyết mà chỉ thể hiện rõ khí chí, bản lĩnh, tiết tháo của mình trước những sựviệc bất bình của xã hội Ngày nay chúng ta phê phán Nho giáo dựa trên lậptrường triết học Mác - Lênin Từ đó kế thừa và phát huy những nhân tố tíchcực của nó để phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước
1.2 Những nội dung cơ bản của tư tưởng Nho giáo về Ngũ thường
Trong học thuyết luân lý và đạo đức của Nho giáo, con người bịràng buộc, chi phối bởi vô vàn những mối quan hệ chồng chéo, đan xen hếtsức phức tạp Ứng với các mối quan hệ ấy, Nho giáo đã đưa ra những quyphạm, những chuẩn mực đạo đức ràng buộc, cột chặt con người vào trongnhững mối quan hệ, định rõ trách nhiệm của các thành viên trong gia đình vàngoài xã hội Những quy phạm, những chuẩn mực đạo đức đó gộp thành "đạolàm người" Theo Nho giáo thì đạo làm người thông thường có năm bậc, nóphản ánh năm mối quan hệ cơ bản của xã hội loài người Đó là các mối quan
hệ vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bạn bè Để có thể xử lý tốt năm mối
Trang 101.2.1 Tư tưởng về đức Nhân
Nhân là phạm trù "hạt nhân” trong học thuyết của Nho giáo, đượcxem là tư tưởng xuyên suốt của trường phái này Mặc dù vậy, khi Nho giáoquan niệm về Nhân thì có nhiều cách quan niệm khác nhau, song chúng tacũng có thể hiểu Nhân với nghĩa như sau
Trong triết học Trung quốc có hai chữ Nhân, nhân nghĩa là người,con người và nhân nghĩa là nhân ái, nhân đức là bản tính của con người Cũngtrong triết học Trung quốc nhân bao gồm chữ nhân đứng kết hợp với chữ nhị
có nghĩa là đạo làm người Như vậy, nhân theo nghĩa hẹp là một phẩm chấtđạo đức cụ thể, cơ bản và nền tảng của con người Theo nghĩa rộng, Nhân baogồm mọi đức của con người như lễ, nghĩa, trí, tín, hiếu, trung , đây là nhữngphẩm chất có ý nghĩa bao trùm lên mọi đức tính Nhân là đạo làm người, làcách cư xử của mình đối với người, là yêu người, là bác ái Nhân là quy phạmnguyên tắc đạo đức chủ yếu nhất có tính phổ biến nhằm chi phối ràng buộccon người trong việc tu dưỡng hoàn thiện đạo đức của mình và ràng buộc mọihành vi ứng xử trong các quan hệ xã hội giữa người với người, giữa người vớimọi giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội Nhân còn là phạm trù đạo đức mangtính chất chính trị là công cụ chính trị và nhằm mục đích chính trị
Nhân được biểu hiện qua những việc làm cụ thể của con người nhưcung kính với bề trên, nhân nhượng với người dưới, trung thực với người,quan trọng hơn cả là lòng yêu thương con người Nếu làm trái với những điều
Trang 11đó thì đều là làm trái với đức Nhân Qua đó để khẳng định Nhân là đạo đứccủa con người, là hành vi ứng xử, là cách đối nhân xử thế giữa người vớingười Nhân vừa bao la vô cùng nhưng Nhân cũng rất gần gũi với mọi người,Nhân gắn liền với bản chất tự nhiên của con người Nếu hiểu theo tinh thầncủa Nho giáo thì nó là tinh thần chính trị, của đạo đức con người, là tinh thầncủa "Lễ", "Nhạc" Cho nên sách Nho định nghĩa: "Nhân là người và yêungười Yêu người bắt đầu từ mình đến người gắn với mình cho đến quốc gia,
xã hội, đây là tình, là hiếu, là trung, là nhân ái" [15, 22 ] Nếu Nhân chỉ là yêungười thôi thì hoàn toàn chưa đủ, mà Nhân còn là yêu người một cách vô tưkhông gượng ép, đó là bản tính vốn có của con người Từ Nhân mới nảy sinh
ra các đức khác, Nhân là gốc để sinh ra Hiếu, Lễ, Trí, Tín Ngược lại các đức
ấy lại hội tụ ở Nhân Như vậy Nhân là phạm trù bao quát và toàn diện nhất Trong lịch sử Nho học, phạm trù Nhân không phải đến đời Khổng
Tử mới có mà quan niệm này đã có từ rất lâu Sách Kinh Dịch cho rằng: "lậpđạo của trời nói rằng âm và dương, lập đạo của đất nói về nhu và cương, lậpđạo của người nói về Nhân và Nghĩa” [15, 23 ] Đến thời Khổng Tử quanniệm về Nhân mang tính chất mới mẻ hơn và sâu sắc hơn Trong suốt cuộcđời của mình, Khổng Tử luôn mang hoài bão đưa tư tưởng của mình, họcthuyết của mình để hướng con người đạt đến điều Nhân, thực hiện đường lốitrị nước bằng đạo đức (đức trị) để xây dựng một xã hội thái bình thịnh trị.Phạm trù Nhân được Khổng Tử đề cao là tư tưởng chủ đạo, trong tác phẩmLuận ngữ, Ông đã nói đến khoảng 105 lần về Nhân Song, Nhân là gì ? thìKhổng Tử không có một định nghĩa cụ thể nào, đối với mỗi học trò, từnghoàn cảnh, mà Khổng Tử có một cách giải thích khác nhau về Nhân
Người đầu tiên hỏi Khổng Tử về đức Nhân trong tác phẩm luận ngữ
là Phan Trì, có lẽ Khổng Tử đánh giá đây là một học trò kém nhất nên trả lờicâu hỏi thế nào là Nhân của Phan Trì, Khổng tử đáp: "Người Nhân làm nhữngviệc khó khăn trước, còn hiệu quả lượm được thì về sau, như vậy mới có thể
là Nhân được" [20, 199 ] Rõ ràng theo quan niệm của Khổng Tử Nhân khôngphải là một cái khuôn định sẵn và chỉ có đến được với cái khuôn đó thì mới là
Trang 12Nhân Và ở đây Ông cho rằng, với người bình thường thì yêu cầu của Nhâncũng rất bình thường, chỉ là chịu khó làm lụng để đạt kết quả tốt mà thôi Lầnthứ hai, Khổng Tử có cách giải thích về Nhân với Phan Trì, Ông chỉ nói ngắngọn đó là "ái nhân" có nghĩa là yêu người.
Cũng nói về Nhân, song khi trả lời Nhan Uyên, một trong những họctrò được Khổng Tử đánh giá là xuất sắc nhất Khổng Tử lại giải thích theocách khác: "Dẹp bỏ tư dục làm theo điều lễ là làm điều Nhân Một ngày dẹp
bỏ được tư dục của mình và làm theo điều Lễ thì trong thiên hạ cũng theo vềđiều Nhân Làm điều Nhân là do nơi mình há tại người khác sao” [20, 398].Qua đó để ta thấy với Khổng Tử đức Nhân chẳng ở đâu xa mà ngay chínhtrong lòng, trong tâm của mỗi người Con người muốn đạt được điều Nhân thìdẹp bỏ tất cả tư dục mà làm theo điều Lễ Bởi theo quan niệm của Nho giáoKhổng Mạnh thì Nhân là ở "đức tâm" người mà không có lòng nhân đức thìlàm sao mà thi hành lễ tiết? người mà không có lòng nhân đức làm sao màdùng âm nhạc? kẻ bất nhân chẳng thể bền chịu với cảnh nghèo túng, chẳng cóthể an nhiên lâu dài trong cảnh khoái lạc Người Nhân thì an vui với lòng củamình, ở cảnh nào cũng ung dung, thảnh thơi, yên ổn Bậc trí thì biết lợi dụnglòng nhân, tùy thời mà làm cho đức nhân hậu của mình ngày càng gia tăng.Duy có bậc nhân mới biết thương người và ghét người chính đáng mà thôi Khổng Tử nói: "Mỗi người tùy theo đảng của mình mà phạm lỗi Cho nên khiquan sát cái lỗi của mỗi người, mình có thể biết người ấy có nhân hay không"
"Ta chưa thấy người nào thật tình yêu điều nhân và thật tình ghét điều bấtnhân Người thật yêu điều nhân thì không cho điều gì hơn điều nhân được.Người thật ghét điều bất nhân trong khi làm điều nhân thì không cho điều bấtnhân vướng vào mình Có ai trọn ngày dùng hết sức mình làm điều nhânchăng? Ta chẳng thấy ai đủ sức mà làm điều nhân hoặc cũng có nhưng mắt tachưa thấy" [5, 4] "Trò Hồi ba tháng lòng chẳng lìa điều Nhân Còn các đệ tửkhác người thì giữ được một ngày kẻ thì giữ được một tháng là cùng "Nêntâm trí ở đạo lý, nên giữ gìn đức hạnh, nên làm theo điều Nhân, chơi theo lụcnghệ Đức Nhân có phải ở xa ta chăng? Nếu ta muốn đức Nhân thì đức Nhân
Trang 13ấy đến liền nơi ta vậy" "Người có chí và có Nhân chẳng lẽ vì bảo tồn sinhmạng mà hãm hại đức Nhân, hạng người ấy có khi phải tự mình quyên sinh
để giữ tròn đức Nhân vậy" "Kẻ nào miệng nói lời hoa mỹ còn mặt mày thìtrau chuốt, hình dáng thì kiểu cách, quần áo thì lòe loẹt thì kẻ ấy hẳn kémlòng Nhân" [5, 4]
Còn Mạnh Tử nói," Có Nhân thì vinh hiển, không Nhân thì nhục nhã.Hiện nay, các bậc vua chúa đều ghét sự nhục nhã nhưng vẫn ăn ở, sống bấtNhân Như vậy có khác nào mình ghét chỗ ẩm ướt mà cứ ở chỗ thấp"
"Người quân tử sở dĩ khác với người thường là biết giữ gìn tâm của mình.Người quân tử dùng đức Nhân để giữ gìn tâm của mình, lấy Lễ để giữ gìn tâmcủa mình Có Nhân thì yêu thương người, có Lễ thì kính người Mình thươngngười ta thì người ta luôn thương mình, mình kính người ta thì người ta luônkính mình" "Nhân là nhân tâm nghĩa là con đường chính đại của con người".Mạnh Tử viết," chưa hề có người quý đức Nhân mà lại bỏ bê cha mẹ, bà conmình, chưa hề có người trọng đức Nghĩa mà coi việc vua việc nước nhẹ hơnviệc riêng tư của mình Vậy thì vua nên nói đến Nhân, Nghĩa mà thôi, cần gìphải nói đến lợi" "Học không biết chán đó là Trí, dạy không biết mệt là Nhânvậy" "Mình yêu thương người mà người chẳng thấu đến mình, vậy nên mình
tự xét xem mình đã đủ lòng Nhân hay chăng" "Lòng trắc ẩn chính là Nhânvậy"
Lần khác Khổng Tử trả lời Tử Cống về Nhân ông nói: "Người Nhânmình muốn thành lập mà làm cho người được thành lập; mình muốn thông đạt
mà làm cho người khác thông đạt Hay đem lòng của mình làm thí dụ để hiểubiết lòng muốn của con người Có thể coi đó là phương pháp thực hành Nhânvậy" [20, 212] Đây cũng có thể xem là một trong những quan niệm mới củaKhổng Tử về Nhân Người Nhân là ta muốn thì cũng cho người muốn, cái gì
ta không muốn thì cũng không muốn cho người Cho nên, Nhân muốn đạtđược thì phải thắng được tư dục mà làm theo công lý, theo lẽ phải Nhưng khi
Tử Trương hỏi về đức Nhân, Khổng Tử lại trả lời, phải làm được năm đứctrong thiên hạ thì được gọi là Nhân Tử Trương không biết năm đức tốt mà
Trang 14Khổng Tử đề cập đến là đức gì, nên hỏi tiếp: "Xin hỏi về năm đức ấy?",Khổng Tử nói đó là Cung, Khoan,Tín, Mẫn, Huệ Cung - kính thì không bịkhinh nhờn Khoan - hòa thì được lòng mọi người Tín - trực thì người ta tínhnhiệm Cần - mẫn có công làm ân huệ thì sử dụng được người" [22, 87] Hoặcnhư: "Cương trực, nghiêm nghị, chất phác ấy là gần đức Nhân, (Luận ngữ, Tử
lộ, 8) Nếu đã làm được năm đức tốt ấy thì đã được tấm lòng tốt, hợp với Lễthì đó là toàn diện, không kiêu ngạo, làm việc đến nơi đến chốn, sống lại biếtlượng thứ khoan dung với người khác
Khổng Tử còn ví người đức Nhân như nước vậy "Nước chảy xuốngtrủng, chảy quanh co như Nghĩa vậy Nước từ trên cao trăm trượng đổ xuống
mà không ngần ngại giống như Dũng vậy Nước ở lại chỗ cạn thì lưu hành,chỗ sâu thì không lường được giống như Trí vậy Yếu mờ nhỏ mà ở đâu cũngthấm được giống như sát vậy Cái gì không sạch vào nước thì cũng sạch, tinhkhiết giống như thiên hóa Nước đứng động, bằng phẳng giống như Chínhvậy, nước đầy thì không phải giữ giống như Độ vậy Nước khi khúc chiếtchảy về biển Đông, giống như ý vậy" (Luận ngữ, Tử lộ, 10) Như thế nhâncách theo Khổng Tử là mỗi người phải tự trau dồi cho mình những đức tínhtốt đẹp đủ để tỏa ra cho mọi người xung quanh giống như nước vậy
Nghiên cứu về đức Nhân của Khổng Tử, có thể nhận thấy rằng ôngluôn coi Nhân là đức căn bản của con người cả về xử thế lẫn tu thân, là trungtâm để chi phối các chuẩn mực đạo đức khác của con người Khổng Tử nói:
"Nhân vừa là tu thân vừa là Nhân ái Nhân là trung tâm của đạo đức từ đó màphát ra các đức khác và các đức khác quy tụ về nó" [25, 193] Vậy, Khổng Tửcho rằng:" Nhân là lòng thương yêu người Nhân là tinh thần của Lễ nhạc vàchính trị Khi đánh giá vai trò của Nhân Nho giáo cho rằng đó là đỉnh caonhất của đạo đức con người Họ cho rằng," Nhân" với "Thánh" coi như làmột, đã có "Thánh" là có "Nhân", đã có "Nhân" là có "Thánh" Trở nên
"Thánh" khó bao nhiêu thì thực sự trở thành"Nhân" khó bấy nhiêu
Trong "Nhân an", là lòng yêu thương người phải tự nhiên khôngkhiên cưỡng "Nhân" và " an" quan hệ mật thiết với nhau, "an" là ung dung,
Trang 15trúng đạo, đứng ra làm việc gì cũng phù hợp với tính thiện Bất nhân, tà dâmchỉ nghĩ đến tính cách làm điều ác trái đạo, nên trong lòng không lúc nào yênđược Người mà nói khéo, nịnh hót, sửa nét mặt theo bề ngoài là ít Nhân Nhưvậy "Nhân an" là "Thánh nhân chi mĩ"; là niềm vui lớn của người có đứcnhân.
Như vậy ta thấy Nhân là yếu tố quan trọng, là cái gốc mở đầu củaviệc xây dựng đạo đức của một con người Ai đạt được bậc nhân thì làm gìcũng được lòng người, ích cho đời Bởi thế, "Người quân tử trong bữa cơmcũng không nên trái điều nhân, vội vàng cũng phải theo nhân, loạn lạc cũngphải giữ Nhân", (Luận ngữ, Lễ nhân, 4) Qua đó chúng ta thấy được quanniệm về Nhân của Nho giáo mang đậm tính nhân văn và có ý nghĩa thiết thực
mà con người luôn hướng đến
Ngoài ra, đức Nhân trong Ngũ thường của Nho giáo cũng là xuấtphát điểm của học thuyết đạo đức, chính trị - xã hội Vì vậy, Nhân có mốiquan hệ chặt chẽ mật thiết với các đức khác Chẳng hạn Nhân với Nghĩa trong
đó Nhân thể hiện lòng thương người thì Nghĩa là trách nhiệm thực hiện tìnhcảm đó Muốn thực hiện điều Nhân phải có ý chí sắt đá vì vậy đức Nhân cóquan hệ biện chứng với Trí, Tín, Dũng Tuy nhiên đối với người cầm quyền,đức Nhân như một thành trì vững chắc để giữ gìn và bảo vệ những gì họ đạtđược
Tuy nhiên, học thuyết Nhân của Khổng Tử có nội dung giai cấp rõràng, chỉ có người quân tử mới có được đức Nhân Nghĩa là, đạo nhân là đạocủa người quân tử, của giai cấp thống trị chứ không có nghĩa bao hàm conngười nói chung, bao hàm cả nhân dân lao động (dân) Tư tưởng thương yêungười dân lấy quan hệ huyết thống làm cơ sở, mỗi cá nhân phải toàn tâm, toàn
ý vì quyền lợi của tông tộc Diệp Công nói với Khổng Tử rằng, phe tôi cóngười thật thà, ngay thẳng cha bắt trộm dê mà con đi báo Khổng Tử đáp lạivới Diệp Công, người thật thà, ngay thẳng phe tôi có khác cha dấu cho con,con dấu cho cha Sự thật thà ngay thẳng đã bao gồm trong đó rồi Tư tưởng
Trang 16hay người không thân Nếu thấy người tài giỏi hơn mình thì phải nhường, nếukhông nhường tức là ăn cắp địa vị Theo Khổng Tử, học tập lễ nhạc trước rồimới làm quan tức là kẻ dã Nhân Làm quan rồi mới học lễ nhạc mới là ngườiquân tử (con cháu quý tộc) Nếu dùng người thì ta chọn những người học tập
lễ nhạc trước
Tóm lại, trong học thuyết Khổng Tử nói riêng, học thuyết Nho giáonói chung, Nhân là một phạm trù trung tâm, là đạo đức sáng ngời kết tinhnhững tinh hoa, chuẩn mực đạo đức của nhân loại Chính từ mục đích vươntới đức Nhân nên con người phải tự giác thực hiện tốt những chuẩn mực đạođức khác trong Ngũ thường nói riêng và trong học thuyết về đạo đức luân lýcủa Nho giáo nói chung như Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, Dũng, Hiếu qua đó thấyđược đức Nhân trong tư tưởng Ngũ thường của Nho giáo
1.2.2 Tư tưởng về đức Lễ
Lễ là một phạm trù đạo đức, một chuẩn mực đạo đức dùng để chỉ tôn
ti trật tự kỷ cương của xã hội mà mọi người, mọi giai cấp trong xã hội phảihọc, phải làm theo Lễ cũng là chuẩn mực đạo đức Nếu nhân là nội dung thì
Về sau, ý nghĩa của lễ dùng để nói cả những quy củ mà phong tục, tập quáncủa xã hội đã thừa nhận như: Quan, Triều, Sính, Tang, Tế…
Trong tác phẩm Luận ngữ, Lễ được Khổng tử đề cập đến hơn 70lần Mặc dù, Lễ được nhắc lại nhiều lần Song mỗi lần nói đến Lễ đều mangmột nội dung và hàm ý khác nhau Khổng Tử đã kế thừa và phát triển phạmtrù Lễ của các bậc Nho sĩ thời trước và có nội dung phong phú rộng rãi hơn
Trang 17Lễ trong tư tưởng Khổng Tử không chỉ là lễ giáo, nghi thức kỷ cương định ra
có danh có khí dứt khoát Mà quan trọng hơn, Lễ là đức của con người, nhất
là người cai trị Lễ còn là đạo đức của bậc quân tử cũng như kẻ thứ dân.Trong tác phẩm “Nho giáo” của Trần Trọng Kim có đoạn viết: “Chữ Lễ, hiểutheo nghĩa rộng mới đúng tông chỉ của Khổng giáo Tông chỉ ấy cốt nhất làhàm dưỡng những tình cảm cho thật hậu để gây thành tập quán đạo đức chođến bậc nhân” [25, 154]
Phạm trù Lễ với nội dung là những nghi thức, quy định trong tế lễ.Khổng Tử cho rằng tế lễ là để tỏ lòng thành kính, khi tế lễ phải tuân thủ theonhững quy định đã định sẵn Song không vì thế mà việc “Tế lễ” chỉ nhằm làmđúng một điều đó là nghi thức đúng đắn, lễ vật đầy đủ Ngoài ra, khi tế lễquan trọng nhất là phải thành tâm để thực hiện tấm lòng, lễ không phải chỉ là:
“Người đời nay đem ngọc lụa làm lễ” [20, 634] Như vậy, lễ có nội dung là tế
lễ cũng có quan hệ mật thiết với đạo đức, tế là phải xuất phát từ sự thành thực,cung kính với trời đất, qủy thần, tổ tiên, ông bà, cha mẹ “Tế tự không phải từhình thức bên ngoài đến mà phải từ trong bụng sinh ra ở tâm sinh ra vậy” [26,201] Khổng Tử cho rằng, các nghi thức được sử dụng trong việc cúng giỗ tổtiên, ma chay, để tang, cưới hỏi… chính là mục đích để phát huy tình cảm củacon người Ông nói: “Trong tang chế cha mẹ, tụng niệm, tế tự tổ tiên có sựthận trọng thì đức của dân sẽ được thuận hậu” [15, 36] Khổng Tử cũng quanniệm rằng: “Lễ là gốc ở kính, ngưởi bất nhân chẳng có niềm cung kính thì đâu
có thể hành lễ cho nghiêm trang được”
sơ Khổng Tử quan niệm khi chúng ta sinh ra ba năm cha mẹ phải trông nom
bế ẩm nên để tang ba năm mới hợp Lễ “Trẻ con sau ba năm mới được rờivòng tay bế ẩm của cha mẹ cho nên khi cha mẹ mất đi, con cái phải báo đáp
Trang 18ân huệ vất vả nhất của cha mẹ trong ba năm, để tang cha mẹ ba năm đó là lễtang thông thường của mọi người trong thiên hạ” [18, 206] và quy định trong
ba năm đó, người quân tử không được tập lễ, không được tấu nhạc…
Trong quan niệm của Tuân Tử thì chữ Lễ cũng có nghĩa rất rộng, đốivới người nào cũng phải có Lễ : “Lễ là đối với kẻ quý thì kính, đối với kẻ giàthì hiếu thảo, đối với người lớn thì thuận, đối với người trẻ thì từ thiện” [22,322] Theo Tuân Tử: “Người sinh ra là có lòng muốn, muốn mà không đượcthì không thể tìm, tìm mà không có chừng mực, giới hạn thì không thể tranh.Tranh thì loạn, loạn thì khốn cùng Tiên vương ghét cái loạn, cho nên chế lễnghĩa để phân ra trật tự để nuôi cái muốn của người ta, cấp cái tìm của người
ta, khiến ai muốn không đến cùng kiệt các vật, các vật không làm cùng kiệtcái muốn, các vật với cái muốn phù tri lẫn nhau mà sinh trưởng, ấy là cái sởkhởi nguyên của lễ” [22, 32] cho nên ông yêu cầu phải cần có lễ, đó mới làhợp Đạo
Nho giáo quan niệm về Lễ với nội dung là những chuẩn mực nhữngquy định, nguyên tắc, những yêu cầu trong các hoạt động của con người vàtrong các quan hệ xã hội: vua phải yêu thương bề tôi, bề tôi phải tận trung vớivua, cha mẹ phải yêu thương con cái, con cái phải hiếu kính cha mẹ Từ khichào đời đến khi nhắm mắt và cả khi ngồi một mình cũng phải thực hành lễ.Thi hành lễ là để rèn luyện tu tâm dưỡng tính tạo cho con người có điều kiệnthực hiện đúng đức Nhân và có hành vi đúng mức và tốt đẹp “Gọi là đạo đứcnhân nghĩa mà thiếu lễ ắt không thành, giáo huấn để đính chính phong tục màthiếu lễ ắt không đầy đủ, ngay cả đến việc phân tranh, cãi cọ, không Lễ cũnggiải quyết được Đó là chế dùng lễ để làm rõ phải trái, phân định đúng sai.Vua tôi, trên dưới, cha con, anh em không có lễ không xác định được thânphận, vị trí Học để làm quan phải kính thờ thầy dạy, nếu không có lễ thì lấy
gì mà thân ái với nhau” [30, 27] Lễ phân ra trật tự khác nhau để cho vạn vật
có thứ tự phân minh Thánh nhân mới định ra lễ để phân định tôn ti trật tựkhiến dân giữ lòng hiếu ố cho vừa phải và sửa lại cái đạo làm người cho chínhvậy “Ở trong xã hội có vua tôi, cha con, chồng vợ, có người thân kẻ sơ, có
Trang 19việc trái việc phải, có lễ để phân biệt cho rõ mọi lẽ, khiến người ta biết đường
ăn ở cho phải đạo” [22, 150] Lễ là những chuẩn mực, những quy tắc, nhữngyêu cầu có tính bắt buộc, ràng buộc đối với mọi hành vi ứng xử của con ngườitrong các mối quan hệ xã hội cũng như trong các hoạt động khác của conngười Nhà vua phải thương yêu bề tôi, bề tôi phải tận trung với vua “Vuakhiến bầy tôi bằng lễ, bầy tôi thờ vua bằng trung” [20, 86] Theo Khổng Tử
bề trên biết sai khiến bằng lễ càng có lợi cho họ vì “Bề trên chuộng lễ thì dândưới dễ sai” [20, 536] Đối với bề tôi cũng phải mình theo lễ phải hết sứctrung thành cương trực và trong việc thì phải chịu khó, cố gắng “Thờ vuaphải kính cẩn nơi công việc rồi mới tính đến chuyện hưởng bổng lộc” [20,583] Lễ trong mối quan hệ với cha mẹ, cha mẹ phải thương yêu con cái, concái phải kính hiếu cha mẹ, tức là người có đức Nhân, Nghĩa, Trí, Tín, Trung,Hiếu Yêu cầu đầu tiên của lễ đó là con cái phải tuyệt đối kính, hiếu thảo, thựchiện đầy đủ đạo làm con với cha mẹ Khi cha mẹ còn sống thì phải nuôidưỡng, phụng sự cho hợp lễ “Cha mẹ còn sống thì phụng sự cho hợp lễ, mấtthì tống táng cho hợp lễ, cúng tế cho hợp lễ” [20, 37] Khi thấy cha mẹ có lỗithì làm con phải dùng Lễ để khuyên can cha mẹ, không được xúc phạm đếncha mẹ, tuy có khó nhọc lo buồn cũng không được oán hận
Trong mối quan hệ giữa huynh đệ, bằng hữu: Khổng Tử yêu cầu anhvới em, bạn bè cũng phải dùng lễ để quan hệ giao tiếp Ông nói: “Bầu bạn thìthành khẩn khuyên nhủ lẫn nhau, anh em thì hòa vui” [20, 461] Trong khi kếtgiao với bạn bè cũng phải lựa chọn, bởi bạn bè có những hạng khác nhau: “Bahạng có ích, ba hạng tổn hại Bạn ngay thẳng, bạn thành thật, bạn nghe biếtnhiều là ích vậy! Bạn giả bởi uy nghi, bạn hay chiều chuộng, bạn khéo siểmnịnh là tổn hại vậy” [20, 599] Người có nhân là người phải tự chế mình đitheo lễ, không được thái quá, không được bất cập trong việc thi hành lễ Mọingười, mọi giai cấp phải tôn trọng, giữ gìn học tập và hành động đúng lễ Lễcải hóa được cái ác, quyết định sự tồn tại xã hội và con người: “Sự giáo hóacủa lễ rất cơ bản, ngăn cấm điều bậy ngay lúc chưa hình ra, khiến người tangày càng đến gần điều thiện tránh xa điều tội mà tự mình không biết” [22,
Trang 20161) Cho nên người xưa rất chuộng lễ: “Lễ là cấm sự loạn sinh ra, như đường
đê giữ cho nước không đến vậy" [22, 161] Người mà không có Lễ thì khôngsinh, việc mà không có Lễ thì không nên, quốc gia mà không có lễ thì khôngyên Thiên hạ theo lễ thì trị, không theo lễ thì loạn, theo lễ thì yên, không theo
lễ thì nguy, theo lễ thì còn, không theo lễ thì mất Trái lễ thì xấu xa cần phảitránh, trái đạo cần phải ngăn chặn Trái lễ thì đừng xem, trái lễ thì đừng nghe,trái lễ thì đừng nói, trái lễ thì đừng làm Lễ được cụ thể hóa thành nhữngnguyên tắc đạo đức để đánh giá đạo đức của con người Lễ vừa có tính chấtkhuyên răn, vừa có tính chất ràng buộc con người để hàng giờ, hàng ngày,mọi lúc, mọi nơi trở thành thói quen đạo đức của cá nhân và xã hội Bởi, theoKhổng Tử: “Cung kính mà không lễ thì lúng túng, lóng ngóng; cẩn thận màkhông có lễ thì thành ra sợ sệt; dũng cảm mà không có lễ thì thành ra loạn;cương trực mà không có lễ thì thành ra ngang ngạnh” (Luận ngữ, Thái ba).Hay là “Không có Lễ lấy gì mà trông, không có lễ lấy gì mà nghe, không có
lễ lấy gì mà nói, không có lễ theo đâu mà làm" (Luận ngữ, Nhan uyên) Lễ là
bộ phận lớn của pháp luật, trái Lễ là không có pháp luật Lễ là một trongnhững biện pháp chính trị cơ bản nhất để thi hành đường lối đức trị Để đánhgiá tác dụng của Lễ, trong sách “Trung Quốc triết học sử” Hồ Thích Chi viếtrằng: “Trong cái nghĩa rộng chữ lễ có hàm cái tính chất pháp luật, nhưng lễthì trọng về cái quy cũ tích cực, mà pháp luật thì thiên về cái cấm chế tiêucực Lễ thì dạy người ta nên làm điều gì và không nên làm điều gì; pháp luậtthì cấm không cho làm việc gì, hễ làm thì phải tội Người làm điều trái lễ thìchỉ bị người quân tử dị nghị chê cười, chứ người mà làm trái pháp luật thì cóhình pháp xét xử” [22, 162] Như vậy, lễ có lợi hơn là có thể ngăn cấm đượcnhững việc chưa xẩy ra mà dùng pháp luật thì chỉ để trị cái việc đã rồi Nhogiáo dùng để giáo hóa đạo làm người, lễ đối với pháp luật là không mâu thuẫn
mà mỗi phương pháp có một cách giải quyết các chuẩn mực của những mốiquan hệ khác nhau trong xã hội, mỗi thứ đều có giá trị của nó
Theo Khổng Tử, Lễ là những quy phạm đạo đức thời Tây Chu, tức
là Lễ của nhà Chu Do vua không giữ đúng đạo vua, tôi không giữ đúng đạo
Trang 21tôi, cha không giữ đúng đạo cha, con không giữ đúng đạo con nên thiên hạ vôđạo và thiên hạ đại loạn Do vậy, phải lập kỷ cương cho vua ra vua, tôi ra tôi;cha ra cha, con ra con để cho thiên hạ hữu đạo xã hội yên ổn Ở đây chúng tacần nhận ra rằng Khổng Tử không nhận ra sự hư hỏng của lễ pháp nhà Chu làtất yếu, là biểu hiện tiến bộ của lịch sử Giải pháp mà Khổng Tử đưa ra là duytâm, siêu hình, cải lương nhằm cứu vãn tình hình cực đoan, bảo thủ, giữ lạinhững hình thức cũ, đưa ra những nội dung mới cho phù hợp với tình hìnhmới, kịch liệt phản đối sự đấu tranh dù chỉ là của quần chúng nghèo khổ vùnglên hay là giữa các giai cấp thống trị với nhau Để xoa dịu, điều hòa mâuthuẫn giai cấp, Khổng Tử tuyên truyền nghèo mà vui, lấy hòa vi quý, ngườidưới hãy an phận không trách oán, người trên phải tôn trọng người dưới.Bước ra cửa lúc nào cũng phải chỉnh tề như gặp người khách quý Sai khiếndân một việc gì cũng phải thận trọng, phải thành kính trọng khi thực hiện Lễ.Nuôi nấng chăm sóc cha mẹ là thờ cha mẹ, nhưng đối với chó và ngựa, người
ta vẫn nuôi nấng chăm sóc Nếu như đối với cha mẹ mà không thành kính thìnuôi nấng cha mẹ khác gì nuôi nấng chăm sóc chó, ngựa Như vậy, Lễ có tácdụng bao trùm hết tất cả các hành vi của con người và xã hội, là khâu chủ yếucủa đạo làm người và được cụ thể hóa thành những nguyên tắc đạo đức đểđánh giá đạo đức của con người Lễ vừa có tính chất khuyên răn, vừa có tínhchất ràng buộc con người để hàng ngày, hàng giờ, mọi nơi, mọi lúc trở thànhthói quen của đạo đức cá nhân và xã hội Bậc thánh nhân phải dùng Lễ trongtrị nước thì mới yên bình thịnh trị được Lễ giống như một cái lưới bủa ra rấtrộng và xiết lại rất chặt của Nho giáo Theo “Kinh lễ”, thì phải có đức Nhân,Nghĩa mới thành mối quan hệ giữa người với người và giữa người với trờiđất, quỷ thần mới thông suốt Người ta nói đến Lễ là nói đến đức, một đứcbên trong Ngũ thường, một đức bên trong bốn đúc có sẵn đầu mối ở cái tâmcủa con người Đã là người thì phải học Lễ, biết Lễ, có Lễ và tiêu chuẩn của
Lễ là sự đúng y tăm tắp với những giáo huấn, những kỷ cương, những nghithức do đạo Nho đề ra cho những quan hệ Tam cương, Ngũ luân…, cho cảnhững việc thờ cúng thần linh Bởi vậy, con người phải học Lễ từ tuổi trẻ thơ
Trang 22và sau này muốn làm nên như thế nào thì cứ phải “Tiên học lễ” đã Nếu đứcNhân được coi là đức cao nhất, là đức thể hiện bản chất người của người tamột cách rõ ràng nhất và đúng đắn nhất; trong mối quan hệ con người trong
xã hội thì lại phải thấy nó “khắc kỷ” và “phục lễ” được mới là Nhân Nhưvậy, trong Ngũ thường bên cạnh đức Nhân và các đức khác thì đức Lễ cũng
có vai trò quan trọng và là nội dung cơ bản của lễ giáo đạo Nho
1.2.3 Tư tưởng về đức Nghĩa
Nghĩa là sự đối nhau với Nhân Nếu Nhân thể hiện trong các mốiquan hệ với người khác thì Nghĩa thể hiện trong sự tự vấn lương tâm mình.Lòng hổ thẹn là đầu mối của Nghĩa Nghĩa, có nghĩa đen, là điều nên nói, việcnên làm Nói điều gì đó, làm việc gì đó, thấy thảnh thơi thoải mái hứng thútrong lương tâm thì điều nói đó, việc làm đó là điều nghĩa, việc nghĩa Khôngnói điều ấy, không làm việc ấy thì thấy bứt rứt trong lương tâm thì như thế là
có điều nghĩa không nói, có việc nghĩa không làm Ngược lại, nếu có điều gì
đó không nói, có việc gì đó không làm mà thấy yên lòng thì như thế là điều
đó, việc đó, vốn bản thân nó là bất nghĩa, phi nghĩa
Tuy nhiên, đức Nghĩa trong tư tưởng Nho giáo được thể hiện mộtcách khác nhau qua quan niệm của mỗi nhà tư tưởng khác nhau Khổng tử khinói về đạo làm người đã đúc kết ba đạo lý quan trọng nhất, tạo thành nền tảngcho hệ thống luân lý của ông là nhân, lễ, nghĩa Nghĩa của Khổng Tử chính là
để chỉ cái thích đáng hay là cái đạo lý Đồng thời, Khổng Tử coi nghĩa làphẩm chất của người quân tử còn lợi là cái thuộc về kẻ tiểu nhân: "Bậc quân
tử tin tưởng về việc nghĩa, kẻ tiểu nhân rành rè về viêc lợi", (Luận ngữ, Lýnhân) Do vậy, theo Ông người quân tử phải hành động vì Nghĩa: "Ngườiquân tử dùng nghĩa lý làm căn bản, dùng lễ tiết để thực hành, dùng khiêm tốn
để tỏ lộ ra ngoài, dùng thành tín để làm nên công việc Người nào được nhưthế thật là người quân tử" (Luận ngữ, Linh công) Mặt khác, Khổng Tử còntrọng dũng, gắn liền dũng với nghĩa, trong đó, nghĩa chỉ đạo dũng và dũngphải phù hợp với nghĩa: "Tử Lộ hỏi rằng: Người quân tử có chuộng dũngkhông? Khổng Tử đáp: “Người quân tử lấy nghĩa là trên hết Người quân tử
Trang 23có dũng mà không có nghĩa thì làm loạn, kẻ tiểu nhân có dũng mà không cónghĩa thì là trộm cướp", (Luận ngữ, Dương hóa) Với quan niệm đó Khổng
Tử khuyên mọi người "việc gì hợp nghĩa thì làm", đừng vì cái lợi riêng màlàm phương hại đến cái lợi chung của cộng đồng hoặc của người khác Khổng
Tử viết: "Dựa theo lợi mà làm thì nhiều người oán", (Luận ngữ, Lý nhân).Như vậy, có thể nói trong quan niệm của Khổng Tử, Nghĩa là cái hợp với lẽphải, là đạo lý mà chỉ có người quân tử mới nhận thức được Bản thân Khổng
Tử cũng là tấm gương vì Nghĩa Suốt đời Ông luôn luôn tuyên truyền và phấnđấu cho một xã hội thái bình, thịnh trị và trật tự kỷ cương
Kế thừa và phát triển quan điểm của Khổng Tử về Nghĩa thì vớiMạnh Tử, Ông cũng cho rằng, nghĩa là việc nên làm thì làm, không nên làmthì không làm: "Người ta ai cũng có lòng thương xót chẳng nỡ đối với việcnày hoặc việc khác, nhưng nếu mình biết đem tấm lòng ấy mà phổ cập đếnnhững việc mà mình chưa thương xót, chẳng nỡ, thì mình mới thật là ngườinhân vậy Người ta ai cũng có việc mà mình chẳng thèm làm, nếu như mìnhbiết nới rộng khí tiết ấy mà chẳng thèm làm những việc mình đương làm thìmình mới thật là người nghĩa vậy", (Mạnh Tử, Tận tâm) Tuy nhiên, cái gìnên làm thì làm, cái gì không nên làm thì Mạnh Tử không bàn kỹ, Ôngthường cho rằng lòng u ố (xấu hổ) là đầu mối của nghĩa, cái gì làm ta xấu hổ,làm cho ta ghét thì đó là cái phi nghĩa và chỉ có "lương tâm", "lương năng"mới giúp ta phân biệt được đâu là nghĩa, đâu là phi nghĩa Điều đó cho thấyMạnh Tử luôn gắn liền nghĩa với hành vi đạo đức cá nhân, đã hiểu được động
cơ bên trong của những hành vi vì Nghĩa Mạnh Tử kêu gọi con người sẵnsàng chết vì Nghĩa đều đã cho thấy Nghĩa được đề cao đến mức đem so sánhvới mạng sống của con người Mạnh Tử viết: "Sống thì ta vẫn ham, nghĩa thì
ta cũng mộ Nếu chẳng được luôn hai việc ấy một lượt, ta đành bõ lấy mạngsống mà giữ lấy tiết nghĩa vậy" (Mạnh tử, Cáo thượng)
Mạnh Tử là người đã đề cao Nghĩa, chính vì vậy, Ông đã đối lập nóvới quan niệm về Lợi Mạnh Tử nói: "kẻ trên người dưới đều làm việc lợitrước, việc nghĩa sau thì người này tước đoạt hết của cải của người kia mới
Trang 24vừa lòng Trái lại, chưa hề có người quý điều nhân mà lại bỏ bê cha mẹ, bàcon mình; chưa hề có người trọng điều nghĩa mà bỏ coi việc vua, việc nướcnhẹ hơn việc riêng của mình Vậy vua chỉ nên nói đến việc Nhân mà thôi",(Mạnh Tử, Lương Huệ Vương) Điều đó cho thấy Mạnh Tử khuyên người tachỉ nên nói điều Nhân nghĩa, coi Nhân Nghĩa là mục đích của cuộc sống cánhân, là mục tiêu mà xã hội cần vươn tới: "Tôi vì Nhân Nghĩa mà thờ vua,con vì Nhân Nghĩa mà thờ cha, em vì Nhân Nghĩa mà thờ anh Vua tôi, chacon, anh em đều bỏ Lợi, đối với nhau chỉ bằng lòng hâm mộ Nhân Nghĩa Quốcgia như thế mà không hưng thịnh là chưa từng có", (Mạnh Tử, Cáo tử hạ).
Trái với Mạnh Tử thì Tuân Tử lại cho rằng Nghĩa là điều không thểthiếu trong bản thân của mỗi con người và trong xã hội Từ đó, Ông khuyênngười quân tử phải "nắm vững cái nghĩa", chỉ theo cái Nghĩa, hướng vềquyền, trong sự chất mà vẫn nắm vững Nghĩa, không loạn đó là cái của bậc sĩ,quân tử Tuân Tử còn cho rằng thánh nhân như Nghiêu, Thuấn cũng chỉ thíchNghĩa mà thôi Nghĩa thắng được thì nước trị, trái lại là loạn Như vậy, ta thấyÔng không đề cao Nghĩa quá mức mà chỉ cho rằng Nghĩa là cái có trước, làtiền đề xuất phát cho mọi thứ sau đó
Còn đến Đổng Trọng Thư là người đã cho rằng Nghĩa là phạm trùriêng biệt, nó khác với các phạm trù khác như Lợi, Nhân, Lễ, Trí, Tín TheoÔng thì Nghĩa là để "nuôi cái tâm" - tinh thần, cao cả, lẽ phải
Như vậy, ta thấy có nhiều quan niệm khác nhau về đức Nghĩa, nhưngtrong Ngũ thường Nghĩa cũng là một trong năm đức cơ bản và quan trọngcùng với Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín Đức Nghĩa cũng như đức Nhân cũng cóthể trau dồi, tu luyện, thử thách trong mọi quan hệ giữa người với người,trong thử thách đạo làm người Ở đời lòng hổ thẹn và tinh thần vì nghĩathường bị những thứ khác làm lung lay, yếu ớt, mất tính trong sạch như uy vũcủa kẻ quyền thế, địa vị, công danh, tiền tài, lợi lộc
1.2.4 Tư tưởng về đức Trí
Trong tiếng Việt người ta thường định nghĩa Trí là "khôn" nhưngtrong tư tưởng của Nho giáo Khổng Mạnh thì Trí chỉ có ở người quân tử còn
Trang 25kẻ tiểu nhân thì không có Trí Nếu người quân tử không cần học cũng biết thì
kẻ tiểu nhân có học cũng không biết được Trí là biết người, là dùng ngườitrực, bỏ kẻ gian, như vậy, có thể giáo hóa kẻ gian thành người trực Trí là hiểubiết được Đạo nên mọi mối quan hệ rộng, hẹp, cao, thấp của con người vớitrời đất vạn vật với người khác trong thiên hạ Trí là biết được một cách rõràng phải, trái trong mọi vấn đề xẩy ra về mặt đạo đức
Tuy nhiên, với mỗi nhà Nho thì ngoài những đặc điểm chung về Trínhư trên thì trong đạo lý của họ cũng có những quan niệm khác nhau về Trí.Theo Khổng Tử, con người phải có Trí mới vươn tới được đức Nhân Trí làhiểu biết được đạo trên mọi mối quan hệ của con người với trời đất, muôn vật
và với mọi người Nói một cách khác, đức Trí thể hiện ở chỗ hiểu biết đượcmột cách đúng đắn, rõ ràng điều phải, trái trong những vấn đề nảy sinh ra từmặt đạo đức Đầu mối của Trí ở bên trong con người là lòng "thị phi" làm chongười ta phân rõ phải trái, đúng sai trong các mối quan hệ có được đầu mối ấy
đi vào học tập đạo đức và hành đạo, con người tự khắc có "sở đắc" và đức Trí Bàn đến đức Trí, Khổng Tử một mặt tin vào mệnh trời, Ông chorằng: "Trí thức bẩm sinh là trí thức thượng hạng, là thượng trí trời sinh ra đã
có và không biến đổi Mặt khác, là thầy của hơn ba nghìn học trò, Khổng Tửlại cho rằng: "Trí không phải ngẫu nhiên mà có, mà nó là kết quả của quátrình học hỏi trong đời sống Học tức là đến gần với Trí" (Trung dung, 20).Theo Khổng Tử, Nhân có thể đạt đến mức độ cao để có thể giúp người khácthì cần phải có trí, chỉ có trí mới phân biệt đúng sai, mới biết nhìn mọi việc đểsuy xét từ đó lựa chọn cách giải quyết đúng và phân biệt được chính, tà CóTrí thì người mới vươn tới được nhân nên không thể là người nhân mà thiếutrí được Chính Khổng Tử đã lí giải điều đó cho Tử Lộ: "Ưa làm điều nhân
mà không ưa học là che lấp cái ngu muội; ưa trí xảo mà không ưa học thì cáihại che lấp sự phóng đảng, lầm lạc; ưa dũng cảm mà không ưa học thì cái hạiche lấp sự cường bạo" [20, 681] Theo Khổng Tử để có Nhân thì phải có Trí,ngược lại có Trí, có Dũng mới thành Nhân
Trang 26Đến Đổng Trong Thư cũng là người đề cao đức Trí, Ông cho rằng:
"không gì gần hơn là Nhân ái, không gì thiết yếu bằng trí tuệ Nhân ái màkhông trí tuệ thì là yêu mà không phân biệt Trí tuệ mà không nhân ái thì biết
mà không làm Cho nên Nhân là để yêu nhân loại, Trí là để trừ điều hại Trí
là gì? Là trước nói mà sau làm cho xứng đáng Phàm người ta trước hết lấytrí tuệ cho hành vi mình, thấy muốn hay không muốn trước khi làm
( Sách Xuân Thu, phần lộ nhân nghĩa)
Như vậy, đức Trí cùng với đức Nhân, Lễ, Nghĩa, Tín là những đầumối có sẵn trong tâm của con người Lòng trắc ẩn là đầu mối của Nhân, lòng
tự nhượng là đầu mối của Lễ, lòng biết phải trái là đầu mối của Nghĩa, hamhọc hỏi là đầu mối của Trí và tạo được niềm tin ở mọi người là đầu mối củaTín Các đức Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín không phải từ bên ngoài hun đúc vào
mà vốn sẵn có trong ta Có được Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín mà không biếtkhuếch trương ra thì dẫu việc thường như thờ cha mẹ cũng không làm được
Do vậy, không có lòng trắc ẩn (lòng thương xót) không phải là người; không
có lòng tu ố (lòng thẹn ghét) không phải là người; không có lòng thị phi (phânbiệt phải trái) không phải là người Khổng Tử đã đưa ra chuẩn mực cho mọingười có đức như sau Một là, hiểu biết mọi sự vật Hai là, hiểu biết về vấn đềcần phải hiểu biết đến nơi đến chốn Ba là, ý thức chân thành, khiêm tốn,trọng sự hiểu biết Bốn là, hiểu biết trong sự ngay thẳng, chính trực khiêmtốn
Có thể nói Trí có một vai trò quan trọng trong đạo làm người Dovậy, phải luôn học tập để bồi dưỡng đức Trí cho mình, để đối nhân xử thế chophải đạo, để vươn tới đức Nhân Đức Trí được bộc lộ rõ nét qua quan điểm lýluận nhận thức và về giáo dục Đặc biệt với câu nói: “Hãy để bị lừa gạt bởinhững điều có lý chứ đừng để mê hoặc bởi những điều đần độn"
1.2.5 Tư tưởng về đức Tín
Trong tư tưởng về Ngũ thường của Nho giáo thì đức Tín là đức rấtđược quan tâm đến Cùng với Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí thì Tín là hệ quả của bốnđức ở trên mà tạo thành Có Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí mới gây được lòng Tín Tín
Trang 27là một từ Hán - Việt nghĩa là tin, niềm tin và nói lên đức tin giữ lời hứa hẹn,giữ đúng điều, làm đúng điều đã nói Đối với bằng hữu làm cho người ta tin,đặc biệt là những người trị nước trị dân thì đức tín của họ càng quan trọng hếtsức Theo Nho giáo người không có Tín thì mất hết đức Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí
là người bỏ đi
Đối với người trị nước, trị dân, thì đức Tín càng có vai trò quan trọng.Chính Khổng Tử đã từng nêu ba yếu tố bảo đảm vững chắc và thế mạng củamột nước là: lương thực đủ, quân đội đủ, nhân dân tín Trong hoàn cảnh cầnbớt đi một thì đành bớt đi yếu tố quân đội, nếu bớt đi nữa thì đành bớt đilương thực vậy, còn niềm tin của dân thì không thể thiếu được vì: "Dânkhông tín thì không đứng vững", (Luận ngữ, Thiên nhan uyên) Lòng tin làsức mạnh văn hóa, lòng tin bắt nguồn từ tín đạo, chiến lược sách lược giữnước hợp khả năng thực tế, hợp lòng dân sẽ chuyển hóa tạo nên sức mạnhchiến thắng Cũng phải nói thêm rằng quan niệm Tín của Khổng Tử là giữđúng lời hứa không phải là một quan niệm cứng nhắc trong tư tưởng KhổngMạnh, ngược lại nó khá linh hoạt Khổng Tử cho rằng: "Cứ nói là phải tín, cứlàm là phải nhất quyết làm bằng được thật là tiểu nhân cứng đờ đờ", (Luậnngữ, Thiên tử lộ)
Tín không thể tách riêng để đứng độc lập mà Tín phải phụ thuộc vàoNghĩa Như vậy, đức Tín là một trong năm đức cần có của người quân tử theoquan niệm của tư tưởng Ngũ thường gồm: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín Cơ sở
để xây dựng đức Tín đó chính là lời nói phải thống nhất với việc làm, đã hứagiúp ai việc gì phải làm cho xong, người luôn như vậy không chỉ khiến mọingười tin tưởng ở mình mà còn giúp cho quá trình tu dưỡng đạo đức hoànthiện Người mà không có đức tín chẳng khác nào cây gỗ mục chẳng dùngđược vào việc gì chỉ khiến cho mọi người xa lánh, chẳng có bạn bè, ngườithân Vì vậy người xưa có câu: "Không có chữ tín tất dễ phản", (Luận ngữ,Nhân hóa, 14) hoặc "Con người không có tín nhiệm thì đừng có đề cử", (Luậnngữ, Vi chính)
Trang 28Theo Nho giáo muốn thực hiện đúng chữ Tín thì phải giữ đúng Lễ,
Chính danh, Ư lợi Đúng Lễ là đủ hiểu biết để thực hiện điều nhân nghĩa.
Chính danh là quan hệ đối xử đúng phận vị Dù lợi, là lợi phải hợp NhânNghĩa, lợi phải sẵn sàng chia sẻ cùng hưởng Đúng như Bác Hồ của chúng ta
đã dạy: "Không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng" chính là để củng cố chữ Tínvậy Như vậy, chữ Tín là một đức tín rất quan trọng đối với con người nóichung và con người trong triết học Nho giáo nói riêng phải đặt chữ Tín lênhàng đầu
Tuy nhiên, là đề cao con người nhưng xét về thực chất quan niệm củatriết học Nho giáo là duy tâm, siêu hình và cũng chỉ nhằm mục đích là duy trìbảo vệ trật tự, cơ cấu giai cấp xã hội phong kiến thống trị lúc bấy giờ Nhưngđối với xã hội chúng ta ngày nay cũng vậy, đức Tín cũng rất được mọi ngườiquan tâm Đối với thế hệ thanh niên đức Tín rèn luyện cho bản thân mỗingười có tác phong công nghiệp, là người có trách nhiệm với xã hội mới Dùrằng, tư tưởng Ngũ thường trong Nho giáo nó cách đây mấy ngàn năm nhưng
nó vẫn ít nhiều còn giá trị và có ảnh hưởng không nhỏ trong nhiều lĩnh vựccủa đời sống xã hội và con người Việt Nam hiện nay
Tóm lại, nội dung về luân lý đạo đức là một trong những nội dung cơbản của Nho giáo, luân lý và đạo đức bao trùm lên toàn bộ cuộc sống của conngười, từ chính trị đến các vấn đề về văn hóa xã hội Cũng giống như họcthuyết chính trị, thì học thuyết về luân lý và đạo đức của Nho giáo đã lấy đứcNhân làm gốc Bởi lẽ, nói đến cùng, Nhân tức là đạo làm người; chỉ có thựchiện được đức Nhân mới khắc phục được tình trạng rối ren trong xã hội
Nho giáo xem đức Nhân là đỉnh cao nhất trong chuẩn mực đạo đứccăn bản của con người, Nhân là lòng yêu thương, lòng thương xót người khácnhư yêu chính bản thân mình Nhân là cái gốc mở đầu cho việc xây dựng đạođức, là đức trung tâm để chi phối các chuẩn mực đạo đức khác Người cóNhân là người không kiêu ngạo, làm việc tận tâm đến nơi đến chốn, song lạibiết khoan dung lượng thứ đối với mọi người Qua đức Nhân chúng ta thấy đượctính nhân văn sâu sắc và có ý nghĩa thiết thực mà con người luôn hướng đến
Trang 29Nếu Nho giáo xem đức Nhân là cái gốc của đạo làm người trong việc
xử thế lẫn tu thân thì nội dung và cách thức thực hiện đức Nhân đó là phải có
Lễ, Nghĩa, Trí, Tín Nho giáo quan niệm về đức Lễ cũng là tiêu chuẩn đạođức của con người trong xã hội cùng với đức Nhân, Lễ tạo ra môi trường đạođức nhằm tu dưỡng tính tình đạt được nhiều đức tính tốt khiến cho con ngườingày càng tiến về điều thiện, tránh được mọi lỗi lầm một cách tự nhiên Trongmối quan hệ với pháp luật thì Lễ có lợi hơn là có thể ngăn cấm được việcchưa xẩy ra, mà dùng pháp luật thì để trị cái việc đã rồi Vì thế, Nho giáo yêucầu mọi người phải "Tiên học lễ, hậu học văn" Tư tưởng này về Lễ cho đếnnay xã hội ta vẫn đang tiếp thu và vận dụng trong việc giáo dục đạo đức chocon người từ trong gia đình đến nhà trường và xã hội
Ở góc độ đạo đức, Nhân, Lễ là yêu cầu tối cao của hành vi con ngườinhưng đây mới chỉ là những yêu cầu mang tính phổ biến đối với hành vi cụthể phải có yêu cầu riêng để thực hiện được nó Cái riêng ấy chính là Nghĩa,
đó là điều nên nói, việc nên làm Nói điều gì đó, làm việc gì đó cảm thấythảnh thơi, thoải mái, hứng thú trong lương tâm thì điều nói đó, việc làm đóđều là việc Nghĩa
Trong tư tưởng Ngũ thường thì đức Trí và đức Tín cũng có một vị tríquan trọng Nếu không có đức Trí và đức Tín thì cũng không xuất hiện đứcNhân và đức Nghĩa được Đức Trí thể hiện ở việc hiểu biết được một cáchđúng đắn, rõ ràng điều phải, điều trái trong những vấn đề nảy sinh trong mặtđạo đức Cũng như mọi đức khác, đức Trí nhắc nhở con người phải luôn luônhọc, phải nâng cao hiểu biết của mình Nếu không học thì dù có thiện tâm đếnđâu cũng bị cái ngu muội, phóng đãng, lầm lạc, phản loạn làm biến chất Dovậy, phải luôn học tập để bồi dưỡng đức Trí cho mình để đối nhân xử thế chophải đạo, để vươn tới đức Nhân
Ngoài ra, Nho giáo cũng rất quan tâm đến đức Tín Cơ sở để xâydựng đức Tín đó chính là lời nói phải thống nhất với việc làm, đã hứa giúp aiviệc gì thì làm cho xong, con người luôn tin tưởng vào bản thân và còn giúpcho quá trình tu dưỡng đạo đức bản thân được hoàn thiện
Trang 30Tư tưởng Nho giáo về Ngũ thường là sự phản ánh năm đầu mối cơbản của đạo đức con người trong quan hệ gia đình cũng như xã hội Tư tưởngNho giáo nói chung và tư tưởng về Ngũ thường nói riêng đề cập đến một xãhội hòa thuận trước hết cần có một gia đình hòa thuận, hay nói cách khác nhàyên thì nước sẽ yên Một gia đình hòa thuận là một gia đình mà mọi thànhviên luôn quan tâm chăm lo cho nhau Trong gia đình đó, vợ chồng sống hòathuận, thương yêu nhau; con cháu luôn hiếu kính với ông bà, cha mẹ, khônglàm việc gì khiến ông bà, cha mẹ phải tủi hổ với hàng xóm, láng giềng; anh
em biết yêu thương đùm bọc, bảo ban nhau cùng tiến bộ Đó là những giá trịđạo đức phù hợp với nền văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam Một giađình như thế cũng chính là gia đình mà xã hội Việt Nam nói chung, ở ThừaThiên Huế nói riêng đang cùng nhau xây dựng Bởi lẽ, một xã hội muốn ổnđịnh và phát triển, trước hết mỗi một gia đình phải được phát triển Chính giađình là nơi nuôi dưỡng và cung cấp cho xã hội những con người có đức có tài
để xây dựng đất nước giàu mạnh Cũng chính gia đình là thành trì bảo vệ vàphát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam qua mấynghìn năm lịch sử
Trang 31CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG GIA ĐÌNH
VĂN HÓA Ở THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY.
2.1 Quan niệm về gia đình văn hóa
2.1.1 Quan niệm về văn hóa và gia đình
Văn hóa: Ngày nay chúng ta thường bắt gặp danh từ văn hóa được sử
dụng rộng rãi, trong nhiều lĩnh vực, nhưng để hiểu và sử dụng khái niệm "vănhóa" cho đúng thì đây là điều mà tất cả chúng ta đang quan tâm
Trong tiếng Hán, văn hóa là hai từ ghép do từ văn và từ hóa ghép lại màthành Văn dùng để chỉ vẻ thanh cao, đẹp đẽ Hóa dùng để chỉ sự thay đổi,biến đổi Văn hóa có nghĩa là biến đổi để trở thành đẹp, trở thành có giá trị.(Từ điển Hán - Việt)
Trong tiếng Việt, văn hóa là danh từ có nội hàm và ngữ nghĩa kháphong phú và phức tạp Người ta có thể hiểu văn hóa như một hoạt động sángtạo của con người, nhưng cũng có thể hiểu văn hóa là lối sống, thái độ ứng
xử, lại có thể hiểu văn hóa như trình độ học vấn mà mỗi công nhân viên chứcvẫn ghi trong lý lịch công chức của mình
Trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm định nghĩa:
"Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và giá trị tinh thần docon người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sựtương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội" [34, 10]
Trong cuốn Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển
xã hội - kinh tế của Phạm Minh Hạc đã định nghĩa: "Văn hóa là hệ thống giátrị vật chất và giá trị tinh thần, do con người, do cộng đồng, dân tộc, loàingười sáng tạo Có văn hóa của nhân loại, văn hóa của dân tộc, văn hóa cộngđồng, văn hóa gia đình và văn hóa từng con người" [14, 79]
Nhìn chung, các khái niệm trên xác định văn hóa theo nghĩa rộng hoặcthiên về trạng thái vận động của văn hóa, nơi sinh hoạt, hoạt động hoặc thiên
về trạng thái tĩnh, trạng thái kết quả của văn hóa như tổng thể các giá trị vậtchất và giá trị tinh thần Với cách tiếp cận biện chứng để nắm bắt trạng thái
Trang 32vận động và trạng thái tĩnh của văn hóa, Hồ Chí Minh đã có nhiều phát biểu
về văn hóa, trong đó có một phát biểu đáng chú ý như sau: "Vì lẽ sinh tồncũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh rangôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệthuật những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phươngthức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa" (HồChí Minh toàn tập, tập 5) Người xem xét văn hóa trong sự thống nhất vớikinh tế, chính trị, xã hội và việc xây dựng nó thực sự là một "mặt trận"
Kế thừa tư tưởng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, cố thủ tướng Phạm Văn Đồngviết: "Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn,bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà nó liên quan tới conngười trong một quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịchsử ,cốt lõi của sức sống dân tộc là văn hóa với nghĩa bao quát và đẹp nhấtcủa nó, bao gồm cả hệ thống giá trị: Tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩmchất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ýthức bảo vệ tài sản và bản lĩnh các cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sứcchiến đấu để bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh" [12, 16]
Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII của Đảng
đã đưa ra nội hàm của khái niệm văn hóa, đã đề cập đến tám vấn đề lớn, trong
đó "Lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa được coi lànhững lĩnh vực quan trọng nhất hiện nay cần đặc biệt quan tâm"[10, 11]
Ở đây, một mặt tiếp cận văn hóa từ đối tượng đạo đức, lối sống vàchuẩn mực giá trị xã hội; có nghĩa là chúng ta quan niệm văn hóa theo nghĩarộng Mặt khác, việc tiếp cận đạo đức, lối sống phần nào nghiêng về trạng tháiđộng thì việc tiếp cận các chuẩn giá trị xã hội lại nghiêng về trạng thái tĩnh.Hơn thế nữa, trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, pháttriển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cùng với việc tất yếudiễn ra quá trình chuyển đổi mạnh mẽ và sâu sắc đạo đức, lối sống Điều đócần thiết phải định hình, định tính được chúng để góp phần bảo đảm sự pháttriển bền vững nhằm giữ gìn, phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc trong
Trang 33điều kiện biến động thường xuyên của nền kinh tế thị trường trong vàngoài nước.
Từ cách đặt vấn đề như vậy và trên cơ sở quan điểm toàn diện, chỉnhthể có kế thừa những định nghĩa trước đó thì văn hóa được quan niệm gồmnhững nội dung như sau: "Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất vàtinh thần do con người sáng tạo, giao lưu, tích lũy và phát triển thông quahoạt động cải biến và ứng xử với thiên nhiên, xã hội và được biểu hiện dướicác thể thức ngày càng sâu sắc, đa dạng để tôn vinh và phát triển toàn diệncon người" [37, 71; 72]
Như vậy, quan niệm văn hóa là một phức hợp nhiều mặt, do con ngườisáng tạo nên và văn hóa mang tính xã hội - lịch sử Không có văn hóa ngoài
xã hội loài người, văn hóa không chỉ có ở những dân tộc "thượng đẳng" màvăn hóa đều sinh thành tồn tại và phát triển ở bất cứ dân tộc nào dù trình độphát triển kinh tế - xã hội thấp kém, lạc hậu hay văn minh đi chăng nữa
Văn hóa con người bắt đầu từ văn hóa gia đình và mang dấu ấn của văn hóagia đình
Gia đình: Nếu như văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo ra, nhằm thỏa mãn, đáp ứng các nhu cầu của chínhmình, thì gia đình không chỉ là một hình thức tổ chức cộng đồng, một thiếtchế xã hội mà điều quan trọng gia đình còn là một giá trị văn hóa xã hội Tínhchất, bản sắc của gia đình lại được duy trì, bảo tồn, được sáng tạo và pháttriển nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mỗi thành viên gia đình trong sựtương tác, gắn bó với văn hóa cộng đồng, dân tộc, cộng đồng giai cấp và tầnglớp của mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi quốc gia, dân tộc xác định
Vậy, "Gia đình là một trong những hình thức tổ chức cơ bản trong đờisống cộng đồng của con người, một thiết chế văn hóa - xã hội đặc thù, đượchình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống,quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục , giữa các thành viên" [13, 236]
Nhìn chung, gia đình Việt Nam truyền thống là gia đình nhỏ, bình quân sốkhẩu trong một hộ gia đình từ bốn đến tám người, bao gồm hai thế hệ (cha
Trang 34mẹ, con cái) hoặc ba thế hệ (Có thê ông bà), có chức năng cơ bản là duy trìnòi giống, tái sản xuất ra sức lao động, tổ chức đời sống vật chất và tinh thầncủa các thành viên trong gia đình, gia tộc cũng vừa là thành viên của xã hội.Con người không chỉ là gạch nối giữa tự nhiên và xã hội mà còn là gạch nốigiữa gia đình và cộng đồng.
2.1.2 Quan niệm về gia đình văn hóa
Gia đình văn hóa theo quan niệm hiện đại là gia đình hội tụ đượcnhững gia lễ tốt đẹp trong truyền thống với những yếu tố hợp lý tiến bộ trongnền văn minh đương đại Trước hết gia đình văn hóa là gia đình bình yên, mọithành viên trong gia đình sống hòa thuận, giữ được các mối quan hệ tốt đẹp,
ăn ở với hàng xóm láng giềng không xảy ra điều tiếng gì, thường xuyên quantâm tới mọi người, tham gia công tác xã hội nhiệt tình và có hiệu quả, có tinhthần tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau được mọi người tin yêu, quý mến.Từng thành viên trong gia đình là người công dân tốt, có cuộc sống trongsạch, lành mạnh, nề nếp, kỷ cương Kết quả đem lại cho gia đình này là "Nuôicon khỏe, dạy con ngoan", con cái được học hành, mọi thành viên gia đìnhđều tiến bộ, đều thành đạt, không khí gia đình luôn luôn đầm ấm vui tươi Khigiao tiếp với mọi người ai cũng cảm nhận: Trẻ em thì lễ phép, ngoan; ngườilớn thì khiêm tốn, thân tình, lịch sự Cách tổ chức sinh hoạt gia đình hợp lý và
có tôn ti trật tự, văn minh
Từ những nội dung trên, gia đình văn hóa theo quan điểm của Đảng tabao gồm những tiêu chí cơ bản sau:
Thực hiện nghiêm túc chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước, hoàn thành các nghĩa vụ của mỗi công dân
Thực hiện tốt các quy ước của cộng đồng, có quan hệ tốt với xóm làng,gia tộc, không dung túng tệ nạn xã hội, không mê tín dị đoan, cờ bạc, ăn uống
bê tha
Thực hiện chế độ một vợ, một chồng, mỗi cặp vợ chồng chỉ có từ mộtđến hai con Xây dựng không khí hòa thuận, đầm ấm, hạnh phúc trong giađình Giáo dục và phát huy truyền thống con cháu hiếu nghĩa với ông bà, cha