1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hạch toán chi phí xây lắp để kiểm soát dự toán chi phí xây lắp tại tổng công ty sông đà

75 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Và Giải Pháp Hoàn Thiện Hạch Toán Chi Phí Xây Lắp Để Kiểm Soát Dự Toán Chi Phí Xây Lắp Tại Tổng Công Ty Sông Đà
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 93,22 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ XÂY LẮP ĐỂ KIỂM SOÁT DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY LẮP TẠI TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ (8)
    • 1.1. Khái quát chung về Tổng Công ty Sông Đà (8)
      • 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty Sông Đà (8)
      • 1.1.2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của Tổng Công ty (11)
      • 1.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Tổng Công ty Sông Đà (12)
      • 1.1.4. Tổ chức kế toán tại Tổng Công ty Sông Đà (14)
    • 1.2. Khái quát chung về công tác hạch toán chi phí xây lắp tại Tổng Công ty Sông Đà (16)
      • 1.2.1. Một số vấn đê về phương pháp lập dự toán xây dựng công trình (17)
      • 1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất (21)
      • 1.2.3. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất (22)
      • 1.2.4. Hệ thống chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ sách và báo cáo kế toán (23)
        • 1.2.4.1. Chứng từ kế toán (23)
        • 1.2.4.2. Tài khoản kế toán (24)
        • 1.2.4.3. Sổ sách, báo cáo kế toán (24)
    • 13. Thực trạng công tác hạch toán chi phí xây lắp tại Tổng Công ty Sông Đà (25)
      • 1.3.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (28)
      • 1.3.2. Hạch toán chi phí nhân công công trực tiếp (28)
      • 1.3.3. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công (30)
      • 1.3.4. Hạch toán chi phí sản xuất chung (31)
      • 1.3.5. Kế toán theo phương thức khoán gọn tại Tổng Công ty (33)
        • 1.3.5.1. Công ty, Xí nghiệp khoán chi phí cho Đội xây lắp (33)
      • 1.35.2. Công ty khoán chi phí cho Đội xây lắp (39)
      • 1.4. Đánh giá thực trạng hạch toán chi phí xây lắp tại Tổng Công ty Sông Đà (43)
        • 1.4.1. Những ưu điểm đạt được (43)
      • 2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện hạch toán chi phí xây lắp để kiểm soát dự toán chi phí xây lắp (46)
      • 2.2. Những yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện hạch toán chi phí xây lắp để kiểm soát dự toán chi phí xây lắp tại Tổng Công ty (47)
      • 2.3. Nội dung hoàn thiện hạch toán chi phí xây lắp để kiểm soát dự toán chi phí xây lắp tại Tổng Công ty (48)
        • 2.3.1. Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí nhằm tăng cường công tác quản trị chi phí trong doanh nghiệp xây lắp (48)
          • 2.3.1.1. Các nguyên tắc xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí (48)
          • 2.3.1.2. Mô hình kế toán quản trị chi phí tại Tổng Công ty Sông Đà (49)
          • 2.3.1.3. Xác định các trung tâm chi phí (50)
          • 2.3.1.4. Phân loại chi phí xây lắp phục vụ yêu cầu quản trị (51)
          • 2.3.1.5. Xây dựng các định mức chi phí nội bộ (53)
          • 2.3.1.6. Xây dựng các dự toán chi phí và các báo cáo kiểm soát chi phí (56)
        • 2.3.2. Hoàn thiện việc hạch toán chi phí xây lắp để kiểm soát dự toán chi phí xây lắp. .56 1. Hoàn thiện phương pháp xác định và phân bổ chi phí (61)
          • 2.3.2.2. Tổ chức thu thập thông tin (62)
        • 2.3.3. Hoàn thiện hạch toán các khoản mục chi phí xây lắp (64)
          • 2.3.3.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (64)
          • 2.3.3.2. Chi phí nhân công trực tiếp (65)
          • 2.3.3.3. Chi phí sử dụng máy thi công (66)
          • 2.3.3.4. Chi phí sản xuất chung (67)
      • 2.4. Những điều kiện để thực hiện giải pháp hoàn thiện (68)
        • 2.4.1. Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng (68)
        • 2.4.2. Về phía Doanh nghiệp (69)
  • KẾT LUẬN (72)

Nội dung

THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ XÂY LẮP ĐỂ KIỂM SOÁT DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY LẮP TẠI TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ

Khái quát chung về Tổng Công ty Sông Đà

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty Sông Đà

Tổng Công ty Sông Đà (SDC)

Trụ sở chính: Nhà G10, Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, Hà Nội Vốn kinh doanh: 500.000.000.000đồng Tổng công ty Sông Đà là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ xây dựng được thành lập ngày 01 tháng 6 năm 1961 với tên gọi ban đầu là Ban chỉ huy Công trường Thuỷ điện Thác Bà sau đổi thành Công ty Xây dựng Thuỷ điện Thác Bà bởi nhiệm vụ chính của đơn vị lúc đó là xây dựng công trình Nhà máy Thuỷ điện Thác Bà có công suất 110MW Đây là công trình thuỷ điện đầu tiên, cánh chim đầu đàn của ngành thuỷ điện Việt Nam.

Từ năm 1979 - 1994, Tổng công ty tham gia xây dựng công trình Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình công suất 1.920 MW trên sông Đà - một công trình thế kỷ Và cũng chính trong thời gian này, tên của dòng sông Đà đã trở thành tên gọi mới của đơn vị: Tổng công ty xây dựng Thuỷ điện Sông Đà. Ngày 15 tháng 11 năm 1995, theo Quyết định số 966/BXD-TCLĐ của

Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Tổng công ty được thành lập lại theo mô hình Tổng công ty 90 với tên gọi là Tổng công ty Xây dựng Sông Đà Và ngày 11 tháng

3 năm 2002, theo Quyết định số 285/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Tổng công ty Xây dựng Sông Đà đã được đổi tên thành Tổng công ty Sông Đà.

Có thể nói, lịch sử phát triển của Tổng công ty Sông Đà luôn gắn liền với các công trình thuỷ điện, công nghiệp và giao thông trọng điểm của đất nước mà Tổng công ty đã và đang thi công Đó là các nhà máy thuỷ điện Thác

Bà (110MW), Hoà Bình (1.920MW), Trị An (400MW), Vĩnh Sơn (66MW), Sông Hinh (66MW), Yaly (720MW), Sê San 3 (273MW), Tuyên Quang (342MW), Sơn La (2.400MW) Đường dây 500kV Bắc - Nam, Nhà máy giấy Bãi Bằng, Nhà máy dệt Minh Phương, Nhà máy xi măng Bút Sơn, Đường cao tôc Láng - Hoà Lạc, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10, Quốc lộ 18, đường

Hồ Chí Minh, Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Tổng công ty Sông Đà đã trở thành một Tổng công ty xây dựng hàng đầu của Việt Nam Từ một đơn vị nhỏ bé chuyên về xây dựng thuỷ điện, đến nay Tổng công ty Sông Đà đã phát triển với hàng chục đơn vị thành viên hoạt động trên khắp mọi miền của đất nước và trong rất nhiều lĩnh vực SXKD khác nhau: Xây dựng các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, công nghiệp, dân dụng, giao thông; Kinh doanh điện thương phẩm; Sản xuất vật liệu xây dựng; Đầu tư xây dựng các khu công nghiệp và đô thị; tư vấn xây dựng; Xuất nhập khẩu lao động và vật tư, thiết bị công nghệ cùng nhiều lĩnh vực kinh doanh khác Ngày nay Tổng công ty có một đội ngũ hơn 30.000 cán bộ và công nhân kỹ thuật lành nghề, trong đó có hơn 4000 cán bộ kỹ thuật, quản lý có trình độ đại học và trên đại học.

Cùng với việc phát triển về số lượng các đơn vị thành viên và đội ngũ cán bộ công nhân viên, Tổng công ty Sông Đà liên tục đầu tư nâng cao trình độ kỹ thuật, năng lực quản lý của cán bộ, kỹ sư cũng như tay nghề của công nhân và năng lực xe máy, thiết bị Nhiều khoá đào tạo nâng cao trình độ và tay nghề đã được tổ chức cho cán bộ công nhân viên của Tổng công ty Hàng chục dự án đầu tư nâng cao năng lực xe máy, thiết bị đã được thực hiện Hiện tại, Tổng công ty Sông Đà có một dàn xe máy, thiết bị hiện đại được nhập khẩu từ các nước công nghiệp phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Thuỵ Điển, Phần Lan, Mỹ Đặc biệt, trong lĩnh vực thi công công trình ngầm, đại như máy khoan hầm và máy khoan néo anke của hãng ATLAS COPCO (Thuỵ Điển), TAMROCK (Phần Lan), máy phun vẩy bê tông của hãng ALIVA (Thuỵ Sỹ), máy khoan ngược ROBBINS của hãng ATLAS COPCO (Mỹ)

Với đội ngũ CBCNV lành nghề và giầu kinh nghiệm, với năng lực xe máy, thiết bị hiện đại, tiên tiến, Tổng công ty Sông Đà luôn hoàn thành các công trình được Nhà nước giao đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả.

Với phương châm “phát huy nội lực, đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm, tiến tới xây dựng Tổng công ty trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh”, năm 2000 Tổng công ty đã nghiên cứu và triển khai đầu tư một loạt các nhà máy thuỷ điện với quy mô vừa và nhỏ, các dự án sản xuất xi măng, sắt thép, các khu đô thị và công nghiệp Đó là các nhà máy thuỷ điện Ry Ninh 2 (8,1MW), Nà Lơi (9,3MW), Cần Đơn (80MW), Nậm Mu (15MW), Sê San 3A (100MW), Nậm Chiến (220MW), Sekeman 3 (300MW) Nhà máy thép Việt ý (250.000 tấn/năm), Nhà máy xi măng Hạ Long (2,4 triệu tấn/năm), Hầm đường bộ qua đèo Ngang, Khu đô thị mới Mỹ Đình – Mễ Trì Đến nay, một số nhà máy như thuỷ điện Ry Ninh 2, Nà Lơi, Nậm Mu, Cần Đơn, Nhà máy thép Việt - ý đã đi vào hoạt động góp phần tăng đáng kể tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của Tổng công ty.

Bằng những nỗ lực, phấn đấu không mệt mỏi, tập thể CNCNV Tổng công ty Sông Đà vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý trong đó có 2 Huân chương Hồ Chí Minh, nhiều huân chương Độc lập và Huân chương Lao động các hạng Đặc biệt, ngày 15 tháng 1 năm 2004, một vinh dự lớn lao đã đến với Tổng công ty Sông Đà: Đảng và Nhà nước đã quyết định phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho tập thể CBCNV Tổng công ty.

Phát huy những thành tích đã đạt được, tập thể CBCNV Tổng công ty Sông Đà đang tiếp tục phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

1.1.2 Đặc điểm tổ chức kinh doanh của Tổng Công ty Đặc điểm tổ chức kinh doanh của một doanh nghiệp phụ thuộc vào quan điểm chỉ đạo của nhà quản lý doanh nghiệp, phụ thuộc vào phương hướng phát triển của đơn vị và phụ thuộc vào nhu cầu của nền kinh tế.

Trước năm 1995, TCT mới thực hiện các công trình đơn lẻ do Nhà nước giao thầu như: Thuỷ điện Thác Bà, Thuỷ điện Hoà Bình nên các đơn vị tổ chức thực hiện các loại hình kinh doanh riêng biệt như: các Công ty Xây dựng Sông đà 1, Công ty Xây dựng Sông Đà 2, Công ty Xây dựng thuỷ công, Công ty Vật tư thiết bị, Công ty Tư vấn và khảo sát thiết kế, để phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh ít biến động trong một thời gian dài.

Sau năm 1995, để đáp ứng yêu cầu của thị trường, Tổng Công ty mở rộng địa bàn hoạt động tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nước Các đơn vị trước đây đã được mở rộng, sát nhập, thành lập mới theo hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng hoá các ngành nghề trên cơ sở phát huy các ngành nghề xây dựng truyền thống nhằm giảm chi phí di chuyển đến các công trình và đáp ứng yêu cầu về tiến độ thi công xây dựng Mô hình tổ chức quản lý và kinh doanh này hoàn toàn thống nhất với mục tiêu và định hướng phát triển của Tổng Công ty trong giai đoạn 2001-2010: “Xây dựng và phát triển Tổng công ty thành tập đoàn kinh tế mạnh đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm trên cơ sở duy trì và phát triển các ngành nghề xây dựng truyền thống để đảm bảo Tổng công ty Sông Đà là một nhà thầu mạnh có khả năng làm tổng thầu các công trình trong nước và quốc tế”.

Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động của Tổng Công ty

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

Giá trị sản lượng Tỷ 1.400 1.700 3.000 3.800 2006 4.360

Thu nhập trước thuế Tỷ 16 40 45 72.7 80

(Nguồn số liệu: Phòng kế toán Tổng công ty sông Đà)

1.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Tổng Công ty Sông Đà

Khái quát chung về công tác hạch toán chi phí xây lắp tại Tổng Công ty Sông Đà

TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ

Trong điều kiện kinh tế thị trường, các doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong quá trình sản xuất kinh doanh, tuy nhiên có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đặc điểm của nền kinh tế đã có những ảnh hưởng không nhỏ tới công tác hạch toán chi phí xây lắp trong các doanh nghiệp xây lắp hiện nay:

+ Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp phải tiến hành tham gia đấu thầu và nhận thầu xây lắp do vậy mỗi doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ quản lý, trình độ tay nghề của công nhân cũng như hiện đại hóa máy móc nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ thấp giá thành sản phẩm.

+ Nhà nước thực hiện chức năng quản lý kinh tế ở tầm vĩ mô đối với các doanh nghiệp Nhà nước ban hành các chính sách kinh tế, tài chính, các định mức kinh tế - kỹ thuật, hưỡng dẫn việc xây dựng các định mức, đơn giá xây dựng cơ bản tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp của doanh nghiệp đồng thời cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của mình thông qua các báo cáo tài chính

+ Các doanh nghiệp xây lắp được chủ động trong việc lựa chọn phươn án phân loại chi phí sản xuất, tổ chứa tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với điều kiện tổ chức sản xuất và yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp nhưng phải đảm bảo đúng, đầy đủ các yếu tố chi phí trong khoản mục giá thành sản phẩm

1.2.1 Một số vấn đê về phương pháp lập dự toán xây dựng công trình

Dự toán xây dựng công trình (sau đây gọi là dự toán công trình) được xác định theo công trình xây dựng Dự toán công trình bao gồm dự toán xây dựng các hạng mục, dự toán các công việc của các hạng mục thuộc công trình

Dự toán công trình được lập trên cơ sở khối lượng xác định theo thiết kế kỹ thuật đối với trường hợp thiết kế 3 bước, thiết kế bản vẽ thi công đối với trường hợp thiết kế 2 buớc và 1 bước hoặc từ yêu cầu, nhiệm vụ công việc cần thực hiện của công trình và đơn giá, định mức chi phí cần thiết để thực hiện khối lượng đó Nội dung dự toán công trình bao gồm: Chi phí xây dựng công trình chính + công trình phụ trợ + công trình tạm phục vụ thi công (GXDCPT); Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công (GXDLT); Chi phí thiết bị (GTB); Chi phí khác (GKDT) và chi phí dự phòng (GDP).

Dự toán xây dựng công trình được tính theo công thức:

GXDCT = GXD + GTB + GKDT + GDP (1) Trong đó:

GXDCPT : Chi phí xây dựng công trình chính, công trình phụ trợ, công trình phục vụ thi công

GXDLT : Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và phục vụ thi công

GTB : Chi phí thiết bị

GKDT : Chi phí khác thuộc dự toán công trình

GDP : Chi phí dự phòng

Phương pháp lập dự toán chi phí xây dựng công trình (G XDCPT + G XDLT ):

+ Chi phí xây dựng công trình chính, công trình phụ trợ, công trình phục vụ thi công của các công trình, hạng mục công trình được tính theo công

G i xd : chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình thứ i

T XD GTGT : mức thuế suất giá trị gia tăng cho các công tác xây dựng

+ Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công được tính theo công thức:

G i xd x tỷ lệ quy định x (1 + T XD GTGT) (3)

Chi phí xây dựng được xác định bằng dự toán:

Dự toán chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình bao gồm: chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng

- Chi phí trực tiếp bao gồm: chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và trực tiếp phí khác Trong đó chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sử dụng máy thi công được xác định trên cơ sở định mức dự toán do Bộ xây dựng ban hành và giá vật tư, đơn giá tiền lương và đơn giá máy thi công trên địa bàn thi công công trình tại thời điểm thi công Trực tiếp phí khác bao gồm: chi phí bơm nước, vét bùn, thí nghiệm vật liệu, di chuyển nhân lực và thiết bị thi công đến công trường và nội bộ trong công trường, an toàn lao động, bảo vệ môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh Trực tiếp phí khác được tính bằng 1,5% trên tổng chi phí vật liệu, nhân công và máy thi công nói trên.

- Chi phí chung bao gồm: chi phí quản lý và điều hành sản xuất tại công trường của doanh nghiệp xây dựng, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại công trường và một số chi phí khác Chi phí chung được tính bằng tỷ lệ (%) trên chi phí trực tiếp theo loại công trình quy định tạiThông tư số 04/2005/TT-BXD ngày 01/04/2005 của Bộ Xây Dựng.

- Thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng tỷ lệ (%) trên chi phí trực tiếp và chi phí chung theo loại công trình quy định tại thông tư 04/2005/TT-BXD.

- Thuế GTGT cho công tác xây dựng theo quy định hiện hành.

- Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công được khoán trong dự toán và tính bằng 2% giá trị dự toán chi phí xây dựng đối với công trình mới khởi công ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo, công trình đi theo tuyến ngoài đô thị và vùng dân cư (Đường dây tải điện và trạm biến thế, đường dây thông tin bưu điện, đường giao thông, hệ thống đường ống, cấp thoát nước, kênh, đê, đập) và bằng 1% đối với các công trình khác. Riêng các công trình có quy mô lớn, phức tạp thì chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công được lập dự toán thành một khoản mục chi phí riêng phù hợp theo thiết kế và Người quyết định đầu tư tự quyết định phê duyệt

Bảng 1.2: Bảng dự toán chi phí xây dựng

STT KHOẢN MỤC CHI PHÍ CÁCH TÍNH KẾT

1 Chi phí vật liệu ∑ j=1 Q i + D jvl + CLvl VL

2 Chi phí nhân công ∑ j= 1 Q j x D jnc x (1 + Knc) NC

3 Chi phí máy nhân công ∑ j=1 Q j x D jm x (1 + Kmtc) M

4 Trực tiếp chi phí khác 1.5% x (VL + NC + M) TT

Cộng chi phí trực tiếp VL + NC + M + TT T

III THU NHẬP CHỊU THUẾ

TÍNH TRƯỚC (T + C) x tỷ lệ quy định TL

Giá trị dự toán xây dựng trước thuế (T + C + TL) G

IV THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG G x T XD GTGT GTGT

Giá trị dự toán xây dựng sau thuế G + GTGT GXDCPT

Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hàng thi công

G x tỷ lệ quy định x T XD GTGT GXDLT

Qj : Khối lượng công tác xây dựng thứ j

D jvl , D jnc , D jm : Chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong đơn giá xây dựng của công tác xây dựng thứ j

Knc : Hệ số điều chỉnh nhân công (nếu có)

Kmtc : Hệ số điều chỉnh chi phí máy thi công (nếu có)

P : Định mức chi phí chung (%) được quy định

TL : Thu nhập chịu thuế tính trước

G : Giá trị dự toán xây dựng công trình chính, phụ trợ, tạm phục vụ thi công trước thuế

GXDCPT : Giá trị dự toán xây dựng công trình chính, phụ trợ, tạm phục vụ thi công sau thuế

CLvl : Chênh lệch vật liệu (nếu có)

T XD GTGT : Mức thuế suất giá trị gia tăng quy định cho công tác xây dựng

GXDLT : Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công

Z : Giá thành dự toán xây dựng

Bảng 1.3: Tổng hợp dự toán xây dựng công trình

STT KHOẢN MỤC CHI PHÍ CHI PHÍ

THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

1 Chi phí xây dựng: GXD

1.1 Chi phí xây dựng công trình chính, phụ trợ, tạm phục vụ thi công GXDCPT

1.2 Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường thi công GXDLT

2 Chi phí thiết bị GTB

4 Chi phí dự phòng GDP

Bảng 1.4: TỔNG HỢP CHI PHÍ XÂY DỰNG

STT TÊN HẠNG MỤC (PHẦN VIỆC)

CHI PHÍ XD TRƯỚC THUẾ

THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

CHI PHÍ XD SAU THUẾ

1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất

Các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty Sông Đà hiện nay đều thực hiện phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng kinh tế của chi phí Theo đó chi phí sản xuất được chia thành bốn khoản mục:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm vật liệu chính, vật liệu phụ sử dụng cho sản xuất thi công.

- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương phải trả cho người lao động trực tiếp thi công công trình và công nhân phục vụ thi công.

- Chi phí sử dụng máy thi công: chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình

- Chi phí sản xuất chung: bao gồm các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ và tiền ăn ca của công nhân xây lắp và công nhân sử dụng máy thi công, các chi phí phục vụ cho quản lý đội công trình và các chi phí có tính chất chung hỗ trợ cho công tác xây lắp công trình.

Song song với việc phân loại chi phí theo công dụng của chi phí, các Công ty thành viên hiện nay đã tiến hành phân loại chi phí cho từng đối tượng là công trình, hạng mục công trình là nơi trực tiếp phát sinh chi phí Trên cơ sở đó, kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo khoản mục trên

Công tác phân loại chi phí nhìn chung chỉ mới phục vụ cho lập báo cáo tài chính mà chưa quan tâm đến việc phân loại chi phí sản xuất phục vụ cho nhu cầu quản trị doanh nghiệp Qua khảo sát một số doanh nghiệp xây lắp như Công ty cổ phần Sông Đà 9, 10, 11 cho thấy hầu như chưa có doanh nghiệp nào tiến hành phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí, mà cách phân loại này là một trong những cơ sở cung cấp thông tin chi phí đáng tin cậy cho các nhà quản trị trong việc kiểm soát chi phí

1.2.3 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

Thực trạng công tác hạch toán chi phí xây lắp tại Tổng Công ty Sông Đà

Công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp phụ thuộc vào cơ chế phân cấp quản lý kinh tế tài chính trong bản thân doanh nghiệp xây lắp và giữa doanh nghiệp xây lắp với các đơn vị thành vên Vì vậy Tổng Công ty Sông Đà đã xây dựng quy chế phân cấp quản lý kinh tế tài chính trong nội bộ doanh nghiệp đồng thời xây dựng phương thức khoán cho các đơn vị trực thuộc Phương thức này đã tạo quyền chủ động trong hạch toán kinh doanh của từng đơn vị, phân định rõ trách nhiệm giữa Tổng công ty với các Công ty thành viên, giữa Công ty với các Xí nghiệp, đội trực thuộc, giữa Xí nghiệp với tổ, đội xây dựng Đối với công ty xây lắp 2 cấp đội xây lắp nhận khoán trực tiếp với công ty Đối với mô hình Công ty xây lắp 3 cấp thì đội xây lắp có thể nhận khoán từ xí nghiệp hoặc công ty Như vậy đơn vị giao khoán có thể là xí nghiệp hoặc công ty Đơn vị nhận khoán có thể là xí nghiệp hoặc đội xây

Khi giao khoán công trình, hạng mục công trình, đơn vị giao khoán căn cứ vào hợp đồng kinh tế với chủ đầu tư để ký hợp đồng giao khoán với đơn vị nhận khoán căn cứ vào giá trúng thầu hoặc giá trị xây lắp trong dự toán thiết kế được duyệt Căn cứ Hợp đồng giao khoán đơn vị nhận khoán thực hiện thi công công trình, hạng mục công trình Các chi phí phát sinh được kế toán các đơn vị tập hợp hạch toán theo quy định của Nhà nước nhưng tính trung thực của chứng từ kém do kế toán đã hợp thức và hoàn thiện chứng từ sao cho phù hợp với giá nhận khoán dẫn đến giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp không chính xác, không xác định được lãi hạ giá thành hoặc xin xác định không chính xác do đó khó xác định biện pháp hạ giá thành Khi công trình hoàn thành bàn giao, hai bên giao khoán và nhận khoán lập biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán.

Các hình thức giao khoán hiện nay đang được áp dụng tại Tổng Công ty là:

- Khoán gọn theo công trình, hạng mục công trình, giai đoạn xây lắp: Đơn vị giao khoán giữ lại một tỷ lệ % nhất định (gọi là thu phí công trình) trên tổng giá trị dự toán được lập, phần chênh lệch sẽ thanh toán cho bên nhận khoán để tổ chức thi công.

- Khoán theo hạng mục chi phí: Bên nhận khoán được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện khoản mục chi phí công trình (chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công) Bên giao khoán kiểm tra, giám sát và đôn đốc tiến hành thực hiện.

Hầu hết các đơn vị thành viên trong Tổng Công ty đều được thực hiện theo phương thức khoán gọn Việc giao khoán ảnh hưởng rất lớn đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Tổng Công ty Do vậy cần phải nghiên cứu phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện cơ chế khoán Chính vì vậy luận văn sẽ nghiên cứu phương pháp kế toán các khoản mục chi phí xây lắp trong các đơn vị thành viên của Tổng Công ty Sông Đà có tính đến điều kiện cơ chế khoán.

Cụ thể đối với mô hình công ty 3 cấp thì:

- Đội thi công là nơi phát sinh chi phí, thu nhập chứng từ gửi lên phòng kế toán xí nghiệp để hạch toán đồng thời theo dõi chi phí sản xuất của đội mình để báo cáo đội trưởng.

- Xí nghiệp tiếp nhận chứng từ do đội thi công gửi lên để hạch toán chi phí sản xuất trực tiếp đồng thời hạch toán khoản mục chi phí sản xuất chung phát sinh tại xí nghiệp Kế toán theo dõi chi phí trên các TK 621, 622,

623, 627 và lập báo cáo chi phí sản xuất của đơn vị mình để gửi lên Phòng kế toán Công ty.

- Công ty theo dõi chi phí sản xuất theo từng CT HMCT và từng xí nghiệp đồng thời hạch toán theo dõi chi phí trên các TK 641, 642 lập Báo cáo chi phí gửi lên Phòng kế toán Tổng Công ty. Đối với mô hình công ty 2 cấp thì:

- Đội thi công hoặc xí nghiệp không được phân cấp hạch toán là nơi phát sinh chi phí, thu nhập chứng từ gửi lên Phòng kế toán Công ty để hạch toán đồng thời theo dõi chi phi sản xuất của từng đơn vị mình để báo cáo đội trưởng hoặc giám đốc xí nghiệp.

- Công ty theo dõi chi phí sản xuất theo từng CT HMCT và từng xí nghiệp đồng thời hạch toán khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh tại công ty Kế toán theo dõi chi phí trên các TK 621, 622, 623, 627, 641, 642 và lập Báo cáo chi phí gửi lên Phòng kế toán Tổng Công ty.

Về vấn đề quản lý chi phí, các đơn vị thành viên của Tổng công ty luôn lập dự toán chi phí trước khi khởi công công trình, hạng mục công trình và chi phí này cũng là chi phí kế hoạch Tuy nhiên, phòng kế toán không tiến hành phân tích, đánh giá chênh lệch chi phí sản xuất thực tế phát sinh so với dự toán cho mỗi khối lượng công việc xây dựng mà chỉ kiểm tra lượng chi phí phát sinh trên phạm vi tổng thể công trình, hạng mục công trình Do đó, cuối mỗi kỳ hạch toán, thông tin mà kế toán phục vụ cho quản lý chi phí thường

1.3.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Là loại chi phí chiếm tỉ trọng lớn, thường chiếm 60 70% giá thành công trình xây dựng Trong hoạt động xây lắp, chi phí nguyên vật liệu được xác định trước thể hiện qua bảng tổng hợp dự toán và bảng dự toán chi tiết cho từng công việc cụ thể Nhờ vào bảng dự toán mà đơn vị thi công có kế hoạch về mua, sử dụng và dự trữ nguyên vật liệu Tuy nhiên các công trình xây dựng thường có quy mô lớn, thời gian thi công dài, khối lượng công việc nhiều và phức tạp, giá cả nguyên vật liệu lại liên tục biến động, vì thế tất yếu sẽ dẫn tới sự biến động giữa chi phí nguyên vật liệu thực tế so với chi phí dự toán Vì vậy, việc hạch toán chính xác và kịp thời đầy đủ chi phí này là yêu cầu cần đặt ra cho công ty nhằm cung cấp kịp thời thông tin cho quản lý, từ đó, đưa ra các biện pháp tiết kiệm nguyên liệu trong quá trình sản xuất thi công

Tại các đơn vị thuộc Tổng Công ty Sông Đà chi phí nguyên vật liệu được hạch toán trực tiếp vào từng đối tượng sử dụng công trình, hạng mục công trình theo giá thực tế của loại vật liệu đó Giá trị nguyên vật liệu bao gồm giá trị thực tế của nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ phục vụ cho việc thi công công trình, không bao gồm giá trị nguyên vật liệu sử dụng cho máy thi công, phục vụ quản lý đội Giá nguyên vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

1.3.2 Hạch toán chi phí nhân công công trực tiếp

Trong điều kiện máy móc thi công còn hạn chế, chi phí nhân công trực tiếp thường chiếm một tỷ lệ không nhỏ, từ 10  20% giá thành công trình, chỉ sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Do vậy, việc hạch toán đúng, đủ chi phí nhân công trực tiếp có ý nghĩa quan trọng trong việc tính toán hợp lý, chính xác giá thành công trình xây dựng Đồng thời, nó giúp cho việc tính và thanh toán tiền lương, tiền công kịp thời, thoả đáng cho người lao động, góp phần khuyến khích người lao động hăng say làm việc

Hiện nay, lực lượng lao động của công ty bao gồm: lao động hợp đồng không thời hạn và lao động hợp đồng ngắn hạn Lực lượng lao động này thường là lao động có tính chất phức tạp, có tay nghề cao và là lực lượng nòng cốt, thực hiện những công việc đòi hỏi phải có trình độ cao Do vậy, công ty áp dụng hình thức trả lương khoán theo khối lượng công việc hoàn thành, đồng thời, dựa trên hệ số lương và số ngày công để tính lương cho công nhân Hình thức này đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật của công trình Công ty có trách nhiệm tạo đủ việc làm cho số lao động trong biên chế và đóng bảo hiểm xã hội cho họ Nhưng khi không đủ việc làm, công ty phải bảo đảm mức sống tối thiểu cho người lao động.

Ngày đăng: 05/07/2023, 19:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS. Võ Văn Nhị (2006), Kế toán tài chính, Nhà xuất bản Tài chính Khác
2. PGS.TS. Phạm Văn Dược (2006), Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Thống Kê Khác
3. Các Tạp chí kế toán, Tạp chí Kiểm toán, Tạpchí Xây dựng Khác
4. Bộ Tài chính, Định hướng chiến lược đổi mới công tác kế toán, kiểm toán trong giai đoạn 2001-2010 Khác
5. Bộ Tài chính (2002), Hướng dẫn kế toán thực hiện 04 chuẩn mực kế toán, Nhà xuất bản Tài chính Khác
6. PGS.TS. Võ Văn Nhị (2006), 26 chuẩn mực kế toán và kế toán tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội Khác
7. Bộ Công nghiệp (2005), Đơn giá XDCB chuyên ngành xây lắp đường dây tải điện, Nhà xuất bản Công nghiệp Khác
8. Bộ Xây dựng (2006), Định mức dự toán xây dựng cơ bản, Nhà xuất bản Xây dựng Khác
9. Các thông tư, quyết định của Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn lập dự toán và quản lý chi phí xây dựng công trình Khác
10.PGS.TS. Nguyễn Minh Phương (2002), Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Lao động - xã hội Khác
11.PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc (2003), Phân tích kinh tế doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính Khác
12.GS.TS Nguyễn Quang Quynh (2005), Lý thuyết kiểm toán, Nhà xuất bản Tài chính Khác
13.GS.TS Nguyễn Quang Quynh (2006), Kiển toán tài chính, Nhà xuất Đại học Kinh tế quốc dân Khác
14. ThS. Bùi Văn Trường (2006), Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Lao động - xã hội Khác
15. Hệ thống kế toán doanh nghiệp xây lắp (2003), Nhà xuất bản Tài chính 16. Đào Thanh Hải (2004), Quy định pháp luật mới về xây dựng, Nhà xuấtbản Lao động Khác
17. Số liệu tài chính của Tổng Công ty Sông Đà và Công ty Cổ phần Sông Đà 9, 10,11 Khác
18. Một số luận văn Thạc sỹ của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w