1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng khả năng thắng thầu trong đấu thầu xây dựng của công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hóa

88 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Khả Năng Thắng Thầu Trong Đấu Thầu Xây Dựng Của Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Thương Mại Và Dịch Vụ Văn Hóa
Tác giả Lê Thị Hồng Hạnh
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Công Nghiệp
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 115,02 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẤN XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VĂN HÓA (6)
    • 1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá (6)
      • 1.1.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá (6)
      • 1.1.2 Quá trình ra đời và phát triển công ty (8)
        • 1.1.2.1 Sự ra đời và phát triển của công ty (8)
        • 1.1.2.2 Các giai đoạn phát triển của công ty (11)
        • 1.1.2.3 Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty Cổ phần Xây dựng thương mại và Dịch vụ văn hoá gồm (12)
    • 1.2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ Văn hóa (15)
      • 1.2.1 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của sản phẩm xây dựng (15)
      • 1.2.2 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của sản xuất xây dựng (16)
      • 1.2.3 Đặc điểm về máy móc thiết bị (17)
      • 1.2.4 Đặc điểm lao động của công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn (17)
      • 1.2.5 Đặc điểm về khách hàng (18)
    • 1.3 Những nhân tố tác động tới khả năng thắng thầu của công ty (19)
      • 1.3.1 Nhóm nhân tố bên ngoài (19)
        • 1.3.1.1 Chính sách của Đảng và Nhà nước về đấu thầu (19)
        • 1.3.1.2. Nhà cung cấp các yếu tố đầu vào (20)
        • 1.3.1.3 Đối thủ cạnh tranh (21)
        • 1.3.1.4 Chủ đầu tư và doanh nghiệp tư vấn giám sát (22)
        • 1.3.1.5 Năng lực cạnh tranh quốc gia (22)
      • 1.3.2 Nhóm nhân tố nội tại của công ty (23)
        • 1.3.2.1 Năng lực tài chính (23)
        • 1.3.2.2 Năng lực máy móc thiết bị thi công (24)
        • 1.3.2.3 Nhân lực của công ty (24)
        • 1.3.2.4 Hoạt động marketing (26)
        • 1.3.2.5 Khả năng liên doanh liên kết của công ty (0)
        • 1.3.2.6 Trình độ tổ chức lập hồ sơ (27)
    • 1.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua (27)
    • 2.1. Giai đoạn một quá trình tham gia đấu thầu (32)
    • 2.2 Năng lực đấu thầu của công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại- và Dịch vụ Văn hoá (40)
      • 2.2.1 Tình hình tài chính của công ty (40)
      • 2.2.2 Tình hình nhân lực (44)
      • 2.2.3 Tình hình máy móc thiết bị (47)
      • 2.2.4 Năng lực lập dự toán dự thầu (49)
      • 2.2.5 Năng lực marketing và uy tín của công ty (49)
      • 2.2.6 Năng lực quản lý (50)
      • 2.2.7 Tiến độ thi công (51)
      • 2.2.8 Thị trường nguồn hàng của công ty (52)
      • 2.3.2 Phân tích điểm mạnh điểm yếu của công ty Cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hóa (57)
    • 2.4 Đánh giá chung thực trạng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty Cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hóa (63)
      • 2.4.1 Những ưu điểm và nguyên nhân (63)
      • 2.4.2 Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân (65)
    • CHƯƠNG 3: NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THẮNG THẦU (32)
      • 3.1 Mục tiêu và phương hướng của công ty trong giai đoạn tới (68)
        • 3.1.1 Mục tiêu (68)
        • 3.1.2 Phương hướng (69)
      • 3.2 Biện pháp nâng cao khả năng thắng thầu (69)
        • 3.2.1 Nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp (69)
        • 3.2.2 Tăng cường công tác quản lý chất lượng trong thi công công trình (72)
        • 3.2.3 Hoàn thiện bộ máy tổ chức đấu thầu (75)
        • 3.2.4 Mua thêm máy móc thiết bị (76)
        • 3.2.5 Nâng cao uy tín và phát triển thương hiệu (79)
        • 3.2.6 Đào tạo phát triển cán bộ quản lý (83)
        • 3.2.7 Tăng cường liên danh liên kết (85)
  • KẾT LUẬN (85)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẤN XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VĂN HÓA

Sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá

1.1.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá

* Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG –THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VĂN HOÁ

Tên tiếng anh : CONSTRUCTION TRADE AND CULTURE SERVICES JOINT STOCK COMPANY

Tên giao dịch: CONSTRUCTION TRADE AND CULTURE SERVICES JOINT STOCK COMPANY ơ

* Hinh thức pháp lý: Công ty cổ phần

* Trụ sở chính: Số 128C Đại La- Phường – Đồng Tâm-Quận Hai Bà Trưng – Thành phố Hà Nội. Điện thoại: (04)8693963 -Fax: (04)8693.963 Đăng ký kinh doanh số:0103012519

- Tại ngân hàng công thương II Hai Bà Trưng –Hà Nội

- Tại chi nhánh ngân hang Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long 1300311005247

* Ngành nghế kinh doanh chính:

- Về xây dựng cơ bản:

+Trang trí nội thất, ngoại thất tạo cảnh quan kiến trúc, lắp đặt điện nước thiết bị công trình;

+Xử lý cấp nước sạch sinh hoạt và xử lý nước thải;

+Tư vấn giám sát, thiết kế tổng mặt bằng, kiến trúc nội ngoại thất đối với công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp;

+Sản xuất kinh doanh các loại dụng cụ vật tư, vật liệu xây dựng;

- Về thương mại và dịch vụ:

+ Kinh doanh các loại vật tư, hàng hoá phục vụ nền kinh tế quốc dân; + Xúc tiến chuyển giao công nghệ, dạy nghề, giới thiệu việc làm (Không bao gồm giới thiệu tuyển chọn, cung ứng nhân lực cho các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động);

+ Tư vấn khai thác các nguồn vốn cho các dự án đầu tư;

Kinh doanh cho văn phòng;

+Tổ chức các hoạt động dịch vụ vui chơi giải trí, văn hoá, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật ( Không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát Karaoke, vũ trường);

+ Xây dựng, sửa chữa , cải tạo nâng, cấp các loại công trình: công trình dân dụng, công trình công nghiêph, công trình văn hoá, thong tinh, thể thao, du lịch;

+ Tu bổ tôn tạo, phục chế các công trình phát triển hạ tầng kỹ thuật: công trình giao thông đường bộ, đường nông thôn, cầu, cống, hầm : Công trình thuỷ lợi, thuỷ nông : Đê điều, kè, đập, trạm bơm, hồ nước, kênh mương, trạm tai nông, lâm, ngư, nghiệp; Công trình điện: Đường dây và trạm hạ thế đến 35 KV ; Công trình xử lý, cấp nước sinh hoạt cho đô thị, nông thôn và các khu công nghiệp; công trình thoát nước, xử lý nước thải, chất thải;

+ Sản xuất, lắp dựng các công trình kết cấu thép, khung thép tiền chế, biển bảng tấm lớn làm quảng cáo và các công viếc khác;

+ Tư vấn quản lý dự án ( Trong phạm vi chứng chỉ hành nghề);

+ Thẩm tra thiết kế tổng dự toán đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp;

+ Kiểm tra và đánh giá sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng; + Lập dự án đầu tư xây dưng, triển khai các dự án quy hoạch vừa và nhỏ( Trong phạm vi chứng chỉ hành nghê);

+Thiết kế cho công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp;

+Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống, giaỉ khát; lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch ; Kinh doanh khu du lịch sinh thái khu nghỉ dưỡng, khu vui choi giải trí, văn hoá thể thao( Không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng kinh doanh quán bar,phòng hát Karaoke vũ trường );

+ Sản xuất, mua bán, cho thuê xe, máy móc, thiết bị, và công cụ lao động phục vụ cho ngành xây dựng.

1.1.2 Quá trình ra đời và phát triển công ty

1.1.2.1 Sự ra đời và phát triển của công ty:

- Tiền thân là từ đội công trình trực thuộc Uỷ ban Phát thanh và truyền hình Việt Nam, đến 21-2-1986 nâng cấp thành Công ty xây dựng và sửa chữa nhà cửa theo Quyết định số 54/QĐ-UBPTTH của Chủ nhiệm Uỷ ban phát thanh và truyền hình Việt Nam và đến năm 1987 chuyển về Bộ Văn hoá – Thông tin.

Theo quyết định số 301/QĐ ngày 25/3/1993 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá– Thông tin và Thông báo số 60 ngày 14/03/1993 của Bộ Văn Phòng Chính phủ: Công ty Xây dựng và sửa chữa nhà cửa Bộ Văn hoá – Thông tin là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập lại theo Nghị định 388/ND-HĐBT của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ).

Theo Quyết định số 8383/QĐ – BVHTT ngày 08/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá -Thông tin về việc phê duyệt Phương án cổ phần hóa và chuyển công ty sửa chữa nhà cửa thành Công ty cổ phần Xây dựng –Thương mại và Dịch vụ Văn hoá Tên viết tắt là CTS

Ngày 02/06/2006 Công ty CTS hoạt động theo giấy đăng ký kinh doanh số: 0103012519 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.

Công ty cổ phần Xây dựng – Thương mại và Dịch vụ Văn hoá có:

Tư cách pháp nhân đầy đủ theo pháp luật Việt Nam hiện hành và hạch toán kinh tế độc lập

- Điều lệ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần CTS đã được cấp có thẩm quyền thông qua theo pháp luật quy định.

Có con dấu riêng và một tài khoản tiền vay, tiền gửi ngân hàng trong nước Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đều tuân theo luật Doanh nghiệp của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trải qua các giai đoạn từ ngày thành lập đến nay, Công ty luôn luôn ở thế ổn định và phát triển, luôn hoàn thành tốt các Hợp đồng kinh tế đã ký kết với các đối tác Những công trình do Công ty thi công đều đạt xuất sắc các chỉ tiêu; Kinh tê, kỹ thuật, tiến độ công trình …và đều được các chủ đầu tư đánh giá cao Các công trình đều được đưa vào sử dụng kịo thời theo yêu cầu của

Trong quá trình hoạt động, trong thời kỳ, Công ty luôn chấp hành nghiêm chỉnh mọi chế độ chính sách của Nhà nước và các quy định của Chủ đầu tư.

Từ một Công ty nhà nước được xếp hạng II với vốn hoạt động10.330.000.000 đồng (Theo Quyết định số 7854/QĐ_BVHTT của Bộ trưởng

Bộ Văn hoá –Thông tin) đến nay công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp.

Kế thừa những truyền thống tốt đẹp của Doanh nghiệp Nhà nước Công ty cổ phần Xây dựng- Thương mại và Dịch vụ Văn hoá hiện nay có nguồn lực đủ mạnh, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao – nghiệp vụ vững vàng, có đầy đủ chứng chỉ hành nghề theo Giấy phép đăng ký kinh doanh, luôn được cập nhật những kiến thức mới nhất về xây dựng, cụ thể : Với trên 40 cán bộ Đại học và trên Đại học được đào tạo chính quy trong cả nước và nước ngoài theo các ngành nghề : Kỹ sư xây dựng; Kỹ sư kinh tế; Kiến trúc sư; Kỹ sư điện;

Kỹ sư cấp thoát nước; Kỹ sư cơ điện … có thâm niên nghề nghiệp cao (bình quân 10 năm).

Với đội ngũ công nhân lành nghề, kỹ thuật cao được đào tạo qua các trường dạy nghề chuyên nghiệp của Nhà nước và của Hà Nội đã tham gia thi công, lắp dựng, tôn tạo và sửa chữa nhiều công trình; Dân dụng, Công nghiệp, Văn hoá, Điện, nước, Hạ tầng, Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thuỷ lợi… trong phạm vi cả nước.

Công ty cổ phần Xây dựng – Thương mại và Dịch vụ Văn hoá hiện nay được mở rộng ngành nghề là: Thương mại và Dịch vụ văn hoá và đặc biệt được hành nghề: Lập dự án đầu tư, tập hợp nhiều hơn nhân tài và vật lực, Với khí thế mới, sự đồng thuận trong toàn công ty cao, được sự quan tâm tạo điều kiện của Bộ Văn hoá –Thông tin; sự công tác nhiệt thành của các đối tác từ nhiều năm nay chắc chắn Công ty cổ phần Xây dựng- Thương mại và Dịch vụ Văn hoá sẽ ngày càng ổn định và phát triển đi lên.

Phương châm của doanh nghiệp là:

Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ Văn hóa

1.2.1 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của sản phẩm xây dựng:

So với sản phẩm của các ngành khác, sản phẩm xây dựng có những đặc điểm đặc thù sau đây:

- Sản phẩm xây dựng thường mang tính đơn chiếc, thường được sản xuất theo đơn đặt hàng của từng chủ đầu tư

- Sản phẩm xây dựng rất đa dạng, có kết cấu phức tạp, khó chế tạo, kho sửa chữa, yêu cầu chất lượng cao.

- Sản phẩm xây dựng thường có kích thước quy mô lớn, chi phối nhiều thời gian tạo ra sản phẩm dài và thời gian khai thác cũng kéo dài.

- Sản phẩm xây dựng là công trình bị cố định tại nơi xây dựng, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, điều kiện địa phương và thường đặt ở ngoài trời.

- Sản phẩm xây dựng là sản phẩm tổng hợp liên ngành và mang nhiều ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, quốc phòng cao.

1.2.2 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của sản xuất xây dựng:

Sản xuất xây dựng là một dạng đặc thù của sản xuất công nghiệp (công nghiệp chế tạo) Bởi vậy, nó cũng có những đặc điểm chung của sản xuất công nghiệp: quá trình biến đổi, kết hợp các yếu tố sản xuất là tổng hợp các yếu tố: Quá trình biến đổi, kết hợp các yếu tố sản xuất để tạo ra sản phẩm với giá trị và giá trị sử dụng mới.

Sản xuất xây dựng, nếu xét về phương diện kỹ thuật sản xuất là tổng hợp các yếu tố:vật liệu, kết cấu, kiến trúc và phương pháp thi công; còn nếu xét theo quá trình lao động gồm có quá trình lao động gồm có quá trình đầu tư và xây dựng, thì đây là giai đoạn triển khai thực thi dự án đầu tư đã được phê duyệt.

Nét đặc thù của sản xuất xây dựng so với các hoạt động sản xuất khác biểu hiện ở chỗ:

- Sản xuất xây dựng mang tính đơn chiếc, có chu kỳ sản xuất dài và thường phải di chuyển địa điểm đến nhiều nơi.

- Tổ chức sản xuất và quản lý sản xuất xây dựng luôn bị biến đổi theo các giai đoạn xây dựng và theo công trình tự công nghệ xây dựng.

- Sản xuất xây dựng thực hiện ngoài trời, chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện tự nhiên và điều kiện địa phương.

Sản xuất xây dựng có công nghệ và tổ chức sản xuất rất phức tạp, việc áp dụng tiến độ khoa hoc – kỹ thuật vào sản xuất khó hơn so với các ngành sản xuất khác.

Nét đặc thù của sản phẩm xây dựng và sản xuất xây dựng chi phối và đặt ra nhiều yêu cầu không chỉ đối với mặt kỹ thuật xây dựng, mà cả mặt quản lý và kinh doanh xây dựng.

1.2.3 Đặc điểm về máy móc thiết bị.

Máy móc, thiết bị là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất trong tài sản cố định của doanh nghiệp Nó là thước đo cho trình độ kỹ thuật là thể hiện năng lực sản xuất hiện có, là nhân tố quan trọng góp phần tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong việc tìm kiếm khách hàng và tạo ra uy tín cho doanh nghiệp.

Năng lực của máy móc của doanh nghiệp được chủ đầu tư đánh giá cao, bởi nó liên quan đến chất lượng và tiến độ thi công Để đánh giá năng lực của máy móc, thiết bị và công nghệ có thể dựa vào một vài đặc tính như: Sản xuất, công suất, giá trị còn lại của thiết bị, tính hiệu quả tính đồng bộ, tính đổi mới.

Công ty cổ phần Xây dựng – Thương mại và Dịch vụ Văn hoá đã đầu tư cho mình những máy móc công cụ như sau:

Số lượng máy móc thiết bị của công ty đã đáp ứng được yêu cầu của các chủ đầu tư để đảm bảo cho quá trình sản xuất Nhưng môi trường cạnh tranh ngày càng gay ngắt thì việc đổi mới công nghệ là điều quan trọng Tuy nhiên đổi mới như thế nào số lượng và chất lượng ra sao thì doanh nghiệp cần phải cân nhắc thật kỹ để có biện pháp đầu tư mua máy móc cho phù hợp.

1.2.4 Đặc điểm lao động của công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn

Cơ cấu lao động là yếu tố đặc biệt quan trọng của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh Đặc điểm lao động ngành xây dựng thường có đặc điểm sau: -Vì đặc điểm của ngành xây dựng thường sản xuất theo mùa nên lao động trong ngành này cũng không ổn định Thường những mùa mưa thì hoạt động xây dựng không diễn ra, đa số các doanh nghiệp xây dựng thường không có lực lượng lao động ổn định.

- Lao động trong ngành xây dựng trực tiếp tham gia vào thi công và lắp giáp công trình thường làm việc ở ngoài trời.

- Công nhân trong ngành xây dựng thường làm ở độ cao rất nguy hiểm nên các doanh nghiệp cần phải trang bị đầy đủ thiết bị đảm bảo an toàn lao động cho công nhân.

1.2.5 Đặc điểm về khách hàng.

Khách hàng của công ty rất đa dạng thuộc các bộ các ngành: bộ xây dựng, bộ văn hóa, bộ giao thông vận tải, bộ công nghiệp, bộ giáo dục… đến những khách hàng bên ngoài như các doanh nghiệp, các công trình tu bổ đền chùa miếu mạo cho các địa phương Phạm vi hoạt động cũng ngày càng được mở rộng không chỉ có ở các khu vực có chi nhánh mà còn được mở rộng sang các tỉnh khác như bắc Ninh, Vĩnh phúc, Bắc cạn…Hiện nay các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đang chiếm một số lượng lớn đây là một cơ hội lớn cho công ty, công ty nên chú ý vào loại khách này để thị trường xây dựng của công ty không bị bó hẹp.

1.2.6 Đặc điểm cung ứng nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu xây dựng là một trong những yếu tố cơ bản quan trọng nhất hình thành nên sản phẩm Một sản phẩm xây dựng giá trị nguyên vật liệu thường chiếm khoảng 60- 80 % trong tổng giá trị sản phẩm.

Các nhà cung ứng nguyên vật liệu chủ yếu của xây dựng chủ yếu là xi măng, gạch, sắt thép,….Vì lượng nguyên vật liệu dùng cho xây dựng công trình có số lượng lớn nên không thể cung cấp một lần đầy đủ số lượng để hoàn thành công trình vì vậy công ty cần phải có mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp để đảm bảo quá trình cung cấp nguyên vật liệu ổn định đảm bảo chất lượng, đảm bảo tiến độ công trình Không dự trữ nhiều nguyên vật liệu giảm bớt được chi phí bảo quản chi phí kho bãi.

Những nhân tố tác động tới khả năng thắng thầu của công ty

1.3.1Nhóm nhân tố bên ngoài

1.3.1.1 Chính sách của Đảng và Nhà nước về đấu thầu

Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường Nhà nước đóng vai trò quản lý kinh tế vĩ mô, Nhà nước ra các chính sách, luật buộc các công ty xây dựng phải tuần thủ Cơ chế chính sách tác động đến các vấn đề về tín dụng, về quyền chống độc quyền, về thuế, các chế độ đãi ngộ hỗ trợ bảo vệ môi trường

… những tác động này tạo ra cơ hội nguy cơ cho mỗi doanh nghiệp Khi Việt Nam tham gia vào tổ chức thương mại thế giới thì việc xây dựng một môi trường pháp lý lành mạnh là rất cần thiết một mặt nó tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt khác doanh nghiệp dựa vào đó để điều chỉnh hoạt động của mình Chấp hành nghiêm chỉnh theo pháp luật của doanh nghiệp và cơ quan quản lý sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh tốt, ngược lại việc thi hành không tốt pháp luật sẽ dẫn đến doanh nghiệp đi vào con đường làm ăn phi pháp bất chính hoặc doanh nghiệp không được đánh giá đúng thực chất năng lực cạnh tranh của mình

Mức độ ổn định của hành lang pháp lý tạo điều kiện cho do công ty phát triển ngược lại doanh nghiệp sẽ gặp phải nhiều khó khăn khi phải đối diện liên tục với những thay đổi của pháp luật, làm suy yếu năng lực cạnh tranh của công ty

Hiện nay tình hình thị trường xây dựng có nhiều thay đổi phức tạp, giá vật liệu tăng lên liên tục, giá nhân công cũng tăng đáng kể điều đó khiến cho hàng loạt các công trình bị ngưng trệ vì giá dự toán và giá tại thời điểm thi công công trình là quá lớn trong khi nhà thầu không được nhận đền bù chênh lệch từ chủ đầu tư Vì vậy Bộ xây dựng cùng cơ quan chức năng có liên quan cần ban hành các chính sách văn bản thông tư hướng dẫn tính toán điều chỉnh trượt giá, điều chỉnh hợp đồng cho phù hợp để bảo đảm tài chính cho các nhà thầu tiếp tục thi công, đẩy nhanh tiến độ thi công Việc đưa ra định mức và đơn giá xây dựng của Nhà nước cũng cần phải rõ ràng cụ thể với từng vùng để công ty có căn cứ để tính đúng, tính đủ dự toán xây dựng cũng như là giá dự thầu của công trình Nếu công tác này không tốt nó sẽ gây khó khăn không nhỏ cho các công ty

1.3.1.2 Nhà cung cấp các yếu tố đầu vào

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay có sự phân công lao động và chuyên môn hóa cao, công ty không thể tự đảm nhiệm sản xuất mọi yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất vì thế đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục và hiệu quả công ty phải tìm mua các đầu vào từ bên ngoài có uy tín trên thị trường Nguồn đầu vào yêu cầu phải đảm bảo đầy đủ số lượng, chủng loại, và chất lượng.Công ty phải thiết lập mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp nhằm để giúp đỡ nhau giải quyết những khó khăn làm giảm tối đa những khó khăn trong việc thực hiện hợp đồng

Yếu tố đầu vào là một trong những nhân tố quan trọng góp phần hình thành chất lượng sản phẩm, đồng thời là yếu tố hình thành chất lượng sản phẩm và có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của công ty

Với các công ty xây dựng Việt Nam các vật liệu xây dựng, thiết bị công nghệ, các thiết bị thông tin chưa tự sản xuất được phải nhập khẩu từ nước ngoài, việc kiểm tra đánh giá chất lượng của các sản phẩm đó có nhiều hạn chế, vì vậy nó ảnh hưởng tới chất lượng của các công trình xây dựng của doanh nghiệp Do có khoảng cách địa lý xa nên doanh nghiệp xây dựng còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm đối tác nước ngoài uy tín để đảm bảo chất lượng vật tư kỹ thuật,thời gian cung cấp sản phẩm tiến độ và xác định giá cả của mặt hàng cần mua Bên cạnh đó nhà cung cấp nguyên vật liệu, máy móc thiết bị công ty còn phải tìm nguồn cung cấp về tài chính đó là các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại Những nhà cung cấp đầu vào này có ảnh hưởng tới công ty họ có thể tạo ra những áp lực làm ảnh hưởng tới khả năng thu lợi nhuận như việc tăng giá thành, giảm chất lượng vật tư, máy móc thiết bị, cung ứng không đúng thời gian hoặc lãi suất cho vay Đặc biệt khi nhà độc quyền cung cấp một sản phẩm độc quyền nào đó hay công ty không phải khách hàng quan trọng của nhà cung cấp loại vật tư máy móc thiêt bị mà nhà cung cấp cung ứng cho công ty thì rất có thể công ty sẽ gặp khó khăn khi lượng hàng đó khan hiếm, nhà cung cấp sẽ ưu tiên cho những doanh nghiệp đã có mối quan hệ tốt với họ trước Do những tác động bất lợi như vậy nên công ty cần phải biết biến những khó khăn thành những điểm mạnh như tạo mối quan hệ lâu dài với những nhà cung cấp uy tín, nguồn vật tư, máy móc thiết bị có chất lượng tốt của nhà cung cấp có danh tiếng sẽ có được sự đánh giá tốt của chủ đầu tư

Mọi hoạt động trong nền kinh tế thị trường tất yếu phải có cạnh tranh, do đó một công ty xây dựng không chỉ có một đối thủ cạnh tranh mà có rất nhiều đối thủ cạnh tranh cả trong nước và ngoài nước

Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam có thêm nhiều cớ hội tham gia thị trường thế giới như tiếp cận công nghệ mới, có điều kiện nhập khẩu các thiết bị, nguyên vật liệu, dịch vụ có chất lượng cao, giá rẻ Tuy vậy môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt với không chỉ doanh nghiệp trong nước mà còn với cả doanh nghiệp nước ngoài Các doanh nghiệp nước ngoài họ hơn hẳn chúng ta về cơ sở vật chất máy móc thiết bị và còn về cả vốn Mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cũng đã cố gắng trang bị, hoàn thiện mình về nhiều mặt nhưng nhìn chung khả năng cạnh tranh vẫn còn nhiều yếu kém, các doanh nghiệp xây dựng mới chỉ tiếp cận với những công nghệ còn mang tính phồ thông chứ chưa tiếp cận được với những công nghệ đỉnh cao Phần lớn các công trình phổ thông đang được thi công theo phương thức thô sơ, nặng về thao tác thủ công, công nghệ môi trường vẫn đang ở trình độ của các nước phát triển vào thập kỷ 70 thế kỷ trước, công nghệ hoàn thiện công trình đặc biệt là chung cư cao tầng còn nhiều mặt yếu, công nghệ duy tu bảo dưỡng và sửa chữa nâng cấp công trình hạ tầng chưa được chú ý đúng mức

Môi trường cạnh tranh khốc liệt buộc doanh nghiệp phải xác định các xu hướng của thị trường, quan tâm tới các vấn đề liên quan tới đối thủ cạnh tranh Muốn chiến thắng được đối thủ cạnh tranh công ty không chỉ cần biết mình phải làm gì mà còn biết đối thủ nghĩ gì để từ đó có thể có những ảnh hưởng và đi trước một bước trong các hoạt động

1.3.1.4 Chủ đầu tư và doanh nghiệp tư vấn giám sát

Chủ đầu tư là cơ quan chịu trách nhiệm toàn diện về các vấn đề liên quan đến pháp luật Do vậy chủ đầu tư có ảnh hưởng rất lớn tới các doanh nghiệp tham gia đấu thầu xây dựng công trinh Với những chủ đầu tư tốt có trách nhiệm thì sẽ tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh cho các nhà thầu từ đó lựa chọn được các nhà thầu tốt nhất, ngược lại thì sẽ tạo nên sự quan liêu trong đấu thầu

Trong đấu thầu thông qua sự phân tích cho điểm của bộ phận tư vấn giám sát để chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu Nếu công minh và công bằng trong đánh giá quyết định của nhà đầu tư và tư vấn sẽ tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà thầu Nhà thầu nào không đủ năng lực sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Như vậy ta thấy nhà thầu và nhà tư vấn có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng thắng thầu của công ty

1.3.1.5 Năng lực cạnh tranh quốc gia.

Năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm có mối liên hệ mật thiết với nhau Một nền kinh tế có năng lực cạnh tranh khi mọi tổ chức ( các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện…) có năng lực cạnh tranh Ngoài ra năng lực cạnh tranh của quốc gia còn được đánh giá theo các tiêu chí quan trọng khác như hoạt động của Chính phủ, thể chế luật pháp của Nhà nước, nền tài chính quốc gia, trình độ nhân lực và công nghệ, cơ sở hạ tầng, độ mở cửa của nền kinh tế Một quốc gia có khả năng cạnh tranh tốt sẽ là chỗ dựa cho các doanh nghiệp trên thị trường thế giới Các doanh nghiệp xây dựng có thể mở rộng phát triển thị trường ra các nước khác trong khu vực và trên thế giới Ngược lại doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh nó cũng đóng góp vào năng lực cạnh tranh quốc gia

1.3.2 Nhóm nhân tố nội tại của công ty

Tài chính là một yếu tố quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hoạt động sản xuất kinh doanh cũng ảnh hưởng tác động ngược trở lại hoạt động tài chính và do đó ảnh hưởng tới hoạt động đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng.

Ngành xây dựng có đặc thù là yêu cầu vốn lớn để mua sắm máy móc trang thiết bị, tài sản cố định Do vậy năng lực tài chính ảnh hưởng quyết định tới các hoạt động của công ty đặc biệt là hoạt động đấu thầu và khả năng thắng thầu của doanh nghiệp Nếu công ty có khả năng tài chính cao thì có thể tham dự vào đấu thầu nhiều công trình và nhiều công trình có giá trị lớn Vì yêu cầu của những công trình lớn yêu cầu tiền bảo lãnh dự thầu cao, tiền đầu tư máy móc thiết bị lớn đồng thời khả năng thanh toán, giữ được niềm tin với các cung cấp, cấp các tổ chức tài chính tín dụng và nhà đầu tư Để xây dựng được khả năng thắng thầu công ty cần tạo mối quan hệ tốt với các tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại để có thể vay vốn đảm bảo nguồn tài chính Ta có thể thấy năng lực tài chính ảnh hưởng tích cực tới công tác đấu thầu của doanh nghiệp như sau:

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua

Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta có nhiều sự chuyển biến tốt đẹp Năm 2006 việc gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới( WTO) cho phép ngành xây dựng thêm nhiều cơ hội mới Có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư xây dựng vào Việt Nam và như vậy thì ngành công nghiệp xây dựng có nhiều điều kiện phát triển, chúng ta tranh thủ được nguồn vốn, công nghệ từ nước ngoài Tuy nhiên bên cạnh đó những yếu tố khó khăn không phải là không có Việt Nam gia nhập vào WTO các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải làm việc trong một môi trường cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp Việt Nam với những khó khăn về tiền vốn, cung cách quản lý lạc hậu không thể tham gia vào các dự án quy mô lớn, mà chỉ có thể tham gia với vai trò thầu phụ.

Trong bối cảnh đó thì công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại và Dịch vụ văn hoá vẫn cố gắng hoàn thiện mình và ngày càng tạo được niềm tin với các đối tác bạn hàng Có rất nhiều công trình có giá trị lớn công ty đã tham gia và hoàn thành được đánh giá cao về mặt chuyên môn.

Trong những năm qua quy mô của công ty không ngừng mở rộng, năm

2005 công ty chỉ có 155 lao động đến năm 2008 con số này tăng lên là 250 lao động Nguồn vốn của công ty năm 2005 là 3295.500.000 đồng năm 2008 đã tăng lên gấp hơn gấp đôi là 7.579.650.000 đồng.

Bảng 1: Bảng chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận Đơn vị (tỷ đồng)

STT CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008

Biểu đồ 1: Doanh thu Biểu đồ 2: Lợi nhuận

Từ bảng số liệu trên có thể thấy được doanh thu và lợi nhuận đều tăng qua các năm.

Doanh thu: Năm 2005 doanh thu là 18.054 tỷ thì sang năm 2006 doanh thu tăng lên 18.165 tỷ, đến năm 2007 doanh thu là 18.097 tỷ, doanh thu năm 2008 tăng vọt lên 34 tỷ đồng Điều đó là vì năm 2006 công ty mới chuyển sang công ty cổ phần nên doanh thu của năm 2006 so với năm 2005 còn tăng chưa đáng kể Năm 2007 cũng vậy công ty vẫn chưa đi vào ổn định nên doanh thu tăn nhẹ so với năm 2005 nhưng giảm so với năm 2006 Năm

2008 công ty đi vào hoạt động ổn định nên doanh thu đã tăng lên đáng kể. Điều này cho thây quyết định cổ phần hoá của công ty là phù hợp và đúng đắn Doanh thu là dấu hiệu cho thấy công ty đang ngày càng phát triển và và có xu hướng đi lên.

Về lợi nhuận: Lợi nhuận của công ty tăng đều qua các năm, năm 2005 là hơn 142 triệu đồng, năm 2006 là 156 triệu đồng, năm 2007 là hơn 177 triệu đồng năm 2008 lợi nhuận tăng mạnh là 362 triệu đồng Điều này càng chứng tỏ công ty công ty chuyển sang loại hình doanh nghiệp cổ phần hoá là hoàn toàn đúng.

Chỉ tiêu mức lợi nhuận trên doanh thu của các năm lần lượt là:

Năm 2005 Lợi nhuận /Doanh thu = 0.143/18.054 *100 =0.78% Năm 2006 Lợi nhuận /Doanh thu = 0.156/18.165*100 = 0.858% Năm 2007 Lợi nhuận /Doanh thu = 0.177/18.097* 100 = 0.978% Năm 2008 Lợi nhuận /Doanh thu = 0.362/ 34* 100 = 1.064%

Cùng với chỉ tiêu lợi nhuận tăng thì chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người cũng tăng dần qua các năm Công ty luôn hoàn thành chỉ tiêu này theo mức kế hoạch đặt ra hàng năm và tăng dần qua các năm Thu nhập bình quân đầu người tăng là yếu tố quan trọng để ổn định và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty, là động lực để tất cả các cán bộ trong công ty làm việc hăng say yêu nghề và gắn bó với công ty hơn

Bảng 2 Thu nhập bình quân đầu người

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Thu nhập bình quân đầu người (NĐ/ người) 1.870 2.000 2.300 3.200

( Nguồn phòng hành chính nhân sự)

Doanh thu tăng kéo theo lợi nhuận của công ty cũng tăng không những làm thu nhập của cán bộ công nhân viên trong công ty tăng mà còn góp một phần đáng kể vào thu nộp ngân sách nhà nước.

Bảng 3 : Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước Đơn vị Triệu đồng

Thuế thu nhập DN ( Trđ ) 40,083 43,716 49,733 101.402

Thiết kế Đấu thầu Thi công Nghiệm thu quyết toán

Lập báo cáo khả khi

THỰC TRẠNG ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG

THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VĂN HÓA

Giai đoạn một quá trình tham gia đấu thầu

Sơ đồ quá trình của một dự án xây lắp. Đối với dự án công ty là nhà thầu thi công:

Nguồn từ phòng dự án.

Qua sơ đồ ta có thể thấy các giai đoạn của một dự án mà công ty phải thực hiện. Đầu tiên công ty cần phải lập báo cáo khả thi có các nội dung chính như sau:

- Mục tiêu những ưu tiên hướng dẫn ban đầu hoặc các điều khoản của chủ đầu tư.

- Danh mục những nhu cầu đối với dự án mức độ quan trọng và phạm vi của dự án

- Tiêu chuẩn thiết kế an toàn sức khoẻ, môi trường, các tiêu chuẩn khác lý do áp dụng chúng.

- Bản chi phí các kế hoạch những chú thích độ tin cậy và rủi ro.

- Bản thuyết minh các kế hoạch, bản tóm tắt thiết kế công trình, nội dung cơ bản của các điều khoản hợp đồng thi công và bàn giao công trình đã hoàn thành.

Mua hồ sơ mời thầu

Lập hồ sơ dự thầu Đấu thầu

Nghiệm thu và quyết toán

- Các văn bản đề nghị biện pháp thi công công trình, các đề xuất kế hoạch, các kiến nghị tư vấn và những phát sinh trong hợp đồng.

* Đối với các dự án công ty là nhà thầu xây dựng thì:

+Phòng dự án của công ty phải tiến hành thu thập thông tin về mời thầu của các chủ đầu tư một cách thường xuyên, thông tin về chủ đầu tư, mua hồ sơ dự thầu.

+ Xây dựng mối quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước các cấp chính quyền để có những thông tin về kế hoạch đầu tư của các bộ ban ngành cơ quan Nhà nước.

+ Duy chỉ mối quan hệ với chủ đầu tư đã có hợp tác lâu dài nhờ đó có khả năng nhận được thư mời thầu khi họ có đầu tư mới

Sau khi nhận được thông báo mời thầu công ty sẽ cử một cán bộ chuyên môn có kinh nghiệm tới thăm thực thi địa bàn công trình mặt bằng thi công công việc… trên cơ sở các báo cáo thực tế của cán bộ khảo sát và bản thiết kế của chủ đầu tư lập sẵn công ty sẽ tiến hành:

+Phòng thiết kế dựa trên các bản vẽ kỹ thuật thi công trong hồ sơ mời thầu của nhà thầu sẽ kiểm tra bóc tách công trình mình phải làm.

+ Dựa trên kết quả của phòng thiết kế và lấy dự toán của hồ sơ mời thầu phòng dự án lập một bộ hồ sơ dự thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu gửi cho bên mời thầu.

* Lập hồ sơ dự thầu Đội ngũ cán bộ lập hồ sơ dự thầu của công ty sẽ dựa vào hồ sơ mời thầu của chủ đầu tư, các quy định hiện hành về xây dựng của Nhà nước, kỹ năng kinh nghiệm lập hồ sơ mời thầu cho gói thầu sẽ tham gia đấu thầu.

Nội dung của hồ sơ mời thầu gồm hệ thống các bảng biểu Đây là một ví dụ về hồ sơ dự thầu của công ty gồm: Thư mời thầu, đơn xin dự thầu, bảng kê khối lượng, bảo lãnh dự thầu, giấy uỷ quyền, chứng chỉ đi hiện trường, thông tin chung về công ty, quyết định thành lập, giấy phép hành nghề, giây phép kinh doanh, xác nhận tài khoản, bảng cân đối tài chính, phân tích đơn giá, thuyết minh biện pháp thi công, bảng kê cán bộ chủ chốt, nhân lực thiết bị bố trí cho công trình, biểu đồ tiến độ thi công, sơ đồ bố trí công trường, kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, hồ sơ thiết kế, hợp đồng.

Trong toàn bộ các công tác phục vụ cho hồ sơ dự thầu thì lập giá dự thầu thì điểm cho giá dự thầu thường chiếm 50 % Nhiều các công ty mặc dù trúng thầu xây dựng nhưng bỏ không tiếp tục tham gia thi công công trình vi nguyên nhân công tác lập giá dự thầu không hợp lý Giá bỏ thầu hợp lý là giá bỏ thầu vừa đáp ứng được mức giá mà chủ đầu tư đề ra vừa đảm bảo bù đắp được mức lãi dự kiến mà công ty đã đề ra Do đó giá bỏ thầu có tầm quan trọng đặc biệt với công ty tham gia đấu thầu. Để giá dự thầu có sức cạnh tranh thì nó phải phù hợp với mức giá do chủ đầu tư đặt ra và thấp hơn đối thủ cạnh tranh Mà giá xét thầu của chủ đầu tư thường dựa vào định mức đơn giá mà Nhà nước quy định Tuy nhiên do tính chất cá biệt của sản phẩm xây dựng nên phụ thuộc vào loại công trình, địa điểm phụ thuộc vào phương án thi công của công ty Vì vậy không thể thống nhất giá dự thầu cho các công trình mà công ty có thể dựa vào nguyên tắc tính toán để tính toán cho từng công trình của mình Về nguyên tắc giá dự thầu được tính toán dựa trên khối lượng công việc xây lắp trong bảng tiên lượng hồ sơ mời thầu, tính toán những khối lượng công việc chính theo bản vẽ thiết kế kỹ thuật được giao So sánh với tiên lượng hồ sơ mời thầu nếu phát hiện ra có sự chênh lệch lớn thì yêu cầu chủ đầu tư xem xét bổ sung.

Dự toán chi phí xây dựng gồm : Chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng.

- Chi phí trực tiếp gồm:

+ Chi phí vật liệu : gồm chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, kết cấu thành phẩm, vật liệu luân chuyển, thiết bị vệ sinh đi kèm với nguyên vật liệu ( không tính chi phí vật liệu dùng cho máy thi công, chi phí lán trại phục vụ thi công, chi phí nguyên liệu các xưởng sản xuất phụ ). m

Trong đó: VL là chi phí vật liệu

Q là khối lượng công tác xây dựng thứ j

Dv j i là chi phí vật liệu + Chi phí nhân công: gồm tiền lương cơ bản, các loại phụ cấp lương nghỉ lễ tết phép của công nhân trực tiếp khi thi công xây lắp ( không tính lương công nhân điều kiển máy, công nhân sản xuất ở các xưởng phụ và cán bộ nhân viên gián tiếp ) m

Trong đó: NC là chi phí nhân công

D j nc là chi phí nhân công knc hệ số điều chỉnh chi phí nhân công.

+ Chi phí sử dụng máy thi công: gồm chi phí phục vụ trực tiếp máy thi công trên công trường như chi phí một lần ( chỉ phát sinh một lần: làm đường tam, chi phí lắp đặt …) chi phí thường xuyên ( nhiên liệu, động lực, khấu hao máy thi công bảo dưỡng định kỳ, lương công nhân điều khiển máy thi công) m

Trong đó: NC là chi phí máy thi công

D j m chi phí máy thi công km hệ số điều chỉnh máy thi công

Chi phí trực tiếp khác: chi phí bơm tát nước, vét bùn thí nghiệm vật liệu, di chuyển nhân lực và thiết bị thi công đến công trường và nội bộ trong công trường, an toàn lao động, bảo vệ môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh.

Trong đó: TT là chi phí trực tiếp khác

Ktt là tỷ lệ quy định theo thông BXD Ktt = 1,5 %

Chi phí quản lý điều hành sản xuất tại công trường của công ty

Chi phí phục vụ công nhân chi phí phục vụ thi công tại công trường Một số chi phí khác

Trong đó: C là chi phí chung

P là định mức chi phí chung

- Thu nhập chịu thuế tính trước

TL = % quy định * ( T + C ) Trong đó TL thu nhập chịu thuế tính trước Giá trị dự toán xây dựng trước thuế:

- Thuế giá trị gia tăng cho công tác xây dựng theo quy định hiện hành GTGT = ( T+ C + L) * k xd gtgt Trong đó: GTGT là thuế giá trị gia tăng

GXDLT = G * tỷ lệ quy định * ( 1 + k xd gtgt )

Năng lực đấu thầu của công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại- và Dịch vụ Văn hoá

và Dịch vụ Văn hoá

Trong lĩnh vực đấu thầu, khả năng trúng thầu của một doanh nghiệp chủ yếu phụ thuộc phần lớn vào khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp (nhà thầu, công ty, tổng công ty…) Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là toàn bộ năng lực và tài chính, thiết bị công nghệ, lao động, marketing, tổ chức quản lý,… mà doanh nghiệp có thể tạo ra lợi thế của mình so với các doanh nghiệp khác.

2.2.1 Tình hình tài chính của công ty

Bảng 4 Bảng tổng kết kinh doanh qua các năm của công ty Đơn vị :đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tổng tài sản 20.611.846.319 21.608.069.748 16.254.222.224 23.125.326.546 a.Tài sản lưu động 19.288.179.919 18.941.668.926 14.429.725.829 21.322.231.152 b Tài sản cố định 1.323.666.400 2.666.400.822 1.824.496.395 1.803.095.394 Tổng nguồn vốn 20.611.846.319 21.608.069.748 16.254.222.224 23.125.326.546 a Nợ phải trả 19.318.928.239 20.835.070.220 14.605.779.046 21.451.135.241 b.Vốn chủ sở hữu 1.292.918.080 772.999.518 1.648.443.178 1.674.191.305 Doanh thu 18.544.864.518 18.165.254.856 18.097.195.834 34.005.612.324 Chi phí 18.401.708.305 17.909.125.199 17.819.574.467 33.643.459.560 Lợi nhuận trước thuế 143.156.213 156.129.657 177.621.367 362.152.764 Lợi nhuận sau thuế 111.661.846 112.413.353 127.887.384 260.749.990

Bảng 5 Bảng tính các chỉ tiêu tài chính

Chỉ số mắc nợ chung 0.937 0.964 0.899 0.928

Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn cố định 14.01 6.81 9.92 18.85

Số vòng quay toàn bộ vốn 0.9 0.84 1.11 1.47

Chỉ số doanh lợi tiêu thụ 0.006 0.0062 0.007 0.0077 Chỉ số doanh lợi vốn 0.0054 0.0052 0.0079 0.011 Chỉ số doanh lợi vốn chủ 0.086 0.145 0.076 0.156 vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản 0.063 0.036 0.101 0.072

Nhận xét: chỉ số mắc nợ chung = tổng số nợ tổng số vốn Theo lý thuyết chỉ số này nằm trong khoảng từ 0- 1 nhưng thông thường nó dao động quanh giá trị 0,5 vì nó tự điều chỉnh từ hai phía chủ nợ và người vay nợ Tuy nhiên chỉ số này ở công ty Cổ phần Xây dựng thương mại và Dịch vụ Văn hoá giao động trong khoảng 0.899 đến 0.964 cả trong những năm trước và sau cổ phần hoá Với chỉ số nợ cao như vậy thì không có lợi cho công ty vì vay nhiều sẽ ảnh hưởng tới quyền kiểm soát, đồng thời bị phần lợi quá nhiều cho vốn vay trong thời kỳ làm ăn tốt và nếu trong thời kỳ đình đốn sẽ rất dễ dẫn đến phá sản. hệ số nợ = vốn vay vốn chủ

Chỉ số nợ này của công ty tuy có giảm trong năm 2007 nhưng sau đó năm 2008 lại tăng lên cao Với chỉ số này được tính trên bảng trên chỉ tiêu tài chính thì chỉ số này thuộc loại cao Chỉ số cao như vậy chứng tỏ công ty chưa chủ động được về nguồn vốn trong hoạt động của mình.

Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn cố định = Doanh thu tiêu thụ vốn cố định Chỉ số này phản ánh 1 đồng vốn cố định tạo ra mấy đồng doanh thu.Ở công ty CTS trong mấy năm gần đây đạt thấp Năm 2006 và năm 2007 đạt thấp lần lượt là 6.81và 9.92 vì thời kỳ này công ty mới tiến hành cổ phần hoá nên hoạt động của công ty chưa đi vào ổn định nên doanh thu chưa đạt kết quả cao trong khi đó công ty phải mua thêm máy móc thiết bị, xây dựng sửa chữa lại nhà xưởng nên vốn cố định tăng cao Năm 2008 công ty đi vào hoạt động ổn định doanh thu tăng lên đáng kể nên hiệu quả sử dụng vốn trong năm này đã tăng lên.

Số vòng quay toàn bộ vốn = Doanh thu tiêu thụ tổng số vốn

Chỉ số này phản ánh tổng hợp tình hình sử dụng vốn Nó cho biết là 1 đồng vốn tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu tiêu thụ trong một thời kỳ kinh doanh Chỉ số này của công ty có biến động lên xuống qua các năm và giao động trong khoảng từ 0.84 – 1.47.

Chỉ số doanh lợi tiêu thụ = lợi nhuận ròng

Chỉ số này của công ty CTS trong những năm vừa qua giao động từ 0.006 đến 0.0077 đạt mức khá

Chỉ số doanh lợi vốn lợi nhuận ròng tổng số vốn

Chỉ số này cho biết một đồng vốn bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng sau thuế chỉ số này của công ty trong những năm gần đây là từ 0.0052 – 0.011 chỉ tiêu này tăng dần qua các năm Tuy nhiên chỉ tiêu này còn thấp và đó là một điểm chưa tốt.

Chỉ số doanh lợi vốn chủ = lợi nhuận ròng vốn chủ Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất mà công ty theo đuổi. chỉ tiêu này của công ty CTS vẫn ở mức bình thường so với các công ty khác trong ngành.

Chỉ số vốn chủ trên tổng tài sản = vốn chủ sở hữu tổng tài sản

Chỉ số này của công ty CTS là 0.036- 0.101 Công ty chưa chủ động được về nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản chỉ băng 3.6 – 10.1 % tỷ trọng này còn nhỏ so với các doanh nghiệp trong ngành Đặc biệt với các doanh nghiệp nước ngoài tỷ trọng này chiếm tỷ lệ rất cao khoảng từ 48%- 79% đây là điều bất lợi cho công ty trong việc huy động nguồn vốn cạnh tranh đấu thầu xây dựng trong hình cạnh tranh gay gắt hiện nay.

Qua số liệu kinh doanh cho thấy những năm gần đây mặc dù có sự tăng trưởng rất cao về giá trị sản lượng cộng với tình hình lạm phát đang diễn ra làm cho giá trị thực của lợi nhuận và thu nhập của người lao động không theo kịp dẫn tới đời sống của người lao đông chưa được cải thiện đáng kể Điều đó là biểu hiện của bất hợp lý trong sản xuất, quản lý còn nhiều bất cập không phù hợp với tình hình mới do vậy cần có sự cải cách căn bản về tổ chức mô hình quản lý.

Bảng 6 Bảng trình độ cán bộ chuyên môn kỹ thuật

4 ĐẠI HỌC VÀ TRÊN ĐẠI HỌC

Kỹ sư XD thuỷ lợi

Kỹ sư công trình biển

Kỹ sư chế tạo máy

Kỹ sư cấp thoát nước

Tư vấn giám sát Điên, nước

Từ bảng trên ta thấy phần lớn lao động của công ty được đào tạo chính quy có kinh nghiệm Với số lượng và năng lực hiện nay nói chung là đủ để đáp ứng nhu cầu lao động cho công ty

Về kỹ sư xây dựng hiện nay là tương xứng và đáp ứng khá đủ cả tính về số lượng cũng chất lượng và năng lực trên các lĩnh vực xây dựng hiện có của công ty Cơ cấu lao động kỹ thuật quản lý là phù hợp Trình độ của lao động này đạt tiêu chuẩn cạnh tranh trên những thị trường hiện có của công ty. Tuy nhiên nếu công ty ngày càng mở rộng thị trường và để có sức cạnh tranh với các công ty lớn tổng công ty, và tiến xa hơn nữa là cạnh tranh quốc tế thì đội ngũ kỹ sư hiện tại cần phải nâng cao về cả số lượng và chất lượng mới có khả năng cạnh tranh trong các công trình lớn.

Với công nhân kỹ thuật: Công ty cũng có một đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao có bằng cấp có trình độ chuyên môn lao động trực tiếp ngoài công trường Tuy nhiên do tính thời vụ của ngành xây dựng nên số lượng công nhân kỹ thuật cố định thường xuyên không lớn mà công ty thực hiện chiến lược thuê ngoài Do vậy công ty sẽ căn cứ vào khối lượng hợp đồng và tiến độ thi công để thuê ngắn hạn cho phù hợp Việc tuyển lao động công ty thường xuyên quan hệ với các trung tâm tiếp xúc việc làm, các trường dạy nghề để tuyển lao động vào làm việc tại công ty Ngoài công ty cũng thuê một số các công nhân tại địa phương Điều kiện hiện nay, chất lượng của các loại lao động trên là phù hợp với nhu cầu của công ty, sau khi ký hợp đồng thuê việc mà với công ty thì số lao thì số lao động trên vẫn đáp ứng được yêu cầu của công ty mà không cần phải qua một khoá đào tạo nào Việc thuê ngoài công nhân kỹ thuật cho phép giảm được chi phí tiền lương, mà vẫn đảm bảo về cả mặt thời gian và chất lượng.

2.2.3 Tình hình máy móc thiết bị

TT TÊN THIẾT BỊ CÔNG

1 Máy ép cọc 80 tấn 80 tấn Việt Nam 02 Công ty

2 Máy cẩu 20 tấn T.Quốc 01 Nt

3 Ô tô tải 10 tấn Nhật 10 Nt

4 Ôtô tải 5 tấn Nhật 15 Nt

5 Ôtô con 4 chỗ Nhật 05 Nt

7 Máy vận thăng V500 Việt Nam 04 Nt

8 Máy trộn bê tông điện

9 Máy trộn bê tông tự hành Việt Nam 05 Nt

11 Máy đóng cọc Nhật 01 Nt

13 Máy phát hàn 3 pha 15KW Việt Nam 08 Nt

14 Máy hàn 1 pha Việt Nam 10 Nt

15 Máy phát điện Nhật 10 Nt

20 Máy cắt sắt Nhật 10 Nt

22 Cốt pha thép M 2 Việt Nam 4.000 Nt

23 Dàn giáo thép Bộ Việt Nam Đủ T.C Nt

24 Cây chống thép Cây Việt Nam 5.000 Nt

25 Máy kinh vĩ Bộ Nhật 05 Nt

26 Máy thuỷ bình Bộ Nhật 03 Nt

CU-13HA Chiếc Nhật 01 Nt

32 Máy mài các loại Chiếc Việt Nam 01 Nt

33 Máy khoan phá bê tông PR-38E Chiếc Nhật 03 Nt

34 Máy khoan phá bê tông PR-38E Chiếc Nhật 03 Nt

35 Máy bơm thử áp lực Chiếc Italia 01 Nt

36 Ba lăng xích Chiếc Đức 01 Nt

Nguồn cung cấp máy móc thiết bị của công ty là khá lớn công ty đã có nguồn cung cấp cả trong và ngoài nước Những máy móc thiết bị đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao thì công ty nhập các hãng ở nước ngoài như Nhật, Đức, Italia, Trung quốc, Hàn quốc…

Máy móc thiết bị của công ty hiện tại có đủ khả năng thực hiện các công trình có quy mô mấy chục tỷ đồng Công nghệ hiện có của công ty là đủ đáp ứng được nhu cầu hiện tại và những năm tiếp theo Bảng trên cho thấy các loại máy móc khá đồng bộ

NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THẮNG THẦU

THỰC TRẠNG ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG

THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VĂN HÓA

2.1 Giai đoạn một quá trình tham gia đấu thầu

Sơ đồ quá trình của một dự án xây lắp. Đối với dự án công ty là nhà thầu thi công:

Nguồn từ phòng dự án.

Qua sơ đồ ta có thể thấy các giai đoạn của một dự án mà công ty phải thực hiện. Đầu tiên công ty cần phải lập báo cáo khả thi có các nội dung chính như sau:

- Mục tiêu những ưu tiên hướng dẫn ban đầu hoặc các điều khoản của chủ đầu tư.

- Danh mục những nhu cầu đối với dự án mức độ quan trọng và phạm vi của dự án

- Tiêu chuẩn thiết kế an toàn sức khoẻ, môi trường, các tiêu chuẩn khác lý do áp dụng chúng.

- Bản chi phí các kế hoạch những chú thích độ tin cậy và rủi ro.

- Bản thuyết minh các kế hoạch, bản tóm tắt thiết kế công trình, nội dung cơ bản của các điều khoản hợp đồng thi công và bàn giao công trình đã hoàn thành.

Mua hồ sơ mời thầu

Lập hồ sơ dự thầu Đấu thầu

Nghiệm thu và quyết toán

- Các văn bản đề nghị biện pháp thi công công trình, các đề xuất kế hoạch, các kiến nghị tư vấn và những phát sinh trong hợp đồng.

* Đối với các dự án công ty là nhà thầu xây dựng thì:

+Phòng dự án của công ty phải tiến hành thu thập thông tin về mời thầu của các chủ đầu tư một cách thường xuyên, thông tin về chủ đầu tư, mua hồ sơ dự thầu.

+ Xây dựng mối quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước các cấp chính quyền để có những thông tin về kế hoạch đầu tư của các bộ ban ngành cơ quan Nhà nước.

+ Duy chỉ mối quan hệ với chủ đầu tư đã có hợp tác lâu dài nhờ đó có khả năng nhận được thư mời thầu khi họ có đầu tư mới

Sau khi nhận được thông báo mời thầu công ty sẽ cử một cán bộ chuyên môn có kinh nghiệm tới thăm thực thi địa bàn công trình mặt bằng thi công công việc… trên cơ sở các báo cáo thực tế của cán bộ khảo sát và bản thiết kế của chủ đầu tư lập sẵn công ty sẽ tiến hành:

+Phòng thiết kế dựa trên các bản vẽ kỹ thuật thi công trong hồ sơ mời thầu của nhà thầu sẽ kiểm tra bóc tách công trình mình phải làm.

+ Dựa trên kết quả của phòng thiết kế và lấy dự toán của hồ sơ mời thầu phòng dự án lập một bộ hồ sơ dự thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu gửi cho bên mời thầu.

* Lập hồ sơ dự thầu Đội ngũ cán bộ lập hồ sơ dự thầu của công ty sẽ dựa vào hồ sơ mời thầu của chủ đầu tư, các quy định hiện hành về xây dựng của Nhà nước, kỹ năng kinh nghiệm lập hồ sơ mời thầu cho gói thầu sẽ tham gia đấu thầu.

Nội dung của hồ sơ mời thầu gồm hệ thống các bảng biểu Đây là một ví dụ về hồ sơ dự thầu của công ty gồm: Thư mời thầu, đơn xin dự thầu, bảng kê khối lượng, bảo lãnh dự thầu, giấy uỷ quyền, chứng chỉ đi hiện trường, thông tin chung về công ty, quyết định thành lập, giấy phép hành nghề, giây phép kinh doanh, xác nhận tài khoản, bảng cân đối tài chính, phân tích đơn giá, thuyết minh biện pháp thi công, bảng kê cán bộ chủ chốt, nhân lực thiết bị bố trí cho công trình, biểu đồ tiến độ thi công, sơ đồ bố trí công trường, kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, hồ sơ thiết kế, hợp đồng.

Trong toàn bộ các công tác phục vụ cho hồ sơ dự thầu thì lập giá dự thầu thì điểm cho giá dự thầu thường chiếm 50 % Nhiều các công ty mặc dù trúng thầu xây dựng nhưng bỏ không tiếp tục tham gia thi công công trình vi nguyên nhân công tác lập giá dự thầu không hợp lý Giá bỏ thầu hợp lý là giá bỏ thầu vừa đáp ứng được mức giá mà chủ đầu tư đề ra vừa đảm bảo bù đắp được mức lãi dự kiến mà công ty đã đề ra Do đó giá bỏ thầu có tầm quan trọng đặc biệt với công ty tham gia đấu thầu. Để giá dự thầu có sức cạnh tranh thì nó phải phù hợp với mức giá do chủ đầu tư đặt ra và thấp hơn đối thủ cạnh tranh Mà giá xét thầu của chủ đầu tư thường dựa vào định mức đơn giá mà Nhà nước quy định Tuy nhiên do tính chất cá biệt của sản phẩm xây dựng nên phụ thuộc vào loại công trình, địa điểm phụ thuộc vào phương án thi công của công ty Vì vậy không thể thống nhất giá dự thầu cho các công trình mà công ty có thể dựa vào nguyên tắc tính toán để tính toán cho từng công trình của mình Về nguyên tắc giá dự thầu được tính toán dựa trên khối lượng công việc xây lắp trong bảng tiên lượng hồ sơ mời thầu, tính toán những khối lượng công việc chính theo bản vẽ thiết kế kỹ thuật được giao So sánh với tiên lượng hồ sơ mời thầu nếu phát hiện ra có sự chênh lệch lớn thì yêu cầu chủ đầu tư xem xét bổ sung.

Dự toán chi phí xây dựng gồm : Chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng.

- Chi phí trực tiếp gồm:

+ Chi phí vật liệu : gồm chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, kết cấu thành phẩm, vật liệu luân chuyển, thiết bị vệ sinh đi kèm với nguyên vật liệu ( không tính chi phí vật liệu dùng cho máy thi công, chi phí lán trại phục vụ thi công, chi phí nguyên liệu các xưởng sản xuất phụ ). m

Trong đó: VL là chi phí vật liệu

Q là khối lượng công tác xây dựng thứ j

Dv j i là chi phí vật liệu + Chi phí nhân công: gồm tiền lương cơ bản, các loại phụ cấp lương nghỉ lễ tết phép của công nhân trực tiếp khi thi công xây lắp ( không tính lương công nhân điều kiển máy, công nhân sản xuất ở các xưởng phụ và cán bộ nhân viên gián tiếp ) m

Trong đó: NC là chi phí nhân công

D j nc là chi phí nhân công knc hệ số điều chỉnh chi phí nhân công.

+ Chi phí sử dụng máy thi công: gồm chi phí phục vụ trực tiếp máy thi công trên công trường như chi phí một lần ( chỉ phát sinh một lần: làm đường tam, chi phí lắp đặt …) chi phí thường xuyên ( nhiên liệu, động lực, khấu hao máy thi công bảo dưỡng định kỳ, lương công nhân điều khiển máy thi công) m

Trong đó: NC là chi phí máy thi công

D j m chi phí máy thi công km hệ số điều chỉnh máy thi công

Chi phí trực tiếp khác: chi phí bơm tát nước, vét bùn thí nghiệm vật liệu, di chuyển nhân lực và thiết bị thi công đến công trường và nội bộ trong công trường, an toàn lao động, bảo vệ môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh.

Trong đó: TT là chi phí trực tiếp khác

Ktt là tỷ lệ quy định theo thông BXD Ktt = 1,5 %

Chi phí quản lý điều hành sản xuất tại công trường của công ty

Chi phí phục vụ công nhân chi phí phục vụ thi công tại công trường Một số chi phí khác

Trong đó: C là chi phí chung

P là định mức chi phí chung

- Thu nhập chịu thuế tính trước

TL = % quy định * ( T + C ) Trong đó TL thu nhập chịu thuế tính trước Giá trị dự toán xây dựng trước thuế:

- Thuế giá trị gia tăng cho công tác xây dựng theo quy định hiện hành GTGT = ( T+ C + L) * k xd gtgt Trong đó: GTGT là thuế giá trị gia tăng

GXDLT = G * tỷ lệ quy định * ( 1 + k xd gtgt )

Ngày đăng: 04/07/2023, 14:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Hồ sơ giới thiệu tư cách pháp nhân và năng lực thi công của công ty 3. Báo cáo tài chính Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hóa 4. Kết quả đấu thầu hàng năm Khác
5. Giáo trình quản trị doanh nghiệp – Chủ biên PGS.TS Lê Văn Tâm, PGS.TS Ngô Kim Thanh- NXB Lao động – Xã hội Khác
6. Giáo trình Quản trị Xây dựng – Chủ biên PGS.TS Lê Công Hoa- Trường đại học kinh tế quốc dân Khác
7. Giáo trình Quản trị Dự án xây dựng – Chủ biên PGS.TS Lê Công Hoa- Trường đại học kinh tế quốc dân Khác
8. Giáo trình Quản trị chiến lược – Chủ biên PGS.TS Lê Văn Tâm – Nhà xuất bản thống kê Khác
10.Các văn bản liên quan đến quản lý đầu tư và xây dựng:- Nghị định 16/2005/NĐ-CP- Nghị định 88/1999/NĐ – CP về ban hành quy chế đấu thầu - Luật đấu thầu Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w