LÍ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN
Tổng quan về Ngân Hàng Thương Mại
1/ Khái niệm Ngân hàng thương mại :
Ngân Hàng Thương Mại (NHTM) là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đú để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân
2/ Sự ra đời và phát triển của NHTM
Ngay từ xa xưa người ta đã biết dùng tiền làm phương tiện thanh toán, làm trung gian trao đổi hàng hoá Thông qua tiền, việc trao đổi hàng hoá được tiến hành một cách thuận lợi, dễ dàng hơn nhiều Chính vì thế đã kích thích sản xuất, đưa xã hội loài người ngày càng phát triển.
Xã hội ngày càng phát triển thì vai trò của tiền tệ ngày càng được phát huy.Thương mại phát triển, một tầng lớp thương nhân giàu có ra đời và họ cần có những nơi an toàn để gửi tiền Những người nhận tiền gửi chủ yếu là chủ tiệm vàng, họ nhận thấy: luôn có một lượng lớn tiền và vàng nhàn rỗi do tiền và vàng người ta gửi vào luôn nhiều hơn tiền rút ra Mặt khác lại luôn tồn tại nhu cầu vay mượn để chi tiêu, đầu tư kinh doanh Và những người giữ hộ tài sản nghĩ đến việc sử dụng số tiền nhàn rỗi đó để cho vay kiếm lời Và thay vì thu phí giữ hộ người ta trả một khoản lãi cho người có tài sản đem gửi Bên cạnh đó người giữ hộ tiền cũng cho vay để thanh toán cho một người nào đó bằng cách ghi nợ cho người vay tiền và ghi tăng tài sản cho người được thanh toán Và lúc các nghiệp vụ trên hình thành cũng là lúc ngân hàng xuất hiện.
Khoảng đầu thế kỉ thứ XV (1401) có một tổ chức trên thế giới được coi là một ngân hàng thực sự theo quan niệm ngày nay đó là BAN-CA-DI Barcelona(Tây Ban Nha), đây là ngân hàng đầu tiên trên thế giới Đến năm 1409 ngân hàng thứ hai là BAN-CO-DI Valencia (TBN) và cả hai ngân hàng này đã thực hiện hầu hết các nghiệp vụ ngân hàng như ngày nay: nhận tiền gửi, cho vay, thanh toán Nguyễn Thu Phơng Lớp K5 trung cấp liên kết CĐ
Từ thế kỉ XVII, song song với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật kinh tế và thương mại đã có những tiến bộ lớn, đồng thời ngân hàng cũng phát triển mạnh, đầu tiên là ở Châu Âu, sau đó là ở Châu Mỹ rồi đến Châu Á và được phát triển trên phạm vi toàn thế giới Các nhà sản xuất cần đến vốn để sản xuất, các thương gia cần vốn để thành lập các công ty thương mại, xuất nhập khẩu chỉ có thể dựa vào ngân hàng và chỉ có ngân hàng mới có thể cung cấp đủ vốn cho họ Do đó vị thế của ngân hàng ngày càng được nâng cao và ngân hàng trở thành một bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế.
Bước chuyển mình lớn nhất của hệ thống ngân hàng bắt đầu từ thế kỷ XX khi mà các ngân hàng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động của mình Các sản phẩm mới của ngân hàng ra đời đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng Ngân hàng trở thành nơi cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng và phong phú nhất cho nền kinh tế.
3.1/ NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp cá nhân, tổ chức kinh tế muốn sản xuất, kinh doanh thì cần phải có vốn để đầu tư mua sắm tư liệu sản xuất, phương tiện để sản xuất kinh doanh…mà nhu cầu về vốn của doanh nghiệp, cá nhân luôn luôn lớn hơn vốn tự có do đó cần phải tìm đến những nguồn vốn từ bên ngoài Mặt khác lại có một lượng vốn nhàn rỗi do quá trình tiết kiệm, tích luỹ của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khác NHTM là chủ thể đứng ra huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi đó và sử dụng nguồn vốn huy động được cấp vốn cho nền kinh tế thông qua hoạt động tín dụng NHTM trở thành chủ thể chính đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế Nhờ có hoạt động ngân hàng và đặc biệt là hoạt động tín dụng các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc công nghệ, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
3.2/ NHTM là cầu nối doanh nghiệp và thị trường
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hoạt động của các doanh nghiệp chịu sự tác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế như: quy luật giá trị, quy luật cung
1 0 cầu, quy luật cạnh tranh và sản xuất phải trên cơ sở đáp ứng nhu cầu thị trường, thoả mãn nhu cầu thị trường về mọi phương diện không chỉ: giá cả, khối lượng, chất lượng mà còn đòi hỏi thoả mãn trên phương diện thời gian, địa điểm Để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường doanh nghiệp không những cần nâng cao chất lượng lao động, củng cố và hoàn thiện cơ cấu kinh tế, chế độ hạch toán kinh tế mà còn phải không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, đưa công nghệ mới vào sản xuất, tìm tòi và sử dụng nguyên vật liệu mới, mở rộng quy mô sản xuất một cách thích hợp Những hoạt động này đòi hỏi phải có một lượng vốn đầu tư lớn, nhiều khi vượt quá khả năng của doanh nghiệp Do đó để giải quyết khó khăn này doanh nghiệp đến ngân hàng để xin vay vốn để thoả mãn nhu cầu đầu tư của mình.Thông qua hoạt động cấp tín dụng cho doanh nghiệp ngân hàng là cầu nối doanh nghiệp với thị trường Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng cung cấp cho doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng về mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của thị trường và từ đó tạo cho doanh nghiệp chỗ đứng vững chắc trong cạnh tranh.
3.3/ NHTM là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Hệ thống NHTM hoạt động có hiệu quả sẽ thực sự là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Thông qua hoạt động thanh toán giữa các ngân hàng trong hệ thống, NHTM đã góp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứng cho lưu thông Thông qua việc cấp tín dụng cho nền kinh tế NHTM đã thực hiện việc dẫn dắt các nguồn tiền, tập hợp và phân phối vốn trên thị trường, điều khiển chúng một cách hiệu quả và thực thi vai trò điều tiết gián tiếp vĩ mô Cùng với các cơ quan khác, Ngân hàng luôn được sử dụng như một công cụ quan trọng để nhà nước điều chỉnh sự phát triển của nền kinh tế.
Khi nhà nước muốn phát triển một ngành hay một vùng kinh tế nào đó thì cùng với việc sử dụng các công cụ khác để khuyến khích thì các NHTM luôn được sử dụng bằng cách NHNN yêu cầu các NHTM thực hiện chính sách ưu đãi trong đầu tư, sử dụng vốn như: giảm lãi suất, kéo dài thời hạn vay, giảm điều kiện vay vốn hoặc qua hệ thống NHTM Nhà nước cấp vốn ưu đãi cho các lĩnh vực nhất định Khi nền kinh tế tăng trưởng quá mức nhà nước thông qua NHTW thực hiệnNguyễn Thu Phơng Lớp K5 trung cấp liên kết CĐ chính sách tiền tệ như: tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để giảm khả năng tạo tiền từ đó giảm khả năng cấp tín dụng cho nền kinh tế để nền kinh tế phát triển ổn định vững chắc.
Việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua hệ thống NHTM thường đạt hiệu quả trong thời gian ngắn nên thường được nhà nước sử dụng.
3.4/ NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia và nền tài chính quốc tế
Trong nền kinh tế thị trường, khi các mối quan hệ hàng hoá, tiền tệ ngày càng được mở rộng thì nhu cầu giao lưu kinh tế - xã hội giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách Việc phát triển kinh tế ở các quốc gia luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và là một bộ phận cấu thành nên sự phát triển đó Vì vậy nền tài chính của mỗi quốc gia cũng phải hoà nhập với nền tài chính quốc tế và NHTM với các hoạt động của mình đã đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong sự hoà nhập này Với các nghiệp vụ như thanh toán, nghiệp vụ hối đoái và các nghiệp vụ khác NHTM tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển Thông qua hoạt động thanh toán, kinh doanh ngoại hối quan hệ tín dụng với các NHTM nước ngoài NHTM đã thực hiện vai trò điều tiết nền tài chính trong nước phù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế.
NHTM ra đời và ngày càng phát triển dựa trên cơ sở nền sản xuất lưu thông hàng hoá phát triển và nền kinh tế càng phát triển càng cần đến sự hoạt động của NHTM Với vai trò quan trọng của mình NHTM trở thành
Ngân Hàng là một trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi sự tiếp xúc với hai loại cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế Các cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu, tức là chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập và vì thế cần bổ xung vốn, và các cá nhân và tổ chức thặng dư trong chi tiêu Thu nhập của họ lớn hơn các khoản chi tiêu cho hàng hoá, dịch vụ do vậy có tiền để tiết kiệm Sự tồn tại của 2 loại cá nhân và tổ chức trên hoàn toàn độc lập với Ngân hàng Điều tất yếu là tiền sẽ chuyển từ nhóm cá nhân và tổ chức thặng dư trong chi tiêu sang nhóm cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu nếu cả hai nhóm cùng có lợi.
Như vậy thu nhập ra tăng là động lực tạo nên mối quan hệ tài chính giữa hai nhóm Với điều kiện dòng tiền di chuyển phải quay trở lại với một lượng lớn hơn trong một khoảng thời gian nhất định thì đó là quan hệ tín dụng Nếu không thì đó là quan hệ cấp phát hoặc hùn vốn Quan hệ tín dụng đã có từ lâu, ổn định và tồn tại cho đến ngày nay Tuy nhiên quan hệ trực tiếp bị giới hạn do không phù hợp về quy mô, thời gian và không gian Điều này cản trở quan hệ trực tiếp phát triển và tạo điều kiện để trung gian tài chính nảy sinh.
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HẠ HÒA, TỈNH PHÚ THỌ
Khái quát về hoạt động của Ngân Hàng Nông Nghiệp & PTNT Hạ Hoà, Phú Thọ
1.Vài nét về tình hình Kinh tế - xã hội (KT-XH) của huyện Hạ Hoà tỉnh Phú Thọ:
Huyện Hạ Hoà là 1 huyện miền núi nằm phía cuối của tỉnh Phú Thọ Địa hình của huyện có cả đồng bằng và đồi núi và cả sông, ao đầm nên có thể phát triển một nền sản xuất nông lâm ngư nghiệp toàn diện
Tình hình kinh tế trên địa bàn trong vài năm qua đã có sự phát triển, đã có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp, nâng cao hiệu quả kinh tế. Trong huyện có nhiều dự án phát triển kinh tế: dự án phát triển cây chè theo nghị quyết 331; 1961/UB của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh; Nghị quyết 09 cải tạo vườn tạp;
Kế hoạch 65 về phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm tại các xã ven sông Hồng; Nghị quyết 07 về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; Nghị quyết 12 về xoá đói giảm nghèo; Nghị quyết 08; Thông tri 02 về phát triển cơ sở hạ tầng, làm giao thông nông thôn Đây là những tiền đề quan trọng; động lực chính để phát triển kinh tế trên địa bàn huyện.
Toàn huyện có 40 doanh nghiệp (tất cả đều là doanh nghiệp ngoài quốc doanh), chủ yếu là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất chế biến gỗ, sản xuất chè và một số ngành nghề khác.
Năm 2009 vừa qua, huyện Hạ Hoà đã đạt được các kết quả trên các lĩnh vực như sau:
Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp :
Diện tích gieo trồng cây hàng năm: 11.139 ha, đạt 96,03% so kế hoạch, tăng 4,61% so cùng kỳ Sản lượng cây lương thực có hạt ước đạt: 41.340 tấn, đạt 106% kế hoạch, tăng 18,02% so cùng kỳ Trong đó, cây lúa; diện tích cho thu hoạch 7.701 ha, đạt 102,6% so kế hoạch, tăng 23,4% so cùng kỳ; năng suất bình quân đạt 49,93 tấn/ha; sản lương 38.452 tấn, đạt 104,6% so kế hoạch, tăng 30,85% so cùng kỳ Cây ngô; diện tích: tcọ kém hiệu quả sang trồng chè giống mới Diện
3 8 tích chè trồng mới: 41,7 ha, đạt 83,4% so kế hoạch, sản lượng chè búp tươi thu hoạch: 14.500 tấn, đạt 97,7% so kế hoạch, tăng 1,4% so cùng kỳ.
Chương trình chăn nuôi: tổng đàn trâu hiện có trên địa bàn: 8.500 con, 6.000 con (giảm 1.225 so cùng kỳ), đàn gia cầm: 815.417 con Một số mô hình nuôi động vật có giá trị kinh tế cao như; nhím,dê,lợn rừng….bước đầu có hiệu quả. Chương trình nuôi trồng thủy sản: đưa các giống thủy sản có năng suất, chất lượng cao vào nuôi thả; tổng lượng giống tiếp nhận, triển khai chăn nuôi 2.021.275 con giống các loại Diện tích nuôi thả: 1.442 ha; sản lượng đánh bắt ước đạt 4.600 tấn, đạt 102% kế hoạch, tăng 43,7% so cùng kỳ.
Lâm nghiệp: Năm 2009 tổng diện tích rừng trồng: 705 ha đạt 117,5% so kế hoạch, số cây phân tán đã trồng: 219.700 cây; đạt: 109,8% so kế hoạch Đi đôi với trồng và chăm sóc rừng đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc, và phòng chống cháy rừng
Giá trị công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng :
Giá trị sản xuất công nghiệp – TTCN ước đạt 210.000 triệu đồng, đạt 98,9% kế hoạch năm, tăng 13,3% so cùng kỳ Năm 2009, tiến hành lập kế hoạch chi tiết cụm công nghiệp – TTCN thị trấn Hạ Hòa Một số ngành TTCN tiếp tục duy trì ổn định sản xuất và có tốc độ tăng trưởng khá như: chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, chế biến chè… Đầu tư XDCB: Tổng giá trị khối lượng trong năm đạt 73.500 triệu đồng, đạt 100,06% kế hoạch năm; tăng 16,95% so cùng kỳ.
Giá trị thương mại dịch vụ - du lịch :
Tổng giá trị về thương mại – dịch vụ - du lịch đạt 165.072 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 17,4% so cùng kỳ Câc cơ sở kinh doanh đã chấp hàng tốt các quy định theo giấy phép đăng ký Một số loại hình dịch vụ phát triển khá; vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng Cung ứng đủ hàng hóa, vật tư phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân.
Nông, lâm nghiệp: 34,6% Công nghiệp – TTCN: 35,4% Thương mại – dịch vụ: 30% Tỷ lệ hộ nghèo: 12,74%.
Nguyễn Thu Phơng Lớp K5 trung cấp liên kết CĐ
Tuy vậy, bên cạnh những thuận lợi như tình hình chính trị xã hội ổn định, các dự án được phê duyệt, đầu tư vào địa bàn, Hạ Hoà cũng gặp phải rất nhiều khó khăn:
Sự suy giảm kinh tế thế giới đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh các thành phần kinh tế trong nước và ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và hoạt động tài chính ngân hàng trên địa bàn.
Lãi suất huy động và cho vay, diễn biến phức tạp, NHNN đã điều chỉnh lãi suất cơ bản xuống mức 7%/năm với thời gian dài, nhằm nới lỏng tiền tệ, góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế do vậy đã ảnh hưởng không nhỏ trong điền hành hoạt động của các TCTD và nguy cơ rủi ro lãi suất đối với Ngân hàng là không tránh khỏi Lãi suất cho vay của Ngân hàng đã giảm xuống còn 10,5%/năm, trong khi đó lãi suất huy động tiết kiệm tại thời điểm 2008 và đầu năm 2009 ở mức cao hơn 10,5% năm, vì vậy chênh lệch lãi suất cho vay hai đầu bị thu hẹp.
Kinh tế địa bàn tuy có sự ổn định và phát triển nhưng chưa đồng đều Đã có sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn song còn chậm, chưa có tính bền vững Đời sống, thu nhập của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, giá cả hàng hóa, vật tư, nguyên nhiên liệu trong năm qua có nhiều biến động làm cho giá thành không ổn định.
Sự cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng gay gắt, nhất là cạnh tranh về lãi suất, các sản phẩm dịch vụ và thị trường.
Một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh năng lực tài chính khó khăn, trình độ quả lý theo yêu cầu còn những mặt hạn chế nhất định, thị trường tiêu thụ không ổn định Sản phẩm hàng hóa chưa phong phú, chưa hợp thị hiếu người tiêu dùng do vậy hoạt động kinh doanh hiệu quả thấp.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP &
Chính sách đối với cán bộ, nhân viên cơ quan
-Phát động một phong trào huy động vốn sâu rộng trong toàn thể nhân viên Ngân Hàng Thực hiện chính sách tự tìm đến khách hàng ,vận động họ và cho họ biết những lợi thế khi gửi tiền tại Ngân hàng Nông nghiệp, về sự uy tín của Ngân hàng, lãi suất Ngân hàng đang áp dụng và tính hữu ích an toàn khi gửi tiền. Phải tiến hành tìm hiểu những phản ứng từ phía khách hàng, các thông tin của khách hàng để có chính sách phù hợp với từng đối tượng khách hàng Như vậy mới mong làm hài lòng tất cả khách hàng đến với Ngân hàng
-Tìm hiểu thói quen, sở thích đối với nguồn tiền nhàn rỗi Từ đó dộng viên, giải thích cho khách hàng hiểu những lợi ích khi gửi tiền vào ngân hàng, cố gắng thay đổi thói quen của một số bộ phận người dân thích cất giữ tiền bạc tại nhà Như vậy sẽ lãng phí một nguồn tiền không hề nhỏ, nhưng lại không được sử dụng để đầu tư, tạo ra những nguồn tiền lớn hơn.
-Nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên trong cơ quan Đặc biệt là trình độ tin học, và chuyên môn nghiệp vụ Tăng cường học hỏi lẫn nhau, Ngân hàng cần mở các lớp học tại chỗ để trao đổi và nâng cao trình độ của từng cán bộ Từ đó phát huy được nguồn lực con người, đáp ứng được đòi hỏi của công việc.
-Xây dựng “văn hoá giao tiếp” nhằm đổi mới phong cách phục vụ, tạo sự thiện cảm của khách hàng Chủ động cạnh tranh bằng thái độ phục vụ để thu hút khách hàng Cần xây dựng các quy tắc trong ứng xử như: Luôn niềm nở, ân cần lịch sự, tôn trọng ý kiến khách hàng, không để khách hàng chờ đợi lâu, giải quyết các công việc với trách nhiệm cao và phải hết sức tận tình Đây là một trong những biện pháp để tạo được hình ảnh tốt đẹp của Ngân hàng Nông Nghiệp Hạ Hoà, để khách hàng luôn gắn bó với thương hiệu AGRIBANK.
Giải pháp về tuyên truyền, maketing
- Có những biện pháp tuyên truyền, maketing hiệu quả và có tác dụng sâu rộng hơn nữa.
Công tác huy động vốn chưa đạt được những hiệu quả cao là một phần do khâu tuyên truyền của Ngân hàng chưa có tác dụng sâu rộng Nó chỉ có hiệu quả đối với một bộ phận khách hàng trên địa bàn, đặc biệt là khu trung tâm thị trấn.Nguyễn Thu Phơng Lớp K5 trung cấp liên kết CĐ
Hiện tại Ngân hàng khi có chiến dịch huy động mới, chỉ tiến hành treo băng rôn tại Ngân hàng và giới thiệu trên loa của thị trấn, trên báo Phú Thọ.
-Cần quảng bá sâu rộng hơn nữa, do địa hình của huyện còn nhiều vùng sâu vùng xa Cần phối hợp với Uỷ Ban Nhân dân các xã có những buổi gặp mặt, trao đổi với khách hàng, giới thiệu những tiện ích khi giao dịch với Ngân hàng. Tiến hành giới thiệu về Ngân hàng Huyện Hạ Hoà trên sóng phát thanh truyền hình mà trong điều kiện cho phép đó là kênh của Đài Hạ Hoà, giới thiệu trên loa của các xã trong huyện, có các buổi giới thiệu đến từng cơ quan trong địa bàn.
-Tặng quà lưu niệm khuyến mãi kết hợp với công tác tuyên truỳên trong các dịp lễ tết hoặc trong từng chiến dịch huy động vốn.
Với các chiến dịch quảng bá sâu rộng chắc chắn Ngân hàng sẽ thu hút được một lượng khách hàng đông đảo quan tâm và tìm đến với Ngân hàng.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, các ban ngành khác ở địa phương để có những chính sách phù hợp nhất, cải thiện nền kinh tế của địa phương, từ đó góp phần nâng cao đời sống của nhân dân,tạo nguồn lực cho địa phương phát triển.Trong đó phải kể đến Uỷ Ban Nhân Dân thị trấn Hạ Hoà, Ban Công An Kinh tế huyện Hạ Hoà, phòng kinh tế hạ tầng thuộc Uỷ Ban Huyện Hạ Hoà, cùng một số các cơ quan khác,….
Chính sách đối với khách hàng
Huy động vốn từ dân cư là đối tượng huy động vốn cơ bản và lâu dài của Ngân hàng Nông nghiệp Hạ Hoà.Với đặc điểm số lượng tiền gửi nhỏ nhưng khá ổn định, có xu hướng ngày một tăng do tốc độ phát triển kinh tế Do vậy ở đối tượng khách hàng này, cần có những giải pháp thiết thực nhằm duy trì và mở rộng huy động vốn với đối tượng này:
-Nghiên cứu, điều tra khảo sát phân loại hộ, nguồn thu nhập (ví dụ như : Vụ thu hoạch, kết quả kinh doanh, khi chi trả kiều hối ).trên cơ sở đó tiếp cận khách hàng, tư vấn cho khách hàng sử dụng các hình thức gửi tiền thích hợp. -Xác định số lượng quy mô, địa điểm để mở các điểm huy động vốn - đặc biệt là các điểm cho vay, thu nợ, thu lãi và huy động vốn tại các khu trung tâm
Đề xuất lên Ngân Hàng Nông Nghiệp & PTNT Tỉnh Phú Thọ
thị trấn , các xã , thời gian giao dịch… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người gửi tiền.
-Nghiên cứu, áp dụng nhiều hình thức huy động vốn đa dạng, phong phú về loại hình, kì hạn, để giữ vững và phát triển thị phần.Thực hiện các dịch vụ mới như tiết kiệm gửi một nơi, lĩnh nhiều nơi, tiết kiệm học đường, tiết kiệm hưu trí, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm đảm bảo giá trị theo vàng v… v…
-Tăng cường khách hàng gửi góp đối với các đơn vị hưởng lương ngân sách , có thu nhập ổn định như ngành giáo dục, hưu trí ,…nếu vận động chỉ 10% cán bộ hưởng lương từ ngân sách, với mức tiền gửi góp thì 1 năm huy động được lên đến hàng tỷ đồng.
-Tiếp cận các gia đình có người đi xuất khẩu lao động, để vận động chuyển tiền kiều hối về gia đình qua Ngân hàng Nông nghiệp Hạ Hoà và gửi vốn vào Ngân Hàng.
-Phổ cập và hướng dẫn người dân làm quen với các sản phẩm tiền gửi, dịch vụ thanh toán. Đối với khách hàng là các doanh nghiệp cần xây dựng mối quan hệ lâu dài đối với họ Thường là đối tượng khách hàng này sử dụng các dịch vụ thanh toán của Ngân hàng, do vậy yêu cầu về thái độ phục vụ, tác phong giao dịch nhanh gọn và lịch sự Cần xây dựng mối quan hệ bền vững vì các doanh nghiệp thường ổn định, ít khi đổi sang các Ngân hàng khác.
III ĐỀ XUẤT, KiÕn NGHỊ:
1 Đề xuẩt trình lên đối với Ngân hàng Nông Nghiệp Tỉnh Phú Thọ :
1.1 Chính sách lãi suất cần linh hoạt và thay đổi theo thị trường có tính cạnh tranh :
Ngân hàng Nông Nghiệp Tỉnh Phú Thọ cần có một chính sách về lãi suất hợp lí, không chạy theo lãi suất huy động với các Ngân hàng khác,cần xây dựng một hệ thống dự báo, về biến động cung cầu vốn của thị trường, cập nhật thông tin về lãi suất huy động, thị phần của các đối thủ cạnh tranh chủ yếu …….để từ đó xây
Nguyễn Thu Phơng Lớp K5 trung cấp liên kết CĐ dựng một chính sách lãi suất huy động linh hoạt, theo sự biến động của thị trường, nhằm ổn định thị phần huy động của hệ thống Ngân hàng Nông Nghiệp.
Việc ấn định lãi suất không nhất thiết phải thống nhất trong toàn tỉnh mà phải căn cứ vào khả năng tài chính, tính chất cạnh tranh của từng chi nhánh Để phấn đấu giảm lãi suất đầu vào, cần xây dựng cơ cấu nguồn vốn không kì hạn từ 30% trở lên trong tổng nguồn vốn huy động , để bù lãi suất với các loại có kì hạn dài hơn, bằng các biện pháp:
-Xây dựng chương trình phần mềm để tính toán được lãi suất đầu vào bình quân để có chính sách lãi suất cho phù hợp.
-Tuyên truyền mở tài khoản tiền gửi cá nhân, thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng Từng bước thực hiện cho vay bằng chuyển khoản, không dùng tiền mặt.
Trong nguồn vốn huy động của Ngân hàng này vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn (vốn vay chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ),vốn từ tiền gửi không kì hạn và vốn từ ngoại tệ chiếm tới hơn 50% Cơ cấu này ổn định trong nhiều năm liền cho thấy Ngân hàng có một lợi thế vô cùng lớn đó là nguồn vốn đầu vào giá rẻ (Theo bài viết của Hà Thị Thuý Vinh , “Một số vấn đề về hiệu quả kinh doanh của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam” , Tạp chí Ngân hàng , số 9, trang 49-50, tháng 5 /2008.)
1.2 Đa dạng hoá sản phẩm và không ngừng phát triển các sản phẩm mới :
Song song với các hình thức huy động truyền thống đang huy động hiện nay, cần nhanh chóng đưa ra các sản phẩm huy động và dịch vụ mới như tiết kiệm gửi một nơi lĩnh tiền ở nhiều nơi, tiết kiệm bảo đảm bằng USD, nhận và trả tiền tại nhà, thẻ thanh toán điện tử, thẻ rút tiền ATM, tiết kiệm học đường “vì tương lai ngày mai lập nghiệp”… phù hợp với đông đảo khách hàng.
2 Kiến nghị với Nhà Nước và Ngân hàng Nhà Nước :
Các giải pháp huy động vốn của NHTM chỉ có thể phát huy hiệu quả khi nó được hoạt động trong môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, trong điều kiện hình
Kiến nghị lên Nhà Nước và Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam…
thành và phát triển thị trường vốn, môi trường pháp lí phù hợp với quy luật của nền kinh tế theo cơ chế thị trường.
Xuất phát từ thực trạng công tác huy động vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp Huyện Hạ Hoà, tôi xin đề xuất một số ý kiến sau:
2.1 Nhà nước cần phải đảm bảo sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô :
Môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn của Ngân hàng Nó có thể tạo thuận lợi cho công tác huy động vốn nhưng cũng có thể cản trở, hạn chế công tác huy động vốn.
Sự tạo lập ổn định nền kinh tế vĩ mô hiện nay là chống lạm phát ,ổn định gái trị tiền tệ Đây là điều kiện cần thiết cho việc thực thi có hiệu quả các giải pháp của NHTM.
2.2 Thực hiện tốt chính sách lãi suất cơ bản :
-Để cho lãi suất được biến động theo thị trường mà Ngân hàng Nhà Nước chỉ quy định lãi suất cơ bản Từ đó các tổ chức tín dụng tự định lấy lãi suất của mình trong môi trường cạnh tranh.
-Lãi suất Ngân hàng cần được sớm xã hội hoá, tính toán trên cơ sở các yếu tố liên quan như: tỷ lệ lạm phát, quan hệ cung cầu tiền gửi … theo sự chỉ đạo của Ngân Hàng Nhà Nước.
- Rà soát lại các chế độ, thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt để quy định rõ mức bao nhiêu trong giao dịch, nhằm tập trung tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội vào Ngân hàng , tiết kiệm chi phí phát hành và lưu thông tiền mặt.
3 Kiến nghị với Ngân hàng Nông Nghiệp Việt nam:
-Tăng cường cơ sở vật chất, kĩ thuật, xây dựng mới và nâng cấp trụ sở của các chi nhánh ngân hàng, các phòng giao dịch, tạo không gian khang trang lịch sự. -Tổ chức đào tạo và đào tạo lại theo chuyên đề nghiệp vụ, để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhằm tiếp cận và ứng dụng nhanh chóng công nghệ hiện đại, các sản phẩm mới vào hoạt động của chi nhánh.
-Tăng thêm chỉ tiêu biên chế, bổ sung vào đội ngũ làm việc những cán bộ trẻ trung, năng động và có trình độ cao để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nguồn vốn và tăng cường dư nợ.
4 Kiến nghị đối với Tỉnh uỷ và UBND Tỉnh:
-Chỉ đạo các địa phương tạo điều kiện cho Ngân hàng có địa điểm để xây dựng chi nhánh Ngân hàng cấp 3, các phòng giao dịch và các điểm huy độngNguyễn Thu Phơng Lớp K5 trung cấp liên kết CĐ
Kiến nghị lên Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Phú Thọ
-Thường xuyên phát động phong trào tiết kiệm trong nhân dân, thông qua hệ thống chính quyền và các tổ chức đoàn thể xã hội từ tỉnh đến các huyện, các xã và thị trấn Từ đó tạo được tích luỹ trong dân cư và có điều kiện để đầu tư phục vụ sản xuất.