TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM THÔNG TIN BỘ THƯƠNG MẠI
Tổng quan về Trung tâm Thông tin Bộ Thương mại
Trung tâm Thông tin Bộ Thương mại. Địa chỉ :46 Ngô Quyền, Hà Nội.
Cơ quan chủ quản: Bộ Thương mại.
Trung tâm Thông tin thương mại Việt Nam, tên tiếng Anh là Vietnam Trade Information Center (VTIC) được thành lập theo QĐ số 764/KTĐN- TCCB ngày 20/11/1989 của Bộ Kinh tế Đối ngoại trên cơ sở hợp nhất 2 bộ phận đã có sẵn là phòng Thông tin thuộc Viện Kinh tế đối ngoại và Trung tâm Tính toán của Bộ Kinh tế đối ngoại.Sau đó (1992) Bộ Thương mại quyết định sáp nhập thêm Trung tâm Kinh tế Kỹ thuật Vật tư (thuộc Bộ Vật tư) và Phòng Thông tin (thuộc Bộ Nội thương), tạo ra những bộ phận nòng cốt ban đầu của Trung tâm Thông tin Thương mại Việt Nam- Bộ Thương mại VTIC được coi là đơn vị đầu ngành của Bộ Thương mại trong lĩnh vực Thông tin thương mại và là đơn vị có bề dầy kinh nghiệm về họat động công nghệ thông tin.
Thành phần kinh tế: Nhà nước
1.1.3.Trụ sở chính và các cơ sở giao dịch.
Trụ sở chính : 46 Ngô Quyền ,Hà Nội.
Trung tâm thông tin Thương mại có 2 chi nhánh, một trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, một ở khu vực miền Trung đặt tại TP Đà Nẵng Ngoài ra, trung tâm còn có các văn phòng đại diện tại các địa bàn kinh tế quan trọng như :Móng Cái, Lạng Sơn, Cần Thơ…
Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh được thành lập từ năm 1994 Sau một thời gian phát triển đến nay Chi nhánh đã đủ năng lực cung cấp thông tin
Thương mại và thực hiện hoạt động marketing trên địa bàn phía Nam Tại Chi nhánh còn có các văn phòng đại diện của hầu hết 06 bản tin thuộc Trung tâm Các văn phòng là cầu nối giữa bản tin với các Doanh nghiệp phía Nam. Chi nhánh Trung tâm Thông tin Thương mại tịa Đà Nẵng được thành lập từ năm 1994 Ngoài việc triển khai phát hành các bản tin của Trung tâm, Chi nhánh còn cung cấp thông tin thương mại, thị trường trên cơ sở nội dung của mạng Vinanet và Asemconnect Hoạt động của Chi nhánh đang đóng góp quan trọng vào việc phục vụ các Doanh nghiệp miền Trung và tạo lập mối quan hệ quốc tế với các Doanh nghiệp của CH DCND Lào.
Hiện nay, Trung tâm Thông tin Thương mại đang gấp rút triển khai xây dựng Sàn thương mại điện tử tại TP Hồ Chí Minh và tại Đà Nẵng để cùng với Sàn thương mại điện tử Hà Nội hỗ trợ các Doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử, bắt nhịp với đòi hỏi của thời đại.
- Giám đốc trung tâm: PGS.TS Phạm Tất Thắng.
- Phó Giám đốc: Phạm Việt Tường.
- Phó Giám đốc: TS Phạm Ngọc Thuý.
- Phó Giám đốc: Đỗ Văn Chiến.
- Hiện nay trung tâm đã có hơn 350 cán bộ công nhân viên, hầu hết các cán bộ đều có trình độ đại học trở lên
Hầu hết các phòng ban của trung tâm đều được trang bị máy tính đầy đủ và đảm bảo mỗi cán bộ đều có một máy tính làm việc riêng.
Bản tin trườngThị phòng Văn BTD
Sơ đồ bộ máy tổ chức của trung tâm.
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức trung tâm
Số lượng nhân viên của phòng là 10 người.
Trưởng phòng :Nguyễn Minh Vân.
Phó phòng :Nguyễn Việt Hưng.
Tất cả các nhân viên trong phòng đều có máy tính làm việc riêng, các máy được kết nối mạng Lan và được kết nối với Internet thông qua một máy chủ Hệ điều hành được sử dụng chính ở đây là Win 2000 Server.
Phòng thực hiện hai chức năng chính là thiết kế phần mềm và quản lý hệ thống máy chủ của trung tâm, ngoài ra còn có thể thực hiện một số vấn đề kỹ thuật khác liên quan như :Thiết kế hệ thống mạng, lắp đặt máy, bảo trì + Chịu trách nhiệm quản lý hệ thống máy chủ của trung tâm gồm có 3 người, trưởng nhóm là anh Hưng (Phó phòng),
+ Thiết kế phần mềm là các thành viên còn lại do chị Vân (Trưởng phòng ) làm trưởng nhóm.
Ngôn ngữ chính được sử dụng để thiết kế phần mềm ở đây là NET, Visual C, trong thời gian tới có thể thêm ngôn ngữ mới là Java Script.
1.1.5.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
Cung cấp thông tin thuộc lĩnh vực kinh tế thương mại nhằm phục vụ lãnh đạo Bộ Thương mại, các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại, các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có nhu cầu dùng tin nhằm phục vụ xúc tiến phát triển thương mại và đầu tư.
In ấn, xuất bản, phát hành các tạp chí, bản tin, sách chuyên đề, đĩa CD…bằng tiếng Việt Nam và tiếng nước ngoài, theo các giấy phép xuất bản được cấp.
Bản tin thị trường (phát hành hàng ngày) nội dung gồm: Thông tin về kinh tế trong nước: gồm các thông tin về thị trường, giá cả các loại hàng hóa chủ yếu Tin kinh tế thế giới: Gồm các thông tin về tình hình giá cả các mặt hàng được giao dịch trên một số thị trường thế giới và dự báo, các thông tin về thị trường tiền tệ thế giới.
Bản tin thị trường giá cả vật tư: (phát hành 2 ngày/lần) nội dung của bản tin này gồm: Các thông tin, giá cả về thị trường tư liệu sản xuất trong nước và thế giới Trong đó có giá tham khảo của một số mặt hàng trên một số thị trường trong nước.
Bản tin ngoại thương: (phát hành hàng tuần) nội dung gồm: Các thông tin về kinh tế, thị trường hàng hóa trong nước cũng như trên thế giới và các chuyên trang giới thiệu về các tỉnh, thành phố trong nước.
Bản tin Doanh nghiệp – thương mại (phát hành hàng tuần) nội dung gồm: Những thông tin về hoạt động của các doanh nghiệp trong nước và những vấn đề cần quan tâm trong hoạt quản lý và kinh doanh XNK và những kinh nghiệm quản lý kinh doanh trong nước và quốc tế (có nêu các doanh nghiệp điển hình trong nước).
Bản tin Thương nghiệp thị trường Việt Nam(phát hành 2 tuần/số) nội dung của bản tin nêu các diễn biến của thị trường hàng hóa nội địa trong tháng, các vấn đề về quản lý của ngành và kinh nghiệm quản lý các doanh nghiệp
Những vấn đề chuyên môn đã tìm hiểu tại Trung tâm thông tin bộ thương mại và định hương đề tài nghiên cứu
1.2.1.Hệ thống máy chủ của trung tâm.
Hệ thống máy chủ của trung tâm có thể coi là 1 hệ thống chạy ổn định nhất, nhì của cả nước Với hơn 10 tỉ đồng mới được đầu tư, trung tâm đang ngày càng hoàn thiện hơn về khả năng cung cấp các dịch vụ về web Trung tâm đã được Nhà nước và Bộ Thưong mại tin tưởng giao cho điều hành trang chủ quốc gia ASEMCONNECT của Việt Nam, làm chủ đầu tư dự án Tổ chức và Phát triển thương mại điện tử trong khuôn khổ chương trình ứng dụng công nghệ thông tin của Chính phủ.
Hệ điều hành được cài đặt cho máy chủ là hệ điều hành LINUX.
1.2.2.Hai trang web của trung tâm.
- Trang www.vinanet.com.vn: Cung cấp các thông tin về giá cả thị trường các mặt hàng trong nước và thế giới dự báo, các thông tin về xuất nhập khẩu, các thông tin về các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu.Bên cạnh đó trang web còn cung cấp các thông tin để phục vụ lãnh đạo các doanh nghiệp.
- Trang www.asemconnectvietnam.gov.vn : Đây là trang chủ quốc gia của Việt Nam, cung cấp các thông tin về Hồ sơ các doanh nghiệp Việt Nam, các thông tin về chính phủ, các thông tin kinh tế, các thông tin về luật và các dự án kêu gọi đầu tư…
- Hiện nay trung tâm đang thực hiện rất nhiều các dự án khác nhau và ở các mức độ khác nhau Ngoài việc thiết kế trang web cho các tỉnh (Sở Thương mại), Trung tâm còn thực hiện các dự án cấp Nhà nước, cấp Chính phủ, cấp Bộ và các dự án do nước ngoài tài trợ Bên cạnh đó Trung tâm còn đang là chủ đầu tư dự án Tổ chức và Phát triển Thương mại điện tử trong khuôn khổ chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong Chính phủ. Để quản lý các dự án, trung tâm sử dụng ba mô hình tổ chức chủ yếu. Đó là mô hình tổ chức theo chức năng, tổ chức chuyên trách quản lý dự án và tổ chức dạng ma trận Tuỳ theo mục đích quản lý và lĩnh vực ứng dụng mà sử dụng mô hình quản lý nào cho phù hợp Riêng trong lĩnh vực quản lý dự án đầu tư xây dựng hiện nay có một số hình thức tổ chức dưới đây.
• Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án: Đây là hình thức tổ chức quản lý dự án không do cán bộ chuyên trách quản lý dự án thuê ngoài trực tiếp tham gia điều hành dự án Họ không chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc thực hiện và kết quả cuối cùng của dự án mà chỉ đóng vai trò cố vấn, tư vấn Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thường được áp dụng cho các dự án quy mô nhỏ, đơn giản về kĩ thuật và gần với chuyên môn của chủ dự án, đồng thời chủ đầu tư có đủ năng lực chuyên môn kỹ năng và kinh nghiệm quản lý dự án Chủ đầu tư được lập và sử dụng bộ máy có năng lực chuyên môn của mình mà không cần lập ban quản lý dự án.
Chủ đầu tư – Chủ dự án
Chuyên gia quản lý dự án
Tổ chức thực hiện dụ án I
Tổ chức thực hiện dụ án II
Tổ chức thực hiện dụ án II
Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.
Hình 1.2 : Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
• Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án: Là mô hình tổ chức trong đó chủ đầu tư giao cho ban quản lý điều hành dự án chuyên ngành làm chủ nhiệm điều hành hoặc thuê tổ chức có năng lực chuyên môn để điều hành dự án và họ được đại diện toàn quyền trong mọi hoạt động thực hiện dự án Chủ nhiệm điều hành dự án là một pháp nhân độc lập, có năng lực, sẽ là người quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm kết quả đối với toàn bộ quá trình thực hiện dự án Mọi quyết định của chủ đầu tư về dự án mà liên quan đến các đơn vị thực hiện dự án sẽ được triển khai thông qua chủ nhiệm điều hành dự án.Hình thức này áp dụng cho những dự án qui mô lớn, tính chất phức tạp
Chủ đầu tư – Chủ dự án
Chủ nhiệm điều hành dự án
Tổ chức thực hiện dự án I Tổ chức thực hiện dự án II
Lập dự toán Khảo sát Thiết kế … Xây lắp
Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án
Hình 1.3: Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án
• Hình thức chìa khoá trao tay: Là hình thức tổ chức trong đó nhà quản lý không chỉ là đại diện toàn quyền của chủ đầu tư - chủ dư án mà còn là
“chủ” của dự án Hình thức này áp dụng khi chủ đầu tư được phép đấu thầu để chọn nhà thầu chực hiện tổng thầu toàn bộ dự án Họ là trung gian, nhận thầu thực hiện toàn bộ dự án như thể dự án là của chính họ Khác với hình thức chủ nhiệm điều hành, giờ đây mọi trách nhiệm được giao cho nhà quản lý và họ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn đối vớ việc thực hiện dự án Trong một số trường hợp nhà quản lý dự án không chỉ được giao quyền thực hiện dự án mà còn được phép cho người khác nhận thầu từng phần việc trong dự án đã trúng thầu Khi đó họ giống như một thứ “cai” điều hành dự án Trong trường hợp này bên quản lý dự án không phải là một cá nhân mà phải là một tổ chức quảm lý dự án chuyên nghiệp.
Chủ đầu tư – Chủ dự án
Thuê tư vấn hoặc tự lập dự án
Tổ chức thực hiện dự án I Tổ chức thực hiện dự án II
Chọn tổng thầu (chủ nhiệm điều hành dự án)
Khảo sát Thiết kế Xây lắp …
Mô hình chia khoá trao tay
Hình 1.4: Mô hình chìa khoá trao tay
• Hình thức tự thực hiện: Hình thức này áp dụng cho chủ đầu tư có đủ năng lực sản xuất, xây dựng, quản lý phù hợp với yêu cầu thực hiện dự án.
Định hướng đề tài nghiên cứu
Sau một thời gian tìm hiểu về hệ thống máy chủ và 2 trang web chính của trung tâm là www.vinanet.com.vn và www.asemconnectvietnam.gov.vn em nhận thấy rằng hiện nay cả 2 trang web này đều thiếu phần thông tin về việc quản lý các dự án mà trung tâm đã thực hiện, đang thực hiện và sẽ thực hiện trong tương lai.Chính vì thế khi thực hiện chuyên đề thực tập, em đã lựa chọn đề tài “Phân tích và thiết kế phần mềm quản lý dự án đầu tư”, với hi vọng chương trình sẽ được áp dụng trong thực tiễn phục vụ công tác quản lý dự án và góp phần làm giảm chi phí quản lý dự án
Xử lý và phát lưu giữ
Kho dữ liệuThu thập
CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
các khái niệm cơ bản về hệ thống thông tin
2.1.1.Tổng quan về hệ thống thông tin
2.1.1.1 Khái niệm về hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin là một tập hợp những con người, các thiết bị phần cứng, phần mềm, dữ liệu và viễn thông thực hiện hoạt động thu thập, lưu trữ, xử lý và phân phối thông tin trong một tổ chức quản lý.
Các bộ phận cấu thành hệ thống thông tin
Một hệ thống thông tin gồm có 4 bộ phận: bộ phận đưa dữ liệu vào, bộ phận xử lý, kho dữ liệu và bộ phận đưa dữ liệu ra.
Hình 2.1 Mô hình cấu thành hệ thống thông tin
Ví dụ: Trong quản lý dự án đầu tư thì nguồn chính là các báo cáo về các dự án đang thực hiện Qua đây ta cần phải thu thập được các thông tin như nguồn vốn được sử dụng đến đâu, tiến độ thực hiện dự án, từng hạng mục của công trình…
Vấn đề xử lý: Chương trình phải cập nhật được dữ liệu đưa vào như cập nhật các danh mục về dự án, tiến độ, phải in ra các báo cáo cần thiết.
Sau khi xử lý, các dữ liệu phải được lưu dữ vào kho dữ liệu như các danh mục…Đích chính là các đầu ra, đó là các báo cáo về các thông tin chi tiết về các dự án
2.1.1.2.Mô hình biểu diễn hệ thống thông tin
Cùng một hệ thống thông tin có thể được mô tả khác nhau tuỳ theo quan điểm của người mô tả Có ba mô hình được đề cập để mô tả cùng một hệ thống thông tin: mô hình lôgíc, mô hình vật lý ngoài và mô hình vật lý trong.
Mô hình lôgíc mô tả hệ thống làm gì: dữ liệu mà nó thu thập, xử lý mà nó phải thực hiện, các kho để chứa các kết quả hoặc dữ liệu để lấy ra cho các xử lý và những thông tin mà hệ thống sản sinh ra Mô hình này trả lời “Cái gì” và “Để làm gì” Nó không quan tâm đến phương tiện được sử dụng cũng như địa điểm hoặc thời điểm mà dữ liệu được xử lý.
Mô hình này là mô hình dưới góc nhìn của nhà quản lý, là mô hình rất ổn định, ít thay đổi.
Mô hình vật lý ngoài chú ý tới những khía cạnh nhìn thấy được của hệ thống như là các vật mang dữ liệu và vật mang kết quả cũng như hình thức của đầu vào và của đầu ra, phương tiện để thao tác với hệ thống, những dịch vụ, bộ phận, con người và vị trí công tác trong hoạt động xử lý, các thủ tục thủ công cũng như những yếu tố về địa điểm thực hiện xử lý dữ liệu, loại màn hình hoặc bàn phím được sử dụng Mô hình này cũng chú ý tới mặt thời gian của hệ thống, nghĩa là về những thời điểm mà các hoạt động xử lý dữ liệu khác nhau xảy ra Nó trả lời câu hỏi: Cái gì? Ai? Và Khi nào?
Mô hình vật lý ngoài là mô hình dưới góc nhìn của người sử dụng, có thay đổi.
Mô hình vật lý trong liên quan tới những khía cạnh vật lý của hệ thống tuy nhiên không phải cái nhìn của người sử dụng mà là của nhân viên kỹ thuật Chẳng hạn đó là những thông tin liên quan tới loại trang thiết bị được dùng để thực hiện hệ thống, dung lượng kho lưu trữ và tốc độ xử lý của thiết bị, tổ chức vật lý của dữ liệu trong kho chứa, cấu trúc của chương trình và ngôn ngữ thể hiện Mô hình giải đáp câu hỏi: Như thế nào? và rất hay thay đổi.
2.1.2.Cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin
2.1.2.1.Một số khái niệm của cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu được sử dụng như một công cụ để lưu trữ và diễn giải các trường thuộc tính của mẩu tin Đây là một trong những bộ phận quan trọng nhất của hệ thống thông tin Dữ liệu có tầm quan trọng sống còn đối với tổ chức Chính vì thế mà khi phân tích thiết kế thì yêu cầu đầu tiên là phải nghiên cứu về cơ sở dữ liệu.
Các thông tin trước đây thường được lưu trữ trong các sổ sách, các bảng biểu… Ngày nay việc lưu trữ các thông tin được biểu diễn một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn rất nhiều.
Nói đến cơ sở dữ liệu là nói đến một số khái niệm cơ sở sau đây:
Thực thể (Entity) là một đối tượng nào đó mà nhà quản lý muốn lưu trữ thông tin về nó như: nhân viên, máy móc, thiết bị, khách hàng…
Thuộc tính (Attribute) chính là những đặc điểm và tính chất của mỗi thực thể Mỗi thuộc tính được gọi là một trường, thường không chia nhỏ được nữa Các thuộc tính góp phần mô tả thực thể và là những mẩu tin về thực thể cụ thể mà ta muốn lưu trữ Ví dụ, thực thể hàng hoá được mô tả bởi bộ các thuộc tính: mã hàng hoá, tên hàng hoá, đơn vị tính…
Trường dữ liệu (Field) để lưu trữ thông tin về từng thực thể người ta thiết lập cho nó một bộ thuộc tính để ghi giá trị cho các thuộc tính đó.
Bản ghi (Record) là tập hợp bộ giá trị của các trường của một thực thể cụ thể làm thành một bản ghi.
Bảng (Table) Toàn bộ các bản ghi lưu trữ thông tin cho một thực thể tạo ra một bảng mà mỗi dòng là một bản ghi và mỗi cột là một trường.
Cơ sở dữ liệu (Database) là tập hợp các bảng có liên quan với nhau được tổ chức và lưu trữ trên các thiết bị hiện đại của tin học, chịu sự quản lý của một hệ thống chương trình máy tính, nhằm cung cấp thông tin cho nhiều người sử dụng khác nhau, với những mục đích khác nhau.
2.1.2.2.Những hoạt động chính của cơ sở dữ liệu
Cập nhật dữ liệu , dữ liệu được cập nhật vào cơ sở dữ liệu qua việc nhập liệu Việc nhập dữ liệu có thể thông qua các mẫu nhập liệu của chương trình.
Tổng quan về quản lý dự án đầu tư
2.2.1.Khái niệm về đầu tư và dự án đầu tư
2.2.1.1.Khái niệm đầu tư Đầu tư theo nghĩa rộng, nói chung là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó Nguồn lực có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ.
Những kết quả đó có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường xá, các của cải vật chất khác…), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kỹ thuật…) và nguồn nhân lực đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn trong nền sản xuất xã hội.
Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế – xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó.
2.2.1.2.Khái niệm về dự án đầu tư
Dự án đầu tư có thể được xem xét từ nhiều góc độ
Về mặt hình thức, dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
Trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế – xã hội trong một thời gian dài.
Trên góc độ kế hoạch hoá, dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế – xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ Dự án đầu tư là một hoạt động kinh tế riêng biệt nhỏ nhất trong công tác kế hoạch hoá nền kinh tế nói chung.
Về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt được các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định.
Một dự án đầu tư gồm bốn thành phần chính:
- Mục tiêu của dự án được thể hiện ở hai mức: 1/ Mục tiêu phát triển là những lợi ích kinh tế – xã hội do việc thực hiện dự án đem lại Và 2/ Mục tiêu trước mắt là các mục đích cụ thể cần đạt được của việc thực hiện dự án.
- Các kết quả là: đây là những kết quả cụ thể, có thể định lượng, được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của dự án Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện được các mục tiêu của dự án.
- Các hoạt động: là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong dự án để tạo ra các kết quả nhất định
- Các nguồn lực: về vật chất, tài chính và con người cần thiết để tiến hành các hoạt động của dự án Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư của dự án.
Trong bốn thành phần trên thì các kết quả được coi là cột mốc đánh dấu tiến độ của dự án Vì vậy, trong quá trình thực hiện dự án phải thường xuyên theo dõi đánh giá các kết quả đạt được.
2.2.2.Một số vấn đề về quản lý dự án
Quản lý dự án là việc áp dụng những hiểu biết, kỹ năng, công cụ, kỹ thuật vào hoạt động dự án nhằm đạt được những yêu cầu và mong muốn từ dự án.
Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch tổng thể, điều phối và kiểm soát một dự án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc nhằm đạt được những mục tiêu về thời gian, chi phí, kỹ thuật và chất lượng Quản lý dự án có một số chức năng sau:
Chức năng kế hoạch: Đó là việc xác định rõ mục tiêu của dự án, thực hiện phân tách công việc, xác định mối quan hệ lôgíc giữa các công việc, xây dựng một lịch trình thời gian và lập kế hoạch nguồn lực để thực hiện dự án.
Chức năng tổ chức: Để quản lý dự án cần thiết lập một cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp với từng loại dự án, xây dựng các văn bản hướng dẫn, thiết lập các chuẩn mực về quyền lực và trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm quản lý dự án.
Tổng quan về công nghệ phần mềm
Phần mềm được hiểu một cách tổng quát theo quan điểm của nhà tin học người Mỹ Roger Pressman: phần mềm là một tổng thể bao gồm 3 yếu tố:thứ nhất là các chương trình máy tính, thứ hai là các kiểu cấu trúc dữ liệu sử dụng trong các chương trình ấy và thứ ba là tài liệu hướng dẫn sử dụng.
Phần mềm là sản phẩm của một nền công nghiệp mới và gồm hai tính chất đặc biệt sau:
- Phần mềm là hệ thống lôgíc chứ không phải là hệ thống kỹ thuật do đó nó không được lắp ráp theo nghĩa thông thường như sản phẩm của các ngành công nghiệp khác mà đòi hỏi đầu tư trí tuệ của những người chế tác phần mềm.
- Sản phẩm của nền công nghiệp truyền thống sẽ hao mòn trong quá trình sử dụng, ngược lại giá trị của phần mềm sẽ càng tăng khi nó được nhiều người sử dụng.
Công nghệ phần mềm là một tập hợp gồm ba yếu tố là : phương pháp, công cụ và thủ tục nhằm giúp cho quản trị viên dự án quản lý quá trình chế tác một phần mềm và giúp cho kỹ sư phần mềm có một cơ sở để xây dựng phần mềm chất lượng cao.
2.3.2.Tiến trình phát triển của phần mềm
Phần mềm được phát triển theo ba giai đoạn: giai đoạn xác định, giai đoạn phát triển và giai đoạn bảo trì.
Giai đoạn xác định: giai đoạn này trả lời câu hỏi Cái gì? tức là xác định rõ mục tiêu của phần mềm cần giải quyết, giới hạn của vấn đề đặt ra và những ràng buộc nếu có Giai đoạn này thường được gọi là định danh phần mềm.
Giai đoạn phát triển: trả lời câu hỏi Thế nào? xác định vấn đề phát triển của phần mềm từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối Giai đoạn này gồm 3 công việc cụ thể là: thiết kế phần mềm, mã hoá và tiến hành kiểm tra thử nghiệm phần mềm Cần chú ý khái niệm mã hoá trong công nghệ phần mềm khác với mã hoá trong công nghệ thông tin.
Mã hoá trong công nghệ phần mềm được hiểu là chuyển đổi từ bản vẽ thiết kế sang ngôn ngữ lập trình cụ thể.
Giai đoạn bảo trì: trả lời câu hỏi Thay đổi như thế nào? gồm 3 công đoạn chính là bảo trì sửa đổi (sửa chữa những sai sót của chương trình nếu
Công nghệ hệ thống Phân tích
Bảo trì có) Bảo trì thích nghi (làm phù hợp phần mềm do mình sản xuất với môi trường của cơ quan mua phần mềm) và bảo trì nâng cao (hoàn thiện, bổ sung một vài chức năng theo yêu cầu của cơ quan mua phần mềm).
2.3.3.Vòng đời phát triển của phần mềm
Trong công nghệ phần mềm, người ta phân chia toàn bộ quá trình phát triển của phần mềm từ khi thiết kế thành các giai đoạn gọi là vòng đời phát triển của nó Mục đích: xây dựng yêu cầu cụ thể của từng giai đoạn, trên cơ sở đó, kỹ sư phần mềm đưa ra các phương tiện hiệu quả tác động đến từng giai đoạn Trong công nghệ phần mềm, vòng đời phát triển được biểu diễn dưới dạng mô hình thác nước.
Hình 2.2: Vòng đời phát triển của phần mềm Trong mô hình này, người ta dùng hình ảnh thác nước để nói lên ý tưởng: trong vòng đời phát triển của phần mềm, các công đoạn luôn chịu sự tác động và chi phối của các công đoạn trước đó Ví dụ: Công nghệ hệ thống là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các giai đoạn từ phân tích thiết kế đến bảo trì Công nghệ hệ thống về bản chất là xem xét mối liên hệ tổng thể khi xây dựng một phần mềm không chỉ dưới góc độ tin học mà còn xem xét cả về kinh tế – kỹ thuật Một giai đoạn nào đó ở vị trí giữa của mô hình sẽ chịu tác động của tất cả các giai đoạn phía trên nhưng bản thân nó cũng tác động đến toàn bộ những giai đoạn ở phía dưới.
2.3.4.Nền tảng thiết kế phần mềm
Vấn đề thiết kế trong công nghệ phần mềm có vị trí đặc biệt quan trọng Sau khi xác định yêu cầu và hợp đồng xây dựng phần mềm thì khâu thiết kế chiếm đến 75% chi phí về tài chính và nguồn nhân lực Công đoạn thiết kế nói chung được hiểu bao gồm 3 quá trình: thiết kế, lập trình và kiểm thử.
Sở dĩ trong công nghệ phần mềm, người ta coi trọng đặc biệt vấn đề thiết kế vì đây là phần mềm thương mại hoá trên thị trường Nhu cầu hoàn thiện, bổ sung phần mềm chỉ có thể được thực hiện với một phần mềm được thiết kế đầy đủ Nếu không có thiết kế thì chỉ cần một thay đổi nhỏ cũng dẫn đến làm đảo lộn cơ chế hoạt động của toàn bộ phần mềm Vì thế, khi muốn bổ sung thêm một chức năng công việc đầu tiên là phải xem xét lại toàn bộ thiết kế.
Tiến trình thiết kế một phần mềm được xem xét ở hai góc độ quản lý và kỹ thuật Ở góc độ quản lý được chia thành thiết kế sơ bộ và thiết kế chi tiết. Còn ở góc độ kỹ thuật thì quá trình thiết kế gồm 4 công đoạn: thiết kế kiến trúc, thiết kế dữ liệu, thiết kế các thủ tục và thiết kế các giao diện.
Giữa các công đoạn này có mối liên quan mật thiết với nhau Khi ở công đoạn thiết kế chi tiết người ta cũng cần tiến hành 4 quy trình từ thiết kế kiến trúc đến thiết kế các giao diện; còn khi chuyển sang công đoạn thiết kế sơ bộ cũng phải thực hiện 4 quy trình đó Ngược lại, nếu xuất phát từ góc độ kỹ thuật thì chúng ta có 4 quy trình và mỗi quy trình lại bao gồm 2 phần: thiết kế sơ bộ và thiết kế chi tiết.
2.3.5.Các quy trình trong công nghệ phần mềm
Trong sản xuất phần mềm công nghiệp, người ta chia ra nhiều bộ phận,mỗi bộ phận thực hiện một chức năng Mỗi bộ phận bố trí theo một trình tự không thể đảo ngược để quy trình sản xuất liên tục và sản phẩm của mỗi công đoạn được chuyển sang công đoạn tiếp theo Quy trình trong công nghệ phần mềm có thể được biểu diễn bằng hình vẽ sau:
Xác định yêu cầu PM Hợp đồng phần mềm Thiết kế phần mềm Lập trình Test Cài đặt
Cán bộ xác định yêu cầu CB xây dựng và quản lý HĐPM CB thiết kế Lập trình viên CB kiểm tra chương trình CB triển khai
Hình 2.3: Quy trình trong công nghệ phần mềm
2.3.5.1.Quy trình xác định nhu cầu phần mềm
Quy trình xác định nhu cầu phần mềm nhằm các mục đích sau:
- Tìm hiểu yêu cầu của người sử dụng
- Phân tích hệ thống và các quy trình liên quan
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ PHẦN MỀM QUẢN LÝ
Mô tả bài toán
Hiện nay, đối với các tổ chức doanh nghiêp, việc thực hiện các dự án đầu tư của tổ chức đang diễn ra rất sôi động Do đó, công việc quản lý đầu tư bằng giấy tờ, sổ sách khá là vất vả, thiếu độ chính xác, nhất là tính nhanh nhạy đối với nhà quản lý.
Vì vậy, việc phân tích, thiết kế phần mềm Quản lý đầu tư dành cho các tổ chức doanh nghiệp sẽ giúp cho công việc quản lý đầu tư có được hiệu quả cao, lưu trữ các thông tin về các dự án đã và đang thực hiện, nhằm cung cấp cho nhà quản lý tiến độ thực hiện các dự án để đưa ra các quyết định quản lý.
3.1.1.Quy trình quản lý các dự án đầu tư đối với một đơn vị thực hiện đầu tư.
Tại đơn vị thực hiện đầu tư sẽ có một bộ phận chuyên trách quản lý việc thực hiện các dự án đầu tư của đơn vị gọi là bộ phận dự án Bộ phận này có trách nhiệm lập ra các dự án đầu tư cho đơn vị, sau đó đệ trình lên cấp trên phê duyệt Sau khi được phê duyệt, bộ phận này sẽ theo dõi quá trình thực hiện dự án bằng việc theo dõi tiến độ thực hiện các hợp đồng của dự án Một dự án có thể có nhiều hợp đồng như: hợp đồng xây lắp, hợp đồng cung cấp dịch vụ, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng vận chuyển… Bộ phận dự án có trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện dự án, kiểm tra chất lượng thực hiện và báo cáo lại với lãnh đạo đơn vị.
3.1.2.Yêu cầu của bài toán
Chương trình quản lý đầu tư cần phải quản lý được các thông tin về các dự án đã và đang được thực hiện tại một đơn vị cụ thể cùng với các hợp đồng của dự án Tiến độ thực hiện dự án chính là tổng hợp tiến độ của các hợp đồng như hợp đồng xây lắp, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng mua vật tư thiết bị, hợp đồng vận chuyển…
3.1.3.Yêu cầu của hệ thống
Quản lý dự án: Hệ thống phải đưa ra được những thông tin về dự án thực hiện của đơn vị, bao gồm:
- Tên dự án thực hiện
- Thời gian bắt đầu và thời gian hoàn thành dự án
- Dự án đang thực hiện hay đã hoàn thành
- Các chuyên viên theo dõi, giám sát
Quản lý hợp đồng: Hệ thống phải đưa ra được những thông tin về hợp đồng mà đơn vị đã ký kết để thực hiện dự án, bao gồm:
- Mã dự án của hợp đồng
- Tổng giá trị hợp đồng
- Tiến độ thực hiện hợp đồng
Báo cáo: Hệ thống cần đưa ra những báo cáo sau:
- Lập báo cáo về các dự án đang và đã thực hiện
- Lập báo cáo tổng hợp về các hợp đồng
- Lập báo cáo tiến độ thực hiện hợp đồng
Chức năng tìm kiếm phải thoả mãn những yêu cầu sau:
- Tìm kiếm được dự án theo mã dự án và tên dự án
- Tìm kiếm được hợp đồng theo mã hợp đồng và tên hợp đồng
- Cập nhật thông tin về dự án, hợp đồng ngay khi có kết quả tìm kiếm.
Tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình Visual FoxPro
Microsoft Visual FoxPro là một phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu, bao gồm một số công cụ rất mạnh, giúp có thể tổng hợp, truy xuất thông tin một cách thuận tiện, có một số bộ lệnh dùng trong lập trình rất phong phú, cho phép tạo được một giao diện thân thiện Điều đáng lưu ý là các ứng dụng được thiết kế từ các phiên bản trước của FoxPro vẫn còn hiệu lực trong Visual Foxpro, nghĩa là vẫn có thể chạy được trong Visual Foxpro Tuy nhiên, nếu đã sửa đổi nguyên bản cũ trong Visual Foxpro rồi thì không thể thực hiện được trong các phiên bản cũ trước đây của nó. Để có thể dùng được Visual Foxpro, máy vi tính cần phải đạt được tối thiểu các điều kiện sau:
- Có bộ xử lý từ 80386 trở đi, nên là 486 hoặc mạnh hơn
- Có bộ nhớ tối thiểu 4MB RAM, nhưng nên là 8MB RAM hoặc hơn
- Có đĩa cứng càng lớn càng tốt, tối thiểu 200MB RAM
- Hệ điều hành: Windows 95 hoặc Windows NT
- Đã cài hệ điều hành MSDOS, nên dùng DOS 5.0 trở về sau
- Đã cài hệ giao diện Windows 3.x hoặc Windows 95 trở đi.
Một ứng dụng bao gồm nhiều thành phần: CSDL, chương trình, màn hình giao diện, thực đơn, báo biểu…
Cơ sở dữ liệu trong Visual Foxpro (VF) chứa danh sách các bảng, hàm cửa sổ, thủ tục,…
Visual Foxpro cung cấp cho người dùng các bộ công cụ như: Form Wizard và Form Designer tiện dụng trong thiết kế các màn hình giao diện.
VF cung cấp các bộ công cụ: Report Wizard và Report Designer tiện dụng trong thiết kế các báo biểu.
VF cung cấp các bộ công cụ Menu Designer tiện dụng trong việc tạo các thực đơn nhiều cấp.
VF có sự mở rộng sang phương pháp lập trình hướng đối tượng bên cạnh cách lập trình theo thủ tục như truyền thống.
Quản lý dự án đầu tư
Báo cáo Tiến độ dự án
1.0 Quản lý dự án – công trình
2.0 Quản lý các hợp đồng
Phân tích, thiết kế phần mềm quản lý dự án đầu tư
3.3.1.1.Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD)
Hệ thống sẽ lấy thông tin về các dự án từ bộ phận phụ trách dự án bao gồm chuyên viên giám sát dự án, cán bộ lập kế hoạch, cán bộ ký kết hợp đồng để đưa ra các báo cáo cho lãnh đạo.
Tiến trình quản lý dự án sẽ lấy thông tin từ bộ phận dự án, gồm các thông tin liên quan đến dự án như dự án thuộc loại nào, thời gian thực hiện, chuyên viên nào thực hiện giám sát, dự án được đầu tư bởi nguồn vốn nào… để thực hiện quản lý dự án và đưa vào kho Hồ sơ dự án.
Tiến trình quản lý hợp đồng lấy thông tin từ cán bộ ký kết hợp đồng thuộc bộ phận dự án các thông tin về các hợp đồng như thời gian ký kết, tổng giá trị hợp đồng, hợp đồng thực hiện thuộc dự án nào… để thực hiện quản lý hợp đồng và đưa vào kho Hồ sơ dự án.
Tiến trình báo cáo sẽ lấy thông tin từ kho Hồ sơ dự án để lập báo cáo về dự án, về hợp đồng cho các cấp lãnh đạo.
Phân rã sơ đồ DFD mức 1 ứng với tiến trình Quản lý dự án – công trình
Cập nhật danh mục 1.1 Thông tin các danh mục
Cập nhật dự án thực hiện 1.2
Cập nhật hợp đồng 2.1 Thông tin hợp đồng
HĐ và tiến độ thực hiện
Cập nhật tiến độ thực hiện HĐ 2.2
Thông tin tiến độ thực hiện HĐ
Phân rã sơ đồ DFD mức 1 - ứng với tiến trình Quản lý hợp đồng
3.3.1.2.Sơ đồ chức năng của hệ thống
Chức năng Hệ thống bao gồm:
- Quản lý người dùng: Cho phép tạo tài khoản mới cho người sử dụng, cũng như xoá tài khoản cũ.
- Backup dữ liệu: Cho phép người sử dụng sao lưu dữ liệu khi trạng thái hệ thống vẫn hoạt động tốt.
Chức năng Quản lý dự án bao gồm:
- Cập nhật các danh mục liên quan: cho phép cập nhật các danh mục liên quan đến dự án như danh mục nguồn vốn, danh mục chuyên viên giám sát, danh mục loại dự án, danh mục vật tư thiết bị thực hiện của các dự án…
- Cập nhật dự án thực hiện: cho phép cập nhật các thông tin liên quan đến dự án được thực hiện như tên dự án, nguồn vốn, loại dự án, chuyên viên giám sát, ngành của dự án, thời gian thực hiện dự án, địa điểm, quyết định số…
Chức năng Quản lý hợp đồng bao gồm:
- Cập nhật hợp đồng: cho phép cập nhật các thông tin liên quan đến các hợp đồng thực hiện như mã hợp đồng, tên hợp đồng, loại hợp đồng, hợp đồng thuộc dự án nào, ngày ký kết, thời gian thực hiện, tổng giá trị hợp đồng…
- Cập nhật tiến độ thực hiện hợp đồng: cho phép cập nhật thông tin về tiến độ thực hiện hợp đồng tính đến các thời điểm giám sát.
- Tìm kiếm dự án: cho phép tìm kiếm dự án thông qua mã dự án và tên dự án.
- Tìm kiếm hợp đồng: cho phép tìm kiếm hợp đồng thông qua mã hợp đồng và tên hợp đồng hoặc thời gian thực hiện, tổng giá trị hợp đồng…
- Bảng kê dự án: đưa ra các thông tin liên quan đến dự án.
- Báo cáo tiến độ thực hiện hợp đồng: cung cấp thông tin về tình hình thực hiện hợp đồng của các dự án.
3.3.2.1.Thiết kế cơ sở dữ liệu lôgíc
Với đề tài này, em thực hiện phương pháp thiết kế cơ sở dữ liệu từ các thông tin đầu ra và phương pháp mô hình hoá.
The linked image cannot be displayed The file may have been moved, renamed, or deleted Verify that the link points to the correct file and location.
Phân tích mẫu báo cáo trên ta có các đầu ra sau:
- Chi phí của dự án
- Mã đơn vị liên quan đến quá trình thực hiện dự án
- Mã chuyên viên theo dõi
- Tên chuyên viên theo dõi
- Đơn vị tính của vật tư
- Mã hợp đồng ký với các đơn vị liên quan
- Giá trị của hợp đồng
- Thời gian thực hiện hợp đồng
Thực hiện chuẩn hóa các mức từ mức 1(1.NF), mức 2 (2.NF), mức 3 (3.NF) theo nguyên tắc, trong mỗi danh sách không được chứa các thuộc tính lặp, trong mỗi danh sách mỗi thuộc tính phải phụ thuộc hoàn toàn vào khóa, trong mỗi danh sách không được phép có sự phụ thuộc bắc cầu giữa các thuộc tính.
Qua việc thực hiện chuẩn hóa các mức chúng ta thu được các danh sách như sau:
Nguồn vốn Ngành dự án Loại dự án
Dự án – Công trình Đơn vị liên quan
Mô hình quan hệ thực thể (ERD – Entity Relationship Diagram)
Các đối tượng trong mô hình: a Nguồn vốn: Thể hiện nguồn vốn của một dự án công trình (có thể là nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, tư nhân, liên doanh…) Đối tượng này có những thuộc tính: mã nguồn vốn, tên nguồn vốn. b Dự án công trình: Thể hiện danh mục các dự án Đối tượng này bao gồm những thuộc tính sau: mã dự án, tên dự án, nguồn vốn, giá trị của dự án, thời gian thực hiện… c Loại dự án: phân loại dự án thành nhiều loại khác nhau theo quy định của đơn vị ( Kiến trúc, chuyển mạch…) Nó gồm những thuộc tính như: mã loại dự án, tên loại dự án. d Ngành dự án: Thể hiện dự án thuộc những lĩnh vực (ngành) nào Nó bao gồm những thuộc tính như: mã ngành, tên ngành. e Chuyên viên: Xuyên suốt mỗi dự án sẽ có một chuyên viên chịu trách nhiệm theo dõi mọi hoạt động đầu tư của dự án Đối tượng này có những thuộc tính như: mã chuyên viên, tên chuyên viên, chức vụ. f Cấp phê duyệt: Các dự án tuỳ theo quy mô lớn nhỏ mà có các cấp phê duyệt khác nhau Đối tượng này có những thuộc tính như: mã cấp, tên cấp, ghi chú g Hợp đồng: Thể hiện mối quan hệ giữa dự án công trình với các đơn vị liên quan Nó có những thuộc tính như: số hiệu hợp đồng, tên hợp đồng, giá trị hợp đồng, thời hạn… h Các đơn vị liên quan: Mỗi dự án đều liên quan đến những đơn vị, những đơn vị này có thể là đơn vị bán bảo hiểm, đơn vị thi công xây lắp, đơn vị tư vấn thiết kế Đối tượng này có những thuộc tính như: mã đơn vị, tên đơn vị, địa chỉ. i Vật tư: Thể hiện các loại vật tư mà dự án sử dụng Nó có nhưng thuộc tính như: mã vật tư, tên vật tư, đơn vị tính, loại. j Tiến độ: Thể hiện mức độ hoàn thành của các hợp đồng Nó bao gồm những thuộc tính như: mã hợp đồng, tháng, năm, tỷ lệ hoàn thành, giá trị hoàn thành.
Các mối quan hệ trong mô hình: a Mối quan hệ giữa nguồn vốn và dự án công trình:
Mỗi nguồn vốn được đầu tư vào nhiều dự án công trình b Mối quan hệ giữa chuyên viên và dự án công trình:
Một chuyên viên chịu trách nhiệm giám sát nhiều dự án công trình. Nhưng một dự án công trình chỉ được giám sát bởi một chuyên viên. c Mối quan hệ giữa ngành dự án và dự án công trình:
Mỗi ngành dự án có nhiều dự án công trình Ngược lại mỗi dự án công trình chỉ thuộc về một ngành dự án. d Mối quan hệ giữa loại dự án và dự án công trình:
Một loại dự án có nhiều dự án công trình Nhưng mỗi dự án công trình chỉ thuộc về một loại dự án. e Mối quan hệ giữa cấp phê duyệt và dự án công trình:
Một cấp phê duyệt có thể phê duyệt nhiều dự án công trình Nhưng mỗi dự án công trình chỉ được phê duyệt bởi một cấp phê duyệt. f Mối quan hệ giữa hợp đồng và dự án công trình:
Mỗi dự án công trình có nhiều hợp đồng được ký kết Ngược lại mỗi hợp đồng chỉ thuộc về một dự án công trình. g Mối quan hệ giữa hợp đồng và tiến độ:
Một hợp đồng có nhiều tiến độ thực hiện, nhưng mỗi tiến độ chỉ thuộc về một hợp đồng. h Mối quan hệ giữa hợp đồng và vật tư:
Mỗi vật tư xuất hiện trong nhiều hợp đồng, ngược lại mỗi hợp đồng chỉ ký kết sử dụng một loại vật tư. i Mối quan hệ giữa hợp đồng và các đơn vị liên quan:
Một đơn vị tiến hành ký kết nhiều hợp đồng Ngược lại mỗi hợp đồng chỉ thuộc về một đơn vị.
Trên đây chúng ta đã có sơ đồ kiểu quan hệ thực thể Đến đây ta chúng ta tiến hành bước tiếp theo đó là chuyển đổi từ mô hình kiểu quan hệ thực thể(ERD – Entity Relationship Diagram) này sang sơ đồ cấu trúc dữ liệu (DSD –Data Structure Diagram) chúng ta có sơ đồ như sau:
Sơ đồ Cấu trúc dữ liệu ( DSD - Data Structure Diagram )
DỰ ÁN CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ
Tên cấp duyệt … Mã cấp
Mã đơn vị Tên đơn vị Địa chỉ …
Số hợp đồng Tháng Năm TLệ hoàn thành …
Mã DA Số hợp đồng Mã đvị Ngày kí Giá trị Mã Vtư …
Mã Vtư Tên vật tư Đơn vị tính …
Mã cviên Tên chuyên viên … NGÀNH DỰ ÁN
Mã loại Tên loại DA …
Mã DA Tên dự án Mã loai Mã ngành Mã nvốn Mã cviên Mã cấp Ngày kí …
Mã nvốn Tên nguồn vốn …
Thiết kế cấu trúc dữ liệu
LOẠI DỰ ÁN NGUỒN VỐN
Cài đặt và triển khai phần mềm
3.4.1.1.Bộ số liệu sử dụng thử nghiệm chương trình
Trong quá trình thử nghiệm do đây là một chương trình mới đáp ứng được một số chức năng cơ bản của hệ thống quản lý dự án Chính vì lý do đó mà việc sử dụng bộ số liệu là giả định Việc dùng bộ số liệu này để kiểm tra chương trình về mặt chức năng và logic của chương trình.
3.4.1.2.Kỹ thuật thử nghiệm chương trình
Trong quá trình thử nghiệm chương trình quản lý dự án đầu tư, em đã lựa chọn hai phương pháp chủ yếu để thử nghiệm chương trình.
Thứ nhất, đó là kỹ thuật rà soát các lỗi đặc trưng (Inspections), chủ yếu là nhằm vào kỹ thuật bắt lỗi nhập liệu, lỗi chạy chương trình.
Thứ hai, đó là kỹ thuật kiểm tra logic (Walkthroughs), sử dụng kỹ thuật này em tập trung vào việc kiểm tra logic lập trình, các modul tính toán.
Trên cơ sở thử nghiệm chương trình, đã đạt một số kết quả như sau. Chương trình đã bắt được các lỗi nhập liệu, như lỗi nhập sai kiểu dữ liệu, nhập mã trùng nhau.
Chương trình cũng đã thực hiện hoàn chỉnh các chức năng tính toán (logic), của hệ thống.
3.4.2.Chuyển đổi hệ thống thông tin
3.4.2.1.Lựa chọn chiến lược chuyển đổi hệ thống thông tin Đây là một giai đoạn quan trọng để đưa hệ thống thông tin vào với thực tế Chính vì mức độ quan trọng mà em đã chọn một chiến lược chuyển đổi hệ thống theo chiến lược chuyển đổi song song. Để đi đến quyết định chọn chiến lược chuyển đổi song song là một số lý do sau:
- Đây là một hệ thống thông tin liên quan đến tất cả các đầu vào của hệ thống cũ không thể thay đổi hoàn toàn ngay được.
- Đây cũng là một hệ thống còn khá mới mẻ, và sự chấp nhận sử dụng của cán bộ quản lý dự án không phải là tức thời, cần có thời gian để đưa hệ thống này vào sử dụng.
- Đây cũng là một hệ thống mới được triển khai, phải có thời gian để so sánh với hệ thống cũ (thủ công là chính).
- Đồng thời tránh lỗi của hệ thống mới (nếu có) cũng không gây ảnh hưởng tới tổ chức.
3.4.2.2.Đào tạo người sử dụng Để đưa hệ thống mới vào sử dụng có hiệu quả, thì ngoài việc chọn chiến lược chuyển đổi hệ thống thông tin, chúng ta còn phải đào tạo những con người trực tiếp thao tác với hệ thống Đây là một công việc quan trọng. Một thuận lợi cho quá trình đào tạo người dùng (tại Trung tâm Thông ti Bộ Thương mại), đó là những cán bộ đã có những kiến thức cơ bản về máy tính. Toàn bộ những cán bộ tại trung tâm đã trải qua lớp tin học thuộc dự án của chính phủ ( Dự án 112).
3.4.2.3.Tài liệu hướng dẫn người dùng
Tài liệu hướng dẫn người dùng đã được tích hợp vào chương trình Đây cũng là một cách để người dùng dễ dàng sử dụng khi có khúc mắc về chức năng.
Người dùng chỉ việc kích vào chức năng trợ giúp trên thanh menu