1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng phần mềm quản lý kho quỹ tại sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam

111 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Phần Mềm Quản Lý Kho Quỹ Tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam
Người hướng dẫn Thầy Đoàn Quốc Tuấn - Khoa Tin Học Kinh Tế
Trường học Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Tin Học Kinh Tế
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 1,61 MB

Cấu trúc

  • I. SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (3)
  • II. TÌM HIỂU VỀ SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (6)
    • 1. Sự hình thành của Sở giao dịch (6)
    • 2. Chức năng nhiệm vụ của Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp Và Phát triển Nông thôn Việt Nam (7)
    • 3. Chức Năng, nghiệp vụ của các phòng (10)
      • 3.1. Phòng tín dụng.(TD) (10)
      • 3.2. Phòng Nguồn vốn và kế hoạch Tổng hợp. (NV&KHTH) (11)
      • 3.3. Phòng kinh doanh ngoại tệ và Thanh toán quốc tế. (KDNT&TTQT) (12)
      • 3.4. Tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ. (KTKTNB) (12)
      • 3.5. Phòng thẩm định. (TĐ) (13)
      • 3.6. Phòng Kế toán ngân quỹ. (KTNQ) (14)
      • 3.7. Phòng hành chính nhân sự. (HCNS) (15)
      • 3.8. Phòng giao dịch (16)
      • 4.1. Quan hệ công tác trong ban giám đốc (16)
      • 4.2. Quan hệ công tác giữa Ban giám đốc với các Phòng nghiệp vụ (17)
      • 4.3. Quan hệ công tác giữa Ban giám đốc với Chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (18)
      • 4.4. Quan hệ giữa các Phòng nghiệp vụ thuộc Sở giao dịch (18)
      • 4.5. Quan hệ trong các phòng nghiệp vụ thuộc Sở giao dịch (19)
  • III. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI (19)
  • CHƯƠNG II: CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI (3)
    • I. TÌM HIỂU VỀ DỮ LIỆU VÀ QUẢN LÝ DỮ LIỆU (23)
      • 2.1. Khái niệm về hệ thông thông tin (24)
      • 2.2. Mô hình biểu diễn hệ thông thông tin (26)
    • II. PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN (30)
      • 2.1. Biểu đồ phân cấp chức năng (BPC) (35)
      • 2.2. Biểu đồ luồng dữ liệu (BLD) (36)
      • 3. Chu trình phát triển hệ thống thông tin (41)
        • 3.1. Đánh giá yêu cầu (41)
        • 3.2. Phân tích chi tiết (44)
          • 3.3.1. Thiết kế cơ sở dư liệu và tính nhu cầu bộ nhớ (50)
          • 3.3.2. Thiết kế CSDL lô gíc đi từ các thông tin ra (50)
          • 3.3.3. Thiết kế CSDL bằng phương pháp mô hình hoá (52)
      • 4. Thiết kế lô gíc xử lý (54)
      • 5. Đề xuất các phương án giải pháp (56)
      • 6. Thiết kế vật lý ngoài (56)
      • 7. Triển khai hệ thống thông tin (58)
      • 8. Cài đặt bảo trì hệ thống (58)
    • III. GIỚI THIỆU VỀ HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU ACCESS VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH ASP (59)
      • 1. Giới thiệu về Micrsoft Access (59)
      • 2. Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình ASP (59)
      • 3. Giới thiệu về IIS- (Internet Information Server) (61)
  • CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ PHẦN MỀM QUẢN LÝ KHO QUỸ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (23)
    • I. PHÂN TÍCH YÊU CẦU (62)
      • 1. Phân tích yêu cầu của cơ quan thực tập (62)
      • 2. Yêu cầu đối với chương trình (62)
        • 2.1. Yêu cầu chức năng (62)
        • 2.2. Yêu cầu phi chức năng (63)
      • 1. Sơ đồ chức năng chương trình (63)
      • 2. Sơ đồ các mô đun chương trình (64)
        • 2.1. Mô đun: Chương trình quản lý tài sản lưu kho quỹ (64)
        • 2.2. Mô đun: Hệ Thống (64)
        • 2.3. Mô đun: Quản lý xuất nhập (65)
        • 2.4. Mô đun: Quản lý danh mục (65)
        • 2.5. Mô đun: Tổng Hợp (66)
        • 2.6. Mô đun: Báo cáo (66)
      • 3. Thiết kế lô gíc (66)
        • 3.1. Sơ đồ luồng dữ liệu (67)
        • 3.2. Thiết kế cơ sở dữ liệu (71)
        • 3.3. Sơ đồ quan hệ thực thể (75)
      • 4. Thiết kế giao diện và đầu ra của chương trình (76)
      • 6. Một số thuật toán cơ bản trong chương trình (84)
  • KẾT LUẬN (88)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (89)
  • PHỤ LỤC (90)

Nội dung

SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

Thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1988, hoạt động theo luật Tổ chức Tín dụng Việt nam, đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam (NHNo) tiếp tục là ngân hàng giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt nam.

Là ngân hàng lớn nhất Việt nam cả về vốn và tài sản, đội ngũ CBNV, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng tính đến cuối năm 2005 ngân hàng đã có trên 5000 tỷ vốn tự có trên 120 ngàn tỷ VNĐ tổng tài sản có và trên 2000 chi nhánh toàn quốc và 26800 CBNV.

Là ngân hàng luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến Hiện NHNo đã kết nối mạng vi tính từ trụ sở chính đến hầu hết các chi nhánh trong toàn quốc; và một hệ thống các dịch vụ ngân hàng gồm dịch vụ chuyển tiền điện tử, dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ ATM, dịch vụ thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT Đến nay, NHNo hoàn toàn có đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiên tiến, tiện ích cho mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước.

Là một trong số ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt nam với 784 ngân hàng đại lý tính đến cuối năm 2002 Là thanh viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRCA), Hiệp hộiTín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á

(ABA); đã đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn như Hội nghị FAO năm 1991, Hội nghị APRACA năm 1996 và năm 1998, Hội nghị tín dụng nông nghiệp quốc tế CICA năm 2001, Hội nghị APRACA về thủy sản năm 2002.

Là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài, đặc biệt là các dự án của UB, ADB, AFD Đến cuối năm

2002 đã tiếp nhận và quản lý có hiệu quả 62 dự án với tổng số vốn 2097 triệu USD.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam ngày càng khẳng định minh trên trường quốc tế và trong khu vực.

Trụ sở chính giao Sở dịch nhánh Chi cấp I phòng Văn diệnđại Đơn vị nghiệpsự

Phòng giao dịch nhánhChi nhánh Chi cấp III

Phòng giao dịch nhánh Chi cấp II

Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thônViệt Nam

TÌM HIỂU VỀ SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

Sự hình thành của Sở giao dịch

Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là một trong những chi nhánh chính của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam Sở giao dịch được thành lập trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Sở kinh doanh Hối đoái NHNo&PTNT Việt Nam theo Quyết định số 232/QĐ/HĐQT-02 ngày 13/5/1999 của Chủ tịch HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam Theo quy chế tổ chức và hoạt động, Sở giao dịch là đầu mối thực hiện các nghiệp vụ theo uỷ quyền của NHNo&PTNT Việt Nam, thực hiện các nhiệm vụ theo lệnh của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam; và kinh doanh trực tiếp như một chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn T.P Hà Nội.

Số 2, Phố Láng Hạ, Quận Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: (84-4) 8318790

E-mail: sgd-nhno@hn.vnn.vn

Tên gọi: Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Việt Nam gọi tắt là Sở Giao dịch, Tên giao dịch nước ngoài Banking Operations center-Vietnam Bank For Agriculture and Rural Development

Trải qua 8 năm hoạt động Sở Giao dịch đã đạt được những thành công nhất định Hiện nay Sở giao dịch có 84 CBCNV làm việc tại Sở, Tổng nguồn vốn tính đến 31/12/2005 đạt 6488 tỷ đồng,

Tổng dư nợ đến 31/12/2005 đạt 2051 tỷ đồng Trong đó:(Dư nợ công tyChứng khoán là 144 tỷ đồng, Công ty KDMN vàng bạc đã quý 32 tỷ đồng) Nguyên tắc tổ chức điều hành:

- Sở giao dịch được điều hành bởi Giám đốc.

- Điều hành Phòng (Tổ) nghiệp vụ là trưởng phòng (hoặc Tổ trưởng)

- Sở giao dịch chịu sự quản lý, kiểm tra của NHNo&PTNT Việt Nam về

Tổ chức và nhân sự, về nội dung và phạm vi hoạt động, chịu sự quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước, của các cơ quan chức năng Nhà nước khác có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Tổ chức Đảng và Đoàn thể.

- Tổ chức Đảng trong Sở giao dịch trực thuộc Đảng bộ NHNoTW, được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt nam và quy định của Ban chấp hành Trung ương Đảng về chức năng nhiệm vụ của Đảng bộ, Chi bộ trong Doanh nghiệp nhà nước.

- Tổ chức Công đoàn trong Sở giao dịch trực thuộc Công đoàn NHNo&PTNT Việt Nam, được tổ chức, hoạt động theo Quy định của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và hướng dẫn của Công đoàn NHNo&PTNT Việt Nam.

- Tổ chức Đoàn Thanh niên trong Sở giao dịch trược thuộc Đoàn thanh niên tại trụ sở chính NHNo&PTNT Việt Nam Được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Chức năng nhiệm vụ của Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp Và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Sở giao dịch có nhiệm vụ

- Đầu mối quản lý ngoại tệ mặt của NHNo&PTNT Việt Nam.

- Đầu mối các dự án đồng tài trợ và các dự án uỷ thác đầu tư của NHNo&PTNT Việt Nam khi Tổng giam đốc giao bằng văn bản.

- Tiếp nhận các nguồn vốn uỷ thác đầu tư của Chính phủ, các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước và tham gia các dự án đồng tài trợ.

- Theo dõi, hạch toán kế toán các khoản vốn uỷ thác đẩu tư của NHNo&PTNT Việt Nam.

 Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ han, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.

 Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.

 Được vay vốn các tổ chức tài chính tín dụng trong nước khi Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam cho phép.

 Vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam

 Cho vay ngăn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.

 Cho vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

- Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ gồm:

 Cung ứng các phương tiện thanh toán

 Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng

 Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ

 Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng

 Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của ngân hàng nhà nước và của NHNo&PTNT Việt Nam

- Kinh doanh ngoại hối: Huy động cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của chính phủ, Ngân hàng nhà nước và NHNo&PTNT Vịêt Nam.

- Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng: Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng theo luật các TCTD, bao gồm: thu, chi tiền mặt, mua bán vàng bạc, máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ, két sắt; nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu các loại giấy tờ có giá, thẻ thanh toán; nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các dịch vụ ngân hàng khác được nhà nước, NHNo&PTNT cho phép

- Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu thập theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.

- Đầu tư dưới các hình thức như: Hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần và các hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác khi được NHNo&PTNT Việt Nam cho phép.

- Trực tiếp thử nghiệm các dịch vụ sản phẩm mới trong hoạt động kinh doanh của NHNo &PTNT Việt Nam.

- Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.

- Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam.

- Phối hợp với Trung tâm đào tạo và các Ban chuyên môn nghiệp vụ tại trụ sở chính NHNo&PTNT Việt Nam và các tổ chức khác có liên quan trong việc đào tạo, tập huấn nghiệp vụ chuyên đề cho cán bộ thuộc Sở giao dịch.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam giao.

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở giao dịch gồm:

1 Giám đốc và các phó giám đốc.

2 Các phòng chuyên môn nghiệp vụ gồm: a Phòng kinh doanh ngoại tệ b Phòng tín dụng. c Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp. d Phòng kế toán ngân quỹ. e Phòng thẩm định. f Phòng hành chính nhân sự. g Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ. h Phòng nghiên cưú sản phẩm dịch vụ mới.

Chức Năng, nghiệp vụ của các phòng

1- Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng, nhằm mở rộng đầu tư tín dụng

2- Xây dựng kế hoạch cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ hàng tháng, quý, năm theo quy định.

3- Thực hiện nghiệp vụ cho vay, thu nợ đối với các khoản cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ đối với khách hàng, kể cả cho vay hợp vốn đồng tài trợ theo quy định của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam.

4- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng… Chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá

5- Tiếp nhận các dự án đồng tài trợ và các dự án uỷ thác đầu tư của NHNo&PTNT Việt Nam Triển khai thực hiện các chương trình, dự án đầu tư bằng nguồn vốn chỉ định, uỷ thác của Chính phủ, tổ chức tài chính, cá nhân trong và ngoài nước

6- Tổng hợp, phân tích thông tin kinh tế, quản lý danh mục, phân loại khách hàng có quan hệ Tín dụng.

7- Tổ chức, thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro về nghiệp vụ tín dụng.8- Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê, kiểm tra nghiệp vụ theo quy định.

9- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

3.2 Phòng Nguồn vốn và kế hoạch Tổng hợp (NV&KHTH)

1- Xây dựng các đề án, chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn (chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn và cho vay…)

2- Xây dựng và tham mưu cho Ban giám đốc các biện pháp tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh Tháng, Quý, Năm; tổng hợp, phân tích, đánh giá diễn biến tình hình thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch kinh doanh, thông tin báo cáo thường xuyên, kịp thời giúp Ban giám đốc chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh doanh.

Tham mưu cho Ban giám đốc trong việc giao và quyết toán kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính đối với các Phòng nghiệp vụ.

3- Tổng hợp thông tin về kinh tế – xã hội, diễn biến lãi suất trên thị trường. Nghiên cứu, phân tích kinh tế và tham mưu cho Ban giám đốc điều hành lãi suất cho vay, lãi suất huy động nhanh nhạy, phù hợp thị trường Đề xuất biện pháp triển khai, áp dụng các sản phẩm dịch vụ mới: ưu đãi lãi suất; ưu đãi dịch vụ đối với từng đối tượng khách hàng theo cơ chế ưu đãi hiện hành của NHNo&PTNT Việt Nam, đảm bảo khả năng cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn, nhằm tăng trưởng hoạt động kinh doanh theo mục tiêu đề ra. 4- Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất kịp thời cho Ban giám đốc triển khai các biện pháp, hình thức và công cụ huy động vốn, để tăng cường khả năng về vốn, nâng cao chất lượng nguồn vốn, đảm bảo nguồn vốn ổn định và vững chắc, phù hợp với mục tiêu, định hướng từng thời kỳ của Sở giao dịch.

5- Đầu mối quan hệ, tiếp nhận các nguồn vốn uỷ thác đầu tư của Chính phủ, các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.

6- Nghiên cứu thực hiện các biện pháp, phương pháp thông tin, tiếp thị, quảng cáo, chăm sóc khách hàng, nhằm mở rộng thị trường, thị phần và mở rộng hoạt động kinh doanh, đảm bảo an toàn, hiệu quả.

7- Tham mưu cho Ban giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các phong trào thi đua cả NHNo&PTNT Việt Nam, của Sở giao dịch phát động, đầu mối tổng hợp, đánh giá, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua và báo cáo thi đua định kỳ, đột xuất theo quy định của Hội đồng thi đua NHNo&PTNT Việt Nam.

8- Tham mưu cho Ban giám đốc chỉ đạo công tác tiếp thị và thông tin tuyên truyền, phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

9- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

3.3 Phòng kinh doanh ngoại tệ và Thanh toán quốc tế (KDNT&TTQT)

1- Xây dựng, niêm yết tỷ giá giao dịch các loại ngoại tệ với khách hàng. 2- Thực hiện các giao dịch mua, bán ngoại tệ: giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn và các dịch vụ ngoại hối khác theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, ngân hàng Nhà nước và các quy định của NHNo&PTNT Việt Nam, đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng.

3- Thực hiện các giao dịch thanh toán xuất, nhập khẩu về hàng hoá và dịch vụ cho khách hàng tại Sở giao dịch: thanh toán L/C, nhờ thu, chuyển tiền, thương lượng bộ chứng từ xuất khẩu, các dịch vụ về bao thanh toán.

4- Phát hành các thư bảo lãnh theo thông lệ quốc tế và quy đinh của NHNo&PTNT Việt Nam: Thư tín dụng dự phòng, bảo lãnh ngân hàng, các chứng thư bảo lãnh…

5- Thực hiện các giao dịch thanh toán phi mậu dịch cho các cá nhân trong và ngoài nước.

6- Tổ chức triển khai các dịch vụ khác về ngoại tệ và thanh toán quốc tế tại

7- Tham mưu cho Ban giám đốc về các dịch vụ liên quan đến ngoại tệ và thanh toán quốc tế.

8- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định

9- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

3.4 Tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ (KTKTNB)

1- Tổ chức kiểm tra, kiểm toán nội bộ các chứng từ, sổ sách, hồ sơ nghiệp vụ phát sinh tại Sở giao dịch Kiến nghị kịp thời các biện pháp khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo an toàn, hiệu quả.

2- Đầu mối đón tiếp và làm việc với các đoàn thanh tra, kiểm toán trong và ngoài ngành đến làm việc với Sở giao dịch.

3- Xây dựng đề cương, chương trình công tác kiểm tra, phúc tra Tham mưu cho Ban giám đốc chỉ đạo thực hiện công tác chấn chỉnh, sửa sai sau thanh tra, kiểm tra theo kết luận và kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra. Tổng hợp báo cáo kịp thời kết quả công tác chấn chỉnh, sửa sai theo quy định. 4- Thực hiện việc tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho Giám đốc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền.

5- Thường trực Tiểu ban chống tham nhũng, tham mưu cho Ban giám đốc trong hoạt động tham nhũng, chống tham ô, hối lộ lãng phí và thực hành tiết kiệm tại Sở giao dịch.

6- Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê theo quy định

7- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

1- Thu thập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng.

CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

TÌM HIỂU VỀ DỮ LIỆU VÀ QUẢN LÝ DỮ LIỆU

1.Khái niệm về dữ liệu và thông tin.

Dư liệu và thông tin là hai khái niệm khác nhau nhưng thường được dùng lẫn lộn Đối với một người, một bộ phận của cơ quan hay một hệ thống nào đó, dữ liệu là các số liệu hoặc tài liệu cho trước Thông tin là dữ liệu đã được xử lý thành dạng dễ hiểu, tiện dùng, có nghĩa và có giá trị đối với người nhận tin Thông tin và dữ liệu chỉ mang ý nghĩa tương đối, thông tin do người này, bộ phận này phát ra có thể lại được người khác, bộ phận khác coi như dữ liệu để xử lý thành thông tin phục vụ cho những mục đích khác vì vậy mà dữ liệu và thông tin có thể dùng thay thế cho nhau.

Vai trò của dữ liệu và thông tin trong thời đại ngày nay là rất quan trong Sự phát triển của công nghệ thông tin đã đóng vai trò của một lực trợ giúp và một chất xúc tác trong việc nâng cao tầm quan trọng của thông tin. Những khái niệm về cơ sở dữ liệu, phần mềm thế hệ thứ tư, Fax, Hệ chuyên gia, vệ tinh viễn thông và vi tin học là những công cụ xử lý thông tin mà các tổ chức hiện đại đã và đang sử dụng thường ngày.

Thông tin có hai đặc tính cơ bản là độ cứng của thông tin và độ phong phú của thông tin. Độ cứng của thông tin là thước đo khách quan của tính chính xác và mức độ tin cậy của một mẩu tin. Độ phong phú của thông tin diễn tả một quan niệm cho rằng thông tin đó giàu hay nghèo Nó phụ thuộc vào phương tiện thông tin liên lạc.

Thông tin trong thời đại ngày nay thường xuyên thay đổi, đươc cập nhập hàng ngày, hàng giờ, hàng phút, hàng giây Vì vậy mà thông tin ở thời

Thu thập Xử lý và lưu giữ

Mô hình hệ thống thông tin điểm này có thể là có giá trị nhưng ở thời điểm khác thì lại không còn giá trị lữa Chính vì vậy cần phải cập nhập thông tin kịp thời và chính xác tránh cập nhập lại những thông tin cũ đã mất giá trị hiện thực Để quản lý tốt cần phải có những nguồn thông tin chính xác, và kịp thời.

2.1 Khái niệm về hệ thông thông tin

Trong bất cứ một tổ chức nào cũng đều phải có hệ thống thông tin Hệ thống thông tin là một tập hợp các yếu tố có liên quan với nhau cùng làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ dữ liệu, truyền đạt và phân tích tình hình, lập kế hoạch,điều phối và kiểm soát các hoạt động trong một cơ quan, tổ chức.

Nó là tập hợp những con người, các thiết bị phần cứng, phần mềm, dữ liệu… thực hiện hoạt động thu thập, lưu trữ, xử lý và phân phối thông tin trong một tập các ràng buộc được gọi là môi trường

Hệ thống thông tin được biết đến là những con người, các thủ tục, dữ liệu và thiết bị tin học hoặc không tin học Đầu vào của hệ thống thông tin đươc lấy từ các nguồn và được xử lý bởi hệ thống sử dụng nó cùng với các dữ liệu đã được lưu trữ từ trước Kết quả xử lý được chuyển đến các đích hoặc cập nhập vào kho lưu trữ dữ liệu.

Như mô hình minh hoạ, mọi hệ thống thông tin có bốn bộ phận: bộ phận dữ liệu vào, bộ phận xử lý, kho dữ liệu và bộ phận đưa dữ liệu ra

Ví dụ: Trong hệ thống thông tin quản lý kho quỹ thì nguồn chính là các phiếu xuất và phiếu nhập hàng hoá Qua các phiếu nhập, xuất này thì thu được các thông tin như hàng hoá nào được xuất (nhập), được xuất (nhập) từ kho nào, số lượng bao nhiêu, đơn giá là như thế nào…

Các HTTT có thể là hoàn toàn thủ công hay dựa trên máy tính Ngoài máy tính điện tử, HTTT còn có con người, các phương tiện thông tin liên lạc, các quy tắc, thủ tục, phương pháp và mô hình toán học để xử lý dữ liệu, quản lý, phân phát và sử dụng thông tin Hầu hết các HTTT đều được gọi là hệ thống thông tin Quản lý bởi vì nó phục vụ cho công tác quản lý.

Trong HTTT người ta lưu trữ và quản lý dữ liệu trong những kho dữ liệu, đó là nơi cất giữ dữ liệu một cách có tổ chức sao cho có thể tìm kiếm nhanh chóng những dữ liệu cần thiết Nếu kho dữ liệu này được đặt trên các phương tiện nhớ của MTĐT và được bảo quản nhờ chương trình máy tính thì nó còn được gọi là ngân hàng dữ liệu hay hệ cơ sở dữ liệu Ngân hàng dữ liệu là một hệ thống dùng MTĐT để lưu trữ, quản lý tập trung dữ liệu nhằm phục vụ cho nhiều người và nhiều mục đích quản lý khác nhau.

Bản thân kho dữ liệu cùng với con người và các phương tiện để duy trì sự hoạt động của nó tạo thành hệ thống quản lý dữ liệu(HTQLDL) Vì tầm quan trọng lớn lao của HTQLDL mà người ta thường ví nó như một hệ thống nhớ hay một bộ nhớ của cơ quan.

Dữ liệu và các quy trình xử lý

Các bộ xử lý Ngoài

Dữ liệu và các quy trình xử lý

Mô hình hệ thống nhớ của con người

Mô hình này cho thấy mỗi con người đều nhận dữ liệu đưa vào, xử lý chúng theo các quy trình xử lý để sản sinh ra thông tin Việc xử lý (hay chế biến) dữ liệu được tiến hành nhờ một bộ xử lý nằm trong bộ óc con người. Một phần bộ óc được dành để ghi nhớ các dữ liệu và các quy trình xử lý Việc xử lý dữ liệu để ứng xử với các tác động từ bên ngoài hầu như được tiến hành tự động nhưng thực chất đều theo những quy trình đã trở thành thói quen mà ta ít khi để ý đến.

2.2.Mô hình biểu diễn hệ thông thông tin

Với cùng một hệ thống thông tin có nhiều cách mô tả khác nhau tuỳ theo quan điểm và sở thích của người mô tả.

Lôgic Vật lý ngoài Vật lý trong

Lôgic Vật lý ngoài Vật lý trong

Thông tin vào Thông tin ra

Lôgic Vật lý ngoài Vật lý trong

Lôgic Vật lý ngoài Vật lý trong

Có ba mô hình đã được đề cập tới để mô tả cùng một hệ thống thông tin:

Mô hình lô gic, Mô hình vật lý ngoài và Mô hình vật lý trong.

Một hệ thống thông tin theo ba mô hình.

Mô hình lô gic (thể hiện góc nhìn của quản lý) mô tả hệ thống làm gì; dữ liệu mà nó thu thập, xử lý mà nó phải thực hiện, các kho để chứa các kết quả hoặc dữ liệu để lấy ra cho các xử lý và những thông tin mà hệ thống sản sinh ra Mô hình này trả lời câu hỏi “ cái gì?” và “ Để làm gì?”.

Mô hình vật lý ngoài (thể hiện góc nhìn của người sử dụng) chú ý đến những khía cạnh nhìn thấy được của hệ thống như các vật mang dữ liệu và vật mang kết quả cũng như hình thức của đầu vào và đầu ra, phương tiện để thao tác với hệ thống, những dịch vụ, bộ phận, con người và vị trí công tác trong hoạt động xử lý dữ liệu, loại màn hình, bàn phím sử dụng Mô hình này chú ý đến mặt thời gian hệ thống Mô hình này trả lời các câu hỏi “Cái gì?” “Ai?”,

PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN

Mục tiêu của những cố gắng phát triển hệ thống thông tin là cung cấp cho các thành viên của tổ chức những công cụ quản lý tốt nhất Phát triển một hệ thống thông tin gồm các công việc như: Phân tích hệ thống đang tồn tại, Thiết kế một hệ thống mới, Thực hiện và tiến hành cài đặt nó

1.Giới thiệu sơ lươc một số phương pháp phân tích thiết kế.

Phân tích thiết kế hệ thống thông tin là phương pháp luận để xây dựng và phát triển hệ thống thông tin bao gồm các lý thuyết, mô hình, phương pháp và các công cụ sử dụng trong quá trình phân tích và thiết kế hệ thống Có nhiều phương pháp phân tích khác nhau Sau đây là một vài phương pháp quan trọng để làm phương tiện so sánh và đối chiếu tham khảo.

Phương pháp SADT (Structured Analysis and Design Technique)

Kỹ thuật phân tích thiết kế cấu trúc.

Phương pháp này xuất phát từ Mỹ, ý tưởng cơ bản của nó là: phan rã một hệ thống lớn thành các phân hệ nhỏ và đơn giản.

SADT được xây dựng dựa trên 7 nguyên lý sau đây.

- Sử dụng một mô hình

- Phân tích đi xuống (top down)

- Dùng một mô hình chức năng và một mô hình quan niệm (còn được gọi là “Mô hình thiết kế”)

- Thể hiện tính đối ngẫu củahệ thống

- Sử dụng các biểu diễn dưới dạng đồ hoạ.

- Phối hợp hoạt động của nhóm.

- Ưu tiên tuyệt đối cho hồ sơ viết.

SADT được định nghĩa là phương pháp sử dụng các kỹ thuật:

- Dòng dữ liệu hay còn gọi là biểu đồ luồng dữ liệu (Data Flow Diagms)

- Từ điển dữ liệu (Data Dictionary)

- Tiếng Anh có cấu trúc (Structuered English)

Phương pháp SADT có nhiều ưu điểm như dựa vào nguyên lý phân tích cấu trúc, thiết kế theo lối phân cấp, dựng trên các lưu đồ chức năng, tạo được các liên hệ “Một cha nhiều con”, bảo đảm từ một dữ liệu vào sản xuất nhiều dữ liệu ra.

Nhưng nhược điểm của nó là không bao gồm toàn bộ tiến trình phân tích và nếu không thận trọng sử dụng SADT có thể đưa tiến trình trùng lặp thông tin Phương pháp này được dùng khá phổ biến, truyền thông do tính logic của nó.

Phương pháp MERISE (Methode pour Ressembler les Idees SansEffort)

Phương pháp MERISE là phương pháp phân tích có nguồn gốc từ Pháp, ra đời từ những năm cuối thập niên 70 Nó là kết quả nghiên cứu của nhiều tập thể nghiên cứu tin học nhằm đáp ứng các chờ đợi của người sử dụng, ý thức được về sự lạc hậu của các phương pháp phân tích cổ điển thế hệ thứ nhất. Ý tưởng cơ bản của phương pháp MERISE là xuất phát từ ba mặt cơ bản sau đây.

Quan tâm đến chu kỳ sống của hệ thống thông tin, trải qua nhiều giai đoạn: “Thai nghén”- Quan niệm/ý niệm-Quản trị –chết Chu kỳ sống này đối vơi hệ thống tổ chức lớn có thể kéo dài từ 10-15 năm.

Mặt thứ hai Đề cập tới chu kỳ đặc tả của hệ thống thông tin còn được gọi là chu kỳ trừu tượng.

Hệ thống thông tin tựu trung lại như một toàn thể được miêu tả bởi nhiều tầng: “bộ nhớ” của hệ thống thông tin được mô tả trên bình diện quan niệm, kế đó trên bình diện logic và cuối cùng trên bình diện vật lý.

“Qui trình xử lý” được mô tả trên bình diện quan niệm, kế tiếp là trên bình diện tổ chức và cuối cùng là trên bình diện tác nghiệp.

Mỗi tầng đươc mô tả dưới dạng mô hình tập trung tập hợp các thông số chính xác Theo đó kho những thông số của tầng dưới tăng trưởng, tầng đang mô tả không biến đổi và nó chỉ thay đổi khi các tham số của mình thay đổi,

Mỗi mô hình được mô tả thông qua một hình thức dựa trên các nguyên tắc, nguyên lý ngữ vựng và cú pháp xác định Có những qui tắc chuyển cho phép chuyển từ mô hình này sang mô hình khác một cách tự động nhiều hay ít.

Mặt này có liên quan đến chu kỳ của các quyết định cần phải ra trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm Những quyết định có liên quan đến nội dung của những mô hình khác nhau của chu kỳ trừu tượng, đến các hình thái của quan niệm và liên quan đến sự phát triển của hệ thống. Đặc trưng cơ bản của phương pháp MERISE là:

- Tách rời các dữ liệu và xử lý.

- Tiếp vận theo mức. Ưu điểm của phương pháp MERISE là có cơ sở khoa học vững chắc Hiện tại nó là một trong những phương pháp phân tích được dùng nhiều ở Pháp và các nước Châu Âu khi phải phân tích và thiết kế các hệ thống lớn Nhược điểm của phương pháp này là cồng kềnh Do đó, để giải quyết các áp dụng nhỏ việc sử dụng phương pháp này nhiều lúc đưa đến việc kéo dài thời gian, nặng nề không đáng có

Phương pháp MCX (Methode de xavier castellani)

Phưong pháp phân tích MCX có nguồn gốc từ Pháp, do giáo sư của Viện Tin học Xí nghiệp (IIE- Institut Informatique d’ Entreis) sáng tạo. Phương pháp này khá thông dụng và thoả các điều kiện của các phương pháp phân tích thế hệ thứ hai.

Có thể nêu một số nét cơ bản về phương pháp phan tích MCX

- Cho phép xây dựng được một mô hình tổng quát, chính xác, biểu diễn hệ thống thông tin hoặc các phân hệ thông tin.

- Cho phép phân tích, nắm được dữ liệu, quá trình xử lý và truyền thông các hệ thống thông tin.

- Cho phép biểu diễn các xử lý với các lưu đồ và các chương trình, soạn thảo bởi một ngôn ngữ giải thuật dùng ở các mức khác nhau.

- Cho phép lượng hoá các xử lý.

Phương pháp MCX đưa ra các giai đoạn cơ bản của quá trình phân tích.

Phương pháp phân tích này khá hữu hiệu, thích hợp với việc thực hành. Nhược điểm là rườm rà.

Phương pháp GALACSI (Groupe d’ Animation et de Liaison pour l’ Analyse et al Conception de systeme d’ Information)

Phương pháp GALACSI có nguồn gốc tại Pháp, do một nhóm các giáo sư của các học viên công nghệ IUT (Institut Universiture de Technologic) và MIAGE (Maitrise de Methodes Informatiques Applyquees a la Gestion – cao học về phương pháp tin học áp dụng và quản lý

Phương pháp GALACSI chính thức ra đời vào tháng 04 năm 1982 Nội dung cơ bản của phương pháp trình bày một tập hợp các công cụ và “nguyên liệu” để tiến hành các giai đoạn cơ bản sau đây của quá trình phan tích.

1.Nghiên cứu các hệ thống tổ chức và hệ thống thông tin tương ứng

 Tổ chức dữ liệu: ở mức logic và vật lý.

 Tổ chức xử lý: Xử lý theo lô, xử lý theo thời gian thực (đối thoại người với may).

 Môi trường tiếp nhận: Máy vi tính, mạng máy tính, ngôn ngữ, các phần mềm chuyên dụng

 Giao diện người – máy: Công thái học, ngôn ngữ giao tiếp.

Giải thuật, ngôn ngữ lập trình, kiến trúc các môi trường đặc thù Do phần lớn các tác giả là các giáo sư nên phương pháp được dùng để giảng dạy trong nhiều học viện (IUT) Nhược điểm của phương pháp là chưa thử nghiệp nhiều trong thực tế.

2.Các công cụ diễn tả xử lý Hệ thống Thông tin.

PHÂN TÍCH THIẾT KẾ PHẦN MỀM QUẢN LÝ KHO QUỸ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

PHÂN TÍCH YÊU CẦU

1 Phân tích yêu cầu của cơ quan thực tập.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là một ngân hàng lớn nhất quốc gia, Sở giao dịch số 2 Láng Hạ là một trung tâm đầu mối quan trọng của Ngân hàng, Kho của ngân hàng chứa khối lượng lớn tài sản, và mỗi ngày có nhiều giao dịch nhập – xuất phát sinh làm cho các con số của tài sản tại kho của ngân hàng là thường xuyên biến đổi vì vậy mà yêu cầu của quản lý kho quỹ tại ngân hàng là hết sức cần thiết.

Yêu cầu đặt ra với bài toán quản lý kho quỹ trong ngân hàng là quản lý được các tài sản có trong kho, có thể biết được hiện nay trong kho này hàng hoá tồn với số lượng là bao nhiêu, với các chứng từ có giá cần quản lý cả số xeri thì phải biết được số xeri tồn là các số nào, thực hiện việc viết các phiếu xuất, phiếu nhập khi phát sinh giao dịch với khách hàng, lập được các báo cáo về tình hình xuất nhập của đơn vị … các thông tin quản lý phải chính xác và kịp thời để phục vụ cho việc ra quyết định của quản lý.

2 Yêu cầu đối với chương trình.

- Cập nhập danh mục kho.

- Cập nhập danh mục tài sản

- Cập nhập danh mục khách hàng

- Cập nhập danh mục hình thức thanh toán

- Cập nhập danh mục thủ kho

QUẢN LÝ XUẤT NHẬP TỒN

- Cập nhập phiếu nhập kho

- Cập nhập phiếu xuất kho.

- Xem tồn kho tại thời điểm hiện tại.

- Tổng hợp phát sinh nhập, xuất trong kỳ

- Tổng hợp báo cáo nhập hàng

- Tổng hợp báo cáo xuất hàng

- In các báo cáo về hàng tồn kho tại thời điểm

- In các phiếu xuất phiếu nhập.

2.2.Yêu cầu phi chức năng

- Thêm mới tài khoản sử dụng.

- Thực hiện chức năng bảo mật và phân quyền cho người dùng.

II PHÂN TÍCH THIẾT KẾ PHẦN MỀM QUẢN LÝ KHO QUỸ TẠI

SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM.

1 Sơ đồ chức năng chương trình.

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ TÀI SẢN

ThốngHệ Quản lý xuất nhập

HỆ THỐNG Đăng nhập hệ thống

Nhập thông tinh về cơ quan

Nhập tồn kho đầu kỳ

2 Sơ đồ các mô đun chương trình.

2.1 Mô đun: Chương trình quản lý tài sản lưu kho quỹ

Danh mục hình thức thanh toán

2.3 Mô đun: Quản lý xuất nhập

2.4 Mô đun: Quản lý danh mục

Thông tin: tài sản, kho, khách hàng

Thông tin tài sản xuất

Thông tin tài sản Yêu cầu xem thông tin

3.1 Sơ đồ luồng dữ liệu:

Thông tin: tài sản, kho, khách hàng

2.0 Quản lý xuất nhập tồn

Kho xuất Kho nhập nhậpKho Xuất nhập tồn

Thông tin tài sản xuất

Thông tin tài sản nhập

Sơ đồ phân rã mức 1:

Yêu cầu xem thông tin

Thông tin: tài sản, kho, khách hàng yêu cầu chỉnh sửa

Yêu cầu xem thông tin

Xuất, nhật, tồn phiếu nhập

Thông tin nhập vật tư

Thông tin tài sản xuất

Phiếu xuất Thông tin tồn kho.

2.0 Quản lý xuất - nhập – tồn

Thông tin tài sản nhập

3.3 LẬP BÁO CÁO XUẤT 3.2 LẬP BÁO CÁO NHẬP

Thông tin nhập đã xử lý

Thông tin xuất đã xử lý

Báo cáo nhập Báo cáo xuất

3.2 Thiết kế cơ sở dữ liệu

*Bảng và thuộc tính của các thực thể

Cơ sở dữ liệu được tạo lập bằng hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft

Access Cơ sở dữ liệu gồm các bảng sau, và các thực thể có các thuộc tính như sau:

Bang danh mục kho (dm_kho.dbf) lưu trữ các các thông tin về kho hàng.

Field Name Data Type Fieldze Description

Ma_kho Text 10 Mã kho

Ten_kho Text 30 Tên kho

Dia_chi Text 35 địa chỉ

Dien_thoai Text 10 điện thoại

Bảng danh mục tài sản (dm_taisan.dbf) lưu trữ các thông tin về tài sản, hàng hoá.

Field Name Data Type Field size Description

Ma_taisan Text 10 Mã tài sản

Ten_taisan Text 30 Tên tài sản

Don_vitinh Text 15 Đơn vị tính

Ghi_chu Text 35 Ghi chú

Bảng danh mục khách hàng(dm_khachhang.dbf) lưu trữ các thông tin về khách hàng.

Field Name Data Type Field size Description

Ma_khachhang Text 10 Mã khách hàng

Ten_khachhang Text 30 Tên khách hàng

Ngay_sinh Date Dd/mm/yyyy Ngày sinh

Dia_chi Text 35 Địa chỉ

Dien_thoai Text 10 điện thoại

Ghi_chu Text 35 Ghi chú

Bảng danh mục hình thức thanh toán (dm_httt.dbf) lưu trữ các thôngtin về các hình thức thanh toán được áp dụng khi xuất – nhập hàng.

Field Name Data Type Field size Description

Ma_tt Text 10 Mã hình thức thanh toán

Noi_dung Text 35 Nội dụng hình thức thanh toán

Ghi_chu Text 35 Ghi chú

Bảng danh mục thủ kho (dm_thukho.dbf) lưu trữ các thông tin về thủ kho.

Field Name Data Type Field size Description

Ma_thukho Text 10 Mã thủ kho

Ma_kho Text 10 Mã kho quản lý

Ten_thukho Text 30 Tên thu kho

Ngay_sinh Date Dd/mm/yyyy Ngày sinh của thủ kho

Gioi_tinh Text 3 Giới tính của thủ kho

Dia_chi Text 35 địa chỉ

Dien_thoai Text 10 Số điện thoại

Ma_truycap Text 10 Mã tài khoản truy cập

Ghi_chu Text 35 Ghi chú

Bảng tài khoản người sử dụng (taikhoan_sd.dbf) lưu trữ các thông tin về tài khoản của người sử dụng phân mềm.

Field Name Data Type Field size Description

Ma_taikhoan Autonamber Auto Mã tài khoản sử dụng

Ten_taikhoan Text 30 Tên tài khoản sử dụng

Ho_ten Text 30 Họ tên người có tài khoản

Ngay_sinh Date Dd/mm/yyyy Ngày sinh của người sử dụng

Gioi_tinh Text 3 Giới tính của gười sử dụng

Dia_chi Text 35 địa chỉ

Dien_thoai Text 10 điện thoai

Lastday Date Dd/mm/yyyy Ngày lập tài khoản

Quyen_han Namber 2 Quyền truy cập

Ghi_chu Text 35 Ghi chú

Bảng phiếu nhập kho (phieu.dbf) lưu trữ thông tin của phiếu nhập kho

Field Name Data Type Field size Description

Ma_phieu Text 10 Mã phiếu nhập

Ngay Date Dd/mm/yyyy Ngày nhập

Ma_kho Text 10 Mã kho nhập

Ma_khachhang Text 10 Mã khách hàng bán loaiphieu Text 2 Loại phiếu xuất – nhập

Ma_tt Text 10 Mã hình thức thanh toán

Ghi_chu Text 35 Ghi_chu

Bảng chi tiết phiếu (chitietphieu.dbf) lưu trữ các thông tin về phiếu xuất kho hàng hoá.

Field Name Data Type Field size Description

Ma_phieu Text 10 Mã phiếu ma_kho Text 10 Mã kho phát sinh nghiệp vụ

Ma_taisan Text 10 Mã tài sản

Sl Number Long integer Số luợng

Dg Number Long integer đơn giá

So_luong Number Long integer Số lượng xuất

Xeridau Number Integer Số xeri đầu

Xericuoi Number Integer Số xeri cuối

3.3 Sơ đồ quan hệ thực thể

4 Thiết kế giao diện và đầu ra của chương trình.

Công đoạn thết kế giao diện có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự thành công của hệ thống thông tin Quá trình thiết kế giao diện trong hệ htống quản lý kho quỹ đã tuân thủ một số nguyên tắc sau:

- Hệ thống luôn đảm bảo rằng người sử dụng đang kiểm soát hệ thống.

- Hệ thống được thiết kế theo thói quen và kinh nghiệm của người sử dụng.

- Hệ thống che khuất những bộ phận bên trong của các phầm mềm và phần cứng tạo thành hệ thống.

- Hệ thống cung cấp thông tin tư liệu trên màn hình.

- Hệ thống đã được thiết kế để giảm tối thiểu lượng thông tin mà người sử dụng phải nhờ trong quá trình sử dụng chương trình.

- Hệ thống tuân thủ những nguyên tắc chuẩn đã được chấp nhận khi thể hiện thông tin trên màn hình hay trên giấy.

Một số giao diện chính trong chương trình Quản lý kho quỹ tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Giao diện đăng nhập vào chương trình:

Giao diện nhập thông tin về công ty:

Cho phép người sử dụng nhập các thông tin về công ty, Form này chỉ có người quản trị mới được phép truy cập.

Giao diện thêm kho mới:

Thêm thông tin về kho mới khi có một kho được xây dựng.

Giao diện form nhập hàng tồn kho.

Cho phép nhập tồn kho vào kỳ đầu tiên khi bắt đầu sử dụng phần mềm.

Giao diện form nhập phiếu nhập kho:

Cho phép thủ kho nhập phiếu nhập kho khi có một nghiệp vụ phát sinh.(Form này có hình thức tương tự Form Phiếu xuất Kho).

Form Chỉnh sửa thông tin khách hàng:

Cho phép thủ kho có thể chỉnh sửa các thông tin về tài sản được lưu trong kho.

Giao diện Báo cáo bảng Khách hàng:

Xuất ra màn hình danh mục khách hàng cho thủ kho và admin tiện theo dõi

Giao diện form Báo cáo nhập kho:

Thông kê các mặt hàng nhập trong kỳ báo cáo tại kho cụ thể.

Mẫu Phiếu Xuất kho và nhập kho:

5 Cài đặt và triển khai

Phần mềm “quản lý kho quỹ tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” được viết bằng ngôn ngữ lập trình ASP.

ASP là một ngôn ngữ lập trình hỗ trợ cho thiết kế các trang web động ASP cũng có thế mạnh của ADO cung cấp khả năng kết hợp những công cụ và trở thành giải pháp của Microsoft dành cho các cơ sở dữ liệu web Bằng cách viết các mã nguồn JavaScript và VBScript chúng ta có thể tạo ra các phần mềm quản lý trên mạng một cách thích hợp. Để có thể sử dụng được ASP thì hệ thống cần phải có đủ các yêu cầu sau đây: Bộ xử lý 486 hay Pentium III trở lên, hơn 300MB không gian đĩa và 64MB Ram Trên máy phải cài hệ điều hành Windows từ W98 trở lên, có chương trình duyệt Web Microsoft Internet Explorer Hoặc Netscape 2.0 trở nên Hệ thống cần cài đặt IIS (Internet Information Server) Nếu hệ thống có nối mạng thì sẽ giúp cho chương trình hoạt động có hiệu quả hơn.

Chương trình “ Quản lý kho quỹ tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” có quy mô nhỏ nên ít đòi hỏi về phần cứng và có thể cài đặt một cách dễ dàng trên máy server và các máy trạm chúng ta chỉ cần copy chương trình vào ổ cứng của máy server và thực hiện chia quyền sử dụng folder cho các máy trạm

Cách thực hiện như sau: nhấn chuột phải vào folder của chương trình đã copy vào máy server vào properties, trong properties vào tiếp Web sharing, trong web sharing chọn sharing this folder đặt tên cho folder minh chia rồi nhấn OK để hoàn tất Để chạy chương trình ta vào trình duyệt Web đánh địa chỉ của chương trình vào trình duyệt để trình duyệt duyệt chương trình Với các máy trạm phải đánh đúng địa chỉ tới chương trình trên server của mình.

Cài đặt cho đĩa chương trình và cài đặt theo hướng dẫn.

Truy cập vào đăng nhập.

Nhập tên và mật khẩu

Kiểm tra mật khẩu, và phân quyền

Thông báo sai tên và mật khẩu

Vào trang chương trình theo quyền han.

KT sai đúng sai Nhập lại? Đúng

6 Một số thuật toán cơ bản trong chương trình.

Thuật toán đăng nhập vào hệ thống.

Lưu bản ghi vào cơ sơ dữ liệu

Thông báo dữ liệu nhập sai

Sai Đúng sai Nhập lại?

Thuật Toán Cập Nhật Dữ Liệu.

Chọn bản ghi cần sửa

Update vào cơ sở dữ liệu Sửa?

Thuật toán Sửa dữ liệu:

Thông báo không có dữ liệu

Thuật toán lên báo cáo:

Ngày đăng: 03/07/2023, 18:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Thạc Bình Cường – Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin – Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà nội 2000 Khác
2. SaigonBook – ASP Databases- Nhà xuất bản trẻ – 2002 Khác
3. Nguyễn Trường Sinh – Hướng dẫn thiết kế trang web tương tác bằng Java Script – Nhà xuất bản Phương Đông – 2004 Khác
4. TS Trương Văn Tú – TS Trần Thị Song Minh – Giáo trình Hệ thông thông tin quản lý.- Hà Nội -2000 Khác
5. Ngô Thành Long – Luận Văn Tốt Nghiệp - Khoá 43 Năm 2005 Khác
6. Trần Công Uẩn – Giáo trình Cơ Sở Dữ Liệu SQL, Access – Nhà xuất bản Thống Kê - Hà Nội 2000 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w