SKKN: Phương pháp sử dụng đồ dùng trong dạy học Ngữ văn THPT
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG
ĐỒ DÙNG TRONG DẠY HỌC
NGỮ VĂN THPT
Trang 2Phần thứ nhất
MỞ ĐẦU
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Dạy văn là quá trình hướng dẫn học sinh khám phá, rung động với vẻ đẹp nội dung và hình thức của tác phẩm, từ đó, trang bị năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ với các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và bồi dưỡng tình người, lẽ đời cho học sinh
Trong những năm gần đây, vấn đề dạy học theo phương pháp đổi mới đã và đang được thực hiện một cách đồng bộ ở các cấp học, các môn học Nằm trong hệ thống các môn văn hoá cơ bản của cấp học THPT, bộ môn Ngữ văn cũng đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết về việc đổi mới phương pháp Giảng dạy theo hướng : Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh Lối dạy mới tập trung vào việc làm sao cho học trò hoạt động tư duy càng nhiều càng tốt, Thầy chỉ là người tổ chức, hướng dẫn, giúp học sinh giải quyết vấn
đề và chủ động tiếp cận, lĩnh hội tri thức Đó là kiểu dạy lấy người học làm trung tâm, kiểu học lấy việc tự học có hướng dẫn làm chính
Để thực hiện tốt phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, bên cạnh việc đổi mới một số phương pháp giảng dạy (như cách đặt câu hỏi, cách kiểm tra, đánh giá ) thì việc sử dụng các phương tiện, đồ dùng dạy học cũng rất quan trọng Việc sử dụng đúng, sử dụng hợp lí đồ dùng dạy học trong các giờ dạy với những hình ảnh, âm thanh sinh động làm cho người học dễ dàng tiếp thu, khắc sâu kiến thức và sẽ đem lại sự hứng thú trong học tập cho học sinh ; tăng tính tích cực, chủ động sáng tạo ; tăng khả năng tự học ; tăng bản lĩnh tự tin ; chất lượng, hiệu quả dạy học cao
Việc sử dụng đồ dùng có thể thực hiện bình thường ở tại lớp học, thực hiện
cho các tiết đọc văn, tiết Tiếng Việt và cả tiết Tập làm văn trong chương trình toàn cấp : lớp 10,11,12 Phạm vi ứng dụng đa dạng, dưới nhiều hình thức : kiểm tra bài cũ, tìm hiểu bài mới, kỹ năng trình bày một vấn đề, kỹ năng cảm thụ văn học
Nguồn tư liệu để tạo đồ dùng dạy học, có thể lấy từ thông tin trên mạng internet, từ các tài liệu tham khảo khác Giáo viên vừa tự sưu tầm vừa yêu cầu học sinh sưu tầm tài liệu trong quá trình chuẩn bị bài mới ; giáo viên lựa chọn, xử lý
và tự tạo các đồ dùng theo mục tiêu bài học Như thế, người giáo viên vừa có tư liệu để sử dụng vừa lôi cuốn được học sinh vào bài học ngay từ lúc chuẩn bị bài ở nhà
Đây là những kinh nghiệm mang tính chủ quan, quỹ thời gian biên soạn eo hẹp nên chắc chắn còn nhiều hạn chế, thiếu sót Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, xin chân thành tiếp thu và tri ân !
Trang 3
II.THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI :
1.Thuận lợi :
- Sống trong một môi trường xã hội mới, học sinh ngày nay có cơ hội tiếp xúc với lối sống hiện đại, nên các em rất năng động, sáng tạo, tự tin ham hiểu biết,
ưa khám phá, thích tìm tòi
- Trong chương trình Ngữ văn THPT có rất nhiều bài có thể sử dụng đồ dùng dạy học
- Song song với việc đổi mới phương pháp là trang thiết bị dạy học được cải thiện với kỹ thuật hiện đại Nguồn thông tin để thu thập tài liệu cũng như các loại vật liệu dùng để làm đồ dùng khá phong phú, đảm bảo điều kiện tối thiểu cho việc sưu tầm và tự tạo các loại đồ dùng dạy học
2.Khó khăn :
- Tồn tại lớn nhất là thói quen thụ động, quen nghe, quen chép, ghi nhớ và tái hiện lại một cách máy móc, rập khuôn những gì giáo viên đã giảng Đa phần học sinh chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học Người học chưa
có hào hứng và chưa quen bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của cá nhân trước tập thể, cho nên khi phải nói và viết, học sinh cảm thấy khá khó khăn Học sinh phải học một lúc nhiều môn, môn nào cũng quan trọng
- Đồ dùng giảng dạy môn văn khá phong phú Nhưng trên thực tế, hiện nay các phương tiện, đồ dùng của Phòng Thiết bị nhà trường phục vụ cho bộ môn Ngữ văn hầu như không có gì Đây là vấn đề khó khăn lớn đối với mọi giáo viên khi lên lớp mà không muốn dạy chay Do đó, đồ dùng mà tôi sử dụng để phục vụ cho các tiết dạy trên lớp ở đây chủ yếu là đồ dùng tự làm
- Tự làm các loại đồ dùng dạy học đòi hỏi một sự đầu tư khá lớn về vật chất, chuẩn bị công phu và tốn nhiều thời gian
Tuy nhiên, những khó khăn trên thiết nghĩ có thể khắc phục đựơc bởi đội ngũ nhà giáo có tâm huyết và nhiệt thành với tinh thần đổi mới
Trang 4Phần thứ hai
NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN :
1 Cơ sở lí luận :
“Trăm nghe không bằng một thấy” Đó là kinh nghiệm ngàn đời không bao giờ cũ mà Ông cha ta đã để lại cho các thế hệ mai sau Đúng vậy, nếu hoạt động học được tiến hành một cách thụ động, thì sớm hay muộn nó cũng sẽ trở về điểm xuất phát ban đầu Bởi vậy, hoạt động dạy và học phải thực sự là một hoạt động tích cực Theo các nhà khoa học giáo dục thì “Muốn thực hiện dạy và học tích
cực thì cần phát triển phương pháp thực hành, phương pháp trực quan theo
kiểu tìm tòi từng phần hoặc nghiên cứu phát hiện….” (Trang 14 - Tài liệu bồi dưỡng Giáo viên môn Ngữ văn 11- NXBGiáo dục – 2007)
Trong phương pháp giảng dạy văn học, người ta nói đến ba loại trực quan
là trực quan thị giác, trực quan thính giác và trực quan ngôn từ Tuy nhiên, có thể vận dụng các hình thức trực quan ấy không chỉ ở dạng “thuần nhất” mà cả ở dạng kết hợp
Đồ dùng dạy học bao gồm các thiết bị dạy học mà nhờ đó giáo viên minh hoạ truyền thụ kiến thức cho học sinh, là một trong những điều kiện quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy - học Giá trị lớn nhất của việc sử dụng hợp
sinh – đặc biệt là thị giác và thính giác Những đồ dùng, phương tiện ấy được coi là một kênh thông tin dẫn học sinh đến những tri thức mới, giúp cho tư duy nhận thức của học sinh phát triển theo chiều hướng lôgic : từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, đến thực tiễn Điều này càng khẳng định cần thiết
có sự hỗ trợ của các đồ dùng dạy học trong các giờ học, tránh dạy chay, theo kiểu truyền đạt thông tin một chiều
2 Cơ sở thực tiễn :
Việc sử dụng một cách hợp lý đồ dùng dạy học sẽ hỗ trợ có hiệu quả cho
tiết dạy, giúp học sinh hiểu sâu sắc và nằm vững kiến thức bài học Thu hút sự hứng thú tham gia của học sinh, tạo được không khí sôi nổi trong học tập Rèn đựơc tính chủ động, sáng tạo và khả năng tư duy cho học sinh
Sử dụng đồ dùng dạy học tốt giúp giáo viên và học sinh mất ít thời gian và công sức, dành nhiều thời gian cho các hoạt động dạy và học, thực hiện có hiệu quả bài học
Trang 5II PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THPT :
1.Vai trò của đồ dùng dạy học trong dạy học môn văn :
Muốn “dạy tốt, học tốt” thiết nghĩ, trong các giờ hoạt động trên lớp việc kết
hợp sử dụng đồ dùng dạy học là một yếu tố góp phần tạo nên thành công cho tiết
dạy học Vì nó là những hình ảnh trực quan sinh động giúp học sinh tiếp thu bài tốt Đồ dùng dạy học làm giảm nhẹ công việc của người giáo viên và giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi Có được đồ dùng thích hợp, người giáo viên phát huy hết năng lực sáng tạo của mình trong công tác giảng dạy, làm cho hoạt động nhận thức của học sinh trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn, tạo ra cho học sinh những tình cảm tốt đẹp với môn học Do đặc điểm của quá trình nhận thức, mức độ tiếp thu kiến thức mới của học sinh tăng dần theo các cấp độ của tri giác : nghe – thấy – làm được, nên khi đưa Đồ dùng dạy học vào quá trình dạy học, giáo viên có điều kiện để nâng cao tính tích cực, độc lập của học sinh và từ
đó nâng cao hiệu quả của quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho các em
2 Phương pháp sử dụng đồ dùng trong dạy học môn Ngữ văn THPT :
a Lập sổ kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học :
Để sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả và có đồ dùng để sử dụng, ngay từ
đầu năm học người giáo viên phải xây dựng kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học cho từng khối lớp mà mình có tham gia giảng dạy
- Trước hết, chúng ta cần xác định bài dạy có thể sử dụng đồ dùng dạy học Sau đó, ta xác định loại đồ dùng có thể sử dụng trong giảng dạy bài học đó
- Tiếp theo, chúng ta xác định loại đồ dùng nào đã có sẵn, loại đồ dùng nào phải tự làm và lên kế hoạch sử dụng cũng như kế hoạch làm đồ dùng
- Ví dụ :
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN
MÔN NGỮ VĂN LỚP 11
Cảnh mùa thu Bắc bộ
Nguyễn Khuyến
Trang 612 45-46 Hạnh phúc một tang gia Chân dung tác giả
Trích phim Số đỏ
Vũ Trọng Phụng
Phim Làng Vũ Đại ngày ấy
Nam Cao
Phim Rô-mê-ô……
Sêch -Xpia
Tranh ảnh về xứ Huế
Hàn Mặc Tử
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN
MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
Phim Bác đọc TNĐL
Hồ Chí minh
giới phòng chống AIDS
Bảng số liệu…
Hình ảnh về HIV/AIDS
26
Tranh phong cảnh Việt Bắc
Tố Hữu
Đĩa ngâm thơ
Ng Khoa Điềm
Đĩa ngâm thơ
Xuân Quỳnh
Tranh ảnh
Thanh Thảo
Cảnh sông Đà
Nguyễn Tuân Tranh
Hương
Tranh
Trang 720 55, 56 Vợ chồng APhủ Chân dung tác giả
Phong cảnh Tây Bắc Phim Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài
22 59, 60,
61
Cảnh nạn đói 1945 Bắc
Bộ
Kim lân
Tranh rừng xà nu
Ng trung Thành
b Một số loại đồ dùng trong dạy học môn Ngữ văn THPT :
b.1 Ảnh chân dung :
- Theo từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, “chân dung” (danh từ)
được định nghĩa như sau : “tác phẩm (hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh) thể hiện
đúng diện mạo, thần sắc, hình dáng một người nào đó”… Mà một bức ảnh thể
hiện đúng diện mạo, thần sắc và hình dáng của một người tức nó đồng nghĩa với việc bức ảnh đó phải cho người xem biết rõ người trong ảnh là ai, ở đâu, làm gì,
và như thế nào Ảnh chân dung có thể là kiểu ảnh chụp bán thân, ảnh chụp cả người, có chân dung vẽ một người, có bức chân dung đôi, có bức chân dung tập
thể
- Ảnh chân dung mà chúng ta sử dụng ở đây là ảnh chân dung các nhà văn có
tác phẩm được giảng dạy trong chương trình Ngữ văn THPT
- Hiện nay, điều kiện để sưu tầm ảnh chân dung các nhà văn rất thuận lợi Ta
chỉ cần lên mạng tìm, tải về, kiểm định và in là đã có một bộ ảnh để sử dụng trong các tiết đọc văn
- Ví dụ :
Trang 8
Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà thơ Cù Huy Cận và nhà văn Tô Hoài
b.2 Tranh ảnh minh họa :
- Đây là các loại tranh ảnh chụp phong cảnh thiên nhiên, cuộc sống có nội
dung phù hợp với hình ảnh, con người, hiện tượng hoặc vấn đề được nói tới trong
bài đọc văn
- Chúng ta có thể sưu tầm các loại tranh ảnh này để sử dụng trong các tiết
hướng dẫn học sinh đọc văn bản
- Ví dụ :
Sông Hương – Huế Thung lũng Mai Châu
b.3 Băng đĩa phim, video bài hát hoặc ngâm thơ :
- Phim là tác phẩm điện ảnh được chuyển thể từ một kịch bản văn học hoặc
một tác phẩm văn học Có khá nhiều tác phẩm văn học được đưa vào giảng dạy
trong nhà trường đã được chuyển thể thành phim và chúng ta có thể tổ chức cho
học sinh xem những bộ phim này như : bộ phim Vợ chồng A Phủ, bộ phim Làng
Vũ Đại ngày ấy, trích phim Số đỏ, vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt …
- Ta có thể sử dụng băng đĩa bài hát do một nghệ sĩ chuyên nghiệp hát hoặc
ngâm một tác phẩm văn học có trong chương trình cho học sinh nghe khi tiến
hành đọc – hiểu tác phẩm đó Như bài hát “Tây Tiến”, video ngâm thơ bài “Đây
thôn Vĩ Dạ”, ngâm thơ bài thơ “Sóng” …
b.4 Bảng biểu (bảng phụ) :
- Bảng biểu là hệ thống sơ đồ mà giáo viên tự kẻ để ghi ví dụ minh họa …
trên bảng phụ
Trang 9- Trong chương trình ngữ văn THPT, có khá nhiều bài có thể sử dụng bảng biểu, như : bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX ; bài Luật thơ ; bài Thuốc (Ngữ văn lớp 12, tập 1, 2), …
- Ví dụ :
+ Bảng biểu dùng để dạy bài Luật thơ (Ngữ văn 12, tập 1)
MÔ HÌNH LUẬT THƠ LỤC BÁT
(B) (T) (B)
1 - 2 / 3 - 4 / 5 - 6
Vần Ngược lại
(B) (T) (B-thấp) (B-cao)
1 - 2 / 3 - 4 / 5 - 6 / 7 - 8
Vần
(B) (T) (B)
1 - 2 / 3 - 4 / 5 - 6
Nhịp (chẵn 2/2/2)
+ Bảng biểu dùng để dạy bài Quá trình văn học và phong cách văn học (Ngữ
văn 12, tập 1)
CÁC TRÀO LƯU VĂN HỌC LỚN TRÊN THẾ GIỚI
biểu
Văn học thời Phục hưng
(ở Châu Âu TK XV-
XVI)
Đề cao con người, giải phóng cá tính chống lại tư tưởng khắc nghiệt thời trung cổ
Sêch-xpia (Anh), Xec- van- tec (TBN)
Chủ nghĩa cổ điển Coi Văn hóa cổ đại là hình mẫu lý tưởng, luôn đề Cooc- nây,
Trang 10(Pháp TK XVII) cao lý trí, sáng tác theo các quy phạm chặt chẽ Mô-li-e (Pháp)
Chủ nghĩa lãng mạn (Ở
các nước Tây âu sau
cách mạng tư sản Pháp
1789)
Đề cao những nguyên tắc chủ quan, lấy đề tài trong thề giới tưởng tượng của nhà văn, hình tượng nghệ thuật thường có vẻ đẹp khác thường
V.Huygô (Pháp)
F Si-le (Đức)
Chủ nghĩa hiện thực
phê phán
(Châu âu TKXIX)
Thiên về những nguyên tắc sáng tác khách quan
thường lấy đề tài từ đời sống hiện thực, xây dựng những tính cách điển hình, vừa có tính khái quát, vừa
có tính cụ thể
H Ban- dăc(Pháp) L.Tôn-tôi (Nga) Chủ nghĩa hiện thực
XHCN (TK XX sau
Cách mạng tháng 10
Nga)
Miêu tả cuộc sống trong quá trình phát triển cách mạng, đề cao vai trò lịch sử của nhân dân
M.Gooc-ki (Nga) Giooc – giơ A-ma- đô (Braxin) Chủ nghĩa siêu thực
(Pháp - Vào 1922)
Quan niệm thế giới trên hiện thực mới là mảnh đất sáng tạo của người nghệ sĩ
A Brơ- tôn (Pháp) Chủ nghĩa hiện thực
huyền ảo (Mỹ La tinh
sau thế chiến thứ hai)
Coi thực tại bao gồm cả đời sống tâm linh, niềm tin tôn giáo, các huyền thoại, truyền thuyết
G Mac- ket
Chủ nghĩa hiện sinh (ở
Châu Âu sau thế chiến
thứ hai)
Tập trung miêu tả cuộc sống con người như một sự tồn tại huyền bí, xa lạ và phi lí
An - be Ca – muy (Pháp)
b.5 Phiếu học tập :
- Đây cũng là một loại bảng phụ, giáo viên có thể dùng nó để tổ chức cho học sinh thảo luận trong quá trình tìm hiểu bài
- Ví dụ :
Môn : Ngữ văn 11
Nhóm : ………
Tên các thành viên trong nhóm : ……… Câu hỏi thảo luận : Những ý nghĩa mà em rút ra được từ câu kết bài thơ Tôi yêu em ?
Ý kiến thảo luận : ……… Nhận xét của giáo viên : ………
b.6 Máy chiếu : là một phương tiện công nghệ hiện đại nhất, ta có thể sử
dụng nó để thay thế cho các đồ dùng trên
c Yêu cầu khi sử dụng đồ dùng dạy học :
Điểm
Trang 11- Đồ dùng dạy học phải có Tính sư phạm Tính sư phạm thể hiện ở chỗ : + Bảo đảm cho học sinh tiếp thu được kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề
nghiệp tương ứng với yêu cầu của chương trình học
+ Giúp cho giáo viên truyền đạt một cách thuận lợi các kiến thức phức tạp,
các kĩ năng, kỹ xảo, làm cho học sinh phát triển khả năng nhận thức và tư duy
logic
- Đồ dùng dạy học phải có Tính thẩm mỹ :
+ Phương tiện dạy học dùng để biểu diễn trước học sinh, phải được nhìn rõ
ở khoảng cách 8m Các phương tiện dạy học dùng cho cá nhân học sinh không được chiếm nhiều chỗ trên bàn học
+ Đồ dùng dạy học phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh + Màu sắc phải sáng sủa, hài hòa và giống với màu sắc của vật thật (nếu là
mô hình, tranh vẽ)
+ Đồ dùng dạy học phải bảo đảm tỉ lệ cân xứng, hài hòa về đường nét và
hình khối giống như các công trình nghệ thuật
+ Đồ dùng dạy học phải làm cho thầy trò thích thú khi sử dụng, kích thích
tình yêu nghề, làm cho học sinh nâng cao cảm thụ chân, thiện, mỹ
- Tính kỹ thuật :
+ Đồ dùng dạy học phải có cấu tạo đơn giản, dễ điều khiển, chắc chắn, có
khối lượng và kích thước phù hợp, công nghệ chế tạo hợp lý và phải áp dụng
những thành tựu của khoa học kỹ thuật mới
+ Đồ dùng dạy học phải được bảo đảm về tuổi thọ và độ vững chắc
+ Đồ dùng dạy học bảo đảm các yêu cầu về độ an toàn và không gây độc
hại cho thầy và trò
+ Đồ dùng dạy học phải được áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới
nhất nếu có thể
+ Đồ dùng dạy học phải có kết cấu thuận lợi cho việc chuyên chở và bảo
quản
- Tính kinh tế : Tính kinh tế là một chỉ tiêu quan trọng khi lập luận chứng
chế tạo mới hay đưa vào sử dụng các thiết bị dạy học mẫu
+ Nội dung và đặc tính kết cấu của Đồ dùng dạy học phải được tính toán để
với một số lượng vừa đủ, chi phí thấp nhưng vẫn bảo đảm hiệu quả cao nhất
+ Đồ dùng dạy học phải có tuổi thọ cao và chi phí bảo quản thấp, phù hợp
với yêu cầu của chương trình, ít tiêu hao sức lực của giáo viên và học sinh
- Tính sáng tạo : Thể hiện ở sự lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp, giá thành
hạ, hợp tâm sinh lý của giáo viên và học sinh, nói chung tính sáng tạo là sự hợp
thành của các tính chất đã nêu trên