1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN phát triển năng lực người học qua hình thức tổ chức dạy học theo nhóm và tổ chức trò chơi trong dạy học ngữ văn THPT

39 69 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 3,23 MB

Nội dung

Một trong những kĩ năng vàphương pháp dạy học phát huy được năng lực của người học là hình thức tổ chứcdạy học theo nhóm và tổ chức các trò chơi.. Xuất phát từ lí do nêu trên, tôi xin đề

Trang 1

MỤC LỤC

1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 4

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Sáng tạo luôn là yếu tố quyết định trực tiếp tới thành công của con người dù

ở bất kì lĩnh vực, công việc nào Đối với nghề dạy học cũng vậy Cố Thủ tướng

Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo” Điều đó đòi hỏi người thầy phải

không ngừng sáng tạo trong việc truyền thụ tri thức cho học sinh Đổi mới phươngpháp và hình thức dạy học luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của ngành giáodục hiện nay nhằm nâng cao chất lượng dạy học Một trong những kĩ năng vàphương pháp dạy học phát huy được năng lực của người học là hình thức tổ chứcdạy học theo nhóm và tổ chức các trò chơi Đây được coi là một bước đột phá, tạonên điểm nhấn trong việc đổi mới dạy học Ngữ Văn những năm gần đây gắn vớichủ trương, chiến lược đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục

Việc dạy học trước đây thường theo phương pháp truyền thụ áp đặt mộtchiều: thầy nói, trò ghi chép, kiến thức tiếp nhận thụ động, học trò không có điềukiện, cơ hội để thể hiện quan điểm, khám phá riêng; chất lượng môn học còn hạnchế Vì vậy, đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trở nên rất cần kíptrong việc tạo nên hiệu quả tích cực trong việc dạy học Ngữ Văn nhằm đáp ứng yêucầu thực tế của xã hội

Ở nhà trường trung học phổ thông hiện nay, hình thức tổ chức dạy học theonhóm và tổ chức trò chơi được chú trọng nhằm phát huy khả năng sáng tạo của

người học, phù hợp với định hướng đổi mới cách học của ngành giáo dục “phát huy năng lực của người học” Trong quá trình tham gia hoạt động nhóm, tham gia

các trò chơi, học sinh được đóng vai trò trung tâm và hoàn thành vai trò đó dựa trênkiến thức, kĩ năng nhất định Giáo viên là người định hướng, hỗ trợ để học sinhphát huy vai trò, năng lực của mình Từ đó, học sinh có cơ hội thể hiện những sángtạo riêng

Trang 3

Thực tế hiện nay vẫn còn số lượng không nhỏ thầy và trò lúng túng với hìnhthức tổ chức dạy học này Xuất phát từ lí do nêu trên, tôi xin đề xuất sáng kiến

“Phát triển năng lực người học qua hình thức tổ chức dạy học theo nhóm và tổ chức trò chơi trong dạy học Ngữ Văn THPT” góp phần chia sẻ kinh nghiệm về

những hình thức dạy học có hiệu quả nhằm phát triển các năng lực của học sinh,nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ Văn

- Nhằm hướng đến mục đích cuối cùng là cải tiến phương pháp dạy học, giúp họcsinh tích cực, chủ động tiếp nhận tri thức và hình thành kĩ năng, phát triển nhâncách

- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ Văn theo hướng phát huy tínhtích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợpvới học tập giao lưu, hình thành và rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức, lí thuyếtvào thực tiễn

- Góp phần gây hứng thú học tập môn Ngữ Văn cho học sinh Các hình thức hoạtđộng này không những chỉ giúp HS lĩnh hội được tri thức mà còn giúp các em củng

Trang 4

4 Phương pháp nghiên cứu

-Tham khảo tài liệu và SGK để tìm ra những kiến thức cơ bản phục vụ cho việc viết đề tài và áp dụng đề tài vào trong quá trình giảng dạy

- Điều tra khả năng và hứng thú học tập của HS, tìm hiểu kĩ về đối tượng HS

- Dùng phương pháp quan sát thực nghiệm và phân tích nội dung; phương pháp trắc nghiệm khách quan; phương pháp so sánh, phân tích sản phẩm hoạt động

NỘI DUNG

1 Cơ sở lí luận

1.1 Đổi mới hình thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực người

học gắn với thực tiễn “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”

Gắn liền với sự chuyển mình của đất nước ở nhiều lĩnh vực, giáo dục luônphải tiên phong trong sự đổi mới Yêu cầu đổi mới của giáo dục thể hiện rõ ở định

hướng “phát triển năng lực của người học” Đổi mới về hình thức dạy học theo

nhóm và tổ chức trò chơi trong dạy học Ngữ Văn ở trường THPT là nhằm đáp ứng

yêu cầu của dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học Đó cũng chính

là góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

nước ta hiện nay

Quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (Nghị quyết Hộinghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI - Nghị quyết số 29-NQ/TW)

đã chỉ rõ: “ Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục

xã hội.”.

Mục tiêu: “ Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân ”

Trang 5

Giải pháp: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật

và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu bài học”.

“Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.

(Trích Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa

XI - Nghị quyết số 29-NQ/TW- ngày 4/11/2013)

Trên thực tế, dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người học đã

và đang trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia Bản chất của nănglực đó là: sự tổng hợp của các yếu tố kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, kinhnghiệm và nhiều nguồn lực tinh thần khác Phát huy năng lực là điều rất cần thiếttrong mỗi con người nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra của cuộc sống

Ở nước ta, dạy học theo định hướng phát triển năng lực cũng là chủ trươnglớn của ngành giáo dục và được dư luận quan tâm, đồng tình ủng hộ Việc chuyển

từ dạy học truyền thống truyền thụ một chiều sang dạy học theo định hướng pháttriển năng lực của người học xuất phát từ thực tiễn dạy học hiện nay vẫn còn nhữnghạn chế như nặng về phân tích lý thuyết, thiếu định hướng thực tiễn và hành động

Trang 6

Kết quả là người học được trang bị kiến thức có tính hệ thống nhưng yếu về kĩnăng thực hành, kĩ năng sống, hạn chế về phát triển các năng lực cá nhân.

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người học là dạy học mở

và tích cực hóa người học, trong đó người học có cơ hội không chỉ lĩnh hội tri thức

và kĩ năng mà còn thử nghiệm sử dụng tri thức và kĩ năng trong những tình huốngứng dụng gần với thực tiễn, học không chỉ biết ghi nhớ mà phải biết làm thông quacác hoạt động cụ thể, biết sử dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống docuộc sống đặt ra, tức là người học không chỉ biết cái gì mà còn biết làm gì từ nhữngđiều đã biết

Như vậy, dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tíchcực hóa học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyếtvấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, gắn hoạt động trítuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn Điều này thể hiện sự đổi mới rõ rệt so với

cách dạy học truyền thống lấy “người thầy làm trung tâm” với cách truyền thụ

“ban phát kiến thức” Dạy học phát triển năng lực học sinh cũng là điều tất yếu

trong một xã hội phát triển và hội nhập

1.2 Vai trò của hoạt động dạy học theo nhóm và tổ chức trò chơi trong dạymôn Ngữ Văn theo định hướng phát triển năng lực

Dạy học theo hình thức nhóm và tổ chức các trò chơi trong dạy học Ngữ Văngóp phần thúc đẩy hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của người học Nógóp phần hỗ trợ hình thành kiến thức, vừa chú ý phát triển kĩ năng, năng lực vậndụng kiến thức, nâng cao phẩm chất người học Việc tổ chức dạy học theo hìnhthức nhóm và tổ chức trò chơi có vai trò quan trong trong việc đổi mới cách dạy,cách học, cụ thể như sau:

Vai trò của việc tổ chức dạy học theo nhóm

Dạy học theo nhóm cùng với một số hoạt động dạy học khác làm nên diệnmạo mới cho phương pháp dạy học tích cực Dạy học theo nhóm là hình thức tổchức dạy học trong các giờ học chính khóa, đưa học sinh vào môi trường dạy học

Trang 7

tích cực, sáng tạo Đó là cách giáo viên tổ chức giờ dạy hoặc nội dung dạy bằngcách chia học sinh thành các nhóm lớn (theo tổ), nhóm nhỏ (2-4 em) một cách linhhoạt để đạt mục đích dạy học.

Với học sinh: học theo hình thức nhóm giúp các em được trao đổi và hợp táclàm việc với nhau, nắm chắc và khắc sâu được kiến thức, nội dung bài học Mỗi cánhân được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với người khác Các em được học tậpthông qua giao tiếp, tranh luận với nhau Hoạt động nhóm tạo đất cho học sinh sángtạo và bày tỏ những ý kiến riêng của mình, kích thích được năng lực tư duy và làmchủ kiến thức của học sinh

Với giáo viên: Khi tổ chức hình thức dạy học này, giáo viên không còn làngười truyền đạt kiến thức một chiều mà là người tổ chức các hoạt động, gợi mở,hướng dẫn, kích thích và hỗ trợ học sinh bằng kinh nghiệm giáo dục của mình Vìvậy, sẽ tạo được tính chủ động lĩnh hội và khám phá kiến thức của học sinh

Vai trò của việc tổ chức trò chơi

Tổ chức trò chơi là một trong những hình thức dạy học ngoài lớp bên cạnhnhững hình thức khác như tổ chức câu lạc bộ, hội thi, hội thảo, giao lưu về nhữngnội dung liên quan đến bài học

Trò chơi là hoạt động được kiến tạo bằng luật lệ riêng, diễn biến của nó rấtkhó đoán định (so với hiện thực ngoài trò chơi), gợi dậy ở người chơi niềm hứngthú đặc biệt Trò chơi vừa là một hoạt động giải trí vừa là một phương pháp giáodục: giáo dục bằng trò chơi - một phương pháp đã được nhiều nền giáo dục tiêntiến trên thế giới vận dụng nên mượn hình thức trò chơi, giáo viên truyền tải đượckiến thức đến học sinh dễ dàng và tạo không khí học tập hứng thú, sôi nổi, cuốnhút

Việc lồng ghép trò chơi trong dạy và học môn Ngữ Văn, kết hợp với nhữnghình thức dạy học khác sẽ có ý nghĩa tích cực đối với yêu cầu đổi mới hiện nay.Giải pháp này sẽ làm thay đổi không khí căng thẳng trong giờ học, tăng thêm hứngthú cho người học, học sinh sẽ chú ý, chủ động trong chuẩn bị, mạnh dạn hơn trong

Trang 8

đề xuất ý kiến của mình, phát huy tư duy sáng tạo Việc tạo được hứng thú học tậpcủa học sinh qua trò chơi cũng đem lại nhiều kết quả tốt cho phương pháp dạy NgữVăn Con đường lĩnh hội kiến thức của học sinh qua hình thức trò chơi trở nênngắn hơn, dễ dàng hơn Điều này cũng giúp giáo viên tận dụng được “vốn sẵn có”của mình, đồng thời khích lệ người thầy không ngừng tìm tòi, sáng tạo để nhữngtrò chơi luôn mới, không lặp lại nhàm chán mà có tác dụng giáo dục thiết thực, bổích.

Những ưu điểm và hạn chế của việc tổ chức dạy học theo nhóm và tổ chức trò chơi

- Ưu điểm của dạy học theo nhóm

Với học sinh:

- Dạy học hợp tác tạo ra nhiều cơ hội cho học sinh được hoạt động giải quyếtvấn đề học tập, đưa học sinh vào thế chủ động tìm tòi kiến thức Tác động tích cựcđến động cơ, sự nhận thức và cả phương pháp học tập có ích cho việc tự học saunày Phát huy cao độ năng lực học tập cá nhân, ý thức được khả năng của mình,nâng cao niềm tin vào việc học tập

- Hoạt động nhóm là hình thức dạy học có chiến lược giáo dục mạnh mẽ vàlinh hoạt, có những đặc trưng cơ bản của dạy học hiện đại, làm cho học sinh thíchứng với sự phát triển Đó là mỗi người sống và làm việc theo sự phân công, hợp tácvới tập thể, cộng đồng Sau thời gian làm việc nhóm, tình đoàn kết, ý thức tập thể

sẽ tăng lên nhờ sự thông hiểu lẫn nhau Đồng thời, các thành viên trong nhóm sẽbiết tuân thủ các quy định, trước hết là của nhóm Đây là tiền đề để sau này họcsinh là những công dân tuân thủ pháp luật tốt, có kĩ năng làm việc hợp tác

- Học sinh có nhiều cơ hội thảo luận, tranh luận, phát biểu bình đẳng, thểhiện sự hiểu biết của mình và học hỏi kinh nghiệm bạn bè Từ đó, rèn luyện chohọc sinh cách trình bày, bảo vệ quan điểm của mình, cách thuyết phục và thươnglượng trong giải quyết vấn đề và biết cách lắng nghe người khác cũng như pháttriển những kĩ năng phê bình, phân tích, giải quyết vấn đề Qua hoạt động nhóm,

Trang 9

bên cạnh hình thành và phát triển cho học sinh khả năng làm việc hợp tác còn cócác năng lực xã hội như: năng lực hợp tác, lãnh đạo, đưa ra quyết định, xây dựnglòng tin, xử lý xung đột, cổ vũ, động viên Học sinh trở nên năng động và linhhoạt hơn trong giao tiếp.

- Khi làm việc theo nhóm, học sinh cảm thấy thoải mái, không bị căng thẳngnhư lúc làm việc một mình Các em được sự hỗ trợ, hợp tác trong nhóm nên tự tinhơn, có tâm thế nhập cuộc, vì vậy việc học sẽ đạt kết quả cao hơn

- Trong các lớp học mang tính hợp tác, học sinh phải tham gia các hoạt độngđòi hỏi các em phải sáng tạo, linh hoạt và nhạy bén, học được tính kiên trì trongviệc theo đuổi mục đích, nâng cao khả năng phê phán, tư duy logic, bổ sung kiếnthức nhờ học hỏi lẫn nhau

Với giáo viên:

Rèn kĩ năng tổ chức các hoạt động và có cơ hội tận dụng những ý kiến, kinhnghiệm của học sinh trong học tập, phát hiện nhanh những học sinh có năng lựchoặc yếu kém trong môn học để điều chỉnh cách dạy cho hợp lý

*Ưu điểm của việc lồng ghép trò chơi trong dạy học

- Hình thức tổ chức hoạt động trò chơi là hoạt động bổ trợ cho việc dạy NgữVăn Hoạt động này có tác dụng kích thích hứng thú và đem lại sự năng động, sángtạo cho học sinh, xóa đi cảm giác căng thẳng, nặng nề cho tiết học

- Học sinh vừa được củng cố kiến thức, mà còn thể nghiệm hành vi, rèn kỹ năng, tư duy, phản ứng, lựa chọn trong các hoạt động

- Hình thức tổ chức trò chơi theo nhóm giúp khả năng hợp tác nhóm hiệu quảhơn, nâng cao kỹ năng giao tiếp cho học sinh

- Giúp giáo viên sáng tạo và hứng thú trong quá trình giảng dạy

* Hạn chế của việc tổ chức hình thức dạy học theo nhóm và tổ chức trò chơi

- Khi tổ chức hình thức hoạt động nhóm, giáo viên phải chuẩn bị công phu từhình thức đến nội dung hoạt động Nếu giáo viên không động viên, khích lệ học sinh tham gia, không chịu khó hợp tác thì không đem lại hiệu quả trong dạy học Vì

Trang 10

trong hoạt động nhóm chỉ có một số thành viên khá, giỏi tham gia, những thànhviên khác không tích cực, vì vậy, kết quả thảo luận phụ thuộc vào ý kiến của mộthoặc hai (số ít) thành viên mà thôi.

- Nếu các thành viên không biết lắng nghe ý kiến của nhau thì khó đưa ra ý kiến thống nhất

- Tổ chức các trò chơi không bài bản, nghiêm túc lại là cơ hội để một số em thiếu ý thức nói chuyện, đùa giỡn với nhau, lãng phí thời gian, phản giáo dục

- Không phải tiết học nào tổ chức hoạt động nhóm cũng thành công Tổ chứccác hoạt động này thường tốn thời gian, nếu giáo viên tổ chức không tốt sẽ thiếuthời gian và không đạt được mục đích đề ra như ban đầu

Trong số các hình thức tổ chức dạy học nêu trên, việc tổ chức dạy học theo nhómlồng ghép với các trò chơi trong dạy học Ngữ Văn sẽ tạo được hiệu quả cao trongviệc phát huy năng lực chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo hứng thú, lôi cuốn chohọc sinh trong học tập

Trên thực tế, việc vận dụng các hình thức tổ chức này vào quá trình dạy họckhông phải lúc nào cũng phát huy được hiệu quả như mong muốn, vẫn còn tìnhtrạng giáo viên tổ chức dạy học qua loa, đại khái, không đem lại được hiệu quảthiết thực Giáo viên thường chia nhóm theo đơn vị tổ, hoặc theo dãy bàn, hoặcghép các bàn lại với nhau thành nhóm Giáo viên không quy định thời gian cụ thể,

Trang 11

nêu yêu cầu qua loa, đại khái Với cách tổ chức hoạt động nhóm như vậy khôngđem lại hiệu quả như mong muốn dẫn đến tình trạng học sinh mất trật tự, không tậptrung làm việc, chỉ có nhóm trưởng hoặc thư ký làm việc là chính, không đạt đượchiệu quả trong việc rèn luyện kỹ năng hợp tác của học sinh, không phát huy đượctính tự giác trong học tập của các em.

Từ lí do trên, người thực hiện đề tài này đã tiến hành điều tra, khảo sát ý kiếncủa giáo viên (số lượng 15 người, là những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy cácmôn Ngữ Văn trong trường và một số trường bạn), và học sinh (số lượng 200 em,

là học sinh lớp 10, 11 và 12) về thực trạng vận dụng hoạt động nhóm và tổ chức tròchơi trong dạy và học môn Ngữ Văn trong trường phổ thông, kết quả thu được nhưsau:

Bảng 1: TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN GIÁO

Câu 1 Việc tham gia hoạt động nhóm khi học

Ngữ Văn của HS và việc vận dụng hình thức dạy

học theo nhóm và tổ chức trò chơi của GV

Câu 2 Hiệu quả học tập theo nhóm và tham gia

trò chơi

HS được trình bày suy nghĩ, ý kiến của mình 80 40,0 7 47

Mất nhiều thời gian thảo luận cho 1 nội dung 26 13,0 3 20,0

HS không ghi chép được đầy đủ nội dung bài 38 19,0 3 20,0

Câu 3 Mức độ hứng thú của HS khi tham gia

HĐN và trò chơi

Trang 12

Ngại 12 6,0 0 0

Qua số liệu điều tra ở bảng 1, cho thấy:

Một là: Việc tổ chức hình thức dạy học theo nhóm và tổ chức trò chơi trong

dạy và học môn Ngữ Văn còn mang tính hình thức Giáo viên mới chỉ chú ý đổimới phương pháp và hình thức dạy học trong các giờ thao giảng, giờ dạy đượcthanh tra, kiểm tra, khi có người dự giờ, đánh giá Do đó, mức độ vận dụng hình

thức dạy học này cũng chỉ là thỉnh thoảng Có 58,5% học sinh khi được hỏi ý kiến

đã khẳng định thỉnh thoảng mới được tham gia hoạt động nhóm và 60% giáo viên thỉnh thoảng mới vận dụng hình thức dạy học này Thực tế này cho thấy, nhận thức của giáo viên về vai trò, hiệu quả của hình thức dạy học theo nhóm trong việc hình thành, phát triển kĩ năng sống cho học sinh (đặc biệt là kĩ năng hợp tác) chưa thật

sự đầy đủ và sâu sắc.

Hai là: Chưa đổi mới hình thức hoạt động nhóm Giáo viên tổ chức hoạt

động nhóm thường cho học sinh trả lời những câu hỏi có nội dung kiến thức trongsách giáo khoa, đơn giản chỉ là phát hiện vấn đề Chỉ có khoảng 17% giáo viênđược hỏi cho rằng đã giao nội dung thảo luận cho học sinh là những vấn đề có sựtranh cãi, có nhiều cách hiểu hoặc vấn đề liên quan đến xã hội, thực tế nhằm pháthuy sáng tạo của học sinh

Ba là: Hình thức hoạt động nhóm và tổ chức trò chơi là hình thức tổ chức

dạy học tích cực, giúp học sinh được trình bày ý kiến, quan điểm của mình, tạo

hứng thú, bớt căng thẳng trong học tập, hiểu bài sâu hơn, được nghe và phê phán ý

kiến của người khác Song, về mức độ hứng thú của người học khi tham gia hoạtđộng nhóm và trò chơi thì qua điều tra, khảo sát đã cho thấy vẫn có 40% học sinh

và 33% giáo viên xác nhận tình trạng “không hứng thú” Vậy nguyên nhân nằm ởđâu, khi mà những hình thức tổ chức dạy học này vẫn được đánh giá là tích cực, tạo

ra không khí học tập sôi nổi? Qua thực tế dự giờ của nhiều đồng nghiệp, tôi thấy

Trang 13

rằng nguyên nhân khiến cho việc vận dụng hình thức hoạt động nhóm và tổ chứctrò chơi của giáo viên mang tính hình thức và không tạo ra được sự hứng thú củahọc sinh nằm ở chính bản thân kĩ thuật và nghệ thuật sử dụng hình thức này.Những cách thức tổ chức được lặp đi lặp lại (chia nhóm, làm việc nhóm, xem xétkết quả, đối chiếu đáp án…), lặp đi lặp lại một trò chơi trong tất cả các giờ học,không có sự đổi mới, sáng tạo, không kích thích được trí não học sinh, … đã khiếncho học sinh thấy nhàm chán Từ đó, vấn đề đặt ra là giáo viên phải biết khai thác,

sử dụng các hình thức, kỹ thuật dạy học tích cực này có hiệu quả hơn, khuyếnkhích học sinh hào hứng tham gia vào quá trình dạy và học

Như vậy, thực trạng việc vận dụng tổ chức hình thức dạy học tích cực trongdạy học môn Ngữ Văn ở trường THPT hiện nay đã đặt ra một yêu cầu, đòi hỏi làcần phải có sự đổi mới, sáng tạo cả về hình thức và nội dung tổ chức dạy học mớiđem lại hiệu quả như mong muốn Khi nào hoạt động dạy học thực sự lôi cuốn,thuyết phục được học sinh thì mới gặt hái được thành quả như mong muốn

3 Những giải pháp tổ chức hình thức dạy học theo nhóm và tổ chức trò chơi trong dạy học môn Ngữ Văn THPT theo định hướng phát triển năng lực người học

3.1 Các giải pháp tổ chức hình thức hoạt động nhóm

Phương pháp dạy học truyền thống chỉ chú ý đến việc truyền thụ kiến thứcmột chiều, không khơi dậy được hứng thú, sáng tạo của học sinh Dạy học theođịnh hướng phát triển năng lực người học giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức

và đưa ra được những kiến giải riêng Tổ chức hình thức nhóm trong dạy học giúphọc sinh có nhiều cơ hội tham gia vào quá trình học tập Hoạt động nhóm phát huyđược tính dân chủ, mọi cá nhân được tự do bày tỏ quan điểm, tạo thói quen sinhhoạt bình đẳng, biết đón nhận quan điểm bất đồng, hình thành quan điểm cá nhângiúp học sinh rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề khó khăn

Để khắc phục những hạn chế của việc tổ chức hình thức dạy học theo nhómnhư hiện nay, cần phải thay đổi cách thức tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học

Trang 14

Ngữ Văn sao cho vừa phù hợp với đối tượng học sinh, vừa phù hợp với đặc trưngmôn học và với phân môn: Đọc hiểu, Làm văn, Tiếng Việt Hoạt động dạy học vẫnđược tiến hành trên qui mô cả lớp, mô hình giờ học truyền thống Việc phân chianhóm học sinh vừa tuân theo đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi – nhận thức của họcsinh, vừa phụ thuộc vào nhiệm vụ học tập của học sinh Trong nhóm phải có sựphân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên, phải cùng hợp tác, trao đổi, giảiquyết nhiệm vụ chung của nhóm Học sinh phải trực tiếp tham gia các hoạt động,giải quyết các nhiệm vụ học tập được đặt ra cho mỗi nhóm Giáo viên là người thiết

kế các nhiệm vụ học tập và đưa các hoạt động cụ thể cho từng nhóm Giáo viên chỉđóng vai trò tổ chức, hướng dẫn chứ không phải là người đưa ra, tìm ra kiến thức.Học sinh là chủ thể tích cực, chủ động, sáng tạo của hoạt động học tập Dạy họctheo nhóm là sự tác động trực tiếp giữa học sinh với nhau, cùng nhau thảo luận vàcùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập Thành công của cá nhân là thành công của

cả nhóm Giáo viên là người tổ chức và đạo diễn Trong giờ học theo nhóm, giáoviên dẫn dắt học sinh khám phá, lĩnh hội kiến thức qua từng bước Các nhóm họcsinh tiến hành các hoạt động, qua đó có thể rút ra các tri thức, kiến thức cần thiếtcho mình Giáo viên là người tổ chức, điều khiển học sinh tự tiến hành các hoạtđộng nghiên cứu, tìm tòi kiến thức

Xuất phát từ những lí do trên, tôi đề xuất một số giải pháp nâng cao chấtlượng của việc tổ chức họat động nhóm theo định hướng phát triển năng lực ngườihọc

3.1.1 Tổ chức hoạt động nhóm gắn với đối tượng học sinh

Khi tổ chức hoạt động nhóm tôi sử dụng phương pháp thảo luận Có 2 hìnhthức tổ chức nhóm thảo luận: một là do giáo viên quy định, sắp xếp thành nhóm(gọi là nhóm định sẵn); hai là những nhóm được hình thành ngẫu nhiên do cùng cóchung sở thích hay năng lực thực hiện một yêu cầu, nhiệm vụ nào đó do giáo viêngiao cho (gọi là nhóm linh hoạt)

Trang 15

Với nhóm định sẵn, GV nên phân chia nhóm theo vị trí chỗ ngồi - hai bàn làmột nhóm - với số lượng 4 học sinh (điều kiện áp dụng là với bàn ghế tiêu chuẩn

theo quy định ở trường THPT hiện nay) Các nhóm đó có thể là các nhóm định sẵn

với các thành viên quen thuộc vốn ngồi chung một bàn (nếu học sinh học cố định ở

phòng lớp học), đồng thời các nhóm đó có thể thay đổi với các thành viên khác tùy

từng giờ học (nếu học ở các phòng học nghe nhìn hoặc phòng học khác, khi có sựthay đổi vị trí chỗ ngồi) Cách tổ chức nhóm như thế này rất thông dụng trongnhiều bài dạy Ngữ Văn, phục vụ cho mục tiêu hình thành kiến thức, kĩ năng và tháiđộ

Với nhóm linh hoạt, cách phân nhóm không do GV quy định mà do học sinh

tự hình thành nhóm Khi giáo viên nêu câu hỏi, vấn đề thảo luận, học sinh dựa vàonăng lực hiểu biết, sở thích cá nhân hay sự hứng thú mà lựa chọn, đăng kí, và nhómlinh hoạt được hình thành là tập hợp của các học sinh có cùng chung sự lựa chọn.Nhóm linh hoạt không do giáo viên sắp xếp nên số lượng học sinh/nhóm bấtthường (có nhóm đông quá hoặc có nhóm ít quá), nên cần có sự điều tiết của giáoviên để đảm bảo hiệu quả thảo luận Trong chương trình Ngữ Văn ở THPT, cónhiều vấn đề, nhiều bài có thể cho học sinh hình thành nhóm thảo luận theo hìnhthức này, nhất là đối với những câu hỏi hay vấn đề thảo luận yêu cầu ở học sinhvốn hiểu biết xã hội, kinh nghiệm sống, những tình huống có nhiều cách hiểu, gâytranh cãi

Ví dụ: Ở bài Đọc hiểu “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”

trong chương trình SGK Ngữ Văn 10, giáo viên có thể nêu câu hỏi thảo luận ở

phần kết truyện: “Em có suy nghĩ như thế nào về nhân vật Mị Châu? Từ đó, nêu nhận xét về thái độ của nhân dân qua cách kết thúc số phận của nàng.”

Với câu hỏi như vậy, giáo viên chọn hình thức thảo luận nhóm theo nhóm

“linh hoạt” sẽ hợp lí vì ở câu hỏi này sẽ có luồng ý kiến, quan điểm khác nhau, tạo

sự tranh luận Có em sẽ nói Mị Châu là người đáng trách, nhưng có em sẽ có quanđiểm và cách lí giải khác

Trang 16

Những học sinh có cùng ý kiến sẽ tạo thành nhóm thảo luận, tạo được sựđồng thuận cao, không mất thời gian tranh cãi nhiều Như vậy, việc tổ chức nhómthảo luận theo nhóm định sẵn và nhóm linh hoạt, theo tôi là đảm bảo tính sáng tạotrong tổ chức nhóm, đồng thời đã đáp ứng được yêu cầu là phù hợp với đối tượnghọc sinh Cụ thể là:

- Phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh vì đa phần học sinh THPThiện nay, nhất là học sinh ở vùng nông thôn, rất e dè, thiếu chủ động và tự tin tronghọc tập và trong cuộc sống Theo cách thi cử hiện nay, môn Ngữ Văn thuộc môn xãhội, dù là môn học quan trọng nhưng ít được học sinh quan tâm, đầu tư học Trongcác tiết học, học sinh ít khi chủ động nêu câu hỏi, thắc mắc hay trình bày ý kiến cánhân của mình để xây dựng và tìm hiểu bài, thậm chí, nếu “trốn” được thì cứ trốntránh phát biểu

- Việc chia nhóm như trên cũng phù hợp với tâm lí, đối tượng học sinh, tâm lýthích được hoạt động tương tác trong một nhóm bạn quen thuộc, song cũng không tạo

ra sự nhàm chán do được thay đổi nhóm trong những giờ học khác nhau; Giúp họcsinh chủ động, tích cực hoạt động hợp tác hơn do đã có sự hiểu biết tương đối rõ vềnhau trong quá trình tương tác, tất cả các thành viên đều phải hoạt động, không thể ỷlại nhau; Mỗi học sinh trong nhóm đều có thể và phải thực hiện được vai trò trưởngnhóm hay người phát ngôn (do có sự tương tác và nhất trí cao trong quá trình thảoluận); Tạo được sự hứng thú của học sinh khi hoạt động tương tác nhóm, lôi cuốn các

em say mê, hứng thú với môn học, hứng thú tìm tòi, sáng tạo

3.1.2 Tổ chức hoạt động nhóm gắn với đặc trưng môn Ngữ Văn

Môn Ngữ Văn có đặc thù riêng, với 3 phân môn: Đọc hiểu, Làm văn và tiếngViệt Để lôi cuốn được học sinh tham gia vào hoạt động dạy học, giáo viên cần linhhoạt trong hình thức tổ chức hoạt động nhóm sao cho phù hợp nhằm phát huy hiệuquả tốt nhất Tôi đã sử dụng những hình thức tổ chức hoạt động nhóm theo đặc thùphân môn Ngữ Văn và theo tình huống, đặc điểm của tiết học Cụ thể như sau:

3.1.2.1 Tổ chức nhóm 2 học sinh

Trang 17

Đối với hình thức tổ chức hoạt động nhóm này, giáo viên giao nhiệm vụ chohai học sinh ngồi cạnh nhau qua hình thức phát phiếu học tập để giải quyết tìnhhuống do giáo viên nêu ra Trong quá trình giải quyết các tình huống, học sinh sẽthu nhận kiến thức một cách tích cực Nhóm này tôi thường sử dụng khi giao chohọc sinh chấm bài, sửa bài cho nhau (qua phiếu học tập, qua các bài tập, bài viết ởnhững tiết luyện tập của phân môn Đọc hiểu và Làm văn).

Ví dụ về phiếu học tập, giao nhiệm vụ cho nhóm 2 học sinh khi tìm hiểu bài

“Nhưng nó phải bằng hai mày!” trong chương trình Ngữ Văn 10:

Phiếu học tập

Tìm những chi tiết miêu tả lời nói, cử chỉ của Cải trong buổi xử kiện Cử chỉ và lời nói này có dụng ý gì?

Cải3.1.2.2 Tổ chức nhóm nhiều học sinh

Với cách thức tổ chức này, tôi chia lớp thành các nhóm học sinh và giaonhiệm vụ thảo luận các bài tập, các tình huống giáo viên yêu cầu Tôi xây dựng 2loại hình bài tập: Bài tập cho hoạt động trao đổi và bài tập cho hoạt động so sánh

- Trong hoạt động trao đổi, mỗi nhóm giải quyết một vấn đề khác nhau(nhưng cùng một chủ đề), sau đó trao đổi vấn đề và giải quyết vấn đề của nhómmình đối với nhóm khác Hoạt động trao đổi tôi thường sử dụng cho những bài học

có nhiều vấn đề cần giải quyết trong một thời gian ngắn

Ví dụ, khi dạy bài “Tam đại con gà” trong chương trình Ngữ Văn 10, tôi chia

2 nhóm cho học sinh thảo luận với những câu hỏi khác nhau:

Nhóm 1: Câu 1: Gặp chữ “kê”, thầy đồ nhận thấy nhiều nét rắc rối nên đã phản ứng như thế nào?

Câu 2: Cách xử lí đó cho ta hiểu gì về nhân vật thầy đồ?

Câu 3: Tiếng cười được bật ra như thế nào?

17

Trang 18

Nhóm 2: Câu 1: Khi nghe tiếng đọc, người bố của học trò đã có phản ứng như thế nào?

Câu 2: Trước sự phản ứng của người bố, thầy đồ đã có suy nghĩ như thế nào

- Trong hoạt động so sánh, tất cả các nhóm cùng giải quyết một vấn đề, sau

đó so sánh cách giải quyết khác nhau giữa các nhóm Với hoạt động so sánh, tôithường dùng cho những bài học có tình huống tranh cãi, có nhiều cách hiểu, khámphá mới, phải cần sự trao đổi, bàn bạc để thống nhất

Ví dụ, khi dạy tác phẩm “An Dương Vương, Mỵ Châu – Trọng Thủy”(chương trình Ngữ Văn 10), tôi tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh bằng hìnhthức so sánh nên việc xây dựng câu hỏi thảo luận chung cho các nhóm là câu hỏi cónhiều tình huống cần tranh luận

Có ý kiến cho rằng: Trọng Thủy là một kẻ đáng ghét, một tên cướp nước mất hết nhân tính Cũng có ý kiến khác lại khẳng định: Trọng Thủy là kẻ chung tình đáng thương Em hãy nêu ý kiến của bản thân về nhân vật này.(Tham khảo câu hỏi Hướng dẫn học bài và Luyện tập SGK)

3.1.2.3 Tổ chức hoạt động nhóm gắn với vai trò cá nhân và tập thể

Đây là cách tổ hợp ý kiến của tập thể lớp học về một vấn đề của bài học Đầutiên giáo viên nêu một vấn đề cho các học sinh làm việc độc lập Sau đó ghép 2 họcsinh thành 1 cặp để các em chia sẻ ý kiến của mình Kế đến các cặp sẽ tập hợpthành nhóm 4, nhóm 8, nhóm 16 Cuối cùng, cả lớp sẽ có 1 bảng tổng kết các ýkiến hoặc tìm được 1 giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề Hình thức tổ chức dạyhọc này thể hiện tính dân chủ và dựa trên nguyên tắc tương hỗ, mô hình này phù

Trang 19

hợp với giờ ụn tập khi học sinh phải nhớ lại kiến thức tổng hợp đó học trong một chủ đề, một giai đoạn văn học.

Vớ dụ: Khi học bài ụn tập VHTĐ, tụi cho học sinh làm việc độc lập với cõu hỏi như sau:

Tỡm đặc điểm riờng của hai thành phần văn học: Văn học dõn gian và văn học viết

Sau đú cho ghộp cỏc nhúm thảo luận và chia sẻ ý kiến Cuối cựng cả lớp thống kờ vào bảng nội dung chớnh:

Thời điểm Ra đời sớm, từ khi cha Ra đời khi có chữ viết

xớng)Vai trò, vị Là nền tảng của văn Nâng cao và kết tinh

thuật, làm nờn diện mạochủ đạo của nền văn học3.1.2.4 Tổ chức hỡnh thức hoạt động nhúm di động

- Với hỡnh thức hoạt động nhúm di động, tất cả học sinh trong lớp phải đứngdậy và di chuyển trong lớp học để thu thập thụng tin từ cỏc thành viờn khỏc Sự dichuyển khỏi chỗ ngồi cố định giỳp học sinh cảm thấy hứng thỳ, năng động hơn.Đối với học sinh yếu thỡ đõy là cơ hội cho cỏc em học hỏi bạn khỏc và tạo sự tự tinhơn trong học tập

- Hoạt động này, tụi thường sử dụng trong phần đầu tiết học nhằm “khởiđộng” hoặc kớch thớch nhận thức của học sinh trước khi học bài mới, tạo khụng khớhào hứng, phấn khởi cho cỏc em trong quỏ trỡnh học tập

19

Ngày đăng: 10/07/2020, 12:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ Văn trung học phổ thông, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2009Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI - Nghị quyết số 29-NQ/TW- ngày 4/11/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ Văn trung học phổ thông
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
2. Trần Đình Châu, Đặng Thu Thủy, Phan Thị Luyến, “Phương pháp dạy học tích cực”, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên khối Trung học phổ thông, Module 18, tr. 76 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phương pháp dạyhọc tích cực”
3. Trần Ngọc Giao, “Đường lối phát triển giáo dục và đào tạo Việt Nam”, Quản lý trường phổ thông, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đường lối phát triển giáo dục và đào tạo Việt Nam”
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
6. Tài liệu: Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh – NXB Đại học Sư phạm Quý 1 – 20167. Các trang điện tử Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh
Nhà XB: NXB Đại học Sưphạm Quý 1 – 20167. Các trang điện tử
4. Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh môn Ngữ Văn, Bộ GD và ĐT (2014) Khác
5. Tài liệu tập huấn giáo viên: Dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông (2010) Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w