1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển hoạt động khuyến thị tại thư viện trường đại học khoa học tự nhiên thành phố hồ chí minh

196 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 196
Dung lượng 6,85 MB

Nội dung

[10] Bài viết “Marketing – Hoạt động thiết yếu của các thư viện đại học Việt Nam” của thạc sĩ Bùi Thị Thanh Thủy chỉ đề cập đến một số vấn đề cần quan tâm khi xây dựng một chương trình

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được ai công bố

Người cam đoan

Nguyễn Thị Lan

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

  

Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, động viên và chia sẻ từ gia đình, thầy cô và các đồng nghiệp

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Ngô Thanh Thảo – người đã tận tình hướng dẫn, động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài

Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc và cán bộ thư viện trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM đã hỗ trợ tôi trong quá trình khảo sát và thu thập số liệu

Cảm ơn các thầy cô trong khoa Thư viện – Thông tin học, gia đình, đồng nghiệp đã hỗ trợ và tạo điều kiệu cho tôi hoàn thành luận văn đúng tiến độ

Xin chân thành cảm ơn !

Nguyễn Thị Lan

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC CÁC BẢNG ix

DANH MỤC CÁC HÌNH x

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN THỊ TRONG THƯ VIỆN ĐẠI HỌC 7

1.1 Một số khái niệm cơ bản 7

1.1.1 Marketing thông tin - thư viện 7

1.1.2 Khuyến thị 8

1.1.3 Khuyến thị trong hoạt động thông tin – thư viện 12

1.2 Các hoạt động khuyến thị trong thư viện đại học 15

1.2.1 Quan hệ công chúng (PR) 15

1.2.1.1 Tổ chức sự kiện 15

1.2.1.2 Thiết kế logo 17

1.2.1.3 Tổ chức lớp học hướng dẫn sử dụng thư viện 17

1.2.1.4 Xây dựng đội ngũ sinh viên tình nguyện viên 18

1.2.1.5 Thiết lập và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với đội ngũ lãnh đạo và giảng viên trường 18

1.2.2 Khuyến mãi 19

1.2.2.1 Khuyến mãi về giá 19

1.2.2.2 Khuyến mãi hàng hóa 19

Trang 5

1.2.2.3 Khuyến mãi trò chơi 19

1.2.3 Quảng cáo 20

1.2.3.1 Quảng cáo qua website thư viện 20

1.2.3.2 Quảng cáo qua thư điện tử (Email) 21

1.2.3.3 Quảng cáo qua mạng xã hội 21

1.2.3.4 Quảng cáo qua blog 22

1.2.3.5 Tờ rơi, brochure 23

1.2.3.6 Pa nô, áp phích 23

1.2.3.7 Quảng cáo trên các báo, tạp chí 23

1.3 Vai trò của hoạt động khuyến thị trong thư viện đại học 23

1.3.1 Đối với thư viện 24

1.3.2 Đối với người dùng tin 24

1.4 Kinh nghiệm phát triển hoạt động khuyến thị trong thư viện đại học 25

1.4.1 Sự phát triển các hình thức khuyến thị trực tuyến 25

1.4.2 Người dùng tin tham gia tích cực vào việc xây dựng các chương trình khuyến thị 28

1.5 Đánh giá hoạt động khuyến thị trong thư viện đại học 29

1.5.1 Từ phía thư viện 30

1.5.2 Từ phía người sử dụng 31

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHUYẾN THỊ TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 33

2.1 Khái quát về Thư viện trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp Hồ Chí Minh 33

2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ 33

2.1.2 Nguồn lực của Thư viện trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên Tp Hồ Chí Minh 33

2.1.2.1 Nguồn tài nguyên thông tin 33

Trang 6

2.1.2.2 Nguồn nhân lực 36

2.1.2.3 Cơ sở vật chất – trang thiết bị 37

2.1.2.4 Nguồn kinh phí 39

2.1.3 Sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện 39

2.1.3.1 Sản phẩm thông tin – thư viện (TT-TV) 39

2.1.3.2 Dịch vụ thông tin – thư viện 44

2.1.4 Người dùng tin và thói quen sử dụng thư viện 47

2.1.4.1 Người dùng tin 47

2.1.4.2 Thói quen sử dụng thư viện của người dùng tin 49

2.2 Hoạt động khuyến thị tại Thư viện trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp Hồ Chí Minh 51

2.2.1 Hiện trạng các hoạt động khuyến thị của Thư viện trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp Hồ Chí Minh 51

2.2.1.1 Hoạt động quan hệ công chúng 51

2.2.1.2 Hoạt động quảng cáo 57

2.2.1.3 Cách tổ chức thực hiện các hoạt động khuyến thị của Thư viện trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp Hồ Chí Minh 63

2.2.2 Đánh giá hoạt động khuyến thị tại Thư viện trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp Hồ Chí Minh 66

2.2.2.1 Đánh giá từ góc độ thư viện 66

2.2.2.2 Đánh giá từ góc độ người dùng tin 68

2.3 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (phân tích SWOT) của hoạt động khuyến thị tại Thư viện trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp Hồ Chí Minh 79

2.3.1 Điểm mạnh (Strengths) 79

2.3.2 Điểm yếu (Weaknesses) 80

2.3.3 Cơ hội (Opportunities) 81

Trang 7

2.3.4 Thách thức (Threats) 82

CHƯƠNG 3.GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHUYẾN THỊ TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN TP HỒ CHÍ MINH 84

3.1 Cải tiến cách tổ chức và điều kiện thực hiện hoạt động khuyến thị 84

3.1.1 Xây dựng kế hoạch chiến lược hoạt động khuyến thị 84

3.1.2 Cải tiến việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động khuyến thị 86

3.1.2.1 Khảo sát nhu cầu của người dùng tin trước khi tiến hành các hoạt động khuyến thị 87

3.1.2.2 Đánh giá hoạt động khuyến thị 88

3.1.3 Cải thiện điều kiện thực hiện hoạt động khuyến thị 91

3.1.3.1 Tăng cường nguồn kinh phí cho hoạt động khuyến thị 91

3.1.3.2 Phân công cán bộ chuyên trách và nâng cao kiến thức về hoạt động khuyến thị cho cán bộ thư viện 92

3.1.3.3 Phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác trong việc tổ chức các hoạt động khuyến thị 94

3.2 Nâng cao hiệu quả các hoạt động khuyến thị hiện tại 95

3.2.1 Nâng cao hiệu quả các hoạt động quan hệ công chúng 95

3.2.1.1 Trưng bày, triển lãm tài liệu tại thư viện 95

3.2.1.2 Lớp học hướng dẫn sử dụng thư viện 96

3.2.1.3 Sử dụng đội ngũ sinh viên tình nguyện viên 98

3.2.1.4 Thiết lập và duy trì mối quan hệ với đội ngũ lãnh đạo và giảng viên trường 99

3.2.2 Nâng cao hiệu quả các hình thức quảng cáo 100

3.2.2.1 Quảng cáo Thư viện qua website 100

3.2.2.2 Quảng cáo Thư viện qua tờ rơi 101

3.2.2.3 Quảng cáo Thư viện qua cẩm nang hướng dẫn sử dụng thư viện 102

3.2.2.4 Quảng cáo Thư viện qua áp phích, pa nô 103

Trang 8

3.3 Phát triển các hoạt động khuyến thị mới 104

3.3.1 Phát triển các hình thức quảng cáo 104

3.3.1.1 Quảng cáo Thư viện qua email 104

3.3.1.2 Quảng cáo Thư viện qua mạng xã hội 106

3.3.2 Sử dụng hình thức khuyến mãi về giá đối với các sản phẩm, dịch vụ thông tin – thư viện 108

KẾT LUẬN 111

TÀI LIỆU THAM KHẢO 112

PHỤ LỤC 118

Trang 9

TT-TV Thông tin – thư viện

TV trường ĐHKHTN TP.HCM Thư viện trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Tp Hồ Chí Minh TVTT Thư viện Trung tâm

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Loại hình tài liệu trên giấy

Bảng 2.2 Nguồn nhân lực (tính đến tháng 9/2012)

Bảng 2.3 Trang thiết bị thư viện

Bảng 2.4 Thống kê đối tượng SV, HVCH được khảo sát

Bảng 2.5 Mức độ sử dụng thư viện

Bảng 2.6 Số lượng bản tin thư viện được phát hành từ năm 2007 Bảng 2.7 Phân tích SWOT hoạt động khuyến thị

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Mục lục trực tuyến OPAC

Hình 2.2 Giao diện tìm kiếm chi tiết sách

Hình 2.3 Giao diện thể hiện tên các CSDL

Hình 2.4 Giao diện tra cứu bộ sưu tập luận án tiến sĩ toàn văn

Hình 2.5 Website Thư viện trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp Hồ Chí Minh Hình 2.6 Giao diện trang chủ website TV trường ĐHKHTN TP.HCM bằng tiếng Anh

Trang 12

cao hiệu quả của hoạt động khuyến thị Do đó, việc thực hiện đề tài “Phát triển hoạt động khuyến thị tại Thư viện trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp Hồ Chí Minh”

là cần thiết

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Hoạt động khuyến thị được đề cập nhiều trong các tài liệu trong nước và nước ngoài với nhiều khía cạnh khác nhau:

Tác giả Irene Owens với tài liệu “Strategic marketing in library and information

science” đã chỉ ra những phương thức marketing có thể áp dụng trong thư viện và

lợi ích của marketing trong hoạt động thông tin – thư viện [39]

“Blueprint for your library marketing plan: a guide to help you survive and thrive”

của Patricia H Fisher và Marseille M Pride hướng dẫn các bước cần phải thực hiện khi xây dựng chiến lược marketing cho thư viện như thu thập dữ liệu, xác định các dịch vụ, xác định thị trường mục tiêu, các hoạt động cụ thể để đẩy mạnh marketing cho thư viện và phân tích, đánh giá kết quả marketing [41]

Trang 13

Bài viết “Hoạt động truyền thông marketing trong thư viện đại học” của tác giả Bùi

Thanh Thủy đề cập đến vai trò quan trọng và các hình thức truyền thông marketing thường được sử dụng trong các thư viện đại học như các hình thức quảng cáo và quan hệ công chúng [10]

Bài viết “Marketing – Hoạt động thiết yếu của các thư viện đại học Việt Nam” của

thạc sĩ Bùi Thị Thanh Thủy chỉ đề cập đến một số vấn đề cần quan tâm khi xây dựng một chương trình marketing như: nghiên cứu thị trường (người dùng tin), phân đoạn người dùng tin, nhận biết được tiềm lực của bản thân, nhận diện được các sản phẩm phù hợp với nhu cầu và nơi họ muốn sử dụng các dịch vụ đó, phát triển có hiệu quả các phương thức hoạt động và quảng bá hình ảnh thư viện [24]

Bài viết “Tiếp thị thư viện qua mạng internet” của tác giả Nguyễn Hữu Nghĩa chú

trọng đến việc giới thiệu và minh họa về một số phương thức marketing hiệu quả thông qua mạng internet [18]

Báo cáo khoa học trẻ “PR trong hoạt động thông tin – thư viện” của học viên cao

học Phạm Thị Lương tập trung vào việc trình bày những vấn đề tổng quan về hoạt động quan hệ công chúng (PR), mục đích của việc ứng dụng PR trong hoạt động thông tin – thư viện và xây dựng chiến lược PR, đồng thời nêu lên một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả PR trong hoạt động thông tin – thư viện [19]

Tác giả Đỗ Văn Châu với báo cáo khoa học “Quảng bá thư viện qua các dịch vụ

truyền thông trên internet” đã tập trung phân tích các hình thức quảng bá hoạt động

thư viện qua website, email, forum và weblog [11]

Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu ứng dụng marketing trong một số cơ quan thư viện

thông tin lớn ở Hà Nội hiện nay” của học viên Nguyễn Hồng Anh tập trung vào

việc khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng marketing của một số cơ quan thông tin – thư viện lớn trên địa bàn Hà Nội, đồng thời đưa ra các giải pháp để phát triển hoạt động marketing tại các thư viện này [16]

Trang 14

Đề tài “Khảo sát hiện trạng và xây dựng chiến lược marketing sản phẩm và dịch vụ

thông tin – thư viện tại Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh” của

Lê Thị Nam Nguyệt tập trung vào việc tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện, đồng thời xây dựng chiến lược sản phẩm và chiến lược phân phối các sản phẩm và dịch vụ này tại Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh [13]

Luận văn thạc sĩ “Xây dựng chiến lược marketing sản phẩm và dịch vụ thông tin –

thư viện tại Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả

Trần Lê Thu Hà trình bày các chiến lược marketing sản phẩm, dịch vụ thông tin – thư viện tại Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp HCM trong đó có chiến lược khuyến thị [20]

Ngoài ra, còn một số bài viết về hoạt động marketing trong hoạt động thông tin – thư viện nói chung và các bài viết về các hình thức quảng cáo, quan hệ công chúng trong hoạt động thông tin – thư viện nói riêng

Nhìn chung các công trình nghiên cứu nói trên chủ yếu đề cập đến hoạt động marketing nói chung và hoạt động quảng bá các sản phẩm, dịch vụ thông tin – thư viện Một số đề tài đề cập đến hoạt động khuyến thị nhưng chỉ chú trọng đến một số biện pháp cụ thể trong hoạt động khuyến thị và chưa mang tính chuyên sâu

Như vậy, từ trước đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào về hoạt động khuyến thị tại Thư viện trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp Hồ Chí Minh

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động khuyến thị tại Thư viện trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp Hồ Chí Minh

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

Trang 15

Khảo sát thực trạng hoạt động khuyến thị tại Thư viện trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp Hồ Chí Minh,

Đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động khuyến thị tại Thư viện trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp Hồ Chí Minh

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động khuyến thị tại Thư viện trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp Hồ Chí Minh

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động khuyến thị tại Thư viện trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp Hồ Chí Minh từ năm 2007 đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: được sử dụng để tìm hiểu cơ sở lý luận về hoạt

động marketing nói chung và hoạt động khuyến thị nói riêng, đặc biệt là tài liệu về hoạt động khuyến thị trong thư viện đại học

Phương pháp phỏng vấn cá nhân: được thực hiện đối với cán bộ quản lý và cán bộ

thư viện trực tiếp thực hiện hoạt động khuyến thị để làm sáng tỏ thực trạng hoạt động khuyến thị tại thư viện Đồng thời, phương pháp phỏng vấn cũng giúp tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của thư viện trong việc xây dựng và phát triển hoạt động khuyến thị của thư viện

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Phương pháp này nhằm mục đích thu thập

các số liệu liên quan đến nhu cầu tin của người dùng tin, ý kiến đánh giá của người dùng tin về các hoạt động khuyến thị của thư viện cũng như mong muốn, kỳ vọng của người dùng tin đối với hoạt động này

Phương pháp quan sát: được sử dụng để tìm hiểu thực trạng hoạt động khuyến thị

tại thư viện

Trang 16

Phương pháp phân tích – tổng hợp số liệu: Phương pháp này được sử dụng để xử

lý các số liệu thu thập được nhằm làm cơ sở để đánh giá thực trạng hoạt động khuyến thị, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp phù hợp để phát triển hoạt động này tại thư viện

6 Hướng tiếp cận tư liệu để thực hiện đề tài

Đề tài được thực hiện với hai hướng tiếp cận tư liệu chủ yếu là hướng tiếp cận thông qua nghiên cứu tài liệu và thông qua quá trình khảo sát thực tế bằng bảng hỏi, phỏng vấn và quan sát

Nghiên cứu tài liệu: Phân tích và tổng hợp các tài liệu khác nhau như sách, báo, tạp

chí, các website liên quan đến marketing trong hoạt động thông tin – thư viện và hoạt động khuyến thị trong lĩnh vực thông tin – thư viện cũng như trong thư viện đại học

Quá trình khảo sát thực tế: Tiến hành phỏng vấn Ban Giám đốc thư viện, cán bộ

thư viện; điều tra người dùng tin thông qua bảng hỏi; quan sát các hình thức khuyến thị của thư viện

7 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

8 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo Bố cục của luận văn được chia làm 3 chương:

Trang 17

Chương 1 Cơ sở lý luận về hoạt động khuyến thị trong thư viện đại học

Chương 2 Thực trạng hoạt động khuyến thị tại Thư viện trường Đại học Khoa

học Tự nhiên Tp Hồ Chí Minh

Chương 3 Giải pháp phát triển hoạt động khuyến thị tại Thư viện trường Đại

học Khoa học Tự nhiên Tp Hồ Chí Minh

Trang 18

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN THỊ TRONG

THƯ VIỆN ĐẠI HỌC

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Marketing thông tin - thư viện

Theo tổ chức The Chartered Institute of Marketing (CIM), “Marketing là quá trình quản lý nhằm xác định, dự kiến và thỏa mãn các yêu cầu/nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả và thuận lợi” [37, tr.1]

Hiệp Hội Marketing Hoa Kỳ - The American Marketing Association (AMA) cho rằng: "Marketing được xem như là một chức năng tổ chức và là một tiến trình bao gồm thiết lập, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng và quản lý quan hệ khách hàng bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích cho tổ chức và các bên có liên quan" [32]

Theo Philip Kotler, “Marketing là quá trình phân tích, lập kế hoạch, thực hiện

và kiểm soát các chương trình được xây dựng cẩn thận để đem lại những trao đổi giá trị với các thị trường mục tiêu nhằm mục đích đạt được các mục tiêu của tổ chức Marketing chủ yếu dựa trên việc thiết kế sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của thị trường mục tiêu và việc định giá, khuyến thị và phân phối một cách hiệu quả nhằm thông tin, kích thích và phục vụ các thị trường mục tiêu” [36, tr.4]

Tóm lại, marketing là quá trình quản lý nhằm xác định và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để đưa ra các giải pháp nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng đồng thời đem lại lợi nhuận cho tổ chức

Ban đầu marketing chỉ được ứng dụng trong hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa tiêu dùng Trong những năm gần đây, marketing được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như đào tạo, văn hóa, chính trị, xã hội… Marketing cũng được ứng dụng ngày càng phổ biến trong hoạt động thông tin – thư viện

Trang 19

Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về marketing thông tin - thư viện

Theo Từ điển giải nghĩa thuật ngữ thư viện học và tin học Anh – Việt:

“Marketing thông tin - thư viện là tất cả các hoạt động có mục đích cổ vũ cho sự trao đổi và đáp ứng giữa nhà cung cấp dịch vụ thư viện và truyền thông với người đang sử dụng hay sẽ có thể là người sử dụng những dịch vụ này” [1, tr.127]

Theo tác giả Suzanne Walters, “Marketing là những hoạt động tạo ra các sản phẩm thư viện cho người dùng tin Marketing không chỉ là quảng cáo hay quan hệ công chúng mà còn bao gồm nghiên cứu thị trường, phân tích tiềm năng, các chương trình hiện có và các dịch vụ, thiết lập mục tiêu và đối tượng, sử dụng khả năng thuyết phục trong giao tiếp Nói cách khác, marketing là những gì bạn làm hàng ngày để khách hàng đánh giá cao những gì bạn đã làm cho họ và bạn làm điều đó như thế nào” [42]

Tác giả Susan Webreck Alman cho rằng: “Marketing liên quan đến việc hiểu nhu cầu của khách hàng, tạo ra sản phẩm để đáp ứng nhu cầu và giáo dục một cách hiệu quả cho khách hàng về sản phẩm đó” [43, tr.2] Theo Susan Webreck Alman, nội dung hoạt động marketing chú trọng đến việc tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, tạo ra các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của họ, từ đó giúp khách hàng nhận thức một cách sâu sắc về các sản phẩm của cơ quan thông tin, thư viện

Như vậy, có thể hiểu marketing thông tin - thư viện là toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc nghiên cứu và phân tích thị trường; thiết kế các sản phẩm, dịch vụ thông tin – thư viện; định giá, khuyến thị và phân phối các sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của thị trường mục tiêu

1.1.2 Khuyến thị

Khuyến thị là thành phần cuối cùng của marketing mix nhưng cũng không kém phần quan trọng để giúp các cơ quan, tổ chức thu hút người sử dụng, đồng thời đạt được mục tiêu của tổ chức và giúp tổ chức có thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh

Trang 20

Khuyến thị liên quan đến các kỹ thuật thông báo cho các nhóm mục tiêu về các nguồn lực sẵn có, các dịch vụ và sản phẩm được cung cấp bởi thư viện/cơ quan thông tin Về cơ bản, mục đích của các hoạt động khuyến thị là để giao tiếp, thuyết phục và cạnh tranh [34, tr.203]

Khuyến thị là một trong những hoạt động được chú ý nhiều nhất và tác động trực tiếp đến khách hàng thông qua các hoạt động truyền thông, mang tính chất quyết định đối với việc sử dụng sản phẩm của tổ chức Hoạt động này đem lại nhiều lợi ích cho các tổ chức trong việc:

- Thuyết phục và thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm

- Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng

- Tạo thế thuận lợi cho tổ chức so với đối thủ cạnh tranh

Mục tiêu cuối cùng của hoạt động khuyến thị là phải làm thế nào để xây dựng nhận thức cho khách hàng mục tiêu nhằm làm cho họ quan tâm, tin tưởng và sẵn sàng

bỏ tiền ra để mua sản phẩm Để thực hiện được việc này các cơ quan, tổ chức không chỉ nỗ lực tạo ra các sản phẩm, dịch vụ thích hợp đối với khách hàng, giá cả cạnh tranh, phân phối thuận lợi mà còn phải xây dựng một chiến lược khuyến thị phù hợp và được tiến hành đồng bộ, hiệu quả để thu hút khách hàng

Như vậy, có thể hiểu khuyến thị là tất cả các hoạt động truyền thông như quảng cáo, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân, khuyến mãi mà một cơ quan, tổ chức phải thực hiện để khách hàng nhận thức về các sản phẩm, dịch vụ của mình và khuyến

Trang 21

khích họ sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp và xây dựng thương hiệu trong lòng khách hàng

Các thành phần của khuyến thị bao gồm quan hệ công chúng, quảng cáo, khuyến mãi và bán hàng cá nhân

 Quan hệ công chúng (PR)

Theo Viện Quan hệ công chúng Anh Quốc: “Quan hệ công chúng là những nỗ lực được lên kế hoạch, duy trì để thiết lập và củng cố sự hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức với công chúng” [37, tr.79]

Mục đích của quan hệ công chúng là cung cấp các thông tin để tác động đến nhận thức của công chúng đối với tổ chức và sản phẩm, dịch vụ; tạo sự tín nhiệm, lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ Hoạt động này không chỉ nhằm vào đối tượng mục tiêu là các khách hàng hiện tại và tiềm năng mà còn nhằm thiết lập và khai thác quan hệ với các tổ chức xã hội, giới truyền thông, chính quyền, địa phương, người trung gian, nhà phân phối, nhà cung cấp, cộng đồng để tạo điều kiện phổ biến thương hiệu

Các hình thức quan hệ công chúng bao gồm họp báo, thông cáo báo chí, hội thảo chuyên đề, hội nghị khách hàng, triển lãm, lễ kỷ niệm, các hoạt động công ích như ủng hộ giúp đỡ, cứu tế, xây dựng công trình phúc lợi công cộng, tài liệu quan hệ công chúng, trả lời phỏng vấn, phát biểu trước công chúng…

 Quảng cáo

“Quảng cáo bao gồm các hoạt động giới thiệu và truyền đi các thông tin về sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp nhằm kích thích khách hàng tiêu thụ hàng hóa dịch vụ, nâng cao uy tín cho nhà kinh doanh và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường” [3]

Mục tiêu của quảng cáo là để thu hút sự chú ý, tạo sự nhận thức cho khách hàng

về sự tồn tại của sản phẩm, dịch vụ Bên cạnh đó, quảng cáo nhằm cung cấp thông tin

về những đặc tính, lợi ích của sản phẩm và dịch vụ để thay đổi hoặc củng cố thái độ và

Trang 22

lòng tin tưởng của khách hàng về sản phẩm của tổ chức Mục tiêu cuối cùng của quảng cáo là hướng đến việc thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ nhằm gia tăng doanh số của sản phẩm hiện có, giúp tổ chức mở rộng và lôi cuốn nhóm khách hàng mới

Các phương tiện quảng cáo bao gồm quảng cáo trên báo, tạp chí, truyền thanh, truyền hình, radio, quảng cáo ngoài trời và gửi thư trực tiếp…

 Khuyến mãi

“Khuyến mãi là nhóm công cụ truyền thông sử dụng hỗn hợp các công cụ cổ động, kích thích khách hàng, nhằm tăng nhanh nhu cầu về sản phẩm tại chỗ tức thì Khuyến mãi có tác động trực tiếp và tích cực tới việc tăng doanh số bằng những lợi ích vật chất bổ sung cho người mua” [8]

Khuyến mãi nhằm thu hút, kích thích sự chú ý và cung cấp thông tin có thể dẫn khách hàng tới quyết định mua sản phẩm Khuyến mãi còn có tác dụng làm tăng số lượng sản phẩm, dịch vụ được bán ra bằng các biện pháp kích thích, tặng thưởng hoặc các ưu đãi đặc biệt của tổ chức đối với khách hàng

Các hình thức khuyến mãi bao gồm hàng mẫu, phiếu mua hàng, quà thưởng, cho khách hàng dùng thử, trưng bày sản phẩm, giảm giá…

 Bán hàng cá nhân

“Bán hàng cá nhân là hoạt động giới thiệu hàng hóa và dịch vụ trực tiếp của người bán hàng cho khách hàng tiềm năng nhằm tăng mục đích bán hàng và thu thập được các thông tin phản hồi từ khách hàng” [27] Về cơ bản, bán hàng cá nhân là một hình thức giao tiếp mang tính chọn lọc cao, cho phép người bán tìm hiểu nhu cầu, tư vấn, giới thiệu và truyền những thông điệp có tính thuyết phục một cách trực tiếp đến khách hàng và những người có ảnh hưởng đến quyết định mua Mục tiêu của việc bán hàng cá nhân là giúp cơ quan, tổ chức bán được sản phẩm của mình

Trang 23

Bán hàng cá nhân giúp tổ chức có thể gặp, biết phản ứng của khách hàng và điều chỉnh thông điệp một cách thích hợp Bán hàng cá nhân cũng giúp ghi nhận nhiều thông tin phản hồi chính xác, tức thời do ảnh hưởng của việc bán sản phẩm

1.1.3 Khuyến thị trong hoạt động thông tin – thƣ viện

Khuyến thị trong lĩnh vực thông tin – thư viện chú trọng đến các phương thức,

kỹ thuật hay các biện pháp được cơ quan thông tin - thư viện thực hiện nhằm giúp người dùng tin biết đến sản phẩm mình cần, các lợi ích nhờ việc khai thác, sử dụng sản phẩm đó, cũng như cách thức có thể khai thác, sử dụng được sản phẩm “Nói cách khác, khuyến thị có các vai trò: là công cụ thực hiện chức năng truyền thông, đáp ứng nhu cầu khách hàng; là công cụ cạnh tranh, làm gia tăng giá trị sản phẩm; thông tin và xây dựng nhận thức về sản phẩm, nâng cao uy tín nhãn hiệu, duy trì niềm tin, thái độ tốt đẹp của công chúng về tổ chức” [10]

Các phương thức khuyến thị được sử dụng phổ biến trong các cơ quan thông tin – thư viện bao gồm quan hệ công chúng, quảng cáo, khuyến mãi và bán hàng cá nhân

 Quan hệ công chúng (PR)

“Quan hệ công chúng là hoạt động có liên quan đến mối quan hệ giữa thư viện với các dịch vụ giải trí và công chúng Nó là một công cụ khuyến thị quan trọng nhằm mục đích duy trì mối quan hệ và giới thiệu hình ảnh tốt đẹp đến cộng đồng người sử dụng” [40, tr.106] Quan hệ công chúng liên quan đến các hoạt động giao tiếp cộng đồng nhằm mục đích đạt được sự thông cảm và thấu hiểu lẫn nhau giữa cơ quan thông tin - thư viện với người sử dụng

Mục đích của hoạt động quan hệ công chúng là nhằm củng cố hình ảnh của tổ chức trước công chúng Bên cạnh đó, hoạt động quan hệ công chúng cũng giúp cơ quan thông tin – thư viện thông tin cho cộng đồng người sử dụng về các hoạt động của

cơ quan cũng như những lợi ích do các hoạt động đó đem lại, qua đó kêu gọi sự tài trợ của các cơ quan, tổ chức khác

Trang 24

Các đối tượng công chúng của cơ quan thông tin – thư viện bao gồm cộng đồng, người dùng tin và phương tiện truyền thông đại chúng Để nâng cao hình ảnh của mình, các cơ quan thông tin - thư viện có thể tổ chức các hoạt động quan hệ công chúng phù hợp với các đối tượng công chúng khác nhau

Đối với cộng đồng: Các cơ quan thông tin - thư viện có thể tham gia các hoạt động từ thiện để hỗ trợ cho người sử dụng ở các vùng có điều kiện không thuận lợi, trẻ

em cơ nhỡ, có hoàn cảnh khó khăn… Bên cạnh đó, có thể tổ chức các ngày hội như ngày hội đọc sách, ngày hội internet… để thu hút và khuyến khích người dùng tin đến với thư viện, cơ quan thông tin, từ đó xây dựng và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng người sử dụng Mặt khác, các cơ quan thông tin – thư viện có thể tham gia tài trợ các sự kiện lớn của cộng đồng nhằm tạo uy tín cũng như nâng cao hình ảnh của mình Ngoài ra, tổ chức các sự kiện như các cuộc thi cho những người làm công tác thông tin – thư viện, các ngày lễ kỷ niệm thành lập, khai trương của cơ quan thông tin – thư viện… cũng là những hoạt động để cơ quan thông tin – thư viện xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với người sử dụng và các tổ chức khác

Đối với người dùng tin: Có thể sử dụng các phương thức như hội nghị bạn đọc, hội thảo chuyên đề, phát hành phim tài liệu về thư viện, tuyên truyền cho người dùng tin biết về hoạt động, hình ảnh của thư viện…

Đối với các phương tiện truyền thông đại chúng: Cơ quan thông tin – thư viện

có thể sử dụng các hình thức như tổ chức họp báo, gửi bài báo, thông báo, diễn văn đến các báo, đài… để cung cấp thông tin cho các phương tiện truyền thông về các hoạt động, sự kiện của cơ quan thông tin – thư viện, thông tin về sản phẩm, dịch vụ nhằm thu hút sự chú ý của người sử dụng

 Quảng cáo

Trong hoạt động thông tin – thư viện, quảng cáo không chỉ thực hiện chức năng thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà còn nâng cao sự hiểu biết của người dùng tin về cơ quan thông tin - thư viện Đây là hình thức luôn thu hút sự chú ý của cộng đồng người

Trang 25

sử dụng vì nó gắn liền với đời sống xã hội Các hoạt động quảng cáo nhằm mục đích quảng bá về hình ảnh, các nguồn lực hiện có của thư viện, cơ quan thông tin nhằm nâng cao nhận thức của người sử dụng về vai trò và giá trị của các nguồn lực, từ đó kích thích nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của người dùng tin hiện tại và tiềm năng, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa thư viện, cơ quan thông tin với người dùng tin

Các phương tiện quảng cáo trong hoạt động thông tin – thư viện bao gồm báo chí, truyền hình và radio, pa nô, áp phích, thư trực tiếp, tờ rơi, brochure, mạng máy tính…

 Khuyến mãi

Khuyến mãi được sử dụng trong hoạt động thông tin – thư viện nhằm mục đích kích thích người dùng tin sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của thư viện, cơ quan thông tin Đồng thời, hình thức này cũng khuyến khích người dùng tin tiết kiệm chi phí nhưng vẫn sử dụng được các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng

Khuyến mãi trong hoạt động thông tin – thư viện thường bao gồm các hình thức như khuyến mãi giá, khuyến mãi trò chơi và khuyến mãi hàng hóa

 Bán hàng cá nhân

Bán hàng cá nhân là hình thức khuyến thị trực tiếp giữa cán bộ thư viện và người dùng tin nhằm nắm bắt nhu cầu, ý kiến phản ánh về sản phẩm, dịch vụ của người dùng tin và thuyết phục họ mua sản phẩm

Nhiệm vụ của bán hàng cá nhân trong hoạt động thông tin – thư viện là tìm kiếm khách hàng, thuyết phục họ mua sản phẩm và làm cho khách hàng hài lòng để tiếp tục mua sản phẩm của cơ quan thông tin – thư viện

Phương thức bán hàng cá nhân được sử dụng trong các cơ quan thông tin – thư viện là tham gia các hội chợ/hội thảo hoặc đến các cơ quan, tổ chức giới thiệu sản phẩm, dịch vụ thông tin – thư viện

Trang 26

1.2 Các hoạt động khuyến thị trong thƣ viện đại học

Hoạt động khuyến thị trong thư viện đại học bao gồm quan hệ công chúng, quảng cáo, khuyến mãi

ý tưởng mới và xây dựng chiến lược quan hệ công chúng hợp lý

Các thư viện đại học thường sử dụng các hoạt động quan hệ công chúng như tổ chức sự kiện, thiết kế logo, tổ chức lớp học hướng dẫn sử dụng thư viện, xây dựng đội ngũ tình nguyện viên, thiết lập và duy trì mối quan hệ với đội ngũ lãnh đạo và giảng viên trường…

1.2.1.1 Tổ chức sự kiện

Ngày nay, tổ chức sự kiện đã trở thành một hoạt động phổ biến trong các thư viện đại học Việc tổ chức sự kiện sẽ góp phần gây sự chú ý cho sản phẩm, dịch vụ của thư viện, tạo sự quan tâm hơn nữa từ phía người sử dụng, từ đó kích thích nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thông tin - thư viện của người dùng tin

Trang 27

Thư viện đại học thường tổ chức các sự kiện như hội thảo chuyên đề về lĩnh vực thông tin – thư viện, hội nghị bạn đọc, tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ thư viện, lễ

kỷ niệm thành lập thư viện, lễ khai trương, trưng bày, triển lãm tài liệu…

Tổ chức hội thảo chuyên đề về lĩnh vực thông tin - thư viện là một trong những

hoạt động mà các thư viện đại học thường tiến hành Hoạt động này sẽ giúp những người tham gia có cơ hội để trình bày những ý tưởng mới, đóng góp ý kiến về những vấn đề phát sinh trong thực tiễn hoặc những vấn đề mới cần được triển khai trong thực tiễn Bên cạnh đó, những người tham gia cũng có cơ hội để tiếp thu thêm những kiến thức mới trong lĩnh vực của mình Ngoài ra, việc tổ chức hội thảo chuyên đề về lĩnh vực thông tin – thư viện sẽ giúp thư viện đại học giới thiệu hình ảnh, chức năng, nhiệm

vụ, cách thức hoạt động của thư viện cũng như các nguồn lực của thư viện như nguồn tài nguyên thông tin, đội ngũ cán bộ thư viện, sản phẩm, dịch vụ

Hội nghị bạn đọc: Đây là sự kiện được các thư viện tổ chức hàng năm nhằm

trao đổi và lấy ý kiến của người dùng tin về chất lượng phục vụ của thư viện cũng như mức độ thỏa mãn về các sản phẩm, dịch vụ do thư viện cung cấp Hội nghị bạn đọc cũng là cơ hội để thư viện quảng bá về hình ảnh, các nguồn lực hiện có và các sản phẩm, dịch vụ của mình để khuyến khích người dùng tin sử dụng thư viện

Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ thư viện: Mặc dù hoạt động này chỉ hướng

tới đối tượng chủ yếu là những người công tác trong lĩnh vực thông tin – thư viện nhưng đây cũng là một hình thức để thư viện nâng cao hình ảnh của mình Thư viện đại học có thể phối hợp với một số cơ quan, tổ chức khác để tập huấn cho đội ngũ cán

bộ thư viện về các kiến thức, kỹ năng mới…

Lễ kỷ niệm thành lập thư viện: Hoạt động này giúp thư viện củng cố và nâng cao

hơn nữa hình ảnh của mình trong quá trình hoạt động đối với người sử dụng Đây cũng

là cơ hội để thư viện tổng kết lại quá trình hoạt động và xây dựng định hướng hoạt động trong tương lai

Trang 28

Lễ khai trương: Thư viện đại học có thể tổ chức lễ khai trương, khánh thành thư

viện mới, dịch vụ mới, xuất bản các ấn phẩm mới hay lễ xây dựng thư viện điện tử… Đây cũng là hình thức để thư viện tạo uy tín và nâng cao hình ảnh đối với người sử dụng

Các hình thức khác như trưng bày, triển lãm tài liệu, tuyên truyền, giới thiệu sách báo, tổ chức ngày hội sách cũng là những hình thức có thể thu hút nhiều đối

tượng tham gia Thư viện có thể sử dụng vốn tài liệu sẵn có để triển lãm hoặc phối hợp với các nhà xuất bản, phát hành hoặc với các thư viện khác để tổ chức ngày hội sách Mục đích của hoạt động này là nhằm quảng bá về vốn tài liệu thư viện, kích thích nhu cầu đọc sách, báo của người dùng tin, đồng thời xây dựng văn hóa đọc trong cộng đồng người sử dụng

Ngoài ra, việc giới thiệu tài liệu mới hay mời các học giả thuyết trình về vấn đề

mà người sử dụng quan tâm cũng là một biện pháp để thư viện thu hút người sử dụng đến với thư viện

1.2.1.2 Thiết kế logo

Logo là một biểu tượng đặc trưng cho một thư viện Nó có thể giúp người sử dụng nhận biết ngay tức khắc hình ảnh của thư viện và các sản phẩm, dịch vụ mà thư viện cung cấp Hiện nay, nhiều thư viện đại học đã chú ý đến việc tạo logo riêng cho mình nhằm xây dựng thương hiệu đối với người sử dụng

Việc xây dựng logo tốt sẽ giúp cho người sử dụng có ấn tượng sâu sắc và nhớ đến thư viện nhanh hơn, lâu hơn Do đó, để xây dựng hình ảnh đối với người sử dụng, thư viện thường sử dụng logo trên các trang web thư viện, bản tin điện tử, tờ rơi, bảng quảng cáo, tài liệu do thư viện xuất bản…

1.2.1.3 Tổ chức lớp học hướng dẫn sử dụng thư viện

Hình thức này có thể giúp thư viện sử dụng triệt để mọi biện pháp để quảng bá hình ảnh của mình Thông qua các lớp học này, thư viện có thể giới thiệu về cơ cấu tổ chức, hoạt động, các nguồn lực của thư viện, trụ sở, nội quy thư viện, các sản phẩm,

Trang 29

dịch vụ của thư viện, hướng dẫn cách truy cập, tìm kiếm thông tin, cách khai thác các dịch vụ thư viện…

1.2.1.4 Xây dựng đội ngũ sinh viên tình nguyện viên

Đội ngũ tình nguyện viên giữ vai trò quan trọng trong việc kết nối thư viện với cộng đồng người sử dụng Do hiểu rõ các hoạt động của thư viện, các nguồn lực, sản phẩm, dịch vụ của thư viện nên các tình nguyện viên là kênh thông tin quan trọng để quảng bá về thư viện với các sinh viên khác nhằm thuyết phục họ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thư viện Bên cạnh đó, đội ngũ tình nguyện viên sẽ giúp cho thư viện thu nhận được thông tin phản hồi từ phía người sử dụng một cách hiệu quả để giúp thư viện cải thiện hình ảnh và nâng cao chất lượng hoạt động

1.2.1.5 Thiết lập và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với đội ngũ lãnh đạo và

giảng viên trường

Đội ngũ lãnh đạo giữ vai trò quan trọng trong việc đưa ra những quyết định có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của thư viện Để có thể tồn tại và phát triển, thư viện cần phải nâng cao chất lượng hoạt động, thu hút nhiều người sử dụng và tạo ra nguồn thu riêng Bên cạnh đó, thư viện phải chứng minh rằng hoạt động của thư viện giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với công tác học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học của trường Việc thiết lập và duy trì mối quan hệ với đội ngũ lãnh đạo có thể được thực hiện bằng cách thư viện cung cấp các danh mục tài liệu mới về công tác lãnh đạo, quản lý một cách kịp thời, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác quản lý, giáo dục…

Bên cạnh việc tranh thủ sự ủng hộ của lãnh đạo nhà trường, thư viện nên xây dựng mối quan hệ mật thiết với đội ngũ giảng viên, cố vấn học tập, giáo viên chủ nhiệm vì họ là những người thường xuyên tiếp xúc, có ảnh hưởng lớn tới quan điểm của sinh viên và có thể tư vấn cho sinh viên các vấn đề liên quan đến học tập và nghiên cứu khoa học Do đó, thư viện nên thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với đội ngũ giảng viên

Trang 30

và tận dụng mối quan hệ này để tuyên truyền các chính sách khuyến khích người dùng tin sử dụng thư viện

1.2.2 Khuyến mãi

Trong các thư viện đại học, khuyến mãi cũng là một hình thức giúp người dùng tin hiểu rõ về thư viện, đồng thời tạo thái độ tích cực ở người dùng tin trong việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ Một số hình thức khuyến mãi thư viện đại học có thể sử dụng

để kích thích nhu cầu người sử dụng là khuyến mãi giá, khuyến mãi hàng hóa, khuyến mãi trò chơi

1.2.2.1 Khuyến mãi về giá

Hình thức khuyến mãi về giá giúp thư viện có cơ hội quảng bá về các sản phẩm, dịch vụ thông tin – thư viện cũng như kích thích nhu cầu của người sử dụng Một số hình thức giảm giá mà thư viện có thể sử dụng như đối với cơ sở dữ liệu truy cập phải trả phí, thư viện có thể cho phép người dùng tin sử dụng miễn phí trong một thời gian nhất định hoặc có chính sách giảm giá đối với những người sử dụng thường xuyên khai thác nhiều cơ sở dữ liệu của thư viện… Mặt khác, đối với những người thường xuyên

sử dụng dịch vụ của thư viện như dịch vụ tra cứu thông tin, thư viện có thể tính giá rẻ nhằm kích kích nhu cầu của người sử dụng dịch vụ…

1.2.2.2 Khuyến mãi hàng hóa

Đây cũng là một hình thức đặc biệt của khuyến mãi về giá nhằm thu hút nhiều người sử dụng khác nhau Việc tặng quà phải phù hợp với đối tượng người sử dụng và khả năng tài chính của thư viện Ví dụ thư viện có thể tặng các ấn phẩm do thư viện xuất bản hoặc các món quà có in hình logo thư viện (nếu có) hoặc in tên và địa chỉ website thư viện…

1.2.2.3 Khuyến mãi trò chơi

Thư viện có thể tổ chức các trò chơi để tìm hiểu về các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ của thư viện bằng cách cho người dùng tin trả lời các câu hỏi do thư viện soạn

Trang 31

thảo, sau đó có thể tặng các món quà cho họ Cách thức trả lời các câu hỏi sẽ giúp người dùng tin nhớ lâu hơn và sâu sắc hơn về thư viện

1.2.3.1 Quảng cáo qua website thư viện

Trong những năm gần đây khi hoạt động mua bán, trao đổi thông tin qua mạng ngày càng gia tăng với số lượng người tham gia ngày càng đông đảo, website trở thành một hình thức quảng cáo lý tưởng các cơ quan, tổ chức Nhận thấy những lợi ích của website, các thư viện đã xây dựng và sử dụng website như một công cụ hữu hiệu để quảng bá hình ảnh, thương hiệu và các sản phẩm, dịch vụ thông tin - thư viện Việc quảng cáo thông qua website có nhiều ưu điểm nổi trội như giúp người sử dụng truy cập dễ dàng, nhanh chóng nhờ các công cụ tìm kiếm trên mạng, mở ra nhiều cơ hội trong việc tiếp xúc với người dùng tin, giới thiệu về thư viện linh hoạt và sinh động hơn Bên cạnh đó, website giúp cho việc cung cấp các thông tin cập nhật, đa dạng về nhiều chủ đề khác nhau và cho phép người sử dụng truy cập mọi lúc, mọi nơi mà không cần phải đến thư viện Mặt khác, website thư viện cũng thúc đẩy việc hợp tác, trao đổi và chia sẻ thông tin giữa các thư viện với nhau trong cùng hệ thống được thuận tiện hơn Các thư viện đại học thường sử dụng website thư viện để giới thiệu về các nguồn lực thư viện, các sản phẩm, dịch vụ thông tin – thư viện, thông tin về các sự kiện của thư viện…

Trang 32

1.2.3.2 Quảng cáo qua thư điện tử (Email)

Email là một hình thức cung cấp, trao đổi thông tin rất phổ biến và được nhiều người sử dụng Vì vậy, việc quảng bá hoạt động của thư viện qua hình thức này sẽ mang lại hiệu quả lớn cho thư viện

Trước hết, chi phí cho việc quảng bá thấp vì thư viện có thể tận dụng cơ sở hạ tầng mạng và webmail sẵn có hoặc sử dụng các dịch vụ email miễn phí trên internet để truyền đến cho người dùng tin các thông điệp giới thiệu về hoạt động của thư viện, các thông báo, thư giới thiệu về các sản phẩm, dịch vụ mới Việc sử dụng thư điện tử sẽ giúp thư viện chuyển tải các thông tin nhanh chóng đến người sử dụng Thông qua môi trường mạng, thư viện có thể truyền và nhận thông tin một cách tức thời và chính xác Bên cạnh đó, thư điện tử có thể được thực hiện dễ dàng bởi việc thiết kế các giao diện dịch vụ email đơn giản, thân thiện với người dùng nhờ các công cụ tiện ích nên quy trình soạn thảo, gửi và nhận email rất dễ dàng mà bất cứ cán bộ nào cũng có thể thực hiện được Mặt khác, việc sử dụng email sẽ giúp thư viện hoàn toàn chủ động, dễ dàng chỉnh sửa, cập nhật, đồng thời thiết kế được các thông điệp quảng bá có nội dung và hình thức phù hợp với nhu cầu, sở thích… của người sử dụng Ngoài ra, email cũng giúp thư viện có thể duy trì được mối quan hệ thường xuyên với người sử dụng Thư viện có thể thiết lập mối quan hệ bền vững với người dùng tin bằng cách cung cấp các thông tin về lợi ích của thư viện, thông tin về tài liệu, sản phẩm, dịch vụ mới hay các hoạt động, sự kiện mới của thư viện… Việc nhận thông tin thường xuyên qua email sẽ giúp cho người dùng tin cảm thấy gần gũi hơn với thư viện và thúc đẩy họ đến thư viện

1.2.3.3 Quảng cáo qua mạng xã hội

Hiện nay, các mạng xã hội như Facebook, MySpace, Twitter, CyWorld… đang thu hút đông đảo người sử dụng, trong đó sinh viên, học sinh chiếm phần lớn Vì vậy, các thư viện đại học đã tranh thủ lợi thế này của mạng xã hội để thiết lập kênh quảng

bá cho mình Mạng xã hội mang lại nhiều tiện ích cho thư viện như quảng bá hình ảnh,

Trang 33

giúp người dùng tin nắm bắt được các nguồn thông tin đa dạng, chia sẻ thông tin và tri thức nhanh chóng, tham gia vào các tổ chức, câu lạc bộ nghề nghiệp thuận tiện, tạo lập thông tin, đóng góp ý kiến vào các hoạt động của thư viện… Thư viện đại học có thể

sử dụng mạng xã hội để quảng bá cho thư viện bằng cách xây dựng hình ảnh hoặc video clip về các hoạt động, sự kiện, nguồn lực, sản phẩm, dịch vụ của thư viện để giới thiệu đến người sử dụng, giúp người sử dụng hiểu rõ hơn về thư viện và thu hút họ đến thư viện nhiều hơn Ngoài ra, mạng xã hội cũng là một trong những công cụ hiệu quả

để thư viện nắm bắt nhu cầu của người sử dụng cũng như tiếp nhận thông tin phản hồi của họ về sản phẩm, dịch vụ, hoạt động của thư viện, từ đó thư viện có cơ sở để cải tiến và nâng cao chất lượng hoạt động

1.2.3.4 Quảng cáo qua blog

“Blog là một trang web do người sử dụng tạo ra, chứa các bài viết dạng bài báo

và được trình bày theo một trật tự thời gian nhất định” [53]

Blog là một phương tiện phổ biến thông tin hiệu quả, giúp thư viện tiết kiệm chi phí và thời gian thực hiện vì blog có nhiều ưu điểm như tạo lập thông tin nhanh chóng,

dễ dàng duy trì, cập nhật thông tin mới, có khả năng tự động lưu lại những bài viết cũ

và đưa những bài viết mới trên trang chính, đồng thời blog cho phép thư viện có thể tích hợp vào các dịch vụ và website của mình

Thư viện có thể sử dụng blog vào các hoạt động như: Thông báo tin tức mới, sự kiện, hoạt động mới diễn ra tại thư viện, thông tin về giờ mở cửa, cung cấp các thông tin hỗ trợ cho nhóm người dùng tin mục tiêu như cung cấp danh mục tài liệu mới, các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của họ, cung cấp các thông tin về các hoạt động cộng đồng như những bài điểm sách, giới thiệu sách hoặc các cuộc thi thư viện tham gia hoặc tổ chức… Ngoài ra, blog có thể giúp thư viện nắm rõ nhu cầu và mối quan tâm của người dùng tin về hoạt động cũng như sản phẩm, dịch vụ của thư viện

Trang 34

1.2.3.6 Pa nô, áp phích

Các pa nô, áp phích trình bày đẹp mắt cũng thu hút sự chú ý của người sử dụng

Ví dụ thư viện có thể sử dụng các áp phích, pa nô để giới thiệu các sự kiện hoặc sản phẩm, dịch vụ mới…

1.2.3.7 Quảng cáo trên các báo, tạp chí

Hiện nay nhiều trường đại học có xuất bản tạp chí chuyên ngành, tập san của trường hoặc một số thư viện có bản tin riêng được xuất bản hàng tháng hoặc hàng quý Thông qua các tạp chí này thư viện có thể lồng ghép các bài viết quảng bá về thư viện Bên cạnh đó, một số thư viện đăng bài trên các tờ báo được nhiều người đọc để quảng

bá về hoạt động cũng như các sản phẩm, dịch vụ của thư viện

Như vậy, hiện nay có nhiều hình thức quảng cáo giúp thư viện đại học quảng bá hình ảnh và các nguồn lực của mình để thu hút người sử dụng đến với thư viện Hoạt động này đòi hỏi thư viện phải biết sử dụng các hình thức phù hợp với các đối tượng người dùng tin khác nhau để khai thác hiệu quả mọi nguồn lực của thư viện và khuyến khích người sử dụng đến với thư viện

1.3 Vai trò của hoạt động khuyến thị trong thƣ viện đại học

Khuyến thị là một trong bốn thành phần quan trọng của marketing-mix Mục đích của hoạt động khuyến thị là quảng bá về hoạt động, sản phẩm, dịch vụ và nguồn lực của thư viện nhằm thu hút người dùng tin sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của thư viện Trong hoạt động marketing của các thư viện đại học, khuyến thị giữ vai trò quan trọng đối với cả thư viện và người dùng tin

Trang 35

1.3.1 Đối với thư viện

Hoạt động khuyến thị đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của thư viện đại học, vì:

Hoạt động khuyến thị giúp thư viện đại học thu hút đông đảo người dùng tin đến

và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thư viện Khi thư viện có các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng, giá cả phù hợp và điều kiện sử dụng dễ dàng, thuận lợi thì hoạt động khuyến thị giúp quảng bá rộng rãi về các sản phẩm, dịch vụ, từ đó có thể làm gia tăng

số lượng người sử dụng các sản phẩm, dịch vụ này Bên cạnh đó, với nhiều hình thức khác nhau, hoạt động khuyến thị giúp thư viện xây dựng và duy trì hình ảnh đẹp trong công chúng, nhờ đó có thể thu hút người sử dụng đến với thư viện ngày càng đông

Hoạt động khuyến thị giúp thư viện nắm bắt được nhu cầu và kỳ vọng của người dùng tin đối với các sản phẩm, dịch vụ của thư viện qua các ý kiến phản hồi của người dùng tin Trên cơ sở thông tin phản hồi thư viện có thể cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có hoặc tạo ra các sản phẩm, dịch vụ thông tin mới nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu tin của người dùng tin

Ngoài ra, hoạt động khuyến thị có vai trò quan trọng trong việc giúp thư viện đại học xây dựng mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức, các nhà tài trợ, người dùng tin Việc quảng bá tốt hình ảnh cũng như sản phẩm, dịch vụ sẽ giúp thư viện tạo được lòng tin đối với các cơ quan chủ quản, các tổ chức tài trợ và cả người dùng tin Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thư viện thu hút được các nhà đầu tư, nhà tài trợ hỗ trợ cho thư viện trong quá trình hoạt động

1.3.2 Đối với người dùng tin

Hoạt động khuyến thị giúp người dùng tin nắm được thông tin về các sản phẩm, dịch vụ cũng như các nguồn lực của thư viện Các thông điệp quảng cáo hay các hình thức khuyến thị khác được thư viện sử dụng có thể giúp người dùng tin hiểu rõ về những đặc trưng, lợi ích của các sản phẩm và dịch vụ để họ có thể lựa chọn được sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu Bên cạnh đó, các hoạt động khuyến thị của thư

Trang 36

viện cũng giúp người dùng tin dễ dàng tiếp cận và sử dụng các nguồn lực thông tin và sản phẩm, dịch vụ thông tin - thư viện một cách hiệu quả

Trong nhiều trường hợp, người dùng tin có thể tiết kiệm được chi phí, thời gian tiếp cận và khai thác các sản phẩm, dịch vụ của thư viện thông qua các hoạt động khuyến thị của thư viện

Hơn nữa, hoạt động khuyến thị cũng tạo cơ hội để người dùng tin cung cấp thông tin phản hồi về hoạt động của thư viện cũng như trình bày nhu cầu/mong muốn của mình về các sản phẩm, dịch vụ của thư viện Thông qua các chương trình khuyến thị, người dùng tin có thể tham gia, đóng góp ý kiến về hoạt động khuyến thị và đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ của thư viện để giúp thư viện cải tiến hoạt động khuyến thị cũng như các sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu tin của người dùng tin

1.4 Kinh nghiệm phát triển hoạt động khuyến thị trong thƣ viện đại học

1.4.1 Sự phát triển các hình thức khuyến thị trực tuyến

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện đại, hoạt động khuyến thị không chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền, giới thiệu hoạt động của thư viện bằng các kênh truyền thống mà còn phát triển mạnh qua các kênh trên internet Những ưu điểm nổi trội của internet đã giúp thư viện khắc phục được những hạn chế của phương thức khuyến thị truyền thống, tạo ra nhiều cơ hội tiếp cận người sử dụng và đa dạng hóa các hình thức khuyến thị trong tương lai

Các công cụ hiện đại đã khắc phục những hạn chế của các phương tiện khuyến thị truyền thống và đem lại nhiều thuận lợi cho thư viện như:

- Thư viện có thể sử dụng các công nghệ truyền thông hiện đại để thiết kế thông điệp cho thư viện bằng những hình ảnh, âm thanh sinh động, đa dạng để tác động đến người sử dụng

- Việc thay đổi, điều chỉnh và cập nhật thông tin được thực hiện dễ dàng và chủ động

Trang 37

- Việc truyền tải thông tin về thư viện, các sản phẩm, dịch vụ đến người dùng tin được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện mà không phụ thuộc vào thời gian và khoảng cách địa lý

- Khả năng tiếp cận đến người dùng tin mục tiêu và duy trì mối quan hệ với người dùng tin được dễ dàng với chi phí thực hiện thấp

- Việc tiếp nhận và trả lời thông tin phản hồi cho người sử dụng được thực hiện với nhiều phương thức và nhanh chóng

Các hình thức khuyến thị trực tuyến đang được các thư viện đại học quan tâm sử dụng bao gồm mạng xã hội, video, công cụ tìm kiếm, điện thoại di động, quan hệ công chúng trực tuyến, RSS

 Mạng xã hội

Thư viện đại học có thể sử dụng mạng xã hội để thông tin về các tin tức, sự kiện; quảng bá các sản phẩm, dịch vụ thông tin - thư viện; tiếp nhận và trả lời thông tin trực tiếp cho người dùng tin; mở rộng liên kết đến website thư viện, blog thư viện…

 Video

Công nghệ hiện đại phát triển đã tạo ra nhiều cơ hội cho các thư viện trong việc xây dựng các hình thức khuyến thị hiện đại Trong đó, video là một trong những cách thức giúp thư viện định vị hình ảnh lâu hơn trong cộng đồng người sử dụng Các đoạn phim có xu hướng thu hút được người sử dụng và truyền tải thông điệp hiệu quả hơn Việc sản xuất các đoạn phim và chia sẻ trên các trang mạng xã hội không tốn quá nhiều chi phí như quảng cáo trên các kênh khác Không ai có thể phủ nhận rằng xây dựng các video là một cách hiệu quả để kết nối mọi người lại với nhau và ghi dấu hình ảnh của sản phẩm vào trí nhớ người xem Các video quảng cáo không chỉ tăng cường mối liên kết với người dùng tin hiện tại mà còn giúp người dùng tin tiềm năng hiểu rõ hơn về sản phẩm, dịch vụ của thư viện

Trang 38

Tranh thủ những lợi thế của video, thư viện đại học có thể xây dựng các đoạn video clip về hình ảnh cán bộ thư viện hướng dẫn cách sử dụng thư viện, các sản phẩm, dịch vụ; cách tìm kiếm các nguồn thông tin hay hình ảnh hoạt động của thư viện…

 Sử dụng các công cụ tìm kiếm

Các công cụ tìm kiếm phát triển ngày càng đa dạng đã mở rộng khả năng tiếp cận đến các nguồn thông tin của người dùng tin Thông thường, người dùng tin sử dụng các công cụ tìm kiếm như là cách đơn giản nhất để tìm thông tin về một sản phẩm hay dịch vụ

Thế mạnh của các công cụ này là có khả năng nhắm đến nhóm khách hàng mục tiêu Do đó, trong những năm gần đây, nhiều thư viện đã sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Live… để đưa thông tin về các sản phẩm, dịch vụ của thư viện nhằm giúp người dùng tin tìm kiếm các thông tin một cách nhanh chóng và thuận lợi Ngoài ra, các thư viện đại học có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm để đặt các quảng cáo thu hút người xem trên các website được chú ý nhất hay thiết lập các từ khóa để nâng cao thứ hạng và vị trí của webiste thư viện (SEO - tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) cũng là cách thức hiệu quả để thu hút người dùng tin

 Khuyến thị qua điện thoại di động

Điện thoại di động thế hệ mới với những tính năng vượt trội như duyệt mail, lướt web cùng các phần mềm ứng dụng mới, sóng nhanh hơn và công nghệ định vị toàn cầu được xem là công cụ hữu hiệu để thư viện tiến hành các hình thức khuyến thị Hình thức khuyến thị qua điện thoại di động sẽ giúp người dùng tin nhận được các thông điệp từ phía thư viện được nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm thời gian Mặt khác, hình thức này cũng giúp thư viện tiết kiệm được nhân lực cũng như thời gian triển khai mà vẫn có thể thu hút được nhiều người dùng tin tiềm năng đến với thư viện Đây là một hình thức được kỳ vọng phát triển mạnh trong các thư viện đại học trong thời gian tới

Trang 39

 Quan hệ công chúng trực tuyến

Trong thư viện đại học, hình thức quan hệ công chúng trực tuyến có thể được thực hiện bằng cách đăng những bài viết giới thiệu về thư viện, các sản phẩm, dịch vụ, các hoạt động quan hệ công chúng của thư viện, những tin tức thời sự đáng chú ý của thư viện trên hệ thống internet như báo điện tử, website, diễn đàn, blog… TV có thể thực hiện các hình thức như: khuyến khích người dùng tin viết các bài cảm nhận về hình ảnh, nguồn lực thư viện cũng như những người công tác trong lĩnh vực thông tin – thư viện; tham gia tổ chức, tài trợ các sự kiện trực tuyến như các cuộc thi, diễn đàn, chương trình từ thiện, hội thảo trực tuyến… để thu hút sự quan tâm, yêu thích của người dùng tin và tăng mức độ truy cập vào website thư viện Các hình thức này sẽ giúp thư viện xây dựng hình ảnh tốt đẹp, nâng cao uy tín và thiết lập mối quan hệ lâu dài giữa thư viện với người sử dụng

 Khuyến thị qua công cụ RSS

Một hình thức khuyến thị quan trọng khác là các thư viện truyền thông tin về thư viện hoặc các sản phẩm, dịch vụ TV thông qua RSS (Really Simple Syndication) Đây là một công nghệ giúp người dùng tin dễ dàng nhận biết các nội dung mới được đưa lên trang web, nhờ đó người dùng tin sẽ không phải vào các trang web để tìm kiếm thông tin mới

1.4.2 Người dùng tin tham gia tích cực vào việc xây dựng các chương trình khuyến thị

Việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào hoạt động thư viện đã tạo ra nhiều thuận lợi cho các thư viện đại học trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động, cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ Người dùng tin có cơ hội tương tác nhiều hơn với cán bộ thư viện và tham gia vào các sự kiện của thư viện Khuyến thị là một trong những hoạt động quan trọng nhằm xây dựng và quảng bá hình ảnh thư viện Mục tiêu cuối cùng của các chương trình khuyến thị là nhằm hướng đến việc chuyển tải thông điệp dễ hiểu, phù hợp đến người dùng tin Vì vậy, sự phát triển các hình thức khuyến

Trang 40

thị trực tuyến sẽ giúp thư viện thu hút ngày càng nhiều người dùng tin tham gia vào việc xây dựng các chương trình khuyến thị

Nhiều thư viện đại học sử dụng đội ngũ cộng tác viên là những người đại diện cho nhóm khách hàng mục tiêu mà thư viện hướng đến để thiết kế các thông điệp phù hợp với từng nhóm đối tượng người dùng tin nhất định Hơn nữa, người dùng tin tham gia vào việc phát triển hình ảnh của thư viện bằng cách viết bài cảm nhận về thư viện, hình ảnh của cán bộ thư viện, tham gia thiết kế logo thư viện… Mặt khác, những đóng góp của người dùng tin là cơ sở tốt nhất để thư viện tiến hành cải tiến và nâng cao chất lượng các chương trình khuyến thị Người dùng tin có thể để lại ý tưởng hoặc đưa các thông tin phản hồi, ý kiến đóng góp trong sổ góp ý của thư viện hay trên các diễn đàn, blog, mạng xã hội… để làm cơ sở cho thư viện cải tiến chất lượng hoạt động khuyến thị

Sự xuất hiện xu hướng này giúp thư viện tiết kiệm được nguồn nhân lực trong việc xây dựng và tiến hành các chương trình khuyến thị hiệu quả, tiết kiệm chi phí thực hiện và xây dựng các chương trình phù hợp với từng đối tượng mục tiêu

Nói tóm lại, việc người dùng tin tham gia vào hoạt động khuyến thị là điều kiện thuận lợi để thư viện nắm bắt được nguyện vọng, mong muốn của người dùng tin, xác định lại chương trình phù hợp với từng đối tượng người dùng tin và nâng cao chất lượng hoạt động khuyến thị

1.5 Đánh giá hoạt động khuyến thị trong thƣ viện đại học

Đánh giá hoạt động khuyến thị giữ vai trò quan trọng đối với thư viện vì:

- Việc đánh giá hoạt động khuyến thị sẽ giúp thư viện nắm bắt được nhu cầu, mong muốn của người dùng tin đối với các hình thức khuyến thị mà thư viện sử dụng Qua đó, thư viện sẽ tiến hành xây dựng lại các chương trình khuyến thị cho phù hợp với người dùng tin và điều kiện thực tiễn của thư viện

- Việc đánh giá hoạt động khuyến thị được tiến hành thường xuyên sẽ giúp thư viện phân bổ kinh phí hợp lý cho các chương trình khuyến thị của thư viện

Ngày đăng: 01/07/2023, 16:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w