1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tình hình thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” tại sở tư pháp thành phố hải phòng

41 827 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 274,5 KB

Nội dung

Trong thời gian học tập tại Học viện Hành chính, được sự quan tâm củalãnh đạo Học viện, sự nhiệt tình giảng dạy của các thầy cô, đồng thời qua thờigian thực tập tại Sở Tư pháp thành phố

Trang 1

Để hoàn thành báo cáo thực tập này, em đã nhận được sự giúp đỡ, hướngdẫn tận tình, chu đáo của các cô trong đoàn thực tập số 3 – Khoa Hành chínhhọc; đồng chí giám đốc và tập thể cán bộ, công chức, viên chức tại Sở Tư phápthành phố Hải Phòng.

Em chân thành cảm ơn trưởng đoàn thực tập – cô Phạm Ngọc Hà; phótrưởng đoàn thực tập – cô Nguyễn Thị Tuyết Dịu, giáo viên hướng dẫn - cô ĐàoThị Thanh Thủy đã nhiệt tình, quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trongthời gian thực tập vừa qua

Em cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Đào Thị Thanh Thủy đã tận tìnhhướng dẫn, chỉ bảo em về mặt chuyên môn để em hoàn thành bản báo cáo thựctập này

Em trân trọng cảm ơn giám đốc Nguyễn Văn Thái, các cô, các bác, cácchú và toàn thể anh, chị em làm việc tại Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng đãgiúp đỡ em trong quá trình thực tập tại cơ quan

Hải Phòng, ngày 03 tháng 5 năm 2009

Sinh viên

Phùng Phương Ngân

Trang 2

MỤC LỤC

Lêi nãi ®Çu 3

CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 5

1 Vị trí, chức năng: 5

2 Nhiệm vụ, quyền hạn: 5

3 Tổ chức và biên chế: 10

4 Bộ phận “ một cửa” thuộc Văn phòng Sở Tư pháp Hải Phòng 12

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 13

I/ Một số vấn đề chung về thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” 13

1.Thủ tục hành chính 13

1.1 Khái niệm: 13

1.2 Quá trình cải cách thủ tục hành chính được thực hiện trong thời gian qua 13

2 Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” 14

2.1 Khái niệm 14

2.2 Sự cần thiết khách quan của việc áp dụng cơ chế một cửa trong quản lý hành chính Nhà nước 15

2.3 Các nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa 17

2.4 Các cơ quan có thẩm quyền áp dụng cơ chế “một cửa” 17

2.5 Quy trình chung trong giải quyết công việc theo cơ chế "một cửa” 18

II/ Tình hình thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” tại Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng 21

1 Cơ sở pháp lý thực hiện cơ chế “một cửa” tại Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng:.21 2 Các quy định để thực hiện cơ chế “một cửa” tại Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng 22

2.1 Các lĩnh vực giải quyết theo cơ chế “một cửa”: 22

2.2 Quy định về giải quyết các thủ tục hành chính tại bộ phận “một cửa” 23

2.3 Nhiệm vụ của các bộ phận 23

3 Kết quả thực hiện 25

3.1 Năm 2008: 25

3.2 Tháng 3 - Quý I năm 2009 26

III/ Nhận xét – Đánh giá về quá trình thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng 28

1.Những kết quả đạt được 28

2 Hạn chế - Khó khăn 29

3 Biện pháp giải quyết 31

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT 34

1 Đối với Trung ương 34

2 Đối với các cơ quan của thành phố 34

3 Đối với Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng 35

KẾT LUẬN 36

Trang 4

BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CUỐI KHOÁ

( Từ 02/3/2009-02/5/2009) Sinh viên: Phùng Phương Ngân - Lớp KH6A

Đoàn thực tập số: 03

Địa điểm: Sở Tư pháp – Thành phố Hải Phòng

Truởng đoàn: Cô Phạm Ngọc Hà

Phó đoàn: Cô Nguyễn Thị Tuyết Dịu

Giảng viên hướng dẫn: Đào Thị Thanh Thủy

Mục tiêu: - Hoàn thành xuất sắc báo cáo thực tập cuối khoá;

- Áp dụng lý thuyết đã được học vào thực tiễn;

- Làm quen với môi trường làm việc tương lai

- Đọc tài liệu, tìm hiểu chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp;

- Gặp gỡ và giao lưu với cán bộ, công chức,viên chức tại Sở Tư pháp Hải Phòng;

- Hoàn thành chi tiết đề cương báo cáo thựctập

Tuần thứ 3, 4

( 16/3 đến 27/3/2009 )

- Đọc tài liệu, tập làm các nghiệp vụ hànhchính ( kiểm tra văn bản, thể thức vănbản….)

- Tập soạn thảo văn bản, chỉnh sửa văn bảntheo thông tư 55;

- Tìm tài liệu, hoàn thành sơ lược báo cáothực tập

Trang 5

Lời nói đầu

Cải cỏch hành chớnh ở nước ta, nhằm đổi mới một cỏch căn bảnnền hành chính Nhà nước với mục đớch xõy  dựng một nền hànhchính trong sạch, vững mạnh, cú chất lượng chớnh trị và chất lượngchuyờn mụn thớch hợp với điều kiện mới, tạo thuận lợi cho các hoạt độngsản xuất, kinh doanh và phục vụ nhõn dõn cú hiệu quả cao, gópphần ổn định chớnh trị - xó hội, thỳc đẩy kinh tế phỏt triển, giữ vữngđộc lập dõn tộc Mục tiêu chơng trình cải cách tổng thể nềnhành chính nớc ta từ 2001-2010 đề ra 4 nội dung cải cách

Trang 6

góp phần ngăn chặn tệ cửa quyền, quan liêu, sách nhiễu và tham nhũng trong bộmáy nhà nước.

Tháng 5 năm 1995, khi kiểm điểm 1 năm thực hiện Nghị quyết số 38/CP

về cải cách một bước thủ tục hành chính và triển khai Nghị quyết Hội nghị lầnthứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, Chính phủ đã đề ra chủ trươngđẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trên 07 lĩnh vực trọng điểm, đồng thời raQuyết định cho thí điểm áp dụng mô hình “một cửa” trong việc giải quyết côngviệc của công dân, tổ chức

Thời gian qua, thành phố Hải Phòng đã đặc biệt chú trọng, quan tâm đếncông tác cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế

“một cửa”, coi đó là một nội dung quan trọng trong kế hoạch cải cách hànhchính các cấp của thành phố và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ Thựchiện cơ chế “một cửa” góp phần hiện đại hóa nền hành chính nhà nước, xâydựng chính quyền của dân, do dân, vì dân

Trong thời gian học tập tại Học viện Hành chính, được sự quan tâm củalãnh đạo Học viện, sự nhiệt tình giảng dạy của các thầy cô, đồng thời qua thờigian thực tập tại Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng, với sự giúp đỡ nhiệt tình củaBan lãnh đạo Sở cùng các cô, chú Văn phòng Sở, đã giúp em quyết định lựa

chọn và hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp với đề tài: “ Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng”

Ngoài phần Lời nói đầu và Kết luận, báo cáo gồm 03 chương:

- Chương 1 Khái quát chung về Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng

- Chương 2 Thực trạng cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “mộtcửa” tại Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng

- Chương 3 Một số kiến nghị - đề xuất

Trang 7

CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SỞ TƯ PHÁP

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

1 Vị trí, chức năng:

- Sở Tư pháp Hải Phòng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dânthành phố Hải Phòng, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiệnchức năng quản lý nhà nước về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật,kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thihành án dân sự; công chứng, chứng thực; hộ tịch, quốc tịch, con nuôi có yếu tốnước ngoài; lý lịch tư pháp; luật sư, tư vấn pháp luật; trợ giúp pháp lý; dịch vụbán đấu giá tài sản; giám định tư pháp và các công tác tư pháp khác theo quyđịnh của pháp luật

- Sở Tư pháp Hải Phòng chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế vàcông tác của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, đồng thời chịu sự chỉ đạo,kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp

2 Nhiệm vụ, quyền hạn:

Theo Quyết định số 1185/2006/QĐ-UBND, ngày 01 tháng 6 năm 2006của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc ban hành Quy định về chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp Hải Phòng, Sở Tưpháp trực tiếp đảm nhiệm những nhiệm vụ, quyền hạn sau:

2.1 Trình Ủy ban nhân dân thành phố chương trình, kế hoạch dài hạn, 5năm và hàng năm về lĩnh vực quản lý của Sở phù hợp với quy hoạch tổng thểphát triển kinh tế - xã hội của thành phố và tổ chức, hướng dẫn thực hiện chươngtrình, kế hoạch đó sau khi được phê duyệt

2.2 Về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:

- Phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố trình Ủy ban nhândân thành phố phê duyệt, điều chỉnh chương trình xây dựng văn bản quy phạm

Trang 8

- Trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các quyết định, chỉ thị vềcông tác tư pháp trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật và phân cấpcủa Chính phủ.

- Tham gia soạn thảo các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơquan chuyên môn khác của Ủy ban nhân dân chủ trì soạn thảo theo sự phân côngcủa Ủy ban nhân dân thành phố

- Thẩm định và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố nộidung thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân

và Ủy ban nhân dân thành phố ban hành theo quy định của pháp luật

- Tổ chức việc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hộiđồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố

- Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự án, dự thảo văn bản quy phạmpháp luật theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Tư pháp

2.3 Về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật:

- Giúp Ủy ban nhân dân thành phố tự kiểm tra văn bản quy phạm phápluật do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành

- Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy bannhân dân các quận, huyện, thị xã; hướng dẫn Ủy ban nhân dân các quận, huyện,thị xã kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy bannhân dân các phường, xã, thị trấn theo quy định của pháp luật

- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định các biện pháp xử

lý theo quy định của pháp luật đối với văn bản trái pháp luật

2.4 Về phổ biến, giáo dục pháp luật:

- Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân thành phố kế hoạch phổ biến, giáo dụcpháp luật hành năm ở thành phố; tổ chức, hướng dẫn thực hiện kế hoạch sau khiđược phê duyệt

Trang 9

- Làm Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục phápluật thành phố.

- Chủ động biên soạn, biên tập và phát hành các tài liệu sách, báo phục vụcông tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố theo sự phân côngcủa Ủy ban nhân dân thành phố

- Xây dựng và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo pháp luậtcác cấp trên địa bàn thành phố

- Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật

ở phường, xã, thị trấn và các cơ quan đơn vị khác trên địa bàn thành phố theoquy định của pháp luật

- Chủ trì, phối hợp với Sỏ Văn hóa – Thông tin giúp Ủy ban nhân dânthành phố hướng dẫn việc xây dựng hương ước, quy ước của thôn, làng, khu dân

cư phù hợp với quy định của pháp luật và thực tế ở địa phương

2.5 Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ đối với công tácpháp chế của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, cácdoang nghiệp nhà nước của thành phố

2.6 Hướng dẫn, kiểm tra công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thành phốtheo quy định của pháp luật

2.7 Quản lý Nhà nước về tổ chức, hoạt động công chứng của các Phòngcông chứng thuộc Sở theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra vềchuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động chứng thực của Ủy ban nhân dân cácquận, huyện, thị xã và các phường, xã, thị trấn trên địa bàn thành phố

2.8 Giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về công tác thihành án dân sự trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật; thực hiệnmột số nhiệm vụ về quản lý tổ chức, cán bộ của các cơ quan thi hành án dân sựtrên địa bàn thành phố theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp

2.9 Về quản lý hộ tịch, quốc tịch, con nuôi có yếu tố nước ngoài và lý lịch

Trang 10

- Hướng dẫn, kiểm tra công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bànthành phố.

- Chịu trách nhiệm giải quyết các công việc về hộ tịch, quốc tịch, nuôi connuôi có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Ủy bannhân dân thành phố

- Cấp Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về việc cập nhật nội dungPhiếu lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật

2.10 Quản lý luật sư và hoạt động tư vấn pháp luật:

- Trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định cho phép thành lập, tổchức lại, giải thể Đoàn luật sư

- Cấp, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư, Công tyluật hợp danh, Chi nhánh Văn phòng luật sư, Chi nhánh Công ty luật hợp danh,Trung tâm tư vấn pháp luật; Giấy chứng nhận tư vấn viên pháp luật trên địa bànthành phố theo quy định của pháp luật

- Thực hiện đăng ký hoạt động, đăng ký thay đổi nội dung Giấy phépthành lập tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài ở Việt Nam trên địa bàn thànhphố theo quy định của pháp luật

- Cung cấp thông tin về việc đăng ký hoạt động của các tổ chức hành nghềluật sư của Việt Nam và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam trênđịa bàn thành phố cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy địnhcủa pháp luật

- Theo dõi việc thuê luật sư nước ngoài, luật sư Việt Nam, việc hợp táchành nghề, việc nhận luật sư tập sự Việt Nam của tổ chức hành nghề luật sưnước ngoài tại Việt Nam, việc thuê và hoạt động hành nghề của luật sư nướcngoài tại Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh Việt Nam trên địa bàn thànhphố

- Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn pháp luật cho tư vấn viên pháp luật

Trang 11

- Giúp Ủy ban nhân dân thành phố kiểm tra hoạt động của Đoàn luật sư,

tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam, tổ chức hành nghề luật su nước ngoàitại Việt Nam và Trung tâm tư vấn pháp luật theo thẩm quyền

2.11 Giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước và trực tiếp tổchức một số hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chínhsách ở địa phương theo quy định của pháp luật

2.12 Giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về công tác giámđịnh tư pháp, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại trong phạm vi thành phốtheo quy định của pháp luật

2.13 Xây dựng, trình ủy ban nhân dân thành phố chương trình cải cáchhành chính trong lĩnh vực tư pháp và tổ chức thực hiện chương trình đó sau khiđược phê duyệt

2.14 Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về lĩnh vực tư pháp thuộcphạm vi quản lý của Sở; giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, lãngphí theo quy định của pháp luật hoặc theo sự phân công của Ủy ban nhân dânthành phố

2.15 Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực tư pháp thuộc phạm vi quản lýcủa Sở theo quy định của pháp luật hoặc theo sự phân công, ủy quyền của Ủyban nhân dân thành phố

2.16 Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ quản lýnhà nước trong hoạt động quản lý tư pháp ở cấp quận, huyện, thị xã

2.17 Thống nhất với Sở Nội vụ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phốban hành tiêu chuẩn, chức danh đối với Trưởng phòng Phó Trưởng phòng Tưpháp các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố

2.18 Phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dânthành phố ra Quyết định quy định số lượng cán bộ, công chức tư pháp – hộ tịchcủa các phường, xã, thị trấn trên địa bàn thành phố

Trang 12

2.19 Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ công nghệ, xây dựng hệ thốngthông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về tư pháp.

2.20 Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tìnhhình thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực công tác được giao theo quy địnhcủa Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Tư pháp

2.21 Quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức và người lao độngcủa Sở; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ làmcông tác tư pháp trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật

2.22 Quản lý tài chính, tài sản của Sở theo quy định của pháp luật và phâncấp của Ủy ban nhân dân thành phố

2.23 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân thành phố giao

3 Tổ chức và biên chế:

- Cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp Hải Phòng gồm có:

3.1 Lãnh đạo Sở có Giám đốc và 03 Phó Giám đốc

Giám đốc là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Thành ủy, Hộiđồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và trướcpháp luật về các hoạt động của Sở

Giám đốc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định bổ nhiệm,miễn nhiệm theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Tư phápquy định và theo các quy định về quản lý công tác cán bộ

Phó Giám đốc giúp Giám đốc phụ trách một hoặc một số lĩnh vực côngtác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về nhiệm vụ công tácđược phân công

Phó Giám đốc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định bổnhiệm, miễn nhiệm theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Tưpháp quy định và theo đề nghị của Giám đốc và các quy định về quản lý côngtác cán bộ

Trang 13

Việc khen thưởng, miễn nhiệm, cho từ chức, kỷ luật Giám đốc, Phó Giámđốc thực hiện theo quy định của pháp luật.

3.2 Cơ cấu tổ chức của Sở:

Các tổ chức giúp việc Giám đốc Sở: Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, Phòngkiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Phòng tuyên truyền pháp luật, Phòng Hộtịch – Quốc tịch, Phòng tư pháp bổ trợ

Các đơn vị trực thuộc Sở: Phòng công chứng số 1, Phòng công chứng số

2, Phòng công chứng số 3, Phòng công chứng số 4, Phòng công chứng số 5,Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước - thành phố, Trung tâm dịch vụ bán đấu giátài sản – thành phố

 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Sở Tư pháp Hải Phòng:

Giám đốc

P.Giám đốc

Phòng kiểm tra văn bản QPPL

Phòng tuyên truyền pháp luật

Phòng

Tư pháp

bổ trợ

Trang 14

- Biên chế của Sở Tư pháp:

Căn cứ vào khối lượng, tính chất, đặc điểm nhiệm vụ quản lý nhà nước vềcông tác tư pháp của thành phố, căn cứ các quy định về chức danh, tiêu chuẩnngạch công chức, viên chức; Giám đốc Sở Tư pháp phối hợp với Giám đốc SởNội vụ trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định biên chế hàng năm của Sở

Tư pháp

4 Bộ phận “ một cửa” thuộc Văn phòng Sở Tư pháp Hải Phòng

Bộ phận “ một cửa”của Sở Tư pháp Hải Phòng được thành lập theo Quyếtđịnh số 07/QĐ-STP, ngày 19 tháng 3 năm 2007 Theo đó, cơ cấu tổ chức và hoạtđộng của bộ phận này được quy định như sau:

- Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” độc lập,chuyên trách ( gọi tắt là bộ phận “một cửa” ) thuộc Văn phòng Sở Tư pháp đểtiếp nhận, đề xuất, giải quyết và trả kết quả các việc về Hộ tịch – Quốc tịch, Lýlịch tư pháp và các việc khác cho tổ chức và công dân theo quy định của phápluật

- Trưởng Bộ phận “một cửa” là Lãnh đạo Văn phòng Sở do Giám đốc Sởquyết định và phân công

Bộ phận “một cửa” chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện củaGiám đốc Sở; chịu sự quản lý về chuyên môn, hành chính của Chánh Văn phòngSở

- Việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết và trả kết quả tại bộ phận “một cửa”được thực hiện theo các quy định về thủ tục, thời hạn, lệ phí đối với từng loạiviệc do cơ quan có thẩm quyền ban hành, theo Quy chế tổ chức và hoạt độngcủa Bộ phận “một cửa” và theo các Quy trình nội bộ do Giám đốc Sở Tư phápban hành

- Biên chế của Bộ phận “một cửa” do Giám đốc Sở Tư pháp sau khi thốngnhất với Giám đốc Sở Nội vụ quyết định

Hiện nay, Bộ phận “một cửa” của Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng có 04người phụ trách: 01 Phó Chánh Văn phòng và 03 chuyên viên

Trang 15

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI SỞ TƯ PHÁP

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG I/ Một số vấn đề chung về thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”

bộ máy nhà nước, là cách thức giải quyết công việc của các cơ quan hành chínhnhà nước trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và các cá nhân công dân”

Có thể khẳng định rằng, thủ tục hành chính là chiếc cầu nối quan trọnggiữa cơ quan nhà nước với dân, với các tổ chức khác Chiếc cầu nối này có thểtạo ra khả năng làm bền chặt các mối quan hệ của quá trình quản lý, làm cho nhànước ta thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân

1.2 Quá trình cải cách thủ tục hành chính được thực hiện trong thời gian qua

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) đã đề ra côngcuộc đổi mới một cách toàn diện Trong hoạt động quản lý nhà nước, cải cáchnền hành chính nhà nước đã được đặt ra chính thức trong Văn kiện Đại hội lầnthứ VII của Đảng năm 1991 Trong những năm 1992, 1993, 1994, thực hiện chủtrương của Đảng, Chính phủ đã đề ra và tổ chức nghiên cứu, xây dựng chươngtrình và chỉ đạo một số việc về cải cách nền hành chính nhà nước như đẩy mạnh

Trang 16

đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý hành chính, chấn chỉnh tổ chức bộ máy quản

lý, xây dựng quy chế công chức, tiến hành sửa đổi một số thủ tục hành chính

Ở giai đoạn đầu thực hiện đổi mới các thủ tục hành chính tuy chưa làmđược nhiều và triệt để nhưng thực tế cho thấy, đây là điều kiện hết sức cần thiết,

vì các thủ tục hành chính lúc đó quả thật đang gây ra nhiều khó khăn cho việcvận hành bộ máy quản lý hành chính ở các cấp, các ngành

Đó là những căn cứ mà Chính phủ đã dựa vào để ban hành Nghị quyết38/CP ngày 4/5/1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giảiquyết công việc của công dân và tổ chức với mục đích đẩy mạnh hơn nữa quátrình cải cách hành chính Cùng các văn bản khác của Đảng và nhà nước, Nghịquyết 38/CP là sự thể chế hóa chủ trương của Đảng, là căn cứ pháp lý quantrọng và trực tiếp của cải cách thủ tục hành chính trong mấy năm qua

Theo đó, trong quá trình thực hiện, Đảng và Chính phủ đã ban hành và bổsung rất nhiều văn bản hướng dẫn và điều chỉnh nhằm triển khai tốt nhất nộidung cải cách thủ tục hành chính Thực tế cho thấy, sau khi thực hiện cải cáchmột bước thủ tục hành chính, chúng ta đã làm được khá nhiều việc có ý nghĩa.Bước đầu, niềm tin giữa nhà nước và công dân đã được củng cố, ý thức tự chịutrách nhiệm trước pháp luật của các tổ chức và công dân đã được nâng cao Nhờgiảm bớt các thủ tục phiền hà mà nhiều việc được giải quyết nhanh hơn, hiệuquả hơn Một tư duy mới về quản lý nhà nước đã hình thành và ngày càng pháthuy tác dụng

2 Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”

2.1 Khái niệm: ( Theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007

Trang 17

giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phậntiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hµnh chÝnh nhµ níc.

Bản chất của mô hình thủ tục hành chính ”một cửa” là nhằm giảm bớt cácthủ tục hành chính rườm rà và không cần thiết, tập trung việc giải quyết các dịch

vụ hành chính vào một đầu mối thống nhất để tiện lợi cho người dân và các tổchức khi có yêu cầu giải quyết công việc mà Nhà nước cần quản lý Người dân

và tổ chức khi có nhu cầu liên hệ với cơ quan Nhà nước, chỉ đến một nơi nhấtđịnh để nộp các hồ sơ cần thiết theo sự hướng dẫn của các cơ quan chức năng vànhận kết quả giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền cũng chính tại nơi đó

Về phía Nhà nước, việc thiết lập quy trình giải quyết công việc trong thực tế tùythuộc vào điều kiện cụ thể của các cơ quan Vấn đề là làm thế nào để giải quyếthợp lý, nhanh chóng các yêu cầu của công dân, không dẫm đạp, đùn đẩy lẫnnhau, không kéo dài một cách vô lý để dân mất lòng tin vào các cơ quan Nhànước

2.2 Sự cần thiết khách quan của việc áp dụng cơ chế một cửa trong quản

lý hành chính Nhà nước

Có thể nói rằng, việc thực hiện cơ chế “một cửa” trong quản lý hànhchính nhà nước là cải cách hành chính mang tính tất yếu khách quan xuất phát từhoàn cảnh lịch sử và đòi hỏi cấp thiết của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội.Biểu hiện ở một số phương diện sau:

 Nền hành chính truyền thống – tạo tiền đề lịch sử cho nền hànhchính Việt Nam hiện đại có được những điều kiện lịch sử thực sự thuận lợi đểphát triển và hoàn thiện

Lịch sử hành chính Việt Nam bắt đầu hình thành và phát triển đánh dấubằng sự kiện hình thành nhà nước Văn Lang – Âu Lạc Tuy nhiên, trong quátrình hình thành từ thế kỷ VII đến cuối thế kỷ XIX, nền hành chính Việt Namkhông hoàn toàn là trí tuệ và tâm huyết của dân tộc ta Mà sự lớn lên đó có dunhập những yếu tố của một nền hành chính đô hộ, kìm hãm và tạm thời của

Trang 18

 Nền hành chính hiện đại Việt Nam vào sau thế kỷ XXI cònmang nặng tính truyền thống, chưa có được sự chuyển biến sâu sắc trong cungcách làm việc cũng như trình độ của đội ngũ cán bộ hành chính.

Nền hành chính của thế kỷ 21 tại Việt Nam còn bộc lộ rất nhiều nhữngthiếu sót Và một trong những căn bệnh trầm kha là tình trạng quan liêu, giấy tờphức tạp của thủ tục hành chính Tình trạng này kéo dài trong nhiều thập kỷ quaảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế - chính trị đất nước Hệ quả trựctiếp của nó là:

- Doang nghiệp nước ngoài không muốn đầu tư vào Việt Nam vì thủ tụchành chính quá phức tạp;

- Tồn tại hiện tượng doanh nghiệp trong nước hoạt động sản xuất kinhdoanh một cách trái phép do việc đăng ký kinh doanh quá lâu;

- Những yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân chậm được phản ánh tới các

cơ quan nhà nước có thẩm quyền, làm giảm lòng tin của nhân dân vào nhà nước

và pháp luật;

 Mặt khác nước ta đi lên từ một nước tiểu nông nên trình độ dântrí có những hạn chế nhất định

Mặc dù Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách tích cực,tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, nhưng việc người dân có thể hiểu rõ về cơquan công quyền và địa điểm để giải quyết những công việc liên quan trực tiếpđến quyền lợi của mình vẫn là một vấn đề nan giải Từ việc không hiểu rõ dẫnđến tình trạng khi có thắc mắc, khi cần giao dịch với cơ quan công quyền, côngdân thường không biết phải nộp đơn từ, khiếu nại ở đâu

 Bước sang thế kỷ 21, quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa trởthành xu thế chung phổ biến trên toàn thế giới

Thủ tục hành chính trở thành cánh cửa hội nhập, hợp pháp hóa nhữnghình thức kinh doanh, tạo điều kiện cho doang nghiệp trong nước và nước ngoàitrở thành pháp nhân trong quan hệ kinh tế thị trường Cải cách thủ tục hành

Trang 19

chính theo hướng đơn giản và hiệu quả nhất trở thành lựa chọn chung cho cácquốc gia đang trên con đường hội nhập, trong đó có Việt Nam.

 Xuất phát từ thực tế yếu kém của nền hành chính nước ta

Theo kết quả điều tra từ những năm 90, thì nền hành chính của nước tađược đánh giá là kém hiệu quả, là nguyên nhân chính kéo theo một nền kinh tếchậm phát triển và không năng động Từ những thủ tục hành chính thiếu đồng

bộ, chồng chéo, rườm rà, phức tạp đang gây trở ngại trong việc tiếp nhận và xử

lý công việc giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa các cơ quan nhà nước vớicông dân và tổ chức Những phiền hà, sách nhiễu xuất phát từ hạn chế của hệthống thủ tục cũ, nhiều thủ tục không còn phù hợp dẫn tới không khuyến khíchđược đầu tư, giảm lòng tin của người dân và doanh nghiệp vào Nhà nước…

Từ tất cả những nguyên nhân trên cho thấy, cải cách thủ tục hành chínhtrở thành một tất yếu, đòi hỏi các nhà quản lý phải thực sự quan tâm tới Trong

đó, cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” được coi là một giải pháphợp lý và khoa học

2.3 Các nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa

- Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật

- Công khai các thủ tục hành chính, mức thu phí, lệ phí, giấy tờ, hồ sơ vàthời gian giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân

- Nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

- Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, cá nhân.

- Đảm bảo sự phối hợp giải quyết công việc giữa các bộ phận, cơ quanhành chính nhà nước để giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân

2.4 Các cơ quan có thẩm quyền áp dụng cơ chế “một cửa”

- Văn phòng Ủy ban nhân dân, các sở và cơ quan tương đương (sau đâygọi là cơ quan chuyên môn cấp tỉnh) thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố

Trang 20

- Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi

là Ủy ban nhân dân cấp huyện);

- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dâncấp xã);

- Các cơ quan được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc đặt tại địaphương của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

2.5 Quy trình chung trong giải quyết công việc theo cơ chế "một cửa”

(Theo Quyết định 181/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ)

2.5.1 Tổ chức, công dân có yêu cầu giải quyết công việc trực tiếp liên hệvới bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

2.5.2 Cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cótrách nhiệm xem xét yêu cầu, hồ sơ của tổ chức, công dân:

- Tiếp nhận và viết giấy biên nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả theo quyđịnh Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn cụ thể để tổ chức,công dân bổ sung, hoàn chỉnh

- Trường hợp yêu cầu của tổ chức, công dân không thuộc phạm vi giảiquyết thì hướng dẫn để tổ chức, công dân đến cơ quan nhà nước có thẩm quyềngiải quyết

2.5.3 Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm chuyển hồ sơ của tổchức, công dân đến bộ phận có chức năng để giải quyết

2.5.4 Các bộ phận có liên quan có trách nhiệm giải quyết hồ sơ của tổchức, công dân do bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ chuyển đến, trình lãnhđạo có thẩm quyền ký và chuyển về bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo đúngthời gian quy định

2.5.5 Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ nhận lại kết quả giải quyếtcông việc và trả lại tổ chức, công dân theo đúng thời gian đã hẹn, thu phí, lệ phítheo quy định của pháp luật

Ngày đăng: 27/05/2014, 11:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương Sách, tạp chí
Tiêu đề: một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông
8. Quyết định số 351/2007/QĐ-UBND ngày 08/3/2007 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện chủ đề “Đẩy mạnh cải cách hành chính 2007” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đẩy mạnh cải cách hành chính 2007
10. Quyết định số 07/QĐ-STP, ngày 19 tháng 3 năm 2007 của Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng về Thành lập Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” độc lập, chuyên trách Sách, tạp chí
Tiêu đề: một cửa
1. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam ( Nhà xuất bản chính trị Quốc gia 1996 ) Khác
2. Văn kiện Đại hội lần thứ VIII Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII năm 2005 Khác
3. Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 Khác
4. Quyết định số 94/2006/QĐ-TTg của Chính phủ ngày 27 tháng 4 năm 2006 phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2006-2010 Khác
6. Quyết định số 07/2008/QĐ-TTg ngày 04/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010 Khác
7. Nghị quyết số 07/2006/NQ-HĐND ngày 07/4/2006 Kỳ họp thứ 6 Hội đồng nhân dân thành phố khóa XIII và Đề án số 1187/ĐA-UBND ngày 08/3/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2006-2010 Khác
9. Quyết định số 1185/2006/QĐ-UBND ngày 01/6/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng Khác
11. Báo cáo số 45/BC-STP ngày 8 tháng 11 năm 2008 về tổng kết công tác năm 2008 Ngành Tư pháp thành phố Hải Phòng Khác
12. Báo cáo số 08/BC-STP ngày 16 tháng 3 năm 2009 về Công tác Quý I, phương hướng công tác Quý II năm 2009 Ngành Tư pháp thành phố Hải Phòng Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w