MỞ ĐẦUTrong quá trình cải cách nền hành chính Nhà nước, đặc biệt là sau khiChính phủ ban hành Nghị quyết số 38-CP ngày 04/5/1994 về cải cách mộtbước thủ tục hành chính trong việc giải qu
Trang 1MỞ ĐẦU
Trong quá trình cải cách nền hành chính Nhà nước, đặc biệt là sau khiChính phủ ban hành Nghị quyết số 38-CP ngày 04/5/1994 về cải cách mộtbước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổchức, đã tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong lề lối làm việc của hệ thống
cơ quan hành chính nhà nước trong việc giải quyết hồ sơ thủ tục hành chínhcho công dân và tổ chức
Hiện nay, thủ tục tiếp nhận và giải quyết công việc của tổ chức, công dânvẫn còn rườm rà, phức tạp, trật tự, kỹ cương chưa nghiêm; việc thu phí, lệ phíkhông đúng quy định Mặt khác, một bộ phận cán bộ, công chức nhà nước khitiếp và giải quyết công việc của nhân dân còn có thái độ thiếu tôn trọng, cửaquyền, sách nhiễu Tình hình giải quyết công việc như vậy không những đãlàm mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc của nhân dân, của nhà nước, mà
nó còn là nguyên nhân chính làm tệ quan liêu, tham nhũng phát triển, gây mấtlòng tin của nhân dân đối với Nhà nước Vì vậy, cải cách thủ tục hành chính
là đòi hỏi bức xúc, đáp ứng yêu cầu chính đáng của nhân dân, đáp ứng nhucầu hội nhập phát triển đất nước trong tình hình mới
Cải cách thủ tục hành chính là một trong những nội dung quan trọngtrong cải cách nền hành chính quốc gia Yêu cầu được đặt ra là phải đạt đượcbước chuyển căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa cơquan Nhà nước với nhau và giữa cơ quan Nhà nước với tổ chức, công dân.Xuất phát từ tầm quan trọng của cải cách thủ tục hành chính trongchương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước, Chính phủ ban hànhQuy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địaphương ( kèm theo Quyết định 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 của Thủtướng Chính phủ ) Đây là một bước tiến quan trọng trong cải cách thủ tụchành chính, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu cải cách nền hành chínhNhà nước giai đoạn 2001-2010
Việc tìm hiểu nắm vững các vấn đề về lý luận và thực tiễn của thủ tụchành chính đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu của cán bộ, công chứctrong cơ quan nhà nước, mà còn cần thiết cho nhiều đối tượng khác để phục
vụ cho hoạt động của các cơ quan và tổ chức
Để tìm hiểu sâu hơn về cơ chế “một cửa”, sau thời gian học tập tạitrường, bản thân muốn mở mang thêm kiến thức thực tiễn về vấn đề này, do
đó đã xin thực tập tại UBND thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh AnGiang – là một trong những đơn vị đi tiên phong trong việc xây dựng và triểnkhai thực hiện Đề án “một cửa” tại cấp xã
Trang 2Khái quát về đơn vị thực tập:
Thị trấn An Châu được thành lập năm 1979, diện tích tự nhiên 1.285 ha.Dân số 23.404 người /4.937 hộ, trong đó: Hộ nghèo chiếm 5,39% dân số, laođộng trong độ tuổi chiếm 61,84% dân số, lao động phi nông nghiệp chiếm63,62% lực lượng lao động Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,23% và tăng cơ họchằng năm 1,31%
Dân tộc - Tôn giáo: Dân tộc kinh có 4.889 hộ, chiếm 99,03%; Khơmer
có 42 hộ, chiếm 0,85%; dân tộc khác có 06 hộ, chiếm 0,12% Đạo phật giáoHoà hảo chiếm 73,88%, Thiên chúa chiếm 11,60%, các tôn giáo khác chiếm14,52%
Mật độ dân số 1.821 người/Km2, dân cư tập trung dọc theo Quốc lộ 91,ven sông Hậu và các trục giao thông liên xã
Cơ sở hạ tầng nông thôn: có 23 km lộ giao thông, trong đó có 7 kmQuốc lộ 91; 8,9 km lộ liên xã được nhựa hóa, 3 km đường cấp phối Tà Pạ; cáctuyến giao thông nội ô thị trấn đảm bảo thông suốt trong mùa lũ Có 4.882 hộ
sử dụng điện chiếm 98,5%; 4.342 hộ sử dụng nước sạch chiếm 89,8% Mạnglưới thông tin liên lạc phủ khắp, bình quân 40 máy điện thoại/100 hộ dân
Lĩnh vực kinh tế: cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng Thương mại Dịch vụ ( chiếm 43,1% ), Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp ( chiếm 31% ),Nông nghiệp ( chiếm 25,9 % ) Mức tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm10% - 12% Tổng thu ngân sách hàng năm trên địa bàn 5,5 tỷ, thu theo phâncấp 2,855 tỷ Thu nhập bình quân đầu người 8,2 triệu đồng/năm
-Lĩnh vực văn hoá - xã hội: hệ thống trường lớp khang trang với 01trường trung học cơ sở, 04 trường tiểu học, 01 trường mẫu giáo và 01nhà trẻ,hàng năm huy động 4.709 học sinh các bậc học Địa bàn có 01 Trạm y tế vớiđội ngũ y bác sĩ, cộng tác viên có trình độ chuyên môn cao, thực hiện tốt cácchương trình mục tiêu y tế quốc gia Hệ thống thông tin tuyên truyền đảmbảo, các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao và phong trào xã hội từthiện được quan tâm thực hiện tốt
Lĩnh vực an ninh - quốc phòng: Lực lượng công an, quân sự đủ biênchế, thực hiện tốt công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vàcông tác quân sự địa phương hàng năm
Lĩnh vực quản lý Nhà nước: Tổ chức bộ máy biên chế đầy đủ theoNghị định 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, côngchức xã, phường, thị trấn Với 124 cán bộ, công chức ( kể cả xã, ấp ); hầu hếtcán bộ chuyên trách và công chức đều có trình độ chuyên môn, chính trị đúngtheo tiêu chuẩn quy định ( 24 cán bộ chuyên trách và công chức ) Địaphương bắt đầu áp dụng mô hình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chếmột cửa từ cuối năm 2003
Trang 3Trong nghiên cứu thủ tục hành chính, có nhiều quan niệm khác nhau:
- Quan niệm thứ nhất: Thủ tục hành chính là trình tự mà các cơ quanquản lý nhà nước giải quyết trong lĩnh vực trách nhiệm hành chính và xử lý viphạm pháp luật
- Quan niệm thứ hai: Thủ tục hành chính là trình tự giải quyết bất kỳmột nhiệm vụ cá biệt, cụ thể nào trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước.Như vậy, ngoài thủ tục xử lý các vi phạm hành chính thì thủ tục hành chính,thì các thủ tục như cấp phép, đăng ký, giải quyết khiếu nại, tố cáo cũngđược xem là thủ tục hành chính Quan niệm này có phạm vi rộng hơn nhưngvẫn chưa đầy đủ
- Quan niệm theo nghĩa rộng nhất khẳng định: Thủ tục hành chính làtrình tự về thời gian và không gian các giai đoạn cần phải có để thực hiện mọihình thức hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước, bao gồm:trình tự thành lập các công sở, trình tự bổ nhiệm, điều động cán bộ, côngchức, viên chức; trình tự lập quy, áp dụng quy phạm để đảm bảo các quyềnchủ thể và xử lý vi phạm; trình tự tổ chức - tác nghiệp hành chính
Thủ tục hành chính là một bộ phận tạo thành chế định tất yếu của luậthành chính, do vậy xây dựng một quan niệm chung, thống nhất về thủ tụchành chính là rất quan trọng Điều đó có ý nghĩa to lớn trong hoạt động lậppháp và để nhận thức hành động đúng đắn trong hoạt động quản lý hànhchính nhà nước, đặc biệt là trong tiến trình cải cách nền hành chính Nhà nước
Như vậy, Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức giải quyết công việc của cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền trong mối quan hệ nội bộ của hành chính và giữa các cơ quan hành chính Nhà nước với các
tổ chức và cá nhân công dân Nó giữ vai trò đảm bảo cho công việc đạt được
mục đích đã định, phù hợp với thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước hoặccủa các cá nhân, tổ chức được ủy quyền trong việc thực hiện chức năng quản
lý Nhà nước
3
Trang 42 Đặc điểm thủ tục hành chính
2.1 Thủ tục hành chính được điều chỉnh bằng các quy phạm thủ tụchành chính Mọi hoạt động quản lý hành chính Nhà nước đều phải được trật
tự hoá, tức là phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục nhất định
2.2 Thủ tục hành chính là trình tự thực hiện thẩm quyền trong quản lýhành chính Nhà nước Nghĩa là, thủ tục hành chính được phân biệt với thủ tục
tư pháp, khác với thủ tục tố tụng tại toà án, kể cả tố tụng hành chính cũngkhông thuộc về khái niệm thủ tục hành chính
2.3.Thủ tục hành chính rất đa dạng, phức tạp Tính đa dạng, phức tạpcủa nó được quy định bởi hoạt động quản lý hành chính Nhà nước, là hoạtđộng diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và bộ máy hànhchính bao gồm rất nhiều các cơ quan từ Trung ương đến địa phương, mỗi cơquan đó trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình đều tuân thủ theo nhữngthủ tục nhất định Hơn nữa nền hành chính Nhà nước ta hiện đang chuyển từnền hành chính kế hoạch hoá tập trung sang nền hành chính phục vụ; đồngthời với xu thế hợp tác quốc tế hiện nay đối tượng quản lý không chỉ là côngdân, tổ chức trong nước mà còn có yếu tố nước ngoài Do vậy, thủ tục hànhchính hiện nay rất đa dạng, phong phú và phức tạp
2.4 So với các quy phạm nội dung của luật hành chính, thủ tục hànhchính có tính năng động hơn và đòi hỏi phải thay đổi nhanh hơn khi thực tếcuộc sống đã có những yêu cầu mới
Thủ tục hành chính đảm bảo cho việc thi hành quyết định được thốngnhất và có thể kiểm tra được tính hợp pháp, hợp lý cũng như các hệ quả doviệc thực hiện các quyết định hành chính tạo ra
Thủ tục hành chính khi được xây dựng và vận dụng một cách hợp lý, sẽtạo ra khả năng sáng tạo trong việc thực hiện các quyết định quản lý, đem lạihiệu quả thiết thực cho quản lý Nhà nước Bởi thủ tục hành chính liên quanđến quyền lợi công dân, do vậy khi được xây dựng hợp lý và vận dụng tốt vàođời sống nó sẽ có ý nghĩa rất thiết thực, làm giảm sự phiền hà, chống được tệquan liêu, tham nhũng, củng cố được mối quan hệ giữa Nhà nước và nhândân
Trang 5Xét trong tổng thể, vì thủ tục hành chính là một bộ phận pháp luật hànhchính nên nắm vững và thực hiện các quy định về thủ tục hành chính sẽ có ýnghĩa rất lớn đối với quá trình cải cách nền hành chính Nhà nước và xây dựngNhà nước pháp quyền Cũng cần nhấn mạnh rằng, thủ tục hành chính có ýnghĩa như một công cụ điều hành cần thiết của tổ chức hành chính, không thểtách rời khỏi hoạt động của các tổ chức hành chính.
Từ sự phân tích trên, có thể khẳng định rằng: Thủ tục hành chính làchiếc cầu nối quan trọng giữa cơ quan Nhà nước với nhân dân và các tổ chức,
có khả năng làm bền chặt mối quan hệ đó, làm cho Nhà nước ta thực sự làNhà nước của dân, do dân và vì dân Trên một phương diện nhất định, thủ tụchành chính biểu hiện trình độ văn hoá, văn hoá giao tiếp, văn hoá điều hành,mức độ văn minh của nền hành chính Vì vậy, cải cách thủ tục hành chínhkhông đơn thuần liên quan đến pháp luật, mà còn là yếu tố ảnh hưởng đến sựphát triển chung của đất nước về chính trị, văn hoá, giáo dục và mở rộng giaolưu hợp tác quốc tế
II- NỘI DUNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1 Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước
Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001 –
2010 của Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 136/2001/QĐ-TTg ngày17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định:
1.1 Mục tiêu chung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhànước giai đoạn 2001 - 2010 là : “xây dựng một nền hành chính dân chủ, trongsạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệuquả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnhđạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lựcđáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước” Đến năm
2010, hệ thống hành chính về cơ bản được cải cách phù hợp với yêu cầu quản
lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Những mục tiêu cụ thể của Chương trình là :
- Hoàn thiện hệ thống thể chế hành chính, cơ chế, chính sách phù hợpvới thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trước hết là các thể chế vềkinh tế, về tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính Tiếp tục đổi mớiquy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, khắc phục tínhcục bộ trong việc chuẩn bị, soạn thảo các văn bản; đề cao trách nhiệm củatừng cơ quan trong quá trình xây dựng thể chế; phát huy dân chủ, huy động trítuệ của nhân dân để nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật
- Xóa bỏ về cơ bản các thủ tục hành chính mang tính quan liêu, rườm
rà, gây phiền hà cho doanh nghiệp và nhân dân; hoàn thiện các thủ tục hànhchính mới theo hướng công khai, đơn giản và thuận tiện cho dân
5
Trang 6- Các cơ quan trong hệ thống hành chính được xác định chức năng,nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm rõ ràng; chuyển được một số công việc
và dịch vụ không cần thiết phải do cơ quan nhà nước thực hiện cho doanhnghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ đảm nhận
- Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gọn nhẹ, hợp lý theo nguyên tắc Bộquản lý đa ngành, đa lĩnh vực, thực hiện chức năng chủ yếu là quản lý vĩ môtoàn xã hội bằng pháp luật, chính sách, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện
Bộ máy của các Bộ được điều chỉnh về cơ cấu trên cơ sở phân biệt rõchức năng, phương thức hoạt động của các bộ phận tham mưu, thực thi chínhsách, cung cấp dịch vụ công
- Đến năm 2005, về cơ bản xác định xong và thực hiện được các quyđịnh mới về phân cấp quản lý hành chính nhà nước giữa trung ương và địaphương, giữa các cấp chính quyền địa phương; định rõ chức năng, nhiệm vụ,thẩm quyền và tổ chức bộ máy chính quyền ở đô thị và nông thôn
Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyệnđược tổ chức lại gọn nhẹ, thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước theonhiệm vụ và thẩm quyền được xác định trong Luật Tổ chức Hội đồng nhândân và Ủy ban nhân dân (sửa đổi) Xác định rõ tính chất, cơ cấu tổ chức, chế
độ làm việc của chính quyền cấp xã
- Đến năm 2010, đội ngũ cán bộ, công chức có số lượng, cơ cấu hợp lý,chuyên nghiệp, hiện đại Tuyệt đại bộ phận cán bộ, công chức có phẩm chấttốt và đủ năng lực thi hành công vụ, tận tụy phục vụ sự nghiệp phát triển đấtnước và phục vụ nhân dân
- Đến năm 2005, tiền lương của cán bộ, công chức được cải cách cơbản, trở thành động lực của nền công vụ, bảo đảm cuộc sống của cán bộ, côngchức và gia đình
- Đến năm 2005, cơ chế tài chính được đổi mới thích hợp với tính chấtcủa cơ quan hành chính và tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công
- Nền hành chính nhà nước được hiện đại hóa một bước rõ rệt Các cơquan hành chính có trang thiết bị tương đối hiện đại phục vụ yêu cầu quản lýnhà nước kịp thời và thông suốt Hệ thống thông tin điện tử của Chính phủđược đưa vào hoạt động
1.2 Nội dung chủ yếu của chương trình
- Cải cách thể chế;
- Cải cách tổ chức bộ máy;
- Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức;
- Cải cách tài chính công
Trang 7Về cải cách thể chế, một trong những nội dung quan trọng được nhấn
mạnh là tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, theo đó:
- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính nhằm bảo đảm tính pháp lý, hiệuquả, minh bạch và công bằng trong khi giải quyết công việc hành chính Loại
bỏ những thủ tục rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khókhăn cho dân Mở rộng cải cách thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực,xóa bỏ kịp thời những quy định không cần thiết về cấp phép và thanh tra,kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch, giám định Mẫu hóa thống nhất trong cả nướccác loại giấy tờ mà công dân hoặc doanh nghiệp cần phải làm khi có yêu cầugiải quyết các công việc về sản xuất, kinh doanh và đời sống
- Ban hành cơ chế kiểm tra cán bộ, công chức tiếp nhận và giải quyết côngviệc của dân; xử lý nghiêm người có hành vi sách nhiễu, hách dịch, vô tráchnhiệm; khen thưởng những người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao
- Mở rộng thực hiện cơ chế “một cửa” trong việc giải quyết công việccủa cá nhân và tổ chức ở các cơ quan hành chính nhà nước các cấp Cơ quanhành chính các cấp có trách nhiệm giải quyết công việc của cá nhân và tổchức phải niêm yết công khai, đầy đủ mọi thủ tục, trình tự, lệ phí, lịch côngtác tại trụ sở làm việc
- Quy định cụ thể và rõ ràng trách nhiệm cá nhân trong khi thi hành công
vụ Việc xác định quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ, công chức trong khithi hành công vụ phải đi liền với việc đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cán bộ,công chức
2 Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”
Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính Nhà nước ởđịa phương ban hành kèm theo Quyết định 181/2003/QĐ-TTg ngày04/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ Quy chế này quy định việc áp dụng,triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” và quy trình giải quyết công việc theo
cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
2.1 Khái niệm “Một cửa”
“Một cửa” là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, công dân thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước từ tiếp nhận yêu cầu,
hồ sơ đến trả lại kết quả thông qua một đầu mối là “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” tại cơ quan hành chính nhà nước.
2.2 Lợi ích của cơ chế “một cửa”
Việc thực hiện cơ chế “một cửa” nhằm đạt được bước chuyển căn bảntrong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan hành chính nhànước với tổ chức, công dân, giảm phiền hà cho tổ chức, công dân, chống tệquan liêu, tham nhũng, cửa quyền của cán bộ, công chức, nâng cao hiệu lực,hiệu quả quản lý nhà nước
7
Trang 8Trước đây, tổ chức, công dân phải đi lại nhiều lần, đến một hoặc nhiều
cơ quan để liên hệ giải quyết công việc của mình Nay với cơ chế “một cửa”,
tổ chức, công dân chỉ phải đến liên hệ tại một nơi, việc phối hợp giải quyếtcông việc của tổ chức, công dân thuộc trách nhiệm của cơ quan hành chínhnhà nước
Qua tổng kết thực tiễn thực hiện cơ chế “một cửa”, cho thấy các kết quả
tổ chức, công dân của đội ngũ cán bộ, công chức
- Nâng cao chất lượng công vụ, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
- Làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước cáccấp trong giải quyết công việc liên quan đến tổ chức, công dân
- Đổi mới cơ bản phương thức hoạt động của bộ máy các cơ quan hànhchính nhà nước, trên cơ sở đó sắp xếp lại tổ chức theo hướng gọn nhẹ, hoạtđộng có hiệu lực, hiệu quả
2.3 Phạm vi áp dụng
Cơ chế “một cửa” được áp dụng trong các cơ quan hành chính nhànước ở địa phương, cụ thể là : Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương (các Sở, Ban, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhândân); Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Ủy bannhân dân xã, phường, thị trấn
2.4 Nguyên tắc thực hiện cơ chế “một cửa”
- Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật
- Công khai các thủ tục hành chính, phí, lệ phí và thời gian giải quyếtcông việc của tổ chức, công dân
- Nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
- Việc phối hợp giữa các bộ phận có liên quan để giải quyết công việccủa tổ chức, công dân là trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước
- Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức,công dân
2.5 Các lĩnh lực thực hiện cơ chế “một cửa”
- Tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương : phê duyệt các dự án đầu
tư trong nước và nước ngoài, xét duyệt cấp vốn xây dựng cơ bản, cấp giấychứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, cấp giấy phép xây dựng,
Trang 9cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, cho thuê đất,giải quyết chính sách xã hội.
- Tại quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh : cấp giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh cho các hộ kinh doanh cá thể, cấp giấy phép xâydựng, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, đăng
ký hộ khẩu, công chứng và chính sách xã hội
- Tại xã, phường, thị trấn : xây dựng nhà ở, đất đai, hộ tịch, chứng thực
9
Trang 10Chương II
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT HỒ SƠ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO MÔ HÌNH “MỘT CỬA” TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ TRẤN AN CHÂU, HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH AN GIANG
I CƠ SỞ PHÁP LÝ HÌNH THÀNH
1 Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001 –
2010 của Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 136/2001/QĐ-TTg ngày17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ
2 Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước
ở địa phương ban hành kèm theo Quyết định 181/2003/QĐ-TTg ngày04/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ
3 Kế hoạch số 44/KH.UB.TC ngày 20/11/2003 của UBND tỉnh An
Giang về việc Tổ chức thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “mộtcửa” trên địa bàn tỉnh An Giang
Trên cơ sở thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ,UBND tỉnh và chỉ đạo, hướng dẫn của UBND huyện Châu Thành, UBND thịtrấn An Châu tiến hành xây dựng Đề án thành lập “Bộ phận tiếp nhận và trảkết quả” thực hiện theo cơ chế “một cửa” tại UBND thị trấn An Châu và đượcphê duyệt bằng các văn bản sau:
- Quyết định số 1381/QĐ.UB.TC ngày 22/12/2003 của UBND huyệnChâu Thành phê duyệt Đề án cải cách thủ tục hành chính tại UBND thị trấn
An Châu theo cơ chế “một cửa”
- Quyết định số 1430/QĐ.UB.TC ngày 24/12/2003 của UBND huyệnChâu Thành về việc thành lập “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” thực hiệntheo cơ chế “một cửa” thuộc Văn phòng UBND thị trấn An Châu
- Quyết định số 1431/QĐ.UB.TC ngày 24/12/2003 của UBND huyệnChâu Thành về việc phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của “Bộ phậntiếp nhận và trả kết quả” thực hiện theo cơ chế “một cửa” thuộc Văn phòngUBND thị trấn An Châu
- Quyết định số 1432/QĐ.UB.TC ngày 24/12/2003 của UBND huyệnChâu Thành về việc phê duyệt bản Quy định các thủ tục hành chính và trình
tự giải quyết theo cơ chế “một cửa” tại UBND thị trấn An Châu
- Quyết định số 115/QĐ.UB ngày 25/12/2003 của Chủ tịch UBND thịtrấn An Châu về việc điều động công chức đến làm việc tại Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND thị trấn An Châu
Ngày 31/12/2003, “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” thuộc Văn phòngUBND thị trấn An Châu chính thức đi vào hoạt động
Trang 11c V
ăn phòng
- Thống kê
- Công chứ
c Đ
ịa chính
- X
ây dựng
- Công chứ
c T
ư phá
p -
Hộ tịch
Chủ t ịch
hoặc Phó
Chủ t ịch
UB ND thị trấn
Trang 12II CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
1 Cơ cấu tổ chức
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND thị trấn,được tổ chức theo Quyết định số 1430/QĐ.UB.TC ngày 24/12/2003 củaUBND huyện Châu Thành về việc thành lập “Bộ phận tiếp nhận và trả kếtquả” thực hiện theo cơ chế “một cửa” thuộc Văn phòng UBND thị trấn AnChâu và Quyết định số 115/QĐ.UB ngày 25/12/2003 của Chủ tịch UBND thịtrấn An Châu về việc điều động công chức đến làm việc tại Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND thị trấn An Châu
Biên chế gồm 03 công chức: Văn phòng - Thống kê, Địa chính - Xâydựng, Tư pháp - Hộ tịch Công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kếtquả chịu sự quản lý toàn diện và trực tiếp của Chủ tịch UBND thị trấn
2 Chức năng, nhiệm vụ
2.1 Tiếp tổ chức, công dân tại phòng làm việc của Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả khi họ có yêu cầu giải quyết công việc trong phạm vi thẩmquyền của UBND thị trấn
2.2 Hướng dẫn tổ chức, công dân trong việc hoàn tất các thủ tục hànhchính, giấy tờ, biểu mẫu theo quy định Việc hướng dẫn này được thực hiệntheo nguyên tắc một lần, đầy đủ, theo đúng quy định đã niêm yết công khai
2.3 Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định thì tiếp nhận, viết phiếunhận hồ sơ, vào sổ theo dõi;
Trường hợp hồ sơ chưa hoàn chỉnh thì hướng dẫn để tổ chức, công dân
bổ sung, hoàn chỉnh
Trường hợp hồ sơ của tổ chức, công dân không thuộc thẩm quyền giảiquyết của UBND thị trấn thì hướng dẫn cụ thể để tổ chức, công dân đến cơquan nhà nước có thẩm quyền giải quyết
2.4 Xử lý hồ sơ của tổ chức, công dân theo phạm vi trách nhiệm,quyền hạn của mình
Trường hợp hồ sơ của tổ chức, công dân có liên quan đến trách nhiệm,quyền hạn của các cán bộ, công chức khác, công chức phụ trách hồ sơ chủđộng phối hợp với các cán bộ, công chức khác cùng xử lý hồ sơ
Sau khi xử lý hồ sơ của tổ chức, công dân xong, trình Chủ tịch UBNDhoặc Phó Chủ tịch UBND thị trấn giải quyết
2.5 Nhận lại kết quả đã giải quyết, trả lại cho tổ chức, công dân, thuphí, lệ phí theo quy định (nếu có)
Trang 133 Nhiệm vụ cụ thể của công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
3.1 Công chức Văn phòng - Thống kê có trách nhiệm:
- Tiếp nhận những hồ sơ về các lĩnh vực công việc không thuộc lĩnhvực Địa chính - Xây dựng, Hộ tịch và Chứng thực, chuyển các cán bộ, côngchức khác có liên quan thuộc UBND thị trấn để xử lý, viết phiếu chuyển hồ
sơ, sau đó nhận lại kết quả đã giải quyết, trả lại cho tổ chức, công dân;
- Theo dõi, tổng hợp tình hình tiếp nhận, giải quyết, trả hồ sơ của côngchức thuộc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
- Là đầu mối phối hợp với các cán bộ, công chức khác thuộc UBNDcấp xã kịp thời giải quyết những vấn đề vướng mắc xảy ra, đặc biệt đối vớinhững hồ sơ liên quan đến nội dung công việc của nhiều công chức
3.2 Công chức Địa chính - Xây dựng có trách nhiệm:
- Hướng dẫn, tiếp tổ chức, công dân đến liên hệ về những công việcthuộc lĩnh vực đất đai, xây dựng nhà ở;
- Xử lý, trình Lãnh đạo UBND thị trấn giải quyết các hồ sơ thuộc lĩnhvực đất đai, xây dựng nhà ở; sau đó trả kết quả cho tổ chức, công dân;
- Là đầu mối phối hợp với các công chức khác để giải quyết các côngviệc thuộc lĩnh vực đất đai, xây dựng nhà ở đối với trường hợp liên quan đếnnội dung công việc của nhiều công chức
3.3 Công chức Tư pháp - Hộ tịch có trách nhiệm:
- Hướng dẫn, tiếp tổ chức, công dân đến liên hệ về những công việcthuộc các lĩnh vực hộ tịch, chứng thực;
- Xử lý, trình Lãnh đạo UBND cấp xã giải quyết các hồ sơ thuộc cáclĩnh vực hộ tịch, chứng thực, sau đó trả kết quả cho tổ chức, công dân;
- Là đầu mối phối hợp với các công chức khác để giải quyết các côngviệc thuộc các lĩnh vực hộ tịch, chứng thực đối với các trường hợp liên quanđến nội dung công việc của nhiều công chức
III CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
1 Các lĩnh vực hoạt động
1.1 Lĩnh vực đất đai
- Thẩm tra, xác nhận hồ sơ xin cấp quyền sử dụng đất
- Thẩm tra, xác nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- Thừa kế quyền sử dụng đất
13
Trang 14- Hướng dẫn tổ chức, cá nhân liên hệ cơ quan địa chính các trườnghợp yêu cầu chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( áp dụng đối vớitrường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức, công dân có saisót về diện tích, kỹ thuật hoặc các chi tiết khác ).
1.2 Lĩnh vực xây dựng nhà ở
- Thẩm tra, xác nhận đơn xin cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ
- Thẩm tra, xác nhận đơn xin hợp thức hoá quyền sở hữu nhà ở
1.3 Lĩnh vực hộ tịch
- Đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn
- Đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn
- Đăng ký nuôi con nuôi
- Đăng ký nhận cha, mẹ, con
- Hướng dẫn tổ chức, công dân đến liên hệ cơ quan có thẩm quyềngiải quyết
1.4 Lĩnh vực chứng thực
- Chứng thực chữ ký của công dân Việt Nam trong các giấy tờ phục
vụ cho việc giao dịch dân sự trong nước
- Chứng thực di chúc, văn bản từ chối nhận di sản
- Các việc khác theo quy định của pháp luật
1.5 Những lĩnh vực công việc khác thuộc thẩm quyền giải quyết củaUBND thị trấn
2 Thời gian làm việc:
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả làm việc 8 giờ/ngày ( 40 giờ/tuần ),trong đó:
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, công dân: Buổi sáng từ 8 giờđến 10 giờ; Buổi chiều từ 14 giờ đến 16 giờ
- Thời gian còn lại công chức thực hiện các tác nghiệp chuyên môn, xử
lý hồ sơ tiếp nhận và trình lãnh đạo UBND thị trấn ký, giải quyết
IV TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
1 Kết quả hoạt động
Trên cơ sở thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định của phápluật và quy trình tiếp nhận hồ sơ, giải quyết công việc theo mô hình “mộtcửa” tại UBND thị trấn An Châu, được triển khai và thực hiện một cách