Uỷ ban nhân dân UBND phường là cơ quan hành chính Nhà nước ởđịa phương, có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị ở nước ta, là cầu nối chuyển tải và tổ chức thực hi
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của tiểu luận
Xã, phường, thị trấn (gọi chung là phường) là đơn vị hành chính cơ sở,
là cấp gần dân nhất và là nơi diễn ra mọi hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá,
xã hội của các tầng lớp nhân dân
Uỷ ban nhân dân (UBND) phường là cơ quan hành chính Nhà nước ởđịa phương, có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị ở nước
ta, là cầu nối chuyển tải và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước đến với quảng đại quần chúng nhân dân UBNDphường thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vựckinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội
ở địa phương theo thẩm quyền; đảm bảo cho các chủ trương, chính sách củaĐảng và pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống
Hoạt động của UBND phường có ảnh hưởng lớn tới tính hiệu quả củacác chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có ý nghĩa vôcùng to lớn với việc củng cố sự phát triển bền vững của xã hội, đảm bảo dân
chủ và nâng cao đời sống nhân dân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Phường
là cấp gần dân nhất, là nền tảng của hành chính Phường làm được việc thì mọi việc đều xong xuôi”.[1, tr.371]
Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động của Uỷ ban nhân dân phường cònchưa được chuyên sâu, thiếu ổn định về nhân sự; tình trạng lãng phí, hình thứctrong hoạt động quản lý vẫn phổ biến Bên cạnh đó, trình độ quản lý, chuyênmôn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức phường còn nhiều hạn chế, luônrơi vào trạng thái lúng túng, ngỡ ngàng trước sự thay đổi và xu thế phát triểnchung của thời đại, dẫn đến hiệu quả hoạt động của Uỷ ban nhân dân phường
Trang 2Khẳng định tầm quan trọng của Uỷ ban nhân dân phường trong hệ thốngchính trị ở nước ta Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX đã đề ra phương hướng
“đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở xã, phường, thị
trấn” Nghị quyết chỉ đạo: “Cần nâng cao hiệu lực của cơ quan hành chính theo hướng đề cao trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan hành chính phường” [21] Gần đây, tại hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương
khoá X đã ban hành Nghị quyết số 17- NQ/TW ngày 01/08/2007 về đẩy mạnhcải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nướctrong đó có UBND phường Đó là những cơ sở quan trọng để chúng ta tiếp tụcxây dựng chiến lược cải cách, nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND phường
ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
Nhận thức được tầm quan trọng của Uỷ ban nhân dân phường trong hệ
thống chính trị ở nước ta, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu qủa hoạt động của Uỷ ban nhân dân phường Đằng Hải – Hải An – Hải Phòng” làm đề tài tiểu luận tốt nghiệp của mình
2 Mục đích nghiên cứu của tiểu luận
Làm sáng tỏ các nội dung liên quan tới hoạt động của UBND phường ởnước ta trong giai đoạn hiện nay, những mặt tích cực và hạn chế trong hoạtđộng của UBND phường trong lĩnh vực hành chính tư pháp và những nguyênnhân dẫn tới tình trạng đó Khẳng định vị trí và vai trò hết sức quan trọng củaUBND phường trong hệ thống chính trị và dân cư Từ đó, đưa ra được nhữnggiải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND phườngtrong lĩnh vực hành chính tư pháp
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của tiểu luận
Hoạt động của UBND phường rất rộng và đa dạng nên trong phạm vi
của tiểu luận tốt nghiệp, em chỉ tập trung nghiên cứu một hoạt động đặc thùcủa UBND phường có tác động trực tiếp đến người dân như: hoạt động Hành
Trang 3chính - Tư pháp; Và từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quảhoạt động của UBND phường trong linh vực Hành chính - Tư pháp.
4 Phương pháp nghiên cứu của tiểu luận
Tiểu luận được thực hiện trên cơ sở những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật; cácđường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về tổ chức và hoạt động của bộmáy nhà nước; xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của chính quyền địaphương
Để giải quyết những vấn đề cơ bản đã được đặt ra ở trên, em đã sử dụngphương pháp duy vật biện chứng của Triết học Mác- LêNin và những phươngpháp khác như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháplịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh nhằm làm sáng tỏ nộidung và phạm vi nghiển cứu của tiểu luận
5 Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luậngồm 3 chương:
Chương I: Một số vấn đề chung về UBND phường.
Chương II: Thực trạng hoạt động của UBND phường Đằng Hải trong
lĩnh vực hành chính – tư pháp.
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND phường
Đằng Hải trong lĩnh vực hành chính - tư pháp.
Trang 4CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ UỶ BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG
1.1 Khái niệm về Uỷ ban nhân dân phường
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Ủy ban nhân dân là cơ quan chính
quyền nhân dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được lập ra ở các phường, phường, thị trấn trực thuộc huyện; huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” [20, tr.759]
Theo từ điển luật học: “UBND là tên gọi của các cơ quan chấp hành
của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương” [19, tr.538]
Điều 123 Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) quy định: “UBND do Hội
đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND)”.
Điều 2 Luật tổ chức của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm
2003 quy định: “UBND là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, do
HĐND bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên”.
Theo đó: UBND phường là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương,
do HĐND phường bầu ra, chịu trách nhiệm trước HĐND phường và cơ quannhà nước cấp trên về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình
Như vậy, UBND phường là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
có thẩm quyền chung, hoạt động với tư cách:
Cơ quan chấp hành của HĐND cùng cấp;
Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
Trang 5Là cơ quan chấp hành của HĐND phường: UBND phường chịu sự giámsát của HĐND phường, chịu trách nhiệm và báo cáo các hoạt động của mìnhtrước HĐND phường.
Là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương: UBND phường có nhiệm
vụ triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật củaNhà nước vào cuộc sống, quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội và dân cưtrên địa bàn
UBND phường chính là đầu mối giải quyết các công việc thường ngàycủa nhân dân và có quan hệ trực tiếp và gắn bó mật thiết với nhân dân, là cầunối để chuyển tải mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước vào cuộc sống Vì vậy mà hiệu quả hoạt động của UBND phường có ảnhhưởng rất lớn tới sự thành công của các chủ trương, chính sách được hoạchđịnh từ cấp trên và quyền, lợi ích của nhân dân trên địa bàn
Chúng ta đã chuyển sang cơ chế quản lý mới trong điều kiện nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì vai trò của UBND phường càng có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước,nâng cao đời sống của nhân dân
1.2 Vị trí, chức năng của UBND phường
(Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003)
Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành củaHội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu tráchnhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên
Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các vănbản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùngcấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội,củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn
Trang 6Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương,góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhànước từ trung ương tới cơ sở.
Uỷ ban nhân dân cấp dưới chịu sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân cấp trên
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu sự chỉ đạo của Chính phủ
Hiệu quả hoạt động của Uỷ ban nhân dân được bảo đảm bằng hiệu quảhoạt động của tập thể Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, các thànhviên khác của Uỷ ban nhân dân và của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ bannhân dân
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, Uỷ ban nhândân ra quyết định, chỉ thị và tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thi hành các vănbản đó
1.3 Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phường
Theo quy định của Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và Pháplệnh về nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của HĐND và UBND mỗi cấp năm
1996 thì nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã, thị trấn và UBND phường làkhác nhau Sự khác nhau đó là do:
- Sự chênh lệch về quy mô dân số và diện tích ở xã, thị trấn và phường:Cho đến nay, khu vực nông thôn ở nước ta vẫn chiếm khoảng trên 80% dân số
và diện tích cả nước trong khi đó con số này của khu vực đô thị là khoảng gần20% dân số và diện tích cả nước Mật độ dân số ở nông thôn không đồng đều,các làng xã ở vùng đồng bằng thường đông đúc nhưng ngược lại ở khu vựcmiền núi, vùng sâu, vùng xa thì dân cư lại thưa thớt mà đất đai lại rộng Dân cư
ở nông thôn đơn giản, thuần nhất, gắn bó với nhau từ lâu đời, có tính truyềnthống và huyết thống cao tạo nên những bản sắc và phong tục tập quán riêng,cuộc sống chủ yếu mang tính chất tự cấp, tự túc
Trang 7Ở địa hình thành phố, mật độ dân số cao, thành phần dân cư phức tạp,không thuần nhất, có nguồn gốc, lối sống và tập quán khác nhau Lối sống củadân cư phường phần lớn phụ thuộc vào thị trường và chủ yếu thông quaphương thức mua bán; sự liên kết dân cư rất lỏng lẻo.
- Về phương diện cơ cấu kinh tế: Ở nông thôn, kinh tế chủ đạo là kinh tếnông nghiệp Ở đô thị, kinh tế chủ đạo là kinh tế công nghiệp, dịch vụ, thươngmại
- Về chức năng: UBND xã, thị trấn bên cạnh chức năng là cơ quan hànhchính nhà nước ở địa phương còn là cơ quan tự quản ở xã, đại diện cho cộngđồng dân cư ở cơ sở, giải quyết những vấn đề nội bộ của địa phương
Trong khi đó UBND phường chỉ thuần tuý là cơ quan hành chính nhànước ở địa phương, thực hiện một số công việc quản lý hành chính nhà nước theoquy định của pháp luật và một số nhiệm vụ do cấp trên giao
- Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ cácnhu cầu công ích ở địa phương;
- Phối hợp với các cơ quan hữu quan thu thuế ở địa phương theo quy địnhcủa pháp luật;
- Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong việc đầu tư xâydựng các công trình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn;
Trang 8* Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và tiểu thủ công nghiệp :
- Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, đề án ứng dụngtiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất
- Tổ chức việc xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ; thực hiện việc tu bổ,bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bãolụt;
- Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn;
- Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề truyềnthống ở địa phương;
- Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của xã;
* Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải :
- Quản lý, kiểm tra việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ
ở điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giaothông và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương;
- Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường xá,cầu, cống trên địa bàn; tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giaothông trong xã theo phân cấp;
* Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ:
- Quản lý, sắp xếp chợ và các điểm buôn bán dịch vụ ở địa phương;
- Quản lý các hoạt động dịch vụ, buôn bán nhỏ ở địa phương theo quyđịnh của pháp luật;
- Phối hợp với các cơ quan hữu quan chống buôn lậu, trốn thuế, sản xuất
và lưu hành hàng giả ở địa phương;
Trang 9* Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội và thể dục thể thao :
- Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương;
- Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫugiáo, trường mầm non ở địa phương;
- Tổ chức và quản lý trạm y tế xã, tổ chức, thực hiện các chương trình y tế
cơ sở, dân số, kế hoạch hoá gia đình được giao;
- Tổ chức thực hiện chính sách, chế độ đối với thương, bệnh binh, gia đìnhliệt sĩ, gia đình có công với nước; thực hiện công tác cứu tế xã hội, hoạt động từthiện ở địa phương;
- Quản lý, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ, quy hoạch quản lý nghĩa địa ởđịa phương;
- Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn thể; vận động nhândân xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá…
* Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội:
- Tổ chức huấn luyện quân sự phổ thông; tuyên truyền, giáo dục xây dựngquốc phòng toàn dân;
- Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch; thựchiện nhiệm vụ hậu cần tại chỗ; thực hiện chính sách đối với các lực lượng vũtrang nhân dân ở địa phương;
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, tạm vắng;
* Trong lĩnh vực thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo :
- Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn và bảo đảmthực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôngiáo của nhân dân ở địa phương theo quy định của pháp luật
Trang 10* Trong lĩnh vực thi hành pháp luật :
- Tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thi hành các văn bản do chính UBNDphường, cơ quan nhà nước cấp trên và HĐND cùng cấp ban hành;
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm phápluật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân;
- Tổ chức và hướng dẫn hoạt động của các tổ hoà giải, thanh tra nhân dân;
- Tổ chức việc đăng ký hộ tịch, thực hiện công chứng, chứng thực theoquy định của pháp luật;
- Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dântheo thẩm quyền;
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của Nhà nước; bảo vệ tính mạng,
tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của côngdân;
- Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thihành án theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc thi hành pháp luật trên địa bàn;
- Quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật
* Trong việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính:
- Tổ chức và thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồngnhân dân theo quy định của pháp luật;
- Lập hồ sơ về việc phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính; quản lý hồ sơ,mốc và bản đồ địa giới hành chính của địa phương [9],[10]
Do UBND xã, thị trấn và UBND phường đều thuộc một cấp hành chính(phường) nên cũng có những điểm tương đồng Vì vậy, Uỷ ban nhân dânphường, ngoài việc phải thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật đãquy định cho UBND xã, thị trấn như đã nói ở trên còn có trách nhiệm thực hiện
Trang 11những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: (Điều 118- Luật tổ chức HĐND vàUBND năm 2003)
- Thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch
đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, phòng, chống các tệ nạn xã hội, giữgìn trật tự vệ sinh, sạch đẹp khu phố, lòng đường, lề đường, trật tự công cộng
và cảnh quan đô thị; quản lý dân cư đô thị trên địa bàn;
- Thanh tra việc sử dụng đất đai của tổ chức, cá nhân trên địa bànphường theo quy định của pháp luật;
- Quản lý và bảo vệ cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn phường theophân cấp
- Quản lý, kiểm tra giấy phép xây dựng của tổ chức, cá nhân trên địa bànphường; [9]
Căn cứ vào các nhiệm vụ, quyền hạn mà UBND phường phải thực hiện,chúng ta thấy UBND phường vừa phải thực hiện những nhiệm vụ thuộc chứcnăng quản lý nhà nước được Nhà nước phân cấp hoặc uỷ quyền vừa phải tổ chứcthực hiện các Nghị quyết của HĐND phường về phát triển kinh tế- xã hội, nângcao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân trên địa bàn
1.4 Cơ cấu, tổ chức, hoạt động của UBND phường
Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, UBNDphường cần phải có một cơ cấu, tổ chức, hoạt động khoa học và hợp lý, pháthuy vai trò là nền móng của Bộ máy hành chính nhà nước
1.4.1 Cơ cấu của UBND phường
Điều 122 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định: UBNDphường do HĐND xã bầu ra, có từ 03 đến 05 thành viên, gồm có Chủ tịch, Phóchủ tịch và Uỷ viên
Trang 12Người đứng đầu UBND phường là Chủ tịch UBND do HĐND phườngtrực tiếp bầu ra Chủ tịch UBND phường nhất thiết phải là đại biểu HĐNDphường, còn các thành viên khác của UBND phường thì không nhất thiết phải
là đại biểu HĐND Kết quả bầu các thành viên của UBND phường phải đượcChủ tịch UBND cấp huyện phê chuẩn
Trong nhiệm kì, nếu khuyết Chủ tịch UBND phường thì Chủ tịchHĐND cùng cấp giới thiệu người ứng cử Chủ tịch UBND để HĐND bầu.Người được bầu giữ chức Chủ tịch UBND phường trong nhiệm kì không nhấtthiết là đại biểu HĐND Quy định này nhằm tạo ra cơ chế linh hoạt và đảm bảotính hiệu quả trong việc thực hiện chức năng quản lý và điều hành của hệ thốnghành chính nhà nước, khắc phục tình trang cục bộ địa phương Điều này cómục đích tốt, tuy nhiên có thể sẽ gặp phải khó khăn về mặt tâm lý, người dânđịa phương có thể cho rằng người địa phương khác đến không thể hiểu đượctình hình của đời sống dân cư tại địa phương mình Đây chính là một trongnhững vấn đề của cải cách bộ máy nhà nước
Phó chủ tịch UBND phường do HĐND cùng cấp bầu ra theo sự giớithiệu của chủ tịch UBND bằng hình thức bỏ phiếu kín
Các thành viên của UBND phường cũng do HĐND cùng cấp bầu rabằng hình thức bỏ phiếu kín, theo sự giới thiệu của chủ tịch UBND
Tuỳ theo quy mô số dân ở các xã, phường, thị trấn mà có cơ cấu tổ chứckhác nhau Cụ thể:
* Đối với UBND phường:
Cơ cấu tổ chức gồm 05 thành viên: Một chủ tịch, hai phó chủ tịch, hai uỷviên và được phân công phụ trách công việc như sau:
Một chủ tịch phụ trách chung, khối nội chính, quản lý công tácquy hoạch đô thị
Trang 13Hai phó chủ tịch: Một phó chủ tịch phú trách khối kinh tế- tài chính xâydựng cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, nhà đất và tài nguyên môi trường.Một phó chủ tịch phụ trách khối văn hoá xã hội và các lĩnh vực xã hội khác.
Hai uỷ viên: Một uỷ viên phụ trách công an Một uỷ viên phụ trách quân
sự [18, tr.45- 47]
1.4.2 Tổ chức của UBND phường
UBND phường tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.Trong đó:
Chủ tịch UBND phường là người lãnh đạo và điều hành công việc củaUBND, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn củamình và cùng với tập thể UBND chịu trách nhiệm về hoạt động của UBNDtrước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên
Phó chủ tịch UBND phường là người giúp việc cho Chủ tịch UBNDphường, được Chủ tịch phân công phụ trách, thực hiện những công việc nhấtđịnh và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND phường về phần công việc đượcgiao
Các thành viên của UBND phường được Chủ tịch UBND phân công, phụtrách những lĩnh vực chuyên môn nhất định Đặc biệt với những lĩnh vực quantrọng như: tài chính, công an, quân sự…Chủ tịch UBND phường phải phân côngcho các thành viên UBND phụ trách, làm thủ trưởng Mỗi thành viên của UBNDphường chịu trách nhiệm cá nhân về lĩnh vực được phân công phụ trách trướcChủ tịch UBND phường
1.4.3 Hoạt động của UBND phường
Theo Điều 8 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, hoạt động củaUBND phường được đảm bảo bằng hiệu quả hoạt động của:
- Tập thể Uỷ ban nhân dân;
Trang 14- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân;
- Các thành viên của UBND và các cơ quan chuyên môn của UBND.UBND phường họp mỗi tháng một lần Đây là hình thức hoạt động quantrọng nhất của UBND phường vì phần lớn nhiệm vụ quyền hạn của UBNDphường được thực hiện tại phiên họp như: chương trình công tác của UBNDhàng năm hoặc trong cả nhiệm kỳ; kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, dự toánngân sách, quyết toán ngân sách; kế hoạch đầu tư xây dựng các công trình trọngđiểm; các biện pháp thực hiện Nghị quyết của HĐND phường…
Những vấn đề nằm trong chương trình phiên họp của UBND phường đềuđược thảo luận tập thể và quyết định theo đa số Các quyết định của UBND thểhiện bằng hình thức văn bản đó là: Quyết định và Chỉ thị
Là người lãnh đạo, điều hành công việc của UBND phường, Chủ tịchUBND quy định chương trình hoạt động của UBND hàng tháng, hàng quý; phâncông công việc cho các thành viên của UBND và kiểm tra, giám sát việc thựchiện các nhiệm vụ của các chủ thể đó Chủ tịch UBND phường chịu trách nhiệm
cá nhân về các quyết định của mình và cùng với tập thể UBND chịu trách nhiệmđối với các quyết định thuộc thẩm quyền của UBND phường
Các phó chủ tịch UBND phường và các thành viên khác của UBND đượcChủ tịch UBND phường phân công phụ trách các lĩnh vực nhất định, góp phầnbảo đảm sự thống nhất quản lý từ Trung ương tới cơ sở, đồng thời phải chịutrách nhiệm trước Chủ tịch UBND trong việc quản lý các lĩnh vực được giao
Như vậy, UBND phường được tổ chức và hoạt động trên nguyên tắc tậptrung dân chủ, là cơ quan gần dân nhất, hoạt động và làm việc theo chế độ tậpthể quyết định, cá nhân phụ trách, đảm bảo sự thống nhất trong quá trình quản lýhành chính nhà nước ở địa phương
Trang 15CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA UBND PHƯỜNG ĐẰNG HẢI TRONG LĨNH VỰC HÀNH CHÍNH TƯ PHÁP.
2.1 Đặc điểm tình hình chung của UBND phường Đằng Hải – Hải An – Hải Phòng.
Phường Đằng Hải có diện tích tự nhiên là 446,7 ha, có tốc độ đô thị hóanhanh Dân số 15.750 nhân khẩu với 3987 hộ trong đó KT2, KT3 chiếm 1/2với số nhân khẩu 7.500 Phường chia thành 13 khu dân cư nay là 17 tổ dânphố, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do các dự án pháp triểndân cư, dự án pháp triển công nghiệp phần nào ảnh hưởng tới đời sống nhândân, khi bị thu hồi ruộng đất phải chuyển đổi nghề khác Trong những nămqua, được sự quan tâm của UBND thành phố, UBND quận Hải An cùng các
sở, ban nganh và sự sáng tạo dám nghĩ, dám làm, quyết tâm vượt mọi khó khănthử thách, đi tắt đón đầu, tiến hành công cuộc đổi mới Đảng bộ và nhân dânphường đã có bước thay đổi khang trang và tươi đẹp hơn xưa Cơ sở hạ tầngphát triển nhanh chóng, đến nay 100% hộ dân được dùng điện với giá từ 550đ/kwh; 100% số hộ gia đình có phương tiện nghe nhìn; 90% hộ có phương tiện
xe gắn máy, 85% hộ có máy điện thoại Phường được đầu tư điểm bưu điệnvăn hóa, y tế được đầu tư về trang thiết bị đạt chuẩn quốc gia… Trong nhiềunăm qua đường, trường, trạm điện luôn được đầu tư nâng cấp Toàn phường có
30 km đường nhựa, với quy mô từ 10 – 12m, 100% đường trong các tổ dân phốđược bê tông hóa Ba trường: Tiểu học, trung học cơ sở, mầm non đều làtrường cao tầng đảm bảo cho dạy và học Hệ thống giáo dục được nâng lên rõrệt Trường tiểu học và trung học cơ sở được công nhận trường chuẩn quốc giagiai đoạn 1, 2, 3 Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân tiếp tục được ổn
Trang 16được giữ vững Những thành tựu đó đã tạo thêm lòng tin và sự gắn bó máu thịtgiữa nhân dân với Đản và chính quyền.
2.2 Thực Trạng hoạt động tư pháp của UBND phường Đằng Hải – Hải An – Hải Phòng
2.2.1 Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật
- Xây dựng và tổ chức ký kết kế hoạch liên tịch về phổ biến giáo dục phápluật với cac trường trên địa bàn phường, Đoàn TNCSHCM phương để phổ biếngiáo dục pháp luật cho học sinh Tiểu học, Trung học cơ sở và đoàn viên thanhniên các cơ sở đoàn trên địa bàn phường
- Cùng với các UBND phương tổ chức hội nghị triển khai Luật Bầu cửĐại biểu Quốc hội và bầu cử hội đồng nhân dân các cấp; Luật Tố tụng hànhchính cho cán bộ phường và thành viên các tổ bầu cử, tổ chức buổi tuyêntruyền những nội dung cơ bản nhất liên quan đến công tác bầu cử cho nhân dân
2.2.2 Công tác văn bản
* Về xây dựng, ban hành, kiểm tra xử lý và theo dõi thi hành pháp luật
Đã tham mưu UBND phường ban hành:
- Kế hoạch triển khai công tác Tư pháp năm 2011 và kế hoạch triển khaicông tác xây dựng kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạmpháp luật năm 2011;