Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

Một phần của tài liệu Học thuyết hình thái kinh tế xã hội của triết học Mác – Lênin và sự vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội vào sự phát triển kinh tế xã hội tại xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 20112013 (Trang 56 - 64)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.4. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

2.4.1. Kinh tế

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, hộ nhân dân mở mang các cơ sở sản xuất, hộ nhân dân mở các cơ sở sản xuất, kinh doanh không ảnh hưởng môi trường để giải quyết việc làm cho người lao động.

- Vận động tham gia giải quyết việc làm, chú trọng những vùng giải tỏa, phát triển kinh tế hộ gia đình,…

- Đẩy nhanh tốc độ và mở rộng mạng lưới hoạt động thương mại – dịch vụ, khuyến khích phát triển các loại dịch vụ phục vụ đời sống nhân dân.

- Khuyến khích thành lập các tổ hợp tác sản xuất nấm rơm, nấm sò, trồng hoa, cây cảnh; tổ chức thành lập các tổ hợp tác dịch vụ sản xuất thôn Quang Châu, Dương Sơn, Giáng Đông; vận động nhân dân tổ chức sản xuất hoặc kêu gọi đầu tư sản xuất diện tích đất không chủ động tưới tiêu do tác động của các dự án,…

- Tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và dịch bệnh xảy ra trên địa bàn; hợp tác xã thực hiện tốt các dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp, mạnh dạn thử nghiệm và nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao.

- Tăng cường công tác quản lý thu ngân sách, đảm bảo thu đạt và vượt các chỉ tiêu huyện giao, khai thác tối đa các nguồn thu, chống nợ đọng thuế; thực hiện các chủ trương thu đúng, thu đủ, đồng nuôi dưỡng nguồn thu; thực hiện tốt luận chính sách và khoán chi ngân sách. Điều hành chi tiêu chặt chẽ, tiết kiệm, đảm bảo cân đối hiệu quả, ưu tiên đầu tư cho các nhiệm vụ cấp thiết.

- Bằng nhiều biện pháp tích cực khắc phục khó khăn về sản xuất nông nghiệp, ưu tiên vốn tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nhất là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, cải tạo vườn tạp,…

- Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và trong sản xuất, chú trọng công tác giống, chất lượng sản phẩm đầu ra; tu bổ, nâng cấp kênh tưới, tiêu phục vụ sản xuất xây dựng hệ thống thoát nước chống ngập úng; bố trí đầu tư xây dựng khu vui chơi giải trí,…

- Tổ chức hội thảo chuyên đề bàn về dự án phát triển kinh tế của xã theo hướng bền vững.

- Tăng cường công tác quản lý tài nguyên môi trường. Cụ thể hóa Nghị quyết TW6 (Khóa XI) về tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật về đất đai gắn với thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 06 – NQ/TU, Chỉ thị 10 – CT/TU của Thành ủy về “ Tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất đai”. Triển khai Nghị quyết TW7 (Khóa XI) về “công tác đẩy mạnh bảo vệ tài nguyên môi trường”, đảm bảo công tác thu gom rác, trồng cây xanh trên các tuyến đường. Phối hợp thực hiện tốt các tuyến công tác giải tỏa đền bù các dự án, giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư trên địa bàn.

2.4.2. Về xã hội

- Tập trung đổi mới căn bản, toàn diện giáo đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 24 – NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; thực hiện tốt nhiệm vụ “đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, chấn chỉnh tình trạng dạy them, học thêm. Tăng tỷ lệ học sinh giỏi thành phố, học sinh vào trung học phổ thông và trúng tuyển vào đại học.

- Đầu tư cơ sở vật chất hoàn thiện các tiêu chuẩn để đề nghị công nhận chuẩn Quốc gia đối với một số trường; đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài; phát huy hiệu quả của Trung tâm học tập cộng đồng,…

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vố có hiệu quả các nguồn vốn hổ trợ giảm nghèo, tích cực vận động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ giảm nghèo, tích cực vận động và hỗ trợ sinh kế cho các hộ nghèo phát triển kinh tế, chống tái nghèo.

- Đảm bảo chi trả, giải quyết kịp thời các chế độ chính sách cho các chính sách đối tượng. Thực hiện tốt Chỉ thị 25 – CT/TU của Thành ủy Đà Nẵng về phòng chống bạo lực gia đình với tuyên truyền, tập huấn về Bình đẳng giới.

- Thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; tăng cường công tác phòng ngừa dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện có hiệu quả công tác truyền thông dân số - Kế hoạch hóa gia đình; xây dựng xã phù hợp với trẻ em. Tiếp tục vận động toàn dân tham gia bảo hiểm y tế.

- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; thực hiện tốt chương trình hành động Nghị quyết 08 – NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI).

- Năng cao chất lượng hoạt động đài truyền thanh xã, tập trung tuyên truyền các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước và địa phương.

- Thực hiện tốt cuộc vận động đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, nhân rộng Câu lạc bộ môi trường, thôn không rác, khu dân cư môi trường Xanh – Sạch – Đẹp; đoạn đường an toàn, văn minh, vận động thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh trong tiệc cưới, việc tang; giữ vững danh hiệu xã văn hóa.

C. KẾT LUẬN

Học thuyết hình thái kinh tế xã hội là nền tảng chính của mọi quốc gia trên thế giới vì nó chính là nền tảng kinh tế - xã hội của mọi nước, mà trong đó những yếu tố để hình thành nên hình thái kinh tế - xã hội bao gồm lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng, sinh hoạt, văn hoá xã hội ... là nhân tố chính của hình thái kinh tế xã hội .

Ở nước ta, quá trình đi lên con đường xã hội chủ nghĩa là quá trình đầy thách thức khó khăn. Nhưng thực tế hơn 15 năm đổi mới đã cho thấy sự lựa chọn xây dựng đất nước xã hôi chủ nghĩa ở nước ta là hoàn toàn đúng đắn. Ngoài con đường đó không còn con đường nào khác.Vận dụng quan điểm lý luận triết học Mác Lênin về hình thái kinh tế - xã hội trong quá trình xây dựng đất nước phát triển theo định hướng XHCN một cách khoa học và hiệu quả nhất. Xã Hòa Châu đã có những bước tiến tích cực trong việc vận dụng linh hoạt và sáng tạo lý luận hình thái kinh tế - xã hội trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương trên nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đứng trước những khó khăn, thử thách những biến động phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, xã Hòa Châu luôn kiên định mục tiêu, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trên cơ sở xây dựng các chủ trương chính sách đổi mới. Đồng thời những tồn tại và những khó khăn thách thức mà xã Hòa Châu đang và sẽ gặp phải cũng hết sức to lớn đòi hỏi phải cố gắng hơn nữa.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Mai Văn Bính, Nguyễn Đăng Quang, Triết học Mác – Lênin (Tập bài giảng), NXB Giáo dục, 2005.

2. Phạm Văn Chung, Học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội và lí luận về con đường phát triển xã hội chủ nghĩa ở nước ta, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2005.

3. C.Mác và Ph.Ăngghen, Tuyển tập, tập 1, NXB Sự thật, Hà Nội, 1981. 4. C.Mác và Ph.Ăngghen, Tuyển tập, tập 2, , NXB Sự thật, Hà Nội, 1981.

5. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.

6. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 8, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993.

7. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 13, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993.

8. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 13, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.

9. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 19, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993.

10. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 20, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994.

11. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 23, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993.

12. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 26, NXB Tiến bộ Mátxcơva, Hà Nội, 1977.

13. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 27, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.

14. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 42, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.

15. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 46, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.

16. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 46, NXB Tiến bộ Mátxcơva, Hà Nội, 1977.

17. Hội đồng chỉ đạo biên soạn giáo trình các bộ môn khoa học Mác – Lênin, giáo trình triết học Mác – Lênin, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.

18. Nguyễn Đức Luận, “Về khái niệm lực lượng sản xuất và trình độ của lực lượng sản xuất”, Tạp chí Triết học số 11 (246), 2011.

19. Một số vấn đề về chủ nghĩa Mác – Lênin trong thời đại ngày nay, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.

20. Nguyễn Duy Qúy, “Giá trị bền vững của học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội”, Tạp chí Triết học số 8 (207), 2008.

21. Trần Đăng Sinh, Lê Văn Đoan, Chuyên đề Triết học, NXB Đại học Sư phạm, 2010.

22. Đoàn Quang Thọ, Giáo trình Triết học, NXB Lý luận chính trị, 2006. 23. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 1, NXB Tiến bộ Mátxcơva,1977.

24. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 26, NXB Tiến bộ Mátxcơva,1980.

25. Nguyễn Hữu Vui, Nguyễn Ngọc Long, Giáo trình triết học Mác – Lênin, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.

Một phần của tài liệu Học thuyết hình thái kinh tế xã hội của triết học Mác – Lênin và sự vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội vào sự phát triển kinh tế xã hội tại xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 20112013 (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w