Quá trình hình thành học thuyết hình thái kinh tế xã hội của triết

Một phần của tài liệu Học thuyết hình thái kinh tế xã hội của triết học Mác – Lênin và sự vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội vào sự phát triển kinh tế xã hội tại xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 20112013 (Trang 26 - 31)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.1.3.Quá trình hình thành học thuyết hình thái kinh tế xã hội của triết

triết học Mác – Lênin và sự phát triển của Lênin

Quá trình hình thành học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lâu dài. Đó là quá trình không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, bổ sung và phát triển. Trên cơ sở kế thừa những thành tựu tư tưởng triết học về lịch sử nhân loại C.Mác đã giúp chúng ta nhận thức lịch sử một cách đầy đủ nhất bao hàm cả sự vận động của xã hội một cách toàn diện nhất và vạch ra được bản chất và mối liên hệ bên trong của các hiện tượng xã hội đồng thời tìm ra được quy luật và tính tất yếu của sự vận động phát triển ấy. Tuy nhiên, quá trình hình thành và phát triển lý luận hình thái kinh tế - xã hội không phải ngay lập tức được tạo thành với hệ thống lý luận hoàn chỉnh mà nó trải qua nhiều giai đoạn với những tính chất riêng thể hiện trong các tác phẩm chủ yếu:

Tác phẩm đánh dấu sự hình thành lý luận hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác đó là tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen” (1843). Trong tác phẩm, tư tưởng triết học về lịch sử nooir bật đó là tư tưởng về tính đặc thù về chất của đời sống xã hội, là mối liên hệ giữa “xã hội công dân”, gia đình, nhà nước. Trong đó, C.Mác coi “xã hội công dân” và gia đình là cơ sở

của nhà nước. Những tư tưởng triết học này của C.Mác đã tiếp cận một trong những mối liên hệ cơ bản, bao trùm toàn bộ đời sống xã hội tức là liên hệ giữa cơ sở kinh tế và kiến trúc thượng tầng của xã hội mặc dù nó chưa được gọi với cái tên như vậy. Đây chính là phôi thai của khái niệm khoa học về hình thái kinh tế - xã hội.

Trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học” (1844), C.Mác đã vạch ra xu thế chung tất yếu của lịch sử bằng tư tưởng về lao động và vai trò quyết định của lao động, của sản xuất vật chất trong việc sáng tạo ra chính bản thân con người. Từ những tư tưởng đó C.Mác đi đến quan điểm xuất phát trong việc nhận thức xã hội: sản xuất vật chất là nền tảng của đời sống xã hội. Đây là phần cốt lõi nhất của tác phẩm khi đề cập đến nội dung của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội.

Từ những kết quả đạt được, C.Mác, Ăngghen tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và phát triển để xây dựng học thuyết của mình. Đồng thời hai ông cũng xây dựng trên nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, những nguyên lý này được xây dựng trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” (11845 – 1846). Trong tác phẩm C.Mác – Ăngghen đã phân tích mối quan hệ giữa “sức sản xuất” và “hình thức giao tiếp”. Trong mối quan hệ đó, C.Mác – Ăngghen đã khẳng định sức sản xuất quyết định hình thức giao tiếp, khi bàn về quan hệ giao tiếp trong tất cả các quan hệ vốn có của nó C.Mác – Ăngghen cho rằng cốt lõi của hình thức giao tiếp đó chính là hình thức sở hữu và chính hình thức sở hữu này quyết định tất cả hình thức khác. Quan hệ này luôn là sợi chỉ đỏ trong quá trình nghiên cứu xã hội của C.Mác. Không chỉ dừng lại ở đó, trong tác phẩm này C.Mác – Ăngghen còn chỉ ra rằng quan hệ giao tiếp là quan hệ cơ bản nhất quyết định nhất trong các quan hệ xã hội, vì nó trực tiếp quyết định toàn bộ kết cấu bên trong của một dân tộc. Đây là tiền đề để C.Mác – Ăngghen tiếp tục xây dựng lý luận hình thái kinh tế - xã hội trong giai đoạn tiếp theo. Như vậy, với “Hệ tư tưởng Đức” lần đầu tiên quan điểm duy vật về lịch sử đã được trình bày một cách toàn diện đánh dấu sự hoàn thành của chủ nghĩa duy vật lịch sử về cơ bản kết thức phần cơ sở, nền tảng lý luận triết học.

Trên cơ sở của “Hệ tư tưởng Đức”, tác phẩm “Lao động làm thuê và tư bản (1847) thể hiện sự chính muồi tư tưởng về hinhg thái kinh tế - xã hội. Trong tác phẩm này, lần đầu tiên C.Mác sử dụng khái niệm quan hệ sản xuất. C.Mác viết: “Vậy khi những tư liệu sản xuất vật chất, những lực lượng sản xuất mà thay đổi và phát triển thì những quan hệ xã hội trong đó có những cá nhân sản xuất tức là những quan hệ sản xuất xã hội cũng thay đổi, biến đổi theo. Tổng hơp lại thì những quan hệ sản xuất hợp thành cái mà người ta gọi là những quan hệ xã hội, là cái xã hội và hơn nữa hợp thành một xã hội ở vào một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, một xã hội có tính chất độc đáo riêng biệt. Xã hội thời cổ, xã hội phong kiến, xã hội tư sản đều là những tổng thể quan hệ sản xuất, mỗi tổng thể đó đồng thời lại tiêu biểu cho một giai đoạn phát triển đặc thù trong lịch sử nhân loại” [3;745,746]. Với việc sử dụng khái niệm quan hệ sản xuất tác phẩm góp phần hoàn chỉnh nội dung lý luận hình thái kinh tế - xã hội về cơ bản. Hơn thế nữa, với việc chia lịch sử xã hội thành các thời kỳ xã hội thời cổ, xã hội phong kiến, xã hội tư sản tác phẩm đánh dấu sự hình thành về cơ bản nội dung lý luận hình thái kinh tế - xã hội.

Quá trình hình thành lý luận hình thái kinh tế - xã hội còn được thể hiện trong tác phẩm “Góp phần phê phán khoa học kinh tế - chính trị” (1859). Trong “Lời tựa” lần đầu tiên C.Mác đã nêu lên khái niệm học thuyết hình thái kinh tế - xã hội. C.Mác đã nêu lên khái niệm đó như sau: “Kết quả chung mà tôi đã đạt được và trở thành kim chỉ nam cho mọi nghiên cứu sau của tôi có thể trình bày vắn tắt như sau: trong sự sản xuất ra đời sống của mình, con người ta có những quan hệ nhất định, tất yếu không tùy thuộc vào ý định của họ, tức là những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với trình độ phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất nhất định của họ. Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó xây dựng nên một kiến trúc thượng tầng pháp lý, chính trị, và tương ứng với cơ sở thực tại đó thì có những hình thái ý thức xã hội nhất định. Phương thức sản xuất đời sống quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị, tinh thần nói chung; không

phải ý thức của con người quyết định sự tồn tại của họ mà ngược lại chính sự tồn tại quyết định ý thức của họ” [7; 637].

Như vậy có thể nói, với những gì mà C.Mác đã đạt được thể hiện trong tác phẩm trước đây và đặc biệt trong tác phẩm này đã thể hiện một cách đầy đủ nhất về hình thái kinh tế - xã hôi, với tư cách là một hệ thống cấu trúc trong đó bao gồm: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng cùng với những quan hệ vốn có của nó như lực lượng sản xuất – quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng – cơ sở hạ tầng, quan hệ thời đại, quan hệ dân tộc, tồn tại xã hội, ý thức xã hôi,… và theo C.Mác tổng hợp những quan hệ đó chính là hình thái kinh tế - xã hội.

Có thể nói rằng, nếu như các tác phẩm trước Mác – Ăngghen chỉ bàn đến các yếu tố và quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên hình thái kinh tế - xã hội thì trong tác phẩm “Tư bản” (1864 – 1867) C.Mác đã nghiên cứu một hình thái kinh tế - xã hội cụ thể đó là hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa. Thông qua việc nghiên cứu một hình thái như vậy C.Mác – Ăngghen đã đi đến kết luận “Tôi coi sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên” [11;21]. Đây là luận điểm rất cơ bản trong học thuyết hình về hình thái kinh tế - xã hội. Về thực chất, luận điểm rằng nói rằng sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình phát triển có quy luật của lịch sử loài người nói chung, một quá trình khách quan tất yếu không phụ thuộc vào ý chí của con người, đồng thời luận điểm cũng thể hiện tập trung nội dung phương pháp luận của học thuyết, nó đòi hỏi phải giải thích nhận thức mọi quá trình, mọi hiện tượng xã hội, lịch sử loài người căn cứ vào quá trình có quy luật của nó không được đặt chúng ra ngoài tiến trình ấy. Ngoài ra, trong nội dung lý luận củ luận điểm trên còn bao hàm một khía cạnh rất quan trọng C.Mác đã chỉ ra khả năng con người có thể “rút ngắn” và làm dịu bớt được những “cơn đau đẻ” trong hoạt động nếu như nhận thức được những quy luật khách quan trong hoạt động.

Trong tác phẩm này, cùng với việc phân tích hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa C.Mác đã đưa ra dự báo đặc biệt đó là khoa học sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp tức là bản thân khoa hoc tham gia vào quá trình sản xuất như một yếu tố, nó được kết tinh trong tư liệu sản xuất làm cho lực lượng sản

xuất có sự biến đổi về chất. Mặc dù còn dừng lại ở dự báo nhưng đây là dự báo xuất sắc và nó đang ngày càng trở nên đúng đắn. Chính vì vậy, khi đánh giá bộ “Tư bản” trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật lịch sử nói chung Lênin nhận xét rằng: với tác phẩm đó chủ nghĩa duy vật lịch sử không còn là một giả thuyết nữa mà nó trở thành một lý luận điểm được kiểm nghiệm một cách khoa học.

Sau bộ “Tư bản” lý luận hình thái kinh tế - xã hội đã được C.Mác- Ăngghen triển khai và hoàn chỉnh hơn trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gôta” (1875), tác phẩm này được Lênin đánh giá rất cao và coi những tư tưởng trong tác phẩm thể hiện sự chín muồi của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong tác phẩm này C.Mác đã đi sâu vào phân tích hình thái kinh tế - xã hội cụ thể đó là hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, hình thái này theo C.Mác nó tồn tại với tư cách là một giai đoạn phát triể của xã hội, là giai đoạn tồn tại tiếp theo của hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa. Từ đó, C.Mác đã phân kỳ hình thái kinh tế - xã hội này thành hai thời kỳ đó là: giai đoạn thấp: Chủ nghĩa xã hội và giai đoạn cao: Chủ nghĩa cộng sản. Đây là cống hiễn vĩ đại của C.Mác trong kho tàng lịch sử triết học nhân loại, đã được Lênin phát triển và vận dụng vào hiện thực Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu và hiện nay nó đang được hiện thực các nước như Việt Nam, Trung Quốc, Cu Ba,… áp dụng và chứng minh là đúng đắn.

Như vậy, có thế nói với bộ “Tư bản” C.Mác đã đạt tới đỉnh cao của sự nhận thức chính muồi về tư tưởng của chủ nghĩa duy vật lịch sử nói chung và lý luận hình thái kinh tế - xã hội nói riêng. Tuy nhiên, sau khi C.Mác – Ăngghen mất các thế lục phản động luôn tìm cách tân công nhằm xóa bỏ chủ nghĩa C.Mác. Một trong những trọng điểm là lý luận về hình thái kinh tế - xã hội. Trước tình hình đó, Lênin trên cơ sở kế thừa những thành quả C.Mác – Ăngghen đạt được đã tìm cách bảo vệ, phát triển và làm sâu sắc hơn. Phong phú hơn và cụ thể hơn nội dung lý luận hình thái kinh tế - xã hội nói riêng và chủ nghĩa C.Mác nói chung.

Quá trình Lênin bảo vệ và phát triển lý luận hình thái kinh tế - xã hội thể hiện trong tác phẩm chủ yếu “Những người bạn dân là thế nào” (1894); “Nhà

nước và cách mạng” (1917); “Chính sách kinh tế mới” (1921). Phần lớn trong các tác phẩm đó Lênin làm sáng tỏ phương pháp duy vật trong nhận thức xã hội của C.Mác. Trước hết Lênin nhấn mạnh vị trí của các quan hệ sản xuất trong hệ thống xã hội coi đó là những yếu tố đặc trưng của nó, từ đó ông chỉ ra mặt nhận thức luận của khái niệm. Theo ông khái niệm đó là kết quả của sự khái quát tính lập lại, tính hợp quy luật của quan hệ sản xuất ở những nước khác nhau (trong cùng một thời đại). Nhờ vậy, mà có thể quy những chế độ của những nước khác nhau đó về khái niệm hình thái xã hội nhằm chỉ “chế độ xã hội” ở những nước khác nhau (trong một giai đoạn lịch sử) được đặc trưng bằng một kiểu quan hệ sản xuất nhất định và việc Lênin nhấn mạnh quan hệ sản xuất trong hình thái kinh tế - xã hội không có nghĩa là xem nhẹ hay bỏ qua yếu tố lực lượng sản xuất và các yếu tố khác của nó mà nhằm chỉ rõ sự cần thiết phải nắm vững vị trí, vai trò của quan hệ sản xuất trên cơ sở thừa nhận vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với nó, trong việc phân tích cơ cấu để xác định rõ hơn động lực, xu hướng cơ bản của sự phát triển chế độ xã hội Nga lúc bấy giờ. Không chỉ vậy, Lênin còn lý giải rõ ràng và chính xác quan niệm của C.Mác về quá trình lịch sử - tự nhiên, Lênin viết: “chỉ có đem quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất, và đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất thì người ta mới có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên” [23;163].

Một phần của tài liệu Học thuyết hình thái kinh tế xã hội của triết học Mác – Lênin và sự vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội vào sự phát triển kinh tế xã hội tại xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 20112013 (Trang 26 - 31)