Phạm trù hình thái kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Học thuyết hình thái kinh tế xã hội của triết học Mác – Lênin và sự vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội vào sự phát triển kinh tế xã hội tại xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 20112013 (Trang 34 - 37)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.2.2.2. Phạm trù hình thái kinh tế xã hội

Theo C.Mác hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh, có cấu trúc phức tạp, trong đó có các mặt cơ bản là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng. Mỗi mặt của hình thái kinh tế - xã hội có một vị trí riêng và tác động qua lại lẫn nhau, thống nhất với nhau. Ngoài những thuộc tính cơ bản đã nêu trên, các hình thái kinh tế - xã hội còn có quan hệ về giai đình, dân tộc và các quan hệ khác. Các quan hệ đó đều có quan hệ chặt chẽ với quan hệ sản xuất. Các yếu tố cơ bản của hình thái kinh tế - xã hội:

Lực lượng sản xuất

Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất, thể hiện năng lực thực tiễn của con người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của loài người. Lực lượng sản xuất bao gồm các yếu tố: tư liệu sản xuất do xã hội tạo ra, trước hết là công cụ lao động, người lao động với kỹ năng và kinh nghiệm lao động, biết sử dụng công cụ lao động để sản xuất ra của cải vật chất. Trong tư liệu sản xuất gồm có đối tượng lao động và công cụ lao động. Tư liệu lao động gồm có công cụ lao động và các tư liệu khác. Đối tượng lao động là những sự vật mà con người thông qua hoạt động của mình tác động vào để làm biến đổi chúng tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Trong kết cấu của lực lượng sản xuất thì trình độ của lực lượng sản xuất biểu hiện ở mọi yếu tố cấu thành của nó nhưng thể hiện tập trung chủ yếu công cụ lao động và được biểu hiện ra ở sự phân công lao động xã hội. Trong các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất thì người lao động là yếu tố quyết dịnh. Chính người lao động không những tạo ra những tư liệu sản xuất, khoa học tìm ra và biến đổi những đối tượng lao động mới, mà còn điều khiển các tư liệu sản xuất để tạo ra của cải. Do đó, lực lượng sản xuất là lực lượng của bản thân con người và trình độ của lực lượng sản xuất cũng là trình độ phát triển của chính bản thân con người. Trình độ đó không chỉ tồn tại trong chính bản thân con người mà dưới dạng tiềm năng, mà còn được

vật hóa, biểu hiện ra ở các công cụ, phương tiện sản xuất và nhất là trong hoạt động sản xuất đạt được mục đích thực tiễn của con người. Do đó, con người càng làm chủ được những sức mạnh tự nhiên, xã hội và bản thân nghĩa là hiệu quả sản xuất của con người càng cao. Như vậy với những yếu tố cấu thành bên trong lực lượng sản xuất thì lực lượng sản xuất được xem xét như là một hệ thống một “bộ khung”. Tất cả các yếu tố, các mặt trong lực lượng có quan hệ thống nhất, tác động lẫn nhau tạo thành một kết cấu hoàn chỉnh. Đó là nền tảng vật chất – kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế - xã hội. Sự hình thành và phát triển của mỗi hình thái kinh tế - xã hội xét đến cùng là do lực lượng sản xuất quyết định. Lực lượng sản xuất phát triển qua các hình thái kinh tế - xã hội nối tiếp nhau từ thấp đến cao thể hiện tính liên tục trong sự phát triển của xã hội loài người.

Quan hệ sản xuất

Muốn tiến hành sản xuất, con người không những có quan hệ với tự nhiên mà còn phải có quan hệ với nhau để cùng hoạt động và trao đổi sản phẩm lao động, do đó sản xuất bao giờ cũng có tính chất xã hội. C.Mác viết: “Người ta không thể sản xuất được nếu không kết hợp với nhau theo một cách nào đó để haotj động chung và để trao đổi hoạt động với nhau. Muốn sản xuất được, người ta phải có những mối liên hệ và quan hệ nhất định với nhau; và quan hệ của họ với giới tự nhiên tức là việc sản xuất” [11; 552]. Do đó, quan hệ sản xuất bao gồm quan hệ giữa người với người trong việc sở hữu tư liệu sản xuất, tổ chức lao động và phân phối sản phẩm xã hội. Quan hệ sản xuất bao gồm các mặt: quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, quan hệ quản lý và quan hệ tổ chức và phân phối sản phẩm lao động. Quan hệ trong việc sở hữu tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định. Bản chất của các quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người về những lợi ích kinh tế. Người sở hữu những tư liệu sản xuất cơ bản có lợi ích kinh tế cơ bản, phổ biến và sự sở hữu của họ là sở hữu, làm chủ được những điều kiện quyết định đối với việc thực hiện lợi ích đó. Còn người sở hữu những tư liệu cơ bản hoặc không sở hữu, là người bị tước mất hoặc không có khả năng nắm bắt để thực hiện lợi ích của mình. Lịch sử phát triển của nhân loại đã chứng kiến có hai loại hình sở hữu cơ bản về tư liệu sản xuất: sở hữu tư nhân và sở hữu

công cộng. Sở hữu tư nhân là loại hình sở hữu mà trong đó tư liệu sản xuất tập trung vào tay một số ít người, còn đại đa số không có hoặc có ít tư liệu sản xuất. Do đó, quan hệ giữa người với người trong sản xuất vật chất và trong đời sống xã hội là quan hệ thống trị và bị trị, bóc lột và bị bót lột. Sở hữu công cộng là loại hình sở hữu mà trong đó tư liệu sản xuất tư liệu sản xuất thuôc về mọi thành viên của mỗi cộng đồng. Nhờ đó, quan hệ giữa người với người trong mỗi cộng đồng là quan hệ bình đẳng, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau. Mục đích của nền sản xuất dưới chế độ công hữu là đảm bảo nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Sở hữu công cộng thể hiện điển hình ở hai hình thức cơ bản: sở hữu thị tộc, bộ lạc trong phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy. Sở hữu tập thể (sở hữu hợp tác xã ) và sở hữu toàn dân (sở hữu quốc dân) trong phương phức sản xuất cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội. Trong cấu trúc của hình thái kinh tế - xã hội thì quan hệ sản xuất đóng vai trò quan trọng. Đó là những quan hệ cơ bản, ban đầu và quyết định tất cả các quan hệ khác. Quan hệ sản xuất là tiêu chuẩn khách quan phân biệt xã hội cụ thể này với xã hội cụ thể khác, đồng thời tiêu biểu cho một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử. Những quan hệ sản xuất là “bộ xương” của cơ thể xã hội hợp thành cơ sở hạ tầng, trên cơ sở những quan hệ sản xuất đó hình thành nên những quan điểm về chính trị, pháp lý, đạo đức,…và những thiết chế tương ứng với những quan điểm tư tưởng đó tức kiến trúc thượng tầng mà chức năng xã hội của nó là bảo vệ, duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng sinh ra nó.

Kiến trúc thượng tầng

Xã hội dưới bất kỳ hình thái nào đều là sản phẩm của quan hệ giữa người với người. Quan hệ xã hội của con người rất đa dạng và phong phú, vận động, biến đổi không ngừng. Trong đó, trước hết và trên hết là quan hệ giữa con người với con người trong lĩnh vực sản xuất vật chất vì nó là cơ sở của tất cả các quan hệ xã hội của con người, kể cả quan hệ về chính trị và tinh thần. Sự liên hệ và tác động lẫn nhau giữa những quan hệ hình thành trong sản xuất và những quan hệ chính trị, tinh thần được phản ánh trong các phạm trù cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. C.Mác viết: “Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó xây dựng lên một kiến trúc

Một phần của tài liệu Học thuyết hình thái kinh tế xã hội của triết học Mác – Lênin và sự vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội vào sự phát triển kinh tế xã hội tại xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 20112013 (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w