B. PHẦN NỘI DUNG
1.4. Sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hôi là một quá trình lịch sử
lịch sử tự nhiên
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua nhiều giai đoạn nối tiếp nhau từ thấp đến cao, tương ứng với mỗi giai đoạn là một hình thái kinh tế - xã hội. Sự vận động thay thế nhau của các hình thái kinh tế - xã hội đều do tác động của các qui luật khách quan đó là quá trình lịch sử tự nhiên của xã hội. Trong “lời tựa” tác phẩm góp phần phê phán khoa kinh tế - chính trị của C.Mác viết “Tôi coi sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên” [11; 21]. Điều này đã được Lênin lí giải như sau “Chỉ có đem quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất và đem qui những quan hệ sản xuất vào trình độ của nhưng lực lượng sản xuất thì người ta mới có được một sơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên” [23; 163].
Trong lý luận hình thái kinh tế - xã hội, C.Mác coi quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất, kiến trúc thượng tầng là những mặt cơ bản hợp thành một hình thái kinh tế - xã hội. Các mặt đó không thể tách rời mà liên hệ biện chứng với nhau, chính mối quan hệ biện chứng với nhau trong quá trình vận động của các yếu tố đó mà hình thành nên những qui luật phổ biến của xã hội. Đó là qui luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, qui luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng và các qui luật xã
hội khác. Đây là những mối liên hệ chỉ xuất hiện trong lịch sử của con người, được tạo nên bởi những yếu tố, những mặt cơ bản, tất yếu của đời sống xã hội. Do đó, những liên hệ ấy mang tính chất căn bản, tất yếu và phổ biến. Chúng hình thành, phát triển thông qua hoạt động có ý thức của con người, song điều đó không có nghĩa tính khách quan của chúng bị mất đi hoặc giảm đi, thấy lại nó cho thấy tính đặc thù và phức tạp hơn của những mối liên hệ xã hội, những liên hệ này xuất hiện, tác động, lập đi lập lại trong giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử và quyết định quá trình phát triển lịch sử. Với những tính chất ấy, những mối liên hệ này được gọi là những qui luật lịch sử chung. Những qui luật lịch sử chung tồn tại trong các giai đoạn lịch sử và biểu hiện dưới những hình thức khác nhau của những mối liên hệ phổ biến, tất yếu, khách quan, của những kết cấu xã hội cụ thể, những qui luật này khi tác động lẫn nhau và với qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thì sẽ tác động đến sự hình thành kết cấu xã hội tất yếu khách quan.
Nguồn gốc xâu xa của sự thay thế nhau theo khuynh hướng phát triển nhau của các hình thái kinh tế - xã hội là do sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phát triển đó, trước hết làm cho quan hệ sản xuất biến đổi dẫn đến sự thay đổi của phương thức sản xuất rồi sự biến đổi của quan hệ sản xuất (lúc này đã chuyển hóa thành cơ sở hạ tầng), làm cho kiến trúc thượng tầng biến đổi theo. Qua những biến đổi theo quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại. Như vậy, hình thái kinh tế - xã hội biến đổi theo qui luật phủ định của phủ định, nghĩa là trong hình thái kinh tế - xã hội mới có kế thừa biện chứng những thành phần, tính chất của hình thái kinh tế - xã hội trước đó và đương nhiên, trong hình thái kinh tế - xã hội mới có những thành phần, tính chất mà hình thái kinh tế - xã hội trước đó không có. Suy ra, hình thái kinh tế - xã hội mới cao hơn, tiến bộ hơn hình thái kinh tế - xã hội trước đó.
Qúa trình thay thế nhau giữa các hình thái kinh tế - xã hội vừa diễn ra tuần tự, vừa trong những điều kiện nhất định, bao hàm cả sự bỏ qua một vài hình thái kinh tế - xã hội nào đó. Lịch sử xã hội loài người là sự phát triển tuần tự từ thấp đến cao của các hình thái kinh tế - xã hội tuân theo nhưng qui luật chung mang tính khách quan. Tuy nhiên do những điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - xã hội, văn
hóa khác nhau, sự tác động và ảnh hưởng của những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan nên sự phát triển của các quốc gia, dân tộc không phải lúc nào cũng chỉ là sự phát triển tuần tự theo những qui luật chung mà còn phát triển tuân theo qui luật riêng, “bỏ qua “ một vài hình thái kinh tế - xã hội để tiến lên một hình thái kinh tế - xã hội tiến bộ hơn.
Ví dụ: nước Mỹ, Ốtxtraylia phát triển “bỏ qua” hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ và hình thái kinh tế - xã hôi phong kiến, tiến thẳng lên chủ nghĩa tư bản do quá trình xâm chiếm thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây thế kỉ XVIII. Ở Việt Nam, Đảng ta đã vận dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội để đưa nước ta từ một nửa thuộc địa, nửa phong kiến đi lên chủ nghĩa xã hội “bỏ qua” chế độ tư bản chủ nghĩa. Điều đó phản ánh đúng xu thế phát triển của thời đại, nguyện vọng của đa số tầng lớp nhân dân trong xã hội, và phù hợp với qui luật khách quan trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc.
Dù phát triển tuần tự hay phát triển bỏ qua thì đều là sự phát triển hợp qui luật khách quan của lịch sử xã hội mà không phải theo ý muốn chủ quan của một ai đó.
Như vậy, quan niệm về sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên trước hết được hiểu là quá trình phát triển bên trong, tất yếu của lịch sử loài người nói chung, quá trình diễn ra do những qui luật khách quan, vốn có của nó chi phối. Những qui luật đó không những qui định những chế độ xã hội tất yếu, khách quan và phổ biến trong lịch sử là những hình thái kinh tế - xã hội, mà còn qui định nguồn gốc, động lực, cách thức và xu thế chung tất yếu của lịch sử. Đó là quá trình do những qui luật lịch sử, tác động, quá trình lịch sử - tự nhiên không những là quá trình hình thành và phát triển của nỗi hình thái kinh tế - xã hội, mà còn là quá trình chuyển biến từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác bao gồm cả thời kì quá độ, những cuộc cách mạng, những quá trình mang tính hợp qui luật, qui luật khác như C.Mác đã chỉ ra là: ngay cả khi người ta phát hiện ra những qui luật tự nhiên hay dùng các sắc lệnh để xóa bỏ những giai đoạn đó, mà chỉ có thể rút ngắn và làm dịu bớt được những cơn đau đẻ.
Toàn bộ quá trình lịch sử tự nhiên mà C.Mác và Ăngghen nghiên cứu và phân tích đó làm con đường trục hay con dường chính, là logic khách quan của lịch sử nhân loại nói chung. Tuy nhiên, quá trình ấy không tồn tại độc lập ở đâu đó, mà vận động thông qua vô số những hiện tượng, quá trình, sự kiện khác nhau của lịch sử, thông qua những dân tộc, quốc gia, những xã hội cụ thể nhưng lại không trùng khớp hoàn toàn với lịch sử của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia ấy. Đó chính là con đường vận động tổng hợp của lịch sử loài người, mà chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là sản phẩm tất yếu của nó. Qúa trình ấy là cơ sở qui định sự phát triển của xã hội loài người trong chỉnh thể. Qúa trình lịch sử, tự nhiên ấy cũng chính là sự phát triển của chính bản thân con người, loài người mà sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội chẳng qua là những hình thức phương thức tất yếu cho sự phát triển của họ.
CHƯƠNG 2
Ý NGHĨA VÀ SỰ VẬN DỤNG HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VÀO SỰ PHÁT TRIỂN KINH
TẾ - XÃ HỘI TẠI XÃ HÒA CHÂU, HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2011 – 2013