Biện chứng về sự vận động, phát triển của các hình thái kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Học thuyết hình thái kinh tế xã hội của triết học Mác – Lênin và sự vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội vào sự phát triển kinh tế xã hội tại xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 20112013 (Trang 37 - 40)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.3. Biện chứng về sự vận động, phát triển của các hình thái kinh tế xã hộ

tương ứng với cơ sở hiện tại đó” [19;15]. Như vậy, toàn bộ những quan hệ sản xuất xã hội, mà trước hết và chủ yếu là những quan hệ sản xuất thống trị, tức là những quan hệ sản xuất đặc trưng cho mỗi phương thức sản xuất và tất cả những quan hệ sản xuất khác tồn tại hiện thực trong mỗi phương thức sản xuất “hợp thành” cơ cấu kinh tế của xã hội. Kiến trúc thượng tầng bao gồm các hình thái ý thức xã hội như chính trị, pháp quyền, triết học, tôn giáo,…Những hình thái ý thức xã hội này là những quan niệm tư tưởng xã hội và những thiết chế tương ứng của chúng. Kiến trúc thượng tầng không bao gồm toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội. Những bộ phận của đời sống tinh thần được xã hội ý thức và chủ động tổ chức quá trình tạo ra và vận dụng chúng vào đời sống xã hội thì chắc chắn thuộc về kiến trúc thượng tầng, còn những quá trình tinh thần nảy sinh một cách ngẫu nhiên, tự phát trog đời sống hàng ngày của con người thì hoàn toàn không thuộc về kiến trúc thượng tầng. Trong kiến trúc thượng tầng xã hội, hình thái ý thức chính trị, pháp quyền đóng vai trò quyếtt định…Tất cả những yếu tố và những liên hệ nói trên liên hệ chặt chẽ với nhau, không phải tùy tiện mà theo nguyên lý: trên cơ sở một nền sản xuất vật chất nhất định của các cá nhân liên hệ với nhau thì hình thành nên những lĩnh vực hoạt động chính trị nhà nước và tinh thần, do đó có một chế độ xã hội của họ và chế độ ấy trong mọi thời đại đều được thiết lập theo phương thức phục tùng các cá nhân có lợi ích tất yếu, phổ biến, do sự phát triển của lực lượng sản xuất, phân công lao động xã hội tạo nên. Đó chính là kiến trúc thượng tầng.

1.3. Biện chứng về sự vận động, phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội xã hội

1.3.1.Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

Sự liên hệ, tác động lần nhau giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất tạo nên quan hệ về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Sản xuất vật chất được tiến hành trong điều kiện địa lý tự nhiên, dân số và phương thức sản xuất. Trong các yếu tố đó, phương thức sản xuất là yếu tố quy

định sự tồn tại và phát triển của xã hội. Phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện để snar xuất vật chất, là sự thống nhất biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất vật chất, thể hiện năng lực thực tế chinh phục giới tự nhiên bằng sức mạnh tổng hợp của con người trong quá trình đó. Mỗi phương thức sản xuất thể hiện sự thống nhất cụ thể giữa lực lượng sản xuất ở trình độ nhất định với quan hệ sản xuất tương ứng.

Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tồn tại thống nhất biện chứng với nhau trong một phương thức sản xuất cụ thể. Trong hai mặt đó của phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất là nội dung, thường xuyên biến đổi theo hướng phát triển; quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của sản xuất, tương đối ổn định. Sự tác động biện chứng của hai mặt đó tạo nên qui luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất - qui luật cơ bản nhất của sự vận động, phát triển của xã hội. Sự phát triển khách quan của lực lượng sản xuất bắt đầu từ việc cải biến và chế tạo ra công cụ lao động mới nhằm đạt hiệu quả lao động cao hơn; trong quá trình đó, trình độ thể lực và trí lực của người lao động cũng không ngừng tăng lên, khoa học phát triển, phân công lao động ngày càng tăng,…Tất cả những điều đó làm cho lực lượng sản xuất không ngừng phát triển. Sự phát triển đó của lực lượng sản xuất được đánh dấu bằng trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở cấp độ của công cụ lao động, trình độ người lao động, ứng dụng khoa học công nghệ vào lao động và trình độ tổ chức, phân công, quản lí lao động. Điều này thể hiện sức mạnh chinh phục tự nhiên của con người trong giai đoạn lịch sử đó. Gắn liền với trình độ của lực lượng sản xuất là tính chất của lực lượng sản xuất. Trong lịch sử xã hội, lực lượng sản xuất đã phát triển từ chỗ có tính chất cá nhân lên tính chất xã hội hóa. Khi sản xuất dựa trên công cụ thủ công, phân công lao động kém phát triển thì lực lượng sản xuất chủ yếu có tính chất cá nhân. Khi sản xuất đạt tới trình độ cơ khí, hiện đai, phân công lao động xã hội phát triển thì lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa.

Sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất qui định quan hệ sản xuất biến đổi phù hợp với nó. Nhưng trong quá trình vận động, biến đổi đó, quan hệ sản xuất thường biến đổi chậm hơn so với sự vận động và biến đổi của lực lượng

sản xuất nên sự phù hợp ban đầu giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất dần dần bị phá vỡ. Khi lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, xuất hiện mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất hiện có với trình độ phát triển phát triển mới của lực lượng sản xuất. Lúc đó, quan hệ sản xuất trở thành “xiềng xích” của lực lượng sản xuất. Theo C.Mác “tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có, hay đây chỉ là biểu hiện pháp lí của những quan hệ sản xuất đó, mâu thuẫn với quan hệ sở hữu, trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển. Từ chỗ là những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, nhưng quan hệ ấy trở thành xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội “ [8; 15]. Mâu thuẫn biện chứng giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất có tính qui luật và thể hiện thông qua hoạt động có ý thức của con người nên việc giải quyết mâu thuẫn đó còn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan. Con người phát hiện những yếu tố không phù hợp của quan hệ sản xuất, thay thế bằng những yếu tố phù hợp; đem lại sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình đọ phát triển của lực lượng sản xuất. Nhưng rồi sự phù hợp đó cũng không chống lại sự phát triển khách quan của lực lượng sản xuất lên trình độ mới tiếp theo, dẫn đến sự phát triển biện chứng của sản xuất vật chất tuân theo chuỗi mắt xích phù hợp, không phù hợp. Lực lượng sản xuất như trên đã phân tích, qui định sự vận động, phát triển của quan hệ sản xuất.

Quan hệ sản xuất tồn tại độc lập tương đối và tác động ngược trở lại sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Quan hệ sản xuất qui định mục đích sản xuất; tác động lên thái độ người lao động; lên tổ chức phân công lao động xã hội; lên khuynh hướng phát triển khoa học công nghệ để từ đó hình thành một hệ thống những yếu tố hoặc thúc đẩy, hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nếu phù hợp quan hệ sản xuất sẽ tạo địa bàn, mở đường và trở thành động lực cơ bản thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển hoặc ngược lại, sẽ trở thành xiềng xích trói buộc, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất thông các qui luật kinh tế, đặc biệt là các qui luật kinh tế

cơ bản. Thực tiễn cho thấy, lực lượng sản xuất chỉ có thể phát triển khi có quan hệ sản xuất hợp lí, đồng bộ, phù hợp với nó.

Một phần của tài liệu Học thuyết hình thái kinh tế xã hội của triết học Mác – Lênin và sự vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội vào sự phát triển kinh tế xã hội tại xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 20112013 (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w