Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng

Một phần của tài liệu Học thuyết hình thái kinh tế xã hội của triết học Mác – Lênin và sự vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội vào sự phát triển kinh tế xã hội tại xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 20112013 (Trang 40 - 41)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.3.2.Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng

Mỗi một xã hội cụ thể đều có một kiểu quan hệ vật chất, kinh tế nhất định và phù hợp với nó là quan hệ tư tưởng, chính trị,…Mối liên hệ, tác động qua lại giữa vật chất, kinh tế với quan hệ tinh thần, chính trị được chủ nghĩa duy vật biện chứng phản ánh trong qui luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.

Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt cấu thành của hình thái kinh tế - xã hội, chúng thống nhất biện chứng với nhau; trong đó cơ sở hạ tầng qui định kiến trúc thượng tầng, song kiến trúc thượng tầng cũng tác động trở lại cơ sở hạ tầng.

Cơ sở hạ tầng qui định kiến trúc thượng tầng

Do mỗi kiến trúc thượng tầng tương ứng đều được xây dựng lên từ cơ sở hạ tầng nhất định; do vậy tính chất của kiến trúc thượng tầng do tính chất của cơ sở hạ tầng qui định. Những biến đổi trong cơ sở hạ tầng sẽ dẫn tới những biến đổi trong kiến trúc thượng tầng. “Cơ sở kinh tế thay đổi thì toàn bộ cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng” [8;15]. Tuy nhiên sự phụ thuộc của kiến trúc thượng tầng vào cơ sở hạ tầng thể hiện sự phong phú và phức tạp; có những yếu tố của kiến trúc thượng tầng như chính trị, pháp luật biến đổi nhanh, những yếu tố như tôn giáo, nghệ thuật… biến đổi chậm hơn. Cơ sở hạ tầng như trên đã phân tích, qui định sự vận động phát triển của kiến trúc thượng tầng.

Kiến trúc thượng tầng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại cơ sở hạ tầng

Trong mỗi kiến trúc thượng tầng còn kế thừa một số yếu tố của kiến trúc thượng tầng trước. Tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng đều tác động trở lại cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên các yếu tố chính trị, pháp luật tác động trực tiếp, còn triết học, đạo đức, tôn giáo, khoa học, nghệ thuật,…tác động gián tiếp đối với cơ sở hạ tầng. Ngoài ra sự tác động tích cực của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng được thể hiện ở chức năng xã hội của kiến trúc thượng tầng mà trước hết là nhà nước, dựa trên hệ tư tưởng để kiểm soát xã hội và dùng bạo lực

để tăng cường sức mạnh kinh tế của giai cấp thống trị là bảo vệ, duy trì, củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng sinh ra nó; đấu tranh xóa bỏ cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũ. Những tác động của kiến trúc thượng tầng lên cơ sở hạ tầng là tích cực khi tác động cùng chiều với sự vận động của các qui luật kinh tế khách quan, trái lại sẽ gây trở ngại cho sự phát triến sản xuất, cản đường phát triển của xã hội. Nếu kiến trúc thượng tầng kìm hãm sự phát triển của kinh tế - xã hội, sớm hay muộn, bằng cách này hay cách khác, kiến trúc thượng tầng đó sẽ được thay thế bằng kiến trúc thượng tầng mới, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Tuy có tác động mạnh, nhưng các yếu tố tinh thần của kiến trúc thượng tầng không thể thay thế được yếu tố vật chất, kinh tế.

Một phần của tài liệu Học thuyết hình thái kinh tế xã hội của triết học Mác – Lênin và sự vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội vào sự phát triển kinh tế xã hội tại xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 20112013 (Trang 40 - 41)